Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

Tác động của chính sách xã hội tới đời sống nữ công nhân lao động trong các doanh nghiệp ngoài nhà nước trên địa bàn Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (853.92 KB, 12 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI </b>



TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN


<b>HOÀNG THỊ NGA </b>


<b>TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH XÃ HỘI TỚI ĐỜI SỐNG </b>
<b>NỮ CÔNG NHÂN LAO ĐỘNG TRONG CÁC DOANH NGHIỆP </b>


<b>NGOÀI NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI </b>


CHUYÊN NGÀNH XÃ HỘI HỌC
MÃ SỐ: 62 31 30 01


<b>LUẬN ÁN TIẾN SĨ XÃ HỘI HỌC </b>


<b> Người hướng dẫn khoa học: </b>


<b> 1. PGS.TSKH Nguyễn Viết Vượng </b>
<b> 2. TS. Nguyễn Thị Kim Hoa </b>
<b> </b>


<b> </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

<b>MỤC LỤC </b>


Trang
Trang phụ bìa


Lời cam đoan
Mục lục



Danh mục các ký hiệu và chữ viết tắt
Danh mục các bảng, biểu đồ


<b>MỞ ĐẦU </b> 1


1. Đặt vấn đề 1


2. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn 3


3. Mục đích nghiên cứu 4


4. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi khảo sát 5


5. Phương pháp thu thập thông tin 5


6. Giả thuyết nghiên cứu 6


7. Khung lý thuyết 6


8. Kết cấu luận án 8


<b>NỘI DUNG </b> <b>9 </b>


<b>CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI </b> <sub>9 </sub>


<b>1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu </b> 9


<b>1.2. Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về giai cấp công nhân và lao động nữ </b> 15
<b>1.3. Quan điểm của Đảng và Nhà nƣớc ta về chính sách xã hội đối </b>


<b>với lao động nữ </b>


<b>17 </b>


<b>1.4. Các lý thuyết vận dụng trong luận án </b> 20


1.4.1. Lý thuyết hành động xã hội 20


1.4.2. Lý thuyết tương tác biểu trưng 23


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

1.4.4. Các lý thuyềt về giới 29


<b>1.5. Các khái niệm công cụ </b> 33


<b>1.5.1. Chính sách xã hội. </b> 33


1.5.2. Chính sách xã hội đối với nữ CNLĐ 36


1.5.3. Tác động 37


1.5.4. Nữ CNLĐ 38


1.5.5. Doanh nghiệp 38


1.5.6. Doanh nghiệp ngoài Nhà nước 39


<b>CHƢƠNG 2: THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH XÃ HỘI VÀ TÁC ĐỘNG CỦA NÓ TỚI </b>
<b>ĐỜI SỐNG NỮ CÔNG NHÂN LAO ĐỘNG TRONG CÁC DOANH NGHIỆP </b>
<b>NGOÀI NHÀ NƢỚC TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI </b>



42


<b>2.1. Đặc điểm kinh tế - xã hội của địa bàn nghiên cứu </b> <b>42 </b>


2.1.1. Đặc điểm kinh tế - xã hội của Hà Nội 42


2.1.2. Đôi nét về khu vực kinh tế ngoài Nhà nước 45


2.1.3. Đặc điểm nữ CNLĐ trong doanh nghiệp ngoài Nhà nước 49
<b>2.2. Thực hiện chính sách xã hội đối với nữ CNLĐ trong doanh </b>
<b>nghiệp ngoài Nhà nƣớc tại Hà Nội </b>


52


2.2.1. Chính sách tuyển dụng và ký kết hợp đồng lao động 52


<i><b>2.2.2. Chính sách việc làm </b></i> 59


2.2.3. Chính sách tiền lương, tiền cơng 63


2.2.4. Chính sách cải thiện điều kiện lao động 66
2.2.5. Chính sách thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi 73


2.2.6. Chính sách bảo hộ lao động 79


<i><b>2.2.7. Chính sách bảo hiểm xã hội </b></i> 83


<b>2.3. Đời sống nữ CNLĐ trong doanh nghiệp ngoài Nhà nƣớc trên </b>
<b>địa bàn Hà Nội hiện nay </b>



87


<i><b>2.3.1. Đời sống vật chất </b></i> 87


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

2.3.1.2. Nhà ở, tiện nghi sinh hoạt 94


2.3.1.3. Sức khoẻ 101


<i><b>2.3.2. Đời sống văn hoá tinh thần </b></i> 104


<i><b>2.3.2.1. Hoạt động văn hoá xã hội </b></i> 105


2.3.2.2. Hoạt động vui chơi, giải trí 108


2.3.2.3. Hoạt động tuyên truyền, giáo dục 113


<b>2.4. Đánh giá sự thực hiện chính sách xã hội </b> 120


<i>2.4.1.Ưu điểm </i> 120


<b>2.4.1.1. Tạo cơ hội việc làm cho nữ CNLĐ </b> 120


2.4.1.2. Nữ CNLĐ có điều kiện tăng thêm thu nhập 126


2.4.1.3. Vị thế xã hội của nữ CNLĐ được khẳng định 129


<i><b>2.4.2. Hạn chế </b></i> 132


2.4.2.1. Điều kiện, môi trường làm việc chưa đảm bảo, suy giảm sức
<b>khoẻ của nữ CNLĐ </b>



132


<b>2.4.2.2. Làm thêm giờ, tăng ca nhiều, nữ CNLĐ hạn chế khả năng học </b>
tập nâng cao trình độ học vấn, khó khăn trong tìm bạn đời và ni dạy
con cái


140


2.4.2.3. Tiền lương, tiền công chưa thoả đáng và thiếu ổn định, dẫn
tới giảm thiểu cơ hội tham gia các hoạt động văn hoá tinh thần của nữ
CNLĐ


150


<b>CHƢƠNG 3: PHƢƠNG HƢỚNG, GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÁC CHÍNH </b>
<b>SÁCH XÃ HỘI NHẰM NÂNG CAO ĐỜI SỐNG NỮ CƠNG NHÂN LAO ĐỘNG </b>
<b>TRONG DOANH NGHIỆP NGỒI NHÀ NƢỚC </b>


161


<b>3.1. Phƣơng hƣớng </b> 161


<b>3.2. Giải pháp </b> 164


3.2.1. Điều chỉnh, bổ sung, hoàn thiện các chính sách xã hội đối với
nữ CNLĐ trong các doanh nghiệp ngoài Nhà nước


164



3.2.2. Nâng cao nhận thức, thái độ, hành vi của các chủ thể thực hiện
chính sách xã hội đối với nữ CNLĐ trong các doanh nghiệp ngoài


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

<b>Nhà nước </b>


3.2.3. Kiểm tra, giám sát việc thực hiện các chính sách xã hội đối với
<b>nữ CNLĐ. </b>


173


3.2.4. Tăng cường vai trò của phương tiện truyền thông nhằm nâng
cao hiệu quả thực hiện các chính sách xã hội đối với nữ CNLĐ.


175


3.2.5. Nâng cao hiệu quả hoạt động của Cơng đồn cơ sở tại các
<b>doanh nghiệp ngoài Nhà nước </b>


177


<b>KẾT LUẬN </b> <b>182 </b>


1. Kết luận 182


2. Khuyến nghị 184


<b>Tài liệu tham khảo </b> 188


<b>Danh sách các cơng trình, bài báo đã đăng trên tạp chí </b> 194



</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

<b>MỞ ĐẦU</b>
<b>1. Đặt vấn đề </b>


Đại hội VI của Đảng năm 1986 đã xác định nền kinh tế của nước
ta là nền kinh tế nhiều thành phần. Trên cơ sở đó, kinh tế ngồi Nhà
nước đã được chính thức thừa nhận từ năm 1989 và nhanh chóng trở
thành một bộ phận trong cơ cấu kinh tế nhiều thành phần hiện nay. Các
đơn vị kinh doanh thuộc khu vực kinh tế này (bao gồm các công ty liên
doanh, hợp tác xã, doanh nghiệp tư nhân, công ty cổ phần, công ty trách
nhiệm hữu hạn và các hộ kinh doanh cá thể hoạt động bên cạnh các
doanh nghiệp Nhà nước) đã và đang góp phần quan trọng vào việc mở
rộng giao lưu hàng hóa, khai thác những tiềm năng sẵn có để phát triển
sản xuất, nâng cao đời sống nhân dân. Thống kê cho thấy các doanh
nghiệp ngoài nhà nước đa số được thành lập mới (chiếm 90%), số còn
lại (khoảng 10%) là do trong quá trình cơ cấu, sắp xếp lại khu vực kinh
tế Nhà nước và kinh tế tập thể trước yêu cầu của kinh tế thị trường có sự
chuyển đổi hình thức sở hữu các doanh nghiệp Nhà nước và tập thể sang
hình thức sở hữu tư nhân. Trong thời gian qua, số lượng các doanh
nghiệp ngoài Nhà nước tăng nhanh và tập trung chủ yếu ở các thành phố
lớn như Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, TP Hồ Chí Minh...


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

những ưu thế nổi trội hơn các vùng khác về mặt kinh tế, đời sống xã hội,
Hà Nội luôn là nơi thu hút rất đông khách du lịch và một lực lượng lớn
người lao động ở khắp nơi trong cả nước đổ về.


Theo báo cáo của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, năm 2008
giá trị sản xuất cơng nghiệp ngồi Nhà nước tăng 19,9%, trong đó Cơng
ty trách nhiệm hữu hạn tăng 17,6%, Cơng ty cổ phần tăng 24,6%, doanh
nghiệp tư nhân sản xuất cũng tăng. Điển hình là các ngành sản xuất như:
sản xuất dụng cụ chính xác, sản xuất kim loại, khai thác đá mỏ. Khu vực


sản xuất công nghiệp ngoài Nhà nước trong một số năm gần đây đạt tốc
độ tăng cao là do số doanh nghiệp Nhà nước cổ phần hố có vốn Nhà
nước chuyển sang khu vực công ty cổ phần và hàng năm có nhiều doanh
nghiệp mới thành lập đi vào hoạt động.


Sự phát triển nguồn nhân lực của Hà Nội cịn gặp nhiều khó khăn
do sự phát triển đô thị không đồng bộ, (đặc biệt là hệ thống cơ sở hạ
tầng), do cơ cấu kinh tế chưa thật hợp lý (cịn tính chất tự phát trong q
trình phát triển kinh tế thị trường), do quy mô và tốc độ nguồn lao động
tăng nhanh, lại thiếu những chính sách biện pháp tổng thể có tính chất
chiến lược của Nhà nước trong việc sử dụng lao động. So với các tỉnh
khác, Hà Nội là một thành phố có dân số tương đối già. Đây cũng chính
là một trong những nguyên nhân dẫn tới một bộ phận lớn lực lượng
CNLĐ thủ đô hiện nay là người lao động ngoại tỉnh đặc biệt là nữ
CNLĐ. Số lao động này tập trung đông trong một số ngành như: dệt
may, giày da, chế biến lương thực, thực phẩm.


</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

nhà nước nói riêng. Cùng với quá trình phát triển của các doanh nghiệp
ngồi nhà nước, nữ CNLĐ đã có những bước phát triển đáng kể về số
lượng. Theo thống kê, hiện nay tổng số cơng nhân nước ta có khoảng
9,5 triệu, trong đó nữ CNLĐ chiếm 43,6%, trong doanh nghiệp Nhà
nước nữ CNLĐ chiếm 34,2%, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
nữ CNLĐ chiếm 67,4%. [59].


Bên cạnh những mặt tích cực do phát triển kinh tế thị trường đem
lại, thì kinh tế thị trường cũng có tác động tiêu cực đến việc làm, đời
sống của nữ CNLĐ, nhất ở khu vực doanh nghiệp ngoài Nhà nước. Mặc
dù cơ chế mới tạo nhiều cơ hội cho người phụ nữ phát triển ngang bằng
với nam giới, nhưng nó cũng làm cho một bộ phận phụ nữ gặp khó khăn
hơn trong cả gia đình và ngồi xã hội. Họ khơng có việc làm hoặc khơng


đủ việc làm, thu nhập bình quân rất thấp, nhiều chị phải làm trong môi
trường độc hại và bị phân biệt đối xử... Vấn đề tìm việc làm, giữ được
việc làm ổn định với lao động nữ ở khu vực kinh tế này cũng là một
thách thức đối với họ. Nhiều nữ CNLĐ phải làm việc quá sức, trong
điều kiện không đảm bảo về vệ sinh an toàn lao động, thu nhập chưa
tương xứng với sức lao động bỏ ra, dẫn tới đời sống vật chất, văn hố
tinh thần của nữ CNLĐ cịn gặp nhiều khó khăn.


<i>Tóm lại, đã đến lúc cần phải có những nghiên cứu về đời sống của </i>


nữ CNLĐ trong các doanh nghiệp ngoài Nhà nước hiện nay nhằm góp
phần bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động ở khu vực kinh
<i>tế này. Đó chính là lý do mà chúng tơi chọn đề tài “Tác động của chính </i>


<i>sách xã hội tới đời sống nữ cơng nhân lao động trong các doanh nghiệp </i>
<i>ngồi Nhà nước trên địa bàn Hà Nội".</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(9)</span><div class='page_container' data-page=9>

- Đề tài nghiên cứu là một quá trình vận dụng các phương pháp
nghiên cứu xã hội học vào việc nhận diện và phân tích một vấn đề xã
hội đang được quan tâm, đó là việc thực hiện các chính sách xã hội đối
với nữ CNLĐ trong các doanh nghiệp đặc biệt là doanh nghiệp ngoài
Nhà nước hiện nay.


- Qua nghiên cứu, phân tích, đánh giá đề tài góp phần phong
phú thêm lý luận xã hội học, xã hội học lao động, đặc biệt là xã hội học
về giới trong phát triển. Ngoài ra, hy vọng nghiên cứu này cũng sẽ đóng
góp thêm những kinh nghiệm và phương pháp trong nghiên cứu liên
ngành kinh tế – xã hội với cách tiếp cận giới, tiếp cận về chính sách giới
trong lao động.



<i><b>2.2. Ý nghĩa thực tiễn </b></i>


- Làm sáng rõ thêm tình hình thực hiện chính sách xã hội và đời
sống của nữ CNLĐ trong các doanh nghiệp ngoài Nhà nước trên địa bàn
Hà Nội hiện nay.


- Làm cơ sở cho các nhà hoạch định chính sách có cơ sở khoa
học trong việc định ra những chính sách phù hợp mang lại hiệu quả thiết
thực, đồng thời có những giải pháp điều chỉnh kịp thời trong từng
trường hợp cụ thể góp phần thực hiện cơng bằng xã hội.


- Làm tài liệu tham khảo cho giảng dạy và nghiên cứu chuyên
ngành xã hội học lao động, xã hội học về giới, xã hội học công nghiệp.
<b>3. Mục đích nghiên cứu </b>


<b> - Tìm hiểu thực trạng thực hiện chính sách xã hội đối với nữ CNLĐ </b>
trong doanh nghiệp ngoài nhà nước trên địa bàn Hà Nội hiện nay.


</div>
<span class='text_page_counter'>(10)</span><div class='page_container' data-page=10>

- Đề xuất giải pháp và đưa ra khuyến nghị về hồn thiện, thực thi
chính sách xã hội nhằm góp phần nâng cao đời sống nữ CNLĐ trong các
doanh nghiệp ngoài nhà nước.


<b>4. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi khảo sát </b>
<b>4.1. Đối tượng nghiên cứu </b>


Tác động của chính xã hội tới đời sống nữ công nhân lao động
<i>trong các doanh nghiệp ngoài Nhà nước trên địa bàn Hà Nội (Nghiên </i>


<i>cứu trường hợp 3 doanh nghiệp lớn ở Hà Nội) </i>



<b>4.2. Phạm vi khảo sát </b>


<i>- Không gian: Tiến hành khảo sát tại 3 doanh nghiệp Maxport JSC, </i>


Vit Garment, Ladoda.


<i>- Thời gian: Từ tháng 12/ 2008 đến tháng 7/ 2009. </i>


<b>5. Phương pháp thu thập thông tin </b>
<i><b>5.1. Phương pháp phân tích tài liệu </b></i>


Trong suốt quá trình nghiên cứu chúng tơi đã kế thừa và sử dụng
phân tích các nguồn tài liệu có liên quan như: các bài báo, tạp chí
chun ngành, các cơng trình nghiên cứu trước, các tài liệu của những
ngành khoa học khác, các báo cáo của Uỷ ban Nhân dân thành phố Hà
Nội, báo cáo của doanh nghiệp - Cơng đồn ngành... Những thông tin
thu thập được kế thừa và sử dụng một cách có chọn lọc trong luận án.
<i><b>5.2. Phương pháp phỏng vấn theo phiếu trưng cầu </b></i>


Dung lượng mẫu 378 nữ công nhân tại các doanh nghiệp, trong
đó Maxport JSC (117 phiếu) đại diện cho các doanh nghiệp cổ phần có
vốn đầu tư nước ngồi, Vit Garment (168 phiếu) đại diện cho các doanh
nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài, Ladoda (93 phiếu) đại diện cho các
doanh nghiệp tư nhân


<i><b>5.3. Phương pháp phỏng vấn sâu </b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(11)</span><div class='page_container' data-page=11>

doanh nghiệp. Phương pháp này được sử dụng để bổ sung thơng tin định
tính cho hệ thống thông tin thu được qua phiếu trưng cầu.



<i><b>5.4. Phương pháp quan sát </b></i>


Quan sát sinh hoạt thường ngày của nữ CNLĐ tại nơi cư trú nhằm
tìm hiểu đời sống vật chất và sinh hoạt văn hoá tinh thần của nữ CNLĐ.
<i><b>5.5. Kỹ thuật xử lý thông tin </b></i>


Các phiếu điều tra được tiến hành nhập và xử lý, phân tích kết quả
trên máy tính, bằng phần mềm chuyên dụng SPSS.


<b>6. Giả thuyết nghiên cứu </b>


- Về cơ bản, các doanh nghiệp ngoài Nhà nước đã thực hiện hầu
hết các chính sách xã hội đối với nữ CNLĐ, với mức thực hiện khác
nhau ở các loại hình doanh nghiệp khác nhau.


- Việc thực hiện chính sách xã hội đối với nữ CNLĐ phụ thuộc
vào nhận thức, thái độ hành vi của người sử dụng lao động, của nữ
<b>CNLĐ và cơ chế kiểm tra, giám sát của các cơ quan chức năng. </b>


- Thực hiện chính sách xã hội trong các doanh nghiệp ngồi nhà
nước có ảnh hưởng rất lớn đến đời sống vật chất và văn hoá tinh thần
của nữ CNLĐ.


<b>7. Khung lý thuyết </b>


<i> Nhóm biến độc lập: Thực hiện chính sách xã hội đối với nữ CNLĐ </i>
trong doanh nghiệp ngoài nhà nước.


<i> Nhóm biến phụ thuộc: Đời sống vật chất, đời sống văn hoá tinh thần </i>
của nữ CNLĐ hiện nay.



<i> Nhóm biến can thiệp: Biến đổi kinh tế xã hội trong thời kỳ đổi mới, </i>
nhu cầu việc làm, mong muốn và nguyện vọng của nữ CNLĐ, hoạt động
Cơng đồn trong doanh nghiệp.


</div>
<span class='text_page_counter'>(12)</span><div class='page_container' data-page=12>

<b>8. Kết cấu luận án </b>


Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, luận án gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài


Chương 2: Thực hiện chính sách xã hội và tác động của nó tới đời
sống nữ CNLĐ trong các doanh nghiệp ngoài Nhà nước trên địa bàn Hà
Nội


</div>

<!--links-->

×