Tải bản đầy đủ (.docx) (24 trang)

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ CỦA CHÍNH QUYỀN CẤP PHƯỜNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (122.11 KB, 24 trang )

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ CỦA CHÍNH QUYỀN CẤP
PHƯỜNG
Hệ thống chính quyền ở nước ta được tổ chức theo 4 cấp : cấp trung ương, cấp
tỉnh ( thành phố trực thuộc trung ương ), cấp huyện ( quận, thị xã, thành phố thuộc
tỉnh ) và cấp cơ sở ( xã, phường, thị trấn ). Đặc điểm cơ bản của chính quyền cấp
cơ sở là cấp gần dân nhất, trực tiếp quan hệ với nhân dân, phạm vi công tác quản lý
rộng, bao quát nhiều lĩnh vực hoạt động : chính trị, hành chính, kinh tế, an ninh,
văn hoá, xã hội trên địa bàn.
Bất cứ một cơ quan, một cấp quản lý nào thuộc hệ thống hành chính nhà nước
cũng phải lấy hiệu lực, hiệu quả quản lý làm mục tiêu hoạt động, làm tiêu chí đánh
giá năng lực về mặt tổ chức, thể chế, cán bộ công chức, kiểm soát điều
hành....trong nội bộ từng cơ quan, cấp quản lý của mình và trong cả hệ thống.
Hoạt động quản lý của chính quyền cấp phường là hoạt động tổng hợp các yếu
tố của công tác lãnh đạo và điều hành. Việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ và
quyền hạn của cấp phường là quá trình hoạt động đan xen của nhiều cơ quan, tổ
chức, đoàn thể và cá nhân trong việc cụ thể hoá các chủ trương, biện pháp, vạch ra
các kế hoạch và huy động lực lượng để thực thi. Là cấp quản lý ở cơ sở, chính
quyền cấp phường quản lý hầu hết các lĩnh vực kinh tế chính trị xã hội trên quy mô
nhỏ. Tính công vụ hàng ngày mà cấp phường thực hiện là rất lớn về số lượng và rất
phong phú, phức tạp về nội dung, loại hình. Chính quyền phường phải thường
xuyên nắm bắt xử lý các thông tin phản hồi từ phía nhân dân, thực thi có hiệu quả
những hoạt động quản lý. Nhiệm vụ quản lý nhà nước mà chính quyền cấp phường
phải đảm nhận bao gồm tất cả các lĩnh vực hoạt động của các tổ chức và công dân
cư trú trên địa bàn phường, chủ yếu tập trung vào một số lĩnh vực sau :
1. Quản lý kinh tế
Đối với chính quyền phường thì việc tổ chức và quản lý kinh tế trên địa bàn là
sử dụng quyền lực nhà nước để đảm bảo và khuyến khích các đơn vị, các tổ chức
sản xuất, kinh doanh dịch vụ của tất cả các thành phần kinh tế phát triển đúng
chính sách và pháp luật. Chính quyền phường không can thiệp vào hoạt động kinh
doanh, bảo đảm quyền tự chủ của các đơn vị sản xuất kinh doanh miễn là họ không
làm trái pháp luật.


Theo quy định của Chính phủ, chức năng của chính quyền cấp phường trong
quản lý kinh tế là thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế ở địa phương, thu chi ngân
sách, quản lý đất đai của địa phương, quản lý xây dựng các công trình công cộng.
Tuy nhiên, trên thực tế nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền phường trong lĩnh
vực quản lý kinh tế là hết sức hạn chế. Đối với những công ty, doanh nghiệp hoặc
các chợ đóng trên địa bàn phường, phường hầu như không đóng vai trò gì trong
việc quản lý bởi đã có cấp cao hơn là quận và chi cục thuế cùng phối hợp kiểm tra,
giám sát, cấp phép hoạt động. Chính quyền phường chỉ tiến hành hoạt động quản
lý đối với các chợ cóc và các hộ kinh doanh nhỏ trên địa bàn phường mà chủ yếu là
công tác kiểm tra, xử phạt hành chính khi có những sai phạm trong kinh doanh. Do
vậy, công tác quản lý kinh tế của chính quyền cấp phường hầu như không có gì nổi
bật. Mặc dù vậy, ta vẫn không thể không điểm sơ một vài số liệu nói lên tình hình
quản lý kinh tế của các phường thuộc quận Ba Đình.
Thứ nhất là tình hình công tác kế hoạch, thu chi ngân sách của phường. Về lĩnh
vực này, phường là đơn vị ngân sách cuối cùng được quy định trong Luật ngân
sách nhà nước, vì vậy việc xây dựng kế hoạch ngân sách tài chính của phường
không phức tạp, nguồn ngân sách cấp cho phường không nhiều. Nguồn thu của
UBND phường gồm :
- Ngân sách do quận cấp để trả lương, phụ cấp, trợ cấp cho cán bộ công
nhân viên cũng như các khoản kinh phí theo chương trình, mục tiêu
công tác giao cho địa bàn phường.
- Phường thu các khoản phí, lệ phí, lao động công ích, xử phạt vi phạm
hành chính theo phân cấp; thu huy động đóng góp của nhân dân và các
cơ quan, đơn vị để xây dựng cơ sở hạ tầng.
Các khoản chi của UBND phường :
- Các chương trình, mục tiêu công tác giao cho phường.
- Các hoạt động bảo vệ an ninh, phong trào của đoàn thể và các tổ chức
chính trị xã hội hay hoạt động công tác xã hội......
Như vậy, phần lớn nội dung công tác quản lý ngân sách đã có địa chỉ rõ ràng theo
quy định và hướng dẫn của cấp trên, về cơ bản phường chỉ là cấp chấp hành nên có

ít sai sót.
Bảng 4 : Tình hình thu, chi ngân sách phường thuộc quận Ba Đình từ năm
1996 - 2000
( Đơn vị tính : nghìn đồng )
STT Tiêu
chí
Năm
1996 1997 1998 1999 2000
1 Thu 12.388.157 13.060.255 10.747.480 14.813.491 13.703.871
2 Chi 11.392.333 10.816.325 7.460.591 10.895.594 12.568.392
3 Dư 995.824 2.243.939 3.286.889 3.917.897 1.135.479
( Nguồn : Tổng hợp từ Báo cáo thu chi ngân sách các phường thuộc quận Ba Đình
giai đoạn 1996 – 2000 )
Bảng 4 cho thấy tình hình thu chi ngân sách nói chung của các phường trên địa
bàn quận Ba Đình là tương đối cân đối. Từ năm 1996 đến năm 2000 không có năm
nào chi vượt thu. Tuy nhiên, ta cũng có thể thấy rằng trong 5 năm mà hầu như ngân
sách của các phường không có sự thay đổi lớn. Thậm chí có những năm ngân sách
còn thâm hụt so với năm trước như năm 1998 và 2000. Ngân sách là một trong
những tiêu chí cơ bản nói lên tốc độ phát triển của địa phương, không có ngân sách
thì không thể nói đến chuyện tăng trưởng kinh tế, phát triển xã hội. Trong bối cảnh
thành phố và cả nước đang phát triển từng ngày, trong thời đại của công nghiệp hoá
và hiện đại hoá mà trong suốt một khoảng thời gian dài là 5 năm ngân sách của các
phường trong quận Ba Đình - một quận trung tâm của thủ đô - lại không có sự tăng
trưởng đáng kể là một dấu hiệu không mấy khả quan cho tình hình phát triển của
quận.
Trên địa bàn quận Ba Đình hiện có 5338 đơn vị kinh tế đang hoạt động, trong
đó số hợp tác xã là 30, số doanh nghiệp nhà nước là 148, doanh nghiệp tư nhân là
214, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là 14 và kinh tế gia đình là 4932 hộ.
Tuy nhiên, như đã trình bày, vai trò của chính quyền phường trong việc quản lý đối
với các đơn vị kinh tế này chỉ tồn tại trong một phạm vi rất hạn hẹp. Cụ thể, chính

quyền phường chỉ xác định địa điểm kinh doanh để chính quyền quận cấp phép;
nếu phát hiện những sai phạm trong hoạt động kinh doanh của các cá nhân và tổ
chức như không có giấy phép kinh doanh, kinh doanh hàng giả, tự ý dời địa điểm
kinh doanh..... thì lập biên bản, tạm đình chỉ kinh doanh, báo cáo UBND quận để
quận xử lý; phối hợp cùng chi cục thuế để tiến hành thu thuế các tổ chức kinh tế
đóng trên địa bàn. Như vậy, chính quyền phường hầu như không có vai trò độc lập
nào trong quản lý kinh tế mà chỉ là cấp phối hợp và thừa hành. Do đó ta cũng
không có những tiêu chí cần thiết cho việc đánh giá hiệu quả của chính quyền cấp
phường trong hoạt động quản lý kinh tế.
2. Quản lý các vấn đề xã hội
Đối với việc quản lý các vấn đề xã hội nhiệm vụ của chính quyền cấp phường
được thể hiện trên hai mảng là hoạt động phòng chống tệ nạn xã hội trên địa bàn và
hoạt động chính sách, công tác xã hội. Đối với mảng thứ nhất, vai trò của phường
là phối hợp với các ngành dọc để tăng cường quản lý, chủ yếu là tổ chức tuyên
truyền vận động. Ở mảng thứ hai, công việc cụ thể mà chính quyền phường đang
thực hiện là :
- Xây dựng kế hoạch phối hợp với các ngành dọc, tổ chức điều tra và nắm
chắc lực lượng lao động trong phường, thực hiện các dự án nhỏ giải
quyết việc làm cho người lao động trên địa bàn thông qua vay vốn Quỹ
quốc gia.
- Quản lý và tổ chức thực hiện lao động công ích.
- Nắm chắc các gia đình trong diện chính sách, gia đình khó khăn để giúp
quận và các ngành chức năng có biện pháp hỗ trợ kịp thời.
Bảng 5 : Tình hình lao động và giải quyết việc làm trên địa bàn các phường
thuộc quận Ba Đình từ 1996 - 2000
( Đơn vị tính : người )
STT Tiêu chí Năm
1996 1997 1998 1999 2000
1 Số lao động không
có việc làm

5112 4969 4832 4785 5060
2 Số lao động được
giải quyết việc
làm
3672 3459 3561 3597 2952
( Nguồn : Tổng hợp từ Báo cáo tình hình lao động và giải quyết việc làm các
phường thuộc quận Ba Đình giai đoạn 1996 – 2000 )
Nhìn vào bảng trên chúng ta thấy rằng số lao động không có việc làm trên địa
bàn các phường của quận Ba Đình đã có những thay đổi nhất định trong các năm
từ 1996 đến 2000. Trong 4 năm đầu số lượng lao động không có việc làm tại các
phường đã giảm dần. Đó là một dấu hiệu đáng mừng. Tuy nhiên, đến năm 2000 số
lượng này lại tăng đáng kể, đạt gần bằng con số cũ của năm 1996, điều này thể
hiện một sự sa sút của chính quyền cấp phường trong hoạt động quản lý lĩnh vực
này.
Đối với số lao động được giải quyết việc làm, tình hình cũng diễn ra gần tương
tự. Trong hai năm 1998, 1999 số lao động được giải quyết việc làm của các
phường đã tăng hơn những năm trước. Nhưng năm 1997 con số này lại nhỏ hơn
năm 1996 và năm 2000 lại nhỏ hơn tất cả các năm trước. Rõ ràng đây cũng là một
dấu hiệu nói lên sự thụt lùi của chính quyền cấp phường trong hiệu quả quản lý
trên lĩnh vực lao động và việc làm.
Tỷ lệ thất nghiệp ở nước ta hiện nay còn đang ở mức cao, đặc biệt là ở đô thị
với tỷ lệ là trên 6 %, đô thị lớn như Hà Nội có thể lên tới 7 - 8 % . Do vậy, vai trò
của chính quyền cơ sở ở đô thị trong lĩnh vực giải quyết việc làm cho người lao
động là rất cần được phát huy, tuy nhiên, như chúng ta thấy qua những số liệu nêu
trên, hiệu quả hoạt động của chính quyền phường trong lĩnh vực này hiện nay còn
rất hạn chế và chưa có dấu hiệu tiến triển tốt.
Bảng 6 : Tình hình lao động công ích của các phường thuộc quận Ba Đình từ
năm 1996 - 2000
( Đơn vị tính : ngày công )
Năm

1996 1997 1998 1999 2000
Số ngày
công
8258 7796 8816 14406 6175
( Nguồn : Tổng hợp từ Báo cáo tình hình lao động công ích các phường thuộc
quận Ba Đình giai đoạn 1996 – 2000 )
Lao động công ích, đúng như tên gọi của nó, là hình thức lao động phục vụ cho
lợi ích công. Hình thức lao động này là bắt buộc đối với công dân từ 18 tuổi đến
35 tuổi ( đối với nữ ), 45 tuổi ( đối với nam ) và do chính quyền cấp phường quản
lý việc thực hiện. Bảng trên cho thấy số ngày công trong hoạt động lao động công
ích của các phường trong quận Ba Đình qua các năm từ 1996 - 2000 là không ổn
định, không đồng đều. Cụ thể là trong hai năm 1998,1999 thì số ngày công tăng
nhiều so với các năm trước còn hai năm 1997, 2000 thì ngược lại, đặc biệt là năm
2000 số ngày công lao động công ích ít hơn hẳn so với tất cả các năm trước. Điều
này cũng tương tự như trong bảng về tình hình lao động và công tác giải quyết việc
làm của các phường. Như vậy là công tác quản lý của phường đối với hoạt động
lao động công ích cũng chưa thực sự có hiệu quả, còn nhiều bấp bênh và có dấu
hiệu đi xuống.
Như đã trình bày, nhiệm vụ quản lý các vấn đề xã hội của chính quyền phường
còn bao gồm công tác chăm lo chính sách bảo trợ xã hội đối với những đối tượng
có hoàn cảnh đặc biệt và các nhóm xã hội yếu. Những gia đình nghèo hay thuộc
diện khó khăn là một trong những nhóm xã hội yếu mà chính quyền phường cần
quan tâm giúp đỡ bởi xoá đói, giảm nghèo hiện nay đang là vấn đề cấp bách của
toàn xã hội, kể cả các vùng đô thị phát triển chứ không chỉ riêng gì các vùng nông
thôn. Những số liệu về tình hình giảm hộ nghèo trong các phường cũng phần nào
nói lên năng lực quản lý của chính quyền phường trong lĩnh vực này.
Bảng 7 : Tình hình giảm hộ nghèo tại các phường thuộc quận Ba Đình trong
các năm 1996 - 2000
( Đơn vị tính : hộ )
STT Tên phường Năm

1996 1997 1998 1999 2000
1 Ngọc Khánh 07 16 14 18 15
2 Kim Mã 05 17 16 04 03
3 Giảng Võ 04 13 15 10 06
4 Thành Công 08 21 32 48 09
5 Điện Biên 03 14 16 23 07
6 N. Trung Trực 06 15 27 33 12
7 Phúc Xá 07 19 18 16 04
8 Trúc Bạch 04 11 12 54 05
9 Ngọc Hà 05 12 40 57 17
10 Quán Thánh 04 10 29 26 16
11 Đội Cấn 06 15 34 40 16
12 Cống Vị 09 21 61 52 42
Tổng cộng 68 184 341 381 152
( Nguồn : Tổng hợp từ Báo cáo tình hình công tác xoá đói giảm nghèo của các
phường thuộc quận Ba Đình giai đoạn 1996 – 2000 )

×