Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

KHÁI QUÁT TRUNG VỀ CÔNG TY CHẾ BIẾN VÀ KINH DOANH THAN HÀ NỘI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (189.18 KB, 14 trang )

KHÁI QUÁT TRUNG VỀ CÔNG TY CHẾ BIẾN VÀ KINH DOANH THAN
HÀ NỘI
1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty
Công ty chế biến và kinh doanh than Hà Nội là 1 trong 10 đơn vị trực
thuộc công ty chế biến và kinh doanh than miền Bắc, được thành lập vào ngày
9/12/1974 theo quyết định số 1878/ĐT - QLKT của bộ trưởng Bộ Điện Than.
Công ty chế biến và kinh doanh than Hà Nội là một đơn vị hạch toán phụ
thuộc, có tư cách pháp nhân, có tài khoản tại ngân hàng nhà nước và được sử
dụng con dấu theo mẫu của nhà nước quy định.
Tên giao dịch: Công ty chế biến và kinh doanh than Hà Nội
Cấp quản lý: Công ty chế biến và kinh doanh than miền Bắc
Trụ sở chính: Giáp Nhị - Phương liệt - Đống Đa - Hà Nội
Số điện thoại: 04 8643359
Fax: 04 8641169
Tổng số cán bộ công nhân viên của công ty là 98 người
Nhiệm vụ chính của công ty chế biến và kinh doanh than Hà Nội là
hoạt đột thương mại, chuyên mua than ở mỏ và bán than cho các đơn vị sử
dụng than trong địa bàn Hà Nội và các tỉnh lân cận. Sản lượng tiêu thụ than
hàng năm của Công ty gần 200.000 tấn với doanh thu hàng năm hơn 45 tỷ
đồng.
Thực hiện chủ trương của nhà nước quản lý vật tư theo ngành, ngày
15/11/1974 hội đồng chính phủ ra quyết định số 254/CP chuyển chức năng
quản lý và cung ứng than từ Bộ vật tư qua Bộ Điện - Than. Ngày 9/12/1974,
Bộ Điện - Than ra quyết định số 1878/ĐT - QLKT chính thức thành lập Công
ty, lấy tên là “Công ty quản lý và phân phối than Hà nội”. Do yêu cầu hoạt
động kinh doanh và để phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của công ty trong
từng thời kỳ, Công ty đã nhiều lần thay đổi tên gọi khác nhau, cụ thể:
Từ khi thành lập đến năm 1978 lấy tên là “ Công ty quản lý và phân
phối than Hà Nội”, trực thuộc Tổng công ty quản lý và phân phối than, Bộ
Điện - Than
Từ năm 1978 - 1981: đổi tên thành “ Công ty quản lý và phân phối


than” Bộ Điện - Than, sau đó thuộc Bộ Mỏ Than.
Từ năm 1982 - 1993: đổi tên thành “Công ty cung ứng Than Hà Nội”
trực thuộc công ty cung ứng than, Bộ Mỏ Than, sau đó chuyển sang Bộ Năng
lượng quản lý.
Từ 30/6/1993, theo chủ trương của nhà nước cơ cấu lại doanh nghiệp
nhà nước, Bộ Năng Lượng đã ban hành quyết định số 448/NT - TCCB - LĐ,
cơ cấu lại công ty và đổi tên thành “ Công ty chế biến và kinh doanh than Hà
Nội”
Từ ngày 1/4/1995 Công ty chế biến và kinh doanh than Hà nội trở
thành một công ty trực thuộc Công ty chế biến và kinh doanh than miền Bắc
(theo quyết định số 563/TTG của thủ tường chính phủ), trực thuộc Tổng Công
Ty Than Việt Nam.
Sau gần 30 năm hoạt động, “Công ty chế biến và kinh doanh Hà Nội”
đã tạo dựng được cho mình một vị thế trên thị trường. Bằng sự nỗ lực và phấn
đấu của toàn thể cán bộ công nhân viên trong công tác quản lý, sản xuất kinh
doanh, nghiên cứu nắm bắt thị trường Công ty đã không ngừng cải tiến chất
lượng sản phẩm, giảm chi phí, hạ giá thành, dịch vụ hoàn hảo... củng cố và
ngày càng nâng cao uy tín của Công ty, đặc biệt là đảm bảo mức thu nhập
thỏa đáng cho cán bộ công nhân viên. Hiện nay tình hình sản xuất kinh doanh
của Công ty rất ổn định và có chiều hướng phát triển thuận lợi.
2. Chức năng và nhiệm vụ của Công ty
2.1. Chức năng của Công ty
Công ty chế biến và kinh doanh than Hà Nội với hoạt động chính là
mua than ở mỏ bà bán thanh cho các đơn vị sử dụng than. Ngoài ra Công ty
còn phải chế biến than có tiêu chuẩn phù hợp với công nghệ sản xuất cho các
hộ tiêu dùng than.
Như vậy hoạt động của công ty chế biến và kinh doanh than Hà Nội
không là hoạt động thương mại đơn thuần mà là hoạt động có tính sản xuất.
Ngoài chức năng kinh doanh than ở mỏ, ngành còn giao nhiệm vụ tiêu thụ
thanh cho mở, bởi lẽ Công ty chế biến và kinh doanh than Hà Nội nằm trong

dây chuyền sản xuất và tiêu thụ than của ngành than. Điều đó có nghĩa Công
ty chế biến và kinh doanh than Hà Nội hoạt động vừa mang tính chất thương
mại, vừa mang tính phục vụ nhiệm vụ chính của ngành.
Lĩnh vực hoạt động của Công ty là chế biến và kinh doanh than, đây
cũng là lĩnh vực lớn đầy tiềm năng. Bởi vì than là một nguyên liệu truyền
thống được sử dụng nhiều nhất tại các cơ sở sản xuất do ưu điểm của nó là chi
phí thấp. Điều này mở ra cho công ty nhiều cơ hội kinh doanh, nhưng đồng
thời cũng phải đương đầu với các sản phẩm cạnh tranh, điện, xăng dầu... đòi
hỏi ở công ty một sự nhanh nhạy, khéo léo và niềm tin vào khả năng của mình
để đứng vững và phát triển.
2.2. Nhiệm vụ của công ty
Để phù hợp với chức năng của mình ở từng thời kỳ khác nhau nhiệm
vụ đặt ra cho Công ty cũng có sự khác nhau. Trước đây nhiệm vụ chủ yếu của
công ty là thu mua, tiêu thụ than cho mỏ, cung ứng phân phối than theo kế
hoạch của Nhà nước.
Hiện nay, với chức năng chế biến và kinh doanh than theo cơ chế thị
trường Công ty có một số nhiệm vụ cơ sau đây:
Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch hàng năm, sáu tháng, quý về
sản xuất kinh doanh theo sự chỉ đạo của công ty chế biễn và kinh doanh than
Miền Bắc và tuân thủ đúng pháp luật của nhà nước.
Quản lý, khai thác và sử dụng các nguồn vốn có hiệu quả, đặc biệc là
nguồn vốn do ngân sách cấp.
Thực hiện đầy đủ các cam kết hợp đồng nói chung (hợp đồng mua, hợp
đồng bán, vận chuyển...) Quản lý và sử dụng lao động theo đúng pháp luật
của nhà nước ban hàng, theo phân cấp thỏa ước lao động tập thể của Công ty
chế biến và kinh doanh than Miền Bắc.
Thực hiện các quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế, thực hiện
nghĩa vụ đối với ngân sách Nhà nước và cấp trên.
Cuối mỗi niên độ kế toán, Công ty phải lập báo cáo quyết toán tài chính
và chuyển toàn bộ phần lợi nhuận còn lại lên Công ty chế biến và kinh doanh

than Miền Bắc sau khi đã thực hiện nghĩa vụ đối với ngân sách Nhà nước.
3. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty
Để phù hợp và đáp ứng yêu cầu thực tiễn chức năng nhiệm vụ sản xuất
kinh doanh. Công ty chế biến và kinh doanh than Hà Nội tổ chức bộ máy
quản lý theo kiểu trực tuyến, bao gồm ban giám đốc, ba phòng ban chức năng
và bốn trạm chế biến, kinh doanh than. Được thể hiện qua sơ đồ sau:
Ban giám đốc
Phòng kế hoạch v thà ị trường
Phòng kế toán thống kê
Phòng tổ chức h nh chínhà
Các trạm chế biến v kinh doanh hanhà
Tram cổ Loa
Trạm ô cách
Trạm giáp nhị
Trạm Vĩnh Tuy A
Trạm Vĩnh Tuy B
Cửa h ng Sà ố 2
Cửa h ng Sà ố 1
Cửa h ng Sà ố 3
Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý Công ty
Ban giám đóc công ty: Bao gồm một giám đốc và hai phó giám đốc: Có
nhiệm vụ chỉ đạo, điều hành toàn bộ hoạt động của công ty và chịu trách
nhiệm về toàn bộ công việc kinh doanh của công ty trước cấp trên, trước Nhà
nước và Pháp luật. Để điều hành các hoạt động của Công ty trước cấp trên,
ban Giám đốc không những chỉ đạo trhông qua các phòng ban chức năng mà
còn trực tiếp chỉ đạo công tác kinh doanh tới các trạm. Đây là một nét đặc thù
phản ánh sự chặt chẽ trong cong ty.
Giám đốc: Là người đứng đầu công ty, là người toàn quyền quyết định
hoạt động của công ty, điều hành hoạt động của công ty theo luật pháp và chịu
trách nhiệm trước Công ty và Nhà nước về mọi hoạt động của Công ty.

Phó giám đốc: Do giám đốc Công ty lựa chọn và đề nghị cấp trên bổ
nhiệm. Phó giám đốc phụ trách một số lĩnh vực kinh doanh cụ thể và chịu
trách nhiệm trước giám đốc về các lĩnh vực được giao. Phó giám đốc giúp
việc, tham mưu cho Giám đốc về các vấn đề chuyên môn.
Ba phòng ban chức năng đó là: Phòng tổ chức hành chính, phòng kế
hoạch và thị trường, phòng kế toán thống kê. Các phòng này có chức năng,

×