Tải bản đầy đủ (.docx) (23 trang)

Vận dụng phương pháp dạy học trực quan trong dạy học kĩ thuật công nghiệp lớp 11 phổ thông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (197.25 KB, 23 trang )

Vận dụng phương pháp dạy học trực quan trong dạy học kĩ thuật công
nghiệp lớp 11 phổ thông
2.1 Khái quát môn học kĩ thuật công nghiệp lớp 11 phổ thông
2.1.1 Vị trí:
Bất kì một nền giáo dục nào cũng nhằm tạo ra con người lao động. Trong xã
hội xã hội chủ nghĩa, người lao động là người làm chủ xã hội, tự giác lao động, lao
động vì mục đích chung của xã hội. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để tạo ra được
những người lao động thực sự có ích cho xã hội. Hiện nay, đất nước ta đang trên đà
phát triển, khoa học kĩ thuật ngày càng phát triển và xâm nhập vào hầu hết các lĩnh
vực, phục vụ nhu cầu sản xuất. Con người muốn ứng dụng được nó cần phải có
trình độ kĩ thuật. Để đạt được điều này con người cần phải trang bị những kiến
thức cơ bản, cần thiết. Do vậy nhiệm vụ của trường phổ thông là phải trang bị cho
học sinh những hiểu biết cơ bản về kĩ thuật phổ thông. Môn học kĩ thuật cơ khí lớp
11 phổ thông là môn học góp phần to lớn vào nhiệm vụ giáo dục và đào tạo kĩ
thuật tổng hợp, một nguyên tắc lớn của nền giáo dục và đào tạo xã hội chủ nghĩa.
Nước ta đang trên đà phát triển nhưng nền kinh tế của ta còn nghèo nàn, lạc
hậu, cơ sở vật chất kĩ thuật còn yếu kém, lực lượng lao động sản xuất đông nhưng
không đáp ứng được nhu cầu về sản xuất. Bởi vì đội ngũ lao động tay nghề còn
chưa cao, sự hiểu biết xã hội còn yếu kém không đáp ứng được nhu cầu của cuộc
sống. Trong khi đó, khoa học kĩ thuật trên thế giới ngày càng phát triển, máy móc
thiết bị ngày càng hiện đại và biến đổi từng ngày từng giờ. Vấn đề đặt ra là làm thế
nào để lực lượng sản xuất không bị lạc hậu so với thời đại. Chỉ có sự trang bị kiến
thức về quá trình sản xuất, về việc sử dụng công cụ lao động, máy móc là yếu tố
hàng đầu để nâng cao năng suất lao động, giúp con người hình thành và rèn luyện
kĩ năng lao động nhất định trong mỗi lĩnh vực sản xuất khác nhau của xã hội.
Môn kĩ thuật công nghiệp lớp 11 trang bị cho học sinh những kiến thức cơ
bản về cấu tạo và nguyên lý làm việc của động cơ đốt trong, ô tô, xe máy, .
. . Đây là những kiến thức rất thiết thực và gắn liền với thực tế cuộc sống. Vì vậy,
môn kĩ thuật công nghiệp lớp 11 góp phần quan trọng đáp ứng các yêu cầu trên,
hiện nay môn kĩ thuật công nghiệp lớp 11 phổ thông được giảng dạy ở hầu hết ở
các trường phổ thông trên cả nước.


2.1.2 Nội dung, đặc điểm của môn kĩ thuật công nghiệp lớp 11 phổ thông.
2.1.2.1 Nội dung
Nằm trong môn kĩ thuật công nghiệp phổ thông, môn kĩ thuật công nghiệp lớp
11 có nội dung kiến thức tương đối dài và rộng so với quỹ thời gian 33 tiết đối với
chương trình hiện hành hiện nay. Nó gồm những nội dung sau:
Phần 1: Động cơ đốt trong (22 tiết)
Chương 1: Cấu tạo, nguyên tắc hoạt động của động cơ đốt
trong (4 tiết)
Chương 2: Các cơ cấu: cơ cấu trục khuỷu thanh truyền, cơ cấu phân
phối khí (6 tiết)
Chương 3: Các hệ thống: hệ thống bôi trơn, làm mát, cung cấp
nhiên liệu, đánh lửa, khởi động và các bộ điều chỉnh tự động (12 tiết)
Phần 2: Ô tô - máy kéo (11 tiết)
Chương 4: Hệ thống truyền lực (6 tiết)
Chương 5: Phần di động, cơ cấu lái và phanh (5 tiết)
Riêng đối với chương trình thí điểm mới của Bộ giáo dục và đào tạo, nội dung
về động cơ đốt trong được dạy ở học kỳ 2 lớp 11 với 34 tiết. Bao gồm những nội
dung sau:
Chương 1: Đại cương về động cơ đốt trong (5 tiết)
Chương 2: Cấu tạo của động cơ đốt trong (14 tiết)
Chương 3: ứng dụng của động cơ đốt trong (13 tiết)
Ôn tập, kiểm tra (2 tiết)
Phân môn kĩ thuật cơ khí lớp 11 phổ thông có 4 nhóm kiến thức:
+ Hệ thống khái niệm kĩ thuật: khái niệm về động cơ đốt trong, động cơ hai
kỳ, động cơ bốn kỳ, chu trình làm việc,...
+ Các phương tiện kỹ thuật: Các chi tiết, bộ phận, cơ cấu, hệ thống máy.
+ Các phương pháp gia công và công nghệ khi gia công chế tạo các chi
tiết, bộ phận, cơ cấu hệ thống máy móc: khoan, mạ, doa, hàn,...
+ Các nguyên lý kĩ thuật:
- Nguyên lý cấu tạo.

- Nguyên lý hoạt động.
2.1.2.2 Đặc điểm của môn kĩ thuật cơ khí
Môn kĩ thuật cơ khí cũng mang đầy đủ những đặc điểm của môn kĩ thuật công
nghiệp nói chung:
a. Tính cụ thể và tính trừu tượng của môn học.
+ Tính cụ thể: tính cụ thể của môn học thể hiện ở nội dung môn học đề cập
đến những máy móc, thiết bị, . . . Đây là những vật phẩm kĩ thuật rất cụ thể đồng
thời môn kĩ thuật công nghiệp lớp 11 còn đề cập đến những thao tác kĩ thuật cơ
bản và cụ thể như: thực hành lắp ráp sản phẩm, chuẩn đoán hỏng hóc, . . . Những
kiến thức trực quan này học sinh có thể quan sát thông qua phương tiện trực quan
hoặc thao tác mẫu của giáo viên.
+ Tính trừu tượng: tính trừu tượng được phản ánh trong hệ thống các khái
niệm kĩ thuật, các nguyên lý hoạt động của động cơ 4 kì, động cơ 2 kì, các cơ cấu
hệ thống, . . . mà học sinh không trực tiếp tri giác được.
VD: Sự tạo thành hỗn hợp xăng với không khí trong bộ chế hoà khí, chu trình
làm việc thực tế của động cơ đốt trong...
Những nội dung này học sinh muốn hiểu được phải tự mình tư duy trừu
tượng thông qua lời giảng của giáo viên, sự phân tích của người hướng dẫn. Để có
tư liệu cho tư duy tưởng tượng thì phải có những nhận thức cảm tính hay trực
quan, từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng và ngược lại. Vì thế trong quá
trình giảng dạy các nguyên lý kĩ thuật đòi hỏi phải trực quan hóa các nội dung
bằng phương tiện trực quan như: hình vẽ, đồ thị, sơ đồ, mô hình và thao tác mẫu
của giáo viên.
b. Tính thực tiễn của môn học
Đối tượng nghiên cứu và nội dung của môn học kĩ thuật cơ khí phản ánh các
phương tiện trong hoạt động thực tiễn cuộc sống như: ôtô, xe máy, các loại động
cơ được sử dụng trong các máy công - nông nghiệp, . . . Các loại phương tiện máy
móc này luôn gắn bó với quá trình sản xuất và sử dụng trong thực tế cuộc sống
hằng này. Dựa trên cơ sở khoa học nhưng phân môn kĩ thuật cơ khí xuất phát từ
thực tiễn cuộc sống và giải quyết các nhiệm vụ, nhu cầu cụ thể trong sản xuất và

đời sống. Đặc điểm này làm nổi bật nội dung bài giảng, làm nội dung bài giảng bao
giờ cũng gần gũi với học sinh hơn nhưng không làm giảm ý nghĩa khoa học của
môn học. Khi giảng dạy người giáo viên cần phải vận dụng kiến thức thực tế cuộc
sống đồng thời gợi mở những hiểu biết trong thực tế của học sinh, những kiến thức
cơ bản về cấu tạo và nguyên lí làm việc của động cơ đốt trong, của các hệ thống
chính trên ôtô, xe máy, . . . Đây là những kiến thức rất thiết thực và gắn liền với
cuộc sống vì vậy môn kĩ thuật công nghiệp lớp 11 phổ thông góp phần đáp ứng
những nhu cầu trên của xã hội.
Hiện nay, môn kĩ thuật công nghiệp lớp 11 phổ thông, được giảng dạy ở hầu
hết các trường phổ thông trong cả nước. Trong quá trình giảng dạy, giáo viên cần
phải khái quát những kiến thức đó thành nguyên lý chung ngắn gọn, súc tích, dễ
nhớ. Từ nguyên lý chung của các thiết bị máy móc để tìm ra ứng dụng của nó trong
quá trình sản xuất và trong cuộc sống hàng ngày, làm cho quá trình dạy học gắn
liền với thực tiễn. Từ đó giúp học sinh có khả năng nhận biết các sự vật hiện tượng
đơn giản ở xung quanh và giải thích được chúng.
VD: Trong quá trình chạy rà động cơ
Đối với động cơ bình thường không được dùng dầu bôi trơn quá nhớt để chạy
rà. Bởi vì nếu dầu quá nhớt sẽ không lọt được tới những vị trí có khe hở nhỏ.
c. Tính tổng hợp - tích hợp.
Tính tổng hợp thể hiện ở chỗ nội dung kiến thức của môn học kĩ thuật cơ khí
được xây dựng trên nguyên tắc kĩ thuật tổng hợp. Do đó kiến thức mang tính phổ
thông, chìa khoá, làm cơ sở cho những nội dung chuyên ngành sau này. Nhờ có
đặc điểm này mà môn học mang trong nó tiềm năng giáo dục kĩ thuật tổng hợp to
lớn, tạo điều kiện cho giáo viên có khả năng phân tích, khai thác trong từng nội
dung cụ thể.
Môn kĩ thuật có khi mang tính chất tích hợp vì nó là môn khoa học ứng dụng,
hàm chứa những phần tử kiến thức thuộc nhiều môn khoa học khác nhau: toán học,
vật lý, hoá học,... nhưng lại liên quan, thống nhất với nhau để phản ánh những đối
tượng kĩ thuật cụ thể
VD: Toán học là công cụ để mô tả, thực hiện việc tính toán, thiết kế các thông

số và kết cấu của động cơ đốt trong. Những định luật vật lý về chất khí, chất lỏng
và nhiệt học là cơ sở để xây dựng nguyên lý làm việc của động cơ đốt trong.
Những hiểu biết về hoá học là cơ sở để nghiên cứu nhiên liệu, dầu mỏ và quá trình
cháy của động cơ.
Đặc điểm này của môn học đòi hỏi trong khi giảng dạy người giáo viên cần
phải chỉ rõ cơ sở khoa học của những hiện tượng kĩ thuật, giải pháp kĩ thuật,...
trong bài đồng thời phân tích khả năng áp dụng chúng trong những trường hợp
tương tự. Vì vậy, khi dạy mỗi nội dung khác nhau giáo viên cần tham khảo các
sách có liên quan để nội dung môn học được phong phú, không trùng lặp, khắc sâu
kiến thức cho học sinh.
d. Ngôn ngữ và thuật ngữ kĩ thuật.
Dựa trên việc sử dụng ngôn ngữ chung là: lời nói và chữ viết, ngoài ra môn kĩ
thuật cơ khí còn có nhiều qui ước, tranh vẽ, sơ đồ, . . . Trong quá trình giảng dạy,
giáo viên phải sử dụng chính xác các thuật ngữ kĩ thuật, các khái niệm, . . . của các
chi tiết bộ phận trong động cơ, ôtô, xe máy, . . . đồng thời hướng dẫn học sinh sử
dụng sổ tay kĩ thuật.
2.2 Đề xuất các mức độ và phạm vi, khả năng sử dụng phương tiện trực quan trong dạy học
môn kĩ thuật công nghiệp lớp 11 phổ thông.
2.2.1 Mức độ sử dụng phương tiện trực quan:
Trong quá trình dạy học, giáo viên và học sinh đã thực hiện một phần nhiệm
vụ giáo dục. Giáo viên là người truyền đạt kiến thức khoa học, kinh tế, xã hội đã
tích lũy qua các thế hệ trước. Để lĩnh hội được những kiến thức đó học sinh phải
tái hiện và sáng tạo trong quá trình học tập. Hoạt động sáng tạo và tái hiện trong
thực tế thể hiện ở nhiều mức độ khác nhau và có mối liện hệ chặt chẽ với nhau.
Một quá trình sáng tạo bất kỳ đều bắt đầu từ sự tái hiện những cái đã biết.
Phương tiện trực quan là thiết bị hỗ trợ đắc lực cho giáo viên trong quá trình
dạy học. Bởi vì, phương tiện trực quan được hiểu là những công cụ (phương tiện)
mà giáo viên và học sinh sử dụng trong quá trình dạy học nhằm cung cấp tri thức,
rèn luyện kĩ năng, kĩ xảo cho học sinh thông qua sự tri giác trực tiếp bằng giác
quan.

Trong quá trình dạy học, phương tiện trực quan giúp bài giảng của giáo viên
trở nên sống động, cuốn hút được học sinh bởi các hiện tượng tự nhiên được giáo
viên mô tả như các vật thật, vật tạo hình. Các phương tiện dạy học giúp giáo viên
không trở thành người độc diễn trong suốt bài giảng.
Nhờ có phương tiện trực quan giáo viên kích thích được tính tò mò, sáng tạo,
ham hiểu biết và lòng yêu khoa học của học sinh. Phương tiện trực quan có tầm
quan trọng trong quá trình nhận thức của học sinh. Vì vậy, thông qua sự tương tác
giữa phương pháp dạy học và phương tiện trực quan thường gặp hai mức độ sử
dụng sau:
- Sử dụng phương tiện trực quan để minh họa.
- Sử dụng phương tiện trực quan tìm tòi bộ phận.
2.2.1.1 Mức độ sử dụng phương tiện trực quan để minh họa
a. Mức độ minh họa:
Sử dụng phương tiện trực quan để minh họa tức là: dùng phương tiện trực
quan để diễn tả, thể hiện, khẳng định, chứng minh cho: những sự vật, hiện tượng
mà bằng lời nói không thể mô tả được một cách đầy đủ; các yếu tố nghịch lý, mâu
thuẫn, các sự kiện tương phản, các yếu tố thông tin mới không thể hiểu được nếu
chỉ giải thích bằng lời nói.
b. Các bước thực hiện:
Quá trình dạy học sử dụng phương tiện trực quan để minh họa được thực
hiện theo các bước sau:
Bước 1: Chuẩn bị bài dạy
+ Xác định mục tiêu, nội dung bài học phạm vi kiến thức cần tìm
kiếm, cần làm sáng tỏ.
+ Xây dựng lôgic tiến trình bài dạy và cách thức tiến hành giờ học.
+ Lựa chọn phương tiện trực quan sử dụng trong bài dạy.
+ Chuẩn bị các phương tiện trực quan và các điều kiện vật chất cần
thiết cho giờ học.
+ Soạn giáo án.
Bước 2: Tổ chức dạy học trên lớp

- Giáo viên thông báo nội dung, vấn đề nghiên cứu, xác định phạm vi kiến
thức cần lĩnh hội.
Tuỳ vào nội dung từng bài mà giáo viên có thể sử dụng phương tiện trực
quan để minh họa theo các hướng khác nhau: hình thành khái niệm, giải quyết mâu
thuẫn, . . . để giúp học sinh lĩnh hội kiến thức của bài học.
Bước 3: Học sinh nghe, ghi các nội dung tương ứng.
- Học sinh nghe, ghi theo lời giới thiệu, giải thích của giáo viên và có thể kết
hợp trả lời các câu hỏi ngắn do giáo viên đưa ra.
VD: Trong bài “Đại cương về động cơ đốt trong” ở phần III ( Những thuật
ngữ chính).
Mục đích của phần này là: Giúp học sinh hiểu một cách sâu sắc về các
thuật ngữ thường sử dụng đối với động cơ đốt trong. Khi học về các thuật ngữ này
học sinh thường rất khó hiểu và khó hình dung. Vì vậy, khi sử dụng phương tiện
trực quan để dạy học sinh dễ hiểu bài hơn. Cụ thể khi dạy về hành trình của
pittông, nếu giáo viên chỉ nêu lên khái niệm cho học sinh thôi thì học sinh sẽ không
hiểu. Nhưng nếu sử dụng tranh trực quan hình 1b [9] và mô hình động cơ để minh
họa khi dạy thì học sinh sẽ hiểu hơn.
Trước tiên giáo viên giảng cho học sinh để học sinh nghe và ghi:
GV: - Hành trình của pittông là khoảng cách giữa hai điểm chết.
- Hành trình của pittông được kí hiệu: S
Lúc này học sinh sẽ thắc mắc.
HS: Thưa cô sao lại gọi khoảng cách giữa hai điểm chết là hành trình của
pittông?
Trước sự thắc mắc đó của học sinh giáo viên đưa tranh trực quan cho học
sinh quan sát.
GV: Khoảng cách S được giới hạn bởi những vị trí nào?
HS: Khoảng cách S được giới hạn bởi điểm chết trên và điểm chết dưới.
GV: Đúng! Để hiểu rõ hơn các em hãy quan sát trên mô hình.
Giáo viên quay trục khuỷu cho học sinh quan sát và đưa ra câu hỏi cho học
sinh trả lời.

GV: Khi trục khuỷu quay pittông chuyển động như thế nào?
HS: Pittông đi từ điểm chết trên xuống điểm chết dưới và ngược lại.
GV: Đúng! Khi trục khuỷu quay pittông sẽ từ điểm chết trên đi xuống điểm
chết dưới và ngược lại, khi pittông đi từ điểm chết trên đến điểm chết dưới nó đã
thực hiện được một hành trình (Giáo viên giải thích cho học sinh).
Trong quá trình dạy học có nhiều trường hợp nếu chỉ giải thích bằng lời nói,
học sinh sẽ không hiểu ý đồ giảng dạy của giáo viên. Như vậy trong quá trình dạy
học gặp phải những vấn đề khó hiểu, khó suy luận nếu người giáo viên biết cách sử
dụng phương tiện trực quan minh họa kết hợp với các phương pháp dạy học khác
sẽ mang lại hiệu quả cao hơn cho bài dạy. Học sinh sẽ hứng thú học tập hơn và tiếp
thu bài nhanh hơn.
2.2.1.2 Sử dụng phương tiện trực quan ở mức độ tìm tòi bộ phận.
a. Mức độ tìm tòi bộ phận.
Sử dụng phương tiện trực quan để tìm tòi bộ phận tức là sau khi được giới
thiệu về nội dung bài học, phương tiện trực quan, các yêu cầu cần giải quyết. Trên
cơ sở đó, học sinh phải tìm ra các chi tiết, bộ phận, mối liên hệ giữa chúng, nguyên
lý hoạt động, . . . trên phương tiện trực quan. Học sinh hiểu rõ cấu tạo và mối liên
hệ giữa các chi tiết, bộ phận, . . . trao đổi, rút ra kết luận và tự lĩnh hội tri thức
b. Các bước thực hiện.
Bước 1: Chuẩn bị bài dạy
- Xác định mục đích, nội dung của bài dạy.
- Xây dựng tiến trình bài dạy và cách thức tiến hành giảng dạy.
- Lựa chọn phương tiện trực quan và chuẩn bị phương tiện trực quan cho bài
học.

×