THỰC TRẠNG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN VỐN ĐẦU TƯ TẠI CÔNG TY
THỰC TRẠNG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN VỐN ĐẦU TƯ TẠI CÔNG TY
DỊCH VỤ TƯ VẤN TÀI CHÍNH KẾ TOÁN VÀ KIỂM TOÁN AASC
DỊCH VỤ TƯ VẤN TÀI CHÍNH KẾ TOÁN VÀ KIỂM TOÁN AASC
I.Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Dịch vụ ư vấn
ài chính Kế toán và Kiểm toán (AASC)
Nhằm phục vụ cho sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam, trong quá
trình hội nhập hợp tác đầu tư với nước ngoài và đáp ứng yêu cầu đổi mới
trong lĩnh vực tài chính kế toán, ngày 13 tháng 5 năm 1991 thực hiện
thông báo của Văn phòng Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ), Bộ
trưởng Bộ Tài chính đã ký quyết định số 164/TC/QĐ/TCCB thành lập
Công ty Dịch vụ Kế toán (ASC). Đến năm 1993, với sự lớn mạnh về năng
lực hoạt động nghiệp vụ và yêu cầu đổi mới hệ thống quản lý nền Kinh tế
quốc dân, Bộ trưởng Bộ Tài chính đã ra Quyết định số 639/TC/TCCB
ngày 14 tháng 9 năm 1993 bổ sung chức năng nhiệm vụ cho Công ty và
đổi tên Công ty thành Công ty Dịch vụ ư vấn ài chính Kế toán và Kiểm
toán (AASC).
Là một trong những tổ chức chuyên ngành đầu tiên và lớn nhất tại
Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực tư vấn tài chính kế toán và kiểm toán,
sự ra đời AASC đã góp phần đánh dấu cho bước phát triển mới mẻ của
hoạt động kiểm toán tại Việt Nam. Ngay từ những ngày đầu thành lập,
AASC đã xác định chất lượng dịch vụ và uy tín của Công ty là mục tiêu
của sự phát triển.
Mục tiêu hoạt động của Công ty là nhằm cung cấp các dịch vụ
chuyên ngành tốt nhất, đảm bảo quyền lợi cao nhất của khách hàng, cung
cấp những thông tin với độ tin cậy cao cho công tác quản lý kinh tế tài
chính và điều hành công việc sản xuất kinh doanh mang lại hiệu quả cao
nhất. Hơn thế nữa, với kinh nghiệm thực tiễn về chuyên ngành, gần gũi
với khách hàng, tận tình, thông thạo nghiệp vụ và giàu kinh nghiệm thực
tế, Công ty am hiểu các yêu cầu trong kinh doanh, các khó khăn mà khách
hàng trong kinh doanh thường gặp phải từ đó giúp đỡ khách hàng giải
quyết tốt các yêu cầu nghiệp vụ tài chính kế toán. Nhằm đảm bảo cung
cấp những dịch vụ có chất lượng tốt nhất, mọi hoạt động của Công ty luôn
tôn trọng nguyên tắc: Độc lập, trung thực khách quan và bảo mật, tuân
thủ các quy định của Nhà nước Việt Nam, các chuẩn mực kiểm toán Việt
Nam do Nhà nước ban hành cũng như các chuẩn mực kiểm toán quốc tế
được chấp nhận chung. Bên cạnh đó, Công ty luôn luôn nhận thức đặt lợi
ích hợp pháp của khách hàng lên hàng đầu. Vì thế trong hơn mười năm
hoạt động, tập thể cán bộ công nhân viên của Công ty AASC đã không
ngừng nỗ lực nâng cao trình độ quản lý, kinh nghiệm thực tiễn cùng với
sự nhiệt tình, Công ty AASC đã thu hút được một đội ngũ khách hàng
đông đảo. Hiện nay, Công ty đã có hơn 700 khách hàng thường xuyên và
ổn định, bao gồm các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, doanh
nghiệp Nhà nước, tổ chức cơ quan đoàn thể hoạt động tại Việt nam, các
Công ty cổ phần, Công ty TNHH... Hoạt động trong nhiều lĩnh vực như:
ngân hàng, bảo hiểm, dầu khí, năng lượng, viễn thông, công nghiệp, xây
dựng, thủy lợi, hàng hải, du lịch, thương mại…
Để có thể phục vụ khách hàng tốt nhất, hiện nay, Công ty đã mở rộng
phạm vi hoạt động của mình trên toàn lãnh thổ Việt Nam. Từ chỗ hoạt động
của Công ty chỉ giới hạn ở thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và
một số doanh nghiệp có vốn đấu tư nước ngoài, đến nay, hoạt động của
Công ty đã được mở rộng ra cả nước và đã thâm nhập vào mọi thành phần
kinh tế. Công ty có trụ sở chính đặt tại Hà Nội và các Chi nhánh, Văn phòng
đại diện tại thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Vũng Tàu, thành phố Thanh
Hóa, thành phố Quảng Ninh và thành phố Hải Phòng:
• Chi nhánh Vũng Tàu thành lập năm 1993.
• Chi nhánh Đà Nẵng chi nhánh đầu tiên của AASC đã kết hợp với Đà
Nẵng của VACO thành lập nên Công ty kiểm toán Đà Nẵng. Sau đó AASC
đã thành lập chi nhánh khác tại Đà Nẵng.
• Chi nhánh Quảng Ninh, thành lập năm 1998.
• Văn phòng đại diện của Công ty tại Hải Phòng vừa được nâng thành
Chi nhánh của Công ty vào đầu năm 2003.
Nhằm phát triển đa dạng các loại hình dịch vụ cũng như nâng cao
chất lượng dịch vụ, Công ty đã không ngừng phát triển đội ngũ nhân viên
của mình. Hiện nay, Công ty đã có trên 250 cán bộ nhân viên (80 – 90% là
nhân viên nghiệp vụ), trong đó có 79 kiểm toán viên được cấp Chứng chỉ
kiểm toán viên cấp Nhà nước(CPA). Cán bộ nhân viên của Công ty là
những chuyên gia có trình độ đại học và trên đại học đã qua đào tạo thực
tế, có khả năng đáp ứng tốt các yêu cầu của công việc. Ngoài số cán bộ
trên, Công ty còn có một đội ngũ các cộng tác viên là các giáo sư, tiến sĩ,
các giảng viên giàu kinh nghiệm trong nhiều lĩnh vực.
Cơ cấu tổ chức bộ máy của AASC được xây dựng gọn nhẹ, linh hoạt,
khoa học, có sự phân cấp rõ ràng, giúp Ban Giám đốc điều hành có hiệu
quả và khai thác tối đa tiềm năng của toàn hệ thống. Sơ đồ 1&2 khái quát
cơ cấu tổ chức của Công ty:
Sơ đồ1 : Cơ cấu tổ chức bộ máy của Công ty AASC
GIÁM ĐỐC
P.GI M Á ĐỐC II
P.GI M Á ĐỐC I
Chi nhánh
Trụ sở chính
Văn phòng đại diện
Giám đốc
Chi nhánh
Trưởng
Văn phòng đại diện
Sơ đồ2: Mô hình tổ chức quản lý tại trụ sở chính của AASC
BAN GIÁM ĐỐC
Bộ phận
Kế toán
Phòng
H nh chính-Tà ổng hợp
Phòng kiểm toán
các ng nh thà ương mại v dà ịch vụ
Phòng kiểm toán
Xây dựng cơ bản
Phòng
Kinh doanh tiếp thị
Phòng kiểm toán
các dự án
Phòng tư vấn
v bà ồi dưỡng nghiệp vụ
Bằng sự năng động và luôn bám sát nhu cầu thị trường, Công ty
AASC đã có một thị phần đáng kể trong thị trường cung cấp các dịch vụ
tư vấn về tài chính, kế toán và kiểm toán. Hiện nay, Công ty cung cấp các
loại hình dịch vụ sau:
• Kiểm toán báo cáo tài chính doanh nghiệp.
• Kiểm toán báo cáo quyết toán vốn đầu tư.
• Dịch vụ kế toán.
• Dịch vụ tư vấn (tư vấn tài chính kế toán, thuế…).
• Dịch vụ đào tạo và phát triển phần mềm tin học.
Với chiến lược đúng đắn và nỗ lực của bản thân, Công ty AASC đã
không ngừng phát triển và khẳng định được vị thế của mình trong thị
trường dịch vụ tài chính. Chúng ta có thể nhận thấy điều này qua một số
chỉ tiêu kinh tế tài chính của Công ty trong những năm gần đây:
Bảng số 1: Một số chỉ tiêu kinh tế tài chính của AASC
( Đơn vị: Tỷ đồng)
Chỉ tiêu Năm 2001 Năm 2002 So sánh
A 1 2 3=2/1
1. Doanh thu
Trong đó:
- Dịch vụ kiểm toán
- Tư vấn
- Dịch vụ khác
2. Chi phí
3. Lợi nhuận
4. Nộp ngân sách
5. Thu nhập bình quân đầu người (tr/tháng)
18.7
16.8
0.8
1.1
15.7
2.8
2.7
2.1
21
17.4
2.3
1.3
18.9
2.1
3.2
2.3
112%
104%
287.5%
118%
120%
75%
119%
110%
Số liệu trên cho thấy, Công ty luôn duy trì được tốc độ phát triển
trong những năm gần đây và có những bước tiến vượt bậc so với khi mới
thành lập. Doanh thu của Công ty tăng từ 18.7 tỷ đồng năm 2001 lên gần
21 tỷ năm 2002 (khoảng 12%). Nếu như Công ty mới chỉ nộp Ngân sách
Nhà nước 2.7 tỷ đồng vào năm 2001 thì năm 2002 Công ty đã nộp vào
Ngân sách Nhà nước 3.2 tỷ đồng (tăng khoảng 19%). Thu nhập bình quân
trong 2 năm gần đây của cán bộ công nhân viên Công ty đạt trên 2 triệu
đồng/người/tháng.
Qua một số chỉ tiêu trên, chúng ta có thể thấy được một Công AASC
vững mạnh, phát triển và đó cũng là minh chứng cho những thành tựu mà
Công ty đã đạt được trong 10 năm qua.
II.Chương trình kiểm toán báo cáo quyết toán vốn đầu tư do
Công ty Dịch vụ ư vấn ài chính Kế toán và Kiểm toán thực hiện
1.Kiểm toán nguồn vốn đầu tư XDCB:
Các công trình hiện nay có thể được đầu tư bằng nhiều nguồn vốn
khác nhau. Việc kiểm toán đảm bảo tính đúng đắn, đúng qui định là nội
dung và yêu cầu của kiểm toán báo cáo quyết toán vốn đầu tư.
Mục đích kiểm toán nguồn vốn đầu tư là:
• Quá trình kiểm soát nội bộ đối với nguồn vốn đầu tư phải đầy đủ,
chặt chẽ đúng qui định và hiệu quả.
• Các nguồn vốn đầu tư được quản lý, sử dụng và đánh giá một cách
đúng đắn.
• Các nghiệp vụ phát sinh liên quan đến nguồn vốn đầu tư thì thực sự
xảy ra, đúng qui định và được ghi chép đầy đủ.
• Số dư về tài khoản nguồn vốn đầu tư phải được tính toán chính xác
và thống nhất với sổ cái.
• Các nguồn vốn đầu tư phải được trình bày một cách đúng đắn và
phản ánh đầy đủ.
Mẫu kiểm toán:
Các nghiệp vụ phát sinh ảnh hưởng đến nguồn vốn không nhiều và
thường có giá trị lớn vì vậy kiểm toán viên thường tiến hành kiểm toán
100% các nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến nguồn vốn đầu tư.
Tờ tổng hợp nguồn vốn:
Số
hiệu
tài
khoả
n
Tên tài
khoản
Tham
chiếu
Số dư
trước
kiểm
toán
Số dư
sau
kiểm
toán
Chênh
lệch (%)
Chênh
lệch ($)
G
hi
c
h
ú
A B C=(B-
A)/A
D=B-A
Vốn
Ngân
sách cấp
- Xây lắp
- Thiết bị
- Khác
Vốn tự có
- Xây lắp
- Thiết bị
- Khác
Vốn vay
- Xây lắp
- Thiết bị
- Khác
Lãi tiền
gửi Ngân
hàng
Cộng
nguồn
vốn
Ghi chú hệ thống cho phần nguồn vốn:
Phần ghi chú hệ thống dùng để ghi chép lại những hiểu biết và vấn đề
cơ bản của phần nguồn vốn:
• Các loại nguồn vốn, nguồn hình thành, phương thức quản lý, cấp
phát, thu hồi vốn…
• Các thủ tục kế toán áp dụng cho phần hành.
• Các vấn đề cần quan tâm khác khi kiểm toán.
• Các vấn đề về kiểm soát và hạch toán cần đưa vào Thư quản lý để
kiến nghị với khách hàng.
Chương trình kiểm toán nguồn vốn được trình bày trong Phụ lục 2.
2.Kiểm toán chi phí đầu tư XDCB:
Mục đích kiểm toán chi phí đầu tư XDCB là xác định tổng số chi phí
đầu tư XDCB phù hợp với khối lượng thực tế của từng hạng mục công
trình và toàn bộ công trình. Thông qua đó đánh giá tính trung thực của
báo cáo quyết toán toàn bộ công trình và giá trị của từng hạng mục công
trình hoàn thành đưa vào sản xuất sử dụng làm cơ sở kết luận về giá trị
TSCĐ, TSLĐ hình thành qua đầu tư, dựa trên các cơ sở dẫn liệu cụ thể đó
là:
• Công trình xây dựng thực tế tồn tại (Tính có thật).
• Công trình XDCB được đánh giá và tính toán đúng theo định mức,
đơn giá áp dụng cho công trình (Tính toán và đánh giá).
• Các khoản chi phí đều phải được ghi chép đầy đủ đúng qui định,
đúng phương pháp.
2.1.Kiểm toán chi phí xây lắp:
Căn cứ pháp lý để kiểm toán chi phí xây lắp đó là:
• Các biên bản nghiệm thu công trình hoàn thành bàn giao và các
phiếu giá thành toán, có xác nhận của cơ quan tài chính, kho bạc, ngân
hàng…
• Các biên bản giám định chất lượng công trình hoặc khối lượng
XDCB hoàn thành bàn giao thanh toán được cơ quan có thẩm quyền quyết
định.
• Các bộ đơn giá, định mức của Nhà nước áp dụng cho công trình.
• Tỉ lệ định mức chi phí chung, lợi nhuận định mức áp dụng cho từng
loại công trình, như công nghiệp, dân dụng, giao thông, thuỷ lợi…
• Các thông báo giá vật liệu bình quân đến tận hiện trường xây lắp
theo từng quí của cơ quan có thẩm quyền.
Chi phí về công tác xây lắp thanh toán cho bên nhận thầu tạo nên giá
trị khối lượng xây lắp. Giá trị khối lượng xây lắp được tạo nên từ chi phí
trực tiếp, chi phí chung, thuế và lãi.
Chi phí trực tiếp gồm có chi phí vật liệu, nhân công, chi phí sử dụng
máy thi công, còn chi phí chung, thuế và lãi được quy định theo tỉ lệ phần
trăm tuỳ từng loại công trình.
Chi phí chung tính theo tỉ lệ % chi phí trực tiếp, lãi và thuế tính theo
tỉ lệ % chi phí trực tiếp và chi phí chung. Khi kiểm toán, để xác định đúng
và sát thực, nhiều khi phải kiểm toán cả những tài liệu có liên quan của
bên nhận thầu. Vì vậy căn cứ để kiểm toán chi phí xây lắp có những
trường hợp còn dựa vào các tài liệu liên quan đến công trình của bên nhận
thầu xây lắp.
Tờ tổng hợp chi phí xây lắp:
Hạng
mục
Tham
chiếu
Tổng
dự toán
được
duyệt
Số
liệu
quyết
toán
Số
liệu
sau
khi
quyết
toán
Chênh
lệch (%)
Chênh
lệch
(%)
A B C D=(C-
B)/B
E=C-B
Cộng
Ghi chú hệ thống cho chi phí xây lắp: Phần ghi chú hệ thống dùng để
ghi chép lại những hiểu biết và vấn đề cơ bản của phần hành được kiểm
toán như:
• Nội dung phản ánh chung của chi tiết xây lắp.
• Bản chất hạch toán của các tài khoản có liên quan.
• Các thủ tục kế toán áp dụng cho chi phí xây lắp.
• Các vấn đề cần quan tâm khi kiểm toán.
• Các vấn đề về kiểm soát và hạch toán cần đưa vào thư quản lý để
kiến nghị với khách hàng.
• Các vấn đề khác.
Chương trình kiểm toán chi phí xây lắp được trình bày trong Phục lục
3.
2.2. Kiểm toán chi phí thiết bị:
Máy móc thiết bị công trình bao gồm hai loại:
• Máy móc thiết bị cần lắp (Phải qua lắp đặt mới sử dụng được).
• Máy móc thiết bị không cần lắp (Không qua công tác lắp đặt).
Tờ tổng hợp chi phí thiết bị :
T
T
Hạng
mục
Tham
chiếu
Tổng dự
toán
được
quyết
Số liệu
quyết
toán
Số
liệu
sau
kiểm
toán
Chênh
lệch (%)
Chê
nh
lệch
($)
A B C D=(C-
B)/B
E=C
-B
Cộng
Ghi chú hệ thống cho chi phí thiết bị: Phần ghi chú hệ thống dùng để
ghi chép lại những hiểu biết và vấn đề cơ bản của phần hành chi phí thiết bị
như:
• Nội dung phản ánh chung của chi phí thiết bị.
• Bản chất hạch toán của các tài khoản có liên quan.
• Các thủ tục kế toán áp dụng cho chi phí thiết bị.
• Các vấn đề cần quan tâm khi kiểm toán.
• Các vấn đề về kiểm soát và hạch toán cần đưa vào thư quản lý để
kiến nghị với khách hàng.
• Các vấn đề khác.
Chương trình kiểm toán chi phí thiết bị được trình bày trong Phụ lục
4.
2.3. Kiểm toán chi phí kiến thiết cơ bản khác:
Nội dung chi phí kiến thiết cơ bản khác gồm hai loại:
• Chi phí có tính vào giá trị công trình.
• Chi phí không tính vào giá trị công trình.
Chi phí kiến thiết cơ bản khác được chia ra làm hai loại: Một loại chi
theo định mức như đền bù, thuê đất và loại chi theo dự toán như chi phí
Ban quản lý công trình, chi phí chuẩn bị sản xuất, tuyển công nhân. Loại
chi theo định mức thì căn cứ vào bảng giá qui định của cấp có thẩm quyền
đối chiếu và tính lại theo thực tế. Loại chi theo dự toán phải căn cứ vào
dự toán được duyệt so sánh, đối chiếu với thực tế đã chi. Chi kiến thiết cơ
bản khác là một loại chi phí phong phú đa dạng, khó kiểm tra.
Tờ tổng hợp chi phí khác:
T
T
Hạng
mục
Tham
chiếu
Tổng
dự
toán
được
duyệt
Số
liệu
quyế
t
toán
Số
liệu
sau
kiểm
toán
Chênh
lệch
(%)
Chênh
lệch ($)
A B C D=(C-
B)/B
E=C-B
Cộng
Ghi chú hệ thống cho các chi phí khác: Phần ghi chú hệ thống dùng
để ghi chép lại những hiểu biết và vấn đề cơ bản của phần hành chi phí
khác như:
• Nội dung phản ánh chung của chi phí khác.
• Bản chất hạch toán của các tài khoản có liên quan.
• Các thủ tục kế toán áp dụng cho chi phí khác.
• Các vấn đề cần quan tâm khi tiến hành kiểm toán.
• Các vấn đề về kiểm soát và hạch toán cần đưa vào thư quản lý để
kiến nghị với khách hàng.
• Các vấn đề khác.
Chương trình kiểm toán chi phí khác được trình bày trong Phụ lục 5.
3.Kiểm toán tài sản cố định
Mục đích kiểm toán tài sản cố định là: Việc tính ra nguyên giá tài sản
cố định hình thành qua đầu tư là đúng đắn, đầy đủ và hợp lý các chi phí
cấu thành.
Tờ tổng hợp tài sản cố định:
T
T
Hạng mục Th
a
m
ch
iế
u
Tổng dự
toán
được
duyệt
Số
liệu
quyết
toán
Số liệu
sau
kiểm
toán
Chênh
lệch
(%)
Chê
nh
lệch
($)
A B C D=(C-
B)/B
E=C
-B
Cộng
Ghi chú hệ thống cho tài sản cố định: Phần ghi chú hệ thống dùng để
ghi chép lại những hiểu biết và vấn đề cơ bản của phần hành tài sản cố
định như:
• Tiêu thức phân loại tài sản.
• Các vấn đề cần quan tâm khi tiến hành kiểm toán.
• Các vấn đề về kiểm soát và hạch toán cần đưa vào thư quản lý để
kiến nghị với khách hàng.
• Các vấn đề khác.
Chương trình kiểm toán tài sản cố định được trình bày trong Phụ lục
6.
4.Kiểm toán công nợ:
Công nợ của chủ đầu tư bao gồm các khoản phải thu, phải trả. Các
khoản phải thu phát sinh khi chủ đầu tư thanh lý, nhượng bán tài sản thừa,
nhượng bán sản phẩm chạy thử, cho vay, tạm ứng, thanh toán quá, tài sản
thiếu…Các khoản phải trả cũng rất phong phú, như trả cho người nhận
thầu, cung cấp vật tư, thiết bị phải trả cho Nhà nước về vốn đầu tư còn
thừa chưa sử dụng, các khoản thu nhặt được trong quá trình thi công xây
dựng công trình, tài sản thừa v.v… Đặc điểm các khoản công nợ còn lại
của chủ đầu tư rất ít vì nó phải giải quyết trước khi quyết toán. Do vậy số
còn lại chỉ là công nợ tiếp tục cần phải thu, phải trả có quy định trách
nhiệm cho đơn vị có liên quan để thanh toán sau này. Vì thế kiểm toán
công nợ phải được tiến hành cho từng khoản nợ và từng đối tượng cụ thể.
Mục đích kiểm toán công nợ là:
• Xác định các khoản công nợ trên báo cáo là có thật và phù hợp với
từng đối tượng.
• Các khoản công nợ được đánh giá và tính toán đúng số lượng và số
tiền.
• Các khoản công nợ phát sinh có đầy đủ căn cứ và chứng từ hợp lệ.
• Có sự xác nhận của chủ nợ.
• Các khoản công nợ được ghi chép đầy đủ, đúng quy định.
• Quá trình kiểm soát công nợ là chặt chẽ và hiệu quả.
• Các khoản công nợ được trình bày một cách đúng đắn và đầy đủ.
Tờ tổng hợp các khoản phải trả
Số
hiệ
u
TK
Tên tài khoản T
h
a
m
c
hi
ế
u
Số dư
trước
kiểm
toán
Số dư sau
kiểm toán
Chênh
lệch
(%)
Chênh
lệch
($)
G
h
i
c
h
ú
A B C=(B-
A)/A
D=B-A
Phải trả các
nhà thầu
Công phải trả
các nhà thầu
Phải trả khác
Công phải trả
khác
Tổng cộng
các khoản
phải trả
Ghi chú hệ thống cho các khoản công nợ: Phần ghi chú hệ thống dùng
để ghi chép lại những hiểu biết và vấn đề cơ bản của phần các khoản công
nợ như:
• Nội dung phản ánh chung của các khoản công nợ.
• Bản chất hạch toán của các khoản công nợ.
• Quan hệ với các nhà cung cấp chủ yếu.
• Các thủ tục kế toán áp dụng cho phần hành.
• Các vấn đề cần quan tâm khi kiểm toán.
• Các vấn đề về kiểm soát và hạch toán cần đưa vào thư quản lý để
kiến nghị với khách hàng.
• Các vấn đề khác.
Chương trình kiểm toán các khoản công nợ được trình bày trong Phụ
lục 7.
5. Kiểm toán trình tự thủ tục: (Xem Phụ lục 8)
III. Các giấy tờ làm việc trong quá trình thực hiện kiểm toán Báo
cáo quyết toán vốn đầu tư công trình hoàn thành Nhà máy X
1.Kiểm toán nguồn vốn
CÔNG TY DỊCH VỤ TƯ VẤN TÀI CH NH KÍ Ế TOÁN VÀ KIỂM TOÁN
Khách h ng: à Công ty Y
Niên độ kế toán:
Khoản mục thực hiện: Giá trị thiết bị
Bước công việc:
Tham chiếu:
Người thực hiện:
Ng y thà ực hiện:
Nguồn vốn cho đầu tư xây dựng công trình Nh máy X theo Quyà ết định phê duyệt của
Tổng Công ty A gồm 2 nguồn:
Nguồn thứ nhất: Nguồn vốn tự bổ sung của Chủ đầu tư.
Nguồn thứ hai: Nguồn vốn vay của Quỹ hỗ trợ Đầu tư Quỗc gia.
Số liệu kiểm toán về nguồn vốn căn cứ trên các chứng từ sau:
1. Đối với nguồn vốn tự bổ sung:
•Căn cứ số liệu trên sổ kế toán về nguồn vốn.
•Căn cứ số liệu trên sổ kế toán chi tiết theo dõi chi phí đầu tư XDCB.
•Căn cứ v o các chà ứng từ thanh toán, như: Phiếu chi, uỷ nhiệm chi, …trả tiền cho các
đơn vị thi công v nh thà à ầu lắp đặt thiết bị cho công trình.
Qua kiểm tra, đối chiếu giữa các chứng từ kế toán, sổ kế toán v Báo cáo quyà ết toán thấy
số liệu quyết toán l à đúng.
2.Đối với nguồn vốn vay Quỹ hỗ trợ Đầu tư Quốc gia
•Căn cứ sổ kế toán theo dõi nguồn vốn vay.