Tải bản đầy đủ (.pdf) (104 trang)

Nghiên cứu ứng dụng gprs trong việc quản lý và xử lý điểm đen giao thông trên địa bàn tỉnh đồng nai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.63 MB, 104 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
------

TRẦN DƯƠNG HÙNG

THEO DÕI VIỆC QUẢN LÝ VÀ KHẮC PHỤC
ĐIỂM ĐEN GIAO THÔNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
ĐỒNG NAI BẰNG PHẦN MỀM MAPINFO

Chuyên ngành: XÂY DỰNG ĐƯỜNG ÔTÔ & ĐƯỜNG THÀNH PHỐ
Mã số ngành : 60.58.30

LUẬN VĂN THẠC SĨ

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, NĂM 2010


CƠNG TRÌNH ĐƯỢC HỒN THÀNH TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. CHU CÔNG MINH
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................

Chữ ký

Cán bộ chấm nhận xét 1:


.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................

Chữ ký

Cán bộ chấm nhận xét 2:
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................

Chữ ký

Luận văn thạc sĩ được bảo vệ tại
HỘI ĐỒNG CHẤM BẢO VỆ LUẬN VĂN THẠC SĨ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA, ngày..........tháng..........năm 2010


TRƢỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
KHOA KỸ THUẬT XY DỰNG

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc



-------o0o------TP. Hồ Chí Minh, ngày … tháng … năm 2010


NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ và tên học viên : TRẦN DƢƠNG HÙNG
Ngày tháng năm sinh : 22/03/1983

Phái: Nam
Nơi sinh : tỉnh Đồng Nai

Chuyên ngành : Đƣờng ôtô & đƣờng Thành phố
Khóa: 2009

Mã số ngành : 60.58.30
Mã số HV : 09010280

1. Tên đề tài

THEO DÕI VIỆC QUẢN LÝ VÀ KHẮC PHỤC ĐIỂM ĐEN GIAO
THÔNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG NAI
BẰNG PHẦN MỀM MAPINFO
2. Nhiệm vụ Luận văn
2.1. Nhiệm vụ.
Theo dõi điểm đen giao thông tỉnh Đồng Nai trên bản đồ số GTVT tỉnh Đồng Nai
bằng phần mềm Mapinfo. Ứng dụng phần mềm Mapinfo để quản lý, hỗ trợ tìm giải
pháp khắc phục điểm đen. Đề xuất các giải pháp khắc phục các điểm đen giao thông
tỉnh Đồng Nai.
2.2. Nội dung
Chƣơng 1: Mở đầu.
Chƣơng 2: Tổng quan giao thông vận tải và tình hình tai nạn giao thơng trên địa
bàn tỉnh Đồng Nai.
Chƣơng 3: Phƣơng pháp thực hiện.
Chƣơng 4: Theo dõi điểm đen giao thông bằng phần mềm Mapinfo.

Chƣơng 5: Kết luận.
3. Ngày giao nhiệm vụ:

ngày ...... tháng ...... năm 2010.

4. Ngày hoàn thành:

ngày ...... tháng ...... năm 2010.

5. Họ và tên cán bộ hướng dẫn: TS. CHU CÔNG MINH.
Nội dung và đề cƣơng Luận văn Thạc sĩ đã đƣợc Hội Đồng Chuyên Ngành thông qua.
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

CHỦ NHIỆM BỘ MÔN
QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH

TS. CHU CÔNG MINH

TS. LÊ BÁ KHÁNH

KHOA QL CHUYÊN NGÀNH


Luận văn tốt nghiệp

GVHD: TS Chu Công Minh

LỜI CẢM ƠN
Khi hồn thành đề tài tốt nghiệp của mình, trước tiên Tôi xin gửi lời cảm
ơn sâu sắc nhất đến TS. Chu Công Minh người đã tậm tâm hướng dẫn và

truyền đạt những kinh nghiệm quý báu cho tôi trong quá trình thực hiện luận
văn. Tơi chân thành gửi lời cảm ơn sâu sắc đến thầy.
Để hoàn thành được luận văn tốt nghiệp của mình, Tơi cũng nhận được
sự hỗ trợ từ các bạn của tôi, đồng nghiệp, cơ quan và sự chỉ bảo, giảng dạy
tận tình của thầy cơ trường Đại Học Bách Khoa trong thời gian tôi học tập tại
trường. Tôi chân thành cảm ơn thầy cô và các bạn.
Xin được cảm ơn sâu sắc đến gia đình tơi, đã ln động viên và khuyến
khích tơi để tơi n tâm học tập, là động lực để tôi vượt qua những khó khăn.
Xin cảm ơn !
Học viên thực hiện

HVTH: Trần Dương Hùng

trang - 1 -


Luận văn tốt nghiệp

GVHD: TS Chu Cơng Minh

TĨM TẮT ĐỀ TÀI
Luận văn thạc sĩ đƣợc thực hiện với đề tài “Theo dõi việc
quản lý và khắc phục “điểm đen giao thông” địa bàn tỉnh Đồng Nai
bằng phần mền Mapinfo.
Chƣơng 1: Mở đầu.
Trình bày sự cần thiết của đề tài, mục đích nghiên cứu, đối tượng nghiên
cứu, phạm vi nghiên cứu, nội dung nghiên cứu.
Chƣơng 2: Tổng quan giao thông vận tải và tình hình tai nạn giao thơng
trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.
Trình bày hiện trạng và quy hoạch phát triển giao thơng vận tải, tình hình

tai nạn giao thơng trên địa bàn tỉnh. Nghiên cứu cơ sở pháp lý hình thành điểm đen,
phương pháp quản lý, xử lý điểm đen giao thông trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.
Chƣơng 3: Phƣơng pháp thực hiện.
Thu thập xác định thông tin điểm đen, xác định ngun nhân chính. Từ
đó đối chiếu với các nghiên cứu về các giải pháp khắc phục điểm đen để đưa ra
giải pháp phù hợp nhất.
Nghiên cứu xây dựng các hàm hồi qui các yếu tố loại phương tiện gây tai
nạn, thời gian gây tai nạn, nhóm tuổi bị thương vong, tỷ lệ giới tính, góp phần
đưa ra một số giải pháp khắc phục điểm đen theo các yếu tố trong hàm hồi quy.
Nghiên cứu đưa ra một số giải pháp quản lý nhà nước để giảm thiểu tai
nạn giao thông trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.
Chƣơng 4: Theo dõi điểm đen giao thông bằng phần mềm Mapinfo.
Nghiên cứu phầm nềm Mapinfo để xác định, cập nhập thông tin dữ liệu
điểm đen trên bản đồ số giao thông vận tải tỉnh Đồng Nai.
Nghiên cứu các ứng dụng của Mapinfo trong công tác quản lý việc và khắc
phục điểm đen giao thơng trên bản đồ số, góp phần đưa ra giải pháp khắc phục hiệu
quả, khoa học.
Chƣơng 5: Kết luận.
Theo dõi được toàn bộ điểm đen các tuyến QL trên bản đồ số bằng phần mềm
Mapinfo. Đồng thời xây dựng được tồn bộ cơ sở dữ liệu thuộc tính cho các điểm

HVTH: Trần Dương Hùng

trang - 2 -


Luận văn tốt nghiệp

GVHD: TS Chu Công Minh


đen trên các tuyến QL, đưa ra giải pháp khắc phục theo quan điểm an tồn giao
thơng.
Đề xuất hướng phát triển của đề tài trong thời gian tiếp theo.

HVTH: Trần Dương Hùng

trang - 3 -


Luận văn tốt nghiệp

GVHD: TS Chu Công Minh

MỤC LỤC
Trang
CHƢƠNG 1: MỞ ĐẦU

8

1.1. Sự cần thiết của đề tài

8

1.2. Mục đích của đề tài

12

1.3. Phạm vi nghiên cứu của đề tài

12


CHƢƠNG 2: TỔNG QUAN KINH TẾ - XÃ HỘI, GIAO THÔNG VẬN
TẢI VÀ TÌNH HÌNH TAI NẠN GIAO THƠNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH

13

ĐỒNG NAI
2.1. Tổng quan kinh tế - xã hội và giao thông vận tải

13

2.2. Quy hoạch phát triển kinh tế-xã hội, đơ thị và giao thơng vận tải

15

2.3. Tình hình tai nạn giao thơng trên địa bàn tỉnh Đồng Nai

17

CHƢƠNG III: PHƢƠNG PHÁP THỰC HIỆN

28

3.1 Quản lý thông tin điểm đen.

26

3.1.1. Xác định thông tin điểm đen.

26


3.2 Giải pháp khắc phục điểm đen.

29

3.2.1 Nguyên tắc khắc phục điểm đen.

29

3.2.2 Phƣơng pháp tìm giải pháp khắc phục tại điểm đen.

29

3.2.3 Một số giải pháp khắc phục điểm đen điểm hình.

46

3.2.4 Một số giải pháp theo quan điểm quản lý nhà nƣớc nhằm giảm

58

thiểu tai nạn giao thông trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.
CHƢƠNG 4: THEO DÕI ĐIỂM ĐEN GIAO THÔNG BẰNG MAPINFO

74

4.1. Khái quát về hệ thống thông tin địa lý GIS và MAPINFO.

74


4.1.1 Giới thiệu về GIS.

74

4.1.2 Giới thiệu về MAPINFO.

74

4.1.3 Mục đích, nguyên nhân lựa chọn MAPINFO trong đề tài.

75

4.2 Xác định vị trí điểm đen trên bản đồ số bằng phần mền Mapinfo.

75

4.3 Xây dựng cơ sở dữ liệu về thông tin điểm đen trên bản đồ số bằng

77

phần mền Mapinfo.
4.4 Nạp dữ liệu về thông tin điểm đen trên bản đồ số bằng phần mền

HVTH: Trần Dương Hùng

78

trang - 4 -



Luận văn tốt nghiệp

GVHD: TS Chu Công Minh

Mapinfo.
4.5 Ứng dụng việc quản lý điểm đen bằng phần mền Mapinfo.

82

4.5.1 Truy xuất thơng tin điểm đen theo thuộc tính (Select).

82

4.5.2 Truy xuất hình ảnh điểm đen qua chƣơng trình earthgoogle .

84

4.5.3 Truy xuất hình ảnh khảo sát thực tế(liên kết nóng từ cửa sổ

85

bản đồ HotLink).
4.5.4 Ứng dụng của việc theo dõi trên tổng thể bản đồ điểm đen.

88
89

CHƢƠNG 5: KẾT LUẬN

89


5.1 Nội dung nghiên cứu.

89

5.2. Kết quả thực hiện.

89

5.2.1 Xác định đƣợc điểm đen trên tuyến QL 1, QL 20, QL 51 trên

89

bản đồ số GTVT tỉnh Đồng Nai.
5.2.2 Tạo cơ sở dữ liệu thuộc tính cho điểm đen tuyến QL 1, QL 20,

93

QL 51 trên bản đồ số.
5.2.3 Đề xuất các biện pháp khắc phục điểm đen trên tuyến QL 1,

98

QL 20, QL 51.
5.2.4 Ứng dụng Mapinfo trong công tác theo dõi việc quản lý và

98

khắc phục điểm đen giao thông.
5.3. Các hƣớng phát triển tiếp theo của đề tài.


98

5.3.1 Xây dựng một chƣơng trình phần mền GIS đặc trƣng theo dõi

98

việc quản lý điểm đen có tích hợp các chức năng nhƣ phần mền
MAPINFO.
5.3.2 Triển khai ứng dụng xuống các cấp địa phƣơng để quản lý đối

99

với các tuyến đƣờng địa phƣơng.
- Tài liệu tham khảo.
- Mục lục.

HVTH: Trần Dương Hùng

trang - 5 -


Luận văn tốt nghiệp

GVHD: TS Chu Cơng Minh

DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 2.1: Bản đồ quy hoạch giao thơng vận tải tỉnh Đồng Nai.
Hình 2.2: So sánh tai nạn giao thơng các tuyến đường trên địa bàn tỉnh Đồng Nai
năm 2007, 2008, 2009.

Hình 2.3: Biể u đờ so sánh tai na ̣n giao thơng các năm 2007, 2008, 2009.
Hình 2.4: So sánh số người chết do tai nạn giao thông các huyện, thị xã Long
Khánh và thành phố Biên Hòa (năm 2007, 2008, 2009)
Hình 3.1: Hình ảnh khảo sát thực tế.
Hình3.2 Bình đồ điểm đen trên bản đồ số.
Hình 3.3 ảnh điểm đen trên earthgoogle.
Hình 3.4 Hình ảnh sau khi khắc phục.
Hình 3.5 Hình ảnh khảo sát thực tế.
Hình 3.6 Bình đồ điểm đen trên bản đồ số.
Hình 3.7 ảnh điểm đen trên earthgoogle.
Hình 3.8 Hình ảnh sau khi khắc phục
Hình 3.9 Hình ảnh khảo sát thực tế.
Hình 3.10 Bình đồ điểm đen trên bản đồ số.
Hình 3.11 ảnh điểm đen trên earthgoogle.
Hình 3.12 Hình ảnh sau khi khắc phục.
Hình 3.13 Hình ảnh khảo sát thực tế.
Hình 3.14 Bình đồ điểm đen trên bản đồ số.
Hình 3.15 ảnh điểm đen trên earthgoogle.
Hình 3.16 Hình ảnh sau khi khắc phục.

Hình 4.1 ảnh minh họa điểm vị trí điểm đen trên bản đồ số.
Hình 4.2 ảnh minh họa cơ sở dữ liệu dảng bảng.
Hình 4.3 ảnh minh họa nạp thuộc tính đã nạp của điểm đen trên tuyến QL 1.
Hình 4.4 ảnh minh họa thuộc tính đã được nạp của 1 điểm đen.
Hình 4.5 ảnh minh họa.
Hình 4.6 ảnh minh họa điểm đen qua chương trình earthgoogle.
Hình 4.7 Truy xuất hình ảnh hiện trường điểm đen giao thơng.
Hình 5.1 ảnh điểm đen QL 20, QL 1trên bản đồ số
Hình5.2 ảnh điểm đen QL1, Ql 51 trên bản đồ số.
Hình 5.3 Thơng tin thuộc tính điểm đen QL 1.

Hình 5.4 Thơng tin thuộc tính điểm đen QL 20.
Hình 5.5 Thơng tin thuộc tính điểm đen QL 51.
Hình 5.6 Thơng tin thuộc tính điểm đen QL1 đã được xử lý.

HVTH: Trần Dương Hùng

trang - 6 -


Luận văn tốt nghiệp

GVHD: TS Chu Công Minh

DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1 Tổng hợp toàn tỉnh theo loại mặt đường.
Bảng 2.2 Phân tích số liệu tai nạn của các đối tượng: thời gian, phương tiện, độ tuổi
gây tai nạn.
Bảng 2.3 Nguyên nhân gây tai nạn.
Bảng 2.4 Phân tích số liệu tai nạn của các đối tượng: thời gian, phương tiện, độ tuổi
gây tai nạn
Bảng 2.5 Nguyên nhân tai nạn
Bảng 2.6 Phân tích số liệu tai nạn của các đối tượng: thời gian, phương tiện, độ tuổi
gây tai nạn:
Bảng 2.7 Nguyên nhân tai nạn.
Bảng 2.8 Biểu thống kê điểm đen QL1, QL51 năm 2009
Bảng 2.9 Biểu thống kê điểm đen QL1, QL20 năm 2009
Bảng 3.4 Bảng tính hàm hồi quy tai nạn tháng 5/2010
Bảng 3.2 Bảng tính hàm hồi quy tai nạn tháng 3/2010
Bảng 3.3 Bảng tính hàm hồi quy tai nạn tháng 4/2010
Bảng 3.1 Bảng tính hàm hồi quy tai nạn tháng 2/2010


HVTH: Trần Dương Hùng

trang - 7 -


Luận văn tốt nghiệp

GVHD: TS Chu Công Minh

CHƢƠNG I: MỞ ĐẦU
1.1 SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI.
Vấn đề tai nạn giao thơng hiện nay là vấn đề nóng, được xã hội đặc biệt quan
tâm vì nó ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của người dân. Hậu quả của tai
nạn giao thông lại là những nỗi đau thương mất mát mà khơng có gì có thể bù đắp
và xoa dịu. Đặc biệt, ở những tỉnhlớn, nơi mà mật độ giao thơng mỗi ngày một tăng,
thì đây lại càng là vấn đề bức xúc của người dân. Theo thống kê, mỗi năm trên tồn
cầu tai nạn giao thơng đường bộ đã cướp đi sinh mạng của 1,2 triệu người, làm bị
thương hoặc tàn tật từ 20 đến hơn 50 triệu người. Có khoảng hơn 40% các trường
hợp chết do Tai nạn giao thơng đường bộ rơi vào nhóm người từ 0-25 tuổi. Trừ khi
có biện pháp tác động mạnh mẽ nhằm ngăn chặn xu hướng này, số người chết và bị
thương do tai nạn giao thơng đường bộ cịn tiếp tục tăng trong ba thập kỷ tiếp theo
và là nguyên nhân gây ra tử vong đứng thứ 8 vào năm 2030.
Tại khu vực Châu Á – Thái Bình Dương trong năm 2005 đã có gần 440.000
người chết vì tai nạn giao thông. Số tai nạn trong khu vực này cao gấp hai lần so với
thế giới. Theo dự báo với đà phát triển giao thơng hiện nay thì đến năm 2010 số vụ
tai nạn giao thông ở khu vực này sẽ tăng đến 660.000 người chết (chiếm 2/3 số
người chết do tai nạn giao thơng trên tồn thế giới), và đến năm 2020 số người chết
do tai nạn giao thơng có thể vượt quá số người chết do nhiễm HIV và lao phổi.
Đối với đấ t nước Viê ̣t Nam , tai nạn giao thơng đã đến mức báo động. An

tồn giao thơng (ATGT) khơng cịn chỉ là vấn đề y tế cơng cộng mà cịn là vấn đề
kinh tế, xã hội. ATGT đường bộ thực sự cần sự phối hợp mạnh mẽ giữa các bộ,
ngành, đoàn thể dưới sự lãnh đạo mạnh mẽ của Chính phủ.
Ở Việt Nam, trung bình có hơn 11.000 người chết và hàng chục ngàn người bị
thương hàng năm do tai nạn giao thông đường bộ. Thanh thiếu niên Việt Nam trong
độ tuổi từ 15 đến 24 chiếm khoảng 20% dân số toàn quốc, tuy nhiên lứa tuổi này lại
là nạn nhân của khoảng 40% tổng số các tai nạn nghiêm trọng. Những người chết và
bị thương do tai nạn giao thông không chỉ gây tổn thất cho chính họ, cho gia đình và
cộng đồng mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển kinh tế. Ngân hàng
phát triển châu á ước tính mỗi năm thiệt hại do tai nạn giao thông đường bộ gây ra
HVTH: Trần Dương Hùng

trang - 8 -


Luận văn tốt nghiệp

GVHD: TS Chu Công Minh

tại Việt Nam là khoảng 885 triệu USD.
Theo báo cáo từ Ủy ban An tồn giao thơng quốc gia năm 2009, tình hình tai
nạn giao thơng diễn biến theo chiều hướng tích cực hơn nhưng vẫn chưa đạt mục
tiêu đề ra về số vụ, số người chết và số người bị thương, còn xảy ra nhiều vụ tai nạn
đặc biệt nghiêm trọng cụ thể là: cả nước xảy ra 12.492 vụ tai nạn giao thông, làm
chết 11.516 người, bị thương 7.914 người, so với năm 2008 giảm 390 vụ (giảm
3%), giảm 78 người chết (giảm 0,7%), giảm 152 người bị thương (giảm 1,9%).
Tuy nhiên, đáng chú ý là trong năm xảy ra 141 vụ tai nạn giao thông đặc biệt
nghiêm trọng, làm chết 439 người, bị thương 456 người, so với năm 2008 tăng 11
vụ, tăng 45 người chết. Trong đó, 30 vụ do xe khách gây ra, làm chết 121 người
chết mà nguyên nhân chủ yếu do đi không đúng phần đường, vi phạm tốc độ, tránh

vượt sai quy định.
Có tới 85,5% số vụ tai nạn giao thông được xác định do lỗi của người tham gia
giao thông cho thấy ý thức chung của người tham gia giao thơng vẫn cịn nhiều yếu
kém. Tai nạn giao thông chủ yếu vẫn do lỗi vi phạm tốc độ quy định, đi không đúng
làn đường, phần đường, chở quá số người quy định, sử dụng rượu bia, vượt đường
ngang đường sắt sai quy định,…Trong khi đó, khả năng đáp ứng của hạ tầng giao
thơng so với số lượng phương tiện, nhu cầu đi lại của người dân ngày càng khó
khăn, bất cập cũng là thách thức đối với việc đưa ra lời giải hiệu quả cho bài toán
bảo đảm ATGT.
Riêng trên địa bàn Tỉnh Đồng Nai, tình hin
̀ h tai na ̣n giao thơng trong năm
2009 xảy ra 393 vụ, làm chết 401 người, bị thương nặng 106 người, bị thương nhẹ
172 người. So cùng kỳ năm 2008: giảm 81 vụ (giảm 17%), giảm 64 người chết
(giảm 13,7%), giảm 38 người bị thương nặng (giảm 26,3%). Tính tỷ lệ trên 10.000
phương tiện cơ giới là 8,2 vụ, 8,5 người chết và 2,3 số người bị thương nặng. Tai
nạn do xe ôtô gây ra chiếm 24,9% số vụ, môtô chiếm 64,9%, thô sơ 2,2%, bộ hành
7,9%. Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng xảy ra giảm 02 vụ (04/06 vụ = 33,3%),
giảm 07 người chết (12/19 người = 36,8%).
+ Các tuyến quốc lộ (1A, 20, 51, 56): Xảy ra 190 vụ (chiếm 50,6% tổng số
vụ), làm chết 214 người (chiếm 55,4%), bị thương nặng 48 người (chiếm 45,7%).

HVTH: Trần Dương Hùng

trang - 9 -


Luận văn tốt nghiệp

GVHD: TS Chu Công Minh


So sánh cùng kỳ của năm 2008, giảm 64 vụ (= 25,1%), giảm 59 người chết (=
21,7%), giảm 16 người bị thương nặng (= 25%).
+ Nội thị: Xảy ra 48 vụ (chiếm 12,8%), làm chết 33 người (chiếm 8,8%), bị
thương nặng 26 người (chiếm 6,7%). So sánh năm 2008, giảm 07 vụ (= 12,7%), số
người chết chưa giảm (33/33 người), bị thương nặng giảm 04 người (= 13,3%).
+ Các tuyến đường tỉnh, huyện, xã: Xảy ra 135 vụ (chiếm 36%), làm chết
138 người (chiếm 35,7%), bị thương nặng 30 người (chiếm 28,5%). So sánh năm
2008 số vụ chưa giảm (135/135 vụ), tăng 01 người chết (=0,72%) bị thương nặng
giảm 16 người (=34,7%).
- Tai nạn giao thông đường sắt: Xảy ra 11 vụ (giảm 08 vụ = 42,1%), làm chết
11 người (giảm 07 người = 38,8%).
- Tai nạn giao thông đường thủy: Xảy ra 07 vụ (giảm 01 vụ = 12,5%), làm
chết 04 người (giảm 02 người = 33,3%).
Nguyên nhân chủ quan dẫn đế n tin
̉ h Đồ ng
̀ h hin
̀ h tai na ̣n giao thông ta ̣i tin
Nai phức ta ̣p là do:
+ Ý thức chấp hành pháp luật của người tham gia giao thơng tuy đã có những
chuyển biến do tác động tích cực và mạnh mẽ của các chiến dịch truyền thông và
cưỡng chế xử lý vi phạm, nhưng vẫn cịn một bộ phận người tham gia giao thơng
chưa tự giác chấp hành, thậm chí cịn cố tình vi phạm và thách thức pháp luật.
+ Công tác quản lý vận tải đường bộ, vận tải thủy, quản lý bến khách ngang
sơng…cịn nhiều hạn chế. Một số lãnh đạo chính quyền địa phương cấp cơ sở chưa
thực sự quan tâm và chỉ đạo đúng mức.
+ Tai nạn giao thông đường bộ: Do kỹ thuật phương tiện 1,5%; do đường sá
3%, tự té 2,6%; do lỗi của con người 92%, trong đó tập trung các lỗi: Xe ôtô, môtô
lưu thông lấn trái tim đường 48,3%; đi không đúng phần đường, đi ngược chiều
34,7%; thiếu chú ý quan sát 30,9%, bất ngờ qua đường, chuyển hướng không
nhường đường 29,4%; tránh, vượt không đúng luật 22,6%; vi phạm tốc độ 15%; say

rượu, bia 2.2%...
+ Tai nạn giao thông đường sắt: 07 vụ lỗi do bộ hành nằm, ngồi, chơi đùa
trên đường sắt (chiếm 63,6%), 03 vụ qua đường ngang bất cẩn (chiếm 27,2%), đặt
vật cản trên đường sắt 01 vụ (chiếm 9%).
HVTH: Trần Dương Hùng

trang - 10 -


Luận văn tốt nghiệp

GVHD: TS Chu Công Minh

+ Tai nạn giao thông đường thủy do vi phạm quy tắc giao thông 04 vụ
(chiếm 57,1%), phương tiện không đảm bảo an tồn kỹ thuật 02 vụ (chiếm 28,5%),
do luồng tuyến, dịng chảy 01 vụ (chiếm 14,2%).
Ngồi ra, cịn ngn nhân khác quan dẫn đến tình hình tai nạn giao thơng là
do:
+ Hạ tầng giao thông không những chưa được cải thiện mà ngày càng bị
xuống cấp nghiêm trọng, nhất là các trục giao thông quốc gia.
+ Số lượng phương tiện cơ giới đường bộ tăng nhanh gấp nhiều lần so với
tốc độ phát triển kết cấu hạ tầng, gây sức ép rất lớn đến hoạt động lưu thông và
công tác trật tự ATGT.
Về t ình hình trật tự an tồn giao thông, ùn tắc giao thông: mặc dù số lượng
phương tiện đăng ký tăng cao (xe ôtô tăng 11,3%; xe môtô, xe gắn máy tăng 9,3%
cộng với lưu lượng phương tiện cơ giới tham gia giao thông hàng ngày trên Quốc lộ
1A (đoạn thành phố Biên Hịa) là 53.000 xe ơtơ, 109.000 xe môtô, xe gắn máy;
Quốc lộ 20: 6.700 xe ôtô, 6.500 xe môtô, xe gắn máy và Quốc lộ 51: 19.100 xe ôtô,
23.500 xe môtô, xe gắn máy. Nhưng do tổ chức tốt việc hướng dẫn, phân luồng nên
tình hình ùn tắc giao thơng ít gay gắt hơn.

Vấn đề tai nạn giao thông là một mối quan tâm lo lắng của toàn thể xã hội, đặc
biệt là của nhà nước ta. Điều này đã được thể hiện rõ thông qua các qui định chính
sách được ban hành, cũng như là việc thành lập các tiểu ban chuyên trách về vấn đề
này từ trung ương tới địa phương. Trong nhiều năm qua, Ủy ban An tồn giao thơng
Quốc gia đã ln bám sát theo dõi, tìm hiểu ngun nhân và thường xuyên đưa ra
các biện pháp để nâng cao an tồn giao thơng như: nâng cấp cải tạo và xây dựng
mới nhiều tuyến quốc lộ, tỉnh lộ; xử lý các “điểm đen”, là nơi thường xuyên xảy ra
các tai nạn nghiêm trọng; hạn chế tốc độ; tăng cường các biện pháp tổ chức giao
thơng như sơn vạch, biển báo, hồn thiện hệ thống đèn tín hiệu, bố trí các gờ giảm
tốc tại các vị trí cần thiết giảm tốc; mở đường vịng qua thành phố, đơ thị lớn; qui
định bắt buộc đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy trên các tuyến đường; giáo dục và có
biện pháp chế tài đối với các lái xe không chấp hành luật giao thông; tổ chức các
cuộc hội thảo với nhiều tầm cỡ, qui mô….

HVTH: Trần Dương Hùng

trang - 11 -


Luận văn tốt nghiệp

GVHD: TS Chu Công Minh

Những con số thống kê ở trên đã nói lên hết tất cả tầm quan trọng của việc
ngăn chặn tai nạn giao thông xảy ra.
1.2 MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI.
Để góp một phần nhỏ trong việc nghiên cứu công cuộc ngăn chặn các tai nạn
giao thông, đặc biệt là tai nạn giao thông tại các điểm đen giao thông trên địa bàn
tỉnh Đồng Nai, Tôi đã đăng ký làm đề tài: Theo dõi việc quản lý và khắc phục điểm
đen giao thông trên địa bàn tỉnh Đồng Nai bằng phần mền Mapinfo.

Tôi hy vọng thông qua việc nghiên cứu này sẽ xây dựng được một chương
trình quản lý và xử lý điểm đen giao thơng trên địa bàn tỉnh Đồng Nai. Qua đó, giúp
các cơ quan quản lý về giao thơng có cơng cụ để quản lý hệ thống các điểm đen,
báo cáo số liệu một cách hệ thống, khoa học bằng các hình ảnh minh họa; Dự báo
các vị trí có khả năng phát sinh điểm đen giao thơng. Từ đó đề ra những biện pháp
xử lý điểm đen hiệu quả hơn, góp phần giảm thiểu tai nạn giao thơng trên địa bàn
tỉnh Đồng Nai.
Tôi hy vọng với ý nghĩa quan trọng, thiết thực của đề tài về vấn đề điểm đen
giao thông đối với các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành giao thông sẽ được
triển khai cho các địa phương trên cả nước sau khi được triển khai trên địa bàn tỉnh
Đồng Nai.
1.3/ PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI.
Do thời gian và nhân lực có hạn nên trong đề tài luận văn của em chỉ xin được
thực hiện đối với các điểm đen giao thông trên tuyến Quốc lộ 1 A đoạn qua địa bàn
huyện Trảng Bom để làm cơ sở báo cáo đề tài.
Trên nền tảng đã xây dựng trên tuyến Quốc lộ 1A, khi có thời gian, nhân lực
và tài chính, em sẽ xây dựng được điểm đen giao thông trên tất cả các tuyến đường
trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.

HVTH: Trần Dương Hùng

trang - 12 -


Luận văn tốt nghiệp

GVHD: TS Chu Công Minh

CHƢƠNG 2: TỔNG QUAN GIAO THƠNG VẬN TẢI VÀ
TÌNH HÌNH TAI NẠN GIAO THÔNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH

ĐỒNG NAI.
2.1 TỔNG QUAN GIAO THÔNG VẬN TẢI TỈNH ĐỒNG NAI.
2.1.1 Mạng lƣới giao thông đƣờng bộ.
Những năm gần đây giao thông vận tải tỉnh Đồng nai đã có những bước phát
triển đáng kể nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển với tốc độ nhanh của nền kinh tế.
a. Khái quát chung.
Tính đến năm 2009 giao thơng đường bộ của tỉnh Đồng Nai có tổng chiều dài
là 6.156,6 km. Bao gồm:
1/. Quốc Lộ (QL): Gồm quốc lộ 1, quốc lộ 20, quốc lộ 51, quốc lộ 56, quốc lộ 1K.
Tổng chiều dài 244,2 km đường nhựa, đã được nâng cấp từng bước.
2/. Đƣờng tỉnh (ĐT): Gồm 20 tuyến đường do tỉnh quản lý: đường tỉnh 760, đường
tỉnh 761, đường tỉnh 762, đường tỉnh 763, đường tỉnh 764, đường tỉnh 765, đường
tỉnh 766, đường tỉnh 767, đường tỉnh 768, đường tỉnh 769, quốc lộ 1 cũ, quốc lộ 15
nối dài, đường Đồng Khởi, Đường tỉnh Hiếu Liêm, Đường tỉnh Suối Tre –Bình Lộc,
Đường tỉnh 25B, Đường tỉnh 319, đường tỉnh 322B, đường Chiến Khu D, đường
vào cảng Gò Dầu. Tổng chiều dài 369,1 km, đường nhựa chiếm 64,4%, đường cấp
phối chiếm 35,6%.
3/. Đƣờng huyện (ĐH), đƣờng tỉnh (ĐTP): Gồm đường do các đơn vị hành chính
trực tiếp quản lý: TP.Biên Hoà, thị xã Long Khánh, huyện Long Thành, Xuân Lộc,
Thống Nhất, Trảng Bom, Cẩm Mỹ, Vĩnh Cửu, Nhơn Trạch, Tân Phú, Định Quán.
Tổng chiều dài 1.317 km. Trong đó đường nhựa chiếm 39,6%; đường BTXM chiếm
0,4%, đường đá 0,6%, đường cấp phối chiếm 37,2%; đường đất chiếm 22,1%.
4/. Đƣờng xã, phƣờng với tổng chiều dài 3.835,7 km. Trong đó đường nhựa chiếm
10,6%; đường BTXM chiếm 1,7%; đường đá chiếm 2,8%; đường cấp phối chiếm
33,1% và đường đất chiếm 51,7%.
5/. Đƣờng chuyên dùng với chiều dài 390,2 km. Trong đó: đường nhựa chiếm
40,7%, đường BTXM chiếm 2,6% ; đường đá chiếm 1,1% và đường cấp phối

HVTH: Trần Dương Hùng


trang - 13 -


Luận văn tốt nghiệp

GVHD: TS Chu Công Minh

chiếm 55,6%. Hệ thống đường chuyên dùng do các đơn vị kinh tế trong tỉnh trực
tiếp quản lý.
Bảng 2.1: Tổng hợp toàn tỉnh theo loại mặt đường.
ĐV: km
Loại mặt đƣờng

Tồn bộ

Tính đến đƣờng huyện

Đường nhựa

1592,3

1025,2

Đường BTXM

80,5

5,8

Đường đá


121,3

8,9

Đường cấp phối sỏi đỏ

2131,3

641,8

Đường đất

2287,3

302,9

Cộng

6156,6

1933,2

2.1.2 Bến bãi phục vụ vận tải đƣờng bộ.
Nhằm ổn định phương hướng cải tạo, nâng cấp các bến xe hiện có và đầu tư
xây dựng các bến xe mới, nâng cao chất lượng phục vụ và vận chuyển hàng hóa,
hành khách, UBND tỉnh đã ra quyết định số 787/QĐ.CT.UBT ngày 29/3/2002 v/v
Quy hoạch hệ thống bến xe trên địa bàn tỉnh Đồng Nai. Hệ thống quy hoạch được
duyệt gồm: 8 bến xe với tổng diện tích 80.210m2, 16 trạm xe tổng diện tích
38.580m2, 8 điểm dừng đỗ xe tổng diện tích 5.000m2. Toàn bộ quy hoạch

123.790m2 cho bến, trạm, điểm dừng đỗ xe.
Hiện nay có 8 bến xe đang hoạt động tổng diện tích khoảng 48.149 m2. Ngành
giao thơng đang quản lý 7 bến xe với diện tích là 35.149m2 được bố trí ở các trung tâm
chính trị và kinh tế của tỉnh. TP. Biên Hòa quản lý một bến xe khách 14.000m2. Cụ thể:
- 3 bến trung tâm tỉnh: Bến xe Đồng Nai, bến loại 4 tại phường Bình Đa
TỉnhBiên Hoà. Bến ngã tư Vũng Tàu, loại 4 tại phường Long Bình Tân Biên Hồ.
Bến xe TP Biên Hồ, bến loại 2 tại QL1K phường Quang Vinh Biên Hoà.
- 5 bến trung tâm huyện, thị trấn: bến xe Tân Phú, bến loại 3 tại thị trấn Tân
Phú huyện Tân Phú. Bến xe Long Khánh, bến loại 3 tại thị xã Long Khánh. Bến xe
Xuân Lộc, bến loại 4 tại thị trấn Gia Ray huyện Xuân Lộc. Bến xe Trị An, bến loại
nhỏ. Bến xe Phú Lý, bến loại nhỏ.

HVTH: Trần Dương Hùng

trang - 14 -


Luận văn tốt nghiệp

GVHD: TS Chu Công Minh

- Trạm xe: TP.Biên Hòa quản lý 2 trạm xe Nguyễn Văn Trị 1.860m2 và Hố
Nai 5.300m2. Ngành GTVT quản lý 4 trạm xe tổng diện tích 5.600m2, Xuân Lộc
250m2, Cẩm Mỹ 2.400m2, Vĩnh Cửu có một trạm xe buýt 200m2 ngã ba Trị An và
một trạm xe Phú Lý 1000m2.
Nhìn chung bến bãi trạm dừng xe còn thiếu. Cần tiếp tục triển khai việc hoàn
chỉnh và xây dựng các bến xe, trang thiết bị theo quy định cấp bậc loại bến, dành
đất để xây dựng các bến, trạm, điểm dừng đỗ xe.
2.2/ ĐỊNH HƢỚNG QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH GTVT.
Trong Quy hoạch tổng thể KT-XH tỉnh Đồng Nai được Thủ tướng Chính phủ

phê duyệt, đã nêu định hướng đến 2010, cần tập trung phát triển một số các cơng
trình giao thơng quan trọng và phát triển giao thông nông thôn.
2.2.1/. Nâng cấp xây dựng mới các tuyến đường giao thông quan trọng như:
Nâng cấp đoạn quốc lộ 20 đi Đà Lạt- Lâm Đồng và QL56 ( TL 2 cũ dài 18km)
đi Bà Rịa - Vũng Tàu thành đường cấp I, II. Nâng cấp đoạn 2 tỉnh lộ 769 (Dầu Giây
- Long Thành) thành QL nối với QL 20. Xây dựng đường cao tốc, tuyến đường sắt
Biên Hoà- Bà Rịa- Vũng Tàu. Mở mới tuyến cầu và đường cao tốc từ TP.HCM đi
qua Long Thành đến ngã 3 Dầu Giây. Xây dựng mới đoạn QL 1A tránh TP. Biên
Hoà ( đoạn từ Hố Nai 3 đến cổng Long Bình / QL51).
Xây dựng cầu qua sông Đồng Nai (Q9, TP. HCM- Nhơn Trạch).
Đến năm 2010 nâng cấp hoàn chỉnh các đường tỉnh thành đường cấp III, bê
tông nhựa 100% các đường (bao gồm:761, 762, 763, 764, 765, 766, 767, 768, 769).
Mở mới các tuyến đường nội ơ Biên Hồ, thị trấn Xn Lộc .
Xây dựng đường sắt trên cao, đoạn tuyến TP. Biên Hoà -TP. HCM..
2.2.2/. Hệ thống Cảng : xây mới các cảng với tổng công suất là 30 triệu tấn/năm,
gồm: cảng Đồng Nai; cảng Gị Dầu A và B cơng suất thiết kế 10 triệu tấn / năm;
cảng Phước An (Trên sông Thị Vải) cho tầu có trọng tải 20.000 tấn; cảng Phú Hữu
cơng suất 1 triệu tấn/ năm cho tàu có trọng tải 20.000 tấn. Cảng COGIDO, cảng
quân sự thành Tuy Hạ…
2.2.3/. Hệ thống bến xe các huyện và TP. Biên Hồ.
2.2.4/. Cảng hàng khơng: xây dựng Sân bay quốc tế Long Thành.

HVTH: Trần Dương Hùng

trang - 15 -


Luận văn tốt nghiệp

GVHD: TS Chu Cơng Minh


Hình 2.1: Bản đồ quy hoạch giao thông vận tải tỉnh Đồng Nai.

HVTH: Trần Dương Hùng

trang - 16 -


Luận văn tốt nghiệp

GVHD: TS Chu Cơng Minh

2.3 TÌNH HÌNH TAI NẠN GIAO THÔNG VÀ ĐIỂM ĐEN GIAO THÔNG
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG NAI.
2.3.1 Cơ sở pháp lý xác định điểm đen giao thơng theo quan điểm an tồn giao
thơng:

Căn cứ công văn số 13/2005/QĐ-BGTVT ngày 02/02/2005 của Bộ
GTVT ban hành “ Quy định về việc xác định và xử lý vị trí nguy hiểm thường
xảy ra tai nạn giao thông trên đường bộ đang khai thác”.
Điểm đen là vị trí nguy hiểm mà tại đó thường xảy ra tai nạn giao thông. Từ
"điểm" ở đây được hiểu là một vị trí hoặc một đoạn đường hoặc trong khu vực nút
giao.
Tiêu chí để xác định điểm đen phải căn cứ vào tình hình tai nạn giao thơng xảy
ra trong về số vụ, mức độ thiệt hại :
1. 02 tai nạn nghiêm trọng (tai nạn có người chết) hoặc
2. 03 vụ tai nạn trở lên, trong đó có 01 vụ nghiêm trọng hoặc
3. 04 vụ tai nạn trở lên, nhưng chỉ có người bị thương.
2.3.1 Tình hình tai nạn giao thơng trong các năm 2007, năm 2008, năm 2009.


HVTH: Trần Dương Hùng

trang - 17 -


Luận văn tốt nghiệp

GVHD: TS Chu Cơng Minh

Hình 2.2: So sánh tai nạn giao thông trên các tuyến đường trên địa bàn tỉnh Đồng Nai trong các năm 2007, 2008, 2009

Chú ý: Tuyến đường huyện, xã, tỉnh là bao gồm các tuyến đường do địa phương quản lý và hệ thống các tuyến đường tỉnh.

HVTH: Trần Dương Hùng

trang - 18 -


Luận văn tốt nghiệp

GVHD: TS Chu Cơng Minh

Hình 2.3: Biể u đồ so sánh tai nạn giao thông các năm 2007, 2008, 2009.

700

676

656


600

474
500

465
393

401

400

300

235

200

144
106

Số vụ

100

Chết
Bị thƣơng

0


Năm 2007

HVTH: Trần Dương Hùng

Năm 2008

Năm 2009

trang - 19 -


Luận văn tốt nghiệp

GVHD: TS Chu Cơng Minh

Hình 2.4: So sánh số người chết do tai nạn giao thông của các địa phương trên địa bàn tỉnh Đồng Nai
(năm 2007, 2008, 2009)

HVTH: Trần Dương Hùng

trang - 20 -


Luận văn tốt nghiệp

GVHD: TS Chu Công Minh

Bảng 2.2 Phân tích số liệu tai nạn của các đối tượng: Thời gian, phương tiện, độ tuổi gây tai nạn (năm 2007)
Thêi gian
06h - 10h

10h - 14h
14h - 20h
20h - 06h
Ch-a xác
định
Tổng số

Số
vụ
64
96
242
275
/
677

Chết BT nặng
73
86
222
278
/

22
32
81
115
/

659


250

Đối
t-ợng
Ôtô
Môtô
Thô sơ
Xe khác
Bộ hành
Ch-a


Số vụ
101
411
15
4
52

Độ tuổi

94

D-ới 16 t
16t - 18t
19t - 40t
Trên 40t
Ch-a xác
định

Tổng số

Xe ôtô

Xe môtô

24
8

50
39
07
110
45
20
13
20
28
05
14
14

Số
vụ
5
29
327
131
185


Gây tai nạn
Chết BT nặng
5
0
19
2
166
39
72
11
19
12

Nạn nhân
Chết
BT nặng
10
11
12
24
202
76
107
20
47
55

677

281


378

64

186

Bảng 2.3 Nguyên nhân tai nạn.
Lỗi
Vi phạm tốc độ
V-ợt không đúng luật
Say r-ợu bia
Lấn trái đ-ờng
Thiếu chú ý quan sát
Bất ngờ qua đ-ờng
Trong ngõ ra không nh-ờng đ-ờng
Đi không đúng phần đ-ờng
Chuyển h-ớng không báo hiệu
Đi ng-ợc chiều
Vi phạm phía đi
Tự lật, tự té
HVTH: Trn Dng Hựng

33
09

05
04
06


Xe thô sơ

Bộ hành

Ph-ơng tiện #
01
01

02
08
01
01
03

49
01
01

trang - 21 -


Lun vn tt nghip

GVHD: TS Chu Cụng Minh

01
03
06
99 vụ


Khoảng cách an toàn
Ph-ơng tiện không đảm bảo an toàn
Nguyên nhân khác
Tổng céng: 555 vơ

09
02
09
385 vơ

01
16 vơ

02
52 vơ

03 vơ

Bảng 2.4 Phân tích số liệu tai nạn của các đối tượng: Thời gian, phương tiện, độ tuổi gây tai nạn (năm 2008).
Thời
gian

Số
vụ

06h - 10h

Nạn nhân
Chết BT BT
nặng nhẹ

14
1
9

Số vụ

Số
vụ

Ơtơ

81

Dưới 16t

3

28

Mơtơ

241

16t - 18t

14

7

1


1

15

8

5

49

76

Thơ sơ

11

19t - 40t

211

83

21

12

144

53


96

55
/

61
/

Xe khác
Bộ hành

1
24

Trên 40t

/

178
/

70
149

48
14

5
9


3
1

85
28

7
37

22
31

447

441

142

180

Chưa


89

Tổng số

447


155

36

17

286

106

163

Chết

BT
nhẹ

46

38

17

15

10h - 14h

83

77


21

14h - 20h

158

148

20h - 06h
Chưa XĐ

160

Tổng số

Đối
tƣợng

Gây tai nạn
Chết BT
BT
nặng nhẹ
3
/
/

Độ
tuổi


BT
nặng

Chưa


- Đối tƣợng: Trong tỉnh: 246 vụ; Ngoài tỉnh: 92 vụ; Chưa xác định: 109 vụ.

HVTH: Trần Dương Hùng

trang - 22 -


×