Tải bản đầy đủ (.docx) (54 trang)

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI TẠI QUẬN CẦU GIẤY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (343.86 KB, 54 trang )

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI
TẠI QUẬN CẦU GIẤY- TP HÀ NỘI
I-KHÁI QUÁT CHUNG VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ-
XÃ HỘI CỦA QUẬN CẦU GIẤY THÀNH PHỐ HÀ NỘI.
1-Điều kiện tự nhiên.
1.1-Vị trí địa lý.
Quận Cầu Giấy là một bộ phận hợp thành của Thủ đô Hà Nội. Đầy là quận
mới thành lập ngày 01 tháng 09 năm 1997, bao gồm 4 thị trấn Nghĩa Tân, Nghĩa
Đô, Mai Dịch, Cầu Giấy và 3 xã Trung Hoà, Yên Hoà, và Dịch Vọng của huyện
Từ Liêm cũ. Diện tích đất tự nhiên của quận là 1.204,0548 ha với dân số
127.700 người (theo kết quả tổng điều tra dân số quận đến ngày 31/12/1999).
Phía Bắc giáp quận Tây Hồ, phía Nam giáp quận Đống Đa, phía Đông giáp quận
Ba Đình và phía Tây giáp thị trấn Cầu Diễn huyện Từ Liêm.
Quận nằm ở cửa ngõ phía Tây, một trong những khu phát triển chính của
Thành phố Hà Nội, cách trung tâm Thành phố chừng 6 km. Trong quận có
dòng sông Tô Lịch chạy dọc theo chiều dài phía đông của quận, có các trục
đường giao thông vành đai nối thủ đô Hà Nội với sân bay quốc tế Nội Bài và
trục đường chính nối trung tâm Hà Nội với chuỗi Đô thị Hoà Lạc - Sơn Tây
(đường Trần Duy Hưng, đường Cầu Giấy - Xuân Thuỷ - 32).
1.2-Cảnh quan thiên nhiên.
Quận Cầu Giấy được hình thành trong vùng ven nội thành trước đây. Vì
vậy, chỉ có một số khu vực được Đô thị hoá rõ nét như đường Cầu Giấy - Xuân
Thuỷ, đường 32 (phường Quan Hoa, Mai Dịch), đường Hoàng Quốc Việt,
đường Nguyễn Phong Sắc (phường Nghĩa Đô, Nghĩa Tân). Còn lại phần lớn đất
đai là các điểm dân cư làng xóm và ruộng canh tác thông thoáng. Tuy quận Cầu
Giấy đang được Đô thị mạnh nhưng các làng xóm vẫn giữ được những nét cổ
truyền: nhà thấp tầng có vườn, mật độ xây dựng thấp, đan xen với nhà ở trong
làng có nhiều công trình di tích đền chùa, đình. Trong quận có hồ Nghĩa Đô
(chưa được khai thác triệt để), sông Tô Lịch chạy dọc phía đông của quận, là
ranh giới tự nhiên của quận Cầu Giấy với quận Ba Đình và quận Đống Đa. Hiện
tại sông Tô Lịch là tuyến thoát nước mưa, nước thải chính, được cải tạo từ năm


1975 nay đang được chỉnh trang thành trục cảnh quan nghỉ ngơi và cải thiện môi
trường của khu vực. Tương lai nữa nếu được đầu tư thích đáng làm sạch dòng
chảy, xây kè và làm đường hai bên, trồng cây xanh tạo thành công viên bờ sông
thì sông Tô Lịch sẽ là một không gian đẹp, thoáng mát của khu vực (hiện nay dự
án xây kè mở rộng dòng chảy bước đầu đang được triển khai).
Trong quận bước đầu có một số khách sạn lớn và đẹp (Khách sạn Cầu
Giấy, Pan Hozizon, ...), Bảo tàng dân tộc học, các Viện nghiên cứu khoa học,
Trường Đại học và 51 công trình di tích lịch sử văn hoá (đình, chùa, đền, nhà
thờ họ,...).
1.3-Đất đai và địa hình.
Về địa hình tự nhiên: Cầu Giấy là quận có diện tích đứng thứ 3 trong số 7
quận nội thành – 1.204,05 ha. Quận có địa hình tương đối bằng phẳng, thấp dần
từ Bắc xuống Nam, cao độ trung bình +6 ÷ +6,5 m. Các khu vực đã xây dựng
(nhà ở, cơ quan, trường học, ...) có cốt nền khoảng +6,5 ÷ +7 m. Các khu đất
trồng chủ yếu là ruộng canh tác, nằm tập trung ở 3 phường: Dịch Vọng, Yên
Hoà, Trung Hoà, cao độ thay đổi từ cốt +4,5 ÷ +3,5 m. Một số khu ruộng trũng,
hoặc địa hình thay đổi do lấy đất làm gạch có cốt thấp nhất từ +3.0 ÷ +3.5 m; cá
biệt có khu hồ Nghĩa Tân sâu đến cốt +10 m.
Về địa chất công trình: Căn cứ tài liệu địa chất đồng thể Thành phố Hà
Nội được lập năm 1981 thì toàn bộ quận Cầu Giấy được đánh giá thuộc vùng I
thuận lợi cho xây dựng và vùng II thuận lợi có mức độ cho xây dựng. Tuy
nhiên để có giải pháp thiết kế móng hợp lý cần có số liệu khoan thăm dò cụ thể
từng khu vực.
Trong 1.204,405 ha của quận có 672,98 ha đã xây dựng, 531,07 ha chưa
xây dựng, trong đó đất nông nghiệp có 339,42 ha. Tỷ trọng diện tích đất nông
nghiệp của quận tương đối cao (28,19%) diện tích quận. Đây cũng là quỹ đất
quan trọng để quận có thể sử dụng trong quy hoạch xây dựng hệ thống cơ sở
hạ tầng theo đúng yêu cầu về quy mô của Đô thị hiện đại. Nhưng trong thời
gian chưa xây dựng Đô thị, quỹ đất này cần tiếp tục phát triển nông nghiệp.
Trong Đô thị với những nét đặc trưng của nông nghiệp sinh thái, với tính sản

xuất hài hoà cao, tính văn hoá kết hợp với tính kinh tế và yếu tố môi trường thể
hiện sự văn minh đô thị, tạo nên sự độc đáo trong phát triển kinh tế-xã hội mà
các quận khác không có được (trừ quận Tây Hồ).
Hiện tại quỹ đất nông nghiệp của quận tuy lớn nhưng chưa sử dụng được
đầy đủ, hợp lý và không được hiệu quả. Hầu hết các phường có đất nông
nghiệp đều có thể bố trí các loại cây trồng có giá trị kinh tế cao chiếm tỷ lệ rất
nhỏ trong tổng số đất nông nghiệp (3,4%). Do hầu hết các loại cây trồng mức
đầu tư thấp nên sinh lời rất nhỏ, có nhiều hộ sản xuất nông nghiệp không bù
đắp đủ chi phí. Nông dân sản xuất cầm chừng để chờ chính sách đền bù đất do
Đô thị hoá.
Toàn quận vẫn còn 23,60 ha chưa sử dụng trong đó có phường Yên Hoà tới
8,75 ha và là nguồn lực quan trọng.
1.4-Thời tiết khí hậu.
Quận Cầu Giấy có chung điều kiện thời tiết khí hậu của Thành phố Hà
Nội, các chỉ số về thời tiết khí hậu được đo ở trạm khí tượng Láng, cạnh địa
bàn quận, do đó nó đặc trưng cho điều kiện thời tiết khí hậu của quận. Thời tiết
trong năm chia thành hai mùa rõ rệt: mùa nóng bắt đầu từ tháng 4 đến tháng
10, gió Đông Nam là chủ đạo. Nhiệt độ trung bình trong năm vào khoảng
23,9
o
C; nhiệt độ cao nhất của tháng trong năm là tháng 6 ở mức 29,4
o
C. Mùa
nóng cũng đồng thời là mùa mưa tập trung từ tháng 7 đến tháng 9, bão thường
xuất hiện trong các tháng 7 và tháng 8, cấp gió trung bình từ 7 đến 10, giật đến
cấp 12. Mùa lạnh bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 3, gió Đông Bắc là chủ đạo.
Độ ẩm trung bình trong năm là 84,5%, tháng 1 và tháng 2 độ ẩm có thể bão
hoà (100%). Nhiệt độ thấp nhất của tháng trong năm là tháng 1 ở mức 16,9
0
C.

Với các thống kê về nhiệt độ, thời tiết của quận thuận lợi cho sản xuất và sinh
hoạt.
Về chế độ mưa: Tổng lượng mưa trung bình năm là 1.578,7 mm, lượng
mưa thuộc trung bình của vùng đồng bằng Bắc bộ nhưng phân bố không đều:
Tháng có lượng mưa nhiều là tháng 7 và tháng 8 (338,7 mm); tháng 12 là
tháng có lượng mưa ít (13,3 mm). Sự chênh lệch đó gây nên úng lụt ở một số
phường và một số tuyến đường phố cũ do hệ thống thoát nước cũ không đáp
ứng được yêu cầu.
Như vậy, các đặc điểm của thời tiết trên địa bàn quận Cầu Giấy có nhiều yếu
tố thuận lợi hơn các yếu tố bất lợi, trong đó phải kể tới những điều kiện thuận lợi
cho sản xuất nông nghiệp với việc hình thành vành đai cây rau xanh, thực phẩm,
hoa, cây cảnh và cây xanh bóng mát bảo vệ và điều hoà môi trường Đô thị.
Tóm lại : Đất đai là một lợi thế và là nguồn lực quan trọng của quận Cầu
Giấy trong quy hoạch và phát triển xây dựng Đô thị. Nó cho phép Thành phố và
quận có thể quy hoạch xây dựng các cơ sở hạ tầng kỹ thuật và xã hội theo hướng
văn minh, hiện đại, hiệu quả cao, bảo tồn được môi trường sinh thái. Tuy nhiên,
những lợi thế trên chỉ có trong một thời gian 5 ÷ 10 năm tới. Với tốc độ Đô thị
hoá hiện nay, nếu không quản lý quy hoạch xây dựng tốt, những lợi thế này sẽ
nhanh chóng mất đi, những tồn tại trong xây dựng sẽ để lại những hậu quả nặng
nề rất khó khắc phục.
2-Kinh tế-xã hội.
2.1-Đặc điểm về dân cư lao động.
Quận Cầu Giấy là quận có đặc điểm về dân số và lao động rất phức tạp, điều
đó chủ yếu do vị trí của Quận và các yếu tố lịch sử của quận để lại và chi phối.
Theo số liệu thống kê của quận năm 2001 toàn quận có dân số khoảng 132.500
người với nguồn lao động là 70.128 người, tổng số 2.500 hộ dân và 166 cơ quan,
tổ chức.
Như vậy, về dân số lao động quận Cầu Giấy có nhiều thuận lợi để phát triển
kinh tế xã hội, số lượng lao động dồi dào, chất lượng nguồn lao động đảm bảo yêu
cầu hiện tại cho sự phát triển kinh tế xã hội.

2.1-Kinh tế-xã hội.
Cầu Giấy là một quận mới được thành lập, điểm xuất phát về kinh tế thấp so
với các quận khác trong Thành phố. Trong thời kỳ đầu mới thành lập quận đã phải
chịu tác động không thuận lợi của khủng hoảng tài chính khu vực và khó khăn
trong nước. Tuy nhiên, được sự chỉ đạo của Thành Uỷ và UBND Thành phố Hà
Nội và sự chỉ đạo trực tiếp của Quận uỷ và UBND quận Cầu Giấy, sự nghiệp phát
triển kinh tế của quận Cầu Giấy đã đạt được những thành tích quan trọng.
Cơ cấu kinh tế của quận đã chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng các ngành
công nghiệp từ 28% thời kỳ 1997-2000 lên 62,24% năm 2001. Tỷ trọng ngành
thương mại dịch vụ tăng từ 15,8% thời kỳ 1997-2000 lên 35,37% năm 2001. Tỷ
trọng của ngành nông nghiệp trong tổng giá trị các ngành kinh tế trong toàn quận
giảm từ 7,08% năm 1998 xuống 2,1% năm 2001. Đây là sự chuyển hướng tích cực
theo hướng CNH-HĐH phù hợp với đặc điểm kinh tế - xã hội của một quận nội đô
như Cầu Giấy.
* Ngành công nghiệp: sản xuất công nghiệp ngoài quốc doanh thời kỳ 1997-
2000 đạt tốc độ tăng trưởng 28%/năm. Giá trị sản xuất công nghiệp ngoài quốc
doanh đạt 29 tỉ đồng (năm 1997), năm 2000 đạt 51 tỉ đồng và 70,1 tỉ đồng năm
2001.
* Ngành nông nghiệp: là ngành chiếm tỷ trọng nhỏ trong cơ cấu kinh tế chung
của quận và có xu hướng giảm rất nhanh từ 7,08% năm 1998 xuống 2,1% năm
2001. Giá trị sản xuất nông nghiệp đạt 11,6 tỉ đồng năm 2000 và năm 2001 giảm
xuống 11 tỉ đồng. Trong đó cơ cấu sản xuất trong nông nghiệp có sự chuyển dịch
theo hướng từ trồng lúa sang trồng hoa, rau, chăn nuôi thuỷ sản, đạt hiệu quả kinh
tế cao hơn.
* Về thương mại, dịch vụ, quận đã đầu tư 1,3 tỉ đồng xây dựng, cải tạo mạng
lưới chợ trong quận. Tổng giá trị hàng hoá luân chuyển do quận quản lý đạt 310,2
tỷ đồng năm 1997, năm 2000 đạt 745 tỷ đồng và năm 2001 đạt 807 tỉ đồng. Giá trị
ngành vận tải năm 1997 đạt 28 tỷ đồng và 32,8 tỉ đồng năm 2000. Tốc độ tăng bình
quân 4 năm (1997-2000) của ngành thương mại dịch vụ đạt 15,8%/năm.
* Hệ thống giao thông trong quận cũng có bước phát triển khá. Tổng chiều dài

đường phố của quận Cầu Giấy là 38,80 km, với tổng diện tích mặt bằng là 197.440
m
2
. Các trục đường phố chính trong quận gồm đường Hoàng Quốc Việt, đường
Vành đai III, đường Cầu Giấy - Xuân Thuỷ, đường 32, đường Nguyễn Phong Sắc.
Ngoài ra, trên địa bàn quận còn có hệ thống đường liên xã (phường), liên quận,
liên thôn (21.920 km với 197.440 m
2
) cùng 07 cây cầu với tổng chiều dài 350 m,
02 bãi đỗ xe: Ga ra Dịch Vọng với diện tích 3,70 ha, và bãi đỗ xe Dịch Vọng với
diện tích 11 ha, 06 điểm bán xăng.
* Hệ thống cấp thoát nước trên địa bàn quận đã và đang được từng bước được
cải tạo. Hệ thống thuỷ lợi, kênh mương của quận đã đáp ứng được về cơ bản cho
sản xuất nông nghiệp.
* Hệ thống cấp điện đảm bảo được nhu cầu sản xuất và sinh hoạt trên địa bàn
quận. Tuy nhiên, các trạm biến thế công suất nhỏ được xây dựng hầu như không
theo quy hoạch, chỉ đáp ứng được nhu cầu hiện tại của khu vực. Hệ thống thông tin
liên lạc mới được sử dụng 50% dung lượng, phần lớn xây dựng chưa theo quy
hoạch.
* Về văn hoá, giáo dục, y tế, vệ sinh môi trường, quận đã có quan tâm đầu tư
thích đáng. Trên địa bàn quận có các trường: Đại học Sư phạm, Đại học Sư phạm
ngoại ngữ (ĐH Quốc gia Hà Nội), Đại học Thương mại, Phân viện Báo chí và
Tuyên truyền, Cao đẳng Sư phạm Hà Nội, Cao đẳng Sư phạm Nhà trẻ Mẫu giáo
Trung ương I... và hệ thống các trường Mầm non,Tiểu học, THCS, THPT-là nơi
đào tạo các tài năng tương lai của đất nước. Tiếp tục cải tạo và xây dựng các
trường lớp phục vụ công tác giáo dục, các cơ sở giáo dục vừa đảm bảo chất lượng
giáo dục vừa đảm bảo được các điều kiện cơ sở vật chất cần thiết tạo môi trường
tốt cho giáo dục phát triển với phương châm đầu tư cho giáo dục là phương án tối
ưu nhất để đưa đất nước phát triển hơn nữa trong tương lai. Quận đã triển khai làm
tốt công tác vệ sinh phòng dịch, vệ sinh an toàn thực phẩm; công tác cai nghiện ma

tuý tại công đồng và công tác phòng chống HIV/AIDS; làm tốt công tác quản lý
các cơ sở hành nghề y dược tư nhân. Công tác quản lý hành động văn hoá trên địa
bàn đã đi vào nề nếp. Phong trào thể dục thể thao được duy trì và phát triển với
nhiều nội dung phong phú.
* Tình hình an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội trong thời gian qua được
bảo đảm và duy trì tốt. Phong trào quần chúng bảo vệ an ninh Tổ quốc có chuyển
biến tiến bộ.
Những thành tích mà Đảng bộ và nhân dân quận Cầu Giấy đạt được là rất
quan trọng, làm điều kiện tiền đề cho bước phát triển tiếp theo của quận trong giai
đoạn tới. Bên cạnh đó, tình hình phát triển kinh tế - xã hội của quận còn có những
khó khăn tồn tại:
Hoạt động kinh tế của quận phát triển nhưng chưa cao, sức cạnh tranh yếu. Đa
số các doanh nghiệp sản xuất có quy mô nhỏ, công nghệ lạc hậu nên sản phẩm làm
ra chưa đủ sức cạnh tranh trên thị trường. Đối với các HTX sau khi chuyển đổi
theo mô hình mới còn lúng túng trong phương thức hoạt động, đặc biệt là đối với
HTX nông nghiệp chưa thoát khỏi những suy nghĩ theo nếp cũ nên hiệu quả kinh
doanh chưa cao.
Nhiều vấn đề xã hội vẫn đang bức xúc, tình trạng thiếu việc làm vẫn gia tăng,
tệ nạn ma tuý tuy được kiềm chế về tốc độ gia tăng song vẫn diễn biến phức tạp.
Hệ thống hạ tầng kỹ thuật Đô thị còn thấp không đồng bộ. Tình trạng ô nhiễm
môi trường đang là vấn đề cần giải quyết.
Nguyên nhân của tình hình trên là:
Về khách quan: Do điểm xuất phát đi lên của quận thấp, từ xã thị trấn lên
phường nên có nhiều bất cập cả về cơ sở hạ tầng, điều kiện thực hiện, trình độ dân
trí, khi đi vào hoạt động càng bộc lộ mâu thuẫn với yêu cầu ngày càng cao của quá
trình Đô thị hoá. Các chính sách ban hành ở một số lĩnh vực, nhất là trong quản lý
Đô thị, giải phóng mặt bằng, đăng ký kinh doanh chưa đồng bộ, chưa phân cấp rõ
ràng, chậm được hướng dẫn thực hiện, chưa phù hợp với tình hình thực tế, gây khó
khăn trong quá trình triển khai thực hiện nhiệm vụ. Những tác động không thuận
lợi của cuộc khủng hoảng kinh tế trong nước và khu vực cũng gây ảnh hưởng đến

phát triển kinh tế - xã hội của quận.
Về chủ quan: Những yếu tố nội tại về kinh tế quận là rất lớn, tuy nhiên nền
kinh tế vẫn chưa tận dụng khai thác thế mạnh, đặc biệt là thế mạnh về khoa học kỹ
thuật sẵn có trên địa bàn, chưa phối kết hợp với các thành phần kinh tế để tạo ra
mối quan hệ mật thiết nên chưa tạo ra được thế và lực trong sản xuất kinh doanh.
Công tác chỉ đạo điều hành của các cấp chính quyền cơ sở còn hạn chế, nặng
về giải quyết những vấn đề bức xúc, chưa tập trung để bàn về những vấn đề phát
triển kinh tế như việc chỉ đạo các hoạt động của các HTX sau chuyển đổi. Bộ máy
quản lý của HTX chưa có kinh nghiệm kinh doanh trong cơ chế thị trường dẫn tới
những lúng túng trong việc chỉ đạo và điều hành.
Việc kiện toàn tổ chức, cải tiến công nghệ quản lý và cải cách hành chính tuy
có nhiều tiến bộ, nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra của công cuộc đổi mới.
II-TỔNG QUỸ ĐẤT VÀ HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT Ở QUẬN
CẦU GIẤY.
1-Tổng quỹ đất của quận Cầu Giấy.
Tổng diện tích đất tự nhiên của toàn quận Cầu Giấy tính cho đến hết ngày
30/12/2001 là 1.204,0548 ha. Căn cứ vào tình hình thực tế ở địa phương quỹ đất
trên địa bàn quận được chia thành các loại sau:
* Đất nông nghiệp.
* Đất lâm nghiệp.
* Đất chuyên dùng.
* Đất ở Đô thị.
* Đất chưa sử dụng.
Cụ thể từng loại đất được tổng kết ở biểu sau:
Biểu 1: Cơ cấu các loại đất của quận Cầu Giấy năm 2001.
TT
LOẠI ĐẤT
Diện tích (ha) % so với tổng số
1 Đất nông nghiệp 339,4208 28,19
2 Đất lâm nghiệp 2,9618 0,25

3 Đất chuyên dùng 506,0023 42,02
4 Đất ở Đô thị 332,0633 27,58
5 Đất chưa sử dụng 23,6066 1,96
TỔNG DIỆN TÍCH
1.204,0548 100
(Nguồn: Tổng kiểm kê đất đai năm 2001)
Theo đơn vị quản lý hành chính thì quỹ đất được chia ra cho các phường
như sau:
Biểu 2: Quỹ đất theo đơn vị quản lý hành chínhnăm 2001.
Đơn vị: ha
TT
PHƯỜNG
Đất
nông
nghiệp
Đất
lâm
nghiệp
Đất
chuyên
dùng
Đất ở Đất
chưa sử
dụng
TỔNG
DIỆN
TÍCH
% so
với
tổng

số
1
Mai Dịch 75,60 73,09 55,67 3,04 207,40 17,23
2
Nghĩa Đô 9,75 2,96 80,15 33,11 1,57 127,70 10,60
3
Nghĩa Tân 52,08 5,27 57,35 4,76
4
Dịch Vọng 91,41 81,48 87,20 1,61 261,70 21,73
5
Quan Hoa 76,88 19,89 3,13 99,90 8,30
6
Yên Hoà 73,61 64,19 60,39 8,75 206,20 17,13
7
Trung Hoà 86,39 78,13 70,22 5,46 243,80 20,25
TỔNG 339,42 2,96 506,00 332,06 23,60 1.204,05 100
(Nguồn: Tổng kiểm kê đất đai năm 2001)
Nhìn vào biểu trên ta thấy rằng phường Dịch Vọng có diện tích lớn nhất toàn
quận với 261,70 ha, chiếm 21,73% tổng diện tích và cũng là phường còn diện tích
đất nông nghiệp lớn nhất với 91,45 ha. Nghĩa Tân là phường có diện tích nhỏ nhất
trong quận với 57,35 ha, chỉ chiếm có 4,76% tổng diện tích, trong phường cơ cấu
các loại đất chỉ có hai loại là đất chuyên dùng và đất ở Đô thị.
2-Hiện trạng sử dụng đất tại quận Cầu Giấy.
Quận Cầu Giấy có diện tích tự nhiên theo địa giới hành chính là 1.204,05
ha với 7 phường có diện tích được phân chia như sau:
+ Phường Mai Dịch diện tích 207,40 ha.
+ Phường Nghĩa Đô diện tích 127,70 ha.
+ Phường Nghĩa Tân diện tích 57,35 ha.
+ Phường Dịch Vọng diện tích 261,70 ha.
+ Phường Quan Hoa diện tích 99,90 ha.

+ Phường Yên Hoà diện tích 206,20 ha.
+ Phường Trung hoà diện tích 243,80 ha.
Trong đó:
- Đất nông nghiệp: 339,42 ha chiếm 28,18 % TDT.
- Đất lâm nghiệp: 2,96 ha chiếm 0,002% TDT.
- Đất chuyên dùng: 506,00 ha chiếm 42,02% TDT.
- Đất ở: 332,06 ha chiếm 0,02% TDT.
- Đất chưa sử dụng: 23,60 ha chiếm 0,02% TDT
* Diện tích đất nông nghiệp trên địa bàn quận Cầu Giấy là 339,4208 ha chiếm
28,18% tổng diện tích đất tự nhiên toàn quận bao gồm 4 loại đất nông nghiệp là:
đất trồng cây hàng năm, đất vườn tạp, đất trồng cây lâu năm, đất có mặt nước nuôi
trồng thuỷ sản do các hộ gia đình cá nhân quản lý 11,0151 ha, do các tổ chức kinh
tế quản lý 252,6485 ha và do UBND xã quản lý sử dụng 75,7572 ha. Như vậy cho
ta thấy rằng, tuy Cầu Giấy là quận nội thành Hà Nội từ năm 1997 nhưng đến nay
diện tích đất nông nghiệp vẫn còn khá lớn, diện tích này chủ yếu là đất ruộng lúa,
hoa màu và phân bố chủ yếu ở các phường Yên Hoà, Dịch Vọng, Mai Dịch, Nghĩa
Đô. Đây là lợi thế của quận Cầu Giấy trong quy hoạch và phát triển xây dựng Đô
thị trong thời gian tới. Hiện nay với tình hình Đô thị hoá ngày càng tăng nhanh
diện tích đất nông nghiệp trên địa bàn Quận có xu hướng giảm để phục vụ cho quá
trình Đô thị hoá trên địa bàn Thành phố. Với tổng diện tích đất nông nghiệp
339,4208 ha quận đã phân chia thành:
+ Đất trồng cây hàng năm 304,6766 ha chiếm 89,76% tổng diện tích đất nông
nghiệp. Trong đất trồng cây hàng năm lại chia thành:
- Đất ruộng lúa hoa màu 259,4160 ha chiếm 85,14% diện tích đất trồng cây
hàng năm.
- Đất trồng cây hàng năm khác 45,2606 ha chiếm 14,86% diện tích đất trồng
cây hàng năm.
+ Đất vườn tạp 4,8054 ha chiếm 1,41% tổng diện tích đất nông nghiệp.
+ Đất trồng cây lâu năm 1,2735 ha chiếm 0,37% tổng diện tích đất nông
nghiệp.

+ Đất có mặt nước nuôi trồng thuỷ sản 28,6653 ha chiếm 8,46% tổng diện
tích đất nông nghiệp.
Đất nông nghiệp trên địa bàn được phân thành 4 loại trên, các loại đất này
hiện nay đã giao cho các cá nhân, các tổ chức kinh tế và UBND xã quản lý sử dụng
ổn định tạm thời để phục vụ cho nhu cầu Đô thị hoá của Thành phố.
* Trên địa bàn quận hiện nay vẫn còn đất lâm nghiệp nhưng chủ yếu là đất
ươm cây giống 2,9618 ha chiếm 0,25% tổng diện tích đất tự nhiên toàn quận.
* Đất chiếm tỷ lệ cao nhất trong các loại đất trên địa bàn quận là đất chuyên
dùng, với diện tích 506,0023 ha chiếm 42,02% tổng diện tích đất tự nhiên toàn
quận. Bao gồm các loại đất sau:
+ Đất xây dựng 233,2358 ha chiếm 46,09% diện tích đất chuyên dùng và
19,37% tổng diện tích tự nhiên toàn quận gồm các diện tích đất đang sử dụng để
xây dựng các công trình thể dục thể thao, trụ sở các cơ quan hành chính, các tổ
chức kinh tế, khoa học kỹ thuật…
+ Đất giao thông 160,7044 ha chiếm 31,76% diện tích đất chuyên dùng và
chiếm 13,35% tổng diện tích tự nhiên toàn quận bao gồm diện tích đất đường bộ
(kể cả đường đi trong khu dân cư và đường bờ mương, bờ thửa trên cánh đồng).
+ Đất thuỷ lợi và mặt nước chuyên dùng 34,0041 ha chiếm 6,72% diện tích
đất chuyên dùng, bao gồm diện tích các loại đất: đê, đập, sông mương thoát nước,
mương dẫn nước tưới tiêu (kể cả rãnh thoát nước trong các khu dân cư).
+ Đất di tích lịch sử văn hoá 3,9843 ha chiếm 0,79% diện tích đất chuyên
dùng. Là đất có các công trình xây dựng, mặt nước thuộc khuôn viên các di tích
lịch sử văn hoá được Nhà nước công nhận như đình, đền, nhà thờ…
+ Đất quốc phòng an ninh 50,2297 ha chiếm 9,93% diện tích đất chuyên
dùng. Là đất sử dụng cho các đơn vị đóng quân, các công trình khoa học kỹ thuật
phục vụ quốc phòng, quốc phòng kết hợp làm kinh tế, đất xây dựng cho các kho
tàng, trường học, bệnh viện của các lực lượng vũ trang.
+ Đất nghĩa trang, nghĩa địa 16,7842 ha chiếm 3,32% diện tích đất chuyên
dùng. Là diện tích của nghĩa trang Mai Dịch và các nghĩa trang liệt sỹ, nghĩa địa
trên địa bàn quận.

+ Cuối cùng là đất chuyên dùng khác 7,0598 ha chiếm 1,39% diện tích đất
chuyên dùng. Bao gồm các loại đất xây dựng không phải là các loại trên.
* Đất ở Đô thị trên địa bàn quận Cầu Giấy tính đến hết ngày 30/12/2001 có
332,0633 ha chiếm 27,57% tổng diện tích tự nhiên toàn quận. Để đáp ứng được
nhu cầu về nhà ở cho nhân dân, và thực hiện các quyết định của UBND Thành phố
Hà Nội về việc xây dựng các khu Đô thị mới thì hiện nay trên địa bàn quận Cầu
Giấy đang thi công triển khai thi công xây dựng khu Đô thị mới Trung Yên, Trung
Nhân, làng quốc tế Thăng Long…
* Cuối cùng là đất chưa sử dụng 23,6066 ha chiếm 1,97% tổng diện tích tự
nhiên toàn quận. Là các loại đất chưa được sử dụng vào mục đích công nghiệp, lâm
nghiệp và nhà ở. Bao gồm:
+ Đất bằng chưa sử dụng 7,2155 ha chiếm 30,56% diện tích đất chưa sử dụng.
+ Đất có mặt nước chưa sử dụng 2,8852 ha chiếm 12,22% diện tích đất chưa
sử dụng.
+ Sông, suối 13,5059 ha chiếm 57,22% diện tích đất chưa sử dụng.
So với trước khi thành lập quận (từ 01/07/1997) thì các loại đất đã có một
bước biến đổi rõ rết. Diện tích đất nông nghiệp giảm do chuyển sang đất xây dựng,
đất giao thông, đất an ninh quốc phòng (do qúa trình Đô thị hoá ngày càng tăng
cao). Diện tích đất chuyên dùng tăng lên do chuyển từ đất nông nghiệp, đất ở Đô
thị chuyển sang. Diện tích đất ở cũng tăng lên do chuyển từ đất nông nghiệp, đất
chuyên dùng sang. Diện tích đất chưa sử dụng giảm do chuyển sang đất nông
nghiệp, đất chuyên dùng. Đây là điều đáng mừng bởi vì quỹ đất là có hạn mà diện
tích đất chưa sử dụng lại giảm đi chứng tỏ hiệu quả đầu tư trên đất của quận Cầu
Giấy là đạt kết quả tốt.
2.1-Đất đã xây dựng Đô thị.
Nằm trong vùng có tốc độ Đô thị hoá cao, tuy là một quận mới được thành
lập song quy hoạch chung Thành phố Hà Nội qua nhiều giai đoạn điều chỉnh
đều xác định, đây là vùng phát triển của Thành phố. Nhiều chung cư cao tầng,
nhà ở xây dựng tập trung đã được xây dựng từ nhiều năm trước đây. Các trung
tâm về khoa học (Trung tâm Khoa học tự nhiên và công nghệ quốc gia, Viện

tiêu chuẩn hoá, Viện dầu khí, Viện khoa học Quân sự,...), các trường Đại học
Sư phạm, Đại học Sư phạm ngoại ngữ,... đã sớm được xây dựng trên địa bàn
quận. Nhiều cơ sở y tế lớn của Hà Nội và các ngành cũng đã hình thành như
Bệnh viện E, bệnh viện 19-8. Nhiều trụ sở cơ quan, trường đào tạo, các công
trình lớn tập trung ở 4 phường Mai Dịch, Quan Hoa, Nghĩa Đô, Nghĩa Tân ( là
4 thị trấn huyện Từ Liêm cũ).
Tổng diện tích: 672,98 ha, gồm:
- Đất cơ quan, trường đào tạo: 128,55 ha.
+Cơ quan: 55,9 ha.
+Trường đào tạo: 72,65 ha.
- Khách sạn, dịch vụ thương nghiệp: 19,22 ha .
- Đất công trình công cộng: 27,93 ha.
+Bệnh viện: 11,3 ha.
+Trường phổ thông trung học: 1,5 ha.
+Trường tiểu học, trung học cơ sở: 7,05 ha.
+Nhà trẻ: 2,05 ha.
+Trường dân lập, đặc biệt: 6,03 ha.
- Đất công nghiệp, kho tàng, công trình kĩ thuật: 32,72 ha.
- Đất an ninh quốc phòng: 51,95 ha.
- Đất ở: 332,06 ha (không tính đất ở trong các cơ quan, đơn vị).
+Đất làng xóm: 236,44 ha.
+Đất ở Đô thị: 95,62 ha.
- Đất nghĩa trang Mai Dịch: 5,95 ha.
- Đất đường: 42,11 ha.
- Đất cây xanh, sông, hồ: 32,49 ha.
2.2-Đất chưa xây dựng:
Tổng diện tích 531,07 ha, gồm:
- Nghĩa địa: 10,62 ha.
- Đất chuyên dùng: 8,9 ha (trại giống nông nghiệp).
- Đất khác: 489,89 ha (đất canh tác, mương thuỷ lợi).

- Đất hành lanh cách ly: 21,66 ha.
Biểu 3: Tổng hợp hiện trạng sử dụng đất năm 2001.
Đơn vị: ha
TT
CÁC LOẠI ĐẤT DIỆN TÍCH
% so với
tổng số
1 I-Khu vực đất đã xây dựng 672,98 55,89
2 1-Đất cơ quan, trường đào tạo 128,55 19,10
3 1.1-Đất cơ quan 55,9
4 1.2-Trường đào tạo 72,65
5 2-Khách sạn, dịch vụ thương nghiệp 19,22 2,86
6 3-Đất công trình công cộng 27,93 4,15
7 3.1-Bệnh viện 11,3
8 3.2-Trường PTTH 1,5
9 3.3-Trường tiểu học, THCS 7,05
10 3.4-Nhà trẻ 2,05
11 3.5-Trường dân lập đặc biệt 6,03
12 4-Đất CN, kho tàng, công trình kỹ thuật. 32,72 4,86
13 5-Đất quốc phòng 51,95 7,72
14 6-Đất ở 332,06 49,34
15 6.1-Đất ở Đô thị 95,62
16 6.2-Khu dân cư nông thôn 236,44
17 7-Đất nghĩa trang Mai Dịch 5,95 0,88
18 8-Đất đường 42,11 6,26
19 9-Đất cây xanh, sông, hồ 32,49 4,83
20 II-Khu vực đất chưa xây dựng 531,07 44,11
21 1-Đất nghĩa địa 10,62 1,20
22 2-Đất chuyên dùng (trại giống nông nghiệp) 8,90 1,68
23 3-Đất hành lang cách ly 21,66 4,08

24 4-Đất khác (canh tác, mương máng, thuỷ lợi) 489,89 93,04
TỔNG DIỆN TÍCH 1.204,05 100
(Nguồn: Thuyết minh số liệu thống kê đất đai năm 2001)
Ghi chú:
- Đất đường: Chỉ tính đường 32, Cầu Giấy, Xuân Thuỷ, Hoàng Quốc Việt, Dịch Vọng,
Nguyễn Phong Sắc, Nam Thăng Long, Trung Kính-Vành đai III, Nguyễn Văn Hiệu, Tô Hiệu,
Béc Na.
- Đất ở: không tính đất ở trong các cơ quan, đơn vị.
- Đất ở khu dân cư nông thôn: có 10,14 ha đất di tích.
3-Tình hình biến động đất đai của quận Cầu Giấy trong
những năm vừa qua.
Từ biểu tổng hợp Thống kê đất đai và báo cáo ở các phòng, Phòng Địa
chính – Nhà đất quận đã thẩm định nghiệm thu và tổng hợp kết quả như sau:
Tổng diện tích đất tự nhiên trong địa giới hành chính: 1.204,0548 ha.
Trong đó:
Diện tích đất nông nghiệp: 339,4208 la.
Diện tích đất lâm nghiệp: 2,9618 ha.
Diện tích đất chuyên dùng: 506,0023 ha.
Diện tích đất ở: 332,0633 ha.
Diện tích đất chưa sử dụng: 23,6066 ha.
Biểu 4: Biến động diện tích các loại đất.
TT LOẠI ĐẤT NĂM 2001
(ha)
NĂM 2000
(ha)
Tăng (+)
Giảm (-)
(ha)
TỔNG DIỆN TÍCH ĐẤT THEO ĐGHC
1.204,0548 1.204,0548 0

1 Đất nông nghiệp 339,4208 394,7360 -55,3152
2 Đất lâm nghiệp 2,9618 2,9618 0
3 Đất chuyên dùng 506,0023 458,1996 +47,8027
4 Đất ở Đô thị 332,0633 315,3051 +16,7582
5 Đất chưa sử dụng và sông 23,6066 32,8523 -9,2457
(Nguồn: Thuyết minh số liệu thống kê đất đai năm 2001)
Phân tích các nguyên nhân tăng, giảm các loại đất so với năm 2000.
3.1-Đất nông nghiệp:
Đến năm 2001: Diện tích đất nông nghiệp là 339,4208 ha.
So với năm 2000 giảm 55,3152 ha. Cụ thể như sau:
3.1.1-Đất trồng cây hàng năm: giảm 50,9838 ha, do:
a- Chuyển sang đất xây dựng: 26,2014 ha.
Do Thành phố cấp đất cho một số cơ quan, đơn vị để xây dựng trụ sở và
các công trình khác. Cụ thể như sau:
• Phường Trung Hoà: giảm 12,7697 ha.
( Do cấp đất cho trường PTDL Nguyễn Siêu, cục Tần số, Siêu thị Bourboun Thăng
Long, Khu đô thị mới Trung Nhân )
• Phường Nghĩa Đô: giảm 1,1567 ha
(Do cấp đất xây dựng trường Mầm non Nghĩa đô, trường THCS Nghĩa đô, dự án
Tổng cục 6 – Bộ Quốc phòng )
• Phường Yên Hoà : giảm 2,3268 ha
( Do cấp đất xây dựng sân TDTT Yên Hoà, xây dựng trụ sở liên minh HTX,... )
• Phường Dịch Vọng: giảm 9,9482 ha.
( Do cấp đất xây dựng chợ đầu mối nông sản phẩm, trường Điện tử - Điện lạnh, dự
án xây dựng ký túc xá sinh viên,... )
b-Do chuyển sang đất giao thông: 14,2343 ha.
Do thành phố cấp đất làm một số tuyến mới ( đường vào chợ Xanh, đường
đê Bưởi, đường Ngọc Khánh, đường sông Tô Lịch, đường nội bộ trong các khu
dân cư được cấp đất). Lượng giảm ở các phường như sau:
• Phường Trung Hoà: giảm 5,3552 ha.

• Phường Nghĩa Đô: giảm 0,3505 ha.
• Phường Yên Hoà: giảm 0,7032 ha.
• Phường Dịch Vọng: giảm 7,2615 ha.
• Phường Mai Dịch: giảm 0,5639 ha.
c-Do chuyển sang đất An ninh quốc phòng: 0,3078 ha.
Do Thành phố cấp đất an ninh quốc phòng cho dự án Trung Nhân ( thuộc
phường Trung Hoà )
d-Do chuyển sang đất ở: 13,2403 ha.
Do Thành phố cấp đất làm nhà cho một số khu dãn dân, khu chung cư mới
như: dự án khu đô thị Trung Yên, Trung Nhân, công ty xuất nhập khẩu Bao bì,
Cục Phòng chống ma tuý, .... Cụ thể như sau:
• Phường Trung Hoà: giảm 7,8683 ha.
• Phường Nghĩa Đô: giảm 0,2481 ha.
• Phường Yên Hoà : 0,6821 ha.
• Phường Dịch Vọng: 4,4418 ha.
Tuy nhiên đất trồng cây hàng năm của quận lại được tăng lên 3,0000 ha do
phường Trung Hoà đã cải tạo 2,5000 ha đất chưa sử dụng và 0,5000 ha đất mặt
nước chưa sử dụng vào trồng cây hàng năm.
3.1.2-Đất vườn tạp: giảm 0,2597 ha.
Do dân phường Dịch Vọng tự chuyển đất vườn sang đất làm nhà ở.
3.1.3-Đất mặt nước nuôi trồng thuỷ sản: giảm 4,0717 ha.
Do Thành phố cấp đất cho các dự án. Cụ thể như sau:
+ Giảm do chuyển sang đất xây dựng: 1,7092 ha.
Trong đó: Phường Trung Hoà: giảm 0,1172 ha.
Phường Dịch Vọng: giảm 1,5920 ha.
+ Giảm do chuyển sang đất giao thông: 1,0045 ha.
Trong đó: Phường Trung Hoà: giảm 0,0469 ha.
Phường Dịch Vọng: giảm 0,9576 ha.
+ Giảm do chuyển sang đất ở: giảm 1,3580 ha.
Trong đó: Phường Trung Hoà: giảm 0,2447 ha.

Phường Dịch Vọng: giảm 1,1133 ha.
3.2-Đất Lâm nghiệp:
Diện tích đất Lâm nghiệp năm 2001 là 2,9618 ha, cho nên so với năm 2000
diện tích đất Lâm nghiệp không biến động.
3.3-Đất chuyên dùng:
Diện tích đất chuyên dùng năm 2001 của quận: 506,0023 ha. So với năm
2000 diện tích đất chuyên dùng tăng 47,8027 ha.
Biểu 5: Sự biến động của đất chuyên dùng.
TT
LOẠI ĐẤT
NĂM 2001
(ha)
NĂM 2000
(ha)
Tăng(+)
Giảm(-)
(ha)
Đất chuyên dùng
506,0023 458,1996 +47,8027
1
Đất xây dựng 233,2358 203,9703 +29,2655
2
Đất giao thông 160,7044 138,6779 +22,0265
3
Đất thuỷ lợi và
mặt nước chuyên dùng
34,0041 37,7294 -3,7253
4
Đất di tích
lịch sử văn hoá

3,9843 3,9843 0
5
Đất an ninh quốc phòng 50,2297 49,9937 +0,2360
6
Đất nghĩa trang 16,7842 16,7842 0
7
Đất chuyên dùng khác 7,0598 7,0598 0
(Nguồn: Báo cáo biến động đất đai quận Cầu Giấy năm 2001)
3.3.1-Đất xây dựng:
Năm 2001, diện tích đất xây dựng của quận là 233,2358 ha, tăng so với
năm 2000 là 29,2655 ha. Diễn giải như sau:
* Diện tích đất xây dựng tăng 29,4201 ha.
Trong đó:
Do chuyển từ đất trồng cây hàng năm sang: 26,2014 ha.
Do chuyển từ đất mặt nước nuôi trồng thuỷ sản sang: 1,7092 ha.
Do chuyển từ đất thuỷ lợi sang: 0,8871 ha.
Do chuyển từ đất chưa sử dụng sang: 0,2655 ha.
Do chuyển từ đất mặt nước chưa sử dụng sang: 0,3569 ha.
Bên cạnh đó đất xây dựng không chỉ có biến động tăng mà có biến động
giảm, giảm 0,1546 ha do nhà ở ( Do ở phường Quan Hoa - Công ty Xây dựng
Sông Đà xin chuyển sang đất nhà ở 0,1546 ha.)
3.3.2-Đất Giao thông:
Năm 2001, diện tích đất giao thông: 160,7044 ha, so với năm 2000 diện tích
đất giao thông tăng 22,0261 ha.
Diễn giải cụ thể như sau:
Tăng do chuyển từ đất nông nghiệp sang: 14,2343 ha.
Tăng do chuyển từ đất mặt nước nuôi trồng thuỷ sản sang: 1,0045 ha.
Tăng do chuyển từ đất thuỷ lợi: 2,8739 ha.
Tăng do chuyển từ đất an ninh quốc phòng sang: 0,1220 ha.
Tăng do chuyển từ đất ở sang: 0,0408 ha.

Tăng do chuyển từ đất chưa sử dụng sang: 1,8476 ha.
Tăng do chuyển từ đất mặt nước chưa sử dụng sang: 2,2520 ha.
Bên cạnh đó biến động đất giao thông không chỉ tăng, còn có biến động giảm:
+ Giảm 0,3078 ha do tại phường Trung Hoà đất giao thông cũ chuyển sang
đất nhà ở cho khu Đô thị Nam Trung Nhân.
+ Giảm 0,0408 ha do năm 2000 thống kê sai: thống kê đất chưa sử dụng ven
đường vào đất giao thông.
3.3.3-Đất thuỷ lợi và mặt nước chuyên dùng:
Năm 2001 diện tích đất thuỷ lợi và mặt nước chuyên dùng là: 34,0041 ha. So
với năm 2000 diện tích đất thuỷ lợi và mặt nước chuyên dùng giảm 3,7253 ha.
Diễn giải cụ thể như sau:
+ Giảm do chuyển sang đất xây dựng: 0,8871 ha.
Do tại phường Trung Hoà đất thuỷ lợi cũ chuyển 0,0063 ha sang đất dự án
xây dựng Nam Trung Nhân; và do bảng thống kê 2000 đã nhầm 0,8808 ha đất
thùng đấu của Công ty xe buýt (tại phường Quan Hoa) chuyển sang đất xây dựng.
+ Giảm do chuyển sang đất giao thông: 2,8739 ha.
Tuy nhiên, đất thuỷ lợi và mặt nước chuyên dùng còn tăng. Cụ thể: tăng do
tại phường Trung Hoà chuyển từ đất chưa sử dụng sang 0,0357 ha.
3.3.4-Đất an ninh quốc phòng:
Năm 2001 diện tích đất an ninh quốc phòng: 50,2297 ha, so với năm 2000
diện tích đất an ninh quốc phòng tăng 0,2360 ha. Cụ thể:
* Đất an ninh quốc phòng biến động tăng: 0,3609 ha.
Trong đó:
+ Tăng do chuyển từ đất nông nghiệp sang: 0,3078 ha.
+ Tăng do chuyển từ đất mặt nước nuôi trồng thuỷ sản sang: 0,0531 ha.
* Đất an ninh quốc phòng biến động giảm : 0,1249 ha.
Trong đó:
+ Giảm do chuyển sang đất giao thông 0,1220 ha (Do tại phường Quan Hoa,
Bộ Tư lệnh hoá học cắt đất làm đường chợ Xanh)
+ Giảm do chuyển sang đất ở 0,0029 ha tại phường Trung Hoà.

3.3.5-Đất Di tích lịch sử văn hoá:
Diện tích đất Di tích lịch sử văn hoá năm 2001: 3,9843 ha, so với năm 2000 là
không có biến động.
3.3.6-Đất Nghĩa trang, nghĩa địa:
Diện tích đất nghĩa trang, nghĩa địa: 16,7842 ha, so với năm 2000 là không có
biến động.
3.4-Đất ở:
Năm 2001 diện tích đất ở: 331,0632 ha, so với năm 2000 diện tích đất ở
tăng 16,7582 ha.
Diễn giải cụ thể như sau:
- Tăng do chuyển từ đất trồng cây hàng năm sang: 13,2403 ha.
- Tăng do chuyển từ đất vườn tạp sang: 0,2597 ha.
- Tăng do chuyển từ đất mặt nước nuôi trồng thuỷ sản sang: 1,3580 ha.
- Tăng do chuyển từ đất xây dựng sang: 0,1546 ha.
- Tăng do chuyển từ đất giao thông sang: 0,3078 ha.
- Tăng do chuyển từ đất an ninh quốc phòng sang: 0,0029 ha.
Tuy nhiên diện tích đất ở cũng có biến động giảm do chuyển sang đất giao
thông sang 0,0408 ha.
3.5-Đất chưa sử dụng và sông.
Năm 2001 diện tích đất chưa sử dụng là 23,6066 ha, so với năm 2000 diện
tích đất chưa sử dụng giảm 9,2457 ha. Cụ thể như sau:
* Đối với đất chưa sử dụng giảm 4,6488 ha.
Trong đó:
+ Giảm do chuyển sang đất nông nghiệp: 2,5000 ha.
+ Giảm do chuyển sang đất xây dựng: 0,2655 ha.
+ Giảm do chuyển sang đất giao thông: 1,8476 ha.
+ Giảm do chuyển sang đất thuỷ lợi: 0,0357 ha.
Bên cạnh biến động giảm đất chưa sử dụng còn có biến động tăng do năm
2000 thống kê sai mất 0,0408 ha đất chưa sử dụng (do thống kê nhầm sang đất
giao thông).

* Đất mặt nước chưa sử dụng có biến động giảm: 4,6377 ha.
Trong đó:
+ Giảm do chuyển sang đất nông nghiệp: 0,5000 ha.
+ Giảm do chuyển sang đất xây dựng: 0,3569 ha.
+ Giảm do chuyển sang đất an ninh quốc phòng: 0,0531 ha.
+ Giảm do chuyển sang đất giao thông: 2,2520 ha.
+ Giảm do chuyển sang đất ở: 1,4757 ha.
Như vậy, thực trạng cơ cấu đất đai toàn quận biến động nhiều, đất nông
nghiệp giảm 55,3152 ha do chuyển sang Đô thị hoá, đặc biệt đất chưa sử dụng
được cải tạo chuyển sang đất nông nghiệp và đất chuyên dùng. Những năm trước
đây, việc quản lý đất đai ở các xã, thị trấn (chưa thành lập quận) còn lỏng lẻo dẫn
đến sử dụng đất còn tuỳ tiện không theo đúng quy hoạch, kế hoạch. Mặt khác, do
tốc độ Đô thị hoá nhanh nên đất đai biến động nhiều, việc chỉnh lý theo dõi biến
động đất không kịp thời, các hồ sơ lưu trữ về đất đai rất ít, gây nhiều khó khăn cho
công tác quản lý.
Trong năm qua, UBND quận đã thực hiện tốt chức năng quản lý Nhà nước
trong lĩnh vực quản lý đất đai, do có sự chỉ đạo đôn đốc thường xuyên, kết hợp với
kiểm tra giám sát việc sử dụng đất của các tổ chức, cá nhân trên địa bàn nên đã
ngăn chặn được nhiều vi phạm sử dụng đất.
III-THỰC TRẠNG QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI Ở QUẬN CẦU GIẤY
TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY.
1-Tổ chức bộ máy quản lý đất đai của quận Cầu Giấy.
Phòng Địa chính - Nhà đất quận Cầu Giấy là cơ quan chuyên môn giúp
UBND quận Cầu Giấy thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về đất - nhà và đo
đạc bản đồ trên địa bàn quận.
Chịu sự quản lý, chỉ đạo trực tiếp của UBND quận đồng thời chịu sự hướng
dẫn, kiểm tra về chuyên môn nghiệp vụ của Sở Địa chính - Nhà đất Hà Nội. Với
các chức năng trên, phòng Địa chính - Nhà đất quận Cầu Giấy có nhiệm vụ sau:
- Xây dựng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và nhà trình cấp có thẩm quyền
phê duyệt và tổ chức thực hiện.

- Dự thảo các văn bản, tổ chức hướng dẫn UBND phường, các tổ chức và
công dân thực hiện chế độ chính sách về quản lý sử dụng đất nhà trình cấp có thẩm
quyền phê duyệt và tổ chức thực hiện.
- Tổ chức thẩm định và trình UBND quận các văn bản của UBND phường về
quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và nhà theo quy hoạch của UBND Thành phố đã
phê duyệt và theo phân cấp quản lý đất đai của Luật đất đai.
- Quản lý và theo dõi biến động về diện tích các loại đất, loại nhà, về chủ sử
dụng đất và sở hữu nhà. Chỉnh lý các hồ sơ tài liệu về đất - nhà, bản đồ địa chính
cho phù hợp với hiện trạng tại địa bàn quận, lập báo cáo thống kê, kiểm kê đất -nhà
theo định kỳ.
- Tham gia với các cơ quan chức năng trong việc hoạch định địa giới hành
chính phường. Tiếp nhận và quản lý các tiêu mốc đo đạc, mốc địa giới, mốc địa
chính, mốc lộ giới thuộc quận, tham gia giải quyết các tranh chấp đất - nhà.
- Dự thảo văn bản trình UBND quận để báo cáo cấp trên có thẩm quyền quyết
định việc giao đất, chuyển quyền sử dụng đất, cho thuê đất, thu hồi đất, quản lý đất
công để sử dụng vào các mục đích phục vụ lợi ích công cộng.
- Tổ chức xét hồ sơ cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử
dụng đất ở cho cá nhân và các tổ chức xã hội, theo thẩm quyền của UBND quận do
pháp luật quy định.
- Căn cứ yêu cầu về chuyên môn nghiệp vụ do Sở Địa chính - Nhà đất Thành
phố hướng dẫn, có kế hoạch đề nghị UBND quận cử cán bộ đi đào tạo, bồi dưỡng
đội ngũ công chức của xã, phường làm công tác quản lý Địa chính - Nhà đất.
- Phòng Địa chính - Nhà đất quận có trách nhiệm bảo quản, lưu trữ, bổ sung,
cập nhật hồ sơ quản lý sử dụng đất - nhà, các tài liệu bản đồ địa chính nhà đất
thuộc thẩm quyền quản lý của quận. Phòng Địa chính - Nhà đất cung cấp hồ sơ, tài
liệu về đất và nhà theo các yêu cầu của cấp có thẩm quyền theo phân cấp của Nhà
nước, đồng thời chịu trách nhiệm về độ chính xác của tài liệu, hồ sơ đã cấp trước
luật pháp Nhà nước.
- Chuẩn bị hồ sơ và các điều kiện cần thiết để Chủ tịch UBND quận, Sở
Địa chính - Nhà đất giải quyết việc tranh chấp về đất và nhà theo luật pháp Nhà

nước và quy định của UBND Thành phố.
Cho đến nay lực lượng cán bộ trong phòng là 11 người trong đó có một
trưởng phòng, một phó phòng và 6 cán bộ chuyên môn, 3 cán bộ hợp đồng. Tại
cấp phường, toàn quận có 7 phường, mỗi phường có từ 2 đến 3 cán bộ địa chính, 1
cán bộ được biên chế chính thức. Các cán bộ địa chính phường hiện nay đã và
đang được theo học các khoá đào tạo chính quy, tại chức về nghiệp vụ chuyên
môn. Hàng năm quận vẫn tổ chức các lớp tập huấn cho các cán bộ chủ chốt của
quận và cán bộ địa chính phường đi học và nghe phổ biến các văn bản pháp luật
của Nhà nước để về thực hiện công tác quản lý, sử dụng đất tiết kiệm và hiệu quả.
2-Nội dung quản lý Nhà nước về đất đai trên địa bàn quận Cầu
Giấy-TP Hà Nội.
Theo Luật đất dai năm 1993 của Chính phủ về quản lý đất Đô thị, UBND
quận Cầu Giấy giao cho phòng Địa chính-Nhà đất Quận chịu trách nhiệm cùng
UBND quận quản lý đất trên toàn bộ diện tích theo 7 nội dung quản lý đất, cụ thể
các nội dung như sau:
+ Điều tra, khảo sát, đo đạc, lập bản đồ địa chính và định giá các loại đất Đô
thị.
+ Quy hoạch xây dựng Đô thị và kế hoạch sử dụng đất Đô thị.
+ Giao đất, cho thuê đất, thu hồi và đền bù đất Đô thị.
+ Ban hành các chính sách và lập kế haọch xây dựng cơ sở hạ tầng khi sử
dụng đất Đô thị.
+ Đăng ký và cấp GCN QSDĐ Đô thị.
+ Làm thủ tục chuyển quyền sử dụng đất Đô thị.
+ Thanh tra, giải quyết các tranh chấp, giải quyết các khiếu nại, tố cáo và xử
lý các vi phạm về đất Đô thị.
2.1-Điều tra, khảo sát, đo đạc, lập bản đồ địa chính và định giá các
loại đất Đô thị.
Công tác điều tra, khảo sát, đo đạc, lập bản đồ địa chính được thực hiện ngay
sau khi thành lập quận (01/09/1997). Khi quận Cầu Giấy chính thức đi vào hoạt
động, UBND quận đã nhanh chóng chỉ đạo phòng địa chính và quản lý nhà nay là

phòng Địa chính-Nhà đất tiếp nhận hồ sơ địa giới hành chính do Ban tổ chức chính
quyền Thành phố giao cho quận và 7 phường.
Hệ thống bản đồ và hồ sơ địa chính của hầu hết các phường và quận đều
được lập theo 4 thời điểm: 1960, 1978,1987, 1994. Nhìn chung, với loại bản đồ và
hồ sơ địa chính được lập năm 1960, 1978, 1987 so với hiện trạng có sự biến động
nhiều và không đầy đủ do quy trình lập ban đầu và thất thoát trong quá trình quản
lý sử dụng. Toàn bộ bản đồ địa chính của 06 phường : Dịch Vọng, Mai Dịch, Trung
Hoà, Yên Hoà, Nghĩa Tân, Nghĩa Đô được đo vẽ năm 1994 tỷ lệ 1/500. Phường
Quan Hoa mới được đo vẽ bản đồ địa chính tỉ lệ 1/200 năm 1999. Với bản đồ và
hồ sơ địa chính lập từ năm 1994 trở lại đây so với hiện trạng có độ chính xác hơn
song cũng cần phải chỉnh lý biến động nhiều bởi do đặc thù địa bàn quận Cầu Giấy
là quận có tốc độ Đô thị hoá cao, đất đai biến động nhiều, thường xuyên và liên
tục.
2.1.1-Hiệu quả của việc sử dụng bản đồ địa chính chính quy:
* Tổng số tờ bản đồ địa chính: 218 tờ.
Trong đó, số tờ đã được sử dụng cho đăng ký lập hồ sơ địa chính, cấp giấy
chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở:
- Số bản đồ tỷ lệ 1/200: 70 tờ.
- Số bản đồ tỷ lệ 1/500: 115 tờ.
- Số bản đồ tỷ lệ 1/1000: 33 tờ.
* Quy trình sử dụng bản đồ địa chính để lập hồ địa chính, hồ sơ đăng ký cấp
cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở .
Theo hướng dẫn của Sở Địa chính - Nhà đất dùng bản đồ địa chính đo vẽ năm
1994 để dân kê khai đăng ký nhà ở, đất ở. Trong trường hợp các thửa đất có biến
động, thì phòng Địa chính là cơ quan chuyên môn giúp UBND quận hướng dẫn các
phường sao chụp bản đồ để chỉnh lý. Với các trường hợp bản đồ đo sai so với hiện
trạng sử dụng, thì hướng dẫn nhân dân kê khai theo hiện trạng sử dụng. Tuy nhiên,
do tình hình đất đai biến động nhiều và liên tục, hơn nữa công tác cập nhật biến
động đất đai ở các phường thuộc quận chưa kịp thời nên công tác chỉnh lý biến
động bản đồ hiện nay tại quận chưa được đầy đủ.

* Đánh giá độ chính xác, chất lượng bản đồ (
thông qua kết quả đăng ký đất đai ).
Tỷ lệ số thửa phải chỉnh sửa do đo đạc sai bình quân ở các phường khoảng 13
- 15 % trên tổng số thửa đã được cấp giấy.
Tổng số cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở đã
cấp trên cớ sở bản đồ địa chính chính quy là: 4.542 giấy.
- Diện tích đất đã được cấp cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền
sử dụng đất ở trên cơ sở bản đồ địa chính chính quy là: 56,4043 ha.
* Hồ sơ địa chính đã lập:
- Sổ mục kê theo mẫu Tổng cục.
- Sổ tiếp nhận hồ sơ ( mẫu Sở ĐC-NĐ ).
- Sổ theo dõi cấp GCN: Tự lập.
- Sổ theo dõi biến động đất đai: Tự lập.
* Phường Quan Hoa, do mới được đo vẽ lập bản đồ địa chính theo tỷ lệ 1/200
vì vậy năm 1997, 1998 phường dùng bản đồ dải thửa tỷ lệ 1/1000 ( lập theo Chỉ thị
299/TTg ) để kê khai đăng ký và cấp cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và
quyền sử dụng đất ở. Nay dùng bản đồ địa chính năm 1999 để cấp GCN, số lượng
70 tờ bản đồ tỷ lệ 1/200.
2.1.2-Hiện trạng tư liệu đo đạc bản đồ địa chính không chính quy và việc sử
dụng bản đồ và tư liệu cho công tác đăng ký cấp cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu
nhà ở và quyền sử dụng đất ở .

×