Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (116.53 KB, 14 trang )

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG
2.1.1. Một số khái niệm
2.1.1.1. Tài sản lưu động.
Là những tư liệu sản xuất tham gia vào quá trình sản xuất ra sản phẩm,
chuyển toàn bộ giá trị vào giá trị của sản phẩm.
Tài sản lưu động là tài sản ngắn hạn và thường xuyên luân chuyển trong quá
trình kinh doanh. Giá trị của các loại tài sản lưu động của doanh nghiệp kinh doanh
sản xuất thường chiếm từ 25% đến 50% tổng giá trị tài sản của doanh nghiệp sản
xuất. Quản lý và sử dụng hợp lý các loại tài sản lưu động có ảnh hưởng rất quan
trọng đối với việc hoàn thành nhiệm vụ chung của doanh nghiệp. Mặc dù hầu hết
các vụ phá sản trong kinh doanh là hệ quả của nhiều yếu tố chứ không phải chỉ do
quản trị vốn lưu động tồi. Nhưng cũng cần thấy rằng sự bất lực của một số Công
ty trong việc hoạch định và kiểm soát một cách chặt chẽ các loại tài sản lưu động,
các khoản nợ ngắn hạn hầu như là một nguyên nhân dẫn đến thất bại cuối cùng của
họ. Việc nâng cao hiệu quả tài sản vốn lưu động có ý nghĩa hết sức sống còn đối
với doanh nghiệp. Nó bao gồm việc quản lý, sử dụng và huy động nguồn lực về
vốn, tài sản lưu động của doanh nghiệp.
Như ta đã biết để tiến hành hoạt động kinh doanh ngoài tài sản cố định,
doanh nghiệp còn phải có tài sản lưu động, tài sản lưu động của doanh nghiệp
thường gồm hai bộ phận là tài sản lưu dộng sản xuất và tài sản lưu động trong lưu
thông. Tài sản lưu động sản xuất bao gồm một bộ phận là những vật tư dự trữ để
đảm bảo cho quá trình sản xuất được liên tục như nguyên liệu,vật liệu, nhiên liệu...
và một bộ phận là những sản phẩm dở dang trong quá trình sản xuất. Tài sản lưu
động trong lưu thông bao gồm sản phẩm hàng hoá chờ tiêu thụ, vốn bằng tiền, vốn
trong thanh toán (nợ phải thu).
2.1.1.2. Vốn lưu động.
* Khái niệm: Vốn lưu động là biểu hiện bằng tiền của tài sản lưu động. vốn
lưu động là giá trị còn lại của vốn kinh doanh sau khi trừ đi phần tài trợ cho tài sản
cố định.
Để kinh doanh trước hết cần có vốn, vốn đầu tư ban đầu và vốn bổ xung để
mở rộng sản xuất kinh doanh. Từ lượng tiền ứng ra ban đầu doanh nghiệp mua


nguyên vật liệu, máy móc thiết bị... để đưa vào sản xuất tạo ra hàng hoá, từ đó tiêu
thụ và thu hồi tiền về.
Lượng vốn ban đầu ứng ra gọi là vốn trong doanh nghiệp vốn trong doanh
nghiệp là số tiền ứng ra ban đầu nhằm mua các yếu tố đầu và của sản xuất, được
thu hồi lại sau khi doanh nghiệp bán ra các sản phẩm hàng hoá của mình.
Vốn là yếu tố quan trọng trong quá trình sản xuất kinh doanh trong doanh
nghiệp là cơ sở ban đầu trong việc mua sắm các tư liệu sản xuất, nhằm tạo ra của
cải vật chất.
Để kinh doanh, ngoài vốn ban đầu của chủ sở hữu, doanh nghiệp còn huy
động vốn từ nhiều nguồn khác nhau, nếu ta chia vốn lưu động của doanh nghiệp
theo nguồn hình thành ta có:
- Vốn chủ sở hữu:
Đối với doanh nghiệp Nhà nước: nguồn vốn này chủ yếu do ngân sách Nhà
nước cấp phát, đồng thời doanh nghiệp bổ xung thêm từ lợi nhuận hoặc từ các
khoản khác.
Đối với Công ty cổ phần: vốn chủ sở hữu là vốn do các cổ đông đóng góp
thông qua việc mua cổ phiếu. Ở các doanh nghiệp tư nhân vốn chủ sở hữu do các
cá nhân thành lập doanh nghiệp bỏ ra.
Nói chung trong các dự án đầu tư vốn tự có của chủ đầu tư thường không đủ,
đòi hỏi phải huy động từ các nguồn khác.
Theo luật Công ty: Công ty được phép huy động vốn để bổ xung vốn cho
các hoạt động sản xuất kinh doanh. Do đó bên cạnh nguồn vốn của chủ sở hữu còn
có nguồn vốn đi vay và do vốn liên doanh liên kết. Vốn bổ xung được huy động
bằng nhiều hình thức khác nhau (như phát hành thêm cổ phiếu, vay tín dụng ngân
hàng tín dụng thương mại, vốn chiếm dụng...) Nếu nguồn vốn chủ sở hữu chủ yếu
mang tính chất dài hạn thì các nguồn vốn huy động bổ xung rất đa dạng về thời
hạn. Các nguồn vốn huy động qua phát hành thêm cổ phiếu và trái phiếu mang
tính chất dài hạn, trung hạn và ngắn hạn; các khoản tín dụng thương mại, các
khoản nợ chưa trả hoặc các khoản ứng trước của khách hàng thường mang tính
chất trung hạn và ngắn hạn.

- Vốn đi vay: là các khoản nguồn vốn mà đơn vị huy động và khai thác thêm
do doanh nghiệp đi vay ngân hàng, các tổ chức tín dụng cá nhân theo sự thoả thuận
đơn vị chỉ được quyền sử dụng trong một thời gian sau đó phải có trách nhiệm
hoàn trả.
Ngoài việc phân chia vốn theo nguồn hình thành người ta còn phân chia vốn
theo thời hạn sử dụng vốn bao gồm:
- Vốn trung hạn và dài hạn, sử dụng chủ yếu để đầu tư vào tài sản cố định.
- Vốn ngắn hạn sử dụng nhằm đảm bảo cho sản xuất kinh doanh hàng ngày
của doanh nghiệp như để mua nguyên vật liệu, trả lương...
Nói chung để xem xét về vốn sản xuất điều kiện người ta xem xét theo nhiều
khía cạnh, tiêu thức khác nhau và phân chia ra một cách tương đối riêng biệt.
Chẳng hạn theo nguồn hình thành gồm vốn của chủ sở hữu và vốn huy động (như
đã phân tích ở trên) theo thời hạn sử dụng (vốn dài hạn, trung hạn và ngắn hạn...)
theo hình thái tồn tại (gồm vốn tiền tệ và vốn hiện vật).
Ngoài ra cách phân chia ở trên, người ta còn hay phân loại vốn sản xuất kinh
doanh theo tính chất luân chuyển của các bộ phận trong vốn sản xuất kinh doanh.
Theo phương thức này người ta chia vốn sản xuất kinh doanh ra làm hai loại vốn
là: vốn lưu động và vốn cố định.
Trước hết, số vốn lưu động được phải được phân chia thành hai phần; phần
để đầu tư xây dựng cơ bản mua máy móc thiết bị và phần để mua sắm nguyên vật
liệu, phụ tùng, trả lương, năng lượng...
Vốn đầu tư xây dựng cơ bản được chi phí cho việc chuẩn bị đầu tư bao gồm:
chi phí cho việc hoàn thành thủ tục pháp lý, các khoản lệ phí, chi về lập dự toán
cho đến việc xây dựng, mua sắm máy móc thiết bị, công nghệ... để phục vụ cho
yêu cầu sản xuất và quản lý của doanh nghiệp.
Khi các công việc trên đây được hoàn thành thì quá trình đầu tư kết thúc.
Nhà kinh doanh đã tạo ra một số chuyển hoá rất quan trọng của nguồn vốn từ trạng
thái tiền tệ (động sản tài chính) sang trạng thái vật chất (tài sản tài chính). Các tài
sản được đầu tư ở trên có thời hạn sử dụng lâu, được gọi là tài sản cố định. Phần
vốn của doanh nghiệp chi phí cho việc hình thành nên tài sản cố định là vốn cố

định. Phần vốn còn lại dùng để mua sắm các loại nguyên vật liệu phụ tùng... gọi là
vốn lưu động. Các loại tài sản trên được gọi là tài sản lưu động. Tài sản lưu động
thường có giá trị nhỏ hoặc thời gian sử dụng ngắn (thường chỉ sử dụng cho một
chu kỳ sản xuất. Phần vốn này khi chưa sử dụng vẫn là vốn chuyển hoá thành tài
sản phi tài chính nằm trong giá trị của các loại nguyên vật liệu dự trữ, trong giá trị
sản phẩm dở dang hoặc trong giá trị chưa tiêu thụ.
Nói chung mỗi doanh nghiệp không bao giờ cho chuyển hoá toàn bộ nguồn
vốn lưu động mà luôn luôn có trong tài khoản của mình một lượng dự trữ nhất
định để thực hiện các nghiệp vụ chi trả cần thiết. Ở bài viết này chúng ta chủ yếu
xem xét về nội dung thành phần của vốn lưu động và một số biện pháp nâng cao
hiệu quả sử dụng vốn lưu động.
2.1.1.3. Hiệu quả sử dụng vốn lưu động.
Ngày nay, hiệu quả kinh tế là vấn đề số một là điều kiện sống còn đối với
mỗi doanh nghiệp. Nó là kết quả tổng hợp của một số loạt các chỉ tiêu đánh giá
hiệu quả của các yếu tố bộ phận. Trong đó, hiệu quả sử dụng vốn lưu động gắn
liền với lợi ích cũng như hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Việc sử
dụng hiệu quả vốn lưu động được biểu hiện tất cả ở các khâu của quá trình sản xuất
từ các khai thác các nguồn vốn, sử dụng vốn để mua sắm vật tư cho đến khi tiêu
thụ sản phẩm và thu hồi vốn để đầu tư cho quá trình tái sản xuất. Các doanh
nghiệp luôn phải tìm cách để cung ứng đầy đủ nhu cầu sản xuất, đồng thời phải tiết
kiệm được vốn và đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất cho doanh nghiệp.
Sử dụng hiệu quả vốn lưu động có tính cấp thiết đối với sự tồn tại của
doanh nghiệp và là một mục tiêu mà doanh nghiệp cần phấn đấu cao để đạt được.
Vốn lưu động là một bộ phận quan trọng của vốn sản xuất, là yếu tố không thể
thiếu được của quá trình sản xuất kinh doanh. Mặt khác, do đặc điểm của vốn lưu
động là vận động không ngừng trong mọi giai đoạn sản xuất hình thái biểu hiện
phức tạp và khó quản lý nên sử dụng tốt vốn lưu động có ảnh hưởng lớn đến kết
quả hoạt động của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp sử dụng vốn không tốt, không
bảo toàn được vốn sẽ dẫn đến thất thoá vốn làm ảnh hưởng tới quá trình tái sản
xuất, quy mô sẽ bị thu hẹp, vốn luân chuyển chậm, hiệu quả sử dụng đồng vốn sẽ

thấp có nghĩa là doanh nghiệp hoạt động kém hiệu quả. Nếu tình trạng này kéo dài
chắn chắn doanh nghiệp sẽ không thể tồn tại trên thị trường.
Chuyển sang cơ chế thị trường, các khoản bao cấp về vốn qua cấp phát
không còn nữa từ đó nảy sinh ra thực tế là hiện nay nhiều doanh nghiệp bị thiếu
vốn lưu động. Để bù đắp cho thiếu hụt, nhiều doanh nghiệp phải huy động vốn
bằng cách như: vay ngân hàng, vay của cán bộ công nhân viên, nợ nhà cung cấp,
nợ tiền thuê, và các khoản phải nợ ngân sách... số lãi phải trả do việc huy động
vốn hàng năm của doanh nghiệp tương đối lớn do vậy các doanh nghiệp cần đẩy

×