Tải bản đầy đủ (.pdf) (127 trang)

Khu vực mậu dịch tự do châu Mỹ tiến trình và triển vọng thành lập

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (976.02 KB, 127 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>đại học quốc gia hà nội </b>



<b>trường đại học khoa học xã hội và nhân văn </b>

khoa quc t hc



<b>************ </b>


<b>Lê thị thu </b>



Khu vực mậu dịch tự do châu Mỹ



<i><b>Tiến trình và triển vọng thành lập </b></i>



<b>Chuyên ngành: Quan hệ quốc tế </b>



<b>luận văn th¹c sÜ </b>



<b>Người hướng dẫn khoa học</b>

<b>: </b>

<b>GS.TS. </b>

<b>Nguyễn Thiết Sn </b>



</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

<b>mụC LụC </b>



<b>Bảng các chữ viết t¾t</b> ... 4


<b>mở đầu</b>
1. Tính cấp thiết của đề tài... 6


2. Tình hình nghiên cứu . ....7


3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ... 9


4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ... 10



5. Phương pháp nghiên cứu: ... 11


6. Dự kiến đóng góp của đề tài ..10


7. KÕt cÊu cña luËn văn ... 11


<b>Chng 1: C s lý lun v thực tiễn hình thành Khu vực </b>
<b>mậu dịch tự do châu Mỹ</b> ... 12


<b>1.1. C¬ së lý luËn</b> ... 12


<i>1.1.1. Lý thuyết thị trường tự do và tự do hố mậu dịch</i> ... 12


<i>1.1.2. Lý thut vỊ héi nhËp kinh tÕ khu vùc</i> ... 15


<b>1.2. Xu hướng hình thành các hiệp định thương mại tự do</b> ... 19


<i>1.2.1. Bối cảnh thương mại thế giới</i> ... 20


<i>1.2.2. Đặc điểm của tự do hoá thương mại hin nay</i> ... 23


<b>1.3. Thực trạng liên kết kinh tế khu vực châu Mỹ</b> ... 31


<i>1.3.1. Khái quát tiến trình liên kết kinh tế Mỹ Latinh</i> ... 31


<i>1.3.2. Khu vực mậu dịch tự do Bắc Mỹ</i> ... 38


<b>Chương 2: Quá trình vận động thành lập và nguyên tắc </b>
<b>hoạt động của Khu vực mậu dịch tự do Châu Mỹ .. 42 </b>



<b>2.1. Quá trình vận động thành lập FTAA</b> ... 42


<i>2.1.1. Những ý tưởng ban đầu. ... 42</i>


<i> 2.1.2. Các thành phần, nhóm cơng tác tham gia xây dựng FTAA</i> 45
<i>2.1.3. Quá trình đàm phán hình thành ... 49 </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

<b>2.2. Các mục tiêu và nguyên tắc của FTAA</b> ... 58


<i>2.2.1. Mơc tiªu cđa FTAA ... 58 </i>


<i>2.2.2. Nguyªn t¾c cđa FTAA ... 65 </i>


<b>2.3. Nội dung các vấn đề đàm phán chính trong FTAA</b> ... 68


<b>Chương 3: những vấn đề đặt ra, Tác động và triển vọng </b>
<b>thành lập Khu vực mậu dịch tự do châu Mỹ ... 74 </b>


<b>3.1. Những vấn đề đặt ra</b> ... 74


<i>3.1.1. Các trở ngại trong đàm phán ... 75 </i>


<i>3.1.2. Bất đồng Mỹ - Mỹ Latinh ... 76 </i>


<i>3.1.3. Các khác biệt về chính sách thương mại ... 81 </i>


<b>3.2. Tác động của việc thành lập FTAA </b> ... 83


<i>3.2.1. Tác động của việc thành lập FTAA đối với các nước châu Mỹ ... 84 </i>



<i>3.2.2. Tác động của việc thành lập FTAA đối với thế giới và Việt Nam ... 97 </i>


<b>3.3. Xu hướng, triển vọng và giải pháp cho việc thành lập FTAA</b> ... 101


<i>3.3.1. Xu hng, trin vng ... 101 </i>


<i>3.3.2. Giải pháp</i> ... 105


<b>Kết luận</b> ... 108


<b>Tài liệu tham khảo</b> ... 110


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

<b>Bảng các chữ viết tắt </b>



<b>ANDEAN </b> <i>Adean Pact: Nhóm Andean </i>


<b>ALADI </b> <i>Asociacion Latinoamericana de Integracion: </i>
Hiệp hội liên kết Mỹ Latinh


<b>CACM </b> <i>Central American Common Market: </i>
Thị trường chung Trung Mỹ


<b>CARICOM </b> <i>Caribbean Community and Common Market: </i>
Thị trường chung Caribbe


<b>ECLAC </b> <i>Economic Commission for Latin America and the Caribbean: </i>
Uỷ ban kinh tế Mỹ Latinh và Caribbe (Thuộc Liên hợp quốc)


<b>EU </b> <i>European Union: Liên minh châu Âu </i>



<b>FTA </b> <i>Free Trade Agreement: Hiệp định thương mại tự do</i>


<b>FTAA </b> <i>Free Trade Area of the Americas: </i>
Khu vực mậu dịch tự do châu Mỹ


<b>GATT </b> <i>General Agreement on Tariff and Trade: </i>
Hiệp định chung về thuế quan và thương mại


<b>IDB </b> <i>Inter-American Development Bank: </i>
Ngân hàng phát triển liên Mỹ


<b>IMF </b> <i>International Monetary Fund: Quỹ tiền tệ quốc tế </i>


<b>KN </b> Kim ngạch


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

<b>LAFTA </b> <i>Latin American Free Trade Association: </i>
Hiệp hội mậu dịch tự do Mỹ Latinh


<b>LAIA </b> <i>Latin American Integration Association: </i>
Hiệp hội liên kết Mỹ Latinh


<i><b>MERCOSUR Southern Common Market/ Mercado Común del Sur: </b></i>


<i>Thị trường chung Nam Mỹ </i>


<b>NAFTA </b> <i>North American Free Trade Agreement: </i>
Hiệp định mậu dịch tự do Bắc Mỹ


<b>OAS </b> <i>Organization of American States: </i>


Tổ chức các quốc gia châu Mỹ


<b>RTA </b> <i>Regional Trade Agreement: Hiệp định thương mại khu vực </i>


<b>TNC </b> <i>Trade Negotiating Committee: Uỷ ban đàm phán thương mại </i>


<b>WB </b> <i>World Bank: Ngân hàng thế giới </i>


<b>WIPO </b> <i>World Intellectual Property Organization: </i>
Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

<b>mở đầu </b>


<i><b>1. Tính cấp thiết của đề tài </b></i>


Trong bối cảnh cuộc chiến giành vị trí thống trị khu vực về mặt kinh tế
giữa các nước lớn ngày càng trở nên quyết liệt như hiện nay, cuộc đua ký kết
các hiệp định tự do thương mại khu vực đã tiến đến mức độ cao hơn. Và việc
ký kết hiệp định thương mại tự do song phương cũng như khu vực đang trở
thành một xu thế trong quan hệ kinh tế quốc tế. Nhưng triển vọng của các hiệp
định thương mại này ra sao đang là một vấn đề được nhiều người quan tâm vì
triển vọng đó sẽ phụ thuộc vào sự phân chia các lợi ích tiềm tàng trong tương
lai và các chi phí sẽ phải gánh chịu trước mắt của những nước tham gia. Có
nhiều quan điểm khác nhau xung quanh các hiệp định thương mại này, nhiều
quan điểm cho rằng các hiệp định đó có lợi cho tất cả các bên tham gia, nhưng
cũng có nhiều nhà phân tích cho rằng khả năng thành công của các hiệp định
thương mại khu vực là khơng lớn vì trong nhiều trường hợp sự phân chia lợi
ích từ chương trình tự do hố thương mại khu vực là không đồng đều giữa các
bên tham gia, lợi ích phần nhiều thuộc về các nước phát triển hơn. Song dù thế
nào đi chăng nữa cũng khơng thể phủ nhận được những lợi ích mà tự do hoá
thương mại đem lại. Điều này được chứng minh bởi thực trạng ngày càng


nhiều hiệp định thương mại tự do song phương cũng như khu vực được ký kết.
Và châu Mỹ không phải là một trường hợp ngoại lệ.


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

Khu vực mậu dịch tự do châu Mỹ (Free Trade Area of the Americas)
viết tắt là FTAA là một thực thể đang trong quá trình được thành lập. FTAA
có tầm quan trọng chiến lược đối với các nước Tây bán cầu, là một bước ngoặt
trong lịch sử lục địa này cả về sự phối hợp kinh tế và thương mại giữa các bên
tham gia và được dự kiến là một hiệp định có ảnh hưởng sâu rộng nhất trong
lịch sử. FTAA là một sáng kiến tự do thương mại tham vọng nhất của hệ
thống thương mại thế giới với thành viên gồm những nước thuộc loại giàu nhất
đến nước nghèo nhất, từ nước lớn nhất đến nước thuộc loại nhỏ nhất (theo kế
hoạch, đây là một khu vực mậu dịch tự do nối kết các nền kinh tế Tây bán cầu
gồm 34 nước trải dài từ Anchorage, Alaska đến Tierra del Fuego, Chile (Bắc
Mỹ, Trung Mỹ, Nam Mỹ, và Caribbe, trừ Cuba). Chưa bao giờ trước đó có các
nước với quy mơ và trình độ phát triển đa dạng đến thế cùng tham gia đàm
phán một hiệp định thương mại tương hỗ. Việc ra đời khu vực FTAA sẽ giúp
cho Mỹ chiếm lĩnh thị trường rộng lớn này, nhất là trong tình hình hiện nay,
khi xuất khẩu của Mỹ cịn nhiều khó khăn, nhập siêu đạt mức kỷ lục. Tham
vọng thành lập FTAA được coi là nền tảng của chính sách đối ngoại và kinh tế
của Mỹ hiện nay.


Một trong những mục tiêu của FTAA là tạo ra mơi trường kinh tế
-chính trị thuận lợi hơn để phát triển. Nhiều chuyên gia dự đoán với sự ra đời
của FTAA, giao dịch thương mại giữa Mỹ và Brazil, nền kinh tế lớn nhất châu
Mỹ Latinh, sẽ tăng gấp đôi, thậm chí gấp ba, chỉ trong vài năm sau đó. Các
nước khác trong khu vực cũng vậy. Còn Mỹ, nước sáng lập và ủng hộ FTAA
mạnh mẽ nhất, cho rằng với một chính sách thuế quan áp dụng chung cho
tồn khu vực, một nền thương mại bình đẳng, dân chủ sẽ ra đời. Tổng thống
<i>George Bush hào hứng hứa hẹn: “Chúng ta sẽ xây dựng một bán cầu thịnh </i>
<i>vượng và tự do” </i>



</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

định đến khu vực này. Nhưng để hình thành một cộng đồng mậu dịch tồn
khu vực thì cịn gặp nhiều khó khăn vì việc đàm phán một hiệp định thương
mại tự do giữa các nhóm nước đa dạng như vậy không dễ dàng chút nào.


Với những vấn đề đặt ra cả về lý luận và thực tiễn như trên, việc tìm
<i><b>hiểu và nghiên cứu đề tài “Khu vực mậu dịch tự do châu Mỹ: Tiến trình và </b></i>


<i><b>triển vọng thành lập” là cần thiết và tơi chọn đó là đề tài Luận văn tốt nghiệp </b></i>


cđa m×nh.


<i><b>2. T×nh h×nh nghiªn cøu </b></i>


Có thể nói, tự do hố thương mại nói chung, tự do hố thương mại tồn
châu Mỹ nói riêng là đề tài thu hút được rất nhiều sự quan tâm, chú ý của các
nhà nghiên cứu, các trung tâm quyền lực với rất nhiều mục đích, nhiều cách
tiếp cận và nhiều lĩnh vực khác nhau. Thế nhưng, do đặc thù là một khối
thương mại còn chưa được thành lập chính thức, cho nên số lượng các cơng
trình nghiên cứu được cơng bố chính thức về tổ chức này còn rất khiêm tốn.


ở Việt Nam, có nhiều cơng trình nghiên cứu về các khu vực mậu dịch
tự do khác, nhưng việc nghiên cứu về Khu vực mậu dịch tự do Châu Mỹ thì
cịn ít. Tuy nhiên, các cơng trình nghiên cứu đó cũng đã góp phần giúp người
đọc có được hình dung phần nào về FTAA. Tạp chí Châu Mỹ ngày nay, số
<i>7/2002 có đăng bài “Khu vực mậu dịch tự do Châu Mỹ sẽ xây dựng như thế </i>
<i>nào” của tác giả Giang Thời Học với nội dung chủ yếu đề cập đến mâu thuẫn </i>
giữa Mỹ và các nước Mỹ Latinh trong việc xây dựng khu vực mậu dịch tự do
<i>châu Mỹ, các phương thức và khả năng xây dựng FTAA; bài viết “Khu vực </i>
<i>mậu dịch tự do châu Mỹ: Quá trình hình thành, mục tiêu và nguyên tắc” của </i>


tác giả luận văn (Tạp chí Châu Mỹ ngày nay số 12 năm 2005) với nội dung
liên quan trực tiếp đến FTAA.


</div>
<span class='text_page_counter'>(9)</span><div class='page_container' data-page=9>

Institute for International Economics, Washington, D.C, 2005. Các cơng trình
nghiên cứu đáng chú ý khác là: <i>1/. Bustillo, I. and J. Ocampo: Asymmetries and </i>


<i>Cooperation in the FTAA. In Integrating the Americas: FTAA and Beyond, edited </i>


by G. Mace and L. BÐlanger. Cambridge, Harvard University Press. 2002. 2/.
<i>Bouzas, Roberto and Gustavo Svarzman: The FTAA Process: What has it achieved, </i>


<i>and Where does it stand? University of Miami, Miami, Florida, 2001. 3/. Carla A. </i>


<i>Hills, Jaime Iabludovsky: Free Trade in the Americas - Getting there from here; </i>
<i>Inter-American Dialogue, 2004. 4/. Daniel T. Grisworld: Free Trade Agreements - </i>


<i>Steps toward further open world, Cato Institute, No18, July 10/2003. 5/. Eduardo </i>


<i>Gudynas: MERCOSUR and the FTAA: New Tensions and New Options, </i>
<i>Interhemisphere Resource Center, New York, USA, 2003. 6/. Fishlow, A: “Brazil: </i>


<i>FTA or FTAA or WTO?” In Free Trade Agreements: US Strategies and Priorities, </i>


<i>edited by J. Schott.Washington, DC, Institute for International Economics, 2004. 7/. </i>
<i>Hornbeck, J.F: A Free Trade Area of the Americas: Status of Negotiations and </i>


<i>Major Policy Issues, Congressional Research Service, Washington, D.C. 8/. Jeffrey </i>


<i>J. Schott: Does the FTAA have a future? Washington: Institute for International </i>
<i>Economics, 2005. 9/. William H.Cooper: Free Trade Agreements: Impact on U.S. </i>



<i>Trade and Implications for U.S. Trade Policy, CRS Report to Congress, USA, 2005. </i>


<i>10/. Woodrow Wilson Center Report on Americas: Mercosur and the Creation of </i>


<i>the free trade area of the Americas, edited by Fernando Lorenzo Marcel Vaillant, </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(10)</span><div class='page_container' data-page=10>

<i><b>3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu </b></i>


Với mục tiêu nghiên cứu làm rõ các về quan hệ quốc tế trong quan hệ
kinh tế quốc tế ở khu vực châu Mỹ, nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn hình
<i><b>thành FTAA, tiến trình và triển vọng của việc thành lập FTAA, tác giả luận </b></i>
<i><b>văn đã đề ra nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài là: </b></i>


- Làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn tác động đến ý tưởng thành lập
Khu vực mậu dịch tự do châu Mỹ.


- Làm rõ quá trình đàm phán hình thành cho đến thời điểm hiện tại,
các mục tiêu, nguyên tắc và nội dung của FTAA.


- Chỉ ra các tác động tích cực, lợi ích, cơ hội, cũng như những tác
động tiêu cực khi FTAA được thành lập. Tìm hiểu xem khu vực mậu dịch
tự do rộng lớn như vậy có tác động gì đến khu vực này, cũng như đến nền
kinh tế thế giới và Việt Nam.


- Tìm hiểu những bất đồng, tồn tại, trở ngại đối với việc thành lập
FTAA và phương thức giải quyết.


- Phân tích những cơ sở cho thấy triển vọng thµnh lËp FTAA.



<i><b>4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu </b></i>


Víi tÝnh chÊt nghiªn cøu quan hƯ qc tÕ trong quan hƯ kinh tÕ qc tÕ
khu vùc ch©u Mỹ, luận văn tập trung nghiên cứu các mối quan hệ quốc tế về
kinh tế trong quá trình và triển vọng thành lập FTAA với phạm vi nghiên cứu
cơ thĨ nh­ sau:


+ Về thời gian: Từ khi ý tưởng về việc thành lập FTAA được đưa ra cho
đến nay (từ năm 1994 và liên hệ với các thời gian trước đó khi cần thiết).


+ VỊ không gian: Các quốc gia tham gia FTAA.


</div>
<span class='text_page_counter'>(11)</span><div class='page_container' data-page=11>

<i><b>5. Phương pháp nghiên cứu: </b></i>


Để làm rõ những nội dung cơ bản đặt ra của luận văn, trong quá trình
nghiên cứu tác giả sẽ sử dụng các phương pháp: phương pháp duy vật biện
chứng và duy vật lịch sử. Ngồi ra cịn sử dụng một số phương pháp kết hợp
phân tích với thống kê, so sánh, tổng hợp, phân tích dự báo trong q trình
nghiên cứu.


<i><b>6. Dự kiến đóng góp của đề tài </b></i>


1/ Hệ thống hố một số vấn đề lý luận cơ bản cũng như thực tiễn về tự
do hoá thương mại và hội nhập kinh t khu vc.


2/ Phân tích thực trạng liên kết kinh tế khu vực châu Mỹ và rút ra nhận
xÐt.


3/ Phân tích, đánh giá thực trạng quá trình, triển vọng đàm phán hình
thành Khu vực mậu dịch tự do châu Mỹ và tác động dự kiến của nó đối với


diện mạo kinh tế, xã hội khu vực châu Mỹ và nền kinh tế thế giới, trong đó có
Việt Nam.


4/ Xem xét các giải pháp chđ u nh»m thóc ®Èy việc nhanh chóng
thành lập FTAA và liên kết toàn khu vực châu Mỹ.


<i><b>7. Kết cấu của luận văn </b></i>


Ngoi phn m u, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, các bảng
viết tắt, phụ lục, luận văn gồm 3 chương như sau:


<i>Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn hình thành Khu vực mậu dịch tự </i>
<i>do châu Mỹ. </i>


<i>Chương 2: Quá trình vận động thành lập và nguyên tắc hoạt động của </i>
<i>Khu vực mậu dịch tự do châu Mỹ. </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(12)</span><div class='page_container' data-page=12>

<b>Chương 1 </b>



<b>Cơ sở lý luận và thực tiễn hình thành </b>


<b>Khu vực mậu dịch tự do châu Mỹ </b>



Chng một của luận văn được thực hiện nhằm làm sáng tỏ cơ sở lý
luận và cơ sở thực tiễn của việc hình thành khu vực mậu dịch tự do châu Mỹ.
Sau phần cơ sở lý luận, trong đó có đề cập đến lý thuyết về thị trường tự do và
tự do hoá mậu dịch và Lý thuyết về hội nhập kinh tế khu vực, luận văn sẽ phân
tích các xu hướng hình thành các hiệp định thương mại tự do trên thế giới
(song phương và khu vực). Từ lý thuyết và xu hướng có ảnh hưởng chi phối đó
luận văn sẽ đề cập, phân tích về thực trạng liên kết khu vực châu Mỹ và sự cần
thiết khách quan của việc thành lập FTAA.



<b>1</b>

<b>.1. C¬ së lý luËn </b>



<i><b>1.1.1. Lý thuyết thị trường tự do và tự do hoá mậu dịch </b></i>



Lý thuyết thị trường tự do và tự do hoá mậu dịch được hai nhà kinh tế
học cổ điển người Anh là Adam Smith và David Ricardo đề xướng và phát
triển. Trong đó, Adam Smith là một đại biểu xuất sắc của kinh tế chính trị cổ
điển Anh và đồng thời được coi là người sáng lập kinh tế học, truyền bá chủ
nghĩa tự do kinh tế.


</div>
<span class='text_page_counter'>(13)</span><div class='page_container' data-page=13>

Adam Smith cũng là người đi tiên phong cho việc cổ vũ cho chính sách
tự do mậu dịch. Để lý giải về vai trò của ngoại thương, của tự do mậu dịch,
<i>Adam Smith đã đưa ra khái niệm về lợi thế tuyệt đối, theo ông, các nước trên </i>
thế giới buôn bán với nhau vì họ khác nhau về điều kiện địa lý và thiên nhiên.
Tài nguyên thiên nhiên rất đa dạng nhưng phân bổ không đều giữa các quốc
gia. Có nước rất nhiều khống sản nhưng đất đai lại cằn cỗi, có nước đất đai
phì nhiêu, nhưng lại khơng có hoặc có rất ít khống sản, thậm chí có những
nước khơng có khống sản và đất đai thì cằn cỗi. Chính sự khác nhau này đã
tạo cho các nước cơ hội được chun mơn hố sản xuất các sản phẩm mà
mình có lợi thế và khi đó, nhờ chun mơn hoá mà sản lượng của cả hai loại
hàng hoá sẽ tăng lên và thông qua trao đổi quốc tế, cả hai bên sẽ có lợi vì qua
đó các nước sẽ có được hàng hoá với mức giá rẻ hơn so với sản xuất trong
nước.


Chính nhờ phân tích trao đổi hàng hố thơng qua chun mơn hố sản
xuất của các nước dựa trên lợi thế tuyệt đối, Adam Smith đã đi đến kết luận
rằng mậu dịch quốc tế đem lại lợi ích cho tất cả các bên tham gia, khắc phục
được hạn chế lớn nhất của phái trọng thương coi mậu dịch quốc tế là trò chơi
tổng số bằng không và mậu dịch quốc tế chỉ có lợi cho một phía.



</div>
<span class='text_page_counter'>(14)</span><div class='page_container' data-page=14>

người lao động trên toàn thế giới; cũng như cạnh tranh giữa các nguồn nhân
cơng trên tồn thế giới sẽ mang lại lợi ích cho các nhà tư bản và trên hết là cho
người tiêu thụ. Nói chung, họ cho rằng điều này sẽ dẫn đến giá thành thấp
hơn, nhiều việc làm hơn và phân phối tài nguyên tốt hơn.


Quan điểm về lợi thế tương đối được thể hiện thông qua nhiều mơ hình
khác nhau, trong đó điển hình nhất phải kể đến mơ hình của David Ricardo và
Heckscher - Ohlin. Đây là những mơ hình cơ bản nhất để giải thích về nguồn
gốc những lợi ích từ thương mại. Theo quan điểm lợi thế tương đối của David
Ricardo (quan điểm này được nêu ra lần đầu tiên vào khoảng đầu thế kỷ XIX)
<i>thì các nước sẽ chun mơn hố vào việc sản xuất và xuất khẩu các sản phẩm </i>
<i>mà họ làm ra với chi phí tương đối thấp, hay cịn gọi là chi phí cơ hội, thấp </i>
<i>hơn các nước khác [4, tr.327]. Chính lý thuyết về lợi thế so sánh của David </i>
Ricardo đã phát triển xa hơn những ý tưởng của Adam Smith và khắc phục
được hạn chế của Smith trong việc giải thích nguyên nhân và cơ sở của mậu
dịch quốc tế. Ông cho rằng, ngay cả khi một nước có lợi thế tuyệt đối trong
việc sản xuất cả hai sản phẩm so với một nước khác thì họ vẫn nên chun
mơn hố sản xuất sản phẩm mà việc sản xuất ra nó có hiệu quả tương đối so
với sản phẩm kia. Nói cách khác, chừng nào cịn có sự khác biệt trong cơ cấu
chi phí thì mậu dịch quốc tế sẽ có lợi cho tất cả các bên tham gia. Sự khác biệt
này theo ơng chính là lợi thế so sánh của các quốc gia.


</div>
<span class='text_page_counter'>(15)</span><div class='page_container' data-page=15>

<i>dào sẽ xuất khẩu các hàng hoá sử dụng nhiều vốn và nhập khẩu hàng hoá sử </i>
<i>dụng nhiều lao động [15, trang 59]. </i>


Như vậy, một kết luận có thể rút ra được từ lý thuyết về tự do hoá
thương mại của những người theo trường phái tự do cổ điển là trong lĩnh vực
thương mại quốc tế, mỗi nước đều có những lợi thế so sánh nhất định và khi
chuyên môn hoá sản xuất những sản phẩm mình có lợi thế rồi đem trao đổi


trên thị trường thế giới thì các quốc gia đều có lợi. Với quan điểm mậu dịch
quốc tế có lợi cho tất cả các bên tham gia, những người theo trường phái tự do
đã cổ vũ mạnh mẽ cho tư tưởng tự do mậu dịch.


Trên đây là những cơ sở cho thấy tại sao các quốc gia lại giao thương và
nên giao thương. “Nói một cách đơn giản, các quốc gia sẽ được hưởng lợi nhờ
chuyên sản xuất những hàng hoá và dịch vụ mà họ sản xuất hiệu quả nhất và
nhờ trao đổi những hàng hoá và dịch vụ này để có được những hàng hoá và
dịch vụ mà các quốc gia khác sản xuất với chất lượng cao hơn nhưng có giá
thấp hơn. Với cách làm như vậy, các quốc gia sẽ được hưởng lợi từ việc sản
xuất hiệu quả hơn, người tiêu dùng có nhiều lựa chọn hơn, hàng hố và dịch
vụ có chất lượng tốt hơn nhưng giá rẻ hơn. Việc dỡ bỏ những rào cản do chính
phủ dựng lên đối với thương mại sẽ cho phép mỗi cá nhân được tiếp cận thị
trường rộng lớn của thế giới với đầy đủ các loại mặt hàng, từ thực phẩm, quần
áo, các mặt hàng chế tạo khác so với những dịch vụ tạo thành cơ sở của một
nền kinh tế hiện đại, từ tài chính tới viễn thông và giáo dục” [3, trang 2].


<i><b>1.1.2. Lý thuyÕt vÒ héi nhËp kinh tÕ khu vùc </b></i>



Theo lý thuyết về liên kết kinh tế quốc tế thì khu vực thương mại tự do
là một trong sáu loại hình của thoả thuận thương mại khu vực, là một hình
thức của quan hệ quốc tế về thương mại khu vực [6, trang 17]:


+ Khu vực ưu đãi thuế quan đặc biệt
+ Khu vực mậu dịch tự do


</div>
<span class='text_page_counter'>(16)</span><div class='page_container' data-page=16>

+ Liên minh kinh tế


+ Hợp nhất kinh tế hoµn toµn



Trong đó, Khu vực mậu dịch tự do là một mơ hình phổ biến trên thế
giới hiện nay. Thông thường, các tổ chức hợp nhất kinh tế - thương mại khu
vực hiện nay đều thuộc mơ hình này (ví dụ: NAFTA, Khu vực mậu dịch tự do
ASEAN (AFTA), LAFTA ). Các khu vực mậu dịch tự do là kết quả của sự
kết hợp giữa tự do hoá thương mại và liên kết kinh tế. Trong khu vực mậu dịch
tự do, các quốc gia thành viên miễn thuế quan hoàn toàn cho nhau và thực
hiện giảm ở mức độ lớn, thậm chí bãi bỏ hoàn toàn các hàng rào phi quan
thuế, tạo điều kiện cho hàng hoá được tự do lưu thông giữa các quốc gia thành
viên [6, trang 18]. Quan hệ thương mại giữa các quốc gia trong khu vực khác
với quan hệ thương mại tự do với những nước ngoài khu vực ở điểm các quốc
gia thành viên Khu vực mậu dịch tự do không quy định mức thuế quan với
nhau. Các quốc gia thành viên có thể tự định mức thuế quan của Nhà nước đối
với các quốc gia bên ngoài khu vực. Điều này đã làm xuất hiện một khoảng
trống làm cho hàng hoá của các quốc gia ngoài khu vực có thể đi vịng qua
các nước thành viên có mức thuế quan cao của tổ chức này, từ đó thâm nhập
thị trường các quốc gia có mức thuế quan thấp nhất trong nội bộ khu vực mậu
dịch tự do, sau đó thơng qua các nước này, sử dụng điều kiện không phải nộp
thuế mậu dịch trong khu vực, chuyển hàng hoá vào các quốc gia có thuế quan
cao trong khu vực. Mức thuế quan cao sẽ làm mất đi tác dụng bảo hộ. Để
tránh tình trạng này, khu vực mậu dịch tự do thường phải xác lập ngay các
điều khoản và đưa ra chế độ hải quan tương ứng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(17)</span><div class='page_container' data-page=17>

<i>1.1.2.1. Tác động tĩnh </i>


Các tác động tĩnh của các khu vực mậu dịch tự do bao gồm sáng tạo
thương mại (trade creation) và chuyển hướng thương mại (trade diversion).
Những thuật ngữ này được đặt ra bởi Jacob Viner (1950).


<i>* Sáng tạo thương mại: xuất hiện khi có một vài ngành sản xuất trong </i>
một nước thành viên được thay thế bằng việc nhập khẩu các hàng hố đó với


chi phí rẻ hơn từ các nước thành viên khác. Bằng cách đó, nó sẽ làm tăng của
cải của các nước thành viên, tăng phúc lợi kinh tế trong khu vực thương mại tự
do do các nước tăng cường chun mơn hố sản xuất dựa trên các lợi thế so
sánh của mình.


Khi đó người tiêu dùng sẽ có lợi vì có thể mua hàng từ người sản xuất
có hiệu năng cao nhất từ một nước thành viên của hiệp định thương mại tự do
khu vực, chứ không chỉ giới hạn mua trong số những nhà sản xuất trong nước.
Điều này không những chỉ làm tăng kim ngạch ngoại thương mà cịn tăng lợi
ích kinh tế vì tài ngun được sử dụng một cách hữu hiệu hơn.


<i>* Chuyển hướng thương mại: xuất hiện khi các thành viên của khu vực </i>
mậu dịch tự do chuyển hướng nhập khẩu hàng hoá. Khi đó người mua hàng
chuyển việc nhập khẩu từ người sản xuất có hiệu năng cao nhất (nhưng ở nước
ngoài khu vực mậu dịch tự do) sang người sản xuất tuy không hiệu năng bằng
nhưng ở nước thành viên hiệp định thương mại khu vực và được hưởng ưu đãi
do việc dỡ bỏ thuế quan nên có giá sau cùng rẻ hơn. Các nhà sản xuất trong
trường hợp này sẽ mất lợi nhuận do giá cả cạnh tranh và mất thị phần nội địa;
ngân sách chính phủ cũng không thu được thuế vốn được áp dụng cho mặt
hàng nhập khẩu đó. Do đó, điều này khơng làm tăng kim ngạch ngoại thương,
lại làm giảm lợi ích kinh tế tồn cầu, vì tài ngun khơng được sử dụng một
cách hữu hiệu nhất.


</div>
<span class='text_page_counter'>(18)</span><div class='page_container' data-page=18>

hướng thương mại”, thì sẽ tốt hơn cho các nước tham gia hiệp định, hay nói
cách khác tác động sau cùng của một hiệp định thương mại khu vực là tích
cực, tuy nó đi ngược lại nguyên tắc bình đẳng trong quy chế tối huệ quốc đối
với tất cả mọi thành viên WTO. Đây là cơ sở để WTO chấp nhận biệt lệ và
cho phép thành lập và đăng ký các hiệp định tự do thương mại khu vực nếu
như các hiệp định này hội đủ các điều kiện.



Lý thuyết về thương mại quốc tế, có hai điều kiện để có thể đạt được
kết quả tích cực trên (kết quả sau cùng của một hiệp định thương mại là tích
cực): một là, trao đổi mậu dịch giữa hai nước cùng khối trước khi có hiệp định
càng cao thì càng có ít khả năng xảy ra tác động làm chuyển hướng thương
mại lớn hơn sau khi trao đổi mậu dịch; hai là, biểu thuế đối với các nước ngoài
khối càng thấp thì khả năng làm chuyển hướng mậu dịch của một hiệp định
thương mại khu vực càng thấp.


Như vậy, trên cơ sở tác động sáng tạo thương mại và chuyển hướng
thương mại của các hiệp định thương mại tự do, nền sản xuất của các các nước
thành viên sẽ được chuyển dịch theo hướng có hiệu quả hơn. Đó chính là cơ sở
để làm tăng khối lượng mậu dịch của các nước thành viên và trao đổi mậu
dịch nội khối.


<i>1.1.2.2. Tác động động </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(19)</span><div class='page_container' data-page=19>

hiệu quả hơn ở các nước thành viên khác sẽ tràn vào. Khi đó, các doanh
nghiệp phải đối mặt với cạnh tranh khốc liệt hơn, và để tồn tại, phát triển thì
các doanh nghiệp sẽ phải hoạt động có hiệu quả hơn, nâng cao tính cạnh tranh
đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của thị trường.


Trên đây là những tác động cơ bản từ việc hình thành một khối thương
mại tự do. Tuỳ thuộc vào những điều kiện ban đầu của các nước thành viên
khi thành lập khối, thái độ chấp hành các cam kết của mỗi quốc gia, diễn biến
trong khu vực và trong nền kinh tế thế giới thì các tác động này sẽ có những
biểu hiện khác nhau. Các khối kinh tế - thương mại khu vực ngày nay chú
trọng nhiều hơn đến tác động tạo dựng thương mại so với tác động chuyển
hướng thương mại. Trước đây, do theo đuổi cơng nghiệp hố thay thế nhập
khẩu, nhiều khối kinh tế - thương mại khu vực đã có tác động làm chuyển
hướng thương mại là chủ yếu. Nhưng ngày nay, để thực hiện thành cơng chiến


lược cơng nghiệp hố hướng về xuất khẩu, các khối thương mại như
MERCOSUR, AFTA, NAFTA... đã được thiết kế sao cho tác động tạo dựng
thương mại là chủ yếu. Nhờ có tác động này, trao đổi thương mại nội khối đã
được gia tăng, do các rào cản thương mại giữa các nước thành viên được giảm
bớt và khả năng đạt được nền kinh tế có quy mơ của các nước tham gia. Hơn
nữa, nếu khối thương mại có định hướng hướng ra thị trường thế giới như
AFTA thì tác động tạo dựng thương mại lớn hơn, tạo điều kiện cho các nước
tham gia có thể mở rộng sản xuất, từ đó mở rộng xuất khẩu các sản phẩm
công nghiệp, do gia tăng trao đổi nội bộ ngành giữa các nước này.


<b>1.2. Xu hướng hình thành các hiệp định thương mại tự do </b>



</div>
<span class='text_page_counter'>(20)</span><div class='page_container' data-page=20>

khác nhau. Có nhiều nhân tố xuất phát từ thực tiễn đã góp phần làm cho tự do
hố kinh tế trở thành làn sóng mạnh mẽ như hiện nay. Các nhân tố trực tiếp
thúc đẩy quá trình tự do hố kinh tế nói chung và tự do hố thương mại nói
riêng là: thương mại tự do là một trong những điều kiện cần thiết để các nước
đạt được tăng trưởng cao, đặc biệt là đối với các nước đang phát triển; tồn
cầu hố, khu vực hố đã trở thành xu thế của nền kinh tế thế giới, trong đó tự
do hoá thương mại là một mũi nhọn (với xu thế này, để phát triển được thì các
nước trên thế giới cần phải chấp nhận nó và cố gắng cải cách nền kinh tế của
mình theo hướng có thể tranh thủ được tối đa các lợi ích mà quá trình này
mang lại, đó là phát triển theo hướng mở cửa ra thế giới thơng qua việc phối
hợp chính sách trong các lĩnh vực thương mại, đầu tư, tài chính tiền tệ, hợp tác
khoa học công nghệ...); những thay đổi trong ưu thế cạnh tranh dưới tác động
của cách mạng khoa học công nghệ; vai trò ngày càng tăng của các tổ chức
thương mại khu vực và quốc tế....


</div>
<span class='text_page_counter'>(21)</span><div class='page_container' data-page=21>

<i>Công thương: Thương mại tự do và những bất cập, diễn đàn doanh nghiệp, </i>
24/10/2005).



<i><b>1.2.1. Bối cảnh thương mại thế giới </b></i>



Một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến xu hướng hình thành
ồ ạt các hiệp định tự do thương mại chính là do sự bế tắc của thương mại đa
phương, khi tự do hố tồn cầu chưa phát huy được hết tính ưu việt của nó. Kể
từ khi vòng đàm phán Doha được khởi động tháng 11/2001 tại Qatar, các cuộc
đàm phán thương mại đa phương của WTO gần như đi từ bế tắc này đến bế tắc
khác.Tự do hóa thương mại đa phương trong khuôn khổ WTO hiện đang tiến
những bước rất chật vật. Trở ngại chính cho tự do hóa thương mại hơn nữa
trong tương lai là sự bế tắc về các thỏa thuận đa phương trong lĩnh vực nông
nghiệp tại vòng đàm phán Doha, do chính sách bảo hộ và can thiệp của các
nước phát triển. Trong lúc đó, các nước thành viên lại bận bịu đi tìm những
hiệp định thương mại tự do song phương.


Hai cuộc họp của WTO tại Tokyo ngày 16/2/2003 về tự do hố thương
mại trong lĩnh vực nơng nghiệp và tại Geneva ngày 18/2/2003 về tiếp cận của
các nước nghèo đối với thuốc chữa HIV đều kết thúc mà không đem lại kết
quả gì. Các cuộc đàm phán về tự do hoá thương mại của WTO vẫn chưa có gì
tiến triển kể từ khi vịng đàm phán Doha được khởi động. Đã có lúc, sự kiện
11/9 tưởng như đem lại một động lực mới cho việc thu hẹp khoảng cách giữa
các nước giàu và các nước nghèo xung quanh những mâu thuẫn về mở cửa thị
trường, các nước giàu nhận thức được vị trí của các nước thế giới thứ ba trong
cuộc chiến chống chủ nghĩa khủng bố, đã hứa sẽ nhân nhượng các nước đang
phát triển trên cả những vấn đề "gai góc" như nơng nghiệp và giúp các nước
nghèo trở thành những đối tác đầy đủ trong một nền kinh tế toàn cầu.


</div>
<span class='text_page_counter'>(22)</span><div class='page_container' data-page=22>

nước như Canada hay ấn Độ dẫn đầu) vẫn còn lớn. Kế hoạch mang tính thăm
dị do WTO đưa ra không thoả mãn được bất kỳ bên nào. Những bất đồng dai
dẳng trong lĩnh vực nông nghiệp là một rủi ro lớn đối với tiến độ của vòng
đàm phán Doha.



Hội nghị thượng đỉnh WTO diễn ra từ ngày 13-12, kết thúc ngày
18-12-2005 tại Hồng Công quy tụ các bộ trưởng kinh tế, tài chính của 148 quốc gia
thành viên. Hội nghị diễn ra trong khi các cuộc biểu tình phản đối trên đường
phố Hồng Cơng ngày càng rầm rộ và cuối cùng Hội nghị cũng đã không đạt
được kết quả gì. Trên thực tế, các nước giàu (G-7) chỉ muốn các nước nghèo
và những nước đang phát triển tự do hóa thị trường cơng nghệ phẩm và thị
trường dịch vụ mà khơng chịu xóa bỏ trợ giá cho nơng nghiệp của họ, cũng có
nghĩa vấn đề bế tắc vẫn chưa được tháo gỡ.


</div>
<span class='text_page_counter'>(23)</span><div class='page_container' data-page=23>

thuận lợi hố thương mại, chính sách đầu tư và chính sách cạnh tranh, và giới
hạn của các quy định về đầu tư qua biên giới.


<i><b>Xu hướng ký kết các hiệp định thương mại tự do </b></i>


Trong lúc đàm phán đa phương gặp trắc trở thì đàm phán song phương
lại có đà mới. Một loạt các FTA song phương đã được ký kết xuyên châu lục.
Cùng thời gian với hai lần thất bại mới nhất của WTO là các FTA được ký
giữa Singapore - Australia, Hàn Quốc - Chile. Thái Lan - ấn Độ, Thái Lan -
Australia, Nhật Bản - Chile, ... Riêng Mỹ thì tuyên bố ưu đãi đặc biệt với các
nước Mỹ Latinh với kế hoạch của Tổng thống Bush giảm 2/3 thuế nhập khẩu
các mặt hàng tiêu dùng và công nghiệp nhập khẩu từ Mỹ Latinh. Mỹ muốn
đây sẽ là món q khích lệ các nước này mạnh dạn bước vào Khu vực mậu
dịch tự do châu Mỹ.


Làn sóng hình thành các FTA trong nền kinh tế thế giới bắt đầu xuất
hiện từ đầu những năm 1980 và bùng nổ sau năm 1995 khi Tổ chức Thương
mại Thế giới (WTO) được thành lập. Theo thống kê của WTO, tính đến cuối
năm 2002 có khoảng 250 FTA được các bên ký kết và thơng báo tới
GATT/WTO, trong đó khoảng 130 FTA được thông báo kể từ khi WTO thành


lập năm 1995.


</div>
<span class='text_page_counter'>(24)</span><div class='page_container' data-page=24>

Tóm lại, có nhiều nguyên nhân giải thích cho xu thế kí kết các FTA
<i>mới này. Thứ nhất, những bế tắc về tự do thương mại đa phương khiến các </i>
nước cảm thấy không thoả mãn được nhu cầu mở rộng thị trường của mình.
Tốc độ đàm phán đa phương thường chậm do có quá nhiều bên còn FTA dễ
<i>đạt được hơn. Thứ hai, FTA song phương thường đánh trúng vào nhu cầu buôn </i>
bán của hai đối tác. Trong khi khuôn khổ đàm phán WTO thường rộng, bao
gồm cả những mặt hàng mà một số nước thành viên khơng có lợi ích nhiều thì
<i>FTA đáp ứng nhu cầu bn bán của các nước. Thứ ba, các nước phải ký FTA </i>
để khỏi bị yếu thế trong cuộc cạnh tranh đang ngày một khốc liệt trên thị
trường thế giới.


Ngoài việc cải thiện được lợi ích kinh tế của những nước tham gia, FTA
còn có thể mang lại những tác động tích cực khác, cụ thể là: Các FTA sẽ thúc
<i><b>đẩy việc cải cách điều chỉnh (regulatiory reform) bên trong của những nước </b></i>
có liên quan. Khi các FTA mở rộng để bao hàm khơng chỉ bn bán hàng hố
mà cịn cả trao đổi các dịch vụ, đầu tư, chính sách cạnh tranh... thì sức ép địi
tự do hố những kiểm sốt cứng nhắc ở trong nước sẽ tăng lên cùng với sự tiến
triển của những thương lượng về FTA. Trong các thương lượng đa phương
được tiến hành trong khuôn khổ WTO, những nước phản đối tự do hố có thể
hình thành một loạt liên minh để phong toả hoặc làm chậm quá trình đi đến sự
nhất trí, nhưng trong những thương lượng FTA, mà hầu như đều là song
phương, thì tác động của những yêu cầu của nước đối tác sẽ rất mạnh và trực
tiếp. Điều này sẽ thúc đẩy việc cải cách những quy chế cứng nhắc trong nước.


Mặc dù các nước đang tích cực theo đuổi các FTA song xu thế tự do
hố thương mại tồn cầu vẫn được coi là tất yếu. Về lâu dài, một môi trường
thương mại tự do toàn cầu mà WTO đang theo đuổi vẫn giữ nguyên sức hấp
dẫn.



<i><b>1.2.2. Đặc điểm của tự do hoá thương mại hiện nay </b></i>



</div>
<span class='text_page_counter'>(25)</span><div class='page_container' data-page=25>

phát triển quan trọng, nhưng sự phối hợp với các chính sách khác mới là cốt
yếu. Các chính sách trong nước nhằm thu hút đầu tư, cải thiện nguồn nhân lực
và thúc đẩy điều chỉnh về tổ chức là cần thiết đối với các nước nhằm khai thác
triệt để cơ hội của tự do hoá thương mại, và chúng phụ thuộc cơ bản vào cam
kết của các chính phủ. Một trong những lý do giải thích tại sao nhiều nước
đang phát triển lại theo đuổi tự do hoá thương mại, theo đuổi các hiệp định
thương mại với các nước phát triển là do họ thấy được đó là cơ hội để thúc đẩy
điều chỉnh cơ cấu kinh tế.


Q trình tự do hố thương mại là quá trình dỡ bỏ dần dần mọi rào cản
đối với thương mại, bao gồm thuế quan và phi thuế quan, trước hết nhằm đạt
được sự đối xử cơng bằng giữa hàng hố và dịch vụ sản xuất trong nước với
hàng hoá và dịch vụ nhập khẩu từ nước ngoài, giữa các nhà sản xuất trong
nước với những nhà sản xuất nước ngoài, và sau cùng là đạt được chế độ
thương mại tự do.


Do thế giới chưa sẵn sàng cho một chế độ thương mại tự do đa phương,
nên các chương trình tự do hố thương mại khu vực đang chiếm ưu thế, trong
các chương trình đó, các nước khơng chỉ quan tâm đến việc dỡ bỏ các rào cản
đối với thương mại, mà còn tiến hành những cải cách nhằm thuận lợi hoá
thương mại. Đặc biệt là các chương trình cấp thấp hơn, khu vực hoặc đơn
phương, thường được thiết kế nhằm đáp ứng những đòi hỏi của quá trình xây
dựng hệ thống thương mại đa phương trong phạm vi WTO.


</div>
<span class='text_page_counter'>(26)</span><div class='page_container' data-page=26>

trường vốn, thay đổi trong lĩnh vực công ăn việc làm và tiền lương tương đối,
cũng như những thay đổi trong làn sóng di dân trên thế giới.



Trong những thập kỷ gần đây, thương mại quốc tế được phát triển mạnh
mẽ. Tốc độ tăng trưởng thương mại hàng năm thường cao hơn tốc độ tăng
trưởng GDP, có lúc tăng gấp đôi, đặc biệt là tốc độ tăng trưởng thương mại
của các nước đang phát triển từ cuối những năm 1980 đã vượt qua tốc độ tăng
trưởng của các nước phát triển. Thực tế đó đã góp phần thúc đẩy tăng trưởng
kinh tế và giải quyết nhiều vấn đề kinh tế vĩ mô khác, như công ăn việc làm,
nâng cao mức sống... ở các nước này. Điều đó đã làm gia tăng vai trò của
thương mại đối với tăng trưởng kinh tế, được thể hiện thông qua mối tương
quan giữa kim ngạch ngoại thương và GDP. Hơn nữa, để đáp ứng nhu cầu về
vốn và công nghệ cho phát triển kinh tế, các nước đang phát triển càng cần
liên kết chặt chẽ hơn vào các thị trường vốn quốc tế.


Một yếu tố khác làm gia tăng mức độ liên kết của các nước đang phát
triển vào nền kinh tế thế giới là sự thay đổi trong cơ cấu kinh tế, từ đó cơ cấu
việc làm ở các nhóm nước khác nhau trên thế giới cũng thay đổi. ở các nước
phát triển, việc chuyển sang nền kinh tế tri thức đã làm gia tăng nhu cầu về lao
động có tay nghề cao và chuyển các ngành công nghiệp cần nhiều lao động
sang các nước đang phát triển. Để tranh thủ được những kinh nghiệm của các
nước phát triển thì phương án tốt nhất cho các nước đang phát triển là tham
gia tích cực hơn vào các phân cơng lao động quốc tế và liên kết kinh tế quốc
tế.


</div>
<span class='text_page_counter'>(27)</span><div class='page_container' data-page=27>

triển đã tham gia vào nhiều chương trình tự do hố thương mại khu vực, thơng
qua việc thành lập các khu mậu dịch tự do giữa họ với nhau và giữa họ với các
nước phát triển.


Một đặc điểm nổi trội khác của tự do hoá thương mại là sự chiếm ưu thế
của các chương trình tự do hoá thương mại khu vực. Cho đến tháng 6/2002
khoảng 250 Hiệp định thương mại khu vực đã đăng ký, trong đó có 129 Hiệp
định đăng ký sau 1/1/1995. Hầu như mỗi nước đều tham gia tối thiểu vào một


Hiệp định kiểu như vậy. Bên cạnh những biện pháp về giảm dần các rào cản
thuế quan và phi thuế quan đối với thương mại, các nước tham gia cịn đưa ra
những cam kết về hài hồ hố các thủ tục hải quan, tiêu chuẩn kỹ thuật cũng
như những vấn đề liên quan đến việc điều tiết chúng, đưa ra các quan điểm
thống nhất về các hàng rào phi thuế quan, nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm...


Có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến xu hướng hình thành hàng
loạt các Hiệp định thương mại khu vực:


a, Đó là sự gần gũi về địa lý. Đây là nguyên nhân mang tính khách
quan thúc đẩy các nước tham gia vào các Hiệp định thương mại khu vực. Các
nước thành viên cho rằng thông qua các hiệp định này, thương mại giữa các
nước thành viên sẽ gia tăng, đồng thời đáp ứng được yêu cầu của các nhà sản
xuất địa phương muốn vươn ra thị trường thế giới.


b, Thông qua việc ký kết Hiệp định thương mại khu vực có thể giảm bớt
được những căng thẳng về chính trị giữa các nước thành viên và chống lại
những mối đe doạ từ bên ngồi. Ví dụ minh chứng cho kết luận này là trường
hợp giữa Pháp và Đức trong EU (việc tham gia vào liên minh châu Âu đã làm
giảm đến mức tối thiểu nguy cơ bùng nổ chiến tranh dưới bất kỳ dạng nào),
giữa Brazil và Argentina trong MERCOSUR (mối hiềm khích giữa hai nước
đã được xoá bỏ khi họ tham gia vào khối mậu dịch này)...


</div>
<span class='text_page_counter'>(28)</span><div class='page_container' data-page=28>

d, Việc tham gia các hiệp định thương mại đa phương là bước thử
nghiệm để các nước, đặc biệt là các nước đang phát triển, tham gia vào hệ
thống tự do hoá thương mại toàn cầu. Trong khi điều kiện thế giới chưa sẵn
sàng cho thương mại tự do ở mức tồn cầu thì việc tham gia vào một hiệp định
thương mại khu vực nào đó, các nước thành viên sẽ có cơ hội làm quen với tự
do hoá ở cấp cao hơn và từ đó có kinh nghiệm để tham gia vào hợp tác đa
phương.



Hiện nay, các hiệp định thương mại tự do khu vực ngày càng thể hiện
tác động hỗ trợ cho việc xây dựng hệ thống thương mại toàn cầu. Cho đến
nay, đã có rất nhiều cơng trình nghiên cứu về mối quan hệ giữa khu vực hố
và tồn cầu hố, để xác định xem liệu khu vực hoá cản trở hay thúc đẩy q
trình tự do hố thương mại tồn cầu. Dựa trên thực tế về sự gia tăng sản lượng
và thu nhập thế giới liên tục trong suốt thời gian sau chiến tranh thế giới lần
thứ hai và gắn liền với nó là sự gia tăng vượt bậc của thương mại quốc tế, đặc
biệt đối với các nước đang phát triển, có thể thấy rõ tầm quan trọng của một
hệ thống thương mại đa phương đối với hầu hết tất cả các nước trên thế giới.
Vì thế, thơng qua các cam kết về tự do hố thương mại đơn phương (các nước
có thể đạt được chế độ thương mại tự do một cách đơn phương thơng qua việc
xố bỏ mọi rào cản đối với hàng hoá và dịch vụ nhập khẩu từ tất cả các bạn
hàng của mình hoặc từ những bạn hàng nhất định) hoặc trong các tổ chức
thương mại khu vực, các nước này đều hướng tới việc xây dựng nó trong
tương lai.


Sở dĩ có thể nhận định như vậy vì:


</div>
<span class='text_page_counter'>(29)</span><div class='page_container' data-page=29>

ngồi khu vực. Điều này kích thích các nước khơng phải là thành viên xin gia
nhập các khối thương mại đang tồn tại hoặc thành lập thêm các khối mới, nếu
<i>muốn gia tăng trao đổi thương mại với bên ngoài). Thứ ba, WTO có vai trị </i>
như là một chính sách quốc tế về vấn đề khu vực hố. Trong các quy định của
mình GATT/WTO đã thể hiện rõ các nước thành viên có thể thành lập các
khối thương mại khu vực, song chúng cần phải đáp ứng 3 tiêu chuẩn, đó là: 1,
xét về tổng thể, khơng được gia tăng mức độ bảo hộ chống lại các nước không
phải là thành viên; 2, phải giảm mức thuế quan nội bộ xuống đến 0% và xoá
bỏ tất cả các rào cản thương mại khác trong một thời hạn nhất định (thường là
10 năm), ngoại trừ những rào cản được chấp nhận theo các quy định của
GATT/WTO và phải bao trùm lên hầu như tất cả mọi sản phẩm trao đổi; 3,


các khối kinh tế - thương mại khu vực ngày nay chú trọng nhiều hơn đến tác
động tạo dựng thương mại so với tác động chuyển hướng thương mại. Hiện
tại, các khối liên minh khu vực quan trọng như EU, NAFTA đã đáp ứng rất tốt
các chỉ tiêu này của WTO và chúng sẽ là nền tảng của hệ thống thương mại đa
phương sau này.


Gần đây, các hiệp định thương mại tự do có xu hướng mở rộng phạm vi
thành viên và mở rộng lĩnh vực. Các hiệp định trước đây chú trọng việc đối xử
ưu tiên trong trao đổi hàng hoá như xoá bỏ thuế đánh vào các hàng chế tạo và
hàng nông sản, nhưng những hiệp định gần đây lại phát triển theo hướng mở
rộng hợp tác trong nhiều lĩnh vực như đầu tư và dịch vụ, đồng thời bao hàm
các qui định thương mại như chính sách cạnh tranh, chống phá giá, quyền sở
hữu trí tuệ, các thủ tục hành chính...


</div>
<span class='text_page_counter'>(30)</span><div class='page_container' data-page=30>

hiệp định kiểu này. Đặc biệt sau khi Diễn đàn kinh tế khu vực châu á - Thái
Bình Dương APEC được thành lập, một loạt các sáng kiến thiết lập khu vực
mậu dịch tự do đã phát triển mạnh mẽ, trong đó đáng chú ý nhất là Khu vực
mậu dịch tự do của các nước ASEAN - AFTA, Khu vực mậu dịch tự do giữa
Australia và New Zealand - ANZERTA. Cùng với các FTA khu vực, các FTA
song phương cũng được triển khai ồ ạt ở nhiều cấp độ khác nhau, đó là các
FTA giữa quốc gia với quốc gia, giữa quốc gia với khu vực kinh tế (điển hình
là Khu vực thương mại tự do ASEAN - Trung Quốc (ACFTA), Hiệp định
thương mại tự do ASEAN - ấn Độ (IAFTA), Hiệp định đối tác kinh tế
ASEAN - Nhật Bản (AJEPA).


ở châu Âu, châu Âu đặc biệt rất năng động trong chủ nghĩa khu vực và
cũng là khu vực đi đầu trong việc thiết lập mơ hình khu vực kinh tế, là khu vực
có nhiều thoả thuận thương mại có tính khu vực nhất. Liên minh châu Âu
(EU) ln đóng vai trị là chủ thể tích cực nhất trong việc triển khai các FTA
song phương và khu vực, EU không chỉ mở rộng số lượng thành viên tới các


nước ở Trung Âu, Đông Âu mà còn dự định xây dựng hiệp định thương mại tự
do song phương với các nước vùng Địa Trung Hải vào năm 2010.


</div>
<span class='text_page_counter'>(31)</span><div class='page_container' data-page=31>

gia nhập của Romania và Bularia đầu 2007, đến nay EU đã có 27 nước thành
viên với tổng diện tích 4.325.675 km2<sub> với 496 triệu dân, GDP đầu người ước </sub>


đạt 28.100 USD/ năm.


ở khu vực châu Mỹ, làn sóng FTA diễn ra chủ yếu dưới sự dẫn dắt của
Mỹ. Mỹ chuyển hướng mạnh sang liên kết khu vực và song phương từ giữa
thập kỷ 1980, đầu thập kỷ 1990: Ký FTA với Canada, rồi NAFTA, với Chile...
và hơn 300 hiệp định hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư song phương trong
suốt hai nhiệm kỳ của Tổng thống B.Clinton (1993-2000). Các nỗ lực hình
thành FTA song phương đặc biệt mạnh mẽ dưới thời Tổng thống George W.
<i>Bush với chiến lược "competitive liberalization" - tạo ra cạnh tranh, đua tranh </i>
trong các sáng kiến tự do hoá thông qua một loạt các thoả thuận song phương
- thuật ngữ do Đại diện Thương mại Mỹ Robert Zoellick của Chính quyền
Bush đưa ra. Từ năm 1994, Mỹ đã và đang thúc đẩy việc hình thành một Khu
vực thương mại tự do toàn châu Mỹ (FTAA) gồm 34 nước thành viên.


<b>1.3. Thùc tr¹ng liên kết kinh tế khu vực châu Mỹ </b>



<i><b>1.3.1. Khái quát tiến trình liên kết kinh tế Mỹ Latinh </b></i>



</div>
<span class='text_page_counter'>(32)</span><div class='page_container' data-page=32></div>
<span class='text_page_counter'>(33)</span><div class='page_container' data-page=33>

một trở ngại lớn trong tiến trình liên kết). LAIA vì vậy tạo tính khả thi cho các
thoả thuận và hành động chung giữa các nước trong khu vực cho tới khi đã
xoá bỏ những quan hệ hạn chế ban đầu. Tuy nhiên, việc thiết lập một thị
trường chung vẫn là mục tiêu lâu dài.


<i><b>Liªn kÕt tiĨu khu vùc Trung Mü: </b></i>



Sự kiện 5 nước Trung Mỹ: Costa Rica, El Salvador, Guatemala,
Nicaragua và Honduras ký Hiệp định về hợp tác kinh tế vào năm 1951 đã
đánh dấu sự khởi đầu rất sớm của xu hướng liên kết tiểu khu vực ở Mỹ Latinh.
Mục tiêu của các nước là thực hiện sự liên kết giữa các nền kinh tế, xây dựng
một thị trường rộng lớn thông qua việc tạo lập các thiết chế và từng bước tự do
hoá việc trao đổi mậu dịch ở khu vực này. Công ước về Chế độ liên kết công
nghiệp Trung Mỹ ký năm 1958 và Công ước về cung ứng các thiết bị nhập
khẩu năm 1959 đã mở đường cho qúa trình hình thành khu vực mậu dịch tự
do, thiết lập một hệ thống thuế quan thống nhất ở Trung Mỹ. Đây cũng là tiền
đề dẫn đến sự ra đời của Thị trường chung Trung Mỹ (CACM) năm 1960,
thực hiện sự trao đổi tự do về hàng hoá, vốn, lao động trong nội bộ khối với
một chính sách thuế quan chung trong buôn bán với các nước ngoài khối.
Trong những năm đầu, CACM đã có những thành tựu nhất định. Tuy nhiên
cho đến đầu thập kỷ 1980, trong quá trình đối phó với những khó khăn bên
trong và bên ngồi (khủng hoảng kinh tế, năng lượng, tiền tệ thế giới, khủng
hoảng nợ ) những cam kết về liên kết đã khơng được các nước tơn trọng và
tiến trình liên kết gần như hoàn toàn bị quên lãng.


<i><b>Thị trường chung Andean (ANDEAN) </b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(34)</span><div class='page_container' data-page=34>

kinh tế có tầm quan trọng ngang với các nước dẫn đầu của LAFTA
(Argentina, Brazil, Mexico). Thực tế, nhóm này đã có nhiều tiến bộ hơn so với
LAFTA, ngồi việc tự do hố mậu dịch nội bộ dưới hình thức trực tiếp khơng
cần thương lượng trước, các nước thành viên chủ trương thiết lập một liên
minh thuế quan, thi hành một biểu thuế quan chung trong buôn bán với các
nước thứ ba. Nhóm Andean cũng đã kí nhiều hiệp định kinh tế và hợp tác với
nhiều nước Mỹ Latinh và châu Âu, với Hoa Kỳ và Thị trường chung châu Âu.
Năm 1983, nhóm này đã thông qua một tuyên bố về sự phối hợp lập trường
với nhau trong các vấn đề kinh tế tại Liên hợp quốc và các diễn đàn quốc tế.


Tuy nhiên, trên thực tế cũng giống như Thị trường chung Trung Mỹ, trước
những khó khăn trong cũng như ngoài khối trong những năm 1970 và 1980,
khối này đã ở trong trạng thái đình trệ trong một thời gian khá dài.


<i><b>Thị trường chung Caribbe (CARICOM) </b></i>


Khối thị trường chung Caribbe thành lập năm 1973 gồm 13 nước thành
viên. Caricom đề ra ba loại hình hoạt động là: liên kết kinh tế, hợp tác điều
hành trên các lĩnh vực phi kinh tế và phối hợp chính sách đối ngoại giữa các
nước thành viên. Vừa mới ra đời khối này đã phải đối mặt với hai cuộc khủng
hoảng kinh tế lớn nhất kể từ sau chiến tranh thế giới lần thứ hai. Suy thoái
kinh tế, nợ nước ngoài gia tăng khiến các nước áp dụng các biện pháp chính
sách đi ngược lại với mục tiêu của liên kết: tăng thuế nhập khẩu, dựng các
hàng rào bảo hộ thị trường nội địa do đó đa số các chương trình, mục tiêu
liên kết để phát triển của Caricom đã lần lượt bị chết yểu.


<i><b>Thị trường chung Nam Mỹ (MERCOSUR) </b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(35)</span><div class='page_container' data-page=35>

quan cho 90% số hàng hố bn bán qua lại nội khối và áp dụng mức thuế
quan thống nhất cho 85% số mặt hàng nhập từ nước thứ ba, MERCOSUR ký
Hiệp định mậu dịch tự do với Chile tháng 6-1996, Bolivia tháng 3 năm 1997
và trở thành khối liên kết kinh tế lớn thứ ba thế giới sau EU và NAFTA. Cuối
những năm 1990, MERCOSUR chiếm 59% diện tích địa lý, 62% số dân, 70%
GDP, 67% kim ngạch ngoại thương và sản phẩm công nghiệp khu vực Nam
Mỹ. Trong thời gian từ năm 1990 đến 1997, tổng kim ngạch buôn bán nội
khối tăng bình quân 22%/ năm, từ 4,1 tỷ USD lên 20,8 tỷ USD; đầu tư nước
ngoài tăng bình quân 33%/năm và kim ngạch ngoại thương tăng lên từ 9 lên
25%. Cuộc khủng hoảng kinh tế trầm trọng của Argentina (1998-2002) đã tác
động tiêu cực đến nền kinh tế các nước thành viên khác như Brazil, Paraguay
và hoạt động thương mại, đầu tư vào khu vực MERCOSUR. MERCOSUR


đang xúc tiến các vòng đàm phán tiến tới thống nhất tổ chức này với Cộng
đồng các quốc gia vùng Andes (CAN)... thành thị trường chung Nam Mỹ.


Xem xét lại lịch sử hội nhập kinh tế tại Nam Mỹ cho thấy một mặt
MERCOSUR là thành quả lịch sử tự nhiên của quá trình hội nhập kinh tế -
chính trị tại Mỹ Latinh, gồm LAFTA và LAIA, và tiếp đó là hiệp định song
phương PICE, đồng thời cũng là một sự điều chỉnh với mơi trường chính trị
đương đại. Tiến trình chính trị thơng qua đó MERCOSUR được thiết lập và
củng cố làm gợi lại chiến lược và những mong muốn hợp tác trong nỗ lực hội
nhập của Mỹ Latinh. Mặc dù nguồn gốc của MERCOSUR được thiết lập vững
chắc theo yêu cầu lâu dài về qúa trình hội nhập kinh tế khu vực, hình thức và
thời hạn phát triển của nó rõ ràng chịu ảnh hưởng của các sự kiện quốc tế và
chịu ảnh hưởng bởi khuynh hướng về chính sách kinh tế tự do mới và thị
trường tự do đương đại. Do vậy, MERCOSUR đại diện cho tập hợp chính sách
cơng khai hiện tại xác định môi trường cạnh tranh mới cho thương mại tại
Nam Mỹ.


</div>
<span class='text_page_counter'>(36)</span><div class='page_container' data-page=36>

này với tư cách quan sát viên. Sự kiện này đánh dấu bước phát triển mới của
MERCOSUR nói riêng và tiến trình liên kết, hợp tác khu vực Mỹ Latinh nói
chung. Theo Tổng thống Venezuela Hugo Chavez thì đây là bước khởi đầu
tiến tới thành lập một khu vực mậu dịch tự do Nam Mỹ thống nhất và tự do.
Với việc kết nạp thêm Venezuela, MERCOSUR trở thành một thị trường khu
vực đầy tiềm năng với gần 260 triệu người tiêu dùng, tạo ra một thị trường có
giá trị tổng sản phẩm khu vực lên tới hơn 1 nghìn tỷ USD, tương đương 3/4
tổng giá trị hoạt động kinh tế của khu vực Nam Mỹ, thương mại nội khối sẽ
đạt khoảng 300 tỷ USD/năm.


Tuy nhiên, thất bại lớn của MERCOSUR là việc khối này khơng có khả
năng hội nhập hoàn toàn nền kinh tế của các nước thành viên. Những xung đột
thương mại căng thẳng nhất đã nổ ra giữa Brazil, nền kinh tế lớn nhất Nam


Mỹ với Argentina, nền kinh tế lớn thứ hai Nam Mỹ. Các ưu tiên trái ngược
nhau cũng khiến các nước thành viên của MERCOSUR không thể tạo được
một mặt trận thống nhất trong các cuộc thương lượng với Mỹ về thoả thuận
FTAA (Thông tấn xã Việt Nam: Tin kinh tế 17/12/2004). Ví dụ, mặt hàng
đường đã khơng được đưa vào các thoả thuận của MERCOSUR vì Argentina
muốn bảo vệ ngành sản xuất của họ, kết quả là đề nghị của MERCOSUR về
vấn đề nông nghiệp trong các cuộc đàm phán thành lập FTAA không có mặt
hàng đường, mặc dù Brazil rất muốn tăng lượng đường xuất khẩu.


</div>
<span class='text_page_counter'>(37)</span><div class='page_container' data-page=37>

các cuộc đàm phán với Liên minh châu Âu (EU), Mỹ và WTO. Động cơ mang
<i>tính chiến lược này dẫn đến quan điểm thứ ba cho rằng quan tâm lớn nhất của </i>
các nước này chính là tạo lập các khối khu vực “mở”. Theo Prome Braga thì
một khối thươmg mại được gọi là “mở” khi các rào cản thương mại và đầu tư
đối với các nước không phải thành viên không tăng và các nước thành viên
mới được phép tham gia nếu như họ nhất trí với những quy định tương tự như
<i>các thành viên hiện thời. Cuối cùng, quan điểm thứ tư là thủ tục hành chính </i>
phát sinh từ các thoả thuận thương mại khu vực có thể giúp các nước tham gia
hoạt động hiệu quả hơn trong mơi trường tồn cầu. Đây là một quan điểm thực
tế. Chẳng hạn như sự thành thạo trong các cuộc thương thuyết theo lĩnh vực
triển khai ở cấp độ khu vực được vận dụng ở cấp độ đa phương.


Qua khái quát tiến trình liên kết kinh tế Mỹ Latinh trên có thể rút ra
được những đặc điểm chung sau:


<i>Thứ nhất, quá trình liên kết kinh tế ở Mỹ Latinh có một lịch sử khá lâu </i>
dài và trải qua nhiều thăng trầm, thậm chí có nhiều dự án liên kết khu vực
cũng như tiểu khu vực bị đình trệ, hay đi vào bế tắc, chẳng hạn như
ANDEAN, CARICOM.


<i>Thứ hai, ở nhiều nước Mỹ Latinh liên kết được tiến hành song song với </i>


tự do hố thương mại đơn phương, thậm chí ở một số nước tự do hoá thương
mại đơn phương lại được tiến hành trước khi các nước gia nhập vào các khối
liên kết khu vực và tiểu khu vực.


<i>Thứ ba, mục tiêu của các khối liên kết đều vượt quá phạm vi hình thành </i>
các khu vực tự do thương mại. Các khối liên kết tiểu khu vực ở Mỹ Latinh
mặc dù có mức độ liên kết khác nhau nhưng nói chung đều hoạt động với tư
cách là các liên minh thuế quan.


</div>
<span class='text_page_counter'>(38)</span><div class='page_container' data-page=38>

Tuy nhiên, rõ ràng là với những khối liên kết trên, việc thực hiện các
mục tiêu đề ra là khó khăn, có sự trì trệ và suy giảm so với mục tiêu liên kết
ban đầu.


<i><b>1.3.2. Khu vùc mËu dịch tự do Bắc Mỹ </b></i>



NAFTA - North American Free Trade Area - Khối mậu dịch tự do các
nước Bắc Mỹ được thành lập theo hiệp định ký kết ngày 12/8/1992 bao gồm 3
nước Mỹ, Canada và Mexico. Khối này có diện tích rộng 21,3 triệu km2, dân
số 414,38 triệu, tổng sản phẩm trong nước năm 2001 là 11.399,8 tỷ USD,
GDP bình quân đầu người là 27.510 USD. Sau khi được phê chuẩn bởi các cơ
quan lập pháp của các quốc gia này, NAFTA đã có hiệu lực vào ngày
1/1/1994.


NAFTA được thành lập với mục đích thúc đẩy phát triển thương mại
giữa ba nước. Hiệp định còn bao gồm một lịch trình loại bỏ thuế quan hàng
hoá và dịch vụ cũng như giảm các rào cản khác đối với lĩnh vực thương mại.
Mục đích đơn giản là nhằm giảm chi phí kinh doanh cho các doanh nghiệp,
qua đó các hãng có thể nhận thấy tiềm năng lớn hơn bởi việc hoạt động trong
nền kinh tế Bắc Mỹ rộng hơn, liên kết chặt chẽ hơn và tự do hơn. Người tiêu
dùng nhìn chung được lợi từ sự cạnh tranh mạnh hơn với những sản phẩm và


dịch vụ tốt hơn, giá rẻ hơn. Từ sự thuận lợi của thương mại sẽ thúc đẩy đầu tư
nước ngoài và thiết lập cơ chế giải quyết tranh chấp có hiệu quả.


</div>
<span class='text_page_counter'>(39)</span><div class='page_container' data-page=39>

hàng hoá. Khác với EU, NAFTA chỉ mở rộng cửa buôn bán giữa các nước
thành viên bằng cách từ từ bãi bỏ hàng rào thuế quan chứ khơng tiến tới xóa
bỏ biên giới quốc gia và không xây dựng một thị trường thống nhất về tiền tệ.


Cho đến nay, NAFTA đã trải qua một quãng thời gian 13 năm, sự tiến
triển của NAFTA được đánh giá là rất khả quan, đặc biệt là trong hai lĩnh vực
thương mại và đầu tư. Trong một báo cáo chung của Hội đồng thương mại tự
do NAFTA ngày 16/7/2004 tại Texas (Mỹ) đã khẳng định đó là “một thập kỷ
thành công của NAFTA”. Như ý tưởng xây dựng ban đầu, NAFTA đã dần loại
bỏ các rào cản thuế quan và phi thuế quan đối với thương mại hàng hoá, tiếp
cận sâu hơn đến thương mại dịch vụ, thiết lập các qui tắc đầu tư, tăng cường
bảo vệ quyền sáng chế..., từ đó thúc đẩy hoạt động thương mại và đầu tư, tăng
việc làm và tăng khả năng cạnh tranh của 3 nền kinh tế trong khu vực.


</div>
<span class='text_page_counter'>(40)</span><div class='page_container' data-page=40>

Mexico sang Mỹ và Canada đã tăng hơn gấp đơi (tính theo đơ la Mỹ) giữa
1993-2002.


NAFTA có ảnh hưởng rõ rệt đến đầu tư trực tiếp của khối. Từ năm 1994
đến năm 2003, FDI cộng dồn trong ba nước đạt hơn 1,7 nghìn tỷ USD. Nếu
như trước năm 1994, ba nước này vẫn nhận được dòng FDI khiêm tốn thì sau
1994 dịng FDI vào ba nước đã tăng nhanh từ 63 tỷ USD trong thời kỳ 1989 -
1994 lên tới 202 tỷ USD trong giai đoạn 1995 - 2000, (tăng 200% tính theo
USD). Luồng FDI cùng với các loại cung cấp tài chính nước ngồi khác đã lập
quỹ xây dựng hàng ngàn nhà máy ở Canada & Mexico, từ đó lại sản xuất hàng
hoá để xuất khẩu sang Mỹ - đây được coi là bước đệm để các nhà đầu tư ngoài
khu vực thâm nhập vào thị trường Mỹ. NAFTA cũng làm tăng FDI giữa các
nước thành viên trong khối, đáng kể nhất là các dòng đầu tư từ Mỹ vào


Mexico và Canada và từ Canada vào Mexico. Như thế, NAFTA đã tạo cơ hội
cho các nhà đầu tư của Mỹ và Canada thâm nhập sâu hơn vào thị trường
Mexico.


Ngoài những tác động tích cực trên, NAFTA vẫn tồn tại những mặt trái
chưa thể giải quyết được. Đây cũng là một hệ quả tất yếu của tự do hố
<i>thương mại: thứ nhất, tình trạng bất bình đẳng thu nhập gia tăng, do thay đổi </i>
mạnh về cơ cấu việc làm, tiền lương làm cho phân hoá giàu nghèo trong khu
<i>vực rõ nét hơn đặc biệt ở Canada và Mexico; thứ hai, tự do hoá thương mại đã </i>
dẫn đến tình trạng mất việc làm ở những ngành có sự cạnh tranh thấp và đối
<i>với những công nhân kém kỹ năng; thứ ba, NAFTA dễ gây những rủi ro đối </i>
với kinh tế Mexico và Canada do kinh tế của hai nước này phụ thuộc quá lớn
vào nền kinh tế Mỹ, bằng chứng là khi kinh tế Mỹ suy giảm lập tức kinh tế
Mexico và Canada cũng suy giảm theo. Chính vì thế, Mexico một mặt chú
trọng phát triển kinh tế với Mỹ nhưng mặt khác đã chú trọng hơn đến các thị
trường khác nhằm đa dạng hoá thị trường, phân bổ rủi ro.


</div>
<span class='text_page_counter'>(41)</span><div class='page_container' data-page=41></div>
<span class='text_page_counter'>(42)</span><div class='page_container' data-page=42>

<b>Chương 2 </b>


<b>Quá trình vận động thành lập và nguyên tắc </b>


<b>hoạt động của Khu vực mậu dịch tự do Châu Mỹ </b>



Như chương 1 đã phân tích, hội nhập khu vực khơng phải là điều gì mới
mẻ với châu Mỹ. Tham vọng về một “Liên Mỹ” (Pan-America) thống nhất trải
dài từ vòng Bắc cực đến Tierra del Fuego đã tạo cảm hứng cho các chính
khách và nhà tư tưởng ở cả Bắc và Nam Mỹ. Hội nhập trong những năm 1960
đã trở thành hiện thực đối với các nước Mỹ Latinh, quá trình hội nhập đó được
minh chứng qua việc thành lập hàng loạt các khối liên kết kinh tế. Và trên
thực tế, các hiệp định này ban đầu đã góp phần tăng trao đổi thương mại giữa
các nước thành viên, nhưng cuộc khủng hoảng kinh tế chính trị đầu những


năm 1970 ở Mỹ Latinh đã làm ngưng trệ quá trình hội nhập khu vực trong đầu
những năm 1980. Thập kỷ 1980 được coi là một giai đoạn khó khăn đối với
các mối quan hệ Tây bán cầu. Trong khi nước Mỹ tập trung vào giải quyết các
cuộc xung đột vũ trang ở Trung Mỹ, thì các nước Mỹ Latinh đã nỗ lực khắc
phục cuộc khủng hoảng kinh tế trầm trọng nhất của khu vực từ Đại khủng
hoảng 1973. Nền kinh tế ở các nước này bị ngưng trệ và họ không thể trả lãi
cho các khoản nợ nước ngoài. Đây được coi là “thập kỷ mất mát” (“lost
decade”) của Mỹ Latinh. Chính “thập kỷ mất mát” này đã dẫn đến những sự
lựa chọn quan trọng về các học thuyết kinh tế thịnh hành, và Khu vực mậu
dịch tự do châu Mỹ là một kết quả của tư tưởng mới này.


<b>2.1. Tổng quan về quá trình vận động thành lập FTAA </b>



<i><b>2.1.1. Những ý tưởng ban đầu. </b></i>



</div>
<span class='text_page_counter'>(43)</span><div class='page_container' data-page=43>

<i>nợ. Nhằm đạt được mục tiêu thứ nhất, Chính quyền Tổng thống Bush (cha) đã </i>
đề xuất “thành lập một khu vực mậu dịch tự do vùng Tây bán cầu”. Hơn nữa,
ơng cịn khuyến khích hồn thành các Vòng đàm phán Uruguay và thành lập
một hiệp định thương mại tự do với Mexico. Nhằm tạo ra triển vọng cho tự do
hoá thương mại, sáng kiến EAI cũng đã đề xuất hàng loạt các hiệp định khung
với các quốc gia Mỹ Latinh với những mục tiêu kinh tế quan trọng. Các hiệp
định này đặt ra một giai đoạn mới cho các cuộc đàm phán trong tương lai.


ý tưởng này đã nhận được sự hưởng ứng nhiệt tình và bất ngờ khi được
đề xuất lần đầu tiên vào năm 1990. Lý do là hầu như tất cả các nước Mỹ
Latinh và vùng Caribbe (LAC) đã thay đổi một cách thận trọng hay táo bạo
mơ hình phát triển của họ trong suốt thập kỷ “mất mát” nhằm chú trọng hơn
đến tăng xuất khẩu và tìm kiếm nguồn đầu tư trực tiếp nước ngồi. Đi đầu là
Chile, sau đó đến Mexico, Brazil và Argentina bắt đầu quá trình hợp tác với
nhau trong hiệp hội khách hàng bốn nước của MERCOSUR. Các nhóm tiểu


khu vực khác ở vùng Tây bán cầu (bao gồm cả NAFTA) đã - đang bắt đầu hay
tiến sâu hơn vào các hiệp định, thoả thuận hội nhập kinh tế của họ. Đây là một
mô hình thay đổi từ sự bi quan về xuất khẩu sang xúc tiến xuất khẩu, và đề
xuất của Tổng thống George H. W. Bush được phác thảo cụ thể để nắm bắt
được lịch trình thực hiện hội nhập trong khu vực Tây bán cầu này. Hưởng ứng
ban đầu đã bị giảm do quá trình thực hiện đề xuất tự do thương mại gặp nhiều
khó khăn, nhưng sự quả quyết về tiếp cận rộng mở đối với thị trường Mỹ vẫn
là một nhân tố quan trọng trong mơ hình phát triển của các nước LAC. Thật
không quá cường điệu khi khẳng định rằng Mỹ khơng thể có chính sách có ý
nghĩa nào ở Tây bán cầu nếu khơng có một thị trường mở.


</div>
<span class='text_page_counter'>(44)</span><div class='page_container' data-page=44>

(số liệu năm 1999). Mỹ chi phối nhiều nhất ở thị trường vùng Tây bán cầu,
và FTAA sẽ giúp thắt chặt tình trạng này, tạo thêm cơ hội cho các doanh
nghiệp Mỹ thâm nhập thị trường Mỹ Latinh cả về chiều sâu lẫn bề rộng.
FTAA không những cho phép Mỹ được hưởng các ưu đãi thuế quan trong
khu vực, mà còn hạn chế được các quy tắc thương mại khơng đáp ứng lợi
ích của Mỹ tồn tại trong các hiệp định tự do thương mại khu vực và tiểu
khu vực ở khu vực Mỹ Latinh và Caribbe.


Sáng kiến FTAA của Mỹ cũng dựa trên tính tốn về chính trị. Vì dưới
góc độ chính trị, vị thế của khu vực này lúc thịnh lúc suy, nhưng xét một
cách toàn diện, khu vực này cũng có một vai trị quốc tế khá quan trọng,
Mỹ luôn muốn nâng cao vai trị của mình ở khu vực Mỹ Latinh. Động cơ
chính khiến Mỹ muốn can thiệp vào khu vực này là: 1, lợi ích quốc gia: Mỹ
can thiệp vào khu vực Mỹ Latinh trực tiếp và gián tiếp với mục tiêu xây
dựng trật tự chính trị - kinh tế vùng Tây bán cầu theo ý chí của Hoa Kỳ, lợi
dụng sự thuận lợi về địa lý, Mỹ tiến hành các chính sách can thiệp bằng
kinh tế và quân sự để nhằm biến Mỹ Latinh thành nguồn nguyên liệu chủ
yếu cho mình và là thị trường xuất khẩu hàng hố lớn của Mỹ; 2, thâu tóm
được khu vực Mỹ Latinh là một trong những mục tiêu trong chiến lược


khuyếch trương sức mạnh Hoa Kỳ ra thế giới, vai trị bá chủ khơng chỉ xuất
phát từ lợi ích kinh tế mà cịn xuất phát từ tư tưởng: người Mỹ có sứ mệnh
làm cho thế giới trật tự hơn, hạnh phúc hơn.


</div>
<span class='text_page_counter'>(45)</span><div class='page_container' data-page=45></div>
<span class='text_page_counter'>(46)</span><div class='page_container' data-page=46>

<i><b>2.1.2. Các thành phần, nhóm công tác tham gia x©y dùng FTAA </b></i>



Theo ý tưởng thành lập FTAA, đây là khu vực mậu dịch tự do nối kết
các nền kinh tế Tây bán cầu gồm 34 nước trải dài từ Anchorage, Alaska đến
Tierra del Fuego, Chile (Bắc Mỹ, Trung Mỹ, Nam Mỹ, và Caribbe, trừ Cuba),
cụ thể là: Antigua và Barbuda, Guyana, Argentina, Haiti, Bahamas, Honduras,
Barbados, Jaimaica, Belize, Mexico, Bolovia, Nicaragua, Brazil, Panama,
Canada, Paraguay, Chile, Peru, Colombia, St.Kitts và Nevis, Costa Rica, St
Lucia, Dominica, St Vincent và Granadines, Cộng hoà Dominica, Suriname,
Ecuador, Trinidad và Tobago, El Salvador, Uruguay, Geenada, Mỹ,
Guatemala, Venezuela.


Với ý tưởng và mục đích ban đầu nêu trên, Hội nghị thượng đỉnh Miami
1994 đã thỏa thuận ba thành phần chính của tiến trình xây dựng FTAA là:


- Các bộ trưởng thương mại vùng Tây bán cầu - những người triển khai
kế hoạch hành động toàn diện cho FTAA.


- Các bộ trưởng kinh tế thành lập 12 nhóm cơng tác của FTAA, các
nhóm cơng tác này tập hợp và biên soạn thông tin về thực trạng các quan hệ
thương mại ở Tây bán cầu.


- Các phó bộ trưởng thương mại ở Tây bán cầu, những người nối kết các
nỗ lực của các nhóm cơng tác và đưa ra các đề xuất về chính sách với các bộ
trưởng thương mại.



Diễn đàn doanh nghiệp cũng thể hiện vai trò quan trọng trong quá trình
thành lập Khu vực mậu dịch tự do châu Mỹ. Các doanh nhân từ khắp Tây bán
cầu đã tham gia vào các khố họp tồn thể và hội thảo và đưa ra đề xuất trong
nhiều lĩnh vực có liên quan đến FTAA. Các đề xuất về Diễn đàn doanh nghiệp
cũng đã được đệ trình để các bộ trưởng thương mại xem xét nhằm làm cho các
cuộc đàm phán cấp bộ trưởng phù hợp với các mục tiêu của khu vực kinh
doanh.


</div>
<span class='text_page_counter'>(47)</span><div class='page_container' data-page=47>

trưởng kinh tế các nước Tây bán cầu thành lập và được Uỷ ban tay ba FTAA
hỗ trợ, bao gồm Ngân hàng liên châu Mỹ IDB, Tổ chức các nước châu Mỹ
OAS và Uỷ ban kinh tế Liên hiệp quốc vùng Mỹ Latinh và Caribbe (ECLAC).


Tại hội nghị đầu tiên ở Denver năm 1995, các Bộ trưởng thương mại
FTAA đã đưa ra một chương trình công tác ban đầu và thiết lập các nhóm
cơng tác để bắt đầu công việc chuẩn bị trong các lĩnh vực sau: Tiếp cận thị
trường; Các thủ tục hải quan và Quy chế xuất xứ; Đầu tư; Các tiêu chuẩn và
hàng rào kỹ thuật với thương mại; Các biện pháp vệ sinh dịch tễ; Trợ cấp,
chống bán phá giá và Thuế đối kháng; và Các nền kinh tế nhỏ. Tại hội nghị Bộ
trưởng lần hai tổ chức tại Cartagena, Các Bộ trưởng đã thành lập thêm bốn
nhóm cơng tác mới để giải quyết vấn đề Mua sắm của chính phủ, Quyền sở
hữu trí tuệ; Dịch vụ; và Chính sách cạnh tranh. Tại hội nghị lần ba ở Belo
Horizonte, Brazil năm 1997, các Bộ trưởng đã thành lập một nhóm cơng tác
cuối cùng về Giải quyết tranh chấp.


Các lĩnh vực thuộc trách nhiệm của 12 nhóm cơng tác phản ánh một số
ưu tiên của Mỹ và các nước Tây bán cầu khác. Chẳng hạn như, có nhóm cơng
tác về quyền sở hữu trí tuệ và mua sắm của chính phủ là các vấn đề thuộc
quan tâm chủ yếu của Mỹ; nhóm công tác về trợ cấp, chống bán phá giá, và
thuế đối kháng là các lĩnh vực thuộc quan tâm đặc biệt với Argentine; và
nhóm công tác về các nền kinh tế nhỏ là một ưu tiên đối với các nước Caribbe.


Mỹ đứng đầu nhóm cơng tác về mua sắm của chính phủ. Theo các quan chức
chính phủ, cũng có một số vấn đề thuộc quan tâm đặc biệt của Mỹ như lao
động và môi trường không được đề cập đầy đủ trong bất cứ một nhóm cơng
tác nào.


</div>
<span class='text_page_counter'>(48)</span><div class='page_container' data-page=48>

pháp liên quan đến thương mại trong các lĩnh vực tương ứng nhằm xác định
các khả năng tiếp cận với các cuộc đàm phán. Các quan chức Mỹ và OAS cho
rằng các nhóm cơng tác là cơ chế thúc đẩy tiến triển trong ưu tiên của các
nước tham gia.


Mỗi nhóm cơng tác đều có nhiệm vụ riêng và phục vụ đắc lực cho
quá trình thành lập Khu vực mậu dịch tự do này.


Các nước thuộc khu vực FTAA cũng đã có được nhiều tiến triển trong
việc xây dựng cấu trúc cần thiết để tiến hành các cuộc đàm phán nhằm gỡ bỏ
tất cả các rào cản trong buôn bán. Tại Hội nghị thượng đỉnh châu Mỹ lần thứ
hai năm 1998 tại Santiago, các Bộ trưởng thương mại đã thành lập 9 nhóm
<i>đàm phán để xem xét các vấn đề có liên quan đến tiếp cận thị trường, nông </i>
<i>nghiệp, quyền sở hữu trí tuệ, dịch vụ, đầu tư, mua sắm chính phủ, chính sách </i>
<i>cạnh tranh, giải quyết tranh chấp, bảo hộ. Mỗi nhóm đàm phán này đều có </i>
nhiệm vụ phản ánh một loạt các mục tiêu và nguyên tắc ban đầu của FTAA.


Trong việc tổ chức của các cuộc đàm phán thì quyền quyết định cuối
cùng thuộc về 34 Nguyên thủ quốc gia các nước FTAA. Việc giám sát các
cuộc đàm phán thuộc trách nhiệm của các Bộ trưởng thương mại, các bộ
trưởng thương mại phải gặp nhau ít nhất 18 tháng một lần (lần nữa với Diễn
đàn doanh nghiệp châu Mỹ). Giữa các cuộc gặp cấp bộ trưởng, Phó bộ trưởng
thương mại cùng kiểm soát, quản lý các cuộc đàm phán hiện thời thông qua
TNC, TNC chỉ đạo công việc của 9 nhóm đàm phán và quyết định “cấu trúc
tổng thể của hiệp định và các vấn đề về tổ chức”. Các vị trí chủ toạ và phó chủ


toạ TNC luân phiên nhau như sau: Canada/Argentine (tháng 5 năm 1998 đến
tháng 10 năm 1999), Argentina/Ecuador (tháng 11 năm 1999 đến tháng 4 năm
2001), Ecuador/Chile (tháng 5 năm 2001 đến tháng 11 năm 2002) và Brazil/
Mỹ (đồng chủ toạ, tháng 11 năm 2002 đến tháng 12 năm 2004).


</div>
<span class='text_page_counter'>(49)</span><div class='page_container' data-page=49>

Với việc tất cả 34 nước (cộng với một số khối hiện đang tồn tại) tham gia vào
tất cả các vị trí và tn thủ triệt để ngun tắc “khơng có quyết định nào cho
đến khi mọi việc được quyết định”
(“nothing-decided-until-everything-decided”), tiến trình này vẫn còn rất ngổn ngang.


Tại Hội nghị Bộ trưởng thương mại San Jose, các Bộ trưởng thương mại
đã kêu gọi thành lập một ban thư ký lâm thời cho các cuộc đàm phán, nhưng
họ chỉ cung cấp nguồn tài chính eo hẹp cho cơ quan này, cung cấp trợ giúp về
hành chính và hậu cần, chuyển và phiên dịch các dịch vụ và kiểm soát, quản
lý các văn bản chính thức.


Theo tuyên bố San Jose, ban thư kí FTAA sẽ được hậu thuẫn bởi các
nguồn lực từ Uỷ ban tay ba và nước chủ nhà. Ngân hàng phát triển liên Mỹ
(IDB), Tổ chức các nước châu Mỹ, Uỷ ban Kinh tế Mỹ Latinh và Caribbe của
Liên hợp quốc (ECLAC) đã hình thành nên Uỷ ban tay ba này. Uỷ ban này có
vai trò rất quan trọng ở giai đoạn chuẩn bị(1994-1997), và tiếp tục đưa ra sự
trợ giúp chuyên môn cho các nhóm đàm phán và các nước thành viên (đặc biệt
là các nước nhỏ), đồng thời uỷ ban cũng có sự trợ giúp cả về tài chính và
chun mơn cho Ban thư ký.


<i><b>2.1.3. Quá trình đàm phán hình thành </b></i>



</div>
<span class='text_page_counter'>(50)</span><div class='page_container' data-page=50>

<i>Bảng 2.1: Tiến trình FTAA: Tổng quan </i>
1994



- Hội nghị Thượng đỉnh Châu Mỹ lần I (tại Miami)
- Hội nghị Bộ trưởng Denver


- Diễn đàn Doanh nghiệp Châu Mỹ I
1995 - Hội nghị Bộ trưởng Cartagena


- Diễn đàn Doanh nghiệp Mỹ II
1996 - Belo Horizonte


- Diễn đàn doanh nghiệp Châu Mỹ III
1997 - Diễn đàn Doanh nghiệp Châu Mỹ IV
1998 - Hội nghị Bộ trưởng San José


- Hội nghị Thượng đỉnh Châu Mỹ lần II (Santiago)
1999


- I Invitation to Civil Society
- Hội nghị Bộ trưởng Toronto


- Diễn đàn Doanh nghiệp Châu Mỹ V
2000 - II Invitation to Civil Society


2001


- Hội nghị Bộ trưởng Buenos Aires


- Diễn đàn doanh nghiệp Châu Mỹ lần VI


- Hội nghị Thượng đỉnh Châu Mỹ lần III (Québec)
- III Invitation to Civil Society



- Dự thảo Hiệp định FTAA


2002


- Bắt đầu các cuộc đàm phán về tiếp cận thị trường
- Tài liệu về các phương pháp và phương thức đàm phán
- Hội nghị Bộ trưởng Quito


- Diễn đàn doanh nghiệp Châu Mỹ lần VII
2003 - Hội nghị Bộ trưởng Miami


- Diễn đàn Doanh nghiệp Châu Mỹ lần VIII
2005 - Hội nghị Thượng đỉnh Châu Mỹ lần IV


<i>Nguån: TrÝch theo SICE - Free Trade of the Americas, </i>
<i>www.cice.oas.org/ftaa-e.asp. </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(51)</span><div class='page_container' data-page=51>

Mặc cho các vấn đề kinh tế vĩ mơ và các cuộc khủng hoảng chính trị ở một số
nước, sáng kiến này vẫn cịn có giá trị.


<i>Giai đoạn từ năm 1994 đến 2000: Mỹ đánh mất vai trị tiên phong của </i>
mình: Trong suốt sáu năm đầu tiên của FTAA, khơng có cuộc đàm phán thực
sự nào diễn ra. Lý do rất đơn giản là mục tiêu hạn định để hoàn thành hiệp
định này cịn q xa, vì thế khơng nước nào sẵn lịng đưa ra bất cứ đề xuất
quan trọng nào, biết trước rằng tất cả các thảo luận thực sự sẽ phải đợi cho đến
giai đoạn cuối của cuộc đàm phán. Hơn nữa, các chủ thể quan trọng nhất của
FTAA - với các ngoại lệ đáng chú ý là Chile và Canada - đã có các ưu tiên
khác trong suốt giai đoạn này.



ở nước Mỹ, sau khi phê chuẩn NAFTA và kết thúc vòng đàm phán
Uruguay, chính quyền Bill Clinton đã từ bỏ vai trò lãnh đạo mà nước Mỹ nắm
giữ trong các cuộc đàm phán thương mại quốc tế. Gặp phải sự phản đối từ
hiệp hội lao động và các khu vực khác của đảng Dân chủ đối với quá trình tự
do hố thương mại hơn nữa đã gây nhiều khó khăn cho chính phủ Mỹ trong
việc duy trì động lực này cùng với NAFTA. Sụp đổ của Hội nghị Bộ trưởng
WTO ở Seatle vào tháng 11 năm 1999 và khơng có được quyền “đàm phán
nhanh” là hai minh chứng điển hình cho các vấn đề mà chính quyền Clinton
gặp phải trong lĩnh vực này.


Đối với các nước Mercosur, FTAA không phải là một ưu tiên trong suốt
những năm 1990. Bốn nước Argentina, Brazil, Paraguay, và Uruguay lại chủ
yếu quan tâm đến thách thức đặt ra từ các cuộc khủng chính trị và kinh tế vĩ
mơ mà họ gặp phải và bởi các quá trình hội nhập khu vực của riêng mình
(Khu vực mậu dịch tự do Nam Mỹ Mercosur).


</div>
<span class='text_page_counter'>(52)</span><div class='page_container' data-page=52>

lãnh đạo của Mỹ để ký các thoản thuận thương mại tự do (FTA) với các đối
tác khu vực.


Tuyên bố San Jose 1998 được coi là khuôn khổ cho các cuộc đàm phán
FTAA sau này. Tại San Jose, Costa Rica tháng 3 năm 1998, các Bộ trưởng
thương mại đã nhắc các nguyên thủ quốc gia rằng các cuộc đàm phán FTAA
chính thức khởi động. Hội nghị thượng đỉnh châu Mỹ cấp Tổng thống tại
Santiago một tháng sau đó đã thơng qua kế hoạch này, và các cuộc đàm phán
chính thức bắt đầu vào tháng 8 năm 1998 tại Miami. Tại San Jose, các Bộ
trưởng thương mại đã đưa ra được mục tiêu của các cuộc đàm phán và nguyên
tắc để thực hiện các mục tiêu đó.


<i>Giai đoạn từ năm 2001 - 2004: Đây là giai đoạn Mỹ khơi phục vai trị </i>
tiên phong của mình đối với quá trình FTAA.



Khi nhậm chức vào năm 2001, chính quyền Bush đã tiếp tục sáng kiến
của Mỹ trong các cuộc đàm phán thương mại sau một thời gian gián đoạn. Họ
dành nhiều nỗ lực chính trị cần thiết để đạt được quyền đàm phán đặc biệt và
đi tiên phong trong phát động vòng đàm phán đa phương Doha mới vào năm
2001.


</div>
<span class='text_page_counter'>(53)</span><div class='page_container' data-page=53>

bộ trưởng nhất trí rằng các nước khác nhau có thể chọn các mức độ cam kết
khác nhau. Hàm ý của nguyên tắc mới này là xoá bỏ quyền phủ quyết mà mỗi
nước có theo kế hoạch ban đầu.


Để thay đổi động lực của các cuộc đàm phán và lấy lại vai trò lãnh đạo
của mình, nước Mỹ đã bắt đầu khởi động hàng loạt các cuộc đàm phán có tính
cạnh tranh. Ngay khi Tổng thống có được quyền đàm phán nhanh vào tháng 8
năm 2002, đại diện thương mại Mỹ đã kết thúc các thoả thuận song phương
với Singapore và Chile, và thông báo khởi động các cuộc đàm phán với
Australia, Liên minh hải quan Nam Phi, Trung Mỹ, Morocco, Bahrain, và
Cộng hồ Dominica. Sau đó, tại hội nghị bộ trưởng FTAA tại Miami, các cuộc
đàm phán FTA giữa Mỹ và Panama, Colombia, Bolivia, Ecuador và Peru đã
được thông báo.


Trước khi một chiến lược mới của Mỹ được chấp thuận, các nước Mỹ
Latinh và Caribbe đã nhận thức được rằng FTAA không phải cách nhanh nhất
hay duy nhất để có được tự do thương mại với Mỹ. Tuy nhiên, với việc đưa ra
chính sách mới đó, điều trở nên rõ ràng là Mỹ không sẵn sàng đợi cho đến khi
sáng kiến Tây bán cầu trở thành hiện thực để có được chương trình nghị sự về
thương mại của họ ở lục địa này. Đây chính là một trong những nguyên nhân
dẫn đến sự trì trệ trong việc thành lập FTAA.


</div>
<span class='text_page_counter'>(54)</span><div class='page_container' data-page=54>

Sau Buenos Aires, chín nhóm đàm phán đã chú trọng đến việc đạt được


các thoả thuận về phương pháp và phương thức tổ chức các cuộc đàm phán.
Vào tháng 12 năm 2002, TNC họp ở Santo Domino để biên soạn bản dự thảo
thứ hai, bản dự thảo này được trình lên Hội nghị Bộ trưởng thương mại tổ chức
ở Quito đầu tháng 11 cùng năm và đã được chấp thuận. Bản dự thảo kêu gọi
34 nước đưa ra cam kết cắt giảm thuế quan và đưa ra đề nghị về mua sắm
chính phủ và đầu tư từ 15 tháng 12 năm 2002 đến 15 tháng 2 năm 2003. Tại
Quito, các Bộ trưởng thương mại cũng áp dụng các biện pháp để đưa ra
Chương trình Hợp tác Tây bán cầu nhằm giúp các nền kinh tế kém phát triển
<i>hơn, trước hết là tham gia thực sự vào các cuộc đàm phán và thứ hai là có </i>
những điều chỉnh cần thiết để cạnh tranh được trong nền kinh tế Tây bán cầu
hội nhập.


TNC đã tổ chức ba hội nghị trong năm 2003. Tại Puebla vào tháng 4,
TNC đưa ra chỉ dẫn để thúc đẩy các cuộc đàm phán về tiếp cận thị trường và
xây dựng cấu trúc toàn diện cho hiệp định. Tại San Salvador vào tháng 7 năm
2003, TNC đã bày tỏ quan ngại rằng một số nước vẫn chưa đệ trình lên các đề
xuất về tiếp cận thị trường ban đầu của mình.


<i>Giai đoạn từ 2005 - nay: Hội nghị thượng đỉnh châu Mỹ lần 4 đã được </i>
tổ chức ở Mar del Plata từ ngày 4 đến 5 tháng 11 năm 2005. Trong khi hội
nghị diễn ra, bên ngoài hội trường hàng ngàn người tập trung “phản đối
FTAA”; và bên trong hội trường Mỹ phải đối mặt với sự phản đối gay gắt của
các nước Mỹ Latinh và mỗi bên đều có quan điểm riêng của mình về chủ đề
có liên quan đến việc thành lập khu vực mậu dịch tự do châu Mỹ, vì thế hội
nghị lần này đã kết thúc mà khơng đạt được kết quả gì.


</div>
<span class='text_page_counter'>(55)</span><div class='page_container' data-page=55>

Như vậy, các cuộc đàm phán FTAA vẫn chưa đạt được các mục tiêu và
thời hạn mà các Bộ trưởng thương mại đưa ra. Cho đến nay, thành công đáng
kể là 34 nước tham gia đã xây dựng được một nền tảng kỹ thuật cho các cuộc
đàm phán FTAA. Từ tháng 12 năm 1994 đến tháng 3 năm 1998, các nước


tham gia đã triển khai cơ cấu, phạm vi và mục tiêu cho các cuộc đàm phán.
Khi đó các nước tham gia đã chính thức phát động các cuộc đàm phán tại Hội
nghị Bộ trưởng San José và Hội nghị thượng đỉnh châu Mỹ Santiago năm
1998. Các nhà đàm phán đã đưa ra được một dự thảo đầu tiên về các chương
cho những vấn đề cụ thể (như nông nghiệp, dịch vụ và đầu tư). Các nước tham
gia đã miêu tả bản dự thảo đầu tiên này như một thành công quan trọng và
tuyên bố rằng nó sẽ hình thành nên nền tảng cho các cuộc đàm phán tương lai.
Các cuộc đàm phán cũng đã đưa ra được một số giải pháp thúc đẩy kinh doanh
và cải thiện mối quan hệ giữa các nước tham gia về các vấn đề thương mại.


<i><b>2.1.4. Phương thức tổ chức và xây dựng </b></i>



Câu trả lời cho việc FTAA sẽ được tổ chức và xây dựng như thế nào
thực ra hiện vẫn còn bỏ ngỏ. FTAA sẽ phát triển trên cơ sở NAFTA hay bằng
việc hợp nhất các khối liên kết tiểu khu vực hiện hữu, mà trước hết là việc hợp
nhất NAFTA và MERCOSUR hoặc trên cơ sở đàm phán song phương giữa
Mỹ với từng nước trong khu vực?


Giới quan sát quan tâm nhiều đến phương thức xây dựng, tổ chức
FTAA có lưu tâm đến ba phương thức chủ yếu sau [7, trang 49]:


</div>
<span class='text_page_counter'>(56)</span><div class='page_container' data-page=56>

Uruguay. Hơn nữa, Hiệp định Andean, Caricom giữa các nước Caribbe cùng
với một số hiệp định đầu tư song phương, đáng chú ý là các hiệp định của Mỹ
với các nước như Chile, đã làm phức tạp thêm các quan hệ thương mại quốc tế
ở châu Mỹ.


Đối trọng cạnh tranh chủ yếu của NAFTA chính là MERCOSUR.
Trong khi cả hai cơ chế thương mại khác nhau trong nhiều vấn đề nhưng đều
có chung các nét tương đồng cơ bản. Chẳng hạn, không giống với NAFTA,
mục đích chính của MERCOSUR là cung cấp một thị trường chung với các


tiêu chuẩn về lao động và các chương trình xã hội chung cho các công nhân bị
mất việc. Tuy nhiên, NAFTA và MERCOSUR lại giống nhau khi họ tiến tới
một hiệp định đầu tư nước ngoài. Cả hai khối đều có các biện pháp để bãi bỏ
các quy định về đầu tư nước ngoài bằng việc trao quyền “Tối huệ quốc” cho
các cơng ty có vốn đầu tư nước ngồi và ngăn ngừa chính phủ áp dụng “các
<i>yêu cầu thực hiện bắt buộc” đối với hoạt động của các công ty này. Mặc dù </i>
<i>sự cạnh tranh giữa NAFTA và MERCOSUR cũng có ảnh hưởng đến các cuộc </i>
<i>đàm phán FTAA, nhưng điều không nghi ngờ là mơ hình NAFTA sẽ chiếm ưu </i>
<i>thế” (Maude Barlow và Tony Clarke, “A People’ Guide to the WTO and the </i>
FTAA”).


</div>
<span class='text_page_counter'>(57)</span><div class='page_container' data-page=57>

khả năng xảy ra phân hoá trong nội bộ các nước Mỹ Latinh và do vậy có thể
sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến địa vị đàm phán của họ.


<i>Phương thức thứ hai: Hợp nhất các tổ chức mậu dịch tự do tiểu khu </i>
vực thành một khu vực mậu dịch tự do chung của Tây bán cầu. Tuy có
nhiều ưu việt, ví dụ như: phương thức này có thể tận dụng một cách đầy đủ
ưu thế và điểm mạnh của các khối liên kết tiểu khu vực đó, đề cao được địa
vị đàm phán của các nước Mỹ Latinh, đồng thời có thể giúp cho nhiều nước
Mỹ Latinh được tham dự vào quá trình hình thành khu vực mậu dịch tự do
Tây bán cầu nhưng phương thức này cũng có nhiều bất cập chủ yếu do
trình độ tự do hoá và mục tiêu của các tổ chức tiểu khu vực không giống
nhau.


<i>Phương thức thứ ba: “song biên hoá”, tức là Mỹ sẽ ký hiệp định thương </i>
mại tự do song phương với từng nước ở Mỹ Latinh, như Hiệp định thương mại
tự do Mỹ - Canada (1989), Mỹ - Chile (2003)... Sau đó trên cơ sở các hiệp
định tự do song phương mở rộng tới hiệp định tự do Tây bán cầu. Phương thức
này cũng khơng có tính khả thi cao bởi vì khi thực hiện theo phương thức này
thì quan hệ của các nước Mỹ Latinh với Mỹ sẽ phát triển lạc quan hơn, nhưng


ngược lại quan hệ hợp tác giữa các nước Mỹ Latinh với nhau sẽ bị suy yếu. Và
như vậy, Khu vực mậu dịch tự do châu Mỹ không thể đạt được như mục tiêu
ban đầu là hội nhập toàn Tây bán cầu.


</div>
<span class='text_page_counter'>(58)</span><div class='page_container' data-page=58>

<b>2.2. Các mục tiêu và nguyên tắc của FTAA </b>



thực hiện được ý tưởng thành lập FTAA như trên đã phân tích, mục
tiêu và nguyên tắc hoạt động cụ thể cho Hiệp định này đã được đưa ra rất rõ
ràng. Các mục tiêu và nguyên tắc hình thành nên nền tảng cho các cuộc đàm
phán FTAA đã được tuyên bố tại Hội nghị thượng đỉnh Miami năm 1994,
<i>nhưng nó thực sự được cụ thể hoá trong chương II: “Các điều khoản chung” </i>
của Dự thảo hiệp định FTAA được công bố vào 21 tháng 11 năm 2003. Theo
đó, các mục tiêu chung của Hiệp định này là nhằm xây dựng một khu vực
mậu dịch tự do, các bên tham gia nhờ thế sẽ xây dựng Khu vực mậu dịch tự do
Châu Mỹ phù hợp với Điều khoản XXIV của Hiệp định chung về Thuế quan
và Thương mại (GATT) 1994, và Điều khoản V của Hiệp định chung về
Thương mại và Dịch vụ (GATS).


<i><b>2.2.1. Mơc tiªu cđa FTAA </b></i>



<i>Mục tiêu thành lập FTAA được đề cập cụ thể trong chương II: “Các </i>
<i>điều khoản chung” của Dự thảo hiệp định FTAA được công bố vào 21 tháng </i>
11 năm 2003 như sau:


- Thành lập FTAA với mục tiêu tự do hoá thương mại nhằm tạo ra tăng
trưởng về kinh tế và thịnh vượng của khu vực, góp phần phát triển thương mại
thế giới.


- Tăng mức độ trao đổi hàng hoá và dịch vụ, đầu tư trong khu vực bằng
cách tự do hoá các thị trường, thông qua các nguyên tắc công bằng, minh


bạch, ổn định, và có thể dự đốn trước, chặt chẽ và khơng có tác động xấu tới
tự do thương mại.


- Đẩy mạnh cạnh tranh và cải thiện các điều kiện tiếp cận thị trường đối
với hàng hoá và dịch vụ giữa các bên, bao gồm cả lĩnh vực mua sắm chính
phủ.


</div>
<span class='text_page_counter'>(59)</span><div class='page_container' data-page=59>

gồm cả các thủ đoạn buôn bán bất công, các rào cản phi lý, các khoản trợ giá
trong nước và các trợ giúp trong trao đổi thương mại và dịch vụ).


- Xoá bỏ các rào cản đối với sự luân chuyển vốn giữa các bên.


- Thúc đẩy phát triển cơ sở hạ tầng của Tây bán cầu, thúc đẩy sự lưu
thông hàng hoá, dịch vụ, và đầu tư.


- Thiết lập các cơ chế đảm bảo cho sự tiếp cận lớn hơn đối với khoa học
công nghệ, thông qua hợp tác kinh tế và hỗ trợ về kỹ thut.


- Thúc đẩy sự hội nhập của các nền kinh tÕ nhá vµo FTAA.


Mục tiêu này cũng đã được thể hiện rõ trong tuyên bố “Tầm nhìn
FTAA” của Uỷ ban đàm phán thương mại FTAA từ tháng 4 năm 2003:
“Chúng tơi thừa nhận tiến triển về kinh tế, chính trị, xã hội ở Tây bán cầu kể
từ khi bắt đầu tiến trình này từ năm 1994 và chúng tôi tái khẳng định rằng
cách tiếp cận ban đầu vẫn đúng đắn, cần phải xác định các mục tiêu đạt được
trong tình hình hiện nay. Do đó tầm nhìn của chúng ta về FTAA là một Hiệp
định phải hoàn thành những mục tiêu sau đây:


a, một quá trình tự do hố hồn tồn về thương mại hàng hoá (nông
nghiệp và công nghiệp) trong thời gian quá độ là 15 năm;



b, một cơ chế xuất xứ đơn giản, hiệu quả và rõ ràng để hội nhập thương
mại khu vực Tây bán cầu ngày càng sâu rộng hơn;


c, áp dụng nguyên tắc MFN để thực thi Hiệp định, ngoại trừ các xem
xét liên quan đến đối xử đặc biệt và khác biệt với các nước kém phát triển và
các nền kinh tế nhỏ;


d, xoá bỏ tất cả các loại trợ cấp xuất khẩu đối với việc trao đổi buôn bán
các mặt hàng nơng sản, tại thời điểm Hiệp định có hiệu lực;


e, bù đắp các tác động tiêu cực đối với trao đổi hàng nông sản ở Tây
bán cầu do các biện pháp hỗ trợ trong nước;


</div>
<span class='text_page_counter'>(60)</span><div class='page_container' data-page=60>

g, xoá bỏ và ngăn chặn các rào cản kỹ thuật không cần thiết với thương
mại Tây bán cầu;


h, cải thiện các quy tắc và thủ tục liên quan đến việc tổ chức và áp dụng
các luật chống phá giá và thuế đối kháng vì thế sẽ khơng tạo ra các rào cản bất
công bằng đối với tự do thương mại ở Tây bán cầu;


i, đảm bảo rằng các lợi ích của quá trình tự do hố FTAA khơng bị
quyết định bởi các hoạt động kinh doanh phản cạnh tranh;


j, q trình tự do hố thương mại dịch vụ, trong một khuôn khổ các quy
tắc chung tối thiểu ở Tây bán cầu nhằm đảm bảo tính minh bạch và nhất quán;
k, một khuôn khổ luật pháp công bằng và minh bạch để thúc đẩy đầu tư
thông qua việc tạo ra mơi trường có thể đốn định được và ổn định, được thực
hiện bởi cam kết về tiếp cận thị trường và đối xử quốc gia;



l, một khn khổ các quy định về tính minh bạch trong mua sắm chính
phủ Tây bán cầu;


m, đảm bảo việc bảo vệ công bằng và hiệu quả quyền sở hữu trí tuệ,
trong khi thúc đẩy tôn trọng triệt để với các thoả thuận WIPO và thêm vào đó
là đảm bảo tính hài hoá;


n, một cơ chế giải quyết tranh chấp Tây bán cầu công bằng, minh bạch
và hiệu quả giữa các nước thành viên FTAA;


o, một chương trình hợp tác có thể giúp các nước đang phát triển và các
nền kinh tế nhỏ hơn cải thiện khả năng quản lý thương mại của mình và đa
dạng hoá sản xuất và cơ sở xuất khẩu;


p, tạo ra quỹ xây dựng để cân bằng tính khơng đối xứng đặt ra với các
nước kém phát triển và các nền kinh tế nhỏ;


q, đảm bảo sự tham gia của các xã hội dân sự;


r, sự tồn tại của một Ban thư ký hoạt động hiệu quả, đáp ứng sự quan
tâm và lợi ích của tất cả các nước thành viên”.


</div>
<span class='text_page_counter'>(61)</span><div class='page_container' data-page=61>

nền kinh tế nhỏ của Trung Mỹ và Caribbe nếu như các cuộc đàm phán FTAA
thnh cụng.


<i>2.2.1.1. Đối với Mỹ và Bắc Mỹ </i>


M có hai mục tiêu bao quát trong việc theo đuổi FTAA: (1) tự do
thương mại ở châu Mỹ là một thành tố hội nhập của một chiến lược thương
mại toàn cầu của Mỹ nhằm giảm các rào cản đối với thương mại và đầu tư và


vì thế làm tăng kim ngạch thương mại, sản lượng của Mỹ và hiệu suất, thu
nhập của người lao động Mỹ, và (2) FTAA là mục tiêu chính trong các sáng
kiến của hội nghị thượng đỉnh - nhằm thúc đẩy hợp tác chặt chẽ hơn nữa ở
Tây bán cầu về các vấn đề kinh tế, xã hội và chính trị.


Mục tiêu về thương mại là rõ ràng nhất. Gỡ bỏ các rào cản thương mại
của Mỹ Latinh sẽ tạo cơ hội quan trọng mới cho các công ty Mỹ xuất khẩu và
đầu tư, đồng thời ngăn ngừa sự phân biệt đối xử đối với các nhà sản xuất ở Mỹ
như một kết quả của các hiệp định tự do thương mại mà những nước này ký
với nhau hay với Liên minh châu Âu. Các cơng ty Mỹ và cơng nhân Mỹ đều
có lợi, bởi vì các cơng ty xuất khẩu thường phải trả lương cao hơn và công ăn
việc làm ổn định hơn là các công ty không xuất khẩu. Điều này cũng tương tự
đối với các công ty Mỹ đầu tư ra nước ngồi, bởi vì họ cũng là các nhà xuất
khẩu quan trọng. Hơn nữa, FTAA sẽ giúp san bằng sân chơi cho các nhà xuất
khẩu ở Mỹ qua việc giảm phân biệt đối xử bắt nguồn từ các FTA khác trong
khu vực (những FTA Mỹ không tham gia). Trong một số trường hợp, các hiệp
định như vậy đã buộc các công ty Mỹ phải tìm nguồn xuất khẩu của họ từ nhà
máy sản xuất ở nước ngồi thay vì trong nước, và điều này sẽ làm tổn hại đến
công nhân Mỹ.


</div>
<span class='text_page_counter'>(62)</span><div class='page_container' data-page=62>

xuất khẩu của Mỹ với các nước trên thế giới. Nhập khẩu của Mỹ từ khu vực
LAC cũng tăng hơn ba lần, tới 209 tỷ đôla vào năm 2000, tăng nhanh hơn
40% so với nhập khẩu của Mỹ từ các nước khác trên thế giới.


Các nhà đầu tư Mỹ cũng có nhiều lợi ích từ nền kinh tế Mỹ Latinh.
Trong suốt những năm 1990, đầu tư nước ngoài của Mỹ trong khu vực đã tăng
gấp ba lần. Phần lớn đầu tư của Mỹ ở khu vực LAC là ở Brazil và Mexico.


Mối quan hệ thương mại và đầu tư của Mỹ với khu vực LAC dường như
có vẻ khiêm tốn hơn nếu như khơng tính đến Mexico. Tuy nhiên khả năng mở


rộng thương mại từ một hiệp định tự do thương mại với thị trường đang nổi ở
Mỹ Latinh sẽ rất lớn. Theo nhiều nhà nghiên cứu ước tính, quan hệ thương
mại Mỹ - Brazil sẽ tăng nếu như Brazil nhận được đối xử thương mại tương tự
như Mexico trên thị trường Mỹ.


Hơn nữa, Mỹ sẽ có lợi khi các nước láng giềng thịnh vượng và tiến trình
dân chủ sâu sắc hơn. FTAA sẽ giúp tăng cường cơ sở kinh tế nhờ đó các nước
LAC sẽ xây dựng các xã hội dân chủ của mình. Hơn nữa, triển vọng của các
mối quan hệ thương mại được cải thiện có thể trở thành một nam châm có sức
lơi cuốn mạnh với thu hút sự ủng hộ từ các nước LAC cho các mục tiêu chính
sách ngoại giao và chính trị của Mỹ, bao gồm cả hợp tác trong phòng chống
ma tuý, cải thiện điều kiện lao động và môi trường, hỗ trợ cho các cải cách
giáo dục, tăng cường dân chủ. Vì thế, một FTAA có thể có hiệu ứng lan tràn
đối với mối quan hệ toàn diện của Mỹ với khu vực này.


<i>2.2.1.2. §èi víi Mercosur </i>


Giống như Mỹ, các nước Mỹ Latinh (đặc biệt là Brazil) có lợi ích lớn và
ngày càng tăng khi trao đổi thương mại với các nước khác ở Tây bán cầu. Họ
cũng có chung mục tiêu với các nước đối tác Bắc Mỹ là sẽ góp phần tạo nên
sự thịnh vượng kinh tế và xây dựng các xã hội dân chủ hơn ở khu vực LAC
thông qua kết thúc thành công FTAA.


</div>
<span class='text_page_counter'>(63)</span><div class='page_container' data-page=63>

Điều này một phần phản ánh các khác biệt về tầm quan trọng và tỷ lệ của
thương mại quốc tế trong mỗi nền kinh tế. Brazil và Argentina được đánh giá
là những nền kinh tế vẫn còn tương đối đóng; tỉ lệ thương mại của họ (xuất
khẩu và nhập khẩu) trong GDP năm 1999 chiếm trung bình chỉ khoảng 15%.
Tuy nhiên cả hai đều phụ thuộc nhiều vào FDI để đầu tư phát triển các khu
vực kinh tế then chốt, như năng lượng, viễn thông, và ngân hàng. Trong những
năm vừa qua, dòng FDI gần bằng thâm hụt tài khoản vãng lai của họ. Ngược


lại, Paraguay và Uruguay phụ thuộc vào thương mại (chủ yếu với đối tác
Mercosur) khoảng 30% GDP và nhận được ít đầu tư từ ngoài khu vực này.


Giống như các nước LAC khác, các nước thành viên Mercosur phải
củng cố thành quả đạt được từ các thoả thuận hội nhập khu vực nếu họ muốn
tận dụng lợi thế có được từ các cơ hội bn bán mới sẽ có từ FTAA. Về lợi ích
thương mại trong FTAA, Brazil dành nhiều ưu tiên cho thương mại trong
ngành chế tạo trong khi Argentina mưu cầu loại bỏ các rào cản và trợ cấp
nông nghiệp. Về vấn đề nông nghiệp, Mercosur và Mỹ có chung lợi ích trong
hầu hết các lĩnh vực (bao gồm cả cắt bỏ các trợ cấp xuất khẩu), nhưng có bất
đồng về hạn chế của Mỹ với các sản phẩm nước cam và đường. Đối với Brazil,
FTAA mang đến triển vọng tháo bỏ các hàng rào thương mại của Mỹ, bao
gồm cả mức thuế cao của Mỹ đánh vào hàng dệt may và quần áo, và xoá bỏ
phân biệt đối xử mà các nhà xuất khẩu hiện gặp phải ở thị trường Mỹ do các
ưu tiên cho NAFTA và Sáng kiến Vịnh Caribbe. Rõ ràng là các nhà xuất khẩu
Brazil sẽ có nhiều lợi ích từ tăng trưởng tiềm tàng trong quan hệ thương mại
kể trên, nhưng chỉ khi các rào cản trong nước và nước ngoài được loại bỏ.


</div>
<span class='text_page_counter'>(64)</span><div class='page_container' data-page=64>

đến nhận thức rằng Brazil mong đợi rất nhiều nhưng đổi lại nhận chẳng được
là bao (theo lời của Bộ trưởng ngoại giao Brazil Celso Lafer năm 2001).


Cuối cùng, giống như Mỹ, Brazil và các đối tác thương mại của mình
cùng chung một ước muốn và cam kết để tìm kiếm sự thịnh vượng kinh tế
trong khu vực và củng cố thể chế dân chủ của mình. Khi tự do thương mại ở
châu Mỹ có thể giúp các nước này khôi phục bất ổn kinh tế của họ và tăng
cường quản trị dân chủ, thì lúc đó các lợi ích của Brazil và các nước Mercosur
càng lớn hơn.


<i>2.2.1.3. C¸c nÒn kinh tÕ nhá trong FTAA </i>



Các nền kinh tế nhỏ của vùng vịnh Caribbe chiếm gần hai phần ba số
nước tham gia đàm phán FTAA. Họ đều phụ thuộc nhiều vào thương mại và
đầu tư nước ngoài nhưng nhiều nước trong vùng này lại thận trọng khi tham
gia vào một hiệp định tự do thương mại tương hỗ với các nước công nghiệp
láng giềng ở Bắc Mỹ. Các nền kinh tế nhỏ thường đặc biệt dễ bị tổn thương
với thay đổi về cung cầu nước ngoài và sự hồi chuyển dịng vốn nước ngồi
và các thị trường hối đối. Mặt khác, với quy mơ kinh tế của mình, họ khơng
thể tự cơ lập khỏi các thị trường lớn của mình, vì họ khơng thể tự mình đưa
tồn bộ quy mơ và phạm vi kinh tế cạnh tranh hiệu quả trong các thị trường
toàn cầu. Nói một cách đơn giản, vấn đề là ở chỗ khơng phải liệu rằng có hội
nhập với các đối tác thương mại Tây bán cầu hay không mà là làm thế nào để
hội nhập.


</div>
<span class='text_page_counter'>(65)</span><div class='page_container' data-page=65>

<i><b>2.2.2. Nguyên tắc của FTAA </b></i>



Hip nh FTAA s b chi phối bởi các nguyên tắc sau:


- Nguyên tắc nhất trí phải rõ ràng, minh bạch và ổn định, nhằm tránh
khả năng áp dụng các biện pháp đơn phương, chuyên quyền độc đoán và/ hay
độc đoán của bất cứ bên nào làm phương hại đến một hay một số bên khác.


- Phải đảm bảo tính minh bạch trong các hành động của các bên tham
gia Hiệp định này.


- Tính nhất quán của các quyền và nghĩa vụ xuất phát từ Hiệp định này
với các nguyên tắc và quy định của Tổ chức Thương mại Thế giới WTO.


- Sự tồn tại song song của Hiệp định này với các thoả thuận song
phương và tiểu khu vực, tới một mức độ mà quyền và nghĩa vụ xuất phát từ
hiệp định này lớn hơn về phạm vi so với các hiệp định khác.



- Cách đối xử đặc biệt và khác biệt, xem xét các khác nhau quan trọng
về trình độ phát triển và quy mô của các nền kinh tế đối với các bên, nhằm
thúc đẩy sự tham gia đầy đủ của tất cả các bên.


- Thông qua các quyết định bằng sự đồng thuận (mỗi quốc gia một
phiếu)


- Bình đẳng về chủ quyền giữa các bên


- Có thiện ý với các cam kết mà các bên đã thừa nhận trong khuôn khổ
của Hiệp định này.


- Các nước phải đảm bảo rằng các luật và quy định trong nước phù hợp
với các nghĩa vụ FTAA.


Trên cơ sở các mục tiêu, nguyên tắc trên, các nước tham gia phải tuân
thủ việc áp dụng phạm vi các nghĩa vụ cụ thể, đó là:


</div>
<span class='text_page_counter'>(66)</span><div class='page_container' data-page=66>

- Các bên sẽ đảm bảo rằng các quy tắc luật, các quy định và thủ tục
hành chính của họ phải nhất quán với các nghĩa vụ của Hiệp định này. Các
quyền và nghĩa vụ quy định trong Hiệp định phải áp dụng tương tự đối với tất
cả các bên tham gia (bất kể đó là nhà nước liên bang hay nhất thể)


- Hiệp định này sẽ tồn tại song song với các hiệp định song phương và
tiểu khu vực, không tác động bất lợi đối với quyền và nghĩa vụ mà một hay
nhiều bên có thể có dưới các hiệp định đó.


- Các bên thừa nhận quyền và nghĩa vụ bắt buộc từ Hiệp định WTO.
Trong trường hợp xung đột giữa các điều khoản của Hiệp định WTO và các


điều khoản của Hiệp định này, các điều khoản của Hiệp định này sẽ chiếm ưu
thế trong việc giải quyết mức độ xung đột.


Các mục tiêu, nguyên tắc hoạt động cũng như phạm vi, nghĩa vụ áp
dụng đã rõ ràng nhưng để thực thi đúng hướng theo kế hoạch thì FTAA cũng
cần phải có các biện pháp thực thi nguyên tắc một cách nhất quán của riêng
mình:


Giống như WTO, FTAA có các địn bẩy về quyền lực để thực thi các
quy tắc của mình. Các quyền lực này được hình thành trong các cơ chế giải
quyết tranh chấp đề xuất của FTAA nhằm giải quyết các thắc mắc liên quan
đến tính phù hợp với các nguyên tắc và hình thức trừng phạt kinh tế áp dụng
trong trường hợp vi phạm các nguyên tắc này. Về điểm này, dường như là
FTAA sẽ thông qua một sự kết hợp giữa các cơ chế giải quyết tranh chấp của
<i>WTO và NAFTA. Các cơ chế liên quốc gia (state-to-state) để giải quyết tranh </i>
chấp sẽ chủ yếu phụ thuộc vào mơ hình WTO trong khi cơ chế nhà đầu tư -
<i>quốc gia investor-to-state sẽ chủ yếu dựa vào mơ hình NAFTA. </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(67)</span><div class='page_container' data-page=67>

Một nước bị thất bại trong một tranh chấp thương mại phải đối mặt với 3 sự
lựa chọn: thay đổi luật tranh chấp hay chương trình tranh chấp nhằm phù hợp
với các quy tắc của WTO, thanh toán các bồi thường lâu dài bằng tiền mặt cho
các nước thắng thế; hay tiếp tục bị ảnh hưởng bởi các trừng phạt về thương
mại từ nước thắng và các đồng minh của họ. Vì thế, để thực thi các quy tắc
của mình, cơ chế của WTO có thể gạt bỏ các luật, chính sách và các chương
trình hành động của một nước khác. Đối với các nước thành viên WTO, các
quy tắc của WTO tồn tại là một loạt các luật chung, hay đặc biệt hơn là một
thể chế quản lý kinh tế toàn cầu. Trong việc giải quyết các tranh chấp, các quy
tắc của WTO là luật tối cao, không liên quan đến luật trong nước của các
nước. Hiện nay có vẻ như FTAA sẽ kết hợp các sức mạnh và cơ chế tương tự
cho việc giải quyết các tranh chấp liên quốc gia của WTO.



<i>Đồng thời FTAA cũng sẽ kết hợp với cơ chế investor-to-state của </i>
NAFTA. Với quy tắc về đầu tư được quy định trong Chương 11 của NAFTA,
các công ty được trao quyền trực tiếp chính thức yêu cầu chính phủ về các
hành vi vi phạm quy tắc đầu tư. Các quy tắc về đầu tư đề xuất của FTAA bao
gồm các điều khoản tương tự. Thông qua FTAA, các cơng ty nước ngồi sẽ có
quyền đặc biệt để thơng qua chính phủ nước họ và trực tiếp khiếu nại các
chính phủ khác về các vấn đề tác động đến đầu tư và lợi ích của họ. Giống với
NAFTA, tranh chấp sẽ được giải quyết bằng các cuộc họp kín.


</div>
<span class='text_page_counter'>(68)</span><div class='page_container' data-page=68>

phải rời khỏi thành phố sau khi dân chúng phản đối công ty này kiểm soát
nguồn nước của họ.


<b>2.3. Nội dung các vấn đề đàm phán chính trong FTAA </b>



Nội dung các vấn đề đàm phán chính trong FTAA được cụ thể hố
trong các nhóm đàm phán. Chín nhóm đàm phán phản ánh cơ cấu đề xuất cho
một hiệp định cuối cùng cũng như những vấn đề xuyên suốt các cuộc đàm
phán thương mại đa phương hiện nay. Mỗi nhóm có một chủ toạ và đồng chủ
toạ có nhiệm kỳ 18 tháng do TNC lựa chọn để đạt được sự cân bằng về địa lý.
Các nhóm này gặp nhau theo định kỳ để giải quyết các vấn đề trong phạm vi
tương ứng của mình. Mercosur, Caricom và Nhóm Andean thương thuyết với
tư cách các khối cùng với đại diện của các nước không nằm trong các khối
này. Các phiên đàm phán tiến hành theo hình thức kín và các văn bản cũng
được giữ kín. Các cuộc thảo luận trọng yếu ít được đưa tin trên các phương
tiện truyền thông trước Hội nghị thượng định cấp Bộ trưởng tại Miami năm
2003, đến lúc đó công chúng ở khu vực này mới biết được thông tin về các
cuộc đàm phán qua các thơng cáo báo chí chính thức.


Trong khi thoả thuận đạt được về giảm các hàng rào thuế quan giữa các


nước thành viên là trọng tâm của bất cứ FTA nào, các vấn đề khác do Nhóm
đàm phán giải quyết đã cho thấy mơ hình hội nhập Tây bán cầu có ảnh hưởng
sâu rộng (không chỉ vấn đề thương mại) lại đang bị đe doạ. Các cuộc đàm
phán kết thúc thành cơng sẽ làm thay đổi đáng kể tình hình thương mại, kinh
doanh và tài chính Tây bán cầu.


<i><b>Tiếp cận thị trường: Vì mở rộng thị trường là điều kiện quan trọng, </b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(69)</span><div class='page_container' data-page=69>

thương mại toàn cầu. Tuyên bố San Jose đã trao trách nhiệm cho nhóm Tiếp
cận thị trường đàm phán xoá bỏ dần dần tất cả các hàng rào thuế quan và phi
thuế quan, và thời gian biểu cho tự do hoá thương mại khác nhau có thể
thương lượng cho các lĩnh vực hay sản phẩm khác nhau, thúc đẩy quá trình
hội nhập và sự tham gia toàn diện của các nền kinh tế nhỏ hơn vào các cuộc
đàm phán FTAA. Nhóm này phải đàm phán về các chính sách quản lý quy tắc
nguồn gốc xuất xứ (phát triển một hệ thống các quy tắc về nguồn gốc xuất xứ
minh bạch và hiệu quả nhằm thúc đẩy trao đổi hàng hố mà khơng tạo ra các
trở ngại không cần thiết với thương mại), các thủ tục hải quan (cụ thể là đơn
giản hoá các thủ tục hải quan nhằm thúc đẩy thương mại và giảm chi phí hành
chính; thiết lập và thực hiện cơ chế trao đổi thông tin về vấn đề hải quan giữa
các nước FTAA; hình thành hệ thống hữu hiệu để phát hiện và chống gian trá
cũng như các hành động vi phạm luật hải quan khác; thúc đẩy các cơ chế và
biện pháp hải quan để đảm bảo các hoạt động được tiến hành một cách minh
bạch, hiệu quả và nhất quán) và hàng rào kỹ thuật (nhằm xoá bỏ và chống các
hàng rào kỹ thuật không cần thiết đối với thương mại trong FTAA), đồng thời
phối hợp nhiệm vụ của mình với Nhóm đàm phán Nông nghiệp và xem xét
đến các thách thức đặc biệt đối với các nền kinh tế nhỏ hơn trong việc hạ thấp
các rào cản thương mại.


<i><b>Nông nghiệp: Nông nghiệp là một trở ngại đặc biệt đối với tự do hoá </b></i>



</div>
<span class='text_page_counter'>(70)</span><div class='page_container' data-page=70>

<i><b>Đầu tư: Cùng với thương mại, đầu tư nước ngồi có vai trị quan trọng </b></i>


trong quan hệ kinh tế quốc tế và phát triển đất nước. Các cuộc đàm phán
FTAA thiết lập một “khuôn khổ pháp lý công bằng và minh bạch để thúc đẩy
đầu tư”, bảo vệ các nhà đầu tư và vốn đầu tư “mà không gây trở ngại đối với
các khoản đầu tư từ bên ngoài Tây bán cầu”.


<i><b>Trợ giá, Chống bán phá giá hàng hoá và Thuế đối kháng (Thuế đối </b></i>


kháng là loại thuế đặc biệt đánh v o h ng nhập khẩu để bù lại việc các nh


μ −


sản xuất v xuất khẩu đ ợc −h ởng từ trợ cấp của chính phủ): Điều khoản VI
<i>của GATT v Hiệp định của WTO về Trợ cấp v các biện pháp đối kháng </i>
đặt ra các quy định về việc áp dụng các loại thuế n y. Các loại thuế đối kháng


− − μ


<i>cã thÓ ® ỵc sư dơng d íi mét sè ®iỊu kiƯn h¹n chÕ v khi cã thiƯt h¹i vËt </i>


μ −


chất gây ra cho ng nh sản xuất trong n ớc): Nhóm này chú tâm đến những
biện pháp được các chính phủ sử dụng để bảo vệ nền kinh tế trong nước của
họ khỏi các hoạt động thương mại không công bằng. Đây là một điểm bất
đồng giữa Mỹ và các nước Mỹ Latinh, đứng đầu là Brazil, cho rằng các biện
pháp phòng vệ thương mại (trade remedies) của Mỹ thường khơng cơng bằng.
Họ cũng chỉ trích chính sách trợ cấp nơng nghiệp của Mỹ. Mục tiêu tại San
Jose là nhằm kiểm nghiệm các biện pháp tăng cường tuân thủ các nguyên tắc


hiện hành của WTO, nỗ lực hướng tới một hiểu biết chung về việc cải thiện
các quy tắc và thủ tục có liên quan đến tổ chức và áp dụng các luật phòng vệ
thương mại mà không tạo ra các rào cản phi lý với thương mại ở Tây bán cầu.


<i><b>Chính sách cạnh tranh: chính sách cạnh canh đề cập đến các luật và </b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(71)</span><div class='page_container' data-page=71>

cạnh tranh và sự phát triển của chính sách cạnh tranh cũng như các quy định
giữa và bên trong các nước Tây bán cầu.


<i><b>Dịch vụ: Dịch vụ là mét ph¹m trï rÊt réng và bao gồm các lĩnh vùc </b></i>


quan trọng như y tế, giáo dục, nước sạch, bưu chính, năng lượng và các dịch
vụ về môi trường. Lĩnh vực dịch vụ ngày càng trở thành một thành tố quan
trọng của thương mại Tây bán cầu, mục tiêu chính với lĩnh vực này là “thiết
lập nên các quy tắc để tự do hoá hơn nữa ngành thương mại dịch vụ, để tạo cơ
hội đạt được một khu vực mậu dịch tự do Tây bán cầu dưới các điều kiện nhất
định và minh bạch”, ngồi ra cịn nhằm mục đích đảm bảo hội nhập của các
nền kinh tế nhỏ hơn vào tiến trình FTAA.


<i><b>Mua s¾m chÝnh phủ: Mua sắm chính phủ hay còn gọi là thu mua chÝnh </b></i>


phủ là một trong những vấn đề đàm phán quan trọng trong nhiều Hiệp định
thương mại tự do. Đây cũng là một vấn đề có tác động quan trọng nhất đến sự
phát triển kinh tế, xã hội đối với các nước đang phát triển. ở hầu hết các quốc
gia, chính phủ và các cơ quan của chính phủ là những người có sức mua lớn
nhất về các loại hàng hố, bao gồm cả các hàng hoá cơ bản và thiết bị công
nghệ cao. Trong nhiều trường hợp, sức ép chính trị về vấn đề ưu tiên các nhà
cung cấp địa phương hơn các nhà cung cấp nước ngoài là rất lớn.


</div>
<span class='text_page_counter'>(72)</span><div class='page_container' data-page=72>

vấn đề quan trọng mà nhóm này cần giải quyết là cần phải cải thiện tính hiệu


lực và có thể so sánh được của các thống kê về mua sắm chính phủ.


<i><b>Giải quyết tranh chấp: nhiệm vụ của Nhóm đàm phán này là “thiết lập </b></i>


một cơ chế công bằng, minh bạch và hiệu quả để giải quyết tranh chấp giữa
các nước FTAA”, trong đó có tính đến cả các cơ chế giải quyết tranh chấp của
WTO.


<i><b>Sở hữu trí tuệ: Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ là một trong những vấn đề </b></i>


gây tranh cãi nhiều nhất trong các cuộc đàm phán đa phương. Mục tiêu của
FTAA thể hiện rõ ràng ở San Jose là nhằm “thúc đẩy và đảm bảo bảo vệ
quyền sở hữu trí tuệ một cách thích đáng và hiệu quả”, tính đến cả việc xem
xét các thay đổi trong khoa học công nghệ.


Cùng với 9 nhóm đàm phán, q trình FTAA cịn chính thức đưa thêm
3 nhóm nữa tại San Jose và một nhóm nữa tại Bueros Aires, nói chung cả bốn
thực thể này đều giải quyết các vấn đề có liên quan đến 9 nhóm đàm phán


<i>* Nhóm tư vấn về các nền kinh tế nhỏ: 34 nước trong FTAA có sự đa </i>
dạng lớn cả về quy mơ và trình độ phát triển. Sự đa dạng này đã tạo nên một
thách thức đối với các cuộc đàm phán về tất cả các vấn đề: làm thế nào để các
nền kinh tế nhỏ, kém phát triển vùng Caribbe và Trung Mỹ tham gia hội nhập
chặt chẽ vào FTAA trong khi thừa nhận các nhu cầu đặc biệt của họ mà không
làm tổn hại đến việc thiết lập một khu vực mậu dịch tự do Tây bán cầu dựa
trên các nguyên tắc thống nhất.


Chức năng chính của Nhóm Tư vấn này là giám sát tiến trình FTAA,
ln để ý đến các quan tâm và lợi ích của các nền kinh tế nhỏ; báo cáo vấn đề
quan ngại của các nền kinh tế nhỏ lên Uỷ ban đàm phán thương mại và đưa ra


các gợi ý để giải quyết các vấn đề này. Hơn nữa, Uỷ ban tay ba cũng có nhiệm
vụ đưa ra sự trợ giúp về kỹ thuật trong quá trình đàm phán cho các nền kinh tế
nhỏ.


</div>
<span class='text_page_counter'>(73)</span><div class='page_container' data-page=73>

tiến trình FTAA, khơng chỉ từ cộng đồng doanh nghiệp mà cịn từ các tổ chức
lao động, mơi trường và phi chính phủ. Tuyên bố San Jose tái xác nhận một
cam kết về “nguyên tắc minh bạch của quá trình đàm phán, nhằm thúc đẩy sự
tham gia tích cực của tất cả các bộ phận khác nhau trong xã hội.” Uỷ ban này
có trách nhiệm tiếp nhận những phản hồi từ xã hội dân sự và gửi phản hồi đó
lên cho các Bộ trưởng thương mại. Tuyên bố này đặc biệt quan tâm đến đóng
góp của Diễn đàn doanh nghiệp châu Mỹ.


<i>* Uỷ ban các chuyên gia về thương mại điện tử giữa khu vực nhà </i>
<i>nước-tư nhân: Uỷ ban này có nhiệm vụ tổ chức các nghiên cứu và đưa ra các kế </i>
hoạch gợi ý về cách để tận dụng các lợi thế, lợi ích có được từ thị trường điện
tử.


<i>* Uỷ ban chuyên môn về các vấn đề tổ chức: Tại Buenos Aires, Các Bộ </i>
trưởng thương mại đã thành lập uỷ ban này nhằm “phát triển kết cấu tổng thể
của Hiệp định”.


</div>
<span class='text_page_counter'>(74)</span><div class='page_container' data-page=74>

<b>Chương 3 </b>



<b>những vấn đề đặt ra, Tác động và triển vọng </b>


<b>thành lập Khu vực mậu dịch tự do châu Mỹ </b>



<b>3.1. Những vấn đề đặt ra </b>



FTAA có khơng ít thách thức đối với khu vực nhưng không thể phủ
nhận được những lợi ích, cơ hội to lớn mà nó mang lại. Vậy tại sao với những


cơ hội to lớn đó, FTAA vẫn chưa được thành lập vào thời điểm dự kiến (tháng
1 năm 2005).


Sáng kiến thành lập FTAA cho đến nay đã được hơn 10 năm. Nhiều
cuộc họp, hội nghị với mục đích xúc tiến thành lập FTAA đã diễn ra, nhưng
rất ít tiến bộ đạt được cho mục tiêu cơ bản là xoá bỏ rào cản đối với việc trao
đổi hàng hoá và dịch vụ. Có nhiều nhà phê bình cho rằng, thực ra các cuộc
đàm phán này vẫn chưa thực sự bắt đầu. Nhiều nước dường như do quá chú
tâm đến các hành động quốc tế chống chủ nghĩa khủng bố, cũng như các vấn
đề chính trị và kinh tế trong nước mà ít để ý đến các cuộc đàm phán này.
Không ngạc nhiên khi ngày càng gia tăng các mối lo ngại là liệu các chính
phủ có thể thực hiện các hứa hẹn lớn lao của họ trong hội nghị thượng đỉnh
1994 hay không.


</div>
<span class='text_page_counter'>(75)</span><div class='page_container' data-page=75>

đều có khuynh hướng tăng cường cải cách kinh tế, nhưng Argentina và
Venezuela đã tăng một số hàng rào thương mại và các nước khác đã xố bỏ
các chương trình về tư nhân hóa. Chính vì thế, các cuộc đàm phán FTAA chưa
mang lại nhiều kết quả trên thực tế.


<i><b>3.1.1. Các trở ngại trong đàm phán </b></i>



Thất bại của các cuộc đàm phán WTO và các khác biệt trong chính
sách thương mại gần đây đã có tác động đến tương lai của FTAA trên hai mặt:
<i>thứ nhất là các vấn đề nhất định phải được giải quyết thông qua WTO, Mỹ </i>
cho rằng vấn đề trợ cấp nông nghiệp và các biện pháp bảo vệ thương mại chỉ
có thể được giải quyết thông qua một thoả thuận toàn cầu, Brazil có quan
điểm tương tự đối với hàng loạt các vấn đề như đầu tư, dịch vụ, quyền sở hữu
<i>trí tuệ và mua sắm chính phủ. Thứ hai, thất bại của vòng đàm phán Doha 2005 </i>
ở Hong Kong càng làm huỷ hoại đến bầu không khí của các cuộc đàm phán
thương mại và làm xói mịn sự đồng thuận tồn cầu vốn đã mong manh.



</div>
<span class='text_page_counter'>(76)</span><div class='page_container' data-page=76>

Một lý do quan trọng khiến FTAA chưa được hoàn thành vào thời điểm
dự kiến vào tháng 1 năm 2005, vì lối thốt của các cuộc đàm phán về FTAA
còn nhiều gian nan:


<i>- Thứ nhất, đàm phán FTAA diễn ra trong bối cảnh mâu thuẫn gay gắt </i>
bởi sự bất bình đẳng của những điều kiện tham gia FTAA đối với từng nước,
bởi những khác biệt lớn về lợi ích và những chi phí quá lớn mà các nước Mỹ
Latinh phải gỏnh chu.


<i>- Thứ hai, câu trả lời cho việc FTAA sẽ được tổ chức và xây dựng như </i>
thế nào hiện vẫn còn bỏ ngỏ.


<i>- Th ba, sự phản đối cực lực của đông đảo các lực lượng tiến bộ và </i>
nhân dân Mỹ Latinh đối với dự án thành lập FTAA. Tại Cuộc gặp toàn châu
lục đấu tranh chống FTAA vào tháng 11 năm 2001 ở La Habana (Cuba), hay
ở Diễn đàn xã hội lần thứ hai ở Brazil vào tháng 2 năm 2002 đã đánh giá: “bản
chất của FTAA được xem khơng phải là gì khác ngồi sự áp đặt đối với khu
vực vì mục tiêu bá quyền của Mỹ ” (Nguyễn Tiến Nghĩa - Mỹ Latinh: Giải
pháp nào cho sự phát triển?). Họ cho rằng các điều kiện Mỹ áp đặt các cuộc
đàm phán ở Miami chỉ làm tăng xuất khẩu của Mỹ vào các nước Mỹ Latinh và
gây thiệt hại cho các nước này xuất khẩu hàng hoá vào Mỹ. Trong một diễn
đàn khơng chính thức do hơn 60 tổ chức tiến hành ở Brazil tháng 9 năm 2002,
có đến 10 triệu cử tri Brazil đã bày tỏ sự phản đối với FTAA, 98% trả lời
“không” cho câu hỏi: “Liệu chính phủ Brazil có nên ký hiệp định FTAA hay
không”. Song song với việc đàm phán FTAA, Mỹ đã ký hiệp định thương mại
song phương với nhiều nước và các tổ chức xã hội tại Mỹ Latinh đã tố cáo Mỹ
dùng sức ép từ các cuộc đàm phán song phương đó để cơ lập Brazil.


</div>
<span class='text_page_counter'>(77)</span><div class='page_container' data-page=77>

- Mỹ không sẵn sàng giải quyết nhu cầu của các nước LAC đòi Mỹ phải


thay đổi các quy định về thuế chống phá giá và thuế đối kháng.


- Các nước LAC muốn Mỹ giảm bớt các biện pháp bảo hộ nơng nghiệp.
- Lợi ích của hầu hết các nước LAC và Mỹ thay đổi tương ứng với việc
bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ.


- Hầu hết các nước LAC đều không muốn mở rộng lĩnh vực mua sắm
chính phủ nhiều hơn trước sự cạnh tranh quốc tế gay gắt hiện nay.


- Vạch ra nguyên tắc xuất xứ cho cả 34 nước là một cơng việc khó
khăn. Đây cũng là vấn đề chính ảnh hưởng tới đàm phán FTAA. Do các nước
đang nỗ lực tiến tới một hiệp định tự do hoá thương mại, họ cần thống nhất
với nhau về nguyên tắc xuất xứ, có nghĩa là thống nhất về những lợi ích bất
đồng khác biệt về vấn đề này.


- Các nước LAC nói chung khơng sẵn lịng mở cửa thị trường đối với
các nhập khẩu về dịch vụ tới mức độ Mỹ mong muốn.


- Các quy định về giải quyết tranh chấp phụ thuộc nhiều vào hệ thống
luật pháp quốc gia và các quy định này rất khác nhau, khó hài hồ được.


<i><b>3.1.2. Bất đồng Mỹ - Mỹ Latinh </b></i>



</div>
<span class='text_page_counter'>(78)</span><div class='page_container' data-page=78>

thương mại 3 chiều Bolivia - Venezuela và Cuba). Mặc dù có thể Mỹ sẽ tiếp
tục theo đuổi các hiệp định tự do thương mại nhỏ hơn mà họ đã dành được với
Mexico, Chile và cộng đồng CAFTA.


Bất đồng lớn giữa Mỹ và các nước Mỹ Latinh tại Hội nghị thượng đỉnh
châu Mỹ 2005 cho thấy “Hố sâu ngăn cách về quan tâm” giữa hai bên ngày
càng mở rộng. Trong quan tâm tới việc thành lập một khu vực mậu dịch tự do


<i>châu Mỹ, ln có sự tồn tại của hai loại quan điểm giữa “phe phái phương </i>
<i>Bắc” (do Mỹ đứng đầu) và “phe phái phương Nam” (do Brazil đại diện) chủ </i>
yếu là do có ba khác biệt lớn:


<i>Trước hết là khác biệt về mục tiêu. Với Mỹ, việc xúc tiến thành lập một </i>
khu vực mậu dịch tự do châu Mỹ là nhằm mục đích mở rộng thương mại và
thị trường, nỗ lực ngày càng thể hiện vai trò đứng đầu trong nền kinh tế châu
Mỹ thông qua FTAA; các nước Mỹ Latinh hy vọng đẩy mạnh hội nhập khu
vực Mỹ Latinh, tăng cường sức mạnh của chính họ và tăng tiếng nói trên bàn
thương lượng trong các cuộc đàm phán với Mỹ.


</div>
<span class='text_page_counter'>(79)</span><div class='page_container' data-page=79>

<i>Thứ ba là khác biệt về nội dung. Các nước Mỹ Latinh muốn Mỹ xoá bỏ </i>
tất cả các trợ cấp nông nghiệp và phản đối việc thực thi chủ nghĩa bảo hộ
thương mại với cái cớ bảo vệ mơi trường và thị trường việc làm. Cịn Mỹ luôn
khăng khăng đưa vấn đề trợ cấp nông nghiệp vào các cuộc đàm phán WTO để
thảo luận chứ khơng muốn đề cập đến vấn đề đó trong khn khổ FTAA và
đòi hỏi các nước Mỹ Latinh phải tăng cường bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ
(IPR). Một ngun nhân khơng kém phần quan trọng khác đã, đang và sẽ tác
động xấu đến việc kết thúc các cuộc đàm phán thành lập FTAA là sa lầy trong
vấn đề trợ cấp và các đề xuất của Mỹ về hoạt động đầu tư cũng như các quy
định về quyền sở hữu trí tuệ.


</div>
<span class='text_page_counter'>(80)</span><div class='page_container' data-page=80>

trước khi hồn thành FTAA. Và trên thực tế, năm 2006 MERCOSUR đã kết
nạp thêm Venezuela, nâng tổng số thành viên lên 5 nước.


Từ lâu Brazil muốn Mỹ gỡ bỏ hệ thống trợ giá và hàng rào thương mại
đặc biệt trong lĩnh vực nông nghiệp và chấm dứt dần dần việc sử dụng quyền
bán phá giá của họ. Trong khi đó, Mỹ yêu cầu Brazil mở cửa lĩnh vực dịch vụ
và thị trường nhà nước cho nước ngoài cạnh tranh. Cả hai bên đều muốn lẩn
tránh đối đầu nên tìm cách đẩy trách nhiệm cho vịng đàm phán Doha. Do các


bất đồng lớn giữa hai bên, khu vực mậu dịch tự do châu Mỹ vẫn khó cho thấy
bất cứ tiến triển nào và đã đi vào bế tắc trong hai năm qua.


Nhiều khác biệt và ít kết quả đạt được trong Hội nghị thượng đỉnh châu
Mỹ gần đây nhất - năm 2005, cho thấy triển vọng thành lập khu vực mậu dịch
tự do châu Mỹ còn nhiều vấn đề trở ngại. Hiện tại, có vẻ có hai loại “kế hoạch
<i>thay thế” cho khu vực mậu dịch FTAA: một là “Hội nhập Nam Mỹ” với Thị </i>
trường chung Nam Mỹ và Cộng đồng Andes. Thị trường chung Nam Mỹ và
Nhóm Andes kết hợp phỏng theo mơ hình của Liên minh châu Âu thông qua
việc thiết lập nên cộng đồng kinh tế và chính trị lớn thứ hai thế giới - Cộng
<i>đồng các nước Nam Mỹ; hai là “Hội nhập châu Mỹ Bolivia” do Venezuela và </i>
Cuba dẫn đầu, đề xuất một “mơ hình hội nhập Mỹ Latinh mới” thiết lập dựa
trên nền tảng thống nhất, cùng có lợi, tơn trọng và phù hợp với nguyên tắc của
hội nhập hoàn toàn của một “mơ hình Boliviar”. Hai kế hoạch này đã khuấy
động các phản ứng khác nhau ở Mỹ Latinh, các xu hướng phát triển của chúng
chắc chắn có tác động đến tiến trình thành lập khu vực mậu dịch tự do châu
Mỹ.


</div>
<span class='text_page_counter'>(81)</span><div class='page_container' data-page=81>

vì thế đã đặt nền móng rõ ràng cho việc thành lập một khu vực mậu dịch tự do
châu Mỹ.


Bất đồng giữa Mỹ và Mỹ Latinh được thể hiện rõ qua bất đồng Mỹ -
Mercosur, đặc biệt là bất cân bằng tồn tại trong lợi ích đàm phán (xem phụ lục
3). Với các nước MERCOSUR, giải pháp về chương trình tiếp cận thị trường,
biện pháp bảo hộ nông nghiệp, chống phá giá là những vấn đề chủ yếu cho
thành công của hiệp định. Như được đề cập ở trên, tiếp cận thị trường là vấn
đề chính theo ý kiến của MERCOSUR vì nhiều sản phẩm cấu thành nên hàng
hoá xuất khẩu chịu mức thuế quan cao ở nhiều đối tác tiềm năng trong FTAA.
Thực tế, những sản phẩm này cũng được hưởng mức thuế bằng 0 tại Hoa Kỳ.
Các sản phẩm hàng dệt may, giầy dép, những sản phẩm xuất khẩu từ


MERCOSUR chịu điều kiện bất lợi so với các nước Trung Mỹ và Caribbe về
mức ưu đãi tại thị trường Hoa Kỳ. Dù thực tế là vấn đề đặc biệt nhạy cảm -
hàng rào thuế quan - có những tiến triển thực chất trong đàm phán FTAA.


Trường hợp đặc biệt đối với tiếp cận thị trường là sản phẩm nông
nghiệp, đây là điểm khác biệt gây bất đồng giữa Hoa Kỳ và MERCOSUR.
Hoa Kỳ tiếp tục duy trì chính sách hỗ trợ nơng nghiệp với trợ giá xuất khẩu và
trợ giá trực tiếp cho nhà sản xuất, và điều này ảnh hưởng nhiều tới các sản
phẩm mà MERCOSUR có lợi thế cạnh tranh. Dù các nhà đàm phán Hoa Kỳ
đang thảo luận về chính sách nơng nghiệp, họ sẽ chỉ làm vậy trong khuôn khổ
đa phương như WTO do họ coi vấn đề này đặc biệt liên quan tới quan hệ với
các nước phát triển như EU và Nhật. Vào năm 2002, Thượng viện Hoa Kỳ
thông qua luật nông nghiệp tăng trợ giá. Động thái này là rào cản lớn với đàm
phán.


</div>
<span class='text_page_counter'>(82)</span><div class='page_container' data-page=82>

<i><b>3.1.3. Các khác biệt về chính sỏch thng mi </b></i>



Đây là một trong những nguyên nhân chính khiến FTAA vẫn chưa
được thành lập.


Các nước khác nhau, các hiệp định thương mại khác nhau và quan trọng
hơn là các chính sách về thương mại trong vùng Tây bán cầu có sự khác biệt
lớn. Thách thức đối với việc tạo ra một FTAA khơng chỉ là việc dung hồ các
khác biệt này nhằm đạt được một hiệp định có tính khả thi mà còn phải ngăn
chặn đe doạ đối với các ngành và các nền kinh tế được bảo hộ trước đây ít
phải chịu tính cạnh tranh gay gắt. Sau đây là một vài khác biệt về chính sách
thương mại.


Chile: Vào tháng 12 năm 1996, Chile đã ký một hiệp định thương mại
tự do với Canada. Như một phần của hiệp định này, Chile có thể giữ được


chương trình duy trì vốn của họ. Mỹ xem chương trình này như một rào cản
đầu tư. Chile có thể giữ được một cơ chế giá cả của họ đối với các sản phẩm
nông nghiệp chính. Hơn nữa, hiệp định này kết hợp 35% yêu cầu của khu vực
tự do như một phần của các yêu cầu về nguyên tắc xuất xứ (ngược lại,
NAFTA yêu cầu 60%). Các biện pháp bảo hộ này cho phép Chile vẫn thể hiện
một khác biệt trong việc tiếp cận “tự do mậu dịch” chứ không phải với
NAFTA, và có thể họ sẽ gây ra sự phản đối từ phía Mỹ trong suốt các cuộc
đàm phán về FTAA.


</div>
<span class='text_page_counter'>(83)</span><div class='page_container' data-page=83>

1994, Brazil đã tăng cường nhóm thương mại khu vực, đặt ưu tiên cao cho
MERCOSUR và xây dựng các quan hệ với châu âu và Nhật Bản như một đối
trọng với địa vị của Mỹ.


Bản thân các nước tham gia ký kết hiệp định thương mại MERCOSUR
cũng có một triết lý khác nhau liên quan đến “tự do thương mại”.
MERCOSUR có nhiều yêu cầu về nguyên tắc xuất xứ tự do hơn là NAFTA.
Mặc dù đây không phải là một bằng chứng về chủ nghĩa bảo hộ, nhưng đó
cũng khơng phải là một khác biệt nữa trong cách tiếp cận giữa MERCOSUR
và NAFTA - điều này sẽ khiến các cuộc đàm FTAA khó giải quyết hơn. Các
khác biệt trong chính sách thương mại và các vấn đề khác minh chứng cho sự
phân biệt về văn hoá và triết lý giữa cách tiếp cận của Bắc Mỹ và Nam Mỹ về
tự do thương mại, đồng thời chứng tỏ rằng còn nhiều việc vẫn chưa thực hiện
được để mang lại một quan tâm, lợi ích chung từ q trình hội nhập Tây bán
cầu.


<b>3.2. Tác động của việc thành lập FTAA </b>



Tác động của Khu vực mậu dịch tự do Châu Mỹ đối với khu vực và thế
giới được thể hiện rõ nét nhất qua các lợi ích, cơ hội cũng như khó khăn, thách
thức mà tổ chức này nếu được thành lập sẽ mang lại



Không giống với tổ chức thương mại thế giới, Khu vực mậu dịch tự do
Châu Mỹ vẫn là một thực thể đang trong quá trình được thành lập. Nếu được
thành lập thì FTAA sẽ là khu vực mậu dịch tự do lớn nhất thế giới với hơn 800
triệu dân và tổng sản phẩm quốc dân hàng năm là khoảng13 nghìn tỷ đơla
Mỹ. Hiệp định thương mại này cho phép các công ty Canada và khu vực Mỹ
Latinh tiếp cận với thị trường lớn hơn và những nền kinh tế có quy mơ tương
tự như các nhà cạnh tranh Châu Âu đã đạt được từ trao đổi thương mại trong
Thị trường chung Châu Âu.


</div>
<span class='text_page_counter'>(84)</span><div class='page_container' data-page=84>

<i><b>3.2.1. Tác động của việc thành lập FTAA đối với các nước châu Mỹ </b></i>


<i>3.2.1.1. Tác động tích cực </i>


Việc thành lập FTAA sẽ có nhiều tác động tích cực cho các nước châu
Mỹ vì FTAA có tầm quan trọng chiến lược đối với 34 nước Tây bán cầu, đó là
một bước ngoặt trong lịch sử lục địa này về sự phối hợp kinh tế và thương mại
giữa các bên tham gia. Tại sao FTAA lại có vai trị quan trọng đến vậy? Trả
<i>lời cho câu hỏi này, Frank Esquivel cho rằng: “Vì như đề xuất về tự do thương </i>
<i>mại, FTAA cho cộng đồng quốc tế thấy một cam kết duy trì liên tục của khu </i>
<i>vực về tự do hố thương mại. Nó khuyến khích tính quyết định trong các cải </i>
<i>cách theo định hướng thị trường giữa các nước trong khu vực. Cuối cùng, nó </i>
<i>thúc đẩy dân chủ, tạo điều kiện thuận lợi để chia sẻ thông tin và giải quyết </i>
<i>tranh chấp trong các vấn đề thương mại” (Frank Esquivel, “Mỹ và Brazil: </i>
Triển vọng đối tác an ninh quốc gia”, 2002) Chiến lược an ninh quốc gia của
chính quyền Clinton nhấn mạnh thêm rằng hiệp định như vậy sẽ không đối lập
với việc ủng hộ quyền công nhân, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.


Tầm quan trọng của FTAA cịn có thể được đánh giá bằng các cơ hội
mà quá trình hội nhập này sẽ mang lại thông qua quá trình mở rộng các thị


trường khu vực, hiện đại hoá cơ cấu sản xuất và thúc đẩy phát triển bền vững.
Một khi được thông qua, FTAA sẽ hoạt động như động lực thúc đẩy đầu tư,
cải cách, tính hiệu quả và tăng trưởng, phát triển trong khu vực Mỹ Latinh. Nó
sẽ mở rộng các thị trường, thúc đẩy tự do thương mại, và tăng vai trò, vị thế
của tất cả các bên tham gia ký kết. Các nguyên tắc thương mại mới của FTAA
sẽ làm tăng cường quy tắc luật, cải cách kinh tế bền vững khắp Tây bán cầu,
và tăng cường quy tắc dân chủ thống nhất các nước FTAA.


</div>
<span class='text_page_counter'>(85)</span><div class='page_container' data-page=85>

Hơn nữa, theo Báo cáo Phát triển con người của Liên Hiệp Quốc năm
2002, các nước hội nhập nhiều hơn với nền kinh tế tồn cầu chính là các nước
đạt được nhiều thành công nhất trong việc xố đói nghèo. Hoàn thành một
FTAA cũng sẽ tạo cơ hội đưa Châu Mỹ đạt tới sự tăng trưởng kinh tế ổn định,
cải thiện mức sống ở tất cả các nước FTAA.


<i>FTAA thúc đẩy tự do hoá trao đổi thương mại, đầu tư và tăng trưởng </i>
<i>kinh tế ở Châu Mỹ </i>


Tự do hố thương mại có vai trị quan trọng để tạo dựng sự thịnh vượng
ở Tây bán cầu. Hiện nay, nhiều rào cản về đầu tư và thương mại đang tiếp tục
gây cản trở đối với kinh doanh khắp khu vực này, sau khi hình thành, FTAA
sẽ xoá bỏ các hàng rào thuế quan hiện tại và giúp tránh việc hình thành hàng
rào thuế quan mới; xoá bỏ những hạn chế đối với việc trao đổi bn bán hàng
hố, dịch vụ và đầu tư. Việc xố bỏ các rào cản thơng qua FTAA này có thể
giúp các nước trong khu vực nhanh chóng trở thành các nền kinh tế cạnh
tranh.


Quả thực việc giải quyết được các rào cản về thương mại và đầu tư giúp
FTAA thúc đẩy trao đổi thương mại, đầu tư ở Châu Mỹ. Sau đây là một số
phân tích cho thấy rõ khẳng định này.



Các hàng rào quan thuế cao chính là rào cản cơ bản đã, đang tiếp tục
gây ảnh hưởng, khó khăn cho trao đổi thương mại. Các nhà sản xuất Mỹ đặc
biệt đối mặt với mức thuế rất cao đánh vào hàng xuất khẩu đến những nước
không phải là thành viên của NAFTA. Và đây cũng là tình huống đối với
nhiều nước Mỹ Latinh và Caribbe khác, những nước này phải trả mức thuế
quan cao khi thâm nhập vào thị trường của nhau hay thâm nhập vào nhiều
mảng thị trường vẫn còn bảo hộ cao ở Mỹ và Canada. Khi có FTAA, gần như
tất cả các thuế quan này sẽ được xoá bỏ.


</div>
<span class='text_page_counter'>(86)</span><div class='page_container' data-page=86>

<i>khăn cho các doanh nghiệp vừa. Lý do là việc phổ biến của “Nguyên tắc xuất </i>
<i>xứ” chứa đựng trong các hiệp định thương mại tự do khác nhau. Các nguyên </i>
tắc xuất xứ quyết định sản phẩm nào trong một hiệp định thương mại tự do có
đủ điều kiện được nhận các ưu tiên về thuế và các lợi ích khác từ hiệp định tự
do thương mại. Nhưng các thoả thuận tự do thương mại khác nhau thì có các
phương pháp và hình thức tính tốn khác nhau với việc quyết định nguồn gốc,
vì thế các doanh nhân phải tiếp tục đối mặt với một gánh nặng khi cố gắng
tiếp cận một thương trường Tây bán cầu mở rộng. FTAA sẽ mang đến cơ hội
để dung hoà tất cả các nguyên tắc xuất xứ từ các hiệp định song phương, tiểu
khu vực, đó là NAFTA, MERCOSUR, các hiệp định tự do thương mại giữa
Mỹ - Chile, hay Mexico - Bolivia, và một số hiệp định khác thành một loạt các
nguyên tắc xuất xứ thống nhất, đồng bộ để có thể chỉ dẫn việc đưa ra các
quyết định kinh doanh khắp châu Mỹ.


Tương tự, các doanh nghiệp khắp châu Mỹ vẫn phải đối mặt với một
loạt các biện pháp hạn chế thương mại và đầu tư - đó là các biện pháp phi thuế
quan. Các biện pháp này bao gồm tiêu chuẩn về sản phẩm không nhất quán,
chồng chéo và yêu cầu điều chỉnh do các quốc gia đặt ra mà các công ty phải
nhận biết và giải quyết nếu họ muốn thâm nhập thị trường của một nước. Các
biện pháp đó cũng bao gồm chế độ khách hàng để duy trì hơn nữa việc buôn
bán chứ không phải hạn chế vận chuyển và tiếp cận trong cạnh tranh với các


hợp đồng chính phủ. FTAA là một cơ hội để khắc phục các hạn chế đó.


</div>
<span class='text_page_counter'>(87)</span><div class='page_container' data-page=87>

kinh tế vĩ mơ đúng đắn và cải cách tài chính cũng như quy định ổn định có thể
giúp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, cơ hội kinh doanh, tạo cơng ăn việc làm, và
có thể mở rộng sự thịnh vượng giữa tất cả 34 nước tham gia.


<i>Lợi ích đối với khu vực kinh tế tư nhân: Không thể phủ nhận rằng trong </i>
những năm vừa qua lĩnh vực tư nhân khắp khu vực này đã có lợi vì các rào cản
với các nước láng giềng đã giảm xuống thông qua nhiều sáng kiến thương mại
tiểu khu vực. Khẳng định này rất đúng với trường hợp NAFTA, kể từ năm
1994, thương mại giữa Mỹ, Mexico, Canada đã tăng hơn hai lần. Đó cũng
chính là trường hợp MERCOSUR, trao đổi thương mại của tiểu khu vực này
tăng mạnh trong thập kỷ qua (trước cuộc khủng hoảng tài chính). Người tiêu
dùng và cơng ty địa phương khắp Châu Mỹ là những người cơ bản đã có lợi từ
làn sóng tư nhân hố của các ngành quốc doanh nhằm thích ứng với tự do hố
thương mại trong những năm 1990 - trong các lĩnh vực xây dựng đường xá,
viễn thông, và cơ sở hạ tầng quan trọng khác. Xem xét tương lai, bộ ngoại
giao Chile dự đoán rằng hiệp định thương mại tự do Mỹ - Chile sẽ là nền tảng
để hoàn thiện FTAA - sẽ tăng xuất khẩu của Chile tới Mỹ lên 18% trong thời
gian trung hạn. FTAA thậm chí có thể mang lại nhiều lợi ích hơn. Các nền
kinh tế mới về quy mơ sẽ được hình thành, đầu tư bên trong và bên ngoài sẽ
được tăng lên, sản xuất sẽ được thúc đẩy.


</div>
<span class='text_page_counter'>(88)</span><div class='page_container' data-page=88>

phẩm của Brazil, 95% các cơng ty có quy mơ nhỏ hay vừa, dự đoán chiếm 20
đến 25% tăng trưởng trong xuất khẩu trong năm năm tới.


Hiệp hội các nhà sản xuất quốc gia ước tính rằng FTAA có thể làm tăng
gấp 3 lần xuất khẩu hàng hoá chế biến của Mỹ tới Trung và Nam Mỹ trong
vòng 10 năm thực hiện. Khi khu vực này vẫn tiếp tục việc sử dụng tiến trình
FTAA để hướng tới một tương lai có thể mang lại sự phát triển và cơ hội lớn


hơn trên một nền tảng ổn định thì chắc chắn là các công ty vừa và nhỏ sẽ ngày
càng phát triển mở rộng hơn.


<i>FTAA có vai trò quan trọng với các nước đang phát triển ở khu vực </i>
<i>LAC: FTAA sẽ là một giải pháp tốt đối với các nước này như một phần bổ </i>
sung và thành phần không thể thiếu của chiến lược phát triển kinh tế toàn
diện. Sở dĩ như vậy là do:


<i>Trước hết, FTAA sẽ giúp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế qua việc khuyến </i>
khích cạnh tranh ở các thị trường nội địa, đẩy lùi lạm phát, và thúc đẩy đầu tư
từ cả nguồn trong nước và nước ngoài. Hơn nữa, cải cách để thực thi những
nghĩa vụ đặt ra từ FTAA sẽ thúc đẩy tính minh bạch của chính sách cơng và
đóng góp cho nỗ lực chống tham nhũng. Cùng với các cải cách kinh tế sâu
rộng trong nước, FTAA sẽ làm gia tăng đầu tư và trao đổi buôn bán khi nhiều
rào cản thương mại được tháo gỡ, chuẩn mực hoá các thủ tục hải quan và các
hoạt động thương mại quốc gia khác, và tạo ra một khn khổ để kiểm sốt
quan hệ thương mại giữa các nước đối tác. Đa số các lợi ích này xuất phát từ
việc tháo gỡ rào cản với hoạt động kinh tế ở mỗi nước, nhưng các nước này
cũng sẽ có lợi từ việc có thể bn bán và đầu tư trong thị trường khu vực rộng
mở. Khi đó, các doanh nghiệp có thể giảm được chi phí của mình và tăng hiệu
suất thơng qua giảm chi phí sản xuất và chun mơn hố nội ngành.


</div>
<span class='text_page_counter'>(89)</span><div class='page_container' data-page=89>

<i>Thứ hai, FTAA sẽ cung cấp một “hợp đồng bảo hiểm” (insurance </i>
policy) chống lại chủ nghĩa bảo hộ trong nước và ngoài nước. Tham gia vào
FTAA cũng sẽ củng cố thêm các cải cách kinh tế trong nước, khiến các nước
này trở nên hấp dẫn hơn với các nhà đầu tư nước ngoài. FTAA sẽ là nhân tố
quan trọng nhất trong việc thu hút đầu tư vì khi đưa ra các ưu tiên đầu tư của
mình, các nhà đầu tư sẽ vẫn để ý trước hết đến điều kiện kinh tế vĩ mô.


<i>Thứ ba, FTAA cùng với các hiệp định hội nhập tiểu khu vực và những </i>


cải cách điều chỉnh trong nước sẽ khiến các dự án về cơ sở hạ tầng khu vực trở
nên khả thi hơn và vì thế tăng cường mối liên kết kinh tế giữa các nước đối
tác, thực ra thì kể từ Hội nghị thượng đỉnh Miami, hội nhập thực chất của các
nước Mỹ Latinh đã được thúc đẩy bởi việc xây dựng các đường ống dẫn khí,
nối liền các đường dây điện, mở đường và hệ thống đường sắt.


<i>Thứ tư, FTAA sẽ làm tăng sự thịnh vượng kinh tế và ổn định chính trị </i>
của các thành viên khác. Điều này đặc biệt quan trọng vì các vấn đề ở mỗi
nước thường sẽ có ảnh hưởng lan tràn sang những nước lân cận và các đối tác
thương mại. Chẳng hạn như, việc duy trì tính tổng thể của Mercosur đã thúc
đẩy các lãnh đạo của Argentina, Brazil, và Uruguay hành động quả quyết
trong việc phản đối hành động táo bạo ở Paraguay năm 1996.


</div>
<span class='text_page_counter'>(90)</span><div class='page_container' data-page=90>

nhất trên thế giới, cần phải xem xét làn sóng hàng hố của Trung Quốc như
một động lực để thúc đẩy cuộc thương lượng tiến tới thành lập khu vực tự do
thương mại” (Thông tấn xã Việt Nam: Tin Kinh tế Quốc tế , số 6 - 2004). Nếu
được thành lập, FTAA sẽ cho phép các nước Mỹ Latinh được ưu tiên tiếp cận
vào thị trường Mỹ và như vậy họ có thể thu hẹp được tình trạng thất thế hiện
nay so với các công ty Trung Quốc. Hiệp định này cũng sẽ cho phép các công
ty Mỹ Latinh mở rộng dây chuyền sản xuất cho một thị trường gồm 34 nước
này và điều đó sẽ giúp họ giảm được giá thành sản phẩm. Đồng thời Hiệp định
tự do hố tồn châu lục cũng sẽ giúp họ tạo ra các cú hích kinh tế và một hành
lang pháp lý để tăng cường thu hút đầu tư nước ngoài vào Mỹ Latinh.


<i><b>3.2.1.2. Tác động tiêu cực </b></i>



</div>
<span class='text_page_counter'>(91)</span><div class='page_container' data-page=91>

Các cơ chế thương mại FTAA trực tiếp tác động đến cuộc sống của
người lao động, cộng đồng và môi trường. Hãy xem xét xem các quy tắc của
FTAA có tác động đến các vấn đề cơ bản như phúc lợi xã hội, an ninh môi
trường, an ninh lương thực và an ninh kinh tế, an ninh văn hoá và an ninh


chung như thế nào.


<i>a. Phúc lợi xã hội: FTAA có thể tác động xấu tới hệ thống phúc lợi xã </i>
<i>hội Tây bán cầu </i>


Có ít bằng chứng cho thấy các quy tắc FTAA được đưa ra nhằm cung
cấp điều kiện cho phúc lợi xã hội. Nói chung, các chính phủ thường chịu trách
nhiệm về việc cung cấp hệ thống phúc lợi xã hội thơng qua các chương trình
về y tế, giáo dục và trợ giúp xã hội. ở một số nước, việc cung ứng nước, điện,
bưu chính, chăm sóc trẻ em, và các dịch vụ vận tải được hiểu là một phần của
hệ thống phúc lợi xã hội. Những cung ứng này giữa các nước có sự khác nhau,
các chương trình điều chỉnh cơ cấu do Ngân hàng Thế giới (WB) và Quỹ tiền
tệ quốc tế (IMF) áp đặt đối với các chính phủ Nam (chính phủ những nước
đang phát triển) kể từ những năm 1980 chắc chắn đã làm yếu đi các chương
trình xã hội và dịch vụ cộng đồng dành cho người dân Châu Mỹ ngoài Canada
và Mỹ. FTAA sẽ có thể làm tăng thêm sự xói mòn về phúc lợi xã hội này khắp
vùng Tây bán cầu.


</div>
<span class='text_page_counter'>(92)</span><div class='page_container' data-page=92>

Hiện mọi vấn đề trong FTAA vẫn còn đang trên bàn đàm phán. Dự thảo
FTAA sẽ mở rộng quy chế “Đối xử quốc gia” tới lĩnh vực trợ cấp, có nghĩa là
các chính phủ khơng cịn bao cấp trường học và bệnh viện công. FTAA bao
gồm các quy tắc về “điều chỉnh trong nước” sẽ được áp dụng trong mọi lĩnh
vực. Cùng với quyền khởi kiện chính phủ của các tập đồn dịch vụ (những
chính phủ không tuân theo các quy tắc mới này) phạm vi hoạt động này được
thiết lập cho sự tấn công toàn lực với hệ thống phúc lợi xã hội. Với các quy tắc
đề xuất mới này, các công ty dịch vụ giáo dục, y tế vì lợi nhuận của nước
ngoài và các cơng ty dịch vụ xã hội khác sẽ có quyền thiết lập một “sự hiện
diện thương mại” ở bất cứ đâu trên Tây bán cầu. Họ sẽ có quyền cạnh tranh
với các tổ chức công như bệnh viện, trường học và các trung tâm trông trẻ ban
ngày. Các tiêu chuẩn y tế, giáo dục, chăm sóc trẻ em sẽ là chủ đề cho các quy


tắc thương mại và suy xét để đảm bảo chúng không phải là một trở ngại với
thương mại.


<i>b. An ninh môi trường </i>


Như thoả thuận hiện nay, dự thảo FTAA khơng có các điều khoản hay
đảm bảo cho an ninh môi trường. Năm 1994, nhiệm vụ ban đầu đối với các
cuộc đàm phán FTAA bao gồm một hứa hẹn “đảm bảo phát triển bền vững
trong khi vẫn bảo vệ được mơi trường”. Hai năm sau đó, một hội nghị thượng
đỉnh quan trọng về phát triển bền vững được tổ chức ở Bolivia, hội nghị đã đạt
tới được 65 sáng kiến được biết đến như Kế hoạch hành động Santa Cruz. Mặc
dù các nhóm môi trường đã vắng mặt đáng kể từ hội nghị thượng đỉnh Bolivia,
nhưng Kế hoạch Santa Cruz kêu gọi hình thành một cơ quan mới, Uỷ ban liên
Châu Mỹ về phát triển bền vững OAS (Tổ chức các nước Châu Mỹ). Đến hội
nghị thượng đỉnh Châu Mỹ Santiago 1998, mục tiêu và chương trình cho sự
phát triển bền vững đã được đưa ra từ nhiệm vụ đàm phán mới của FTAA.


</div>
<span class='text_page_counter'>(93)</span><div class='page_container' data-page=93>

chuẩn môi trường để thu hút đầu tư. Tuy nhiên, trên thực tế điều khoản này
khơng có nhiều ý nghĩa. Hơn nữa, dự thảo FTAA đã khơng tính đến chi phí về
môi trường đi liền với nhiều mục tiêu của hiệp định nhằm làm tăng sản lượng
và xuất khẩu các sản phẩm gỗ, khoáng sản, năng lượng và cá. Thực tế, bản dự
thảo FTAA đã ngăn cản các chính phủ sử dụng những cơng cụ chính sách như
thuế xuất khẩu với mục đích bảo tồn nguồn tài nguyên thiên nhiên.


Như thế, FTAA cũng sẽ đặt ra đe doạ lớn tới khả năng bảo vệ nguồn tài
nguyên thiên nhiên của các quốc gia - dân tộc hay duy trì các quy định và tiêu
chuẩn bảo vệ môi trường và sức khoẻ công dân nước họ. Các công cụ để bảo
vệ quy định và tiêu chuẩn của chính phủ hiện bị kiềm chế bởi các điều khoản
SPS và TBT trong hiệp định này. Tuy nhiên, đe doạ lớn nhất với môi trường lại
xuất phát từ sự mở rộng các quy tắc về đầu tư của chương 11 trong NAFTA


tới FTAA. Các nước sống trong cơ chế NAFTA đã bị tác động bởi nguyên tắc
nhà đầu tư-quốc gia của NAFTA. Điều cốt yếu là với các quy định về đầu tư
trong FTAA, tất cả các chính phủ đều phải chuẩn bị phải trả giá đắt để bảo vệ
hệ sinh thái học, các quan ngại về sức khoẻ con người và động vật trong
khuôn khổ nhiệm vụ của họ.


<i>c. An ninh lương thực </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(94)</span><div class='page_container' data-page=94>

Vì Hiệp định của WTO về nông nghiệp - hiệp định này được đưa vào
kết hợp trong hiệp định FTAA - chủ yếu được phác thảo để tăng cường sản
xuất cây trồng xuất khẩu, nên nhiều vùng đất sản xuất lương thực có giá trị ở
các nước Mỹ Latinh sẽ được dùng cho việc sản xuất định hướng xuất khẩu
hơn là sản xuất lương thực để phục vụ nhu cầu của người dân. Chẳng hạn như
trường hợp Argentina, hiện nước này sử dụng hầu hết diện tích đất nơng
nghiệp để sản xuất các sản phẩm xuất khẩu. “Hiện nay, Argentina là nước
xuất khẩu dầu hướng dương, dầu đậu nành, bột mì, táo lê lớn nhất thế giới; là
nước xuất khẩu lớn thứ hai thế giới về các sản phẩm ngũ cốc, bún miến, mật
ong; là nhà xuất khẩu thứ tư thế giới về thịt, bông và rượu, và xuất khẩu lớn
thứ năm thế giới về lúa mì” [60, trang 21]. Kết quả là, an ninh lương thực và
đói nghèo đã phát triển mạnh ở chính nước sản xuất nơng nghiệp này.


</div>
<span class='text_page_counter'>(95)</span><div class='page_container' data-page=95>

<i>d. An ninh kinh tÕ </i>


Có nhiều quan điểm cho rằng bản thân các quy tắc của FTAA không
được phác thảo cơ bản để đảm bảo an ninh về kinh tế cho người lao động và
cộng đồng. Ngược lại, tự do hoá thương mại và đầu tư cho phép các công ty
xuyên quốc gia chuyển trung tâm sản xuất, vốn, và sản phẩm của họ từ nước
này sang nước khác, không bị giới hạn bởi sự can thiệp và điều chỉnh của
chính phủ, nhằm nắm được lợi thế của các điều kiện lao động rẻ. Trong khi
các quy tắc về đầu tư của FTAA thiết lập và đảm bảo “quyền” của các doanh


nghiệp, khơng có điều khoản lao động nào đảm bảo hay bảo vệ quyền của
người lao động. Mặc dù tất cả các chính phủ được khuyến khích trong bản dự
thảo khơng làm suy yếu các tiêu chuẩn lao động của mình nhằm thu hút đầu
tư nước ngồi, nhưng cũng khơng có biện pháp nào để ngăn chặn chính phủ ở
những nước nghèo hơn hạ thấp các luật về mức lương tối thiểu của họ để đạt
<b>được mục đích này. </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(96)</span><div class='page_container' data-page=96>

trạng bấp bênh về kinh tế. Như trên đã đề cập, được bảo vệ bởi các công cụ
quyền lực của FTAA như “Quy chế tối huệ quốc” và “Đối xử quốc gia”, các
công ty có trụ sở ở Mỹ và Canada có thể chuyển đến các nước khác ở châu
Mỹ, khơng chỉ có được lợi thế về nhân cơng rẻ mà còn tác động tiêu cực tới
các ngành công nghiệp và doanh nghiệp địa phương khi họ đòi hỏi quy chế
đối xử công bằng. Đối với nhiều nước đang phát triển, yêu cầu xoá bỏ các
hàng rào thuế quan có thể dẫn đến sự tràn ngập hàng tiêu dùng nhập khẩu, vì
thế làm cho nến kinh tế của họ còn dễ bị tổn thương hơn. Và các điều kiện an
ninh kinh tế có thể càng yếu đi do các chính phủ sẽ khơng cịn khả năng hạn
chế đầu tư vào hệ thống tiền tệ của họ bằng việc kiểm sốt các dịng vốn chảy
vào trong nước hay dịng vốn đưa ra bên ngồi.


<i>e. An ninh văn hoá </i>


Cỏc tho thun về dịch vụ của cả WTO và FTAA có thể là mục tiêu
chính sách của chính phủ khắp thế giới, các chính phủ nỗ lực bảo vệ ngành
văn hoá trong nước và đề cao đa dạng văn hoá. Văn hoá được xem là một
ngành trong cả GATs và thoả thuận dịch vụ của FTAA. Sở dĩ như vậy vì nước
Mỹ coi văn hố như một ngành kinh doanh lớn phải được đưa vào quy tắc của
thị trường này. Trên thực tế, theo báo cáo phát triển con người của Liên hợp
quốc gần đây, các sản phẩm được sản xuất hàng loạt của văn hoá phổ cập
châu Mỹ hiện cấu thành nên ngành xuất khẩu lớn nhất từ nước Mỹ.



Mỹ muốn sử dụng giải pháp thương mại này để mở cửa các thị trường
còn đóng với ngành giải trí. Một sự phối hợp lớn, được tổ chức tốt đã tạo nên
mối liên kết giữa ngành giải trí, truyền thơng và cơng nghệ thơng tin của Mỹ
với nhau trong một mặt trận chung để phản đối những biện pháp bảo vệ văn
hoá ở các quốc gia khác.


</div>
<span class='text_page_counter'>(97)</span><div class='page_container' data-page=97>

đẩy mạnh một văn hố đồng nhất khắp tồn cầu. Nhưng cũng có sự phản ứng
dữ dội ở nhiều nơi trên thế giới, có một quan điểm ngày càng tăng là văn hố
khơng giống như sản phẩm khác như sắt thép hay các linh kiện máy tính.
Thơng qua các chương trình đầu tư, điều chỉnh về nội dung, và các cơ chế
chính sách cơng khác, nhiều nước đang khuyến khích những người nghệ sĩ,
nhà văn, và nhạc sĩ trong nước bảo vệ truyền thống văn hố của mình. Ngày
càng nhiều người coi văn hố như di sản q giá nhất mà nếu khơng có thì họ
sẽ khơng có nguồn gốc hay tâm hồn. Đối với nhiều người thì giá trị văn hố
khơng phải là tiền; thế nên biến văn hoá thành hàng hố có nghĩa là phá hoại
văn hố.


<i>f. An ninh chung </i>


Như bản phác thảo, FTAA sẽ gần như chắc chắn thúc đẩy việc tái vũ
trang ở Mỹ Latinh. Trong lịch sử, Mỹ đã luôn triển khai lực lượng quân sự ở
Mỹ Latinh khi lợi ích tập thể và kinh tế của họ bị đe doạ. “Hiện nay, chế độ
thương mại tân tự do như WTO và FTAA được phác thảo nhằm thúc đẩy và
bảo vệ chủ nghĩa quân phiệt và cuộc chạy đua vũ trang toàn cầu. Gắn vào tất
cả các chế độ thương mại hiện đại là cái gọi là điều khoản “sự miễn trừ an
ninh”, cho phép bất cứ chính phủ nào tiến hành những hành động được cho là
cần thiết để bảo vệ lợi ích an ninh quốc gia của họ”[60, trang 32]. Theo cách
diễn đạt chuẩn từ Điều khoản XXI của hiệp định chung về thương mại và thuế
quan, điều này bao gồm “buôn lậu vũ khí, đạn dược, tiến hành chiến tranh và
bn lậu các loại hàng hố và ngun liệu khác như được xúc tiến trực tiếp vì


mục đích cung cấp lực lượng quân sự cần có trong thời chiến hay trong tình
trạng khẩn cấp khác trong quan hệ quốc tế”. Nói cách khác, điều khoản miễn
trừ an ninh trong WTO và FTAA cung cấp cho các cường quốc quân sự như
Mỹ tất cả các công cụ cần thiết để hỗ trợ ngành vũ khí và xây dựng lực lượng
quân sự ở Mỹ Latinh thông qua chính trao đổi thương mại.


</div>
<span class='text_page_counter'>(98)</span><div class='page_container' data-page=98>

cho Colombia để giúp chính phủ nước này trong cuộc chiến chống ma tuý và
cuộc chiến chống phong trào du kích cánh tả của họ trên đất nước này. Hỗ trợ
quân sự của Mỹ bao gồm cả máy bay trực thăng quân sự mới và đào tạo lực
lượng vũ trang Colombia. Tuy nhiên, đối với Mỹ, việc duy trì ưu tiên chiến
lược chính là nhằm bảo vệ lợi ích của các tập đồn dầu mỏ của họ ở
Colombia. Đối với nhiều nước Mỹ Latinh, Kế hoạch Colombia thể hiện lo
ngại của người dân về việc tái vũ trang trong khu vực này. Người dân ở đây
mất nhiều thập kỷ đấu tranh và kháng cự để tống khứ lực lượng quân đội đã
thống trị Mỹ Latinh trong suốt thế kỷ 20. Tuy nhiên, tất cả các xu hướng tái
vũ trang này có thể được củng cố dưới tác động của FTAA. Việc sử dụng
buôn bán vũ khí để thúc đẩy và bảo vệ lợi ích hợp nhất không chỉ được hai cơ
chế thương mại này đảm bảo, mà quyền để làm được việc đó cũng sẽ được mã
hoá trong luật quốc tế. Hơn nữa bất cứ nỗ lực nào thách thức tới việc hỗ trợ
cuộc chạy đua vũ trang hay xây dựng lực lượng quân sự ở Mỹ Latinh sẽ phải
đối mặt với nhiều cơ chế thực thi bắt buộc của FTAA và các hình thức trừng
phạt kinh tế.


<i><b>3.2.2. Tác động của việc thành lập FTAA đối với thế giới và Việt Nam </b></i>


Việc thành lập FTAA có tác động nhiều đến kinh tế thế giới trên cả hai
<i><b>mặt tích cực và tiêu cực, cụ thể là: </b></i>


- FTAA sẽ từng bước thúc đẩy tiến trình tồn cầu hoá kinh tế, thúc đẩy
xu thế liên kết kinh tế của các châu lục khác. Với những lợi ích to lớn mà mỗi


nước trong khu vực này sẽ thu được như trên đã phân tích, việc thành lập được
FTAA sẽ để lại kinh nghiệm quan trọng cho các khu vực khác là: để khu vực
có thể đạt được sự phát triển hiệu quả và ổn định thì trước hết cần phải có sự
kết hợp chặt chẽ trong nội bộ khối, nội bộ khu vực.


</div>
<span class='text_page_counter'>(99)</span><div class='page_container' data-page=99>

- FTAA có lợi cho việc tăng tổng tiềm lực kinh tế quốc dân của các
nước châu Mỹ, từ đó sẽ đẩy mạnh phát triển mậu dịch và đầu tư quốc tế.


- Một khu vực mậu dịch tự do Châu Mỹ thành cơng sẽ định hình nên
các quy tắc cho tồn cầu hố và thương mại thế giới bằng việc giải quyết các
tiêu chuẩn lao động, bảo vệ môi trường và các vấn đề quan trọng khác


Nhưng một vấn đề đặt ra là liệu việc thành lập một khu vực mậu dịch tự
do như vậy có làm phân chia lại bản đồ kinh tế thế giới hay khơng? Thế giới
có bị cắt sẻ theo khu vực chứ không thể thực hiện được mục tiêu tồn cầu hố
kinh tế như nhiều nhà quan sát lo ngại không. Chắc chắn quá trình này cũng
sẽ có tác động đến các trung tâm kinh tế thế giới, các cường quốc kinh tế cũng
như tác động đến các nước nghèo, đang phát triển ở châu Phi, châu á bởi một
khi được thành lập FTAA sẽ tạo ra môi trường cạnh tranh quốc tế quyết liệt
hơn, khắc nghiệt hơn và các nước yếu thế chắc chắn chính là những nước bị
thiệt hại nhiều hơn cả. Tuy nhiên, các tác động cụ thể của FTAA đối với thế
giới như thế nào chỉ được trả lời xác đáng khi FTAA chính thức được thành
lập.


<i>Tác động đối với Việt Nam </i>


Khi được thành lập, FTAA sẽ là một khu vực mậu dịch tự do lớn nhất
thế giới, có ảnh hưởng không những đối với các nước trong khu vực, mà cịn
có tác động lớn đến nền kinh tế thế giới, Việt Nam đang trong quá trình hội
nhập kinh tế quốc tế sẽ đương nhiên không nằm ngồi vịng tác động đó.



</div>
<span class='text_page_counter'>(100)</span><div class='page_container' data-page=100>

châu Mỹ trong những năm vừa qua đã tạo ra “lực đẩy” cho các doanh nghiệp
Việt Nam khai phá thị trường Mỹ Latinh đầy tiềm năng, có kinh tế phát triển
năng động. Đây cũng là cơ hội để Việt Nam phối hợp với các nước này tại các
diễn đàn đa phương và các tổ chức quốc tế mà đặc biệt là WTO. Trong những
năm vừa qua, cơ cấu thị trường của Việt Nam có sự chuyển dịch đáng kể, tỷ
trọng xuất khẩu sang châu á, châu Phi và châu Âu giảm trong khi đó sang
châu Đại Dương và châu Mỹ tăng. Từ năm 2001 đến năm 2006, kim ngạch
hai chiều Việt - Mỹ tăng hơn 8 lần, trong đó xuất khẩu của Việt Nam sang
Hoa Kỳ từ 1 tỷ đô la Mỹ năm 2001 đã tăng lên 8,7 tỷ đôla Mỹ năm 2006, kim
ngạch xuất khẩu sang Mỹ hiện chiếm khoảng 20% tổng giá trị xuất khẩu của
Việt Nam (thống kê của Bộ Thương mại Việt Nam). Đồng thời, kim ngạch
nhập khẩu theo châu lục của Việt Nam cũng tăng đối với châu Mỹ (chiếm
4,6% tổng kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam).


Như thế có nghĩa châu Mỹ có vị trí ngày càng lớn đối với phát triển
kinh tế Việt Nam. Việc thành lập FTAA có cả các tác động tích cực cũng như
tiêu cực đối với Việt Nam.


- Thâm nhập vào thị trường Mỹ và khu vực châu Mỹ dường như khó
khăn hơn nhiều vì khi được thành lập, hoạt động thương mại khu vực này sẽ
sôi nổi hơn, trao đổi thương mại giữa các nước trong khối không bị hạn chế
bởi các rào cản thương mại, thúc đẩy trao đổi thương mại trong nội bộ khối.
Trong khi đó cơ cấu hàng hố Việt Nam xuất sang khu vực này chủ yếu là các
sản phẩm nông nghiệp, sản phẩm thô mà nhiều nước trong khu vực này cũng
có thế mạnh như cà phê, cao su, thuỷ sản thô, cho nên chắc chắn tự do thương
mại khu vực này sẽ ảnh hưởng đến xuất khẩu của Việt Nam. Để khắc phục
được tình huống này Việt nam cần có chiến lược tăng cường năng lực cạnh
tranh, nâng cao chất lượng sản phẩm và đa dạng hoá sản phẩm.



</div>
<span class='text_page_counter'>(101)</span><div class='page_container' data-page=101>

- ảnh hưởng gián tiếp: FTAA có thể sẽ tạo ra cạnh tranh giữa các nền
kinh tế lớn, các khu vực kinh tế, cạnh tranh quốc tế khốc liệt hơn và tình hình
này đương nhiên ảnh hưởng đến các nước nhỏ, nước nghèo. Việt Nam cũng sẽ
bị tác động, vì thế Việt Nam phải có chiến lược thâm nhập lâu dài vào các thị
trường đã có, các thị trường truyền thống và chủ động khai phá các thị trường
mới để tạo cơ sở vững chắc đối phó với các tác động đó.


Tuy nhiên, châu Mỹ nói chung, Mỹ Latinh nói riêng vẫn là một thị
trường mới, năng động và đầy tiềm năng cho nên chắc chắn Việt Nam cũng sẽ
thu được nhiều lợi ích, có nhiều cơ hội kinh doanh một khi biết phát huy các
lợi thế so sánh của mình.


<b>3.3. Xu hướng, triển vọng và giải pháp cho việc thành lập FTAA </b>


<i><b>3.3.1. Xu hướng, triển vọng </b></i>


Triển vọng - xu hướng của các cuộc đàm phán FTAA chủ yếu phụ
thuộc vào các vấn đề sau:


- Liệu tăng trưởng kinh tế có đủ để duy trì sự ủng hộ của dân chúng cho
cải cách về thương mại và các cải cách khác về kinh tế?


- ý chí chính trị của các quốc gia thương mại hàng đầu đối với việc xây
dựng một chế độ tự do mậu dịch mang lại lợi ích cho tất cả các bên.


- Liệu xung đột về chính trị ở một số nơi có làm xói mịn sự ủng hộ cho
các cải cách mới về thương mại - hay tồi tệ hơn là quá tiêu cực vì dẫn đến một
làn sóng “các quốc gia thất bại” mà hậu quả là không cho phép họ tham gia
trong một hiệp định Tây bán cầu?



</div>
<span class='text_page_counter'>(102)</span><div class='page_container' data-page=102>

Thực tế cho thấy, hiện tại vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức khiến cho
các cuộc đàm phán FTAA đang bị đình trệ, đó là:


- Trong khi nhiều nước Nam Mỹ một thời nhiệt thành ủng hộ FTAA thì
suy thối kinh tế toàn cầu đã làm cho các nước lớn như Argentina phải tính
đến các hàng rào thương mại để bảo vệ nền kinh tế trong nước và coi đó là
cách thức duy nhất để ổn định nền kinh tế. Trong bài phát biểu tại Hội nghị
cấp cao của Tổ chức các nước châu Mỹ (OAS), Ngoại trưởng Ngoại giao Mỹ
đương nhiệm Colin Powell đã nhắc lại năm 2005 là năm mục tiêu để phê
chuẩn FTAA, nhưng cuối cùng mục tiêu đó đã khơng thực hiện được do nhiều
chính phủ ở Mỹ Latinh vẫn bày tỏ những hồi nghi sâu sắc.


- Việc thông qua Quyền đàm phán thương mại đặc biệt của Tổng thống
Mỹ (TPA) cho Tổng thống Mỹ năm 2002 đã cho phép các quan chức thương
mại Mỹ đặt toàn bộ các hàng rào thương mại của Mỹ trên bàn đàm phán mà
không có ngoại lệ. Nhưng cho đến tháng 7 năm 2007, chỉ vài giờ sau khi hiệp
định tự do thương mại giữa Mỹ và Hàn Quốc được ký, TPA hết hiệu lực và
Quốc hội Mỹ quyết định không gia hạn quyền này cho Tổng thống đương
nhiệm G.Bush nữa. Đây cũng được coi là một thách thức lớn cho tiến trình
đàm phán FTAA.


- Khó khăn từ yêu cầu đồng thuận: Tiến trình FTAA đang đứng trước
thách thức bởi vì nó địi hỏi phải có sự đồng thuận. Lợi ích của các nước cụ
thể hay các khối đàm phán có thể bị bỏ qua. Chẳng hạn như, Mỹ muốn tính
đến cả các điều khoản về quyền lao động và môi trường trong FTAA. Nhiều
nước FTAA đã phản đối gay gắt đề xuất này, nhưng cuối cùng Mỹ cũng đã
điều chỉnh với việc thành lập thêm Uỷ ban đại diện các chính phủ về sự tham
gia của xã hội dân sự. Để đạt được sự đồng thuận trong một khu vực có trình
độ phát triển kinh tế đa dạng như châu Mỹ chắc chắc là một việc không dễ
dàng.



</div>
<span class='text_page_counter'>(103)</span><div class='page_container' data-page=103>

Chính thử thách về kinh tế và bất ổn về chính trị đã khiến nhiều nước tham gia
miễn cưỡng theo đuổi một FTAA.


- Chính sách bảo hộ nông nghiệp của Mỹ cũng là nguyên nhân quan
trọng dẫn đến sự bế tắc của tiến trình đàm phán FTAA. Đây là nước xuất khẩu
nông nghiệp lớn nhất trên thế giới; 1/3 sản lượng mùa màng là dành cho xuất
khẩu, nông nghiệp là ngành duy nhất ln có thặng dư thương mại của Mỹ.
Mỹ ln lớn tiếng địi hỏi tự do hơn trong tiếp cận thị trường nước ngoài cho
các sản phẩm xuất khẩu của mình, trong khi ln tìm cách nâng rào cản thuế
quan và phi thuế quan để ngăn chặn nhập khẩu sản phẩm nông nghiệp. Tổng
thống Bush ký một luật tăng trợ cấp cho nông dân Mỹ lên tới 70% hồi tháng 5
năm 2002, trong khi đề xuất cắt giảm bảo hộ mạnh mẽ, tình hình bảo hộ của
Mỹ vẫn không thay đổi. Như thế có thể thấy rõ ràng là chính sách nông
nghiệp của Mỹ chứa những mâu thuẫn nội tại và cần cải cách, nếu Mỹ không
nhượng bộ trong vấn đề này thì triển vọng của FTAA vẫn cịn nhiều thách
thức.


<i>TriĨn väng l¹c quan </i>


Với những khó khăn nói trên, tất cả các nước tham gia đàm phán đều
nhận thấy để đạt được hiệp định này thì cần phải có sự thoả hiệp. Tiến trình
đàm phán được xây dựng cẩn thận trong nhiều năm và các nhà thương thuyết
cần hiểu các đối tác khác rất rõ. Sự trợ giúp về chuyên môn trong đàm phán
thương mại được cung cấp cho các nước yếu kém hơn. Có lẽ quan trọng nhất
là hầu như tất cả các nước liên quan đều mong muốn nỗ lực hội nhập Tây bán
cầu thành cơng vì họ thấy được điều đó sẽ có lợi cho các nhu cầu phát triển
của đất nước mình.


Tuy cho đến thời điểm này, FTAA chưa được thành lập nhưng triển


vọng vẫn tích cực vì:


</div>
<span class='text_page_counter'>(104)</span><div class='page_container' data-page=104>

thiết đối với thành công của các cuộc đàm phán FTAA) và các động thái khác
gần đây đã tạo nền tảng cho “sự lạc quan mong manh” về tương lai các cuộc
đàm phán Khu vực mậu dịch tự do châu Mỹ FTAA.


- Một số nước LAC bị tác động bởi các chính phủ hoạt động không hiệu
quả và đối mặt với sự phản đối chủ nghĩa dân tuý nhưng các vấn đề cai trị của
họ dường như không chuyển thành một cuộc khủng hoảng của “các quốc gia
thất bại”. Các chế độ dân chủ vẫn còn yếu kém ở một vài nước LAC, thế
nhưng các chế độ cánh tả hay cánh hữu có một số lựa chọn có thể thực hiện
được để tiếp tục theo đuổi các cải cách thương mại và đầu tư nếu như các
ngành và đội ngũ công nhân của họ sánh kịp với các nhà cạnh tranh tồn cầu.
Các chính sách thay thế nhập khẩu đã thất bại trong các thập kỷ qua và thậm
chí khơng thể thực hiện được trong một thế giới của thị trường ngày càng tồn
cầu hố, ngày nay các nước cần phải thích nghi nhanh chóng hơn đối với các
động thái thay đổi chóng mặt trong các thị trường tồn cầu, khơng thay đổi có
nghĩa là tụt hậu. Hơn nữa, các nước có nền kinh tế tương đối khép kín như
Brazil và Argentina, cần phải nhanh chóng mở rộng xuất khẩu để đạt được các
mục tiêu tăng trưởng của mình - và các cuộc đàm phán FTAA, WTO đem lại
triển vọng cho việc tiếp cận ngày càng lớn đối với các thị trường lớn nhất thế
giới.


- Đại diện của hai nước đồng chủ toạ của FTAA, Mỹ và Brazil, đã gặp
nhau vào cuối tháng 2 năm 2005 để bàn về việc mở lại các vòng đàm phán
FTAA. Trong đầu năm 2005 chính phủ Mỹ đã thông báo khả năng sẽ cắt giảm
các bảo hộ nông nghiệp - một vấn đề xung đột chính đã làm tê liệt các cuộc
đàm phán trước đây giữa Mỹ và Brazil. Động thái mới này sẽ là một động cơ
tích cực cho việc xúc tiến thành lập FTAA.



</div>
<span class='text_page_counter'>(105)</span><div class='page_container' data-page=105>

triển kinh tế, như quan hệ Mỹ - Mexico vì sự thịnh vượng (quan hệ này sẽ thúc
đẩy tăng trưởng kinh tế ở các lĩnh vực mà Mexico đang bị tụt hậu) và Kế
hoạch Puebla Panama (một sáng kiến được tạo ra bởi Tổng thống Mexico
Vicente Fox và các nước Trung Mỹ) với mục đích hợp tác cùng giải quyết các
vấn đề về cơ cấu chiến lược, sẽ đóng góp nhiều cho quỏ trỡnh ny.


<i><b>3.3.2. Giải pháp </b></i>



Chỡa khoỏ cho sự thành công của FTAA, đối với cả Mỹ và Brazil là thoả
thuận về các cải cách trong lĩnh vực tiếp cận thị trường, bao gồm cả lĩnh vực
nơng nghiệp và các hàng hố, dịch vụ khác, tức là bao gồm cả việc tự do hoá
các loại thuế quan và hạn ngạch hiện tại cộng với cải cách về điều tiết và các
hoạt động hành chính cản trở khả năng bán hàng ở thị trường nước ngoài (bao
gồm cả các mức độ phân biệt đối xử và các thủ tục hải quan, các cải cách về
đầu tư vào lĩnh vực cụ thể, và các chính sách giảm nhập khẩu - đặc biệt là giấy
thơng hành an tồn). Theo tác giả Jeffrey J.Schott trong bài viết “Có hay
khơng Khu vực mậu dịch tự do châu Mỹ” thì “Việc mở rộng các cơ hội mới
cho thương mại và đầu tư ở Tây bán cầu là một điều kiện tiên quyết để có
được một FTAA hoàn thiện và đảm bảo sự phê chuẩn của các cơ quan luật
pháp quốc gia”.


</div>
<span class='text_page_counter'>(106)</span><div class='page_container' data-page=106>

danh sách các thực thể - những người mua sẽ phải thực hiện các nghĩa vụ mới
này.


Liên quan đến lĩnh vực dịch vụ, kết quả được mong đợi là một thoả
thuận về “danh sách tiêu cực” bao gồm tất cả các lĩnh vực dịch vụ tuỳ theo các
nghĩa vụ FTAA ngoại trừ lĩnh vực đã được liệt kê rõ ràng này - với các ngoại
lệ hy vọng giữ ở mức tối thiểu. Tuy nhiên kết quả có vẻ thực thi hơn là làm
tăng thêm các cam kết WTO dựa trên cơ sở từng lĩnh vực, với trọng tâm đặc
biệt vào dịch vụ cơ sở hạ tầng và thương mại điện tử.



Liên quan đến vấn đề nợ nước ngoài: hiệp định thương mại này phải
bao gồm một chiến lược ổn định và cân bằng cho hội nhập về xã hội, trong đó
vấn đề nợ nước ngoài cần phải được giải quyết như một phần của chiến lược
này, bởi vì nợ nước ngồi vẫn có một tác động rất xấu đến các nền kinh tế ở
hầu hết các nước FTAA, nó làm giảm mạnh khả năng đầu tư của các chính
phủ vào các lĩnh vực phát triển then chốt như nhà ở, hệ thống y tế, giáo dục,
mơi trường. Các chính phủ buộc phải sử dụng sai mục đích các nguồn tài
chính để thanh tốn chi phí nợ và trả lãi cho các khoản nợ đó. FTAA nên giải
quyết hiệu quả và tạo ra các cơ cấu thực thi luật pháp, các chương trình điều
chỉnh cơ cấu đã tồn tại trong khu vực trong suốt hai thập kỷ qua.


</div>
<span class='text_page_counter'>(107)</span><div class='page_container' data-page=107>

điều chỉnh với tính cạnh tranh mở rộng hơn. Đặc biệt, nếu cần thiết nên dành
cho các nước nhỏ có nhiều thời gian hơn để thực hiện các cam kết tự do hoá
và quy tắc thương mại mới đối với các sản phẩm hay lĩnh vực nhất định và
trên nền tảng từng nước và từng trường hợp. Hơn nữa, phụ thuộc vào nội dung
trọng yếu của FTAA, các nước này có thể cần phải cải tạo các năng lực hành
chính của mình, hay phát triển các thể chế khu vực để hoàn thiện hay bổ sung
chúng, nhằm đáp ứng các yêu cầu của một hiệp ước thương mại mới. Trong
một số trường hợp, các nền kinh tế nhỏ sẽ cần có sự trợ giúp về chun mơn
và tài chính để nâng cao khả năng cam kết và quản lý chính sách bắt buộc từ
các nghĩa vụ thương mại mới nhằm hỗ trợ các dự án về cơ sở hạ tầng mới. Hỗ
trợ đó sẽ giúp họ giải quyết các vấn đề điều chỉnh rắc rối như chính sách cạnh
tranh, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, và giám sát các ngành dịch vụ tài chính.


Cho đến nay, vẫn khơng có một tiếp cận cân bằng với tranh luận về
FTAA. Vẫn có một khoảng cách rõ ràng trong nhận thức về lợi ích của hội
nhập thương mại giữa các chuyên gia và tồn xã hội nói chung. Tăng nhận
thức của công chúng về cơ hội mà hội nhập thương mại đem lại cho chương
trình thương mại trong nước là một việc quan trọng với q trình này. Chính vì


thế, để cho phép các chính phủ Tây bán cầu tiến đến một chương trình hợp tác
mang lại sự phát triển, các nhà lãnh đạo khắp châu Mỹ phải thuyết phục cơng
dân của mình rằng hội nhập Tây bán cầu là một cách để mang lại các cơ hội
mới tăng mức sống của người dân.


Các tác động tiêu cực của mậu dịch tự do có thể được kiểm sốt thơng
qua việc cắt giảm dần các hàng rào thuế quan, kiểm soát được các nguồn vốn.
Các nước Mỹ Latinh cũng phải nỗ lực thu hút đầu tư nước ngoài để xây dựng
cơ sở hạ tầng và tăng cường sức bật về kinh tế, từ đó thúc đẩy động cơ hội
nhập.


</div>
<span class='text_page_counter'>(108)</span><div class='page_container' data-page=108>

đẳng, xét đến lợi ích của tất cả các nền kinh tế sẽ đảm bảo cho FTAA nhận
được sự ủng hộ của khu vực cũng như thế giới. Nhưng đó mới chỉ là về mặt
pháp lý và các nhà đàm phán sẽ phải mất rất nhiều thời gian để đạt được thoả
thuận. Khi FTAA ra đời, nhiều vấn đề khác lại nẩy sinh. Đến lúc đó, bất kỳ
quốc gia thành viên nào cũng phải tự đảm bảo rằng họ tiến hành các hoạt động
thương mại trong một nền kinh tế mở là để tạo điều kiện cho nước mình và
cho cả nước bạn phát triển, thịnh vượng và tự do. Nói cách khác, cạnh tranh
bình đẳng địi hỏi tất cả các chính phủ phải thi hành chặt chẽ hiệp định thương
mại, tất nhiên là hiệp định ấy cũng phải bình đẳng.


<b>KÕt luËn </b>



</div>
<span class='text_page_counter'>(109)</span><div class='page_container' data-page=109>

FTAA. Từ tháng 12 năm 1994 đến tháng 3 năm 1998, các nước tham gia đã
triển khai cơ cấu, phạm vi và mục tiêu cho các cuộc đàm phán. Khi đó, các
nước này đã chính thức phát động các cuộc đàm phán tại Hội nghị Bộ trưởng
tại San José và Hội nghị thượng đỉnh châu Mỹ tại Santiago năm 1998. Các nhà
đàm phán đã đưa ra được một dự thảo đầu tiên về các chương cho những vấn
đề cụ thể. Phần lớn các nước tham gia coi bản dự thảo đầu tiên này như một
thành công quan trọng và tuyên bố rằng nó sẽ hình thành nên nền tảng cho các


cuộc đàm phán tương lai. Các cuộc đàm phán cũng đã đưa ra được một số giải
pháp thúc đẩy kinh doanh và cải thiện mối quan hệ giữa các nước tham gia về
các vấn đề thương mại.


Tuy nhiên, cho đến nay, các cuộc đàm phán FTAA vẫn chưa đạt được
mục tiêu và thời hạn mà các Bộ trưởng thương mại Tây bán cầu đưa ra. Thực
tế, một hạn chế chính của các cuộc đàm phán FTAA trong giai đoạn hiện nay,
ít nhất là với Mỹ và Brazil, là yếu tố bảo hộ đã ngày càng rõ ràng hơn. Đây là
lĩnh vực đặc biệt nhạy cảm và nếu hai nước giải quyết được bất đồng này thì
triển vọng của việc thành lập FTAA sẽ sáng sủa hơn.


</div>
<span class='text_page_counter'>(110)</span><div class='page_container' data-page=110>

nhập kinh tế khu vực, cần phải nhanh chóng rút ngắn được chênh lệch về trình
độ phát triển.


FTAA là cơ hội để mang lại sự thịnh vượng về kinh tế cho khu vực và
giúp đưa ra các sáng kiến về chính trị và kinh tế, xã hội làm thúc đẩy tăng
trưởng và dân chủ. Nhưng để làm được như vậy các chính phủ phải làm nhiều
hơn là chỉ xoá bỏ các loại thuế, họ nên lưu tâm tới các lĩnh vực thường phải
giải quyết công bằng, phải đảm bảo các quốc gia thúc đẩy quy tắc luật và thể
chế dân chủ như hệ thống pháp luật độc lập, hệ thống thực thi luật đáng tin
cậy, các dịch vụ xã hội và ngân hàng hiệu quả.


FTAA có vai trị rất quan trọng đối với các nước Tây bán cầu nói riêng
và nền kinh tế thế giới nói chung. Những lợi ích to lớn và tầm quan trọng đó
sẽ thuyết phục lãnh đạo các nước Tây bán cầu tham gia ký kết hiệp định. Tuy
nhiên, do việc thương lượng để hoàn tất hiệp định liên quan đến lợi ích của
nhiều bên, nên các nước phải có sự điều chỉnh, loại bỏ những vướng mắc và
bất đồng. Điều kiện tiên quyết để có được FTAA là việc sẵn lịng tham gia của
tất cả các bên. Để FTAA trở thành hiện thực thì các bên phải cho thấy vai trị
tiên phong, tính thực dụng, và tính linh hoạt. Các nước đều biết rằng khi tham


gia vào một khu vực mậu dịch tự do là phải tự do hoá kinh tế, việc ký kết bất
cứ một FTA nào cũng cần có sự nhượng bộ của tất cả các bên. Đặc biệt, các
đối tác kinh tế chính dẫn dắt tiến trình này (như Mỹ, Brazil) sẽ phải nhận thức
được rằng cần phải nhượng bộ thực sự trong các lĩnh vực nhạy cảm thì hiệp
định mới có tính khả thi về mặt chính trị đối với tất các các bên tham gia.


Tóm lại, cho đến nay FTAA vẫn chưa được thành lập như mong muốn
theo lộ trình đặt ra, nhưng phân tích những lợi ích, tác động của FTAA cho
thấy tổ chức này thật sự cần thiết cho khu vực kinh tế đầy năng động, tiềm
năng và đa dạng này. Hứa hẹn tốt đẹp từ hiệp định sẽ thuyết phục lãnh đạo và
nhân dân các nước Tây bán cầu ủng hộ tương lai của hiệp định quan trọng đó.


</div>
<span class='text_page_counter'>(111)</span><div class='page_container' data-page=111>

<i><b>1. Barrox S.Do Rego (1996): Các cơ sở liên kết Nam Mỹ (Bản dịch), Tạp chí </b></i>
<i><b>Châu Mỹ ngày nay, số 6, tr.17-22, Hà Nội. </b></i>


<i><b>2. Hồ Châu (1997): Mü Latinh ngµy nay: Châu lục trên đường phát triển, </b></i>
<i><b>Tạp chí Châu Mỹ ngày nay, số 1, tr.30-34, Hµ Néi. </b></i>


3. Christina Sevilla (Phó trợ lý Đại diện Thương mại Hoa Kỳ phụ trách quan
<i><b>hệ công chúng và hợp tác liên chính phủ) (2007): Tại sao cần phải tự do </b></i>


<i><b>hoá thương mại? Tạp chí Điện tử của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, tháng 1/2007 </b></i>


<i><b>4. David Begg, Stanley Fischer và Rudiger Dornbysch (1995): Kinh tế học, tập </b></i>
<i><b>2, Nhà xuất bản giáo dục, Trường đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Ni. </b></i>


<i><b>5. Đỗ Lộc Diệp (1997): MERCOSUR, một tổ chøc kinh tÕ khu vùc míi cđa </b></i>


<i><b>Mü Latinh , Tạp chí Châu Mỹ ngày nay, số 4-6, tr.3-12, Hà Néi. </b></i>



<i><b>6. Nguyễn Vũ Hoàng (2003): Các liên kết Kinh tế Thương mại quốc tế, Nhà </b></i>
<i><b>xuất bản Thanh niên, Hà Nội. </b></i>


<i><b>7. Giang Thêi Häc (2002): Khu vùc mËu dịch tự do Châu Mỹ sẽ xây dựng </b></i>


<i><b>như thế nào, Tạp chí Châu Mỹ ngày nay, số 7/2002 tr.48-51, Hà Nội. </b></i>


<i><b>8. Trần Nhu (chủ biên - 2001): Toàn cầu hoá hôm nay và thế giới thứ 3, Nhà </b></i>
xuất bản TrỴ TPHCM.


<i><b>9. Pasto Manuel và Carol Wise (1996): Liên kết Tây bán cầu: Tự do thương </b></i>


<i><b>mại chưa đủ, Tạp chí Châu Mỹ ngày nay, số 2, tr.44-52, Hà Nội. </b></i>


<i><b>10. Ngun Duy Q (chđ biªn, 2002): Thế giới trong hai thập niên đầu thế </b></i>


<i><b>kỷ 21, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội. </b></i>


<i><b>11. Lê Kim Sa (1995): Vài nét về khu vực mậu dịch tự do Bắc Mỹ , Tạp chí </b></i>
Châu Mỹ ngày nay, số 1, tr.23-25, Hà Nội.


<i><b>12. Nguyễn Viết Thảo (1996): Liên kết Mỹ Latinh: Những khía cạnh chính trị </b></i>


<i><b>lch s v mt s vấn đề hiện nay , Mỹ Latinh , số 5. </b></i>


<i><b>13. Lê Thị Thu (2005): Quá trình hình thành, mục đích và nguyên tắc của </b></i>


<i><b>Khu vùc mËu dÞch tù do Châu Mỹ, Tạp chí Châu Mü ngµy nay, sè </b></i>


12/2005, Hµ Néi.



<i><b>14. Trung tâm Nghiên cứu Bắc Mỹ (1998): Mỹ Latinh - Một vùng năng động, </b></i>
NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.


<i><b>15. Trung tâm kinh tế châu á - Thái Bình Dương (1994): Lý luận và thc tin </b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(112)</span><div class='page_container' data-page=112>

<i><b>16. Đỗ Minh Tn (2005): Vai trß cđa Mü ë Khu vùc Mü La Tinh, Tạp chí </b></i>
Châu Mỹ ngµy nay, sè 11/2005, Hµ Néi.


<i><b>17. Tiến Thành (2004): Hội nghị thượng đỉnh châu Mỹ: Những vết nứt khó </b></i>


<i><b>hàn, Quốc tế, số 3 (từ 15/1 đến 21 thỏng 1 nm 2004), H Ni. </b></i>


<i><b>18. Trần Văn Tùng (2000): Tính hai mặt của toàn cầu hoá, Nhà xuất bản Thế </b></i>
giới, Hà Nội.


19. Tạp chí Châu Mỹ ngày nay các số năm 2005, 2006, 2007.


<i><b>20. Viện Kinh tế và Chính trị thế giới (2005): Toàn cầu hố: Chuyển đổi và </b></i>


<i><b>ph¸t triển tiếp cận đa chiều, Nhà xuất bản thế giới, Hµ Néi. </b></i>
<b>B. TiÕng Anh </b>


<i><b>21. Andrew Schmitz (1989): Free Trade and Agricultural Diversification: </b></i>


<i><b>Canada and the United States, Westview Press, Boulder, San Francisco & </b></i>


London.


<i><b>22. Biswajit (2004): U.S. Free Trade Initiatives and their implications for the </b></i>



<i><b>multilateral </b></i> <i><b>trading </b></i> <i><b>system, </b></i> Asia-Europe Dialogue &Partner.
www.ased.org.


<i><b>23. Bustillo, I.; and J. Ocampo (2002): “Asymmetries and Cooperation in the </b></i>


<i><b>FTAA.” In Integrating the Americas: FTAA and Beyond, edited by G. </b></i>


Mace and L. Bélanger. Cambridge, Harvard University Press.


<i><b>24. Bouzas, Roberto and Gustavo Svarzman (2001): The FTAA Process: What </b></i>


<i><b>has it achieved, and Where does it stand? University of Miami, Miami, </b></i>


Florida


<i><b>25. Camarada_d (translated by Kevin) (2003) Disingenuous Reduction of </b></i>


<i><b>Agricultural Subsidies to Reopen FTAA Negotiations, 23/2/2005 </b></i>


<i><b>26. Carla A. Hills, Jaime Iabludovsky (2004): Free Trade in the Americas - </b></i>


<i><b>Getting there from here, Inter-American Dialogue</b></i>.


<i><b>27. Council of the Americas (2001): FTAA: Blueprint for Prosperity, Council </b></i>
of the Americas, Washington, D.C.


<i><b>28. Daniel T. Grisworld (2003): Free Trade Agreements - Steps toward </b></i>


<i><b>further open world, Cato Institute, No18, July 10/2003</b></i>.



<i><b>29. Destler, I.M (2004): “The United States and a Free Trade Area of the </b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(113)</span><div class='page_container' data-page=113>

<i>FTAA and Beyond, edited by A. Estevadeordal et al. Cambridge, Harvard </i>
University Press.


<i><b>30. Devlin Robert and Ricardo French Davis (1994): Towards an Evaluation </b></i>


<i><b>of Regional Integration in Latin America in 1990s, The World Economy, </b></i>


Vol 22, N0.2 March, Oxford &Boston.


<i><b>31. Devlin Robert (2000): The Free Trade Area of the Americas and </b></i>


<i><b>Mercosur-European Union Free Trade Process: Can they learn </b></i>
<i><b>something from each other? Inter-American Development Bank, </b></i>


Washington, D.C.


<i><b>32. Diana Tussie (2003): Trade Negotiation in Latin America: Problem and </b></i>


<i><b>Prospects, Palgrave MacMillan, United States</b></i>.


<i><b>33. ECLAC (1998): Economic Survey of latin America and the Caribbean </b></i>


<i><b>1996-1997, United Nations, Santiago. </b></i>


34. Economist 2004, 2005, 2006, 2007


<i><b>35. Eduardo Gudynas (2003): MERCOSUR and the FTAA: New Tensions </b></i>



<i><b>and New Options, Interhemisphere Resource Center, New York, USA. </b></i>


36. Edwin J.Feulner, Ph.D, John C.Hulsman, Ph.D., & Brett D.Schaefer (2004):


<i><b>Free Trade by any means: How the Global Free Trade Alliance Enhances </b></i>
<i><b>America’s Overall Trading Strategy, The Heritage Foundation, August 11, </b></i>


2004.


<i><b>37. Fishlow, A. (2004): “Brazil: FTA or FTAA or WTO?” In Free Trade </b></i>
<i>Agreements: US Strategies and Priorities, edited by J. Schott.Washington, </i>
DC, Institute for International Economics.


<i><b>38. FTAA - Free Trade of the Americas, Draft Agreement, November 21, </b></i>
2003.


<i><b>39. Global Exchange Newsletter (2001): NAFTA on Steroids: The Free Trade </b></i>


<i><b>Area of Americas (FTAA) </b></i>


<i><b>40. Greg Mastel (2004): The Rise of Free Trade Agreement Challenges, vol </b></i>
47. No3.2004.


</div>
<span class='text_page_counter'>(114)</span><div class='page_container' data-page=114>

<i><b>42. Hornbeck, J.F (2002): A Free Trade Area of the Americas: Status of </b></i>


<i><b>Negotiations and Major Policy Issues, Congressional Research Service, </b></i>


<i><b>Washington, D.C. </b></i>



<i><b>43. Inter-American Development Bank (2000): Free Trade Area of the </b></i>


<i><b>Americas: Fifth Trade Ministerial Meeting and Americas Business </b></i>
<i><b>Forum, Washington, D.C. </b></i>


<i><b>44. J. F. Hornbeck (2003): Free Trade Area of the Americas: Status of </b></i>


<i><b>Negotiations and Major Policy Issuses, CRS Report for the Congress, </b></i>


USA.


<i><b>45. James Petras (2003): Brazil and the FTAA, September 29, 2003 </b></i>


<i><b>46. Jane Bussey (2004): FTAA still at an impasse, </b></i>
Miami Herald, May 5, 2004


<i><b>47. Jeffrey J. Schott (2002): Challenges to Free Trade Area of the Americas,</b></i>
Institute for International Economics. Vol7. No3 October 2002.


<i><b>48. Jeffrey J. Schott (2005): Does the FTAA have a future? Washington: </b></i>
Institute for International Economics.


<i><b>49. Jeffrey J. Schott (2005): The Free Trade Area of the Americas: Current </b></i>


<i><b>Status and Prospects, Jean Monnet/Robert Schuman Paper Series Vol.5 </b></i>


<b>No.15, July 2005. </b>


<i><b>50. Jorge Robledo (2004): Why Say No to FTAA, December 17, 2004. </b></i>



<i><b>51. Josè Briceño Ruiz (2006): The FTAA and the EU: models for Latin </b></i>


<i><b>American integration?, The Jean Monnet Chair, University of Miami, </b></i>


<i>Miami, Floria, Junuary 2006. </i>


<i><b>52. Kevin P.Gallagher (2003): The United States and the FTAA: Time to </b></i>


<i><b>listen, Americas Program, Interhemispheric Resource Center, November </b></i>


14, 2003.


<i><b>53. Koya Ozeki (2007): FTAA unlikely to become reality soon, Mexico says, </b></i>
Daily Yomiuri, Japan.


54. Laura Carlsen (2005): <i><b>Timely Demise for Free Trade Area of the </b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(115)</span><div class='page_container' data-page=115>

<i><b>55. Liliana Rojas-Suare (2003): Toward a sustainable FTAA: Does Latin </b></i>


<i><b>America meet the necessary financial preconditions, Institute for </b></i>


International Economics Nonresident Fellow, Center for Global
Development.


<i><b>56. Londono, Carmina (1999): Free Trade Area of the Americas (FTAA) </b></i>


<i><b>Conformity Assessment Structure, National Institute of Standards and </b></i>


Technology, Gaithersburg, Maryland.



<i><b>57. Manfred B. Steger (editor)(2004): Rethinking Globalism, Rowman </b></i>
&Littlefield Publisher, Inc, United States of America.


<i><b>58. Mark Swier, Alliance for Global Justice 2001): FTAA: Corporate Rule for </b></i>


<i><b>the Western Hemisphere, April 2001. </b></i>


<i><b>59. Mary Robinson (2003): FTAA: Latin America Deserves Better, Published </b></i>
on Tuesday, November 18, 2003 by the International Herald Tribune.


<i><b>60. Maude Barlow and Tony Clarke, edited by Patterson (2003): Making the </b></i>


<i><b>links: A People’s Guide to the World Trade Ozganization and the Free </b></i>
<i><b>Trade Area of the Americas, Council of Canidians and Polaris Istitute, in </b></i>


association with the International Forum on Globalization.


<i><b>61. Niclas Berggen (2003): The Benefit of Economic Freedom: A survey, The </b></i>
Ratio Institute.


<i><b>62. Peter Hakim (2005): The Reluctant Partner, Foreign Affairs; Volumn 83, </b></i>
No1.


<i><b>63. Raymond J. Aheam (2002): Trade and the Americas, Issue brief for </b></i>
Congress, Updated May 24, 2002.


<i><b>64. Rich O.G (1997): Latin America and Present U.S Trade Policy, The </b></i>
World Economy, Vol 20, No1, January, Oxford and Boston.


<i><b>65. Richard L. Bernal (1998): The integration of small economies in the free </b></i>



<i><b>trade area of the Americas, Policy Paper on the Americas, Volumn IX </b></i>


Study, ICSIS Americas Program.


<i><b>66. Salazar-Xirinachs JosÐ M. and JosÐ Tavares de Araujo Jr (1999): The </b></i>


<i><b>Free Trade Area of the Americas: A Latin American Perspective, The </b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(116)</span><div class='page_container' data-page=116>

<i><b>67. Salazar-Xirinachs JosÐ Manuel and Maryse Robert (2001): Toward Free </b></i>


<i><b>Trade in the Americas, Brookings Institution Press, Washington, D.C. </b></i>


<i><b>68. Sarah Anderson and John Cavanagh (2005): After the FTAA: Lessions </b></i>


<i><b>from Europe for the Americas, Institute for Policy Studies, Washington, </b></i>


<i>DC. </i>


<i><b>69. Schott, Jeffrey J. (2001): Prospects of Free trade in the Americas, Institute </b></i>
<i>for International Economics, Washington, D.C. </i>


<i><b>70. Stevens, W. (2004): “The FTAA versus the EU Association Agreements” </b></i>
<i>In Free Trade for the Americas?, edited by P. Vizentini and M.Wiesebron. </i>
<i>London and New York: Zed Books. </i>


<i><b>71. Summit of the Americas (1994): Declaration of Principles, Miami, </b></i>
December 9-11, 1994, p.3.


<i><b>72. Summit of the Americas(1994): Plan of Action, Miami, December 9-11, </b></i>


<i>1994, p.8. </i>


<i><b>73. Terry L. McCoy and Corinne B. Young (2003): The Free Trade of the </b></i>


<i><b>Americas: Opporities and Challenges for Florida and Florida firm, </b></i>


Center for International Business Education and Research at the University
<i>of Florida, USA. </i>


<i><b>74. U.S. Department of State Electronic Journal (2002): Economic </b></i>


<i><b>Perspectives: The Free Trade Area of the Americas: Expanding </b></i>
<i><b>Hemispheric Trade, Volumn 7, Number 3. USA</b></i>.


<i><b>75. United States Congress, House Committee on Agriculture (2001): The </b></i>


<i><b>Administration’s proposal for Free Trade Area of the Americas and its </b></i>
<i><b>Impact on U.S. Agriculture, Washington, D.C. </b></i>


<i><b>76. United States Congress, House Committee on International Relations </b></i>
<i><b>(2001): The Importance of the Free Trade Area of the Americas to United </b></i>


<i><b>States Foreign Policy, Washington, D.C. </b></i>


<i><b>77. United States General Accounting Office (GAO) (1997): Trade </b></i>


<i><b>Liberalization: Western Hemisphere Trade Issues Confronting the United </b></i>
<i><b>States, Report to the Chairman, Subcommittee on Trade, Committee on </b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(117)</span><div class='page_container' data-page=117>

<i><b>78. United States General Accounting Office (GAO) (2001): Free Trade Area </b></i>



<i><b>of the Americas: Negotiators Move Toward Agreement That will have </b></i>
<i><b>benefits, Cost to U.S. Economy, Washington, D.C </b></i>


<i><b>79. United States General Accounting Office (GAO) (2001): Free Trade Area </b></i>


<i><b>of the Americas: Negotiations at Key Juncture on Eve of April Meetings, </b></i>


Washington, D.C.


<i><b>80. Victor Bulmer (1994): Mexico and the North American Free Trade </b></i>


<i><b>Agreement: who will benefit, Great Britain: Mac Millan. </b></i>


<i><b>81. William H.Cooper (2005): Free Trade Agreements: Impact on U.S.Trade </b></i>


<i><b>and Implications for U.S.Trade Policy, CRS Report to Congress, USA. </b></i>


<i><b>82. Woodrow Wilson Center Report on Americas (2003): Mercosur and the </b></i>


<i><b>Creation of the free trade area of the Americas, edited by Fernando </b></i>


<i><b>Lorenzo Marcel Vaillant, Washington D.C, September 2003. </b></i>


<b>Phô lôc </b>



<b>1. Các chủ toạ của Nhóm công tác </b>


S th t Nhóm Nước



1 Tiếp cận thị trường El Salvador


</div>
<span class='text_page_counter'>(118)</span><div class='page_container' data-page=118>

3 Đầu tư Costa Rica
4 Các tiêu chuẩn và rào cản kỹ thuật đối với thương


m¹i


Canada


5 Các biện pháp vệ sinh và an toàn thực phẩm Mexico
6 Trợ cấp, thuế chống phá giá và thuế đối kháng Argentina


7 C¸c nỊn kinh tÕ nhá Jamaica


8 Mua s¾m chÝnh phđ Mü


9 Qun së h÷u trÝ t Honduras


10 DÞch vơ Chile


11 Chính sách cạnh tranh Peru


12 Giải quyết tranh chÊp Uruguay


<i>Nguồn: Hội nghị Thượng đỉnh châu Mỹ, Hội nghị Bộ trưởng thương </i>
mại lần thứ 3, Belo Horizonte, Brazil, tháng 5 năm 1997.


<b>2. Cấu trúc chung của Hiệp định FTAA </b>


(Các vấn đề chung và về tổ chức)



Uỷ ban chuyên môn về các vấn đề tổ chức


</div>
<span class='text_page_counter'>(119)</span><div class='page_container' data-page=119>

B. Mục tiêu chính của uỷ ban đó là phác thảo ra một đề xuất về cấu trúc
chung cho một hiệp định FTAA (các vấn đề chung và vấn đề về tổ chức) với
các đệ trình về báo cáo chính thức với Uỷ ban đàm phán thương mại trước mỗi
hội nghị phó Bộ trưởng, bao gồm cả các kế hoạch về vấn đề mà các đoàn đàm
phán đã đạt được sự đồng thuận. Ưu tiên sẽ được dành để giải quyết các vấn
đề cần giải quyết phục vụ cơng việc của Nhóm đàm phán.


C. Uỷ ban chuyên môn về các vấn đề tổ chức sẽ đệ trình đề xuất về một
Chương trình cơng tác được Uỷ ban đàm phán thương mại xem xét vào hội
nghị kế tiếp.


D. Dự thảo về cấu trúc sẽ bao gồm cả một đề mục đề xuất và các xem
xét về các vấn đề trọng yếu, bao gồm nhưng không giới hạn về:


1. Các điều khoản chung
a. Lời nói đầu


b. Cỏc mục đích và mục tiêu của Hiệp định
c. Các nguyên tắc


d. Các trường hợp ngoại lệ


e. Phạm vi và mức độ các nghĩa vụ bắt buộc. Quan hệ với các quốc gia
theo chế độ liên bang hay nhất thể.


f. Mối quan hệ giữa các hiệp định FTAA và WTO



g. Quan hệ giữa FTAA và các hiệp định hội nhập khu vực khác
2. Tính minh bạch


3. Đối xử khác nhau về trình độ phát triển và quy mô kinh tế
4. Chi phí để thực hiện Hiệp định


Uỷ ban chun mơn về các vấn đề tổ chức sẽ xem xét chi phí của việc
thực thi FTAA, bao gồm cả các h tr chuyờn mụn.


5. Các điều khoản tạm thời vµ cuèi cïng


E. Cấu trúc phác thảo sẽ bao gồm các đề xuất về các tổ chức cần thiết
để thực thi Hiệp định FTAA, bao gồm, nhưng không giới hạn:


</div>
<span class='text_page_counter'>(120)</span><div class='page_container' data-page=120>

b. Hội đồng quản trị: chịu trách nhiệm về việc quản lý sự phát triển
chung của quá trình này, bao gồm cả công việc của các uỷ ban chuyên môn và
văn phịng hành chính.


c. Hội đồng chun mơn: hình thành từ các Uỷ ban chun mơn, chịu
trách nhiệm về việc giám sát việc thực thi các chương khác nhau của Hiệp
định này.


d. Văn phịng hành chính: các hội đồng hậu thuẫn về tổ chức, hậu cần
và hành chính, do hội đồng quản trị giám sát.


Trong quá trình phác thảo ra các đề xuất này, Uỷ ban chuyên môn về
các vấn đề tổ chức sẽ tính đến bất cứ đề xuất nào do Các nhóm đàm phán đệ
trình có liên quan đến các hội đồng tổ chức cho là cần thiết đối với tổ chức
của Cơ chế giải quyết tranh chấp được vạch ra trong Hiệp định FTAA.



F. Đề xuất của Uỷ ban chuyên môn về các vấn đề về tổ chức sẽ bao
gồm cả đề xuất về việc hỗ trợ các cơ chế, quy tắc quản lý và các liên quan đến
nguồn lực con người nhằm thực hiện chức năng của cơ cấu tổ chức của Hiệp
định FTAA.


<b>3. FTAA “Lockshop” Kh¸i qu¸t các lợi ích tự vệ và </b>
<i><b>tấn công chính của các bên tham gia </b></i>


Nc/
Nhúm
Tip
cn th
trng
Nơng
nghiệp
Đầu

Dịch
vụ
Mua
sắm
chính
phủ
Sở
hữu
trí tuệ
Chống
phá giá/
thuế bù
đắp


Cạnh
tranh
Giải
quyết
tranh
chấp


</div>
<span class='text_page_counter'>(121)</span><div class='page_container' data-page=121>

BBB BBB BBB BBB BBB BBB BB BB
Canada *


BBB


**


B BB


**


BBB BB BB BBB BB BB


Mexico **
BB
***
B
**
BB
*


B BB BB BBB B BB



Chile *


B
**
BBB
*
B
*
BBB
*


B BBB BB BB


Trung Mü *
BBB
**
BBB
* * * *
BB
*
BB
Mercosur ***


B


*
BBB


*** ** ** **



B BBB


*


B BB


Cộng đồng
Andean
**
BB
*
BBB
** * ** **
BBB
*
BB
Caribbean ***


BB
*
BBB
** * ** **
BB
*
BB


<i>Nguån: Inter-American Dialogue: Free Trade in the Americas: Getting </i>
There from Here, tháng 10 năm 2004.


<i>Chú thích: </i>


* Lỵi Ých tù vƯ;


B: Lợi ích tấn cơng; ***: Mạnh; **: Bình thường; *: Yếu


<b>4. Tỷ lệ phần trăm thương mại của các nước FTAA </b>
<b>năm 2001 </b>


Xuất khẩu tới
FTAA/Tổng
KN Xuất khẩu


Xuất khẩu tới
Mỹ/Tổng KN
xuất khẩu


Nhập khẩu từ
FTAA/Tổng
KN nhập
khẩu
Nhập khẩu
từ Mỹ/Tổng
KN nhập
khẩu


</div>
<span class='text_page_counter'>(122)</span><div class='page_container' data-page=122></div>
<span class='text_page_counter'>(123)</span><div class='page_container' data-page=123>

St. Lucia 50.7 33.5 84.9 20.9
St. Vincent and the


Grenadines 24.8 11.5 33.5 12.8
Suriname 43.7 26.1 53.3 34.0
Trinidad and Tobago 87.2 58.1 60.8 40.3


United States 44.0 — 35.8 —
Uruguay 65.8 9.3 58.0 11.8
Venezuela 66.4 53.8 59.5 32.7


<i>Nguồn:Quỹ tiền tệ quốc tế </i>


<b>5. Xuất khẩu trong nhóm hội nhập, Số liệu sơ bộ 2005 </b>
<b> (% thay đổi từ 2004-2005) </b>


Nơi đến


Khu vực
XK


Mercosur Mercosur+
Chile+Bolivia


Cộng
đồng
Andean


G31 <sub>ALADI</sub>2 <sub>CACM </sub> <sub>Latin </sub>


America3


NAFTA Tây
bán
cầu


Thế


giới
Mercosur 22 23 38 20 23 37 23 15 22 21
Cộng


đồng
Andean


</div>
<span class='text_page_counter'>(124)</span><div class='page_container' data-page=124>

nước1


ALADI2 <sub>22 </sub> <sub>25 </sub> <sub>34 </sub> <sub>25 </sub> <sub>26 </sub> <sub>26 </sub> <sub>23 </sub> <sub>15 </sub> <sub>18 </sub> <sub>20 </sub>


CACM (36) (24) 10 1 3 12 10 3 5 10
Latin


America3


22 25 34 25 25 20 22 15 17 19
NAFTA 12 18 33 1 12 9 12 10 11 11
Toàn


Tây bán
cầu


17 22 32 12 15 11 14 12 13 13


<i>Nguồn: IDB, Ban hội nhập và các chương trình khu vực, Datalntal, ALADI, SIECA, và </i>


Cộng đồng Andean


1. Nhóm 3 nước: Colombia, Mexico và Venezuela.



2. Argentina, Bolivia, Chile, Colombia, Ecuador, Mexico, Paraguay, Peru, Uruguay
và Venezuela. Khơng có Cuba.


3. Bao gồm Panama và các nước ALADI và CACM


<b>6. XUẤT KHẨU CỦA NHÓM HỘI NHẬP, Số liệu sơ bộ 2005 </b>


(triệu đôla Mỹ)
Nơi đến


Khu vực
XK


Mercosur Mercosur+
Chile+Bolivia
Cộng
đồng
Andean
G31
ALADI2


CACM Latin
America3


NAFTA Tây bán
cầu


Thế giới
Mercosur 20.824 30.092 8.277 10.015 42.731 1.554 45.058 35.848 77.959 163.066


Cộng


đồng
Andean


2.349 4.494 9.333 6.340 15.189 1.894 18.971 46.138 64.825 99.296
Nhóm 3


nước1


2.105 3.209 9.876 7.169 14.143 3.739 20.552 218.694 238.839 280.456
ALADI2 <sub>27.263 </sub> <sub>39.546 </sub> <sub>23.008 </sub> <sub>21.461 </sub> <sub>69.685 </sub> <sub>6.168 </sub> <sub>79.761 </sub> <sub>275.451 </sub> <sub>350.697 </sub> <sub>510.265 </sub>


CACM 17 38 162 609 714 4.050 5.326 9.609 14.664 18.556
Latin


America3


27.281 39.586 23.198 22.108 70.449 10.318 85.260 285.359 366.004 529.825
NAFTA 23.005 29.612 31.747 138.200 173.389 14.565 196.842 815.359 897.406 1.466.857
Toàn Tây


bán cầu


48.606 66.856 41.468 157.545 238.057 22.515 338.062 272.903 916.074 1.069.132


<i>Nguồn: IDB, Ban hội nhập và các chương trình khu vực, Datalntal, ALADI, SIECA, và </i>


Cộng đồng Andean



1 Nhóm 3 nước: Colombia, Mexico và Venezuela.


2. Argentina, Bolivia, Chile, Colombia, Ecuador, Mexico, Paraguay, Peru, Uruguay
và Venezuela. Khơng có Cuba.


3. Bao gồm Panama và các nước ALADI và CACM


<b>7. CƠ CẤU XUẤT KHẨU CỦA NHÓM HỘI NHẬP, 2005 </b>


(% phân bổ)


Nơi đến
Khu vực


XK


Mercosur Mercosur+
Chile+Bolivia


Cộng
đồng
Andean


G31 ALADI2 CACM Latin
America3


NAFTA Tây
bán
cầu



Thế
giới
Mercosur 13 18 5 6 26 1 28 22 48 100
Cộng


đồng
Andean


2 5 9 6 15 2 19 46 65 100


</div>
<span class='text_page_counter'>(125)</span><div class='page_container' data-page=125>

nước1


ALADI2 5 8 5 4 14 1 16 54 69 100
CACM 0 0 1 3 4 22 29 52 79 100
Latin


America3


5 7 4 4 13 2 16 54 69 100
NAFTA 2 2 1 9 12 1 13 56 61 100
Toàn


Tây bán
cầu


3 4 2 9 13 1 15 51 60 100


<i>Nguồn: IDB, Ban hội nhập và các chương trình khu vực, Datalntal, ALADI, </i>


SIECA, và Cộng đồng Andean



1. Nhóm 3 nước: Colombia, Mexico và Venezuela.


2. Argentina, Bolivia, Chile, Colombia, Ecuador, Mexico, Paraguay, Peru,
Uruguay và Venezuela. Khơng có Cuba.


3. Bao gồm Panama và các nước ALADI và CACM.


<b>8. TĂNG XUẤT KHẨU CỦA CÁC NHÓM THƯƠNG MẠI TÂY </b>
<b>TÂY BÁN CẦU(ước tính sơ bộ 2005) </b>


Nhóm/thành viên xuất
khẩu


Tăng xuất khẩu tới Nhóm Tăng xuất khẩu tới thế
giới


<b>Mercosur </b> 21.9 20.9


Argentina 12.8 18.7


Brazil 31.9 22.1


</div>
<span class='text_page_counter'>(126)</span><div class='page_container' data-page=126>

Uruguay 4.3 17.2


<b>Chile (Mercosur) </b> 26.1 24.9


<b>Cộng đồng Andean </b> 24.0 36.8


Bolivia -8.2 22.8



Colombia 36.5 30.3


Ecuador 35.2 23.9


Peru 39.0 35.4


Venezuela 0.0 44.4


<b>NAFTA </b> 10.4 10.9


Mexico 10.0 11.8


Canada 10.7 11.7


Mỹ 10.3 10.3


<b>CACM </b> 11.8 9.8


Costa Rica 12.0 9.9


El Salvador 11.8 5.7


Guatemala 14.0 9.7


Honduras n.a 1.3


Nicaragua 16.8 13.2


<i>Nguồn: IBD, Ban hội nhập và các chương trình khu vực Datalntal, ALADI, </i>



SIECA, Cộng đồng Andean và số liệu chính thức quốc gia.


<i>Ghi chú: Các ước tính dựa trên số liệu tháng 1 đến tháng 10 của Boilivia, Chile, </i>


Costa Rica, Ecuador, Paraguay; số liệu tháng 1 đến tháng 6 của Venezuela;
số liệu tháng 1 đến tháng 9 của các nước còn lại.


</div>
<span class='text_page_counter'>(127)</span><div class='page_container' data-page=127>

<b>9. Tổ chức của các cuộc đàm phán FTAA </b>


Nguyên thủ quốc gia


Uỷ ban ba bên
IDB,OAS, ECLAC
(Hỗ trợ về tài chính và kỹ thuật)


9 nhóm đàm phán


Các phó Bộ trưởng thương mại


Uỷ ban đàm phán thương mại - TNC
Các Bộ trưởng thương mại
Chủ toạ


Phó chủ toạ


Ban thư ký
FTAA
Nhóm tư vấn



</div>

<!--links-->

×