Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

MỘT SỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN MÔI TRƯỜNG TRONG QUÁ TRÌNH THI CÔNG TUYẾN ĐƯỜNG TUẦN TRA BIÊN GIỚI Ở KHU VỰC TÂY NGUYÊN VÀ ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (85.28 KB, 8 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>ĐẶT VẤN ĐỀ</b>



Để đảm bảo an ninh quốc gia, giữ vững chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, sau khi phân giới cắm mốc,
tuyến đường tuần tra biên giới (TTBG) được hình thành. Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt “Đề án
quy hoạch xây dựng đường TTBG đất liền đến năm 2010 và những năm tiếp theo” (Quyết định
313/QĐ-TTg - 14/3/2007). Tuyến đường này sẽ bao bọc tồn biên giới đất liền Việt Nam, trong đó có
khu vực Tây Nguyên tại các tỉnh Kon Tum, Gia Lai, Đăk Lăk, Đăk Nơng. Đây là các tỉnh có đường biên
giới với các quốc gia như: CHDCND Lào, Vương quốc Campuchia. Khu vực Tây Nguyên là khu vực
tương đối nhạy cảm vì là nơi sinh sống của trên 20 dân tộc thiểu số, đa sắc tộc, tôn giáo, là khu vực
rừng núi sát biên giới, điểm nóng về vấn đề an ninh trật tự (Quyết định số 313/QĐ-TTg ngày 14/3/2007,
Chỉ thị số 17/CT-TM ngày 29/3/2004; Quyết định số 151/2007/QĐ-BQP ngày 24/9/2007, Quyết định
số 168/2007/QĐ-BQP ngày 02/11/2007).


Tuyến đường xây dựng theo tiêu chuẩn cấp VI miền núi (TCVN 4054-85) và giao thông nông thôn
GTNT-B (22TCN 210-92) bề rộng nền đường 5,5 m; bề rộng mặt đường 3,5 m. Đặc điểm của đường
TTBG là sát với biên giới, do vậy tại nhiều tỉnh tuyến đường sẽ cắt xuyên rừng, khu bảo tồn thiên nhiên.
Tại các tỉnh ở khu vực Tây Nguyên, tuyến đường sẽ đi qua các vườn quốc gia (VQG) và khu bảo tồn
thiên nhiên (BTTN) như: Ngọc Linh, Chư Mom Ray, Yok Đôn...


Tuyến đường này đã bắt đầu khởi công xây dựng từ 2008 tại một số tỉnh trên toàn quốc, trong đó có
Tây Ngun. Diện tích đất sử dụng cho tuyến đường TTBG sẽ bị chiếm vĩnh viễn.


Ngoài ý nghĩa to lớn mà tuyến đường TTBG mang lại, trong q trình xây dựng khơng thể khơng xem
xét các tác động của nó đến tính đa dạng sinh học và môi trường tự nhiên, kinh tế-xã hội ở đây. Các
tác động này là tương đối lớn và rất rõ rệt, cụ thể như: việc phá mở đường làm mất một số loài thực
vật quý hiếm, gây hoảng sợ, thu hẹp sinh cảnh sống của các loài động vật hoang dã, ngăn cản đường di
chuyển của động vật; ngăn cản thay đổi dịng chảy, gây xói mịn, tạo điều kiện cho lâm tặc vào phá
rừng; ảnh hưởng đến rừng phòng hộ...


<b>Phạm Hồi Nam1, Trần Văn Chung1, Phạm Bình Quyền2, Nguyễn Thị Phương Liên3</b>



1


Viện Công nghệ mới, Viện Khoa học Công nghệ Quân sự


2


Trung tâm Nghiên cứu Tài nguyên và Môi trường, ĐHQGHN


3


Trung tâm Quan trắc Phân tích Tài ngun Mơi trường Hà Nội


<b>MỘT SỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN MÔI TRƯỜNG </b>



<b>TRONG Q TRÌNH THI CƠNG TUYẾN ĐƯỜNG </b>


<b>TUẦN TRA BIÊN GIỚI Ở KHU VỰC TÂY NGUYÊN </b>


<b>VAØ ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU</b>



<b>ABSTRACT</b>



The border patrol route is of paramount importance in ensuring the country’s security and
defense. This paper refers to several major environmental impacts in the construction
peri-od in the Tay Nguyen region and makes suggestions aimed at mitigating these impacts.


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

Tại khu vực Tây Nguyên hiện có các vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên: Ngọc Linh, Chư Mom
Ray, Yok Đôn, ChưYangsin, Kon Ka King mang một sắc thái riêng biệt, được công nhận cấp quốc gia.
Tuy có nhiều nỗ lực trong cơng tác bảo vệ, song trước áp lực phát triển kinh tế và nạn lâm tặc cũng
đã tác động tương đối nặng nề đến các khu bảo tồn thiên nhiên này. Mục đích của báo cáo này là xác
định, đánh giá một số tác động mơi trường chính trong q trình thi cơng tuyến tại khu vực Tây Nguyên
và đề xuất các giải pháp giảm thiểu.



<b>PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU</b>



Hiện tại, có rất nhiều phương pháp để đánh giá tác động môi trường của mỗi dự án. Trong nghiên cứu
này các phương pháp nghiên cứu chủ yếu được lựa chọn là phương pháp danh mục môi trường (check
list), phương pháp đánh giá nhanh (rapid assessment), phương pháp sơ đồ mạng lưới, phương pháp so
sánh và phương pháp chuyên gia. Lấy đối chứng những khu vực đã tiến hành xây dựng và khu vực chưa
xây dựng tuyến đường xác định biến động và dự báo cho những khu vực tiếp theo. Các phương pháp
nghiên cứu sử dụng chủ yếu là:


1. Phương pháp kế thừa, tổng hợp có chọn lọc các tư liệu hiện có: tổng hợp và kế thừa các kết quả
nghiên cứu đã được công bố về đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội và hiện trạng đa dạng
sinh học khu vực nghiên cứu.


2. Phương pháp điều tra khảo sát thực địa: điều tra, phỏng vấn bổ sung các thông tin về hiện trạng
môi trường trong khu vực...


3. Phương pháp đánh giá nhanh do WHO hướng dẫn có hiệu quả cao trong xác định tải lượng, nồng
độ ô nhiễm đối với các dự án giao thông, công nghiệp... (lập bảng câu hỏi, phỏng vấn điều tra cộng
đồng).


4. Phương pháp điều tra xã hội học: tiếp cận có sự tham gia của cộng đồng, xây dựng bảng hỏi điều
tra, phỏng vấn trao đổi trực tiếp với đối tượng được điều tra.


5. Phương pháp chuyên gia: tổ chức hội thảo khoa học với sự tham gia của các cơ quan chuyên môn,
các nhà khoa học thảo luận, thống nhất đánh giá về hiện trạng, các tác động đến đa dạng sinh học
và môi trường tự nhiên tại khu vực nghiên cứu.


6. Phương pháp so sánh: đánh giá mức độ ảnh hưởng, diễn biến trước và sau khi tuyến đường hình thành.
7. Các phương pháp trong đánh giá tác động môi trường: bảng kiểm tra, mạng lưới, thống kê, so sánh



với tiêu chuẩn, quy chuẩn môi trường, dự báo.


Các phương pháp đánh giá trên là các phương pháp tiên tiến, đã được áp dụng và công nhận khơng chỉ
ở Việt Nam mà cịn trên thế giới. Đây là các phương pháp đánh giá do các tổ chức quốc tế (WHO,
WB, ADB, UNEP) và nhiều tác giả nước ngồi đề xuất, có độ chính xác và tin cậy cao (Luật BVMT VN,
2005; Nghị định 21/2008/NĐ-CP ngày 28/02/2008; Luật Bảo vệ phát triển rừng, 2004; Trình, 2000;
Morris and Therivel, 1995; Economopolous, 1993; Bộ Quốc phòng, 2003).


<b>KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ CÁC TÁC ĐỘNG CHÍNH TRONG GIAI ĐOẠN THI CƠNG</b>



Dự án Đường tuần tra biên giới thuộc khu vực Tây Nguyên được xây dựng dọc biên là chủ yếu. Dưới
đây sẽ trình bày kết quả đánh giá các tác động chính đến mơi trường trong q trình thực hiện Dự án,
giai đoạn thi cơng tuyến:


<b>Tác động của giai đoạn giải phóng mặt bằng</b>



Kết quả khảo sát, nghiên cứu cho thấy trong giai đoạn tiền thi cơng, giải phóng mặt bằng, các hoạt động
chủ yếu là chặt phá thảm thực vật rừng và vận chuyển lâm sản tận thu, gây xáo trộn và mất cảnh quan
tự nhiên khu vực. Giai đoạn này các tác động chủ yếu là gây ô nhiễm bụi, khí thải và phát sinh tiếng


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

ồn, rung từ các thiết bị được sử dụng như cưa máy và xe tải vận chuyển lâm sản. Do địa điểm Dự án
nằm xa khu dân cư, khu vực có mặt thống rộng nên bụi và khí thải nhanh chóng khuếch tán vào môi
trường và nồng độ giảm nhanh theo không gian và thời gian. Sau khi thảm thực vật bị chặt phá, mặt đất
vẫn cịn thảm thực vật phủ bì nên mức độ xói mịn do các cơn mưa khơng lớn. Giai đoạn này chưa phát
sinh nước thải sinh hoạt cũng như nước thải xây dựng. Các loại cây, cành cây bị chặt phá để giải phóng
mặt bằng lớn. Lượng sinh khối trung bình của thảm thực vật khu vực dự án khoảng 275 tấn/ha (Bộ Quốc
phòng, 2008a, b, c, d). Cây gỗ được tận thu, cành cây sẽ được người dân tận dụng làm chất đốt, phần
còn lại là lá cây sẽ thải bỏ.



Giai đoạn này, tác động lớn nhất là mất thảm thực vật rừng, mất diện tích rừng phịng hộ, suy thối tài
ngun đất, nguồn nước, đa dạng sinh học và gia tăng sự cố môi trường. Rừng trong khu Dự án chủ yếu
là kiểu rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới vùng thấp. Với các kiểu rừng như vậy, đây là sinh cảnh
thích hợp cho nhiều loài động vật cư trú. Hiện nay, số lượng động vật hoang dã cịn khá nhiều, rừng
có diện tích lớn nên có giá trị cao về bảo tồn đa dạng sinh học, chống xói mịn đất, ngăn ngừa lũ lụt,
bảo vệ tài nguyên nước mặt, nước ngầm và điều tiết khí hậu. Hơn nữa, dải rừng phía Nam Trường Sơn
là hành lang di trú của động vật hoang dã, nên việc bảo vệ rừng có ý nghĩa cực kỳ quan trọng. Theo
phỏng vấn người dân trong vùng, hàng năm dấu vết của các loài culi nhỏ, voọc vá, gấu ngựa, hổ Đông
Dương, sơn dương, cầy mực chỉ thấy một lần (Nghị định 48/2002/NĐ-CP, Võ Quý và Nguyễn Cử, 1999;
Đặng Huy Huỳnh và nnk., 2000). Đây là tác động tiêu cực nhất của Dự án.


Thí dụ, Dự án Đường tuần tra biên giới “DN, Kon Tum” có diện tích bị chiếm dụng để làm đường
khoảng 100 ha. Lượng sinh khối trung bình của thảm thực vật khu vực Dự án khoảng 275 tấn/ha nên
lượng sinh khối cần chặt bỏ là 27.500 tấn.


Dự án “ĐTTBG BC - ĐD, Đak Nông” có diện tích bị chiếm dụng để làm đường khoảng 66,37 ha, để
giải phóng mặt bằng cần đốn chặt lượng sinh khối là 18.237,85 tấn.


Dự án “ĐTTBG N-X, Kon Tum” tổng diện tích rừng bị chiếm dụng sẽ khoảng 223 ha, thuộc vùng đệm
và VQG.


Việc mở tuyến của các dự án đường tuần tra biên giới này sẽ làm mất nơi cư trú, thu hẹp sinh cảnh của
120 loài chim, 48 loài thú, 40 loài lưỡng cư... trong khu vực các xã Đăk Nông và vùng lân cận. Đặc biệt,
ảnh hưởng như các bộ Tê tê (Pholidota) 2 loài, bộ Dermoptera 2 loài, bộ Linh trưởng (Primates) 8 loài,
bộ Ăn thịt (Carnivora) 14 loài, bộ Dơi (proboscida) 6 loài, bộ Thú móng guốc ngón chẵn (Artiodactyla)
4 lồi, bộ Gặm nhấm (Rodentia) 16 loài, bộ Ăn thịt (Lagomor pha) 14 loài.


Đặc biệt, tuyến đường mở ra sẽ ngăn cách tuyến di chuyển của các lồi thú có khu vực hoạt động rộng
như mang, sơn dương, gấu ngựa, hổ, các loài họ mèo... Do tác động của con người, các loài thú này sẽ
chuyển khu vực sinh sống sang các khu rừng lân cận phía Lào.



<b>Tác động của giai đoạn thi cơng</b>



<b>Khí thải, tiếng ồn, độ rung</b>


Trong giai đoạn thi cơng sẽ phát sinh các yếu tố tác động đến môi trường như khí thải, tiếng ồn, độ rung,
nước thải... Dưới đây là kết quả nghiên cứu xác định các tác động chính đến mơi trường của các yếu tố này.
Trong giai đoạn xây dựng đường, do tập trung đồng thời một lượng máy móc thiết bị như máy đầm,
máy ủi, máy xúc, xe tải... khi vận hành, các máy móc thiết bị cơ giới này sẽ phát sinh khí thải có chứa
các chất ơ nhiễm là bụi và khí thải (SOx, NOx, CO, VOC). Do điều kiện mặt bằng thi cơng hẹp nên
số thiết bị thi cơng ít, chỉ khoảng 2-3 chiếc hoạt động cùng một lúc trên mỗi hướng. Địa hình khu vực
Dự án rộng và thống, khí thải phát sinh sẽ nhanh chóng bị khuếch tán vào mơi trường, hàm lượng các
chất ô nhiễm sẽ giảm rất nhanh theo không gian và thời gian. Cộng thêm thời gian thi cơng ngắn, như
vậy tác động này có thể đánh giá không đáng kể.


Hoạt động của các thiết bị thi công, xe tải nặng phát sinh độ ồn và rung động. Các tác động này ảnh hưởng
nhỏ đến các cụm dân cư sống dọc tuyến vận chuyển. Hoạt động nổ mìn, phá đá gây ồn và độ rung lớn ảnh
hưởng chủ yếu đến các loài chim thú trong khoảng cách 750 m (Bộ Quốc Phòng, 2008a, b, c, d).


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

Độ ồn sẽ chỉ ảnh hưởng đến các loài chim và thú trong khoảng cách khoảng 750 m. Khoảng cách ảnh
hưởng do chấn động của 1 đợt nổ mìn (1 kg/đợt nổ) thì bán kính ảnh hưởng của độ rung sẽ khoảng 60
m (Bộ Quốc phòng, 2008a, b, c, d).


<b>Nước thải, nước mưa chảy tràn</b>


Việc tập trung một lực lượng lớn lao động (tính cả các cán bộ kỹ thuật phụ trách) tại khu vực Dự án trong
giai đoạn này sẽ làm phát sinh lượng nước thải sinh hoạt. Nước thải sinh hoạt chứa hàm lượng cặn lơ lửng
cao, chất hữu cơ và ô nhiễm vi sinh. Nước thải phát sinh từ công trường xây dựng gồm: nước thải đổ bê
tông với lưu lượng không lớn. Nước thải này chứa cặn, chất rắn lơ lửng và lượng nhỏ dầu mỡ sẽ làm gia
tăng độ đục các suối trong khu vực, gây ô nhiễm nước suối, làm giảm hàm lượng oxy hịa tan trong nước


suối, có thể ảnh hưởng đến đời sống của các loài động thực vật thủy sinh. Nước thải sinh hoạt và nước
thải từ công trường nếu đổ thằng vào suối thì sẽ ảnh hưởng đến chất lượng nước của các con suối và sông
trong khu vực. Tác động này được đánh giá là nhỏ, sẽ hết nếu được quản lý và xử lý tốt.


Trong giai đoạn này, nước mưa chảy tràn qua khu vực đất rừng bị chặt thảm thực vật và hoạt động đào
đắp đang diễn ra. Các chất ơ nhiễm chính trong nước mưa chảy tràn là hàm lượng lớn cặn và chất rắn
lơ lửng, nồng độ nhỏ chất hữu cơ. Các loại đất đá thừa của quá trình san lấp mặt bằng được điều phối
ngang sang taluy âm nền đường. Đây là nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm độ đục lớn đối với nước suối,
sông trong khu vực khi nước mưa chảy tràn qua khu vực này.


Các loại đất, đá thừa, thực vật cịn sót lại sau q trình tận thu lâm sản từ q trình làm nền, móng
đường có khối lượng lớn. Với khối lượng đất đá như vậy nếu đổ xuống taluy âm nền đường sẽ tác động
đến thảm thực vật phía taluy âm và các lồi động thực vật thủy sinh. Các loại chất thải rắn sinh hoạt,
chất thải rắn xây dựng và chất thải nguy hại sẽ gây mất mỹ quan tại công trường xây dựng, không những
thế cịn có thể ảnh hưởng đến các lồi thủy sinh vật tại các thủy vực lân cận.


<b>Tác động đến đa dạng sinh học</b>


Các hoạt động thi công đường gây tác động lớn đến đa dạng sinh học trong khu vực. Cụ thể là gây tác
động đến hệ thực vật, động vật rừng và hệ sinh thái nước.


<b>Giai đoạn triển khai</b>


<b>Hình 1. Sơ đồ các tác động tiềm tàng từ Dự án "Đường TTBG khu vực Tây Nguyên"</b>


<b>Hoạt động triển khai</b> <b>Tác nhân </b>
<b>môi trường phát sinh</b>


<b>Tác động và hậu quả</b>
<b>có thể xảy ra</b>



<b>Dự án </b>
<b>“Đường </b>
<b>TTBG </b>
<b>khu vực </b>
<b>Tây </b>
<b>Ngun”</b>
<b>Giai đoạn </b>
<b>tiền thi </b>
<b>cơng</b>


Rà phá bom mìn, xử lý chất
độc quân sự tồn lưu từ chiến
tranh.


- Đốn chặt cây cối, GPMB.
- Đào đắp, san lấp, chuẩn bị
đường công vụ phục vụ Dự
án.


- Bụi, tiếng ồn, rung chấn.
- Thân, lá cây bị thối rữa.
- Khí thải: SO<sub>2</sub>, CO,
CO<sub>2</sub>, NOx, VOC, muội
khói...


- Nước thải sinh hoạt.
- Chất thải sinh hoạt.


- Tác động đến sức khỏe của lực


lượng thi công.


- Tác động đến môi trường khơng
khí, các thủy vực như sơng, suối, mơi
trường đất.


- Gia tăng xói mịn đất, lũ lụt, sự cố
môi trường


- Suy giảm đa dạng sinh vật: mất
thảm thực vật, giảm nơi cư trú, suy
giảm nguồn gen...


- Giảm thu nhập của người dân
sống nhờ vào sản phẩm rừng.


- Xây dựng cơ sở hạ tầng:
đường sá, cầu cống, rãnh
thốt nước, cột mốc, cơng
trình phịng hộ...


- Lắp đặt bảng, biển chỉ
dẫn giao thông.


- Bụi, tiếng ồn, rung chấn.
- Khí thải: SO<sub>2</sub>, CO,
CO<sub>2</sub>, NOx, VOC, muội
khói...


- Nước thải.


- Chất thải sinh hoạt.
- Chất thải xây dựng


- Tác động đến sức khỏe của lực
lượng thi cơng.


- Tác động đến mơi trường khơng
khí, các thủy vực như sông, suối, môi
trường đất.


- Tác động đến hệ sinh thái rừng,
đến đa dạng sinh học.


- Mâu thuẫn giữa lực lượng xây
dựng và người dân bản địa.


<b>Giai đoạn </b>
<b>thi cơng</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

Ngồi việc mất rừng do chuyển đổi mục đích sử dụng đất thì do có các tuyến thi cơng mới mở sẽ tạo
điều kiện thuận lợi cho các đối tượng khai thác gỗ trái phép vận chuyển gỗ ra khỏi rừng. Việc mất rừng
cịn có thể do hỏa hoạn, tác động này được coi là rủi ro và không thể dự báo trước được.


Q trình các thiết bị, máy móc, phương tiện giao thông vận hành gây bụi và ồn sẽ gây sự hoảng sợ,
dẫn đến bỏ trốn khỏi khu vực của các lồi động vật rừng. Khí thải, chất thải (như dầu, mỡ...) phát sinh
dù khơng nhiều nhưng có thể gây ô nhiễm nguồn nước mặt, đặc biệt tại các sông, suối mà các tuyến
đường thi công cắt qua, dẫn đến sự ngộ độc của các loài động thực vật rừng.


Tuyến thi công mở ra là điều kiện thuận lợi cho người dân vào rừng săn bắt động vật rừng với mục đích
làm thực phẩm, dược phẩm, làm cảnh... (IUCN Red List of Threatened Animal, 2003; IUCN. 2004; Nghị


định 48/2002/NĐ-CP; Võ Quý và Nguyễn Cử, 1999; Đặng Huy Huỳnh và nnk., 2000).


Trong Dự án Đường tuần tra biên giới “DN, Kon Tum” tổng diện tích rừng bị chiếm dụng sẽ khoảng 100 ha
trong tổng số 15.480 ha rừng phòng hộ Đăk Nơng, chiếm 0,65% tổng diện tích rừng phịng hộ DN, Kon Tum.
Trong Dự án “ĐTTBG N-X, Kon Tum” tổng diện tích rừng bị chiếm dụng sẽ khoảng 223 ha, chiếm
0,41% tổng diện tích vùng đệm và VQG. Khi mở một tuyến đường 68 km, lượng sinh khối chặt bỏ để
làm đường là 200 tấn/ha, tận thu gỗ là 50 m3/ha, diện tích rừng bị chặt là 223 ha rừng tự nhiên, gây ảnh
hưởng tới 24 loài thực vật, 8 lồi chim, 9 lồi thú Qúy hiếm có giá trị bảo tồn, có trong Sách Đỏ Việt
Nam. Khi tiến hành mở và xây dựng toàn bộ tuyến đường TTBG ở các tỉnh thuộc Tây Nguyên tác động
của nó tới môi trường tự nhiên và kinh tế-xã hội là không nhỏ.


<b>Tác động thay đổi chế độ dịng chảy, xói mịn, rửa trôi</b>


Việc mất thảm thực vật rừng làm giảm khả năng điều hòa nước mặt và ngầm của rừng phòng hộ sẽ dẫn
đến thay đổi chế độ dòng chảy của các suối nhỏ trong khu vực, ảnh hưởng đến con sơng chính trong
khu vực. Đặc biệt lưu ý ở đây là việc chia cắt, ngăn cản dòng chảy mặt từ bên này đường sang bên kia
đường có khả năng gây cạn kiệt nguồn nước ở phía bên kia đường. Ngồi ra, cịn cản trở thốt nước
vào mùa mưa, gây biến đổi thủy lực của nước mặt.


Dự án làm đường sẽ chiếm dụng đất, dẫn đến việc mất thảm thực vật và lớp mùn che phủ cùng với
nhiệt độ cao, mưa nhiều, tập trung, nên sẽ hình thành dịng chảy bề mặt gây xói mịn, rửa trơi, sạt lở
và hình thành kết von. Trong vùng Dự án có thể xuất hiện nhiều kiểu xói mịn khác nhau. Xói mịn
khơng chỉ nguy hại đến mơi trường tự nhiên mà cịn ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống người dân
thuộc các xã và các khu dân cư xung quanh.


Việc thi công làm đường có thể dẫn tới sạt lở đất, đá tại nhiều vị trí do mưa lớn, kéo dài nhiều ngày tạo các túi
chứa nước trong lịng đất. Việc tính tốn lượng thuốc nổ, xác định vị trí nổ chưa chính xác sẽ dẫn tới lở đá.
Sạt lở đất đá là một trong những nguyên nhân dẫn đến các vụ tai nạn lao động, gây thiệt hại về người
và tài sản, ảnh hưởng đến tiến độ thi công. Không những thế, đối với khu vực rừng phòng hộ sạt lở đất
cịn dẫn đến những thiệt hại đáng kể về mơi trường, tác động đến tài nguyên rừng và đa dạng sinh học,


ảnh hưởng đến chất lượng môi trường nước...


Như trong dự án Đường tuần tra biên giới “DN, Kon Tum” sự thay đổi dòng chảy của các con suối
Đăk Đoát, Đăk Gai, Đăk Brổi, Đăk Ba... ảnh hưởng đến con sơng chính là sơng Pơ Cơ và Sa Thầy. Dự
án “BC-ĐD, Đăk Nơng” có các suối nhỏ như suối Đăk R’Tik và các con sông Đăk Nông, Đăk Huýt
cũng chịu ảnh hưởng thay đổi chế độ dòng chảy (Bộ Quốc phịng, 2008a, b, c, d).


<b>Tác động xã hội</b>


Ngồi những tác động đến môi trường tự nhiên, hoạt động thi cơng tuyến đường cịn gây tác động đến
kinh tế-xã hội trong khu vực. Các tác động này bao gồm: Lực lượng lao động địa phương sẽ có cơ hội
làm việc và gia tăng thu nhập. Việc tập trung lực lượng lao động phục vụ tuyến thi công sẽ tạo điều
kiện gia tăng thu nhập đối với các hộ cung cấp nhu yếu phẩm. Mâu thuẫn giữa người dân trong khu vực
và công nhân xây dựng. Tuy nhiên, do tuyến thi công nằm cách các khu dân cư thường từ 10-12 km,
nên mẫu thuẫn giữa công nhân và người dân địa phương sẽ ít xảy ra.


Việc phân phối lại sử dụng tài nguyên, nhất là tài nguyên rừng, cũng là một tác động xã hội tiềm tàng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

Kỷ yếu Hội thảo Quốc gia lần thứ II
<b>188</b>


<b>ĐỀ XUẤT MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU</b>



Để Dự án Đường tuần tra biên giới được triển khai thực hiện và đưa vào hoạt động có tính bền vững,
các tác động tiêu cực do Dự án đến môi trường cần được giảm thiểu bằng các biện pháp quản lý và
cơng nghệ thích hợp:


Do đặc điểm khu vực Dự án nằm trong các vùng rừng núi, cách xa khu dân cư, nên các biện pháp giảm
thiểu ơ nhiễm mơi trường khơng khí chủ yếu áp dụng tại địa điểm thi công tuyến đường như: tưới nước
cục bộ tại cơng trường xây dựng; phủ kín thiết bị vận chuyển nguyên vật liệu hoạt động trên các tuyến


giao thơng.


Để phịng ngừa và giảm thiểu ơ nhiễm nguồn nước mặt, nước ngầm và môi trường đất trong giai đoạn
xây dựng của Dự án, các biện pháp cần được thực hiện: Thu gom, kiểm soát các nguồn thải; Xây hệ
thống rãnh thoát nước tạm thời; Xây dựng các nhà vệ sinh tạm, đảm bảo yêu cầu về vệ sinh môi trường
trong khu vực lán trại của công nhân; Xử lý sơ bộ nguồn nước mưa chảy tràn, nước thải từ công trường
xây dựng.


Chất thải rắn phát sinh trong giai đoạn thi công tuyến đường gồm đất, đá dư thừa trong q trình đào
đắp, gỗ, giẻ lau dính dầu phát sinh trong quá trình xây dựng, chất thải rắn sinh hoạt của công nhân. Đối
với các nguồn chất thải này cần phải được đổ thải, chôn lấp đúng nơi quy định.


Đặc biệt đối với Dự án này, để bảo vệ hệ sinh thái đa dạng trong khu vực Tây Nguyên, giảm thiểu tác
động đến tài nguyên rừng, động vật rừng và hệ sinh thái nước, cơ quan quản lý Dự án cần chỉ đạo các
nhà thầu xây dựng tiến hành các biện pháp tích cực và chủ động:


l Những tổn thất về diện tích rừng phịng hộ đã được xác định, vì vậy cần kiểm sốt bằng các biện


pháp kỹ thuật như: thiết kế tuyến đường tối ưu, nhằm giảm thiểu tối đa các tác động, thi công theo
biện pháp cuốn chiếu, không mở các đường công vụ (xương cá), hạn chế mức độ tối đa suy giảm đa
dạng sinh học và nguồn tài nguyên rừng của các khu rừng phòng hộ. Kết hợp với các Ban Quản lý
rừng phòng hộ cũng như cơ quan quản lý tài ngun mơi trường của tỉnh, các UBND tỉnh có tuyến
đường tuần tra biên giới đi qua lên phương án thống kê số liệu cụ thể khi khai thác rừng mở đường,
kiểm sốt, giám sát chặt chẽ việc khai thác, có chế tài xử phạt theo quy định Luật Bảo vệ phát triển
rừng (dưới sự lãnh đạo của UBND tỉnh và quy định của pháp luật Việt Nam).


l Tiến hành đào hệ thống rãnh thốt nước thải sinh hoạt có hệ thống thu gom và xử lý, tránh xả


thẳng các chất ơ nhiễm trực tiếp xuống các dịng suối, sơng, tránh gây đục nguồn nước, đặc biệt
dầu thải của các thiết bị thi công, giẻ lau nhiễm dầu sẽ được thu gom triệt để.



l Xây dựng các bãi thu gom chất thải rắn sinh hoạt cũng như chất thải rắn công trường, đổ thải đúng
nơi quy định, nhằm giảm thiểu ô nhiễm nguồn nước mặt trong khu vực.


l Tổ chức tuyên truyền giáo dục cho công nhân lao động làm việc tại cơng trường về vai trị của các


hệ sinh thái, giá trị tài nguyên sinh học để hình thành ý thức bảo vệ môi trường của công nhân.


l Sau khi hồn thành xây dựng cơng trình, cần phục hồi các hệ sinh thái tự nhiên ở những khu vực


đất sử dụng cho cơng trình.


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

Phần II. Mơi trường và biến đổi khí hậu <b>189</b>


<b>KẾT LUẬN</b>



Việc xây dựng tuyến đường tuần tra biên giới đất liền tại các tỉnh Tây Nguyên trong hệ thống đường
TTBG đất liền của cả nước nói chung là hết sức cần thiết trong giai đoạn hiện nay, nhằm điều chỉnh
các đồn biên phòng cho phù hợp, cũng như việc củng cố, phát triển, mở rộng các khu kinh tế - quốc
phòng, tăng cường khả năng bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới quốc gia, đảm bảo tính cơ động cao
trong chiến đấu.


Q trình thi cơng và đưa vào khai thác sử dụng tuyến đường sẽ chiếm dụng diện tích rừng tự nhiên,
ảnh hưởng đến đời sống động, thực vật hoang dã (phạm vi ảnh hưởng 0,5 km tính từ nơi tuyến đường
đi qua) cũng như ảnh hưởng tới tài nguyên sinh vật, tính đa dạng sinh học của khu vực. Khả năng tác
động mạnh nhất tới môi trường là vào giai đoạn thi cơng của Dự án, trong đó hoạt động giải phóng
mặt bằng, tiếng ồn, độ rung chấn trong q trình thi cơng sẽ làm động vật hoang dã hoảng sợ. Độ ồn
sẽ chỉ ảnh hưởng đến các loài chim và thú trong khoảng cách khoảng 750 m. Khoảng cách ảnh hưởng
do chấn động của 1 đợt nổ mìn (1 kg/đợt nổ) thì bán kính ảnh hưởng của độ rung sẽ khoảng 60 m; khả
năng gây xói mịn sẽ gia tăng trong q trình thi cơng nếu khơng đảm bảo các biện pháp kỹ thuật, nhất


là vào mùa mưa. Ước tính lượng sinh khối chặt bỏ để làm đường là 200 tấn/ha.


Các biện pháp giảm thiểu đã được đề xuất ngăn chặn nhằm hạn chế tới mức tối đa các tác động xấu
đến môi trường sẽ được thực hiện; xói mịn, trượt lở đất có khả năng giảm thiểu trong q trình thi
cơng bằng các biện pháp xây dựng chống xói tại các khu vực nhạy cảm, cũng như trồng cỏ chống xói.


<b>TÀI LIỆU THAM KHẢO</b>



Bộ Khoa học Cơng nghệ và Môi trường, 2000. Sách Đỏ Việt Nam, Phần Động vật. NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.
Bộ Quốc phòng, 2003. Một số vấn đề về khoa học và công nghệ môi trường. NXB Quân đội Nhân dân, Hà Nội.
Bộ Quốc phòng, 2008a. Báo cáo Đánh giá tác động môi trường Dự án đường tuần tra biên giới N-X Kon Tum.
Bộ Quốc phòng, 2008b. Báo cáo Đánh giá tác động môi trường Dự án đường tuần tra biên giới DN, tỉnh Kon Tum.
Bộ Quốc phòng, 2008c. Báo cáo Đánh giá tác động môi trường Dự án đường tuần tra biên giới ĐL, tỉnh Kon Tum.
Bộ Quốc phòng, 2008d. Báo cáo Đánh giá tác động môi trường Dự án đường tuần tra biên giới BC - ĐD tỉnh Đăk Nông...
Công ước CITES về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp. Ký tại Wasington D.C tháng 3/1973.
Chỉ thị số 17/CT-TM ngày 29/3/2004 của Tổng tham mưu trưởng về việc tổ chức khảo sát thiết kế, xây dựng Dự án đường
tuần tra biên giới đất liền trên phạm vi toàn quốc.


Economopolous, A. P. 1993. Assessment of Sources of Air, Water and Land pollution, WHO, Geneva.


Đặng Huy Huỳnh, Phạm Thanh Phong, Trần Khắc Toãn, Đào Xuân Phương, 2000. Báo cáo kết quả đợt khảo sát nghiên cứu
“Đánh giá hiện trạng quản lý bảo vệ đa dạng động vật hoang dã KBTTN Chư Mom Ray, huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum”. BC
khoa học: 27 trang + 32 trang phụ lục.


IUCN Red List of Threatened Animal, 2003. IUCN. CD data 2003.


IUCN, 2004. IUCN Red List of Threatened Species. Downloaded from the IUCN website />Luật bảo vệ và phát triển rừng được Quốc hội nước Cộng hịa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thơng qua ngày 03/12/2004.
Luật Bảo vệ Môi trường của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, 2005. Số 52/2005/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2005.
Morris, P., R. Therivel, 1995. Methods of Environmental Impact Assessment. Published in Canada by UBC press.



Nghị định 48/2002/NĐ-CP, 2002. Danh mục thực vật, động vật hoang dã qúy hiếm.


</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

Kỷ yếu Hội thảo Quốc gia lần thứ II
<b>190</b>


Nghị định số 80/2006/NĐ - CP ngày 08 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ về hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo
vệ Môi trường năm 2005.


Quyết định số 151/2007/QĐ-BQP ngày 24/9/2007 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng về việc ban hành Tiêu chuẩn kỹ thuật đường
tuần tra biên giới.


Quyết định số 168/2007/QĐ-BQP ngày 02/11/2007 của Bộ Quốc phòng về việc chuẩn bị mặt bằng các dự án thuộc đề án
đường TTBG đất liền.


Quyết định số 313/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ký tháng 14/3/2007 về việc phê duyệt “Đề án quy hoạch xây dựng
đường TTBG đất liền đến năm 2010 và những năm tiếp theo”.


</div>

<!--links-->

×