Tải bản đầy đủ (.pdf) (124 trang)

Nghiên cứu đánh giá tác động giao thông của dự án khu công nghiệp hòa phú vĩnh long

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.29 MB, 124 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
------------------------- 
 
 
 
 

ĐẶNG THỊ THU HÀ
 

NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG GIAO THÔNG CỦA
DỰ ÁN KHU CƠNG NGHIỆP HỊA PHÚ VĨNH LONG
 
 

Chun ngành: Xây dựng đường ô tô và đường thành phố
Mã số ngành: 60.58.30

LUẬN VĂN THẠC SĨ

TP.HỒ CHÍ MINH, Tháng 11 năm 2012


CƠNG TRÌNH ĐƯỢC HỒN THÀNH TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA –ĐHQG -HCM
Cán bộ hướng dẫn khoa học :.....................................................................
Cán bộ chấm nhận xét 1 : ...........................................................................
Cán bộ chấm nhận xét 2 : ...........................................................................
Luận văn thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Bách Khoa, ĐHQG Tp.
HCM ngày . . . . . tháng . . . . năm . . . . .



Thành phần Hội đồng đánh giá luận văn thạc sĩ gồm:
1. ..............................................................
2. ..............................................................
3. ..............................................................
4. ..............................................................
5. ..............................................................
Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá LV và Trưởng Khoa quản lý
chuyên ngành sau khi luận văn đã được sửa chữa (nếu có).
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG

TRƯỞNG KHOA…………


 

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

        

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ tên học viên: Đặng Thị Thu Hà............................................MSHV:09010277 ...........

Ngày, tháng, năm sinh: 10/06/1986 ...........................................Nơi sinh: Vĩnh Long
Chuyên ngành: Xây dựng đường ô tô và đường thành phố ....... Mã số : ..........................
 
I. TÊN ĐỀ TÀI:
NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG GIAO THÔNG DỰ ÁN KHU CƠNG
NGHIỆP HỊA PHÚ VĨNH LONG
II. NHIỆM VỤ VÀ NỘI DUNG: ....................................................................................
..........................................................................................................................................    
..........................................................................................................................................    
III. NGÀY GIAO NHIỆM VỤ : 02/07/2012.................................................................  
IV. NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ: 30/11/2012................................................  
V. CÁN BỘ HƯỚNG DẪN : TS. TRỊNH VĂN CHÍNH .............................................   
..........................................................................................................................................  
Tp. HCM, ngày .. 30. . tháng .. 11. . năm 2012....
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

CHỦ NHIỆM BỘ MÔN ĐÀO TẠO

(Họ tên và chữ ký)

(Họ tên và chữ ký)

 
 

TS. TRỊNH VĂN CHÍNH 
TRƯỞNG KHOA….………
(Họ tên và chữ ký) 



Luận văn Thạc sĩ

Xây dựng đường ô tô và thành phố

LỜI CẢM ƠN

Để hồn thành tốt luận văn này, tơi xin chân thành gởi lời cám ơn chân thành
đến Thầy Ts. Chu Cơng Minh và Thầy Ts. Trịnh Văn Chính đã tận tình chỉ bảo và
giúp đỡ tơi rất nhiều trong suốt thời gian thực hiện luận văn.
Và tôi cũng chân thành cám ơn Thầy Cô trong Bộ môn Cầu Đường_Trường
Đại học Bách Khoa, gia đình và bạn bè đã theo sát, động viên và giúp đỡ tơi trong
việc hồn thành luận văn này.
Học viên thực hiện
Đặng Thị Thu Hà

HVTH: Đặng Thị Thu Hà

MSHV: 09010277

Trang 1


Luận văn Thạc sĩ

Xây dựng đường ô tô và thành phố

TĨM TẮT LUẬN VĂN

Luận văn gồm những nội dung chính như sau:
Chương I: Tổng quan

Giới thiệu tổng quát về các khu cơng nghiệp, dự án khu cơng nghiệp Hịa
phú và các yêu cầu đặt ra.
Chương II: Cơ sở lý thuyết
Giới thiệu về các biện pháp đánh giá tác động giao thông của một số nước trên
thế giới cũng như về việc sử dụng mô phỏng vi mô để đánh giá các chính sách giao
thơng. Các lý thuyết tính tốn ma trận nhu cầu đi lại và mơ hình mơ phỏng vi mô.
Chương III: Phương pháp nghiên cứu
Giới thiệu về cách thức và phương pháp thu thập số liệu cũng như phương
pháp và các cơng cụ mơ hình mơ phỏng nhằm thu được các kết quả theo yêu cầu.
Chương IV: Dự báo giao thơng
Có rất nhiều nhân tố ảnh hướng đến nhu cầu giao thông của một khu vực.
Nhu cầu giao thông liên quan đến số lượng xe và loại xe mà con người muốn sử
dụng trong từng điều kiện cụ thể. Các thông số ảnh hưởng bao gồm: GDP ( tổng
thu nhập nội địa), dân số, chi phí đi lại, việc sở hữu xe cá nhân trong từng gia
đình, chính sách của chính quyền về việc hạn chế xe cá nhân…Trong phạm vi
luận văn sẽ xét đến 2 thông số chính là GDP đầu người và dân số
Chương V: Mơ phỏng và lựa chọn phương án
Trong chương này tập trung vào việc xác định ma trận nhu cầu đi lại trong
khu vực nghiên cứu, mơ hình thực trạng giao thơng vực cần nghiên cứu với các
đối tượng và thành phần giao thông khác nhau và chạy mô phỏng với mô hình đã
được lập. Hiệu chỉnh và đánh giá mơ hình mô phỏng .

HVTH: Đặng Thị Thu Hà

MSHV: 09010277

Trang 2


Luận văn Thạc sĩ


Xây dựng đường ô tô và thành phố

Trên cơ sở mơ hình đã được mơ phỏng để đánh giá các tác động và ảnh
hưởng của dự án khu cơng nghiệp Hịa Phú đến tình hình giao thơng trong khu
vực. Từ đó đề xuất các giải pháp cho việc giảm thiểu các tác động bất lợi đến giao
thông trong khu vực.
Chương VI: Kết luận và kiến nghị
Một số kết luận về kết quả nghiên cứu, đồng thời đưa ra một số kiến nghị
về các giải pháp phân luồng giao thông và phương hướng phát triển các nghiên
cứu tiếp theo.

HVTH: Đặng Thị Thu Hà

MSHV: 09010277

Trang 3


Luận văn Thạc sĩ

Xây dựng đường ô tô và thành phố

LỜI CAM ĐOAN

Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Tôi xin đảm bảo
những số liệu và kết quả trong luận văn này là trung thực, khách quan và chưa
được cơng bố trong bất kì một cơng trình nghiên cứu nào khác.

Học viên thực hiện

Đặng Thị Thu Hà

HVTH: Đặng Thị Thu Hà

MSHV: 09010277

Trang 4


Luận văn Thạc sĩ

Xây dựng đường ô tô và thành phố

MỤC LỤC

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN ............................................................................. 12
1.1

Đặt vấn đề nghiên cứu: .................................................................................... 12

1.2

Cơ sở hình thành đề tài: ................................................................................... 15

1.3

Mục tiêu nghiên cứu: ....................................................................................... 17

1.4


Phạm vi và giới hạn nghiên cứu: ...................................................................... 17

1.4.1

Khu vực nghiên cứu: ........................................................................................ 17

1.4.2

Phạm vi nghiên cứu: ........................................................................................ 19

1.5

Giới hạn nghiên cứu: ....................................................................................... 19

1.6

Bố trí luận văn: ................................................................................................ 19

CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT ................................................................. 20
2.1

Một số nghiên cứu trước đây: .......................................................................... 20

2.1.1

Úc.................................................................................................................... 21

2.1.2

Hong kong ....................................................................................................... 22


2.1.3

Singapore......................................................................................................... 23

2.2 Định hướng việc đánh giá tác động giao thông của dự án hạ tầng đối với giao
thông ở Việt Nam ...................................................................................................... 24
2.3

Tác động của Khu Công Nghiệp lên khu vực nghiên cứu: ................................ 26

2.3.1

Ảnh hưởng của KCN lên hệ thống hạ tầng khu vực .......................................... 27

2.3.2

Giao thông phát sinh do ảnh hưởng Khu Công Nghiệp ..................................... 28

2.4

Cơ sở lý thuyết dự báo giao thông ................................................................... 28

2.4.1

Phương pháp hệ số tăng trưởng: ....................................................................... 29

2.4.2

Phương pháp phân loại tương ứng .................................................................... 29


2.4.3

Phân tích hồi quy ............................................................................................. 30

2.5

Mơ phỏng giao thơng:...................................................................................... 33

CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.............................................. 35
3.1

Nội dung nghiên cứu: ...................................................................................... 35

3.2

Phương pháp nghiên cứu ................................................................................. 35

3.3

Giới thiệu về dự án .......................................................................................... 36

3.4

Thu thập lưu lượng giao thông tại thời điểm nghiên cứu (năm 2012): .............. 40

3.5

Mô phỏng và hiệu chỉnh mơ hình:.................................................................... 40


HVTH: Đặng Thị Thu Hà

MSHV: 09010277

Trang 5


Luận văn Thạc sĩ

Xây dựng đường ô tô và thành phố

3.6

Áp dụng các chính sách giao thơng và hiệu chỉnh: ........................................... 43

3.7

Đánh giá và lựa chọn các phương án: .............................................................. 43

CHƯƠNG 4. DỰ BÁO GIAO THƠNG ........................................................... 44
4.1

Giao thơng vận tải tỉnh Vĩnh Long hiện tại ...................................................... 44

4.1.1

Khái quát ......................................................................................................... 44

4.1.2


Hệ thống giao thông tỉnh .................................................................................. 45

4.1.3

Nhu cầu giao thông vận tải qua khu vực ........................................................... 46

4.1.4

Thu nhập bình quân đầu người của tỉnh Vĩnh Long .......................................... 46

4.1.5

Tình hình dân số tỉnh Vĩnh Long ...................................................................... 48

4.1.6

Nhu cầu vận chuyển hành khách, hàng hóa của tỉnh ......................................... 50

4.2

Dự báo giao thơng tỉnh Vĩnh Long dựa trên báo cáo Vitranss .......................... 52

4.2.1

Năm 2020 ........................................................................................................ 54

4.2.2

Năm 2030 ........................................................................................................ 56


4.3

Xét cho nút giao hiện tại .................................................................................. 58

4.4

Phương pháp luận ............................................................................................ 60

4.4.1

Phác thảo mơ hình dự báo ................................................................................ 61

4.4.2

Các nhân tố chính trong mơ hình dự báo .......................................................... 61

4.4.3

Dân số ............................................................................................................. 61

4.4.4

Tốc độ tăng trưởng kinh tế ............................................................................... 62

4.5

Hàm số dự báo................................................................................................. 62

4.5.1


Xét tương quan của các biến trong hàm số........................................................ 63

4.5.2

Hồi quy hàm số ................................................................................................ 66

4.5.3

Dự báo cho năm 2020 (Kịch bản 0) .................................................................. 70

4.5.4

Xét ảnh hưởng của đường cao tốc Mỹ Thuận- Cần Thơ ( Kịch bản 1) ........................ 77

4.5.5

Xét ảnh hưởng cục bộ của khu công nghiệp ( Kịch bản 2) ................................ 80

4.5.6
Kịch bản 3: Xét ảnh hưởng của đường cao tốc, ảnh hưởng của khu công nghiệp
khi mở rộng và ảnh hưởng của đường tránh qua khu vực về lưu lượng .............................. 84

CHƯƠNG 5. MÔ PHỎNG VÀ LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN ......................... 88
5.1

Cơ sở lý thuyết _ PTV Vissim ......................................................................... 88

5.1.1

Giới thiệu chung về mơ phỏng ......................................................................... 88


5.1.2

Mơ hình tinh thần thể trạng của Wiedemann 1974 ............................................ 89

5.2

Q trình mơ phỏng ......................................................................................... 91

5.2.1

Xác định bề rộng động học của xe máy khi mơ phỏng ...................................... 91

5.2.2

Mơ phỏng cho vị trí nút giao ............................................................................ 92

5.2.3

Sự phân bố vận tốc trong dòng xe .................................................................... 93

HVTH: Đặng Thị Thu Hà

MSHV: 09010277

Trang 6


Luận văn Thạc sĩ


Xây dựng đường ô tô và thành phố

5.2.4

Các thông số về hành vi ứng xử của xe khi đi lại trên đường ............................ 94

5.2.5

Xác định xung đột tại nút giao.......................................................................... 95

5.2.6

Kết quả cho mô phỏng thực tế .......................................................................... 96

5.3

Lựa chọn phương án: ....................................................................................... 96

5.3.1

Cải tạo nút giao ................................................................................................ 96

5.3.2

Bố trí đèn tín hiệu tại nút giao ......................................................................... 98

5.3.3

Đặt vấn đề........................................................................................................ 99


5.3.4

Tính tốn thời gian đèn tín hiệu tại nút giao ...................................................... 99

CHƯƠNG 6. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................. 103
6.1

Kết luận ......................................................................................................... 103

6.2

Hạn chế của luận văn ..................................................................................... 105

6.3

Hướng phát triển của luận văn ....................................................................... 105

TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................. 107
PHỤ LỤC........................................................................................................... 108

HVTH: Đặng Thị Thu Hà

MSHV: 09010277

Trang 7


Luận văn Thạc sĩ

Xây dựng đường ô tô và thành phố


MỤC LỤC HÌNH

Hình 1. 1 Chợ tự phát ở KCN Hịa Phú Vĩnh Long
Hình 1. 2 Giao thơng trên tuyến đường QL1A đoạn qua KCN và trường Đại Học
Cửu Long
Hình 1. 3 Giới hạn khu vực nghiên cứu
Hình 1. 4 Quan hệ giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc
Hình 1. 5 Hệ số xác đinh trong một số trường hợp đặc biệt
Hình 1. 6 Sơ đồ mơ hình giao thơng
Hình 1. 7 Mơ phỏng trên phần mềm Vissim

Hình 2. 1 Quan hệ giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc
Hình 2. 2 Hệ số xác đinh trong một số trường hợp đặc biệt
Hình 2. 3 Sơ đồ mơ hình giao thơng
Hình 2. 4 Mơ phỏng trên phần mềm Vissim

Hình 3. 1 Phương pháp nghiên cứu
Hình 3. 2 Cổng chính Khu cơng nghiệp Hịa Phú Vĩnh Long
Hình 3. 3 Vị trí Khu cơng nghiệp Hịa Phú Vĩnh Long
Hình 3. 4 Bản đồ quy hoạch Khu cơng nghiệp Hịa Phú Vĩnh Long
Hình 3. 5 Khu Đơ thị Phú Quới
Hình 3. 6 Mơ hình vissim

Hình 4-1 Bản đồ mạng lưới đường trong tỉnh Vĩnh Long

HVTH: Đặng Thị Thu Hà

MSHV: 09010277


Trang 8


Luận văn Thạc sĩ

Xây dựng đường ô tô và thành phố

Hình 4-2 Nhu cầu giao thơng của tỉnh Vĩnh Long theo báo cáo của Vitranss 2
Hình 4-3 Biểu đồ gia tăng GDP đầu người qua các năm
Hình 4-4 Biểu đồ gia tăng dân số qua các năm
Hình 4. 4-5 Biểu đồ hành khách luân chuyển
Hình 4. 4-6 Biểu đồ gia tăng hành hóa ln chuyển
Hình 4. 4-7 Nhu cầu hành khách và hành hóa vận chuyển
Hình 4. 4-8 Lượng hành khách liên tỉnh theo các phương thức
Hình 4. 4-9 % tỷ lệ các chuyến đi phát sinh
Hình 4. 4-10 Phác thảo mơ hình dự báo tăng trưởng
Hình 4. 4-11 Biểu đồ tốc độ gia tăng GDP thực bình quân đầu người
Hình 4. 4-12 Lưu lượng giao thơng năm 2015 (Kịch bản 0)
Hình 4. 4-13 Lưu lượng xe năm 2020 (Kịch bản 0)
Hình 4. 4-14 Lưu lượng giao thơng năm 2020 (Kịch bản 1)
Hình 4. 4-15 Bản đồ quy hoạch Khu cơng nghiệp Hịa Phú
Hình 4. 4-16 Lưu lượng xe năm 2020 (Kịch bản 2)
Hình 4. 17 Các tuyến đường dự kiến trong quy hoạch khu đơ thị Phú Quới năm
2020
Hình 4. 18 Lưu lượng giao thông năm 2020 (Kịch bản 3)

HVTH: Đặng Thị Thu Hà

MSHV: 09010277


Trang 9


Luận văn Thạc sĩ

Xây dựng đường ô tô và thành phố

MỤC LỤC BẢNG

Bảng 3. 1 Khái quát dự án KCN Hòa Phú

Bảng 4. 1 Bảng thống kê số lượng đường bộ hiện tại của tỉnh Vĩnh Long
Bảng 4. 2 Tỷ lệ gia tăng GDP đầu người qua các năm
Bảng 4. 3 Tỷ lệ gia tăng dân số qua các năm
Bảng 4. 4 Số liệu hành khách luân chuyển của tỉnh qua các năm
Bảng 4. 5 Số liệu hành hóa luân chuyển của tỉnh qua các năm ( 1000 tấn.km)
Bảng 4. 6 Số liệu về dân số, GDP đầu người và hành khách luân chuyển qua các
năm
Bảng 4. 7 Gia tăng theo % của các đại lượng
Bảng 4. 8 Xét hệ số tương quan giữa lượng hành khách vận chuyển với dân số và
GDP
Bảng 4. 9 Số liệu về dân số, GDP đầu người và hành khách luân chuyển qua các
năm
Bảng 4. 10 Gia tăng theo % của các đại lượng
Bảng 4. 11 Xét hệ số tương quan giữa lượng hàng hóa luân chuyển với dân số và
GDP
Bảng 4. 12 Tỷ lệ gia tăng các đại lượng qua từng năm
Bảng 4. 13 Bảng phân tích kết quả cho hàm hồi quy tuyến tính
Bảng 4. 14 Tỷ lệ gia tăng cácđại lượng qua từng năm
Bảng 4. 15 Bảng phân tích kết quả cho hàm hồi quy tuyến tính

Bảng 4. 16 Dự báo số lượng dân cho năm 2020

HVTH: Đặng Thị Thu Hà

MSHV: 09010277

Trang 10


Luận văn Thạc sĩ

Xây dựng đường ô tô và thành phố

Bảng 4. 17 Tỷ lệ gia tăng các đại lượng của nă m2015 và 2020 so với năm 2011
Bảng 4. 18 Tỷ lệ gia tăng các đại lượng của năm 2015 và 2020 so với năm 2009
Bảng 4. 19 Số liệu 1000 người.km và hàng hóa 1000 tấn.km dự báo cho các năm
2015 và 2020
Bảng 4. 20 Số liệu tăng trưởng giao thông từ năm 2011 đến 2015 và 2020 tương
ứng
Bảng 4. 21 Tốc độ tăng trưởng giao thơng bình quân hàng năm tín theo %

HVTH: Đặng Thị Thu Hà

MSHV: 09010277

Trang 11


Luận văn Thạc sĩ


Xây dựng đường ô tô và thành phố

CHƯƠNG 1.

TỔNG QUAN

1.1 Đặt vấn đề nghiên cứu:
Sự ra đời của các khu công nghiệp (KCN) đã đem lại những thành tựu to lớn,
khẳng định vai trò quan trọng của sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNHHĐH), đẩy nhanh tiến trình hội nhập với nền kinh tế khu vực và quốc tế. Tuy nhiên,
khi các Khu công nghiệp đi vào hoạt động và ngày càng phát triển, thì đồng thời cũng
nảy sinh khơng ít bất cập, ảnh hưởng tới đời sống xã hội của cộng đồng. Sẽ là những
phép tính khơng đơn giản với sự phát triển của các Khu cơng nghiệp.
*)Lợi ích từ các khu cơng nghiệp
Năm 1997, Chính phủ đã ra Nghị định 36-CP ban hành Qui chế KCN, khu
chế xuất (KCX) và khu công nghệ cao (KCNC). Tính đến tháng 3/2006, trên tồn
quốc đã có khoảng 133 Khu cơng nghiệp do Thủ tướng Chính phủ thành lập,
thuộc phạm vi đối tượng điều chỉnh của Nghị định này. Ngồi ra cịn khoảng 500
cụm cơng nghiệp do địa phương quản lý.
Khu công nghiệp ra đời đã tạo nên mảnh đất thuận lợi cho các doanh nghiệp
công nghiệp trong và ngồi nước có điều kiện đầu tư phát triển sản xuất. Hiện nay,
Việt Nam đã có tới 3.300 doanh nghiệp trong và ngoài nước sản xuất, cung cấp dịch
vụ công nghiệp hoạt động trong các Khu công nghiệp, với tổng đầu tư khoảng 20 tỷ
USD và 137.000 tỷ VND. Theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế, thì các khu,
cụm cơng nghiệp đều đã đẩy nhanh tiến trình Cơng Nghiệp Hóa đất nước. Mặt khác,
sự ra đời của các Khu cơng nghiệp cịn tác động mạnh mẽ tới việc chuyển dịch cơ
cấu kinh tế theo hướng tăng dần tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ, giảm dần tỷ trọng
nơng nghiệp. Thực tế cho thấy, các tỉnh có nhiều Khu cơng nghiệp như Đồng Nai,
Bình Dương, tỷ trọng nơng nghiệp trong cơ cấu ngành kinh tế chỉ cịn khoảng 10 –
15%, thậm chí tốc độ chuyển dịch cơ cấu cịn diễn ra rất nhanh.
Các Khu cơng nghiệp phát triển, kéo theo tốc độ đơ thị hóa cũng diễn ra

khá nhanh, với cơ sở hạ tầng được nâng cấp mọi mặt. Chất lượng cuộc sống của

HVTH: Đặng Thị Thu Hà

MSHV: 09010277

Trang 12


Luận văn Thạc sĩ

Xây dựng đường ô tô và thành phố

người dân quanh các Khu cơng nghiệp cũng nhờ đó được nâng lên. Đồng thời với
tốc độ đơ thị hóa là những dịch vụ đi kèm như dịch vụ ngân hàng, dịch vụ cơ sở hạ
tầng, giao thông vận tải, kho tàng bến bãi, đào tạo… cũng được kích thích phát
triển. Đặc biệt Khu công nghiệp mở ra đã là nơi thu hút khơng ít lao động địa
phương, giải quyết một lượng lớn công ăn việc làm cho người lao động. Tính đến
hết năm 2005, các Khu cơng nghiệp đã tạo công ăn việc làm cho trên 74 vạn lao
động trực tiếp (gấp 3 lần năm 2001, gấp 14 lần năm 1995), và khoảng 2 triệu lao
động gián tiếp. Bên cạnh đó, chất lượng và trình độ người lao động cũng nhờ đó
tăng lên. Các Khu cơng nghiệp ra đời cịn là một động lực làm chuyển biến tích
cực trong cải cách hành chính, đổi mới cơ chế, chính sách, tạo mơi trường đầu tư
hấp dẫn hơn. Và đó chính là những bước đầu tiên để thúc đẩy hội nhập kinh tế
quốc tế. Hiện nay, kim ngạch xuất khẩu tại các KCN chiếm tới 1/3 tổng kim ngạch
xuất khẩu của cả nước, góp phần tạo uy tín thương mại của Việt Nam trên thị
trường thế giới. Các doanh nghiệp tại các Khu công nghiệp cũng được hưởng cơ
chế hải quan thơng thống hơn, kích thích khả năng cạnh tranh, đáp ứng được yêu
cầu hội nhập kinh tế quốc tế.
*)Và những bất cập.

Mặt khác, việc hình thành các KCN nhằm tạo điều kiện để các chủ doanh
nghiệp đầu tư mở rộng qui mô sản xuất, song thực tế cho thấy, nhiều doanh nghiệp
đã nhập dây chuyền công nghệ lạc hậu hàng chục năm. Điều này, không chỉ làm
giảm sức cạnh tranh, mà cịn khiến hoạt động sản xuất khơng ổn định, gây ô nhiễm
môi trường. Thêm nữa, do muốn thu hút các nhà đầu tư, nên nhiều địa phương ồ ạt
mở ra Khu cơng nghiệp mà khơng tính đến quy hoạch đơ thị. Vì vậy khơng ít các
Khu cơng nghiệp đã nằm quá gần khu đô thị, khu dân cư, ảnh hưởng tới chất
lượng môi trường đô thị trong một vài năm tới.
Chất thải công nghiệp cũng đang là mối nguy cơ đe dọa tới cuộc sống của
một số địa phương có Khu cơng nghiệp đóng trên địa bàn. Chất thải công nghiệp
chưa được xử lý kỹ càng, sẽ gây ô nhiễm trầm trọng tới nguồn nước, khơng khí,
tiếng ồn… Về vấn đề này đã có khá nhiều địa phương phải trả giá; đời sống người

HVTH: Đặng Thị Thu Hà

MSHV: 09010277

Trang 13


Luận văn Thạc sĩ

Xây dựng đường ô tô và thành phố

dân thật sự bị đe dọa. Nếu chúng ta không đánh giá đúng và không đưa ra những
giải pháp hữu hiệu, tổ chức tốt việc phịng chống ơ nhiễm thực tại này sẽ gây
những tác hại khôn lường.
Việc quy hoạch thiếu đồng bộ, thiếu tầm nhìn chiến lược đã gây ảnh hưởng
xấu đến chất lượng tăng trưởng kinh tế. Chẳng hạn, tạo ra sự phát triển không
đồng bộ giữa trong và ngồi hàng rào Khu cơng nghiệp, sự phân hóa rất rõ về mọi

mặt giữa trong và ngồi Khu cơng nghiệp, gây sự cạnh tranh không lành mạnh
giữa các Khu công nghiệp; thiếu sự liên kết giữa các Khu công nghiệp trong một
vùng, một địa phương, giữa các doanh nghiệp trong cùng một Khu cơng nghiệp.
Do đó chính các doanh nghiệp, các Khu công nghiệp không những không khai
thác hết thế mạnh của địa phương, mà còn làm xáo trộn hoạt động kinh tế - xã hội
địa phương.
Sự tập trung cao của lao động tại các Khu công nghiệp đang khiến cho vấn
đề xã hội ngày càng trở thành áp lực đối với chính quyền địa phương và người dân
quanh Khu cơng nghiệp. Đó là tình trạng thiếu nhà ở, điều kiện sinh hoạt khó khăn,
giá cả hàng hóa tiêu dùng tăng và đáng lo ngại nhất vẫn là nảy sinh tệ nạn xã hội.
Song song đó vấn đề bất cập về giao thông trước cổng KCN lại tiềm ẩn
những nguy cơ gây mất ATGT. Dù đã có biển báo, đèn tín hiệu, gờ giảm tốc
nhưng do đường thống nên nhiều cơng nhân chủ quan khơng đội mũ bảo hiểm,
phóng nhanh, thiếu quan sát… gây tai nạn giao thơng.
Tình trạng kẹt xe, tai nạn giao thông ở các tuyến đường gần các KCX, KCN
hiện vẫn thường diễn ra. Thời điểm công nhân tan ca cũng là lúc các chợ tự phát,
hàng rong chiếm dụng lòng, lề đường bắt đầu hoạt động, gây mất ATGT.

HVTH: Đặng Thị Thu Hà

MSHV: 09010277

Trang 14


Luận văn Thạc sĩ

Xây dựng đường ô tô và thành phố

Hình 1. 1 Chợ tự phát ở KCN Hịa Phú Vĩnh Long

Q trình hình thành và phát triển Khu cơng nghiệp là một xu thế tất yếu
trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, từ những bất cập nảy sinh
trong thực tế, chúng ta cần phải có tầm nhìn chiến lược trong sự phát triển của
Khu cơng nghiệp. Có như vậy, mới đảm bảo được tính bền vững của các mơ hình
này. Tính bền vững của các Khu công nghiệp, sẽ tạo điều kiện phát huy những ảnh
hưởng tốt và giảm thiểu tác động xấu, góp phần phát triển kinh tế đất nước theo
hướng Công Nghiệp Hóa – Hiện Đại Hóa và hội nhập kinh tế quốc tế.
1.2 Cơ sở hình thành đề tài:
Vĩnh Long giống như một nút giao thông đặc biệt trên tuyến đường Quốc
Lộ 1A của đồng bằng sông Cửu Long. Phương tiện lưu thơng theo chiều từ TP Hồ
Chí Minh, sau khi qua cầu Mỹ Thuận muốn đến các tỉnh thành đồng bằng sông
Cửu Long như: Cần Thơ, An Giang, Kiên Giang, Hậu Giang, Sóc Trăng, Bạc
Liêu, Cà Mau, thì bắt buộc phải qua địa phận Vĩnh Long.
Và trong thời gian qua, trên địa bàn các xã Phú Quới, Hòa Phú huyện Long
Hồ, Vĩnh Long dọc theo hành lang 2 bên trục quốc lộ 1A đã hình thành một số dự
án đầu tư: như trường Đại Học Cửu Long, khu tái định cư Hòa Phú, trường trung
cấp dạy nghề, Tuyến dân cư vùng ngập lũ, Khu đô thị Phước Yên, khu công
nghiệp Hịa Phú...dự án khu đơ thị Phú Quới dự định năm 2015 sẽ hoàn thành. Bên

HVTH: Đặng Thị Thu Hà

MSHV: 09010277

Trang 15


Luận văn Thạc sĩ

Xây dựng đường ô tô và thành phố


cạnh các dự án được tổ chức đầu tư xây dựng theo quy định, thì cạnh bên các tình
trạng xây dựng tự phát như các cơng trình nhà trọ, cơ sở dịch vụ, nhà ở mọc lên
tràn lan ảnh hưởng khơng ít đến trật tự xây dựng, xã hội, mơi trường cảnh quan và
trật tự giao thơng của khu vực.
Vì lẽ đó khi đi lưu thơng trên đường quốc lộ 1A, đoạn qua xã Hịa Phú thì
hàng chục ngàn cơng nhân, học viên, sinh viên… lớp đi bộ, lớp đi xe đạp, xe gắn
máy giăng kín mặt đường và thường xuyên gây tai nạn giao thông. Chuyện đáng
ngại này diễn ra như… cơm bữa trên QL1A đoạn ngang qua KCN Hồ Phú và Đại
học Cửu Long.
Cơng nhân KCN Hồ Phú hiện khoảng 14 000 cơng nhân, và cịn sinh viên
Đại học Cửu Long và học viên Trường Dạy nghề Vĩnh Long, với lượng người
đông đúc như thế tràn xuống mặt đường thì cũng đã đủ gây ùn tắc giao thơng rồi
chứ chẳng cần xe ba gác và phương tiện ôtô các loại qua lại, quay đầu.

Hình 1. 2 Giao thơng trên tuyến đường QL1A đoạn qua KCN và trường Đại
Học Cửu Long
Trước tình hình đó, thiết nghĩ đây là một vấn đề khá bức thiết và cần được
đánh giá tác động, ảnh hưởng của công nhân khu công nghiệp đến tình hình giao
thơng xung quanh khu cơng nghiệp để làm cơ sở lựa chọn phương án phân luồng
phù hợp để tuyến đường luôn được thông suốt và giảm TNGT đến mức tháp nhất,

HVTH: Đặng Thị Thu Hà

MSHV: 09010277

Trang 16


Luận văn Thạc sĩ


Xây dựng đường ô tô và thành phố

vì thế tác giả đã chọn đề tài: “Nghiên cứu đánh giá tác động giao thông của dự
án Khu Công Nghiệp Hòa Phú Vĩnh Long”
1.3 Mục tiêu nghiên cứu:
Mục tiêu chính của đề tài này là đánh giá được các tác động và ảnh hưởng
của dự án khu công nghiệp Hịa Phú đối với tình hình giao thơng khu vực xung
quanh khu cơng nghiệp, qua đó có các chính sách điều chỉnh điều kiện giao thông
một cách phù hợp. Cụ thể mục đích của đề tài được mơ tả như sau:


Ước lượng nhu cầu đi lại khu vực nghiên cứu dựa trên lưu lượng giao thông

ở từng tuyến trong tương lai ( năm 2020) dựa trên các kịch bản khác nhau.


Mô phỏng điều kiện giao thông thực tế xung quanh trục đường Quốc Lộ 1A

bằng phần mềm Vissim.


Dựa trên kết quả chạy mô phỏng, đánh giá mức độ ảnh hửởng khi thay đổi

chính sách giao thơng trên trục đường Quốc Lộ 1A, từ đó có những điều chỉnh về
chính sách giao thơng hợp lí trên các tuyến đường trong khu vực.
1.4 Phạm vi và giới hạn nghiên cứu:
1.4.1 Khu vực nghiên cứu:
Trong phạm vi của đề tài này, khu vực nghiên cứu sẽ giới hạn trong phạm
vi gồm Quốc lộ 1A đoạn đi ngang qua khu công nghiệp và các tuyến đường nội bộ
của khu cơng nghiệp Hịa Phú.


HVTH: Đặng Thị Thu Hà

MSHV: 09010277

Trang 17


Luận văn Thạc sĩ

Xây dựng đường ô tô và thành phố

: Giới hạn nghiên cứu
: Vị trí nút giao thơng nghiên cứu

Hình 1. 3 Giới hạn khu vực nghiên cứu

HVTH: Đặng Thị Thu Hà

MSHV: 09010277

Trang 18


Luận văn Thạc sĩ

Xây dựng đường ô tô và thành phố

1.4.2 Phạm vi nghiên cứu:
Tác động và ảnh hưởng của một dự án xây dựng cải tạo đối với môi trường

xung quanh là vấn đề khá phức tạp, đòi hỏi quá trình nghiên cứu đánh giá trên
nhiều mặt, nhiều lĩnh vực trong nhiều giai đoạn khác nhau. Trong phạm vi của đề
tài này, tác giả chỉ tập trung vào việc đánh giá các tác động và ảnh hưởng của dự
án đối với tình hình giao thơng trong khu vực xung quanh trục đường Quốc lộ 1A,
đặc biệt là nút giao QL 1A – lối vào chợ Phước Yên – lối vào Khu cơng nghiệp
Hịa Phú. (Hình 5.2)
1.5 Giới hạn nghiên cứu:


Mơ hình mơ phỏng một nút giao thơng trong phạm vi nghiên cứu bằng

phần mềm Vissim với các thông số về đặc điểm hình học và giao thơng theo như
hiện trạng của khu vực nhằm tối thiểu hóa các tác động tiêu cực tới hiện trạng giao
thông trong khu vực.


Trong giới hạn của đề tài này, các thơng số tính tốn, mơ hình và mơ

phỏng, cũng như việc đánh giá và điều chỉnh các chính sách giao thơng sẽ dựa trên
đặc điểm giao thông trong khu vực vào giờ cao điểm hiện tại và dự đoán lưu lượng
tương lai bằng phương pháp đàn hồi.


Trên cơ sở các kết quả tác động giao thơng có được, cùng với việc phân

tích định tính các yếu tố kinh tế xã hội, lựa chọn phương án chính sách giao thơng
hợp lí trên các tuyến đường trong khu vực.
1.6 Bố trí luận văn:
Luận văn sẽ được trình bày thành 06 chương:



Chương I: Giới thiệu về vấn đề nghiên cứu



Chương II: Cơ sở lý thuyết



Chương III: Phương pháp nghiên cứu



Chương IV: Dự báo giao thông



Chương V: Mô phỏng và lựa chọn phương án



Chương VI: Kết luận và kiến nghị

HVTH: Đặng Thị Thu Hà

MSHV: 09010277

Trang 19



Luận văn Thạc sĩ

Xây dựng đường ô tô và thành phố

CHƯƠNG 2.

CƠ SỞ LÝ THUYẾT

2.1 Một số nghiên cứu trước đây:
Trong những năm gần đây, khi nền kinh tế đang phát triển nhanh chóng,
các dự án xây dựng và phát triển đơ thị mọc lên như nấm, các cơng trình xây dựng,
công trường đang làm việc ở khắp mọi nơi và đất đai đang được phát triển với
cường độ chưa từng có. Một số lượng lớn các tịa nhà và các cơng trình kiến trúc
mới tạo ra và thu hút các luồng giao thông bổ sung, tác động không nhỏ đến mạng
lưới giao thông của khu vực xung quanh thậm chí của tồn bộ thành phố, dẫn đến
sự mất cân bằng giao thơng địa phương hoặc tồn cầu. Trong khi đó tại các cơng
trường đang xây dựng cũng có khả năng gây tắc nghẽn, lưu lương giao thông
thường xuyên bị cản trở và gây rối loạn xung quanh lối vào và lối ra tại các công
trường này. Làm thế nào để định lượng phân tích tác động của các cơng trình kiến
trúc này lên giao thơng và làm thế nào để có thể cải thiện việc kiểm sốt nó? Đây
là một vấn đề mà việc đánh giá tác động giao thơng có thể giúp ta giải quyết.
Đánh giá tác động giao thông được thực hiện trước khi tổ chức của các dự
án phát triên để đánh giá, phân tích mức độ nghiêm trọng và mức độ tác động của
các dự án mới lên khả năng phục vụ giao thơng, tìm cách khắc phục hoặc thay đổi
các dự án để giảm tác động của nó đến mạng lưới giao thơng. Với một cách nói
khác, phát triển đất đơ thị là giao thông “nguồn” tạo ra “lưu lượng giao thông”.
Đánh giá tác động giao thơng phấn đấu để ước tính “lưu lượng giao
thơng””nguồn” sẽ tạo ra đồng thời đồng thời tìm mọi phương án để giao thông
được thông suốt. Đánh giá tác động giao thơng cố gắng phân tích tác động giao
thơng tổng thể của việc sử dụng đất và các hoạt động giao thơng khu vực, trong đó

bao gồm tình hình hoạt động của tất cả các phương thức giao thông, tất cả các
phương tiện giao thông và các quy tắc giao thơng. Vì vậy đánh giá tác động giao
thơng là phân biệt mục đích chung của việc sử dụng và phát triển đất hoặc đánh
giá lưu lượng giao thông.
Vào những năm 1980 từ quan niệm kết quả nghiên cứu mà chính quyền liên

HVTH: Đặng Thị Thu Hà

MSHV: 09010277

Trang 20


Luận văn Thạc sĩ

Xây dựng đường ô tô và thành phố

bang Hoa Kỳ, tiểu bang và các quận bắt đầu yêu cầu các nhà phát triển phải đánh
giá tác động giao thông để xác định trách nhiệm sự cần thiết để cải thiện lưu lượng
sau khi dự án đã được hồn thành. Từ điểm nhìn của các nhà phát triển, họ mong
muốn tối đa hóa lợi nhuận của họ sau khi hồn thành các dự án, vì vậy đánh giá
tác động giao thông cũng là sự quan tâm của các nhà đầu tư phát triển để đánh giá
trách nhiệm và lợi ích của các u tố cải thiện giao thơng, ngoài ra đối với các dự
án thương mại lớn, các nhà đầu tư sẽ đặt ra các yêu cầu đa dạng trong quản lý bất
động sản sắp xếp và quản lý giao thông như ở đâu và làm thế nào để đặt lối vào và
lối thốt hiểm, bao nhiêu khơng gian dự trữ cho bãi đậu xe,…Tât nhiên các nhà
đầu tư muốn biết những chia sẽ của họ về đầu tư trong việc cải thiện giao thơng tại
cơng trình mà họ sẽ xây dựng và những câu hỏi này chỉ có thể được trả lời trong
việc “Đánh giá tác động giao thông”.
Sự phát triển của nền kinh tế đã đạt đến một giai đoạn mà hầu hết các nước

hiện nay yêu cầu “Đánh giá tác động giao thông” cho các dự án xây dựng.
2.1.1 Úc
Cơ quan Giao Thông và Đường Bộ hạt New South Wale ban hành tài liệu
“Hướng Dẫn Cho Các Dự Án Phát Sinh Giao Thông” (Guide to Traffic
Generating Developments version 2.2 1); và tài liệu này được sử dụng rộng rãi cả
nước Úc và một số vùng của New Zealand. Phần đầu của tài liệu hướng dẫn này
bao gồm các chính sách, luật, và những vấn đề chính liên quan đến tất cả các dự
án mà có phát sinh/ thay đổi giao thơng. Phần chính của tài liệu này trình bày các
phương pháp tiến hành các nghiên cứu đánh giá tác động giao thông, và các vấn

1

Guide to Traffic Generating Developments version 2.2

/>developments.pdf

HVTH: Đặng Thị Thu Hà

MSHV: 09010277

Trang 21


Luận văn Thạc sĩ

Xây dựng đường ô tô và thành phố

đề phải xét đến bao gồm:



Những kiến nghị hiện có về cải thiện mạng lưới đường;



Tác động lên an toàn đi lại;



Tác động của tiếng ồn giao thông;



Lượng xe trung bình ngày đêm;



Lưu lượng và xu hướng thay đổi giao thơng của một số tuyến chính;



Lưu lượng giờ cao điểm và mức độ tác đường tại một số giao lộ chính;



Nhu cầu và đáp ứng về chỗ đỗ xe của khu vực;



Phát sinh giao thông, thu hút và phân bố các chuyến đi trước và sau khi có dự án;




Tác động của phát sinh giao thông lên khu vực xung quanh dự án.
Tài liệu này cũng trình bày các phương pháp tính tốn phát sinh giao thơng

trước khi có dự án, trong khi dự án tiến hành và sau khi dự án hịan tất, mức độ
phát sinh giao thơng tùy theo mục đích sử dụng đất của dự án, mức độ phục vụ của
nút giao thông, của đường phố…
2.1.2 Hong kong
Hong kong từ lâu đã có hướng dẫn về các phương pháp đánh giá tác động
giao thơng. Nó bao gồm các quy định đối với chủ đầu tư khi họ đề xuất 1 dự án
thêm vào quy hoạch khu vực sẵn có. Bộ cũng ban hành một danh mục các nội
dung mà 1 đánh giá tác động của dự án đối với giao thông phải bao gồm. Những
nội dung này tóm lược như sau:
Khu vực nghiên cứu xây dựng:


Địa điểm



Tình trạng giao thông hiện hữu



Mạng lưới đường



Giao thông công cộng




Đánh giá về dòng xe và giao lộ
Dự án xây dựng đề nghị:

HVTH: Đặng Thị Thu Hà

MSHV: 09010277

Trang 22


×