Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

MỘT SỐ GIẢI PHÁP KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN QUÁ TRÌNH ĐÀM PHÁN, KÝ KẾT VÀ THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG GIA CÔNG XUẤT NHẬP KHẨU CỦA CÔNG TY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (75.7 KB, 10 trang )

MỘT SỐ GIẢI PHÁP KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN QUÁ TRÌNH
ĐÀM PHÁN, KÝ KẾT VÀ THỰC HIỆN HP ĐỒNG GIA CÔNG
XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY
Để giúp Công ty có thể phát huy hơn tiềm năng của mình, xin được có một
số ý kiến như sau:
4.1. Giải pháp đối với công ty
4.1.1. Về công tác đàm phán, ký kết hợp đồng:
Hiện nay công ty có môt số thò trường cũng như khách hàng khá tin cậy và
lớn như: Mỹ, EU, Nhật, ASEAN… Tuy nhiên số thò trường này chưa nhiều và số
lượng khách hàng ở mỗi thò trường còn rất khiêm tốn.
Để vấn đề trên được giải quyết, trước hết công ty phải chủ động trong việc
tìm kiếm thò trường cũng như khách hàng để tiến hành đàm phán và ký kết hợp
đồng. Trong thời gian qua, công ty thường có số lượng hợp đồng chủ yếu nhờ
vào khách hàng quen tự tìm đến và chỉ có môt ít thò trường là công ty tìm đến
được để đàm phán, ký kết hợp đồng.
* Tăng cường công tác thu thập thông tin và quảng cáo
Trong điều kiện kinh doanh hiện nay, thông tin đóng vai trò vô cùng quan
trọng trong việc ra các quyết đònh đúng đắn và nắm bắt được các cơ hội kinh
doanh. Phát huy lợi thế là thành viên của Tổng công ty Dệt May Việt Nam, Việt
Tiến có thể yêu cầu các văn phòng đại diện của Tổng công ty Dệt May Việt
Nam ở nước ngoài cung cấp các thông tin cơ bản về thò trường xuất khẩu.
Hiện nay, mặc dù công ty đã có website riêng, nhưng các thông tin trên đó
còn rất nghèo nàn. Công ty cần đưa lên website thật nhiều những thông tin liên
quan đến tình hình sản xuất, kinh doanh của công ty, các mặt hàng mới, các tin
-1-
tức về tình hình xuất nhập khẩu… để các khách hàng nước ngoài dễ dàng tra cứu,
tìm hiểu về công ty hơn.
Tăng chi tiêu thăm dò và nghiên cứu thò trường, xác đònh các thò trường mục
tiêu trong nước và xuất khẩu và thuê các dòch vụ nghiên cứu thò trường chuyên
nghiệp nhằm có được các thông tin cần thiết cho việc mở rộng thò trường.
* Nâng cao năng lực quản lý của các cán bộ


Nguồn nhân lực luôn là yếu tố quan trọng nhất trong việc quyết đònh sự thành
công của bất cứ tập thể nào. Kinh doanh trong môi trường cạnh tranh ngày càng
cao đòi hỏi phải nâng cao nguồn nhân lực của Công ty. Kỹ năng cần thiết đối
với các cán bộ kinh doanh là kiến thức pháp luật trong nước và quốc tế, kiến
thức về thương mại quốc tế, kiến thức về tiếp thò và nghiên cứu thò trường, khả
năng sử dụng ngoại ngữ trong đàm phán.
Thực tế của Việt Tiến cho thấy, lao động có trình độ đại học chỉ chiếm
khoảng 3% lực lượng lao động.Đề xuất đối với công ty là tăng việc tuyển dụng
lao động có trình độ cao theo yêu cầu của công việc. Tăng chi tiêu cho việc đào
tạo và đào tạo lại cán bộ, khuyến khích tinh thần học tập và thanh toán chi phí
cho việc học nghiệp vụ và những kỹ năng cần thiết cho hoạt động kinh doanh
của công ty cho các cán bộ như ngoại ngữ và tin học. Phát huy sự cạnh tranh
lành mạnh trong công tác và tạo cơ hội cho toàn thể nhân viên tự khẳng đònh
mình.
-2-
4.1.2. Hoàn thiện quá trình thực hiện hợp đồng gia công:
* Nâng cao tay nghề và trách nhiệm của công nhân
Nâng cao tay nghề của công nhân nhằm bảo đảm sự ổn đònh về chất lượng,
là cơ sở để nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty và duy trì lợi thế này một
cách bền vững. Từ khó khăn của công ty về tỷ lệ lỗi khá cao (7%), đònh hướng
đối với Công ty là giảm tỷ lệ này nhằm giảm chi phí sản xuất.
Đề xuất đối với Công ty là nên tổ chức kiểm tra tay nghề công nhân thường
xuyên, qua đó có kế hoạch huấn luyện tay nghề đònh kỳ, tổ chức nhiều hơn nữa
những cuộc thi thợ giỏi, nên có các quy đònh rõ ràng và cụ thể đối với việc
thưởng, phạt về sự hoàn thành tốt cũng như các lỗi trong quá trình gia công và
sản xuất nhằm nâng cao tinh thần trách nhiệm đối với chất lượng sản phẩm.
* Tổ chức chuyền may hợp lý
Việc tổ chức dây chuyền may hợp lý nhằm hạn chế các lỗi gây ra trong dây
chuyền, tránh lãng phí về vật liệu và thời gian, do đó nâng cao hiệu quả kinh
doanh.

Đề xuất với công ty là nâng cao tầm quan trọng của việc thiết kế dây chuyền
may đối với việc gia công từng loại sản phẩm cụ thể. Tính chất và yêu cầu của
sản phẩm gia công khác nhau đòi hỏi các bước thực hiện khác nhau. Để làm tốt
việc này, Phòng Kỹ thuật Công nghệ cần phối hợp với các phân xưởng và các
bộ phận khác trong việc thiết kế dây chuyền cho từng đơn đặt hàng.
* Xây dựng chiến lược nguyên vật liệu lâu dài
Nguyên vật liệu đóng vai trò rất quan trọng vì là đầu vào của quá trình sản
xuất. Chiến lược nguyên vật liệu lâu dài giúp doanh nghiệp chủ động hơn trong
việc ổn đònh sản xuất và nâng cao hiệu quả.
Yêu cầu cơ bản đối với chiến lược này là chi phí sản xuất nguyên vật liệu
luôn phải thấp hơn giá thò trường của vật liệu có thể so sánh (chất lượng, quy
-3-
cách), ngoài ra nguyên vật liệu phải đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao về
chất lượng.
Đề xuất đối với Công ty là xem xét khả năng đầu tư vào việc sản xuất
nguyên vật liệu phụ. Đề xuất này xuất phát từ thế mạnh của Công ty là một đơn
vò may lớn, số lượng tài sản nhiều. Do đó, Công ty có thể vay vốn với lãi suất
thấp và thời hạn dài.
4.1.3. Phát triển thương hiệu và chuyển dòch cơ cấu sản phẩm
Giải pháp đề xuất này xuất phát từ thực tế là lợi nhuận từ kinh doanh sản
phẩm hoàn chỉnh của Việt Tiến cao hơn hẳn từ gia công hàng xuất khẩu. Một
thực tế nữa là chi phí lao động ngày càng cao, theo thời gian, lợi thế về nhân
công đối với các doanh nghiệp may Việt Nam có thể không còn nữa. Nhằm có
được vò trí ổn đònh ở thò trường trong nước và xuất khẩu, Công ty nên xem xét
vấn đề phát triển thương hiệu là một trong những ưu tiên hàng đầu. Trong quá
trình này, việc chuyển dòch dần từng bước từ may gia công sang sản xuất sản
phẩm của chính Công ty là cần thiết.
Đề xuất đối với Công ty là tăng đầu tư cho việc phát triển sản phẩm mới, bao
gồm:
- Tuyển dụng thêm nhân viên thiết kế thời trang trên phạm vi toàn quốc

- Tham gia các cuộc thi thiết kế thời trang trong nước
- Tăng chi phí thăm dò thò trường nước ngoài và giới thiệu sản phẩm đối với
một số sản phẩm mà Công ty có lợi thế như: áo sơ-mi, quần, áo jacket,…
nhằm tạo điều kiện cho việc thâm nhập thò trường xuất khẩu sản phẩm.
4.2. Kiến nghò đối với nhà nước:
Việc nâng cao hiệu quả xuất nhập khẩu của công ty có thuận lợi hay gặp khó
khăn còn phụ thuộc rất nhiều vào chính sách của nhà nước trong việc điều tiết
-4-
cán cân ngoại thương thông qua chính sách xuất nhập khẩu. Do đó, để thuận lợi
hơn trong hoạt động gia công xuất khẩu của mình, công ty cần kiến nghò với nhà
nước thông qua Bộ Thương Mại những vấn đề sau:
- Biện pháp hỗ trợ xuất khẩu:
• Chính sách tín dụng: nhà nước cần phải cải tổ lại chính sách tài trợ xuất
khẩu, hoặc có ngân hàng hỗ trợ xuất khẩu riêng.
• Chính sách thuế: nhà nước cần phải hoàn thiện hơn với cơ chế, chính sách
thuế, tránh tình trạng thuế chồng chất. Thuế VAT còn nhiều bất hợp lý.
Trong hoạt động xuất nhập khẩu, việc thuế chồng thuế được thực hiện
thông qua việc đánh thuế vào giá CIF, đánh thuế phụ thu, cho nên hầu hết
các công ty vẫn xuất khẩu theo giá FOB để hạn chế thuế, và bản thân
công ty không chủ động được trong việc xuất nhập khẩu. Kéo theo đó là
các đơn vò vận tải và bảo hiểm trong nước không phát triển được.
• Pháp lý: Cần phải hoàn thiện hơn các chính sách để tạo hành lang pháp lý
theo xu hướng sau:
Làm rõ chính sách khuyến khích xuất khẩu, tạo thêm cơ chế ngày càng
phù hợp với tập quán thương mại thay cho những quyết đònh còn gây
nhiều phiền hà, cản trở cho việc xuất nhập khẩu.
Tiếp tục miễn giảm thuế xuất nhập khẩu, mở rộng việc trợ cấp xuất khẩu.
Đối với hoạt động sản xuất may mặc hiện nay, nhà nùc cần phải giảm
thuế để cho công ty tiếp tục mở rộng sản xuất và tạo thêm nhiều công ăn
viêc làm trong nước, nhằm góp phần đưa nền kinh tế trong nước ngày

càng gần hơn với các nước trong khu vực và thế giới.
Ngoài ra còn có một số yếu tố quan trọng nữa mà hiện nay các doanh
nghiệp Việt Nam nói chung và công ty Việt Tiến nói riêng còn vướng
mắc là việc xuất khẩu tại chỗ. Nhà nước nên tạo điều kiện hay mở rộng
-5-

×