Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

KẾT LUẬN GIẢI PHÁP KHUYẾN NGHỊ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (88.53 KB, 7 trang )

KẾT LUẬN GIẢI PHÁP KHUYẾN NGHỊ
I. KẾT LUẬN:
Cho đến những năm đầu tiên của thế kỷ 21 này, nhân loại trên thế giới đã
chứng kiến rất nhiều bước phát triển nhảy vọt trong nhiều lĩnh vực khác nhau của
đời sống xã hội như KHKT, Kinh tế, Chính trị, Văn hoá, Tư tưởng. Hoà chung với
sự tiến bộ của toàn nhân loại, đất nước ta cũng đang trên đà tiến lên XHCN với
công cuộc xây dựng, đổi mới và phát triển về mọi mặt. Với hệ tư tưởng XHCN
công bằng, dân chủ, xã hội đã thực hiện sự phân phối đồng đều về các cơ hội xã
hội cho nhiều lớp người khác nhau. tuy nhiên sự công bằng bình đẳng ở một số
lĩnh vực vẫn chỉ đạt được ở mức tương đối, trong xã hội vẫn còn tồn tại sự phân
tầng giữa lớp người giàu và lớp người nghèo và đặc biệt là sự bất bình đẳng gíới từ
nhiều thế kỷ nay vẫn chưa hề bị xoá bỏ. Nó thể hiện một cách rõ nét nhất trong các
mối quan hệ giới ở các gia đình hiện nay. Trong khuôn khổ giới hạn của một luận
văn tốt nghiệp, chúng tôi không thể đi hết tất cả các lĩnh vực của đời sống gia đình
mà chỉ hướng đến việc tìm hiểu sự phân công vai trò giới trong việc giáo dục đạo
đức cho con cái ở tuồi vị thành niên giữa người cha và người mẹ, qua đó thấy được
sự bất bình đẳng trong lĩnh vực giáo dục đạo đức trong gia đình. Qua quá trình
điều tra nghiên cứu, trên cơ sở phân tích những số liệu, thông tin đã thu thập được,
chúng ta đã đi đến những nhận xét và kết luận sau đây:
- Các bậc cha mẹ trong các gia đình đô thị đều nhận thức được tầm quan trọng của
việc giáo dục đạo đức cho trẻ vị thành niên và vai trò của cha mẹ đối với sự hình
thành nhân cách của trẻ vị thành niên. Truyền thống giáo dục đạo đức và sự coi
trọng đạo đức của người ViệtNam đã tác động đến nhận thức của các bậc cha mẹ.
Bên cạnh đó, những yếu tố mới như những chủ trương, chính sách của Đảng và
Nhà nước đối với gia đình và trẻ em cũng đã góp phần nâng cao nhận thức của cha
mẹ về vai trò và trách nhiệm của gia đình trong việc chăm sóc, bảo vệ và giáo dục
trẻ em. Những hiểu biết của cha mẹ về những đặc điểm tâm sinh lý của lứa tuổi vị
thành niên cũng là nguyên nhân dẫn đến nhận thức đúng đắn của cha mẹ về việc
giáo dục đạo đức cho trẻ vị thành niên. Do đặc điểm nơi cư trú là một đô thị lớn,
cùng với sự phát triển nhanh chóng của đô thị, dưới tác động của nền kinh tế thị
trường, sự du nhập một cách lan tràn những yếu tố văn hoá nước ngoài đã làm cho


môi trường xã hội đô thị trở nên phức tạp. Các bậc cha mẹ cho rằng lứa tuổi vị
thành niên chịu nhiều ảnh hưởng lớn nhất trong các lứa tuổi khác nhau của một
đứa trẻ từ môi trường xã hội xung quanh. Vì vậy mà trong một môi trường xã hội
phức tạp như vậy, việc giáo dục đạo đức cho trẻ vị thành niên càng trở nên quan
trọng hơn.
- Các nội dung giáo dục đạo đức mà cha mẹ quan tâm giáo dục cho trẻ vị
thành niên ở các gia đình đô thị hiện nay vẫn dựa trên cơ sở những giá trị đạo đức
truyền thống cơ bản, bên cạnh đó có sự phất triển thêm một số nội dung giáo dục
đạo đức mới được coi là cần thiết đối với một con người trong xã hội hiện đại ngày
nay.
- Trong việc giáo dục đạo đức cho trẻ vị thành niên có sự phân công vai trò
giữa người cha và người mẹ biểu hiện ở tất cả các khía cạnh của nó.
+ Trách nhiệm giáo dục đạo đức cho con cái ở tuổi vị thành niên: trách
nhiệm chính vẫn thuộc về ngừời mẹ còn người cha chỉ đóng vai phụ và sự chia sẻ
trách nhiệm giáo dục của người cha gần như là rất ít ỏi.
+ Nội dung giáo dục đạo đức cho trẻ vị thành niên: sự phân công vai trò
cũng thể hiện rất rõ ở khía cạnh này. Người cha và người mẹ thường đảm nhận vai
trò giáo dục chính trong những nội dung phù hợp với giới tính của mình. Người
cha thường giáo dục những đức tính thuộc về nam giới còn người mẹ thường giáo
dục cho con những đức tính thuộc về nữ giới. Do quan niệm về sự vượt trội trong
năng lực phẩm chất và trình độ của mình so với người phụ nữ nên người đàn ông
thường đảm nhận giáo dục những nội dung mà đòi hỏi phải có trình độ cao như
“năng động, sáng tạo”. Những qui tắc, chuẩn mực của mô hình các quan hệ xã hội
trong xã hội truyền thống quy định cho nam giới cũng ảnh hưởng đến những nội
dung mà người cha nhận trách nhiệm giáo dục là chính như nội dung tôn trọng luật
pháp . . .
+ Phương pháp giáo dục: ở hầu hết tất cả các phương pháp được chọn để
giáo dục cho con cái, người mẹ thường có xu hướng lựa chọn cao hơn người cha,
đặc biệt là các phương pháp đó đều đòi hỏi một khối lượng thời gian và công sức
rất lớn. Trong khi đó, ở những phương pháp giáo dục có tính gián tiếp, tiết kiệm

thời gian và công sức thì người cha lại có xu hướng lựa chọn nhiều hơn. Quan
niệm về sự phân công lao động giữa người phụ nữ và nam giới có ảnh hưởng tới
việc lựa chọn các phương pháp giáo dục đạo đức cho con cái. Bên cạnh đó, những
quan niệm về sự vượt trội trong năng lực, phẩm chất và trình độ của người nam
giới cũng có ảnh hưởng nhất định trong sự lựa chọn các phương pháp giáo dục của
người cha.
+ Thời gian giáo dục: Việc dành một khoảng thời gian trong ngày để
giáo dục đạo đức cho con cái ở tuổi vị thành niên giữa người cha và người mẹ cũng
biểu hiện sự phân công vai trò rất rõ rệt. Mặc dù người đàn ông quan niệm rằng họ
có trách nhiệm giáo dục đạo đức cho trẻ vị thành niên cao hơn người mẹ nhưng họ
lại dành rất ít thời gian cho việc giáo dục con cái. Trong khi đó đúng với những gì
mà người mẹ đã ý thức về vai trò chính của mình, họ là người dành nhiều thời gian
để giáo dục con cái. Với sự chênh lệch về khoảng thời gian dành cho việc giáo dục
con cái thì vai trò giáo dục đạo đức cho trẻ vị thành niên của mẹ một lần nữa lại
được khẳng định là cao hơn so với người cha.
Trong tất cả các khía cạnh của quá trình giáo dục đạo đức cho trẻ vị thành
niên, ta luôn thấy tần suất sự có mặt của người mẹ trong những tình huống đòi hỏi
rất nhiều thời gian và công sức là rất cao. Trong sự phân công vai trò giới giữa
người cha và người mẹ trong việc giáo dục cho con cái ở tuôỉ vị thành niên, người
nam giới - người cha luôn luôn ở một vị trí hết sức thuận lợi so với nữ giới. Sự bất
bình đẳng vẫn tiếp tục diễn ra trên những lĩnh vực giáo dục đạo đức trong gia đình
nói riêng và ở tất cả mọi lĩnh vực của đời sống gia đình nói chung.
Trong lĩnh vực giáo dục đạo đức cho trẻ vị thành niên, yếu tố bản sắc giới
giữ một vai trò rất quan trọng, nó chi phối, ảnh hưỏng và tác động rất lớn đến sự
hình thành và phát triển nhân cách đạo đức của trẻ vị thành niên, sự định hình bản
sắc giới của trẻ vị thành niên và quy định cả sự phân công vai trò giáo dục giữa
người cha và người mẹ.
+ Yếu tố bản sắc giới đã quy định những nội dung giáo dục đạo đức riêng
cho đứa con trai và đứa con trai sao cho phù hợp với giới tính của mình. Đứa con
trai sẽ nhận được sự giáo dục của cha trong những nội dung giáo dục mang đậm

bản sắc cuả người nam giới còn đứa con gái sẽ nhận được sự giáo dục của người
mẹ trong những nội dung giáo dục mang đậm bản sắc của người nữ giới. Yếu tố
bản sắc giới không những đã có ảnh hưởng đến những nội dung giáo dục đạo đức
cho đứa con trai và đứa con gái mà còn quy định cả vai trò giáo dục riêng biệt giữa
người cha và người mẹ trong những nôi dung giáo dục và đối với những đứa con.
+ Yếu tố bản sắc giới cũng thể hiện rất rõ trong việc phân biệt phương
pháp giáo dục mà người cha và người mẹ sử dụng để giáo dục đạo đức cho con trai
và con gái. Người cha và người mẹ có sự phân biệt rất rõ trong các phương pháp
giáo dục cho các con. Những đữa con trai thường được giáo dục bằng những
phương pháp mạnh, cứng rắn, nghiêm khắc và đứa con gái lại được giáo dục bằng
những phương pháp nhẹ nhàng mềm mỏng phù hợp với bản sắc giới mà xã hội đã
qui định cho chúng. Bên cạnh đó bản sắc giới còn ảnh hưởng mạnh đến quá trình
xã hội hoá vai trò giới của một đứa trẻ trong đó bản sắc giới của nam giới đã được
chứng minh là có ý nghĩa hơn so với bản sắc giới của nữ giới. Những đặc điểm
giới tính của người cha có thể phát huy được sự nam tính ở đứa con trai và nữ tính
ở đứa con gái trong khi đó những đặc điểm giới tính của mẹ có thể sẽ làm lu mờ cả
sự nam tính và nữ tính của đứa con trai và con gái. Do vậy mà người cha thường có
xu hướng phân biệt con trai và con gái trong việc giáo dục đạo đức cho trẻ vị thành
niên hơn là nữ giới.
II. Giải pháp - Khuyến nghị :
Có thể nói trong tất cả các dạng bất bình đẳng xã hội thì bất bình đẳng giới
tồn tại lâu nhất trong lịch sử loài người. Bởi thế mà các cuộc đấu tranh đòi quyền
bình đẳng cho nữ giới cũng tuy đã bắt đầu từ hơn một thế kỷ nhưng đến nay vẫn
chưa kết thúc. Bình đẳng giới cho đến nay vẫn là mục tiêu của nhiều quốc gia
trong quá trình phát triển của mình. Để xoá bỏ được bất bình đẳng giới thì cần phải
có sự nỗ lực chung của toàn xã hội. Bắt đầu từ những chủ trương, chính sách của
Nhà Nước, đến những biến đổi trong cơ cấu gia đình và cuối cùng là sự giác ngộ
trong tư tưởng của mỗi cá nhân. Với hy vọng sẽ rút ngắn được khoảng cách giới
trong gia đình và ngoài xã hội, chúng tôi xin được đưa ra một số giải pháp cụ thể
sau:

- Tuy Luật pháp của nước ta đã công nhận quyền bình đẳng của người phụ
nữ nhưng trong thực tế một số điều khoản còn chưa được áp dụng. Vì vậy việc
tuyên truyền, phổ biến một cách rộng rãi và thường xuyên những điều luật trong đó
khẳng định rõ quyền bình đẳng của người phụ nữ là rất cần thiết đặc biệt là ở
những vùng nông thôn, vùng sâu vùng xa - những nơi xa trung tâm, trình độ dân trí
không cao, người dân không có điều kiện tiếp xúc kịp thời hoặc chưa hiểu biết rõ
về những chủ trương chính sách của Đảng và Nhà Nước.
- Nâng cao vai trò của các đoàn thể đặc biệt là vai trò của hội phụ nữ ở các
cấp cơ sở như phường, xã trong việc phát hiện và ngăn chặn kịp thời những biểu
hiện tiêu cực vi phạm đến quyền lợi của người phụ nữ.
- Nâng cao nhận thức của người dân về vấn đề bình đẳng giới bằng cách xây
dựng nhiều hơn nữa những chương trình hành động có liên quan và thực hiện trên
một phạm vi rộng lớn bằng hình thức tuyên truyền, cổ động nhằm mục đích tác

×