Tải bản đầy đủ (.docx) (21 trang)

ĐỀ XUẤT CÁC BƯỚC PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ ĐIỆN THOẠI DI ĐỘNG NỘI VÙNG TẠI BƯU ĐIỆN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (185.23 KB, 21 trang )

ĐỀ XUẤT CÁC BƯỚC PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ ĐIỆN
THOẠI DI ĐỘNG NỘI VÙNG TẠI BƯU ĐIỆN THÀNH PHỐ
HẢI PHÒNG.
I. Sự cần thiết phải đầu tư.
Hải Phòng là một trong ba thành phố lớn nhất Việt Nam, nằm ở đồng bằng Bắc Bộ,
phía Bắc giáp Quảng Ninh, phía Tây giáp Hải Dương, phía Nam giáp Thái Bình và phía
Đông giáp Vịnh Bắc Bộ. Hải Phòng có chiều dài bờ biển hơn 62 dặm (khoảng 38,5 km).
Tổng diện tích của Hải Phòng là 1.515 km
2
với dân số là khoảng 1,7 triệu dân.
Hải Phòng gồm có 5 quận nội thành, 2 thị xã, 8 huyện (trong đó có 2 huyện đảo là
Cát Hải và Bạch Long Vĩ) và 149 xã và 56 phường .
Hải Phòng là đô thị trung tâm cấp quốc gia; là một trong những trung tâm công
nghiệp, thương mại, dịch vụ, du lịch của cả nước và của vùng duyên hải Bắc Bộ; là thành
phố Cảng, cửa ngõ chính ra biển của các tỉnh phía Bắc; là đầu mối giao thông quan trọng
của miền Bắc và của cả nước; là trung tâm hành chính – chính trị, kinh tế, văn hoá, khoa
học - kỹ thuật của Thành phố Hải Phòng trực thuộc Trung ương, có vị trí quan trọng về
mặt an ninh, quốc phòng.
Hải Phòng đã hình thành các khu kinh tế mới bao gồm:
 Khu công nghiệp phía bắc Thuỷ Nguyên.
 Khu kinh tế đặc biệt.
 Khu công nghiệp Đình Vũ.
 Khu công nghiệp Quán Toan - Cảng Vật cách.
 Khu du lịch nghỉ mát quốc tế và nội địa.
Với những tiềm năng sẵn có trong một số ngành như vận tải, sửa chữa và đóng tàu,
sản xuất xi măng, may mặc, du lịch… cơ sở hạ tầng tuy chưa phải là hiện đại nhưng có thể
nói đã có một nền tảng vững chắc với những kho tàng, bến bãi, hệ thống thông tin liên
lạc… đặc biệt hơn cả đó là Hải Phòng có khu vực cảng biển rộng lớn, một trong những
cảng có quy mô lớn của Việt Nam. Sự góp mặt của nhiều thành phần kinh tế, với vai trò
chủ đạo là doanh nghiệp nhà nước đã phần nào phát huy được những ưu điểm và hạn chế
dần những tồn tại. Tận dụng tối đa các nguồn vốn trong cũng như ngoài nước (Vốn vay,


vốn viện trợ, vốn đầu tư của nước ngoài) đầu tư có khoa học vào các ngành có lợi thế so
sánh của Hải Phòng, xây dựng mới khu công nghiệp có công nghệ cao với trang thiết bị
hiện đại như khu công nghiệp Nomura - Hải Phòng. Sự ra đời nhiều nhà máy hiện có công
suất và chất lượng cao: thuỷ tinh Sammiguel, xi măng Chinfon - Hải Phòng… đã làm cho
tình hình sản xuất nhập khẩu có những thay đổi đáng kể.
Sự đổi mới của trang thiết bị khoa học, công nghệ hiện đại, nâng cao trình độ quản lý,
tay nghề lao động, chú trọng phát triển nông nghiệp nâng cao năng suất lương thực, song
song với phát triển công nghiệp, thủ công nghiệp và ngư nghiệp với sự góp mặt của các đối
tác nước ngoài (89,4% trong tổng dự án liên doanh với nước ngoài, đến nay đã có 104 dự
án với tổng số vốn 1,323 USD) trong nhiều ngành, nhiều nghề đã thúc đẩy nền kinh tế của
thành phố phát triển theo cả chiều rộng lẫn chiều sâu. Hiệu quả sản xuất kinh doanh được
nâng cao, do doanh nghiệp có nhiều khả năng cạnh tranh trên thị trường trong nước cũng
như ngoài nước.
Tóm lại: Hải Phòng là thành phố cảng biển, có địa hình phong phú, có núi đồi, hải
đảo, sông suối, có đồng bằng… Hải Phòng thực sự là thành phố có tiềm năng phong phú,
đa dạng. Thành phố Hải Phòng đã được Nhà nước xác định là thành phố nằm trong khu
vực kinh tế trọng điểm của miền Bắc: Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh. Tiềm năng và cơ
hội phát triển ở Hải Phòng còn rất lớn và ngày càng thuận lợi. Với nhận thức rằng: thúc
đẩy phát triển kinh tế đối ngoại trong đó đầu tư trực tiếp nước ngoài là động lực rất quan
trọng để phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá, góp phần chuyển dịch cơ
cấu kinh tế - xã hội trên địa bàn thành phố, Hải Phòng sẽ tiếp tục tập trung mọi khả năng
của mình cùng với sự giúp đỡ của Trung Ương, từ các nguồn vốn đầu tư trong nước và
quốc tế vào việc phát triển, nâng cấp và hiện đại hóa các cơ sở hạ tầng; tích cực đào tạo đội
ngũ cán bộ có năng lực, trình độ đáp ứng yêu cầu của sự phát triển. Hiện nay theo dự án
đầu tư và triển khai các khu đô thị mới Ngã 5 – Sân bay Cát Bi, Cầu Rào - Đồ Sơn, Hồ Sen
- Cầu Rào 2, Sở Dầu. Các khu công nghiệp nhỏ Vĩnh Niệm, Quán Trữ…
Với sự phát triển nhanh mạnh của toàn thành phố, việc phát triển dịch vụ Bưu chính
Viễn thông tại Thành phố Hải Phòng là một điều tất yếu. Được đánh giá là thành phố công
nghiệp nên số lượng công nhân, người lao động ở thành phố Hải Phòng chiếm số lượng
lớn, chính vì vậy phát triển dịch vụ điện thoại di động nội vùng với mức giá thấp phù hợp

với thu nhập của người lao động là một điều cần thiết. Bên cạnh đó Hải Phòng còn là nơi
tập trung nhiều trường đại học, cao đẳng và trung học chuyên nghiệp. Đây cũng là những
đối tượng có nhu cầu sử dụng điện thoại di động giá rẻ, là động lực để phát triển dịch vụ
điện thoại di động nội vùng giá rẻ tại Thành phố Hải Phòng.
Theo báo cáo điều tra thị trường của Công ty Viễn thông trực thuộc Bưu điện Thành
phố Hải Phòng ngày 8/3/2003 trên 300 khách hàng sử dụng dịch vụ điện thoại di động
VinaPhone thu được kết quả như sau:
Về nghề nghiệp của khách hàng sử dụng dịch vụ điện thoại di động VinaPhone:
Nghề nghiệp Số lượng
(người)
Tỷ lệ (%)
Quản lý 60 20,00
Nhà kinh doanh 46 15,33
Công chức 92 30,67
Hưu trí 5 1,67
Sinh viên 3 1,00
Giáo viên 12 4,00
Y, bác sỹ 5 1,67
Công nhân sản
xuất
37 12,33
Làm xây dựng 14 4,67
Các công việc
khác
26 8,67
Tổng cộng 300 100
(Nguồn: Bưu điện Thành phố Hải Phòng)
Bảng 3.1: Thống kê khách hàng sử dụng dịch vụ di động Vinaphone
Về mục đích sử dụng điện thoại di động:
Đối tượng liên lạc Số lượng

(người)
Tỷ lệ
Gia đình và bạn bè nội tỉnh 264 88,00
Gia đình và bạn bè ngoại tỉnh 209 69,67
Kinh doanh, buôn bán nội tỉnh71 82 27,33
Kinh doanh, buôn bán ngoại tỉnh 71 23,67
Gia đình, bạn bè ở nước ngoài 95 31,67
Khác 34 11,33
(Nguồn: Bưu điện Thành phố Hải Phòng)
Bảng 3.2: Mục đích sử dụng điện thoại di động
Qua bảng trên, ta thấy rằng những người có thu nhập thấp như người về hưu, sinh
viên hay những người làm việc trong môi trường nhạy cảm như các y, bác sỹ chiếm tỷ lệ
rất nhỏ trong những khách hàng sử dụng dịch vụ điện thoại di động VinaPhone. Bên cạnh
đó, tỷ lệ những cuộc gọi phục vụ cho nhu cầu liên lạc trong địa bàn thành phố chiếm tỷ lệ
lớn.
Như vậy, Thành phố Hải Phòng là thị trường đầy tiềm năng để cung cấp dịch vụ di
động nội vùng. Phát triển dịch vụ di động nội vùng tại Thành phố Hải Phòng có khả năng
đem lại những lợi ích to lớn cho VNPT nói chung và Bưu điện Thành phố Hải Phòng nói
riêng như chiếm lĩnh thị phần, tăng doanh thu, tăng lợi nhuận…
Để cung cấp dịch vụ điện thoại di động nội vùng ta có thể sử dụng công nghệ CDMA
(như mạng Nanphone đang cung cấp ở Nghệ An) hay công nghệ PHS trên nền IP (như
mạng Cityphone đang cung cấp ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh). Việc lập kế hoạch
đầu tư phát triển dịch vụ điện thoại di động nội vùng tại Thành phố Hải Phòng cần thoả
mãn yêu cầu là xây dựng kế hoạch đầu tư hợp lý dựa trên cơ sở cấu hình phù hợp để đáp
ứng phát triển dịch vụ đồng thời nâng cao hiệu quả đầu tư.
II. Đề xuất các bước phát triển dịch vụ điện thoại di động nội vùng tại Bưu điện
Thành phố Hải Phòng
1. Lựa chọn hình thức đầu tư, huy động vốn và lựa chọn công nghệ.
a) Lựa chọn hình thức đầu tư
Trên cơ sở mạng điện thoại di động nội vùng đang phát triển mạnh mẽ tại Thành phố

Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, Tổng Công Ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam
(VNPT) sẽ tiếp tục triển khai phát triển tại Thành phố Hải Phòng. Như vậy thì VNPT sẽ là
chủ đầu tư trực tiếp và uỷ quyền cho Bưu điện Thành phố Hải Phòng làm chủ đầu tư của
dự án.
b) Huy động vốn.
Giống như dịch vụ di động nội vùng Cityphone đang cung cấp ở Hà Nội và Thành
phố Hồ Chí Minh thì nguồn vốn để triển khai dịch vụ di động nội vùng tại Hải Phòng được
đề xuất là nguồn vốn vay và tái đầu tư. Hiệu quả sử dụng nguồn vốn này để đầu tư cho
dịch vụ di động nội vùng ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh rất tốt nên VNPT có thể
tiếp tục triển khai mô hình này tại Bưu điện Thành phố Hải Phòng.
c) Lựa chọn công nghệ.
Công nghệ của dịch vụ điện thoại di động nội vùng đang được VNPT triển khai là
công nghệ PHS/iPAS. Đây là công nghệ cung cấp dịch vụ di động được coi là công nghệ
sạch bảo vệ môi trường và sức khoẻ cho người sử dụng. Trên thế giới, Nhật Bản là một
trong những nước tiên phong trong việc ứng dụng công nghệ PHS để cung cấp dịch vụ di
động cho người dùng. Hiện nay, công nghệ này được ứng dụng rộng rãi tại Trung Quốc,
Đài Loan,Thái Lan, Haiti, Ấn Độ… và số lượng thuê bao sử dụng dịch vụ từ công nghệ
này trên thế giới đã lên đến khoảng 20 triệu người. Đây cũng là loại hình dịch vụ di động
duy nhất được sử dụng trong các bệnh viện, các trung tâm công nghệ cao.
Với chi phí lắp đặt rẻ và những lợi ích của loại hình công nghệ này mang lại cho môi
trường và sức khoẻ con người thì dịch vụ di động nội vùng sử dụng công nghệ PHS / iPAS
được đề nghị sử dụng
2. Lập kế hoạch phát triển mạng lưới.
Mục đích của việc lập kế hoạch mạng lưới là cung cấp đúng loại thiết bị, đúng chỗ,
đúng lúc, với chi phí hợp lý để thoả mãn các nhu cầu mong đợi và đưa ra cấp dịch vụ có
thể chấp nhận được. Một mạng lưới được hợp thành bởi nhiều thiết bị khác nhau như là
các tổng đài, thiết bị truyền dẫn, các thiết bị ngoại vi và các toà nhà. Vì vậy, nhiều nhân tố
khác nhau phải được xem xét khi lập kế hoạch. Hơn nữa, các thành phần này có liên quan
chặt chẽ với nhau.
Việc lập kế hoạch nên được thực hiện một cách liên tục. Tuy nhiên, trong nhiều

trường hợp các dự báo được thực hiện không hoàn toàn phù hợp với thực tế nên kế hoạch
cần có độ linh hoạt để giảm bớt sự khác nhau giữa dự báo và thực tế.
Khi tiến hành lập kế hoạch mạng, phương hướng cơ bản được quyết định bởi các
mục tiêu quản lý của chính phủ mà chúng sẽ trở thành đối tượng để xây dựng mạng lưới.
Thông qua việc xác định các nhu cầu của khách hàng dựa trên các mục tiêu quản lý, các
đánh giá về nhu cầu và lưu lượng, từ đó xác định được các mục tiêu lập kế hoạch và thiết
lập được chiến lược chung. Tương ứng với mục tiêu đó, một khung công việc về mạng
lưới cơ bản và dài hạn được thiết kế. Sau đó một kế hoạch thiết bị rõ ràng được dự tính
tương ứng với các công việc này.
Quá trình lập kế hoạch mạng theo sơ đồ sau:
Hình 3.3: Sơ đồ chuỗi công việc của việc lập kế hoạch mạng
a) Xác định nhu cầu:
Đối với nhu cầu mạng lưới tối ưu, những yêu cầu của khách hàng cần được xác định
một cách chính xác. Các yêu cầu của khách hàng là điều kiện ban đầu khi xác định mục
tiêu và còn là những nhân tố quan trọng trong nhiều quá trình lập kế hoạch.
♦ Dự báo nhu cầu.
Dự báo nhu cầu các dịch vụ viễn thông là đánh giá xu hướng phát triển trong tương
lai số lượng khách hàng, mức độ sử dụng dịch vụ trung bình của khách hàng trên từng khu
vực.
Những năm qua nền kinh tế Việt Nam đã có nhiều chuyển biến mạnh mẽ. Kinh tế
phát triển, đời sống được nâng lên, nhu cầu tiêu dùng đòi hỏi ngày càng cao cả về số lượng
những chất lượng. Trong tương lai, theo xu thế hội nhập với nền kinh tế thế giới, thị trường
Bưu chính Viễn thông mà đặc biệt là thị trường Viễn thông có sự phát triển rất mạnh mẽ.
Nhu cầu thông tin liên lạc phục vụ cho các quan hệ kinh tế, giao lưu xã hội tăng nhanh. Xu
hướng khu vực hoá, toàn cầu hoá, tiến hành thương mại hoá các dịch vụ Bưu chính Viễn
thông tạo cho thị trường Bưu chính Viễn thông Việt Nam có nhiều cơ hội cũng như không
ít thách thức. Những quy luật khắc nghiệt của nền kinh tế thị trường yêu cầu mỗi doanh
nghiệp muốn tồn tại và phát triển phải gắn kết với thị trường, phải nắm bắt được nhu cầu
của khách hàng. Do vậy việc tìm ra và nghiên cứu các yếu tố tác động đến nhu cầu dịch vụ
viễn thông là rất cần thiết. Nó làm định hướng cho các đơn vị cơ sở xây dựng kế hoạch

thực hiện nhằm thoả mãn tốt hơn nhu cầu thị trường, chiếm lĩnh thị trường trước khi bước
vào cạnh tranh thực sự.
Xác định
nhu cầu
Lập kế hoạch mạng tối ưu
Kế hoạch thực hiện
Lập kế hoạch cơ bản
Xác định mục tiêu
Đánh giá thiết bị / chi phí
Mục tiêu quản lý
Trong bối cảnh chung của toàn ngành như vậy Bưu điện Thành phố Hải Phòng muốn
phát triển dịch vụ điện thoại di động nội vùng cũng phải tiến hành dự báo nhu cầu của
khách hàng về dịch vụ sao thoả mãn tốt nhất nhu cầu của khách hàng, tối ưu hoá lợi nhuận
thu được.
Nhu cầu các dịch vụ Viễn thông bị tác động bởi nhiều yếu tố. Các yếu tố đó có thể
được phân chia thành các yếu tố nội sinh và các yếu tố ngoại sinh, được thể hiện trong hình
sau:
Các yếu tố ngoại sinh Các yếu tố nội sinh
Hình 3.4: Các yếu tố tác động đến nhu cầu sử dụng dịch vụ viễn thông
Dự báo nhu cầu phải dựa vào và phân tích các yếu tố này để xác định nhu cầu tương
lai về số lượng khách hàng và mức độ sử dụng các dịch vụ.
Dự báo nhu cầu sử dụng dịch vụ di động nội vùng tại thành phố Hải Phòng phải tuân
theo quy trình dự báo các dịch vụ viễn thông nói chung. Nó bao gồm các bước sau:
- Thu thập dữ liệu.
Dữ liệu có thể được thu thập từ các nguồn dữ liệu (dữ liệu thứ cấp) hoặc điều tra thị
trường (dữ liệu sơ cấp). Những số liệu này sẽ được tổng hợp và phân loại theo dữ liệu
thoại và dữ liệu kinh tế xã hội.
Các nguồn khác nhau có thể cung cấp dữ liệu cho quá trình dự báo:
 Nguồn dữ liệu thoại:Tổng Công Ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam.
 Nguồn dữ liệu khác:

 Văn phòng phát triển xã hội và kinh tế.
 Văn phòng kiến trúc.
Cước:
- Giá thiết bị.
- Cước cơ bản
- cước phụ trội
Các yếu tố kinh tế:
- Tốc độ tăng trưởng kinh tế.
- Tỷ lệ tiêu dùng dân cư.
- GDP, GNP
NHU CẦU
Chiến lược Marketing:
- Chiến lược sản phẩm
- Chiến lược quảng cáo
Các yếu tố xã hội:
- Dân số
- Số hộ gia đình
- số người đang làm việc

×