Tải bản đầy đủ (.doc) (38 trang)

Ứng dụng CNTT vào trong việc quản lý cán bộ, công chức trên địa bàn huyện kỳ sơn, tỉnh nghệ an

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (235.45 KB, 38 trang )

– Lớp KH9.QLC2

Báo cáo thực tập tốt nghiệp

MỤC LỤC

Học viện hành chính

1


– Lớp KH9.QLC2

Báo cáo thực tập tốt nghiệp

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

HĐND: Hội đồng nhân dân
UBND: Ủy ban nhân dân
CNTT: Công nghệ thông tin
CBCC: Cán bộ, công chức

Học viện hành chính

2


– Lớp KH9.QLC2

Báo cáo thực tập tốt nghiệp
LỜI CẢM ƠN



Thực tập cuối khóa là một trong những nội dung quan trọng trong chương
trình đào tạo cử nhân của Học viện Hành chính. Vì vậy trước khi kết thúc mỗi khóa
đào tạo, Học viện đều tổ chức cho sinh viên đi thực tập tại các cơ quan hành chính
Nhà nước. Đây cũng là dịp để sinh viên vận dụng kiến thức đã học vào thực tế để
rèn luyện các kỹ năng, nghiệp vụ quản lý hành chính, trang bị cho sinh viên những
kinh nghiệm, kỹ năng thực tế trước khi ra trường.
Được sự hướng dẫn của Thầy Cô trong khoa Hành chính học, em đã quyết
định liên hệ thực tập tại Phòng Nội vụ UBND huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An.Qua
hai tháng thực tập, được sự quan tâm, giúp đỡ, chỉ bảo tận tình của các chú, các anh
trong Phòng Nội vụ UBND, cùng với sự quan tâm hướng dẫn của cô Nguyễn Thị
Thu Hòa- Trưởng đoàn và cũng là giảng viên hướng dẫn, thầy Nguyễn Trường
Huy- Phó đoàn thực tập, và sự quan tâm, hướng dẫn, chỉ bảo nhiệt tình của anh
Phan Đăng Thiện – nhân viên phòng Nội vụ UBND huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An
đã giúp đỡ em hoàn thành báo cáo, đồng thời giúp em bổ sung kiến thức, kinh
nghiệm thực tế phục vụ cho công tác sau này.
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các chú, các anh trong Phòng Nội vụ
của UBND huyện Kỳ Sơn, cùng các thầy cô trong đoàn thực tập.
Tuy nhiên, trong khuôn khổ bài báo cáo thực tập, do thời gian và trình độ có
hạn, vì vậy em rất mong nhận được những đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo và
các bạn nhằm hoàn thiện bài báo cáo này.
Em xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên
Quang Văn Thải
LỜI NÓI ĐẦU
Học viện hành chính

3



– Lớp KH9.QLC2

Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Trong thời đại CNTT phát triển bùng nổ như hiện nay, việc áp dụng công
nghệ tin học vào trong quản lý hành chính nhà nước là rất cần thiết, giúp cho quá
trình quản lý nhà nước thực hiện tốt các chức năng, nhiệm vụ của mình một cách
nhanh chóng, chính xác. Đặc biệt là trong cuộc cải cách hành chính ở nước ta hiện
nay, Chính phủ cũng đã đề ra nhiều chương trình, kế hoạch nhằm áp dụng CNTT
vào trong quản lý hành chính, đặc biệt là trong việc quản lý cán bộ công chức.Việc
áp dụng CNTT vào trong quản lý hành chính nhà nước hiện nay đã và đang trở
thành vấn đề hết sức được nhà nước quan tâm, vì có áp dụng được các CNTT vào
trong quản lý hành chính thì mới có thể tiến hành cải cách hành chính một cách
thành công, nhanh chóng và tiên tiến.
Quản lý cán bộ, công chức là một vấn đề hết sức quan trọng, do có liên quan
đến thông tin cá nhân của các cán bộ, công chức nên cần phải đặc biệt chú ý. Ứng
dụng CNTT vào trong vấn đề này sẽ giúp cho quá trình quản lý diễn ra nhanh
chóng, chính xác, khoa hoc và đảm bảo an toàn.
Chính vì những lý do đó, để tìm hiểu rõ hơn về việc ứng dụng CNTT vào việc
quản lý cán bộ, công chức, nhân đợt thực tập tại Phòng Nội Vụ huyện Kỳ Sơn,
tỉnh Nghệ An, tôi quyết định chọn đề tài “Ứng dụng CNTT vào trong việc quản
lý cán bộ, công chức trên địa bàn huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An” làm báo cáo
thực tập của mình.
Báo cáo thực tập của tôi bao gồm 3 chương chính sau:
Phần I: Báo cáo quá trình thực tập tại UBND huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An.
Phần II: báo cáo chuyên đề ứng dựng CNTT trong quản lý cán bộ, công
chức của UBND huyện Kỳ Sơn - Nghệ An.
Phần III: Một số đề xuất, kiến nghị sau đợt thực tập.

Học viện hành chính


4


– Lớp KH9.QLC2

Báo cáo thực tập tốt nghiệp
PHẦN I

BÁO CÁO TỔNG QUAN VỀ ĐỢT THỰC TẬP TẠI UBND
HUYỆN KỲ SƠN- NGHỆ AN
I.

BÁO CÁO QUÁ TRÌNH THỰC TẬP

1. Kế hoạch thực tập
- Thời gian, địa điểm thực tập: Hai tháng (từ ngày 26/3/2012 – 18/05/2012)
- Địa điểm: Tại Phòng Nội vụ UBND huyện Kỳ Sơn
- Kế hoạch cụ thể:
Tuần
1

Công việc
- Đến cơ quan thực tập theo đúng lịch thực tập
- Làm quen nơi thực tập
- Trình kế hoạch thực tập cho trưởng phòng Nội vụ UBND huyện;

2

- Phân công việc và nhiệm vụ cụ thể tại cơ quan

- Lựa chọn đề tài báo cáo thực tập Soạn thảo đề cương báo cáo
thực tập gửi cô theo thời gian quy định
- Làm việc theo sự phân công của cơ quan
+ Tìm hiểu cơ cấu tổ chức, chức năng,nhiệm vụ, quyền hạn và các
mối quan hệ làm việc của UBND huyện, của Phòng Nội vụ UBND
huyện

3

+ Làm quen với Công việc quản lý cán bộ, công chức.
+ Tìm hiểu quy trình công vụ và các thủ tục hành chính của cơ
quan.
+ Được giao phân loại giấy tờ, công văn, nghị định, quyết định,
các hồ sơ công chức…

4

+ Thu thập tài liệu có liên quan đến đề tài để chuẩn bị cho báo cáo.
- Đọc và tìm tài liệu viết báo cáo

5

- Làm việc theo sư phân công của cơ quan
- Đọc và tìm tài liệu viết báo cáo
- Làm việc theo sự phân công của cơ quan

Học viện hành chính

5



– Lớp KH9.QLC2
6

Báo cáo thực tập tốt nghiệp

+ Tiếp tục thực hành các kỹ năng hành chính tại bộ phận Quản lý
cán bộ, công chức.
+ Viết bản thảo báo cáo thực tập.
+ Tiếp tục thực hành kỹ năng hành chính tại bộ phận quản lý cán

7

bộ công chức.
+ Nộp báo cáo chỉnh sử, bổ sung và hoàn thiện báo cáo thực tập.
+ Hoàn chỉnh báo cáo

8

+ Về Học viện nộp báo cáo.
2. Nội dung thực tập
- Nắm vững được cơ cấu tổ chức, chức năng nhiệm vụ và mối quan hệ của
cơ quan thực tập,
- Nắm vững quy trình công vụ trong cơ quan quản lý hành chính nhà nước,
- Nắm được thủ tục hành chính của cơ quan thực tập, thể chế hành chính liên
quan đến cơ quan nơi thực tập,
- Thực hiện các kỹ năng hành chính đúng với vai trò của một công chức
trong cơ quan hành chính nhà nước, với yêu cầu cụ thể mà cơ quan đến thực tập
giao cho.
II.


KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
Được sự giúp đỡ, chỉ bảo tận tình của các chú, các anh tại Phòng Nội vụ

UBND huyện Kỳ Sơn, em đã hiểu rõ hơn về thực tế công tác quản lý cán bộ, công
chức ở địa phương, có những hiểu biết nhất định về hoạt động của bộ máy hành
chính nhà nước cấp huyện nói chung và hoạt động của phòng Nội vụ huyện nói
riêng. Trong quá trình thực tập, em đã thực hiện được các công việc được giao và
đạt được kết quả cụ thể sau:
- Nắm vững được cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ và các mối quan hệ
của cơ quan thực tập.

Học viện hành chính

6


– Lớp KH9.QLC2

Báo cáo thực tập tốt nghiệp

- Nắm vững quy trình công vụ trong cơ quan quản lý hành chính Nhà nước,
các thủ tục hành chính, thể chế hành chính liên quan đến cơ quan.
- Thực hiện các kỹ năng hành chính đúng với vai trò của một công chức
trong cơ quan hành chính Nhà nước với yêu cầu cụ thể mà cơ quan thực tập giao
cho.
- Tham gia công tác bầu cử HĐND cấp xã tại các xã Hữu Kiệm, Bảo Thắng,
Huồi Tụ.
- Tham gia các hoạt động nhân đạo do UBND huyện tổ chức.


Học viện hành chính

7


– Lớp KH9.QLC2

Báo cáo thực tập tốt nghiệp
PHẦN II

ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG QUẢN LÝ CÁN BỘ,
CÔNG CHỨC CỦA UBND HUYỆN KỲ SƠN - NGHỆ AN
CHƯƠNG I
LÝ LUẬN CHUNG VỀ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
1. Khái niệm
- CNTT, viết tắt CNTT, (tiếng Anh: Information Technology hay là IT) là
ngành ứng dụng công nghệ quản lý và xử lý thông tin
- CNTT là ngành sử dụng máy tính và phần mềm máy tính để chuyển đổi,
lưu trữ, bảo vệ, xử lý, truyền, và thu thập thông tin. Người làm việc trong ngành
này thường được gọi là dân CNTT (IT specialist) hoặc cố vấn quy trình doanh
nghiệp (Business Process Consultant)
- Ở Việt Nam: Khái niệm CNTT được hiểu và định nghĩa trong nghị quyết
Chính phủ 49/CP kí ngày 04/08/1993: CNTT là tập hợp các phương pháp khoa học,
các phương tiện và công cụ kĩ thuật hiện đại - chủ yếu là kĩ thuật máy tính và viễn
thông - nhằm tổ chức khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên thông
tin rất phong phú và tiềm năng trong mọi lĩnh vực hoạt động của con người và xã
hội.
- Ứng dụng CNTT là việc sử dụng CNTT vào các hoạt động thuộc lĩnh vực
kinh tế - xã hội, đối ngoại, quốc phòng, an ninh và các hoạt động khác nhằm nâng
cao năng suất, chất lượng, hiệu quả của các hoạt động này.

2. Vai trò của CNTT
CNTT đóng vai trò quan trọng trong sự phá triển của xã hội trong thời đại
ngày nay vì muốn phát triển phải biểt các thông tin , phải cập nhật hóa thông tin ,

Học viện hành chính

8


– Lớp KH9.QLC2

Báo cáo thực tập tốt nghiệp

phải toàn cầu hóa , phải giao lưu để học hỏi , phải hội nhập . Tất cả vấn đề đó nếu
không có CNTT thì không thực hiện được.
CNTT (CNTT) là động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và kích thích tăng
lực đổi mới đối với nền kinh tế toàn cầu nói chung và nền kinh tế quốc dân của mỗi
nước nói riêng.
Sự phát triển của CNTT đã tạo ra hàng loạt ngành nghề mới có giá trị gia tăng cao,
đã đào tạo được hàng triệu nhân công CNTT có tay nghề cao; tạo ra nguồn thu rất
lớn cho ngân sách Nhà nước.


Vai trò của CNTT trong khu vực công:

+ Làm giảm chi phí hành chính. CNTT cho phép cắt giảm đáng kể chi phí xử
lý thông tin và chi phí thực thi. Đặc biệt, CNTT cho phép nhiều dữ liệu hơn (ví dụ,
việc thay đổi địa chỉ) được chia sẻ giữa các hệ thống thông tin khác nhau, qua đó
làm giảm lượng thời gian thu thập dữ liệu.
+ Phản ứng nhanh và chính xác hơn đối với những đòi hỏi hay thắc mắc, kể

cả ngoài giờ làm việc thông thường. CNTT có thể cho phép tiếp cận trực tiếp các
giao dịch hoặc tài khoản của khách hàng được lưu giữ ở những bộ phận khác nhau
của chính quyền, đặc biệt đối với những dịch vụ công ở cấp cơ sở.
+ Khả năng tiếp cận ở tất cả các bộ, ngành và các cấp chính quyền từ bất kỳ
nơi nào. CNTT hỗ trợ cho sự phát triển những phương thức thuận tiện và linh hoạt
hơn để giúp công dân có thể tiếp cận được các dịch vụ công. Ví dụ, một số chính
phủ đang phát triển những loại dịch vụ tiện ích trên mạng làm việc suốt ngày, phục
vụ các giao dịch như các khiếu nại, đòi hỏi về phúc lợi, đánh giá thuế, thủ tục hồ sơ
visa và gia hạn giấy phép. Việc sử dụng “thẻ thông minh” cũng đang phát triển, cho
phép tiếp cận ngày càng nhiều các dịch vụ của chính quyền- loại hình cửa hàng
điện tử một cửa. Những dịch vụ này có thể ngăn chặn tình trạng lừa đảo hoặc sử
dụng sai các dịch vụ và lợi ích công, làm cho công chúng ngày càng tin tưởng vào
các dịch vụ thuế và phúc lợi xã hội.
Học viện hành chính

9


– Lớp KH9.QLC2

Báo cáo thực tập tốt nghiệp

+ Khả năng quản lý nhà nước tốt hơn. CNTT làm cho chính quyền có khả
năng thu được nhiều dữ liệu hơn từ các hệ thống đang hoạt động, do đó làm tăng
chất lượng thông tin phản hồi tới các cấp ban hành chính sách và quản lý. Chính
phủ cũng có thể đảm bảo có nhiều thông tin hơn được cung cấp cho công chúng và
hỗ trợ những loại hình liên lạc trên mạng mới giữa các nhà hoạch định chính sách,
các đại biểu dân cử, từng cá nhân công dân, hoặc các nhóm vận động hàng lang có
tổ chức. Thông qua những cách này, CNTT có thể giúp nâng cao năng lực chỉ đạo
trong hoạt động quản lý hành chính nhà nước hiện đại. Những khả năng này tồn tại

ngay cả ở những nước đang phát triển có quy mô nhỏ, mặc dù chúng đòi hỏi
phương pháp tiếp cận có tính thực tế, phù hợp với quy mô nhỏ và năng lực hành
chính rất hạn chế.
+ Hỗ trợ các khu vực kinh tế của quốc gia và địa phương nhờ khả năng tạo
điều kiện thuận lợi cho việc giao tiếp giữa chính phủ với doanh nghiệp. Điều này
có thể mang lại các dịch vụ được cải thiện cho các vùng nông thôn xa xôi và tăng
cường các dịch vụ hỗ trợ khẩn cấp.
+ Tạo thêm những phương tiện để thu thập ý kiến phản hồi của công chúng.
3. Nguyên tắc ứng dụng CNTT trong quản lý hành chính nhà nước
Theo Điều 24 Luật công nghệ thong tin của QH ban hành ngày 29/06/2006:
- Việc ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước phải được ưu
tiên, bảo đảm tính công khai, minh bạch nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt
động của cơ quan nhà nước; tạo điều kiện để nhân dân thực hiện tốt quyền và nghĩa
vụ công dân.
- Việc ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước phải thúc đẩy
chương trình đổi mới hoạt động của cơ quan nhà nước và chương trình cải cách
hành chính.
- Việc cung cấp, trao đổi thông tin phải bảo đảm chính xác và phù hợp với
mục đích sử dụng.
Học viện hành chính

10


– Lớp KH9.QLC2

Báo cáo thực tập tốt nghiệp

- Quy trình, thủ tục hoạt động phải công khai, minh bạch.
- Sử dụng thống nhất tiêu chuẩn, bảo đảm tính tương thích về công nghệ

trong toàn bộ hệ thống thông tin của các cơ quan nhà nước.
- Bảo đảm an ninh, an toàn, tiết kiệm và có hiệu quả.
- Người đứng đầu cơ quan nhà nước phải chịu trách nhiệm về việc ứng dụng
CNTT thuộc thẩm quyền quản lý của mình.
4. Những yêu cầu đối với ứng dụng CNTT trong cơ quan hành chính nhà
nước
Theo Điều 25 Luật CNTT, Điều kiện để triển khai ứng dụng CNTT trong
hoạt động của cơ quan nhà nước là:
- Cơ quan nhà nước có trách nhiệm chuẩn bị các điều kiện để triển khai ứng
dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan mình.
- Chính phủ quy định cụ thể các điều kiện bảo đảm cho ứng dụng CNTT
trong hoạt động của cơ quan nhà nước; xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình
quốc gia về ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước với các nội
dung chủ yếu sau đây:
Lộ trình thực hiện các hoạt động trên môi trường mạng của các cơ quan nhà nước.
Các ngành, lĩnh vực có tác động lớn đến phát triển kinh tế - xã hội cần ưu
tiên ứng dụng CNTT;
Việc chia sẻ, sử dụng chung thông tin số;
Lĩnh vực được ưu tiên, khuyến khích nghiên cứu - phát triển, hợp tác quốc
tế, phát triển nguồn nhân lực và xây dựng cơ sở hạ tầng thông tin đáp ứng yêu cầu
ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước trong từng giai đoạn;
Nguồn tài chính bảo đảm cho ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan
nhà nước.
Các chương trình, đề án, dự án trọng điểm về ứng dụng CNTT trong hoạt
động của cơ quan nhà nước.
Học viện hành chính

11



– Lớp KH9.QLC2

Báo cáo thực tập tốt nghiệp
CHƯƠNG II

TÌNH HÌNH ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG QUẢN LÝ
CÁN BỘ, CÔNG CHỨC TẠI PHÒNG NỘI VỤ HUYỆN KỲ SƠN
I. VÀI NÉT VỀ UBND HUYỆN VÀ PHÒNG NỘI VỤ UBND HUYỆN
KỲ , TỈNH NGHỆ AN
1. Giới thiệu chung về huyện Kỳ Sơn
1.1 Vị trí địa lý
Kỳ Sơn là một huyện phía Tây tỉnh Nghệ An, bao gồm 21 xã, thị trấn: Thị
trấn Mường Xén, Xã Mỹ Lý, Xã Bắc Lý, Xã Keng Đu, Xã Đoọc Mạy, Xã Huồi Tụ,
Xã Mường Lống, Xã Na Loi, Xã Nậm Càn, Xã Bảo Nam, Xã Phà Đánh, Xã Bảo
Thắng, Xã Hữu Lập, Xã Tà Cạ, Xã Chiêu Lưu, Xã Mường Típ, Xã Hữu Kiệm, Xã
Tây Sơn, Xã Mường Ải, Xã Na Ngoi, Xã Nậm Cắn.
Kỳ Sơn có đường biên giới với nước bạn Lào dài 192 km (trong đó có 65 km
đường biên giới trên sông), ba hướng bắc, tây và nam giáp 3 tỉnh (Hủa Phăn, Xiêng
Khoảng và Borikhamvay) và 5 huyện (Xamneva, Nong Het, Morkmay,
Khamkheuth, Viengthong) của Lào, Có 21 mốc giới từ I18 đến M1, có cửa khẩu
quốc tế Nậm Cắn và 1 cửa khẩu phụ Ta Đo và nhiều đường tiểu ngạch qua biên
giới.. Phía đông giáp huyện Tương Dương.
Kỳ Sơn chủ yếu là núi, trong đó có nhiều dãy núi cao, hiểm trở. Dãy núi Pu
Xai Lai Leng thuộc xã Na Ngoi có đỉnh cao 2.711 m, là ngọn núi cao nhất của
Nghệ An và cả hệ Trường Sơn. Ngoài ra, trên địa bàn huyện cũng có nhiều đỉnh núi
cao khác như Pu Soong (2.365m), Pu Tông (2.345m), Pu Long (2.176m),...
Hệ thống sông suối chảy qua Kỳ Sơn khá dày đặc gồm dòng sông Cả với hai
nhánh phụ là Nặm Nơn và Nặm Mộ dài khoảng 125 km , diện tích lưu vực
khoảng 1 nghìn km2 và hàng trăm khe suối lớn nhỏ như: khe Nằn, khe Chảo,


Học viện hành chính

12


– Lớp KH9.QLC2

Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Huổi Pà, Nhinh, Huồi Giảng, Ca Nhăn... Đây vừa là những khó khăn, song
cũng là tiềm năng để phát triển thủy điện vừa và nhỏ.
I.2 Tình hình phát triển kinh tế
UBND huyện đã phân công cán bộ xuống cơ sở chỉ đạo các xã khắc phục rét
đậm, rét hại gây ra cho sản xuất vụ Đông Xuân đảm bảo kịp thời, không để thiếu
mạ, hạn chế ruộng bỏ hoang. Tổ chức kiểm tra chống tái trồng cây thuốc phiện. Kết
quả đến nay không tái trồng cây thuốc phiện.
Tình hình dịch bệnh gia súc đến nay đã được khống chế. Trạm Thú y đã triển
khai cho các xã, thị trấn tiêm phòng đàn gia súc với 78.000 liều vác xin các loại.
BCH các vấn đề cấp bách trong bảo vệ rừng và phòng chống cháy rừng của
huyện đã triển khai tốt các phương án chữa cháy rừng trên địa bàn. Đến nay chưa có
cháy rừng xẩy ra.
Công tác thu, chi ngân sách 3 tháng đầu năm đạt khá. Thu ngân sách trên địa
bàn ước đạt 4.330 triệu đồng, bằng 86,6% KH năm 2011.
Tuy nhiên, Kỳ Sơn là một trong 3 huyện của Nghệ An được xếp vào nhóm
các huyện nghèo của cả nước. Là một trong 9 huyện khó khăn của cả nước, năm
2003, Kỳ Sơn còn 45% hộ thuộc diện nghèo đói. Người dân trong huyện vẫn mang
nặng tâm lý trông chờ, ỷ lại vào các chính sách trợ cấp của Nhà nước. Đây cũng là
lực cản không nhỏ đối với công cuộc đi lên của huyện.
Xác định rõ những thuận lợi và khó khăn trên con đường phát triển, trong
những năm qua, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Kỳ Sơn đã phấn đấu không

ngừng, đưa Kỳ Sơn không chỉ vững mạnh về an ninh - quốc phòng mà kinh tế - xã
hội cũng có nhiều tiến bộ.
1.3 Văn hóa - xã hội
Học viện hành chính

13


– Lớp KH9.QLC2

Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Hiện nay Huyện có diện tích 2.094,84 km2 , với dân số là 65.881 người.
Kỳ Sơn hiện có 5 dân tộc anh em cùng sinh sống gồm: Thái, Khơ Mú,
HMông, Hoa và Kinh. Kỳ Sơn có một nền văn hóa đa dạng và phong phú. Mỗi dân
tộc đều có nét văn hóa riêng. Người HMông có hạy cứ xia, múa khèn Mông mỗi độ
tết đến, xuân về, người Thái có điệu xòe khai hội, người Khơ Mú có điệu múa,
Tơm mừng lúa mới.
Người Khơ Mú và người HMông đến Kỳ Sơn muộn hơn so với người Thái,
cách đây khoảng 300 năm, chủ yếu di cư từ Lào sang và sống ở vùng núi rẻo giữa
và rẻo cao. Còn người Việt, chỉ tập trung tại thị trấn Mường Xén sau năm 1954 và
đến nay vẫn chiếm tỷ lệ nhỏ so với các dân tộc khác trong huyện. Trong số này,
đồng bào dân tộc HMông trước đây vẫn quen với tập quán trồng cây thuốc phiện loại cây cung cấp nguồn thu chính cho họ, diện tích trồng có lúc lên trên 3.000 ha
khiến Kỳ Sơn trở thành thủ phủ của cây thuốc phiện. Thực hiện chủ trương xóa bỏ
cây thuốc phiện của Đảng và Nhà nước, năm 1996 huyện xóa bỏ hoàn toàn diện
tích 3.000 ha.
Kỳ Sơn có Đền Pu Nhạ Thầu (Đền Nhà Trần) tại bản Na Lượng, xã Hữu
Kiệm, được UBND tỉnh Nghệ An xếp hạng di tích lịch sử cấp tỉnh từ năm 2008.
Ngoài ra còn có Đền Cây Đa bản Cánh, xã Tà Cạ, Hang Phỉ xã Mường Lống, Tháp
cổ bản Hòa Lý, xã Mỹ Lý là những địa điểm du lịch của huyện

1.4 Công tác An ninh- Quốc phòng
Tình hình an ninh trật tự ổn định: Các lực lượng Công an, Huyện đội, Tiểu
khu 50 Bộ đội biên phòng đã phối hợp chặt chẽ trong việc bảo vệ tuần tra giữ gìn
an ninh trật tự trên địa bàn. Trước, trong và sau Tết không đốt pháo, không đốt thả
đèn trời, không cháy rừng, không nổ mìn trên sông suối, không đua xe, không có

Học viện hành chính

14


– Lớp KH9.QLC2

Báo cáo thực tập tốt nghiệp

hiện tượng đánh bài ăn tiền. Tổ chức lễ tiễn thanh niên lên đường nhập ngũ đảm
bảo số lượng và chất lượng trên giao (với quân số 65/65 đồng chí, đạt 100% KH).
2. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, nguyên tắc làm việc và cơ cấu tổ
chức của UBND huyện
2.1 Vị trí, chức năng của UBND huyện
Theo luật tổ chức HĐND và UBND được Quốc hội Nhà nước Cộng Hòa
XHCN Việt Nam khóa XI thông qua ngày 26/11/2003 UBND cấp huyện do HĐND
cùng cấp bầu ra là cơ quan chấp hành của HĐND, cơ quan hành chính Nhà nước ở
địa phương chịu trách nhiệm trước HĐND cùng cấp và cơ quan hành chính cấp
trên.
UBND huyện thực hiện chức năng QLNN ở địa phương, góp phần đảm bảo
sự chỉ đạo, quản lý thống nhất trong BMHC từ trung ương tới cơ sở, chấp hành
nghiêm túc và thực hiện kịp thời,có hiệu quả các nghị quyết, chủ trương, chính sách
của huyện ủy, ban thường vụ huyện ủy. Có trách nhiệm báo cáo toàn bộ hoạt động
của mình với HĐND cùng cấp, UBND tỉnh Nghệ An, Huyện ủy.

Thực hiện chức năng QLNN và các chính sách khác trên địa bàn
2.2 Nhiệm vụ, quyền hạn của UBND huyện
Nhiệm vụ, quyền hạn của UBND huyện được quy định cụ thể trong luật của
Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam số 11/2003/QH11 theo điều 97, 98, 99, 100,
102, 103, 104, 105, 106, 107.
UBND huyện thảo luận tập thể và quyết định theo đa số vấn đề được xác
định trong các lĩnh vực cụ thể: kinh tế, nông nghiệp, thủy lợi và đất đai công
nghiệp, xây dựng, giao thông vận tải, giáo dục, y tế, xã hội, văn hóa, thể dục thể
thao, khoa học và công nghệ, tài nguyên và môi trường, dân tộc, tôn giáo , trong
việc thi hành pháp luật, trong việc xây dựng an ninh quốc phòng, trật tự an toàn xã
hội, xây dựng chính quyền và quản lý địa giới hành chính.
Học viện hành chính

15


– Lớp KH9.QLC2

Báo cáo thực tập tốt nghiệp

2.3 Nguyên tắc làm việc và cơ cấu tổ chức của UBND huyện
2.3.1 Nguyên tắc làm việc
UBND huyện làm việc theo nguyên tắc tập trung, dân chủ, bảo đảm phát huy
vai trò lãnh đạo của tập thể UBND huyện; đồng thời đề cao trách nhiệm cá nhân
của Chủ tịch, Phó Chủ tịch và Ủy viên UBND huyện.
Giải quyết công việc đúng phạm vi trách nhiệm, đúng thẩm quyền, theo
đúng quy định của pháp luật, chương trình, kế hoạch của UBND huyện, bảo đảm
việc trao đổi thông tin, sự phối hợp công tác giữa theo chức năng, nhiệm vụ, quyền
hạn được pháp luật quy định; thực hiện cải cách hành chính đảm bảo rõ ràng và
thực sự có hiệu quả.

Trong phân công công việc, mỗi việc chỉ được giao một cơ quan, đơn vị,
một người phụ trách và chịu trách nhiệm chính. Cấp trên không làm thay công việc
cho cấp dưới, tập thể không làm thay công việc cho cá nhân và ngược lại. Công
việc được giao cho cơ quan, đơn vị thì Thủ trưởng cơ quan, đơn vị đó phải chịu
trách nhiệm về công việc được giao.
Tuân thủ trình tự, thủ tục và thời hạn giải quyết công việc theo quy định của
pháp luật, chương trình, kế hoạch công tác và Quy chế làm việc của UBND huyện.
Đề cao sự phối hợp công tác, trao đổi thông tin trong giải quyết công việc,
bảo đảm dân chủ, minh bạch trong mọi hoạt động theo đúng phạm vi, chức năng,
nhiệm vụ, quyền hạn được pháp luật quy định.
2.3.2 Cơ cấu tổ chức
- Thường trực UBND huyện:
1. Chủ tịch UBND huyện: Ông: Bùi Trầm
2. Phó Chủ tịch UBND huyện: Ông: Vi Hùng
3. Phó Chủ tịch UBND huyện: Bà: Cụt Thị Nguyệt
4. Phó Chủ tịch UBND huyện: Ông: Mùa Nỏ Xử
Học viện hành chính

16


– Lớp KH9.QLC2

Báo cáo thực tập tốt nghiệp

- Các phòng ban:
1. Văn phòng HĐND – UBND huyện
2. Phòng Tài chính - Kế hoạch
3. Phòng y tế
4. Phòng Lao động TBXH

5. Phòng Công Thương
6. Phòng Tài nguyên – Môi trường
7. Phòng Dân tộc
8. Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
9. Phòng văn hóa thông tin
10. Thanh tra huyện
11. Phòng Giáo dục – Đào tạo
12. Phòng Tư pháp
13. Phòng nội vụ
14. Chi cục thống kê
3. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức và mối quan hệ công
tác trong giải quyết công việc của phòng Nội vụ UBND huyện
3.1 Vị trí, chức năng
Phòng Nội vụ là cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện, quận, thị xã,
thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là UBND cấp huyện) là cơ quan tham
mưu, giúp UBND cấp huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về các lĩnh
vực: tổ chức, biên chế các cơ quan hành chính, sự nghiệp nhà nước; cải cách
hành chính; chính quyền địa phương; địa giới hành chính; cán bộ, công chức,
viên chức nhà nước; cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn; hội, tổ chức phi
chính phủ; văn thư, lưu trữ nhà nước; tôn giáo; thi đua khen thưởng.
Phòng Nội vụ có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng; chịu sự
Học viện hành chính

17


– Lớp KH9.QLC2

Báo cáo thực tập tốt nghiệp


chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và công tác của UBND cấp huyện, đồng thời
chịu sự chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ của Sở Nội vụ.
3.2 Nhiệm vụ và quyền hạn
- Trình UBND cấp huyện các văn bản hướng dẫn về công tác nội vụ trên địa
bàn và tổ chức triển khai thực hiện theo quy định.
- Trình UBND cấp huyện ban hành quyết định, chỉ thị; quy hoạch, kế hoạch
dài hạn, năm năm và hàng năm; chương trình, biện pháp tổ chức thực hiện các
nhiệm vụ thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước được giao.
- Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, quy hoạch, kế hoạch
sau khi được phê duyệt; thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về
các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý được giao.
- Về tổ chức, bộ máy:
Tham mưu giúp UBND cấp huyện quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền
hạn và tổ chức các cơ quan chuyên môn cấp huyện theo hướng dẫn của UBND
cấp tỉnh.
Trình UBND cấp huyện quyết định hoặc để UBND cấp huyện trình cấp có
thẩm quyền quyết định thành lập, sáp nhập, giải thể các cơ quan chuyên môn
thuộc UBND cấp huyện.
Xây dựng đề án thành lập, sáp nhập, giải thể các tổ chức sự nghiệp trình cấp
có thẩm quyền quyết định.
Tham mưu giúp Chủ tịch UBND cấp huyện quyết định thành lập, giải thể,
sáp nhập các tổ chức phối hợp liên ngành cấp huyện theo quy định của pháp luật.
- Về quản lý và sử dụng biên chế hành chính, sự nghiệp:
Tham mưu giúp Chủ tịch UBND cấp huyện phân bổ chỉ tiêu biên chế hành
chính, sự nghiệp hàng năm.
Giúp UBND cấp huyện hướng dẫn, kiểm tra việc quản lý, sử dụng biên chế
hành chính, sự nghiệp.
Học viện hành chính

18



– Lớp KH9.QLC2

Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Giúp UBND cấp huyện tổng hợp chung việc thực hiện các quy định về chế
độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm đối với các cơ quan chuyên môn, tổ chức sự
nghiệp cấp huyện và UBND cấp xã.
- Về công tác xây dựng chính quyền:
Giúp UBND cấp huyện và các cơ quan có thẩm quyền tổ chức thực hiện
việc bầu cử đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND theo phân công của UBND cấp
huyện và hướng dẫn của UBND cấp tỉnh.
Thực hiện các thủ tục để Chủ tịch UBND cấp huyện phê chuẩn các chức
danh lãnh đạo của UBND cấp xã; giúp UBND cấp huyện trình UBND cấp tỉnh
phê chuẩn các chức danh bầu cử theo quy định của pháp luật.
Giúp UBND cấp huyện trong việc hướng dẫn thành lập, giải thể, sáp nhập
và kiểm tra, tổng hợp báo cáo về hoạt động của thôn, làng, ấp, bản, tổ dân phố
trên địa bàn huyện theo quy định; bồi dưỡng công tác cho Trưởng, Phó thôn,
làng, ấp, bản, tổ dân phố.
Giúp UBND cấp huyện trong việc hướng dẫn, kiểm tra tổng hợp báo cáo
việc thực hiện Pháp luật về dân chủ cơ sở đối với các cơ quan hành chính, đơn vị
sự nghiệp, xã, phường, thị trấn trên địa bàn huyện.
- Về cán bộ, công chức, viên chức:
Tham mưu giúp UBND cấp huyện trong việc tuyển dụng, sử dụng, điều
động, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, đánh giá; thực hiện chính sách, đào tạo, bồi dưỡng
về chuyên môn nghiệp vụ và kiến thức quản lý đối với cán bộ, công chức, viên
chức;
Thực hiện việc tuyển dụng, quản lý công chức xã, phường, thị trấn và thực
hiện chính sách đối với cán bộ, công chức và cán bộ không chuyên trách xã,

phường, thị trấn theo phân cấp.
- Về cải cách hành chính:

Học viện hành chính

19


– Lớp KH9.QLC2

Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Giúp UBND cấp huyện triển khai, đôn đốc, kiểm tra các cơ quan chuyên
môn cùng cấp và UBND cấp xã thực hiện công tác cải cách hành chính ở địa
phương;
Tham mưu, giúp UBND cấp huyện về chủ trương, biện pháp đẩy mạnh cải
cách hành chính trên địa bàn huyện.
Tổng hợp công tác cải cách hành chính ở địa phương báo cáo UBND cấp
huyện và cấp tỉnh.
- Giúp UBND cấp huyện thực hiện quản lý nhà nước về tổ chức và hoạt
động của hội và tổ chức phi chính phủ trên địa bàn.
- Về công tác văn thư, lưu trữ:
Hướng dẫn, kiểm tra các cơ quan, đơn vị trên địa bàn huyện chấp hành chế
độ, quy định của pháp luật về công tác văn thư, lưu trữ.
Hướng dẫn, kiểm tra chuyên môn, nghiệp vụ về thu thập, bảo vệ, bảo quản
và tổ chức sử dụng tài liệu lưu trữ đối với các cơ quan, đơn vị trên địa bàn huyện
và Lưu trữ huyện.
- Về công tác tôn giáo:
Giúp UBND cấp huyện chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiện
các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về tôn giáo và

công tác tôn giáo trên địa bàn.
Chủ trì, phối hợp với các cơ quan chuyên môn cùng cấp để thực hiện nhiệm
vụ quản lý nhà nước về tôn giáo trên địa bàn theo phân cấp của UBND cấp tỉnh
và theo quy định của pháp luật.
- Về công tác thi đua, khen thưởng:
Tham mưu, đề xuất với UBND cấp huyện tổ chức các phong trào thi đua và
triển khai thực hiện chính sách khen thưởng của Đảng và Nhà nước trên địa bàn
huyện; làm nhiệm vụ thường trực của Hội đồng Thi đua - Khen thưởng cấp
huyện.
Học viện hành chính

20


– Lớp KH9.QLC2

Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện kế hoạch, nội dung thi đua,
khen thưởng trên địa bàn huyện; xây dựng, quản lý và sử dụng Quỹ thi đua, khen
thưởng theo quy định của pháp luật.
- Thanh tra, kiểm tra, giải quyết các khiếu nại, tố cáo và xử lý các vi phạm
về công tác nội vụ theo thẩm quyền.
- Thực hiện công tác thống kê, thông tin, báo cáo Chủ tịch UBND cấp
huyện và Giám đốc Sở Nội vụ về tình hình, kết quả triển khai công tác nội vụ
trên địa bàn.
- Tổ chức triển khai, ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ; xây dựng hệ
thống thông tin, lưu trữ phục vụ công tác quản lý nhà nước về công tác nội vụ
trên địa bàn.
- Quản lý tổ chức, biên chế, thực hiện chế độ, chính sách, chế độ đãi ngộ,

khen thưởng, kỷ luật, đào tạo và bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ đối với
cán bộ, công chức, viên chức thuộc phạm vi quản lý của Phòng Nội vụ theo quy
định của pháp luật và theo phân cấp của UBND cấp huyện.
- Quản lý tài chính, tài sản của Phòng Nội vụ theo quy định của pháp luật và
theo phân cấp của UBND cấp huyện.
- Giúp UBND cấp huyện quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn
của UBND xã, phường, thị trấn về công tác nội vụ và các lĩnh vực công tác khác
được giao trên cơ sở quy định của pháp luật và theo hướng dẫn của Sở Nội vụ.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự phân công của UBND cấp huyện.
3.3 Tổ chức và biên chế
- Tổ chức: Phòng Nội vụ có Trưởng phòng, Phó trưởng phòng và cán bộ,
công chức.
+ Trưởng phòng Nội vụ chịu trách nhiệm trước UBND, Chủ tịch UBND
cấp huyện và trước pháp luật về việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn
được giao và toàn bộ hoạt động của Phòng.
Học viện hành chính

21


– Lớp KH9.QLC2

Báo cáo thực tập tốt nghiệp

+ Phó Trưởng phòng giúp Trưởng phòng phụ trách và theo dõi một số mặt
công tác; chịu trách nhiệm trước Trưởng phòng và trước pháp luật về nhiệm vụ
được phân công. Khi Trưởng phòng vắng mặt một Phó Trưởng phòng được
Trưởng phòng uỷ nhiệm điều hành các hoạt động của Phòng.
+ Việc bổ nhiệm, điều động, luân chuyển, khen thưởng, kỷ luật, miễn
nhiệm, từ chức, thực hiện chế độ, chính sách đối với Trưởng phòng, Phó Trưởng

phòng do Chủ tịch UBND cấp huyện quyết định theo quy định của pháp luật.
- Biên chế: Biên chế của Phòng Nội vụ do Chủ tịch UBND cấp huyện quyết
định trong tổng biên chế hành chính của huyện.
3.4 Các mối quan hệ trong giải quyết công việc và quan hệ công tác của
UBND huyện
Phòng Nội vụ huyện có các mối quan hệ công tác như sau:
- Đối với Sở Nội vụ tỉnh Nghệ An:
Phòng Nội vụ chịu sự hướng dẫn, kiểm tra và thanh tra về chuyên môn,
nghiệp vụ của Sở Nội vụ tỉnh Nghệ An, thực hiện việc báo cáo công tác
chuyên môn định kỳ và theo yêu cầu của Giám đốc Sở Nội vụ tỉnh Nghệ An.
- Đối với UBND huyện:
Phòng Nội vụ chịu sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp và toàn diện của
UBND huyện về toàn bộ công tác theo chức năng, nhiệm vụ của Phòng,
Trưởng phòng trực tiếp chỉ đạo và nội dung công tác từ Chủ tịch hoặc Phó
Chủ tịch phụ trách khối và phải thường xuyên báo cáo với Thường trực
UBND huyện về những mặt công tác đã được phân công.
Theo định kỳ phải báo cáo với Chủ tịch UBND huyện về nội dung công
tác của Phòng và đề xuất các biện pháp giải quyết công tác chuyên môn trong
quản lý Nhà nước thuộc lĩnh vực liên quan.
- Đối với Ban Tổ chức H u y ệ n ủy:
Phòng Nội vụ phối hợp, bàn bạc với Ban Tổ chức Huyện ủy thực hiện
Học viện hành chính

22


– Lớp KH9.QLC2

Báo cáo thực tập tốt nghiệp


các công việc có liên quan về công tác cán bộ theo qui định của Huyện ủy,
cùng tham gia bàn bạc trong việc giải quyết những vấn đề tổ chức cán bộ
thuộc diện Huyện ủy quản lý theo yêu cầu của Chủ tịch UBND huyện (đề
bạt, bổ nhiệm, xây dựng kế hoạch, quy hoạch đào tạo, đào tạo lại cán bộ, công
chức, viên chức) đồng thời thường xuyên liên hệ với Ban Tổ chức Huyện ủy
để nắm được chủ trương của cấp ủy qua từng thời kỳ về công tác tổ chức và
cán bộ, qua đó có kế hoạch thực hiện tốt nhiệm vụ.
- Đối với các cơ quan chuyên môn khác thuộc UBND huyện:
Thực hiện mối quan hệ hợp tác và phối hợp trên cơ sở bình đẳng, theo
chức năng nhiệm vụ, dưới sự điều hành chung của UBND huyện, nhằm đảm
bảo hoàn thành nhiệm vụ chính trị, kế hoạch kinh tế – xã hội của huyện.
Trường hợp chủ trì phối hợp giải quyết công việc, nếu chưa nhất trí với ý kiến
của Trưởng các Phòng chuyên môn khác, Trưởng phòng Nội vụ chủ động tập
hợp các ý kiến và trình Chủ tịch UBND huyện xem xét, quyết định.
- Đối với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, các đơn vị sự nghiệp, các ban,
ngành, đoàn thể, các tổ chức xã hội của huyện:
Khi Ủy ban Mặt trận Tổ quốc huyện, UBND các xã, các đơn vị sự
nghiệp, các ban, ngành, đoàn thể, các tổ chức xã hội của huyện có yêu cầu,
kiến nghị các vấn đề thuộc chức năng của Phòng, Trưởng phòng có trách
nhiệm trình bày, giải quyết hoặc trình UBND huyện giải quyết các yêu cầu đó
theo thẩm quyền.
- Đối với UBND các xã:
Phòng Nội vụ có các trách nhiệm:
Phối hợp hỗ trợ và tạo điều kiện để UBND xã thực hiện các nội dung
quản lý Nhà nước liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của Phòng.
Hướng dẫn cán bộ xã về chuyên môn, nghiệp vụ của ngành, lĩnh vực
công tác do Phòng Nội vụ quản lý.
Học viện hành chính

23



– Lớp KH9.QLC2

Báo cáo thực tập tốt nghiệp

II. TÌNH HÌNH ỨNG DỤNG CNTT TRONG QUẢN LÝ CBCC TẠI PHÒNG
NỘI VỤ HUYỆN KỲ SƠN
1. Tình hình chung

Hiện nay, CNTT đã được ứng dụng vào rất nhiều lĩnh vực: trong cuộc sống,
công việc cũng như trong công tác quản lý hành chính nhà nước và trở thành một
phần không thể thiếu trong cuộc sống của con người.
Nhận thức được vai trò và tầm quan trọng của CNTT, UBND huyện Kỳ Sơn
cũng đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo về việc ứng dụng CNTT vào trong công
việc nhằm thúc đẩy hiệu quả công việc cũng như công cuộc cải cách hành chính
hiện nay.
UBND và phòng Nội vụ huyện Kỳ Sơn cũng đẫ triển khai nhiều chương trình
ứng dụng cụ thể và đạt được nhiều thành tựu thiết thực như nâng cấp hệ thống cơ
sở vật chất, đào tạo nguồn nhân lực, ứng dụng các phần mềm máy tính….Tuy
nhiên, bên cạnh đó vẫn còn nhiều hạn chế tồn tại cần khắc phục, sửa chữa để thúc
đẩy hơn nữa quá trình tin học hóa trong quản lý nhà nước.
2. Những thành tựu đạt được

Sau gần 10 năm áp dụng CNTT vào trong công tác quản lý CBCC ở UBND
huyện nói chung và phòng Nội vụ nói riêng đã đạt được những thành tựu nhất định.
Về hệ thống cơ sở vật chất:
Theo số liệu tổng hợp từ năm 2005 đến 2010, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ tuật
cho phòng Nội vụ bao gồm một số trang thiết bị CNTT chủ yếu như:
Các thiết bị mạng: 2 máy chủ( 1 mạng và 1 web)

Số máy tính đang sử dụng bao gồm 4 máy(1 máy cấu hình pentium 3, 3 máy
còn lại cấu hình pentium 4 trở lên)
Một máy chiếu Projector, 4 máy in, 01 modem, ổn áp Lioa thiết bị chống sét
đường điện thoại, chống sét cho máy tính...
Học viện hành chính

24


– Lớp KH9.QLC2

Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Đường chuyền là đường chuyền tốc độ cao ADSL.Tất cả các máy tính đều
được kết nối mạng nội bộ LAN
Như vậy, việc trang bị thiết bị, cơ sở vật chất tin học cho phòng Nội vụ là
khá đầy đủ, đảm bảo các điều kiện tốt cho quá trình thực hiện ứng dụng CNTT
trong công tác.
Về ứng dụng hệ thống thư điện tử:
UBND huyện đã triển khai sử dụng hệ thống thư điện tử trong công việc, tỉ
lệ cán bộ, công chức đã có hộp thư điện tử để sử dụng tuy còn khiêm tốn nhưng
cũng là khá cao so với các huyện cùng là khu vực miền núi( trên 40%). 100% cán
bộ, công chức trong phòng Nội vụ đã có hộp thư điện tử và sử dụng thường xuyên
trong công việc.
Về đào tạo nguồn nhân lực:
Tỷ lệ cán bộ, công chức có thể sử dụng máy tính là 100%.
Hàng năm UBND huyện đã tổ chức các lớp học nhằm bồi dưỡng kiến thức
cơ bản và nâng cao về CNTT cho các cán bộ công chức trong cơ quan nói chung và
phòng Nội vụ nói riêng.
Phòng Nội vụ cũng đã cử 01 cán bộ đi học tại khoa CNTT của trường Đại

học Vinh nhằm nâng cao kiến thức về CNTT, chủ động hơn trong việc ứng dụng
CNTT vào trong nhiều lĩnh vực.
Nhận thức về ứng dụng CNTT trong công việc của đội ngũ cán bộ, công
chức đã được tăng lên. Trình độ tin học của cán, bộ công chức đã được nâng lên do
nhiều phương thức tự đào tạo, tự học, học thêm để nâng cao trình độ áp dụng cho
công việc. Các cấp lãnh đạo đã có sự quan tâm đến việc ứng dụng tin học hóa trong
công việc.
Về ứng dụng các phần mềm máy tính:
Hiện nay, phòng Nội vụ huyện Kỳ Sơn đang triển khai ứng dụng nhiều phần
mềm, trong đó quan trọng nhất là phần mềm quản lý HN. Manager.
Học viện hành chính

25


×