Tải bản đầy đủ (.docx) (49 trang)

TỔNG HỢP TIẾN ĐỘ THÔNG QUA PHƯƠNG ÁN GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG GIAI ĐOẠN 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (263.05 KB, 49 trang )

TỔNG HỢP TIẾN ĐỘ THƠNG QUA PHƯƠNG ÁN GIẢI PHĨNG MẶT BẰNG GIAI
ĐOẠN 1.

Ngày
15/10
29/10
17/10
3/12
20/12
7/1
17/1
29/2
20/3

8/4

Nội dung
Số bộ hồ sơ
Xét phương án cho hộ thuộc 8A và 8B
17
Xét phương án các hộ thuộc 6A và 5A
42
Xét phương án các hộ thuộc 1B và 3A
26
và các hồ sơ tồn từ các buổi trước
Xét phương án cho các hộ thuộc 4E
49
Xét phương án lại cho tồn bộ các hộ đã
thơng qua do thay đổi mức giá đất đền
bù đường Tây Sơn từ 19.800 nghìn lên
105


22 triệu cho vị trí 1 (bằng đường Giang
Văn Minh).
Xét thông qua phương án cho các hộ
43
thuộc tổ 4B và 4A
Xét thông qua phương án cho các hộ
62
thuộc tổ 3D và 3B.
Xét lại phương án cho các hộ dân với
168
mức giá đất mới là 23.500 nghìn
Xét lại phương án cho các hộ có nhà
thuộc sở hữu nước với 100% giá trị đất
81
và 90% giá trị nhà tầng 1, 40% giá trị
đất tầng 2.
Họp thông qua phương án tổng hợp cho
các phương án chi tiết đã được xét
duyệt. Kết thúc giai đoạn 1.

Bảng 4

Thông qua
17
31
26
31
105
23
40

168
81

Nguồn : Báo cáo tiến độ giải phóng mặt bằng của Ban quản lý
các dự án trọng điểm phát triển đô thị Hà Nội

2- Công tác tổ chức cắm mốc giới, lập hồ sơ kỹ thuật thửa đất.
Ban quản lý các dự án trọng điểm phát triển đô thị Hà nội – Chủ đầu tư - đã
tiến hành thuê công ty khảo sát đất đai thuộc sở địa chính nhà đất Hà nội thực hiện
nhiệm vụ này dưới sự giám sát của tổ công tác. Công tác tổ chức cắm mốc giới, lập


bản đồ thửa đất được tiến hành đồng loạt bắt đầu từ ngày 23/05/2002 tới ngày
30/07/2002 thì hồn thành cơng việc.
a) Nội dung tiến hành công việc như sau :
- Ngày 23 và ngày 24 tháng 5 năm 2002 tổ chức cắm mốc giới giai đoạn 1 trên phố
Tây Sơn theo quyết định 38/2002-QĐUB ngày 12/03/2002 của UBND Thành phố
Hà Nội về quy hoạch chi tiết nút giao thông Ngã Tư Sở – tỷ lệ 1:500.
- Xác định và lập biên bản danh giới thửa đất (số thửa, thửa liền kề, diện tích hình
thể của thửa) trên cơ sở bản đồ cũ, sổ địa chính, sổ đăng ký biến động và các tài
liệu chuyển dịch đất đai khác lưu tại UBND quận Đống Đa và UBND phường Ngã
Tư Sở.
- Đo vẽ bản đồ địa chính tỷ lệ 1/200 khu vực phố Tây Sơn bị giải tỏa.
- Lập hồ sơ kỹ thuật thửa đất cho các thửa đất (mốc giới, diện tích danh giới, hình
thể…) lấy xác nhận của hộ dân và UBND quận Đống Đa.
- Gắn tọa độ các điểm địa vật và đánh dấu son cho các mốc giới.
b) Những khó khăn trong q trình thực hiện.
- Cơng tác này gặp nhiều khó khăn do khu vực này đã phát triển từ rất lâu, hơn nữa
việc phân chia sát nhập các thửa đất không được đăng ký biến động.
- Hệ thống hồ sơ, bản đồ giải thửa, sổ địa chính đã q cũ, khơng cịn phù hợp với

thực tế.
- Nhiều hộ dân không hiểu rõ về nội dung công việc và chính sách nêu khơng ký
biên bản.
c) Kết quả đạt được.
Mặc dù gặp nhiều khó khăn nhưng cho tới ngày 30/7/2002, công ty khảo sát đất đai
về căn bản đã hồn thành khối lượng cơng việc được giao trong giai đoạn 1.


- Tổng cộng trên tuyến phố này, công ty đã tiến hành đo, vẽ 328 thửa đất trong đó
gồm 18 thửa đất cơ quan, 17 thửa đất ngõ và 293 thửa đất của các hộ gia đình.
Trong 328 thửa thì 313 thửa nằm trong phạm vi giải phóng mặt bằng, 117/313 thửa
đất có mặt phố.
Đã xác định danh giới và lập biên bản danh giới thửa đất được 324/328 thửa,
lập hồ sơ kỹ thuật được 324/328 thửa. 4 thửa không xác định được danh giới do
tranh chấp.
Đã đo vẽ được bản đồ khu vực giải tỏa phố Tây Sơn tỷ lệ 1/200.
Trong một thời gian không dài chỉ 67 ngày, cơng tác đã hồn thành với một
khối lượng khá lớn. Đây là một tín hiệu tốt cho giải phóng mặt bằng.
BẢNG TỔNG HỢP KẾT QUẢ CÔNG TÁC CẮM MỐC GIỚI LẬP HỒ SƠ
KỸ THUẬT THỬA ĐẤT TRÊN PHỐ TÂY SƠN.

STT
Nội dung
1
Số mốc giới đã cắm
2
Tổng số thửa đất
Trong đó : Đã lập
Cịn vướng mắc
Số thửa trong chỉ giới GPMB

Trong đó :
3
. Theo mục
a) Đất ở
đích sử dụng
b) Giao thơng
c)Trụ sở cơ quan
d) Thương mại và CN
e) Quốc phòng an ninh
. Theo vị trí
Có mặt phố
Trong ngõ
4

Tổng diện tích GPMB
Trong đó : Đường và hè cũ
Mở rộng

Đơn vị
chiếc
thửa
Thửa

Số lượng
14
328
324
4
313
268

18
12
13
2
117
196

m2

20512
10400
10112


Bảng 5

Nguồn : Tổ công tác số 1 – Ban quản lý các
dự án trọng điểm phát triển đô thị Hà Nội

3. Công tác xác lập số liệu cơ sở pháp lý về đất đai tài sản làm căn cứ bồi
thường tái định cư.
Để đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng, công tác lập số liệu pháp lý về đất
đai tài sản của các hộ gia đình được tiến hành đồng thời với việc lập hồ sơ kỹ thuật
thửa đất.
Tổ công tác phối hợp với UBND phường Ngã Tư Sở và Công ty tư vấn xây
dựng tiến hành thực hiện công tác này.
a) Nội dung xác lập số liệu.
. Phiếu điều tra xã hội học :
Địa chỉ, tên chủ sử dụng đất, chủ sở hữu nhà.
Nguồn gốc của đất, nhà và mục đích sử dụng đất, thời gian sử dụng.

Vị trí của nhà, diện tích đất, nhà đang sử dụng.
Số nhân khẩu thực tế đang ở, có thuộc diện chính sách khơng ?
Kiến nghị của dân : về chính sách hay nhà tái định cư như thế nào ?
. Nội dung bản kê khai đất đai tài sản :
-Vị trí của nhà (thửa nào, danh giới với các hộ xung quanh ….)
- Diện tích đất đang sử dụng, diện tích trong và ngồi chỉ giới giải phóng mặt
bằng, nguồn gốc đất thời hạn sử dụng, mục đích sử dụng… kèm theo các giấy tờ
chứng lý cần thiết về đất như giấy chứng nhận, quyết định giao đất, quyết định
giao nhà và đất, hợp đồng mua nhà đất, hóa đơn thuế sử dụng đất …


- Kê khai về nhà ở và các tài sản khác. Miêu tả cụ thể về nhà ở bao gồm diện
tích xây dựng, diện tích sử dụng, kết cấu nhà, kích thước bản vẽ sơ họa về nhà…
cùng các giấy tờ chứng lý…
Kê khai các tài sản bất động sản khác bị ảnh hưởng khi di dời.
Kê khai các hệ thống điện, nước, điện thoại… cùng hợp đồng sử dụng.
. Tổ công tác hướng dẫn các hộ dân kê khai rồi kiểm tra xác nhận chứng thực,
trên cơ sở đó, công ty tư vấn tiến hành đo đạc lại, kê khai thống kê tài sản, điều
hành sản chữa lại cho đúng. Lấy xác nhận của hộ dân về nguồn gốc đất, diện
tích đất đai tài sản, số nhân khẩu… trình ủy ban nhân dân quận Đống Đa đo
thẩm định và xác nhận.
b) Những khó khăn trong xác lập số liệu.
- Đặc điểm nhà ở khá phức tạp gây khó khăn cho việc đo vẽ.
- Có nhiều nhà đang trong tình trạng đặc biệt như là : bị niêm phong, đang tranh
chấp, không liên lạc được chủ nhà …
- Nhiều hộ dân vì các lý do khác nhau hoặc cố tình không hợp tác như không
cho đo vẽ đất đai, tài sản, cho đo nhưng không ký biên bản xác nhận…
- Giấy tờ chứng thực của hộ dân thiếu rất nhiều.
- Không xác minh được nguồn gốc đất của nhiều hộ do khơng có hồ sơ lưu.
c) Các bước thực hiện của dự án như sau :

- Họp các tổ dân phố trong địa bàn giải phóng mặt bằng, phát tờ khai.
- Các tổ công tác và công ty tư vấn xây dựng tới nhà từng hộ dân giúp đỡ kê
khai đo vẽ tài sản, lấy chữ ký của hộ dân.
- Chuyển hồ sơ lên cho Hội đồng giải phóng mặt bằng quận Đống Đa và Hội
đồng thẩm định Thành phố kiểm tra lại tính chính xác, tính pháp lý của các số
liệu.


- Tuyên truyền giải thích, cưỡng chế đo vẽ tài sản với các hộ cịn cố tình khơng
hợp tác.
d) Kết quả đạt được.
Để nhanh chóng thực hiện cơng tác di dời giải phóng mặt bằng, giải quyết
dứt điểm cơng tác kê khai tài sản, sau một thời gian tuyên truyền vận động , số
hộ cịn lại vẫn tiếp tục khơng hợp tác sẽ bị cưỡng chế đo đạc và kê khai tài sản.
Các hộ vắng chủ sẽ được đăng thông báo trên báo nhân dân. Sau một tháng nếu
không liên hệ sẽ giải quyết theo quy định của pháp luật.
. Những kết quả đạt được cho tới ngày 14/04/2003 tổng kết giai đoạn 1 giải
phóng mặt bằng như sau :
Tuyến phố Tây Sơn có số hộ nằm trong chỉ giới mặt bằng là 262 hộ dân, trong
đó có tới 140 hộ dân mặt phố (117 thửa mặt phố), 240 hộ có đất và 22 hộ tầng
2. Số chủ sở hữu nhà là 240 chủ.
Số hộ dân thuộc diện di dời có nhà thuộc sở hữu Nhà nước là 81 hộ.
Đã tiến hành phát bản kê khai và điều tra xã hội học tới 258 hộ dân, thu về đủ
258 phiếu. Trong 140 hộ mặt phố, 41 hộ có đăng ký kinh doanh. Số nhân khẩu,
tổng cộng là 748 người.
Có tới 185 hộ gia đình có người thuộc diện chính sách.
Số hộ phải di dời hoàn toàn là 170 hộ dân. 45 nhà có diện tích cịn lại lớn hơn
20m2, 46 nhà bị cắt xén có diện tích cịn lại nhỏ hơn < 20m2 được vận động di
dời nốt. (Tổng phải di dời là 216 hộ với 8729,2m2 đất, 20512,21m2 nhà).
Phần lớn các yêu cầu của các hộ gia đình là xem xét đền bù giá trị quyền sử

dụng đất theo giá thị trường.
Đã khảo sát thiết kế 6/13 cơng trình ngầm nổi và 11/13 cơ quan.


Về hồ sơ kê khai tài sản đã hoàn thành đủ 208 bộ hồ sơ của các hộ gia đình, đã
xác định được nguồn gốc đất của 215 bộ, xác định nhân khẩu của 209 hộ có xác
nhận của cơ quan Nhà nước.
Hợp đồng điện, nước, điện thoại của các hộ cịn thiếu rất nhiều.
. Tổng kết đã hồn thành được 168 bộ hồ sơ đầy đủ đã được kiểm tra xác nhận
của UBND phường, Hội đồng giải phóng mặt bằng quận Đống Đa.
d) Đánh giá công tác lập hồ sơ xác định cơ sở pháp lý về đất đai tài sản phục
vụ cho việc lập phương án bồi thường tái định cư.
Trong điều kiện địa bàn dân cư hết sức phức tạp, với những nỗ lực đáng kể
của tổ cơng tác và các ban ngành có liên quan, cơng tác lập hồ sơ pháp lý về đất
đai đã hoàn thành hơn 67% khối lượng dự định với các hộ dân – dự định trong
giai đoạn I này. ( 168/ 250 bộ hồ sơ).
4. Lập phương án bồi thường thiệt hại tái định cư cho các hộ phải di dời
Phương án bồi thường tái định cư được lập gồm 2 phần. Một là phương án
chi tiết bồi thường tái định cư cho từng đối tượng hộ gia đình cơ quan và
phương án tổng hợp bồi thường cho cả dự án.
Phương án chi tiết được lập cho từng chủ cơ quan và từng chủ sở hữu nhà, chủ
sử dụng đất.
4-1. Lập phương án bồi thường về đất.
4-1-1. Cơ sở xây dựng mức đền bù thiệt hại về đất.
. Đơn giá đất được tính theo từng vị trí, từng mục đích sử dụng theo quyết định số
3519/1997/QĐUB ngày 12/09/1997 của UBND Thành phố Hà Nội ban hành
khung giá các loại đất trên địa bàn Hà Nội.


Theo đó, đơn giá đất được tính bằng giá cơ bản (theo mục đích sử dụng, loại

đường, mức sinh lời trong quyết định 3519) nhân với hệ số điều chỉnh mức sinh lời
K cho phù hợp thực tế và do UBND Thành phố ra quyết định.
Với hệ số giá trị quyền sử dụng đất : được xác định tùy vào từng trường hợp cụ
thể như sau :
- Đối tượng sử dụng đất có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thực hiện nghĩa
vụ tài chính đầy đủ hoặc sử dụng ổn định trước năm 1988, thực hiện đủ nghĩa vụ
tài chính được hưởng 100%.
- Có sổ đỏ hoặc sử dụng trước 1988 mà không nộp thuế bị trừ 20%, hệ số áp
dụng là 80%.
- Chuyển nhượng mà không kê khai áp dụng hệ số 96% (trừ 4% thuế chuyển
quyền sử dụng đất).
- Sử dụng ổn định, phù hợp quy hoạch sau năm 1993 áp dụng hệ số 70%.
- Sử dụng ổn định, phù hợp quy hoạch trước 1993 áp dụng hệ số 30%.
- Xây dựng lấn chiếm trái phép chỉ được hỗ trợ tơn tạo 25nghìn/m2.
- Nhà của Nhà nước chỉ được đền bủ 60% giá trị đất. Nếu là tập thể nhiều tầng
thì áp dụng thêm hệ số tầng cao (tầng 1 được 70%, tầng 2 được 30%).
Ví dụ : Ông A ở nhà của Nhà nước, tầng 2 đường loại I, mức sinh lời là A, vị trí
1. Hệ số K = 1,5.
Diện tích xây dựng là 30m2. Nộp thuế đầy đủ.
Mức đền bù về đất của ông là :
G = 30m2 x (9800N x 1,5) x (60% x 30%)
G = 7.938.000 (đồng).
Bảng giá đất khu vực nội thành.
Loại

Mức giá theo vị trí


đường phố
Vị trí 1

Vị trí 2
Vị trí 3
Vị trí 4
Loại I
Mức A
9800
3920
2350
1410
Mức B
7800
3120
1870
1150
Loại II
Mức A
6300
2520
1510
910
Mức B
5050
2020
1210
730
Loại III
Mức A
4040
1620
970

580
Mức B
3230
1300
780
470
Loại IV
Mức A
2200
880
530
320
Mức B
1540
620
370
225
Bảng 7
Nguồn : Quyết định 3519/QĐ-UB ngày 12/9/1997 quy định về khung giá các
loại đất trên địa bàn Thành phố Hà Nội.

4-1-2. Phương pháp tính mức đền bù của dự án.
Về cơ bản phương pháp xác định mức đền bù của dự án đúng với quy định
chung.
Mức đền bù
Thiệt hại về đất

=

Diện tích đất x Đơn giá

bị thu hồi

đất

x

Hệ số giá trị

quyền sử dụng đất

. Đường Tây Sơn với chiều rộng 21m có hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật,
(điện nước, thơng tin) khá đầy đủ hồn hảo, hệ thống cơ sở hạ tầng siêu thị, trường
học, trạm xá … do vậy đã được xét là đường loại I.
Trên tuyến phố này hoạt động kinh doanh buôn bán khá, nhộn nhịp nhưng
hầu hết đều là các hộ gia đình bn bán nhỏ lẻ, do vậy mức sinh lời chỉ được tính ở
mức B. Đây là điều hợp lý, bởi lẽ mức giá ứng với loại đường IA là mức cao nhất
trong Thành phố nhưng rõ ràng trong Thành phố cịn có rất nhiều đường cùng loại
có mức sinh lời cao hơn nhiều so với đường Tây Sơn.


Theo bảng giá đất khu vực nội thành ban hành kèm theo quyết định
3519/QĐUB ngày 12/9/1997 của UBND Thành phố Hà Nội quy định về khung giá
các loại đất trên địa bàn Thành phố thì đường Tây Sơn loại I mức sinh lời B được
tính giá cơ bản vị trí I là 7800.000đ/m2, vị trí 2 là 3120.000đ/m2 ( = 40% vị trí 1).
Giá đền bù sẽ là mức giá cơ bản nhân hệ số điều chỉnh K để phù hợp với mức sinh
lời thực tế.
Tuy nhiên khung giá đất trên địa bàn thành phố Hà Nội khơng cịn hợp lý và
phù hợp với điều kiện thực tế nữa. Hầu hết các dự án việc xác định giá và mức
dinh lợi chỉ cịn mang tính hình thức. Hội đồng giải phóng mặt bằng ra một mức
giá ban đầu và mức giá trần để cho chủ dự án và các đối tượng bị thu hồi tự thỏa

thuận thống nhất giá. Trên cơ sở đó ủy ban nhân dân quận ra quyết định giá.
Giá đền bù trên phố Tây Sơn cũng được xác định như vậy. Hội đồng giải
phóng mặt bằng Quận Đống Đa đưa ra mức giá ban đầu là 18500 nghìn/m 2 cho vị
trí 1 và 10200 nghìn/m2 và khống chế giá không cao hơn mức giá đền bù đường
Giang Văn Minh Đội Cấn ( 22triệu/m2 ).
Sau nhiều lần họp dân thương lượng, mức giá thống nhất là 23500 nghìn/m 2
với vị trí 1 và 14100 nghìn cho vị trí 2 (bằng 60% vị trí 1), vị trí 3 là 11800
nghìn/m2. Đây là mức giá đền bù cao nhất từ trước tới nay trên địa bàn Thành phố
Hà Nội.
. Do đặc trưng của phố Tây Sơn, khơng có ngõ rộng trên 3,5 mét các ngõ
này đã trở thành phố (phố Vĩnh Hồ, phố Khương Thượng) nên nếu áp dụng đúng
quy định của Thành phố (nhà mặt đường tính vị trí 1, nhà liền kề phía trong tính vị
trí 3, nhà mặt ngõ rộng trên 5,5m tính vị trí 2) thì sẽ rất thiệt thòi cho các hộ dân
bởi các nhà mặt phố nhiều nhà có chiều sâu nhỏ chỉ từ 3 tới 5 mét.
Vì vậy trong dự án này tất cả nhà mặt phố sẽ được tính vị trí 1, những nhà
cịn lại được tính ở vị trí 2. Khơng có vị trí 3.
. Việc tính hệ số giá trị quyền sử dụng đất như sau :


Các hộ có đủ giấy tờ hợp lệ hoặc sử dụng ổn định trước 1988 đóng thuế đầy
đủ được hưởng 100%.
Các hộ sử dụng ổn định trước năm 1993 phù hợp với quy hoạch được hưởng
80%.
Xây dựng lấn chiếm hỗ trợ tôn tạo 25N/m2
Nhà của Nhà nước tầng 1 được hưởng 100% giá trị đất, tầng 2 được hưởng
40%.
4-1-3. Những khó khăn trong việc xác định mức giá đền bù về đất.
Một là có quá nhiều các đơn thư kiến nghị, khiếu nại về giá bồi thường đất việc
giải quyết lại thiên về thay đổi chính sách làm phương án phải lập đi lập lại nhiều
lần.

Hai là kết quả đo đạc diện tích đất phải bồi thường của các hộ còn sai lệch
nhiều, chưa đủ mức đo chi tiết.
Ba là việc áp dụng hệ số giá trị sử dụng đất rất phức tạp do có nhiều loại
khác nhau, nhiều khi một hộ dân được áp dụng đồng thời hai ba hệ số.
4-1-4. Kết quả đạt được.
Kết thúc giai đoạn I, dự án đã lên được phương án bồi thường về đất đai tài
sản cho 168 bộ hồ sơ của các hộ dân
Tổng diện tích đất được đền bù trong giai đoạn I là : 7625,1m2 trong đó
2827,56m2 được tính vị trí I, 4797,54m2 được tính ở vị trí II, 2527,2m2 được tính
hệ số 80%, 4424,7m2 tính hệ số 100% 673,2m2 được tính hệ số 140%.
Bảng tổng hợp mức đền bù về đất cho 168 hộ dân phải di dời giai đoạn I.
Đơn vị : 1000 VNĐ

Vị trí 1

Đơn giá
(1000 đồng)
235000

Hệ số

Diện tích (m2)

Thành tiền

0,8

2827,56
715,3


65681560
13447640


1
1,4

Vị trí 2

Bảng 8

1835,9
43143650
276,36
9090270
14100
4797,54
56948145,6
0,8
1811,9
20438232
1
2588,8
36502080
1,4
396,84
7833621,6
Tổng số tiền bồi thường về đất
122629705,6
Nguồn : Tổng hợp từ các phương án chi tiết bồi

thường thiệt hại cho 168 hộ dân phố Tây Sơn

Mức giá đền bù về đất vị trí 1 là 23500 nghìn/m2 (gần 4 cây) thấp hơn rất nhiều
so với giá chuyển nhượng thực tế khoảng 10 cây/m2 mặt đường. Do vậy các hộ
dân bị bất lợi rất lớn.
4-2. Lập phương án bồi thường về tài sản.
4-2-1 Cơ cở xây dựng mức đền bù tài sản.
. Đối với cơ sở hạ tầng, giá đền bù tài sản được tính bằng giá trị xây dựng mới
cơng trình có chất lượng kỹ thuật tương đương.
. Đối với các hộ gia đình, mức giá đền bù về tài sản bao gồm đền bù về nhà ở, cơng
trình xây dựng gắn liền với đất, đền bù về hoa màu và hỗ trợ phá dỡ.
Đền bù về nhà ở được tính như sau :
Mức đền bù

=

Giá trị hiện có của cơng

nhà ở
Giá trị hiện có

=

của cơng trình
Giá trị xây dựng

dựng mới
= Diện tích
x


mới

trình
Giá trị xây

xây dựng

x

+

Một khoản tỷ lệ %

giá trị hiện có
tỷ lệ % giá trị
cịn lại của cơng trình
Đơn giá xây
dựng nhà mới

Đơn giá xây dựng nhà mới được ban hành theo quyết định 05/2002 QĐUB
ngày 17/01/2002 và thông báo 134/LS TC-VG XD ngày 27/02/2002.


Tuy nhiên mức đền bù không lớn hơn 100% và không nhỏ hơn 60% giá trị xây
dựng mới.
Đối với nhà cấp 4 và các cơng trình phụ, nhà tạm … được đền bù bằng giá trị xây
dựng mới.
Đối với nhà của Nhà nước mức đền bù được tính bằng 60% giá xây dựng mới.
Đối với nhà bị phá dỡ một phần sẽ được đền bù tồn bộ nếu phần cịn lại khơng sử
dụng được, chỉ được đền bù chi phí, sửa chữa, hoàn thiện lại và phần bị tháo dỡ

nếu phần còn lại vấn tiếp tục sử dụng được mức hỗ trợ phá dỡ là 25 nghìn/m 2 sử
dụng.
Ban cơng tính bằng 50% đơn giá nhà cùng loại.
4-2-2. Phương pháp tính mức đền bù về tài sản của dự án
Về cơ bản, dự án tính giá đền bù về tài sản theo đúng quy định, tuy nhiên có một
số điểm đáng lưu ý như sau :
- Việc xác định, giá trị cịn lại của các cơng trình nhà ở là rất phức tạp vì vậy chủ
dự án đễ xác định tỷ lệ % cịn lại của các cơng trình nhà ở là 90% chung cho cả dự
án.
- Nhà bị cát xén nếu phải di dời thì bồi thường tồn bộ giá trị tài sản. Nếu tiếp tục
sử dụng thì bồi thường tuỳ theo kết cấu nhà. Nhà xây bổ trụ thì bồi thường thêm
1,5m từ vết cắt, nhà khung thì đền bù tới dần gần nhất.
- Đối với nhà Nhà nước. Đã bàn giao cho xí nghiệp kinh doanh nhà Đống Đa tính
60% các nhà chưa bàn giao tính 70%.
Biểu phương pháp tính mức đền bù tài sản cho từng hộ như sau :
Mức đền
bù tài sản
Giá đền bù
tài sản

=
=

Giá đền
bù tài sản
Diện tích
bị phá dỡ

+


Hỗ trợ
phá dỡ
x
Đơn giá
x
xây dựng mới/m

Tỷ lệ còn
lại tài sản


Khoản hỗ trợ
phá dỡ

=

Diện tích
bị phá dỡ

x

25000đ/m2

4-2-3. Kết quả đã đạt được
Đã lên phương án đền bù cho 17818,271m2 tài sản trong đó hầu hết là nhà cấp 2
với 10702,77m2 (60,07% tổng diện tích) và số tiền đền bù là 9496996000đ
chiếm 57% tổng giá trị đền bù tài sản.

Tổng hợp phương án đền bù về tài sản cho 168 hộ tuyến phố Tây Sơn
Đơn vị : 1000đ

Loại nhà
Cấp 4
Cấp 3
Cấp 2
Cấp 1
Nhà tạm vật
Kiến trúc ≠≠
Hỗ trợ phá dỡ

Bảng 9

Đơn giá/m2
580
710
910
1330
1410
1670
….
25
Tổng

Diện tích m2
2365,8
3120,3
3019,31
3518,26
4165,20
0
1629,401


Hệ số
100%
90%
90%
90%
100%

17818,271
17818,271

Thành tiền
1372164
2215413
2472514,8
4211357,2
52285628,8
0
688263,41

Tỷ lệ
21,5%

445456,770
16691107,9

2,67%
100%

14,8%

56,9%
0
4,13%

Nguồn tổng hợp từ phương án chi tiết bồi
thường cho 168 hộ dân


4-3. Xác định mức hỗ trợ ổn định đời sống cho các hộ gia đình và thưởng tiến
độ.
4-3-1. Phương pháp tính các khoản hỗ trợ
- Các khoản hỗ trợ ổn định đời sống bao gồm các loại sau đây : di chuyển hệ
thống điện sinh hoạt, hỗ trợ di chuyển hệ thống cấp nước, hệ thống điện thoại,
gia đình chính sách và ổn định đời sống sản xuất.
. Hỗ trợ ổn định sản xuất đời sống, mức trợ cấp được tính trang 6 tháng tương
đương 30Km gạo một nhân khẩu một tháng.
. Các doanh nghiệp phải di chuyển thì chủ dự án đền bù theo chế độ trợ cấp
ngừng việc cho cán bộ công nhân viên trong thời gian bị ngừng sản xuất.
. Hỗ trợ đào tạo chuyên nghề thực tế khơng được tính đến.
. Hỗ trợ cho gia đình chính sách từ 1000000đ trở lên.
. Thưởng tiến độ từ 3000000đ tới 5000000.
- Dự án thực hiện khá đầy đủ chủ trương này của Nhà nước.
- Sau đây là các khoản hỗ trợ cụ thể :
Di chuyển hệ thống điện sinh hoạt

680.000đ/công tơ

Di chuyển hệ thống nước

200.000đ/đầu máy


Di chuyển điện thoại

440.000đ/đầu máy

Chi phí ổn định
đời sống sản xuất.

Di chuyển hồn toàn 660000đ/nhân khẩu
Cắt xén tiếp tục ở lại 330.000đ/nhân khẩu

Hỗ trợ gia đình chính sách (có bảng đi kèm)
4-3-2 Ngun tắc tính.
. Chỉ những hộ trong phạm vi bị giải phóng mặt bằng mới được xét các khoản
hỗ trợ
.Các hộ phải có giấy tờ chứng lý như hợp đồng điện, nước điện thoại, giấy
chứng nhận, gia đình chính sách hoặc phiếu xác nhận của UBND phường thì
mới được hỗ trợ. . Chi phí ổn định sản xuất đời sống được tính theo số nhân


khẩu trong số họ khẩu nhưng chỉ tính cho KT1 và KT2. Những đối tượng đang
sống nhưng khơng có hộ khẩu, không dược hưởng khoản này.
. Những hộ hợp tác khơng khiếu nại vơ lí được thưởng tiến độ di dời. Hộ di dời
chuyển hoàn toàn 5000000/bộ hồ sơ, nhà cắt xén 3000000đ/bộ hồ sơ.
4-3-3. Kết quả đạt được.
Trên cơ sở số liệu điều tra xã hội học quá trình thực hiện giải phóng mặt bằng,
Ban quản lý các dự án trọng điểm phát triển đô thị Hà Nội đã xác định mức hỗ
trợ ổn định đời sống cho 168 bộ hồ sơ được Hội đồng giải phóng mặt bằng
thơng qua.
Nhận xét, ta thấy rõ ràng việc xét khoản hỗ trợ ổn định đời sống chỉ tính cho

KT1 và KT2 trong số hộ khẩu là rất không hợp lý. Bởi lẽ nhiều người có tên
trong sổ hộ khẩu thì lại khơng sống ở đó, trong khi có nhiều người sinh sống
làm ăn tại địa bàn nhưng lại khơng có hộ khẩu. Việc đền bù như vậy gây ảnh
hưởng tới đời sống của các hộ.
Ví dụ một bộ hồ sơ mà có tới 24 người nhưng chỉ có 1KT1 và 23KT3 chỉ được
hỗ trợ cho KT1 có 660.000đ

Bảng tổng hợp mức hỗ trợ ổn định sản xuất đời sống cho 168 hộ dân
Đơn vị : 1000 đ

Các khoản hỗ trợ ổn định đời
sống sản xuất
1- Di chuyển điện SH
2- Di chuyển nước SH
3- Di chuyển điện thoại
4- ổn định sản xuất đời sống
5- Gia đình chính sách
Tổng số
Thưởng tiến độ di dời

Đơn giá
(1)
680.000
200000
450.000
660000
330.000

Số lượng
(2)

58
36
43
381
127
63

5000
3000

67
71

Thành tiền
(1x2)
39.440
7.200
19350
251.460
41910
189.000
548360
335.000
213.000


Tổng số tiền hỗ trợ và thưởng tiến độ di dời

1096.360


4-4. Chuẩn bị quỹ nhà tái định cư và bố trí tái định cư.
4-4-1. Chuẩn bị quỹ nhà tái định cư.
Căn cứ vào nhu cầu nhà tái định cư của dự án, Ban quản lý các dự án trọng
điểm phát triển Đô thị Hà Nội đã tiến hành thương lượng mua nhà tái định cư
tại các chung cư cao tầng bao gồm :
104 căn hộ tại nhà B4 làng quốc tế Thăng Long
100 căn hộ tại nhà G11 tầng Khu đô thị đền từ
64 căn hộ tại nhà H 9 tầng
136 căn hộ nhà A5-15 tầng khu Đại Kim Định Cơng để di dân giải phóng mặt bằng.
4-4-2. Những khó khăn nảy sinh.
- Trước mắt mới chỉ có 104 căn hộ ở làng quốc tế Thăng Long, trong khi đó, nhu cầu
di dân giai đoạn I cho 168 hộ dân là hơn 143 căn hộ. Như vậy tất cả các hộ còn lại
của giai đoạn I 127 hộ phải chờ tới gian đoạn sau mới được bố trí tái định cư (do
Công ty kinh doanh phát triển nhà đã bán 98 căn hộ tại nhà A5 tại khu Định công
thuộc quỹ nhà tái định cư dành cho dự án.
- Giá nhà tái định cư áp dụng theo quyết định số 15/2003/QĐUB ngày 17/01/2003
cao hơn rất nhiều so với giá đền bù nhà ở được xác định theo quyết định
05/2002/QĐUB. Do vậy 37 hộ dân có tổng số tiền đền bù nhỏ hơn 200 triệu đồng
không thể mua được nhà tái định cư, căn hộ nhỏ nhất ở làng quốc tế Thăng Long giá
khoảng 230 triệu đồng (DT 58M2). Ban quản lý đã kiến nghị cho các hộ trên mua
nhà trả góp hoặc th dài hạn lâu năm.
- Khơng có quỹ nhà tái định cư phù hợp có khả năng kinh doanh, khơng có các Ki ốt
cho th. Chủ dự án sẽ hỗ trợ thêm 50% mức đền bù về đất cho các hộ tự tìm nơi
kinh doanh.


- Nhiều bộ hồ sơ có nhiều hộ sống trong một căn nhà chật chội, nay bị di dời họ có
nhu cầu mua nhà rộng hơn hoặc nhiều căn hộ trong khi quỹ nhà eo hẹp
- Đặc điểm dân sự rất phức tạp, yêu cầu đa dạng, nên bố trí rất khó khăn.
4-4-3. Ngun tắc bố trí tái định cư của dự án.

. Giá nhà tái định cư phù hợp với mức tiền bồi thường thiệt hại
. Các hộ thuộc diện đối tượng chính sách được ưu tiên bố trí vào các căn hộ thấp
tầng (từ tầng 2 đến tầng 4)
. Các hộ có hồn cảnh khó khăn (có người mù lịa tàn phế…) sẽ được ưu tiên bố trí
vào các căn hộ thấp tầng.
. Các hộ đông người hoặc nhiều người sống trong một căn hộ sẽ được tái định cư ở
các căn hộ có diện tích lớn hơn hoặc là xét mua thêm căn hộ với giá quy định chung.
4-4-4. Kết quả bố trí tái định cư.
Bước đầu đã lập kế hoạch bố trí nơ ở cho 104 bộ hồ sơ được 104 căn hộ ở nhà B4
làng Quốc tế Thăng Long.

Bảng sắp xếp tái định cư cho 104 hộ phố Tây Sơn
Đơn vị : 1000đ
Tầng
3
4
6
7
10
11
Tổng

Số hộ Diện tích m2 Đơn giá/ m2
27
1755
6200
12
780
5900
17

1109
5600
12
696
5300
20
1265
4200
16
928
3900
104
6529

Thành tiền
10881000
4602000
6188000
3688800
5313000
3619200
34292000


Bảng 11

Nguồn : Báo cáo dự trù tái định
cư cho 104 hộ dân phố Tây Sơn
Mức hỗ trợ để hộ mặt phố trong 168 hồ sơ tự tìm địa điểm kinh doanh là :
0,3 x 65681560 N = 19704468 (nghìn đồng)

4-4-5. Đánh giá cơng tác bố trí tái định cư.
Trong điều kiện quỹ nhà rất eo hẹp cả về số lượng, chất lượng chủng loại, chủ dự án
đã cố gắng sắp xếp đáp ứng được phần nào nhu cầu và yêu cầu nhà tái định cư của
các hộ dân. Tuy nhiên việc sắp xếp còn nhiều bất hợp lý do giá nhà ở các tầng thấp
là rất cao, bởi vậy chỉ những nhà có mức đền bù lớn mới mua được. Nhiều hộ chính
sách và hồn cảnh khó khăn vẫn phải lên tầng 6 tầng 7.
4.5. Công tác tuyên truyền trong q trình thực hiện dự án.
Ngay sau khi có quyết định thành lập Hội đồng giải phóng mặt bằng Quận
Đống Đa và quyết định xác lập ranh giới thu hồi đất. Hội đồng giải phóng mặt
bằng đã phối hợp với UBND phường Ngã Tư Sở, tổ trưởng các cụm dân phố
từng bước tổ chức tuyên truyền thông báo cho các đối tượng trong phường, biết
về chính sách của Đảng, Nhà nước về giải phóng mặt bằng và dự án xây dựng
cải tạo nút giao thơng Ngã Tư Sở.
a) Hình thức tuyên truyền.
- Loa, đài truyền thanh các tổ dân phố
- Niêm yết các tài liệu liên quan tới công tác giải phóng mặt bằng và dự án tại
trụ sở Phường
- Tổ chức họp cán bộ chủ chốt ở phường, họp tổ dân phố.
- Lập văn phòng thường trực tại hiện trường để tiếp nhận ý kiến, giải đáp thắc
mắc của các hộ dân.
b) Đối tượng tuyên truyền.


- Tuyên truyền cho các cán bộ trong bộ máy chính quyền, tổ chức chính trị xã
hội tại địa phương như Đảng ủy, mặt trận tổ quốc, Hội đồng nhân dân, ủy ban
nhân dân.
- Tuyên truyền cho các cá nhân hộ gia đình, tổ chức trong phạm vi bị giải phóng
mặt bằng.
c) Nội dung cơng tác tun truyền.
- Các quy định chính sách chung của Nhà nước, của Thành phố Hà Nội về giải

phóng mặt bằng ; trình tự thủ tục giải phóng mặt bằng, quy định bồi thường tái
định cư, quyền và nghĩa vụ của các đối tượng phải di dời.
- Các quy định quyết định cụ thể đối với dự án như quyết định thu hồi, giao đất,
chỉ giới giải phóng mặt bằng, bản đồ quy hoạch, giá đền bù…
- Giới thiệu về dự án, chủ dự án, các hạng mục thi công, kế hoạch thực hiện dự
án.
- Công bố chi tiết phương án bồi thường tái định cư.
d) Đánh giá công tác tuyên truyền.
Công tác tuyên truyền được thực hiện từ ngày 27/9/2002 cho tới nay nhưng
nói chung vẫn cịn mang tính hình thức, lấy lệ. Đối tượng cần được quan tâm là các
hộ bị di dời thì bị coi nhẹ. Các văn bản khơng được giải thích cặn kẽ tỷ mỉ. Do vậy
tạo ra tâm lý hoang mang không rõ ràng về quyền lợi nghĩa vụ, chính sách nhà
nước của các hộ dân. Điều đó là nguyên nhân của rất nhiều những khiếu nại vô lý
đặc biệt là về giá đất đền bù.
Cán bộ các phường tổ dân phố cũng khơng nắm được chính xác đầy đủ
thơng tin dẫn tới giải thích sai cho các hộ dân.
4-6. Giải quyết khiếu nại tố cáo.
Trong thời gian từ ngày 23/10/2002 tới ngày 14/4/2003, Ban quản lý các dự
án trọng điểm phát triển đô thị Hà Nội đã nhận được tất cả 69 đơn thư khiếu nại


của các hộ dân. Trong đó có 27 khiếu nại về giá đền bù đất 25 đơn khiếu nại về đo
vẽ tài sản ranh giới và đo vẽ đất, 17 đơn khiếu nại vừa đo về tài sản và về giá đất.
Hội đồng giải phóng mặt bằng, chủ dự án đã trả lời đủ 49 đơn thư khiếu nại.
Đo vẽ xác lập lại ranh giới kết cấu nhà cho 42 hộ gia đình.
Trả lời 44 đơn khiếu nại về chính sách giá bồi thường thiệt hại về đất trên địa bàn
thành phố.
Đã tiến hành cưỡng chế đo đạc 36 trường hợp chây ỳ không hợp tác.
PHƯƠNG ÁN TỔNG HỢP BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI TÁI ĐỊNH CƯ CHO 168 HỘ DÂN
PHỐ TÂY SƠN.


168
Tỷ lệ %
1- Số hộ phải di chuyển
122629705600
76,32
2- Bồi thường thiệt hại về đất
16691107900
3- Bồi thường tài sản hoa màu
Cơng trình kiến trúc
10,39
Hỗ trợ phá dỡ
4- Các khoản hỗ trợ ổn định SX đời sống 548360000
39440000
Di chuyển điện SH
7200000
Di chuyển nước SH
19350000
Di chuyển điện thoại
293370000
12,61
Ổn định đời sống
189000000
Gia đình chính sách
19704468000
Hỗ trợ tìm địa điểm kinh doanh
1096360000
0,68
5- Thưởng tiến độ
160.669914.500

100
Tổng
Bảng 12
Nguồn : Báo cáo kết quả thực hiện công tác
giải phóng mặt bằng giai đoạn 1. Tuyến phố Tây Sơn
5. ĐÁNH GIÁ VỀ KẾT QUẢ CƠNG TÁC GIẢI PHĨNG MẶT BẰNG GIAI ĐOẠN I.

5-1. Những thành tựu đạt được.
Trong một quãng thời gian từ tháng 05/2002 tới ngày 14/04/2003 cơng
tác giải phóng mặt bằng giai đoạn 1 dự án xây dựng cải tạo nút giao thông
Ngã Tư Sở đã hồn thành được một khối lượng cơng việc đáng kể đạt gần
67,2% kế hoạch dự định trong giai đoạn 1.


. Đã tiến hành điều tra đo đạc được tất cả 262 hộ dân, 11/13 cơ quan
tiến hành khảo sát thiết kế được 6/11 cơng trình ngầm nổi của các đơn vị có
kết cấu cơ sở hạ tầng trên địa bàn.
. Tiến hành lên phương án bồi thường thiệt hại được 168 hộ dân. Bố trí
tái định cư cho 104 hộ.
5-2. Những vấn đề còn tồn tại.
So với kế hoạch ban đầu, phải kết thúc cơng tác lập trình duyệt phương
án di dời tái định cư và trả tiền đền bù cho dân đợt 1 trước ngày 25/12/2002,
thì rõ ràng tiến độ giải phóng mặt bằng cịn rất chậm. Điều đó sẽ làm ảnh
hưởng tới tiến độ của tồn dự án, dự kiến hoàn thành trước tháng 8/2003 kịp
thời phục vụ Seagame chắc sẽ không thực hiện được.
Hai là việc tổ chức giải phóng mặt bằng gây ảnh hưởng quá mạnh tới
đời sống, lợi ích của các hộ dân do đó cịn q nhiều các đơn thư khiếu nại.
Ba là việc tiến hành cưỡng chế giải tỏa trong dự án này còn khá nhiều,
ngay cả trong khâu đo vẽ tài sản …
Bốn là việc thực hiện các bước của công tác giải phóng mặt bằng khơng

thể dứt điểm được.
Năm là, lương vốn đầu tư dành cho cơng tác giải phóng mặt bằng giai
đoạn 1 là rất lớn, tạo tiền lệ xấu cho các giai đoạn sau.
Sáu là vấn chưa có được những giải pháp thuyết phục để bố trí ổn định
lại đời sống, sản xuất của nhân dân. Gần như mới chỉ bố trí được chỗ ở.
5-3. Nguyên nhân của những tồn tại trên.
Cơng tác giải phóng mặt bằng giai đoạn 1 (tuyến phố Tây Sơn) còn tồn tại
rất nhiều vấn đề khúc mắc lớn như trên là do những nguyên nhân sau đây :
a) Do hệ thống chính sách Nhà nước phục vụ cho cơng tác giải phóng mặt
bằng cịn chưa hồn chỉnh nhiều vấn đề bất cập.
. Việc quản lý đất đai và nhà ở một thời bị các đơn vị cơ quan Nhà nước
coi nhẹ, hiện tượng các hộ tự động mua bán chuyển nhượng xây dựng… tự
nhiên không xin giấy phép phổ biến. Do vậy các cơ quan Nhà nước khơng
nắm trước được chính xác các số liệu, tình hình của địa bàn. Các chính sách
đưa ra không phù hợp với điều kiện thực tế. Nhiều chính sách đưa ra một
cách vội vàng thiếu sự cân nhắc cần thiết.


. Giá đền bù mà đặc biệt là giá đất bị khống chế cứng nhắc không phù
hợp với giá thị trường. Giá đất mặt phố Tây Sơn trên thị trường chuyển
nhượng tới 10 cây vàng/m2 nhưng giá đền bù mới chỉ gần 4 cây vàng/m2. Các
hộ gia đình bị thiệt thịi q nhiều gây nên khiếu nại chây ỳ.
Khơng có chính sách cụ thể về bố trí tái định cư gây lúng túng cho tổ
công tác.
b) Do địa bàn giải phóng mặt bằng (tuyến phố Tây Sơn) khá phức tạp.
Có lịch sử hình thành lâu đời, lại phát triển khá mạnh mẽ trong những năm
gần đây nên tuyến phố Tây Sơn có kết cấu dân cư, đặc điểm kinh tế xã hội, cơ
sở vật chất hạ tầng nhà ở dân cư khá phức tạp. Đó là một trong những nguyên
nhân gây khó khăn cho cơng tác đo vẽ lập hồ sơ pháp lý và lên phương án một
cách phù hợp.

c) Cơng tác tun truyền chính sách của Nhà nước phục vụ cho cơng tác
giải phóng mặt bằng của dự án chưa được coi trọng đúng mức. Các hộ dân
không được giải thích đầy đủ về các chính sách của Nhà nước, họ khơng hiểu
rõ quyền nghĩa vụ của mình nên chỉ theo đuổi lợi ích cá nhân, từ đó gây khó
khăn cho cơng tác như khiếu nại bất hợp lý, không hợp tác làm việc.
d) Công tác điều tra khảo sát, đo vẽ tài sản gây ảnh hưởng tới sinh hoạt
của dân cư, kết quả nhiều khi khơng chính xác.
Cơng tác điều tra khảo sát đo vẽ tài sản tiến hành rất chậm chạp làm
mất nhiều thời gian theo dõi phối hợp của các hộ dân cư, ảnh hưởng tới hoạt
động buôn bán sản xuất của các hộ và tổ chức. Đo vẽ tài sản nhiều trường hợp
bị sai sót, phải đo vẽ lại nhiều lần gây khó khăn cho việc lên phương án.
e) Quỹ nhà tái định cư phục vụ cho dự án hạn hẹp, mới chỉ có sẵn 104
căn hộ để sắp xếp, số lượng nhà còn lại vẫn cịn đang trong q trình xây
dựng. Các căn hộ này có giá rất cao so với giá nhà đền bù, điều kiện kỹ thuật
kiến trúc, cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội khơng đa dạng. Khơng có nhiều hình
thức, loại nhà để bố trí tái định cư.
g) Khơng có quỹ nhà tái định cư có khả năng kinh doanh buôn bán mặt
phố, để giải quyết vấn đề này phải hỗ trợ thêm cho các hộ mặt phố 30% giá
đền bù, đây là một khoản tiền rất lớn.
h) Trong q trình thực hiện giải phóng mặt bằng nảy sinh khá nhiều
vấn đề phức tạp ngoài dự kiến. Việc giải quyết đền bù cho nhà thuộc sở hữu
Nhà nước đang chuyển giao cho các hộ dân như các hộ đã bán hóa giá xong


làm cho mức chi phí đền bù giải phóng mặt bằng vượt xa mức dự kiến. Việc
xác định vị trí nhà khơng theo quy định chung mang tính cá biệt cũng làm
tăng mức đền bù về đất rất lớn.
i) Công tác tổ chức phối hợp giữa các cơ quan, bộ ngành cịn kém. Do sự
thiếu đồng bộ trong việc thơng báo, chỉ đạo các cơ quan từ trung ương tới cơ
sở nên các bộ phận nhiều khi còn ra quyết định trái ngược nhau gây ảnh

hưởng tới thực hiện bồi thường tái định cư như : Quận đã có quyết định dừng
bán hoá giá nhà cho các đối tượng sử dụng trong phạm vi dự án nhưng xí
nghiệp quản lý nhà Đống Đa vẫn cố tình tiếp tục bán, việc công ty kinh doanh
nhà số 1 bán mất 98 căn hộ đang trong quá trình làm thủ tục mua bán với
Ban quản lý dự án…
k) Hội đồng giải phóng mặt bằng, Hội đồng thẩm định thành phố không
kiêm nhiệm phải đồng thời làm việc tại nhiều chức danh, nhiều dự án cùng
một lúc giải phóng hơn 40 khu vực trên địa bàn quận, gần 400 khu vực trên
địa bàn Thành phố Hà Nội.
Tổ cơng tác thì nắm vững được địa bàn nhưng lại khơng có chun
mơn, kinh nghiệp trong giải phóng mặt bằng. Điều kiện cơ sở vật chất kỹ
thuật, đời sống cịn khó khăn.
6- Bài học kinh nghiệm.
Thơng qua những gì đã đạt được, những vấn đề cịn tồn tại của cơng tác
giải phóng mặt bằng giai đoạn 1 tuyến phố Tây Sơn cũng như nhiều dự án có
giải phóng mặt bằng khác trong Thành phố Hà Nội thời gian qua, ta rút ra
được một số bài học kinh nghiệm sau đây :
a) Những điều cần làm :
Trong điều kiện địa bàn dân cư phức tạp, cơ chế chính sách Nhà nước
còn nhiều bất cập, trong thời gian tới để có thể tiến hành tốt hơn cơng tác giải
phóng mặt bằng trên địa bàn thành phố ta phải thực hiện như sau :
- Các cơ quan chức năng Nhà nước tiếp tục rà soát sửa đổi hệ thống cơ
chế chính sách giải phóng mặt bằng, hồn thiện cho đầy đủ phù hợp thực tế
hơn.
- Đẩy mạnh công tác quản lý Nhà nước về đất đai, kiểm sốt phát triển
đơ thị.


- Khi xét duyệt dự án xây dựng có giải phóng mặt bằng, cần nghiên cứu
kỹ hơn về quy mơ đặc điểm của địa bàn dự kiến thực hiện dự án cũng như

phương án bồi thường tái định cư của dự án.
- Trước khi giải phóng mặt bằng phải chuẩn bị quỹ nhà tái định cư đầy
đủ về số lượng, đa dạng về vị trí chủng loại, hình thức giao dịch…
- Đẩy mạnh cơng tác tun truyền các chính sách của Nhà nước liên
quan tới giải phóng mặt bằng trước và trong khi thực hiện.
- Đẩy mạnh việc tổ chức phối hợp liên kết giữa các cơ quan bộ ngành có
liên quan tạo một tiếng nói chung khiến cho cơng tác tiến triển thuận lợi.
- Giải quyết khiếu nại, tố cáo nhanh gọn dứt điểm kịp thời công khai với
dân : Công khai hơn nữa về việc lên phương án với dân.
- Nên tạo ra mộ mặt bằng chung về chính sách bồi thường trên địa bàn
tồn Thành phố để các đối tượng sử dụng có thể so sánh, giảm các thắc mắc.
b) Những điều cần tránh.
Để đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng, giảm sai sót, giảm khiếu nại
tố cáo cần tránh :
- Tránh thái độ cửa quyền hách dịch, nặng tư tưởng ban cho trong việc
giải quyết chế độ đền bù trợ cấp.
- Tránh hiện tượng tùy tiện trong điều tra khảo sát đo vẽ đất đai tài sản,
xác lập hồ sơ pháp lý.
- Trong một dự án khơng nên thay đổi chính sách gây phá vỡ mặt bằng
chính sách trong dự án.
- Giảm cưỡng chế trong các trường hợp thực sự còn cơ hội tuyên truyền vận
động. Chí kiên quyết cưỡng chế khi đã có phương án hợp tình hợp lý mà đối
tượng vẫn cố tình không hợp tác thực hiện.
CHƯƠNG III
PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HỒN THIỆN CƠNG TÁC GIẢI
PHĨNG MẶT BẰNG TRÊN TUYẾN PHỐ TÂY SƠN
I. PHƯƠNG HƯỚNG HỒN THIỆN CƠNG TÁC GIẢI PHĨNG MẶT BẰNG TRÊN ĐỊA
BÀN HÀ NỘI



×