Tải bản đầy đủ (.pdf) (15 trang)

Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý dạy học chương trình giáo dục địa phương trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (550.28 KB, 15 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ </b>


<b>DẠY HỌC CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC ĐỊA PHƯƠNG </b>



<b>TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LẠNG SƠN</b>



ThS Lương Thị Bích Ngà1
ThS Hồ Cơng Liêm2
<b>Tóm tắt: Chương trình giáo dục địa phương là một trong những nội dung quan </b>
trọng được Bộ Giáo dục và Đào tạo yêu cầu thực hiện đối với bậc học phổ thông
ở Việt Nam. Tại tỉnh Lạng Sơn, những năm qua, việc dạy học chương trình giáo
dục địa phương dù đã và đang được thực hiện theo yêu cầu chung song năng
lực quản lý, tổ chức thực hiện và các điều kiện đảm bảo hiệu quả triển khai cịn
bộc lộ khơng ít hạn chế. Bài viết đề cập tới những khái niệm và vấn đề liên quan
đến công tác quản lý giáo dục, chương trình giáo dục địa phương, quản lý hoạt
động dạy học chương trình giáo dục địa phương tại các trường phổ thông trên
địa bàn tỉnh Lạng Sơn. Đồng thời, đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu
quả quản lý dạy học chương trình giáo dục địa phương nhằm đáp ứng yêu cầu
đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục trong giai đoạn hiện nay.


<b>Từ khóa: chương trình giáo dục, giáo dục địa phương, quản lý dạy học </b>
chương trình giáo dục địa phương tại các trường phổ thơng.


<b>Nội dung</b>


<i><b>1. Đặt vấn đề</b></i>


Tại các quốc gia trên thế giới, nội dung giáo dục địa phương đã được chú
trọng từ rất lâu. Việc đưa nội dung giáo dục địa phương vào chương trình dạy
học là một cách giúp học sinh tiếp nhận những kiến thức gần gũi, thiết thực, gắn
với nền văn hoá, lịch sử của địa phương, của dân tộc nhằm hình thành bản lĩnh,



1. Thạc sĩ Ngữ văn, chuyên viên phòng Giáo dục trung học, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Lạng Sơn
2. Thạc sĩ Quản lý giáo dục, Hiệu trưởng trường THPT Hoàng Văn Thụ, tỉnh Lạng Sơn.


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

nhân cách con người. Nhờ thế, người học sẽ thốt khỏi được tình trạng xa rời
thực tế, thiếu tính cộng đồng, chia sẻ, trách nhiệm. Từ việc trang bị cho học sinh
vốn ngôn ngữ, văn học, lịch sử, địa lý, v.v... nơi mình sinh sống, người dạy sẽ góp
phần thúc đẩy, hình thành ở học sinh niềm u thích, hứng thú tìm tịi, ý thức lưu
giữ và phát huy văn hóa cộng đồng, bản sắc dân tộc. Đây là điều kiện để hoàn
thiện quá trình từ nhận thức đến tự nhận thức, v.v. như I. E-ren-bua đã nói: “lịng
u nhà, u làng xóm, u miền q sẽ trở thành lịng u Tổ quốc” [7]. Điều
này mang lại ý nghĩa tích cực đối với cả giáo viên và học sinh thuộc địa bàn dân
tộc miền núi như tỉnh Lạng Sơn.


Luật Giáo dục năm 2005 đã quy định nguyên lý giáo dục là: “Hoạt động giáo
dục phải được thực hiện theo nguyên lý học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với
lao động sản xuất, lý luận gắn liền với thực tiễn, giáo dục nhà trường kết hợp với
giáo dục gia đình và giáo dục xã hội” [1]. Do vậy, trong chương trình giáo dục phổ
thơng do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành đã quy định một số nội dung giáo dục
địa phương ở một số mơn học. Để thực hiện nội dung đó, các Sở Giáo dục và Đào
tạo phải chuẩn bị tài liệu, hướng dẫn tổ chức dạy học, kiểm tra, đánh giá, sử dụng
kết quả đánh giá để xếp loại học sinh cuối học kỳ và cuối năm học.


Ở Việt Nam, năm 2013, Ban Chấp hành TW Đảng đã ban hành Nghị quyết
số 29-NQ/TW về “đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng
u cầu cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa” [2]. Theo tinh thần Nghị quyết 29, chương trình giáo
dục địa phương sẽ là một nhân tố quan trọng tạo ra đặc trưng trong nội dung
và phương pháp dạy học của mỗi đơn vị. Nó cũng phù hợp với chủ trương
“tăng quyền tự chủ và trách nhiệm xã hội của các cơ sở giáo dục đào tạo [9]
, để “vừa đảm bảo tính thống nhất trong toàn quốc, vừa phù hợp với đặc thù


mỗi địa phương” [4], là cơ hội tốt để mỗi đơn vị vận dụng linh hoạt nội dung,
phương pháp, hình thức tổ chức và kế hoạch dạy học cho thích ứng với điều
kiện thực tiễn của mình.


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

năng lực đặc thù môn học liên quan đến từng lĩnh vực giáo dục, môn học, hoạt
động trải nghiệm sáng tạo mà mỗi học sinh cần có trong cuộc sống, đồng thời tạo
điều kiện phát triển tốt nhất tiềm năng của mỗi học sinh”[3].


Trong lộ trình thực hiện chương trình giáo dục phổ thơng tổng thể sắp tới, Bộ
sẽ áp dụng chủ trương “tăng môn học, chủ đề và hoạt động giáo dục tự chọn”; “đa
dạng hóa sách giáo khoa và tài liệu dạy học” [5], đồng thời dành cố định 2 tuần/
năm học để học sinh học chương trình giáo dục địa phương. Chương trình này gắn
liền với hoạt động trải nghiệm sáng tạo và được tăng thời lượng nhiều lần so với
chương trình hiện hành.


Như vậy, việc tăng cường giáo dục kiến thức lịch sử, địa lý, ngôn ngữ, văn học
và các lĩnh vực khác của địa phương cho học sinh chính là yêu cầu quan trọng nhằm
phát huy những giá trị văn hóa truyền thống, tạo nên mối liên hệ mật thiết giữa nhà
trường với đời sống và cộng đồng các dân tộc ở địa phương. Đồng thời đóng góp
tích cực vào việc nâng cao hiệu quả giáo dục toàn diện, bồi đắp tinh thần yêu nước,
ý thức chủ quyền dân tộc cho học sinh, nhất là học sinh tỉnh biên giới Lạng Sơn.
<b>2. Cơ sở lý luận</b>


<i><b>2.1. Chương trình giáo dục địa phương</b></i>


<i>Khái niệm chương trình giáo dục (curriculum) là khái niệm sớm được quan </i>
<i>tâm nghiên cứu. Curriculum bắt nguồn từ tiếng La-tinh nghĩa là “trường đua”, </i>
“cuộc chạy đua”, vì thế mang hàm ý cần có định hướng, quy chuẩn, lề lối, hướng
dẫn, v.v... được hiểu là chạy, điều hành hoặc “to run a course” - điều hành một khoá
học. Do vậy, định nghĩa truyền thống của chương trình giáo dục là “một khố học”


(Course of Study).


Khơng ít nhà tư tưởng cổ đại đã đề cập đến khái niệm ban đầu về bài học, bài
giảng trong dạy học. Thời Trung đại, chương trình giáo dục phát triển song hành
với việc thực hiện chức năng nghi lễ, tôn giáo do sự chi phối của chủ nghĩa kinh
viện và tôn giáo. Cho tới đầu thế kỉ XX, Montessori với triết lý “giáo dục thực
nghiệm” [8] đã đưa ra quan điểm tạo dựng giáo dục và chương trình giáo dục. Cuối
thế kỉ XX, đầu thế kỉ XXI, quan niệm phát triển chương trình, chương trình giáo
dục nhà trường có nhiều thay đổi. Ngồi chương trình được nhà nước ban hành,
trên thực tế cịn có những chương trình giáo dục riêng do các địa phương, các nhà
trường chủ động thiết kế các module học tập, chủ đề học tập với nội dung riêng
biệt, đặc thù, dựa trên thế mạnh của địa phương, nhà trường đó.


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

<i>quốc gia. Giáo dục địa phương liên quan chặt chẽ đến các lý thuyết văn hóa về khu vực, </i>
địa phương. Sau những phát kiến địa lý vĩ đại, nhân loại nhận ra tính khu biệt của văn
hóa vì thế vấn đề nghiên cứu địa phương học và khu vực học rất phát triển. Những kiến
thức được nghiên cứu trong địa phương học, khu vực học dần được chắt lọc, đưa vào
giáo dục thơng qua dạy học lồng ghép, tích hợp hoặc có những học phần riêng biệt.


<i>Chương trình giáo dục địa phương có thể do nhà nước ban hành hoặc do các cơ </i>
sở giáo dục biên soạn, đề xuất và được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Đó là cơ sở để
biên soạn tài liệu, hướng dẫn học tập, tổ chức các hoạt động học tập để đạt mục tiêu
giáo dục. Căn cứ vào đó, giáo viên tùy hồn cảnh cụ thể của từng địa phương nơi
mình cơng tác để xây dựng nội dung cho bài học này một cách phù hợp và thuận
tiện cho giảng dạy.


Ở Việt Nam, việc đưa nội dung giáo dục địa phương vào chương trình giáo
dục nhà trường khơng phải là quá mới mẻ, xa lạ. Ban đầu, chương trình và sách
giáo khoa khơng có quy định riêng biệt bài học, nội dung địa phương mặc dù những
đơn vị kiến thức liên quan đến địa phương đã có mặt trong sách giáo khoa các môn


học. Từ những năm 2000, chương trình phổ thơng chính thức đưa vào thực hiện nội
dung giáo dục địa phương. Trong đó, cấp THCS có phân phối hơn 30 tiết học cho
chương trình địa phương đối với các mơn Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý. Tài liệu dạy
học nội dung địa phương này được Bộ giao cho các Sở GDĐT chủ động xây dựng
nội dung, hướng dẫn dạy học. Trong chương trình phổ thơng hiện hành, chương
trình địa phương không tách thành phần riêng mà được sắp xếp xen kẽ trong khung
chương trình mơn học, tích hợp trong dạy tiếng Việt, văn học, làm văn, Tự nhiên
và xã hội ở Tiểu học, THCS. Ngồi ra, có nhiều bài khơng thuộc chương trình địa
phương nhưng người biên soạn sách giáo khoa đã chú ý đến tính vùng miền, tính
dân tộc nên người dạy học hồn tồn có thể thiết kế, biên soạn từ nguồn tư liệu Ngữ
văn, Lịch sử, Địa lý địa phương, phục vụ cho bài giảng của mình.


<i><b>2.2. Quản lý dạy học và hiệu quả quản lý dạy học chương trình giáo dục địa </b></i>
<i><b>phương ở trường phổ thông</b></i>


<i>Quản lý là sự tác động có tổ chức, có hướng đích của chủ thể quản lý tới </i>
đối tượng quản lý nhắm đạt tới mục tiêu đề ra.Quản lý được thử thách và đánh
giá qua việc đạt được các mục tiêu thông qua sự tổ chức và thực hiện các kĩ
năng khác nhau.


<i>Quản lý dạy học chính là việc quản lý hoạt động dạy của thầy, hoạt động học </i>
của trò và những điều kiện cơ sở vật chất đảm bảo cho công tác dạy và học.


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

lượng” trong giáo dục về mặt lý luận đã trở thành một vấn đề cấp bách. Nói đến
mục tiêu, người ta luôn đề cập đến các chỉ số cụ thể về số lượng, thời gian và nguồn
<i>lực. Các chỉ số về hiệu quả thường có các đặc trưng đó là: 1. Tính tốn dựa trên cơ </i>
<i>sở các chỉ số về số lượng; 2. Thiên về các giá trị đầu ra. </i>


<i>Hiệu quả quản lý dạy học được coi là mức độ đạt mục tiêu mà trường đề ra </i>
trong mối tương quan so sánh với chuẩn quốc gia, đồng thời so sánh với các trường


<i>khác có sự ngang bằng về số lượng và chất lượng học sinh nhập học. Quản lý hiệu </i>
<i>quả là việc điều phối cơng việc để chúng có thể được hồn thành với hiệu quả cao </i>
nhất, bằng và thông qua những lực lượng khác nhau. Đối với giáo dục, các lực
lượng ấy chính là giáo viên, học sinh, phụ huynh, các tổ chức chính trị xã hội, cơ
quan ban ngành, địa phương… Trong thời gian gần đây, quan điểm phổ biến và
<i>được nhiều nhà khoa học chấp nhận, đó là: “Chất lượng là việc đạt được mục tiêu </i>
<i>đề ra hay là sự phù hợp giữa việc đạt được các mục tiêu đặt ra với sứ mệnh của </i>
<i>nhà trường so với các chuẩn trách nhiệm và đạo đức” [6].</i>


Mục tiêu giáo dục phổ thông là giúp học sinh phát triển tồn diện về đạo đức,
trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kĩ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính
năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa,
xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân, chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên
hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.


Nội dung giáo dục phổ thông đảm bảo tính liên thơng, cơ bản, tồn diện,
hướng nghiệp và có hệ thống; gắn với thực tiễn cuộc sống, phù hợp với tâm sinh lý
lứa tuổi học sinh, đáp ứng được mục tiêu giáo dục ở mỗi cấp học.


Chương trình giáo dục phổ thông thể hiện rõ mục tiêu giáo dục phổ thông;
quy định chuẩn kiến thức kĩ năng, phạm vi cấu trúc nội dung giáo dục phổ thông,
phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động giáo dục, cách thức đánh giá kết quả
giáo dục đối với các môn học ở mỗi lớp và mỗi cấp học của giáo dục phổ thơng.


Trong khn khổ chương trình giáo dục phổ thơng, chương trình giáo dục địa
phương chiếm thời lượng khơng q lớn song có vai trị, ý nghĩa nhất định trong
việc gắn kết dạy học với thực tiễn cuộc sống, góp phần tích cực trong bồi dưỡng
nhân cách và lý tưởng cho học sinh. Do vậy, quản lý hiệu quả việc dạy học chương
trình giáo dục phổ thơng chính là thành tố quan trọng mang lại hiệu quả giáo dục
toàn diện đối với mỗi nhà trường.



<b>3. Một số vấn đề về thực trạng quản lý dạy học chương trình giáo dục địa </b>
<b>phương ở trường phổ thông tỉnh Lạng Sơn</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

Giáo dục và Đào tạo Lạng Sơn đã có định hướng dạy học chương trình địa phương
cho các cơ sở giáo dục và đã đạt được một số kết quả đáng ghi nhận. Từ đó tới nay,
việc dạy học chương trình địa phương một số mơn học đã được đưa vào phân phối
chương trình chính khóa, được giáo viên và học sinh tại 229/229 trường THCS trên
địa bàn tỉnh thực hiện nghiêm túc theo quy định. Các nội dung đưa vào dạy học đã
góp phần giúp học sinh tiếp cận với văn hóa, địa lý, lịch sử, văn học và ngôn ngữ
bản địa, giúp các em bước đầu làm quen, có ý thức tìm hiểu, gìn giữ và phát triển
vốn văn hóa dân tộc, ngơn ngữ địa phương. Một số giáo viên đã có ý thức sáng
tạo, tìm tịi nhiều tư liệu địa phương để đưa vào dạy học, xây dựng những giờ học
trải nghiệm lý thú, bổ ích.


Tuy nhiên, thực tế việc quản lý dạy học chương trình giáo dục địa phương
tại các trường phổ thông trên địa bàn Lạng Sơn cho thấy cịn có những hạn chế:


Trong một thời gian nhất định, việc quan tâm, chỉ đạo thực hiện chương trình
địa phương đối với các trường trung học trên địa bàn tỉnh còn chưa thật sát sao.
Chưa tham mưu cho UBND tỉnh ban hành kế hoạch dạy học chương trình địa
phương trên địa bàn tỉnh, chưa có văn bản hướng dẫn chi tiết về nội dung, phương
pháp, tổ chức dạy học chương trình địa phương. Chưa quán triệt sâu, rộng tới toàn
thể cán bộ, giáo viên và học sinh về vai trò, ý nghĩa quan trọng của chương trình
địa phương, nhất là trong bối cảnh hiện nay khi đất nước nói chung, địa phương
nói riêng phải đối mặt với nhiều thách thức mới, việc đẩy mạnh giáo dục tinh thần
yêu nước, ý thức độc lập, chủ quyền lãnh thổ, biên giới, biển, đảo càng trở nên
bức thiết.


Việc dạy học chương trình giáo dục địa phương mới dừng ở cấp THCS, chưa đưa


vào thực hiện đối với các trường THPT trên địa bàn. Đối với cấp THCS, các bài học
về địa phương được ấn định trong chương trình do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.
Riêng cấp THPT Bộ chưa đưa vào chương trình chính khóa, Sở Giáo dục và Đào tạo
cũng chưa có định hướng để các đơn vị nhà trường tự xây dựng nội dung địa phương
và đưa vào kế hoạch phát triển chương trình các mơn học. Thời lượng và nội dung được
xây dựng dành cho dạy học chương trình giáo dục địa phương hiện có chưa thật sự thỏa
đáng, chưa đáp ứng được yêu cầu của giáo viên và học sinh về các vấn đề địa phương
trong lịch sử và đương đại. Việc phân phối mỗi năm học chỉ có từ 4 đến 6 tiết học Ngữ
văn địa phương, 1 đến 2 tiết học Lịch sử địa phương và lớp 9 mới học Địa lý địa phương
dẫn tới sự rời rạc, dàn trải. Do vậy, việc tổ chức dạy học nội dung địa phương thiếu tính
tập trung, liên tục và khó khăn trong kiểm tra, đánh giá.


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

đó chỉ có tài liệu Ngữ văn địa phương được lưu hành nội bộ, tài liệu Lịch sử và
Địa lý do giáo viên tự soạn nội dung để giảng dạy theo chủ đề đã có trong chương
trình. Do vậy, tính thống nhất chưa cao, cho đến nay một số nội dung dạy học chưa
đảm bảo tính cập nhật, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển năng lực toàn diện ở
người học của giáo dục hiện nay. Ngoài ra, việc biên soạn tài liệu dạy học các nội
dung giáo dục địa phương chưa có sự phối hợp chặt chẽ với các Sở, ngành khác,
chưa có sự cập nhật kịp thời các nội dung mới, có tính thời sự.


Ngay cả khi có tài liệu lưu hành nội bộ phục vụ công tác dạy và học, nhiều cán bộ,
giáo viên chưa thực sự nắm bắt được chắc, sâu về việc tổ chức dạy học, phương pháp
dạy học và các nội dung dạy học chương trình địa phương. Do đó cịn lúng túng khi lựa
chọn hình thức tổ chức dạy học, đổi mới phương pháp dạy học trong dạy chương trình
địa phương hoặc chỉ dạy chương trình địa phương với những mơn học có đưa thời lượng
cụ thể vào phân phối chương trình mà chưa chú ý đến dạy học lồng ghép, dạy học tích
hợp, liên mơn trong dạy học chương trình địa phương. Thêm vào đó, một số đơn vị nhà
trường chỉ quan tâm dạy học nội dung này ở các môn học được cho là trọng tâm, khơng
chú ý đến tính địa phương khi dạy các môn học đặc thù như: công nghệ, thể dục, âm
nhạc, mĩ thuật, v.v... Mà thực chất những mơn học này có tính thực tiễn cao, việc gắn


kiến thức học trong nhà trường với đời sống địa phương khá dễ dàng, hiệu quả.


Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ có chỉ đạo chung là có đánh giá kết quả việc thực
hiện dạy học chương trình địa phương đối với học sinh song chưa có hướng dẫn cụ
thể về việc đưa nội dung địa phương vào quá trình kiểm tra, đánh giá như thế nào.
Vì thế, hầu hết các đơn vị nhà trường và bản thân giáo viên chưa chủ động đưa nội
dung địa phương vào các bài kiểm tra định kì, học kì, thậm chí coi đây là nội dung
khơng có bài kiểm tra, đánh giá, khơng liên quan nhiều đến đánh giá kết quả mơn
học. Vì vậy dẫn đến tâm lý chủ quan, coi đó là nội dung phụ, khơng trọng tâm;
thậm chí có một số ít giáo viên dạy qua loa, thiếu đầu tư trong các giờ dạy.


Mặc dù Sở Giáo dục và Đào tạo đã nhiều năm tổ chức tập huấn chuyên môn
cho giáo viên cấp trung học song chưa thực sự chú trọng việc bồi dưỡng, tập huấn
cho giáo viên các môn học về việc dạy học chương trình địa phương. Do vậy, khá
nhiều giáo viên còn lúng túng trong thực tiễn dạy học chương trình giáo dục địa
phương. Việc đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra, đánh giá, ứng dụng
CNTT trong dạy học chương trình địa phương cũng vì thế mà cịn nhiều hạn chế.


</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

<b>4. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý việc dạy học chương trình địa </b>
<b>phương tại các trường phổ thông trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn</b>


<i><b>4.1. Đẩy mạnh tham mưu chỉ đạo dạy học chương trình địa phương tại các </b></i>
<i><b>trường phổ thơng</b></i>


<b>Trên cơ sở thực </b>hiện Chương trình giáo dục phổ thơng ban hành kèm theo
Quyết định số 16/2006/QĐ-BGDĐT ngày 05/5/2006 của Bộ Giáo dục và Đào tạo,
Công văn số 5977/BGDĐT-GDTrH ngày 07/7/2008 của Bộ Giáo dục và Đào tạo
về việc hướng dẫn thực hiện nội dung giáo dục địa phương ở cấp THCS và cấp
THPT từ năm học 2008 - 2009, <b>đồng thời căn cứ tình hình thực tế dạy học </b>
<b>chương trình địa phương đối với cấp THCS, Sở GD&ĐT Lạng Sơn </b>


<b>đã chủ động tham mưu trình </b>Uỷ ban nhân dân UBND tỉnh kế hoạch số 05/
KH-UBND ngày 11 tháng 01 năm 2017 về việc thực hiện giáo dục địa phương cấp
trung học cơ sở từ năm học 2006-2007. Kế hoạch quy định rõ từ năm học
2016-2017, tỉnh Lạng Sơn thực hiện nội dung giáo dục địa phương ở các môn học: Ngữ
văn, Lịch sử đối với học sinh cấp THCS trên địa bàn toàn tỉnh.


Trên cơ sở kế hoạch của UBND tỉnh ban hành, Sở GD&ĐT ban hành công văn
660/SGDĐT-GDTrH ngày 04/4/2017 hướng dẫn thực hiện giáo dục địa phương cấp
THCS. Trong đó hướng dẫn thời lượng giáo dục địa phương của từng môn ở các khối,
lớp THCS được thực hiện theo quy định tại chương trình cụ thể của từng môn học.


Các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn trên được Sở GD&ĐT phổ biến tới toàn thể
các cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh, yêu cầu tuyên truyền, quán triệt thực hiện đầy
đủ, nghiêm túc đối với toàn thể cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, học sinh trung
học. Đây là căn cứ để các đơn vị xây dựng kế hoạch năm học, kế hoạch phát triển
chương trình giáo dục của đơn vị, kế hoạch tổ chức các hoạt động ngoại khóa, trải
nghiệm, v.v. và bản thân giáo viên lập kế hoạch dạy học, lựa chọn phương pháp
dạy học và kiểm tra, đánh giá các nội dung giáo dục địa phương cho phù hợp, đúng
quy chế.


Đối với cấp THPT, Sở GDĐT sẽ tiếp tục nghiên cứu, chỉ đạo, hướng dẫn các
đơn vị thực hiện đồng thời với chương trình giáo dục phổ thơng tổng thể năm 2019
và lộ trình đổi mới sách giáo khoa của Bộ GDĐT.


<i><b>4.2. Tích cực chỉ đạo các đơn vị gắn dạy học chương trình địa phương với </b></i>
<i><b>xây dựng kế hoạch phát triển chương trình giáo dục nhà trường</b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(9)</span><div class='page_container' data-page=9>

khung chương trình của Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT và thực tiễn đội ngũ giáo
viên, điều kiện địa phương.



Khi giảng dạy, ngoài việc liên hệ với thực tiễn hoạt động kinh tế - xã hội, văn
hoá, lịch sử địa phương trong các bài dạy còn phải thực hiện nội dung giáo dục địa
phương ở các phần sau: giảng dạy các tiết học (bài, môđun, chủ đề, v.v. ) đã quy
định dành cho giáo dục địa phương; đưa nội dung giáo dục địa phương thành một
phần của tiết học (bài, môđun, chủ đề, v.v. ) được Bộ GD&ĐT hướng dẫn dành cho
giáo dục địa phương.


Nhà trường giao cho các tổ chun mơn rà sốt nội dung kiến thức của chương
trình địa phương của mơn học cụ thể, bổ sung những nội dung cần thiết, phù hợp,
khả thi, điều chỉnh những nội dung chưa phù hợp, lồng ghép các bài học thuộc
chương trình địa phương vào kế hoạch giáo dục của môn học. Trong đó bao gồm
cả các bài học trên lớp, các hoạt động thăm quan, điền dã, trải nghiệm, sáng tạo,
ngoại khóa, cemina, v.v. gắn với địa phương.


Yêu cầu đối với kế hoạch phát triển chương trình mơn học là khơng được
ít hơn số tiết đã quy định trong khung phân phối chương trình hiện hành của Bộ
GD&ĐT, tăng cường các yêu cầu kiến thức, kĩ năng thực tiễn về văn hóa, đời sống
địa phương. Chỉ đạo này thực chất chính là giao quyền chủ động cho các đơn vị nhà
trường trong việc xây dựng kế hoạch dạy học sao cho sát với điều kiện thực tế của
địa phương mình, phù hợp với năng lực của giáo viên và phát triển được năng lực
của học sinh. Kế hoạch sau khi được tổ chuyên môn xây dựng được ghép chung vào
kế hoạch của nhà trường, được Hiệu trưởng nhà trường phê duyệt và lãnh đạo phòng
GD&ĐT huyện, thành phố xác nhận thực hiện. Công tác thanh, kiểm tra, kiểm tra
nội bộ và mọi hoạt động khác của nhà trường, của tổ bộ môn được thực hiện căn cứ
vào kế hoạch phát triển chương trình đã được phê duyệt.


Thực tế sau khi được chỉ đạo, hướng dẫn, 100% các đơn vị nhà trường đã thực
hiện nghiêm túc, linh hoạt và hiệu quả việc xây dựng kế hoạch phát triển chương
trình nhà trường. Trong đó quan tâm, chú ý đến các nội dung của chương trình giáo
dục địa phương thực hiện xen kẽ trong kế hoạch dạy học các bộ môn, nhất là các


môn khoa học xã hội.


<i><b>4.3. Cập nhật, biên soạn tài liệu dạy học chương trình địa phương</b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(10)</span><div class='page_container' data-page=10>

các trường THCS sử dụng trong dạy và học chương trình địa phương từ đầu năm
2017. Tài liệu gồm các nội dung khái quát về Địa lý, Lịch sử địa phương tỉnh
Lạng Sơn trong mối liên hệ quốc gia, dân tộc; các bài học cụ thể về giai đoạn lịch
sử cụ thể, các điều kiện tự nhiên, xã hội xưa đến nay, v.v... mang lại cho học sinh
vốn hiểu biết cơ bản về địa phương.


Đến nay, 229/229 trường THCS trên địa bàn tỉnh đã trang bị tài liệu dạy học
chương trình địa phương được biên soạn như trên cơ bản đáp ứng yêu cầu công tác
dạy và học tại cơ sở.


Năm 2017, Sở GD&ĐT được giao thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học cấp
tỉnh về “Nghiên cứu, biên soạn tài liệu dạy học Ngữ văn địa phương cấp THCS
tỉnh Lạng Sơn” nhằm đáp ứng được yêu cầu phát triển chương trình giáo dục nhà
trường và phát triển năng lực học sinh, thuận tiện trong việc hướng dẫn, tổ chức
các hoạt động giáo dục, hình thức dạy học và yêu cầu kiểm tra, đánh giá về kiến
thức địa phương, nhất là dạy học theo chủ đề, các hoạt động trải nghiệm sáng tạo...
Hơn nữa, tài liệu còn mang ý nghĩa bổ sung kiến thức về văn học, ngôn ngữ, bản
sắc dân tộc của địa phương.


<i><b>4.4. Hướng dẫn tổ chức dạy học, phương pháp dạy học và các nội dung liên </b></i>
<i><b>quan đến chương trình địa phương</b></i>


<i>4.4.1. Về tổ chức dạy học</i>


Hướng dẫn giáo viên căn cứ tài liệu đã được Sở GD&ĐT hướng dẫn sử dụng
để soạn giáo án và tiến hành giảng dạy. Tổ chuyên môn đưa nội dung dạy chương


trình địa phương vào các buổi sinh hoạt chuyên đề, sinh hoạt chuyên môn sâu để
thống nhất các nội dung dạy học, chia sẻ phương pháp, kinh nghiệm dạy học sao
cho hiệu quả. Tích cực tổ chức các hoạt động ngoại khóa, thăm quan, trải nghiệm
để học sinh được tiếp cận thực tế với các di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh, nhà
văn-thơ, các sinh hoạt văn hóa, lễ hội, các mơ hình vườn, rừng địa phương, v.v...


Giáo viên chủ động tìm tịi, sưu tầm thêm tư liệu dạy học ngoài tài liệu hướng
dẫn, xây dựng kế hoạch dạy học chi tiết, chất lượng. Trong giờ học, áp dụng linh
hoạt các kĩ thuật dạy học tích cực để động viên, khuyến khích học sinh tham gia
các hoạt động học tập.


<i>4.4.2.Về phương pháp giảng dạy học</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(11)</span><div class='page_container' data-page=11>

Khuyến khích giáo viên tăng cường viết bài bồi dưỡng thường xuyên, sáng
kiến kinh nghiệm, nghiên cứu khoa học và hướng dẫn học sinh nghiên cứu khoa
học về các nội dung Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý, Công nghệ, Mỹ thuật, Âm nhạc, v.v.
địa phương.


<i>Chú ý đến tích tích hợp, liên mơn trong dạy học chương trình địa phương; chủ </i>
động xây dựng các chủ đề dạy học thú vị, ý nghĩa nhằm thu hút học sinh, khuyến
khích học sinh tìm tịi, chủ động lĩnh hội kiến thức chương trình địa phương, tổ
<i>chức dạy học theo dự án, các mơ hình gắn với địa phương: lớp học cây quýt, lớp </i>
<i>học vườn na, lớp học rừng hồi, v.v... Trong năm học 2016-1017 đã có 1414 chủ đề </i>
dạy học được thực hiện; năm học 2017-2018 có 1382 chủ đề dạy học được thực
hiện dưới nhiều hình thức khác nhau như trải nghiệm, trường học thực tế.


Khuyến khích giáo viên và học sinh tìm tịi, nghiên cứu, khám phá văn hóa,
lịch sử, địa lý và các phương diện khác của địa phương trong mơ hình dạy học theo
dự án hoặc tham gia các cuộc thi tìm hiểu văn hóa địa phương, cuộc thi Khoa học
kĩ thuật dành cho học sinh trung học, thi Sáng tạo kĩ thuật, Sáng tạo Thanh thiếu


niên nhi đồng, v.v... Đã có nhiều sản phẩm dự thi của học sinh nghiên cứu về vấn đề
<i>địa phương như: Đánh thức làng đá Thạch Khuyên; Sưu tầm và bảo tồn hát Sli Hải </i>
<i>Yến huyện Cao Lộc, Bảo tồn lễ hội Lồng Thồng tỉnh Lạng Sơn; Xây dựng bộ cơ sở </i>
<i>dữ liệu văn học, lịch sử, địa lý địa phương; Bước đầu tìm hiểu tục ngữ, thành ngữ </i>
<i>người Tày Lạng Sơn... được đánh giá cao. Đây là cách thức giáo dục các nội dung </i>
địa phương cho học sinh một cách tự nhiên, say mê và hiệu quả, tuy nhiên chỉ phù
hợp với đối tượng học sinh có năng lực tốt, khó thực hiện ở diện rộng.


<i>4.4.3. Các nội dung môn học khác</i>


Với các môn học khác (Mĩ thuật, Âm nhạc, Thể dục, Công nghệ): Căn cứ các
bài học có liên quan đến nội dung giáo dục địa phương trong CTGDPT để hướng
dẫn dạy học. Cụ thể:


<i>Mĩ thuật: Các bài thực hành vẽ tranh theo đề tài được quy định cho giáo viên </i>
chọn, cần lựa chọn những chủ đề gần gũi cuộc sống, mô tả các danh lam, thắng cảnh,
di tích lịch sử, văn hố của địa phương. Ngồi những bài nói trên, giáo viên cần giới
thiệu các di tích lịch sử, văn hoá, tác phẩm mĩ thuật địa phương (danh thắng Mẫu
Sơn, hang động Nhất Nhị Tam Thanh, chùa Tiên, đền Kì Cùng, hội Lồng Thồng,
v.v...) phù hợp với chủ đề bài học và vừa sức tiếp thu của học sinh.


</div>
<span class='text_page_counter'>(12)</span><div class='page_container' data-page=12>

một số nhạc cụ dân tộc (đàn tính, sáo...) và hướng dẫn học sinh sưu tầm vốn âm nhạc
dân gian địa phương. Khuyến khích các đơn vị thành lập và duy trì các câu lạc bộ hát
then, hát sli... trong nhà trường. Đến nay đã có khá nhiều trường THCS và THPT hình
thành và duy trì tốt câu lạc bộ này như: câu lạc bộ hát then tại THPT Lương Văn Tri,
Bình Gia, THCS Tân Văn huyện Bình Gia, câu lạc bộ hát lí tại THCS Hải Yến huyện
Cao Lộc


<i>Thể dục: Chương trình và sách giáo viên mơn Thể dục của mỗi lớp đều quy định </i>
<i>có 1 chương (Chương: Mơn thể thao tự chọn) do địa phương tự chọn nội dung dạy </i>


học. Ngồi các mơn đã biên soạn tài liệu trong sách giáo viên, có thể chủ động giới
<i>thiệu với học sinh về các môn thể thao phổ biến, có thế mạnh ở địa phương (bắn nỏ, </i>
<i>đẩy gậy, ném còn, v.v...) nhưng phải vừa sức tiếp thu và không yêu cầu học sinh thực </i>
hành nếu không phù hợp tâm sinh lý lứa tuổi và khó bảo đảm an tồn.


<i>Cơng nghệ: Đối với vùng nơng thơn miền núi, biên giới như Lạng Sơn, phần </i>
Trồng trọt, Lâm nghiệp và Chăn ni dạy bắt buộc, thời lượng cịn lại dùng để ôn
tập, củng cố môn Công nghệ (không dùng cho môn khác). Đối với thành phố và thị
trấn, có thể chuẩn bị tài liệu để dạy học về ni trồng, chăm sóc cây cảnh, vật cảnh,
thuỷ canh rau sạch, các giải pháp sinh học bảo vệ môi trường, v.v. thay thế một số
bài của các phần Trồng trọt, Chăn nuôi, Lâm nghiệp, Thủy sản; thời lượng cịn lại
dùng để ơn tập, củng cố mơn Công nghệ, không dùng cho môn học khác.


<i><b>4.4. Tăng cường bồi dưỡng, tập huấn cho giáo viên về phương pháp dạy </b></i>
<i><b>học chương trình giáo dục địa phương</b></i>


Trong năm học 2016-2017 và 2017-2018, Sở GD&ĐT đã tổ chức 3 đợt bồi
dưỡng cấp tính cho CBQL, giáo viên cốt cán cấp THCS. Trong đó, bồi dưỡng cho
100% CBQL các trường (trực tiếp và trực tuyến qua 11 điểm cầu) về xây dựng kế
hoạch phát triển chương trình nhà trường, kế hoạch các môn học, chỉ đạo thực hiện
kế hoạch dạy học, trong đó có chương trình địa phương. Bồi dưỡng cho các giáo viên
môn Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý, v.v. cấp THCS về sinh hoạt tổ chuyên môn, đổi mới
sinh hoạt tổ chuyên môn, bồi dưỡng kiến thức chuyên môn, phương pháp dạy học các
mơn học, trong đó có định hướng dạy học chương trình địa phương.


</div>
<span class='text_page_counter'>(13)</span><div class='page_container' data-page=13>

<i><b>4.5. Chỉ đạo đổi mới kiểm tra, đánh giá đối với việc thực hiện chương trình </b></i>
<i><b>giáo dục địa phương</b></i>


Đối với giáo viên, Sở GD&ĐT chỉ đạo các đơn vị chú ý, tăng cường kiểm tra
nội bộ đối với việc thực hiện chương trình địa phương, chỉ đạo các tổ chun mơn


tích cực thao giảng, dự giờ, hội giảng, thi giáo viên giỏi các bài dạy thuộc chương
trình địa phương.


Đối với học sinh, trong giờ học khuyến khích học sinh tự đánh giá sản phẩm
học tập của bản thân, đánh giá sản phẩm của học sinh khác, được giáo viên đánh
giá, v.v. nhằm mang lại sự đánh giá đa chiều, tích cực cho học sinh. Trong kiểm tra
thường xuyên và định kì, giáo viên dành mức độ nhất định trong bài kiểm tra dành
cho kiến thức, kĩ năng chương trình địa phương; thực hiện cơng tác kiểm tra, đánh
giá như các phần khác trong chương trình bộ mơn và sử dụng kết quả để đánh giá,
xếp loại học sinh từng học kì và cuối năm học. Kết quả kiểm tra được phân tích,
đánh giá để có những giải pháp điều chỉnh, nâng cao hiệu quả dạy học chương trình
địa phương.


Sở GD&ĐT yêu cầu các đơn vị đánh giá cuối năm học, tổ chức rút kinh
nghiệm về thực hiện chương trình giáo dục địa phương, báo cáo về tình hình thực
hiện nội dung giáo dục địa phương với Sở GD&ĐT để theo dõi, chỉ đạo. Nếu vì
lí do đặc biệt, có giờ học chương trình địa phương chưa thể thực hiện, đơn vị linh
hoạt dành cho phần này được sử dụng để ôn tập, củng cố mơn học đó.


<b>5. Kết luận</b>


Việc thực hiện một nâng cao hiệu quả quản lý dạy học chương trình giáo dục địa
phương cấp trung học cơ sở tỉnh Lạng Sơn mang lại hiệu quả tích cực, góp phần nâng
cao chất lượng giảng dạy và học tập chương trình địa phương ở phổ thơng, đặc biệt là
bậc THCS. Các cơ sở giáo dục đã tích cực áp dụng hiệu quả các giải pháp trên một cách
linh hoạt, phù hợp với điều kiện thực tế, theo định hướng đổi mới giáo dục: phát triển
chương trình nhà trường, dạy học tích hợp, kiến thức liên mơn, dạy học theo dự án, trải
nghiệm sáng tạo, v.v. Việc dạy học có trọng tâm, trọng điểm sẽ góp phần giảm bớt thời
lượng và kinh phí cho các hoạt động không thực sự hiệu quả, lựa chọn các nội dung gắn
bó với địa bàn nhà trường, gần gũi, tiết kiệm kinh phí trong tổ chức dạy học.



</div>
<span class='text_page_counter'>(14)</span><div class='page_container' data-page=14>

<b>Tài liệu tham khảo</b>


1. Luật Giáo dục năm 2005 (sửa đổi năm 2009 và 2013).


<i>2. Đảng cộng sản Việt Nam (2013), Nghị quyết 29-NQ- TW, Nghị quyết hội nghị Trung </i>


<i>ương 8 Khóa XI về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo, 2013.</i>


<i>3. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam, (2014) Nghị quyết 88/2014/QH13 ngày </i>


<i>28-11-2014 về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông.</i>


<i>4. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2012), Chiến lược phát triển giáo dục 2011-2020.</i>


<i>5. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2015), Một số vấn đề đổi mới chương trình và sách giáo </i>


<i>khoa phổ thơng.</i>


<i>6. Bogue & Saunders, The evidence of quality: strengthening the test of academic and </i>


<i>administrative effectiveness, Jossey-Bas Publishers, 1992.</i>


<i>7. Ilia Erenburg (I-li-a Ê-ren-bua), Lòng yêu nước, sách Ngữ văn lớp 6 tập II, NXB Giáo </i>
dục Việt Nam, 2016.


<i>8. Paula Polk Lillard, Phương pháp Montessori ngày nay, NXB Khoa học xã hội, 2016.</i>
9. Nguyễn Văn Kha, “Nhận diện quyền tự chủ và trách nhiệm xã hội của các cơ sở giáo


</div>
<span class='text_page_counter'>(15)</span><div class='page_container' data-page=15>

<b>SOME SOLUTIONS TO ENHANCE THE EFFECTIVENESS </b>



<b>OF THE TEACHING AND LEARNING MANAGEMENT </b>


<b>FOR LOCAL CURRICULUM IN LANG SON PROVINCE</b>



MA. Luong Thi Bich Nga1


MA. Ho Cong Liem2


<b>Abstract: Local curriculum is one of important contents that the Ministry </b>
of Education and Training requires to undertake for general education in
Vietnam. In recent years, local curriculum has been implemented in learning
and teaching activities on the basis of general requirements in Lang Son
province. However, the management capacity, implementation and conditions
to ensure the effectiveness of the implementation is still limited.


This article mentions to the concepts and issues related to the management
of education, the local curriculum and the management of teaching-learning
activities for local curriculum in schools in Lang Son province. Thus, this
article also proposes some solutions to enhance the effectiveness of
teaching-learning management for local curriculum to meet the requirements
of fundamental reform, comprehensive education in the current stage.
<b>Keywords: curriculum, local education, teaching and learning management </b>
for local curriculum in schools.2


1 Master of Literature, Division of High school education, Department of Education and Training,
Lang Son province


</div>

<!--links-->

×