Tải bản đầy đủ (.docx) (21 trang)

Thời gian giáo dục đạo đức của cha và mẹ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (123.47 KB, 21 trang )

Thời gian giáo dục đạo đức của cha và mẹ:
Nền kinh tế thị trường hiện nay không những không đem lại sự nhàn hạ cho
người lao động như trong thời kì bao cấp trước đây mà còn khiến họ trở nên rất
bận rộn với việc kiếm tiền nuôi sống gia đình. Do vậy mà thời gian dành cho con
cái cũng ít hơn trước. Tuy vậy, đặc điểm nghề nghiệp và việc làm cũng là yếu tố
quyết định đến thời gian làm việc ngoài xã hội và thời gian dành cho con cái. Với
cơ cấu nghề nghiệp của mẫu nghiên cứu chiếm đa phần là cán bộ công nhân viên
chức 68.9% nên thời gian dành cho việc giáo dục đạo đức cho con cái ở tuổi vị
thành niên vẫn khá nhiều. Có 85.5% người trong số 180 người được hỏi trả lời là
thường xuyên giáo dục đạo đức cho con cái, còn tỷ lệ % người trả lời thỉnh thoảng
mới giáo dục con cái hay chỉ khi trẻ có vấn đề mới giáo dục thì rất ít chỉ có 5.6%
và 8.9%.
* Biểu đồ 6: tần suất - thời gian giáo dục trong ngày (%)

Nếu so sánh tương quan nghề nghiệp và thời gian dành cho việc giáo dục
con cái thì ta thấy những gia đình cán bộ công nhân viên chức dành nhiều thời gian
giáo dục cho con hơn là những gia đình làm nghề buôn bán, dịch vụ và những nghề
khác. Sở dĩ những gia đình CBCNVC thường xuyên giáo dục con cái ở tuổi vị
thành niên hơn do đặc trưng của nghề nghiệp là khoảng thời gian làm việc cố định
trong một ngày và chỉ có 8h/ngày. Còn các gia đình khác thì khoảng thời gian này
thường không cố
định, lại kéo dài, có khi diễn ra cả ngày nên họ không có nhiều thời gian để giáo
dục cho con cái. Vì vậy mà tỷ lệ % cha mẹ ở các gia đình này lựa chọn phương án
thường xuyên giáo dục con cái không cao như của các gia đình viên chức nhà
nước.
Trong cơ cấu mẫu thu được sau khi xử lý thông tin thì gia đình CBCNVC
chiếm tỷ lệ lớn nhất. Có thể điều này cũng là một nguyên nhân dẫn tới xu hướng
cha mẹ thường xuyên giáo dục đạo đức cho con cái trong độ tuổi vị thành niên.
Tuy nhiên điều này lại đem lại một thực tế đáng buồn cho mối quan hệ giới trong
gia đình và sự bình đẳng giới nói chung.
Nếu chỉ dựa vào những số liệu cho thấy ai là người có trách nhiệm giáo dục


đạo đức cao hơn thì chưa đủ cơ sở để đi đến một kết luận về người đảm nhiệm vai
trò chính trong việc giáo dục đạo đức cho con. Bởi vì nó chỉ thể hiện quan niệm
của người cha và người mẹ về trách nhiệm giáo dục con cái. Muốn đánh giá chính
xác sự phân công vai trò giới trong việc giáo dục đạo đức cho con cái ở tuổi vị
thành niên ta cần phải dựa vào yếu tố thời gian dành cho việc giáo dục đạo đức của
cha và mẹ. Người đàn ông quan niệm rằng họ có trách nhiệm giáo dục cao hơn
người phụ nữ vì những đặc điểm năng lực, phẩm chất cá nhân của họ vượt trội hơn
so với người phụ nữ nhưng trong thực tế, những số liệu thu được về thời gian dành
cho việc giáo dục đạo đức cho con cái của cả hai giới lại phản ánh ngược lại.

*Biểu đồ 8: tương quan - thời gian giáo dục đạo đức trong ngày (%)
Có sự chênh lệch lớn trong thời gian dành cho việc giáo dục đạo đức cho
trẻ vị thành niên giữa người cha và người mẹ. Tỉ lệ % nữ giới trả lời là thường
xuyên giáo dục đạo đức cho trẻ vị thành niên cao gấp đôi so với nam giới. Có
67.5% nữ giới thường xuyên giáo dục đạo đức cho con cái trong khi chỉ có 32.5%
là nam giới. Nhìn vào cơ cấu nghề nghiệp của 180 mẫu nghiên cứu ta thấy nghề
nghiệp cán bộ công nhân viên chức là tập trung nhất và có tỉ lệ cao nhất trong số 3
loại nghề nghiệp: Cán bộ công nhân viên chức, Buôn bán - dịch vụ, nghề khác. Với
số giờ lao động 8 tiếng trong cơ quan Nhà nước như nhau nhưng tỉ lệ nam giới
thường xuyên giáo dục đạo đức cho con cái lại chỉ bằng 1/2 so với nữ giới. Điều đó
có nghĩa là người mẹ là người thường xuyên giáo dục con cái ở tuổi vị thành niên
hơn là người cha. Như vậy cũng có nghĩa là trong việc giáo dục đạo đức cho con
cái ở tuổi vị thành niên giữa người cha và người mẹ có sự phân công vai trò. Mối
quan hệ giới trong giáo dục xét trong lĩnh vực giáo dục đạo đức cho con cái lại có
sự bất bình đẳng và phần thiệt thòi này lại thuộc về người phụ nữ. Những người
đàn ông cho rằng mình có trách nhiệm cao hơn trong việc giáo dục đạo đức cho
con cái nhưng trên thực tế người phụ nữ mới là người lãnh trách nhiệm cao hơn
đúng như họ quan niệm, căn cứ vào thời gian mà họ dành cho việc giáo dục con cái
là thường xuyên. Nhiều cuộc điều tra xã hội học của Trung tâm nghiên cứu gia
đình và phụ nữ, Viện Xã Hội Học, Viện nghiên cứu thanh niên và nhiều trung tâm

nghiên cứu khác đã đưa ra những chỉ báo đáng lo ngại về tình trạng lao động của
phụ nữ hiện nay. Người phụ nữ phải lao động vất vả trên cả hai phương diện gia
đình và xã hội. Những chính sách tiến bộ về giới được đề cập trong các bộ luật và
hiến pháp của nhà nước tuy đã tạo điều kiện và mở ra rất nhiều cơ hội cho người
phụ nữ tham gia vào các quá trình xã hội nhưng vẫn không xoá bỏ được những tư
tưởng Nho giáo phong kiến, những giá trị chuẩn mực cũ kìm hãm người phụ nữ đã
ăn sâu vào tận gốc rễ của đời sống con người. Người phụ nữ vừa phải lao động như
những người đàn ông ngoài xã hội nhưng khi về nhà họ lại phải đảm đương tất cả
những công việc gia đình, gánh lấy phần trách nhiệm chính và gần như không có
thời gian để nghỉ ngơi trong khi đó sự chia sẻ của nam giới gần như là không có.
Theo số liệu thống kê toàn cầu về “Giới” thì phụ nữ làm 70% khối lượng công việc
của thế giới, hưởng 30% thu nhập của toàn thế giới và chỉ được hưởng 1% tài sản
của thế giới. . .Trong một nghiên cứu về phụ nữ nông thôn người ta đã thống kê
được: có xấp xỉ 80% phụ nữ sống ở nông thôn, đại diện cho 70% lực lượng lao
động Nông Nghiệp, làm việc 14 tiếng trong một ngày, hưởng ít hơn từ 20 đến 40%
thu nhập của nam giới. Trong khuôn khổ giới hạn của đề tài, chúng tôi không thể
đo được mức độ lao động của người phụ nữ trong gia đình đô thị với những công
việc như nội trợ, dọn dẹp nhà cửa, giặt giũ, chăm sóc chồng con . . . mà chỉ có thể
dừng lại ở một trong nhiều lĩnh vực hoạt động của đời sống gia đình đó là giáo dục
đạo đức cho con cái ở tuổi vị thành niên. Tuy vậy, những số liệu đã thu thập được
trong quá trình nghiên cứu cũng đã phần nào phản ánh được thực trạng lao động
đáng lo ngại của người phụ nữ và sự phân công vai trò trong việc giáo dục đạo đức
cho trẻ vị thành niên giữa người cha và người mẹ. Đây mới chính là phần chìm của
“tảng băng” quan hệ giới trong gia đình.
Trong tình hình đổi mới của đất nước, chức năng của gia đình cũng đã ít
nhiều có sự thay đổi để phù hợp với chức năng chung của xã hội. Tuy nhiên, cơ
cấu gia đình gia trưởng cho đến nay vẫn còn tồn tại. Tư tưởng
“ Trọng nam khinh nữ” vẫn còn ảnh hưởng mạnh mẽ đến nhiều mặt của đời sống
gia đình. Sở dĩ cơ cấu gia đình gia trưởng vẫn chưa bị xoá bỏ hoàn toàn là do
những giá trị chuẩn mực trong gia đình truyền thống là yếu tố làm cho nó tồn tại

một cách bền vững. Trong suốt hơn một thế kỷ đấu tranh đòi bình đẳng giải phóng
phụ nữ, địa vị của người phụ nữ trong xã hội đã được cải thiện. Họ dần dần chiếm
được vị thế cao trong xã hội bằng chính năng lực, phẩm chất cá nhân, bằng những
nỗ lực cố gắng của họ. Nhưng họ vẫn không thể thoát khỏi những địa vị mà xã hội
đã gán cho họ ngay từ lúc sinh ra cho đến lúc trưởng thành và hoà nhập vào xã hội.
Khi đã nhận những địa vị gán cho cũng đồng nghĩa với việc họ phải thực hiện
những mô hình hành vi mà xã hội mong đợi sao cho phù hợp với quyền và trách
nhiệm tương ứng. Những mô hình hành vi được quy gán và mong đợi ấy là sự
phục tùng chồng; chăm sóc, nuôi dậy con cái; chăm lo nhà cửa . . . Cùng một lúc
họ phải thực hiện rất nhiều chức năng bởi vì gắn liền với những địa vị gán cho và
đạt đưọc ấy là việc phải đảm nhận vai trò kép : vai trò của người phụ nữ trong gia
đình và vai trò của người phụ nữ ngoài xã hội. Điều này làm sự cách biệt giữa nam
và nữ ngày càng tăng lên.

3.3.Nội dung giáo dục Đạo Đức cho con cái trong độ tuổi vị thành niên
Trong bất kỳ xã hội nào cũng có mối quan hệ giữa cá nhân và xã hội. Tuỳ
theo trình độ phát triển của xã hội đó mà mức độ dung hoà giữa lợi ích cá nhân và
lợi ích xã hội ít hay nhiều. Để điều hoà mối quan hệ về lợi ích này, giai cấp nắm
quyền lực trong xã hội thường đặt ra những quy tắc, chuẩn mực làm tiêu chuẩn cho
hành động của các cá nhân, các nhóm xã hội sao cho đạt đến mức độ phù hợp nhất
giữa hai lợi ích. Những quy tắc chuẩn mực ấy được coi là những chuẩn mực đạo
đức của xã hội đó. Ở mỗi một hình thái xã hội, mối quan hệ giữa cá nhân và xã hội
có sự biến đổi ít nhiều chính vì vậy mà những chuẩn mực đạo đức cũng có sự biến
đổi ít nhiều để thực hiện chức năng của nó một cách phù hợp với những quan hệ xã
hội đó. Tuy “Đạo Đức” xã hội không phải là một phạm trù bất biến nhưng giữa các
xã hội khác nhau, trong sự biến đổi ấy nó lại có sự lưu giữ nhất định. Trong xã hội
XHCN, “Đạo Đức truyền thống” được biến thái thành “Đạo Đức mới”. Quan niệm
Mác xít cho rằng “Đạo Đức mới” là mức độ cao của quá trình phát triển đạo đức.
Quan niệm về “Đạo Đức mới” trong xã hội truyền thống là sự kế thừa những giá trị
đạo đức cơ bản của con người trong đạo đức truyền thống - đạo đức học Nho giáo

của Khổng Tử và phát triển lên một bậc cao hơn nữa. Những giá trị đạo đức mới
dựa trên nguyên tắc vì tập thể, trung thành với CNXH, yêu nước, phát huy năng
lực tiềm tàng và tạo điều kiện cho con người cống hiến hết tài năng và sức lực của
mình cho xã hội. Những giá trị đạo đức mà cha mẹ hiên nay thường giáo dục cho
con cái cũng rất phù hợp với quy luật kế thừa và phát triển của quá trình phát triển
đạo đức. Trong nội dung giáo dục đạo đức cho trẻ vị thành niên, ta thấy các bậc
cha mẹ vẫn dựa trên nền tảng của những chuẩn mực đạo đức truyền thống để giáo
dục cho con cái. Đó là những phẩm chất đạo đức cơ bản của một con người như :
Hiếu thảo với cha mẹ - 100% cha mẹ giáo dục cho con cái; Nội dung kính trên
nhường dưới có 97.8% người trả lời là có giáo dục trong tổng số những người
được hỏi; Đức tính trung thực thật thà có 98.3% cha mẹ trả lời là có giáo dục cho
con cái; Đức tính cần cù chịu khó 93.3 người có giáo dục cho con cái trong độ
tuổi vị thành niên trong tổng số 180 người được hỏi.
a. Hiếu thảo với cha mẹ g. Chăm chỉ học tập
b. Kính trên nhường dưới h. Giúp đỡ mọi người xung quanh
c. Trung thực thật thà i. Năng động sáng tạo
d. Bình tĩnh kiên nhẫn k. Tôn trọng luật pháp
e. Dịu dàng ý tứ
f. Cần cù chịu khó
Bên cạnh đó những phẩm chất được coi là của một con người mới trong xã
hội XHCN cũng được các bậc cha mẹ quan tâm giáo dục cho con cái trong tuổi vị
thành niên như : ở nội dung tôn trọng luật pháp có 94.4 % người trong số người
được hỏi trả lời là có giáo dục cho con cái; Nội dung bình tĩnh kiên nhẫn có tỷ lệ là
93.9%; Nội dung giúp đỡ mọi người xung quanh có tỷ lệ là 92.8 % và nội dung
năng động sáng tạo có tỷ lệ là 92.2%. Ở tất cả các phẩm chất đạo đức trong nội
dung giáo dục đạo đức cho trẻ vị thành niên đều có tỷ lệ phần trăm rất cao, gần như
chiếm tỷ lệ tuyệt đối.
Như vậy, các bậc cha mẹ vẫn giáo dục cho trẻ vị thành niên những giá trị
đạo đức cơ bản dưạ trên nền tảng đạo đức truyền thống để giáo dục cho các con
mình. Bên cạnh đó những phẩm chất đạo đức được coi là cần thiết đối với mỗi một

con người trong xã hội ngày nay cũng được các bậc cha mẹ rất coi trọng trong nội
dung giáo dục đạo đức cho con cái. Tuy nhiên những số liệu đã thu thập được lại
biểu hiện một khía cạnh của sự phân công vai trò giáo dục giữa cha và mẹ trong
từng nội dung giáo dục. Cụ thể là những nội dung giáo dục có liên quan đến những
phẩm chất được coi là đặc trưng của mỗi giới. Trong những phẩm chất đạo đức cơ
bản mà một con người không phân biệt nam giới hay nữ giới cần có thì tỉ lệ % cả
cha và mẹ cùng giáo dục cho con cái cao, hoặc tỉ lệ % cha hay mẹ là người giáo
dục nội dung đó cho con xấp xỉ nhau hay bằng nhau. Ví dụ như trong nội dung
“Hiếu thảo với cha mẹ” tỉ lệ % cha mẹ cùng giáo dục cho con cái là 47.2%, tỉ lệ %
cha là người giáo dục cho con cái nội dung này là 48.4% và tỉ lệ % mẹ là người
giáo dục nội dung này là 51.6% xấp xỉ bằng nhau, ở nội dung “giúp đỡ mọi người
xung quanh” số liệu thu được cũng tương tự như vậy. Trong nội dung “Kính trên
nhường dưới”, tỉ lệ % cha là người giáo dục cho con cái là 26.7% bằng tỉ lệ % mẹ
là người giáo dục nội dung này và tỉ lệ % cả cha và mẹ cùng giáo dục là 44.4%.
Các tỉ lệ % thu được này đều không có biểu hiện của sự phân công vai trò giáo dục
giữa người cha và người mẹ. Trong khi đó ở những nội dung được coi là đặc trưng
hơn ỏ mỗi giới thì tỉ lệ % cả cha lẫn mẹ cùng giáo dục rất thấp trong khi đó tỉ lệ %
cha hoặc mẹ là người giáo dục lại có sự chênh lệch lớn. Điều này cho thấy có sự
phân công vai trò giới giữa cha và mẹ trong nội dung giáo dục đạo đức cho con cái
ở tuổi vị thành niên. Trong những nội dung mang đặc trưng tính cách về giới thuộc
về nam giới thì cha thường là người dạy con là chính.


* Biểu đồ 10: tỷ lệ % người giáo dục cho con cái tính bình tĩnh kiên nhẫn

Nhìn vào biểu đồ trên ta thấy đối với đức tính bình tĩnh kiên nhẫn- đức tính
được coi là đặc trưng hơn ở người đàn ông thì người cha là người dạy cho con cái
nhiều hơn người mẹ. Số liệu thể hiện trong biểu đồ trên cho chúng ta thấy rất rõ
điều này. Cụ thể là, tỷ lệ người cha giáo dục đức tính này là 46.7 % cao hơn tỷ lệ
người mẹ giáo dục đức tính này 22.5 %. Cũng tương tự như vậy, với đức tính trung

thực thật thà thì người giáo dục con cái nhiều hơn cũng là người cha. Có 35.0%
người cha dậy con mình đức tính này trong khi đó chỉ có 18.6 % người mẹ giáo
dục cho con đức tính này.

Còn ở những nội dung mang đặc trưng tính cách thuộc về nữ giới thì mẹ lại
là người giáo dục cho con nhiều hơn.

×