Tải bản đầy đủ (.pdf) (155 trang)

Xác định chỉ số thu hút của gói thầu thi công đối với các nhà thầu xây dựng bằng công cụ mô hình hệ thống động và logic mờ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.45 MB, 155 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
-----------------------------------------

LÊ NHO TUẤN
XÁC ĐỊNH CHỈ SỐ THU HÚT CỦA GÓI THẦU THI CÔNG
ĐỐI VỚI CÁC NHÀ THẦU XÂY DỰNG BẰNG CÔNG CỤ
MÔ HÌNH HỆ THỐNG ĐỘNG VÀ LOGIC MỜ.
Chuyên ngành : Quản lý xây dựng
Mã số : 60 58 03 02

LUẬN VĂN THẠC SĨ

TP.HCM, Tháng 7/2018


CƠNG TRÌNH ĐƯỢC HỒN THÀNH TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA-ĐHQG-HCM
Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS Phạm Hồng Luân
(Ghi rõ họ tên, học hàm, học vị và chữ ký)
Cán bộ chấm nhận xét 1: TS. Đỗ Tiến Sỹ.
(Ghi rõ họ tên, học hàm, học vị và chữ ký)
Cán bộ chấm nhận xét 2: TS. Chu Việt Cường.
(Ghi rõ họ tên, học hàm, học vị và chữ ký)
Luận văn thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Bách Khoa, ĐHQG Tp.HCM ngày 24
Tháng 07 năm 2018
Thành phần Hội đồng đánh giá luận văn thạc sĩ gồm :
(Ghi rõ họ tên, học hàm, học vị của hội đồng chấm bảo vệ luận văn thạc sĩ)
1. PGS.TS Lương Đức Long
2. TS. Phạm Vũ Hồng Sơn
3. TS. Đỗ Tiến Sỹ


4. TS. Chu Việt Cường
5. TS. Trần Đức Học
Xác nhận của Chủ tịch hội đồng đánh giá luận văn và Trưởng khoa quản lý chuyên ngành
sau khi luận văn được sửa chữa (nếu có).
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG

TP.HCM, Tháng 7/ 2018

TRƯỞNG KHOA


ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

Độc lập- Tự do-Hạnh phúc

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ tên học viên : Lê Nho Tuấn

MSHV: 1570114

Ngày tháng năm sinh : 20/09/1991

Nơi sinh : Bắc Giang

Chuyên ngành : Quản lý xây dựng


Mã số : 60 58 03 02

I.

II.

III.
IV.
V.

TÊN ĐỀ TÀI : XÁC ĐỊNH CHỈ SỐ THU HÚT CỦA GĨI THẦU THI
CƠNG ĐỐI VỚI CÁC NHÀ THẦU XÂY DỰNG BẰNG CƠNG CỤ MƠ
HÌNH HỆ THỐNG ĐỘNG VÀ LOGIC MỜ.
NHIỆM VỤ VÀ NỘI DUNG
- Đưa ra khái niệm về Sức hấp dẫn của gói thầu đối với nhà thầu thi công.
- Đánh giá Sức hấp dẫn của gói thầu đối với nhà thầu thi cơng bằng cơng cụ
mơ hình hệ thống động và logic mờ.
NGÀY GIAO NHIỆM VỤ : Ngày 15 tháng 01 năm 2018
NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ : Ngày 17 tháng 06 năm 2018
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN: PGS.TS Phạm Hồng Luân
Tp .HCM, ngày
tháng
năm 2018
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

CHỦ NHIỆM BỘ MÔN ĐÀO TẠO

(Họ tên và chữ ký)

(Họ tên và chữ ký)


Phạm Hồng Luân
TRƯỞNG KHOA ………………………..
(Họ tên và chữ ký)


LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên tôi muốn gửi lời cám ơn đến thầy Phạm Hồng Luân , thầy đã tận tình hướng
dẫn trong suốt quá trình thực hiện nghiên cứu và làm luận văn.
Tiếp theo, tôi xin gửi lời cám ơn đến tồn bộ các thầy cơ trong Bộ mơn Thi công và Quản
lý Xây dựng đã hướng dẫn và cung cấp kiến thức cho tơi trong suốt q trình học tập.
Cuối cùng , xin cám ơn gia đình, bạn bè đã hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi cho tơi trong
suốt q trình thực hiện luận văn.


TÓM TẮT.
Cùng với sự phát triển của ngành xây dựng , việc lựa chọn được nhà thầu đảm bảo cam
kết lâu dài với sự thành công của dự án là điều rất khó khăn. Vì thế, u cầu thực tế cần
phải xem xét đánh giá động cơ của nhà thầu khi tham gia vào gói thầu thi cơng. Nghiên
cứu xây dựng mơ hình đánh giá Sức hấp dẫn của gói thầu đối với nhà thầu thi cơng, chủ
đầu tư có thể dùng cách đánh giá này để xem xét động cơ của nhà thầu khi tham gia gói
thầu dự án xây dựng. Qua đó, những nhà thầu có đánh giá Sức hấp dẫn của gói thầu cao
và ổn định hơn sẽ có lợi thế hơn khi lựa chọn nhà thầu. Cuối cùng, cách đánh giá nhà
thầu theo Sức hấp dẫn của gói thầu đối với nhà thầu khơng làm cho những nhà thầu có
Năng lực phẩm chất kém hơn có cơ hội được đánh giá cao hơn mà giúp hỗ trợ cho cách
đánh giá nhà thầu theo cách truyền thống để tìm ra nhà thầu vừa có Năng lực phẩm chất
tốt , vừa có Động cơ tốt.
Từ khóa : Sự đạt được của dự án , Mục tiêu của nhà thầu, Chiến lược.

ABSTRACT

With the development of the construction industry, Selecting contractors which ensure a
long-term commitment to the success of the project is very difficult. Therefore, the actual
requirements need to consider the motivation of the contractor in the bid package. This
study makes the concept of the attractiveness of bidding packages for the contractor and
proposes the assessment model to quantify it. Owners can use this result of the model to
define the contractors' motives when contractors participate in bidding packages. In this
way, the contractor is gained a higher and more stable value of attractiveness of the
tender package can get more advantages in selecting the contractor process. Finally,
Assessing contractor by the Attractiveness of tender package does not make contractors
who have bad qualifications can get the higher rank, this approach supports for the
traditional evaluating the qualifications of the contractor methods in order to find the
contractor who has good qualities and high motivation.
Keywords : Performance of Project, Goal of Firm, Strategy.


LỜI CAM ĐOAN
Tôi , Lê Nho Tuấn xin cam đoan trong quá trình thực hiện luận văn “XÁC ĐỊNH CHỈ
SỐ THU HÚT CỦA GĨI THẦU THI CƠNG ĐỐI VỚI CÁC NHÀ THẦU XÂY DỰNG
BẰNG CƠNG CỤ MƠ HÌNH HỆ THỐNG ĐỘNG VÀ LOGIC MỜ”, các số liệu và kết
quả nghiên cứu được thực hiện hoàn toàn trung thực và nghiêm túc. Tơi xin chịu trách
nhiệm hồn tồn về nghiên cứu của mình.
Tp. HCM , ngày

tháng

năm 2018

Lê Nho Tuấn



MỤC LỤC
CHƯƠNG 1 : ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................. 1
1.1

Giới thiệu chung..................................................................................................... 1

1.1.1

Tình hình thế giới ............................................................................................ 1

1.1.2

Tình hình trong nước....................................................................................... 1

1.2

Xác định vấn đề nghiên cứu................................................................................... 3

1.3

Các mục tiêu nghiên cứu........................................................................................ 3

1.4

Phạm vi nghiên cứu................................................................................................ 3

1.5

Đóng góp dự kiến của nghiên cứu ......................................................................... 4


1.6

Kết cấu luận văn ................................................................................................... 4

CHƯƠNG 2 :TỔNG QUAN ............................................................................................... 5
2.1 Khái niệm và Định nghĩa .......................................................................................... 5
2.1.1 Gói thầu và Nhà thầu ........................................................................................... 5
2.1.2 Sức hấp dẫn và chỉ số thu hút của gói thầu đối với nhà thầu thi công............... 5
2.1.3

Hệ thống động ( System Dynamic) ................................................................ 7

2.1.4

Lý thuyết tập mờ (FUZZY SET THEORY) ................................................. 10

2.2

Các nghiên cứu trước đó ...................................................................................... 12

CHƯƠNG 3 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................................. 31
3.1

Quy trình nghiên cứu ........................................................................................... 31

3.2

Thu thập dữ liệu ................................................................................................... 33

3.3


Các công cụ nghiên cứu ....................................................................................... 33

3.4

Phân tích dữ liệu .................................................................................................. 33

CHƯƠNG 4 XÁC ĐỊNH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỨC HẤP DẪN CỦA
GÓI THẦU ĐỐI VỚI NHẢ THẦU THI CÔNG. ............................................................. 37
4.1 Lập bảng câu hỏi và thu thập dữ liệu ....................................................................... 37
4.1.1 Xác định nhân tố ảnh hưởng và lập bảng câu hỏi khảo sát................................ 37
4.1.2

Xác định số lượng mẫu. ................................................................................ 42

4.1.3

Thu thập dữ liệu ............................................................................................ 42

4.2

Phân tích dữ liệu .................................................................................................. 42

4.2.1 Thống kê mơ tả .................................................................................................. 42
4.2.1.1 Loại cơng trình đang tham gia gần đây nhất ............................................... 42
4.2.1.2 Vị trí cơng tác .............................................................................................. 43
4.2.1.3 Số năm kinh nghiệm .................................................................................... 43


4.3 Xếp hạng các nhân tố theo giá trị trung bình .......................................................... 44

4.4 Kiểm tra độ tin cậy thang đo .................................................................................... 49
4.5 So sánh ý kiến phản hồi của 4 nhóm kỹ sư tham gia thi cơng Cơng trình Nhà ở,
Cơng trình cơng cộng, Cơng trình cơng nghiệp, Cơng trình hạ tầng kỹ thuật. .............. 52
4.6 So sánh ảnh hưởng của các nhóm Sự đạt được theo Mục tiêu của nhà thầu, nhóm
Phẩm chất nhà thầu, nhóm Đặc điểm gói thầu, nhóm Mơi trường bên ngồi. .............. 62
CHƯƠNG 5 . MƠ HÌNH PHÂN TÍCH ĐỘNG (DYMAMIC MODEL) KẾT HỢP
LOGIC MỜ........................................................................................................................ 64
5.1 Xây dựng Ma trận nhân tố so sánh cặp. .................................................................. 64
5.2 Thu thập dữ liệu và xây dựng mô hình. ................................................................... 70
5.3 Tìm các hệ số tương quan trong cơng thức tính....................................................... 80
5.4 Phương pháp Logic mờ ........................................................................................... 82
5.5 Kết quả mơ hình ....................................................................................................... 95
5.6 Phân tích ảnh hưởng của Phẩm chất nhà thầu, Đặc điểm gói thầu, Mơi trường bên
ngồi đối với Sức hấp dẫn của gói thầu. ........................................................................ 99
5.7 Đánh giá sức hấp dẫn của gói thầu theo thời gian ............................................... 100
5.7.1 Phân tích ảnh hưởng của Đặc điểm gói thầu tới Sức hấp dẫn chung của gói
thầu theo 3 giai đoạn phát triển của Loại dự án. ............................................................. 102
5.7.2 Phân tích ảnh hưởng của Phẩm chất của nhà thầu tới Sức hấp dẫn chung của
gói thầu theo 3 giai đoạn phát triển của Loại dự án. ....................................................... 103
CHƯƠNG 6. TỔNG KẾT NGHIÊN CỨU ..................................................................... 107
6.1 Tổng kết ................................................................................................................. 107
6.2 Kiến nghị và hướng phát triển............................................................................... 108
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................... 109
Phụ lục 1 .......................................................................................................................... 113
Phụ lục 2 .......................................................................................................................... 125
Phụ lục 3 .......................................................................................................................... 140

MỤC LỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.2 1 : : Tổng quan các nghiên cứu trước................................................................ 29


Bảng 3.3. 1 : Công cụ nghiên cứu. .................................................................................... 33


Bảng 3.4. 1: Bảng đánh giá hệ số Cronbach’s Anpha theo Theo George và Mallery
(2003)................................................................................................................................. 34
Bảng 4.1. 1: Các nhân tố ảnh hưởng tới sức hấp dẫn của gói thầu đối với nhà thầu thi
công. .................................................................................................................................. 41
Bảng 4.1. 2 :Các nhân tố ảnh hưởng tới sức hấp dẫn của gói thầu đối với nhà thầu thi
công bị loại bỏ. .................................................................................................................. 42

Bảng 4.2. 1 : Bảng xếp hạng các nhân tố theo gía trị trung bình. .................................... 47
Bảng 4.2. 2 :Bảng xếp hạng các nhân tố theo gía trị trung bình theo từng nhóm. ........... 49
Bảng 4.4. 1: Bảng hệ số Cronbach’ anpha cho 25 mục hỏi của 25 biến được lựa chọn.. 49
Bảng 4.4. 2 :Bảng hệ số Cronbach’ anpha khi loại bỏ 1 trong số cho 25 mục hỏi của 25
biến được lựa chọn. ........................................................................................................... 51
Bảng 4.5. 1: Bảng kiểm định giả thiết phương sai bằng nhau của 25 biến được lựa chọn
giữa các nhóm kỹ sư tham gia trả lời ................................................................................ 53
Bảng 4.5. 2 :Bảng ANOVA kiểm định giả thiết khơng có sự khác biệt về trị trung bình
của 23 biến khơng có sự khác biệt về phương sai giữa các nhóm kỹ sư tham gia trả lời. 57
Bảng 4.5. 3 : Bảng Independent –Sample T-test kiểm định giả thiết khơng có sự khác biệt
về trị trung bình của 2 biến giữa Nhóm Kỹ sư thi cơng Loại Nhà ở và nhóm kỹ sư thi cơng
Loại cơng trình công cộng ................................................................................................. 58
Bảng 4.5. 4 : Bảng Independent –Sample T-test kiểm định giả thiết khơng có sự khác biệt
về trị trung bình của 2 biến giữa Nhóm Kỹ sư thi cơng Loại Nhà ở và nhóm kỹ sư thi cơng
Loại cơng trình cơng nghiệp.............................................................................................. 59
Bảng 4.5. 5 : Bảng Independent –Sample T-test kiểm định giả thiết khơng có sự khác biệt
về trị trung bình của 2 biến giữa Nhóm Kỹ sư thi cơng Loại Nhà ở và nhóm kỹ sư thi cơng
Loại cơng trình hạ tầng kỹ thuật. ...................................................................................... 59
Bảng 4.5. 6 : Bảng Independent –Sample T-test kiểm định giả thiết khơng có sự khác biệt
về trị trung bình của 2 biến giữa Nhóm Kỹ sư thi cơng Loại cơng cộng và nhóm kỹ sư thi

cơng Loại cơng trình công nghiệp. .................................................................................... 60
Bảng 4.5. 7 : Bảng Independent –Sample T-test kiểm định giả thiết khơng có sự khác biệt
về trị trung bình của 2 biến giữa Nhóm Kỹ sư thi cơng Loại cơng trình cơng cộng và
nhóm kỹ sư thi cơng Loại cơng trình hạ tầng kỹ thuật. ..................................................... 61
Bảng 4.5. 8 : Bảng Independent –Sample T-test kiểm định giả thiết khơng có sự khác biệt
về trị trung bình của 2 biến giữa Nhóm Kỹ sư thi cơng Loại cơng trình cơng nghiệp và
nhóm kỹ sư thi cơng Loại cơng trình hạ tầng kỹ thuật. ..................................................... 61
Bảng 5.1. 1 :Ma trận nhân tố so sánh cặp theo đánh giá của chuyên gia 1. .................... 69


Bảng 5.1. 2 :Ma trận Sự đạt được theo Mục tiêu của nhà thầu - Sức hấp dẫn gói thầu
theo chuyên gia 1. .............................................................................................................. 70
Bảng 5.2. 1 : Ma trận chuẩn hóa trung bình ảnh hưởng của 25 nhân tố lên Sự đạt được
theo Mục tiêu của nhà thầu. .............................................................................................. 75
Bảng 5.2. 2 :Bảng Ma trận chuẩn hóa trung bình của Sự đạt được theo Mục tiêu của nhà
thầu và Sức hấp dẫn gói thầu ............................................................................................ 76
Bảng 5.3 . 1 Các hệ số tương quan trong công thức (A0), (A1), (A2), (A3) ,(A4) ,(A5),
(A6) ,(A7), (A8) .................................................................................................................. 81
Bảng 5.4 . 1 Bảng đánh giá các nhân tố ảnh hưởng của chuyên gia. ............................... 85
Bảng 5.4 . 2 Bảng quy luật ma trận quy luật hợp thành Kinh nghiệm nhà thầu và Năng
lực thi công của nhà thầu theo mục tiêu tăng quan hệ...................................................... 92
Bảng 5.4 . 3 Bảng quy luật mờ tính tốn mức độ của Sự đạt được từ mục tiêu tăng quan
hệ. ...................................................................................................................................... 93
Bảng 5.4 . 4 : Bảng kết quả đánh giá Mức độ đạt được của từng Mục tiêu nhà thầu từ
Phẩm chất nhà thầu, đặc điểm gói thầu,mơi trường bên ngồi bằng cơng cụ Logic mờ. 95

Bảng 5.5. 1: Bảng kết quả Sức hấp dẫn chung của gói thầu bằng cơng cụ Logic mờ...... 98
Bảng 5.7 .1 : Trọng số ảnh hưởng của Sự đạt được theo mục tiêu nhà thầu tới Sức hấp
dẫn của gói thầu theo các giai đoạn phát triển. ( Với WGT-PTi , WTTi , WSGi là trọng số ảnh
hưởng của Mục tiêu thứ i tới sức hấp dẫn của gói thầu trong giai đoạn Giới thiệu -Phát

triển, Trưởng thành, Sụt giảm) ........................................................................................ 102
MỤC LỤC HÌNH ẢNH

Hình 1.1. 1 Tốc độ tăng trưởng GDP của các nước đang phát triển và thị trường mới
nổi. ....................................................................................................................................... 1
Hình 1.1. 2 : Giá trị ngành xây dựng theo khu vực ............................................................. 2
Hình 2.1. 1 Đường dẫn nguyên nhân chủ động .................................................................. 8
Hình 2.1. 2 Đường dẫn nguyên nhân bị động ..................................................................... 8
Hình 2.1. 3 Vòng lặp chủ động với số đường dẫn nguyên nhân bị động là số chẵn........... 8
Hình 2.1. 4 Vịng lặp bị động ............................................................................................. 9
Hình 2.1. 5: Phương hướng Mơ hình hệ thống động .......................................................... 9


Hình 3.1. 1 : : Mơ hình phương pháp nghiên cứu ............................................................ 31
Hình 3.4 1: Mơ hình tác động tới Sức hấp dẫn của gói thầu thi cơng .............................. 34
Hình 4.2. 1 :Tần suất các Loại cơng trình được kỹ sư tham gia thi cơng gần đây ........... 43
Hình 4.2. 2 :Tần suất các Vị trí cơng tác của các kỹ sư tham gia đánh giá. ................... 43
Hình 4.2. 3:Tần suất các Số năm kinh nghiệm của các kỹ sư tham gia đánh giá. .......... 44
Hình 4.6. 1 Hình biểu diễn ảnh hưởng của nhóm Sự đạt được theo Mục tiêu của nhà
thầu, Phẩm chất nhà thầu, Đặc điểm gói thầu, Mơi trường bên ngồi tới Sức hấp dẫn của
gói thầu theo giá trị trung bình của 25 biến theo bảng 4.2.2. ........................................... 62
Hình 5.1 1 : Sơ đồ ảnh hưởng của 25 biến trong 4 nhóm Năng lực Phẩm chất nhà thầu,
Đặc điểm gói thầu, Mơi trường bên ngồi, Sự đạt được theo các mục tiêu trong tới Sức
hấp dẫn của gói thầu. ........................................................................................................ 64
Hình 5.2. 1: Mối tương quan ảnh hưởng giữa các nhân tố tới Sức hấp dẫn của gói
thầu. ................................................................................................................................... 76
Hình 5.2. 2: Mơ hình tính giá trị của nhân tố ................................................................... 78
Hình 5.2. 3: Mơ hình tính giá trị của Sức hấp dẫn gói thầu. ............................................ 78
Hình 5.4. 1 Mơ hình tác động đến Mức độ đạt được mục tiêu Tăng doanh thu ............... 85
Hình 5.4. 2 :Mơ hình tác động đến Mức độ đạt được mục tiêu Tăng lợi nhuận ............... 86

Hình 5.4. 3: Mơ hình tác động đến Mức độ đạt được mục tiêu Tăng danh tiếng ............. 87
Hình 5.4. 4: Mơ hình tác động đến Mức độ đạt được mục tiêu Lấy lại vốn ..................... 88
Hình 5.4. 5: Mơ hình tác động đến Mức độ đạt được mục tiêu Tăng thị phần ................. 88
Hình 5.4. 6: Mơ hình tác động đến Mức độ đạt được mục tiêu Tăng hài lịng ................. 89
Hình 5.4. 7: Mơ hình tác động đến Mức độ đạt được mục tiêu Tăng chất lượng ............. 90
Hình 5.4. 8: Mơ hình tác động đến Mức độ đạt được mục tiêu Tăng quan hệ ................. 90
Hình 5.4. 9 :Hàm thành viên (Membership function) đánh giá các nhân tố ảnh hưởng tới
Sức hấp dẫn gói thầu ......................................................................................................... 91
Hình 5.4. 10 Hàm thành viên hợp thành của Sự đạt được mục tiêu tăng quan hệ theo
Phẩm chất nhà thầu. .......................................................................................................... 93
Hình 5.5. 1: Sơ đồ tác động của các nhân tố tới Sức hấp dẫn của gói thầu theo mơ hình
động. .................................................................................................................................. 96


Hình 5.5. 2: Sức hấp dẫn chung của gói thầu Lê Minh Xuân ........................................... 96
Hình 5.5. 3: Sơ đồ tác động ảnh hưởng của Sự đạt được các mục tiêu tới sức hấp dẫn
chung của gói thầu. ........................................................................................................... 97
Hình 5.6 . 1: Kết quả ảnh hưởng của Phẩm chất nhà thầu, Đặc điểm gói thầu, Mơi
trường bên ngồi đối với Sức hấp dẫn của gói thầu. ...................................................... 100
Hình 5.7. 1: Sức hấp dẫn của gói thầu ảnh hưởng bởi Sức hấp dẫn từ đặc điểm gói
thầu. ................................................................................................................................. 103
Hình 5.7. 2: Hình biểu diễn sự thay đổi trọng số ảnh hưởng của Sự đạt được theo mục
tiêu thứ i của nhà thầu tới Sức hấp dẫn của gói thầu theo thời gian. ............................. 104
Hình 5.7. 3: Ảnh hưởng của Phẩm chất nhà thầu tới Sức hấp dẫn gói thầu theo thời
gian .................................................................................................................................. 105


Luận văn thạc sĩ

CBHD: PGS.TS Phạm Hồng Luân


CHƯƠNG 1 : ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1 Giới thiệu chung
-

1.1.1 Tình hình thế giới
Sau “cơn bão” tài chính xảy ra vào năm 2008, nền kinh tế thế giới đang có những bước
phục hồi , châu Á chính là điểm sáng trong q trình phục hồi của nền kinh tế thế giới
với sự trỗi dậy mạnh mẽ của các nước như Trung Quốc, Ấn Độ.
Hình 1.1. 1 Tốc độ tăng trưởng GDP của các nước đang phát triển và thị trường mới
nổi.

Nguồn World Economic Outlook ,4/2018, IMF
-

-

Sự phục hồi của nền kinh tế khiến cho các nhà đầu tư bớt ‘dè dặt’ trong việc bỏ vốn
đầu tư vào các thị trường tiềm năng . Theo World Economic Outlook, 2018, IMF, tăng
trưởng kinh tế toàn cầu năm 2017 là 3,8 % tăng nhanh nhất kể từ năm 2011 và dự đoán
sẽ tiếp tục tăng năm 2018, 2019 ở mức 3,9 % .
1.1.2
Tình hình trong nước.
Theo thơng cáo của Tổng cục thống kê 2018, 6 tháng đầu năm 2018 , Ngành xây
dựng 6 tháng đầu năm duy trì được mức tăng trưởng khá với tốc độ 7,93%, đóng
góp 0,48 điểm phần trăm của tổng giá trị tăng thêm toàn nền kinh tế.

HV : Lê Nho Tuấn - 1570114

Trang 1



Luận văn thạc sĩ

CBHD: PGS.TS Phạm Hồng Luân
Hình 1.1. 2 : Giá trị ngành xây dựng theo khu vực

-

-

-

-

Nguồn : Tổng cục thống kê, 2017.
Sự xuất hiện của các tập đoàn đa quốc gia, liên tục tăng vốn đầu tư vào các dự án tỷ đơ
ở Việt Nam có thể kể đến như : Dự án Posco (1,1 tỷ USD), Dự án Tập đoàn Intel (1 Tỷ
USD), Dự án Thép Cà Ná (9,8 tỷ USD), Dự án Công ty gang thép Hưng Nghiệp
Formosa (7,9 tỷ USD), dự án Lọc dầu Nghi Sơn (6,2 tỷ USD) , dự án Khu nghỉ dưỡng
Nam Hội An ( 4 tỷ USD), Dự án Sam Sung Thái Nguyên - giai đoạn 2 (2 tỷ USD)….
Theo báo cáo của Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) , quý 1 năm 2018,
lượng vốn FDI đầu tư vào lĩnh vực bất động sản tại Việt Nam khoảng 859 triệu USD,
chiếm 10% tổng vốn đầu tư FDI, vốn thực hiện của các dự án đầu tư trực tiếp nước
ngoài ước đạt 3,88 tỷ USD, tăng 7,2% so với cùng kỳ năm 2017, kéo theo đó là sự xuất
hiện của hàng loạt các dự án xây dựng lớn tại Việt Nam như : Dự án nhà máy LG
Innitek Hải Phòng (Hàn Quốc) tăng vốn đầu tư thêm 501 triệu USD, Dự án nhà máy
điện gió Bạc Liêu giai đoạn III (Thái Lan) tổng vốn đầu tư 365,76 triệu USD, Dự án
Công ty TNHH Regina Miracle International Việt Nam (Trung Quốc) tăng vốn đầu tư
thêm 501 triệu USD, Dự án Nidec Shimpo Việt Nam (Nhật Bản), tổng vốn đầu tư 200

triệu USD , Dự án Nidec Techno Motor Việt Nam (Nhật Bản), tổng vốn đầu tư 200
triệu USD..
Sự gia tăng đáng kế số lượng cũng như quy mô các dự án tại Việt Nam khiến cho việc
chọn lựa được nhà thầu tốt nhất , đảm bảo tiến độ, tối thiểu chi phí và tăng chất lượng
cho cơng trình là điều mà các chủ đầu tư cực kì quan tâm . Tuy nhiên, việc chọn được
đúng nhà thầu là điều không hề dễ dàng.
Khi mà các dự án xây dựng ngày càng lớn và hiện đại, công nghệ kỹ thuật phát triển và
thay đổi liên tục khiến cho “Gói thầu xây dựng” mang đến càng nhiều rủi ro tiếm tàng
mà chủ đầu tư và nhà thầu không lường trước được. (Russell, 1990; Crowley &
Hancher, 1995) [1][2] Việc chỉ quan tâm tới việc giá bỏ thầu thấp nhất mà không quan
tâm đến các yếu tố khác sẽ dẫn đến việc đội chi phí, chậm trễ, sự tồi tệ trong sự đạt
được. Ibrahim M. Mahdi và cộng sự (2002) [3] Việc lựa chọn nhà thầu có giá bỏ thầu
thấp có thể dẫn đến việc nhà thầu không đủ kỹ năng, kinh nghiệm kiến thức để hoàn
HV : Lê Nho Tuấn - 1570114

Trang 2


Luận văn thạc sĩ

-

-

CBHD: PGS.TS Phạm Hồng Luân

thành những sự hứa hẹn của nhà thầu đối với dự án, và đề xuất mơ hình kết hợp đánh
giá Phẩm chất nhà thầu dựa trên các Đặc điểm của gói thầu . Y.Ilker Topcu (2002) [4]
đề xuất mơ hình đánh giá nhà thầu dựa trên Năng lực phẩm chất nhà thầu kết hợp với
giá bỏ thầu. Tuy nhiên, Việc lựa chọn nhà thầu thông qua đánh giá Năng lực nhà thầu,

giá bỏ thầu vẫn là chưa đủ. Hiện nay xảy một vấn đề đó là việc một nhà thầu trúng
thầu nhưng trong q trình thực hiện gói thầu , lại có thái độ khơng tích cực hợp tác
với các bên liên quan để giải quyết các vấn đề nảy sinh, biện hộ rất nhiều lý do để trì
hỗn, đưa ra các địi hỏi, gây ra tranh cãi với chủ đầu tư, chậm trễ tiến độ, cuối cùng có
thể dẫn đến kiện cáo, hủy hợp đồng , tốn chi phí cho dự án, không đúng với mong
muốn ban đầu của chủ đầu tư. Có thề nói rằng nhà thầu này khơng có “thiện chí” với
gói thầu này, hay gói thầu này khơng có “sức hấp dẫn” đối với nhà thầu này , dẫn đến
nhà thầu khơng nỗ lực hồn thành gói thầu .
Vì vậy cần phải xem xét “ động cơ “ của nhà thầu khi tham gia gói thầu này , thơng
qua việc xây dựng một chỉ số để đánh giá “ sức hấp dẫn” của gói thầu đối với nhà thầu
thi công , bổ sung thêm làm căn cứ để lựa chọn nhà thầu. Những nhà thầu có mong
muốn, thiện chí cao đối với gói thầu sẽ được đánh giá tốt hơn trong việc lựa chọn thầu.
Mơ hình đánh giá “Sức hấp dẫn “ này cũng giúp hỗ trợ cho các nhà quản lý của nhà
thầu thi công trong việc ra quyết định có hay khơng tham gia vào một gói thầu dự án.
Tuy nhiên, Mục đích của mơ hình là khám phá động cơ của nhà thầu thông qua đánh
giá các đặc điểm của nhà thầu, gói thầu, mơi trường bên ngồi , khơng phải là mơ hình
đánh giá rủi ro theo sự đạt được/lợi ích để hỗ trợ ra quyết định chọn tham gia hay
khơng tham gia gói thầu.
1.2 Xác định vấn đề nghiên cứu

-

Điều gì ảnh hưởng đến sự hấp dẫn của gói thầu đối với nhà thầu thi công ?
Các nhân tố ảnh hưởng lẫn nhau như thế nào trong việc tác động lên “ Sức hấp dẫn”
của gói thầu với nhà thầu thi cơng ?
Chọn cách nào để mô phỏng được sự tác động lẫn nhau của các nhân tố trong việc gây
ra Sức hấp dẫn của gói thầu đối với nhà thầu thi cơng ?
1.3 Các mục tiêu nghiên cứu

-


Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến sức hấp dẫn của của gói thầu thi cơng đối với nhà
thầu.

-

Đưa ra mơ hình để đánh giá sức hấp dẫn của gói thầu thi cơng đối với nhà thầu thi
công.

-

Đưa ra kết luận về mức độ phù hợp của mơ hình, và đề xuất phương án cải tiến mơ
hình .
1.4

-

Phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu : Kỹ sư xây dựng làm việc tại nhà thầu thi công.
HV : Lê Nho Tuấn - 1570114

Trang 3


Luận văn thạc sĩ
-

CBHD: PGS.TS Phạm Hồng Luân


Phạm vi nghiên cứu : Các nhà thầu đang thi công xây dựng tại Tp.HCM
1.5 Đóng góp dự kiến của nghiên cứu
- Về mặt học thuật:
+ Xác định các nhân tố và mối tương quan giữa các nhân tố ảnh hưởng tới sức hấp
dẫn của gói thầu .
+ Đưa ra mơ hình đánh giá sức hấp dẫn của gói thầu thi cơng đối với nhà thầu theo
thời gian.
- Về mặt thực tiễn:
+ Dựa trên chỉ số thu hút của gói thầu đối với nhà thầu giúp chủ đầu tư có thêm
cơng cụ đánh giá nhà thầu trong việc chọn lựa thầu.
+ Giúp nhà thầu có thêm cơng cụ đánh giá gói thầu, đưa ra quyết định nên hay khơng
nên tham gia vào gói thầu .
Kết cấu luận văn
Luận văn gồm 6 chương:
Chương 1: Đặt vấn đề, xác định mục tiêu nghiên cứu.
Chương 2: Tổng quan, khái niệm định nghĩa .
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu, quy trình nghiên cứu, cơng cụ nghiên cứu.
Chương 4 : Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến sức hấp dẫn của gói thầu đối với
nhả thầu thi cơng.
Chương 5 : Xây dựng Mơ hình phân tích động (dymamic model) kết hợp logic mờ.
Chương 6 :Tổng kết nghiên cứu và đề xuất hướng phát triển của nghiên cứu.
1.6

Kết luận chương 1 : Chương này đặt ra vấn đề cần phải xây dựng một chỉ số đánh giá
động cơ của nhà thầu khi tham gia gói thầu , được gọi là chỉ số thu hút của gói thầu đối
với nhà thầu thi cơng. Điều này giúp đảm bảo tìm ra được những nhà thầu có quyết
tâm thực hiện và cam kết lâu dài đối với sự thành công của dự án trong suốt quá trình
thực hiện. Ở chương sau sẽ tập trung làm rõ các yếu tố tác động đến Sức hấp dẫn của
gói thầu và mơ hình ảnh hưởng giữa các nhân tố để tạo ra Sức hấp dẫn của gói thầu đối
với nhà thầu thi cơng.


HV : Lê Nho Tuấn - 1570114

Trang 4


Luận văn thạc sĩ

CBHD: PGS.TS Phạm Hồng Luân

CHƯƠNG 2 :TỔNG QUAN
2.1 Khái niệm và Định nghĩa
2.1.1 Gói thầu và Nhà thầu
Theo Luật đấu thầu số 43/2013/QH13, Gói thầu là một phần hoặc tồn bộ dự án, dự
tốn mua sắm; gói thầu có thể gồm những nội dung mua sắm giống nhau thuộc nhiều dự
án hoặc là khối lượng mua sắm một lần, khối lượng mua sắm cho một thời kỳ đối với
mua sắm thường xuyên, mua sắm tập trung.
Gói thầu hỗn hợp là gói thầu bao gồm thiết kế và cung cấp hàng hóa (EP); thiết kế và
xây lắp (EC); cung cấp hàng hóa và xây lắp (PC); thiết kế, cung cấp hàng hóa và xây lắp
(EPC); lập dự án, thiết kế, cung cấp hàng hóa và xây lắp (chìa khóa trao tay).
Khi áp dụng vào xây dựng thì “gói thầu “ là một phần hoặc toàn bộ dự án xây dựng ,
gói thầu có thể được chia ra đơn lẻ như gói thầu thi cơng, tư vấn, thiết kế, thiết bị…. ,
hoặc gộp lại thành “gói thầu hỗn hợp”.
Nhà thầu chính là nhà thầu chịu trách nhiệm tham dự thầu, đứng tên dự thầu và trực
tiếp ký, thực hiện hợp đồng nếu được lựa chọn. Nhà thầu chính có thể là nhà thầu độc
lập hoặc thành viên của nhà thầu liên danh.
Nhà thầu phụ là nhà thầu tham gia thực hiện gói thầu theo hợp đồng được ký với nhà
thầu chính. Nhà thầu phụ đặc biệt là nhà thầu phụ thực hiện cơng việc quan trọng của
gói thầu do nhà thầu chính đề xuất trong hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất trên cơ sở yêu
cầu ghi trong hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu.


-

-

-

-

-

-

-

-

2.1.2 Sức hấp dẫn và chỉ số thu hút của gói thầu đối với nhà thầu thi công.
Sức hấp dẫn (theo quan điểm xã hội ) có nghĩa là thu hút, dồn sự chú ý, sự quan tâm
của mọi người vào một điểm xác định .
Sức hấp dẫn của gói thầu đối với với nhà thầu là sự thu hút, dồn sự chú ý, sự quan tâm
của nhà thầu vào những giá trị đạt được từ gói thầu.
Theo (Irem Dikmen et al 2003) [5], Chiến lược có vai trị phục vụ cho các mục đích
của tổ chức, việc xác định vai trị của chiến lược sớm sẽ giúp hoạch định khung bao
cho tổ chức. Mục đích của chiến lược là để đạt được những mục tiêu cho trước và sự
đạt được theo các mục tiêu này sẽ tác động ngược lại đối với các chiến lược để điều
chỉnh chiến lược, vì thế chiến lược giống với đích đến hơn là sự khơng rõ ràng. Với
Ansoff (1965 ) [6] Chiến lược được hiểu cơ bản là chọn lựa trong các sản phẩm của
công ty, cái nào công ty sẽ sản xuất và sẽ bán tốt ra thị trường. Theo Portor (1980 ) [7],
Chiến lược phải liên quan với sự phù hợp giữa các hoạt động của cơng ty và nguồn tài

ngun của nó.
Gói thầu dự án xây dựng chính là sản phẩm mà các nhà thầu xây dựng cần đưa ra thị
trường , việc lựa chọn loại sản phẩm hay gói thầu xây dựng để đưa ra thị trường sẽ phụ
thuộc vào các chiến lược phát triển của nhà thầu, mục đích của việc tuân theo các chiến
lược là để đạt được những mục tiêu cho trước của nhà thầu.
Theo Edwin A. Locke và cộng sự (1981) [8] Mục tiêu là cái mà người ta nỗ lực để
hồn thành , là đích nhắm của hành động. Mục tiêu ảnh hưởng tới sự đạt được bằng
HV : Lê Nho Tuấn - 1570114

Trang 5


Luận văn thạc sĩ

CBHD: PGS.TS Phạm Hồng Luân

cách dẫn hướng sự chú ý, huy động sự nỗ lực, tăng sự kiên trì , làm động cơ cho các
chiến lược phát triển. Thế nên, Những sự đạt được từ gói thầu theo các mục tiêu của
nhà thầu chính là kết quả cuối cùng của sự nỗ lực, kiên trì trong một chuỗi các hành
động từ việc chọn lựa gói thầu phù hợp với các chiến lược cho đến việc theo đuổi các
mục tiêu trong chiến lược của nhà thầu khi thực hiện gói thầu, và nó dẫn dắt sự chú ý
của nhà thầu . Hay có thể nói rằng, thứ gây nên sức hấp dẫn đối với nhà thầu thi cơng
chính là Sự đạt được từ gói thầu dựa theo các Mục tiêu của nhà thầu.
- Một gói thầu được gọi là có" sức hấp dẫn " đối với nhà thầu khi mà Sự đạt được từ gói
thầu đó đúng với Các mục tiêu trong chiến lược phát triển của nhà thầu . Rõ ràng, Sự
đạt được từ gói thầu theo các mục tiêu của nhà thầu và Sức hấp dẫn của gói thầu đối
với nhà thầu là hai khái niệm ngơn ngữ, mang tính chất chủ quan phụ thuộc vào đánh
giá của nhà thầu và chúng tỷ lệ thuận với nhau, tức là Sự đạt được càng lớn thì sức hấp
dẫn của gói thầu càng lớn và ngược lại.
- Chỉ số thu hút (hay còn gọi là chỉ số hấp dẫn) của gói thầu thi cơng đối với nhà thầu là

mức độ hấp dẫn của gói thầu thi cơng đối với nhà thầu được đánh giá thông qua sự đạt
được theo các khía cạnh mục tiêu của nhà thầu khi tham gia gói thầu như : Doanh thu,
Lợi nhuận, Thị phần, Danh tiếng, …Dựa theo chỉ số này mà nhà thầu có thể đánh giá
xem nên tham gia vào dự án nào để tránh gây lãng phí, giảm rủi ro , phù hợp với khả
năng của nhà thầu, cũng như định hướng đặc điểm gói thầu phù hợp cho nhà thầu trong
tương lai.
- Điều gì tác động đến sự đạt được theo các mục tiêu của nhà thầu , đó là những đặc
điểm tự nhiên có thể nhận biết được trong thế giới thực liên quan tới năng lực phẩm
chất nhà thầu, đặc điểm gói thầu, mơi trường bên ngồi tác động. Hơn nữa, Đặc điểm
của các yếu tố tác động này là sự thiếu thơng tin chính xác và khơng chắc chắn , vì vậy
cần phải có một cơng cụ để tổ hợp những biến không chắc chắn này thành biến mang
tính chất khái niệm ngơn ngữ Sự đạt được theo Mục tiêu nhà thầu để đánh giá Sức hấp
dẫn của gói thầu.
- Theo Daniel Baloi và cộng sự (2003)[9] , Lý thuyết mờ được dùng để xử lý những
vấn đề phức tạp , khơng có lộ rõ ra ngồi bởi vì nó khơng có thơng tin chính xác và
đầy đủ, và đây chính là đặc điểm của thế giới hiện thực.Vì vậy, nó phù hợp để đánh giá
những lý do không chắc chắn, ước chừng dựa trên nhưng suy nghĩ cảm tính của người
đánh giá.
- Vì thế nghiên cứu đề xuất sử dụng Lý thuyết tập mờ để đánh giá các yếu tố mang tính
chất khái niệm ngơn ngữ, khơng có thơng tin chính xác và xác định dựa trên cảm quan
của người đánh giá trong mơ hình xác định Sức hấp dẫn của gói thầu đối với nhà thầu
thi cơng.
- Mơ hình đánh giá Sức hấp dẫn của gói thầu cũng có 7 đặc điểm chung tương tự với
Mơ hình đánh giá Năng lực phẩm chất của nhà thầu được nêu lên bởi ( N. El-Sawalhi
et al, 2007) [10] như sau :
+ Là một vấn đề đa nhân tố chuẩn.
+Việc đánh giá kế thừa rủi ro từ người ra quyết định đánh giá.
+ Bộ Dữ liệu không chắc chắn về ngày tháng .
HV : Lê Nho Tuấn - 1570114


Trang 6


Luận văn thạc sĩ

CBHD: PGS.TS Phạm Hồng Luân

+ Chứa đựng ý kiến chủ quan của người ra quyết định.
+ Chứa đựng mối quan hệ khơng tuyến tính giữa các nhân tố tác động.
+Mơ hình cần phải thích nghi và thay đổi phù hợp được với những mục đích khác
nhau.
+Mơ hình cần phải giải quyết được cả 2 hướng định tính cũng như định lượng.
- Do Sự đạt được theo các Mục tiêu của nhà thầu và Sức hấp dẫn của gói thầu đối với
nhà thầu thi cơng là hai biến mang tính chất khái niệm , ngơn ngữ và phụ thuộc vào
chủ quan đánh giá của nhà thầu đối với gói thầu, chính vì thế chúng khơng có một bộ
dữ liệu cơ sở nào cho trước hoặc mối tương quan, xác suất các biến đầu vào cho trước
để thực hiện các mơ hình dự đốn như mơ hình hồi quy tun tính, mơ hình mạng nơ
ron nhân tạo ANN hay mơ phỏng Monte-Carlo... Có thể sử dụng các thuật tốn tối ưu
để nhằm tìm kiếm gói thầu hoặc nhà thầu có đặc điểm làm cho Sức hấp dẫn cao nhất
như thuật toán gen di truyền (Genetic algorithm), thuật toán con kiến (Ant Algorithm),
thuật toán tối ưu bầy đàn (Particle Swarm Optimization) .., tuy nhiên lời giải này
không phù hợp với mục đích của nghiên cứu là tìm ra Sức hấp dẫn của gói thầu đối với
một nhà thầu cụ thể, xác định trước. Với mục đích hỗ trợ ra quyết định chọn lựa gói
thầu hoặc nhà thầu bằng cách xếp hạng đánh giá Sức hấp dẫn của gói thầu đối với nhà
thầu thì có thể dùng mơ hình phân tích thứ bậc (Analytic Hierarchy Process), mơ hình
ra quyết định khi có đa nhân tố ảnh hưởng TOPSIS (Technique for Order Preference
by Similarity to Ideal Solution), phương pháp này cũng giúp ích cho việc phân tích độ
nhạy của các yếu tố ảnh hưởng tới Sức hấp dẫn của gói thầu, tuy nhiên mơ hình chưa
đáp ứng được mục đích tìm hiểu ứng xử của Sức hấp dẫn của gói thầu đối với nhà
thầu khi các yếu tố tác động thay đổi theo thời gian.

- Theo (Mawdesley and Al-Jibouri, 2010) [11] , Hệ thống động là hệ thống có thể mơ
phỏng được các sự thay đổi và tương tác lẫn nhau theo suốt một khoảng thời gian.
Theo ( Richardson and Pugh, 1981) [12] Hệ thống động rất hữu dụng cho việc quản lý
và q trình mơ phỏng gồm 2 đặc tính : Chúng thay đổi theo thời gian và chúng cho
phép sự tác động ngược lại thông qua việc di chuyển và thu nhận thơng tin. Theo
Coyle (1996) [13] , Mơ hình động giúp diễn tả và hiểu được cách ứng xử phụ thuộc
theo thời gian của hệ thống quản lý trong mơ hình định tính cũng như là định lượng.
- Kết luận : Thời gian thực hiện gói thầu dự án xây dựng có thể diễn ra trong thời gian
rất dài, vì thế khơng có gì đảm bảo rằng nhà thầu sẽ giữ nguyên đánh giá về Sức hấp
dẫn của gói thầu trong thời gian đó, thế nên cẩn phải đánh giá Sức hấp dẫn của gói
thầu theo thời gian. Với mục đích tìm hiểu mối tương quan giữa các yếu tố tác động
lên Sức hấp dẫn của gói thầu, Sự thay đổi của sức hấp dẫn theo thời gian tùy thuộc vào
các chiến lược phát triển của nhà thầu và giúp các nhà quản lý có thêm cơng cụ để
đánh giá gói thầu hoặc đánh giá nhà thầu thơng qua chỉ số Sức hấp dẫn của gói thầu ,
thì sự kết hợp của Mơ hình động và Logic mờ để đánh giá Sức hấp dẫn của gói thầu sẽ
giúp đạt được mục đích của nghiên cứu và giải quyết được 7 đặc điểm cần thiết của
mơ hình để tạo ra một mơ hình cho ra kết quả tốt.
2.1.3 Hệ thống động ( System Dynamic)

HV : Lê Nho Tuấn - 1570114

Trang 7


Luận văn thạc sĩ

CBHD: PGS.TS Phạm Hồng Luân

- Hệ thống động ( System Dynamic ) được khai sáng bởi Forrester năm 1958 , được
các nhà toán học và nhà khoa học sử dụng trong nhiều lĩnh vực như : Vật lý, thiên văn

học, hóa học, khí tượng học, sinh học, nhận thức học, thần kinh học, xã hội học. Đây
được coi là mơ hình có thể đại diện được mơ hình tương tác giữa các yếu tố trong đời
sống thực, là phương pháp giúp để hiểu được các vấn đề phức tạp , các vấn đề sẽ thay
đổi theo số lần lặp lại của vịng lặp , các chuỗi kín liên kết nguyên nhân và ảnh hưởng
sẽ truyền thông tin của các hành động trước cho các hành động kế tiếp .
- Đường dẫn nguyên nhân bao gồm 2 loại là : Chủ động và Bị động.
Hình 2.1. 1 Đường dẫn nguyên nhân chủ động

-

Đường dẫn nguyên nhân chủ động làm tăng lượng thông tin so với ban đầu . Ví dụ : A
tăng làm B lớn hơn so với khi mà A chưa tăng, và ngược lại A giảm làm B ít hơn so
với ban đầu.
Hình 2.1. 2 Đường dẫn nguyên nhân bị động

- Đường dẫn nguyên nhân bị động làm giảm lượng thông tin so với ban đầu . Ví dụ C
tăng làm D ít hơn so với khi C chưa tăng và ngược lại C giảm làm D lớn hơn .
- Vòng lặp xuất hiện khi mà những quyết định gây ra sự thay đổi tình trạng thông tin của
hệ thống ở hiện tại và ảnh hưởng tới chính quyết định đó ở tương lai. Vịng lặp cũng có
hai loại là vịng lặp chủ động hay cịn gọi là vòng lặp tăng cường và vòng lặp bị động
hay cịn gọi là vịng lặp cân bằng .
Hình 2.1. 3 Vòng lặp chủ động với số đường dẫn nguyên nhân bị động là số
chẵn.

HV : Lê Nho Tuấn - 1570114

Trang 8


Luận văn thạc sĩ


CBHD: PGS.TS Phạm Hồng Luân

Vòng lặp chủ động sẽ khiến lượng thông tin tăng lên, hay mất cân bằng so với điểm
ban đầu. Vòng lặp chủ động được tạo thành khi số lượng đường dẫn bị động là số
chẵn.

-

Hình 2.1. 4 Vịng lặp bị động

- Vịng lặp bị động sẽ làm cho lượng thông tin sau khi lặp trở về điểm bắt đầu hay điểm
cân bằng, vòng lặp bị động xuất hiện khi số lượng đường dẫn nguyên nhân bị động là
số lẻ.
-

Theo Mohapatra và cộng sự (1994) [14] , Hệ thống động bao gồm 4 phần chính :(1)
Kho (Stock ), (2) Dịng (Flow), (3) Chuyển đổi (Converter), (4 ) Kết nối (Conector) ,
được miêu tả bởi hình 1 dưới đây:
Hình 2.1. 5: Phương hướng Mơ hình hệ thống động

- Kho (Stock ) là nơi thu nhận dòng (Flow) hay là nơi chứa nguồn và ra vào dịng
(Flow), Dịng (Flow) là phương tiện di chuyển thơng tin ra, vào Kho (Stock ) .Giá trị
của dịng Flow có thể dương hoặc âm. Dòng dương sẽ bổ sung, lấp đầy kho Stock và
dịng âm sẽ lấy bớt thơng tin ra khỏi kho. Chuyển đổi (Converter) là nơi chứa các giá
trị , tham số của hàm chức năng trong mô hình. Kết nối (Conector) dùng để di chuyển
thơng tin, kết nối với các thành phần khác.

HV : Lê Nho Tuấn - 1570114


Trang 9


Luận văn thạc sĩ

CBHD: PGS.TS Phạm Hồng Luân

- Theo Esther Thelen và cộng sự (1991) [15] Mơ hình động có thể giúp hiểu được
những vấn đề phức tạp và không tuyến tính bằng cách sử dụng những phép tốn đơn
giản. Nghiên cứu cũng chỉ ra các nguyên tắc ứng xử của hệ thống động như sau:
+ Cách ứng xử mang tính cơ đọng của nhiều mức độ tự do được tạo ra bởi sự kết hợp
của nhiều thành phần tạo nên mơ hình.
+Cách ứng xử mang tính nội bộ bản thân hệ thống bởi vì hệ thống được hình thành
bằng các hàm kết nối giữa các hệ thống phụ trong một ngữ cảnh môi trường công tác
nhất định.
+ Cách ứng xử không tuân thủ cứng nhắc hay xác định trước, mà nó dẫn hướng và ổn
định thơng qua một hình thái cho trước của hệ thống, và hệ thống sẽ tự thúc đẩy bản
thân nó dựa trên các ngữ cảnh môi trường khác nhau.
+Cách ứng xử thay đổi qua các giai đoạn khi phương hướng của mơ hình động xuất
hiện sự khơng liên tục.
+ Cách ứng xử có thể phát triển theo cách ổn định hoặc không ổn định tùy theo định
hướng.
+ Các ứng xử phát triển theo quá trình động, đa cấp bậc và bất định.
-

Theo Gacia J.M (2006) [16], Các thơng số của hệ thống động được tính tốn với mức
độ chính xác tùy thuộc vào mục đích của nó. Đối với hệ thống mang tính xã hội thì khi
mà thay đổi các thơng số cần một sự nhạy cảm mang tính cơng bằng, vì thế khơng cần
phải q tốn thời gian chú tâm vào việc tính tốn một cách chính xác nó. Các phân tích
độ nhạy sẽ giúp xác định những thơng số mà nó ảnh hưởng tới sự phản ứng của mơ

hình trước những chính sách chiến lược khác nhau, nhờ thế mà có thể khám phá ra
được thơng số nào đã được tính chính xác trong mơ hình.
2.1.4 Lý thuyết tập mờ (FUZZY SET THEORY)
- Lý thuyết tập mờ (Fuzzy Set Theory), do giáo sư Lotfi Zadeh của trường đại học
California -Mỹ đề ra năm 1965. Sự phát triển của lý thuyết mờ tạo nền tảng để phát
triển Logic mờ . Trước kia với Logic cổ điển chỉ có đúng- sai để giải quyết thơng tin
rõ ràng, nhưng khơng thể dùng nó để diễn đạt các thơng tin ‘ mờ’, vì vậy logic mờ ra
đời để mơ tả các chính xác mệnh đề “mờ”- khơng chính xác, rõ nghĩa.
- Theo (Nguyễn Văn Định . Bài giảng Chuyên đề Logic mờ và ứng dụng, , Khoa CNTT,
Học Viện NN Việt Nam ) [17], Khái niệm ‘Tập hợp mờ’ (Fuzzy Set) là mở rộng của
khái niệm tập hợp cổ điển, nhằm đáp ứng nhu cầu biểu diễn những tri thức khơng
chính xác. Như vậy, để xem một phần tử có là là thành viên của tập A hay khơng, ta
gán cho phần tử đó giá trị 1 nếu phần tử đó chắc chắn thuộc A, và giá trị 0 nếu nó
khơng thuộc về tập hợp A, tức là ta có thể xây dựng một hàm thành viên (hay hàm
thuộc) để đánh giá một phần tử có thuộc tập A hay không :

HV : Lê Nho Tuấn - 1570114

Trang 10


Luận văn thạc sĩ

CBHD: PGS.TS Phạm Hồng Luân

Rõ ràng, hàm thuộc μA sẽ xác định tập con của A trên tập U. với μA chỉ nhận giá trị
trong tập hợp {0,1} .
-

Các phép toán cơ bản về tập mờ :

Theo ( Phan Xuân Minh, Nguyễn Ngọc Phước, 1997) [18] . Cho X, Y là hai tập mờ
trên không gian B, Có các hàm thuộc tương ứng mX, mY khi đó :
+ Phép hợp 𝑿 ∪ 𝒀
Theo luật Max: 𝑚𝑋∪𝑌 (𝐵) = 𝑀𝑎𝑥{𝑚𝑋 (𝐵), 𝑚𝑌 (𝐵)}
Theo luật Sum: 𝑚𝑋∪𝑌 (𝐵) = 𝑀𝑖𝑛{1, 𝑚𝑋 (𝐵), +𝑚𝑌 (𝐵)}
Theo luật Tổng trực tiếp : 𝑚𝑋∪𝑌 (𝐵) = 𝑚𝑋 (𝐵) + 𝑚𝑌 (𝐵) − 𝑚𝑋 (𝐵) × 𝑚𝑌 (𝐵)
+ Phép giao 𝑿 ∩ 𝒀
Theo luật Min: 𝑚𝑋∩𝑌 (𝐵) = 𝑀𝑖𝑛{𝑚𝑋 (𝐵 ), 𝑚𝑌 (𝐵)}
Theo luật Lukasiewicz : 𝑚𝑋∩𝑌 (𝐵) = 𝑀𝑎𝑥{0, 𝑚𝑋 (𝐵) + 𝑚𝑌 (𝐵 ) − 1}
Theo luật Prod : 𝑚𝑋∩𝑌 (𝐵) = 𝑚𝑋 (𝐵) × 𝑚𝑌 (𝐵)
+ Phép bù ~𝑿
𝑚~𝑋 (𝐵 ) = 1 − 𝑚𝑋 (𝐵)
+ Phép mờ hóa (Fuzzification) :
Theo (Nguyễn Cát Hồ, Nguyễn Công Hào, 2009) [19]. Việc mờ hóa có hai bài tốn:
- Tìm tập mờ biểu thị một tập kinh điển hay, một cách tổng quát hơn, hãy mờ hóa một
tập mờ đã cho A~;
- Tìm độ thuộc của giá trị ngôn ngữ của một biến ngôn ngữ tương ứng với một dữ liệu
đầu vào là thực hoặc mờ.
+ Phép khử mờ (Defuzzification).
- Trong điều khiển mờ cũng như trong lập luận trong các hệ chuyên gia với các luật tri
thức mờ, dữ liệu đầu ra nhìn chung đều là những tập mờ. Thực tế chúng ta cũng
thường gặp nhu cầu chuyển đổi dữ liệu mờ đầu ra thành giá trị thực một cách phù hợp.
Phương pháp chuyển đổi như vậy được gọi là phương pháp khử mờ . (Nguyễn Cát Hồ,
Nguyễn Công Hào, 2009)[19] .
-Theo (Hellendoorn Hans and C. Thomas, 1993) [20] Phương pháp khử mờ được xem
là tốt khi đáp ứng được 5 tính chất :

HV : Lê Nho Tuấn - 1570114

Trang 11



Luận văn thạc sĩ

CBHD: PGS.TS Phạm Hồng Luân

1. Tính liên tục ( Continuity) : Một sự thay đổi nhẹ dữ liệu đầu vào, sẽ cho ra kết quả
khác nhau nhỏ
2. Tính khơng nhập nhằng (Disambiguity): Khi thuật tốn tìm ra kết quả là rõ ràng,
xác định
3.Tính hợp lý ( Plausibility): Khi các kết quả nằm gần ở khoảng giữa tập mờ và thuộc
về nhóm khả năng cao của tập mờ .
4. Độ phức tạp phép tính đơn giản (Computational complexity )
5. Tính trọng số của phương pháp (Weight counting) : Đánh trọng số cho các quy luật
của tập mờ.
2.2 Các nghiên cứu trước đó
-

Mục tiêu nhà thầu

Theo Irem Dikmen và cộng sự (2003) [5], Một vài cơng ty thích đặt mục tiêu lợi
nhuận tối đa ngắn hạn ở hiện tai, tuy nhiên một số khác thì muốn lợi nhuận tối đa ở dài
hạn bằng cách hi sinh lợi nhuận hiện tại để tạo ra lợi thế cơ hội . Lợi thế cạnh tranh
của các công ty xây dựng trên thị trường là mối quan hệ lâu dài với khách hàng như là
Sự trung thành của khách hàng, khách hàng thường thích những nhà thầu mà có sự
thành cơng trong các dự án quá khứ và sự tin tưởng của khách hàng bắt nguồn chính từ
tài nguyên của nhà thầu. Patricio Venegas (1997) [21] chia các mục tiêu của nhà thầu
làm 4 nhóm chính : Mục tiêu tài chính ( Lượng bán hàng, doanh thu,lợi nhuận trên
vốn, thị phần ), Mục tiêu nội bộ ( Sự hài lịng trong cơng việc, hiệu quả công nghệ),
Mục tiêu phát kiến và cải thiện (hiệu quả vận hành ), Mục tiêu khách hàng. AbdulRashid Abdul-Aziz (2006) [22] Đối với công ty ở các nước phát triển, khi vận hành ở

nước ngồi thì mục tiêu được đánh giá cao nhất là Lấy lại vốn. Nghiên cứu cũng chỉ ra,
các công ty này không nên chỉ dừng lại ở quan điểm nguồn công việc mà phải quan
tâm tới Lợi thế cạnh trạnh từ đâu tới, con đường tiếp cận thị trường thứ ba. Để tạo ra
lợi thế về giá thì cần phải chủ động đi theo phương hướng tạo ra hình ảnh trên thị
trường, nếu cần thiết thì hãy kết hợp với các tổ chức độc lập khác.
-

Phẩm chất nhà thầu

Patricio Venegas (1997) [21] cho rằng những bộ phận chức năng của công ty xây
dựng sẽ ảnh hưởng tới việc phát triển sản xuất của công ty xây dựng và ảnh hưởng trực
tiếp tới mục tiêu của công ty bao gồm: Dịch vụ cung ứng, thi cơng dự án, quản lý kinh
doanh, quản lý tài chính, nghiên cứu và phát triển, quản lý chất lượng . (Abdulazlz A.
Bubshalt et al, 1996) [23] , cho rằng Việc điều tra và đưa ra chuẩn về Năng lực phẩm
chất nhà thầu rất quan trọng trong việc bảo đảm sự thành công của dự án xây dựng. Để
đảm bảo Đặc điểm của nhà thầu và khả năng của nhà thầu có thể phù hợp với các yêu
cầu của dự án, Năng lực Phẩm chất nhà thầu cần đánh giá giá qua các nhân tố : Kinh
nghiệm nhà thầu, khả năng ổn định tài chính, sự đạt được trong quá khứ, sự đạt được
HV : Lê Nho Tuấn - 1570114

Trang 12


Luận văn thạc sĩ

CBHD: PGS.TS Phạm Hồng Luân

về chất lượng, khả năng quản ý dự án, dữ liệu từ nhà thầu thất bại, sự sẵn có của nhân
viên quản lý, năng lực chịu tải của nhà thầu. (Hubbard, 1990; Albert P. C. Chan và
cộng sự, 2004) [24][25] cho rằng hành động quản lý dự án là chìa khóa cho sự thành

công của dự án. Jaselskis and Ashley (1991) [26] Những đặc điểm phức tạp, không
chắc chắn trong môi trường xây dựng thách thức các nhà quản lý trong việc đạt được
các kết quả thành công cho dự án xây dựng. Quản lý dự án có liên quan tới sự thành
cơng trong q trình thi cơng và làm tăng thêm sự đạt được ngồi mong đợi cho dự án.
-

Đặc điểm gói thầu

A O Akinsola và cộng sự (1997) [27] cho rằng đặc điểm của chủ đầu tư, đặc điểm của
dự án, tổ chức dự án tác động đến sự đạt được về chi phí và thời gian của các cơng
trình cao tầng ở Anh. Đặc điểm của chủ đầu tư như loại hình kinh doanh của chủ đầu
tư là tư nhân hay nhà nước, kinh nghiệm của chủ đầu tư sẽ ảnh hưởng tới sự biến động
và quá trình ra quyết định của chủ đầu tư. Đặc điểm của dự án thông thường là độc
nhất, chứa đựng khác nhau về thiết kế, công trường, phương pháp xây dựng, mỗi đặc
điểm khác biệt sẽ ảnh hưởng tới cách dự án hình thành, thiết kế, tổ chức, quản lý và kết
quả cuối cùng của sản phẩm. Quá trình tổ chức dự án mang tính chất động, trong đó
việc đưa ra sự khác biệt về chiến lược hợp đồng, kết câu tổ chức, hình thức quản lý dựa
vào một tổ hợp chuyên gia thuộc các lĩnh vực khác nhau với những mục tiêu khác
nhau. Mỗi một cá nhân chỉ quan tâm tới mục tiêu của chính họ và phần việc của họ
trong q trình thực hiện dự án, thế nên vấn đề nảy sinh trong sự hợp tác, giao tiếp
giữa họ sẽ ảnh hưởng tới sự biến động. Albert P. C. Chan và cộng sự (2004)[25] các
nhân tố liên quan đến đặc điểm dự án, các nhân tố liên quan đến cung ứng sẽ ảnh
hưởng tới sự thành công của dự án. Walker (1995) [28] cho rằng khách hàng và người
đại diện cho khách hàng ảnh hưởng tới sự đạt được về thời gian xây dựng, Hassan
(1995) [29]Sự nỗ lực của các bên các bên tham gia dự án như chủ đầu tư, thiết kế, tư
vấn quản lý, nhà thầu, nhà thầu phụ sẽ cực kì ảnh hưởng tới sự hồn một cách thành
cơng dự án. Chua (1999) [30] sử dụng các nhân tố thuộc 4 nhóm Đặc điểm dự án, Sự
sắp xếp theo hợp đồng, Các bên tham gia dự án, Quá trình tương tác để tìm ra các nhân
tố ảnh hưởng nhất tới sự đạt được về Ngân sách, Tiến độ, Chất lượng của dự án.
-


Mơi trường bên ngồi

Patricio Venegas (1997) [21] Các yếu tố mơi trường bên ngồi sẽ ảnh hưởng tới sự đạt
được bao gồm : Môi trường kinh tế vĩ mơ, Mơi trường cạnh tranh, Mơi trường xã hộichính trị, Môi trường luật pháp, Môi trường công nghiệp. A O Akinsola và cộng sự
(1997) [27] Các yếu tố bên ngồi bao gồm : Xã hội, chính trị, pháp luật, kinh tế, kỹ
thuật tác động đến sự đạt được về chi phí và thời gian của các cơng trình cao tầng ở
Anh. Hughes (1989) [31] cho rằng hệ thống dự án xây dựng được xem là sự đáp lại từ
các yếu tố môi trường, các mối quan hệ lẫn nhau trong dự án với các yếu tố môi trường
là mối quan hệ qua lại lẫn nhau . Nghiên cứu chỉ ra 11 yếu tố môi trường ảnh hưởng
tới dự án xây dựng bao gồm: Văn hóa, Kinh tê, Chính trị, Xã hội, Vật lý, Thẩm mỹ,
Tài chính, Pháp luật, Tổ chức tư vấn, Kỹ thuật, Chính sách mơi trường cùa chủ đầu tư.
HV : Lê Nho Tuấn - 1570114

Trang 13


×