Tải bản đầy đủ (.docx) (36 trang)

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC DUY TRÌ VÀ MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM Ở CÔNG TY DỤNG CỤ CẮT VÀ ĐO LƯỜNG CƠ KHÍ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (243.77 KB, 36 trang )

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC DUY TRÌ VÀ MỞ RỘNG THỊ
TRƯỜNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM Ở CÔNG TY DỤNG CỤ CẮT
VÀ ĐO LƯỜNG CƠ KHÍ
1. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY DỤNG CỤ CẮT ĐO
LƯỜNG VÀ CƠ KHÍ.
Công ty Dụng Cụ Cắt và Đo Lường Cơ Khí - tên giao dịch quốc tế là
CUTING AND MEASRING TOOLS COMPANY, tên viết tắt là DUFUDCO.
Công ty có trụ sở ở 26 đường Nguyễn Trãi - phường Thượng Đình - quận Thanh
Xuân - Hà Nội. Trong suốt chặng đường 33 năm sản xuất kinh doanh(25/03/1968 -
25/03/2001) DUFUCO đã trải qua biết bao thăng trầm, dần từng bước vượt qua
khó khăn, trụ vững vươn lên cùng sự phát triển của nền kinh tế đất nước.
1* Khái quát về tiểu sử của công ty:
Công ty Dụng Cụ Cắt và Đo Lường Cơ Khí là một doanh nghiệp nhà nước
hạch toán độc lập dưới sự chỉ đạo của Tổng công ty và thiết bị công nghệ thuộc bộ
công nghiệp.
Tiền thân của công ty là Nhà máy dụng cụ cắt gọt kim loại được thành lập
ngày 25/03/1968 theo quyết định số 74 QĐ/ KB - Bộ công nghiệp nặng. Sau hơn
hai năm hoạt động để phù hợp tính chất và nhiệm vụ sản xuất, ngày 17/8/1970 nhà
máy được đổi tên là Nhà máy dụng cụ số 1 theo quyết định số 216 C1- CB - Bộ cơ
khí luyện kim. Qua hơn 10 năm hoạt động, công ty đã trở thành nhà máy lớn với
15 phân xưởng và hơn 1000 công nhân viên, sản xuất được nhiều loại dụng cụ cắt
với quy trình công nghệ phức tạp, bảo đảm phần chủ yếu cho việc cung cấp dụng
cụ cắt cho ngành cơ khí cả nước, phục vụ xuất khẩu và nhiều ngành tiêu dùng. Khi
chuyển sang cơ chế thị trường, để phù hợp với nền kinh tế hàng hoá nhiều thành
phần và tự chủ trong kinh doanh, ngày 12/07/1995 Bộ trưởng Bộ công nghiệp nặng
ra quyết định số 702/ TCCBDT đổi tên Nhà máy dụng cụ số 1 thành Công ty Dụng
Cụ Cắt và Đo Lường Cơ Khí thuộc Tổng công ty máy - thiết bị công nghiệp - Bộ
công nghiệp, với nhiệm vụ chính là chuyên sản xuất kinh doanh các loại dụng cụ
cắt gọt lim loại và phi kim loại, phụ tùng cơ khí dụng cụ cầm tay, dụng cụ đo
lường, các sản phẩm cơ khí, thiết bị công tác phục vụ các ngành: Dầu khí, chế biến
lương thực, thực phẩm, xây dựng và các ngành kinh tế khác.


Trên cơ sở thị trường, công ty tự tìm kiếm khách hàng và đi sâu sản xuất kinh
doanh những mặt hàng phù hợp, đáp ứng nhu cầu thị trường.
Như vậy qua hơn 30 năm hoạt động và trưởng thành, Công ty Dụng Cụ Cắt
và Đo Lường Cơ Khí ngày càng phát triển và dần dần thích nghi với nền kinh tế thị
trường. Là một công ty lớn, đã và đang cung cấp cho đất nước nhiều dụng cụ, thiết
bị và phụ tùng trong giai đoạn công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước,
DUFUDCO ngày càng phải phấn đấu vươn lên hơn nữa để trở thành một công ty
có công nghệ tiên tiến, có đội ngũ cán bộ vững vàng.
2. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ KĨ THUẬT ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC DUY TRÌ VÀ
MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM Ở CÔNG TY DỤNG CỤ CẮT VÀ
ĐO LƯỜNG CƠ KHÍ.
2.1. Đặc điểm máy móc thiết bị của công ty
Máy móc thiết bị sản xuất là một bộ phận quan trọng trong tài sản cố định
tích cực của các doanh nghiệp, phản ánh năng lực sản xuất hiện có,trình độ khoa
học kĩ thuật của doanh nghiệp. Máy móc thiết bị là điều kiện quan trọng và cần
thiết để tăng sản lượng, tăng năng suất lao động, giảm chi phí sản xuất, nâng cao
chất lượng sản phẩm, hạ giá thành sản phẩm.
Máy móc thiết bị của công ty chủ yếu được sản xuất từ trước năm 1970 do
Liên Xô chế tạo và cung cấp theo hiệp định hợp tác đầu tư giữa Việt Nam - Liên
Xô, bên cạnh đó nhiều máy móc thiết bị của công ty do chính Việt Nam sản xuất,
số lượng máy móc này cũng tương đối lớn( 16 máy điện, 5 máy khoan, 7 máy mài,
4 máy cưa...). Ngoài ra còn có một số ít được nhập khẩu từ Tiệp Khắc, Đức,
Rumani, Thuỵ sĩ, Nhật Bản...Nhiều máy móc của công ty đã cũ và lạc hậu, năng
lực sản xuất thấp ( Trung bình từ 50 - 60%) Song lại quý hiếm.
Để có thể đánh giá một cách chính xác những ảnh hưởng của máy móc thiết
bị đến kết quả sản xuất kinh doanh của công ty, chúng ta có bảng số liệu sau:
Bảng 1: Tình hình máy móc thiết bị của công ty
Stt Tên máy móc thiết bị Số lượng
(cái)
Công suất

sử dụng
Nước chế tạo
1 Máy tiện các loại
34
6
4
16
60
55
55
50
Liên Xô
Tiệp Khắc
Đức
Việt Nam
2 Máy khoan các loại
5
7
3
40
55
70
Việt Nam
Liên Xô
Đức
3 Máy mài các loại
7
85
11
4

1
40
60
55
70
80
Việt Nam
Liên Xô
Đức
Đài Loan
Nhật
4 Máy phay
46
5
1
2
50
50
50
50
Liên Xô
Đức
Hungari
Rumani
5 Máy cưa
4
1
1
50
70

55
Việt Nam
Nhật
Rumani
6
Máy dập: Loại 2,5 tấn
Loại 5 tấn
Loại 250 tấn
Loại 450 tấn
3
3
1
1
50
50
60
80
Việt Nam
Việt Nam
Liên Xô
Liên Xô
7 Máy cắt tôn 1
1
50
65
Việt Nam
Liên Xô
Thông qua bảng 1 ta thấy: Số lượng máy móc thiết bị của công ty khá lớn
nhưng hầu hết đã cũ, công suất sử dụng không cao. Điều này có ảnh hưởng lớn đến
quá trình sản xuất sản phẩm, là một trong những nguyên nhân cơ bản làm cho sản

phẩm của công ty không cạnh tranh được về chất lượng cũng như giá cả. Trong
quá trình sản xuất công ty đều chú trọng việc đầu tư bổ sụng và sữa chữa nhằm hạn
chế bớt mức độ hao mòn của máy.
Nhưng khả năng vốn đầu tư hạn chế, với cố gắng của mình công ty đã tiến
hành đầu tư mới và cải tạo lại nhà xưởng, thiết bị và đạt được những kết quả đáng
ghi nhận. Công ty đã tổ chức có hiệu quả kế hoặch sữa chữa định kì và nâng cấp
một số dàn thiết bị chính và quan trọng của các xưởng. Bên cạnh đó công tác bảo
dưỡng, bảo quản máytại phân xưởng được duy trì và kiểm tra thường xuyên.
Như vậy, qua việc tìm hiểu về đặc điểm tình hình máy móc thiết bị của công
ty, ta nhận thấy: Hiện nay máy móc của công ty đã khá cũ , xuống cấp, mất đồng
bộ trong sản xuất, làm cho sản phẩm của công ty khó có khả năng cạnh tranh trên
thị trường. Do đó ảnh hưởng đến khối lượng tiêu thụ, sản phẩm của công ty khó
xâm nhập, chiếm lĩnh thị trường, đặc biệtt là thị trường nước ngoài. Cơ hội mở
rộng thị trường của công ty sẽ không thể thực hiện được nếu phương tiện máy móc
lại thuộc về công nghệ của hơn 40 năm về trước.
2.2. Đặc điểm sản xuất sản phẩm của công ty.
Bất kì hoạt động của doanh nghiệp sản xuất nào cũng gắn liền với nhiệm vụ
sản xuất sản phẩm. Các doanh nghiệp cần xác định cho mình nhiệm vụ sản xuất
kinh doanh, tức là trả lời các câu hỏi sau:
- Sản xuất cái gì?
- Sản xuất như thế nào?
- Sản xuất cho ai ?
Trong điều kiện nền kinh tế thị trường, doanh nghiệp phải xuất phát từ nhu
cầu thị trường để hình thành cơ cấu sản phẩm ( Nhiệm vụ kinh doanh) của mình.
Để trả lời được câu hỏi" Sản xuất như thế nào?" trong suốt 33 năm qua, công
ty Dụng Cụ Cắt và Đo Lường Cơ Khí đã không ngừng tìm tòi áp dụng những quy
trình công nghệ mới, phù hợp với nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của công ty trong
từng thời kỳ, đáp ứng ngày một tốt hơn nhu cầu của thị trường.
Qua 33 năm hoạt động, công ty đã cung cấp nhiều máy móc, phụ tùng, dụng
cụ cắt cho các ngành kinh tế quốc dân, đã sản xuất được rất nhiều dụng cụ cắt các

loại, đây là mặt hàng then chốt của công ty, đem lại nhiều lợi nhuận cho công ty.
Công ty đã cố gắng tìm tòi và áp dụng quy trình sản xuất gọn nhất, mang lại hiệu
quả kinh tế cao.
Ngoài sản xuất dụng cụ cắt, trong khoảng 10 năm trở lại đây, công ty sản
xuất thêm những sản phẩm như phụ tùng phục vụ thăm dò khai thác dầu khí, máy
chế biến kẹo... những mặt hàng này đã đem lại hiệu quả kinh doanh cao cho công
ty, công ty sản xuất để phục vụ nhiệm vụ trước mắt.
Qua tìm hiểu về đặc điểm sản xuất sản phẩm của công ty, ta thấy sản phẩm
của công ty chủ yếu là để phục vụ cho các dạng gia công cơ khí, cac sản phẩm này
đòi hỏi có độ cứng và độ chính xác cao, quy trình công nghệ phức tạp, chất lượng
sản phẩm phụ thuộc vào nhiều giai đoạn, chỉ cần hỏng hay sai sót ở một giai đoạn
nào đó của quá trình sản xuất là sản phẩm sẽ không hoàn thành được, làm chậm
tiến độ sản xuất, tăng chi phí thực hiện. Tất cả các điều trên đã làm ảnh hưởng đến
khối lượng sản phẩm tiêu thụ của công ty, công ty khó có khả năng thâm nhập, mở
rộng thị trường.
2.3. Đặc điểm tình hình cung ứng NVL
Muốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp tiến hành
một cách đều đặn, liên tục thì phải thường xuyên đảm bảo cho nó các NVL, năng
lượng, đủ về số lượng, đúng về quy cách phẩm chất, kịp về thời gian. Đây là vấn
đề bắt buộc, nếu thiếu thì không thể có quá trình sản xuất sản phẩm được. Doanh
nghiệp sản xuất cần phải có NVL, năng lượng cho sản xuất là một tất yếu khách
quan, một điều kiện chung của mọi nền xã hội.
Là một đơn vị sản xuất kinh doanh, công ty Dụng Cụ Cắt và Đo Lường Cơ
Khí luôn quan tâm đến mọi khâu của quá trình sản xuất, đặc biệt là việc cung ứng
NVL để đảm bảo cho quá trình sản xuất sản phẩm. Hiện nay nguồn nguyên liệu
chính mà công ty dùng vào sản xuất sản phẩm hầu hết là các loại thép, đồng, gang
phục vụ sản xuất dụng cụ cắt và máy chế biến kẹo. Nguồn nguyên liệu này trong
nước rất hiếm vì vậy công ty phải nhập khẩu từ nước ngoài.
Số NVL công ty nhập hàng năm
Các mặt hàng

nhập khẩu
Số lượng
nhập hàng năm
Giá đơn
vị (USD/ Tấn)
- Thép chế tạo
- Đồng các loại
- Gang các loại
125 tấn
200 tấn
300 tấn
450
800
300
Dụng cụ cắt kim loại yêu cầu có độ cứng và độ chính xác cao, đòi hỏi vật liệu
chế tạo nó phải có độ định vật cao, mỗi loại sản phẩm được chế tạo bằng những vật
liệu khác nhau, yêu cầu có những vật liệu phải phù hợp về quy cách, chủng loại.
Vật liệu dùng ở đây chủ yếu là thép quý hiếm, đồng, gang, trong quá trình sản xuất
rất khó chủ động được về vật liệu cả về thời gian lẫn quy cách, kích thước chủng
loại. Vì vậy để cho quá trình sản xuất được liên tục công ty đã tăng cường tổ chức
ký kết hợp đồng với các doanh nghiệp cung ứng vật tư quốc doanh nhằm ổn định,
đảm bảo vật tư cho sản xuất, với tốc độ tăng trưởng cao của sản xuất công ty đã
chủ động khai thác vật tư trong nước và nhập khẩu vật tư từ nước ngoài hỗ trợ thực
hiện chế độ gia công cơ khí. Về chất lượng vật tư đã được chú trọng kiểm tra kỹ
lưỡng trước khi đưa vào sản xuất.
Như vậy, để đảm bảo số lượng và chất lượng cung ứng NVL, công ty luôn
phải nhập khẩu một số lượng vật tư lớn không thể thay thế. Trong khi phương tiên
vận chuyển của công ty còn nhiều hạn chế. Đây là một khó khăn lớn làm ảnh
hưởng đến tiến độ sản xuất, giá thành sản phẩm và do đó ảnh hưởng không tốt đến
việc duy trì và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty.

2.4. Đặc điểm về lao động của công ty
Trong ba yếu tố của quá trình sản xuất thì yếu tố con người có tính chất quyết
định nhất. Để có được năng lực sản xuất nhất định, doanh nghiệp phải có một số
lượng cán bộ công nhân viên thích hợp.Nếu doanh nghiệp nào đó sử dụng tốt
nguồn lao động biểu hiện trên cả mặt số lượng và chất lượng, tận dụng hết khả
năng lao động là một yếu tố hết sức quan trọng làm tăng khối lượng sản phẩm,
giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm, giúp doanh nghiệp có được lợi thế
cạnh tranh về giá cả, nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
Công ty Dụng Cụ Cắt và Đo Lường Cơ Khí là một đơn vị kinh tế lớn, đang
có những bước phát triển vững mạnh. Công ty đã giải quyết tốt vấn đề lao động.
Hiện nay số lượng lao động của công ty là 433 người. Những năm gần đây, công ty
làm ăn có hiểu quả, nên có một đội ngũ cán bộ , công nhân viên được đào tạo cơ
bản, tuy nhiên còn có một số hạn chế:
- Tay nghề công nhân giỏi những chưa đa dạng
- Tuổi trung bình khá cao ( 35 tuổi) nên việc tiếp thu và thích nghi với công
nghệ mới còn chậm.
Do đó công ty luôn mở lớp đào tạo cán bộ công nhân viên, nâng cao trình độ
tay nghề và tuyển mới nhằm trẻ hoá đội ngũ lao động của công ty.
Bảng 2: Trình độ cán bộ công nhân viên của công ty Dụng Cụ Cắt và Đo
Lường Cơ Khí
Cấp bậc bình quân
trình độ
Số lượng
( người)
Tỷ lệ (%)
Tiến sĩ
Thạc sĩ
Đại học
Cao đẳng
Trung cấp

Công nhân bậc I
Công nhân bậc II
Công nhân bậc III
Công nhân Bậc IV
Công nhân bậc V
Công nhân bậc VI
Công nhân bậc VII
1
2
40
5
30
2
3
19
50
90
100
60
0.23
0.46
9.23
1.15
6.92
0.46
0.69
4.38
11.54
20.78
23.09

13.87
Lao động khác + chờ giải
quyết chế độ
31 7.23
Tổng cộng 433 100
Qua bảng 2, ta thấy trình độ lao động của công ty tương đối cao, phù hợp với
những yêu cầu của sản xuất trong cơ chế thị trường. Trình độ tay nghề của công
nhân sản xuất khá vững vàng, số công nhân bậc cao chiếm tỷ lệ lớn. Có thể nói
rằng công ty có đội ngũ cán bộ công nhân viên tốt với kết cấu lao động hợp lý đã
tạo điều kiện thuận lợi cho việc sản xuất, đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, chất lượng sản
phẩm.
Do yêu cầu ngày càng cao của công tác sản xuất kinh doanh, công tác tổ chức
năm qua đã kịp thời chuyển biến để phù hợp yêu cầu mới và cấp bách, công ty thực
hiện nguyên tắc đào tạo hướng về lớp cán bộ trẻ, sử dụng theo năng lực cá nhân và
yêu cầu công việc.
Với đội ngũ cán bộ công nhân viên có trình độ cộng với sự nỗ lực lao động
sáng tạo của trí tuệ. Phát huy cao độ nội lực, khai thác triệt để tiềm tàng chất xám.
Công ty đã hoạt dộng kinh doanh ngày càng hiệu quả.
Tóm lại với đặc điểm lao động như trên, hiện nay công ty Dụng Cụ Cắt và
Đo Lường Cơ Khí có thể đáp ứng tốt yêu cầu sản xuất. Đây là điều kiện thuận lợi
giúp công ty thực hiện mục tiêu: Duy trì và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm
2.5. Đặc điểm tổ chức của công ty
Trong những năm gần đây để bắt kịp với nhịp độ của nền kinh tế cạnh tranh,
quyết tâm đẩy mạnh số lượng sản phẩm tiêu thụ. Công ty đã nghiên cứu và áp
dụng những phương án công nghệ sản xuất và tạo ra một cơ chế quản lý phù hợp.
Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý
Trải qua thời kỳ bao cấp, bước sang nền kinh tế thị trường công ty đã sớm
tiến hành cải tổ bộ máy quản lý, cắt giảm một số phòng ban và nhiều nhân viên lao
động gián tiếp. Bộ máy quản lý của công ty hoạt động theo cơ chế một thủ trưởng.
Các phó giám đốc, quản đốc sử dụng quyền thủ trưởng mà giám đốc phân cho để

thống nhất quản lý mọi hoạt động trong lĩnh vực công việc được giao hoặc trong
đơn vị mình phụ trách. Tại các phòng ban đều có trưởng phòng và phó phòng phụ
trách công tác hoạt động của phòng ban mình. Tại các phân xưởng có quản đốc và
phó quản đốc chịu trách nhiệm pháp lý điều hành sản xuất trong phân xưởng.Giám
đốc là người đại diện của nhà nước, lãnh đạo toàn bộ các mặt hoạt động của công
ty theo đúng chính sách, pháp luật của nhà nước đảm bảo cho hoạt động của công
ty có hiệu quả cao nhất và chịu trách nhiệm trước nhà nước, trước cấp trên trực tiếp
về mọi hoạt động và kết quả sản xuất kinh doanh của công ty. Phó giám đốc kinh
doanh phụ trách về công tác cung cấp vật tư, vận chuyển và tiêu thụ sản phẩm. Tổ
chức chỉ đạo việc kí kết hợp đồng cung ứng vật tư, tiêu thụ sản phẩm, vận
chuyển... Với các công ty khác, và tham mưu cho giám đốc những chủ trương lớn
về công tác hành chính, quản trị đời sống.
Phòng kế hoặch kinh doanh phụ trách công tác xây dựng kế hoạch sản xuất
kinh doanh dài hạn và tổ chức triển khai giao kiểm kế hoạch sản xuất, xây dựng và
thống nhất quản lý giá, thống kê tổng hợp và báo cáo đánh giá kết quả hoạt động
sản xuất kinh doanh của công ty, đồng thời có thể tổ chức hoạch toán kinh tế nội
bộ công ty.
Khối phân xưởng: Nắm vững kế hoạch được giao, thời hạn hoàn thành và các
yêu cầu về công nghệ, chế tạo, chất lượng sản phẩm. Phối hợp chặt chẽ với các
phòng kỹ thuật, nghiệp vụ và các đơn vị có liên quan để chuẩn bị sản xuất. Xây
dựng kế hoạch tác nghiệp ngày, tuần, tháng. Sử dụng lao động, thiết bị và các
phương tiện cần thiết, phân công điều hành sản xuất, đảm bảo năng suất chất lượng
sản phẩm và thời gian quy định.
Kết luận: Với đặc điểm về tổ chức quản lý phù hợp, công ty rất thích hợp cho
việc giao chỉ tiêu và thực hiện chỉ tiêu. Qua đó giám đốc có thể nắm bắt được các
thông tin từ dưới lên một cách nhanh chóng, kịp thời để từ đó đề ra các giải pháp
lãnh đạo công ty một cách tốt nhất. Điều này gián tiếp có ảnh hưởng tích cực đến
việc duy trì và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm
P. Bảo vệ
P. kiến

thiết cơ
bản
PX. bao gói
PX. nhiệt
luyện
P. giám
đốc kỹ
thuật
P. Kế hoạch
kinh doanh
P. Tổ chức
lao động
P. t i và ụ
Kế toán
trưởng
Cửa h ngà
giới thiệu sản
phẩm
P. Y tế
P. HCQT
P. cung tiêu
P. Giám đốc
kinh doanh
PX. cơ điện
PX. dụng cụ
PX. cơ khí
II
PX. cơ khí I
PX. khởi
phẩm

P. giám đốc
phân xưởng
P. KCS
P. cơ điện
Thư viện
P. công
nghệ
P.thiết kế
GIÁM ĐỐC
2.6. Đặc điểm về tài chính của công ty
Để tiến hành sản xuất kinh doanh, đòi hỏi các doanh nghiệp phải có một
lượng vốn nhất định, bao gồm: Vốn cố định, vốn lưu động và vốn chuyên dùng
khác. Doanh nghiệp có nhiệm vụ tổ chức, huy động các loại vốn cần thiết cho nhu
cầu kinh doanh. Đồng thời tiến hành phân phối, quản lý vốn hiện có một cách hợp
lý, có hiệu quả cao nhất trên cơ sở chấp hành các chế độ chính sách quản lý kinh
tế, tài chính và kỹ thuật thanh toán của nhà nước.
Hoạt động trong cơ chế thị trường, tài chính là một yếu tố vô cùng quan trọng
trong kinh doanh của các công ty. Một nền tài chính lành mạnh có thể tạo ra sự
phát triển nhanh chóng và ngược lại, nó sẽ ảnh hưởng xấu đến ý đồ và chiến lược
của công ty. Bằng việc xây dựng và phân tích đánh giá các chỉ tiêu tài chính, chúng
ta sẽ thấy thực chất mối quan hệ giữa việc sử dụng vốn với kết quả sản xuất kinh
doanh của công ty.
Biểu 3: Báo cáo tình hình tài chính của công ty
Năm
Chỉ tiêu
1998 1999 2000
1. Tổng số vốn kinh doanh
- Vốn nhà nước
2. Tổng số vốn hàng năm
3. Tổng tài sản của doanh nghiệp

4. TSCĐ và đầu tư dài hạn
5. Các khoản giảm khả năng thanh
toán
6. Tổng các khoản phải trả
- Nợ NSNN
- Nợ ngân hàng
- Nợ khách hàng
- Nợ CNVC
- Nợ khác. Trong đó:
+ Nợ nước ngoài
+ Nợ dài hạn
- Tổng số nợ đến hạn và quá hạn
17383.00
9079.60
1218.60
17459.00
4929.00
0.00
8111.00
102.00
5194.0
830.00
1098.00
886.00
0.00
542.00
0.00
19200.0
11250.0
1428.00

19540.0
4800.00
0.00
8710.00
132.00
6100.0
950.0
1128.0
400.0
0.00
500.0
0.00
20355.0
12675.0
1400.00
21500.0
4689.5
0.00
9010.00
140.00
6240.0
1020.0
1200.0
410.0
0.00
239.0
0.00
7. Khả năng thanh toán
8. Các khoản để thanh toán nợ đến
hạn

- Tiền tồn quỹ
- Các khoản phải thu có thể được
tăng trong kỳ
- Hàng tồn kho
- TSLĐ khác
9. Hệ số thanh toán nợ đến hạn(%)
10. Nợ phải thu. Trong đó:
- Phải thu khách hàng
- Trả trước người bán
17459.00
12102.50
191.6
4227.9
7627.0
55.0
143.0
4227.9
2921.0
1306.3
19690.0
14502.0
200
5015.0
9570.0
717.0
138.0
2416.5
1288.3
1128.0
20213.0

16300.0
150.5
5569.5
9580.0
600
150.0
1512.6
1376.6
136.0
Nhìn vào bảng các chỉ tiêu trên ta thấy tổng số vốn kinh doanh của công ty
tăng lên năm nay so vơí năm trước và điểm chú ý là nguồn vốn nhà nước chiếm tỷ
trọng lớn, tổng tài sản của doanh nghiệp tăng qua các năm, nhưng TSCĐ và đầu tư
dài hạn lại giảm qua các năm. Tổng các khoản phải trả tăng lên qua các năm. Nợ
ngân hàng là lớn nhất và tăng lên khá nhiều, điều này có ảnh hưởng lớn đến sự
năng động, tính tự chủ trong kinh doanh của công ty. Nhưng khả năng thanh toán
của công ty là rất cao, lớn hơn 100%, công ty có thừa khả năng thanh toán. Tóm lại
tình hình tài chính của công ty là khá tốt, ảnh hưởng lớn đến quá trình kinh doanh,
tạo điều kiện tốt cho việc mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm.
3. NHIỆM VỤ VÀ THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ CỦA CÔNG TY DỤNG CỤ CẮT VÀ ĐO
LƯỜNG CƠ KHÍ.
3.1. Tính chất, nhiệm vụ sản xuất của công ty.
Công ty Dụng Cụ Cắt và Đo Lường Cơ Khí là một đơn vị kinh doanh hạch
toán độc lập, có nhiệm vụ sản xuất sản phẩm phục vụ cho yêu cầu phát triển
nghành cơ khí, góp phần vào sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Nhiệm vụ chính của công ty: Chuyên sản xuất và kinh doanh các loại dụng cụ
cắt gọn kim loại và phi kim loại, phụ tùng cơ khí dụng cụ cầm tay, dụng cụ đo
lường, các sản phẩm cơ khí, thiết bị công tác phục vụ các ngành: Dầu khí, chế biến
lương thực, thực phẩm, xây dựng và các ngành kinh tế khác. Danh mục sản phẩm
của công ty bao gồm:
- Dụng cụ cắt: Bàn ren các loại, taro các loại, mũi khoan các loại, giao phay,

doa, tiện, lưỡi cưu máy, dao cắt tôn.
- Sản phẩm xuất khẩu: Thanh trượt, bộ ròng rọc, cam hai lỗ, giá kẹp máy mài.
- Hàng dầu khí
- Sản phẩm khác: Bộ neo cầu, dao cắt tấm lợp, xích các loại, dao cắt nhựa,
máy chế biến kẹo.
Sản phẩm dụng cụ cắt mà công ty sản xuất hiện nay ngày càng giảm, chủ yếu
sản xuất theo đơn đặt hàng. Mỗi năm, công ty đi sâu nghiên cứu, tìm hiểu thị
trường để từ đó đề ra nhiệm vụ sản xuất những sản phẩm mới nhằm đáp ứng, thoã
mãn nhu cầu của thị trường trong và ngoài nước.
3.2. Thị trường tiêu thụ dụng cụ cắt của Việt Nam.
Từ những phân tích lý luận ở phần I, thị trường là nơi tập hợp tất cả những
người mua tiềm năng đối với một loại sản phẩm. Thị trường tồn tại và vận động
theo các quy luật khách quan của nó, là một hợp phần khồng thể thiếu của quá
trình tái sản xuất mở rộng. Để sản xuấtt kinh doanh, các doanh nghiệp phải chi các
khoản chi phí cho hoạt động sản xuất và lưu thông hàng hoá. Thị trường là nơi
kiểm nghiệm các chi phí đó. Do đó thị trường được coi là một trong những yếu tố
quan trọng tạo nên môi trường kinh doanh của doanh nghiệp. Thị trường tồn tại
khách quan, doanh nghiệp không có khả năng làm thay đổi thị trường mà ngược
lại doanh nghiệp phải tiếp cận để thích ứng với thị trường. Thị trường là thước đo
khách quan của mọi doanh nghiệp, đồng thời là căn cứ, đối tượng của quá trình kế
hoặch hoá của các hoạt động của một doanh nghiệp.

×