Tải bản đầy đủ (.pdf) (104 trang)

Nghiên cứu lựa chọn, quản lý sử dụng hiệu quả ván khuôn công trình xây dựng dân dụng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.95 MB, 104 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

ĐÀO DUY HOAN

NGHIÊN CỨU LỰA CHỌN, QUẢN LÝ SỬ DỤNG HIỆU QUẢ
VÁN KHN CƠNG TRÌNH XÂY DỰNG DÂN DỤNG

Chuyên ngành : QUẢN LÝ XÂY DỰNG
Mã số

: 60 58 03 02

LUẬN VĂN THẠC SĨ

TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 06 năm 2017


Cơng trình được hồn thành tại: Trường Đại học Bách Khoa – ĐHQG-HCM
Cán bộ hướng dẫn khoa học : PGS. TS. LƯƠNG ĐỨC LONG

Cán bộ chấm nhận xét 1 : TS. PHẠM VŨ HỒNG SƠN

Cán bộ chấm nhận xét 2 : PGS. TS. NGUYỄN MINH HÀ

Luận văn thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Bách Khoa, ĐHQG Tp. HCM
ngày 26 tháng 07 năm 2017.
Thành phần Hội đồng đánh giá luận văn thạc sĩ gồm:
1. PGS. TS. PHẠM HỒNG LUÂN – CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG
2. TS. TRẦN ĐỨC HỌC – THƯ KÍ
3. TS. PHẠM VŨ HỒNG SƠN – PHẢN BIỆN 1


4. PGS. TS. NGUYỄN MINH HÀ – PHẢN BIỆN 2
5. TS. LÊ HOÀI LONG - ỦY VIÊN
Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá LV và Trưởng Khoa quản lý chuyên
ngành sau khi luận văn đã được sửa chữa (nếu có).

CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG

TRƯỞNG KHOA
KỸ THUẬT XÂY DỰNG


ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ tên học viên

: ĐÀO DUY HOAN

MSHV: 13080024

Ngày, tháng, năm sinh : 24 – 12 – 1990

Nơi sinh: Bình Định

Chuyên ngành

Mã số : 60 58 03 02


: Quản lý Xây dựng

I. TÊN ĐỀ TÀI:
NGHIÊN CỨU LỰA CHỌN, QUẢN LÝ SỬ DỤNG HIỆU QUẢ VÁN
KHN CƠNG TRÌNH XÂY DỰNG DÂN DỤNG
II. NHIỆM VỤ VÀ NỘI DUNG:
1. Xây dựng một mơ hình hỗ trợ việc ra quyết định lựa chọn biện pháp ván
khuôn.
2. Xác định được những nhân tố liên quan đến việc quản lý và sử dụng hiệu quả
ván khn, giàn giáo.
3. Tìm ra các giải pháp phù hợp để nâng cao hiệu quả việc quản lý và sử dụng
ván khuôn, giàn giáo.
III. NGÀY GIAO NHIỆM VỤ

: 16/01/2017

IV. NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ

: 18/06/2017

V.

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

: PGS. TS. LƯƠNG ĐỨC LONG

Tp. HCM, ngày . . . . tháng .. . . năm 20....
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
(Họ tên và chữ ký)


CHỦ NHIỆM BỘ MÔN ĐÀO TẠO
(Họ tên và chữ ký)

TRƯỞNG KHOA KỸ THUẬT XÂY DỰNG
(Họ tên và chữ ký)


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập và nghiên cứu, Luận văn là một thử thách rất lớn đòi hỏi
sự nỗ lực nghiêm túc của học viên. Để hoàn thành được Luận văn này, ngoài sự cố
gắng của bản thân, còn phải kể đến sự giúp đỡ nhiệt thành của rất nhiều người khác.
Do vậy, ngay khi đạt được những mục tiêu nghiên cứu, cũng là lúc tôi muốn thể hiện
lời cảm ơn chân thành và lòng tri ân sâu sắc nhất.
Trước tiên, xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Quý Thầy Cô trong Bộ môn Công
Nghệ và Quản Lý Xây Dựng, trường Đại học Bách Khoa TP Hồ Chí Minh đã tận tâm
truyền đạt những kiến thức hữu ích cho tơi trong suốt q trình học tập. Xin chân
thành cảm ơn các chuyên gia, các anh chị em đồng nghiệp trong lĩnh vực xây dựng
đã giành nhiều thời gian để cung cấp những thông tin quý giá, hỗ tợ tơi trong q
trình thực hiện luận văn. Cũng gửi lời cảm ơn chân thành đến gia đình, bạn bè và
những người thân luôn bên cạnh động viên, chia sẻ, giúp đỡ tơi về tinh thần. Nhờ thế
mà tơi có thể hoàn thành được Luận văn này.
Cuối cùng, xin gửi lời cảm ơn đặc biệt đến thầy hướng dẫn PGS. TS. Lương Đức
Long. Thầy đã tận tình giúp đỡ truyền lửa và dẫn dắt tơi hồn thành nghiên cứu này.
Một lần nữa, xin cảm ơn.
TP. HCM, ngày 28 tháng 06 năm 2017

Đào Duy Hoan



TÓM TẮT
Trong ngành xây dựng Việt Nam hiện nay, đặc biệt với kết cấu chính đang được
áp dụng phổ biến là kết cấu bê tơng - cốt thép thì một trong những cơng việc chính,
ln nằm trên đường găng tiến độ là công tác lắp dựng ván khuôn và công tác đổ bê
tơng. Trong đó cơng tác ván khn chiếm vai trò quan trọng hơn cả. Tiến độ, chất
lượng, mỹ quan và giá thành cơng trình phụ thuộc phần nhiều vào yếu tố này. Thực
tiễn ngành đang đòi hỏi một nghiên cứu sâu sắc và toàn diện về các vấn đề liên quan
đến cơng tác ván khn, trong q trình lựa chọn biện pháp, tiêu chí kỹ thuật, cơng
nghệ thi cơng, cũng như q trình quản lý và sử dụng hiệu quả. Trong quá trình thực
hiện, đề tài đã giải quyết được 3 mục tiêu chính:
 Mục tiêu 1: Xây dựng một mơ hình hỗ trợ việc ra quyết định lựa chọn
biện pháp ván khuôn
Phương pháp CBA được sử dụng để hỗ trợ nhà thầu trong việc ra quyết định lựa
chọn biện pháp ván khn. Một mơ hình lựa chọn ván khuôn cho tầng hầm được xây
dựng, bao gồm bốn biện pháp với 17 nhân tố khác nhau được đưa ra xem xét. Trong
phương pháp này, quyết định được đưa ra dựa trên tầm quan trọng của những lợi thế.
 Mục tiêu 2: Xác định được những nhân tố liên quan đến việc quản lý và
sử dụng hiệu quả ván khuôn, giàn giáo
Từ việc tổng hợp các bài báo khoa học, các nghiên cứu trước đây, thông qua khảo
sát các chuyên gia nhận dạng các nhân tố ảnh hưởng. Cuối cùng tìm ra được 31 nhân
tố ảnh hưởng đến việc quản lý và sử dụng hiệu quả ván khuôn. Nghiên cứu tiến hành
thống kê mô tả và thực hiện kỹ thuật phân tích thành tố chính để tìm ra được 7 thành
tố quan trọng ẩn phía sau các nhân tố ban đầu.
 Mục tiêu 3: Tìm ra các giải pháp phù hợp để nâng cao hiệu quả việc quản
lý và sử dụng ván khuôn, giàn giáo.
Thảo luận, đánh giá, đề xuất các giải pháp hỗ trợ nhà thầu trong việc nâng cao
hiệu quả của công tác ván khuôn.
Với những kết quả đạt được, đề tài hy vọng cung cấp thêm một tài liệu để góp
phần mang lại hiệu quả cho Nhà thầu trong việc lựa chọn cũng như sử dụng ván
khuôn.



ABSTRACT
In Vietnam construction industry, especially in the main structures being
commonly applied is the reinforced concrete structures in which one of the main
tasks, always on the road to progress is the installation of the board Molding and
pouring work. Among that works, formwork plays the most important role. Progress,
quality, aesthetics and cost of construction predominantly depend on this factor. In
practice, there remains a need in analyzing that guarantee a reliable research related
to the formwork, to the selection methodology, technical criteria, construction
technology as well as the process of management and effective use. During the
research process, three main objectives have been archived as:


Objective 1: Propose a model to support decision-making in the selection

of formwork system
The CBA method is employed to assist the contractor in making the decision of
the formwork selection. A model of basement formwork was built including of 4
alternatives with 17 different factors which have been taken into account. In this
method, the decision is made based on the importance of advantages.


Objective 2: Identify factors related to effective management and the use

of formworks, scaffolds
The reseach referred to scientific papers, previous studies, through expert surveys
that used to identify impact factors. Finally, the present study found 31 factors that
affect on the effective management and the use of formwork. Research conducted
descriptive statistics and the techniques of key element analysis to identify seven

major components behind the original factors.


Objective 3: Finding the solution to improve the efficiency of the

management and the use of formwork, scaffolds.
Discuss, evaluate and propose solutions to assist contractors in improving the
efficiency of formwork.
Through the results achieved, the research hopes to provide an additional
document to effectively contribute to the contractor in choosing as well as using the
formwork.


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan rằng trong q trình thực hiện Luận văn: “Nghiên cứu lựa chọn,
quản lý sử dụng hiệu quả ván khn cơng trình xây dựng dân dụng”, các số liệu thu
thập và kết quả nghiên cứu được thể hiện hoàn toàn trung thực và chưa được công bố
ở bất kỳ nghiên cứu nào khác. Tôi xin chịu hồn tồn trách nhiệm về nghiên cứu của
mình. Tuy nhiên, dù đã cố gắng ghi chú, trích dẫn đầy đủ nhưng cũng khó tránh khỏi
các thiếu sót, nếu có thể xin vui lịng bỏ qua. Tơi hứa sẽ tiếp thu và sửa chữa sai sót.
TP. HCM, ngày 28 tháng 06 năm 2017

Đào Duy Hoan


Luận văn thạc sĩ

GVHD: PGS.TS Lương Đức Long

MỤC LỤC

CHƯƠNG 1: ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................... 1
1.1

Giới thiệu chung ............................................................................................ 1

1.2

Xác định vấn đề nghiên cứu .......................................................................... 2

1.3

Mục tiêu nghiên cứu ...................................................................................... 3

1.4

Phạm vi và đối tượng nghiên cứu .................................................................. 4

1.5

Đóng góp của nghiên cứu .............................................................................. 4

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN..................................................................................... 5
2.1

Tổng quan về hệ thống ván khuôn ................................................................ 5

2.1.1

Ván khuôn trong xây dựng ..................................................................... 5


2.1.2

Ván khuôn dầm sàn trong thi công phần thân nhà cao tầng ................... 9

2.1.3

Ván khuôn dầm sàn trong thi công tầng hầm nhà cao tầng .................... 9

2.2

Tổng quan các phương pháp ra quyết định ................................................. 17

2.2.1

Phương pháp định lượng Analytical Hierarchy Process (AHP) ........... 17

2.2.2

Phương pháp Choosing by Advantages (CBA) .................................... 19

2.3

Các nghiên cứu trước đây ............................................................................ 23

2.3.1

Nghiên cứu về lựa chọn ván khuôn ...................................................... 23

2.3.2


Một số nghiên cứu ứng dụng CBA để ra quyết định ............................ 24

2.3.3

Các nghiên cứu liên quan đến quản lý sử dụng ván khuôn .................. 25

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................. 27
3.1

Mô hình CBA ra quyết định lựa chọn hệ thống ván khuôn......................... 27

3.2 Phương pháp nghiên cứu định lượng xác định các nhân tố chính ảnh hưởng
đến q trình quản lý sử dụng ván khuôn .............................................................. 31
3.2.1

Giới thiệu bảng câu hỏi ......................................................................... 32

3.2.2

Kiểm tra thang đo và các mục hỏi ........................................................ 35

3.2.3

Giới thiệu các cơng cụ thống kê ........................................................... 35

3.2.4

Q trình thu thập dữ liệu ..................................................................... 41

CHƯƠNG 4: PHƯƠNG PHÁP LỰA CHỌN ỨNG DỤNG CBA CHO HỆ VÁN

KHUÔN TẦNG HẦM ............................................................................................ 44
Học viên thực hiện: Đào Duy Hoan – 13080024


Luận văn thạc sĩ

GVHD: PGS.TS Lương Đức Long

4.1

Case study được sử dụng để minh họa phương pháp lựa chọn bằng CBA . 44

4.2

Mơ hình lựa chọn ván khn tầng hầm ....................................................... 44

CHƯƠNG 5: PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC SỬ
DỤNG HIỆU QUẢ VÁN KHN ........................................................................ 55
5.1

Q trình thu thập dữ liệu ............................................................................ 55

5.1.1 Quy mô các công trình xây dựng dân dụng cơng nghiệp trong thành
phố Hồ Chí Minh đã được khảo sát.................................................................... 56
5.1.2

Số năm làm việc tại các dự án nhà cao tầng ......................................... 57

5.1.3


Vị trí cơng tác ....................................................................................... 58

5.1.4

Trình độ học vấn ................................................................................... 59

5.2

Bảng các nhân tố ảnh hưởng ....................................................................... 59

5.3

Kiểm tra thang đo và các mục câu hỏi ........................................................ 61

5.4

Xếp hạng, phân tích và đánh giá các yếu tố hiệu quả ................................. 63

5.5

Phân tích thành tố chính .............................................................................. 67

5.5.1

Thực hiện PCA ..................................................................................... 67

5.5.2

Thành tố chính ẩn sau các yếu tố đã được xác định ............................. 74


CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ .............................................................. 79
6.1 Các giải pháp kiến nghị nâng cao việc lựa chọn, quản lý sử dụng hiệu quả
ván khuôn ............................................................................................................... 79
6.2

Kết luận........................................................................................................ 81

6.2.1

Mô hình lựa chọn ván khn ................................................................ 81

6.2.2

Các kết luận về các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình quản lý sử dụng 81

6.2.3

Các giải pháp nâng cao hiệu quả .......................................................... 82

Phụ lục: Tài liệu tham khảo .................................................................................. 84

Học viên thực hiện: Đào Duy Hoan – 13080024


Luận văn thạc sĩ

GVHD: PGS.TS Lương Đức Long
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

Bảng 2.1: Các thuật ngữ trong CBA (Arroyo và các tác giả, 2016) .........................20

Bảng 2.2: So sánh CBA và AHP ...............................................................................22
Bảng 3.1: Bảng CBA tổng quát.................................................................................30
Bảng 3.2: Danh sách cơng trình tham gia khảo sát ...................................................43
Bảng 4.1: Bảng CBA lựa chọn biện pháp ván khn ...............................................50
Bảng 4.2: Chi phí cho các biện pháp thi công như sau .............................................52
Bảng 4.3: Bảng tổng hợp chi phí và IOA của các phương án...................................54
Bảng 5.1: Giá trị phần thơ cơng trình........................................................................56
Bảng 5.2: Số tầng cao của cơng trình khảo sát .........................................................56
Bảng 5.3: Số năm làm việc tại các dự án nhà cao tầng .............................................57
Bảng 5.4: Vị trí cơng tác ...........................................................................................58
Bảng 5.5: Trình độ học vấn của những đối tượng tham gia khảo sát .......................59
Bảng 5.6: Các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình quản lý và sử dụng hiệu quả ván
khuôn .........................................................................................................................60
Bảng 5.7: Cronbach’s alpha của thang đo (tổng các mục hỏi) .................................61
Bảng 5.8: Cronbach’s alpha từng nhóm nhân tố .......................................................63
Bảng 5.9: Xếp hạng các nhân tố................................................................................63
Bảng 5.10: Kết quả kiểm tra KMO và Barlett ..........................................................68
Bảng 5.11: Kết quả kiểm tra giá trị Communalities .................................................68
Bảng 5.12: Phần trăm phương sai giải thích của từng thành tố chính ......................71
Bảng 5.13: Factor loadings của các thành tố chính...................................................74

Học viên thực hiện: Đào Duy Hoan – 13080024


Luận văn thạc sĩ

GVHD: PGS.TS Lương Đức Long
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ

Hình 1.1: Vịng đời ván khn, bê tơng (Hana, 1999) ................................................1

Hình 2.1: Ván khn gỗ xẻ .........................................................................................6
Hình 2.2: Ván khn sườn gỗ, ván ép.........................................................................6
Hình 2.3: Ván khn thép ...........................................................................................6
Hình 2.4: Ván khn nhơm .........................................................................................6
Hình 2.5: Ván khn nhựa (Fuvi) ...............................................................................6
Hình 2.6: Ván khn bê tơng ......................................................................................6
Hình 2.7: Ván khn cố định ......................................................................................8
Hình 2.8: Ván khn định hình ...................................................................................8
Hình 2.9: Ván khn ốp mặt .......................................................................................8
Hình 2.10: Ván khn di động ngang .........................................................................8
Hình 2.11: Ván khn trượt ........................................................................................8
Hình 2.12: Ván khn leo ...........................................................................................8
Hình 2.13: Ván khn treo ..........................................................................................9
Hình 2.14: Ván khn tấm lớn ....................................................................................9
Hình 2.15: Quy trình thi cơng ván khn đất ...........................................................11
Hình 2.16: Ván khn trên bê tơng lót ......................................................................12
Hình 2.17: Ván khn cột chống ..............................................................................13
Hình 2.18: Lắp đặt gối tựa lên bản mã liên kết .........................................................16
Hình 2.19: Lắp dựng hệ dầm dỡ lên gối tựa .............................................................16
Hình 2.20: Lắp dựng ván khn dầm........................................................................16
Hình 2.21: Lắp đặt hệ ván khn sàn........................................................................16
Hình 2.22: Hệ palăng, rịng rọc .................................................................................16
Hình 2.23: Q trình hạ hệ ván khn ......................................................................16
Hình 2.24: Q trình hạ hệ ván khn ......................................................................17
Hình 2.25: Hệ ván khn sau khi hạ .........................................................................17
Hình 2.26: Quy trình thực hiện CBA ........................................................................21
Hình 3.1: Liệt kê lợi thế của mỗi phương án thay thế ..............................................29
Học viên thực hiện: Đào Duy Hoan – 13080024



Luận văn thạc sĩ

GVHD: PGS.TS Lương Đức Long

Hình 3.2: Thảo luận tầm quan trọng của lợi thế .......................................................29
Hình 3.3: Quy trình nghiên cứu phân tích nhân tố....................................................32
Hình 3.4: Quy trình thiết kế bảng câu hỏi .................................................................34
Hình 3.5: Quy trình phân tích thành tố chính ...........................................................39
Hình 4.1: Ván khn đất (phương án 1) ...................................................................45
Hình 4.2: Ván khn trên bê tơng lót (phương án 2) ................................................45
Hình 4.3: Ván khn cột chống (phương án 3) ........................................................46
Hình 4.4: Hệ ván khn tự hạ BRD (phương án 4) ..................................................46
Hình 4.5: Chi phí và tầm quan trọng của lợi thế .......................................................53
Hình 5.1: Biểu đồ giá trị phần thơ của cơng trình .....................................................56
Hình 5.2: Biểu đồ số tầng cao của cơng trình ...........................................................57
Hình 5.3: Biểu đồ số năm làm việc tại các dự án nhà cao tầng ................................57
Hình 5.4: Biểu đồ vị trí cơng tác trong ngành xây dựng ...........................................58
Hình 5.5: Biểu đồ trình độ học vấn của những người tham gia khảo sát..................59
Hình 5.6: Biểu đồ Scree Plot .....................................................................................73

Học viên thực hiện: Đào Duy Hoan – 13080024


Luận văn thạc sĩ

GVHD: PGS.TS Lương Đức Long

DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Bảng câu hỏi khảo sát phát hành ...............................................................1
Phụ lục 2: Kết quả đánh giá bảng câu hỏi ...................................................................7

Phụ lục 3: Số trường hợp thực hiện kiểm tra độ tin cậy của thang đo ........................8
Phụ lục 4: Cronbach’s alpha chung của 4 nhóm nhân tố ............................................8
Phụ lục 5: Cronbach’s alpha chung của nhóm yếu tố 1 ..............................................8
Phụ lục 6: Cronbach’s alpha chung của nhóm yếu tố 2 ..............................................8
Phụ lục 7: Cronbach’s alpha chung của nhóm yếu tố 3 ..............................................9
Phụ lục 8: Cronbach’s alpha chung của nhóm yếu tố 4 ..............................................9
Phụ lục 9: Số trường hợp được sử dụng trong phân tích thành tố chính ..................10
Phụ lục 10: Ma trận tương quan (khởi đầu) của 31 yếu tố........................................11
Phụ lục 11: Mức ý nghĩa quan sát của ma trận tương quan (31 yếu tố) ...................12
Phụ lục 12: Đường chéo của ma trận Anti-image .....................................................13
Phụ lục 13: Ma trận tương quan giữa các yếu tố và các thành tố chính ...................14
Phụ lục 14: Ma trận tương quan giữa các yếu tố sau khi phân tích thành tố chính
(sau khi xoay yếu tố) .................................................................................................15
Phụ lục 15: Chênh lệch giữa ma trận tương quan đầu vào và ma trận tương quan sau
khi phân tích thành tố chính ......................................................................................16
Phụ lục 16: Ma trận tương quan giữa các yếu tố và thành tố chính (sau khi xoay yếu
tố) ..............................................................................................................................17
Phụ lục 17: Ma trận hệ số nhân số (Component Score Coefficient Matrix) .............18

Học viên thực hiện: Đào Duy Hoan – 13080024


Luận văn thạc sĩ

GVHD: PGS. TS Lương Đức Long

CHƯƠNG 1: ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1 Giới thiệu chung
Trong thời kì hội nhập và tồn cầu hóa, kinh tế - xã hội của đất nước đã có những
bước phát triển mạnh mẽ về mọi mặt, đặc biệt trong các lĩnh vực thương mại, đầu tư

sản xuất và phục vụ dân sinh. Sự phát triển trong lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản
cũng khơng nằm ngồi dịng chảy đó, đất nước đang trong giai đoạn phát triển bùng
nổ của ngành xây dựng.
Những tiến bộ trong ngành công nghiệp xây dựng là một trong những chỉ số quan
trọng trong việc đánh giá chất lượng phát triển của một quốc gia. Trong lĩnh vực thi
công xây dựng cơ bản, đặc biệt với kết cấu chính đang được áp dụng phổ biến tại Việt
Nam là kết cấu bê tơng - cốt thép thì một trong những cơng việc chính, ln nằm trên
đường găng tiến độ CPM (Critical path method) là công tác lắp dựng ván khuôn và
cơng tác đổ bê tơng. Trong đó cơng tác ván khn chiếm vai trị quan trọng hơn cả
và là cơng tác bắt đầu của q trình thi cơng. Tiến độ, chất lượng, mỹ quan và giá
thành cơng trình phụ thuộc phần nhiều vào yếu tố này (Hana,1999). Với sự thay đổi
của công nghệ và vật liệu ghép ván khuôn hiện nay đã và đang tạo ra những bước tiến
lớn trong lĩnh vực xây dựng.

Hình 1.1: Vịng đời ván khn, bê tông (Hana, 1999)

Học viên thực hiện : Đào Duy Hoan – Khóa 2013

Trang 1


Luận văn thạc sĩ

GVHD: PGS.TS Lương Đức Long

Thực tiễn ngành đang địi hỏi một nghiên cứu sâu sắc và tồn diện về các vấn đề
liên quan đến công tác ván khn, trong q trình lựa chọn biện pháp, tiêu chí kỹ
thuật, cơng nghệ thi cơng, cũng như q trình quản lý và sử dụng hiệu quả.
1.2 Xác định vấn đề nghiên cứu
Ván khn chiếm khoảng 60% chi phí của kết cấu bê tơng cốt thép, khoảng 10%

của tổng chi phí xây dựng (Hurd, 2005), và ảnh hưởng trực tiếp đến an toàn, tiến độ
và chất lượng của dự án xây dựng (Hana, 1999).
Những tiến bộ trong khoa học công nghệ dẫn đến ngày càng có những biện pháp
ván khn mới. Do đó việc lựa chọn một biện pháp ván khn phù hợp với đặc điểm
từng dự án là khá phức tạp. Đặc biệt, khi thi công tầng hầm nhà cao tầng, mỗi cơng
trình đều có đặc điểm riêng về cấu tạo nền đất, mặt cắt địa chất, cao độ mực nước
ngầm; việc lựa chọn biện pháp ván khuôn phù hợp góp phần giảm thiểu các sự cố
trong q trình thi cơng, nâng cao chất lượng xây dựng cơng trình, góp phần thúc đẩy
sự thành cơng của dự án.
Mặc dù đóng một vai trò rất quan trọng và phức tạp nhưng các nhà thầu khi lựa
chọn biện pháp ván khuôn vẫn dựa trên kinh nghiệm hiện có, hiếm khi sử dụng một
phương pháp phù hợp hỗ trợ cho quá trình ra quyết định. Các chuyên gia với kinh
nghiệm khác nhau có thể đưa ra những quyết định khác nhau, không đảm bảo phù
hợp và kết quả tốt nhất. Vì vậy, cần một phương pháp ra quyết định bền vững, nhanh
chóng, phù hợp với bối cảnh của dự án và giảm thiểu lãng phí. Song song với sự cần
thiết của một phương pháp lựa chọn phù hợp, nhà thầu cần các hiểu biết sâu sắc về
các nhân tố ảnh hưởng đến toàn bộ q trình quản lý và sử dụng ván khn để từ đó
nâng cao hiệu quả của tồn bộ q trình từ việc lựa chọn đến quản lý sử dụng hiệu
quả hệ thống ván khuôn, và cuối cùng để từ đó giúp mang lại giá trị lợi nhuận cho
nhà thầu.

Học viên thực hiện: Đào Duy Hoan – 13080024

Trang 2


Luận văn thạc sĩ

GVHD: PGS.TS Lương Đức Long


 Phân tích và đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến việc quản lý và sử dụng hiệu
quả ván khuôn, giàn giáo trong thi công nhà cao tầng.
 Đề xuất những giải pháp nhà thầu quản lý và sử dụng ván khuôn hiệu quả.
1.4 Phạm vi và đối tượng nghiên cứu
 Phạm vi nghiên cứu: Các cơng trình xây dựng dân dụng và công nghiệp.
 Đối tượng nghiên cứu: Các dự án cơng trình cao tầng có thi cơng tầng hầm.
 Địa điểm nghiên cứu: TP Hồ Chí Minh.
 Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 2/2017 đến nay.
1.5 Đóng góp của nghiên cứu
 Về mặt lý luận
- Khẳng định ưu điểm của phương pháp topdown, cung cấp thêm một tài liệu về
biện pháp thi công hệ ván khuôn tự hạ BRD.
- Xây dựng được một công cụ để hỗ trợ việc ra quyết định lựa chọn biện pháp
ván khuôn tầng hầm nhà cao tầng.
- Đề tài xác định các yếu tố ảnh hưởng đến việc quản lý và sử dụng hiệu quả ván
khuôn, giàn giáo trong thi công nhà cao tầng ở Việt Nam mà các nghiên cứu trước
đây chưa đi sâu.
 Về mặt thực tiễn
- Giúp nhà thầu, chủ đầu tư trong việc lựa chọn biện pháp thi công phù hợp, giảm
thiểu sự khơng chắc chắn, giảm thiểu lãng phí.
- Từ kết quả về các nhân tố tìm được sẽ giúp nhà thầu tập trung vào lĩnh vực
thuộc những nhân tố quan trọng để nâng cao hiệu quả của công tác ván khuôn.
- Đề xuất những giải pháp giải pháp phù hợp để nâng cao hiệu quả việc quản lý
và sử dụng ván khuôn, giàn giáo.

Học viên thực hiện: Đào Duy Hoan – 13080024

Trang 4



Luận văn thạc sĩ

GVHD: PGS.TS Lương Đức Long

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN
2.1 Tổng quan về hệ thống ván khuôn
Lịch sử phát triển của hệ thống ván khuôn trong xây dựng bắt đầu với các loại
ván khuôn với vật liệu tự nhiên, thơng dụng - những tấm ván gỗ, sau đó chuyển dần
sang các loại ván khn định hình với vật liệu thép. Sau đó, những vật liệu ưu việt
hơn được đưa vào nghiên cứu sử dụng: nhựa tái chế, sợi tổng hợp, nhơm định hình...
2.1.1 Ván khn trong xây dựng
2.1.1.1 Khái niệm
Ván khuôn hay khuôn đúc bê tông (bắt nguồn từ tiếng Pháp là Coffrage, tiếng
Anh gọi là Formwork) là khuôn mẫu tạm thời, được gia công bằng gỗ, kim loại, hoặc
các vật liệu phù hợp khác, nhằm tạo hình dạng cho các kết cấu bê tông, bê tông cốt
thép. Sau khi bê tông đông cứng, chúng thường được tháo ra đem đi sử dụng vào
cơng trình khác. Ván khn là một công cụ thi công rất cần thiết và quan trọng cho
việc đúc bê tông tại hiện trường cũng như trong nhà máy. Vì vậy khi chế tạo, sử dụng
ván khuôn cần đáp ứng được những yêu cầu kỹ thuật nhất định. (Tham khảo
Wikipedia)
2.1.1.2 Chức năng
Ván khn có các chức năng chủ yếu như:
- Chịu các loại tải trọng sinh ra trong q trình đổ bê tơng cũng như trong thời
gian chờ bê tông đạt được cường độ.
- Đảm bảo kích thước hình học theo thiết kế của cấu kiện bê tông.
- Quyết định chất lượng bề mặt kết cấu bê tông.
2.1.1.3 Phân loại
 Theo vật liệu sử dụng
-


Ván khuôn gỗ xẻ.

-

Ván khuôn ván ép.

-

Ván khuôn thép.

Học viên thực hiện: Đào Duy Hoan – 13080024

Trang 5


Luận văn thạc sĩ

GVHD: PGS.TS Lương Đức Long

 Theo loại kết cấu áp dụng
-

Ván khuôn dầm.

-

Ván khuôn sàn.

-


Ván khuôn tường.

-

Ván khn cột.

-

Ván khn móng.

 Theo phương pháp sử dụng
- Ván khuôn cố định: gia công tại hiện trường, dùng cho từng bộ phận cơng
trình, sử dụng xong được tháo rời thành ván, thành thanh.
- Ván khn định hình (ván khn luân lưu): gia công sẵn thành bộ tiêu chuẩn,
ra công trình chỉ việc lắp dựng, khi tháo dỡ được giữ ngun hình.
- Ván khn ốp mặt: vật liệu bê tơng cốt thép hay vật liệu tổng hợp dùng làm
khuôn đúc và nằm lại trong cơng trình làm tấm ốp mặt ngồi.
- Ván khn di động ngang.
- Ván khn di động lên cao: đúc các cơng trình có độ cao lớn, ván khuôn được
nâng lên liên tục, hay theo từng chu kỳ.
+ Ván khuôn trượt (sliding): ván khuôn di chuyển lên cao, liên tục, đồng đều
trong suốt quá trình đổ bê tông.
+ Ván khuôn leo (climbing): ván khuôn được nâng lên theo từng chu kỳ leo
trên ray hoặc tự leo.
+ Ván khuôn treo (hanging): ván khuôn được treo trên tháp nâng đặt ở trung
tâm và được nâng lên bằng thiết bị nâng.
- Ván khuôn tấm lớn (coffrage bàn).
(Tham khảo bài giảng kỹ thuật thi công_Cô Nguyễn Thị Xuân Lan)

Học viên thực hiện: Đào Duy Hoan – 13080024


Trang 7


Luận văn thạc sĩ

GVHD: PGS.TS Lương Đức Long

 Quy trình thi công topdown:
1. Thi công tường vây barret.
2. Đào đất, đục tường dẫn, đục bê tông đỉnh tường vây.
3. Thi công dầm bo (cappping beam): lắp dựng cốt thép, lắp dựng ván khuôn, đổ
bê tông.
4. Đào đất đến cao độ sàn hầm B1.
5. Thi công sàn hầm B1: ván khuôn, cốt thép, bê tông.
6. Đào đất đến sàn hầm B2.
7. Thi công sàn hầm B2.
8. Thi công tương tự các sàn hầm tiếp theo.
9. Đào đất đến đáy hố pít.
10. Thi cơng hố pít thang máy, đài móng.
 Đề tài đi sâu vào nghiên cứu các biện pháp ván khuôn khi thi công tầng hầm
nhà cao tầng bằng phương pháp topdown. Các phương án ván khuôn đang được sử
dụng hiện nay:
2.1.3.1 Ván khn đất
 Quy trình, biện pháp thi cơng:
1. Công tác đào đất:
- Đào đất bằng máy: đào cao hơn cao độ dầm sàn khoảng 5-10cm.
- Đào đất thủ công bằng tay.
2. Công tác lắp dựng ván khuôn dầm:
- Đổ bê tơng lót tại các vị trí dầm.

- Định vị dầm.
- Lắp dựng ván khuôn đáy dầm, thành dầm.
- Lấp đất xung quanh thành dầm.
3. Công tác lắp dựng ván khn sàn:
- Gia cố nền đất: Thi cơng đóng cọc gỗ (cừ tràm) D70 x 700mm.
- Lắp đặt cọc vuông (bằng gỗ) 100 x 100 x 4000mm.
Học viên thực hiện: Đào Duy Hoan – 13080024

Trang 10


Luận văn thạc sĩ

GVHD: PGS.TS Lương Đức Long

- Kiểm tra vị trí và cao trình gối dầm, dây căng khống chế tim và xác định cao
trình ván đáy đầm.
- Lắp bản mã liên kết vào cột chống tạm (kingpost) bằng liên kết bu lông kết
hợp hàn.
- Lắp đặt gối tựa lên bản mã liên kết.
- Lắp đặt hệ dầm đỡ ngang và dọc lên gối tựa. Hệ dầm dỡ liên kết với tường vây
ở những vị trí được xác định trước theo thiết kế bằng bu lông qua một bản mã hàn
với bản thép được cấu tạo và đặt sẵn khi thi công tường vây.
3. Công tác lắp dựng ván khuôn dầm, sàn:
- Lắp đặt hệ xà gồ lên hệ dầm đỡ.
- Lắp đặt ván khuôn dầm.
- Lắp đặt ván khuôn sàn: Ván khuôn sàn là tấm NT Deck bằng tôn mạ phẳng,
chiều rộng 600mm, chiều dài theo nhịp sàn (6-8m), được tăng cứng bằng khung sườn
cốt thép chạy dọc theo chiều dài tấm tôn. Ván sàn được kê, liên kết lên ván thành và
các gối tựa bổ sung chạy trên hệ xà gồ và song song với thành dầm.

4. Công tác hạ hệ dầm đỡ di chuyển xuống dưới:
- Công tác đào đất được tiến hành song song với việc thi công bê tông, cốt thép
dầm sàn hầm 1.
- Lắp dựng các bản mã liên kết cho gối đỡ theo đúng vị trí và cao độ thiết kế
giống như tầng hầm 1.
- Ván khuôn được tháo dỡ và hạ xuống dưới bằng hệ thống palăng và ròng rọc
đặt trên các đỉnh cột của thép hình chống tạm.
 Một số lưu ý thi thi công bằng phương pháp BRD
- Đối với lần lắp dựng đầu tiên, ta phải dùng cẩu tháp hoặc cẩu tự hành để cẩu
các hệ dầm trong quá trình lắp dựng.
- Độ cứng của tấm ván sàn phải được tính tốn đảm bảo chịu được tải trọng của
sàn bê tông, tải trọng bản thân và các tải trọng khác trong q trình lắp dựng và đổ bê
tơng đến khi bê tông phát triển đủ cường độ chịu lực, dễ dàng khi hạ xuống các mức
sàn ở phía dưới.
Học viên thực hiện: Đào Duy Hoan – 13080024

Trang 14


Luận văn thạc sĩ
-

GVHD: PGS.TS Lương Đức Long

Trong quá trình hạ, tốc độ của ròng rọc phải đồng đểu để đảm bảo tất cả các

vị trí phải hạ xuống đều nhau tránh gây ra nội lực phụ trong kết cấu ván khn.
- Thời gian để hạ tồn bộ hệ thống ván khn sau khi hồn thành các q trình
chuẩn bị mất từ 30-40 phút một tầng. Tuy nhiên, không phải tồn bộ hệ thống ván
khn được hạ cùng một lúc mà nó được chia làm nhiều phân đoạn nên quá trình hạ

được thực hiện cho từng phân đoạn. Tại một thời điểm có thể hạ nhiều phân đoạn
cùng một lúc. Tiến hành hạ ván khuôn tại từng đầu cột chống tạm. Để đảm bảo an
toàn, chỉ nên hạ hai nhịp dầm một đợt. Cần phải phân công cụ thể cho từng người vận
hành pa lăng nhịp nhàng, đều đặn. Dưới tác dụng của trọng lượng bản thân, hệ kết
cấu ván khuôn sẽ tự hạ xuống khi dây treo bị trùng. Quá trình hạ cần diễn ra đồng
thời để đảm bảo độ lệch tại các gối khi hạ không quá lớn, có thể gây ra ứng suất phụ
trong các khớp nối.
- Q trình thi cơng đào đất được thực hiện tương tự như khi sử dụng hệ ván
khuôn cột chống. Trước tiên cần tạo khoảng không gian để lắp dựng hệ thống ván
khuôn và không gian đào cho tầng hầm 1 bằng cách đào đợt 1 xuống dưới cao độ sàn
hầm 1 từ 1.5m đến 2m. Quá trình đào đợt 2 và các đợt tiếp theo thường đến cao độ
thấp hơn mặt sàn cần thi công từ 1.5 m đến 2 m.
- Sau khi hệ kết cấu đỡ ván khuôn được hạ đến cao trình thiết kế và được tựa
chắc chắn trên các gối tự liên kết với cột chống tạm, cần kiểm tra lại hệ thống ván
khuôn, các mối nối để đảm bảo an tồn cho các bước thi cơng tiếp theo. Trong trường
hợp hệ kết cấu dầm sàn tầng hầm phía dưới khơng giống phía trên thì cần thay đổi hệ
kết cấu đỡ và ván khuôn cho phù hợp.
 Ưu điểm:
- Không ảnh hưởng đến tiến độ đào đất vì khơng cần phải chờ bê tơng đạt đủ
cường độ.
-

Khơng phụ thuộc vào địa chất nền tầng hầm.

 Nhược điểm:
-

Giá thành cao.

-


Yêu cầu kết cấu dầm sàn các tầng hầm phải giống nhau.

Học viên thực hiện: Đào Duy Hoan – 13080024

Trang 15


Luận văn thạc sĩ

GVHD: PGS.TS Lương Đức Long

- Tính độc lập: Phương pháp AHP có thể liên quan tới tính độc lập của các yếu
tố trong một hệ thống và không dựa trên những suy nghĩ thuần tuý.
- Cấu trúc thứ bậc: Phương pháp AHP phản ánh khuynh hướng tự nhiên của con
người trong việc lựa chọn những yếu tố của hệ thống thành những mức độ khác nhau
và các nhóm tương đồng.
- Tính nhất qn: Phương pháp AHP tn theo những sự ổn định hợp lý của
những sự đánh giá được dùng trong quyết định ưu tiên. Sự nhất quán được thể hiện
thông qua hệ số nhất quán.
- Sự thỏa hiệp: Phương pháp AHP cân nhắc đến sự tương quan thứ tự ưu tiên
của các yếu tố trong hệ thống và cho phép mọi người lựa chọn thay thế tốt nhất trên
mục tiêu của họ.
- Sự đánh giá và nhất trí: Phương pháp AHP khơng phụ thuộc vào sự nhất trí
nhưng lại tạo nên một giải pháp chung từ những đánh giá trái ngược nhau. Hệ số nhất
quán được dùng để kiểm sốt những kết luận mang tính trái ngược nhau.
Ngồi ra, phương pháp AHP cịn có một số ưu điểm khác:
- Việc thu thập dữ liệu và so sánh cặp các tiêu chí sẽ dể dàng và hiệu quả bằng
cách chia nhỏ các nhóm tiêu chí thành các nhóm nhỏ hơn và ngang cấp.
- Áp dụng được trong nhiều lĩnh vực và trong nhiều tình huống khác nhau như

ra quyết định chọn loại xe để mua, dự đoán giá sản phẩm, bố trí nhân sự, quản lý dự
án, phân tích xu hướng thị trường…
- AHP phổ biến vì việc so sánh cặp các yếu tố và thuộc tính một cách tự nhiên
và phân chia một vấn đề ra quyết định trở nên dễ dàng. Phương pháp này có sự hấp
dẫn của một biểu diễn toán học (thao tác ma trận), nhưng điều này khơng tự nó làm
cho các phương pháp chính xác.

Học viên thực hiện: Đào Duy Hoan – 13080024

Trang 18


Luận văn thạc sĩ

GVHD: PGS.TS Lương Đức Long

2.2.2 Phương pháp Choosing by Advantages (CBA)
2.2.2.1 Khái niệm
Choosing by Advantages (CBA) được phát minh bởi Suhr (1999), được sử dụng
lần đầu tiên trong ngành Lâm nghiệp Hoa Kỳ. Từ đó phương pháp này được phát
triển và sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau (Martinez và các tác giả, 2016).
CBA là một công cụ ra quyết định dựa trên việc so sánh lợi thế của các phương
án phải lựa chọn, không phải trên những lợi ích và bất lợi của các phương án, do đó
tránh lặp. Theo phương pháp này, người ra quyết định phải xác định được các nhân
tố mà sẽ chỉ ra được sự khác biệt đáng kể giữa các phương án phải lựa chọn; tuy
nhiên, khơng có nhân tố nào là quan trọng nhất đối với người ra quyết định khi sử
dụng công cụ CBA (Arroyo và các tác giả, 2014).
CBA có sự linh hoạt để thêm nhiều nhân tố hay lựa chọn thay thế khơng có tác
động trên các đánh giá trước đó của giải pháp thay thế. Ngược lại với cách tiếp cận
dựa trên giá trị, trong đó điểm và trọng số của các nhân tố phải được tính tốn lại bất

kỳ thời gian nào một nhân tố mới được thêm vào các quyết định.
Quá trình đánh giá trọng số trong phương pháp CBA chỉ nên dựa trên các lợi thế,
chứ khơng phải các tiêu chí, thuộc tính hoặc các nhân tố (Suhr 1999, trang 80). Ngồi
ra, CBA còn đưa ra các quyết định cho các sự kiện liên quan và trì hỗn đánh giá giá
trị về các lựa chọn thay thế cho đến cuối cùng.
Quá trình ra quyết định của phương pháp CBA được chia thành năm giai đoạn
(Suhr, 1999):
1. Giai đoạn thiết lập (the Stage-Setting Phase): thiết lập mục đích và bối cảnh ra
quyết định.
2. Giai đoạn cải tiến (the Innovation Phase): xây dựng đầy đủ các lựa chọn thay
thế.
3. Giai đoạn ra quyết định (the Decision-making Phase): Chọn phương án thay
thế với tầm quan trọng lớn nhất của lợi thế.

Học viên thực hiện: Đào Duy Hoan – 13080024

Trang 19


Luận văn thạc sĩ

GVHD: PGS.TS Lương Đức Long

4. Giai đoạn xem xét lại (the Reconsideration Phase): Thay đổi quyết định nếu
cần và cải tiến nó.
5. Giai đoạn thực hiện (the Implementation Phase): Đưa ra quyết định, điều chỉnh
khi cần thiết, đánh giá quá trình và kết quả.
 Các thuật ngữ trong Choosing by Advantages: Giải thích ý nghĩa của các
thuật ngữ để phù hợp với lĩnh vực xây dựng khi sử dụng công cụ CBA cho việc lựa
chọn phương án thay thế (Arroyo và các tác giả, 2016) như trong bảng 2.1.

Bảng 2.1: Các thuật ngữ trong CBA (Arroyo và các tác giả, 2016)
Thuật ngữ

Định nghĩa

1. Alternatives

Hai hay nhiều phương án xây dựng, phương án thiết kế, vật liệu

Phương án lựa

xây dựng, hoặc biện pháp thi cơng; từ đó sẽ phải chọn ra một

chọn

phương án hoặc một sự kết hợp của các phương án đó.

2.Factor

Một yếu tố, một phần, hoặc một thành phần của một quyết định.

Nhân tố

Để đánh giá tính bền vững, các nhân tố nên phân tích ở các khía
cạnh kinh tế, xã hội, và mơi trường. Điều quan trọng là khi sử dụng
công cụ CBA, cần tách biệt chi phí ra khỏi các yếu tố khác.

3. Criterion

Một tiêu chí là một quy tắc hay một định hướng bởi người ra quyết


Tiêu chí

định.

4. Attribute

Một đặc điểm, chất lượng, hoặc kết quả của một phương án lựa

Thuộc tính

chọn.

5. Advantage

Một sự khác biệt có lợi giữa hai thuộc tính.

Lợi thế
6. Importance of Tầm quan trọng của lợi thế (định lượng theo số) được sử dụng
advantage (IOA) trong phương pháp ra quyết định hợp tác khi xem xét các quyết
Tầm quan trọng định theo ý kiến của tổ chuyên gia.
của lợi thế

Học viên thực hiện: Đào Duy Hoan – 13080024

Trang 20


Luận văn thạc sĩ


GVHD: PGS.TS Lương Đức Long

2.2.2.2 Qui trình thực hiện CBA

Nhận định các phương án lựa chọn
Xác định các nhân tố
Xác định tiêu chí của từng nhân tố
Tóm tắt thuộc tính của mỗi phương án
Quyết định những lợi thế
Quyết định tầm quan trọng của mỗi lợi thế
Đánh giá chi phí

Ra quyết định
Hình 2.26: Quy trình thực hiện CBA

2.2.2.3 Ưu điểm của phương pháp Choosing by Advantage
CBA minh bạch hơn AHP vì nó u cầu các bên liên quan so sánh tất cả các lợi
thế với nhau, ngược lại với AHP, tập trung vào việc so sánh cặp thuộc tính. Một số
ưu điểm của phương pháp CBA so với phương pháp AHP được trình bày trong bảng
2.2.
Tuy nhiên, thách thức trong việc sử dụng CBA là khi các thuộc tính khơng biết
hoặc khơng chắc chắn (Arroyo và các tác giả, 2014).

Học viên thực hiện: Đào Duy Hoan – 13080024

Trang 21


×