Tải bản đầy đủ (.docx) (31 trang)

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHI PHÍ HOẠT ĐỘNG VÀ KIỂM TOÁN CHI PHÍ HOẠT ĐỘNG TRONG KIỂM TOÁN TÀI CHÍNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (228.24 KB, 31 trang )

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHI PHÍ HOẠT ĐỘNG VÀ KIỂM TOÁN CHI PHÍ HOẠT
ĐỘNG TRONG KIỂM TOÁN TÀI CHÍNH
I. Nội dung của chi phí hoạt động
1. Khái niệm và đặc điểm
Theo quy định hiện hành, chi phí bán hàng là những khoản chi phí mà doanh
nghiệp bỏ ra có liên quan đến hoạt động tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá, lao vụ, dịch vụ
trong kỳ như chi phí nhân viên bán hàng, chi phí dụng cụ bán hàng, chi phí quảng cáo,
chi phí hoa hồng bán hàng, các chi phí vận chuyển liên quan đến hoạt động bán hàng,
khấu hao phương tiện bán hàng….
Chi phí quản lý doanh nghiệp là những khoản chi phí phát sinh có liên quan
chung đến toàn bộ hoạt động của cả doanh nghiệp mà không tách riêng được cho bất
kì một hoạt động nào. Chi phí quản lý doanh nghiệp bao gồm lương cho Ban giám
đốc và nhân viên quản lý, khấu hao nhà xưởng và phương tiện sử dụng của Bộ phận
văn phòng, đồ dùng văn phòng, thuế nhà đất, các chi phí văn phòng, chi phí quản lý
hành chính và các chi phí khác.
Chi phí hoạt động nói chung bao gồm chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh
nghiệp là những chi phí bao gồm những đặc điểm sau:
- Chi phí hoạt động là những chi phí gián tiếp, các khoản chi phí này phát
sinh không trực tiếp liên quan đến quá trình sản xuất tạo ra sản phẩm.
- Cơ sở để ghi nhận các loại chi phí này là dựa vào các chính sách, quy
định của Nhà nước cũng như của đơn vị, bao gồm các quy định về việc chi tiền
hoa hồng trong giao dịch, môi giới bán hàng; quy định về tiền công tác phí cho
nhân viên bán hàng; quy chế về chi tiếp khách, quảng cáo…
- Chi phí hoạt động là một trong các cơ sở để xác định chỉ tiêu lợi nhuận
và các loại thuế khác nên rất nhạy cảm với các gian lận nảy sinh trong quá trình
xác định lợi nhuận, thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp.
- Các chỉ tiêu chi phí phản ánh trên Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
luôn có mối quan hệ chặt chẽ với các chỉ tiêu thu chi tiền mặt, tiền gửi,…là
những yếu tố động và dễ xảy ra gian lận.
- Tất cả các chỉ tiêu về chi phí phản ánh trên Báo cáo kết quả hoạt động
sản xuất kinh doanh có mối quan hệ rất chặt chẽ với các chỉ tiêu phản ánh trên


Bảng cân đối tài sản: tiền lương; công cụ, dụng cụ; khấu hao tài sản cố định;
tiền;..
2. Các quy định về hạch toán chi phí hoạt động
Để hạch toán chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp, theo chế độ hiện
hành, kế toán sử dụng các tài khoản sau:
TK 641 – Chi phí bán hàng, gồm các tiểu khoản :
- TK 6411: chi phí nhân viên bán hàng
- TK 6412: chi phí vật liệu bao bì
- TK 6413: chi phí dụng cụ, đồ dùng
- TK 6414: chi phí khấu hao tài sản cố định
- TK 6415: chi phí bảo hành
- TK 6417: chi phí dịch vụ mua ngoài
- TK 6418: chi phí bằng tiền khác
TK 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp, gồm các tiểu khoản:
- TK 6421: chi phí nhân viên quản lý
- TK 6422: chi phí vật liệu quản lý
- TK 6423: chi phí đồ dùng văn phòng
- TK 6424: chi phí khấu hao tài sản cố định
- TK 6425: thuế, phí và lệ phí
- TK 6426: chi phí dự phòng
- TK 6427: chi phí dịch vụ mua ngoài
- TK 6428: chi phí bằng tiền khác
Việc hạch toán 2 loại chi phí này được mô tả theo 2 sơ đồ sau:
Sơ đồ hạch toán tổng quát chi phí bán hàng
TK 911
TK 111, 138..
TK 331, 111, 112, 141
Chi phí dịch vụ mua ngo i v chi phí bà à ằng tiền khác
Chi phí trích trước, chi phí chờ phân bổ
TK 1421,335

TK 133
TK 133
Thuế GTGT đầu v o không à được khấu trừ nếu được tính v o chi phí bán h ngà à
TK 512
TK 33311
Th nh phà ẩm h ng hoá, dà ịch vụ sử dụng nội bộ
TK 641
Các khoản ghi giảm chi phí bán h ngà
Chi phí tiền lương v các khoà ản trích theo lương
TK 334, 338
TK 152, 153
TK 214
TK 111, 112, 152, 153, 334,..
Chi phí bảo h nh thà ực tế phát sinh
Chi chi phí khấu hao TSCĐ
Chi phí vật liệu, dụng cụ
Kết chuyển v oà kỳ sau

Kết chuyển chi phí bán h ngà
TK 1422
Chờ kết chuyển
Kết chuyển chi phí bán h ngà


Sơ đồ hạch toán tổng quát chi phí quản lý doanh nghiệp
TK 139
TK 331, 111, 112,..
TK 335, 1421
TK 214
Trích lập dự phòng phải thu khó đòi

Chí chí dịch vụ mua ngo i v chi bà à ằng tiền khác
Chi phí trích trước v chi phí phân bà ổ dần
Kết chuyển v o kà ỳ sau
Chờ kết chuyển
Kết chuyển chi phí quản lý doanh nghiệp
TK 1422
TK 111, 152, 1388,..
Các khoản ghi giảm chi phí quản lý doanh nghiệp
TK 642
Chi phí tiền lương v các khoà ản trích theo lương
TK 334, 338
TK 152, 153
Chi phí vật liệu, dụng cụ
Chi phí khấu hao TSCĐ
Thuế, phí, lệ phí phải nộp (Thuế môn b i, tià ền thuê đất, thuế GTGT theo phương pháp trực
tiếp phải nộp NSNN)
TK 333
Kết chuyển chi phí quản lý doanh nghiệp
TK 911

TK 133
TK 336
Chi phí cấp dưới phải nộp theo quy định của cấp trên
II. Kiểm toán chi phí hoạt động trong kiểm toán tài chính
1. Vai trò của chi phí hoạt động trong chi phí sản xuất kinh doanh
của doanh nghiệp
 Vai trò của chi phí hoạt động trong chi phí sản xuất kinh doanh
Chi phí hoạt động có một đặc điểm quan trọng đó là nó là một loại chi phí gián
tiếp đối với quá trình sản xuất nhưng lại là một chỉ tiêu trực tiếp để xác định thu nhập
chịu thuế. Chính vì đặc điểm đó mà nảy sinh nhiều vấn đề trong công tác kế toán cũng

như kiểm toán đối với các khoản mục này.
Trong hầu hết các doanh nghiệp vừa và nhỏ thì chi phí hoạt động là những chi
phí đơn giản, phát sinh từ hoạt động bán hàng hay chi phí phục vụ ban quản lý. Từ đó
chi phí hoạt động được ghi nhận dựa vào các chính sách, quy định của Nhà nước hay
của đơn vị. Tuy nhiên đối với các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh quy mô lớn, đa
ngành đa nghề, đa sản phẩm; các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu;
doanh nghiệp thương mại; doanh nghiệp cung cấp các dịch vụ như dịch vụ hàng
không, dịch vụ bưu điện thì chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp là chi
phí chủ đạo trong tổng chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Có thể kể ra
một số vai trò quan trọng của chi phí hoạt động như:
- Các khoản mục chi phí trên Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là
những chỉ tiêu quan trọng phản ánh tổng quát quá trình kinh doanh của doanh
nghiệp trong kỳ. Mọi sai sót liên quan đến việc phản ánh chi phí đều có ảnh
hưởng trực tiếp tới việc đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp.
- Chi phí hoạt động cũng ảnh hưởng tới các khoản mục trên Bảng cân đối
kế toán. Một sự thay đổi lớn về chi phí hoạt động sẽ làm thay đổi số dư của tài
khoản lợi nhuận, thuế phải nộp…
TK 911
- Chi phí hoạt động phát sinh thường liên quan đến các khoản phải trả
ngắn hạn hay các khoản phải trả ngay là những yếu tố có khả năng tồn tại gian
lận cao.
- Đối với ngân sách thì các chỉ tiêu chi phí là một trong các cơ sở để xác
định thu nhập chịu thuế do đó luôn đòi hỏi đơn vị hạch toán tuân thủ theo đúng
quy định, điều này cũng đòi hỏi các kiểm toán viên phải thận trọng khi kiểm
toán các khoản mục này nếu họ không muốn khách hàng của mình bị truy thu
thuế vì hạch toán chi phí không hợp lý, hợp lệ.
Quả thực không thể phủ nhận vai trò quan trọng của chi phí hoạt động trong hoạt
động kinh doanh của doanh nghiệp. Từ đó chi phí hoạt động cũng có một số ảnh
hưởng nhất định đến một cuộc kiểm toán.

 Vai trò của chi phí hoạt động trong kiểm toán Báo cáo tài chính
Vì các đặc điểm trên mà chi phí hoạt động thường được đánh giá là quan trọng
trong hạch toán kế toán đồng thời chi phí hoạt động cũng có những ảnh hưởng nhất
định đến một cuộc kiểm toán tài chính vì những lý do sau đây:
- Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp được xem là một
khoản mục trọng yếu trong Báo cáo tài chính của doanh nghiệp do đó khi thực
hiện kiểm toán thì phải được thực hiện đầy đủ để tránh bỏ sót những sai sót có
thể có đối với khoản mục này.
- Khoản mục chi phí hoạt động không những bản thân nó trọng yếu mà
còn ảnh hưởng tới các khoản mục trong Báo cáo tài chính. Do đó kiểm tra, xem
xét việc tập hợp và kết chuyển chi phí hoạt động cũng chính là việc xem xét
tính đúng đắn của các khoản mục trên Bảng cân đối kế toán như: lợi nhuận,
thuế phải nộp.
- Tính đúng đắn của việc tập hợp chi phí sản xuất là một cơ sở quan trọng
để kiểm toán viên đưa ra ý kiến của mình về Báo cáo tài chính của doanh
nghiệp đồng thời đưa ra những lời tư vấn giúp doanh nghiệp hoàn thiện hơn
trong công tác hạch toán kế toán cũng như công việc kinh doanh của khách
hàng.
 Các chuẩn mực chung và các quy định của Nhà nước về hạch toán chi phí mà
kiểm toán toán viên phải quan tâm trong quá trình kiểm toán
Khi thực hiện kiểm toán chi phí nói chung và chi phí hoạt động nói riêng, kiểm
toán viên thường quan tâm đến các chuẩn mực (nguyên tắc) sau:
- Nguyên tắc nhất quán: Nguyên tắc này đòi hỏi việc sử dụng phương
pháp hạch toán chi phí phải thống nhất giữa kỳ này với kỳ trước đồng thời việc
sử dụng các phương pháp tính giá, phương pháp hạch toán, tập hợp hay phân
bổ chi phí phải được thực hiện trên cơ sở thống nhất giữa các kỳ và nếu có sự
thay đổi thì phải trình bày ảnh hưởng trên Thuyết minh Báo cáo tài chính.
- Nguyên tắc thận trọng: Đảm bảo sự an toàn khi tính toán các khoản chi
phí và thu nhập. Cụ thể thu nhập phải được đảm bảo chắc chắn, chi phí phải
được tính đúng, tính đủ một cách tối đa.

- Nguyên tắc phù hợp: Hạch toán chi phí phải đúng đối tượng chịu phí,
đúng thời kỳ và phù hợp với thu nhập trong kỳ.
Ngoài ra trong quá trình kiểm toán, kiểm toán viên không chỉ quan tâm đến các
chuẩn mực chung mà phải còn phải dựa vào các quy định, chế độ của Nhà nước về
hạch toán và ghi nhận chi phí, như các quy định sau:
- Luật Thuế Thu nhập doanh nghiệp.
- Nghị định của Chính phủ số 30/1998/NĐ-CP ngày 13/5/1998 quy định
chi tiết thi hành Luật Thuế Thu nhập doanh nghiệp.
- Nghị định của Chính phủ số 26/2001/NĐ-CP ngày 4/6/2001 sửa đổi, bổ
sung 1 số điều của Nghị định số 30/1998/NĐ-CP ngày 13/5/1998 của chính phủ
quy định chi tiết thi hành Luật Thuế Thu nhập doanh nghiệp.
- Thông tư 18/2002/TT-BTC ngày 20/2/2002 hướng dẫn thi hành Nghị
định số 26/2001 ngày 4/6/2001 và Nghị định số 30/1998 của Chính phủ quy
định chi tiết thi hành Luật Thuế Thu nhập doanh nghiệp.
- Thông tư của Bộ Tài chính số 13/2001/TT-BTC ngày 6/3/2001 hướng
dẫn thi hành quy định về thuế đối với các hình thức đầu tư theo Luật đầu tư
nước ngoài tại Việt Nam.,…
2. Mục tiêu kiểm toán chi phí hoạt động
Theo VSA 200: Mục tiêu của cuộc kiểm toán Báo cáo tài chính là giúp cho kiểm
toán viên và công ty kiểm toán xác nhận rằng Báo cáo tài chính có được lập trên cơ sở

×