Tải bản đầy đủ (.pdf) (109 trang)

Đánh giá hiệu quả đầu tư dự án khu dịch vụ hậu cần cảng sài gòn hiệp phước

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.39 MB, 109 trang )

Đại Học Quốc Gia Tp. Hồ Chí Minh
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
--------------------

VÕ PHÚ PHÁT

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ
DỰ ÁN KHU DỊCH VỤ HẬU CẦN
CẢNG SÀI GÒN – HIỆP PHƯỚC
Chuyên ngành: QUẢN TRỊ KINH DOANH

KHĨA LUẬN THẠC SĨ

TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 04 năm 2012


CƠNG TRÌNH ĐƯỢC HỒN THÀNH TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP HỒ CHÍ MINH
Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. Cao Hào Thi
Cán bộ chấm nhận xét 1:

TS. Nguyễn Thu Hiền

Cán bộ chấm nhận xét 2:

TS. Dương Như Hùng

Khóa luận thạc sĩ được bảo vệ/nhận xét tại HỘI ĐỒNG CHẤM BẢO VỆ
KHÓA LUẬN THẠC SĨ TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA, ngày …
tháng … năm 2012


Thành phần hội đồng đánh giá luận văn thạc sĩ gồm:
1. Chủ tịch:

TS. Nguyễn Thu Hiền

2. Thư ký:

TS. Dương Như Hùng

3. Ủy viên:

TS. Cao Hào Thi

CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN


ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HCM

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHIÃ VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

Độc Lập - Tự Do - Hạnh Phúc
Tp. HCM, ngày 03 tháng 04 năm 2012

NHIỆM VỤ KHÓA LUẬN THẠC SĨ
Họ và tên học viên: VÕ PHÚ PHÁT


Giới tính: Nam

Ngày, tháng, năm sinh: 27/07/1986

Nơi sinh: Tỉnh Long An

Chuyên ngành: Quản Trị Kinh Doanh

MSHV: 10170798

Khoá (Năm trúng tuyển): K2010
1- TÊN ĐỀ TÀI:
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ
DỰ ÁN KHU DỊCH VỤ HẬU CẦN CẢNG SÀI GÒN HIỆP PHƯỚC
2- NHIỆM VỤ KHĨA LUẬN:
- Phân tích hiệu quả tài chính dự án có xét đến lạm phát.
- Phân tích rủi ro hiệu quả tài chính dự án có xem xét phân phối xác suất của các biến đầu
vào.
- Phân tích hiệu quả kinh tế của dự án trên cơ sở định lượng theo phương pháp hệ số
chuyển đổi giá và phân tích ngoại tác tích cực và tiêu cực.
- Phân tích xã hội.
- Kiến nghị với chủ đầu tư, các cấp có thẩm quyền về các phương hướng, giải pháp cho dự
án.
3- NGÀY GIAO NHIỆM VỤ: 05/12/2011
4- NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ: 09/04/2012
5- HỌ VÀ TÊN CÁN BỘ HƯỚNG DẪN: TS. Cao Hào Thi
Nội dung và đề cương Khóa luận thạc sĩ đã được Hội Đồng Chuyên Ngành thông qua.
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
(Họ tên và chữ ký)


TS. Cao Hào Thi

KHOA QL CHUYÊN NGÀNH
(Họ tên và chữ ký)


CÔNG TY CỔ PHẦN TV THIẾT KẾ
CẢNG - KỸ THUẬT BIỂN

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

------oOo------

---------oOo--------

TRUNG TÂM TƯ VẤN
CƠNG TRÌNH CẢNG – ĐƯỜNG THỦY

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Tp. Hồ Chí Minh, ngày 07 tháng 04 năm 2012

NHẬN XÉT KHĨA LUẬN
1- Nhận xét
Đề tài phân tích hiệu quả đầu tư Dự án Khu dịch vụ hậu cần Cảng Sài Gịn – Hiệp
Phước đã tập trung tính tốn và phân tích định lượng được tính hiệu quả của dự án.
Trong phân tích của mình, tác giả đã xem xét và đưa vào yếu tố lạm phát tác động
đến vòng đời dự án như thế nào, đặc biệt tác giả định lượng được những rủi ro đối
với dự án qua phần mềm Crystal Ball khá hiệu quả.
Qua tính tốn và phân tích của mình, tác giả đã nêu ra được cụ thể những yếu tố tác
động đến tính hiệu quả của dự án.

2- Kết luận
Đề tài đã đáp ứng được những yêu cầu đối với việc phân tích hiệu quả đầu tư cho
một dự án, đáp ứng được các u cầu đối với một khóa luận thạc sĩ.
PHĨ GIÁM ĐỐC TRUNG TÂM

Nguyễn Ngọc Thủy


LỜI CAM ĐOAN
Tơi cam đoan khóa luận này hồn tồn do tơi thực hiện. Các đoạn trích dẫn và số
liệu sử dụng trong khóa luận đều được dẫn nguồn và có độ chính xác cao nhất trong
phạm vi hiểu biết của tơi. Khóa luận này khơng nhất thiết phản ánh quan điểm của
Trường Đại học Bách khoa Thành phố Hồ Chí Minh hay Chương trình giảng dạy
của khoa Quản lý Công nghiệp chuyên ngành Quản trị Kinh doanh.
Tp. HCM, ngày 03 tháng 04 năm 2012
Tác giả khóa luận

Võ Phú Phát


i

LỜI CẢM ƠN
Tác giả xin trân trọng gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến TS. Cao Hào Thi vì đã tận
tình hướng dẫn và giúp đỡ tơi rất nhiều trong suốt quá trình thực hiện đề tài này.
Bên cạnh đó, tác giả cũng chân thành gửi lời cảm ơn đến tất cả quý thầy cô của
Khoa Quản lý Công nghiệp – Đại học Bách Khoa Thành phố Hồ Chí Minh, những
người đã trang bị cho tôi những kiến thức và kinh nghiệm quý báu trong suốt thời
gian học tập cũng như trong quá trình thực hiện đề tài.
Cảm ơn Ban lãnh đạo công ty Cổ phần tư vấn thiết kế Cảng – Kỹ thuật biển và đặc

biệt là Ban lãnh đạo Trung tâm tư vấn Cơng trình Cảng – Đường thủy đã tạo điều
kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập, thực hiện đề tài cũng như tiếp
xúc với nhân viên các phòng ban để thu thập thông tin phục vụ cho đề tài. Tôi xin
chân thành cảm ơn anh Phạm Duy Đông, TS. Trương Ngọc Tường và các thầy cô,
anh chị là chuyên gia và nhân viên phòng Dự án của Trung tâm đã nhiệt tình cung
cấp thơng tin cho tơi trong q trình tìm hiểu dự án.
Cuối cùng, tôi xin cảm ơn ông bà, cha mẹ, bạn bè và người thân trong gia đình đã
giúp đỡ và động viên tôi trong suốt thời gian học tập vừa qua.
Kính chúc q thầy cơ, ơng bà, cha mẹ, anh chị và bạn bè dồi dào sức khoẻ, luôn
luôn thành công trong công việc và cuộc sống.
Một lần nữa tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn đến tất cả mọi người!
Tp. HCM, ngày 03 tháng 04 năm 2012
Tác giả khóa luận

Võ Phú Phát


ii

TĨM TẮT
Hằng năm lượng hàng thơng qua thành phố Hồ Chí Minh đặc biệt là khu cảng trên
sơng Sài Gịn chiếm một tỷ trọng lớn trong nền kinh tế. Do đó, để có thể đáp ứng đủ
nhu cầu xuất nhập hàng hoá của khu vực, khu cảng Hiệp Phước được xác định sẽ
thay thế Cảng Sài Gòn và đảm nhận việc tiếp chuyển hàng hóa của thành phố.
Luồng Sồi Rạp đi vào khu cảng Hiệp Phước hiện đang được cải tạo nâng cấp cho
tàu có trọng tải lớn đến 30.000DWT đầy tải và 50.000DWT giảm tải có thể ra vào
các cảng trên tuyến luồng. Đây sẽ là một động lực phát triển rất lớn để trong tương
lai gần sẽ có thêm các cảng được xây dựng. Khi hệ thống cảng này đi vào hoạt động
thì việc hình thành và phát triển các dịch vụ hậu cần tại đây nhằm hỗ trợ cho các
cảng trong khu vực là điều tất yếu và phù hợp với xu thế phát triển chung của ngành

vận tải biển trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng.
Đề tài sẽ tập trung đánh giá hiệu quả đầu tư cho dự án Khu dịch vụ hậu cần Cảng
Sài Gòn Hiệp Phước trong trường hợp vay vốn đầu tư. Mục tiêu của đề tài là phân
tích đánh giá hiệu quả đầu tư của dự án về mặt tài chính có xem xét tác động của
lạm phát, về mặt kinh tế - xã hội và phân tích những rủi ro tác động đến dự án.
Kết quả phân tích cho thấy dự án khả thi về mặt tài chính theo cả quan điểm Tổng
đầu tư và quan điểm Chủ đầu tư với giá trị hiện tại ròng lần lượt là 527,6 tỷ đồng và
156,2 tỷ đồng. Dự án nhạy cảm với suất chiết khấu, lượng hàng thơng qua, cước
phí, tỷ lệ lạm phát trong nước, lãi vay và sự thay đổi vốn đầu tư ban đầu. Khả năng
dự án đạt hiệu quả tài chính theo quan điểm Chủ đầu tư là hơn 92%. Bên cạnh đó,
dự án cũng đạt được hiệu quả về kinh tế - xã hội với giá trị hiện tại rịng là 327,6 tỷ
đồng. Có hai nhóm đối tượng sẽ bị thiệt trong dự án là chủ hàng và người dân bị
giải tỏa. Các nhóm đối tượng còn lại hầu như đều được hưởng lợi từ dự án như Nhà
nước, Chủ đầu tư, ngân hàng, nhà thầu thi công, công ty tư vấn và công ty bảo
hiểm.
Kết quả nghiên cứu này sẽ là cơ sở cho Chủ đầu tư quyết định có nên đầu tư hay
khơng và là cơ sở để thuyết phục các cơ quan chức năng có những hướng hỗ trợ
thích hợp cho dự án.


iii

ABSTRACT
Annual cargo throughput of Ho Chi Minh City especially port system on the Saigon
River occupy a large share in the economy. Therefore, in order to meet the demand
of import and export goods, the Hiep Phuoc Port is determined to replace Saigon
Port and undertake the transfer of goods of the city. Soai Rap Channel, leading to
Hiep Phuoc Port, is currently being upgraded for large vessels of 30,000 DWT (full
load) to 50,000 DWT (patial load) to come in and out. This will be a great
development motivation, in the near future more ports wil be built. When this port

system begins operating, the formation and development of logistic services to
support this system is inevitable and in line with the development trend of the world
maritime transport in general and Vietnam in particular.
Thesis will focus on evaluating the investment efficiency of the logistic area of Sai
Gon Hiep Phuoc Port project in case of investment loans. The objective of the thesis
is to analyze and assess the investment efficiency of the project in financial respect
considering the effects of inflation and in social - economic respect as well as
analyze the risks affecting the project.
Analysis results show that the project is high feasibility in financial aspect in both
Total investment and Investor perspective with net present value of 527.6 billion
VND and 156.2 billion VND respectively. The project is sensitive to the discount
rate, cargo throughput, port tariff, domestic inflation rate, interest rate and change of
initial total investment. Ability to meet financial efficiency in Investor perspective
is higher than 92%. In addition, the project also achieves social - economic
efficiency with net present value of 327.6 billion VND. There are two groups in this
project will lose advantage, they are vessel owners and residents in project area. The
remaining groups are most likely to benefit from projects such as the State,
investors, bank,construction contractors, consultant firms, and insurance companies.
The results of this study will provide the bases for investors deciding whether to
invest or not and they are also the bases to convince the competent authorities
having the appropriate support for the project.


iv

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................................. i 
TÓM TẮT ....................................................................................................................... ii 
ABSTRACT ................................................................................................................... iii 
MỤC LỤC ...................................................................................................................... iv 

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, TỪ VIẾT TẮT ......................................................... vii 
DANH MỤC BẢNG BIỂU ......................................................................................... viii 
DANH MỤC HÌNH ẢNH ............................................................................................. ix 

Chương 1: GIỚI THIỆU ..........................................................................................1 
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ ....................................................................................................... 1 
1.1.1. Lý do hình thành dự án ........................................................................................ 1 
1.1.2. Lý do hình thành đề tài ........................................................................................ 3 
1.2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI .................................................................................... 3 
1.3. PHẠM VI THỰC HIỆN ....................................................................................... 3 
1.4. ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI ................................................................................... 4 
1.5. BỐ CỤC ĐỀ TÀI .................................................................................................. 5 

Chương 2: TỔNG QUAN VÀ PHƯƠNG PHÁP LUẬN .......................................6 
2.1. ĐỊNH NGHĨA DỊCH VỤ HẬU CẦN .................................................................. 6 
2.2. CHU TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA DỰ ÁN .......................................................... 6 
2.3. MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU ................................................................................... 7 
2.4. CÁC QUAN ĐIỂM PHÂN TÍCH DỰ ÁN ........................................................... 8 
2.4.1. Quan điểm Tổng đầu tư (quan điểm ngân hàng) ................................................. 8 
2.4.2. Quan điểm Chủ đầu tư (quan điểm cổ đông) ....................................................... 8 
2.4.3. Quan điểm kinh tế ................................................................................................ 9 
2.4.4. Quan điểm xã hội ................................................................................................. 9 
2.5. NỘI DUNG PHÂN TÍCH DỰ ÁN ....................................................................... 9 
2.5.1. Phân tích thị trường.............................................................................................. 9 
2.5.2. Phân tích kỹ thuật ................................................................................................ 9 
2.5.3. Phân tích nhân lực và quản lý ............................................................................ 10 
2.5.4. Phân tích tài chính.............................................................................................. 10 
2.5.5. Phân tích rủi ro ................................................................................................... 10 
2.5.5.1. Khái niệm rủi ro dự án ................................................................................. 10 
2.5.5.2. Nhận dạng và phân loại rủi ro ..................................................................... 10 



v

2.5.5.3. Phương pháp phân tích ảnh hưởng của rủi ro đến hiệu quả tài chính ........ 10 
2.5.6. Phân tích hiệu quả kinh tế .................................................................................. 11 
2.5.7. Phân tích hiệu quả xã hội ................................................................................... 11 

2.6. PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH ..................................................... 11 
2.6.1. Phương pháp Giá trị hiện tại ròng (NPV) .......................................................... 11 
2.6.2. Phương pháp Suất sinh lợi nội tại (IRR) ............................................................ 12 
2.6.3. Phương pháp Lợi ích – Chi phí (B/C) ................................................................ 12 
2.6.4. Phương pháp Thời gian hoàn vốn (PP) .............................................................. 13 
2.7. PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH KINH TẾ.......................................................... 13 

Chương 3: MƠ TẢ DỰ ÁN ....................................................................................15 
3.1. GIỚI THIỆU DỰ ÁN.......................................................................................... 15 
3.1.1. Chủ đầu tư .......................................................................................................... 15 
3.1.2. Căn cứ pháp lý ................................................................................................... 16 
3.2. ĐẶC ĐIỂM DỰ ÁN ........................................................................................... 17 
3.2.1. Mục tiêu dự án ................................................................................................... 17 
3.2.2. Quy mô dự án..................................................................................................... 17 
3.2.3. Tiến độ dự án ..................................................................................................... 18 
3.3. DỮ LIỆU DỰ ÁN ............................................................................................... 19 
3.3.1. Dữ liệu sơ cấp .................................................................................................... 19 
3.3.2. Dữ liệu thứ cấp................................................................................................... 19 
3.3.3. Tổng hợp nguồn dữ liệu thu thập ....................................................................... 19 
3.3.4. Phương pháp, cơng cụ nghiên cứu ..................................................................... 20 

Chương 4: PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DỰ ÁN ....................................................21 

4.1. LẬP BIỂU ĐỒ DỊNG TIỀN TỆ........................................................................ 21 
4.1.1. Các thông số vĩ mô ............................................................................................ 21 
4.1.2. Các cơ sở xác định chi phí dự án ....................................................................... 22 
4.1.2.1. Chi phí đầu tư ban đầu ................................................................................ 22 
4.1.2.2. Chi phí vận hành hàng năm ......................................................................... 24 
4.1.2.3. Doanh thu hàng năm .................................................................................... 28 
4.1.3. Nguồn vốn đầu tư............................................................................................... 29 
4.1.4. Báo cáo thu nhập................................................................................................ 30 
4.1.5. Biểu đồ dịng tiền tệ ........................................................................................... 30 
4.2. PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH .................................................................................. 31 
4.2.1. Thời kỳ tính tốn ................................................................................................ 31 
4.2.2. Suất chiết khấu của dự án .................................................................................. 31 


vi

4.2.3. Phân tích tài chính.............................................................................................. 32 

4.3. PHÂN TÍCH KẾT QUẢ ..................................................................................... 32 

Chương 5: PHÂN TÍCH RỦI RO..........................................................................34 
5.1. PHÂN TÍCH KỊCH BẢN ................................................................................... 34 
5.2. PHÂN TÍCH RỦI RO THEO MƠ PHỎNG MONTE CARLO ......................... 36 
5.2.1. Quy trình thực hiện ............................................................................................ 36 
5.2.2. Biến rủi ro .......................................................................................................... 37 
5.2.3. Phân tích kết quả ................................................................................................ 38 

Chương 6: PHÂN TÍCH KINH TẾ - XÃ HỘI .....................................................43 
6.1. PHÂN TÍCH KINH TẾ ....................................................................................... 43 
6.1.1. Phân tích hệ số chuyển đổi giá tài chính sang giá kinh tế ................................. 43 

6.1.1.1. Xác định phí thưởng ngoại hối FEP ............................................................ 43 
6.1.1.2. Xác định các chỉ số CFi ............................................................................... 43 
6.1.2. Phân tích ngoại tác tích cực và tiêu cực ............................................................. 45 
6.1.3. Phân tích dịng tiền kinh tế ................................................................................ 47 
6.2. PHÂN TÍCH XÃ HỘI ......................................................................................... 47 

Chương 7: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .............................................................50 
7.1. KẾT LUẬN ......................................................................................................... 50 
7.2. HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI .................................................................................... 51 
7.3. KIẾN NGHỊ ........................................................................................................ 51 
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................... 53 
PHỤ LỤC ...................................................................................................................... 57 
LÝ LỊCH TRÍCH NGANG ......................................................................................... 95 


vii

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, TỪ VIẾT TẮT
B/C

: Lợi ích/Chi phí

BHXH

: Bảo hiểm xã hội

BHYT

: Bảo hiểm y tế


CFi

: Hệ số chuyển đổi từ giá tài chính sang giá kinh tế

CONT

: Côngtenơ

DWT

: Đơn vị đo năng lực vận tải an tồn của tàu thủy tính bằng tấn

ĐVT

: Đơn vị tính

ĐBSCL

: Đồng bằng Sơng Cửu Long

EOCK

: Chi phí kinh tế của vốn

FEP

: Phí thưởng ngoại hối

IMF


: Quỹ tiền tệ quốc tế

IRR

: Suất sinh lợi nội tại

JICA

: Tổ chức Hợp tác Quốc tế Nhật Bản

KWH

: Kilơốt giờ

MARR

: Tỷ suất thu lợi tối thiểu chấp nhận được

MTV

: Một thành viên

NPV

: Giá trị hiện tại rịng

PP

: Thời gian hồn vốn




: Quyết định

STT

: Số thứ tự

T

: Tấn

TEU

: Đơn vị đo của hàng hóa được cơngtenơ hóa

TNHH

: Trách nhiệm hữu hạn

Tp.

: Thành phố

UBND

: Ủy Ban Nhân Dân

USD


: Đồng Đơ la Mỹ

VND

: Việt Nam Đồng

WACC

: Chi phí vốn bình quân trọng số


viii

DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 3.1: Tổng hợp nguồn thu thập số liệu .............................................................20 
Bảng 3.2: Phương pháp và công cụ nghiên cứu .......................................................20 
Bảng 4.1: Tổng mức đầu tư của dự án .....................................................................24 
Bảng 4.2: Khối lượng hàng hóa qua khu dịch vụ hậu cần .......................................28 
Bảng 4.3: Cơ cấu nguồn vốn dự án ..........................................................................29 
Bảng 4.4: Kết quả phân tích tài chính dự án ............................................................32 
Bảng 5.1: Kết quả phân tích kịch bản ......................................................................36 
Bảng 6.1: Các chỉ số CFi sử dụng trong phân tích kinh tế .......................................44 
Bảng 6.2: Phân tích ngoại tác ...................................................................................48 


ix

DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 2.1: Các lĩnh vực phân tích của nghiên cứu khả thi ..........................................8 
Hình 3.1: Vị trí xây dựng Khu dịch vụ hậu cần Cảng Sài Gòn – Hiệp Phước ........18 

Hình 4.1: Biểu đồ ngân lưu rịng (danh nghĩa) – Quan điểm Tổng đầu tư ..............30 
Hình 4.2: Biểu đồ ngân lưu ròng (thực) – Quan điểm Tổng đầu tư .........................30 
Hình 4.3: Biểu đồ ngân lưu rịng (danh nghĩa) – Quan điểm Chủ đầu tư ................31 
Hình 4.4: Biểu đồ ngân lưu rịng (thực) – Quan điểm Chủ đầu tư...........................31 
Hình 5.1: Kết quả mô phỏng NPV theo quan điểm Tổng đầu tư .............................38 
Hình 5.2: Kết quả mơ phỏng NPV theo quan điểm Chủ đầu tư...............................39 
Hình 5.3: Kết quả mơ phỏng IRR theo quan điểm Tổng đầu tư ..............................39 
Hình 5.4: Kết quả mô phỏng IRR theo quan điểm Chủ đầu tư ................................40 
Hình 5.5: Kết quả phân tích độ nhạy theo quan điểm Tổng đầu tư .........................40 
Hình 5.6: Kết quả phân tích độ nhạy theo quan điểm Chủ đầu tư ...........................41 


1

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1.1. Lý do hình thành dự án
Trong quá trình phát triển kinh tế đất nước thì việc xuất nhập khẩu hàng hố đóng
một vai trò rất quan trọng. Để đáp ứng nhu cầu này, việc phát triển hệ thống cảng,
mà đặc biệt hệ thống cảng biển, thực sự cần thiết.
Từ nhiều thập niên qua, hệ thống cảng Thành phố Hồ Chí Minh ln được xem là
một trong những hệ thống cảng lớn và hiện đại bậc nhất ở Việt Nam, đặc biệt là khu
cảng trên sơng Sài Gịn. Ngồi việc tiếp nhận lượng hàng xuất nhập khẩu cho thành
phố và khu vực đồng bằng sơng Cửu Long, hệ thống cảng này cịn có tác dụng lan
tỏa đối với các ngành dịch vụ như hàng hải, tài chính và dịch vụ hậu cần.
Với sự phát triển như hiện nay thì khu cảng trên sơng Sài Gịn trong tương lai sẽ
khơng thể đáp ứng đủ nhu cầu xuất nhập hàng hố của khu vực. Do đó, ngày
12/08/2005 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 791/QĐ-TTg về Quy
hoạch chi tiết Nhóm cảng biển khu vực thành phố Hồ Chí Minh - Đồng Nai - Bà
Rịa Vũng Tàu (Nhóm cảng biển số 5). Theo đó, Khu bến Nhà Rồng - Khánh Hội

của Cảng Sài Gòn nằm trong kế hoạch di dời các cảng trên sông Sài Gòn và khu
cảng Hiệp Phước được xác định sẽ thay thế và đảm nhận việc tiếp chuyển hàng hóa
của thành phố cho khu cảng trên sơng Sài Gịn hiện nay.
Khu cảng Hiệp Phước là khu vực có vị trí địa lý thuận lợi, với khoảng cách đường
bộ về thành phố chỉ khoảng 20km và có tuyến giao thơng thủy thuận lợi đến khu
vực ĐBSCL, khu vực chiếm tỉ lệ lớn về nguồn hàng đối với khu cảng Tp. Hồ Chí
Minh hiện nay.
Hiện nay, khu cảng Hiệp Phước có hai cảng đang trong giai đoạn xây dựng là Cảng
Container Trung tâm Sài Gòn (cảng SPCT) và Cảng Sài Gòn - Hiệp Phước. Ngày
16/10/2009 Cảng Trung tâm Sài Gòn đã khai thác giai đoạn 1 với quy mô 500m
bến. Cảng Sài Gịn - Hiệp Phước cũng đang gấp rút thi cơng xây dựng, dự kiến đầu


2

năm 2012 hoàn thành và đưa giai đoạn 1 của dự án vào khai thác. Cảng Sài Gòn Hiệp Phước khi đi vào hoạt động sẽ tiếp nhận lượng hàng bách hóa của khu bến
Nhà Rồng - Khánh Hội hiện nay và sẽ giữ vai trò là “cảng đầu mối” của thành phố
và vùng ĐBSCL.
Tuyến luồng đi vào khu cảng Hiệp Phước là luồng Soài Rạp, hiện nay tuyến luồng
này đang được cải tạo nâng cấp dự kiến sẽ đạt đến cao độ -9,5m (hệ Hải đồ) cho tàu
có trọng tải lớn đến 30.000DWT đầy tải và 50.000DWT giảm tải có thể ra vào các
cảng trên tuyến luồng. Chính việc cải tạo nâng cấp này chắc chắn sẽ là một động
lực phát triển rất lớn để trong tương lai gần sẽ có thêm các cảng được xây dựng. Khi
hệ thống cảng này đi vào hoạt động thì việc hình thành và phát triển các dịch vụ hậu
cần tại đây nhằm hỗ trợ cho các cảng trong khu vực là điều tất yếu và phù hợp với
xu thế phát triển chung của ngành vận tải biển trên thế giới nói chung và Việt Nam
nói riêng.
Với bối cảnh như trên, việc đầu tư Khu dịch vụ hậu cần Cảng Sài Gòn - Hiệp Phước
để hỗ trợ cho các hoạt động khai thác Cảng Sài Gòn - Hiệp Phước và các cảng khác
trong khu vực của Công ty TNHH Một thành viên Cảng Sài Gòn là cần thiết và hợp

lý.
Khu dịch vụ hậu cần sẽ hoạt động như là trung tâm tiếp nhận và phân phối hàng
hoá. Khi đi vào hoạt động, đây sẽ là nơi hỗ trợ lưu giữ, bốc xếp và phân phối hàng
hóa phục vụ cho Cảng Sài Gịn - Hiệp Phước và các cảng khác trong khu vực. Đồng
thời đây sẽ là nền tảng để phát triển thành một chuỗi dịch vụ trọn gói như cung ứng
nguyên vật liệu, sản xuất, xuất nhập khẩu hàng hóa, phân phối với hàng loạt các
dịch vụ vận tải, giao nhận… nhằm thu hút, kích thích đầu tư của khách hàng cũng
như các nhà đầu tư trong và ngoài nước.
Cùng với dự án Cảng Sài Gịn - Hiệp Phước thì việc sớm đầu tư xây dựng khu dịch
vụ hậu cần Cảng Sài Gòn - Hiệp Phước cũng góp phần thúc đẩy tiến độ di dời khu
Cảng Sài Gòn vốn đã bị trễ tiến độ so với kế hoạch đề ra là trước năm 2010.


3

1.1.2. Lý do hình thành đề tài
Hiện tại, Việt Nam đang trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế nên việc đầu tư và tiếp
cận nguồn vốn gặp nhiều khó khăn. Để thực hiện mục tiêu kiềm chế lạm phát, ổn
định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội, Chính phủ yêu cầu các cấp các ngành
thực hiện một số giải pháp chủ yếu như thắt chặt chính sách tiền tệ; cắt giảm đầu tư
công, giảm bội chi ngân sách nhà nước; thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, khuyến
khích xuất khẩu, kiềm chế nhập siêu, sử dụng tiết kiệm năng lượng, ... (theo tinh
thần Nghị quyết 11/NQ-CP ngày 24/2/2011 của Chính Phủ)
Dự án Khu dịch vụ hậu cần Cảng Sài Gòn - Hiệp Phước nằm trong quy hoạch phát
triển Khu cảng Hiệp Phước theo kế hoạch phát triển hệ thống cảng biển cả nước nên
việc đầu tư không chỉ phải đảm bảo hiệu quả về mặt tài chính mà còn phải hiệu quả
về mặt kinh tế đối với quốc gia. Hơn nữa, việc đầu tư vào dự án này cần một nguồn
vốn tương đối lớn trong giai đoạn kinh tế khó khăn nên việc phân tích hiệu quả về
mặt tài chính, kinh tế, xã hội, xem xét và đánh giá các rủi ro có thể tác động làm ảnh
hưởng đến dự án là rất cần thiết và hợp lý. Dự án đang ở giai đoạn nghiên cứu khả

thi, kết quả nghiên cứu này sẽ là cơ sở để quyết định có đầu tư hay khơng và là cơ
sở để thuyết phục các cơ quan chức năng có những hướng hỗ trợ thích hợp.
1.2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI
Mục tiêu của đề tài là phân tích đánh giá hiệu quả đầu tư của dự án về mặt tài chính
có xem xét tác động của lạm phát, về mặt kinh tế - xã hội và phân tích những rủi ro
tác động đến dự án.
1.3. PHẠM VI THỰC HIỆN
Đề tài sẽ tập trung đánh giá hiệu quả đầu tư cho dự án Khu dịch vụ hậu cần Cảng
Sài Gòn Hiệp Phước trong trường hợp vay vốn đầu tư dựa trên những số liệu thu
thập được, cụ thể như sau:
- Phân tích tài chính có xét đến lạm phát.


4

- Phân tích kinh tế trên cơ sở định lượng theo phương pháp hệ số chuyển đổi giá và
phân tích ngoại tác tích cực và tiêu cực.
- Phân tích xã hội.
- Phân tích rủi ro có xem xét phân phối xác suất của các biến đầu vào.
1.4. ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI
Đề tài khi hoàn thành sẽ là cơ sở để Chủ đầu tư quyết định có đầu tư dự án hay
khơng. Bên cạnh đó, đề tài cịn có những đóng góp cụ thể như sau:
- Khi một hệ thống cảng được xây dựng thì việc phát triển các khu dịch vụ hậu cần
để hỗ trợ là điều cần thiết và hợp lý. Việc xây dựng các khu dịch vụ hậu cần sẽ là
nền tảng cho sự phát triển những chuỗi dịch vụ trọn gói như cung ứng nguyên vật
liệu, sản xuất, xuất nhập khẩu hàng hóa, phân phối với hàng loạt các dịch vụ vận tải,
giao nhận… để từ đó có thể phát triển lĩnh vực dịch vụ hậu cần ngày càng chuyên
nghiệp hơn phù hợp với xu thế phát triển chung của ngành vận tải biển trên thế giới
nói chung và Việt nam nói riêng.
- Các dự án đầu tư xây dựng cảng, cơng trình thủy và các khu dịch vụ hậu cần, ...

có vốn đầu tư tương đối lớn và thường nằm trong quy hoạch phát triển của các dự
án quốc gia nên chắc chắn sẽ có những ảnh hưởng nhất định đến sự phát triển kinh
tế, xã hội của khu vực xây dựng và các vùng lân cận.
- Vấn đề đầu tư vốn cho các công trình cần thiết, hợp lý là nhân tố quan trọng trong
giai đoạn kinh tế khó khăn và đặc biệt trong thời điểm khan vốn như hiện nay. Đó
cũng chính là ý nghĩa thực tiễn của đề tài.
- Về mặt lý luận, đề tài sử dụng mô phỏng Monto-Carlo để phân tích rủi ro đó cũng
là cách tiếp cận mới cần được xem xét đối với các công ty tư vấn thiết kế cảng –
cơng trình thủy khi phân tích hiệu quả của dự án.
- Đối với tác giả, tác giả hiện đang là nhân viên của công ty Portcoast, là công ty
đang thực hiện lập dự án đầu tư cho dự án Khu dịch vụ hậu cần Cảng Sài Gòn –
Hiệp Phước. Trong quá trình học đại học với chuyên ngành Cảng – Cơng trình biển,


5

tác giả đã được học về kỹ thuật: thiết kế, kết cấu, … cho các dự án cảng và đường
thủy. Với việc thực hiện nghiên cứu này cho khóa luận tốt nghiệp ngành Quản trị
kinh doanh sẽ giúp cho tác giả hiểu rõ hơn về dự án đầu tư, không chỉ dừng lại ở
khía cạnh kỹ thuật mà cịn tổng quát hơn về các vấn đề tài chính như việc phân bổ
nguồn vốn, kế hoạch vay và trả nợ, … quan tâm nhiều hơn đến hiệu quả kinh tế, xã
hội mà dự án mang lại. Từ cơ sở của nghiên cứu, tác giả sẽ hiểu được dự án nói
chung và dự án xây dựng nói riêng theo nhiều góc nhìn, quan điểm khác nhau để từ
đó có thể thẩm định cũng như quản lý dự án đầu tư một cách hiệu quả hơn và đây
cũng là hướng nghề nghiệp phát triển trong tương lai của tác giả.
1.5. BỐ CỤC ĐỀ TÀI
Khóa luận bao gồm bảy chương. Chương 1 sẽ giới thiệu cơ sở hình thành dự án và
đề tài nghiên cứu, mục tiêu và phạm vi của khóa luận. Chương 2 trình bày tổng
quan các khái niệm, quan điểm và phương pháp sử dụng trong phân tích tài chính,
kinh tế, xã hội của dự án. Chương 3 mô tả dự án, giới thiệu về Chủ đầu tư đồng thời

trình bày những đặc điểm chính của dự án. Chương 4 sẽ tiến hành phân tích tài
chính dự án bao gồm việc lập dịng tiền, tính tốn phân tích tài chính và phân tích
kết quả thu được. Chương 5 tiến hành phân tích rủi ro thơng qua những yếu tố rủi ro
tác động đến dự án bao gồm phân tích độ nhạy, phân tích kịch bản, phân tích Monte
Carlo. Chương 6 tiến hành phân tích kinh tế - xã hội xem xét phân tích đến dịng
tiền kinh tế và hiệu quả xã hội của dự án. Chương 7 trình bày những kết luận rút ra
từ những phân tích bên trên và kiến nghị của đề tài.


6

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VÀ PHƯƠNG PHÁP LUẬN
Chương này sẽ trình bày về khái niệm dịch vụ hậu cần, chu trình phát triển của một
dự án, đồng thời trình bày những quan điểm và phương pháp sử dụng trong phân
tích tài chính, phân tích kinh tế và xã hội sẽ được sử dụng trong đề tài.
2.1. ĐỊNH NGHĨA DỊCH VỤ HẬU CẦN
Hậu cần là q trình tối ưu hố về địa điểm và thời điểm, tối ưu hoá việc lưu
chuyển và dự trữ nguồn tài nguyên từ đầu vào nguyên thủy cho đến tay người tiêu
dùng cuối cùng, nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu của người tiêu dùng với chi phí
thích hợp, thơng qua hàng loạt các hoạt động kinh tế. Hậu cần cũng là q trình tối
ưu hố mọi công việc, mọi thao tác từ khâu cung ứng, sản xuất, phân phối và tiêu
dùng sản phẩm. Hậu cần được áp dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau của đời
sống kinh tế - xã hội, như: quân sự, kinh tế, xã hội,... Trong mỗi ngành, lĩnh vực sẽ
có những đặc thù riêng. Có thể nghiên cứu hậu cần trên hai giác độ vi mô và vĩ mô.
Ở tầm vi mơ, hậu cần là việc tối ưu hóa mọi thao tác, hoạt động trong quá trình sản
xuất, kinh doanh của doanh nghiệp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh, mang lại
hiệu quả kinh tế cao hơn. Ở tầm vĩ mô, hậu cần là một ngành dịch vụ giúp tối ưu
hoá quá trình phân phối, vận chuyển, dự trữ các nguồn lực, giúp các quốc gia phát
triển bền vững và hiệu quả [1].
Với đặc thù là khu hậu cần phục vụ cho cảng nên khu dịch vụ hậu cần mà cụ thể là

khu dịch vụ hậu cần Cảng Sài Gòn – Hiệp Phước sẽ có cách thức vận hành tương tự
như cách thức vận hành của một khu cảng ngoại trừ việc tiếp nhận và bốc xếp hàng
hóa từ các tàu có trọng tải lớn. Các dịch vụ của khu dịch vụ hậu cần sẽ bao gồm:
dịch vụ xếp dỡ, dịch vụ kho bãi và lưu kho bảo quản hàng hóa.
2.2. CHU TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA DỰ ÁN
Chu trình phát triển của một dự án có thể khái quát gồm 3 bước cơ bản như sau:
- Chuẩn bị đầu tư: Từ những nhận định về kế hoạch quốc gia, các thông tin thu thập
được, các nhà đầu tư sẽ nhận ra được các cơ hội đầu tư. Sau đó, các nghiên cứu tiền


7

khả thi sẽ được triển khai để có những nhận định, đánh giá tương đối về cơ hội đầu
tư này. Tùy theo quy mô cũng như mức độ phức tạp của dự án hoặc các yêu cầu
riêng từ các bên hữu quan mà việc thẩm định dự án tiến hành tiền khả thi hay gồm
cả phân tích khả thi. Nghiên cứu khả thi được lập với mục đích chính là xem xét
khả năng dự án đáp ứng các chỉ tiêu tài chính, kinh tế, xã hội thơng qua việc phân
tích độ nhạy, xác định các biến chính quyết định đến kết quả dự án. Sau khi kết thúc
giai đoạn nghiên cứu tiền khả thi hay nghiên cứu khả thi, các nhà đầu tư phải ra
quyết định chấp thuận dự án hay không.
- Đầu tư: Nếu một dự án được đánh giá là tốt thì sau bước thẩm định và thiết kế thì
dự án sẽ bước sang giai đoạn đầu tư xây dựng. Công việc thực hiện bao gồm việc
mua sắm máy móc, thiết bị, xây dựng lắp đặt và đào tạo nhân viên. Bên cạnh đó,
cơng tác giám sát, tổ chức thi cơng cũng đóng vai trị rất quan trọng trong thời gian
xây dựng và phải luôn được xem xét để đề phịng và xử lý các tình huống khơng dự
định trước có ảnh hưởng đến việc hồn thành dự án.
- Vận hành: Khi dự án hồn thành, cơng tác chuyển giao vận hành sẽ được tiến
hành. Trong giai đoạn vận hành, công tác đảm bảo nguồn lực, kế hoạch và tổ chức
quản lý cần thực hiện kỹ lưỡng để vận hành dự án một cách hiệu quả nhất. Trong
giai đoạn này, nhà thẩm định cần đánh giá kết quả hoạt động của dự án, so sánh với

những hoạch định ban đầu để từ đó có thể rút ra những khác biệt và nguyên nhân
gây ra khác biệt nhằm hoàn thiện công tác thẩm định cho các dự án trong tương lai.
2.3. MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU
Các lĩnh vực phân tích của nghiên cứu khả thi được thể hiện trong Hình 2.1 [2].


8

Phân tích nhu cầu cơ bản
Phân tích xã hội
Phân tích kinh tế
Phân tích tài chính

Phân tích thị trường

Phân tích kỹ thuật

Phân tích nguồn lực

Hình 2.1: Các lĩnh vực phân tích của nghiên cứu khả thi

2.4. CÁC QUAN ĐIỂM PHÂN TÍCH DỰ ÁN
Dự án đầu tư thường được phân tích theo quan điểm tài chính, quan điểm kinh tế và
quan điểm xã hội. Trong quan điểm tài chính, có hai quan điểm thường dùng là
quan điểm Tổng đầu tư và quan điểm Chủ đầu tư.
2.4.1. Quan điểm Tổng đầu tư (quan điểm ngân hàng)
Quan điểm Tổng đầu tư xem xét một dự án nhằm đánh giá sự an toàn của vốn vay
mà dự án có thể cần. Do đó, quan điểm này xem xét đến tổng dòng ngân lưu chi cho
dự án và tổng dòng ngân lưu thu về mà chưa nói đến cơ cấu tài chính dự án, chưa
phân biệt nguồn vốn từ đâu đến. Từ sự phân tích này các nhà tài trợ vốn sẽ xác định

tính khả thi về mặt tài chính của dự án đó [3].
2.4.2. Quan điểm Chủ đầu tư (quan điểm cổ đông)
Quan điểm Chủ đầu tư xem xét giá trị thu nhập ròng còn lại của dự án so với những
gì họ có được trong trường hợp không thực hiện dự án. Theo quan điểm này, khi
tính tốn dịng ngân lưu phải cộng vốn vay ngân hàng vào dòng ngân lưu vào và trừ
khoản trả lãi vay và nợ gốc ở dòng ngân lưu ra của ngân lưu tổng đầu tư. Nói cách
khác, Chủ đầu tư quan tâm đến dòng ngân lưu ròng còn lại, sau khi đã thanh toán nợ
vay [3].


9

2.4.3. Quan điểm kinh tế
Trong phân tích kinh tế, các nhà phân tích thẩm định quyết định đầu tư trên cơ sở sử
dụng giá cả đã được điều chỉnh ứng với các biến dạng thị trường để chúng phản ánh
chi phí nguồn lực hay lợi ích kinh tế thực sự đối với xã hội [4].
2.4.4. Quan điểm xã hội
Nếu như phân tích theo quan điểm tài chính và kinh tế đánh giá các tác động kinh tế
của dự án, phân tích dự án theo quan điểm xã hội liên quan đến việc xác định và nếu
có thể, định lượng hóa những tác động ngoài kinh tế của dự án như các tác động về
chính trị và xã hội. Phân tích xã hội cần xác định ai là đối tượng được hưởng lợi của
dự án, hưởng theo cách nào và ai sẽ là người chịu chi phí của dự án, chịu theo cách
nào [4].
Phân tích theo quan điểm kinh tế và xã hội được các cơ quan Quốc gia quan tâm vì
muốn đánh giá lợi ích dự án liên quan đến lợi ích quốc gia hay khơng, làm cơ sở
cho việc phê duyệt đầu tư dự án [4].
2.5. NỘI DUNG PHÂN TÍCH DỰ ÁN
Hiệu quả dự án đầu tư là tồn bộ mục tiêu đề ra của dự án được đặc trưng bằng các
tiêu thức có tính chất định tính thể hiện ở các loại hiệu quả cần đạt được và bằng
các chỉ tiêu định lượng thể hiện quan hệ giữa chi phí đã bỏ ra và kết quả đạt được

theo mục tiêu của dự án.
2.5.1. Phân tích thị trường
Phân tích thị trường có thể hiểu là phân tích cung cầu. Xác định nhu cầu tương đối
của sản phẩm hay dịch vụ dự án hiện tại và tương lai. Xác định mức cung và giá cả
hiện tại, dự đoán mức cung và xu hướng giá tương lai [4].
2.5.2. Phân tích kỹ thuật
Phân tích kỹ thuật bao gồm việc xác định các thông số kỹ thuật trong xây dựng và
vận hành dự án. Đồng thời các chi phí liên quan cũng cần được ước lượng [4].


10

2.5.3. Phân tích nhân lực và quản lý
Phân tích này gồm việc hoạch định cơ cấu tổ chức cần thiết quản lý vận hành dự án
với số lượng nhân lực cụ thể. Từ đó ước tính chi phí như đào tạo, tuyển dụng,
lương, ... [4].
2.5.4. Phân tích tài chính
Từ những phân tích kỹ thuật, nhân lực và quản lý, dịng tiền chi và thu tài chính
được phân tích cùng với việc đánh giá các phương án tài trợ khác nhau [4].
2.5.5. Phân tích rủi ro

2.5.5.1. Khái niệm rủi ro dự án
Rủi ro dự án là tổng hợp những yếu tố ngẫu nhiên, những tình huống khơng thuận
lợi liên quan đến bất định, có thể đo lường bằng xác suất khơng đạt mục tiêu đã
định của dự án và gây ra các mất mát thiệt hại [5].

2.5.5.2. Nhận dạng và phân loại rủi ro
- Nhận dạng rủi ro: là việc xác định loại rủi ro nào ảnh hưởng quá mức cho phép
đến kết quả dự định của hành động hay sự việc được xem xét, đồng thời mơ tả tính
chất của mỗi loại rủi ro đó [6].

- Phân loại rủi ro 6:
+ Rủi ro kinh doanh;
+ Rủi ro tài chính;
+ Rủi ro có tính chiến lược.

2.5.5.3. Phương pháp phân tích ảnh hưởng của rủi ro đến hiệu quả tài chính
- Đối với hiệu quả tài chính của dự án để đánh giá rủi ro sử dụng phương pháp phân
tích định lượng.
- Phương pháp phân tích định lượng: là xác định xác suất kết quả nhận được thấp
hơn so với yêu cầu hay kế hoạch và mất mát, thiệt hại có thể xảy ra [5].


11

- Trong phân tích định lượng sử dụng các phương pháp để đánh giá rủi ro hiệu quả
tài chính:
+ Phân tích độ nhạy: là phương pháp cho phép đánh giá sự biến đổi của các chỉ tiêu
kết quả thực hiện dự án với các giá trị khác nhau của các biến số dự án [5].
+ Phân tích kịch bản: phương pháp đề xuất một vài phương án kịch bản của dự án
và đánh giá, so sánh. Thông thường người ta tính các phương án kịch bản bi quan,
lạc quan và bình thường đối với các thay đổi có thể của các biến [5].
+ Phân tích bằng phương pháp mơ phỏng: dựa trên xác định giá trị các chỉ tiêu kết
quả theo từng bước nhờ tiến hành thử nghiệm nhiều lần với mơ hình. Ưu điểm là
tính khách quan của các tính tốn, dễ hiểu, dễ chấp nhận và có sự đánh giá kết quả
phân tích dự án của tất cả các thành viên trong quá trình lập kế hoạch. Một trong
những nhược điểm là chi phí cao [5].
2.5.6. Phân tích hiệu quả kinh tế
Các dữ liệu tài chính sẽ được điều chỉnh thành dữ liệu kinh tế. Chi phí và lợi ích của
dự án được thẩm định theo quan điểm cả nền kinh tế [4].
2.5.7. Phân tích hiệu quả xã hội

Dự án được thẩm định từ quan điểm của những đối tượng được hưởng lợi từ dự án
và những đối tượng phải chịu chi phí cho dự án [4].
2.6. PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH
2.6.1. Phương pháp Giá trị hiện tại ròng (NPV)
Là phương pháp quy đổi các giá trị thu chi thực trong suốt quá trình đầu tư và hoạt
động của dự án về thời điểm hiện tại để so sánh [7]:
n

NPV  
t 0

Trong đó:
Bt – các khoản thu ở năm thứ t;

( Bt  Ct )
(1  r )t

(2.1)


×