Tải bản đầy đủ (.docx) (22 trang)

HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU LINH KIỆN XE GẮN MÁY CỦA DOANH NGHIỆP KINH DOANH XE GẮN MÁY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (158.05 KB, 22 trang )

HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU LINH KIỆN XE GẮN MÁY CỦA DOANH
NGHIỆP KINH DOANH XE GẮN MÁY.
I. Vai trò của nhập khẩu linh kiện xe máy của doanh nghiệp kinh doanh xe gắn
máy.
1. Linh kiện và vai trò của linh kiện trong hoạt động lắp ráp xe gắn máy.
Khái niệm về linh kiện.
Linh kiện là một loại vật tư kỹ thuật, là một sản phẩm của lao động là yếu
tố thiết yếu trong quá trình sản xuất và lắp ráp ra hàng hoá nhằm phục vụ người
tiêu dùng.
Chúng ta biết rằng linh kiện được biểu hiện dưới dạng vật tư kỹ thuật, vật tư
kỹ thuật là một dạng biểu hiện của tư liệu sản xuất. Khái niệm tư liệu sản xuất có
thể nói là khái niệm chung, bao quát chung dùng để chỉ:
+ Những vật có chức năng làm tư liệu sản xuất ở trạng thái khả năng.
+ Những vật là tư liệu sản xuất thực sự, đang trong quá trình vận động từ sản
xuất tới tiêu dùng, chưa bước vào tiêu dùng trực tiếp.
Vai trò của linh kiện trong quá trình lắp ráp xe gắn máy.
Quá trình sản xuất là quá trình con người sử dụng tư liệu lao động tác động
vào đối tượng lao động làm thay đổi hình dáng kích thước, tính chất lý hoá của
chúng để tạo ra những sản phẩm có chất lượng ngày càng cao.
Một sản phẩm làm ra là một tổ hợp của nhiều linh kiện kết hợp lại. Do
vậy, linh kiện đóng một vai trò hết sức quan trọng trong quá trình lắp ráp và sản
xuất.
Một chiếc xe máy là một tổ hợp của rất nhiều những linh kiện. Quá trình
lắp ráp xe gắn máy là quá trình lắp ghép nhiều linh kiện lại với nhau theo một
trật tự nhất định. Chỉ cần thiếu một chi tiết nhỏ thì chiếc xe máy được lắp lên sẽ
không hoàn chỉnh hay có khi phải dừng toàn bộ dây chuyền dẫn đến không hiệu
quả trong sản xuất. Mỗi linh kiện đều đóng một vai trò quan trọng nhất định
trong một quá trình sản xuất, nó quyết định hiệu quả và năng suất lao động.
Như vậy, ta thấy linh kiện đóng một vai trò hết sức quan trọng trong qua
trình sản xuất nói chung và trong quá trình lắp ráp xe gắn máy nói riêng.
2. Sự cần thiết phải nhập khẩu linh kiện xe gắn máy.


Quy luật phát triển khách quan yêu cầu tất cả các quốc gia phải tham gia vào
thương mại quốc tế. Vươn tới mục tiêu hiệu quả, các quốc gia đều lựa chọn cơ cấu
xuất nhập khẩu sao cho việc sử dụng nguồn lực tối ưu nhất, khai thác mọi tiềm
năng, thế mạnh và hạn chế, khắc phục điểm yếu của mình.
Nằm trong quy luật chung đó, bản thân nhập khẩu tự nó đã có vai trò hết
sức quan trọng đối với nền kinh tế của mỗi quốc gia. Nhập khẩu đảm bảo cung cấp
và thoả mãn nhu cầu đời sống tiêu dùng sinh hoạt cũng như tiêu dùng sản xuất.
Bên cạnh đó nó còn đảm bảo tính cân đối và hướng tới xây dựng một cơ cấu kinh
tế có hiệu quả, phát huy được lợi thế so sánh. Đồng thời, hoạt động nhập khẩu còn
trực tiếp hay gián tiếp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu thông qua việc thiết lập mối
quan hệ bạn hàng, hoặc hiện đại hoá các ngành nghề sản xuất hàng xuất khẩu.
Đối với các nước đang phát triển thì vai trò của nhập khẩu lại càng hết sức
quan trọng. Nó là tác nhân thúc đẩy quá trình tăng trưởng và phát triển kinh tế. Đặc
biệt là việc nhập khẩu linh kiện, thiết bị phục vụ cho sản xuất và tiêu dùng ở các
nước đang phát triển lại càng quan trọng. ở những nước này, do điều kiện khách
quan lịch sử để lại, hầu hết các quốc gia đều có trình độ phát triển kinh tế thấp, cơ
sở hạ tầng lạc hậu, lực lượng sản xuất nghèo nàn, không có đủ khả năng sản xuất
các linh kiện, máy móc. Vì thế trong điều kiện hiện nay để phát triển kinh tế, để
thoả mãn nhu cầu của người tiêu dùng, tất cả các nước đang phát triển đều thực
hiện việc nhập khẩu linh kiện là con đường có hiệu quả nhất. Qua hoạt động nhập
khẩu linh kiện, sau đó lắp ráp ở trong nước làm cho năng lực sản xuất của các quốc
gia được tăng cường và mở rộng, tận dụng được nguồn nhân công dồi dào. Hơn
nữa, hoạt động nhập khẩu ở các nước đang phát triển còn bắt nguồn từ quy luật
"Chuyển dịch đầu tư". ví dụ thập kỷ 50, 60 thì vi mạch điện tử được chủ yếu sản
xuất ở Mỹ, ở Nhật. Nhưng ở thập kỷ 80, 90 Mỹ, Nhật chuyển sang công nghệ cao
hơn còn công nghệ sản xuất vi mạch được chuyển sang Hàn Quốc, Đài loan, Trung
quốc...
Hay công nghệ may mặc, giầy da đã chuyển từ Hàn Quốc, Hồng Kông...
sang các nước đang phát triển Đông Nam á, như Thái Lan, Việt Nam,... Ngoài ra
sự thất bại của chiến lược thay thế nhập khẩu ở các nước NICs trong thời kỳ đầu

công nghiệp hoá đã chỉ ra rằng: Để khái thác lợi thế trong chừng mực nào đó lại
phụ thuộc vào nhập khẩu. Cụ thể là nhập khẩu linh kiện xe máy mà ngành công
nghiệp trong nước không sản xuất được hay sản xuất không hiệu quả
Việt Nam cần nghiên cứu nhập khẩu những công nghệ tốt từ những nước
có nền công nghiệp phát triển, phù hợp với điều kiện của nền kinh tế trong nước.
Những công nghệ nhập khẩu cần tận dụng được lượng lao động rẻ và đông đảo
trong nước hiện có. Ta cần nhập khẩu những trang thiết bị, linh kiện mà trong
nước không sản xuất được hay sản xuất với giá thành quá cao.
Trong những năm vừa qua (từ 1990-2000) nền kinh tế Việt Nam đã tăng
trưởng khá nhanh chóng, đời sống người dân đã được cải thiện làm nảy sinh
những nhu cầu mới trong cuộc sống. Hiện nay, chiếc xe gắn máy đã trở thành
một phương tiện thiết yếu của đại bộ phận dân cư thành thị ở Việt Nam.
Nhận thấy nhu cầu rất lớn về xe máy của người dân, nhiều doanh nghiệp
Việt Nam đã tiến hành nhập khẩu và lắp ráp xe gắn máy dưới nhiều hình thức
( CKD, IKD...). Lúc đầu các doanh nghiệp Việt Nam chủ yếu là nhập khẩu
nguyên chiếc và chỉ mang tính chất láp ráp đơn thuần. Với kỹ thuật và công
nghệ còn tương đối lạc hậu hiện có bắt buộc chúng ta phải nhập khẩu một số
những linh kiện phức tạp mà ta chưa có khả năng sản xuất. Nguồn nhập khẩu
linh kiện xe gắn máy của ta chủ yếu là từ Trung Quốc. Trung Quốc có một nền
công nghiệp xe gắn máy tương đối phát triển, các linh kiện của Trung Quốc có
giá thành rất thấp và chất lượng cũng được người tiêu dùng Việt Nam chấp nhận.
Hiện nay, do nhà nước có những chính sách khuyến khích nội địa hoá xe
gắn máy, chúng ta đã nội địa hoá được phần lớn các chi tiết trong xe gắn máy
những vẫn có những chi tiết mà ta phải nhập khẩu. Đó là những chi tiết trong
máy, đĩa phanh, chế hoà khí v...v.
Ngành công nghiệp xe gắn máy Việt Nam phát triển làm cho giá thành
của một chiếc xe máy giảm xuống nhanh chóng. Điều này rất có lợi cho người
tiêu dùng. Không những thế ngành công nghiệp xe máy của Việt Nam còn đóng
góp vào ngân sách của nhà nước ta một khoản không nhỏ. Đây cũng là một
thành công của nền kinh tế Việt Nam trong tiến trình hội nhập với nền kinh tế

trong khu vực và trên thế giới.
Qua phân tích ta thấy việc nhập khẩu linh kiện xe gắn máy là một tất yếu
khách quan của Việt Nam. Nó phù hợp với điều kiện của nền kinh tế nước ta
hiện nay. Tuy nhiên mục tiêu của nhà nước ta là nội địa hoá hoàn toàn xe gắn
máy, và các doanh nghiệp cũng đang khẩn trương triển khai thực hiện chính sách
đó.
II. NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC CỦA HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU LINH
KIỆN XE GẮN MÁY .
Hoạt động ngoại thương thường phức tạp hơn so với các hoạt động kinh
doanh trong nước do bạn hàng xa cách, bị chi phối bởi nhiều hệ thống pháp luật,
ngôn ngữ... Do đó nhà nhập khẩu cần chuẩn bị chu đáo hai bước chủ yếu: Nghiên
cứu tiếp cận thị trường, và lập phương án kinh doanh, và đối với hoạt động nhập
khẩu linh kiện xe gắn máy cũng vậy.
1. Nghiên cứu tiếp cận thị truờng.
Ngoài việc nắm vững tình hình trong nước và đường lối chính sách, luật
pháp quốc gia, nhà nhập khẩu cần phải biết loại linh kiện nhập khẩu, nắm vững thị
trường và lựa chọn khách hàng.
a. Nhận biết linh kiện nhập khẩu.
Mục đích của các nhà nhập khẩu là tìm kiếm lợi nhuận tối đa, do đó phải xác
định nhập khẩu linh kiện nào sao cho đạt hiệu quả kinh doanh tốt nhất, Nhà nhập
khẩu cần phải nghiên cứu :
+ Nhu cầu thị trường.
Đây là công tác quan trọng trong chiến dịch marketing của công ty. Thị
trường chứa đựng trong nó nhiều nhu cầu tiềm ẩn đòi hỏi các nhà kinh doanh cần
khai thác và tìm cách làm thoả mãn nhu cầu đó. Nếu nhà kinh doanh phát hiện một
nhu cầu mới phát sinh trên thị trường thì họ có cơ hội đạt được lợi nhuận cao khi
kinh doanh nhàm thoả mãn nhu cầu đó.
+ Tìm ra những yêu cầu của thị trường đối với linh kiện cần nhập.
Mỗi thị trường có yêu cầu về một loại hàng hoá khác nhau. Điều này bị chi
phối bởi khả năng kinh tế của người tiêu dùng, tính thực dụng của người tiêu

dùng...Các doanh nghiệp nhập khẩu cần nghiên cứu những yếu tố này để xác định
yêu cầu của thị trường đối với linh kiện cần nhập. Với điều kiện của Việt Nam hiện
nay thì linh kiện xe gắn máy nhập khẩu từ Trung Quốc tuy chưa có chất lượng cao
như các hãng xe gắn máy nổi tiếng nhưng vẫn được chấp nhận.
+ Tìm hiểu về tình hình sản xuất những linh kiện đó.
Công ty cần tiến hành tìm hiểu xem các linh kiện đó đã được sản xuất ở Việt
Nam chưa, chất lượng và giá cả có so với những linh kiện nhập khẩu từ nước ngoài
ra sao. Công ty cần phải cân nhắc kỹ lưỡng trong việc quyết định sử dụng link kiện
sản xuất trong nước hay nhập khẩu từ nước ngoài. Nhất là đối với hoạt động nhập
khẩu linh kiện xe gắn máy của các doanh nghiệp kinh doanh xe gắn máy của Việt
Nam.
+ Linh kiện đó đang ở giai đoạn nào của chu kỳ sống.
Linh kiện hay bất kỳ một loại hàng hoá nào đều có chu kỳ sống của nó. Các
nhà nhập khẩu cần phải xác định chính xác linh kiện cần nhập khẩu đang ở giai
đoạn nào trong chu kỳ sống của nó. Điều này đòi hỏi doanh nghiệp cần tích cực thu
thập và sử lý thông tin một cách chính xác.
+ Tìm hiểu về tập quán tiêu dùng sau khi lắp ráp linh kiện thành xe gắn máy
hoàn chỉnh.
Tập quán tiêu dùng của một thị trường là yếu tố liên quan đến tâm lý và thói
quen tiêu dùng trong thị trường đó. Các doanh nghiệp cần phải có biện pháp tiếp
cận thị trường để hiểu rõ được tập quán tiêu dùng tiềm ẩn bên trong thị trường đó
trước khi đưa hàng hoá vào kinh doanh.
+ Nghiên cứu thị trường: Nhà nhập khẩu cần tìm kiếm lựa chọn thị trường
có tiềm năng mà ở đó ta có thể buôn bán lâu dài và ổn định. Thị trường đó có được
khi ta tìm kiếm được các thông tin chính xác về chính trị, tài chính, tình hình vận
tải và cước phí vận tải trên thị trường, khả năng cung ứng linh kiện trên thị truờng,
nghiên cứu giá cả trên thị trường thế giới... Từ đó nghiên cứu nhu cầu của doanh
nghiệp nhà nhập khẩu có thể tiến hành cân đối giữa nhu cầu và nguồn nhập và xác
định khối lượng linh kiện cần nhập .
b. Nghiên cứu thương nhân.

Là công việc tìm hiểu đối tác mà ta có thể làm ăn lâu dài, vấn đề cần tìm
hiểu là:
• Lĩnh vực kinh doanh của thương nhân :
Nghiên cứu lĩnh vực kinh doanh của thương nhân đó có phù hợp với mặt
hàng linh kiện xe gắn máy mà ta nhập khẩu hay không, xem xét mặt hàng linh kiện
xe gắn máy của đối tác có phù hợp với thị trường nhập khẩu không. Nếu lĩnh vực
kinh doanh của thương nhân đó hay mặt hàng linh kiện không phù hợp với mặt
hàng cần nhập thì việc cung cấp hàng nhập khẩu sẽ gặp không ít khó khăn. Đây là
yếu tố rất quan trọng trong việc nghiên cứu thương nhân.
• Quan điểm kinh doanh của thương nhân:
Là việc tìm hiểu kỹ xem quan điểm kinh doanh của thương nhân là gì? Đối
tác của nhà nhập khẩu lấy quan điểm kinh doanh số lượng linh kiện bán được là
chính hay là chất lượng linh kiện là chính.
• Vai trò của thương nhân đó trong cộng đồng thương nhân:
Nghiên cứu xem thương nhân có vai trò như thế nào trong cộng đồng các
thương nhân. Nếu thương nhân đó không cung cấp linh kiện cho nhà nhập khẩu thì
có ảnh hưởng gì đến việc nhập khẩu linh kiện của nhà nhập khẩu không, đồng thời
xem xét khả năng thay thế của các thương nhân khác khi mà việc hợp tác kinh
doanh của bên nhập khẩu với thương nhân đó không được thực hiện.
• Cơ sở vật chất của thưong nhân đó:
Có nghĩa là việc xem xét cơ sở vật chất của thương nhân đó có khả năng đáp ứng
được yêu cầu của bên nhập khẩu về chất lượng, số lượng, cũng như về thời gian giao
nhận linh kiện không. Đặc biệt đối với mặt hàng linh kiện xe gắn máy thì cơ sở vật chất
của thương nhân càng quan trọng hơn vì mặt hàng này đòi hỏi phải có độ chính xác và an
toàn cao. Vì vậy cơ sở vật chất có tốt thì mới đáp ứng được độ an toàn và chính xác cao.

c . Phương pháp nghiên cứu .
• Nghiên cứu tại bàn :
Là việc nghiên cứu từ việc thu thập thông tin từ các nguồn tư liệu, việc
nghiên cứu tại bàn đối với mặt hàng linh kiện xe gắn máy có những hạn chế là

thông tin chậm và mức độ tin cậy có hạn vì sự phản ứng của người tiêu dùng cố
độ trễ về thời gian dài. Nhưng ngược lại nghiên cứu tại bàn thì đỡ tốn kém hơn
so với các phương pháp khác.
• Nghiên cứu tại hiện trường:
Đối với mặt hàng linh kiện xe gắn máy thì nghiên cứu tại hiện trường là
phương pháp nghiên cứu đem lại hiệu quả và độ chính xác cao bởi vì qua phương
pháp nghiên cứu này có thể tiếp xúc trực tiếp với khách hàng (người tiêu dùng)
trên hiện trường, đồng thời việc thu thập và xử lý thông tin là một quá trình liên
tục. Vì vậy nó đem lại độ chính xác cao về thông tin, từ đó nhà nhập khẩu có thể
lập kế hoạch cho việc nhập khẩu linh kiện xe gắn máy, sao cho có hiệu quả cao
nhất.
• Phương pháp mua thử, bán thử:
Là phương pháp áp dụng cho việc mua thử một loại linh kiện xe gắn máy
sau đó lắp ráp thành xe hoàn chỉnh để cho chạy thử hoặc bán cho khách hàng sử
dụng thử để từ đó đánh giá được chính xác về chất lượng của linh kiện và có cơ sở
để lập ra được kế hoạch kinh doanh cho đơn vị mình.
2. Xây dựng phương án nhập khẩu.
Là việc tổng hợp các nội dung của công tác tiếp cận thị trường để đề ra nội
dung kinh doanh cho doanh nghiệp trong thương vụ đó các nội dung chủ yếu của
việc lập phương án là:
Đánh giá tình hình thị trường và rút ra những nét tổng quát về thị trường
cung cấp. Giá cả đối thủ cạnh tranh. Phân tích mặt thuận lợi, mặt khó khăn của
doanh nghiệp.
Lựa chọn linh kiện xe gắn máy sao cho phù hợp với thời cơ, điều kiện và
phương thức kinh doanh. Xác định vốn, phân công cán bộ nghiệp vụ cũng như huy
động cơ sở vật chất kỹ thuật cho thương vụ nhập khẩu.

×