Tải bản đầy đủ (.docx) (41 trang)

THỰC TRẠNG CỦA VIỆC XÂY DỰNG VÀ KHAI THÁC SỬ DỤNG CỦA CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TẠI HÀ NỘI TRONG THỜI GIAN QUA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (246.85 KB, 41 trang )

THỰC TRẠNG CỦA VIỆC XÂY DỰNG VÀ KHAI THÁC SỬ
DỤNG CỦA CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TẠI HÀ NỘI TRONG
THỜI GIAN QUA
2.1. Đặc điểm phát triển kinh tế xã hội của Hà nội.
2.1.1. Vị trí vai trò của Thủ đô Hà Nội.
Hà Nội là Trung tâm văn hoá chính trị , khoa học kỹ thuật đồng thời là một
trung tâm lớn về kinh tế và giao dịch quốc tế của cả nước. Thủ đô Hà nội tập trung
nhiều cơ quan của Đảng, Nhà nước và Chính phủ, có nhiều tổ chức Quốc tế, các
văn phòng đại diện nước ngoài, nhiều trung tâm nghiên cứu khoa học, là nơi tập
trung trí tuệ của một đội ngũ đông đảo các nhà trí thức , các cán bộ khoa học kỹ
thuật có trình độ cao và giàu kinh nghiệm thuộc nhiều ngành và lĩnh vực khác nhau
ở cả Trung ương và địa phương. Là một trung tâm lớn về kinh tế hiện nay trên địa
bàn hà Nội có 61 Tổng công ty, 914 doanh nghiệp Nhà nước (không kể doanh
nghiệp của Bộ Quốc phòng và Bộ Công an) gần 4000 doanh nghiệp được thành lập
theo hai luật Công ty và luật doanh nghiệp tư nhân , có 182 chi nhánh của tỉnh bạn,
324 dự án có vốn đầu tư nước ngoài và gần 90.000 hộ cá thể sản xuất kinh doanh
trong các ngành kinh tế. Với vị trí ấy Hà Nội đã và đang là trung tâm có tác động
trực tiếp đối với phát triển kinh tế xã hội của vùng cũng như của cả nước.
2.1.2. Đặc điểm kinh tế xã hội.
Hà Nội ngày nay gồm 07 quận nội thành và 05 huyện ngoại thành trên diện
tích 927,39km
2
trong đó khu vực nội thành: 82,78km
2
với gần 2,7 triệu dân chiếm
3,5% dân số cả nước. Đây cũng là nơi có mật độ dân số cao nhất nước ta khoảng
2900 người/km
2
.
Do tốc độ đô thị hoá cao trong những năm vừa qua nên tỷ lệ tăng trưởng
dân số toàn thành phố trong giai đoạn 1992 - 1997 dao động trong khoảng 2,1% -


2,8%/ năm. Tuy nhiên phải nói rằng hiện nay Hà Nội là một trong những tỉnh
thành phố có tỷ lệ tăng dân số tự nhiên thấp nhất toàn quốc (1,27%).
Lực lượng lao động Hà Nội rất dồi dào, dân số trong độ tuổi lao động chiếm
60% so với tổng dân số, nguồn lao động nhìn chung có trình độ văn hoá, trình độ
KHKT cao, tay nghề vững vàng, cần cù, siêng năng. Cơ cấu lao động làm việc
trong các ngành kinh tế khu vực nội thành như sau:
- Khu vực I ( Nông nghiệp + Ngư nghiệp ) 6,5%
- Khu vực II ( Công nghiệp, TTCN, Xây dựng ) 39,8%
- Khu vực III ( Thương mại, dịch vụ ) 53,7%
- Tăng trưởng GDP: Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân của Hà Nội thời kỳ
1991- 2000 đạt 12,5%, thời kỳ 1996 - 2000 là 10,38%. Hà Nội là một trong số
những địa phương có tốc độ tăng trưởng cao (tốc độ tăng GDP trung bình giai đoạn
1990 - 1999 cao hơn cả nước từ 2 - 3%). Năm 2000, GDP của Hà Nội chiếm
7,22% cả nước, 41% toàn vùng đồng bằng sông Hồng và 65,47% vùng kinh tế
trọng điểm phía Bắc.
- GDP bình quân đầu người tăng từ 470 USD ( năm 1991 ) lên 915
USD
( năm 1999) và gần 990 USD vào năm 2000, gấp khoảng 2,29% lần vùng đồng
bằng sông Hồng và 2,07 lần cả nước.
- Cơ cấu kinh tế và sự phát triển của các ngành kinh tế.
Cơ cấu công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp trong nền kinh tế Hà Nội có sự
chuyển đổi , từ 29,1%; 61,9% và 9% trong năm 1990 sang 38%, 58,25 và 3,8 trong
năm 2000.
Công nghiệp: giá trị sản xuất công nghiệp thời kỳ 1991 - 1995 tăng trung
bình 13,7%; thời kỳ 1996 - 2000 tăng 15,16%. Năm 2000, tỷ trọng trong giá trị sản
xuất của 5 nhóm ngành công nghiệp trọng điểm của thành phố bao gồm cơ - kim
khí; điện - điện tử; dệt - may - giày; chế biến thực phẩm và vật liệu xây dựng
chiếm 75,7% tổng giá trị sản xuất công nghiệp.
Thành phố đã có 09 cụm công nghiệp cũ, 05 khu công nghiệp tập trung mới
được xây dựng . Nhiều mặt hàng thủ công mỹ nghệ truyền thống và nhiều làng

nghề cũng đang được phục hồi và phát triển.
Dịch vụ: Trong 10 năm qua, giá trị sản xuất của ngành dịch vụ tăng bình
quân 10,14%/ năm. Năm 1990, tỷ lệ sử dụng điện thoại tại Hà nội mới đạt -0,82
máy/100 dân , đến nay bình quân đạt 17 máy/100 dân. 100% các xã ngoại thành
cũng đều có điện thoại.
Tổng mức bán lẻ hàng hoá và dịch vụ trên thị trường xã hội tăng bình quân
24,2%/năm.
Nông nghiệp : Trong 5 năm (1996 - 2000), sản xuất nông - lâm nghiệp và
thuỷ sản đạt mức tăng trưởng bình quân 4,89%/năm. Đời sống vật chất tinh thần
của người dân ở nông thôn ngoại thành được nâng cao, mức thu nhập hiện nay tăng
2,4 lần so với năm 1990, tỷ lệ hộ giàu ở nông thôn đạt 24%.
Về thu hút các nguồn vốn : Tổng đầu tư xã hội bình quân hàng năm giai
đoạn 1996 - 2000 đạt 12.830 tỷ đồng. Đầu tư từ nguồn vốn nước ngoài trong
những năm 1992- 1996 chiếm tới 54% với tổng đầu tư xã hội thì tới năm 1999 (do
khủng hoảng tài chính - tiền tệ trong khu vực) chỉ còn chiếm 23 - 24%. Ngược lại,
tỷ trọng đầu tư từ nguồn vốn trong nước tăng mạnh và tăng ở tất cả các nguồn: vốn
Nhà nước từ 11,1% năm 1996 tăng lên 21,5% năm 2000; vốn tín dụng Nhà nước từ
1,8% lên 3,2% vốn doanh nghiệp tự đầu tư từ 17,8% tăng lên 20,3%; vốn đầu tư
của các thành phần kinh tế ngoài nhà nước từ 15,4% lên 26%; vốn nông dân tự đầu
tư từ 1,3% lên 7,1%.
Xuất nhập khẩu : Mức tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu thời kỳ 1999 -
1999 là 16,17%, đưa kim ngạch xuất khẩu trên địa bàn từ 755 triệu USD (năm
1995) lên 1.525 triệu USD (năm 2000).
Kim ngạch nhập khẩu giai đoạn 1999 -2000 tăng bình quân 18%/năm, đưa
kim ngạch nhập khẩu tăng từ 99 triệu USD (năm 1995) lên 420 triệu USD (năm
2000). Năm 1991, tỷ trọng nhập khẩu máy móc thiết bị, nguyên vật liệu phục vụ
sản xuất chỉ chiếm 42,6% tổng kim ngạch nhập khẩu, đến năm 2000 chiếm
94,74%.
Xây dựng và quản lý đô thị : Đầu những năm 1990, địa giới hành chính Thủ
đô đã được điều chỉnh từ 2.139 km

2
xuống còn 918,46km
2
. tháng 6/1998, Chính
phủ đã phê duyệt quy hoạch điều chỉnh chung của Hà Nội, tạo điều kiện cho thành
phố tập trung xây dựng và phát triển.
Một số khu đô thị mới đã được xây dựng , nhiều tuyến đường , trục đường
lớn , nút giao thông như Liễu Giải - Nguyễn Chí Thanh , Láng - Hoà Lạc, Láng
hạ , Trần Khát Chân , Đại Cổ Việt , đường Huỳnh Thúc Kháng, Hoàng Quốc
Việt... được mở rộng. Nhà ở đã được cải thiện , mức nhà ở bình quân hiện nay là
6m
2
/ người so với 4,5m
2
/ người năm1990. Tỷ lệ thu gom, xử lý rác thải tăng từ
40% ( năm 1990 ) lên 80%. Khối lượng cung cấp nước sạch tăng 2,5 lần. Diện tích
cây xanh tăng từ 1,8m
2
/ người ( năm 1990 ) lên 3,5 m
2
/ người .
Văn hoá - xã hội: Hà Nội là địa phương luôn đi đầu cả nước trong lĩnh vực
văn hoá, xã hội , thể hiện ở các mặt phổ cập trung học cơ sở (năm 1999), xoá bỏ
việc học 3 ca, tiêm chủng cho 99% trẻ em , tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng giảm từ
37% năm 1994 xuống còn 18,7% năm 2000. Tỷ lệ tăng dân số năm 1989 là 1,51%
giảm xuống còn 1,08% vào năm 1999.
2..1.3. Những lợi thế của Hà Nội trong việc thu hút đầu tư.
2.1.3.1. Là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá và khoa học kỹ thuật.
Là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá và khoa học kỹ thuật của cả nước,
Hà Nội có điều kiện thuận lợi để thực hiện quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá,

Đây cũng là một tiền đề hết sức quan trọng cho việc hình thành và phát triển nền
kinh tế tri thức trong những thập kỷ tới.
2.1.3.2. Là thị trường lớn thứ hai trong cả nước.
Với số dân đứng thứ hai trên cả nước, hà Nội cũng là thị trường lớn thứ 2
sau TPHCM. Yếu tố này đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tại Hà Nội có cơ
hội tiếp cận với thị trường thuận lợi hơn, có nguồn thông tin thị trường đầy đủ và
nhanh chóng hơn và vì thế dễ dàng có những phản ứng thích hợp và kịp thời khi
xuất hiện những biến động trên thị trường.
2.1.3.3. Nhiều cơ sở nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghiệp.
Khoa học và công nghệ ngày nay đã trở thành nhân tố quyết định cho sự
nghiệp phát triển kinh tế. Là một Trung tâm Khoa học của cả nước, Hà Nội có số
lượng các cơ sở nghiên cứu, đào tạo nhiều nhất trên cả nước. Đây là một yếu tố
quan trọng để Hà Nội có thể nhanh chóng nghiên cứu và ứng dụng những tiến bộ
khoa học công nghệ vào trong đời sống sản xuất kinh doanh.
2.1.3.4. Là đầu mối giao thông.
Với vị trí đầu mối giao thông của cả đường bộ, đường sắt, đường thuỷ và
đường không, các doanh nghiệp tại Hà Nội có thuận lợi rất lớn trong việc cung ứng
và tiêu thụ các sản phẩm cuả mình. Ngày nay, trong môi trường Internet, sự giao
tiếp hầu như không còn khoảng cách về không gian, tuy vậy vị trí địa lý vẫn còn
giữ vai trò quan trọng. Ngoài ra, với cơ sở hạ tầng về điện và viễn thông chất lượng
cao, các doanh nghiệp Hà Nội cũng có lợi thế hơn ở các địa phương khác trong
giao dịch và kinh doanh.
2.1.3.5. Nguồn lao động dồi dào, đặc biệt lao động có tay nghề cao.
Nguồn lao động Việt nam dồi dào về số lượng nhưng còn non kém về chất
lượng. Tuy vậy, Hà Nội lại có ưu thế hơn hẳn so với những địa phương khác bởi tỷ
lệ tương đối cao về lao động có tay nghề. Bên cạnh đó, với số lượng lớn các cơ sở
nghiên cứu và đào tạo tại Hà Nội, Hà Nội có khả năng cung cấp nhiều lao động có
tay nghề cao trong thời gian tới.
2.2 . Thực trạng xây dựng và khai thác sử dụng các KCN tại Hà Nội.
2.2.1. Tình hình tổ chức và quản lý.

Ban Quản lý các Khu công nghiệp và chế xuất Hà Nội được Thủ tướng
Chính phủ quyết định thành lập để quản lý các KCN và KCX trên địa bàn. Cơ cấu
tổ chức của Ban Quản lý các Khu công nghiệp và chế xuất Hà Nội hiện nay gồm :
01 Trưởng ban
02 Phó trưởng ban
06 Bộ phận chức năng :
- Văn phòng ban .
- Phòng quản lý doanh nghiệp .
- Phòng quản lý xuất nhập khẩu .
- Phòng quản lý đầu tư .
- Phòng quy hoạch môi trường .
- Trung tâm dịch vụ việc làm .
Số biên chế chính thức tại Ban Quản lý các KCN và CX Hà Nội hiện nay là
25, số lao động hợp đồng là 7.

Ban Quản lý các Khu công nghiệp và chế xuất Hà Nội đã có nhiều cố gắng
để hoạt động theo cơ chế "1 cửa, tại chỗ", giải quyết nhanh các thủ tục hành chính
cho các nhà đầu tư vào KCN . Ban quản lý được Bộ kế hoạch và Đầu tư uỷ quyền
cấp GPĐT cho các loại dự án sau đây:
+ Phù hợp với qui hoạch KCN.
+ Doanh nghiệp chế xuất có qui mô vốn đến 40 triệu USD.
+ các dự án sản xuất có qui mô vốn đến 10 triệu USD.
+ Các sự án dịch vụ công nghiệp có qui mô vốn đến 5 triệu USD.
+ Không thuộc danh mục dự án có tiềm năng ảnh hưởng lớn đến môi trường.
Tr ng banưở
Phó ban
2
Phó ban
1
Trung

tâm
d chị
vụ
vi cệ
Phòng
qu nả
lý uđầ

Phòng
quy
ho chạ
môi
tr nườ
Phòng
qu nả
lý xu tấ
nh pậ
kh uẩ
Phòng
qu nả

doanh
nghi pệ
V nă
phòng
ban
Thời gian cấp GPĐT là 15 ngày kể từ ngày cơ quan cấp GPĐT nhận được
hồ sơ hợp lệ.
Ngoài ra, Ban quản lý được Bộ Thương mại uỷ quyền cấp giấy phép xuất
nhập khẩu, cấp chứng chỉ xuất xứ hàng hoá vào các nước ASEAN, Ban quản lý tổ

chức đào tạo và cung ứng lao động cho các doanh nghiệp.
2.2.2. Quá trình hình thành và phát triển các khu công nghiệp cũ .
Các KCN cũ ( Cụm công nghiệp được hình thành từ những năm 60 -70).
Trên thực tế ở Hà Nội đã hình thành những cụm công nghiệp từ những năm
1960 đến năm 1970. Đó là những cụm công nghiệp cũ, hình thành không theo qui
hoạch như : Vĩnh Tuy, Văn Điển, Cầu Bươu, Chèm, Đức Giang, Đông Anh. Những
cụm công nghiệp này do thiếu quy hoạch nên không được xây dựng đầy đủ , không
đồng bộ về cơ sở hạ tầng , lại nằm lộn xộn xen kẽ lẫn trong các khu dân cư, bệnh xá,
cơ sở dịch vụ. Vì vậy đã gây nên nhiều khó khăn trong việc phát triển đô thị và thực
sự đang trở thành gánh nặng củaThành phố. Có thể nói sự ra đời tự nhiên của tổ hợp
một số nhà máy, xí nghiệp là do sự đòi hỏi cần thiết trong việc phát triển kinh tế
công nghiệp của thành phố, do đó chưa tính hết những khả năng phát triển của thành
phố trong tương lại, đặc biệt là vấn đề môi sinh.
Bảng 3
CÁC CỤM CÔNG NGHIỆP CHÍNH, HIỆN CÓ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
TT Các cụm công nghiệp
Số Doanh
nghiệp
Diện
tích
đất (ha)
Nhân
công
1 Minh Khai - Vĩnh Tuy - Mai Động 38 81 15.910
2 Giáp Bát - Trương Định 13 32 3.760
3 Văn Điển - Pháp Vân 14 39 59.000
4 Thượng Đình 29 76 17.270
5 Cầu Diễn - Mai Dịch 8 27 1.950
6 Gia Lâm - Yên Viên - Đức Giang 21 38 10.230
7 Đông Anh 22 68 8.280

8 Chèm 5 14 2.310
9 Cầu Bươu 5 4 1.390
Tổng cộng 155 379 120.100
Điểm yếu cơ bản của các cụm công nghiệp này là thiếu quy hoạch, xây dựng
thiếu đồng bộ, nhất là các cơ sở hạ tầng. Theo kết quả kiểm tra gần đây thì không
một nhà máy xí nghiệp nào có phương án xử lý bảo vệ môi trường, đặc biệt là
không có cơ chế quản lý hành chính nhà nước của chính quyền trên địa bàn có
KCN. Điều đó dẫn đến hiện tượng quy hoạch lộn xộn, trong khu vực nhà máy, xí
nghiệp có đủ cả các công trình phục vụ sinh hoạt như: nhà ở, trại trẻ, bệnh xá, cơ
sở dịch vụ..vv... Chính điều này giờ đây đã trở thành gánh nặng của thành phố và
bản thân các Công ty, doanh nghiệp trong quá trình giải toả để đảm bảo tính chất
thuần nhất của KCN : KCN phải là nơi chỉ dành cho sản xuất kinh doanh và được
quản lý chặt chẽ về mọi mặt.
Mặt khác, các cụm công nghiệp được hình thành từ những năm trước đây đã,
đang và sẽ nằm trong khu phát triển dân dụng của Thành phố Hà Nội, vì thế chúng
sẽ gây ảnh hưởng rất lớn về vấn đề môi trường và giao thông đô thị.
Do vậy, những KCN này bộc lộ nhiều thiết sót mà cho đến nay vẫn chưa
hoàn toàn giải quyết được , nhất là trong điều kiện hiện nay các cụm công nghiệp
cũ không thể đáp ứng được đòi hỏi yêu cầu của việc phát triển kinh tế trong quá
trình công nghiệp hoá , hiện đại hoá. Để đáp ứng được những đòi hỏi cấp bách trên
Hà nội cần phải nhanh chóng hình thành các KCN tập trung có đầy đủ cơ sở hạ
tầng, được quy hoạch đầy đủ nằm xa khu dân cư vừa có tác dụng thúc đẩy phát
triển kinh tế xã hội vừa góp phần khắc phục những hậu quả tiêu cục của các cụm
công nghiệp trước đây để lại, đó chính là một giải pháp lâu dài cho Công nghiệp
Hà Nội trong những năm phát triển sau này.
2.2.3. Quá trình xây dựng và hình thành các KCN của Hà Nội.
Ngoài các KCN cũ đã có, Thành phố đang sắp xếp củng cố để nâng cao hiệu
quả và đi đúng quĩ đạo KCN theo định hướng chung của Chính phủ. 5 Khu Công
nghiệp trên địa bàn Hà Nội đã được Nhà nước cấp giấy phép hoạt động theo qui
chế KCN, KCX, KCNC ban hành kèm theo Nghị định 36/CP ngày 24/4/1997, đó

là: KCN Sài đồng B, KCN Nội Bài, KCN Hà Nội - Đài Tư, KCN Daewoo - Hanel
và KCN Thăng Long.
KCN Sài đồng B.
Chủ đầu tư công trình hạ tầng kỹ thuật là công ty Điện tử Hanel bằng nguồn
vốn trong nước - Năm cấp giấy phép 1996 .
Tổng diện tích : 97 ha, trong đó đất xây dựng KCN: 79ha.
Giai đoạn I: 30 ha đã được lấp đầy diện tích 100%. Với sự hoạt động của 8
doanh nghiệp trong đó có một doanh nghiệp chế xuất 100% vốn nước ngoài , 7
doanh nghiệp liên doanh giữa nước ngoài với Việt nam.
Giai đoạn II: 18ha, đã triển khai xây dựng Cơ sở hạ tầng 9,1 ha , đến tháng
6/2000 đã lấp đầy diện tích và đang giải phóng mặt bằng 9 ha còn lại để phấn đấu
cuối năm 2001 sẽ lấp đầy và phủ kín 100% diện tích. KCN này đang phấn đấu để
"nhà tư không phải chờ đất và có đất để đầu tư xây dựng xí nghiệp trong KCN".
Hướng ưu tiên cho đầu tư vào KCN này là các sản phẩm điện tử và các sản
phẩm không có chất thải gây ô nhiễm môi trường.
Cho đến hết năm 2000 đã có 23 dự án đầu tư được cấp giấy phép đầu tư vơi
tổng số vốn đăng ký đầu tư là 289 triệu USD.
KCN Hà Nội - Đài Tư:
100% là vốn đầu tư hạ tầng kỹ thuật của phía Đài Loan - Năm được cấp giấy
phép 1995.
Tổng diện tích :40 ha.
Đang tích cực hoàn thiện nhanh toàn bộ Cơ sở hạ tầng 40 ha, vào tháng
4/2000 Cơ sở hạ tầng đã cơ bản được xây dựng. Tính đến tháng 6 năm 2000 vừa
qua đã có 04 trong tổng số 17 xí nghiệp của các nhà đầu tư Đài Loan được cấp giấy
phép đầu tư triển khai xây dựng nhà máy, trong năm 2001 KCN cũng sẽ được lấp
đầy diện tích , đó là quyết tâm của các nhà đầu tư Đài Loan đã đăng ký đầu tư vào
KCN này.
Hướng ưu tiên đầu tư vào KCN này là các sản phẩm điện tử, chế biến nông
sản thực phẩm, may mặc và sản xuất các đồ dùng gia đình.
Cho đến hết năm 2000 đã có 04 dự án đầu tư được cấp giấy phép đầu tư với

tổng số vốn đăng ký đầu tư là 6,21 triệu USD.
KCN Thăng Long:
Xây dựng hạ tầng kỹ thuật là Công ty liên doanh giữa tập đoàn Sumitomo và
Công ty cơ khí Đông Anh- Năm cấp giấy phép 1997.
Tổng diện tích: 121 ha, trong đó đất xây dựng công nghiệp: 121 ha.
Đây là liên doanh giữa tập đoàn SUMITOMO và Công ty Cơ khí Đông Anh,
bằng phương pháp xây dựng tạo lập mặt bằng tiên tiến thông qua sáng kiến của các
chuyên gia Việt nam và Nhật Bản; hút cát ướt trực tiếp từ sông Hồng vừa chắc nền
móng vừa tiết kiệm chi phí san lấp, tạo dựng mặt bằng KCN này và tháng 6/2000
đã hoàn thành, khai trương và ngay từ bây giờ đã có nhiều các nhà đầu tư trong và
ngoài nước đặt vấn đề thuê đất với diện tích lớn và ngay trong năm 2000 đã có ba
xí nghiệp được cấp giấy phép hoạt động mở đầu cho hàng loạt các xí nghiệp khác
vào đầu tư tại KCN này.
Hướng ưu tiên đầu tư vào KCN là các sản phẩm điện tử, viễn thông và các
sản phẩm công nghiệp tiêu dùng khác.
Cho đến hết năm 2000 đã có 02 dự án đầu tư được cấp giấy phép đầu tư vơi
tổng số vốn đăng ký đầu tư là 9,4 triệu USD.
KCN Nội Bài - Sóc Sơn:
Xây dựng hạ tầng kỹ thuật là Công ty liên doanh giữa Công ty Renong
Malaysia và Công ty Xây dựng Công nghiệp của Việt nam
Năm cấp giấy phếp 1994
Tổng diện tích : 100ha, trong đó đất xây dựng KCN: 100ha.
Đã hoàn thành Cơ sở hạ tầng giai đoạn I với 50 ha đất, đã có 03 nhà máy
hoạt động trong ngành nội địa hoá sản xuất phụ tùng xe máy, ô tô, sản xuất khung
nhà thép tiền chế với khẩu độ lớn theo tiêu chuẩn quốc tế phục vụ cho sản xuất
khẩu và tiêu thụ nội địa. Cuối năm 1999, Thành phố Hà Nội đã chính thức bàn giao
sử dụng con đường 131 nối trực tiếp từ quốc lộ 2 trên đường cao tốc Thăng Long
đến KCN tạo nên một ưu thế để KCN này phát huy tối đa lợi thế về đi lại (so với đi
đường cũ tiết kiệm từ 15 đến 25 phút). Mặt khác, KCN này nằm trong vùng kinh tế
được hưởng chế độ miễn phí giảm thuế lợi tức theo Nghị định 24/2000/NĐ-CP

ngày 31/7/2000 của Chính phủ quy định chi tiết Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt
nam. Đây cũng là một địa chỉ hấp dẫn của nhà đầu tư. Đầu năm 2000 đã có nhiều
nhà đầu tư, tập đoàn công nghiệp sản xuất phụ tùng ô tô, xe máy, điện đến làm việc
với KCN Nội Bài - Sóc Sơn đặt vấn đề thuê đất.
Hướng ưu tiên cho đầu tư vào KCN này là các sản phẩm cơ khí, máy móc,
KCN nằm trên địa bàn khuyến khích đầu tư, được hưởng ưu đãi của nhà nước Việt
nam.
Cho đến hết năm 2000 đã có 04dự án đầu tư được cấp giấy phép đầu tư vơi
tổng số vốn đăng ký đầu tư là 40,4 triệu USD.
KCN Sài Đồng A.
Xây dựng hạ tầng kỹ thuật là công ty liên doanh giữa tập đoàn Daewoo và
Công ty Điện tử Hanel - Năm cấp giấy phép 1996.
Tổng diện tích : Diện tích 407 ha được quy hoạch làm 3 chức năng: KCN
197 ha, khu nhà ở 100 ha và 110 ha làm công viên, vườn hoa. Trong đó KCN sẽ
được xây dựng và phát triển vào năm 2001.
Đây là liên doanh giữa tập đoàn DAEWOO Hàn Quốc với Công ty Điện tử
Hà Nội (HANEL). Do sự hồi phục của nền kinh tế Hàn Quốc sau cuộc khủng
hoảng tài chính - tiền tệ khu vực và sự tiến triển tốt của môi trường đầu tư của
nước ta nói chung và Hà Nội nói riêng hi vọng rằng tập đoàn này sẽ cùng với phía
Việt nam nhanh chóng triển khai dự án trong năm 2001.
2.2.4. Tình hình khai thác , sử dụng và những kết quả đã đạt được .
2.2.4.1. Tình hình sử dụng đất và giá thuế đất.
Tổng diện tích 5 khu công nghiệp tập trung của Hà nội hiên nay khoảng 765
ha. Trong đó đất để xây dựng KCN là 597 ha, còn lại để xây dựng khu thương mại,
nhà ở, khu công viên cây xanh (khu đô thị mới liền kề phục vụ KCN).
Tính đến nay đã có hơn 80 ha đất thuộc 2 KCN được xây dựng xong hạ tầng
kỹ thuật giai đoạn I, trong đó: KCN Nội Bài 50 ha, Sài Đồng B 39 ha, chiếm 15%
trên tổng số đất dành xây dựng khu công nghiệp. Các khu Thương mại, nhà ở, khu
công viên cây xanh kề bên các KCN hiện nay còn chưa được phê duyệt dự án (dự
tính để hoàn thành hạ tầng 5 KCN này cần 250 triệu USD và 170 tỷ đồng (VNĐ)

vốn đầu tư).
Giá thuê đất hiện nay tuỳ thuộc vào diện tích thuê, thời gian thuê, có thể trả
từng năm hoặc cả đời dự án. Mức giá cụ thể kể cả phí hạ tầng không quá 2,5
USD/m
2
/ năm. Doanh nghiệp có thể thoả thuận mức giá thấp hơn với Công ty kinh
doanh cơ sở hạ tầng khu công nghiệp.
2.2.4.2. Tình hình đầu tư , sản xuất trong các KCN của Hà nội.
Cho đến 2000 đã có 4/5 KCN tiếp nhận các dự án đầu tư vào sản xuất công
nghiệp, đó là: KCN Sài Đồng B. Nội Bài, Thăng Long, Hà Nội - Đài Tư. Đến hết
năm 2000, đã có 33 dự án được cấp GPĐT vào trong KCN với tổng số vốn đăng
ký đầu tư trên 345 triệu USD: trong đó: KCN Sài Đồng B có 23 dự án với tổng số
vốn đăng ký đầu tư là 289 triệu USD; KCN Bội Bài có 4 dự án với tổng số vốn
đăng ký đầu tư là: 40,4 triệu USD; KCN Hà Nội - Đài tư có 4 dự án với tổng số
vốn đăng ký đầu tư: 6,21 triệu USD; KCN Thăng Long có 2 dự án với tổng số vốn
đăng ký đầu tư là 9,4 triệu USD.
Có 14 dự án đã hoạt động với tổng số vốn đăng ký gần 313 triệu USD, trong
đó vốn thực hiện 292 triệu USD (chiếm 93,2%).
2.2.4.3. Những kết quả bước đầu.
"5 năm là một thời gian không dài, song với sự quan tâm chỉ đạo của Lãnh
đạo Thành phố, với sự cố gắng nỗ lực của đội ngũ cán bộ và sự năng động sáng tạo
của bộ máy lãnh đạo. Ban Quản lý các KCN và CX Hà Nội đã thu được những kết
quả bước đầu Góp phần thiết thực cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của Thủ
đô trong thời gian qua".
KCN đầu tiên tại Hà Nội (Khu Sài đồng B) đã được Chính phủ cấp giấy phép
vào năm 1997 với 5 doanh nghiệp có sẵn cụm công nghiệp Gia lâm trước đây có tổng
số vốn đăng ký 265,4 triệu USD, chiếm diện tích 23 ha. Từ đó đến nay, 4 KCN nữa đã
được hình thành tại Hà Nội với tổng diện tích quy hoạch là 765 ha, đã cấp giấy phép
cho 33 dự án đầu tư vói tổng số vốn đầu tư 345,8 triệu USD .Sự ra đời 5 Khu Công
nghiệp trên đã được lãnh đạo Thành phố đánh giá là nhân tố quan trọng thúc đẩy tốc độ

tăng trưởng kinh tế, tạo thêm nhiều việc làm, hỗ trợ mạnh mẽ cho quá trình chuyển đổi
cơ cấu kinh tế trên địa bàn Thủ đô.
Bảng 4 : Tình hình cấp giấy phép đầu tư và vốn đăng ký (1997 - 2000)
1997 1998 1999 2000 Tổng
Số GFĐT 15 3 2 13 33
Vốn đ/ ký và đ/ chỉnh
vốn (tr. USD)
307.6 4.4 9.7 24.1 345.8

×