Tải bản đầy đủ (.docx) (32 trang)

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG Ở HUYỆN CHƯƠNG MỸ HÀ TÂY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (239.69 KB, 32 trang )

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG Ở HUYỆN
CHƯƠNG MỸ HÀ TÂY.
I. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội ảnh hưởng đến sự phát triển của làng
nghề truyền thống ở huyện Chương Mỹ.
Chương Mỹ là huyện liền kề với thủ đô Hà Nội, cách thị xã Hà Đông 10km, Hà
Nội 20km về phía Tây. Huyện có diện tích tự nhiên 23.294ha, đất nông nghiệp
14.282ha, toàn huyện có 31 xã và 02 thị trấn (Xuân Mai và Chúc Sơn), dân số có
27,3 vạn, có 57 nghìn hộ, 136.260 lao động. Đất nông nghiệp bình quân
533m
2
/người. Là huyện có nghề mây tre giang đan truyền thống. Là vùng đất có
cảnh quan đẹp, có truyền thống lịch sử lâu đời, có nhiều di tích lịch sử danh lam
thắng cảnh: Chùa Trầm, Chùa Chăm Gian, núi Hoả Tinh, là quê hương của Nhà sử
học Ngô sỹ Liên, đô đốc Đặng Tiến Đông... Nhiều di tích đã được Nhà nước xếp
hạng. Chương Mỹ có 02 khu vực Miếu Môn, Xuân Mai đã được chính phủ phê
duyệt quy hoạch trong chuỗi đô thị Miếu Môn-Xuân Mai, Hoà Lạc. Tuy nhiên
Chương Mỹ cũng là huyện nằm trong vùng phân lũ của Trung Ương.
1. Điều kiện tự nhiên.
• Địa hình của huyện Chương Mỹ: Được chia là 2 vùng:
- Vùng Trung Du: Gồm các xã nằm ở phía Tây huyện: Trần phú, Hữu Văn,
Mỹ Lương, Tân Tiến, Nam Phương Tiến, Thuỷ Xuân Tiên, Thị trấn Xuân
Mai, Đông Sơn, Thanh Bình, Tiên Phương (gồm 09 xã và 01 thị trấn).
- Vùng Đồng Bằng: Gồm 22 xã và 01 thị trấn.
• Khí hậu: Huyện Chương Mỹ nằm ở trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa,
chia làm 4 mùa rõ rệt: Xuân-Hạ-Thu-Đông.
Số giờ nắng trung bình là 1460-1560 giờ nắng/1 năm, cao nhất vào tháng 6,
đạt 180 giờ/tháng, thấp nhất vào tháng 01, đạt 90 giờ/tháng.
Nhiệt độ trung bình năm là 20
0
C, nhiệt độ cao nhất là 38
0


C, nhiệt độ thấp
nhất là 9
0
C (vào tháng 1 và tháng 2), lượng mưa bình quân 1.700mm/năm.
Huyện Chương Mỹ có sông Đáy chảy qua địa phận huyện dài 28km từ xã
Phụng Châu đến xã Hoà Chính.
• Tài nguyên đất đai:
Tổng diện tích đất tự nhiên của huyện Chương Mỹ là: 23.294,15ha
Trong đó:
- Đất nông nghiệp : 14.282,1ha, chiếm 61,3%
- Đất lâm nghiệp : 585,6ha, chiếm 2,51%
- Đất chuyên dùng : 5.034,18ha, chiếm 21,61%
- Đất thổ cư : 1.206,07ha, chiếm 5,18%
- Đất chưa sử dụng và sông ngòi-núi đá vôi: 2.186,21ha, chiếm 9,39%
- Vùng sản xuất lương thực, rau mầu tập trung ở các xã nằm ven sông Đáy ở
phía Đông huyện (gồm 22 xã và 01 thị trấn).
- Vùng sản xuất cây công nghiệp hàng năm và cây ăn quả lâu năm tập trung
ở các xã phía Tây huyện (gồm 9 xã và 01 thị trấn).
Tài nguyên khoáng sản của Chương Mỹ khá phong phú và đa dạng.
- Trữ lượng đá các loại khoảng 5 triệu m
3
nằm ở các xã: Trần phú, Tân Tiến,
Mỹ Lương, Nam Phương Tiến, Thuỷ Xuân Tiên.
- Đá vôi tập trung ở các xã: Trần Phú, Nam Phương Tiến.
• Tài nguyên nước: huyện Chương Mỹ có 03 hồ lớn: Hồ Đồng Sương, Văn
Sơn, Miễu, trữ lượng nước: 15 triệu m
3
, phục vụ tưới cho các xã: Trần Phú,
Hữu Văn, Mỹ Lương, Tân Tiến, Thuỷ Xuân Tiên, Thị trấn Xuân Mai.
2. Điều kiện kinh tế xã hội.

2.1. Về điều kiện kinh tế.
Vị trí địa lý: Vị trí của huyện rất thuận lợi cho việc phát triển kinh tế-xã hội,
huyện có hệ thống giao thông đường bộ gồm có: Quốc lộ số 6 đi qua huyện với
tổng chiều dài là: 19km, Quốc lộ 21 với tổng chiều dài 18km, tỉnh lộ 80 với tổng
chiều dài là 20km.
Hiện nay tất cả các hệ thống đường trục huyện đã được nâng cấp đổ bê tông
hoặc thâm nhập nhựa theo chương trình vốn phân, chậm lũ và chương trình WB2.
Hệ thống điện thoại: Số máy điện thoại hiện có trong huyện Chương Mỹ có
8.031 máy, bình quân đạt 2,97 máy/100 dân. Toàn huyện có 25 điểm bưu điện văn
hoá xã, và 08 bưu cục phục vụ, như vậy huyện có 33/33 điểm phục vụ, đã phủ sóng
di động tại Thị trấn Xuân Mai và Thị trấn Chúc Sơn (diện tích phủ sóng đạt 80%)
Huyện Chương Mỹ hiện có 150 doanh nghiệp đang hoạt động, trong đó doanh
nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài 03, doanh nghiệp của Trung Ương, của Tỉnh 14,
còn lại là các Công ty TNHH và doanh nghiệp của địa phương. Hàng năm tạo ra
giá trị hàng hoá là: 1.600 tỷ, tạo việc làm cho 7.484 lao động, trong đó lao động
của Huyện là: 6.297 chiếm 84%.
Huyện có tiềm năng về du lịch với các di tích lịch sử được xếp hạng quốc gia:
Chùa Trăm gian, chùa Trầm, bước đầu đã hình thành du lịch làng nghề: Làng nghề
mây tre giang Phú Vinh, du lịch sinh thái: Làng nghề Tiên Lữ. Hàng năm thu hút
khoảng 10 vạn khách thăm quan du lịch, trong đó có hàng trăm đoàn khách nước
ngoài.
2.2. Về điều kiện xã hội.
Về mặt hành chính huyện Chương Mỹ có 33 xã và thị trấn với 229 thôn, làng.
Hiện nay Đảng bộ huyện Chương Mỹ có 79 Đảng bộ trực thuộc, trong đó có 47
Đảng bộ cơ sở, Chi bộ có 32. Tổng số đảng viên toàn Đảng bộ đến 31/12/2003 là
6954 đồng chí, sinh hoạt ở 302 Chi bộ trong đó 33 Đảng uỷ trực thuộc Huyện uỷ,
còn lại là Chi bộ trực thuộc Đảng uỷ cơ sở.
Tổng dân số toàn huyện đến ngày 31/12/2003 là: 273.000 người, gồm Dân tộc
Kinh chiếm 99,6%, dân tộc Mường chiếm 0,4%.
Trong đó nam 131.600; nữ 142.014

Mật độ dân số bình quân 1.159người/km
2
.
Dân số sống ở thị trấn: 26.195 người chiếm 9,8%
Dân số sống ở nông thôn: 247.419 người chiếm 90,2%
Tổng số lao động 136.260 lao động, chiếm 49,9%. Trong đo:
- Lao động sản xuất Nông nghiệp 78.000 lao động, chiếm 57,2%
- Lao động sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp 45.000 lao động chiếm
33%.
- Lao động trong thương mại và dịch vụ 13.260 lao động, chiếm 9,8%.
- Về giáo dục, toàn huyện có 39 trường tiểu học; phổ thông trung học cơ sở:
36 trường, trường phổ thông trung học và trung tâm hướng nghiệp dạy nghề:
06; Năm học 2002-2003 toàn huyện có 66.223 học sinh đi học. Hiện nay
100% số trường học đã được cao tầng hoá và kiên cố hoá, không còn tình
trạng học sinh học ca 3; 100% số xã trong huyện đã đạt tiêu chuẩn phổ cập
tiểu học và trung học cơ sở. Hàng năm có trên 300 cháu đỗ và các trường
Cao đẳng, Đại học.
- Công tác y tế được quan tâm với một bệnh viện cấp huyện và 03 phòng
khám khu vực, 33 trạm xá xã đều có bác sỹ. Công tác dân số kế hoạch hoá
gia đình có nhiều tiến bộ. Tỷ lệ dân số phát triển tự nhiên năm 2003 là
1,47%, tỷ lệ sinh con thứ 3 là: 14,8%.
II. Thực trạng phát triển làng nghề truyền thống ở Huyện.
1. Các điều kiện để một làng được công nhận là làng nghề truyền thống ở
Chương Mỹ.
1.1. Mục đích.
Nhằm vận động nhân dân các địa phương trong huyện, tỉnh xây dựng, phát triển
ngành nghề, làng nghề truyền thống, cổ truyền, làng nghề mới sản xuất công
nghiêp-tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn quản lý, thực hiện chuyển dịch cơ cấu
kinh tế nông nghiệp – công nghiệp – dịch vụ theo hướng công nghiệp hoá - hiện
đại hoá nông nghiệp và nông thôn, tăng cường công tác quản lý Nhà nước về công

nghiêp-tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn.
Xây dựng nông thôn mới, phát triển ngành nghề, làng nghề phải gắn với công
tác quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội; quy hoạch, kế hoạch phát triển
công nghiêp-tiểu thủ công nghiệp, bảo vệ môi trường của từng vùng, từng xã theo
đinh hướng XHCN
Tạo thuận lợi để làng nghề công nghiêp-tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ gắn bó
với các hoạt động văn hoá du lịch, giao lưu kinh tế.
Làm cơ sở để xây dựng, phát triển, xét công nhận làng nghề.
1.2. Tiêu chuẩn làng nghề Công nghiệp-Tiểu thủ công nghiệp.
a) Chấp hành tốt các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và mọi quy
định hợp pháp của chính quyền địa phương.
b) Số hộ hoặc lao động làm nghề công nghiêp-tiểu thủ công nghiệp ở làng đạt
từ 50% trở lên so với tổng số hộ hoặc lao động của từng làng.
c) Giá trị sản xuất và thu nhập từ công nghiêp-tiểu thủ công nghiệp ở làng
chiểm tỷ trọng trên 50% so với tổng giá trị sản xuất và thu nhập của làng
trong năm. Đảm bảo vệ sinh môi trường theo các quy định hiện hành.
d) Có hình thức tổ chức phù hợp, chịu sự quản lý Nhà nước của chính quyền địa
phương, gắn với các mục tiêu kinh tế xã hội và làng văn hoá của địa phương.
Tên nghề của làng phải được gắn với tên làng: Nừu là làng nghề truyền thống,
cổ truyền còn tồn tại và phát triển thì lấy nghề đó đặt tên cho nghề của làng. Nừu
làng có nhiều nghề phát triển, sản phẩm nghề nào nổi tiếng nhất thì nên lấy nghề
đó đặt tên nghề của làng, hoặc trong làng có nhiều nghề không phải làng nghề
truyền thống hay chưa có sản phẩm nghề nào nổi tiếng thì tên nghề của làng nên
dựa vào nghề nào có giá trị sản xuất và thu nhập cao nhất để đặt tên nghề gắn với
tên làng. Việc đặt tên nghề của làng do nhân dân bàn bạc thống nhất và chính
quyền địa phương xem xét đề nghị.
Các tiêu chuẩn trên của làng nghề được ổn định và đạt từ 3 năm trở lên, hàng
năm có tổ chức theo dõi và cứ 3 năm UBND tỉnh xét công nhận một lần.
1.3. Yêu cầu tổ chức xét duyệt, công nhận làng nghề.
- Các địa phương có nghề sản xuất công nghiêp-tiểu thủ công nghiệp phát

triển, kể cả làng nghề truyền thống, cổ truyền, làng nghề mới do nhân dân tự
suy tôn đều phải đăng ký xây dựng làng nghề, nếu đạt được các tiêu chuẩn
quy định thì có thể đề nghị xét công nhận là làng nghề.
- UBND xã, phường, thị trấn có văn bản đề nghị, được UBND huyện, thị xã
đồng ý, gửi hồ sơ trực tiếp về Sở Công nghiệp Tỉnh để Sở Công nghiệp chủ
trì thống nhất với các sở, ban, ngành liên quan ở tỉnh và trình UBND tỉnh xét
công nhận.
- Nếu 3 năm liền không đạt các tiêu chuẩn làng nghề, UBND xã, phường, thị
trấn báo cáo UBND huyện, thị xã và Sở Công nghiệp để báo cáo UBND tỉnh
dừng công nhận làng nghề.
1.4. Trách nhiệm, quyền lợi của làng nghề.
1.4.1. Về trách nhiệm của làng nghề.
- Tổ chức tuyên truyền, vận động nhân dân hăng hái tham gia xây dựng, phát
triển ngành nghề, làng nghề.
- Xây dựng làng nghề tiếp tục phát triển, động viên các nghệ nhân, thợ giỏi
tham gia đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh phát triển các mặt hàng mà pháp
luật cho phép, góp phần xây dựng kinh tế địa phương ngày một phát triển,
hoàn thành tốt các nghĩa vụ với Nhà nước.
- Xây dựng, phát triển làng nghề từng bước gắn với xây dựng làng văn hoá và
các phong trào xã hội khác.
- Chấp hành tốt các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước đã ban hành
và hàng năm gửi báo cáo tình hình hoạt động của làng nghề về Sở Công
nghiệp tỉnh.
- Thường xuyên đi sâu nghiên cứu cải tiến thiết bị công nghệ sản xuất đa dạng
hoá mẫu mã sảm phẩm chất lượng cao, du nhập nghề mới, sảm phẩm mới để
chiếm lĩnh thị trường, đồng thời đảm bảo vệ sinh, môi trường để duy trì sự
tồn tại của làng nghề.
1.4.2. Về quyền lợi.
- Được thực hiện các chế độ ưu đãi theo quy định của Nhà nước và được
hưởng chính sách khuyến công, vay vốn, giải quyết đất đai, xây dựng cơ sở

hạng tầng... theo dự án được duyệt.
- Được Nhà nước bảo hộ quyền sở hữu bản quyền công nghiệp.
- Được đào tạo, bồi dưỡng tham gia các lớp học nghề cán bộ quản lý, nghệ
nhân, công nhân lành nghề theo quy định của Nhà nước.
1.5. Tổ chức thực hiện.
- UBND xã, phường, thị trấn phân công cán bộ theo dõi, quản lý làng nghề,
tập hợp các thông tin kiến nghị của cán bộ, người làm nghề, giải thích cho
mọi người biết, nếu vượt thẩm quyền thì báo cáo cấp trên xem xét, giải
quyết theo quy định.
- Các Sở, ban, ngành theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được phân cấp,
phối hợp với UBND các huyện, thị xã tổ chức hướng dẫn các địa phương
(làng) phấn đấu xây dựng, phát triển ngành nghề, làng nghề đến năm 2005,
toàn huyện có 20 làng (phấn đấu 2010 toàn tỉnh có 150 làng) công nghiêp-
tiểu thủ công nghiệp đạt tiêu chuẩn theo quy định.
- Hàng năm, Giám đốc Sở Công nghiệp phối hợp với các sở, ban, ngành có
liên quan, UBND các huyện, thị xã tiến hành tổng kết việc khôi phục, nhân
cấy nghề và xây dựng phát triển làng nghề, gắn với công tác tổng kết công
nghiệp-tiểu thủ công nghiệp của địa phương.
- Quá trình thực hiện cần tổ chức rút kinh nghiệm, bổ xung hoàn thiện quy
định về làng nghề.
2. Thực trạng phát triển của làng nghề truyền thống.
2.1. Số lượng, quy mô và tình hình phát triển của các làng nghề truyền
thống.
Tính cho đến ngày 09/07/2003 thì Huyện Chương Mỹ đã được công nhận 15
làng nghề truyền thống đạt yêu cầu mà Tỉnh Hà Tây đề ra. Mục tiêu của Huyện uỷ,
UBND đến 2005 sẽ tiếp tục công nhân 5 làng nghề nữa đạt tiêu chuẩn đề ra.
15 làng nghề này được công nhận theo 3 đợt:
Đợt 1: Ngày 17/03/2001 Quyết định số 315 (27/03/2001) của UBND tỉnh Hà
Tây công nhận 2 làng nghề đạt tiêu chuẩn.
- Làng nghề Mây tre đan Phú Vinh (xã Phú Nghĩa):

Tổng số hộ là 541 hộ, trong đó số hộ sản xuất Công nghiệp – tiểu thủ công
nghiệp là 500 hộ, chiếm tỷ lệ 92%.
Tổng số lao động là 1078 người, trong đó lao động sản xuất Công nghiệp – tiểu
thủ công nghiệp là 1002 người, chiếm tỷ lệ 93%.
Tổng giá trị sản xuất là 5,7 tỷ đồng, trong đó giá trị sản xuất công nghiệp – tiểu
thủ công nghiệp là 3,6 tỷ đồng chiếm tỷ lệ 63%.
Thu nhập bình quân 1,72 triệu đồng/người/năm, trong đó thu nhập bình quân từ
sản xuất Công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp là 1,75 triệu đồng/người/năm.
Nghề mây tre giang đan Phú Vinh đã có trên 100 năm nay, từ thời thực dân
Pháp còn đang đô hộ nước ta. Lúc đầu chỉ có một số hộ làm đem bán tại thị trường
Hà Nội. Khi thực dân Pháp chiếm đóng đã đưa các hàng mây tre giang đan về
nước. Đất nước hoà bình, nghề mây tre giang đan Phú Vinh phát triển mạnh vì
được đem bán ở nhiều nước. Đến năm 1986 thì 100% số hộ ở Phú Vinh đã làm
nghề này. Từ khâu khai thác vật liệu, chế biến sản phẩm, ký kết hợp đồng xuất
khẩu, đóng Côngtennơ hàng để đưa đi đều được người làng Phú Vinh làm thành
thạo. Mẫu mã hàng ở đây vừa phong phú, vừa đẹp vì Phú Vinh gần như được coi là
đất tổ nghề này.
- Làng nghề Mây tre đan + Mộc Phù Yên (xã Trường Yên):
Tổng số hộ là 568 hộ, trong đó số hộ sản xuất Công nghiệp – tiểu thủ công
nghiệp là 510 hộ, chiếm tỷ lệ 88%.
Tổng số lao động là 1447 người, trong đó lao động sản xuất Công nghiệp – tiểu
thủ công nghiệp là 1261 người, chiếm tỷ lệ 87%.
Tổng giá trị sản xuất là 12,5 tỷ đồng, trong đó giá trị sản xuất công nghiệp –
tiểu thủ công nghiệp là 8,3 tỷ đồng chiếm tỷ lệ 66%.
Thu nhập bình quân 2,77 triệu đồng/người/năm, trong đó thu nhập bình quân từ
sản xuất Công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp là 2,8 triệu đồng/người/năm.
Những năm 1970, nghề mây tre giang đan xuất khẩu bắt đầu có ở Phù Yên. Lúc
ấy, bà con ở đây làm để bán cho các ông chủ, bà chủ của các xã bạn. Nghề phát
triển dần va đến nay đã trở thành nghề chính của thôn. 95% số hộ trong làng tham
gia làm nghề. Nghề đã giải quyết được việc làm cho cả số lao động phụ. Sản phẩm

ở đây đều thông qua tổ hợp tác mây tre giang đan xuất khẩu thu mua gom và xuất
đi nước ngoài, không bán qua địa phương khác. Nhiều hộ đã được giải quyết đất để
mở rộng sản xuất và làm ăn lớn.
Song song với nó thì nghề Mộc mặc dù không nhiều về quy mô nhưng nó cũng
có những đóng góp không nhỏ về kinh tế cũng như những giá trị về văn hoá, nhân
văn cho làng. Tạo công ăn việc làm 303 lao động trong lĩnh vực nghề mộc, đem lại
thu nhập bình quân/người/năm từ 3,6 triệu-3,9 triệu (khoảng
202.076đ/người/tháng).
Đợt 2: Ngày 01/11/2001) UBND Tỉnh công nhận 7 làng nghề theo quyết định
số 1769.
- Làng nghề mây giang đan Quan Châm (xã Phú Nghĩa):
Tổng số hộ là 147 hộ, trong đó số hộ sản xuất Công nghiệp – tiểu thủ công
nghiệp là 129 hộ, chiếm tỷ lệ 88%.
Tổng số lao động là 285 người, trong đó lao động sản xuất Công nghiệp – tiểu
thủ công nghiệp là 247 người, chiếm tỷ lệ 86%.
Tổng giá trị sản xuất là 1,18 tỷ đồng, trong đó giá trị sản xuất công nghiệp –
tiểu thủ công nghiệp là 1,07 tỷ đồng chiếm tỷ lệ 58%.
Thu nhập bình quân 2,0 triệu đồng/người/năm, trong đó thu nhập bình quân từ
sản xuất Công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp là 2,0 tỷ đồng/người/năm.
Quan Châm có nghề đan may giang xuất khẩu từ lâu đời. Trước đây, hàng mây
đan chỉ nhằm phục vụ sinh hoạt trong nước. Sau này, khi những sản phẩm may đan
được người Đông Âu mến mộ thì hàng ở đây đã được xuất đi thông qua các hiệp
định thương mại. Hiện nay, nghề mây đan càng phát triển mạnh vì ngoài thị trường
Đông Âu, hàng còn được đưa sang các nước: Hồng Kông, Hà Quốc, Nhật Bản...
hầu hết các nước kinh tế phát triển mạnh đều rất thích dùng hàng mây tre đan vì
ngoài yếu tố thẩm mỹ, mặt hàng này lại rẻ tiền và khi hỏng thì không gây ô nhiễm
môi trường.
- Làng nghề mây tre giang đan Khê Than (xã Phú Nghĩa):
Tổng số hộ là 108 hộ, trong đó số hộ sản xuất Công nghiệp – tiểu thủ công
nghiệp là 88 hộ, chiếm tỷ lệ 81%.

Tổng số lao động là 197 người, trong đó lao động sản xuất Công nghiệp – tiểu
thủ công nghiệp là 158 người, chiếm tỷ lệ 80%.
Tổng giá trị sản xuất là 1,07 tỷ đồng, trong đó giá trị sản xuất công nghiệp –
tiểu thủ công nghiệp là 0,55 tỷ đồng chiếm tỷ lệ 51%.
Thu nhập bình quân 1,8 triệu đồng/người/năm, trong đó thu nhập bình quân từ
sản xuất Công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp là 1,9 triệu đồng/người/năm.
Đây cũng là làng nghề nổi tiếng, có từ hơn 100 năm nay. Từ năm 1986 thì 99%
số hộ trong làng nghề này tuỳ theo mức độ từng nhà. Ngoài số lao động chính làm
nghề thì hơn 200 lao động phụ trong làng cũng tham gia làm suốt ngày. Nhờ đó,
thu nhập của bà con ngày một tăng, đời sống được cải thiện. Trước đây, hàng của
Khê Than xuất khẩu đi các nước nhờ Công ty xuất nhập khẩu tỉnh. Hiện nay, hầu
hết các nước ưa chuộng hàng mây tre đan thì đều đã có mặt hàng của Khê Than
nhưng đều do các ông chủ, bà chủ Khê Than đảm nhận từ đầu đến cuối.
- Làng nghề mây tre giang đan Lam Điền (xã Lam Điền):
Tổng số hộ là 486 hộ, trong đó số hộ sản xuất Công nghiệp – tiểu thủ công
nghiệp là 448 hộ, chiếm tỷ lệ 92%.
Tổng số lao động là 1622 người, trong đó lao động sản xuất Công nghiệp – tiểu
thủ công nghiệp là 1314 người, chiếm tỷ lệ 81%.
Tổng giá trị sản xuất là 5,173 tỷ đồng, trong đó giá trị sản xuất công nghiệp –
tiểu thủ công nghiệp là 3,5 tỷ đồng chiếm tỷ lệ 68%.
Thu nhập bình quân 1,43 triệu đồng/người/năm, trong đó thu nhập bình quân từ
sản xuất Công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp là 1,3 tỷ đồng/người/năm.
Những năm 1960, thôn Lam Điền có một vài gia đình nên Phú Vinh học nghề
mây tre đan. Thấy nghề cũng có thêm thu nhập và giải quyết được việc làm lúc
nông nhàn nên anh em, họ hàng đã dạy cho nhau. Càng về những năm gần đây,
nghề mây tre đan càng phát triển mạnh vì có nơi tiêu thụ tốt. Sản phẩm ngày càng
đa dạng, phong phú. Người lao động của địa phương cũng dồi dào nên giá trị sản
lượng tăng lên nhanh chóng. Nếu năm 1996, giá trị hàng Thủ công nghiệp của Lam
Điền mới được 2,3 tỷ đồng, thì đến năm 2000 đã nên 3,5 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 68%
là nguồn thu nhập chính của người dân nơi đây.

- Làng nghề mây tre đan Yên Kiện (xã Đông Phương Yên):
Tổng số hộ là 282 hộ, trong đó hộ sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp
là 167, chiếm tỷ lệ 59%.
Tổng số lao động là 568 người, trong đó lao động sản xuất Công nghiệp – tiểu
thủ công nghiệp là 358 người chiếm tỷ lệ 63%.
Tổng giá trị sản xuất là 4,06 tỷ đồng, trong đó giá trị sản xuất Công nghiệp –
tiểu thủ công nghiệp là 2,5 tỷ đồng chiếm tỷ lệ 61%.
Thu nhập bình quân 3,21 triệu đồng/người/năm, trong đo thu nhập bình quân từ
sản xuất Công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp là 3,1 triệu đồng/người/năm.
Yên Kiện nằm trong vùng bán sơn địa của xã Đông Phương Yên. Nghề mây tre
giang đan xâm nhập vào thôn từ những năm 1960. Đến nay, có 59,2% số hộ làm
nghề này tuỳ theo mức độ nhiều ít khác nhau. Nừu tính cả lao động phụ thì có tới
550 người tham gia làm nghề. Năm 2000, tỷ trong hàng Thủ công nghiệp ở đây đã
chiếm tới gần 62%. Trong làng đã có vài ba doanh nghiệp lớn chuyên tổ chức mua
gom hàng hoá. Mặc dù nghề chưa thuộc diện lâu đời nhưng đã xuất hiện nhiều
người giỏi có tiếng. Hàng ở đây chủ yếu được đưa đi các nước: Nhật Bản, Liên
xô(cũ), Tây Ban Nha.
- Làng nghề mây tre đan Đông Cựu (xã Đông Phương Yên):
Tổng số hộ là 285 hộ, trong đó hộ sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp
là 250, chiếm tỷ lệ 87%.
Tổng số lao động là 500 người, trong đó lao động sản xuất Công nghiệp – tiểu
thủ công nghiệp là 465 người, chiếm tỷ lệ 93%.
Tổng giá trị sản xuất là 4,3 tỷ đồng, trong đó giá trị sản xuất công nghiệp – tiểu
thủ công nghiệp là 2,7 tỷ đồng chiếm tỷ lệ 63%.
Thu nhập bình quân 3,87 triệu đồng/người/năm, trong đó thu nhập bình quân từ
sản xuất Công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp là 3,85 tỷ đồng/người/năm.
Thôn Đông Cựu nằm ven quốc lộ 6 (Hà Nội – Hoà Bình) nên giao thông thuận
lợi. Xã có nghề mây tre đan từ năm 1960. Hiện 87% số hộ trong xã tham gia làm
nghề. Nừu tính cả lao động phụ thì nghề mây tre đan đang thu hút cỡ gần 600
người. Giá trị thu từ nghề này chiếm 63% vào năm 2000, đến nay đã tăng hơn.

Trong xã có doanh nghiệp lớn, tự làm luôn việc ký hợp đồng, đóng Côngtennơ
xuất khẩu. Nhiều người có tay nghề giỏi. Hiện hàng ở đây được các nước: Liên
xô(cũ), Nhật Bản, Tây Ban Nha rất ưa chuộng.
- Làng nghề mây tre đan thôn Đồi 3 (xã Đông Phương Yên):
Tổng số hộ là 238 hộ, trong đó hộ sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp
là 184, chiếm tỷ lệ 77%.
Tổng số lao động là 594 người, trong đó lao động sản xuất Công nghiệp – tiểu
thủ công nghiệp là 494 người, chiếm tỷ lệ 83%.
Tổng giá trị sản xuất là 7,63 tỷ đồng, trong đó giá trị sản xuất công nghiệp –
tiểu thủ công nghiệp là 5,2 tỷ đồng chiếm tỷ lệ 70%.
Thu nhập bình quân 5,2 triệu đồng/người/năm, trong đó thu nhập bình quân từ
sản xuất Công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp là 5,4 tỷ đồng/người/năm.
Thôn Đồi ba năm trong vùng bán sơn địa giáp trục đường giao thông quốc lộ 6
đi Hà Nội, Hoà Bình nên rất thuận tiện trong chuyên chở hàng hoá. Nghề mây tre
giang đan sớm hình thành từ đầu những năm 1960, lúc đầu chỉ có số ít gia đình
tham gia với hình thức sản xuất nhỏ bé. Đến nay, ngành nghề trong thôn đã phát
triển mạnh, thu hút gần 500 lao động chính và khoảng 800 lao động phụ, đóng góp
tích cực vào công cuộc xoá đói giảm nghèo của địa phương. Với tính chất sản xuất
phân tán trong từng hộ gia đình, vật liệu được dân khai thác đem về ban, do đó
không tốn nhiều diện tích, đầu tư vốn ban đầu ít, hiệu quả kinh tế cao. Làng nghề
đã tạo nên những nhà doanh nghiệp tài ba, những đôi bàn tay vàng... Sản phẩm
được tiêu thụ ở nhiều nước như Nhật Bản, Liên Xô(cũ)... với chất lượng cao nên đã
được tin tín với khách hàng.
- Làng nghề nón lá + mũ lá Văn La (xã Văn Võ):
Tổng số hộ: 685 hộ, trong đó hộ sản xuất Công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp là
607 hộ chiếm tỷ lệ 89%.
Tổng lao động: 1622 người, trong đó lao động sản xuất Công nghiệp – tiểu thủ
công nghiệp là 1521, chiếm tỷ lệ 94%.
Tổng giá trị sản xuất 5,1 tỷ đồng, trong đó Giá trị sản xuất Công nghiệp – tiểu
thủ công nghiệp là 3 tỷ, chiếm 59%.

Thu nhập bình quân 1,41 triệu đồng/người/năm.
Thu nhập bình quân từ sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp là 0,95 triệu
đông/người/năm.
Nghề nón lá, mũ lá được người dân Văn la bước vào sản xuất từ khoảng trước
năm 1945. Thời gian đầu, do thị trường tiêu thụ còn hạn chế, chỉ có vài hộ tham
gia thu nhập khá, lại tạo việc làm cho lao động quanh năm, nên chính quyền xã
quan tâm cho thành lập các đơn vị theo đội sản xuất, tổ chức duy trì nghề nón lá,
mũ lá. Nghề này ngày càng phát triển, góp phần xoá đói giảm nghèo cho nông dân
nên thu hút tới 89% số hộ trong thôn. sản phẩm nón lá, mũ lá Văn La được làm cẩn
thận, đẹp nên có thị trường tiêu thụ rộng rãi ở nhiều tỉnh, thành phố.
Đợt 3: Ngày 09/07/2003 theo Quyết định số 938 QĐ/UB của UBND tỉnh Hà
Tây công nhận tiếp 6 làng nghề đạt tiêu chuẩn trong địa bàn huyện Chương Mỹ.
- Làng nghề mây tre giang đan thôn Lũng Vị (xã Đông Phương Yên).
Tổng số hộ: 319 hộ, trong đó hộ sản xuất Công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp là
244 hộ chiếm tỷ lệ 76,48%.
Tổng lao động: 1000 người, trong đó lao động sản xuất Công nghiệp – tiểu thủ
công nghiệp là 840, chiếm tỷ lệ 84%.
Tổng giá trị sản xuất 4,28 tỷ đồng, trong đó Giá trị sản xuất Công nghiệp – tiểu
thủ công nghiệp là 3,16 tỷ, chiếm 73,83%.
Thu nhập bình quân 4,2 triệu đồng/người/năm.
Thu nhập bình quân từ sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp là 4,5 triệu
đông/người/năm.
Thôn Lũng Vị có nghề mây tre giang đan xuất khẩu truyền thống lâu đời. Năm
1957, khi mới có nghề chỉ có một số hộ tự tìm tòi học hỏi ở các xã bạn dần dần số
hộ tham gia tăng lên, nghề được mở mang ra toàn thôn. Đến những năm 1970,
được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, nghề mây tre đan trong thôn đã được
khởi sắc. Từ đó đến nay ngành nghề đã phát triển rộng rãi với số lượng hộ tham gia
ngày càng nhiều, năng suất lao động cao hơn do được tích luỹ kinh nghiệm về sản
xuất cũng như việc đầu tư kinh phí cho sáng tác mẫu mã, xây dựng cơ sở vật chất,
khuyến khích cho người có công...

Qua thực tế sản xuất đã khẳng định được vị trí, vai trò của nghề mây tre đan
xuất khẩu là mũi nhọn để phát triển kinh tế ở địa phương. Ngành nghề phát triển đã
góp phần đáng kể vào chương trình tạo việc làm, xoá đói giảm nghèo, tăng thu cho
ngân sách...
- Làng nghề mây tre giang đan thôn Đồi Hai (xã Đông Phương Yên).
Tổng số hộ: 335 hộ, trong đó hộ sản xuất Công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp là
288 hộ chiếm tỷ lệ 86%.
Tổng lao động: 935 người, trong đó lao động sản xuất Công nghiệp – tiểu thủ
công nghiệp là 711, chiếm tỷ lệ 76%.
Tổng giá trị sản xuất 5,7 tỷ đồng, trong đó Giá trị sản xuất Công nghiệp – tiểu
thủ công nghiệp là 4,3 tỷ, chiếm 75,4%.
Thu nhập bình quân 3,12 triệu đồng/người/năm.

×