Tải bản đầy đủ (.pdf) (88 trang)

Bài giảng quản lý môi trường đô thị

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.07 MB, 88 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

DƯƠNG THỊ BÍCH NGỌC


<i>Bài giảng </i>



QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG ĐÔ THỊ



</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2></div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

LỜI NĨI ĐẦU


Quản lý mơi trường đơ thị là môn học được giảng dạy cho các lớp đại học
ngành Khoa học môi trường, khoa Quản lý Tài nguyên rừng và Môi trường,
trường Đại học Lâm nghiệp Việt Nam. Tuy nhiên, đến nay Nhà trường vẫn chưa
biên soạn được bài giảng, giáo trình cho mơn học này. Việc tham khảo giáo
trình và tài liệu Quản lý mơi trường đơ thị của các trường khác có thể chưa phù
hợp với khung chương trình của ngành khoa học mơi trường tại trường Đại học
Lâm nghiệp. Do đó, để sinh viên có thể vận dụng được kiến thức Quản lý môi
trường đô thị vào giải quyết những vấn đề thực tiễn của ngành, nâng cao chất
lượng đào tạo của sinh viên tốt nghiệp thì việc biên soạn bài giảng Quản lý môi
trường đô thị là rất cần thiết.


Bài giảng môn học Quản lý môi trường đô thị được biên soạn theo đề
cương môn học của ngành Khoa học Môi trường trường Đại học Lâm nghiệp
Việt Nam. Bài giảng được tổng hợp, phân tích và biên dịch từ nhiều nguồn tài
liệu được công bố trong và ngoài nước. Nội dung của bài giảng được thể hiện
trong 5 chương và được bố trí theo chiều sâu tăng dần: Chương 1: Đơ thị và môi
trường đô thị; Chương 2: Hiện trạng môi trường đô thị Việt Nam; Chương 3:
Quản lý các thành phần môi trường đô thị; Chương 4: Hệ thống thông tin trong
quản lý môi trường đô thị; Chương 5: Một số giải pháp tiêu biểu cải thiện mơi
trường đơ thị.Trong đó chương 1 và 2 giới thiệu những khái niệm và các thành
phần cơ bản về môi trường đô thị, sơ lược q trình phát triển và thực trạng mơi
trường đô thị ở Việt Nam. Các công cụ và các biện pháp nhằm quản lý mơi
trường đơ thị được trình bày trong chương 3. Tiếp đó, trong chương 4 sinh viên


sẽ được tìm hiểu về khái niệm, vai trị của hệ thống thông tin quản lý môi trường
đô thị, các phương pháp đánh giá môi trường đô thị, và đặc biệt là ứng dụng của
công cụ GIS trong quản lý và quy hoạch môi trường đô thị. Cuối cùng, thông
qua chương 5 sinh viên sẽ được giới thiệu một số bài học và những kinh nghiệm
về việc khắc phục các hậu quả tiêu cực trong môi trường đô thị ở Việt Nam và
một số nước trên thế giới.


Mặc dù đã cố gắng, song trong quá trình biên soạn khơng tránh khỏi
những sai sót, tác giả rất mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp của bạn đọc và
đồng nghiệp để bài giảng được hoàn thiện hơn.


Mọi ý kiến đóng góp xin gửi về: Bộ môn Quản lý Môi trường, Trường
Đại học Lâm nghiệp, Email: <i>, </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4></div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

Chương 1


ĐÔ THỊ VÀ MÔI TRƯỜNG ĐÔ THỊ
1.1. Định nghĩa và phân loại đô thị


1.1.1. Định nghĩa đô thị


Đô thị là một khu dân cư, trong đó lực lượng lao động chủ yếu là phi nông
nghiệp, sống và làm việc theo lối sống thành thị.


Các khái niệm và tiêu chí đánh giá về đô thị cũng khác nhau:


- Theo C.Mác và Angghen trong tác phẩm "Tư tưởng Đức" đã cho rằng,
điều kiện quan trọng nhất hình thành đơ thị là "Sự phân công lao động trong một
quốc gia dẫn đến việc tách lao động công nghiệp, thương mại khỏi sản xuất
nơng nghiệp, từ đó tạo ra hai kiểu phân bố dân cư là đô thị và nơng thơn, chúng


đối lập nhau về lợi ích".


V.I. Lê Nin định nghĩa "Đô thị là trung tâm kinh tế, chính trị và tinh thần
của đời sống nhân dân và là động lực của sự tiến bộ".


- V.Gu - Liev định nghĩa "Thành phố của một chế độ nào đó là một điểm
dân cư lớn, giữa vai trị là trung tâm chính trị - hành chính, văn hố và kinh tế có
vai trị hấp dẫn và thúc đẩy vùng phụ cận phát triển".


Tại Việt Nam cũng tồn tại khá nhiều các khái niệm, định nghĩa về đơ thị
như:


- Theo giáo trình Quy hoạch xây dựng và phát triển đơ thị thì đô thị Việt
Nam được hiểu là: "một khu dân cư, trong đó lực lượng lao động chủ yếu là phi
nông nghiệp, sống và làm việc theo lối sống thành thị".


- Theo Luật Quy hoạch đô thị: “Đô thị là khu vực tập trung dân cư sinh
sống có mật độ cao và chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực kinh tế phi nơng
nghiệp, là trung tâm chính trị, hành chính, kinh tế, văn hố hoặc chun ngành,
có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia hoặc một vùng
lãnh thổ, một địa phương, bao gồm nội thành, ngoại thành của thành phố; nội
thị, ngoại thị của thị xã; thị trấn.”


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

- Theo Nghị định số 72/2001/NĐ-CP và số 42/2009-NĐ-CP của Chính
phủ về phân loại đơ thị, phân cấp quản lý đô thị, đô thị là khu dân cư bảo đảm
các điều kiện theo qui định của Nhà nước như sau:


a/ Đô thị bao gồm thành phố, thị xã, thị trấn được cơ quan Nhà nước có
thẩm quyền quyết định thành lập;



b/ Các yếu tố cơ bản hình thành một đơ thị gồm:


Chức năng là trung tâm tổng hợp hay trung tâm chun ngành, có vai trị
thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của cả nước hoặc một vùng lãnh thổ nhất
định; Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp tối thiểu là 65% trong tổng số lao động;
Cơ sở hạ tầng phục vụ các hoạt động của dân cư tối thiểu phải đạt 70% mức tiêu
chuẩn, quy chuẩn quy định đối với từng loại đô thị; Quy mô dân số ít nhất là
4000 người; Mật độ dân số phù hợp với quy mơ, tính chất và đặc điểm của từng
loại đô thị.


Kiến trúc, cảnh quan đô thị phát triển theo quy chế quản lý kiến trúc đô
thị, phục vụ đời sống tinh thần của dân cư đô thị và phù hợp với môi trường,
cảnh quan thiên nhiên.


Như vậy để được gọi là một đô thị tại Việt Nam thì phải đạt được các yếu
tố tối thiểu đã quy định hai nghị định 72 và 42 này.


1.1.2. Phân loại đô thị


Trong lĩnh vực nghiên cứu quy hoạch, quản lý xây dựng đô thị nhiều
nước đã xây dựng tiêu chí phân loại đơ thị trên cơ sở hai nhóm yếu tố tạo thị:


Theo quy mô dân số: đô thị được xác định, phân loại gồm các siêu đô thị,
đô thị cực lớn, đô thị lớn, đô thị trung bình, đơ thị nhỏ:


Siêu đơ thị là những đơ thị có quy mơ rất lớn, trên 10 triệu dân, phát triển
và có ảnh hưởng trong vùng lãnh thổ rộng lớn bao gồm nhiều đô thị và điểm dân
cư. Đơ thị cực lớn có quy mơ trên 1 triệu dân; Đơ thị rất lớn có quy mơ từ 50
vạn đến 1 triệu dân; Đô thị lớn có dân số từ 25 vạn - 50 vạn; Đơ thị trung bình
quy mơ dân số: 10 vạn - 25 vạn; Đô thị nhỏ quy mô dân số dưới 10 vạn người.



</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

Đô thị công nghiệp: đô thị lấy sản xuất công nghiệp làm hoạt động chính
và là yếu tố chủ đạo cấu tạo nên đơ thị đó;


Đơ thị đầu mối giao thơng: được hình thành do sự tập trung cao về giao
thơng vận tải, địi hỏi phải có các cơng trình cơng cộng, dịch vụ, cơng nghiệp có
liên quan được xây dựng đồng bộ;


Đơ thị có tính chất khoa học, giáo dục: chủ yếu được hình thành và phát
triển từ hoạt động nghiên cứu khoa học và đào tạo, giáo dục, dẫn đến cơ cấu
chức năng, hệ thống cơng trình kiến trúc, hạ tầng cũng như cơ cấu dân cư và lao
động chủ yếu mang tính chất nghiên cứu khoa học, đào tạo;


Đơ thị du lịch: được hình thành do sự tập trung các hoạt động du lịch, trên
cơ sở khai thác điều kiện thiên nhiên nhằm phục vụ nhu cầu giải trí nghỉ ngơi.
Việc khai thác và xây dựng các công trình du lịch quyết định các mặt quản lý
xây dựng và phát triển chủ yếu của đô thị (Điều 33 Luật Du lịch năm 2005).


Đô thị di sản, đô thị lịch sử: nơi tập trung các di sản văn hố lịch sử có giá
trị được quốc gia, quốc tế công nhận. Việc quản lý xây dựng và phát triển đô thị
căn cứ chủ yếu trên yêu cầu bảo tồn và phát huy các di sản văn hố, lịch sử.


Đơ thị hành chính: Do yêu cầu hoạt động chính trị, văn hoá, xã hội của
các đơn vị hành chính lãnh thổ tập trung các cơ quan quản lý địi hỏi hình thành
và phát triển những đơ thị giữ vai trị trung tâm chính trị, văn hố, quản lý hành
chính. Trong hệ thống quản lý hành chính các nước loại đô thị này thường là đô
thị trung tâm hành chính tỉnh, vùng lãnh thổ, thủ đơ, thủ phủ bang, đơn vị lãnh
thổ hành chính khác.


Ngoài ra căn cứ những đặc thù nổi trội về tự nhiên, mơi trường, tính chất


xã hội, lịch sử, đơ thị có thể được phân thành các loại đô thị sinh thái, đô thị
xanh, thành phố công viên, thành phố anh hùng.


Theo Nghị định số 72/2001/NĐ-CP và số 42/2009-NĐ-CP của Chính phủ
về phân loại đơ thị, phân cấp quản lý đô thị, đô thị được phân thành 6 loại gồm:
Đô thị loại đặc biệt, loại I, loại II, loại III, loại IV và loại V được cơ quan nhà
nước có thẩm quyền quyết định cơng nhận; theo những tiêu chí như sau:


</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

Quy mơ dân số tồn đơ thị tối thiểu phải đạt 4 nghìn người trở lên. Mật độ
dân số phù hợp với quy mơ, tính chất và đặc điểm của từng loại đơ thị và được
tính trong phạm vi nội thành, nội thị và khu phố xây dựng tập trung của thị trấn.


Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp được tính trong phạm vi ranh giới nội
thành, nội thị, khu vực xây dựng tập trung phải đạt tối thiểu 65% so với tổng số
lao động.


Hệ thống cơng trình hạ tầng đơ thị gồm hệ thống cơng trình hạ tầng xã hội
và hệ thống cơng trình hạ tầng kỹ thuật: i) Đối với khu vực nội thành, nội thị phải
được đầu tư xây dựng đồng bộ và có mức độ hồn chỉnh theo từng loại đơ thị; ii)
Đối với khu vực ngoại thành, ngoại thị phải được đầu tư xây dựng đồng bộ mạng
hạ tầng và bảo đảm yêu cầu bảo vệ môi trường và phát triển đô thị bền vững.


Kiến trúc, cảnh quan đô thị: việc xây dựng phát triển đô thị phải theo quy
chế quản lý kiến trúc đơ thị được duyệt, có các khu đô thị kiểu mẫu, các tuyến
phố văn minh đơ thị, có các khơng gian cơng cộng phục vụ đời sống tinh thần
của dân cư đơ thị; có tổ hợp kiến trúc hoặc cơng trình kiến trúc tiêu biểu và phù
hợp với môi trường, cảnh quan thiên nhiên.


Căn cứ tiêu chí trên, đơ thị Việt Nam gồm 6 loại: Đô thị loại đặc biệt, loại
I, loại II, loại III, loại IV và loại V.



<i>Bảng 1.1. Phân loại đô thị tại Việt Nam </i>


Đô thị Đặc điểm Ví dụ


Loại
đặc
biệt


> 5 triệu người
>15.000 người/km2
> 90% phi nông nghiệp


100% các cơ sở sản xuất mới xây dựng phải áp dụng
công nghệ sạch


60% các trục phố chính phải đạt tiêu chuẩn tuyến phố
văn minh


Thủ đơ Hà Nội
TP Hồ Chí Minh


Loại 1 > 1 triệu người (thuộc TW) hoặc > 500 nghìn (thuộc
tỉnh)


> 12.000 người/km2 hoặc 10.000 người/km2
> 85% phi nông nghiệp


100% các cơ sở sản xuất mới xây dựng phải áp dụng
công nghệ sạch



> 50% các trục phố chính phải đạt tiêu chuẩn tuyến
phố văn minh


</div>
<span class='text_page_counter'>(9)</span><div class='page_container' data-page=9>

Loại 2 > 800 nghìn hoặc 300 nghìn người


> 10.000 người/km2 hoặc 8.000 người/km2
> 80% phi nông nghiệp


100% các cơ sở sản xuất mới xây dựng phải được áp
dụng công nghệ sạch


> 40% các trục phố chính đơ thị phải đạt tiêu chuẩn
tuyến phố văn minh


Vũng Tàu; Hải
Dương; Thanh
Hóa; Pleiku;
Phan Thiết; Cà
Mau.


Loại 3 > 150 nghìn người
> 6.000 người/km2
> 75% phi nơng nghiệp


100% các cơ sở sản xuất mới xây dựng phải được áp
dụng công nghệ sạch


> 40% các trục phố chính đơ thị phải đạt tiêu chuẩn
tuyến phố văn minh



Lào Cai, Lạng
Sơn, Vĩnh n ,
Móng Cái, ng
Bí, Đồng Hới
Quảng Ngãi


Loại 4 > 50 nghìn người
> 4.000 người/km2
> 70% phi nơng nghiệp


Các cơ sở sản xuất mới xây dựng phải được áp dụng
công nghệ sạch


Xây dựng phát triển đô thị theo quy chế quản lý kiến
trúc đô thị.


Thị xã, thị trấn


Loại 5 > 4 nghìn người
> 2.000 người/km2
> 65% phi nông nghiệp


Cơ sở sản xuất mới xây dựng phải được áp dụng
công nghệ sạch


Xây dựng phát triển đô thị theo quy chế quản lý kiến
trúc đô thị


Thị trấn



Phân loại đơ thị có ý nghĩa rất quan trọng để hướng tới quản lý đô thị
được hiệu quả và bền vững. Với mỗi loại đô thị khác nhau thì yêu cầu về quản lý
cũng khác nhau. Ví dụ với đơ thị loại đặc biệt, loại 1 thì việc quản lý sẽ địi hỏi
nhiều nhân lực, vật lực hơn các loại còn lại: quy mô về dân số với hàng triệu
người thì đáp ứng về cơ sở vật chất, đảm bảo việc làm, an ninh và môi trường đã
là một thách thức lớn. Do đó với mỗi loại đơ thị thì sẽ tương ứng với các cấp
quản lý khác nhau về mặt hành chính.


1.1.3. Phân cấp quản lý đơ thị


</div>
<span class='text_page_counter'>(10)</span><div class='page_container' data-page=10>

Tuy nhiên do tình hình phát triển khơng đồng đều giữa các đô thị trên
toàn quốc và trong từng vùng, cho nên vị trí, vai trị và tính chất đơ thị đối với
từng vùng lãnh thổ cũng khác nhau. Trong một số trường hợp đặc biệt một số đô
thị được phân cấp quản lý cao hơn hoặc thấp hơn một bậc so với quy định trên.
1.2. Môi trường đô thị


1.2.1. Thành phần môi trường đô thị


Môi trường đô thị bao gồm các thành phần tự nhiên và nhân tạo phục vụ
cho nhu cầu sống, làm việc, nghỉ ngơi của con người.


Thành phần tự nhiên của môi trường đơ thị như địa hình, đất, nước, khơng
khí, khí hậu, động thực vật, các hệ sinh thái, sơng ngòi, ao hồ.


Các thành phần nhân tạo bao gồm các thành phần vật chất và phi vật chất:
Thành phần vật chất bao gồm: tồn bộ các cơng trình xây dựng theo chức
năng đô thị phục vụ cho các nhu cầu sống, làm việc và nghỉ ngơi của con người
như nhà ở, hạ tầng xã hội như trường học, bệnh viện và các cơng trình dịch vụ
phúc lợi khác; các cơng trình thể thao, giải trí văn hóa; Hạ tầng giao thơng; Hạ


tầng mơi trường đô thị để đảm bảo nhu cầu nước sạch, năng lượng, xử lý chất
thải, chất thải rắn; Công viên, cây xanh, quảng trường, nhà hát; Các cơng trình
sản xuất, nhà máy, xí nghiệp. Trong đó cơ sở hạ tầng đóng vai trị quan trọng
trong việc bảo vệ chất lượng mơi trường, chăm sóc sức khỏe con người. Chất
lượng cơ sở hạ tầng phản ánh hiện trạng kinh tế xã hội của một đô thị.


Thành phần phi vật chất bao gồm: kinh tế xã hội, trình độ văn hóa, khoa
học kỹ thuật. Đơ thị có phát triển và bền vững hay không phụ thuộc chủ yếu vào
ba yếu tố này. Phát triển kinh tế xã hội có tác dụng tích cực làm thay đổi cuộc
sống và bộ mặt đơ thị nhưng cũng có mặt tiêu cực là tiêu tốn tài nguyên thiên
nhiên và thải ra nhiều chất thải gây ô nhiễm môi trường. Con người phải khơng
ngừng nâng cao dân trí thì mới đủ trình độ để phát triển kinh tế xã hội và bảo vệ
môi trường. Khoa học kỹ thuật và công nghệ có tác dụng thúc đẩy sản xuất và
làm thay đổi cuộc sống đô thị, làm biến đổi môi trường đơ thị theo cả hai chiều
hướng tích cực và tiêu cực.


1.2.2. Đặc trưng cơ bản của môi trường đô thị


</div>
<span class='text_page_counter'>(11)</span><div class='page_container' data-page=11>

kinh tế xã hội có tác dụng tích cực làm thay đổi cuộc sống và bộ mặt đơ thị
những cũng có mặt tiêu cực là tiêu tốn nhiều tài nguyên thiên nhiên và thải ra
nhiều chất thải gây ô nhiễm môi trường.


Đô thị là nơi tập trung dân cư đông đúc và tác động mạnh nhất đến môi
trường và tài nguyên thiên nhiên, là một hệ sinh thái mở có quan hệ mật thiết với
các đối tượng xung quanh nhưng hệ sinh thái này rất nhạy cảm và dễ bị nhiễu
loạn, suy thối. Đơ thị tiêu thụ phần lớn nguyên nhiên liệu của thế giới và kéo
theo là một lượng lớn chất thải phát sinh. Quá trình đơ thị hóa, cơng nghiệp hóa
dẫn đến chiếm dụng đất nông nghiệp và mâu thuẫn trong phát triển cân bằng
giữa nông thôn và thành thị.



1.3. Đơ thị hóa


1.3.1. Khái niệm về đơ thị hóa


Đơ thị hóa (Urbanization) là q trình tập trung dân số vào các đơ thị, là
sự hình thành nhanh chóng các điểm dân cư đơ thị trên cơ sở phát triển sản xuất
và đời sống.


Khái niệm về đơ thị hóa rất đa dạng, bởi vì đơ thị hóa chứa đựng nhiều
hiện tượng và biểu hiện khác nhau trong quá trình phát triển. Các nhà khoa học
xem xét và quan sát hiện tượng đơ thị hóa từ nhiều góc độ khác nhau.


Q trình đơ thị hóa là q trình cơng nghiệp hóa đất nước. Q trình đơ
thị hóa là một q trình biến đổi sâu sắc về cơ cấu sản xuất, cơ cấu nghề nghiệp,
cơ cấu tổ chức sinh hoạt xã hội, cơ cấu tổ chức không gian kiến trúc xây dựng từ
dạng nơng thơn sang thành thị.


Mức độ đơ thị hóa được tính bằng tỉ lệ phần trăm số dân đơ thị so với tổng
dân số toàn quốc hay vùng. Tỷ lệ dân số đô thị được coi như thước đo về đơ thị
hóa để so sánh mức độ đơ thị hóa giữa các nước với nhau hoặc các vùng khác
nhau trong một nước.


Tỉ lệ phần trăm dân số đô thị không phản ánh đầy đủ mức độ đơ thị hóa
của các nước đó. Ngày nay, do nền kinh tế phát triển cao cũng như qua nhiều thế
kỷ phát triển, đô thị và cơng nghiệp hóa đất nước đã ổn định ở các nước phát
triển và phát triển cao. Chất lượng đơ thị hóa ở đây phát triển theo các nhân tố
chiều sâu. Đó là việc nâng cao chất lượng cuộc sống, tận dụng tối đa những ảnh
hưởng tốt của q trình đơ thị hóa nhằm hiện đại hóa cuộc sống và nâng cao
chất lượng môi trường đô thị.



</div>
<span class='text_page_counter'>(12)</span><div class='page_container' data-page=12>

số đơ thị khơng hồn toàn dựa trên cơ sở phát triển công nghiệp. Hiện tượng
bùng nổ dân số bên cạnh sự phát triển yếu kém của công nghiệp đã làm cho quá
trình đơ thị hóa và cơng nghiệp hóa mất cân đối, sự mâu thuẫn giữa đô thị và
nông thôn càng thêm sâu sắc. Sự chênh lệch về đời sống đã thúc đẩy sự dịch
chuyển dân số từ nông thôn ra thành thị một cách ồ ạt, làm cho đơ thị phát triển
nhanh chóng đặc biệt là ở các đô thị lớn, đô thị trung tâm, tạo nên những điểm
dân cư đô thị cực lớn mất cân đối trong sự phát triển hệ thống dân cư.


1.3.2. Các q trình đơ thị hóa


Q trình đơ thị hóa diễn ra song song với q trình phát triển kinh tế xã
hội, văn hóa và khơng gian kiến trúc. Nó gắn liền với tiến bộ của khoa học kỹ
thuật và sự phát triển của các ngành nghề mới. Q trình đơ thị hóa có thể được
chia làm 3 thời kỳ:


<i>Thời kỳ tiền công nghiệp (trước thế kỷ XVIII) </i>


Đơ thị hóa phát triển mang đặc trưng của nền văn minh nông nghiệp. Các
đô thị phân tán, quy mô nhỏ phát triển theo dạng tập trung, cơ cấu đơn giản.
Tính chất đơ thị lúc bấy giờ chủ yếu là hành chính, thương nghiệp, tiểu thủ cơng
nghiệp.


<i>Thời kỳ công nghiệp (đến nửa thế kỷ thứ XX) </i>


Các đô thị phát triển mạnh, song song với quá trình cơng nghiệp hóa.
Cuộc cách mạng cơng nghiệp đã làm cho nền văn minh đô thị phát triển nhanh
chóng, sự tập trung sản xuất và dân cư đã tạo nên những đô thị lớn và cực lớn.
Cơ cấu đô thị phức tạp hơn, đặc biệt là các thành phố mang nhiều chức năng
khác nhau (nửa sau thế kỷ XX) như thủ đô, thành phố cảng. Đặc trưng của thời
kỳ này là sự phát triển thiếu kiểm soát của các thành phố.



<i>Thời kỳ hậu công nghiệp </i>


Sự phát triển của công nghệ tin học đã làm thay đổi cơ cấu sản xuất và
phương thức sinh hoạt ở các đô thị. Không gian đơ thị có cơ cấu tổ chức phức
tạp, quy mô lớn. Hệ thống tổ chức dân cư đô thị phát triển theo kiểu cụm, chùm
và chuỗi.


Sơ lược về đơ thị hóa ở Việt Nam
<i>Thời kỳ từ năm 1954 về trước </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(13)</span><div class='page_container' data-page=13>

thống đô thị trong cả nước như Hội An, Cố đô Huế, Thành Thăng Long, Phố
Hiến, Đà Nẵng, Sài Gòn, Cần Thơ, Mỹ Tho… những đơ thị này vẫn cịn mang
rõ đặc trưng của nền sản xuất hàng hóa nhỏ, manh mún.


<i>Thời kỳ 1945 – 1975 </i>


Đây là thời kỳ đất nước chia làm hai miền:


Hệ thống đô thị miền Nam phát triển nhanh nhằm phục vụ cho bộ máy
tham gia chiến tranh là chủ yếu chứ không phải do nhu cầu và mục tiêu phát
triển kinh tế xã hội. Điển hình là đơ thị Sài Gịn, Đà Nẵng, Quy Nhơn, Biên Hòa
và Nha Trang


Hệ thống đô thị miền Bắc được hình thành và phát triển tương đối đều
trên cả vùng nhưng nhỏ bé (do vừa phải chi viện cho miền Nam, vừa xây dựng
CNXH). Tốc độ đô thị hóa rất chậm, cơ sở vật chất nghèo nàn. Một số đô thị
được đầu tư phát triển khá hơn như Hà Nội, Việt Trì, Nam Định, Thái Nguyên,
Hải Phòng, Vinh…



<i>Thời kỳ 1975 – 1986 </i>


Đây là thời kỳ đất nước thống nhất, tập trung mọi nguồn lực để khắc phục
hậu quả chiến tranh, xây dựng và bảo vệ đất nước. Hệ thống đô thị vừa và nhỏ
được phát triển không đồng đều nên phải chủ trương phân bố lại dân cư, điều
động “di dân theo kế hoạch” để phát triển kinh tế xã hội xây dựng đất nước.


<i>Thời kỳ 1986 đến nay </i>


Đây là thời kỳ đổi mới, đất nước xóa bỏ cơ chế bao cấp chuyển sang cơ
chế thị trường theo định hướng XHCN. Do vậy tốc độ kinh tế và đơ thị hóa rất
nhanh. Năm 1990: 500 đô thị; Năm 2000: 649 đô thị, Năm 2006: 727 đô thị;
Năm 2009: 754 đô thị. Dân số đô thị từ 11,8 triệu người năm 1986 đã tăng lên
18 triệu người năm 1999 chiếm tỷ lệ 23,5%; giai đoạn 10 năm 1999-2009, dân
số thành thị đã tăng bình quân là 3,4%/năm, năm 2009 đạt gần 25,4 triệu người,
chiếm 29,6% tổng số dân toàn quốc và tăng 6,1% so với năm 1999. Tỷ lệ dân số
đô thị năm 2010 là 29,9% tăng 2,04% so với năm 2009 (theo Đại hội Đảng toàn
quốc lần thứ VIII, xác định đến năm 2010, tỷ lệ đơ thị hố ở Việt nam phải đạt
khoảng 33% đến năm 2020 vào khoảng 43 -45%).


</div>
<span class='text_page_counter'>(14)</span><div class='page_container' data-page=14>

1.3.3. Các áp lực chính của đơ thị hóa và cơng nghiệp hóa tác động trực tiếp lên
tài ngun và môi trường


Tài nguyên đất sẽ bị khai thác triệt để để xây dựng đô thị và phát triển
công nghiệp, tỷ lệ diện tích cây xanh và mặt nước trong đơ thị bị giảm, bề mặt
đất thấm nước, thoát nước bị suy giảm; đất nông nghiệp và đất khác sẽ bị chiếm
dụng để xây dựng nhà cửa và cơng trình đơ thị, dân ở vùng đơ thị hóa sẽ mất
phương tiện lao động và kế sinh nhai truyền thống; sẽ bị tác động mạnh mẽ bởi
ô nhiễm mơi trường đơ thị;



Các dịng vật liệu xây dựng, tài ngun khống sản chuyển vào đơ thị và khu
công nghiệp rất lớn; nhu cầu tiêu thụ năng lượng và nhiên liệu không ngừng tăng;


Tăng nhu cầu khai thác tài nguyên nước phục vụ cho sinh hoạt, dịch vụ và
sản xuất; làm suy thoái nguồn tài nguyên nước.


Dân số tăng nhanh gây quá tải đối với hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị (hệ
thống cấp thốt nước, xử lý nước, hệ thống giao thơng, thu gom xử lý rác) do sự
tăng cao của nước thải, chất thải; gây mất vệ sinh môi trường.


Sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp tăng trưởng phát sinh nhiều
chất thải gây ô nhiễm môi trường nước, khơng khí (đặc biệt là bụi, khí độc và
tiếng ồn), đất, trong đó chất thải nguy hại ngày càng tăng lên.


Vấn đề nhà ở khó được giải quyết, có thể tạo ra những khu “ổ chuột”, các
“xóm liều”.


Những áp lực từ q trình đơ thị hóa lên vấn đề sử dụng đất, khai thác và
sử dụng tài nguyên thiên nhiên và ô nhiễm mơi trường là rất rõ. Do đó cần có
những chính sách, biện pháp và cơng cụ để quản lý môi trường đô thị nhằm tiến
tới phát triển đô thị bền vững.


1.4. Phát triển đô thị bền vững
1.4.1. Khái niệm


</div>
<span class='text_page_counter'>(15)</span><div class='page_container' data-page=15>

<i>Hình 1.1. Mơ hình phát triển đơ thị bền vững </i>


1.4.2. Hệ thống tiêu chí phát triển đơ thị bền vững trong q trình đơ thị hóa
Trong chun đề nghiên cứu về “Phân tích chính sách đơ thị hóa trong
q trình đơ thị hóa tác động đến phát triển bền vững ở Việt Nam”, thuộc


chương trình thiên niên kỷ XXI do UNDP tài trợ, có 10 nhóm tiêu chí lớn tương
ứng với 50 tiêu chí cụ thể đã được tổng kết tại bảng 1.2:


<i>Bảng 1.2. Các nhóm tiêu chí phát triển bền vững đơ thị </i>


TT Nhóm tiêu chí Các tiêu chí


1


Phân bố và quy hoạch đô
thị phù hợp với các vùng
địa lý và điều kiện sinh
thái tự nhiên, bảo vệ mơi
trường


Có 4 tiêu chí: 1) 6 vùng địa lý; 2) Các thông
số điều kiện tự nhiên tại 6 vùng địa lý; 3) Khai
thác tốt các vùng sinh thái tự nhiên, 4) Đảm
bảo tốt môi trường đất, nước, bờ biển, rừng,
sông, hồ...


2


Nền kinh tế đô thị phát
triển ổn định và bền vững
nhằm tạo nhiều việc làm
đô thị ổn định, bền vững
cho mọi thành phần kinh
tế và



mọi người dân đơ thị


Có 5 tiêu chí: 1) Tăng trưởng các ngành công
nghiệp, 2) Tăng trưởng thương mại và dịch
vụ, 3) Tăng thu nhập từ thuế cho thành phố; 4)
Có nền kinh tế đơ thị mang tính cạnh tranh
phát triển giữa các đô thị, 5) Tạo nhiều việc
làm cho khu vực dân nghèo, thu nhập thấp và
khu vực cư dân khơng chính thức khác.


3


Trình độ dân trí đơ thị và
nguồn lực phát triển đủ
mạnh


Có 5 tiêu chí: 1) Đại học, 2) Cao đẳng; 3)
Trung học, hoặc tương đương, 4) Tiểu học và
5) Thất học (thấp nhất có thể)


4


Trình độ quản lý phát triển
đơ thị đủ mạnh và bền
vững


</div>
<span class='text_page_counter'>(16)</span><div class='page_container' data-page=16>

5


Dịch vụ đô thị đáp ứng
yêu cầu cuộc sống đơ thị


ngày càng cao


Có 6 tiêu chí: 1) Chăm sóc sức khoẻ đầy đủ,
2) Giáo dục đào tạo tốt, 3) Vui chơi giải trí
thỏa mãn, 4) Tạo được khơng khí hồ nhập
cộng đồng đơ thị, 5) Thỏa mãn các nhu cầu
dịch vụ, mua sắm và 6) Thỏa mãn các nhu cầu
đặc biệt khác.


6


Cơ sở hạ tầng xã hội đô thị
đầy đủ, ổn định và phát
triển bền vững


Có 6 tiêu chí: 1) Nhà ở đơ thị đủ, tiện nghi; 2)
Cây xanh đô thị thỏa mãn; 3) Có đủ các loại
cơng trình giáo dục, đào tạo; 4) Có đủ các
cơng trình chăm sóc sức khỏe; 5) Có đủ các
cơng trình vui chơi giải trí; và 6) Có đủ các cơ
sở sinh hoạt văn hoá, mở mang trí tuệ.


7


Cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô
thị đầy đủ, ổn định và phát
triển bền vững


Có 7 tiêu chí: 1) Giao thơng trong đơ thị và đối
ngoại: đáp ứng đầy đủ, an toàn và hiện đại; 2)


Cấp nước đô thị đảm bảo chất lượng, đủ khối
lượng, 3) Thoát nước đô thị với 2 hệ thống
riêng, 4) Chất thải đô thị được phải được xử lý
100%, 5) Sử dụng năng lượng đô thị theo
hướng tự nhiên ngày càng tăng, 6) Thông tin
truyền thông đô thị thỏa mãn ở trình độ cao,
7) Tiếp cận kịp thời các yêu cầu về kỹ thuật
hạ tầng và công nghệ đô thị tiên tiến.


8


Lồng ghép quy hoạch mơi
trường trong quy hoạch đơ
thị


Có 5 tiêu chí: 1) Tổ chức không gian xanh
vùng và đô thị hợp lý, 2) Khai thác mặt nước
tối đa có thể, 3) Giữ gìn tốt mơi trường xã hội;
4) Đề xuất các giải pháp bảo tồn môi trường
di sản đô thị hiệu quả nhất, và 5) Thực hiện
các quy hoạch môi trường chuyên ngành trong
đô thị và vùng khi cần thiết.


9


Huy động sự tham gia của
cộng đồng người dân đô
thị trong công tác quy
hoạch, phát triển và quản
lý đơ thị



Có 5 tiêu chí: 1) Đóng góp ý kiến trong cơng
tác quy hoạch đơ thị, 2) Đóng góp ý kiến đầu
tư phát triển đơ thị, 3) Đóng góp ý kiến trong
cơng tác quản lý đơ thị, 4) Đóng góp ý kiến
trong các điều hành của bộ máy quản lý đô thị
liên quan, 5) Vai trò phụ nữ trong cơng tác
đóng góp ý kiến về quy hoạch, đầu tư phát
triển và quản lý đô thị.


10


Hợp tác, phối hợp điều
hành vùng hợp lý, hiệu
quả, cùng có lợi và cùng
phát triển


</div>
<span class='text_page_counter'>(17)</span><div class='page_container' data-page=17>

Nhìn tổng qt có thể thấy nhóm 10 tiêu chí lớn này đã bao trùm tồn bộ
cả năm khía cạnh cơ bản của phát triển bền vững đó là kinh tế, văn hóa xã hội,
môi trường, cơ sở hạ tầng và quản lý mơi trường đơ thị. Nếu cả 10 nhóm tiêu chí
lớn này được thực hiện thì chúng ta có thể tin tưởng vào một tương lai của phát
triển đô thị bền vững, đô thị sinh thái.


1.4.3. Đô thị sinh thái


Nguyên tắc xây dựng một đô thị sinh thái


Từ năm 1988 hội nghị của tổ chức y tế thế giới (WHO) đã đề ra những
nguyên tắc chính để xây dựng thành phố sinh thái như sau:



Xâm phạm ít nhất đến mơi trường tự nhiên


Đa dạng hóa nhiều nhất việc sử dụng đất, chức năng đô thị cũng như hoạt
động của con người


Trong điều kiện có thể cố giữ cho hệ sinh thái đơ thị được khép kín và tự
cân bằng


Giữ cho sự phát triên dân số đô thị và tiềm năng của môi trường và tài
nguyên thiên nhiên được cân bằng tối ưu.


Từ những nguyên tắc trên có thể suy rộng như sau:


Quy mô dân số và phát triển kinh tế xã hội của đô thị được giữ ở mức phù
hợp với khả năng “chịu tải” của môi trường và tài nguyên thiên nhiên.


Hệ sinh thái đô thị luôn được giữ ở thế cân bằng và ổn định


Thay đổi cách sống đô thị và các sản xuất để làm sao cho các dòng vật
chất, nguyên liệu, năng lượng diễn ra trong chu trình khép kín. Dịng vật chất và
năng lượng đi vào và đi ra, lưu chuyển trong đơ thị hài hịa.


Hoạt động của đô thị và con người trong đô thị thải ra ít chất thải nhất,
các chất thải được quay vòng sử dụng, tái sử dụng, được thu gom và xử lý hoàn
toàn đúng kỹ thuật vệ sinh.


Có hạ tầng cơ sở tốt nhất, đáp ứng và cải thiện môi trường như là mạng
lưới giao thông, hệ thống cấp nước, hệ thống thoát nước, điện, thông tin, hệ
thống thu gom, xử lý chất thải rắn, mạng lưới dịch vụ y tế, giữ gìn vệ sinh cơng
cộng, mơi trường đơ thị trong sạch. Quy hoạch sử dụng đất đa dạng và phân bố


hợp lý. Bố trí quy hoạch khu ở, khu dịch vụ, chợ cửa hàng, nơi vui choi giải trí
hợp lý để con người có thể giảm bớt đi lại bằng xe cơ giới, giảm bớt xe ô tô tư
nhân, tăng cường hệ thống giao thông công cộng, tạo điều kiện thuận lợi đi bộ
và đi xe đạp.


</div>
<span class='text_page_counter'>(18)</span><div class='page_container' data-page=18>

với môi trường thiên nhiên, tiết kiệm vật liệu, tiết kiệm nhiên liệu, năng lượng
được sản xuất từ nhiên liệu hóa thạch, sử dụng năng lượng mặt trời, gió tự nhiên
triệt để tận dụng giải pháp xây dựng kiến trúc và giải pháp tự nhiên để đảm bảo
điều kiện vi khí hậu ở bên trong và bên ngồi cơng trình.


Bảo tồn và phát triển đa dạng sinh học trong đô thị, đặc biệt là hệ sinh thái
thực vật, cây xanh vườn hoa cảnh quan thiên nhiên. Phát triển cây xanh bãi cỏ
hai bên đường phố trên các bờ kênh mương, hình thành mạng lưới vườn hoa,
cây cảnh trong thành phố, cây xanh trong khuôn viên các cơng trình, đưa cây
xanh vào từng hộ gia đình trong đơ thị tạo ra môi trường phát triển cho động vật
đặc biệt là cư trú của các lồi chim. Khuyến khích trồn rau xanh, cây ăn quả cay
tạo bóng mát, bãi cỏ, vườn hoa….Rau xanh có thể trồng trên các khoảng đất
trống của mỗi hộ gia đình, trong khu tập thể cũng như đất cơng cộng một phần
để cung cấp rau tươi, một phần đẻ sử dụng chất thải sinh hoạt hữu cơ dễ phân
hủy để ủ làm phân bón cho rau xanh và vườn cây, vườn cảnh. Do đó làm giảm
được chất thải rắn cần xử lý. Cây xanh trong đơ thị có tác dụng tạo ra cân bằng
nước, cân bằng nhiệt, cân bằng CO2 cải thiện môi trường vi khí hậu đơ thị.


Thành phố sinh thái khơng những phải giữ gìn mơi trường trong lành cho
chính mình mà cịn khơng gây ra ô nhiễm môi trường và áp lực đối với tài
nguyên thiên nhiên của vùng nông thôn xung quanh, nhất là vùng ngoại thành,
nằm ở cuối nguồn nước, cuối hướng gió của thành phố.


Như vậy, đơ thị sinh thái phải là một thành phố được thiết kế, quy hoạch
và xây dựng có tính đến các tác động tới mơi trường, nơi người dân có ý thức để


giảm thiểu việc sử dụng năng lượng, nước, thực phẩm cũng như giảm thiểu các
chất thải.


Ngoài ra, đơ thị sinh thái cịn phải đáp ứng truyền thống nhân văn bản địa,
nhu cầu giao tiếp, sinh hoạt cộng đồng, thư giãn cá nhân và gia đình trong một
không gian gần gũi với thiên nhiên


1.4.4. Làng sinh thái trong đô thị


</div>
<span class='text_page_counter'>(19)</span><div class='page_container' data-page=19>

bằng cơ gới đôi khi được coi là phương pháp cho cơng nghiệp hóa. Những nhân
tố này cũng đã được áp dụng để xây dựng các hệ thống thu gom và vận chuyển
chất thải. Tuy nhiên, ngày càng nhận thức được rằng loại hệ thống quản lý chất
thải này không phải là một giải pháp lâu dài, cơ bản để giải quyết vấn đề chất
thải. Thí dụ không đảm bảo được là các chất độc (dưới dạng kim loại nặng hoặc
các hợp chất hữu cơ chứa clo hữu cơ) sẽ không đưa vào các hệ thống xử lý chất
thải chung. Cũng như không thể thực hiện được việc tách các chất độc đó để xử
lý riêng sau khi đã chôn các loại chất thải chung ở các bãi chôn lấp, hay xử lý
trong các nhà máy thiêu đốt.


Vậy rõ ràng không thể dễ dàng mà giải quyết được chỉ trong khuôn khổ
xử lý chất thải thông thường như trước đây. Mối quan tâm hiện nay trong việc
tách chất thải độc hại tại nguyên là theo cách thức của làng sinh thái. Tuy nhiên
việc phân tách tại nguồn chỉ là một bước của cả quá trình. Các giải pháp thực tế
giải quyết các vấn đề chất thải có thể tìm thấy ở một mức cơ bản hơn, như là
dòng nguyên vật liệu trong các chu trình khép kín có thể được tái tạo lại ở mức
chi phí năng lượng thấp hơn so với mức hiện nay. Điều này đỏi hỏi phải có cơng
nghệ thực sự có hiệu quả (ngay cả ở mức hệ thống), sự tham gia của cá nhân, sự
thay đổi giá trị và lối sống của cộng đồng. Làng sinh thái là một minh chứng tốt
cho cách tiếp cận tái chế, quản lý dòng tái chế như thế nào cho có hiệu quả, để
giải quyết vấn đề chất thải.



Mối quan tâm trong quy hoạch đô thị, ngày càng bao gồm nhiều lĩnh vực
môi trường, đã tăng đáng kể trong những năm gần đây. Có nhiều dự án làng sinh
thái đang được thực hiện tại nhiều nơi trên thế giới. Các mục đích của làng sinh
thái là quy hoạch vật chất bền vững (sử dụng năng lượng thấp, hiệu suất thcao
và sản sinh chất thải thấp) và xã hội (như quy hoạch, nâng cấp các giá trị xã hội
văn hóa liên quan tới giá trị vật chất, v.v…)


</div>
<span class='text_page_counter'>(20)</span><div class='page_container' data-page=20>

bộ tới khu vực mua bán, hoạt động thương mại.


Trong làng sinh thái việc trồng rau, cây ăn quả, cỏ hoa và cả cây lấy gỗ là
một cách thức quan trọng tự thỏa mãn nhu cầu. Rau thường được trồng trên các
lô đất tập thể và tư nhân. Hiện có ít ỏi các số liệu về sản lượng thu hoạch hay
năng suất trồng rau của làng sinh thái ở đô thị (số kg rau/m2) nhờ sử dụng các
phương pháp trồng hiện đại và sử dụng phân hữu cơ tự chế. Sử dụng các phế
thải hữu cơ, làm sạch nước và tăng năng suất sản xuất thực vật. Thí dụ, chôn ủ
các loại chất thải hữu cơ trong vườn và quay vịng sử dung, ước tính là đã giảm
sự tăng trưởng ngày càng tăng của gần 5m2 chất thải/hộ gia đình mỗi năm.


Khối lượng chất thải trong làng là một việc rất được chú ý. Việc ủ phân
cục bộ, việc tách nguồn hợp lý việc đối giấy loại có thể giảm hàng năm một khối
lượng chất thải rắn tại các hộ gia đình từ 250kg/người xuống 100kg/người hoặc
thậm chí thấp hơn. Bằng cách phân loại các chất dinh dưỡng trong chất thải sinh
hoạt cơ thể giảm chất thải rắn cần phải xử lý. Việc phát thải ơ nhiễm khơng khí
do CO, H2S, NOx cũng được giảm theo. Các biện pháp giảm chất thải lỏng cũng


được quan tâm thực hiện trong làng sinh thái.


Các mục đích xã hội, như đã nói ở trên, ít ra cũng quan trọng như ccs mục
đích về vật chất. Các làng sinh thái là một hướng đi đúng. Chúng khẳng định


được việc gây ra ô nhiễm cho mơi trường có thể được giảm xuống tởi mức thấp
nhất và có giá trị mới về lối sống. Phát triển các cộng động hiện có theo hướng
bền vững là một thách thức. Vì vật mối quan tâm hiện nay trong quy hoạch làng
sinh thái là việc làm rất đáng khuyến khích. Các đơ thị có thể tránh được các
nguy cơ tụt hậu, nếu như sự nhiệt tình của nhân dân kết hợp tốt với kiến thức
hiểu biết và sự hợp tác có tính xây dựng ở phạm vi rộng lớn, việc bảo vệ mơi
trường tồn cầu thường bắt đầu nguồn từ các nước phát triển, nhưng làng sinh
thái là hướng phát triển cần phải có trong cả các nước phát triển cũng như đang
phát triển để thay đổi các xu hướng sống có hại cho con người và thiên nhiên
trên toàn thế giới.


1.4.5. Khu công nghiệp sinh thái – công viên công nghiệp


</div>
<span class='text_page_counter'>(21)</span><div class='page_container' data-page=21>

Khu công nghiệp sinh thái là một ý tưởng xuất phát từ chiến lược bảo vệ
môi trường và phát triển bền vững. Dưới đây là một số định hướng về khu công
nghiệp sinh thái:


Khu công nghiệp sinh thái là khu công nghiệp phát sinh chất thải ít nhất.
Ví dụ khu cơng nghiệp Burnside tại bang Nova Scotia thuộc bờ biển phía đơng
Cananda là một ví dụ về khu cơng nghiệp sinh thái. Đây là một khu công nghiệp
lớn, bao gồm 1200 doanh nghiệp cỡ vừa và nhỏ, được hỗ trợ bởi Trung tâm sản
xuất sạch và một trung tâm đào tạo kỹ thuật. Với sự hỗ trợ của nguồn tài liệu và
thực hành môi trường của trường đào tạo Dalhausia, mục tiêu chính của họ là
phát triển các ngành trao đổi sử dụng chất thải và tái sinh nguyên liệu, xử lý đất
ướt, sử dụng năng lượng nhiệt mặt trời, giới thiệu các hoạt động công nghiệp và
chuyển giao công nghệ sạch.


Khu cơng nghiệp sinh thái có thể bao gồm các nhà sản xuất với số lượng
chất thải lớn, nhưng các chất thải đều được tái sinh và tái sử dụng thơng qua thị
trường. Ví dụ trung tâm năng lượng Bruce: 6 cơng ty được bố trí vào cùng một


tổ chức để tận dụng năng lượng từ hơi nước và nhiệt lượng thải ra từ một nhà
máy nhiên liệu nguyên tử để dùng trong quá trình khử nước, ngưng tụ, cất nước,
thủy phân, sưởi ấm.


Gần đây tổ chức môi trường Canada đã tiến hành một loạt những nghiên
cứu để đánh giá những cơ hội phát triển của các khu công nghiệp sinh thái tại
những khu công nghiệp liên hợp của Canada và đưa ra quyết định về mức độ
phối hợp giữa các ngành về các lĩnh vực: chia sẻ sử dụng tài nguyên, tái sử dụng
những nguyên liệu thừa và xây dựng hệ thống bổ trợ, dịch vụ về môi trường.


Phế phẩm hay chất thải của một ngành có thể trở thành nguyên liệu đầu vào
ngành khác. Ví dụ như đồng dùng trong sản xuất bảng vi mạch có nguồn gốc từ
quặng của ngành khai khống và có thể là phế thải của công nghệ luyện kim.


Hydro trước đây hay bị thất thoát trong các nhà máy sản xuất sodium
clorat nay đã được thu gom và dùng phục vụ cho các ngành có liên quan đến sử
dụng Hydro.


Thu bụi thép từ chất thải của ngành sản xuất sắt và titan để làm nguyên
liệu cho nhà máy khác.


</div>
<span class='text_page_counter'>(22)</span><div class='page_container' data-page=22>

Phát triển mối quan hệ giữa các ngành sản xuất để giải quyết các vấn đề
có thể gây rắc rối trong khu cơng nghiệp. Lợi ích sử dụng nguyên vật liệu cũng
như cơ sở hạ tầng, dịch vụ sẽ được chia sẻ giữa các ngành. Mối quan hệ được
thể hiện ở sự phối hợp chống hỏa hoạn, sự cố môi trường, xử lý nước thải, dùng
chung hệ thống đường giao thông .v.v…


Khu công nghiệp sinh thái là một khu công nghiệp xanh: Để trở thành một
khu cơng nghiệp sinh thái thì trước hết phải dành tỷ lệ đất thích đáng để trồng
cây xanh, sân cỏ, vườn hoa, mặt nước và tạo ra mơi trường vi khí hậu tốt và


cảnh quan đẹp ở từng nhà máy và trong tồn bộ khu cơng nghiệp.


Khu công nghiệp sinh thái là khu công nghiệp sạch: Môi trường vật lý
(nước, không khí, đất, khí hậu, tiếng ồn, chất thải rắn) ở bên trong khu công
nghiệp cũng như vùng xung quanh khu công nghiệp không những khơng bị ơ
nhiễm mà cịn đạt chất lượng cao. Điều kiện môi trường lao động nghỉ ngơi của
người lao động, sinh hoạt và nghỉ ngơi của người lao động đều được thỏa mãn
tiện nghi.


Nhiệm vụ chủ yếu của công tác quản lý môi trường đô thị và công nghiệp
Xây dựng, ban hành và phổ biến các văn bản pháp luật, các quy định và
hướng dẫn về bảo vệ môi trường, các tiêu chuẩn môi trường


Quản lý sự tuân thủ pháp luật, quy định bảo vệ môi trường, tiêu chuẩn
môi trường đối với tất cả các hoạt động kinh tế và xã hội của tất cả các tổ chức,
cơ sở sản xuất, tập thể và cá nhân trong xã hội


Quản lý sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên: tài nguyên đất, nước, sinh
vật…


Quản lý các nguồn chất thải và thúc đẩy việc thực hiện các biện pháp
giảm thiểu chất thải (nguồn thải từ sản xuất công nghiệp, thủ công nghiệp, từ sản
xuất nông nghiệp, từ sản xuất nông nghiệp và các ngành nghề khác, nguồn thải
từ giao thông vận tải trên bộ, trên thủy và trên không, nguồn thải từ sinh hoạt và
dịch vụ đô thị…)


Quản lý về chất lượng môi trường sống (trước hết là mơi trường khơng
khí, nước, chất thải rắn, tiếng ồn và phóng xạ)


</div>
<span class='text_page_counter'>(23)</span><div class='page_container' data-page=23>

Kiểm sốt ơ nhiễm mơi trường, sự cố môi trường



Thanh tra môi trường, xử lý các vi phạm môi trường, các tranh chấp môi
trường…


Tiến hành quan trắc và phân tích mơi trường, theo dõi sự diễn biến môi
trường, định kỳ lập báo cáo đánh giá hiện trạng môi trường


Tham gia quản lý hạ tầng kỹ thuật bảo đảm môi trường ở đô thị và khu
cơng nghiệp (hệ thống cấp nước, thốt nước, xử lý nước thải, chất thải rắn, hệ
thông giao thông vận tải, thông tin, năng lượng, hệ thống cây xanh, mặt nước
trong đô thị và khu công nghiệp.


</div>
<span class='text_page_counter'>(24)</span><div class='page_container' data-page=24>

Chương 2


HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG ĐÔ THỊ VIỆT NAM


Để quản lý hiệu quả môi trường đơ thị thì tìm hiểu về hiện trạng môi
trường đô thị là việc làm không thể thiếu. Thông tin về hiện trạng các thành
phần mơi trường đơ thị sẽ giúp chúng ta tìm kiếm được những giải pháp phù hợp
cho quản lý. Trong khn khổ của chương này tập trung trình bày về hiện trạng
mơi trường nước, mơi trường khơng khí và hiện trạng chất thải rắn ở các đô thị
lớn tại Việt Nam.


2.1. Hiện trạng môi trường nước
2.1.1. Nước cấp đô thị


Nước cấp đô thị là một trong những điều kiện cơ bản để đảm bảo vệ sinh
mơi trường đơ thị. Có hai nguồn nước cấp chủ yếu là nước mặt và nước ngầm.
Theo “Báo cáo đánh giá ngành nước sạch và vệ sinh môi trường” năm 2011 của
Cục quản lý môi trường y tế, Bộ y tế thì hiện trạng cấp nước đơ thị tồn quốc


như sau:


68 cơng ty cấp nước, thực hiện cung cấp nước sạch cho các dịch vụ đô thị.
Nguồn nước mặt chiếm 70% tổng nguồn nước cấp và 30% còn lại là nước ngầm.
Có hơn 420 hệ thống cấp nước với tổng cơng suất thiết kế đạt 5,9 triệu m3/ngày,
công suất hoạt động cấp nước là 4,5 triệu m3/ngày tức đạt 77% cơng suất thiết kế.


Tính đến năm 2012, có 18,15 triệu người dân đơ thị có thể tiếp cận được
nước sạch, chiếm 62% tổng số dân thành thị. Trong đó 70% là số dân ở đơ thị
đặc biệt và đô thị loại 1, 45-55% dân số ở đô thị loại II và III, 30-35% dân số ở
đô thị loại IV và chỉ 10-15% dân số ở đô thị loại V được cấp nước sạch. Theo đó
lượng nước sử dụng trung bình của các đơ thị là 80-90 lít/người/ngày đêm (theo
Bench marking, Hội Cấp thoát nước Việt Nam). Các số liệu này cho thấy đều
thấp hơn kế hoạch mục tiêu quốc gia đặt ra.


<i>Bảng 2.1. Các mục tiêu phát triển cấp nước của các đô thị </i>


Chỉ số Loại đô thị Năm 2015 Năm 2020 Năm 2025


Diện tích dịch vụ (%)


Loại III hoặc


cao hơn 90 90


100


Loại IV 70


</div>
<span class='text_page_counter'>(25)</span><div class='page_container' data-page=25>

Nhu cầu cấp nước


(lít/người/ngày)


Loại III hoặc


cao hơn 120 120


120


Loại IV 100


Loại V -- 100


Thất thu nước (%)


Loại III hoặc


cao hơn 25 18


15
Loại IV


Loại V 30 25


Mức độ ổn định của
dịch vụ (giờ hoạt
động)


Loại III hoặc


cao hơn 24 24



24


Loại IV --


Loại V -- --


<i>(Nguồn: Quyết định số 1929/QD-TTg ngày 20/11/2009 đề cập các định </i>
<i>hướng phát triển của ngành cấp nước Việt Nam tại các khu vực đô thị và khu </i>
<i>cơng nghiệp năm 2025 và tầm nhìn 2050) </i>


Theo trung tâm quan trắc và dự báo Tài nguyên nước năm 2010, tại Hà
Nội nguồn nước cấp cho sinh hoạt và sản xuất công nghiệp phần lớn từ nguồn
nước ngầm. Hiện tại Hà Nội có 29 nhà máy và trạm cấp nước tập trung quy mô
lớn, với tổng lượng nước khai thác khoảng 650.000m3/ngày. Ngồi ra cịn có
khoảng 650 giếng khai thác lẻ dạng cơng nghiệp của các nhà máy xí nghiệp với
tổng lượng khai thác khoảng 150.000m3/ngày. Như vậy chỉ tính riêng các giếng
khai thác quy mô công nghiệp chúng ta đã tiêu thụ khoảng 800.000m3/ngày.


</div>
<span class='text_page_counter'>(26)</span><div class='page_container' data-page=26>

2.1.2. Thoát nước và xử lý nước thải đô thị


Hệ thống thốt nước ở các đơ thị nước ta đều là hệ thống chung cho cả
thoát nước mưa, thoát nước thải sinh hoạt và thoát nước thải công nghiệp. Các
hồ, ao, sông, kênh, rạch trong đô thị với chức năng điều hóa và tiêu nước khơng
những ít được nạo vét, gia cố, mở rộng mà còn bị lấn chiếm nghiêm trọng để
xây dựng. Hệ thống cống rãnh thoát nước thấp kém cùng với mặt nước bị san
lấp nhiều đã gây ra tình trạng ngậm úng trầm trọng trong mùa mưa ở rất nhiều
đô thị trong cả nước, gây nhiều trở ngại cho giao thông đi lại, ảnh hưởng xấu
đến sản xuất, sinh hoạt, làm thiệt hại lớn về kinh tế và gây ô nhiễm môi trường
trầm trọng.



Nước dùng trong sinh hoạt của dân cư các đô thị ngày càng tăng nhanh do
dân số và sự phát triển các dịch vụ đô thị. Hiện nay, hầu hết các đơ thị đều chưa
có hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt. Ở các đơ thị đã có một số trạm xử lý nước
thải tập trung nhưng tỷ lệ được xử lý còn thấp so với yêu cầu. Hiện nay tổng
lượng nước thải sinh hoạt của Tp. Hồ Chí Minh khoảng 1,2 triệu m3/ngày. Theo
quy hoạch của thành phố có 9 nhà máy xử lý nước thải sinh hoạt. Nhà máy xử lý
nước thải Bình Hưng đã được xây dựng và đưa vào vận hành với công suất giai
đoạn 1 là 141.000 m3/ngày. Giai đoạn 2 đang được xây dựng với công suất
450.000m3/ngày, dự kiện kết thúc năm 2015 thì tỷ lệ xử lý cũng chưa đạt 50%.
Nước thải sinh hoạt trong các khu dân cư, các khu du lịch và nước thải các cơ sở
tiểu thủ công nghiệp chưa qua xử lý là ngun nhân chính làm ơ nhiễm hệ thống
các thủy vực nội đô và ven đô ở nước ta.


<i>Bảng 2.2. Ước tính lưu lượng và thải lượng các chất ô nhiễm trong </i>
<i>nước thải sinh hoạt đô thị qua các năm </i>


Năm Lưu lượng nước thải sinh hoạt


đô thị (m3/ngày)


Tổng thải lượng các chất (kg/ngày)


TSS BOD COD


2006 1.823.408 2.450.205 1.128.234 2.131.108


2007 1.871.912 2.515.382 1.158.246 2.187.797


2008 1.938.664 2.605.080 1.199.548 2.265.814



2009 2.032.000 2.730.500 1.257.300 2.374.900


</div>
<span class='text_page_counter'>(27)</span><div class='page_container' data-page=27>

Theo báo cáo hiện trạng mơi trường quốc gia năm 2010 thì ảnh hưởng của
ô nhiễm nước đối với sức khỏe con người có thể thơng qua hai con đường: một
là do ăn uống phải nước bị ô nhiễm hay các loại rau quả thủy sản được nuôi
trồng trong nước bị ô nhiễm; hai là do tiếp xúc với môi trường nước bị ô nhiễm
trong quá trình sinh hoạt và laoi động. Theo thống kê của Bộ Y tế, gần một nửa
trong số 26 bệnh truyền nhiễm có nguyên nhân liên quan đến ô nhiễm nước.
Điển hình nhất là bệnh tiêu chảy cấp, ngồi ra cịn có tả, thương hàn, các bệnh
về đường tiêu hóa, viêm gan A, viêm não, ung thư…(bảng 2.3).


<i>Bảng 2.3. Số ca mắc bệnh truyền nhiễm liên quan đến </i>
<i>ô nhiễm nước 2004 - 2008 </i>


STT Tên bệnh Tỷ lệ mắc bệnh trên 100.000 dân


2004 2005 2006 2007 2008


1 Tả 0,08 0,00 0,00 2,24 1,03


2 Lỵ trực trùng 53,47 52,26 45,78 40,21 33,25


3 Lỵ amip 22,77 21,10 16,56 15,54 12,64


4 Các bệnh tiêu chảy 1124,96 1095,61 1178,93 1144,69 1106,72
5 Viên gan virut 9,78 9,55 10,78 10,51 10,67
<i>Nguồn: Niên giám thống kê 2008 </i>
Để cải thiện tình hình thoát nước và xử lý nước thải, chúng ta đã đề ra
những mục tiêu như sau:



<i>Bảng 2.4. Các mục tiêu phát triển thoát nước và nước thải của các đô thị </i>


Hạng mục Năm 2015 Năm 2020 Năm 2025


Thoát
nước
mưa


Ngập


Sẽ được khắc
phục ở đô thị loại
II và cao hơn


Sẽ được khắc phụ ở
đô thị loại IV và cao
hơn


Sẽ được khắc phụ
ở tất cả các đô thị
Diện phủ


dịch vụ 70 - 80% >80%


90 – 95% và
100% ở đơ thị loại
IV hoặc cao hơn


Thốt


nước
thải


Diện phủ
dịch vụ
của hệ
thống
thu gom
và xử lý


40 – 50% ở đô thị
loại III hoặc cao
hơn


60% ở đô thị loại III
hoặc cao hơn


70 – 80% ở đô thị
loại IV hoặc cao
hơn


40% ở đô thị loại IV
và V và các làng nghề


</div>
<span class='text_page_counter'>(28)</span><div class='page_container' data-page=28>

Nước
thải công
nghiệp
và bệnh
viện



Toàn bộ nước thải
được xử lý


Tất cả các khu
cơng nghiệp đều
có hệ thống thoát
nước riêng


Các
hạng
mục
khác


Nhà vệ sinh công
cộng được lắp đặt
tại các đô thị loại
IV hoặc cao hơn


Đường ống cống và
kênh sẽ được cải tạo
để tránh cho các
khu dân cư tập
trung không bị ô
nhiễm môi trường


20 – 30% nước
thải xử lý sẽ được
tái sử dụng


<i>(Nguồn: Quyết định số 1930/QD-TTg ngày 20/11/2009 phê duyệt các </i>


<i>định hướng phát triển của ngành thoát nước Việt Nam tại các khu đô thị và khu </i>
<i>công nghiệp tới năm 2025 và tầm nhìn 2050) </i>


Như vậy theo các mục tiêu phát triển thoát nước và nước thải đơ thị,
chúng ta có thể hy vọng vào tương lai môi trường nước tại các đô thị Việt Nam
sẽ được cải thiện đáng kể. Trong những năm tới vấn đề thoát nước và xử lý triệt
để được nước thải công nghiệp và bệnh viện được ưu tiên.


2.1.3. Hiện trạng ô nhiễm môi trường nước tại các đơ thị
<i>a) Ơ nhiễm các dịng sơng chảy qua đơ thị </i>


Nhóm thải lượng các chất chủ yếu thốt xuống hệ thống sơng
<i>Thải lượng các chất ô nhiễm từ hoạt động công nghiệp </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(29)</span><div class='page_container' data-page=29>

<i>Hình 2.1. Cơ cấu tổng lượng nước từ nước thải theo loại hình xả thải của </i>
<i>LVS Cầu và Nhuệ - Đáy </i>


<i>(Nguồn: Báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia 2010) </i>


Theo báo cáo hiện trạng quốc gia năm 2010 (hình 2.1), nước thải công
nghiệp chiếm tỷ trọng lớn nhất, do hầu hết lượng nước thải đều chưa qua xử lý
được xả thẳng ra hệ thống sông nên đây là nguyên nhân lớn nhất gây ô nhiễm
môi trường nước mặt lục địa trong 10 năm qua. Theo trung tâm công nghệ môi
trường (2009) ước lượng lượng nước thải từ các vùng kinh tế trọng điểm
(KTTĐ) như sau:


Vùng KTTĐ Bắc Bộ: 155055 m3/ngày
Vùng KTTĐ miền Trung: 58808 m3/ngày
Vùng KTTĐ phía Nam: 413400 m3/ngày



Vùng KTTĐ vùng đồng bằng sông Cửu Long: 13700 m3/ngày


Đây là một nguồn áp lực lớn gây ô nhiễm môi trường nước mặt do phải
tiếp nhận một lượng lớn nước thải với tính chất đa dạng, phức tạp.


Thải lượng các chất ô nhiễm từ hoạt động nông nghiệp


Nông nghiệp là ngành sử dụng nhiều nước nhất, chủ yếu phục vụ cho tưới
tiêu lúa và hoa màu. Việc sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật và phân bón hóa học
bất hợp lý trong sản xuất nông nghiệp là nguyên nhân chủ yếu làm ô nhiễm
nguồn nước. Trung bình 20 – 30% thuốc bảo vệ thực vật và phân bón khơng
được cây trồng tiếp nhận sẽ theo nước mưa và nước tưới do q trình rửa trơi đi
vào nguồn nước mặt và tích lũy trong đất, nước ngầm dưới dạng dư lượng phân
bón và thuốc bảo vệ thực vật. Đây là hiện trạng phổ biến tại các vùng sản xuất
nông nghiệp, đặc biệt là hai châu thổ Sông Hồng và Đồng bằng Sông Cửu Long.


<i>Thải lượng các chất ô nhiễm do nước thải đô thị chưa qua xử lý </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(30)</span><div class='page_container' data-page=30>

tăng dân số và sự phát triển các dịch vụ đô thị (bảng 2.2). Hiện nay, hầu hết các
đơ thị đều chưa có hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt, hoặc có thì tỷ lệ nước thải
được xử lý còn rất thấp. Bên cạnh đó nước thải của các cơ sở tiểu thủ công
nghiệp chưa qua xử lý cũng là nguyên nhân chính gây ô nhiễm hệ thống các
thủy vực nội đô và ven đô ở nước ta.


Lưu vực sông Nhuệ - Đáy


Môi trường nước mặt của LVS Nhuệ - Đáy đang chịu sự tác động mạnh
của nước thải sinh hoạt và các hoạt động công nghệ, nông nghiệp, làng nghề và
nuôi trồng thủy sản trog khu vực. Chất lượng nước của nhiều đoạn sông đã ô
nhiễm ở mức báo động, đặc biệt vào mùa khô, các giá trị BOD5, COD,



Coliform…tại các điểm đo đều vượt QCVN 08:2008/BTNMT loại A1 nhiều lần.
Ví dụ hình 2.2 cho thấy hàm lượng NH4+-N trên sông Nhuệ giai đoạn 2007 –


2009 đều vượt TCCP nhiều lần.


<i>Hình 2.2. Hàm lượng NH4+ - N trên sông Nhuệ giai đoạn 2007 – 2009 </i>


<i> (Nguồn: Trung tâm Quan trắc môi trường – TCMT, 2010) </i>
<i>Lưu vực hệ thống sông Đồng Nai </i>


Một số đoạn sông trong lưu vực bị ô nhiễm nghiêm trọng do nước thải
của các KCN như sông Thị Vải. Sông Sài Gịn nước sơng bặt đầu bị ô nhiễm
hữu cơ và vi sinh vật từ khu vực cửa sơng Thị Tính và tăng dần về phía hạ lưu.
Nước sơng Sài Gịn khu vực Tp. Hồ Chí Minh bị ô nhiễm hữu cơ, hàm lượng
BOD5, COD, vi sinh…đều không đạt quy chuẩn chất lượng nước mặt dùng làm


nguồn cấp nước sinh hoạt. Ví dụ hình 2.3 là diễn biến hàm lượng BOD5 qua các


</div>
<span class='text_page_counter'>(31)</span><div class='page_container' data-page=31>

<i>Hình 2.3. Hàm lượng BOD5 dọc sơng Sài Gòn qua các năm </i>


<i>(Nguồn: Trung tâm Quan trắc mơi trường – TCMT, 2010) </i>
<i>b) Ơ nhiễm các hồ tại Hà Nội </i>


Theo PGS.TS Trịnh Thị Thanh [12], hồ có mặt tại hầu hết các đơ thị và
đóng vai trò quan trọng trong việc tiếp nhận và điều hoà nước và khí hậu, tạo
cảnh quan, và là nơi vui chơi giải trí của cộng đồng. Hiện nay, dưới áp lực của
q trình đơ thị hố, hệ thống thu gom nước thải không hợp lý, ý thức của người
dân còn kém khiến tải lượng chất gây ô nhiễm xả xuống hồ tăng nhanh là
ngun nhân chính gây ra ơ nhiễm nước hồ đô thị. Theo số liệu thống kê, hiện


nay trong nội thành Hà Nội (trên địa bàn 9 quận) có khoảng 110 hồ và hồ chứa,
với tổng diện tích khoảng 1.165ha, trong đó chỉ có 17 hồ ở khu vực nội thành
chịu sự quản lý của Cơng ty Thốt nước Hà Nội. Theo tổng kết, hiện trạng các
hồ như sau:


- 15 hồ đã xây dựng hệ thống cửa phai hoặc lắp đặt tuyến cống bao để
tách nước thải và hai hồ ở vườn Bách Thảo không nhận nguồn thải.


- 93 hồ đang trong giai đoạn cải tạo, xây dựng tuyến cống bao tách nước
thải (hồ Văn Chương, Thương Mại, Ba Mẫu,…), trong đó 30 hồ xây dựng hệ
thống cửa chặn nước thải.


Hiện nay, các hồ ở Hà Nội đang quá sức chịu tải các chất ô nhiễm, trong
đó chủ yếu là chất thải sinh hoạt. Bài viết Chất lượng nước hồ Hà Nội và các
biện pháp cải thiện được thực hiện với mục đích góp phần bảo vệ mơi trường hồ
Hà Nội.


</div>
<span class='text_page_counter'>(32)</span><div class='page_container' data-page=32>

nước thải chưa xử lý của thành phố đổ vào. Lượng nước thải chảy vào hồ đã
vượt quá khả năng tự làm sạch của các hồ. Sự ô nhiễm đã làm suy thối chất
lượng nước, gây thiếu ơxy và làm tăng trầm tích trong hồ, lớp bùn đáy khá dày,
từ 0,5m đến 1,5m. Nguyên nhân chính do cống nước thải trong thành phố đều đổ
trực tiếp ra hồ, chỉ có 2 hồ trên địa bàn Hà Nội có trạm xử lý nước thải là hồ
Trúc Bạch và hồ Kim Liên.


Nồng độ các chất hữu cơ và vô cơ đã và đang vượt quá chỉ tiêu cho phép.
Tính chất đa dạng sinh học của nhiều hồ đã bị suy thối. Nhìn chung, hầu hết
các hồ đều có dấu hiệu ơ nhiễm, một số chỉ tiêu vượt quy chuẩn cho phép, nước
có màu xanh hoặc xanh đen, có mùi hơi. Một số hồ có lượng nước thải lớn chảy
vào như hồ Đền Lừ, Nghĩa Tân, Thiền Quang. Nhiều hồ có mật độ tảo lớn như
hồ Hữu Tiệp, Trúc Bạch, Văn Chương, Phương Liệt. Trước thời điểm được xử


lý, nước hồ ô nhiễm tới mức bốc lên mùi hôi thối nồng nặc, người dân sống ở
khu vực xung quanh phải chịu nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng. Chất lượng nước
tại một số hồ Hà Nội giai đoạn 2008 như sau:


- BOD5: Giá trị BOD5 trung bình của mùa khô và mùa mưa trên các hồ


nói chung đều vượt quy chuẩn; riêng hồ Thủ Lệ đạt quy chuẩn vào cả hai mùa.
Sự thay đổi giữa hai mùa là không lớn, chỉ có hồ Hồn Kiếm là thay đổi lớn:
mùa khô lớn hơn mùa mưa khoảng 3,2 lần.


- Phốtpho tổng: Nói chung giá trị phốt pho tổng trung bình mùa khô của
các hồ đều lớn hơn so với mùa mưa, riêng có hồ Thành Cơng, Thanh Nhàn và
hồ Vân Trì là ngược lại.


- Amoni: Giá trị amoni trung bình giữa mùa mưa và mùa khơ tại các hồ
Bảy Mẫu, Giảng Võ, Hoàn Kiếm và Thanh Nhàn đều lớn hơn quy chuẩn.
Riêng hồ Bảy Mẫu lớn hơn quy chuẩn khoảng 5,8 lần vào mùa khô và 8,1 lần
vào mùa mưa.


- Dầu mỡ: Giá trị dầu mỡ trung bình vào các mùa của các hồ nói chung
đều lớn hơn quy chuẩn, riêng hồ Thanh Nhàn và hồ Vân Trì vào mùa mưa nhỏ
hơn tiêu chuẩn và nhỏ hơn mùa khô. Sự thay đổi hàm lượng dầu mỡ trong nước
mặt của các hồ không theo quy luật mùa.


Mức độ biến động ô nhiễm theo mùa tại các hồ không lớn, chỉ có hồ Hồn
Kiếm là thay đổi lớn: mùa khô lớn hơn mùa mưa khoảng 3,2 lần.


</div>
<span class='text_page_counter'>(33)</span><div class='page_container' data-page=33>

- Mức độ 1 gồm 7 hồ: Thiền Quang, Thành Công, Nghĩa Tân, Văn
Chương, Văn Quán, Giảng Võ, Hữu Tiệp.



- Mức độ 2 có 7 hồ: Trúc Bạch, Đền Lừ, Thanh Nhàn 1, Phương Liệt, ao
Lâm Du, hồ Uỷ ban Bồ Đề, hồ Võ.


- Mức độ 3 gồm 10 hồ: Thanh Nhàn 2A+ 2B, Thủ Lệ, Công Viên, Giáp
Bát, Mục lục, Thủ Lệ, hồ Bách Thảo 1+ 2 và hồ Khơng Qn.


Theo nhận xét của các chun gia thì hiện nay, lưu lượng nước thải chảy
vào các hồ đã vượt quá khả năng tự làm sạch. Tình trạng ô nhiễm và phú dưỡng
đã và đang dẫn đến sự suy thối chất lượng nước, thiếu ơxy và gia tăng lớp bùn
đáy hồ. Ngoài việc hồ bị lấn chiếm do đổ đất, phế thải xuống bờ hồ và rác thải
xả vào hồ, các hồ còn bị bồi lắng rất nhiều do không được nạo vét thường
xuyên, mặt hồ phủ kín đầy rau muống, bèo các loại gây mất mỹ quan, không
phát huy được vai trị điều hồ thốt nước mưa. Diện tích các ao hồ đang ngày
càng thu hẹp, làm giảm khả năng điều hồ. Bên cạnh đó, do tốc độ đơ thị hoá rất
nhanh và ý thức của một bộ phận dân cư còn thấp nên tại các hồ nằm trong khu
vực dân cư thường xuyên bị đổ phế thải xây dựng, đổ đất như hồ Rẻ Quạt, Tai
Trâu, Tứ Liên, Đầm Ấu… Một số hồ còn "được" lắp đặt các đăng đó, cửa phai
để dâng nước nuôi cá cũng làm ảnh hưởng đến dòng chảy thoát nước như hồ
Tam Trinh, hồ Phương Liệt 1…


Một số hồ có lượng nước thải lớn chảy vào như hồ Đền Lừ, hồ Nghĩa
Tân, hồ Thiền Quang. Nhiều hồ có mật độ tảo lớn như hồ Hữu Tiệp, hồ Trúc
Bạch, hồ Văn Chương, hồ Công Viên, hồ Phương Liệt... Nước thải xả vào hồ
không qua xử lý làm cho chất lượng nước hồ giảm. Do hàng ngày phải tiếp nhận
một lượng lớn nước thải chưa qua xử lý với nồng độ các chất hữu cơ, chất lơ
lửng, các muối dinh dưỡng cao và do không được thường xuyên nạo vét nên
lượng bùn tích đọng ở đáy hồ, chiều sâu cột nước trong hồ thấp đã làm ảnh
hưởng đến khả năng tự làm sạch của hồ và gây ảnh hưởng tới môi trường và sức
khoẻ cộng đồng. Đặc biệt, một số hồ tổ chức nuôi cá, đưa nước thải và bã
bia…vào hồ để nuôi cá đã làm tăng mức độ ô nhiễm của nước hồ.



<i>c) Ơ nhiễm mơi trường nước ngầm </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(34)</span><div class='page_container' data-page=34>

vùng chứa nước dưới đất, thẩm thấu và rỏ rỉ nước bề mặt đã bị ô nhiễm, do thay
đổi mục đích sử dụng đất và khai thác nước bất hợp lý; ngồi ra cịn do nước biển
dâng dẫn đến hiện tượng xâm nhập mặn vào các tầng chứa nước ven biển.


Theo trung tâm nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường nông thôn Tp Hồ
Chí Minh, Trung tâm y tế dự phòng Tp Hồ Chí Minh (2009) thì hiện nay rất
nhiều hộ dân tại thành phố đang phải sử dụng nguồn nước dưới đất bị nhiễm vi
sinh nặng. Trong 107 mẫu nước lấy tại các hộ gia đình thuộc quận 9, quận Thủ
Đức và các H. Bình Chánh, Hóc Mơn, Nhà Bè, Củ Chi, 52% mẫu nước bị nhiễm
vi sinh vật nặng (nhiễm E.coli, Coliform, Coliform fecal) từ 2100 – 3700
MPN/100ml. Trong khi đó theo quy định của Bộ Y tế thì các vi sinh vật này
không được phép tồn tại trong nước sinh hoạt.


<i>Bảng 2.5. Hàm lượng trung bình các thơng số ơ nhiễm nước dưới đất </i>


Đặc trưng Mn As Cr6+ Se Hg NH4


+


-N
QCVN 09:2009/BTNMT 0,5 0,05 0,05 0,01 0,001 0,1
Vùng đồng bằng Bắc Bộ


Giá trị TB 0,68 0,024 0,001 0,001 0,0001 8,70
Vùng đồng bằng Nam Bộ


Giá trị TB 0,58 0,002 0,008 - - 0.51



Vùng Tây Nguyên


Giá trị TB 0,18 0,001 - - 0,001 0,05


<i> (Nguồn: Trung tâm Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước, Bộ TN & MT) </i>
Ô nhiễm kim loại nặng cũng là một vấn đề phải lưu tâm, qua bảng 2.5 ta
thấy Mn và NH4


+


- N là hai thông số vượt quá QCCP đối với nước ngầm do Bộ
TN & MT quy định năm 2009.


2.2. Ơ nhiễm mơi trường khơng khí đơ thị


</div>
<span class='text_page_counter'>(35)</span><div class='page_container' data-page=35>

Nhiệm vụ chủ yếu của quản lý mơi trường khơng khí đơ thị và khu cơng
nghiệp là sử dụng mọi công cụ pháp lý và kinh tế để hạn chế ơ nhiễm, duy trì
lượng khơng khí đạt tiêu chuẩn mơi trường quốc gia.


Có thể phân loại nguồn phát thải chất ô nhiễm môi trường khơng khí như
hình sau:


Nguồn cố định, do đốt nhiên liệu: các ống khói cơng nghiệp, đặc biệt là
công nghiệp năng lượng, công nghiệp luyện kim, công nghiệp vật liệu xây dựng,
cơng nghiệp hóa chất, cơng nghiệp dầu khí…


Nguồn di động, do đốt nhiên liệu: các phương tiện giao thông cơ giới như
ô tô, xe máy, máy bay, tàu thủy, tàu hỏa…



Nguồn không phải là do đốt nhiên liệu: đốt chất thải, bụi, khí độc, chất có
mùi rị rỉ và bay hơi từ dây truyền sản xuất công nghiệp, từ sản xuất nông nghiệp
và từ khai thác mỏ, vật liệu xây dựng.


Nguồn gây ơ nhiễm mơi trường khơng khí rất đa dạng, đối với mơi trường
đơ thị thì nguồn chủ yếu phát sinh từ hoạt động giao thông vận tải, hoạt động
xây dựng, hoạt động công nghiệp, sinh hoạt khu dân cư và xử lý chất thải. Trong
đó ơ nhiễm khơng khí ở đơ thị do hoạt động giao thông chiếm 70% (Bộ Giao
thông Vận tải, 2010).


Xét các nguồn phát thải các khí gây ơ nhiễm trên phạm vi tồn quốc, ước
tính hoạt động giao thơng đóng góp 85% khí CO, 95% lượng VOCs. Trong khí
đó các hoạt động công nghiệp phát thải chủ yếu là SO2. NO2 thì hoạt động giao


thơng và công nghiệp phát thải tương đương nhau. Riêng đối với TSP, ngành
sản xuất xi măng và vật liệu xây dựng là nguồn phát thải chủ yếu (khoảng 70%).


<i>Hình 2.4. Tỷ lệ phát thải các khí gây ơ nhiễm theo nguồn phát thải chính của </i>
<i>Việt Nam năm 2008 </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(36)</span><div class='page_container' data-page=36>

Các hoạt động sản xuất công nghiệp ở nước ta rất đa dạng và thành phần
các khí thải vào mơi trường cũng rất khác nhau. Nguồn gây ơ nhiễm khơng khí
chủ yếu do hoạt động đốt nhiên liệu hóa thạch, bảng 2.6 giới thiệu về tỷ lệ đóng
góp và tổng thải lượng ơ nhiễm khơng khí của các ngành cơng nghiệp năm 2006.
Trong đó ba ngành sản xuất thực phẩm và đồ uống, các sản phẩm từ chất khoáng
phi kim loại khác, sản phẩm gỗ và lâm sản là ba nhóm ngành phát thải SO2,


NO2, CO và TPS nhiều nhất.


<i>Bảng 2.6. Tỷ lệ đóng góp và tổng thải lượng ơ nhiễm khơng khí </i>


<i>của các ngành cơng nghiệp năm 2006 </i>


Ngành công nghiệp Tỷ lệ (%)


SO2 NO2 CO TSP


Sản xuất thực phẩm và đồ uống 25,29 31,39 13,32 31,62
Sản xuất các sản phẩm từ chất khoáng phi


kim loại khác


28,46 39,07 12,39 48,08
Sản xuất sản phẩm gỗ và lâm sản 10,23 9,32 35,02 15,87


Sản xuất kim loại 7,63 4,53 30,91 1,83


Sản xuất giường, tủ, bàn, ghế 8,88 0,33 0,79 0,24


Sản xuất sản phẩm dệt 3,44 3,77 1,14 0,52


Sản xuất sản phẩm giấy và sản phẩm bằng
giấy


6,46 4,79 4,09 0,68
Sản xuất thuốc lá, thuốc lào 0,77 0,35 0,16 0,01


Sản xuất trang phục 0,13 0,05 0,03 0,04


Sản xuất sản phẩm bằng da, giả da 0,88 0,08 0,02 0,02
Sản xuất máy móc thiết bị 0,11 0,04 0,04 0,01



Sản xuất thiết bị điện 0,07 0,02 0,01 0,01


Xuất bản, in và sao bản in 0,91 0,02 0,00 0,00
Sản xuất radio, tivi và thiết bị truyền thông 0,14 0,02 0,00 0,00
Sản xuất, sửa chữa phương tiện vận tải khác 0,45 0,19 0,1 0,14
Sản xuất than cốc, sản phẩm dầu mỏ tinh


chế


1,47 3,43 1,47 0,38
Sản xuất hóa chất và các sản phẩm hóa chất 2 2,2 0,42 0,46
Sản xuất sản phẩm cao su và plastic 1,88 0,34 0,08 0,09


Tổng 100 100 100 100


<i>Chú thích: Tính tốn trên cơ sở của IPPS (Industrial Pollution Projection </i>
<i>System); Hệ số ô nhiễm được điều chỉnh cho Việt Nam </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(37)</span><div class='page_container' data-page=37>

2.3. Chất thải rắn đô thị


Theo báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia 2010, lượng chất thải rắn
(CTR) phát sinh trong cả nước (bao gồm cả CTR đô thị, công nghiệp, y tế, nông
thôn, CTNH) từ 2003 tới 2008 tăng khoảng 1,5 đến 2 lần. Năm 2008 tổng lượng
chất thải rắn phát sinh lên tới 27,9 triệu tấn/năm. Khoảng 80% chất thải rắn được
sinh ra từ các hộ gia đình, nhà hàng, chợ và các khu thương mại. Tổng số chất
thải rắn sinh ra từ các khu công nghiệp là khoảng 2.7 triệu tấn/năm, chiếm
khoảng 17%. Hàng năm có khoảng 160.000 tấn/năm (khoảng 1%) chất thải nguy
hại sinh ra từ các trung tâm y tế, các vật liệu dễ cháy và chất thải nguy hại từ các
quá trình sản xuất công nghiệp, thuốc trừ sâu và vỏ thuốc trừ sâu từ các sản


phẩm nông nghiệp.


Hiện nay, chủ yếu CTR được chôn lấp tự nhiên hoặc chơn lấp có kiểm
sốt. Tồn quốc có khoảng 98 bãi chơn lấp CTR tập trung (trong đó chỉ có 16
bãi đươc coi là chôn lấp hợp vệ sinh). Như vậy, có tới gần 84% bãi chôn lấp
không hợp vệ sinh đang tồn tại trên khắp cả nước. Đã có một số cơ sở chế biến
CTR hữu cơ thành phân Compost, cơ sở xử lí chất thải nguy hại, chất thải y tế
bằng phương pháp thiêu đốt, công suất nhỏ. Nhìn chung, lượng chất thải rắn
được tái chế, tái sử dụng cịn rất thấp.


Tổng cục Mơi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường cho biết, lượng chất
thải rắn sinh hoạt (CTRSH) tại các đô thị ở nước ta đang có xu thế phát sinh
ngày càng tăng, tính trung bình mỗi năm tăng khoảng 10%; các đơ thị tỉnh Phú
Thọ (19,9%), thành phố Phủ Lý (17,3%), Hưng Yên (12,3%), Rạch Giá
(12,7%), Cao Lãnh (12,5%)... Các đô thị khu vực Tây Nguyên có tỷ lệ phát sinh
CTRSH tăng đều hàng năm và với tỷ lệ tăng ít hơn (5,0%). Dự báo tổng lượng
CTRSH đô thị đến năm 2020 khoảng gần 22 triệu tấn/năm.


</div>
<span class='text_page_counter'>(38)</span><div class='page_container' data-page=38>

thải rắn, do các khu làng này quá nhỏ, khơng có đường bê tơng, do đó các dụng
cụ thu gom như xe đẩy không thể vào các khu vực này. Hiện nay tại các đơ thị có
cách thu gom chất thải rắn như sau: tại một thời điểm quy định trong ngày, các xe
rác sẽ đi thu gom rác ở các vỉa hè và các phố nhỏ, công nhân sẽ đẩy các xe rác và
đánh kẻng để thông báo cho người dân mang rác từ trong nhà (được đựng trong
các túi nilon) và vứt lên xe rác. Khi xe rác đầy, rác thải này sẽ được thu gom về 1
bãi rác tạm thời tại đầu phố. Công nhân sẽ tiếp tục thu gom rác ở các khu vực
khác. Đến khoảng nửa đêm, các xe tải to chở rác với công suất 6-12m3 sẽ đến thu
gom rác tại các bãi rác tạm thời và vận chuyển rác đến bãi chôn lấp.


Đối với rác thải công nghiệp và rác thải bệnh viện, Chính phủ quy định các
cơ sở y tế và các nhà máy phải có trách nhiệm thu gom và xử lý chất thải rắn của


mình. Tuy nhiên, trên thực tế, điều luật này khơng được thực hiện và có rất ít số
liệu về thu gom và xử lý chất thải rắn y tế và công nghiệp. Hầu hết các cơ sở sản
xuất công nghiệp và y tế ký hợp đồng với công ty môi trường đô thị địa phương
thu gom chất thải rắn. Trong một số trường hợp, các chất thải độc hại, mặc dù đã
được phân loại trong bệnh viện hay cơ sở sản xuất công nghiệp, vẫn bị trọn lẫn
với rác thải thông thường trước khi công ty môi trường đô thị đến thu gom.


</div>
<span class='text_page_counter'>(39)</span><div class='page_container' data-page=39>

Chương 3


QUẢN LÝ CÁC THÀNH PHẦN MƠI TRƯỜNG ĐƠ THỊ
3.1. Các cơng cụ trong quản lý môi trường đô thị


Tổng kết kinh nghiệm quản lý môi trường ở các nước trên thế giới, có thể
tập hợp thành hai nhóm phương pháp lớn là nhóm các cơng cụ pháp lý và nhóm
các cơng cụ kinh tế. Nhóm cơng cụ pháp lý dựa trên nguyên tắc “Mệnh lệnh và
kiểm soát” (Command and Control), nhóm cơng cụ kinh tế dựa trên ngun tắc
“Người gây ơ nhiễm phải trả tiền” hay cịn gọi là 3P (Polluter Pays Principle) và
nguyên tắc “Người hưởng lợi phải trả tiền”, viết tắt là BPP (Benefit Pays
Principle). Ngồi hai nhóm cơng cụ chủ đạo trên người ta cịn sử dụng các cơng
cụ phụ trợ khác như định giá, trợ giúp kỹ thuật, lựa chọn công nghệ, thương
lượng và sức ép của dân chúng (như phong trào xanh, tẩy chay, phản đối của
cộng đồng v.v…), giáo dục và truyền thông v.v...


Trong khuôn khổ của chương này, trước hết tác giả giới thiệu chung về
nhóm cơng cụ pháp lý, nhóm cơng cụ kinh tế. Sau đó các cơng cụ này sẽ được
giới thiệu cụ thể hóa cho quản lý mơi trường nước thải, mơi trường khơng khí và
chất thải rắn đơ thị.


3.1.1. Nhóm cơng cụ pháp lý



Cơng cụ pháp lý hay cịn gọi là nhóm cơng cụ tiêu chuẩn, quy định, đây là
nhóm cơng cụ phổ biến trong quản lý mơi trường. Nhóm cơng cụ pháp lý bao
gồm 2 khía cạnh: một là “yêu cầu” (Command-C) thường được ban hành dưới
hình thức như tiêu chuẩn, quy chuẩn – quy định giới hạn ô nhiễm cao nhất cho
phép, hai là “kiểm soát” (Control-C) quy định về hoạt động quan trắc, kiểm tra,
thanh tra nhằm đảm bảo để thực hiện các “yêu cầu” trên. Một cách tổng qt thì
có hai loại tiêu chuẩn, quy chuẩn: tiêu chuẩn, quy chuẩn chất lượng môi trường
xung quanh và tiêu chuẩn, quy chuẩn thải.


Tiêu chuẩn, quy chuẩn chất lượng môi trường xung quanh quy định giá trị
nhỏ nhất được chấp nhận để đảm bảo chất lượng mơi trường khơng khí, đất và
nước hoặc giá trị cao nhất của chất ô nhiễm. Ngược lại, tiêu chuẩn thải là tiêu
chuẩn quy định giá trị lớn nhất được phép thải ra môi trường.


</div>
<span class='text_page_counter'>(40)</span><div class='page_container' data-page=40>

Trình tự tiến hành cơng cụ pháp lý quản lý môi trường là nhà nước định ra
pháp luật các tiêu chuẩn, quy định, giấy phép…về bảo vệ môi trường; các cơ
quan quản lý môi trường nhà nước sử dụng quyền hạn của mình tiến hành giám
sát, kiểm sốt thanh tra và xử phạt để cưỡng chế tất các các cơ sở sản xuất, các
tập thể, cá nhân và các thành viên trong xã hội thực thi đúng các điều khoản
trong luật pháp, tiêu chuẩn, quy định về bảo vệ môi trường đã được ban hành.


Nhìn chung cơng cụ này đòi hỏi nhà nước phải đặt ra các mục tiêu môi
trường lấy bảo vệ sức khỏe cộng đồng và các hệ sinh thái làm gốc. Quy định
các tiêu chuẩn môi trường hoặc lượng các chất ô nhiễm được phép thải bỏ,
hoặc công nghệ mà những người gây ơ nhiễm có thể được sử dụng để đạt được
các mục tiêu ấy. Trong phần lớn các trường hợp nhóm cơng cụ “Mệnh lệnh và
kiểm sốt” cịn quy định thời gian biểu cho việc đáp ứng các tiêu chuẩn, các
thủ tục cấp phép và cưỡng chế thực thi đối với các cơ sở sản xuất, quy trách
nhiệm pháp lý và những hình phạt đối với những người vi phạm. Trách nhiệm
xây dựng và buộc phải thực hiện các tiêu chuẩn cùng các yêu cầu khác, được


chia sẻ, theo cách quy định của pháp luật, giữa các cấp chính quyền trung ương
và địa phương.


Tuy nhiên công cụ pháp lý cũng tồn tại một số nhược điểm như giới hạn
tiêu chuẩn thường khó xác định, đặc biệt với những sản phẩm khó có thể thương
mại hóa ví dụ nước, khơng khí; các cơng ty khơng có được sự khích lệ, khuyến
khích trong giảm thiểu chất ơ nhiễm; các hình thức xử phạt thường có xu hướng
nhẹ, khơng phát huy hiệu quả quản lý môi trường; để phù hợp với điều kiện phát
triển thực tế thì cơng cụ pháp lý cũng cần thây đổi linh hoạt nhưng trên thực tế
điều này rất khó thực hiện;


3.1.2. Nhóm cơng cụ kinh tế


Công cụ kinh tế trong quản lý mơi trường có tác động trực tiếp tới thu
nhập hoặc hiệu quả kinh tế của hoạt động sản xuất kinh doanh, nhằm ngăn ngừa
các tác động tiêu cực tới môi trường. Công cụ kinh tế có thể tác động trực tiếp
vào các nhà sản xuất dưới dạng thuế mơi trường, lệ phí xả thải hoặc trực tiếp vào
người tiêu thụ dưới dạng phí sử dụng. Trong tất cả các trường hợp đó, cơng cụ
kinh tế đều có mục đích chung là hạn chế lượng chất thải phát sinh, giảm ảnh
hưởng của việc tiêu thụ tài nguyên và năng lượng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(41)</span><div class='page_container' data-page=41>

của công cụ này là tác động đến sự thay đổi hình vi của người sử dụng, khi chi
phí mơi trường đã được bao gồm đầy đủ trong sản phẩm hay hoạt động sản
xuất/dịch vụ thì khách hàng có xu hướng lựa chọn những sản phẩm/dịch vụ rẻ
hơn và thân thiện với môi trường.


3.2. Quản lý môi trường nước đô thị


3.2.1. Một số công cụ pháp lý trong quản lý nước thải đô thị



Xây dựng, ban hành các quy chuẩn bảo vệ môi trường nước mặt là công
cụ pháp lý được sử dụng phổ biến trong quản lý nước thải đô thị:


Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt QCVN
08:2008/BTNMT quy định giá trị giới hạn các thông số chất lượng nước mặt,
được áp dụng để đánh giá và kiểm soát chất lượng của nguồn nước mặt, làm căn
cứ cho việc bảo vệ và sử dụng nước một cách phù hợp. Để xây dựng tiêu chuẩn
và quản lý chất lượng nước xung quanh đối với môi trường nước mặt, người ta
phân nước mặt theo yêu cầu sử dụng: Loại A gồm A1 dùng cho cấp nước sinh
hoạt và các mục đích khác như A2, B1, B2; loại A2 có thể làm nguồn nước cấp
sinh hoạt (nhưng phải qua q trình xử lý) và mục đích khác như A1, B2; Loại B
gồm B1 dùng cho mục đích tưới tiêu nơng nghiệp và mục đích khác như B2;
loại B2 dùng cho nuôi trồng thủy hải sản và các mục đích khác yêu cầu chất
lượng nước thấp.


Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải chảy vào nguồn nước tiếp nhận:
các quy chuẩn này quy định giá trị tối đa cho phép của các thông số ô nhiễm
trong nước thải (nước thải công nghiệp, nước thải sinh hoạt…) khi xả vào nguồn
nước tiếp nhận. Quy chuẩn này nhằm kiểm sốt mức độ ơ nhiễm và tính chất
của nước thải trước khi đổ ra môi trường nhằm đảm bảo chất lượng mơi trường
nước xung quanh. Ví dụ: QCVN 24-2009/BTNMT quy chuẩn kỹ thuật quốc gia
về nước thải công nghiệp.


</div>
<span class='text_page_counter'>(42)</span><div class='page_container' data-page=42>

3.2.2. Công cụ kinh tế trong quản lý nước thải đơ thị


<i>Phí xả nước thải: là phí dùng để mua quyền sử dụng môi trường tiếp </i>
nhận các chất ơ nhiễm xả thải. Phí xả nước thải được xác định trên số lượng,
nồng độ và tính chất của các chất ô nhiễm trong nước thải. Đối với những
trường hợp, các chất thải của nguồn thải vượt quá tiêu chuẩn mơi trường cho
phép thì các cơ sở sản xuất phải trả them các phí nước thải bổ xung, đồng thời


phải có trách nhiệm trong một thời hạn nhát định phải áp dụng biện pháp kiểm
tra và xử lý ô nhiễm đến khi đất tiêu chuẩn mơi trường. Tiền thu phí này được
trích một phần nhỏ để chi phí cho cơng tác quản lý môi trường, số còn lại sẽ
được nộp vào quỹ môi trường, dùng để hỗ trợ, cho vay với lãi suất thấp và
khuyến khích cơ sở đầu tư vào thiết bị xử lý ô nhiễm mơi trường.


<i>Các phí người sử dụng: Đối với nguồn xả thải nước gây ô nhiễm mơi </i>
trường từ các hộ gia đình và các cơ sở sản xuất nhỏ thì rất khó xác định lượng xả
chất ô nhiễm của mỗi hộ, các cống nước thải của mỗi hộ thường được nối ngầm
trực tiếp với hệ thống thốt nước thành phố. Dó đó, phí người sử dụng nước hay
phí nước thải ra cống được thu trên từng hộ gia đình, phí này thường được tính
dựa trên lượng nước tiêu thụ của mỗi hộ. Phí này thường được tính gộp cùng với
hóa đơn thanh tốn tiền sử dụng nước sạch. Ví dụ ở Hà Nội phí thốt nước
(được tính bằng 10% giá nước) nhìn chung chỉ đủ đáp ứng 10 – 20% chi phí vận
hành, bảo dưỡng mạng lưới thu gom nước thải, chưa kể đến chi phí vận hành
trạm xử lý nước thải (nếu có) và các chi phí đầu tư quy đổi hằng năm (khấu
hao). Duy nhất chỉ có Thành phố Hải Phịng thu mức phí thốt nước là 15% giá
nước cấp, và đang dự kiến tăng phí thốt nước theo lộ trình lên đến 45% giá
nước cấp vào năm 2015. Thành phố Sóc Trăng cũng mới nghiên cứu áp dụng
khung giá nước thải mới, hướng tới bù đắp đủ chi phí vận hành của hệ thống
thoát nước và xử lý nước thải.


<i>Các khoản trợ cấp: Ở nhiều nước trên thế giới đã dành những khoản tiền </i>
nhất định để trợ cấp, hoặc cho vay lãi xuất thấp, hoặc giảm nhẹ thuế để khuyến
khích các cơ sở đầu tư kỹ thuật giảm nhẹ ô nhiễm mơi trường. Ví dụ miễn 50%
thậm chí là 100% cho các thiết bị kiểm sốt ơ nhiễm được nhập khẩu.


</div>
<span class='text_page_counter'>(43)</span><div class='page_container' data-page=43>

thu từ phí nước thải không đủ cho ngân sách hoạt động của công ty thoát nước
và họ phải bổ xung ngân sách từ các tỉnh và thành phố.



Công cụ kinh tế giúp tăng thu nhập và giảm gánh nặng chi phí cho quản lý
nước thải đô thị của xã hội, đồng thời hỗ trợ cho hoạt động bảo vệ tài ngun
nước. Ngồi ra cơng cụ này cũng giúp tăng cường nhận thức về vai trò của tài
nguyên nước và tăng hiệu quả kinh tế trong quản lý nước thải của đối tượng phải
tuân thủ các công cụ kinh tế.


3.3. Quản lý môi trường không khí đơ thị


Như đã giới thiệu ở chương 2, nguồn gây ơ nhiễm mơi trường khơng khí
đơ thị chủ yếu từ hoạt động giao thông và từ hoạt động công nghiệp. Nên trong
mục này tác giả tập chung giới thiệu một số cơng cụ trong nhóm cơng cụ kinh tế
và pháp lý nhằm giảm thiểu ô nhiễm từ hai nguồn chính này.


3.3.1. Một số cơng cụ pháp lý


Nhóm cơng cụ pháp lý phổ biến nhất hiện nay để quản lý phát thải ơ
nhiễm mơi trường khơng khí là các quy chuẩn về chất lượng mơi trường khơng
khí xung quanh và quy chuẩn khí thải. Quy chuẩn về chất lượng khơng khí xung
quanh quy định giá trị giới hạn các thơng số cơ bản trong khơng khí xung quanh.
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải quy định nồng độ tối đa cho phép của
các thơng số ơ nhiễm trong khí thải của các ngành cơng nghiệp cụ thể hay các
khí ơ nhiễm đặc trưng.


Một số các quy chuẩn hiện hành như:QCVN 05: 2009/BTNMT Quy
chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng mơi trường khơng khí xung quanh;
QCVN 06: 2009/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về một số chất thải độc
hại trong không khí xung quanh; QCVN 19: 2009/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật
quốc gia về khí thải công nghiệp đối với bụi và các chất vô cơ; QCVN 20:
2009/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc về khí thải cơng nghiệp đối với một số
chất hữu cơ;



</div>
<span class='text_page_counter'>(44)</span><div class='page_container' data-page=44>

<i>Mua bán hạn ngạch ô nhiễm </i>


Trong hệ thống này, tổng lượng phát thải từ các cơng ty được định lượng
bởi chính phủ, được gọi là hạn ngạch (cap). Sau đó chính phủ cụ thể hóa lượng
phái thải bằng giấy phép ơ nhiễm. Giấy phép này có thể được phát miễn phí cho
công ty hoặc bán đấu giá. Sau khoảng thời gian nhất định (thường là một năm)
các công ty phải nộp lại cho nhà nước lượng giấy phát thải tương ứng với lượng
phát thải của công ty trong năm đó.


Nếu giấy phép được nhà nước phát miễn phí nhưng doanh nghiệp dùng
không hết hay nói cách khác lượng phát thải thấp hơn lượng phát thải được nhà
nước cho phép thì doanh nghiệp đó có quyền đem bán ngoài thị trường giấy
phép khơng cần dùng đến đó, hoặc (tùy thuộc vào hệ thống của mỗi quốc gia)
thì có thể giữ lại và dùng cho các năm tiếp theo. Nếu giấy phép được bán đấu
giá, thì các công ty sẽ tùy thuộc vào điều kiện của mình mà tham gia đấu giá hay
tự xử lý khí phát thải hay tìm kiếm các cơng cụ thay thế để giảm phát thải.


<i>Thưởng hạn ngạch ô nhiễm </i>


Trong hệ thống này, mỗi công ty phải cam kết mức phát thải, mức này
đảm bảo nằm trong ngưỡng cho phép phát thải. Nếu thực tế cơng ty phát thải ít
hơn lượng cam kết đó thì sẽ được thưởng hạn ngạch ô nhiễm. Hạn ngạch này
cơng ty có thể dùng để bán ngoài thị trường hoặc (tùy thuộc vào hệ thống của
mỗi quốc gia) mà công ty giữ lại dùng cho những năm sau. Ngược lại nếu công
ty phát thải vượt quá lượng cam kết cho phép ban đầu thì bắt buộc cơng ty phải
mua thêm hạn ngạch phát thải.


<i>Phí phát thải </i>



Phí phát thải là số tiền phải trả dựa trên số lượng các chất ô nhiễm thải ra
môi trường. Dựa trên lượng tiền phí phải trả doanh nghiệp sẽ tự quyết định hiệu
quả kinh tế của việc trả phí hay đầu tư công nghệ cho xử lý ô nhiễm môi trường
để tránh nộp phí. Cơng cụ này giúp giảm chi phí cho xã hội trong xử lý ơ nhiễm
mơi trường khơng khí, nhà nước thường phải xác định được phí này để đảm bảo
lượng phí thu được có thể chi trả cho hoạt động quản lý ô nhiễm môi trường
không khí của nhà nước. Trong một số trường hợp phí ô nhiễm có thể được tăng
“leo thang” nếu các công ty, doanh nghiệp sản xuất nằm trong những vùng mà
mơi trường khơng khí đã vượt q ngưỡng cho phép.


3.4. Quản lý chất thải rắn đô thị


</div>
<span class='text_page_counter'>(45)</span><div class='page_container' data-page=45>

Công cụ pháp lý đưa ra các quy định trực tiếp trong quản lý chất thải rắn
cùng với hệ thống giám sát và thực thi. Nhóm cơng cụ này thường địi hỏi chính
phủ xây dựng các tiêu chuẩn, quy chuẩn về chất thải rắn, về quản lý chất thải rắn
hoặc xác định các lịch trình để đáp ứng các tiêu chuẩn, quy chuẩn đó. Phân cơng
trách nhiệm, hình phạt và các hình thức xử phạt đối với các đối tượng khơng
tn thủ. Ưu điểm chính của phương pháp tiếp cận mệnh lệnh và kiểm soát là cơ
quan quản lý có thể xác định mức độ hợp lý hay dự đốn về mức độ ơ nhiễm bao
nhiêu sẽ được giảm.


Một số các công cụ pháp lý điển hình đã và đang được thực hiện ở
Việt Nam


Ban hành TCXDVN 261 – 2001 về Bãi chôn lấp chất thải rắn - Tiêu
chuẩn thiết kế thì khoảng cách thích hợp đặt bãi chơn lấp cần đảm bảo các yêu
cầu tại bảng 3.1


<i>Bảng 3.1. Khoảng cách thích hợp khi lựa chọn bãi chơn lấp </i>



Đối tượng cần cách li Đặc điểm và quy


mô các cơng trình


Khoảng cách tới bãi chơn lấp (m)
Bãi chôn


lấp nhỏ và
vừa
Bãi chôn
lấp lớn
Bãi chôn
lấp rất
lớn


Đô thị Các thành phố,


thị xã


≥ 3000 ≥ 5000 ≥ 15000
Sân bay, các khu


công nghiệp, hải
cảng


Quy mô nhỏ đến
lớn


≥ 1000 ≥ 2000 ≥ 3000



Thị trấn, thị tứ, cụm
dân cư ở đồng bằng
và trung du


≥15 hộ


Cuối hướng gió
chính


Các hướng khác


≥ 1000
≥ 3000
Cụm dân cư miền


núi


≥15 hộ, cùng khe
núi (có dịng chảy
xuống)


≥ 3000 ≥ 5000 ≥ 5000


Công trình khai thác
nước ngầm


CS <1000m3/ng


CS



100-10000m3/ng
CS ≥10000m3/ng


≥ 50
≥ 100
≥ 500
≥ 100
≥ 500
≥ 1000
≥ 500
≥ 1000
≥ 5000
Khoảng cách từ


đường giao thông tới
bãi chôn lấp


Quốc lộ, tỉnh lộ ≥ 100 ≥ 300 ≥ 500


</div>
<span class='text_page_counter'>(46)</span><div class='page_container' data-page=46>

23/2006/QĐ-BTNMT Về việc ban hành Danh mục chất thải nguy hại; QCVN
07:2009/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về ngưỡng chất thải; QCVN
02:2012/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về lò đốt chất thải rắn y tế;
QCVN 30:2012/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về lò đốt chất thải cơng
nghiệp….


Ngày 17/12/2009, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định ban hành Chiến
lược Quốc gia về Quản lý tổng hợp chất thải rắn đến năm 2025, tầm nhìn đến
năm 2050, với quan điểm quản lý tổng hợp chất thải rắn là trách nhiệm chung
của toàn xã hội.



Ngày 25/5/2011, Thủ tướng Chính phủ cũng ký Quyết định 798/QĐ-TTg
phê duyệt Chương trình xử lý chất thải rắn giai đoạn 2011 – 2020. Theo đó, từ
nay đến 2020, 70% tổng lượng chất thải rắn sinh hoạt nông thôn phát sinh phải
được thu gom và xử lý đảm bảo tiêu chuẩn mơi trường, trong đó 60% được tái
chế, tái sử dụng. Từ 2011-2015, 85% tổng lượng chất thải rắn sinh hoạt đô thị
phát sinh phải được thu gom và xử lý đảm bảo tiêu chuẩn mơi trường, trong đó
60% được tái chế, tái sử dụng. Đến năm 2020 các chỉ tiêu này lần lượt là 90% và
85%. Từ 2016-2020, 90% tổng lượng chất thải rắn công nghiệp không nguy hại;
100% tổng lượng chất thải rắn y tế không nguy hại và nguy hại phát sinh tại các
cơ sở y tế, bệnh viện được thu gom và xử lý đảm bảo tiêu chuẩn môi trường. Để
thực hiện được các mục tiêu trên, nhà nước sẽ có các chính sách ưu đãi, hỗ trợ
về đất đai (miễn tiền sử dụng đất, hỗ trợ giải phóng mặt bằng), thuế, đầu tư hệ
thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật đến chân hàng rào cơng trình (đường giao thơng,
năng lượng, cấp điện, cấp nước, thốt nước, thơng tin liên lạc), hỗ trợ nghiên
cứu và phát triển công nghệ xử lý chất thải rắn, hỗ trợ đào tạo lao động và vay
vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước được áp dụng theo quy định hiện hành.


Như vậy có thể thấy chính phủ Việt Nam đang nỗ lực trong quản lý chất
thải rắn nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường đặc biệt ở các cùng đô thị nơi mật
độ dân số thường rất cao.


3.4.2. Công cụ kinh tế trong quản lý chất thải rắn đô thị


Áp dụng nguyên tắc phân loại của IDB (2003), nhóm các cơng cụ kinh tế
được chia thành ba loại chính: nhóm tăng doanh thu, nhóm hỗ trợ và nhóm phi
lợi nhuận.


<i>a) Nhóm cơng cụ tăng doanh thu </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(47)</span><div class='page_container' data-page=47>

phí, thuế này được dùng để giải quyết các vấn đề cụ thể mà phí, thuế đã được áp


dụng (bảng 3.2)


<i>Bảng 3.2. Một số công cụ tăng doanh thu và cơ sở tính tốn/ý nghĩa/ví dụ </i>
Tên cơng cụ Cơ sở tính tốn/ý nghĩa/ví dụ


Các phí ơ nhiễm Lượng chất ơ nhiễm
Phí phát sinh chất


thải


Số lượng và mức độ các chất độc hại
Phí người sử dụng


dịch vụ chất thải


Lượng thu gom và xử lý từ dịch vụ đảm nhiệm
Phí đổ bỏ chất thải Do cơ sở xử lý (chôn lấp, vận chuyển, tháo rỡ)
Phí, lệ phí cho sản


phẩm đặc biệt


Ví dụ pin, tủ lạnh, lốp…
Thuế thải bỏ chất


thải


Hỗ trợ phí thải bỏ nhằm tác động tới các biện pháp lựa
chọn cách thải bỏ của người gây ơ nhiễm


Thuế ơ nhiễm Hỗ trợ phí người sử dụng dịch vụ chất thải rắn nhằm tác


động đến lựa chọn các biện pháp giảm thiểu chất ô
nhiễm của đối tượng gây ô nhiễm


Thuế sinh thái Nhằm tác động tới sự lựa chọn nguyên liệu hóa thạch và
nhu cầu năng lượng của quá trình sản xuất


Thuế khốn Dựa trên mức độ được phép gây ô nhiễm
Thuế tài nguyên tái


tạo


Nhằm giảm nhu cầu sử dụng ngun liệu thơ và thúc đẩy
quay vịng chất thải làm ngun liệu thứ cấp


<i>Nhóm cơng cụ hỗ trợ </i>


Đây là nhóm các cơng cụ hỗ trợ cơng tác quản lý chất thải ở các hình thức
khác nhau. Nhóm cơng cụ này hướng tới mục tiêu thay đổi hành vi, nhận thức
(giảm chất thải, cải thiện quản lý, tái sử dụng) hơn là xử phạt. Hỗ trợ có thể ở
dạng trực tiếp chi trả, giảm thuế, phí hay các hình thức ưu đãi khác như tín dụng,
mượn đất hay các tài ngun khác. Nhóm cơng cụ này có xu hướng làm giảm
doanh thu của nhà nước.


<i>Bảng 3.3. Công cụ hỗ trợ và cơ sở tính tốn/ ý nghĩa/ ví dụ </i>
Cơng cụ hỗ trợ Cơ sở tính tốn/ ý nghĩa/ ví dụ
Tín dụng thuế, trợ cấp về thuế


tài sản, thuế hải quan, hoặc các
loại thuế bán hàng



Nhằm thúc đẩy đầu tư trong cải tiến quản lý
chất thải


Giảm phí chất thải Dựa trên những cải tiến trong tái sử dụng, tái
quay vòng chất thải nhằm giảm thu gom và xử


</div>
<span class='text_page_counter'>(48)</span><div class='page_container' data-page=48>

Quỹ cải thiện môi trường Được xây dựng nhằm hỗ trợ giảm ô nhiễm,
bảo vệ tài nguyên, sử dụng năng lượng hiệu
quả


Quỹ nghiên cứu Hỗ trợ phát triển công nghệ giảm thiểu, xử lý
chất thải


Quỹ giảm thiểu Cacbon Nhằm khuyến khích mua đất sử dụng cho các
mục đích cải thiện chất lượng môi trường
khơng khí như thị trường Cacbon


Các ưu đãi khác Cho thuê đất dài hạn cho các công ty tư nhân
nhằm xây dựng các cơ sở xử lý và chôn lấp
rác thải hoặc cải thiện các bãi chơn lấp cũ
<i>Nhóm cơng cụ phi lợi nhuận </i>


Nhóm cơng cụ phi lợi nhuận nhằm khuyến khích các đối tượng gây ô
nhiễm giảm thiểu chất thải ra môi trường thông qua việc cung cấp một số biện
pháp, các hình thức dưới đây:


Đánh giá vòng đời sản phẩm: dựa vào kết quả này sản phẩm sẽ được cung
cấp chứng chỉ về bảo vệ môi trường



Hệ thống đặt cọc - hồn trả: khuyến khích q trình tái sử dụng chất thải
Hệ thống “lấy lại”: khuyến khích các nhà sản xuất thu lại các sản phẩm đã
sử dụng nhằm mục đích tái sử dụng các một phần nào đó từ sản phẩm đó


Nhãn sinh thái: được dán cho những sản phẩm thân thiện với môi trường,
ít hoặc khơng gây ơ nhiễm mơi trường


Cơng bố thông tin: yêu cầu chủ nguồn thải phải công bố tình trạng ơ
nhiễm của họ;


Hệ thống Manifest: người tiêu dùng có thể biết chính xác về sản phẩm từ
lúc ra đời đến thải bỏ các chất thải nguy hại có trong sản phẩm


Công bố danh sách đen các công ty gây ô nhiễm, điều này cho phép người
tiêu dùng được biết thông tin


Tổ chức các cuộc thi “Thành phố sạch”, “khu dân cư sạch” nhằm nâng
cao nhận thức về bảo vệ mơi trường.


<i>Vai trị của công cụ kinh tế trong quản lý chất thải rắn đô thị </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(49)</span><div class='page_container' data-page=49>

được một khoản tiền đáng kể trong kiểm soát chất thải.


Quản lý chất thải rắn bằng cơng cụ kinh tế có ý nghĩa sau:
• Giảm lượng chất thải phát sinh


• Giảm tỷ lệ chất thải nguy hại trong chất thải phát sinh
• Cơ lập chất thải nguy hại để xử lý riêng biệt


• Khuyến khích phục hồi, tái sử dụng và tái chế chất thải



• Hệ thống hỗ trợ hiệu quả chi phí thu gom rác thải, vận chuyển, xử lý và tiêu hủy
• Giảm thiểu tác động xấu đến môi trường do quá trình thu gom , vận
chuyển, xử lý chất thải rắn.


• Tạo doanh thu để trang trải chi phí cho quản lý chất thải rắn


3.4.3. Áp dụng công cụ kinh tế và công cụ pháp lý trong quản lý túi nilon – bài
học từ một số nước trên thế giới và ở Việt Nam


Hiện nay túi nilon vẫn đang được sử dụng rất phổ biến ở nhiều nước trên
thế giới, đặc biệt là tại những nước đang phát triển. Túi nilon có ảnh hưởng
nghiêm trọng đến mơi trường do tính chất khó phân hủy, do đó có thể tồn tại
trong mơi trường rất lâu. Bảng 3.4 Tổng hợp một số bài học thành công trong
quản lý túi nilon tại một số quốc gia trên thế giới.


<i>Bảng 3.4. Bài học về quản lý túi nilon tại một số nước trên thế giới </i>


Nước Công cụ Nội dung Ý nghĩa/ Kết quả


Trung
Quốc


Hệ thống
phí (EI)


Lựa chọn một số siêu thị tại
Thượng Hải phải đóng phí sử
dụng túi nilon từ 2004



Mục tiêu giảm 1 triệu
túi nilon/ngày từ các
siêu thị này


Banglad
et


Lệnh cấm
(CAC)


Lệnh cấm sản xuất và sử dụng
được ban hành


Ireland Phí túi
nilon (EI)


Chính phủ bắt trả phí khi sử dụng
túi nilon (khoảng 4.300VNĐ)


Giảm 97,5% túi
nilon. Khách hàng trả
phí và tái sử dụng túi.
Phí thu được gần 72
tỉ VNĐ (dùng cho
các mục đích bảo vệ
mơi trường)


Úc Thỏa thuận
tự nguyện
(EI)



Bộ Môi trường khuyến khích các
nhà bán lẻ tự nguyện giảm 6,9
triệu túi nilon/năm


Lệnh cấm
(CAC)


</div>
<span class='text_page_counter'>(50)</span><div class='page_container' data-page=50>

Ấn Độ Lệnh cấm
(CAC)


Bang phía bắc của Himachal
Pradesh đã thực hiện lệnh cấm sản
xuất, lưu trữ, sử dụng, bán và thải
túi nilon. Lệnh phạt cũng được đưa
ra


Tại Mumbai, chính quyền cấm túi
nilon, hoạt động mua bán dùng túi
giấy


Giáo dục
nâng cao
nhận thức
cộng đồng
(EI)


Cơ quan kiểm sốt ơ nhiễm ở
những bang trên cũng tổ chức giáo
dục cộng đồng về tác hại của túi


nilon đối với môi trường thông
qua quảng cáo trên xe buýt, triển
lãm, phương tiện truyền thông.
Một số bang làm chiến dịch thu
báo, tạp chí cũ để làm túi và bán
cho những cửa hàng tạp hóa, hàng
thuốc tình nguyện mua. Tiền thu
được từ hoạt động được dùng để
mua thuốc và các nhu yếu phẩm
cần thiết cho người nghèo


New
Zealand


Giới thiệu
sản phẩm
túi thân
thiện với
môi trường


Phân phát “túi xanh” cho khách
hàng, thành lập các cửa hàng bán
túi tái sử dung (túi vải)


Giáo dục
nâng cao
nhận thức
cộng đồng
(EI)



Tổ chức chương trình “Nói khơng
với túi nilon” ở một số thành phố
lớn, khuyến khích các siêu thị
chuyển từ túi nilon sang túi làm từ
sợi đay


Tái quay
vòng


Thu gom túi nilon tà tái sản xuất
thành sản phẩm khác


Ý Các thuế ô
nhiễm (EI)


Năm 1989, Ý bắt đầu thu thuế túi
nilon, điều này đã làm cho giá túi
nilon cao hơn các loại túi khác,
cao hơn gấp 5 lần giá sản xuất


Từ 1989 đến 1992,
chính phủ đã thu
được khoảng 150
triệu đô từ thuế này
Hoa Kỳ Sản


phẩm/Công
nghệ/Tiêu
chuẩn hiệu
suất (EI)



</div>
<span class='text_page_counter'>(51)</span><div class='page_container' data-page=51>

Ghi chú: EI: thuộc nhóm cơng cụ kinh tế
CAC: thuộc nhóm cơng cụ pháp lý


Tại Việt Nam, từ vùng nông thôn đến thành thị túi nilon khó phân hủy đều
được sử dụng rất phổ biến. Theo Cục Kiểm sốt ơ nhiễm, Tổng cục Môi trường
(Bộ Tài nguyên và Môi trường) tại hội thảo “Kiểm sốt ơ nhiễm mơi trường do
việc sử dụng bao bì nilon khó phân hủy” đã báo cáo trong 5 tỉnh, thành đại diện
cho 3 vùng miền năm 2010 thì mỗi hộ gia đình sử dụng 223 túi/tháng, tương
đương 1 kg túi nilon/hộ/tháng; riêng tại TP. Hồ Chí Minh trung bình sử dụng
5-9 triệu túi/ngày, tương đương 34-60 tấn/ngày.


Để đối phó với “vấn nạn” túi nilon chính phủ Việt nam đã áp dụng một số
biện pháp như:


Ban hành thuế bảo vệ môi trường đối với phế phẩm mặt hàng túi nilon.
Tuy nhiên vẫn còn nhiều bất cập và thực tế chưa phát huy được tác dụng giảm
thiểu ô nhiễm môi trường do loại phế phẩm này.


Phê duyệt đề án tăng cường kiểm sốt ơ nhiễm mơi trường do sử dụng túi
nilon khó phân hủy trong sinh hoạt đến năm 2020 (tháng 4/2013). Theo đề án
này đến năm 2020 sẽ giảm 65% khối lượng túi nilon khó phân hủy tại các siêu
thị, trung tâm thương mại và giảm 50% khối lượng túi nilon khó phân hủy sử
dụng tại các chợ dân sinh so với năm 2010; thu gom và tái chế 50% khối lượng
chất thải túi nilon khó phân hủy phát sinh trong sinh hoạt. Để đạt được mục tiêu
này chính phủ xác định các giải pháp: 1. Xây dựng và hồn thiện cơ chế, chính
sách và kiểm sốt sử dụng túi nilon khó phân hủy như tăng cường cơng cụ kinh
tế (thuế, phí) nhằm giảm dần sản xuất, nhập khẩu và sử dụng túi nilon khó phân
hủy; xây dựng cơ chế hỗ trợ sản xuất, sử dụng bao bì, túi sách thân thiện với mơi
trường; khuyến khích phân loại chất thải nilon khó phân hủy. 2. Tài chính và


nhân lực: tăng cường và đa dạng hóa các nguồn đầu tư từ ngân sách nhà nước,
các tổ chức, doanh nghiệp trong nước, ngoài nước nhằm thực hiện các nhiệm vụ
của đề án; tăng cường đào tạo cán bộ có chun mơn. 3. Tăng cường nghiên cứu
khoa học và chuyển giao công nghệ và 4. Tăng cường hợp tác quốc tế.


</div>
<span class='text_page_counter'>(52)</span><div class='page_container' data-page=52>

Chương 4


HỆ THỐNG THÔNG TIN TRONG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG ĐÔ THỊ
4.1. Khái niệm và vai trị của hệ thống thơng tin trong quản lý môi
trường đơ thị


4.1.1. Khái niệm


Thơng tin đóng vai trò then chốt trong mọi hoạt động quy hoạch và quản
lý, nếu thiếu thông tin thì mọi hoạt động đó đều có thể dẫn đến thất bại. Tuy
nhiên vấn đề đặt ra là: a) Xác định dữ liệu nào, thông tin nào là cần thiết cho
mỗi mục đích quản lý; b) Tìm ra thơng tin ở đâu nếu có; c) Làm thế nào để thu
thập được tất cả các thơng tin nếu có, hoặc làm thế nào để có được thơng tin nếu
chưa tồn tại; d) Làm sao lưu trữ được những thông tin để dễ dàng đánh giá và
tham khảo khi cần; e) Làm thế nào để tổng hợp được thông tin, trả lời được các
vấn đề đặt ra một cách chất lượng, đảm bảo tin cậy và không quá phức tạp; f)
Xác định được ai sẽ cần những thông tin và khi nào cần? cần ở dạng nào?; g)
Làm thế nào để phổ biến được thơng tin nếu điều đó là cần thiết một cách dễ
dàng và hiệu quả?....Đây là một danh sách các câu hỏi thường cần được trả lời
trong quản lý mơi trường nói chung và mơi trường đơ thị nói riêng.


Hệ thống thông tin quản lý môi trường (EMIS) đô thị là một hệ thống
chứa đựng tất cả các thông tin liên quan đến q trình quản lý và quy hoạch mơi
trường đơ thị. EMIS đô thị bao gồm việc thu thập thông tin về rất nhiều các vấn
đề môi trường mà đơ thị đó đang phải đối diện, cung cấp thơng tin cho các đối


tượng khác nhau khi cần, góp phần vào việc xây dựng các chiến lược và kế
hoạch hành động, bao gồm cả việc bản đồ hóa. Ngồi ra hệ thống này cịn thu
thập các thơng tin cần thiết cho việc quốc tế hóa q trình quy hoạch và quản lý
môi trường. Tất cả các thông tin này được lưu trữ dạng mềm, dạng cơ sở dữ liệu
và dạng bản đồ.


</div>
<span class='text_page_counter'>(53)</span><div class='page_container' data-page=53>

tốt hơn để cân bằng các nhu cầu và áp lực phát triển đô thị với những cơ hội và
khó khăn.


Sự suy giảm môi trường là không thể tránh khỏi nhưng một số thành phố
đã và đang làm thế nào để quy hoạch và quản lý hiệu quả hơn, tránh hoặc giảm
thiểu suy thối mơi trường làm ảnh hưởng đến tiềm năng tăng trưởng tích cực
của thành phố.


Dưới áp lực về phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường thành phố thì
những câu hỏi thường đặt ra đó là: có cịn quỹ đất cho việc mở rộng thành phố
hay khơng? chỗ nào có thể tăng quỹ nhà ở? làm thế nào để cải thiện sức khỏe
cộng đồng và tạo ra điều kiện sống thoải mái? Khu vực nào dễ bị tổn thương do
lụt lội? Làm thế nào để chấm dứt tình trạng ô nhiễm môi trường không khí?
Vùng nào hấp dẫn các nhà đầu tư?... Tất cả những câu hỏi này ít nhiều liên quan
đến quản lý và quy hoạch không gian địa lý trong thành phố, do đó câu trả lời
nhất định cũng phải liên quan đến khía cạnh này.


4.1.2. Vai trị của hệ thống thơng tin quản lý mơi trường đô thị


Dữ liệu không gian trong thành phố thường bị phân tán, lưu trữ rải rác
trong các cơ quan tùy theo lĩnh vực hoạt động và nghiên cứu của cơ quan đó.
Các dữ liệu đó thường được lưu trữ dưới những dạng khác nhau nên rất khó cho
việc so sánh và tổng hợp thông tin. Một nhược điểm khác là trong khi những vấn
đề xảy ra trong quản lý môi trường đô thị thường liên quan trực tiếp đến một


khu vực cụ thể nhưng cách lưu trữ thông tin lại thường xun làm cho người cần
thơng tin khó hoặc khơng thể sử dụng được. Do vậy vấn đề đó lại được xử lý chỉ
dựa trên một số rất ít các thơng tin có được, như vậy cũng đồng nghĩa chỉ có một
vài giải pháp được đưa ra để lựa chọn và đánh giá.


</div>
<span class='text_page_counter'>(54)</span><div class='page_container' data-page=54>

ở một vị trí xác định.


Hệ thống thơng tin địa lý (GIS) là một công cụ để xử lý, biên tập dữ liệu
không gian và phi không gian. Tuy nhiên cần phải phân biệt rõ sự khác biệt giữa
GIS và hệ thống thông tin quản lý môi trường, hệ thống thông tin quản lý môi
trường đô thị là một công cụ phục vụ cho việc quản lý và quy hoạch đô thị, chủ
yếu tập trung vào mối quan hệ giữa môi trường và các hoạt động phát triển. GIS
là cơng cụ có thể được sử dụng để xây dựng hệ thống thông tin quản lý môi
trường, giúp lưu trữ và quản lý một lượng lớn dữ liệu khơng gian, cung cấp cơng
cụ phân tích và do đó giúp hiểu rõ hơn những gì xảy ra trên bề mặt đất.


4.2. Các hợp phần trong hệ thống thông tin quản lý môi trường đô thị
Thông tin và dữ liệu cho quản lý và quy hoạch đô thị về cơ bản là rất phức
tạp, đa dạng. Hình 4.1 chỉ ra 4 hợp phần chủ yếu trong hệ thống thông tin quản
lý môi trường đô thị: Dữ liệu nền; Tổ chức quản lý; Sự tham gia của cộng đồng;
Hệ thống quản lý và duy trì hoạt động.


<i>Hình 4.1. Các hợp phần trong hệ thống thông tin quản lý môi trường </i>
<i>Dữ liệu nền: Bao gồm bản đồ, thông tin địa lý, ảnh raster, dữ liệu khơng </i>
gian. Các thơng tin về khí hậu, đất, hiện trạng sử dụng đất, cơ sở hạ tầng, khu
cơng nghiệp, khu chung cư, diện tích mở, diện tích tự nhiên, các điểm nóng về
mơi trường, khu di tích, điểm du lịch, điểm tín ngưỡng, ơ nhiễm, hệ thống thốt
nước, giao thơng…


Hệ thống thơng tin quản lý môi trường đô thị



Tổ chức quản


Sự tham gia từ cộng
đồng


Các bản quy
hoạch


Sự quan tâm
từ cộng đông


Kế hoạch được phê
duyệt, hướng dẫn,


lưu ý


Quan điểm
của cộng


đồng


Hệ thống quản lý và
duy trì


Cập nhật, xử lý
thơng tin và duy
trì hệ thống



Đối tượng tiếp
nhận thông tin
Dữ liệu nền


Dữ liệu địa lý,
bản đồ, ảnh


rasters


Dữ liệu đơn lẻ
và dữ liệu


</div>
<span class='text_page_counter'>(55)</span><div class='page_container' data-page=55>

<i>Tổ chức quản lý: Thường gồm 3 hợp phần là quy hoạch hiện tại, quy </i>
hoạch tổng thể, quy hoạch chi tiết của đô thị, những định hướng đã được phê
duyệt cho sự phát triển của thành phố trong tương lai của chính phủ. Thơng tin
này giúp các nhà quy hoạch, nhà quản lý đô thị và những người ra quyết định
thực hiện các bước như đề xuất quy hoạch, đề xuất các giai đoạn phát triển. Dữ
liệu này thường ở dạng văn bản, số liệu, bản đồ, tệp ảnh có chứa thơng tin…


<i>Sự tham gia cộng đồng: Hợp phần này được hoạt động nhằm đưa ra </i>
những so sánh về phát triển kinh tế, xã hội, môi trường, hiện trạng tại khu vực so
với vùng khác, với tiêu chuẩn phát triển. Chính phủ phải chú ý đến quan điểm
của công chúng như những than phiền của họ, những gợi ý cho sự phát triển của
thành phố. Đặc điểm chính của hợp phần này là thu nhập bình qn đầu người
của khu vực quản lý, tổng thu nhập từ hoạt động sản xuất công nghiệp, phát thải
công nghiệp, ô nhiễm từ hoạt động giao thông, nước thải, chất thải phát sinh,
hiện trạng cơ sở hạ tầng, thay đổi mục đích sử dụng đất…


Hợp phần quản lý và duy trì hệ thống thông tin quản lý môi trường đô thị
Hợp phần này nhằm duy trì và quản lý kế hoạch phát triển của thành phố


và quản lý hệ thống thông tin. Về cơ bản đây là nhóm người quản lý nhằm đáp
ứng rất nhiều đối tượng đánh giá, xem xét, cập nhật, thay đổi thông tin, dữ
liệu…Nhóm người này có thể thêm hoặc xóa thơng tin trong hệ thống, nhưng
người sử dụng thơng tin chỉ có thể sử dụng, phân tích, so sánh thơng tin nhưng
khơng thể sửa, thay đổi, xóa hay thêm thơng tin vào hệ thống.


4.3. Xây dựng hệ thống thông tin quản lý môi trường đô thị [6]
Các bước xây dựng hệ thống thông tin quản lý môi trường đô thị


</div>
<span class='text_page_counter'>(56)</span><div class='page_container' data-page=56>

<i>Bước 1: Chuẩn bị </i>


Để xây dựng hệ thống thông tin quản lý môi trường cần nhiều nguồn
thông tin, đội ngũ nhân lực và cơ sở vật chất. Cần cán bộ có chun mơn về
GIS, làm bản đồ, người thu thập thơng tin, máy tính, máy in, máy GPS….


<i>Bước 2: Thành lập tổ bản đồ </i>


Nhiệm vụ chủ yếu của tổ bản đồ là để hỗ trợ các đơn vị của hệ thống
thông tin quản lý môi trường và đảm bảo những bản đồ tiêu chuẩn được lưu trữ.
Nhóm này phải giải quyết các vấn đề và quyết định rất nhiều khía cạnh trong khi
xây dựng hệ thống thông tin quản lý môi trường. Những người này giúp cho
việc cung cấp thơng tin về tình trạng những bản đồ…Ví dụ trong bước 1 nhóm
này sẽ đưa ra lời khuyên về việc mua thiết bị gì? Đối với bước 3 họ có thể cung
cấp thơng tin về những bản đồ có sẵn, hay bước 4 họ có thể quyết định nội dung
và hình thức thể biện các bản đồ nền, sự cần thiết của các bản đồ chuyên đề, bản
đồ quy hoạch hay bản đồ vùng nhạy cảm…Tổ này cịn giúp đào tạo trong q
trình thực hiện bước 9.


<i>Bước 3: Liệt kê các thông tin, bản đồ cần thiết </i>



Các thông tin, bản đồ đã có được thu thập và sắp xếp theo một hệ thống.
Bản đồ giấy, bản đồ số, cơ sở dữ liệu của tất cả bản đồ hay dữ liệu cũng được
biên tập.


<i>Bước 4: Bản đồ nền </i>


Bản đồ nền bao gồm những thông tin cơ bản của thành phố như các con
sơng chính, đường phố, các loại hình đất chủ yếu… Những thơng tin cơ bản này
nên được thể hiện ở riêng mỗi bản đồ để đưa ra hướng dẫn và phục vụ nhu cầu
riêng trên khu vực đó. Các lớp thơng tin của bản đồ nền này sẽ được sử dụng
linh động trong nhiều trường hợp và không bao giờ phải làm lại nữa trừ khi có
những thay đổi lớn về địa lý. Khi in những bản đồ nền đầu tiên nên in một mẫu
chuẩn để sau này có thể sử dụng cho tất cả các bản đồ hệ thống thông tin quản lý
môi trường đô thị.


<i>Bước 5: Bản đồ chuyên đề </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(57)</span><div class='page_container' data-page=57>

ở những cơ quan khác nhau trong thành phố, viện nghiên cứu hay có được từ
những nhóm làm việc chuyên biệt. Thông tin của bản đồ chuyên đề sẽ được trữ
dạng ký hiệu (ví dụ như vị trí của các giếng nước ngầm), kí tự đặc biệt (ví dụ địa
danh hành chính), lớp phân cấp (ví dụ mật độ dân số) hay dạng đồ thị (ví dụ hàm
lượng các chất hóa học trong nước)


<i>Bước 6: Bản đồ quy hoạch sử dụng đất và các vùng nhảy cảm </i>


Đây là hai kết quả có vai trị quan trọng trong việc ra quyết định quy
hoạch và quản lý môi trường đô thị. Hai bản đồ này được tạo ra nhờ quá trình
phân tích, đánh giá và tổng hợp từ thơng tin có được từ bản đồ hiện trạng, bản
đồ chuyên đề và những thông tin cần thiết khác.



<i>Bảng 4.1. Các dạng bản đồ thường được sử dụng trong hệ thốngquản </i>
<i>lý môi trường đô thị </i>


Các dạng bản đồ Nguồn thông tin


Bản đồ nền bao gồm các thông tin cơ bản của đơ
thị như sơ đồ, vị trí các con sơng, đường phố, dạng
đất, danh giới hành chính…


Sử dụng bản đồ địa lý với
tỷ lệ 1:20000; 1:50000;
1:100000


Bản đồ chuyên đề phản ánh một chủ đề cụ thể và
phải phản ánh một cách tốt nhất thực tế, hiện trạng


Thông tin thường được
cung cấp bởi các viện, cơ
quan, hay từ các nghiên
cứu …


Bản đồ quy hoạch sử dụng đất (thể hiện mức độ
thích hợp cho hoạt động phát triển) được xây dựng
dựa trên những thông tin hay chính sách, quy định
đã được đánh giá, xem xét cho một hoạt động phát
triển. Chúng chỉ ra vùng nào thích hợp nhất, trung
bình, kém hay khơng phù hợp cho hoạt động phát
triển, ví dụ vùng phát triển nông nghiệp


Thông tin chủ yếu được


thu thập thông qua các
nhóm làm việc trong tổ
bản đồ của EMIS


Bản đồ vùng nhạy cảm được xây dựng dựa trên
những thơng tin hay chính sách, quy định đã được
đánh giá, xem xét cho một vấn đề môi trường.
Chúng chỉ ra vùng nào nhạy cảm nhất, trung bình,
ít hay khơng nhạy cảm về vấn đề mơi trường đó, ví
dụ vùng dễ bị xói mịn.


Thơng tin chủ yếu được
thu thập thông qua các
nhóm làm việc trong tổ
bản đồ của EMIS


Bản đồ phân vùng dịch vụ chỉ ra loại cơ sở hạ tầng
và dịch vụ trong những khu vực khác nhau trong
thành phố như khu vực cấp nước, nước thải, chất
thải rắn, năng lượng và giao thông


</div>
<span class='text_page_counter'>(58)</span><div class='page_container' data-page=58>

Khung quản lý môi trường đô thị là sự thể hiện và
tổng hợp về mặt địa lý của các chiến lược. Thông
qua bản đồ hóa và chồng ghép sự phân bố địa lý
của các tài nguyên môi trường cơ bản, các vùng
được phân loại hay xếp hạng bởi mức độ môi
trường dễ bị tổn thương, mức độ nhạy cảm đối với
hoạt động phát triển. Sự xếp hạng hay phân loại
cho một vùng cho phép xác định đượng mức độ
phù hợp của hoạt động phát triển cho một vùng cụ


thể, diễn tả rõ ràng các nguyên tắc có thể áp dụng
cho phát triển diễn ra ở các vùng khác nhau.


Bản đồ quy hoạch, bản đồ
nhạy cảm được thiết lập
bởi bản đồ phân vùng dịch
vụ


Các điểm nóng: giá trị càng cao trong 1 lớp thì sự
cạnh tranh càng cao cho hoạt động phát triển tại
điểm nóng đó


Bản đồ kế hoạch hành động chỉ ra các vị trí nào dự
án nên được tập trung quy hoạch, vị trí nào cần
được quan tâm cải thiệt môi trường đặc biệt tại các
điểm nóng. Những bản đồ này chỉ rõ sự những tồn
tại tại các khu vực cụ thể


Bản đồ tỷ lệ 1:2500


<i>Bước 7: Chồng ghép các lớp bản đồ </i>


Tùy vào mục đích xây dưng hệ thống thơng tin trong quản lý mơi trường
mà có lúc cần kết hợp nhiều bản đồ, ví dụ cần tìm hiểu mối liên hệ giữa các vấn
đề môi trường và các hoạt động phát triển, xác định điểm “nóng”... Đầu ra của
bước này thường bao gồm bản đồ quy hoạch chiến lược phát triển, bản đồ sử
dụng đất, bản đồ phân vùng…Những bản đồ này giúp chúng ta có câu trả lời tốt
hơn cho quy hoạch và quản lý môi trường đô thị.


<i>Bước 8: Công bố thông tin </i>



Công bố thông tin là một hoạt động không thể thiếu trong hệ thống thông
tin quản lý môi trường. Công bố có thể dưới nhiều hình thức như triển lãm, trên
các trang mạng chính thống, ấn phẩm xuất bản, hay dạng bản mềm.


<i>Bước 9: Duy trì hệ thống </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(59)</span><div class='page_container' data-page=59>

4.4. Ứng dụng hệ thống thông tin địa lý (GIS) trong quy hoạch và quản
lý môi trường thị xã Sơn Tây, thành phố Hà Nội


Sơn Tây là một thị xã lớn thuộc thành phố Hà Nội. Có 2 trục đường chính
chạy qua là đường 21 và 32 nối Sơn Tây với Hà Nội và các tỉnh lân cận khác.
Khí hậu nhiệt đới gió mùa, lượng mưa trung bình 183,9mm; nhiệt độ trung bình
năm 22.3oC; độ ẩm tương đối 84%. Sơn tây có địa hình cao, điều kiện địa chất
đa dạng. Loại đất chính là đất đỏ vàng trên đất sét, đặc biệt Sơn Tây có vườn
quốc gia Ba Vì với hệ động thực vật phong phú.


4.4.1. Phương pháp nghiên cứu
<i>Cách tiếp cận sinh thái học </i>


Phân vùng môi trường dựa trên phân tích và đánh giá mối quan hệ mật
thiết giữa tài nguyên thiên nhiên và phát triển kinh tế xã hội. Mối quan hệ này
luôn song song tồn tại và tác động lẫn nhau. Hoạt động của con người, bao gồm
khai thác, phát triển công nghiệp đã và đang làm thay đổi đặc tính nguyên thủy
của hệ sinh thái, thậm chí là tạo ra một hệ sinh thái mới như hệ sinh thái đô thị,
vùng đồi trọc. Các hệ sinh thái mới này có chức năng và sản phẩm đặc trưng
riêng. Những đặc trưng này đặc tạo nên do quá trình sử dụng tài nguyên, phát
triển kinh tế và bảo vệ môi trường đã được xây dựng trong chiến lược và quy
hoạch phát triển vùng.



<i>Phân tích mức độ phù hợp </i>


Phân tích mức độ phù hợp có thể được định nghĩa là tìm kiếm sự phù hợp
các hoạt động của con người trên một diện tích. Q trình phân tích dựa trên
nguyên tắc phát triển bền vững, điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và những xu
hướng phát triển kinh tế xã hội trong tương lai. Phân tích mức độ phù hợp là
bước làm đầu tiên trong việc sử dụng đất cho hoạt động khai thác khác nhau.


Trong phân vùng môi trường, phân tích mức độ thích hợp là đánh giá mức
độ phù hợp của các hoạt động phát triển kinh tế xã hội. Kết quả của quá trình
này là xác định các vị trí địa lý phù hợp với hiện trạng tự nhiên, điều kiện kinh
tế xã hội và chất lượng môi trường cho các hoạt động của con người. Đây là
bước đầu tiên trong phân vùng môi trường nhằm xác định, phân loại tiềm năng
của các nhân tố mơi trường và những thay đổi có thể xảy ra dưới tác động của
các hoạt động phát triển trong vị trí đó.


</div>
<span class='text_page_counter'>(60)</span><div class='page_container' data-page=60>

lịch và bảo vệ khung cảnh tự nhiên, trồng thêm cây xanh và hoa. Q trình phân
tích mức độ thích hợp được thực hiện qua các bước sau:


Dựa vào quy hoạch phát triển kinh tế xã hội để xác định mục tiêu, xu
hướng phát triển kinh tế, đặc biệt là những hoạt động chính


<i>Phân tích mức độ thích hợp và tạo bản đồ thích hợp </i>


Đánh giá mức độ thích hợp của các hoạt động của con người với hiện
trạng mơi trường dựa trên bản đồ thích hợp đã tạo ở trên.


<i>Hình 4.3. Các bước phân tích khơng gian đa tiêu chuẩn trong phân </i>
<i>vùng mơi trường </i>



<i>Sử dụng hệ thống thông tin địa lý – GIS </i>


GIS là một công cụ rất hữu hiệu cho việc quản lý, phân tích dữ liệu. Nó có
thể mã hóa dữ liệu và tổng hợp nhiều loại dữ liệu khác nhau trong phân tích
khơng gian. Sản phẩm đầu ra thường được mơ tả dưới dạng bản đồ với các vị trí
địa lý xác định tương ứng với mỗi mục đích.


Thành lập dữ liệu trong hệ thống thông tin địa lý cho phân vùng
môi trường


Dữ liệu cho phân vùng môi trường gồm 4 nhóm: tự nhiên, kinh tế - xã hội,


Chiến lược và quy hoạch
phát triển


Đóng góp của chuyên gia


Dữ liệu và phần mềm làm
GIS


- Công cụ phân tích khơng
gian


- Interpolation DEM và


phân tích địa lý


- Phân tích không gian
Xác định mục tiêu



Xây dựng tiêu chí


Sử dụng GIS, thu thập các bản đồ về hoạt
động của con người


Đánh giá mức độ phù hợp của hoạt động phát
triển kinh tế trong quy hoạch


Sản phẩm đầu ra: bản đồ phù hợp, thông tin


</div>
<span class='text_page_counter'>(61)</span><div class='page_container' data-page=61>

chất lượng môi trường và các xu hướng phát triển kinh tế xã hội (bao gồm các bản
quy hoạch tổng thể, quy hoạch cho công nghiệp, nông nghiệp, lâm nghiệp, nghư
nghiệp…) và các mục tiêu của bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên.


<i>Bảng 4.2. Hệ thống thông tin môi trường đơ thị vùng Sơn tây </i>
Nhóm thơng tin Dạng thông tin Lớp thông tin


Tự nhiên


Địa lý (lớp đất đá, )


Nguy cơ về thiên tai (động đất, trượt
đất, mất đất…)


Khống sản


Thơng tin địa lý (đường đồng mức,
đỉnh núi, DEM, độ dốc, hướng…)
Đặc tính các vùng địa lý



Hệ thống đường phân thủy (hệ thống
sơng và đặc tính của nó, mật độ sông,
lưu vực, lũ lụt và nước ngầm)


Đất (loại đất, thành phần đất)
Thời tiết và khí hậu


Hệ thực vật và động vật (hệ sinh thái,
các vùng nhạy cảm và các loài bị đe
dọa)


Kinh tế - xã hội


Danh giới hành chính
Các điểm trung tâm


Đặc điểm dân số: số dân, mật độ dân
số, đặc điểm gia đình, tỷ lệ sinh, tỷ lệ
tử vong, tỷ lệ thất nghiệp, mức thu
nhập, trình độ văn hóa…


Sử dụng đất


Hiện trạng sử dụng đất
Hệ thống giao thông


Điểm văn hóa: khu lịch sử, khu văn
hóa, khu tín ngưỡng…


</div>
<span class='text_page_counter'>(62)</span><div class='page_container' data-page=62>

Chất lượng


môi trường


Các điểm đang ơ nhiễm và có nguy cơ
bị ơ nhiễm


Hiện trạng môi trường nước
Hiện trạng môi trường không khí
Hiện trạng mơi trường đất


Xu hướng


phát triển kinh tế


Kế hoạch tổng thể phát triển kinh tế
Quy hoạch phát triển diện tích đất đơ
thị


Quy hoạch phát triển công nghiệp
Quy hoạch phát triển du lịch
Quy hoạch phát triển nông nghiệp


Bản đồ


Diện tích thích hợp cho vùng đơ thị


Diện tích thích hợp cho cơng nghiệp
Diện tích thích hợp cho du lịch
Diện tích thích hợp cho nơng nghiệp


Ghi chú: Raster; Dạng điểm; Dạng đường; Dạng



vùng


<i>Phân tích khơng gian đa tiêu chuẩn cho phân vùng mơi trường </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(63)</span><div class='page_container' data-page=63>

<i>Hình 4.4. Đánh giá mức độ thích hợp cho các hoạt động phát triển </i>
<i>trong GIS </i>


<i>Bước 1: Xác định mục tiêu của quá trình đánh giá và các hoạt động phát </i>
triển chính: Xác định các mục tiêu chính cần đạt được hoặc xu hướng phát triển
phát triển kinh tế xã hội. Mục tiêu này được tạo bản đồ thích hợp, chúng xác
định mức độ thích hợp về tài nguyên thiên nhiên, điều kiện kinh tế, xã hội và
môi trường cho các hoạt động phát triển từ các bản quy hoạch. Tại Sơn Tây, mở
rộng diện tích đơ thị hóa, xây dựng các khu cơng nghiệp nhỏ và các khu vực có
đất tốt sẽ được bố trí trồng rau và hoa, phát triển chăn ni và ngư nghiệp trên
các khu vực thích hợp và bảo vệ vườn quốc gia Ba Vì là những định hướng
chính trong quy hoạch tổng thể phát triển Sơn Tây.


<i>Bước 2: Xây dựng các tiêu chí cho đánh giá mức độ thích hợp </i>
Tìm các tiêu chí phù hợp và miêu tả dưới dạng sơ đồ cây


Đánh giá vai trò và ảnh hưởng của các tiêu chí đó trong mỗi nhánh của cây
Xây dựng cặp ma trận để tính tốn trọng số của mỗi tiêu chí


</div>
<span class='text_page_counter'>(64)</span><div class='page_container' data-page=64>

Nhóm các tiêu chí và trọng số tương ứng của mỗi hoạt động được miêu tả
ở bảng 4.3. Mỗi hoạt động sẽ được thu thập một vài tiêu chí bị ảnh hưởng khác.


<i>Bảng 4.3. Các tiêu chí được thu thập cho đánh giá mức độ thích hợp </i>
<i>của các hoạt động phát triển </i>



Địa
hình
(độ cao,
độ dốc,
hướng
…)
Địa lý
và địa
chất (đá
mẹ, lớp
đất…)
Hệ thủy
văn (hồ,
mật độ

khoảng
cách)
Đất (loại,
chất
lượng,
xói mịn)
Thực
trạng
sử
dụng
đất
Chất
lượng
môi
trường


Cơ sở
hạ tầng
(đường,
bệnh
viện,
khách
sạn,
nhà
hàng)
Văn hóa
(tín
ngưỡng,
lễ hội)


Đơ thị


hóa X X X X X X X X


Xây
dựng
khu
công
nghiệp


X X X X X X X X


Phát
triển
du
lịch



X X X X X X X X


Nông


nghiệp X X X X X X X X


<i>Bước 3: Sử dụng GIS </i>


Xây dựng quá trình trong phần mềm GIS


Xác định công cụ phân tích khơng gian cho mỗi tiêu chí, mục đích,
mục tiêu


Xây dựng quá trình thực hiện (tự động trong phần mềm GIS nếu có thể)
Thực hiện trên phần mềm GIS


<i>Bước 4: Kết quả và đánh giá: Đánh giá kết quả thu được và đánh giá sai </i>
số. Nếu kết quả khơng logic với khu vực nghiên cứu, thì quá trình phải thực hiện
lại từ bước 2


<i>Bước 5: Kết quả cuối cùng: sẽ là những bản đồ và số liệu phân tích, cùng </i>
với những góp ý nhận xét đánh giá từ người làm.


</div>
<span class='text_page_counter'>(65)</span><div class='page_container' data-page=65>

Phân vùng mơi trường có thể được xác định nhờ phần mềm GIS thông
qua việc sử dụng các bản đồ thể hiện mức độ thích hợp, quy hoạch phát triển
kinh tế, và đánh giá mức độ phù hợp, chất lượng môi trường của khu vực
nghiên cứu.


4.4.2. Kết quả nghiên cứu và thảo luận



Từ những phương pháp trên nghiên cứu đã cho ra những kết quả như sau:
<i>Bản đồ quy hoạch sử dụng đất </i>


Kết quả q trình phân tích mức độ thích hợp là những bản đồ thể hiện
mức độ thích hợp cho các hoạt động phát triển như đô thị hóa, xây dựng khu
công nghiệp, phát triển du lịch và nông nghiệp. Mức độ thích hợp được thể hiện
thơng qua 5 cấp. Chúng được thể hiện như tại hình 4.5, theo kết quả đó thì 5700
ha (xấp xỉ 48%) phù hợp cho đơ thị hóa, chúng được phân bố trên tồn diện tích
nghiên cứu, ngoại trừ vùng hồ lớn và diện tích núi. 4900 ha (xấp xỉ 41%) phù
hợp cho phát triển công nghiệp, hầu hết diện tích này nằm ở phía bắc và nam
của Sơn Tây. 4800ha (khoảng 48%) phù hợp cho phát triển du lịch, và diện tích
này phân bổ trên tồn diện tích Sơn Tây, đặc biệt xung quanh khu vực hồ lớn là
Đồng Mô và Xuân Khanh. 4300ha phù hợp cho phát triển trồng trọt và chăn
ni, diện tích này chủ yếu nằm ở phía bắc và trung tâm Sơn Tây nơi có chất
lượng đất tốt, gần hồ, núi và đồi.


Đánh giá mức độ thích hợp của các hoạt động phát triển trong điều kiện
kinh tế xã hội của khu vực nghiên cứu


Trong giới hạn của nghiên cứu này, để đánh giá mức độ phù hợp trong
điều kiện kinh tế xã hội của khu vưc, nghiên cứu sử dụng phương pháp trồng
ghép bản đồ thể hiện mức độ thích hợp để tìm ra những vùng còn mâu thuẫn.
Theo bản quy hoạch tổng thể của Sơn Tây thì:


Vùng đơ thị sẽ được mở rộng ra phía Bắc trung tâm, vùng đơ thị mới mở
về phía nam gần Xuân Khanh và Xuân Sơn (gần gồ Xn Khanh), về phía đơng
nam gần Cổ Đơng và dọc theo các quốc lộ chính. So sánh với diện tích đơ thị
trong quy hoạch tổng thể với bản đồ thể hiện mức độ phù hợp 55% diện tích là
trùng khớp, chỉ 10,6% diện tích quy hoạch đơ thị mới là khơng hoặc ít phù hợp,


phần cịn lại thì thuộc mức phù hợp trung bình.


</div>
<span class='text_page_counter'>(66)</span><div class='page_container' data-page=66>

phát triển cơng nghiệp, chỉ 4,7% là không phù hợp hoặc phù hợp ít, cịn lại là
phù hợp trung bình.1800ha quy hoạch cho phát triển du lịch thì 80% là phù hợp;
1,1% là không phù hợp, còn lại là phù hợp trung bình. 4300ha quy hoạch cho
phát triển nơng nghiệp thì 37% là phù hợp cho trồng trọt và chăn nuôi, có tới
39,8% là khơng phù hợp hoặc phù hợp ít, cịn lại là phù hợp trung bình.


Như vậy phân tích mức độ thích hợp bằng GIS trong việc đánh giá ảnh
hưởng của các hoạt động phát triển được thể hiện tương đối chính xác vị trí địa
lý và thống kê diện tích phù hợp hay khơng phù hợp. Đây là thơng tin cần thiết
cho quy hoạch môi trường và đề xuất giải pháp cho bảo vệ môi trường trong quy
hoạch phát triển kinh tế.


Bản đồ phân vùng môi trường và đề xuất giải pháp quản lý môi trường
cho mỗi vùng


Phân vùng môi trường được xác định dựa trên thông tin đầu ra của quá
trình đánh giá mức độ thích hợp, quy hoạch phát triển kinh tế, xã hội và hiện
trạng chất lượng mơi trường (hình 4-6 bản đồ về tồn Sơn Tây), Sơn Tây có thể
được chia thành 4 vùng môi trường bao gồm:


Vùng phát triển đô thị và văn hóa du lịch: vùng đơ thi cũ cần những giải
pháp để cải thiện vệ sinh môi trường, đặc biệt là hệ thống thoát nước thải. Làng
cổ Đường Lâm cần có vùng đệm xung quanh nhằm bảo vệ làng khỏi những hoạt
động khai thác xây dựng quá mức và những nhà máy mới mọc lên gần làng. Các
kênh mương xung quanh làng cần được nạo vét dọn vệ sinh thường xuyên hơn.


Phát triển du lịch sinh thái và chăn nuôi, quan trắc kiểm tra chất lượng
môi trường nước là hoạt động cần được ưu tiên.



Hoạt động phát triển công nghiệp và trồng rau, hoa cần phải được kiểm
sốt tránh ơ nhiễm môi trường


</div>
<span class='text_page_counter'>(67)</span><div class='page_container' data-page=67>

Bản đồ sử dụng đất thích hợp cho phát
triển khu đơ thị Sơn Tây


Bản đồ sử dụng đất thích hợp cho phát
triển cụm điểm công nghiệp Sơn Tây


Bản đồ sử dụng đất thích hợp cho phát
triển du lịch Sơn Tây


Bản đồ sử dụng đất thích hợp cho
trồng trọt ở Sơn Tây


</div>
<span class='text_page_counter'>(68)</span><div class='page_container' data-page=68>

<i>Hình 4.6. Bản đồ phân vùng quản lý môi trường Sơn Tây theo quy hoạch </i>
<i>phát triển kinh tế, xã hội đến năm 2015, định hướng tới 2020 </i>


4.4.3. Kết luận và đề xuất cho phân vùng môi trường thị xã Sơn Tây


</div>
<span class='text_page_counter'>(69)</span><div class='page_container' data-page=69>

cận phù hợp, và phương pháp cho phân vùng môi trường bao gồm quá trình
phân vùng và đề xuất quản lý môi trường cho mỗi vùng cũng hợp lý trong
nghiên cứu này. Phân vùng môi trường nên dùng GIS như là một công cụ cho
việc tổng hợp, xử lý và phân tích sơ liệu, bao gồm việc tích hợp dữ liệu, phân
tích khơng gian đa tiêu chuẩn và phương pháp chuyên gia.


Dữ liệu sử dụng trong phần mềm GIS cần được miêu tả đầy đủ thông tin
cho vùng nghiên cứu. Chúng được phân thành 5 nhóm: điều kiện hiện trạng về
tự nhiên, kinh tế xã hội, quy hoạch phát triển, chất lượng mơi trường và bản đồ


thể hiện mức độ thích hợp.


Phân tích mức độ thích hợp nên được thực hiện qua 5 bước. Bước đầu tiên
và cũng rất quan trọng đó là lựa chọn tiêu chí, bước này cần tham khảo ý kiến
chuyên gia, tiêu chí này ảnh hưởng rất lớn đến bản đồ thể hiện mức độ phù hợp
và phân vùng môi trường của khu vực nghiên cứu. Dựa vào bản đồ thể hiện mức
độ thích hợp, so sánh và đánh giá mức độ thích hợp của các hoạt động phát triển
và bản đồ vừa xây dựng. Thơng tin này là chìa khóa cho quá trình phân vùng và
thu bản đồ phân vùng môi trường, cũng như đề xuất quản lý môi trường cho
vùng môi trường.


</div>
<span class='text_page_counter'>(70)</span><div class='page_container' data-page=70>

Chương 5


MỘT SỐ GIẢI PHÁP TIÊU BIỂU CẢI THIỆN
MÔI TRƯỜNG ĐÔ THỊ


Như đã giới thiệu ở chương II, môi trường đô thị hiện nay đang đứng
trước hiện trạng bị ô nhiễm nghiêm trọng, hơn nữa nguy cơ gia tăng ô nhiễm
trong những năm tới cũng đang là một thách thức hiện hữu. Ô nhiễm mơi trường
nước, mơi trường khơng khí và chất thải rắn là những vấn đề “nóng”. Do đó việc
khơng ngừng tìm kiếm những giải pháp để khắc phục và giảm thiểu ô nhiễm môi
trường tại các khu vực đô thị là vô cùng cần thiết. Tuy nhiên do giới hạn về thời
lượng môn học nên trong chương 5 này tác giả chỉ dừng lại giới thiệu một số
giải pháp tiêu biểu cải thiện mơi trường nước và khơng khí đơ thị, trong đó tập
trung vào vai trị của thiên nhiên và các biện pháp “thân tự nhiên” nhằm giảm ơ
nhiễm dịng chảy mặt.


5.1. Vai trị của thiên nhiên trong cấu trúc đô thị


</div>
<span class='text_page_counter'>(71)</span><div class='page_container' data-page=71>

5.1.1. Hệ thống cấu trúc xanh trong quản lý đô thị Việt Nam



Việt Nam có hai đơ thị lớn là thủ đơ Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh.
Hà nội phải đi đầu trong cả nước về quản lý xây dựng, bảo vệ, gìn giữ mơi
trường, cảnh quan, sinh thái và những đặc hữu vốn có... Nhưng dường như Hà
Nội đang thiếu một quy hoạch và xây dựng để vươn lên một tầm cao mới. Đó
phải là linh hồn của một chiến lược định hướng quy hoạch, đầu tư xây dựng phát
triển đô thị Hà Nội tương xứng với vị thế là thủ đô của một nước gần 100 triệu
dân, có nền cơng nghiệp cơ bản phát triển vào năm 2020. Hình thái, cấu trúc và
diện mạo đô thị Hà Nội với một kết cấu hạ tầng kỹ thuật đồng bộ, hiện đại...
Một môi trường sống có cảnh quan thiên nhiên đẹp, trong lành và có văn hố.
Đây là những vấn đề khơng mới của Hà Nội nhưng còn cần phải tiếp tục đầu tư
thời gian, trí tuệ, kinh phí. Hà Nội phải là một Thủ đơ hiện đại nhưng có bản sắc
và đặc tính rất riêng... Một trong các yếu tố quan trọng của quy hoạch ấy là sự
cần thiết phải coi trọng việc hoạch định, bảo lưu một hệ thống cấu trúc xanh
trong tổng thể đơ thị Hà Nội, đây cũng chính là một trong những thành phần cơ
bản để Hà Nội có được những đặc tính rất riêng của mình (Ngơ Thế Bá, 1997;
Nguyễn Đình H, 2001).


</div>
<span class='text_page_counter'>(72)</span><div class='page_container' data-page=72>

Như vậy, thông qua hai giá trị vật chất căn bản tạo dựng chất lượng môi
trường sống trong đô thị Hà Nội là thiên nhiên và nhân tạo đã được nhìn nhận
một cách tích cực trong phát triển đơ thị. Ðiều đó cũng sẽ tạo ra cơ hội để Hà
Nội không những trở thành một thành phố xanh phát triển bền vững mà còn đảm
bảo để Hà Nội có "đặc tính" riêng, có tính cạnh tranh cao trong xu hướng hội
nhập và toàn cầu hoá hiện nay. Thực tế cho thấy, cây xanh mặt nước trong đô thị
không chỉ là một trong các thành tố của thiên nhiên đóng vai trị thiết yếu của
mơi trường sống mà cịn tạo được ấn tượng thẩm mỹ trong thị giác, góp phần tạo
dựng chất lượng môi trường sống cao cả về vật chất lẫn tinh thần cho người dân
sống trong đô thị.


Không thể phủ nhận những cố gắng trong thời gian vừa qua về công tác


quản lý xã hội đơ thị đã góp phần tạo nên những thành tựu to lớn của thành phố
Hồ Chí Minh (TPHCM), song cũng có thể nhận thấy cơng tác quản lý đơ thị của
chúng ta vẫn chưa đáp ứng yêu cầu của một đô thị văn minh hiện đại. Chính
điều đó đã ảnh hưởng không nhỏ đến tốc độ và chất lượng phát triển của thành
phố. Những yếu kém, hạn chế trong phát triển kinh tế, gây bất an trong xã hội,
thậm chí giảm niềm tin của dân chúng... phần lớn là nảy sinh từ sự yếu kém của
quản lý đô thị.


Vậy làm sao nâng cao tầm quản lý đô thị để xây dựng TPHCM trở thành
một thành phố xã hội chủ nghĩa, văn minh, hiện đại..., một trung tâm công
nghiệp, dịch vụ, khoa học công nghệ của khu vực Đông Nam Á nâng tầm quản
lý đô thị theo hướng văn minh hiện đại. Quản lý đơ thị có tầm quan trọng đặc
biệt để bảo đảm cho sự phát triển bền vững, đảm bảo và giải quyết hài hịa các
lợi ích trước mắt và lâu dài. Đô thị TPHCM không ngừng phát triển theo chiều
hướng ngày càng lớn mà chưa có tính tổ chức cao, to mà chưa hiện đại; phát
triển ngày càng rộng nhưng chưa hồn chỉnh, đã có dáng vẻ hiện đại nhưng chưa
có một lối sống thực sự văn minh, chưa xây dựng được những biểu trưng mang
tính điển hình, thiếu bản sắc, chưa hài hịa và phù hợp với môi trường cảnh quan
sông rạch phương Nam, vốn là đặc điểm quan trọng nét rất riêng, rất Nam Bộ
mà từ đó thành phố đã mọc lên và phát triển.


</div>
<span class='text_page_counter'>(73)</span><div class='page_container' data-page=73>

- Hiệu quả tổng hợp của bóng mát và bay hơi có thể làm giảm đi 17% đến
57% năng lượng cần thiết khi tăng 25% diện tích che phủ thảm thực vật.


- Cây xanh đô thị có thể làm giảm từ 40% đến 50% cường độ bức xạ mặt
trời và hấp thụ 70% đến 75% năng lượng mặt trời.


- Hiệu quả rất cao trong việc che chắn gió ở các xa lộ, ngã tư, nếu như
trồng các loại cây thích hợp.



- Cây xanh giúp ngăn lượng mưa và giảm dòng chảy của nước trên mặt
đất giúp giảm xói mịn và rửa trơi đất.


- Hạn chế tiếng ồn và ô nhiễm không khí.


- Giảm bức xạ mặt trời và phản chiếu của mặt trời.


- Tăng vẻ mỹ quan và kiến trúc đô thị, tạo vẻ rất riêng cho đô thị.
Định hướng phát triển cây xanh đô thị ở Việt Nam


- Chuyển hoá dần các cây đơn điệu, khơng bóng che bằng cách thay thế
các lồi cây cho bóng mát, có hoa, cây đặc trưng cho vùng, nhằm tạo ra tính đa
dạng sinh học cao và bố cục cây xanh có giá trị thẫm mỹ cao.


- Chú trọng kết hợp hài hoà giữa kiến trúc và giá trị cảnh quan đô thị.
- Tận dụng khơng gian, diện tích để tăng thêm diện tích cây xanh đô thị
bằng cách phối hợp giữa cây đại mộc + trung mộc + tiểu mộc + hoa + thảm cỏ
kết hợp với việc chọn các loài ưa sáng và chịu bóng thích hợp.


- Tạo bộ sưu tập cây xanh đô thị đặc trưng cho vùng sinh thái khác nhau
như Tây Nguyên, Đà Lạt, vùng đồng bằng Nam Bộ, phèn, mặn…


5.2. Cơ sở hạ tầng “xanh” đơ thị trong bối cảnh biến đổi khí hậu
5.2.1. Khái niệm cơ sở hạ tầng “xanh” (green infrastructure)


</div>
<span class='text_page_counter'>(74)</span><div class='page_container' data-page=74>

Cách tiếp cận xây dựng cơ sở hạ tầng “xanh” như đã đề cập trên có thể ở
nhiều quy mô khác nhau từ nhà đơn lẻ, tịa nhà lớn, khu vực tồn bộ thành phố,
hay cả khu vực rộng lớn xung quanh thành phố. Do đó, lợi ích từ cơ sở hạ tầng
“xanh” có thể đạt được ở các quy mơ khác nhau như lợi ích cho một cá nhân,
một số cá nhân, cho cộng đồng toàn thành phố, cho một vùng hay cho cả quốc


gia. Tuy nhiên để đạt được lợi ích này ở các mức độ khác nhau đòi hỏi phải thực
hiện liên kết giữa các ban ngành và có sự tham gia nhiệt tình của cộng đồng,
điều này sẽ góp phần giúp chính phủ đạt được mục tiêu về môi trường, phát triển
bền vững và thích ứng với biến đổi khí hậu.


Sự thích ứng với biến đổi khí hậu của cơ sở hạ tầng “xanh” nhìn chung
liên quan đến khả năng thích ứng trong điều kiện nhiệt độ hoặc lượng mưa tăng
cao. Lợi ích đem lại đó là quản lý tốt hơn dòng chảy mặt, giảm dòng chảy từ hệ
thống thoát nước chung giữa nước mưa và nước thải, ngăn chặn lụt lội, giảm
nhiệt độ xung quanh… điều này góp phần cải thiện sức khỏe con người, chất
lượng môi trường không khí, giảm nhu cầu sử dụng năng lượng, tăng khả năng
tích trữ cacbon, mở rộng diện tích tự nhiên…


5.2.2. Mái nhà sinh thái (Eco-roofs)


Trong bối cảnh cần thích nghi với biến đổi khí hậu, mái nhà sinh thái
thường được xây dựng để đối phó với hai tình huống cực đoan của khí hậu đó là
nhiệt độ tăng cao và lượng mưa tăng đột biến. Có 3 loại mái nhà sinh thái: mái
nhà xanh (dùng thực vật); mái nhà trắng (thông qua cơ chế làm mát); mái nhà
xanh dương (thông qua quản lý nước). Ba loại mái nhà này có những lợi ích nổi
bật và lợi ích giống như mái nhà “đen” (mái nhà truyền thống). Với người sử
dụng muốn tiết kiệm chi phí, năng lượng hay giảm sử dụng năng lượng trong
những thời gian cao điểm thì thường xây dựng mái nhà trắng. Những người
quan tâm đến vịng đời chí phí, sức khỏe cộng động, muốn giảm nhẹ tác động
tới mơi trường thì thường chọn mái nhà xanh. Tương tự như mái nhà xanh, mái
nhà xanh dương được xây dựng nhằm làm chậm lại hoặc lưu trữ dòng chảy mặt.
Tuy nhiên mái nhà xanh dương sử dụng các công nghệ khác nhau để kiểm sốt
dịng chảy, lưu trữ nước chảy tràn thay vì dùng thực vật như mái nhà xanh.


</div>
<span class='text_page_counter'>(75)</span><div class='page_container' data-page=75>

5.2.3. Mái nhà xanh (Green roofs) - Một giải pháp nhiều lợi ích



Mái nhà xanh là một phần hay toàn bộ mái nhà được bao phủ bởi thực
vật, cây trồng phù hợp với điều kiện thời tiết tại địa phương, cây được trồng trên
lớp đất, cát hoặc sỏi dày từ 7 – 40 cm hoặc trên một lớp mỏng có khả năng thấm
nước. Mái nhà xanh cũng có thể được kết hợp thêm với các lớp khác như mạng
lưới thốt nước, hệ thống tưới. Thực vật có thể được trồng trong các khay, hoặc
trực tiếp trong đất trên bề mặt mái nhà. Chú ý mái nhà đôi khi cần phải gia cố để
tăng trọng lượng chịu tải trên mái. Mái nhà xanh thường gồm 2 loại là mái nhà
chuyên dụng và mái nhà trang trí. Mái nhà chuyên dụng thì cây thường được
trồng trên lớp đầy dày và cây có thể chịu được các điều kiện rất khác nhau về
nước. Mái nhà trang trí thường là thực vật cảnh được trồng trên lớp đất mỏng
hơn. Chi phí xây dựng và duy trì mái nhà xanh rất khác nhau phụ thuộc vào điều
kiện mái nhà, thời tiết, giá nhân công.


Mái nhà xanh giúp bảo vệ lớp vật liệu dưới mái nhà do ảnh hưởng từ gió,
tia UV, duy trì nhiệt độ ổn định khoảng 21oC, tăng tuổi thọ của mái nhà từ 2-3
lần. Giảm dòng chảy mặt trung bình từ 50 – 60%, bao gồm cả cắt được đỉnh
dịng chảy, kiểm sốt được từ 30 – 90% lưu lượng và tốc độ dòng chảy. Tác
dụng của mái nhà xanh bị ảnh hưởng theo mùa và sự bốc thoát hơi sinh lý của
thực vật. Mùa hè thực vật phát triển nhanh hơn mùa đông. Gần 85% các chất
dinh dưỡng trong nước ơ nhiễm có thể được hấp thụ bởi thực vật từ mái nhà
chuyên dụng, điều này đặc biệt có lợi ích cho các khu vực đô thị. Thủ đô
Washington của Mỹ đã ước tính rằng với việc phát triển mái nhà xanh thì có thể
giảm 6-15% lượng nước từ dòng thải chung giữa nước thải và nước mưa tới các
dịng sơng tiếp nhận. Tại New York, với mỗi 4m2 diện tích làm mái nhà xanh có
thể lưu trữ được hơn 3m3/mái nhà/năm lưu lượng dòng chảy mặt.


Mái nhà xanh cũng có thể lọc các khí gây ơ nhiễm khơng khí như bụi,
NOx, SO2, CO, O3. Nghiên cứu chỉ ra rằng với hơn 90m3 diện tích mái nhà xanh



có thể loại bỏ 18kg/năm bụi trong khơng khí đồng thời còn bổ xung thêm oxy và
giảm CO2. 18kg bụi/năm này cũng gần tương ứng với lượng khí phát thải từ 15


chiếc xe ơtơ con chạy trung bình trong 1 năm


</div>
<span class='text_page_counter'>(76)</span><div class='page_container' data-page=76>

Một lợi ích lớn nhất từ mái nhà xanh đó là khả năng làm giảm nhiệt ở khu
vực đơ thị. Mái nhà xanh có thể giảm 30-60oC nhiệt bề mặt và 5oC nhiệt xung
quanh so với mái nhà truyền thống. Một nghiên cứu tại Portland đã tính tốn nếu
100% diện tích được xanh hóa thì hiện tượng Đảo nhiệt độ thị giảm từ 50 –
90%. Một viện môi trường Canada cũng đã chỉ ra rằng nếu xanh hóa 6% diện
tích mái nhà ở Toronto thì nhiệt độ có thể giảm 1-2oC trên toàn thành phố. Mái
nhà xanh còn giúp giảm độ ồn trong thành phố từ 2 -8dB.


<i>Bảng 5.1. Ước tính lợi ích tiềm năng từ phát triển mái nhà xanh </i>
<i>tại Toronto – Canada </i>


Các lợi ích tiềm năng Tiết kiệm chi phí
ban đầu ($)


Tiết kiệm chi phí
hàng năm ($)


Dịng chảy mặt 118.000.000 -


Hệ thống thoát nước chung 46.600.000 750.000
Chất lượng môi trường không khí - 2.500.000
Năng lượng tiêu thu trong nhà 68.700.000 21.560.000


Đảo nhiệt đô thị 79.800.000 12.320.000



Tổng 313.100.000 37.130.000


5.2.4. Mái nhà trắng (White Roofs)


Nguyên nhân chính của đảo nhiệt đô thị là sự thay đổi bề mặt sử dụng đất
trong q trình phát triển đơ thị. Q trình này sử dụng nhiều loại vật liệu có tác
dụng giữ nhiệt hiệu quả. Nhân tố thứ hai góp phần tạo ra đảo nhiệt đô thị là
lượng nhiệt thải ra do quá trình sử dụng năng lượng. Khi các trung tâm đơng dân
cư phát triển, người dân có xu hướng thay đổi diện tích đất đai nhiều và ngày
càng nhiều hơn nữa, gây ra sự gia tăng nhiệt độ trung bình tương ứng. Do đó
nhiệt đơ trong đơ thị thường cao hơn các vùng xung quanh, đặc biệt vào mùa hè
trong đơ thị có thể cao hơn 2-5,5oC.


Mái nhà trắng (hay còn gọi là mái nhà làm “mát”) thường là mái nhà
phẳng và được sơn màu trắng hoặc sử dụng chất liệu có khả năng phản xạ tốt.
Với mái nhà truyền thống nhiệt độ có thể cao hơn từ 31 – 55oC so với nhiệt độ
khơng khí, nhưng với mái nhà trắng thì nhiệt độ có thể chỉ cao hơn từ 6-11oC so
với nhiệt độ nền.


Mái nhà trắng có thể làm nhiệt độ xung quanh giảm đi, giảm thiểu hiệu
ứng đảo nhiệt đô thị. Mái nhà làm bằng vật liệu vinyl1 có thể phản xạ 80% bức



1


</div>
<span class='text_page_counter'>(77)</span><div class='page_container' data-page=77>

xạ mặt trời và tránh được 70% sự hấp thụ nhiệt so với mái nhà truyền thống chỉ
phản xạ được 6%.


Mái nhà trắng giúp tiết kiệm năng lượng từ 10 -70% trong một toà nhà,
giảm năng lượng cho làm mát vào những thời gian cao điểm từ 14 – 38%. Một


nghiên cứu tại 11 thành phố ở Mỹ đã chỉ rằng trung bình tiết kiệm được chi phí
nhờ tiết kiệm tiêu thụ năng lượng lên đến 2,4 USD/năm nếu thi công 1m2 mái
nhà trắng.


5.2.5. Mái nhà “xanh lam” (Blue roofs) – Giải quyết thách thức về quản lý nước
Theo ước tính nước Mỹ cần 500 tỷ đô la để sửa chữa và nâng cấp hệ
thống nước cấp, nước thải, nước chảy tràn, và cần thêm 500 tỷ đơ để thích ứng
với biến đổi khí hậu. Trong đó ước tính khoảng 63,6 tỷ đơ la dùng cho kiểm sốt
hệ thống thoát nước chung (nước chảy tràn và nước thải) và 42,3 tỷ đô la cho
quản lý dòng chảy mặt. Cách tiếp cận xây dựng cơ sở hạ tầng “xanh” đang được
ưu tiên trong thập kỷ tới vì những ưu điểm của nó về chi phí – lợi ích và giảm
thiểu tác hại của biến đổi khí hậu đến cộng đồng. Mái nhà “xanh lam” là một
trong những giải pháp được ưu tiên phát triển.


Tương tự như mái nhà xanh, mái nhà “xanh lam” có tác dụng làm chậm
hoặc lưu giữ dòng chảy mặt. Nhưng mái nhà xanh lam dùng rất nhiều các vật
liệu, các công nghệ khác nhau nhằm kiểm sốt dịng chảy mặt thay vì dùng thực
vật như mái nhà xanh. Ví dụ như dùng hệ thống van, bể chứa cố định, bể chứa
tạm thời, nước được lưu trữ tạm thời và có thể dùng cho các mục đích sinh hoạt
tại chỗ (khơng dùng cho ăn uống), dùng tưới tiêu, tái tạo nước ngầm. Mục đích
của mái nhà “xanh lam” là làm giảm tốc độ dòng chảy mặt, giảm ngập úng, tăng
tuổi thọ cho hệ thống thốt nước.


5.3. Một số chính sách tiêu biểu nhằm phát triển cơ sở hạ tầng “xanh”
Trong mục này giới thiệu một số chính sách đã và đang được áp dụng
thành công ở 12 bang của nước Mỹ trong việc ứng dụng cơ sở hạ tầng “xanh”
nhằm quản lý dịng chảy mặt. Với nỗ lực nhằm giảm thiểu ơ nhiễm mơi trường
do dịng chảy mặt. Chính phủ Mỹ đã thí điểm các hình thức quản lý dịng chảy
mặt khác nhau tùy theo điều kiện của từng bang.



5.3.1. Rà soát, xây dựng mới các quy định về dịng chảy mặt


</div>
<span class='text_page_counter'>(78)</span><div class='page_container' data-page=78>

Ví dụ tại bang Philadelphia, Mỹ chính quyền đã cải tiến quy định về quản
lý dịng chảy mặt bằng cách khuyến khích các dự án cải tạo cơng trình xây dựng
làm tăng tính thấm tại các khoảng khơng gian trống thơng qua việc miễn giảm
thuế cho các dự án đó. Bang cũng khuyến khích hình thức quản lý nước chảy
tràn tại chỗ bằng hệ thống thực vật nhờ đó cải thiện chất lượng nước. Nhờ đó
hầu hết các dự án đều giảm được 20% diện tích bê tơng hóa


5.3.2. Triển khai các dự án thí điểm


Triển khai các dự án thí điểm trong quản lý bền vững dòng chảy mặt là
một hình thức phổ biến thường được áp dụng tại các bang của nước Mỹ. Mục
đích của dự án thí điểm là nhằm giới thiệu, thử nghiệm các hình thức xây dựng
cơ sở hạ tầng “xanh” trước khi tiến tới phát triển mở rộng. Dự án thí điểm giúp
đúc kết kinh nghiệm, bài học từ thiết kế, thi cơng đến duy trì các cơ sở hạ tầng
“xanh” đó trong điều kiện thực tế. Giai đoạn thử nghiệm này giúp xây dựng
chính sách và chương trình hành động mở rộng được tốt hơn. Hầu hết các dự án
thí điểm được thử nghiệm ở quy mô nhỏ, ví dụ tại thành phố Seattle đã thử
nghiệm “Hệ thống thoát nước thân tự nhiên” tại một số vị trí trong thành phố, hệ
thống này được thiết kế, thi công và đánh giá rất chi tiết trước khi áp dụng xây
dựng cho toàn thành phố.


5.3.3. Cải thiện hệ thống giao thông đô thị theo hướng ‘xanh hóa’


Cơ sở hạ tầng giao thơng đơ thị là phần lớn nhất trong tổng số diện tích bị
bê tơng hóa trong thành phố: đường, hành lang, ngõ…. Do đó làm “xanh” đường
phố là một việc làm khơng thể thiếu trong định hướng phát triển cơ sở hạ tầng
‘xanh’ đô thị. Các sở giao thông vận tải thường xuyên phải dành một phần lớn
kinh phí để bảo trì, sửa chữa và cải tiến các hệ thống giao thông. 8 trong số 12


thành phố trong nghiên cứu này đã nhận ra rằng nên tận dụng nguồn kinh phí
lớn này bằng cách kết hợp thực hiện cơ sở hạ tầng ‘xanh’ trong các dự án giao
thông vận tải tiêu chuẩn.


</div>
<span class='text_page_counter'>(79)</span><div class='page_container' data-page=79>

5.3.4. Giáo dục và tuyên truyền


Giáo dục và tuyên truyền tập trung vào nhận thức về giá trị của dịng chảy
mặt, coi đó là một nguồn tài nguyên, không phải là nước thải. Định hướng người
dân đô thị hướng tới xây dựng cơ sở hạ tầng “xanh” nhằm lưu trữ lượng nước đó
cho các mục đích sử dụng khác thay vì phương pháp quản lý truyền thống đó là
cho thốt ra khỏi thành phố càng nhanh càng tốt. Sử dụng các cách như cộng
đồng cùng cam kết, cùng xây dựng bản định hướng, bản hướng dẫn về các hình
thức xây dựng cơ sở hạ tầng “xanh”. Giáo dục và tuyên truyền có thể làm dưới
rất nhiều các hình thức linh động và sáng tạo như tổ chức cắm trại, sự kiện, giới
thiệu lợi ích của người dân được hưởng nhờ giảm dòng chảy mặt, giảm ơ nhiễm
mơi trường từ dịng chảy mặt. Cách tốt nhất để giáo dục và tuyền truyền tới cộng
đồng là sử dụng các tấm poster, áp phích có nội dung về các dự án xây dựng cơ
sở hạ tầng “xanh” như dự án được thực hiện như thế nào? đã đem lại những lợi
ích gì cho cộng đồng. Bằng cách này sẽ giúp người dân đô thị tự nhận thức được
vai trò của cơ sở hạ tầng “xanh” trong bảo vệ môi trường nước.


5.3.5. Thu phí dịng chảy mặt


Phí dịng chảy mặt được ra đời nhằm tăng thêm khoản thu cho việc đầu tư
vào quản lý hệ thống thoát nước chung và hệ thống thốt nước mưa. Chi phí đầu
tư này được sử dụng cho các mục đích như xây dựng mới hoặc sửa chữa nâng
cấp hệ thống thoát nước cho cộng đồng. Theo cách truyền thống tiền chi cho các
hoạt động này thường được lấy từ tiền thuế của dân, trích tiền thu thơng qua hóa
đơn tiền nước sử dụng. Khác với phí nước thải hay phí sử dụng nước, phí dịng
chảy mặt là một phạm trù tương đối mới mẻ. Phương pháp tính phí được sử


dụng rộng rãi đó là tính tốn dựa trên diện tích bề mặt bị bê tơng hóa (được hiểu
là bề mặt khơng thấm nước). Dịng nước chảy trên bề mặt bị bê tơng hóa là
nguồn nước chủ yếu chảy vào hệ thống thoát nước chung. Do đó để giảm dịng
chảy mặt và giảm ơ nhiễm tới các lưu vực tiếp nhận nước chảy tràn thì phí dịng
chảy mặt cũng được coi là một giải pháp khả thi. Phí này thường được viết
chung vào hóa đơn tiền nước sinh hoạt hoặc hóa đơn thu phí nước thải.


5.3.6. Giảm phí dịng chảy mặt


</div>
<span class='text_page_counter'>(80)</span><div class='page_container' data-page=80>

<i>Bảng 5.2. Một số căn cứ hướng dẫn tính giảm phí dịng chảy mặt </i>
Mục tiêu


của giảm phí


Hình thức


giảm phí Cơ sở tính giảm phí


Giảm diện tích
bê tơng hóa


% phí được giảm
tín dụng trên m2


Diện tích bê tơng hóa giảm (%)
Diện tích có khả năng thấm (m2)


Quản lý tại chỗ % phí được giảm Danh sách các ứng dụng thực tiễn làm
giảm dòng chảy mặt tương ứng với tín
dụng



Tổng diện tích được quản lý nhằm giảm
dòng chảy mặt (m2)


Quản lý tại chỗ % phí được giảm Diện tích bê tơng hóa giảm (%)


Tổng diện tích được quản lý nhằm giảm
dịng chảy mặt (m2)


Các hình thức
đặc biệt khác


% phí được giảm
Tín dụng một lần


Danh sách các ứng dụng thực tiễn làm
giảm dòng chảy mặt tương ứng với tín
dụng


5.3.7. Các hình thức hỗ trợ khác


Hỗ trợ là một phương pháp được chính quyền địa phương sử dụng nhằm
khuyến khích xây dựng cơ sở hạ tầng “xanh” cho các hộ gia đình sống trong đơ
thị. Các hộ gia đình được hỗ trợ kinh phí xây dựng mái nhà sinh thái, mua vật
liệu phù hợp nhằm giảm diện tích bê tơng hóa. Hỗ trợ này cũng áp dụng cho các
đối tượng có khả năng sáng tạo và giảm chi phí trong quản lý dịng chảy mặt.
Ngồi ra chính quyền địa phương cũng hỗ trợ dưới hình thức trao giải thưởng
cho những cá nhân hay tập thể có sáng kiến trong việc phát triển các công nghệ
xanh mới và có tính khả thi cao trong quản lý dòng chảy mặt.



5.4. Tiếp cận nguyên lý sản xuất sạch hơn trong quản lý nước đô thị
5.4.1. Cách tiếp cận hiện nay


Vịng tuần hồn nước đơ thị có thể phân chia thành 5 hợp phần cơ bản:
nước sinh hoạt, nước cho sản xuất công nghiệp, nước duy trì đơ thị, nước đã sử
dụng, nước mưa.


</div>
<span class='text_page_counter'>(81)</span><div class='page_container' data-page=81>

cung cấp nước được xây dựng lớn do đó sẽ ảnh hưởng lớn tới môi trường như
sụt lún đất, 15-80% nước cấp bị thất thoát sẽ dẫn đến lãng phí nước, năng
lượng, hóa chất xử lý, sử dụng nước sinh hoạt cho việc di chuyển chất thải do đó
sẽ pha lỗng chất (Nitơ, Photpho), phân tán vi sinh vật gây bệnh….


Nước dùng trong cơng nghiệp có thể lấy từ nước sinh hoạt hoặc khơng tùy
theo mục địch sử dụng. Có 2 loại nước là nước dùng trong quá trình sản xuất và
nước dùng di chuyển chất thải, nước cũng có thể được xử lý tại chỗ và tái sử
dụng nhưng tỷ lệ còn thấp và tốn kém, nước trong sản phẩm công nghiệp thường
mất đi và tỷ lệ nằm trong sản phẩm cao.


Với nước duy trì đơ thị thì thường được lấy từ nguồn nước mặt (nếu có)
hay nước sinh hoạt được sử dụng cho chữa cháy, rửa đường và tưới cây xanh đô
thị, việc sử dụng nước đã được xử lý hay nước mưa chưa được quan tâm cho
mục đích này.


Với nước mưa trong đơ thị thì thường được thoát xuống hệ thống cống
thải nhanh nhất có thể do đó ảnh hưởng tới quá trình xử lý (do đột ngột
tăng), ảnh hưởng đến hệ sinh thái tiếp nhận nước, hiếm khi được tích trữ và
sử dụng sau đó và cũng hiếm khi tham gia tái tạo nước ngầm (do tăng bê
tông hóa bề mặt, dịng chảy xuống hệ thống xử lý tăng, ít nước được thấm
lọc xuống nước ngầm).



Đối với nước thải thì thể tích lớn do đó cần nhà máy xử lý lớn dẫn đến tác
động mạnh tới hệ sinh thái tiếp nhận nước, gây những tác hại tiềm ẩn khi xảy ra
sự cố. Nước thải cịn được pha lỗng gây khó khăn cho việc tái sử dụng lại các
thành phần, khó khăn cho việc xử lý vi sinh vật gây bệnh, việc thải lẫn các loại
nước thải gây khó khăn trong việc xử lý, tái sử dụng các thành phần nước thải
(như các chất dinh dưỡng N, P). Quá trình phân hủy sinh học bị chậm lại vì chất
độc hại. Hơn nữa tiết kiệm nước hay tái sử dụng nội bộ vẫn còn hạn chế về ý
thức cũng như công nghệ.


5.4.2. Ý tưởng cho sự cải tiến


</div>
<span class='text_page_counter'>(82)</span><div class='page_container' data-page=82>

bộ, nhà vệ sinh khô…Đặc biệt đối với nước thải cần tránh pha loãng những
nước có nồng độ cao, khơng pha lỗng những gì đã được tách riêng mà tập trung
vào tái sử dụng. Thu nước thải “sạch” là những loại nước thải nồng độ cao các
chất trong nước thải có thể sử dụng như một sản phẩm mới, trong quá trình xử lý
nước thải thì sử dụng lại năng lượng từ xử lý hiếm khí (NH4), tái sử dụng nước


thải làm phân bón là những hướng lựa chọn tốt cho quản lý nước thải đô thị.
<i>Môi trường nước đô thị tương lai </i>


Bảng 5.3 tổng hợp một số đặc điểm của quản lý môi trường nước đô thị
hiện tại (đặc biệt ở các nước đang phát triển) và những điểm nổi bật của quản lý
môi trường nước đô thị tương lai dựa trên việc ứng dụng nguyên lý sản xuất
sạch hơn.


<i>Bảng 5.3. Quản lý nước đô thị hiện tại và tương lai </i>
Khía cạnh Thành phố hiện tại Thành phố tương lai


<i>Nước sinh hoạt </i>
Chất



lượng


Một chất lượng cho mọi
mục đích sử dụng


Chất lượng loại 1 cho ăn uống, chất
lượng loại 2 cho mục đích khác
Cấp nước Hệ thống ống ngầm


Nước sinh hoạt được cung cấp tại cửa
hàng, nước tiêu chuẩn loại 2 di chuyển
qua hệ thống đường ống


Khai thác Từ bất kể chỗ nào có Từ nơi gần nhất
<i>Nước thải </i>


Chất
lượng


Mọi chất lượng nước thải
đều được chấp nhận


Nước thải đạt tiêu chuẩn mới được thải
ra môi trường


Thu gom


Thu gom nước sinh hoạt,
nước thải công nghiệp về


điểm thải hoặc trung tâm xả
thải


Thu gom nước thải “sạch” trong thành
phố cho các quá trình tiếp theo


Những loại nước thải đặc biệt sẽ được
để riêng


Xử lý Chiếm tỷ trọng chủ yếu là
bùn cặn


Xử lý triệt để bùn thải bằng cách tái sử
dụng, tái chế hay cho những mục đích
đặc biệt khác


Tái sử dụng trực tiếp
Xả thải Xả tới môi trường nước


mặt gần nhất


</div>
<span class='text_page_counter'>(83)</span><div class='page_container' data-page=83>

<i>Nước mưa </i>
Cách


tiếp cận


Di chuyển càng nhanh càng


tốt (tránh ngập lụt) Sử dụng tối đa



Quá trình Chảy xuống hệ thống cống Thu gom, lưu trữ tạm thời, xử lý bằng
công nghệ thích hợp


Sử dụng Khơng


Rất nhiều sự lựa chọn: rửa đường, tái
tạo nước ngầm, xử lý thích hợp làm
nước sinh hoạt


</div>
<span class='text_page_counter'>(84)</span><div class='page_container' data-page=84>

TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu tiếng Việt


<i>1. Báo cáo đánh giá ngành nước sạch và vệ sinh môi trường Việt Nam - </i>
<i>Lần 1, 2011, Tổ chức Y tế thế giới, Cục quản lý Môi trường Y tế - Bộ Y tế. </i>


<i>2. Bộ Tài nguyên và Môi trường, Báo cáo hiện trạng môi trường năm </i>
<i>2006: Hiện trạng môi trường nước 3 lưu vực sông: Cầu, Nhuệ-Đáy, hệ thống </i>
sông Đồng Nai.


<i>3. Bộ Tài nguyên và Môi trường, Báo cáo hiện trạng môi trường năm </i>
<i>2007: Mơi trường khơng khí đơ thị Việt Nam. </i>


<i>4. Bộ Tài nguyên và Môi trường, Báo cáo hiện trạng môi trường năm </i>
<i>2010: Tổng quan môi trường Việt Nam. </i>


<i>5. Bộ Tài nguyên và Môi trường, Báo cáo hiện trạng môi trường năm </i>
<i>2011: Chất thải rắn. </i>


<i>6. Bùi Thị Nga, 2010, Giáo trình Quản lý Môi trường đô thị và Khu Công </i>
<i>Nghiệp, Nhà xuất bản Đại học Cần Thơ. </i>



<i>7. Lê Hồng Kế, 2009, Quy hoạch môi trường đô thị và phát triển bền </i>
<i>vững đô thị, Nhà xuất bản xây dựng. </i>


<i>8. Lê Trọng Bình, 2009, Bài giảng môn học Pháp luật và quản lý đô thị, </i>
Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội.


<i>9. Lưu Đức Hải, 1999, Quản lý môi trường cho sự phát triển bền vững, </i>
Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội.


<i>10. Nguyễn Thế Bá, 2011, Quy hoạch xây dựng phát triển đô thị, Nhà </i>
xuất bản xây dựng.


<i>11. Phạm Ngọc Đăng, 2004, Quản lý môi trường đô thị và khu công </i>
<i>nghiệp, Nhà xuất bản Xây dựng. </i>


<i>12. Trịnh Thị Thanh, Chất lượng nước hồ Hà Nội và các biện pháp cải </i>
<i>thiện, 2010, Hội thảo khoa học quốc tế kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà </i>
Nội, Phát triển bền vững thủ đô Hà Nội văn hiến, anh hùng, vì hịa bình.


Tài liệu tiếng Anh


</div>
<span class='text_page_counter'>(85)</span><div class='page_container' data-page=85>

<i>14. J.D. Bernstein, Chapter 6: Economic Instruments, Water Pollution </i>
<i>Control – A guide to the Use of Water Quality Manangement Principles, 1997, </i>
UNEP.


<i>15. Josh Foster, Ashley Lowe, Steve Winkelman, 2011, The value of </i>
<i>green infrusstructure for urban climate adaptation, The Center for Clean Air </i>
Policy.



<i>16. Le Thi Hien Thu, 2009, Application GIS on environmental zoning and </i>
<i>management (Case study in Sontay, hanoi, Vietnam), 7th FIG Regional </i>
Conference: Spatial Data Serving People: Land Governance and the
Environment – Building the Capacity, Hanoi, Vietnam.


<i>17. Piyali Bandyopadhyay, 2012, GIS and urban environmental </i>
<i>management making it through crisis, REAL CORP 2012 RE-MIXING THE </i>
CITY – Towards Sustainability and Resilience?


18. Richad Cardew, Tony Gilmour, Vivienne Milligan and Edward
<i>J.Blakely, 2006, Information systems for strengthening Austrialian Urban </i>
<i>management report, The University of Sydney Planning Research Centre, </i>
Australian Housing and Urban Research Institute.


<i>19. Seletion, Design and Implementation of Economic Instruments in the </i>
<i>Solid Waste Management Sector in Kenya, The Case of Plastic Bags, 2005, </i>
United Nations Environment Programme (UNEP).


<i>20. Sustainable Cities Programme, 2000, Building an Environmental </i>
<i>Management System, The United Nations Centre for Human Settlements </i>
(UNCHS Habitat) and the United Nations Environement Programme (UNEP)


<i>21. Sustainable Prosperity, 2011, Options for Managing Industrial Air </i>
<i>Pollution in Canada: The Use of Market-Based Instruments. </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(86)</span><div class='page_container' data-page=86>

MỤC LỤC


LỜI NĨI ĐẦU ... 3


Chương 1. ĐƠ THỊ VÀ MÔI TRƯỜNG ĐÔ THỊ ... 5



1.1 . Định nghĩa và phân loại đô thị ... 5


<i>1.1.1 . Định nghĩa đô thị... 5</i>


<i>1.1.2 . Phân loại đô thị ... 6</i>


<i>1.1.3 . Phân cấp quản lý đô thị ... 9</i>


1.2 . Môi trường đô thị ... 10


<i>1.2.1. Thành phần môi trường đô thị ... 10</i>


<i>1.2.2. Đặc trưng cơ bản của môi trường đơ thị ... 10</i>


1.3 . Đơ thị hóa ... 11


<i>1.3.1. Khái niệm về đơ thị hóa ... 11</i>


<i>1.3.2.Các q trình đơ thị hóa ... 12</i>


<i>1.3.3.Các áp lực chính của đơ thị hóa và cơng nghiệp hóa tác động trực tiếp lên </i>
<i>tài nguyên và môi trường ... 14</i>


1.4 . Phát triển đô thị bền vững ... 14


<i>1.4.1. Khái niệm ... 14</i>


<i>1.4.2. Hệ thống tiêu chí phát triển đơ thị bền vững trong q trình đơ thị hóa . 15</i>
<i>1.4.3. Đô thị sinh thái ... 17</i>



<i>1.4.4. Làng sinh thái trong đô thị ... 18</i>


<i>1.4.5. Khu công nghiệp sinh thái – cơng viên cơng nghiệp ... 20</i>


Chương 2. HIỆN TRẠNG MƠI TRƯỜNG ĐÔ THỊ VIỆT NAM ... 24


2.1. Hiện trạng môi trường nước ... 24


<i>2.1.1. Nước cấp đô thị ... 24</i>


<i>2.1.2. Thốt nước và xử lý nước thải đơ thị ... 26</i>


<i>2.1.3. Hiện trạng ô nhiễm môi trường nước tại các đơ thị ... 28</i>


2.2. Ơ nhiễm mơi trường khơng khí đơ thị ... 34


2.3. Chất thải rắn đơ thị ... 37


Chương 3. QUẢN LÝ CÁC THÀNH PHẦN MÔI TRƯỜNG ĐƠ THỊ ... 39


3.1. Các cơng cụ trong quản lý mơi trường đơ thị ... 39


<i>3.1.1. Nhóm cơng cụ pháp lý ... 39</i>


<i>3.1.2. Nhóm cơng cụ kinh tế ... 40</i>


3.2. Quản lý môi trường nước đô thị ... 41


<i>3.2.1. Một số công cụ pháp lý trong quản lý nước thải đô thị ... 41</i>



</div>
<span class='text_page_counter'>(87)</span><div class='page_container' data-page=87>

3.3. Quản lý mơi trường khơng khí đơ thị ... 43


<i>3.3.1. Một số công cụ pháp lý ... 43</i>


<i>3.3.2. Một số công cụ kinh tế trong quản lý ô nhiễm môi trường khơng khí đơ thị</i>
<i> ... 43</i>


3.4. Quản lý chất thải rắn đô thị ... 44


<i>3.4.1. Công cụ pháp lý trong quản lý chất thải rắn đô thị ... 44</i>


<i>3.4.2. Công cụ kinh tế trong quản lý chất thải rắn đô thị ... 46</i>


<i>3.4.3. Áp dụng công cụ kinh tế và công cụ pháp lý trong quản lý túi nilon – bài </i>
<i>học từ một số nước trên thế giới và ở Việt Nam ... 49</i>


Chương 4. HỆ THỐNG THÔNG TIN TRONG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG ĐÔ
THỊ ... 52


4.1. Khái niệm và vai trị của hệ thống thơng tin trong quản lý môi trường đô thị
... 52


<i>4.1.1. Khái niệm ... 52</i>


<i>4.1.2. Vai trị của hệ thống thơng tin quản lý môi trường đô thị ... 53</i>


4.2. Các hợp phần trong hệ thống thông tin quản lý môi trường đô thị ... 54


4.3. Xây dựng hệ thống thông tin quản lý môi trường đô thị [6] ... 55



4.4. Ứng dụng hệ thống thông tin địa lý (GIS) trong quy hoạch và quản lý môi
trường thị xã Sơn Tây, thành phố Hà Nội ... 59


<i>4.4.1. Phương pháp nghiên cứu ... 59 </i>


<i>4.4.2. Kết quả nghiên cứu và thảo luận ... 65 </i>


<i>4.4.3. Kết luận và đề xuất cho phân vùng môi trường thị xã Sơn Tây ... 68 </i>


Chương 5. MỘT SỐ GIẢI PHÁP TIÊU BIỂU CẢI THIỆN ... 70


MÔI TRƯỜNG ĐÔ THỊ ... 70


5.1. Vai trị của thiên nhiên trong cấu trúc đơ thị ... 70


<i>5.1.1. Hệ thống cấu trúc xanh trong quản lý đô thị Việt Nam ... 71 </i>


<i>5.1.2. Một số thông số tham khảo về chức năng cây xanh đối với môi trường .. 72 </i>


5.2. Cơ sở hạ tầng “xanh” đô thị trong bối cảnh biến đổi khí hậu ... 73


<i>5.2.1. Khái niệm cơ sở hạ tầng “xanh” (green infrastructure) ... 73 </i>


<i>5.2.2. Mái nhà sinh thái (Eco-roofs) ... 74 </i>


<i>5.2.3. Mái nhà xanh (Green roofs) - Một giải pháp nhiều lợi ích ... 75 </i>


<i>5.2.4. Mái nhà trắng (White Roofs)... 76 </i>



<i>5.2.5. Mái nhà “xanh lam” (Blue roofs) – Giải quyết thách thức về quản lý nước</i>
<i> ... 77 </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(88)</span><div class='page_container' data-page=88>

<i>5.3.1. Rà soát, xây dựng mới các quy định về dòng chảy mặt ... 77 </i>


<i>5.3.2. Triển khai các dự án thí điểm ... 78 </i>


<i>5.3.3. Cải thiện hệ thống giao thơng đơ thị theo hướng ‘xanh hóa’ ... 78 </i>


<i>5.3.4. Giáo dục và tuyên truyền ... 79 </i>


<i>5.3.5. Thu phí dịng chảy mặt ... 79 </i>


<i>5.3.6. Giảm phí dịng chảy mặt ... 79 </i>


<i>5.3.7. Các hình thức hỗ trợ khác ... 80 </i>


5.4. Tiếp cận nguyên lý sản xuất sạch hơn trong quản lý nước đô thị ... 80


<i>5.4.1. Cách tiếp cận hiện nay ... 80 </i>


<i>5.4.2. Ý tưởng cho sự cải tiến ... 81 </i>


</div>

<!--links-->

×