Tải bản đầy đủ (.docx) (19 trang)

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CUNG ỨNG DỊCH VỤ HÀNG KHÔNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (173.21 KB, 19 trang )

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY CỦA
CÔNG TY CỔ PHẦN CUNG ỨNG DỊCH VỤ HÀNG KHÔNG
1.1.Cơ sở lý luận chung về hoạt động xuất khẩu hàng hóa
1.1.1.Khái niệm xuất khẩu hàng hóa và vai trò của hoạt động xuất khẩu hàng
hóa
Hiện nay quá trình toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế là xu thế tất yếu của các
quốc gia trên thế giới. Trong bối cảnh đó, hoạt động xuất khẩu của các nước là
thước đo đánh giá kết quả của quá trình hội nhập quốc tế và phát triển trong mối
quan hệ tùy thuộc vào nhau giữa các quốc gia. Sự độc lập phát triển của mỗi quốc
gia là sự phụ thuộc của quốc gia đó vào thế giới phải cân bằng với sự phụ thuộc
của thế giới vào quốc gia đó.
Hoạt động xuất khẩu là quá trình đem những hàng hoá sản xuất trong nước
mang ra nước ngoài tiêu thụ nhằm thu ngoại tệ. Nó còn là yếu tố quan trọng nhằm
phát huy mọi nguồn nội lực, tạo thêm vốn đầu tư để đổi mới công nghệ, tăng thêm
việc làm, thúc đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước.
Xuất khẩu là chính việc thương nhân đưa hàng hóa ra khỏi lãnh thổ nước xuất
khẩu hoặc đưa vào các khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ nước xuất khẩu được coi
là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật. Nó là một hoạt động kinh tế
đối ngoại cơ bản, thúc đẩy nền kinh tế phát triển.
Vai trò của xuất khẩu được thể hiện qua một số điểm sau:
- Xuất khẩu tạo nguồn vốn chủ yếu cho nhập khẩu, đẩy mạnh quá trình công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Để phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hoá hiện
đại hoá đất nước, các quốc gia đều cần phải có một nguồn vốn lớn để nhập khẩu
máy móc, thiết bị, công nghệ hiện đại phục vụ cho hoạt động phát triển nền kinh
tế. Nguồn vốn ngoại tệ chủ yếu từ các nguồn: xuất khẩu, đầu tư nước ngoài, vay
vốn, viện trợ, thu từ hoạt động du lịch, các dịch vụ có thu ngoại tệ, xuất khẩu lao
động... Trong đó, xuất khẩu là hoạt động chủ yếu, mang tính chủ động cho các
quốc gia để tạo nguồn vốn cho hoạt động nhập khẩu.
- Xuất khẩu góp phần chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế, thúc đẩy sản xuất phát
triển. Xuất khầu tạo điều kiện cho các ngành kinh tế khác phát triển. Xuất khẩu
không chỉ tác động làm gia tăng nguồn thu ngoại tệ mà còn giúp cho việc gia tăng


nhu cầu sản xuất, kinh doanh ở những ngành liên quan khác. Xuất khẩu tạo ra khả
năng mở rộng thị trường tiêu thụ, giúp cho sản xuất ổn định và kinh tế phát triển.
Xuất khẩu tạo điều kiện mở rộng khả năng cung cấp đầu vào cho sản xuất, nâng
cao năng lực sản xuất trong nước. Thông qua cạnh tranh trong xuất khẩu, buộc các
doanh nghiệp phải không ngừng cải tiến sản xuất, tìm ra những cách thức kinh
doanh sao cho có hiệu quả, giảm chi phí và tăng năng suất.
- Xuất khẩu góp phần tích cực giải quyết công ăn việc làm và cải thiện đời
sống người dân. Xuất khẩu làm tăng GDP, làm gia tăng nguồn thu nhập quốc dân,
từ đó có tác động làm tăng tiêu dùng nội địa là một nhân tố kích thích nền kinh tế
tăng trưởng. Xuất khẩu gia tăng sẽ tạo thêm công ăn việc làm trong nền kinh tế,
nhất là trong ngành sản xuất cho hàng hoá xuất khẩu đồng thời nó là tăng lượng
đầu tư cho ngành sản xuất hàng hóa xuất khẩu. Đây là nhân tố để kích thích nền
kinh tế phát triển.
Vì vậy, trong chiến lược phát triển kinh tế quốc gia, nhiều nước thường chú
trọng tới chiến lược “đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng chủ lực”
1.1.2.Các hình thức xuất khẩu chủ yếu
Xuất khẩu có thể được tổ chức theo nhiều hình thức khác nhau phụ thuộc vào
số lượng và loại hình các trung gian thương mại, thông thường xuất khẩu theo các
hình thức chủ yếu như xuất khẩu trực tiếp, gián tiếp, gửi bán, buôn bán đối lưu, gia
công quốc tế…
Trong mỗi một ngành nghề khác nhau sẽ chỉ có một vài hình thức xuất khẩu
chủ yếu được thực hiện. Đơn cử như ngành dệt may Việt Nam hiện nay chủ yếu là
gia công quốc tế, một phần nhỏ và đang tiến hành chuyển đổi sang hình thức xuất
khẩu trực tiếp. Vì vậy trong bài viết xin đề cập đến 2 hình thức xuất khẩu chính
hiện nay đó là xuất khẩu trực tiếp và gia công xuất khẩu.
1.1.2.1.Xuất khẩu trực tiếp
 Khái niệm
Xuất khẩu trực tiếp là một hình thức xuất khẩu hàng hoá từ nước người bán
(nước xuất khẩu) sang thẳng nước người mua (nước nhập khẩu) không qua nước thứ
ba (nước trung gian).

Theo hình thức xuất khẩu này, bên xuất khẩu và người mua quan hệ trực tiếp
với nhau (bằng cách gặp mặt, qua thư từ, điện tín) để bàn bạc thỏa thuận về hàng
hóa, giá cả và các điều kiện giao dịch khác.
 Ưu điểm của hình thức xuất khẩu trực tiếp:
- Cho phép người xuất khẩu nắm bắt được nhu cầu của thị trường về số
lượng, chất lượng, giá cả để người bán thỏa mãn tốt nhất nhu cầu của thị trường.
- Giúp cho người bán không bị chia sẻ lợi nhuận.
- Giúp xây dựng chiến lược tiếp thị quốc tế phù hợp.
 Nhược điểm của hình thức xuất khẩu trực tiếp:
- Chi phí tiếp thị thị trường nước ngoài cao cho nên những doanh nghiệp có
quy mô nhỏ, vốn ít thì nên xuất khẩu ủy thác có lợi hơn.
- Kinh doanh theo hình thức xuất khẩu trực tiếp đòi hỏi có những cán bộ
nghiệp vụ kinh doanh xuất nhập khẩu giỏi: Giỏi về giao dịch đàm phán, am hiểu và
có kinh nghiệm buôn bán quốc tế đặc biệt là nghiệp vụ thanh toán quốc tế thông
thạo, có như vậy mới bảo đảm kinh doanh theo hình thức xuất khẩu trực tiếp có
hiệu quả. Đây vừa là yêu cầu để đảm bảo hoạt động kinh doanh theo hình thức xuất
khẩu trực tiếp, vừa thể hiện điểm yếu của đa số các doanh nghiệp vừa và nhỏ của
Việt Nam khi tiếp cận với thị trường thế giới.
 Cách thức tiến hành xuất khẩu trực tiếp:
- Nghiên cứu thị trường và thương nhân.
- Đánh giá hiệu quả thương vụ kinh doanh thông qua việc xác định tỷ giá xuất
khẩu. Chỉ thực hiện kinh doanh: Khi tỷ giá xuất khẩu nhỏ hơn tỷ giá hối đoái.
-Tổ chức giao địch đàm phán hoặc thông qua gởi các thư giao dịch thương
mại hỏi hàng, báo giá, hoàn giá, đặt hàng… hoặc hai bên mua bán trực tiếp gặp
mặt nhau đàm phán giao dịch.
- Ký kết hợp đồng kinh doanh xuất khẩu.
-Tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu đã ký kết.
1.1.2.2.Gia công quốc tế
 Khái niệm
Gia công quốc tế là hình thức sản xuất hàng xuất khẩu, trong đó người đặt

hàng gia công ở nước ngoài cung cấp: máy móc, thiết bị, nguyên phụ liệu hoặc bán
thành phẩm theo mẫu và định mức cho trước. Người nhận gia công trong nước tổ
chức quá trình sản xuất sản phẩm theo yêu cầu của khách. Toàn bộ sản phẩm làm
ra người nhận gia công sẽ giao lại cho người đặt gia công để nhận tiền công.
 Phân loại gia công quốc tế
Trong thực tế có ba loại hình thức gia công đó là:
- Hình thức nhận gia công nguyên liệu giao thành phẩm: Bên đặt gia công
giao nguyên liệu hoặc bán thành phẩm cho bên nhận gia công và sau thời gian sản
xuất, chế tạo, sẽ thu hồi thành phẩm và trả phí gia công. Trong trường hợp này,
trong thời gian chế tạo, quyền sở hữu về nguyên liệu vẫn thuộc về bên đăt gia
công.
- Hình thức mua đứt bán đoạn: Dựa trên hợp đồng mua bán hàng dài hạn với
nước ngoài. Bên đặt gia công bán đứt nguyên liệu cho bên nhận gia công và sau
thời gian sản xuất chế tạo, sẽ mua lại thành phẩm. Trong trường hợp này quyển sở
hữu nguyên vật liệu chuyển từ bên đặt gia công sang bên nhận gia công.
- Hình thức kết hợp: trong đó bên đặt gia công chỉ giao những nguyên vật liệu
chính, còn bên nhận gia công cung cấp những nguyên phụ liệu.
Quan hệ giữa người đặt gia công và người thực hiện gia công đặt trên cơ sở
hợp đồng gia công.
 Ưu điểm của hình thức gia công hàng xuất khẩu:
- Thị trường tiêu thụ có sẵn, không phải bỏ chi phí cho hoạt động bán sản
phẩm xuất khẩu.
- Vốn đầu tư cho sản xuất ít.
- Giải quyết công ăn việc làm cho người lao động.
- Học hỏi kinh nghiệm sản xuất, tạo mẫu mã bao bì.
Trong điều kiện kinh nghiệm kinh doanh quốc tế của các doanh nghiệp ngành
dệt may Việt Nam hiện nay vẫn còn thấp, chưa có mẫu mã, nhãn hiệu có uy tín
riêng thì hình thức gia công xuất khẩu giúp cho ngành dệt may của Việt Nam đưa
ngay ra thị trường thế giới, mang lại kim ngạch ngoại tệ cho đất nước.
 Nhược điểm của hình thức gia công hàng xuất khẩu:

-Tính bị động cao: Vì toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp nhận gia công phụ
thuộc vào bên đặt gia công: phụ thuộc về thị trường, giá bán sản phẩm, giá đặt gia
công, nguyên vật liệu, mẫu mã, nhãn hiệu sản phẩm ...cho nên với những doanh
nghiệp sản xuất lớn, chất lượng sản phẩm tốt với hình thức gia công doanh nghiệp
khó có điều kiện phát triển mạnh ra thị trường thế giới.
- Nhiều trường hợp bên phía nước ngoài lợi dụng hình thức gia công để bán
máy móc cho bên nhận gia công, sau một thời gian không có thị trường đặt gia
công nữa, máy móc sẽ trong tình trạng không hoạt động gây lãng
- Nhiều trường hợp bên đặt gia công đưa máy móc trang thiết bị cũ, lạc hậu về
công nghệ sang cho bên nhận gia công dẫn tới công nhân làm việc nặng nhọc, gây
ô nhiễm môi trường cho bên nhận gia công.
- Năng lực tiếp thị kém, nhiều doanh nghiệp bị bên phía đặt gia công lợi dụng
quota phân bổ để đưa hàng vào thị trường ưu đãi.
- Có những trường hợp bên phía nước ngoài lợi dụng hình thức gia công để
đưa các nhãn hiệu hàng hóa chưa đăng ký hoặc nhãn hiệu giả vào nước nhận gia
công.
- Quản lý định mức gia công và thanh lý các hợp đồng gia công không tốt sẽ
là chỗ hở để đưa hàng hóa trốn thuế vào nước nhận gia công, gây khó khăn cho sản
xuất kinh doanh nội địa.
- Tình hình cạnh tranh trong gia công ở khu vực và nội địa ngày càng gay gắt
làm cho giá gia công ngày càng sụt giảm, hậu quả: hiệu quả kinh doanh gia công
thấp, thu nhập của công nhân gia công ngày càng giảm sút.
1.1.3.Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu hàng hóa
Hoạt động xuất khẩu chịu ảnh hưởng và sự tác động chi phối của nhiều cá yếu
tố khác nhau. Trong đó, có thể chia các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu
hàng hóa thành hai nhóm yếu tố: nhóm yếu tố bên trong quốc gia và nhóm yếu tố
bên ngoài quốc gia.
1.1.3.1.Nhóm nhân tố bên trong quốc gia
 Các nhân tố thuộc về phía nhà nước
- Những quy định về pháp luật và chính sách kinh tế của nhà nước

Chính sách kinh tế và pháp luật về xuất khẩu của mỗi quốc gia là nhân tố tác
động chủ yếu đến chiến lược thúc đẩy xuất khẩu của quốc gia đó, là điều kiện để
hoạt động xuất khẩu được diễn ra phù hợp với thông lệ quốc tế. Các biện pháp,
chính sách của nhà nước áp dụng đều tác động trực tiếp hay gián tiếp đến hoạt
động sản xuất và xuất khẩu của doanh nghiệp. Nó vừa mang tính chất định hướng
vừa mang tính chất hỗ trợ cho hoạt động xuất khẩu. Các chính sách kinh tế nhà
nước thường được các quốc gia áp dụng đó là: chính sách thúc đẩy xuất khẩu
(chính sách thuế quan, trợ cấp…), chính sách tỷ giá hối đoái, chính sách mở rộng
thị trường. Tùy thuộc vào điều kiện, lợi thế và ngành hàng xuất khẩu của từng quốc
gia mà các chính sách được lựa chọn và thực hiện sao cho phù hợp và đáp ứng
được yêu cầu của sự phát triển.
- Tình hình sản xuất trong nước hướng về xuất khẩu
Đây là nhân tố quyết định tới khả năng cung ứng các sản phẩm xuất khẩu của
quốc gia đối với thị trường thế giới. Điều này được biểu hiện ở khối lượng, chất
lượng, quy cách sản phẩm, mẫu mã hàng hóa được sản xuất ra phù hợp và đáp ứng
được nhu cầu của thị trường quốc tế.
Đối với các quốc gia tham gia hoạt động thương mại quốc tế, lợi thế trong
hoạt động sản xuất xuất khẩu được thể hiện ở nguồn nguyên liệu cho quá trình sản
xuất, nguồn lực huy động cho hoạt động xuất khẩu, trình độ khoa học công nghệ.
Đó sẽ là những lợi thế mà mỗi quốc gia sẽ căn cứ vào điều kiện của mình để tăng
sức cạnh tranh cho sản phẩm xuất khẩu và tạo ra những ưu thế riêng có của mình
so với những quốc gia khác cùng tham gia hoạt động xuất khẩu hàng hóa.
- Điều kiện cơ sở vật chất hạ tầng phục vụ cho hoạt động xuất khẩu
Đây là những nhân tố đóng vai trò hỗ trợ cho hoạt động xuất khẩu hàng hóa.
Cơ sở vật chất như đường xá, cảng biển, sân bay, kho bãi… khi được xây dựng và
phát triển sẽ giúp cho hoạt động xuất khẩu, lưu thông hàng hóa được diễn ra một
cách thuận lợi. Trong bối cảnh cạnh tranh diễn ra một cách gay gắt thì sự hỗ trợ
cho nhà nước thông qua hệ thống cơ sở vật chất là yếu tố làm gia tăng năng lực
cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu. Cơ sở vật chất phục vụ xuất khẩu khi đáp ứng
được nhu cầu sẽ là yếu tố làm giảm chi phí sản xuất của doanh nghiệp. Mặt khác,

cơ sở hạ tầng phát triển sẽ thúc đẩy việc thu hút nguồn vốn tập trung đầu tư mở

×