Tải bản đầy đủ (.docx) (31 trang)

TRIỂN VỌNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY QUAN HỆ KINH TẾ THƯƠNG MẠI VIỆT NAM - SINGAPORE

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (213.01 KB, 31 trang )

TRIỂN VỌNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY QUAN HỆ KINH TẾ
THƯƠNG MẠI VIỆT NAM - SINGAPORE
I. NHỮNG KHÓ KHĂN VÀ THUẬN LỢI TRONG QUAN HỆ HAI NƯỚC VIỆT NAM - SINGAPORE
Những năm vừa qua quan hệ thương mại - đầu tư giữa Việt Nam và Singapore
đã phát triển vượt bậc. Do tính chất bổ sung của hai thị trường về cơ cấu mặt hàng
xuất nhập khẩu, về nguồn nhân lực, về tài nguyên thiên nhiên, về công nghệ kỹ
thuật... khiến cho mối quan hệ này ngày càng trở nên khăng khít và tạo cơ sở thuận
lợi cho sự phát triển trong tương lai. Tuy nhiên, những biến động của kinh tế thế
giới nói chung, của kinh tế hai nước nói riêng đã tác động trực tiếp đến mối quan
hệ này với những khó khăn và thuận lợi.
1. Thuận lợi
Sự thành công trong phát triển kinh tế của Singapore những năm qua là do tác
động của nhiều yếu tố, trong đó có sự đóng góp của chính sách thương mại. Như
trên đã trình bày, nền kinh tế Singapore là một trong số ít thị trường tự do nhất thế
giới nên không áp dụng thuế hoặc hàng rào thuế quan. Khoảng 96% các mặt hàng
nhập khẩu không phải nộp thuế trừ một số mặt hàng cấm tương tự như của ta và
một số hàng xuất nhập khẩu phải có giấy phép đặc biệt như vũ khí, ma tuý, biệt
dược, chất nổ. Trong điều kiện môi trường thương mại thế giới kém thuận lợi, xuất
hiện nhiều rào cản thương mại, các vấn đề về lao động, môi trường, an toàn thực
phẩm... được đặt ra một cách thái quá; ta lại chưa có kinh nghiệm đối phó với
những vấn đề như vậy thì Singapore thực sự là thị trường lý tưởng cho các nhà
xuất khẩu Việt nam. Trong số các mặt hàng chủ yếu ta xuất sang Singapore chỉ có
mặt hàng quần áo là phải chịu thuế nhập khẩu, mức thuế khoảng 5%. Ngoài ra
Singapore cũng tạo điều kiện cho các công ty xuất nhập khẩu của Việt Nam thành
lập văn phòng đại diện tại Singapore. Cụ thể từ năm 1998, Công ty Xăng dầu Việt
Nam Air Petrol Company trực thuộc Tổng công ty Hàng không Quốc gia Việt Nam
đã thành lập văn phòng đại diện tại Singapore. Việt Nam Airlines có công ty con
tại Singapore được phép kinh doanh bán vé và hoạt động dịch vụ có liên quan.
Tổng công ty Xăng dầu Petrolimex cũng đã có văn phòng đại diện tại đây, góp
phần thúc đẩy hoạt động xuất khẩu của mặt hàng chủ lực này.
Đồng thời, Singapore cũng rất quan tâm tới một chiến lược phát triển kinh tế


dựa vào thị trường thế giới; đó là Chương trình đầu tư trực tiếp và đầu tư tập trung
của Singapore ra ngoài, trong đó tập trung vốn, kỹ thuật xây dựng các khu công
nghiệp tập trung như ở Trung Quốc, Ấn Độ, Việt Nam và các tam giác phát triển
như tam giác phát triển Battam/Singapore/Johor. Mục tiêu lâu dài của Chương
trình này là dùng vốn, kỹ thuật của Singapore + đất đai, nhân lực bên ngoài để mở
rộng phát triển kinh tế. Việt Nam có lợi thế trước Singapore về diện tích, số lượng
lao động, tài nguyên thiên nhiên, lại gần gũi về mặt địa lý nên cũng là một trong
những thị trường mà Singapore muốn hướng tới. Để hỗ trợ các nhà đầu tư
Singapore đầu tư vào Việt Nam, các cơ quan tài chính của Singapore cho các công
ty làm ăn tại Việt Nam vay vốn, chính phủ cho phép các nhà đầu tư được quyền tự
do đầu tư vốn vào Việt Nam dưới mọi hình thức, trong mọi lĩnh vực.
Về phía Việt Nam, kể từ năm 1985 ta bắt đầu công cuộc đổi mới. Trước hết là
chuyển sang nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của nhà nước, xây dựng một nền
kinh tế phát triển... Chính sách kinh tế đối ngoại mà Việt Nam theo đuổi là đa dạng
hoá, đa phương hoá quan hệ kinh tế với mọi quốc gia, mọi tổ chức kinh tế trên
nguyên tắc tôn trọng độc lập chủ quyền, bình đẳng và cùng có lợi. Củng cố và tăng
cường vị trí ở các thị trường quen thuộc và các bạn hàng truyền thống, tích cực
thâm nhập thị trường mới, tạo chỗ đứng trên các thị trường mới, từng bước gắn nền
kinh tế quốc gia với nền kinh tế thế giới, thị trường trong nước với thị trường quốc
tế.
Thực hiện chủ trương trên, Việt Nam đã ký kết hiệp định thương mại với trên 65
nước, buôn bán với hầu hết các quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Trong số
đó, Singapore nổi lên là một trong những bạn hàng lớn nhất của Việt Nam. Quan
hệ giữa hai nước ngày càng phát triển biểu hiện bằng một loạt các hiệp định được
ký kết giữa hai nước: Hiệp định hợp tác kinh tế, Hiệp định khuyến khích và bảo hộ
đầu tư, Hiệp định tránh đánh thuế hai lần... Uỷ ban hợp tác kinh tế Việt Nam -
Singapore mà chủ tịch phân ban Việt Nam là Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Trần Xuân Giá đã có 5 kỳ họp để bàn về phát triển quan hệ kinh tế thương mại
giữa hai nước. Để tăng cường thúc đẩy quan hệ thương mại hai bên, Việt Nam đã
tích cực cùng với Singapore thành lập các Nhóm công tác chung như: Nhóm công

tác Thương mại và phân phối Việt Nam - Singapore; Nhóm công tác về chuyển đổi
ngoại hối Việt Nam - Singapore (thành lập năm 1998); Nhóm công tác về nông,
lâm, ngư nghiệp Việt Nam - Singapore (thành lập năm 1999)
1
.
Bên cạnh đó chính phủ Việt Nam thể hiện quan tâm rất cao trong việc thu hút
đầu tư nước ngoài và đã có một loạt giải pháp quan trọng để cải thiện môi trường
đầu tư nước ngoài, coi FDI là một bộ phận quan trọng của nền kinh tế quốc dân.
Việt Nam là nước có sự ổn định chính trị, xã hội cao, không tiềm ẩn xung đột về
tôn giáo sắc tộc; có nguồn lao động tương đối tốt, giá thuê nhân công khá rẻ và có
một thị trường giàu tiềm năng. Đến từ một quốc gia có hệ thống chính trị pháp luật
khá hoàn thiện và ổn định, có thể nói các nhà đầu tư Singapore coi sự thanh bình
và độ an toàn là điều kiện tiên quyết cho quyết định đầu tư vào một thị trường. Đây
lại là một điều thuận lợi cho việc thu hút các nhà đầu tư Singapore vào nước ta,
nhất là trong bối cảnh thế giới đang có những mất ổn định trầm trọng về an ninh và
chính trị.
1
Một thuận lợi khác cho việc phát triển kinh tế thương mại Việt Nam - Singapore
là Việt Nam và Singapore cùng nằm trong khối hợp tác kinh tế ASEAN. Việc thành
lập Khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA) và khu vực đầu tư ASEAN (AIA) là
một mốc lớn trong lĩnh vực hợp tác kinh tế của các nước thành viên ASEAN.
Singapore là nước đầu tiên trong khu vực đã triển khai AFTA và cũng đã thu được
nhiều lợi ích kinh tế từ tiến trình này. Trong khuôn khổ việc áp dụng Hiệp định
thuế quan ưu đãi có hiệu lực chung CEPT 98,6% hàng hoá buôn bán ở Singapore
đã có mức thuế từ 0% đến 5%. Điều này tạo điều kiện rất thuận lợi cho hàng Việt
Nam thâm nhập vào thị trường Singapore với một mức giá cạnh tranh hơn. Hơn
nữa từ đặc điểm Singapore là nơi đóng trụ sở của hơn 5.000 công ty đa quốc gia,
công ty quốc tế của Tây Âu, Mỹ và các quốc gia phát triển khác; họ có tiềm năng
về vốn, kỹ thuật, mạng lưới bạn hàng khắp thế giới, có khả năng tiêu thụ khối
lượng lớn hàng xuất khẩu của Việt Nam. Các doanh nghiệp Việt Nam hoàn toàn có

thể lợi dụng được thế mạnh này, thông qua các công ty nước ngoài đóng tại
Singapore để đẩy mạnh xuất khẩu, đặc biệt những mặt hàng có khối lượng, kim
ngạch lớn mà Việt Nam còn khó khăn về bạn hàng, thị trường (các mặt hàng gạo,
cà phê, cao su, hạt tiêu, hải sản...)
Đối với Singapore, trong quá khứ, hiện tại và tương lai, việc mở rộng quan hệ
kinh tế với các nước ASEAN là có lợi và cần thiết. Hơn nữa, kết quả thu được
trong hơn 30 năm hội nhập kinh tế khu vực nói riêng, hội nhập kinh tế quốc tế nói
chung ngày càng khẳng định những đường lối, chính sách kinh tế hướng về hội
nhập của họ là đúng đắn. Việc tiếp tục hội nhập kinh tế một cách sâu, rộng hơn
trong và ngoài khu vực mà trước hết là trong khu vực ngoài nhu cầu đáp ứng về
nông sản, về nguyên nhiên liệu, về lao động cho nền kinh tế thì bản thân năng lực
kinh tế của Singapore cũng cần mở rộng thị trường. Việc thành viên ASEAN thực
hiện cắt giảm thuế quan, gỡ bỏ các hàng rào phi thuế, "mở cửa" thị trường cho
hàng hoá có xuất xứ ASEAN thực hiện CEPT theo đúng kế hoạch tạo điều kiện rất
thuận lợi cho các doanh nghiệp Singapore mở mang thị trường và chi phí thấp
nhất. Singapore hiện đang là nước dẫn đầu khu vực về kỹ thuật, công nghệ trong
nhiều ngành; việc triển khai thực hiện khu vực đầu tư tự do ASEAN (AIA) cũng
tạo thêm nhiều thuận lợi cho Singapore. Từ đây các công ty của Singapore có thế
mạnh đầu tư trực tiếp ra nước ngoài đối với các thành viên của ASEAN.
Những thuận lợi khách quan và chủ quan trên đã và đang thúc đẩy mạnh mẽ mối
quan hệ kinh tế thương mại giữa hai nước Việt Nam - Singapore theo chiều hướng
đi lên. Nắm bắt được những cơ hội này, việc hợp tác giữa hai nước chắc chắn sẽ
đem lại nhiều lợi ích kinh tế hơn nữa.
2. Khó khăn
Tuy nhiên cũng cần phải thấy được những trở ngại trong quan hệ song phương
Việt Nam - Singapore, đặc biệt là trong quan hệ kinh tế - thương mại. Mặc dù kim
ngạch thương mại hai chiều tăng lên nhanh chóng trong những năm gần đây nhưng
tỷ trọng của Việt Nam trong tổng kim ngạch của Singapore với thế giới mới chỉ
chiếm hơn 1%. Singapore lại là một thị trường đòi hỏi hàng hoá chất lượng cao,
một thị trường "khó tính" với mức thu nhập cao: từ hàng tiêu dùng điện tử đến ô tô,

xăng dầu và các máy công cụ đều có mặt sản phẩm của các hãng nổi tiếng trên thế
giới như Mobil Oil, Caltex, Siemens, Mercedes, IBM, Addidas... Thực phẩm hoa
quả tươi phần lớn nhập về từ Mỹ, New Zealand, Malaysia... Hàng Việt Nam với
lao động rẻ, giá thành thấp, mẫu mã thay đổi nhanh, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng đa
dạng là những điểm mạnh. Song điều đó chưa đủ để chiếm lĩnh thị phần Singapore
do chất lượng còn thấp so với nhu cầu thị trường vốn quen dùng hàng của các hãng
có tên tuổi trên thế giới.
Bên cạnh đó, do tính chất hướng ngoại, rất nhạy cảm, phụ thuộc vào sự phát
triển của kinh tế thế giới, đặc biệt là phụ thuộc vào sự phát triển của các nền kinh
tế Mỹ, Nhật, EU...; trong bối cảnh khó khăn chung của kinh tế toàn cầu, đặc biệt là
sự giảm sút về nhu cầu hàng điện tử của các bạn hàng chiến lược; nền kinh tế
Singapore đang suy thoái trầm trọng nhất kể từ 15 năm trở lại đây. Xuất khẩu giảm
sút, thất nghiệp tăng cao, dẫn đến tình trạng giảm kim ngạch nhập khẩu hàng hoá,
tiêu dùng nội địa cũng có chiều hướng đi xuống. Trong khi Singapore là một nước
có tỷ lệ tiết kiệm cao, mức tiết kiệm chiếm tới 49,8% GDP (so với mức 32,2% ở
Hongkong, 30,9 ở Hàn quốc và 24,8% ở Đài loan) thì sự khó khăn về kinh tế sẽ
càng thu hẹp nhu cầu tiêu dùng của quốc gia này. Mặc dù chính phủ đã có những
động thái tích cực nhằm hạn chế những tổn thương của nền kinh tế như giảm 2%
thuế thu nhập cá nhân (tháng 2 năm 2001) để kích thích tiêu dùng trong nước; song
trước tình hình này, khả năng tăng kim ngạch xuất khẩu của hàng Việt Nam vào thị
trường Singapore đang vấp phải khó khăn thực sự
2
.
2 Kinh tế châu Á Thái Bình Dương, số 2 (37), 2-2002
Bảng 3.1: Tốc độ tăng trưởng kinh tế các quốc gia và các khu vực 1999 - 2003
Nước và khu vực 1999 2000 2001 2002 2003
ĐÔNG Á 7,6 8,3 3,9 5,2 6,2
Trung Quốc 7,1 8,0 7,3 7,0 7,4
Hồng Kông 3,0 10,5 0,1 2,1 4,8
Hàn Quốc 10,9 9,3 3,0 4,8 6,0

Mông Cổ 3,2 1,1 1,5 3,0 4,9
Đài Loan 5,4 5,9 -1,9 2,8 4,0
ĐÔNG NAM Á 3,8 5,9 1,9 3,4 4,3
Campuchia 6,9 5,4 5,3 4,5 6,1
Indonesia 0,9 4,8 3,3 3,0 3,6
Lào 7,3 5,9 5,5 5,8 6,1
Malaysia 6,1 8,3 0,4 4,2 5,8
Mianma 10,9 6,2 *** *** ***
Philippins 3,4 4,0 3,4 4,0 4,5
Singapore 6,9 10,3 -2,0 3,7 6,5
Thái Lan 4,4 4,6 1,8 2,5 3,0
Việt Nam 4,7 6,1 5,8 6,2 6,8
*Nguồn: ASIAN Development Outlook 2002, ADB, 4/2002
Chú thích ***: chưa có số liệu
Về đầu tư, vẫn tồn tại những vướng mắc như thường thấy trong quan hệ với
phần lớn các nước, đó là: cơ sở hạ tầng còn thấp kém, hệ thống pháp lý đang trong
quá trình hoàn thiện, những chính sách về thuế, tài chính chưa thực sự đồng bộ,
nạn hối lộ và quan liêu, thủ tục còn rườm rà chưa có quy chế thống nhất, hiểu biết
giữa hai bên đối tác còn hạn chế do thiếu thông tin...
Cụ thể: theo đánh giá của nhiều chuyên gia nước ngoài, chi phí đầu tư của Việt
Nam hiện còn cao hơn mức bình quân chung của một số nước ASEAN (ví dụ giá
điện cao hơn 25%, giá nước cao hơn 71%, giá cước điện thoại quốc tế cao hơn
136%...)
3
. Việt Nam hiện vẫn còn thiếu một nền công nghiệp phụ trợ: công nghiệp
sản xuất chế tạo, kim loại màu, công nghiệp nhựa, hoá chất... Nhìn chung Việt
Nam phải nhập khẩu phần lớn những nguyên liệu này để phục vụ đầu vào, đẩy chi
phí sản xuất lên cao. Môi trường pháp lý chưa ổn định, đối với các nhà đầu tư
Singapore đến từ một đất nước có hệ thống pháp luật hoàn thiện vào bậc nhất trên
3 Tạp chí Kinh tế Châu Á Thái Bình Dương, số 2(37), 4-2002

thế giới thì đây quả là một trở ngại lớn. Chưa có chính sách dài hạn và cụ thể để
phát triển các lĩnh vực kinh tế mũi nhọn như công nghiệp chế tạo, công nghiệp ô
tô... chưa có chính sách ưu đãi các nhà đầu tư khi thực hiện mở rộng dự án. Thiếu
sự chỉ đạo tập trung trong kêu gọi FDI, gây hỗn loạn trong sản xuất kinh doanh,
làm thiệt hại cho nhà đầu tư nước ngoài, ảnh hưởng lớn dến cân bằng cung cầu
trong xã hội. Thiếu lao động có kỹ thuật, kỹ năng cao nhất là ở lĩnh vực quản lý,
lĩnh vực công nghệ cao như chế tạo sản phẩm cơ khí chính xác, công nghệ thông
tin... Lao động đào tạo ở trường đại học hay ở các trườn nghề phần lớn thiếu kiến
thức và kỹ năng cần thiết đáp ứng đòi hỏi của doanh nghiệp FDI. Có thể nói môi
trường đầu tư nói chung và các chính sách ưu đãi nói riêng hiện nay chưa đủ hấp
dẫn để thu hút vốn FDI nói chung và của Singapore nói riêng theo dự kiến của
chính phủ Việt Nam.
Một khó khăn nữa là ảnh hưởng khách quan của sự sụt giảm về thu hút vốn đầu
tư nước ngoài toàn cầu. Sáng 18/9/2002, tại Hà Nội, Chương trình Phát triển Liên
hợp quốc tại Việt Nam đã thay mặt Hội nghị Thương mại và Phát triển Liên Hợp
Quốc (UNCTAD) công bố Báo cáo Đầu tư thế giới năm 2002; theo đó ngoài một
vài điểm sáng như Trung Quốc, Ấn Độ, Thổ Nhĩ Kỳ thì màu xám là màu chủ đạo
của bức tranh FDI toàn cầu. Sự sa sút của kinh tế thế giới, đặc biệt là các cường
quốc như Nhật, Mỹ... và tình trạng bất ổn sau sự kiện 11/9 đã khiến dòng luân
chuyển vốn FDI chững lại và sụt giảm ghê gớm. Theo nhận định của UNCTAD,
vốn FDI đã giảm một cách kỷ lục trong vòng 30 năm qua, tại các nước phát triển,
mức sụt giảm đã lên tới con số 51%. Trong tình hình đó thì tình hình đầu tư của
Việt Nam ít nhiều cũng chịu những tác động bất lợi.
Hơn nữa, việc thu hút FDI và đẩy mạnh hoạt động thương mại sang Singapore
còn vấp phải một khó khăn nữa là sự kiện gia nhập WTO của nước láng giềng
Trung Quốc. Do mối quan hệ đặc biệt mà lịch sử để lại, các nhà đầu tư và thương
gia Singapore vốn đã rất chú ý đến thị trường rộng lớn giàu tiềm năng này; khi
Trung quốc đã cùng là thành viên chính thức của Tổ chức Thương mại thế giới
WTO, chắc chắn Singapore sẽ càng tăng cường đầu tư và khai thác thị trường này.
Trước những khó khăn và thách thức trên, để đảm bảo cho quan hệ kinh tế và

thương mại giữa hai nước tiếp tục phát triển thuận lợi, nhiệm vụ của hai chính phủ
là phải tăng cường những hoạt động hợp tác một cách thường xuyên và có hệ thống
hơn nữa. Mặt khác, tự bản thân Việt Nam phải áp dụng những biện pháp cần thiết
đảm bảo cho môi trường đầu tư và kinh doanh hấp dẫn hơn nữa để củng cố lòng tin
của các nhà đầu tư Singapore.
II. CÁC BIỆN PHÁP NHẰM THÚC ĐẨY QUAN HỆ KINH TẾ THƯƠNG MẠI GIỮA VIỆT NAM -
SINGAPORE
1. Các biện pháp nhằm thúc đẩy quan hệ thương mại
Xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam 6 tháng đầu năm 2002 ước đạt 7.327.243
nghìn USD giảm 3,6% so với cùng kỳ 2001. Theo đánh giá của Vụ Kế hoạch -
Thống kê, Bộ Thương mại, nguyên nhân chủ yếu trực tiếp hạn chế xuất khẩu 6
tháng đầu năm là: kinh tế các nước là thị trường nhập khẩu chủ yếu của ta chưa hồi
phục, nhu cầu tiêu dùng chưa tăng, môi trường thương mại thế giới kém thuận lợi;
giá xuất khẩu nhiều mặt hàng giảm so với cùng kỳ năm 2001, riêng mặt hàng chủ
lực giảm 6,7% trong khi hàng hoá của ta mẫu mã kém đa dạng, chất lượng thấp,
giá thành cao và thậm chí thiếu nguồn hàng (như gạo). Tăng trưởng xuất khẩu 6
tháng cuối năm và năm 2002 khó đạt được chỉ tiêu đề ra từ đầu năm. Trong tình
hình khó khăn chung đó, xuất khẩu sang thị trường Singapore cũng giảm sút đáng
kể, chỉ đạt 81,4% so với cùng kỳ năm ngoái.
Để thúc đẩy xuất khẩu nói chung và sang thị trường Singapore nói riêng, cần áp
dụng các biện pháp tổng hợp mà Bộ trưởng Bộ Thương mại Vũ Khoan đã nêu
trong bài "Xuất nhập khẩu 2002" (Nhân dân 03/04/2002): "Vấn đề hàng đầu hiện
nay là thực hiện ngay các chủ trương đã có: đơn giản hoá các thủ tục thưởng và hỗ
trợ xuất khẩu; đưa vào cuộc sống và từng bước thực hiện chủ trương ký hợp đồng
bao tiêu nông sản giữa các doanh nghiệp và bà con nông dân; tiếp theo sàn giao
dịch về thuỷ sản và cà phê, sớm hình thành sàn giao dịch về lúa gạo, giảm các loại
phí đầu vào đối với hàng xuất khẩu; gia tăng mạnh mẽ các biện pháp bảo đảm chất
lượng, nhất là về vệ sinh đối với nông thuỷ sản xuất khẩu, phát huy mạnh mẽ vai
trò các hiệp hội ngành hàng trong việc phổ biến thông tin, tìm kiếm thị trường, tập
hợp nhau lại thành sức mạnh lớn có khả năng đáp ứng những đơn đặt hàng lớn,

ngăn chặn tình trạng tranh mua tranh bán gây thiệt hại chung. Bên cạnh các biện
pháp trước mắt, cần ráo riết thực hiện những biện pháp lâu dài để xuất khẩu phát
triển bền vững hơn. Nhiệm vụ bao trùm có ý nghĩa quyết định vẫn là nâng cao khả
năng cạnh tranh, đặc biệt điều chỉnh cơ cấu đầu tư nhằm vào những khâu có thể gia
tăng được khả năng cạnh tranh và các ngành nước ta có lợi thế tương đối và thị
trường có nhu cầu có thể đem lại giá trị gia tăng cao, thu hồi vốn nhanh. Đồng thời,
cần tích cực hình thành những công cụ và phương tiện của một nền kinh tế hướng
vào xuất khẩu như đa dạng hoá các loại thuế, sớm cho ra đời ngân hàng xuất nhập
khẩu, các hình thức bảo hiểm xuất khẩu, xây dựng các sàn giao dịch để tiến tới
hình thành thị trường giao sau, gia tăng đầu tư cho chính hoạt động xuất khẩu như
các loại kho tàng, bến bãi, phương tiện chuyên dụng". Cụ thể:
1.1. Hỗ trợ sản xuất và đẩy mạnh tiêu thụ nông sản
1.1.1. Thưởng theo kim ngạch xuất khẩu
Chỉ thị số 31/2001 của Thủ tướng Chính phủ và Nghị quyết số 05/2002 của
chính phủ đã cho phép mở rộng đối tượng được thưởng theo kim ngạch xuất khẩu
năm 2002. Ngày 21/05/2002 vừa qua, Bộ Tài chính đã có quyết định số
63/2002/QĐ-BTC công bố mức thưởng cho những mặt hàng cụ thể như sau:
- Gạo các loại: 180 đồng/USD; Cà phê, trong đó: Cà phê nhân 220 đồng/USD;
Cà phê hoà tan các loại và cà phê bột 100 đồng/USD; Thịt gia súc gia cầm các loại:
100 đồng/USD; Chè các loại: 220 đồng/USD; Lạc nhân: 100 đồng/USD; Thủ công
mỹ nghệ: 100 đồng/USD; Đồ nhựa: 100 đồng/USD; Hàng cơ khí: 100
đồng/USD; ...
Trong số 13 nhóm mặt hàng được thưởng, có tới 11 nhóm mặt hàng thuộc khu
vực kinh tế nông nghiệp nông thôn. Đây là cố gắng rất lớn của nhà nước trong điều
kiện ngân sách còn eo hẹp, khó có thể duy trì trong thời gian dài. Vì vậy, các doanh
nghiệp cần sử dụng tiền thưởng một cách có hiệu quả.
Để phát huy tác dụng tích cực của chế độ thưởng, tạo thuận lợi cho thương nhân,
việc thẩm định hồ sơ đã được phân cấp cho các tỉnh. Khi được phân cấp, UBND
các tỉnh cần có sự chỉ đạo sâu sát, bảo đảm thực hiện đúng quy trình, quy định của
Nhà nước. Thời gian giải quyết hồ sơ nên được quy định cụ thể và áp dụng cho tất

cả các cấp tham gia vào quá trình thẩm định.
1.1.2. Ký hợp đồng tiêu thụ sản phẩm với nông dân
Biện pháp này được đề cập từ nhiều năm nay nhưng chưa phát huy được tác
dụng trong sản xuất hàng xuất khẩu vì 3 lý do. Một là, sản xuất nông nghiệp của ta
còn khá manh mún. Để có đủ hàng hoá, doanh nghiệp phải ký hợp đồng và theo
dõi tiến độ thực hiện hợp đồng của rất nhiều hộ nông dân, đòi hỏi nhiều thời gian
và chi phí. Hai là, doanh nghiệp chỉ có thể ký hợp đồng tiêu thụ sản phẩm dài hạn
với nông dân khi bản thân họ đã có đầu ra ổn định. Trong bối cảnh kinh doanh còn
nhiều thụ động như hiện nay, những trường hợp "có đầu ra ổn định" như vậy rất ít.
Cuối cùng, nếu nông dân không làm đúng theo hợp đồng đã ký, sản xuất hàng
không đúng chất lượng hoặc từ chối giao hàng cho doanh nghiệp để bán thẳng ra
thị trường với giá cao hơn... thì doanh nghiệp thường phải gánh chịu toàn bộ hậu
quả. Đây là lý do quan trọng nhất làm cho không ít doanh nghiệp nản lòng. Tuy
nhiên để xuất khẩu thực phẩm sang Singapore, vấn đề tiêu chuẩn an toàn về thực
phẩm phải được đặt lên hàng đầu. Trong điều kiện hiện nay, người nông dân khó
có thể tự mình đảm bảo được những quy định đó thì việc các doanh nghiệp trực
tiếp kiểm soát ngay từ khâu nuôi trồng là hợp lý.
Để triển khai hình thức ký hợp đồng tiêu thụ sản phẩm với nông dân, trước hết
cần có cơ chế ràng buộc trách nhiệm thật rõ ràng. Bộ Nông nghiệp và Phát triển
Nông thôn cần nghiên cứu soạn thảo một số hợp đồng mẫu, trong đó nêu rõ các
hình thức chế tài để doanh nghiệp và người nông dân tham khảo. UBND các tỉnh
cần tham gia sâu hơn vào việc giám sát và đôn đốc thực hiện hợp đồng. Nếu cần,
UBND tỉnh có thể trở thành trung gian bảo lãnh. Trường hợp nông dân không tuân
thủ hợp đồng đã ký thì UBND tỉnh đền bù cho doanh nghiệp. Ngược lại, nếu doanh
nghiệp không thực hiện đúng hợp dồng đã ký thì UBND tỉnh sẽ đền bù cho nông
dân trước, truy đòi từ doanh nghiệp sau. Tóm lại, nếu không có sự tham gia sâu
của UBND các tỉnh để giải quyết vấn đề "tin tưởng lẫn nhau" thì việc tổ chức sản
xuất theo hợp đồng sẽ rất khó thành công.
Để hỗ trợ cho các tỉnh và các doanh nghiệp, Nhà nước có thể đưa ra một số ưu
đãi như dành một phần chỉ tiêu xuất khẩu theo hợp đồng bao tiêu sản phẩm với

nông dân hoặc cho các doanh nghiệp này được tiếp cận tín dụng của Quỹ hỗ trợ
phát triển, xem xét xử lý khó khăn về tài chính do biến động giá cả... Tuy nhiên,
không nên quá ỷ lại vào những ưu đãi này bởi trên thực tế đã có một số trường hợp
bao tiêu sản phẩm thành công mà không cần đến ưu đãi của Chính phủ.
1.1.3. Tiếp tục hạ chi phí đầu vào cho sản xuất nông nghiệp
Để hạ chi phí đầu vào cho sản xuất hông nghiệp, có thể xem xét bãi bỏ toàn bộ
các khoản thu tại cửa khẩu đối với phân bón và thuốc bảo vệ thực vật nhập khẩu
trong đó có thuế VAT. Trên thế giới đã có nước làm việc này. Cụ thể là vào tháng
2/2001 Côlômbia đã bỏ thu thuế VAT tại của khẩu đối với nguyên liệu sản xuất

×