Tải bản đầy đủ (.docx) (30 trang)

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN NƯỚC SẠCH HÀ NỘI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (241.35 KB, 30 trang )

1
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Vũ Hoàng Ngân
PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN
NGUỒN NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MỘT
THÀNH VIÊN NƯỚC SẠCH HÀ NỘI
2.1. Một số đặc điểm của công ty ảnh hưởng tới hoạt động đào tạo và phát triển
nguồn nhân lực
CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN NƯỚC SẠCH
HÀ NỘI
Tên viết tắt: CÔNG TY NƯỚC SẠCH HÀ NỘI
Tên giao dịch tiếng Anh: HANOI WATER LIMITED COMPANY
Trụ sở chính: 44 Đường Yên Phụ - Ba Đình – Hà Nội
Điện thoại: 084.4.3.8 293 179
Fax: 084.4.3.8 292 069
Website: www.hawacorp.vn
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển
Công ty Nước sạch Hà Nội đã trải qua một quá trình lịch sử lâu dài. Theo tài
liệu cũ ghi lại, vào cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX khi nước ta đang bị thực dân
Pháp đô hộ thì thành phố Hà Nội lúc bấy giờ được Pháp chọn làm địa điểm đặt các
cơ quan đầu não. Để phục vụ cho bộ máy thực dân, năm 1894 Nhà máy nước Yên
Phụ, tiền thân của Công ty Nước sạch ngày nay, đã được xây dựng. Năm 1896 Nhà
máy nước Yên Phụ với công nghệ xử lý nước ngầm để cung cấp cho sinh hoạt chính
thức được vận hành và Sở máy nước Hà Nội cũng ra đời từ đó.
Quá trình phát triển của Công ty có thể được thể hiện qua các giai đoạn như
sau:
- Giai đoạn 1894 đến 1954:
Trong suốt thời gian này, việc cung cấp nước tại Hà Nội chỉ thông qua 5 nhà máy:
Yên Phụ (1894), Đồn Thủy (1931), Bạch Mai (1936), Ngọc Hà (1939). Ngô Sĩ Liên
(1944) với công suất khai thác năm 1954 là 31.500 m
3
/ngđ, chủ yếu phục vụ bộ máy


cai trị, quân đội viễn chinh Pháp và một số ít vòi nước công cộng tại các khu phố
SV: Lê Thị Thu Hà Lớp: Quản trị nhân lực 47
1
2
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Vũ Hoàng Ngân
buôn bán. Dây chuyền công nghệ xử lý và thiết bị còn khá sơ sài. Tổng tài sản cố
định vào khoảng 4 tỷ đồng so với thời điểm hiện nay. Đội ngũ cán bộ công nhân viên
(CBCNV) tăng từ 50 người năm 1894 lên 300 người năm 1954.
- Giai đoạn 1954 – 1984:
Tháng 10 năm 1954 Thủ đô được giải phóng, Sở máy nước Hà Nội được
chuyển giao cho Chính phủ ta và đổi tên thành Nhà máy nước Hà Nội với nhiệm vụ
khai thác sản xuất nước phục vụ nhân dân, các ngành công nghiệp và các công trình
phúc lợi trong thành phố. Trên cơ sở tiếp quản các nhà máy cũ đã tập trung xây dựng,
cải tạo và mở rộng thêm các nhà máy mới: Ngô Sĩ Liên, Ngọc Hà (1957), Lương Yên
(1958). Cùng với tiến trình lịch sử trong giai đoạn đầu CNH đất nước tốc độ cải tạo
và xây dựng các nhà máy mới cũng phát triển không ngừng. Từ năm 1958 đến trước
chiến tranh phá hoại miền Bắc 1965 đã xây dựng thêm nhà máy Tương Mai với công
suất 18.000 m
3
/ngđ và Hạ Đình 20.000 m
3
/ngđ.
Khi chiến tranh lan rộng ra miền Bắc ngành cấp thoát nước không xây dựng
thêm được một nhà máy nào mà chỉ tận dụng khai thác hết công suất.
Từ năm 1971 đến 1894 hệ thống cấp nước Hà Nội chủ yếu theo hướng mở
rộng và cải tạo các nhà máy hiện có để nâng cao công suất khai thác phục vụ nhân
dân đặc biệt trong giai đoạn xây dựng và phát triển đất nước và đã đạt được nhiều
bước tiến mới, tiếp tục nâng cao công suất khai thác.
Để phù hợp với quy mô phát triển của ngành cũng như nhu cầu quản lý, sử
dụng nước tháng 9/1978 UBND thành phố Hà Nội đã ra quyết định thành lập Công

ty cấp nước Hà Nội (tiền thân là Nhà máy nước Hà Nội) trực thuộc Sở công trình đô
thị nay là Sở giao thông công chính.
Tính đến năm 1984 toàn thành phố Hà Nội đã có 20 nhà máy nước lớn nhỏ
với 93 giếng khai thác, công suất thiết kế lên tới 260.000 m
3
/ngđ nhưng chỉ khai thác
được 210.000 m
3
/ngđ. Hệ thống ống dẫn nước khoảng 300 km. Đội ngũ CBCNV là
1120 người trong đó có 56 kỹ sư các ngành nghề, 71 trung cấp kỹ thuật và quản lý tài
chính.
- Giai đoạn 1984 – 1994:
SV: Lê Thị Thu Hà Lớp: Quản trị nhân lực 47
2
3
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Vũ Hoàng Ngân
Mặc dù hệ thống cấp nước đã được trang bị máy móc thiết bị của Liên Xô,
Trung Quốc nhưng dây chuyền công nghệ vẫn còn đơn giản, thủ công. Hơn nữa hệ
thống cấp nước quá cũ nát lại chịu sự tàn phá của hai cuộc chiến tranh nên đã xuống
cấp nghiêm trọng. Không chỉ ảnh hưởng xấu đến chất lượng nước sinh hoạt cho nhân
dân mà còn mang lại nhiều tổn thất cho Công ty. Trước tình hình đó, năm 1983 Chính
phủ Phần Lan đã cử một nhóm chuyên gia sang Hà Nội để nghiên cứu, đánh giá tình
hình và đi đến ký một văn kiện về việc Chính phủ Phần Lan đóng góp kinh phí để cải
tạo, mở rộng và nâng cấp hệ thống sản xuất và cấp nước của Thủ đô Hà Nội.
Từ năm 1985 hệ thống cấp nước Hà Nội đã được cải tạo và nâng cấp với một
tốc độ lớn. Xây dựng mới hai nhà máy Mai Dịch (60.000 m
3
/ngđ) và Pháp Vân
(30.000 m
3

/ngđ). Các nhà máy Lương Yên, Ngọc Hà, Tương Mai, Yên Phụ, Ngô Sĩ
Liên được mở rộng đáng kể, trang bị hiện đại, từ động hóa, cơ giới hóa công nghệ.
- Giai đoạn 1994 – nay:
Tháng 4/1994 UBND thành phố Hà Nội ra quyết định số 56/1994/QĐ-UBND
sáp nhập Công ty Đầu tư phát triển ngành nước và xưởng đào tạo công nhân ngành
nước thuộc Trung tâm nghiên cứu khoa học – đào tạo với Công ty Cấp nước Hà Nội
thành Công ty kinh doanh nước sạch Hà Nội - là doanh nghiệp kinh tế quốc doanh
cơ sở, chịu sự quản lý Nhà nước trực tiếp của Sở giao thông công chính Hà Nội.
Từ năm 1997 Công ty tiếp tục đưa vào sản xuất nhà máy Cáo Đỉnh (30.000
m
3
/ngđ), nhà máy Nam Dư (30.000 m
3
/ngđ). Hệ thống mạng lưới ống dẫn nước phát
triển lên đến 880 km với 780 km đường ống mới. Sản lượng nước từ 390.000 –
430.000 m
3
/ngđ, phục vụ cho gần 2 triệu dân nội ngoại thành.
Theo lộ trình chuyển đổi các công ty Nhà nước, tháng 1/2008 UBND thành
phố Hà Nội ban hành quyết định số 367/2008/QĐ-UBND về việc chuyển Công ty
kinh doanh nước sạch Hà Nội sang hoạt động theo hình thức Công ty mẹ - Công ty
con và đổi tên thành Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên Nước sạch
Hà Nội. Vốn điều lệ 734 tỷ đồng. Hiện nay công suất khai thác đã lên tới 500.000 –
520.000 m
3
/ngđ.
2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ, sản phẩm
SV: Lê Thị Thu Hà Lớp: Quản trị nhân lực 47
3
4

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Vũ Hoàng Ngân
Theo quyết định số 2238/QĐ-UBND ban hành ngày 09/6/2008 của UBND
thành phố Hà Nội và Điều lệ của Công ty TNHH MTV Nước sạch Hà Nội thì Công
ty hoạt động trên những lĩnh vực sau:
- Khai thác, sản xuất, phân phối, kinh doanh nước sạch cho các nhu cầu sinh
hoạt, sản xuất và kinh doanh dịch vụ.
- Sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu vật tư, thiết bị, phụ tùng,công nghệ
thuộc ngành nước.
- Tư vấn, khảo sát, thiết kế, thẩm định, giám sát, thi công các công trình hạ
tầng kỹ thuật đô thị, cấp nước, thoát nước và các công trình phụ trợ theo chứng chỉ
hành nghề được cấp.
- Kinh doanh bất động sản, xây nhà ở để bán và cho thuê.
- Kinh doanh vui chơi giải trí, trông giữ ô tô, xe máy (trừ các loại hình vui
chơi giải trí Nhà nước cấm).
- Thực hiện đầu tư tài chính vào các ngành, lĩnh vực có lợi nhuận cao để tích
tụ vốn cho phát triển ngành nước.
Mặc dù tham gia vào nhiều lĩnh vực như vậy nhưng loại hàng hóa được sản
xuất và kinh doanh chủ yếu của Công ty là “nước sạch” và các dịch vụ liên quan như
sản xuất, sửa chữa đường ống nước, đồng hồ, các thiết bị vật tư chuyên dùng…
Nước sạch được sản xuất theo một quy trình công nghệ khép kín, liên tục. Có
thể khái quát thông qua sơ đồ sau:
SV: Lê Thị Thu Hà Lớp: Quản trị nhân lực 47
4
5
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Vũ Hoàng Ngân
Dàn khử sắt, bể lắng
Trạm bơm giếng cấp 1
Bể lọc
Bể sát trùng
Trạm bơm cấp 2

Trạm bơm tăng áp
Cấp nước sinh hoạt
Cấp nước sản xuất
Cấp nước nhà cao tầng
Bể chứa
Khu xử lý
Sơ đồ 2.1: Quy trình sản xuất nước sạch
(Nguồn: Phòng Kỹ thuật – Công ty TNHH MTV Nước sạch Hà Nội)
Từ các giếng khoan nằm rải rác trong lòng đất có độ sâu từ 60 đến 80 mét so
với mặt đất, nước được hút lên từ các mạch nước ngầm, theo đường ống truyền dẫn
nước thô về nhà máy. Tại các nhà máy nước được đẩy lên dàn khử sắt để thực hiện
quá trình làm sạch.
Sau đó nước được dẫn vào bể lắng để loại các chất cặn to nhờ quá trình hình
thành kết tủa, rồi tiếp tục được dẫn sang bể lọc để loại bỏ nốt các cặn nhỏ. Khi nước
đã đạt đến độ trong tiêu chuẩn được đưa vào bể sát trùng để diệt trừ các vi khuẩn.
SV: Lê Thị Thu Hà Lớp: Quản trị nhân lực 47
5
6
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Vũ Hoàng Ngân
Cuối cùng nước sạch được tích lại ở bể chứa. Từ đây trạm bơm đợt 2 có nhiệm vụ
bơm truyền trực tiếp đến từng hộ tiêu dùng thông qua mạng đường ống cấp nước.
2.1.3. Cơ cấu tổ chức:
Công ty có quy mô lớn, nhiều phòng ban được tổ chức theo cơ cấu như sau:
SV: Lê Thị Thu Hà Lớp: Quản trị nhân lực 47
6
7
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Vũ Hoàng Ngân
Sơ đồ 2.2: Cơ cấu tổ chức công ty TNHH MTV Nước sạch Hà Nội
SV: Lê Thị Thu Hà Lớp: Quản trị nhân lực 47
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ

BAN KIỂM SOÁT
TỔNG GIÁM ĐỐC
PHÓ TỔNG GĐ
Nguyễn Bảo Vinh
PHÓ TỔNG GĐ
Trần Quốc Hùng
PHÓ TỔNG GĐ
Trịnh Kim Giang
PHÓ TỔNG GĐ
Ph T Thanh Thủy
P. Thanh tra
P. Tổ chức – đào tạo
P. K.thuật (SXN) P. K.thuật (mạng)
Ban chống TTTT
P. Hành chính QTrị
P. Bảo vệ quân sựP. Kiểm tra CL XN Nước tinh khiết
XN TV – KS – TkếBan Q.lý ĐTPT
(C.ty KDNS số 2)
P. Kế hoạch TH
P. Kinh doanh
Ban Q.lý CTCN
XN Xây lắp
P. Tài chính kế toán
Xn C.điện – V.tải
XN Vật tưCÁC ĐƠN VỊ KDNS
1. XN KDNS Ba Đình
2. XN KDNS Hoàn Kiếm
3. XN KDNS Đống Đa
4. XN KDNS H B Trưng
Xưởng đồng hồ12 NM NƯỚC

1. Yên Phụ
2. Ngô Sĩ Liên
3. Lương Yên
4. Mai Dịch
5. Tương Mai
6. Pháp Vân
7. Ngọc Hà
8. Hạ Đình
Cty cổ phần ĐTXD
và KDNS
8
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Vũ Hoàng Ngân
(Nguồn: Phòng Tổ chức – Đào tạo – Công ty TNHH MTV Nước sạch Hà Nội)
SV: Lê Thị Thu Hà Lớp: Quản trị nhân lực 47
9
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Vũ Hoàng Ngân
Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban:
+ Hội đồng quản trị:
Hội đồng quản trị là cơ quan đại diện trực tiếp của đại diện chủ sở hữu
Nhà nước tại Công ty. Hội đồng quản trị có quyền nhân danh Công ty để quyết
định mọi vấn đề liên quan đến việc xác định và thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ,
quyền lợi của Công ty. Hội đồng quản trị chịu trách nhiệm trước đại diện chủ sở
hữu và trước pháp luật về mọi hoạt động của Công ty.
+ Ban giám đốc công ty:
Là đại diện trước pháp luật, điều hành hoạt động hàng ngày của Công ty
theo mục tiêu, các nghị quyết, quyết định của Hội đồng quản trị, chịu trách
nhiệm trước Hội đồng quản trị và trước pháp luật về việc thực hiện các quyền,
nghĩa vụ được giao.
+ Ban Kiểm soát:
Do Hội đồng quản trị thành lập với mục tiêu giúp Hội đồng quản trị

kiểm tra, giám sát tính hợp pháp, chính xác và trung thực trong quản lý, điều
hành hoạt động kinh doanh, trong ghi chép sổ kế toán, báo cáo tài chính và việc
chấp hành Điều lệ của Công ty, nghị quyết, quyết định của Hội đồng quản trị,
quyết định của Chủ tịch Hội đồng quản trị.
+ Phòng Tổ chức - đào tạo:
Là phòng chuyên môn, nghiệp vụ trong cơ cấu tổ chức của Công ty,
tham mưu, giúp việc cho Tổng giám đốc trong các lĩnh vực: Xây dựng mô hình
tổ chức, quản lý lao động và phát triển nguồn nhân lực; giải quyết các chế độ
chính sách cho người lao động. Kiểm tra giám sát và đánh giá việc thực hiện
các mô hình sản xuất kinh doanh và quản lý lao động.
+ Phòng Kinh doanh:
Thực hiện các nhiệm vụ liên quan tới tình hình kinh doanh của Công ty
như xây dựng phương án phù hợp với từng thời kỳ phát triển, phối hợp với các
phòng ban khác tổ chức thực hiện kế hoạch đã vạch ra, phát triển mở rộng và
giải quyết các vấn đề về khách hàng, công tác ghi thu, tồn đọng nợ tiền nước.
Kiểm tra giám sát để có hướng điều chỉnh khắc phục kịp thời.
SV: Lê Thị Thu Hà Lớp: Quản trị nhân lực 47
10
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Vũ Hoàng Ngân
+ Phòng Kế hoạch - đầu tư:
Phòng Kế hoạch – đầu tư là phòng chức năng tham mưu cho Tổng giám
đốc về các lĩnh vực như xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh, các kế hoạch
ngắn hạn, trung hạn và dài hạn. Tham mưu cho Tổng giám đốc trong việc lập kế
hoạch đầu tư, xây dựng kế hoạch tiền lương và thực hiện các thủ tục thanh toán
tiền lương, tiền công, chế độ bảo hiểm, xây dựng chiến lược phát triển công
nghệ thông tin góp phần thực hiện mục tiêu chung của Công ty.
+ Phòng Tài chính kế toán:
Quản lý công tác Tài chính – kế toán trên các lĩnh vực: Quản lý tài chính
doanh nghiệp, đảm bảo thực hiện đúng các chế độ chính sách của Nhà nước,
các quy định của pháp luật. Huy động, quản lý và sử dụng có hiệu quả các

nguồn lực để bảo toàn và phát triển nguồn vốn của Công ty. Tổ chức, quản lý,
hướng dẫn, kiểm tra công tác hạch toán kế toán tại Công ty và các đơn vị trực
thuộc.
+ Phòng Kỹ thuật:
Là phòng chuyên môn nghiệp vụ đảm nhận các chức năng: quản lý hệ
thống cấp nước và các công trình liên quan; nghiên cứu các biện pháp chống
thất thu, thất thoát; quản lý công tác an toàn vệ sinh lao động, bảo hộ lao động;
nghiên cứu áp dụng các giải pháp kỹ thuật công nghệ, trang thiệt bị tiên tiến…
+ Phòng Hành chính - quản trị:
Tham mưu giúp việc cho Tổng giám đốc trong các lĩnh vực quản lý điều
hành hành chính quản trị như quản lý cơ sở, vật chất, đất đai, nhà xưởng, quản
lý văn thư lưu trữ, quản lý và thực hiện công tác hành chính lễ tân, phục vụ.
+ Phòng Thanh tra:
Có các chức năng bảo đảm thực hiện pháp luật trong lĩnh vực cấp nước
của thành phố, tăng cường kỷ luật, thực hiện quy chế dân chủ trong công ty và
tuyên truyền các hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ cấp nước.
+ Phòng Kiểm tra chất lượng nước:
Là phòng chuyên môn nghiệp vụ tham mưu giúp việc cho Tổng giám
đốc trong các lĩnh vực quản lý chất lượng nước về hóa lý và vi sinh, quản lý
SV: Lê Thị Thu Hà Lớp: Quản trị nhân lực 47
11
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Vũ Hoàng Ngân
môi trường, vệ sinh công nghiệp trong quy trình sản xuất nước, quản lý chăm lo
sức khỏe, khám chữa bệnh, cấp phát thuốc cho cán bộ công nhân viên trong
toàn Công ty.
+ Phòng Bảo vệ:
Chịu trách nhiệm trong việc đảm bảo an ninh cho Công ty.
+ Khối phụ trợ:
Gồm các xí nghiệp có nhiệm vụ quản lý, mua sắm, cung ứng vật tư đáp
ứng cho các yêu cầu sản xuất ngành nước như xí nghiệp xây lắp, xí nghiệp cơ

điện - vận tải, xí nghiệp vật tư, xí nghiệp tư vấn khảo sát thiết kế, xí nghiệp
nước tinh khiết…
+ Khối nhà máy:
Gồm 12 nhà máy nước có nhiệm vụ vận hành, bảo dưỡng hệ thống xử lý,
khử trùng, cung cấp nước sạch.
+ Khối xí nghiệp kinh doanh nước sạch:
Gồm 5 xí nghiệp kinh doanh nước sạch (KDNS): Hai Bà Trưng, Đống
Đa, Ba Đình, Hoàn Kiếm, Cầu Giấy có nhiệm vụ chính là kinh doanh nước
sạch, quản lý mạng đường ống, ghi thu tiền nước…
Đang trong thời kỳ chuyển đổi nên cơ cấu Công ty vẫn chưa hoàn toàn
ổn định, nhưng cơ cấu này cũng khá hợp lý đối với quy mô của Công ty trong
thời điểm hiện tại, giúp Công ty có điều kiện hoạt động tốt hơn.
2.1.4. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh
Công ty hoạt động trên nhiều lĩnh vực, với hệ thống cơ sở vật chất và
phương thức quản lý tốt, các hoạt động sản xuất kinh doanh ngày càng phát
triển. Riêng về lĩnh vực sản xuất nước thì công suất, sản lượng nước khai thác
tăng mạnh, năm 2008 đạt 520.000 m
3
/ngđ, 175.764.628 m
3
/năm, doanh thu tiền
nước 523.451.715.369 đ, cung cấp nước cho gần 90% địa bàn thành phố (trước
mở rộng) với tổng cộng 418.695 khách hàng trên tổng diện tích cấp nước
112,75 km
2
. Tuy nhiên theo số liệu thống kê, do mở rộng phạm vi nên tỷ lệ cấp
nước sinh hoạt cho nhân dân giảm xuống còn 38,5%. Cùng với sự sát nhập công
ty kinh doanh nước sạch số 2 Hà Nội và liên kết với công ty VIWACO, hiện nay
công ty đang cung cấp nước cho 9 quận nội thành (gần 95%) và 5 huyện ngoại
thành Hà Nội (15%), khu vực Hà Nội mới tỷ lệ cấp nước sinh hoạt còn thấp.

SV: Lê Thị Thu Hà Lớp: Quản trị nhân lực 47
12
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Vũ Hoàng Ngân
Trong các lĩnh vực khác công ty cũng hoạt động có hiệu quả, thu được
nhiều thành công như sản xuất, cung cấp thiết bị vật tư ngành nước, xây dựng
công trình… giúp công ty ngày càng khẳng định vị trí của mình trong lĩnh vực
sản xuất nước.
Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong 3 năm gần đây được
thể hiện qua bảng sau:
SV: Lê Thị Thu Hà Lớp: Quản trị nhân lực 47
13
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Vũ Hoàng Ngân
Bảng 2.1: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty ba năm gần đây
Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008
So sánh 07/06 So sánh 08/07
Tuyệt đối Tuyệt đối %
1. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp DV 376081761264 407100356276 446285361489 31018595012 8.25 39185005213
9.6
3
2. Giá vốn hàng bán 212377476869 220202723466 228978135965 7825246597 3.68 8775412499
3.9
9
3. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp DV 163704284395 186897632810 217307225524 23193348415 14.17 30409592714
16.
27
4. Doanh thu hoạt động tài chính 14188456791 16951219384 19046378132 2762762593 19.47 2095158748
12.
36
5. Chi phí hoạt động tài chính 33550139936 32482569142 35457136945 -1067570794 -3.18 2974567803
9.1

6
6. Chi phí bán hàng 107603287084 131431975962 156400075743 23828688878 22.14 24968099781
19.
00
7. Chi phí quản lý doanh nghiệp 15039725086 17907803227 22086435742 2868078141 19.07 4178632515
23.
33
8. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 21699589080 22026503863 22409955226 326914783 1.51 383451363
1.7
4
9. Thu nhập khác 839411827 3625524425 4064524753 2786112598 331.91 439000328
12.
11
10. Chi phí khác 1218931746 850783601 842644245 -368148145 -30.20 -8139356
-
0.9
6
11. Lợi nhuận khác -379519919 2774740824 3221880508 3154260743 831.12 447139684
16.
11
12. Tổng lợi nhuận trước thuế 21320069161 24801244687 25631835734 3481175526 16.33 830591047 3.3
SV: Lê Thị Thu Hà Lớp: Quản trị nhân lực 47

×