Tải bản đầy đủ (.pdf) (168 trang)

Nghiên cứu tiềm năng phát triển chứng chỉ giảm phát thải (cers) từ xử lý nước thải chế biến thủy sản thu hồi biogas tại tỉnh an giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.23 MB, 168 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HCM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
--------------------

KHỔNG THỊ HUỲNH SON

NGHIÊN CỨU TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN
CHỨNG CHỈ GIẢM PHÁT THẢI (CERs)
TỪ XỬ LÝ NƯỚC THẢI CHẾ BIẾN THUỶ SẢN
THU HỒI BIOGAS TẠI TỈNH AN GIANG
Chuyên ngành : Quản Lý Mơi Trường
Mã số
: 608510

LUẬN VĂN THẠC SĨ

TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 8 năm 2012


i

CƠNG TRÌNH ĐƯỢC HỒN THÀNH TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA – ĐHQG – HCM
Cán bộ hướng dẫn khoa học : .....................................................................
(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị và chữ ký)
Cán bộ chấm nhận xét 1 : ...........................................................................
(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị và chữ ký)
Cán bộ chấm nhận xét 2 : ...........................................................................
(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị và chữ ký)
Luận văn thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Bách Khoa, ĐHQG Tp.
HCM ngày . . . . . tháng … năm 2012


Thành phần Hội đồng đánh giá luận văn thạc sĩ gồm:
(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị của Hội đồng chấm bảo vệ luận văn thạc sĩ)
1. ......................................................................
2. ......................................................................
3. ......................................................................
4. ......................................................................
5. ......................................................................
Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá LuậnVăn và Trưởng Khoa quản lý
chuyên ngành sau khi luận văn đã được sửa chữa (nếu có).
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG

TRƯỞNG KHOA…………


ii
ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HCM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
----------------

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHIÃ VIỆT NAM
Độc Lập - Tự Do - Hạnh Phúc
---oOo---

Tp. HCM, ngày . . . . . tháng . . . . . năm 2012

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ và tên học viên: KHỔNG THỊ HUỲNH SON

Giới tính: Nữ


Ngày, tháng, năm sinh: 18/7/1986

Nơi sinh: Bến Tre

Chun ngành: Quản Lý Mơi Trường
Khố (Năm trúng tuyển): 2010
1- TÊN ĐỀ TÀI:
Nghiên cứu tiềm năng phát triển giảm phát thải (CERs) từ xử lý nước thải chế
biến thuỷ sản thu hồi biogas tại tỉnh An Giang.
2- NHIỆM VỤ LUẬN VĂN:
-

Tìm hiểu phương pháp tính giảm phát thải (CERs) cho dự án CDM xử lý
nước thải quy mơ nhỏ.

-

Tìm hiểu hiện trạng xử lý nước thải ngành chế biến thuỷ sản tỉnh An Giang
và quy hoạch ngành chế biến thuỷ sản đến năm 2020.

-

Tính CERs tiềm năng khi thực hiện dự án CDM xử lý nước thải chế biến
thủy sản thu hồi và sử dụng biogas tại tỉnh An Giang đến năm 2020.

-

Đề xuất các giải pháp thực hiện dự án CDM xử lý nước thải thuỷ sản thu hồi
và sử dụng biogas quy mô nhỏ tại An Giang.


3- NGÀY GIAO NHIỆM VỤ: tháng 7/2011
4- NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ: tháng 7/2012
5- HỌ VÀ TÊN CÁN BỘ HƯỚNG DẪN: PGS.TS Nguyễn Thị Vân Hà
Nội dung và đề cương Luận văn thạc sĩ đã được Hội Đồng Chuyên Ngành thông
qua.
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

Nguyễn Thị Vân Hà

CHỦ NHIỆM BỘ MÔN
QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH


iii

LỜI CẢM ƠN
Tôi xin gửi lời tri ơn đến tất cả Quý thầy cô Khoa Môi trường – Trường Đại học
Bách Khoa – Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, những người đã dìu dắt,
truyền đạt kiến thức và những kinh nghiệm quý báu trong suốt thời gian tôi học tập
tại Trường.
Tôi xin gửi lời tri ơn đến PGS.TS. Nguyễn Thị Vân Hà, người Thầy đã hướng dẫn
cho tơi rất tận tình trong suốt thời gian nghiên cứu luận văn.
Tôi cũng chân thành cảm ơn sự giúp đỡ quý báu của Sở Tài nguyên và Môi trường
An Giang, Sở Công Thương An Giang, đặc biệt là các anh chị đang công tác tại Chi
Cục Bảo vệ Môi trường An Giang.
Tôi cũng chân thành cảm ơn sự hỗ trợ và động viên của gia đình, các bạn đồng
nghiệp trong suốt q trình học tập và hồn thành luận văn.

TP. Hồ Chí Minh, ngày 14 tháng 7 năm 2012
Học viên

Khổng Thị Huỳnh Son


iv

TÓM TẮT LUẬN VĂN
Hoạt động xử lý nước thải theo cơ chế phát triển sạch (CDM) được biết đến như một
phương thức xử lý nước thải mang lại cả lợi ích về môi trường và kinh tế, làm giảm
sự mâu thuẫn giữa sự phát triển và bảo vệ môi trường. Tuy nhiên dự án với quy mơ
nhỏ thường khó có thể tiếp cận phương thức này, trường hợp xử lý nước thải của các
nhà máy chế biến thuỷ sản tại An Giang là một điển hình. Để giải quyết vấn đề này,
luận văn đã nghiên cứu trường hợp đầu tư 7 trạm xử lý nước thải chế biến thuỷ sản
thu hồi và sử dụng biogas để phát điện tại An Giang theo cơ chế phát triển sạch. Các
nghiên cứu bao gồm ước tính giảm phát thải, điện năng thu được và phương pháp
tiếp cận CDM cho dự án.
Kết quả nghiên cứu cho thấy đến năm 2020 dự án sẽ thu được 28.000 CERs/năm và
20.000 MWh/năm. Tuy tiềm năng không lớn nhưng xét về lâu dài dự án có ý nghĩa
lớn, đóng góp vào sự phát triển của tỉnh An Giang. Với sự quan tâm của địa phương
hiện nay về vấn đề này, nếu xây dựng những cơ chế, chính sách phù hợp thì có thể
đầu tư dự án theo hình thức một chương trình xử lý nước thải thuỷ sản theo cơ chế
phát triển sạch. Phương thức này tạo ra cơ hội cho việc mở rộng CDM đến tất cả
công trình xử lý nước thải chế biến thuỷ sản phù hợp với tiêu chí của chương trình.

ABSTRACT
Wastewater treatment under the Clean Development Mechanism (CDM) was known
as an efficient economics and environmental approach, in order to release conflict
between development and environment protection. However, it is difficult for smallscale projects to meet its requirements, for example, wastewater treatment from the
seafood processing manufacturers in An Giang province. To solve these issues, this
research has studied on seven seafood processing wastewater treatment plants which
recover and utilize the biogas to generate electricity in An Giang. The research

consits of estimation of CO2 reducing emissions and electricity generation and
researches of CDM approach.
Results showed that this project could gain about 20.000 MWh/year and 28.000
CERs/year in 2020. Even it is not huge amount this project will have much benefit
and environmental significance in long term investment and development of An
Giang province. If the local goverment has appropriate policies which are combined
with pratical supports, the CDM program of seafood processing wastewater
treatment will be fruitful. Furthermore, it is an opportunity to apply CDM for all
seafood processing wastewater treatment plants in future which are conformable to
criteria of this program.


v

MỤC LỤC
MỤC LỤC ................................................................................................................ V
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ............................................................................. VIII
DANH MỤC HÌNH VÀ BẢNG BIỂU ..................................................................IX
CHƯƠNG 1 – MỞ ĐẦU .......................................................................................... 1
1.1. Sự cần thiết của đề tài ........................................................................................ 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu........................................................................................... 2
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ..................................................................... 2
1.4. Nội dung nghiên cứu .......................................................................................... 3
1.5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu............................................... 3
1.5.1. Phương pháp luận ...................................................................................... 3
1.5.2. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................... 5
1.6. Ý nghĩa của đề tài ............................................................................................... 7
CHƯƠNG 2 – CHỨNG CHỈ GIẢM PHÁT THẢI VÀ HOẠT ĐỘNG XỬ LÝ
NƯỚC THẢI THU HỒI VÀ SỬ DỤNG BIOGAS THEO CƠ CHẾ PHÁT
TRIỂN SẠCH .......................................................................................................... 9

2.1. Tổng quan về chứng chỉ giảm phát thải CERs ................................................. 9
2.1.1. Nguồn gốc của chứng chỉ giảm phát thải CERs......................................... 9
2.1.2. Ý nghĩa của chứng chỉ giảm phát thải CERs ............................................ 15
2.1.3. Dự án CDM và Thị trường chứng chỉ giảm phát thải ............................... 16
2.2. Hoạt động xử lý nước thải theo cơ chế phát triển sạch trên thế giới và Việt
Nam 21
2.2.1. Hoạt động xử lý nước thải theo cơ chế phát triển sạch trên thế giới ......... 21
2.2.2. Hoạt động xử lý nước thải theo cơ chế phát triển sạch tại Việt Nam ........ 22
2.3. Tổng quan về biogas ........................................................................................ 25
2.3.1. Đặc điểm của biogas ................................................................................ 25
2.3.2. Quá trình sản sinh biogas khi phân huỷ chất hữu cơ trong nước thải ....... 26
2.3.3. Các quá trình làm sạch biogas trước khi sử dụng .................................... 28
2.3.4. Các phương án sử dụng biogas thu được từ hệ thống xử lý nước thải ...... 29
CHƯƠNG 3 – HIỆN TRẠNG PHÁT SINH VÀ XỬ LÝ NƯỚC THẢI NGÀNH
CHẾ BIẾN THUỶ SẢN TẠI AN GIANG – ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2020 .. 31
3.1. Hiện trạng phát sinh và xử lý nước thải tại các nhà máy chế biến thuỷ sản tại
An Giang ................................................................................................................. 31
3.1.1. Vị trí của ngành chế biến thuỷ sản trong nền kinh tế tỉnh An Giang ......... 31
3.1.2. Hiện trạng hoạt động sản xuất của các nhà máy chế biến thuỷ sản .......... 34
3.1.3. Hiện trạng phát sinh và xử lý nước thải tại các nhà máy chế biến thuỷ sản
tại An Giang ...................................................................................................... 38
3.1.4. Một số quy trình cơng nghệ xử lý nước thải đang áp dụng tại An Giang .. 42


vi

3.2 Dự báo lượng nước thải ngành chế biến thuỷ sản tại An Giang ..................... 50
3.2.1. Danh sách nhà máy và cơng suất tính đến năm 2020 .............................. 50
3.2.2. Dự báo lượng nước thải phát sinh ............................................................ 52
CHƯƠNG 4 – ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI

CHẾ BIẾN THUỶ SẢN THU HỒI BIOGAS ....................................................... 54
4.1. Công nghệ xử lý nước thải chế biến thuỷ sản thu khí biogas ......................... 54
4.1.1. Giải pháp công nghệ đề xuất cho các nhà máy đang áp dụng cơng nghệ
hiếu khí .............................................................................................................. 54
4.1.2. Giải pháp công nghệ đề xuất cho các nhà máy đang áp dụng cơng nghệ
kỵ khí ................................................................................................................. 56
4.2. Đánh giá hiệu quả của các quy trình xử lý nước thải có thu khí và chi phí
đầu tư....................................................................................................................... 58
4.2.1. Tính hiệu quả ........................................................................................... 58
4.2.2. Chi phí đầu tư .......................................................................................... 58
CHƯƠNG 5 – TÍNH TỐN TIỀM NĂNG CERS TỪ HOẠT ĐỘNG XỬ LÝ
NƯỚC THẢI THU HỒI VÀ SỬ DỤNG BIOGAS TẠI AN GIANG ĐẾN NĂM
2020 ......................................................................................................................... 61
5.1. Phương pháp luận và phương pháp tính tốn ............................................... 61
5.1.1. Phương pháp luận đường cơ sở ............................................................... 61
5.1.2. Xác định phương pháp và sự phù hợp của phương pháp ......................... 61
5.1.3. Các bước tính tốn trong q trình nghiên cứu ........................................ 63
5.1.4. Các số liệu, hệ số và thơng số tính tốn ................................................... 64
5.2. Lượng CERs tiềm năng thu được từ hoạt động xử lý nước thải chế biến
thuỷ sản thu hồi và sử dụng khí tại An Giang ....................................................... 65
5.2.1. Tính giảm phát thải cho nhà máy Thuận An I (trường hợp minh hoạ) ...... 65
5.2.2. Tiềm năng CERs và năng lượng tái tạo đến năm 2020 ............................. 77
5.3. Hiệu quả của dự án xử lý nước thải thu hồi và sử dụng Biogas ..................... 80
5.3.1. Hiệu quả kinh tế ....................................................................................... 80
5.3.2. Hiệu quả môi trường và xã hội ................................................................. 84
CHƯƠNG 6 – ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CERS VÀ NĂNG
LƯỢNG TÁI TẠO TRONG LĨNH VỰC XỬ LÝ NƯỚC THẢI CHẾ BIẾN
THUỶ SẢN TẠI AN GIANG ................................................................................ 86
6.1. Cơ sở pháp lý, thể chế và chính sách thực hiện án CDM tại Việt Nam ........ 86
6.1.1. Cơ sở pháp lý ........................................................................................... 86

6.1.2. Khung thể chế để triển khai dự án CDM tại Việt Nam ............................. 87
6.1.3. Cơ chế thực hiện dự án CDM ................................................................... 89
6.1.4. Cơ chế tài chính đối với dự án CDM ........................................................ 92
6.1.5. Hạn chế của công tác quản lý dự án CDM tại Việt Nam ......................... 96
6.2. Đề xuất ý tưởng xây dựng dự án .................................................................... 98
6.2.1. Hình thức phát triển dự án ....................................................................... 98


vii

6.2.2. Hình thức đầu tư .................................................................................... 100
6.3. Đề xuất Chương trình xử lý nước thải chế biến thuỷ sản theo cơ chế phát
triển sạch tại tỉnh An Giang ................................................................................. 101
6.4. Đề xuất giải pháp để thực hiện dự án........................................................... 111
6.4.1. Yêu cầu quản lý, kinh tế, kỹ thuật đối với dự án ..................................... 111
6.4.2. Giải pháp quản lý .................................................................................. 112
6.4.3. Giải pháp kinh tế.................................................................................... 115
6.4.4. Giải pháp kỹ thuật .................................................................................. 117
6.4.5. Giải pháp giáo dục đào tạo .................................................................... 117
6.5. Các chính sách khuyến khích phát triển CDM............................................ 120
6.5.1. Chính sách kinh tế - quản lý ................................................................... 120
6.5.2. Chính sách giáo dục nâng cao nhận thức ............................................... 121
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.............................................................................. 123
Kết luận ................................................................................................................. 123
Kiến nghị ............................................................................................................... 124
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 126
PHỤ LỤC


viii


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
AMS

Approved Methodology for Small-scale CDM project activities Phương pháp tiếp cận cho dự án hoạt động theo cơ chế phát triển
sạch với quy mô nhỏ

BĐKH

Biến đổi khí hậu

BVMT

Bảo vệ mơi trường

CDM

Clean Development Mechanism - Cơ chế phát triển sạch

CERs

Certified Emission Reductions - Chứng chỉ giảm phát thải

COP

Conference of the Parties – Hội nghị thượng đỉnh

CPA

Clean Development Mechanism Programme Activity - Hoạt động

chương trình theo cơ chế phát triển sạch

CPA-DD

Clean Development Mechanism Programme Activity Design
Document form - Văn kiện thiết kế Hoạt động chương trình

CBTS

Chế biến thuỷ sản

DOE

Designated Operational Entity – Đơn vị Vận hành Chuyên trách hay
Cơ quan tác nghiệp được chỉ định

DNA

Designated National Authority – Cơ quan thẩm quyền quốc gia về
CDM

EB

Executive Board – Ban điều hành

IPCC

Intergovernmental Panel on Climate Change - Ủy Ban Liên chính
Phủ về Biến Đổi Khí Hậu


KNK

Khí Nhà Kính

KTTV

Khí tượng thuỷ văn

NM

Nhà máy

ODA

Official Development Assistance – Tổ chức hỗ trợ phát triển

PDD

Project Design Document - Văn kiện thiết kế dự án theo CDM

PIN

Project Idea Note - Tài liệu ý tưởng dự án theo CDM

PoA
(PoA-CDM)

Programme of Activities - Chương trình các hoạt động theo CDM

PoA-DD


Programme of Activities Design document - Văn kiện thiết kế
Chương trình các hoạt động theo CDM

tCO2e

Tấn CO2 tương đương

UNFCCC

United Nations Framework Convention on Climate Change - Công
ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu


ix

DANH MỤC HÌNH VÀ BẢNG BIỂU
Hình 1.1: Ngun lý tính giảm phát thải ................................................................4
Hình 2.1: Quy mơ các dự án CDM tính đến 25/5/2012 ........................................ 16
Hình 2.2: Tỉ lệ các dự án CDM theo 15 lĩnh vực tính đến 25/5/2012 ................... 17
Hình 2.3: Lượng CERs đã giao dịch qua các năm ............................................... 18
Hình 2.4 : Các quốc gia bán CERs nhiều nhất qua các năm ................................ 18
Hình 2.5: Các nước chủ nhà được cấp CERs nhiều nhất tính đến 25/5/2012 ...... 18
Hình 2.6: Số lượng và giá CERs giao dịch trên thị trường giai đoạn 2002-2009 . 20
Hình 2.7: Phân bố của các dự án CDM theo quốc gia đến 25/5/2012 .................. 23
Hình 2.8: Sơ đồ chuyển hố chất hữu cơ trong điều kiện kỵ khí ........................... 27
Hình 3.1: Quy trình chế biến cá tra phi lê............................................................ 36
Hình 3.2: Quy trình chế biến cá tra ngun con đơng lạnh .................................. 37
Hình 3.3: Quy trình sản xuất bột cá ..................................................................... 38
Hình 3.4: Quy trình xử lý nước thải hiện hữu tại nhà máy Thuận An 1 ................ 43

Hình 3.5: Quy trình xử lý nước thải hiện hữu tại nhà máy Nam Việt.................... 45
Hình 3.6: Quy trình xử lý nước thải tại nhà máy chế biến thuỷ sản Bình Long..... 49
Hình 4.1: Quy trình xử lý nước thải có thiết bị thu khí điển hình đề xuất cho các
nhà máy đang áp dụng phương án xử lý hiếu khí ................................................. 55
Hình 4.2: Quy trình xử lý nước thải có thiết bị thu khí điển hình đề xuất cho các
nhà máy đang áp dụng phương án xử lý kỵ khí (UASB hoặc lọc kỵ khí) ............... 57
Hình 5.1: Minh họa các giá trịphát thải tính tốn trong trường hợp cơ sở........... 67
Hình 5.2: Minh hoạ các giá trị phát thải tính tốn trong trường hợp dự án ......... 71
Hình 5.3: Tỉ lệ phân bổ CERs giữa hai hoạt động trong dự án ............................ 78
Hình 5.4: Tỉ lệ doanh thu của hai sản phẩm trong dự án ..................................... 80
Hình 5.5: Doanh thu của dự án sau 14 năm trong 2 trường hợp giá cố định và
giá theo kỳ ........................................................................................................... 82
Hình 5.6: Doanh thu của dự án sau 7 năm .......................................................... 83
Hình 5.7: Doanh thu của dự án sau 7 năm trong trường hợp có và khơng có
nguồn thu từ CERs .............................................................................................. 83


x

Hình 5.8: Doanh thu của dự án sau 7 năm trong trường hợp giá CERs là
10USD/CERs ....................................................................................................... 84
Hình 6.1: Cơ chế phê duyệt dự án CDM .............................................................. 87
Hình 6.2: Sơ đồ các bước cấp thư xác nhận tài liệu ý tưởng dự án ..................... 90
Hình 6.3: Các bước phê duyệt PDD, PoA-DD tại Việt Nam ................................ 91
Hình 6.4: Các bước chính trong chu trình PoA.................................................. 104
Hình 6.5: Chương trình và các CPA dự kiến ..................................................... 105
Hình 6.6: Cơ cấu thực hiện PoA ........................................................................ 106
Hình 6.7: Hệ thống quản lý trong chương trình ................................................. 113
Hình 6.8: Cơ chế hoạt động và dịng tiền trong dự án ....................................... 114
Hình 6.9: Mơ hình hoạt động của Quỹ tín dụng Cacbon Việt Nam (Đề xuất) ..... 121

----------------------------------Bảng 2.1: Tóm tắt các cơ chế thực hiện của nghị định thư Kyoto ........................ 11
Bảng 2.2: Thành phần khí sinh học ..................................................................... 26
Bảng 3.1: Vốn đầu tư phát triển do địa phương quản lý thời kỳ 2000 – 2009....... 31
Bảng 3.2: Sản lượng các sản phẩm chế biến thuỷ sản của An Giang giai đoạn
2005 - 2010 ......................................................................................................... 32
Bảng 3.3: Thứ tự ưu tiên các ngành công nghiệp An Giang đến năm 2020 .......... 32
Bảng 3.4: Mục tiêu sản lượng các sản phẩm công nghiệp chế biến thuỷ sản........ 33
Bảng 3.5: Quy mô sản xuất của một số nhà máy chế biến thuỷ sản tại An Giang . 34
Bảng 3.6: Lưu lượng nước thải của các nhà máy chế biến thuỷ sản tại An Giang 38
Bảng 3.7: Định mức phát thải của ngành chế biến thuỷ sản ................................ 40
Bảng 3.8: Nước thải chế biến thuỷ sản của nhà máy Thuận An 1......................... 40
Bảng 3.9: Các quá trình xử lý nước thải .............................................................. 41
Bảng 3.10: Danh sách nhà máy hiện hữu và công suất đến năm 2020 ................ 50
Bảng 3.11: Danh sách dự án nhà máy chế biến thuỷ sản đến năm 2020 .............. 51
Bảng 3.12: Bảng tổng hợp lưu lượng nước thải chế biến thuỷ sản đến năm 2020 53
Bảng 4.1: Ước tính chi phí đầu tư cho các hệ thống xử lý nước thải thu biogas
trong nghiên cứu ................................................................................................. 60
Bảng 5.1: Các bước tính tốn giảm phát thải ...................................................... 63


xi

Bảng 5.2: Thơng số tính phát thải cơ sở của các nhà máy tham gia dự án ........... 64
Bảng 5.3: Thơng số tính phát thải trong trường hợp dự án của các nhà máy ....... 65
Bảng 5.4: Giá trị các thơng số, hệ số dùng tính phát thải .................................... 65
Bảng 5.5: Lượng giảm phát thải của nhà máy Thuận An 1 đến năm 2020 ........... 76
Bảng 5.6: Các sản phẩm của dự án (7 nhà máy).................................................. 77
Bảng 5.7: Lượng CERs từ việc chuyển đổi hệ thống xử lý nước thải .................... 77
Bảng 5.8: Lượng CERs từ việc sử dụng năng lượng tái tạo ................................. 77
Bảng 5.9: Tổng lượng CERs thu được của dự án ................................................. 78

Bảng 5.10: Tổng lượng CERs cho từng nhà máy ................................................. 78
Bảng 5.11: Sản lượng điện của từng nhà máy...................................................... 79
Bảng 5.12: Tổng hợp tiềm năng CERs đến năm 2020 (Trường hợp phát thải cơ
sở là sự tiếp tục kịch bản hiện hữu) ..................................................................... 79
Bảng 5.13: Tổng hợp tiềm năng CERs đến năm 2020 (Trường hợp 50% nhà máy
theo kịch bản đầu tư mới mà không có CDM) ...................................................... 80
Bảng 5.14: Tiềm năng nguồn điện tái tạo vào năm 2020 ..................................... 80
Bảng 5.15: Tiền bán CERs của dự án 7 nhà máy ................................................. 81
Bảng 5.16: Giá trị kinh tế từ nguồn điện của dự án 7 nhà máy ............................ 81
Bảng 5.17: Tổng doanh thu của dự án theo giá điện và giá CERs trong 14 năm .. 81
Bảng 6.1: Danh sách khách hàng tiềm năng ...................................................... 116


1

CHƯƠNG 1 – MỞ ĐẦU
1.1. Sự cần thiết của đề tài
An Giang là một trong những tỉnh có tiềm lực kinh tế lớn ở đồng bằng sông Cửu
Long. Với những yếu tố thuận lợi về điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và vị
trí phân bố lãnh thổ, An Giang được xem là một trong những địa phương giàu tiềm
năng về phát triển kinh tế, đặc biệt là ngành nuôi trồng và chế biến thủy sản. Điều
này đã tạo ra một động lực lớn để đẩy mạnh tiến trình phát triển kinh tế chung của
cả khu vực đồng bằng sông Cửu Long trong nhiều năm qua. Cùng với sự phát triển
kinh tế liên tục đó, sức ép lên tài nguyên thiên nhiên và môi trường tại tỉnh An
Giang cũng ngày một gia tăng.
Một trong những vấn đề chính liên quan đến môi trường và tài nguyên ở tỉnh An
Giang đã được nhận dạng có thể kể đến chính là vấn đề nước thải chế biến thủy sản
chưa được xử lý triệt để trước khi thải ra môi trường. Điều này gây ra những tác
động trước mắt và lâu dài đối với mơi trường bởi An Giang có hơn 20 nhà máy chế
biến thủy sản lớn nhỏ với tổng lượng nước thải hơn 20.000 m3/ngày. Với các công

nghệ xử lý nước thải truyền thống đang áp dụng đã tiêu tốn một khoản chi phí lớn
của doanh nghiệp, nhất là giai đoạn hiện nay chi phí vận hành ngày càng cao vì giá
điện năng tăng. Lợi ích thu được từ hệ thống xử lý nước thải rất thấp, doanh nghiệp
xử lý nước thải chỉ có đầu tư mà khơng có cơ hội thu hồi vốn đầu tư và chi phí vận
hành. Có thể tóm tắt các nhược điểm của q trình xử lý nước thải theo phương
pháp đã và đang áp dụng hiện nay (khơng thu hồi biogas) như sau:
Chi phí vận hành cao
Tạo ra khí thải có hại cho mơi trường (các khí nhà kính sinh ra từ q trình
phân huỷ sinh học chất hữu cơ)
Tạo ra lượng bùn lớn và địi hỏi chi phí cho việc xử lý thải bỏ bùn
Khơng tạo ra sản phẩm có giá trị kinh tế
Việc tận dụng bùn (nếu có) mang lại giá trị kinh tế thấp
Do đó, việc nghiên cứu xây dựng đề tài “Nghiên cứu tiềm năng phát triển chứng
chỉ giảm phát thải (CERs) từ xử lý nước thải chế biến thủy sản thu hồi biogas tại
tỉnh An Giang” nhằm mang đến một giải pháp xử lý nước thải thủy sản cho tỉnh An
Giang vừa đáp ứng Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia vừa đáp ứng về mặt kinh tế cho
doanh nghiệp. Việc xử lý nước thải thu hồi biogas sẽ không chỉ mang lại lợi ích về
viêc giảm khí nhà kính phát thải vào mơi trường mà cịn tạo ra cơ hội tái tạo điện
năng quay lại sản xuất và đem lại một nguồn thu ngoại tệ cho nhà đầu tư nếu thực
hiện theo cơ chế phát triển sạch – đăng ký và được cấp chứng nhận giảm phát thải


2

CERs bằng cách quy đổi lượng khí metan thu được thành lượng CO2 giảm phát thải
ra mơi trường. CERs có thể bán cho các nước có nhu cầu cắt giảm khí nhà kính theo
Nghị Định thư Kyoto. Việc thu hồi biogas giúp hồn thiện cơng nghệ xử lý nước
thải ở các điểm sau:
Giảm lượng khí nhà kính thải vào mơi trường
Giảm lượng bùn thải

Tạo ra sản phẩm có giá trị kinh tế: điện năng, chứng chỉ giảm phát thải.
Giúp giảm sử dụng nhiên liệu hóa thạch
Như vậy đề tài thật sự cần thiết trong việc giải quyết vấn đề xử lý nước thải cho các
doanh nghiệp chế biến thủy sản tỉnh An Giang nói riêng và ngành cơng nghiệp chế
biến thủy sản nói chung.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu có hai mục tiêu chính:
Đánh giá tiềm năng phát triển chứng chỉ giảm phát thải (CERs) từ các hệ
thống xử lý nước thải nhà máy chế biến thủy sản thu hồi Biogas tại tỉnh An
Giang nhằm phục vụ phát triển bền vững ngành chế biến thủy sản An Giang.
Đề xuất các chính sách phù hợp để xây dựng và phát triển mơ hình CERs cho
7 hệ thống xử lý nước thải nhà máy chế biến thủy sản tại An Giang, mở rộng
cho toàn ngành.
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: nước thải và các hệ thống xử lý nước thải tập trung của nhà
máy chế biến thủy sản tại tỉnh An Giang hiện hữu, phương thức thu hồi và sử dụng
khí biogas để phát điện. Loại khí nhà kính nghiên cứu: CH4
Phạm vi nghiên cứu:
Phạm vi không gian: Tại tỉnh An Giang
Phạm vi hệ thống: từ đầu vào hệ thống xử lý nước thải đến khâu xử lý cuối
cùng trước khi thải ra môi trường.
Hệ thống gồm hai hoạt động: Một là thu hồi khí, hai là sử dụng khí phát điện.
Các chính sách nghiên cứu trong luận văn nhằm thực hiện việc xây dựng và
phát triển dự án gồm các dự án CDM quy mô nhỏ trên lĩnh vực xử lý nước
thải chế biến thủy sản tại An Giang, do đó chỉ giới hạn các chính sách trong
mối tương quan với dự án: chủ đầu tư, nhà tài trợ, cơ quan quản lý, cơ quan
phê duyệt, vốn đầu tư, thị trường CERs, chính sách năng lượng tái tạo,...


3


1.4. Nội dung nghiên cứu
Nội dung 1: Tìm hiểu phương pháp tính CERs cho dự án CDM quy mơ nhỏ
Phương pháp tính CERs
Phương pháp tính lượng biogas và điện tái tạo
Nội dung 2: Tìm hiểu hiện trạng và quy hoạch phát triển ngành chế biến thủy
sản tại tỉnh An Giang
Vị trí của ngành chế biến thủy sản tại tỉnh An Giang và hiện trạng hoạt động
Quy hoạch phát triển ngành chế biến thủy sản tỉnh An Giang đến năm 2020
Nội dung 3: Đề xuất giải pháp công nghệ cho các hệ thống xử lý nước thải chế
biến thủy sản thu hồi khí biogas tại An Giang
Tổng quan cơng nghệ xử lý nước thải chế biến thủy sản và công nghệ xử lý
nước thải hiện hữu tại các nhà máy chế biến thủy sản tại An Giang.
Đề xuất công nghệ xử lý nước thải thu hồi biogas (có thể cải tạo hoặc xây
mới)
Nội dung 4: Tính CERs tiềm năng khi thực hiện dự án CDM xử lý nước thải
chế biến thủy sản thu hồi và sử dụng biogas tại tỉnh An Giang
CERs thu được từ 7 nhà máy trong nghiên cứu
CERs ước tính từ các nhà máy chế biến thủy sản theo quy hoạch ngành chế
biến thủy sản tỉnh An Giang đến năm 2020
Đánh giá tiềm năng năng lượng tái tạo từ các hệ thống này.
Nội dung 5: Đề xuất các giải pháp thực hiện chương trình phát triển CERs từ
những dự án quy mơ nhỏ.
Giải pháp thực hiện chương trình
Giải pháp khuyến khích phát triển các dự án CDM quy mô nhỏ
1.5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
1.5.1. Phương pháp luận
Dựa trên phương pháp đường cơ sở để tính giá trị giảm phát thải thu được từ việc
chuyển đổi hệ thống xử lý nước thải hiện tại (không có thu khí) sang hệ thống xử lý
nước thải có trang bị các phương tiện thu và sử dụng khí.

Nguyên lý cơ bản của phương pháp này là tính lượng phát thải khi không thực hiện
dự án trừ cho lượng phát thải của dự án theo CDM sẽ thu được giá trị giảm phát


4

thải, tất cả đều quy đổi thành lượng CO2 tương đương. 1 tấn CO2 giảm phát thải ra
môi trường được quy ước là 1 CERs.
Trong dự án CDM, các phát thải và giảm phát thải được quy về khối lượng CO2
tương đương. Các dự án CDM áp dụng phương pháp đường cơ sở để tính giảm phát
thải thu được. Đường cơ sở thể hiện giá trị CO2 phát thải của hoạt động khi không
thực hiện CDM. Chênh lệch giữa đường phát thải cơ sở và lượng khí nhà kính phát
thải khi thực hiện dự án theo cơ chế CDM chính là lượng giảm phát thải đạt được
của dự án.

Hình 1.1: Nguyên lý tính giảm phát thải
Các bước tính giảm phát thải như sau:
Tính tốn lượng khí phát sinh khi áp dụng phương thức xử lý truyền thống
(Đường phát thải cơ sở)
Tính tốn lượng khí phát sinh khi thực hiện thu hồi biogas theo cơ chế CDM
(Đường phát thải của dự án)
Tính chênh lệch lượng khí phát sinh khi khơng áp dụng và khi có áp dụng thu
hồi biogas theo cơ chế CDM (chính là lượng giảm phát thải thu được)
Với dự án thu hồi khí từ q trình xử lý nước thải thì áp dụng phương pháp tính theo
hướng dẫn AMS-III.H của cơng ước Khung về biến đổi khí hậu của Liên hiệp Quốc.
Đối với q trình sử dụng khí thì áp dụng AMS-I.F. Lượng phát thải giảm được của
dự án là tổng lượng phát thải giảm được từ hai quá trình thu hồi và sử dụng biogas.


5


1.5.2. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp tổng quan tài liệu
Trong quá trình thực hiện luận văn, phương pháp tổng quan tài liệu được áp dụng để
thực hiện các nội dung nghiên cứu: Nội dung 1, nội dung 3 và 5. Việc tổng quan tài
liệu giúp tiết kiệm thời gian nghiên cứu tính tốn nhờ kế thừa những thành tựu
nghiên cứu đã được công nhận.
Trong luận văn này, người nghiên cứu đã kế thừa được một số kết quả tính tốn,
nghiên cứu liên quan như:
-

Hệ số phát thải của nguồn điện Việt Nam (tấn CO2/MWh) do Cục Khí tượng
thuỷ văn và biến đổi khí hậu tính tốn và cơng bố.

-

Hệ số phát điện của biogas (kWh/m3 biogas) dựa trên các nghiên cứu được
cơng bố trong và ngồi nước.

-

Hệ số phát thải của ngành chế biến thuỷ sản tại Việt Nam và trên thế giới.

-

Nghiên cứu xử lý nước thải chế biến thuỷ sản

-

Nghiên cứu thu hồi khí từ các hệ thống xử lý nước thải


-

Nghiên cứu thiết bị biogas quy mô lớn

Tổng quan thông tin về hiện trạng và các mục tiêu quản lý và phát triển liên quan
đến môi trường địa phương trong đó có các vấn đề liên quan như:
-

Quản lý chất thải và xử lý nước thải ngành chế biến thuỷ sản

-

Phát triển năng lượng tái tạo từ các cơng trình xử lý nước thải và chất thải

-

Các chương trình hoặc dự án dự kiến phát triển tại An Giang trong tương lai.

Việc tìm hiểu và có đầy đủ những thông tin liên quan giúp cho người nghiên cứu dễ
dàng lựa chọn giá trị thông số, hệ số, với phương pháp tính đơn giản hoặc khơng
q phức tạp, hạn chế chọn giá trị mặc định bất lợi (vì có thể giá trị đó khơng phản
ánh đúng thực tế trong trường hợp cụ thể của luận văn) đồng thời có nhiều phương
án đề xuất phù hợp với điều kiện và mục tiêu phát triển của địa phương.
Phương pháp khảo sát, thu thập thông tin
Phương pháp này được áp dụng để thu thập các thông tin cần thiết cho nội dung
nghiên cứu, bao gồm thu thập thông tin từ các ngành chức năng quản lý môi trường,
về lĩnh vực chế biến thủy sản, từ các nhà máy chế biến thủy sản và các chuyên gia
xử lý nước thải, … chủ yếu phục vụ cho nội dung nghiên cứu thứ 2 và thứ 3.
Phương pháp thực hiện:



6

-

Thu thập số liệu, tài liệu có liên quan từ Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở
Công Thương An Giang. Đây là các số liệu về quy mô hoạt động sản xuất,
sản phẩm, hoạt động bảo vệ môi trường, báo cáo môi trường định kỳ, số liệu
kiểm tra đột xuất và định kỳ chất lượng nước thải trong năm 2011 của các
nhà máy.

-

Khảo sát và lấy thông tin trực tiếp tại nhà máy qua phiếu khảo sát (Xem thêm
tại Phụ lục 1)

Việc thu thập thông tin đem về những số liệu, dữ liệu quan trọng cho q trình
nghiên cứu như:
Thơng tin về các nhà máy chế biến thuỷ sản tại An Giang:
-

Quy mô hoạt động của nhà máy (tấn sản phẩm/năm hoặc tấn nguyên
liệu/ngày)

-

Lưu lượng nước thải sau khi chế biến một tấn nguyên liệu hoặc một tấn sản
phẩm


-

Công suất thiết kế của hệ thống xử lý nước thải

-

Công nghệ xử lý đang áp dụng

-

Chỉ số COD và BOD đầu vào hệ thống xử lý, hiệu suất xử lý của bể chính,
COD đầu ra trước khi thải vào nguồn tiếp nhận.

-

Nguồn tiếp nhận nước thải sau xử lý

-

Phương án xử lý bùn thải

Thông tin về quy hoạch và phát triển cơng nghiệp An Giang và ngành chế biến thuỷ
sản nói riêng.
-

Định hướng phát triển ngành

-

Tổng công suất của ngành chế biến thuỷ sản đến năm 2020


-

Số lượng nhà máy mới dự kiến đầu tư

-

Loại hình nhà máy

-

Vị trí quy hoạch nhà máy
Phương pháp thống kê và xử lý số liệu

Phương pháp xử lý số liệu chính được áp dụng là ứng dụng Excel, chủ yếu phục vụ
cho việc lưu trữ số liệu thu thập và tính tốn trong nội dung 4 của nghiên cứu. Sau
khi thu thập, các thông tin sẽ được nhập vào bảng excel để lưu trữ, chọn lọc, phân
tích, so sánh và tiến hành các bước tính toán. Sau cùng, kết quả nghiên cứu sẽ được


7

biểu diễn ở dạng bảng biểu, đồ thị. Đây là phần mềm tính tốn đơn giản, dễ sử dụng
và đầy đủ cơng cụ tính tốn đáp ứng được u cầu của nghiên cứu. Hầu hết các
nghiên cứu tương tự tại Việt nam và trên thế giới đều sử dụng công cụ này để tính
phát thải và giảm phát thải.
Phương pháp đánh giá nhanh của WHO
Đánh giá nhanh (Phần 1) cung cấp các thơng số phát thải điển hình cho các lĩnh vực
chế biến thuỷ sản được chấp nhận để ước tính mức độ ơ nhiễm. Phương pháp này
được sử dụng rộng rãi để xác định được một cách tổng quan mức độ ơ nhiễm và có

thể sử dụng để tính tốn dự báo…
Một số thơng số phát thải trong ngành chế biến thuỷ sản được tham khảo từ đánh giá
nhanh (Phần 1, trang 4-12 mục 3114). Đối với sản phẩm cá chế biến đông lạnh:
-

Định mức nước thải trên tấn sản phẩm

-

Tải lượng BOD5 trên tấn sản phẩm

Trong luận văn này người nghiên cứu sử dụng các giá trị từ đánh giá nhanh nhằm
mục đính tham khảo, so sánh hoặc sử dụng khi không đủ điều kiện thực tế để tính
tốn, chủ yếu phục vụ cho nội dung đánh giá hiện trạng và tính tốn lượng nước thải
thuỷ sản tại An Giang.
1.6. Ý nghĩa của đề tài
Ý nghĩa khoa học
Đề tài nghiên cứu có ý nghĩa trong việc hồn thiện công nghệ xử lý nước thải theo
hướng giảm thiểu chất thải thải ra môi trường, tái tạo năng lượng từ chất thải, góp
phần vào mục tiêu phát triển bền vững.
Ý nghĩa thực tiễn
Đề tài khơng chỉ góp phần cải thiện chất lượng môi trường tại nơi thực hiện dự
án mà cịn tham gia vào tiến trình chung của tồn cầu trong việc giảm phát thải khí
nhà kính. Chính vì thế đề tài cũng đáp ứng nhu cầu thực tiễn về giảm phát thải
khí nhà kính theo Nghị Định Thư Kyoto.
Việc thu hồi khí biogas để phát điện cịn mang lại hiệu quả tiết kiệm tài ngun
khơng tái tạo vì phần lớn nguồn năng lượng sử dụng hiện nay đều được sản xuất từ
việc đốt than đá, dầu mỏ, làm giảm một lượng khí nhà kính đáng kể từ việc sản xuất
điện.
Xử lý nước thải thu hồi khí Biogas là dự án đầu tư xử lý nước thải mang lại lợi

nhuận. Lợi nhuận đó thu về từ hai nguồn chính: một là từ việc phát điện và hai là từ
việc bán chứng chỉ giảm thiểu phát thải (đây lại là một nguồn thu ngoại tệ). Theo


8

phương thức xử lý nước thải truyền thống, việc đầu tư một hệ thống xử lý nước thải
luôn luôn làm tăng chi phí của nhà máy từ khâu đầu tư xây dựng, vận hành, bảo trì,
duy tu, cải tạo gia tăng công suất, cải tạo để đáp ứng yêu cầu của tiêu chuẩn mới.
Khi chi phí tăng đồng nghĩa với việc lợi nhuận sẽ giảm nếu giữ nguyên giá sản
phẩm, hoặc nếu tăng giá sản phẩm theo chi phí thì sẽ làm giảm tính cạnh tranh trên
thị trường trong khi q trình hội nhập và tồn cầu hóa ngày càng mạnh mẽ, sự cạnh
tranh trên thị trường ngày càng khốc liệt, việc phải đầu tư và duy trì xử lý nước thải
không thu lợi nhuận là một gánh nặng lớn mà khơng doanh nghiệp nào mong muốn.
Do đó phát triển chứng chỉ giảm phát thải (CERs) từ các hệ thống xử lý nước
thải thu hồi khí biogas tái tạo năng lượng sẽ tạo ra một động lực mới trong việc
thúc đẩy các doanh nghiệp đầu tư xây dựng mới hoặc cải tạo nâng cấp hệ
thống cũ, vừa đáp ứng yêu cầu của pháp luật vừa tạo ra cơ hội thu hồi chi phí đầu
tư, tăng thu nhập cho doanh nghiệp, giảm nhẹ những áp lực về pháp luật môi
trường, cải thiện hình ảnh doanh nghiệp khi giảm ơ nhiễm mơi trường, tạo điều kiện
thuận lợi hơn để doanh nghiệp đạt được các chứng nhận quốc tế về Quản lý môi
trường như ISO 14001, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của đối tác nước ngoài khi
nhập khẩu hàng thủy sản của An Giang.
Kết quả nghiên cứu của đề tài là điều kiện nền tảng để tiếp tục nghiên cứu phát triển
các dự án xử lý nước thải chế biến thủy sản tại các địa phương khác, đồng thời còn
cung cấp dữ liệu có ý nghĩa cho các nghiên cứu, quy hoạch ngành thủy sản, quy
hoạch năng lượng tái tạo tại địa phương nói riêng và cả nước nói chung.
Về mặt xã hội, nghiên cứu giúp nâng cao nhận thức và sự ủng hộ của cộng đồng về
hoạt động xử lý nước thải theo cơ chế phát triển sạch vì lợi ích chung của cộng
đồng.



9

CHƯƠNG 2 – CHỨNG CHỈ GIẢM PHÁT THẢI VÀ HOẠT
ĐỘNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI THU HỒI VÀ SỬ DỤNG
BIOGAS THEO CƠ CHẾ PHÁT TRIỂN SẠCH
2.1. Tổng quan về chứng chỉ giảm phát thải CERs
2.1.1. Nguồn gốc của chứng chỉ giảm phát thải CERs
a) Nguồn gốc
UNFCCC là tên viết tắt của cụm từ tiếng Anh “United Nations Framework
Convention on Climate Change”, được dịch ra tiếng Việt là Công ước khung của
Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu. Trước những hiểm họa và thách thức lớn đối với
toàn nhân loại, Liên hợp quốc đã tập hợp nhiều nhà khoa học, chuyên gia trên thế
giới bàn bạc và đi đến nhất trí, cần có một Cơng ước Quốc tế về khí hậu và coi đó là
cơ sở pháp lý để tập trung cộng đồng thế giới đối phó với những diễn biến tiêu cực
của biến đổi khí hậu. Và cơng ước khung của Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu đã
được chấp nhận vào 9/5/1992 tại trụ sở của Liên hợp quốc ở New York. Đã có 155
lãnh đạo nhà nước trên thế giới ký Công ước này tại Hội nghị Môi trường và phát
triển ở Rio de Janeiro, Brazil vào tháng 6/1992, trong đó có Chính phủ Việt Nam.
Mục tiêu cuối cùng của UNFCCC là ổn định nồng độ khí nhà kính trong khí quyển
ở mức có thể ngăn ngừa được sự can thiệp nguy hiểm của con người đối với hệ
thống khí hậu. Các nước trên thế giới được UNFCCC phân chia thành 2 nhóm nước:
Nhóm 1: Thuộc Phụ lục 1, gồm các nước phát triển với lượng phát thải khí nhà kính
rất lớn. Nhóm 2: Khơng thuộc Phụ lục 1, trong đó có Việt Nam, thuộc các nước
đang phát triển.
Nghị định thư Kyoto của UNFCCC là văn bản pháp lý để thực hiện Công ước. Đây
là một thoả thuận ràng buộc quốc tế có tính pháp lý để giảm thiểu khí nhà kính phát
thải gây biến đổi khí hậu, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 16/2/2005.
Nội dung quan trọng của Nghị định thư Kyoto là đưa ra chỉ tiêu giảm phát thải khí

nhà kính có tính ràng buộc pháp lý đối với các nước phát triển và cơ chế giúp các
nước đang phát triển đạt được sự phát triển kinh tế, xã hội một cách bền vững.
Theo đó, các nước cơng nghiệp hóa cam kết giảm 5% phát thải 6 loại khí nhà kính
vào nằm 2012. Cụ thể hơn, nghị định thư còn đặt ra một mục tiêu cụ thể cho mỗi
loại khí, các mục tiêu tổng thể đối với tất cả 6 loại khí sẽ được qui đổi "tương đương
với CO2" để chỉ còn một số liệu. 6 loại khí nhà kính phải kiểm sốt mà nghị định đã
phê duyệt là CO2, CH4, N2O, HFCs, PFCs, SF6.
Với cam kết này, tất cả các bên ký kết vào Nghị định thư phải tuân thủ một số bước
bao gồm:


10

Thiết kế và triển khai các chương trình giảm thiểu và thích nghi với sự thay
đổi khí hậu.
Chuẩn bị một số liệu thống kê quốc gia về loại bỏ các phát thải bằng cách
giảm cacbon.
Khuyến khích chuyển giao cơng nghệ thân thiện môi trường.
Thúc đẩy sự hợp tác trong nghiên cứu và quan sát thay đổi khí hậu, các tác
động và các chiến lược đối phó.
Đối với các nước đang phát triển, nghị định vẫn chưa có ràng buộc pháp lý đối với
những mục tiêu giảm phát thải, vì các quốc gia này chỉ chịu trách nhiệm một phần
nhỏ của phát thải khí nhà kính trong quá khứ. Tuy nhiên, Nghị định thư cũng đề ra
mục tiêu nhằm phát triển bền vững các nước đang phát triển thông qua cơ chế phát
triển sạch.
Một số yêu cầu giảm phát thải để đạt được mục tiêu giảm 5% lượng khí nhà kính
như:
Cắt giảm 8% phát thải của các nước Thụy Sĩ, phần lớn các quốc gia Trung và
Ðông Âu, và EU (sẽ đạt mục tiêu của nó bằng cách phân bổ các mức độ cắt
giảm khác nhau trong số các nước thành viên);

Giảm 7% phát thải của Mỹ
Giảm 6% phát thải của Canada, Hungary, Nhật và Ba lan.
Nga, New Zealand và Ukraina ổn định mức phát thải của mình.
Na Uy có thể tăng phát thải thêm 1%
Úc có thể tăng mức phát thải thêm 8%
Iceland có thể tăng phát thải lên 10%.
Theo nghị định, để thực hiện mục tiêu cắt giảm phát thải khí nhà kính, có 3 cơ chế
được thơng qua là: Cơ chế phát triển sạch, cơ chế đồng thực hiện và cơ chế mua bán
phát thải, được xem là những cơ chế mềm dẻo giúp các nước thuộc phụ lục 1 đạt
được mục tiêu cắt giảm khí nhà kính đã ký kết. Trong đó CDM là cơ chế quan trọng
nhất, Cơ chế đồng thực hiện và cơ chế mua bán phát thải là những cơ chế hỗ trợ
không thể tách rời khi thực hiện dự án CDM.
Cơ chế CDM cho phép các nước thuộc phụ lục 1 đầu tư các dự án giảm phát thải khí
nhà kính tại các nước không thuộc phụ lục 1 để thu giá trị giảm phát thải, qui đổi
thành CO2 tương đương và được UNFCCC cấp chứng nhận gọi tắt là CERs
(Certified Emission Reductions). Như vậy, thông qua dự án CDM, các nước thuộc
phụ lục 1 sẽ thu về chứng chỉ CERs tương đương với lượng CO2 giảm phát thải


11

nhằm đạt được thỏa thuận đã ký kết. Trong dự án này, các nước không thuộc phụ
lục 1 được tiếp cận và chuyển giao công nghệ thân thiện môi trường, thu ngoại tệ từ
việc bán CERs cho các nước thuộc phụ lục 1.
Bảng 2.1: Tóm tắt các cơ chế thực hiện của nghị định thư Kyoto
Cơ chế phát triển CDM cho phép các dự án giảm phát thải hỗ trợ phát triển bền
vững ở các nước đang phát triển tạo ra “giảm phát thải được
sạch (CDM)
chứng nhận” mà các nhà đầu tư có thể sử dụng.
Cơ chế đồng thực Cơ chế đồng thực hiện cho phép các nước nhận chứng chỉ giảm

phát thải tạo ra được từ việc đầu tư vào các nước cơng nghiệp
hiện
khác từ đó dẫn đến việc chuyển giao các “đơn vị giảm phát thải”
tương ứng giữa các quốc gia.
Cơ chế Buôn bán Cơ chế này cho phép hoạt động chuyển các đơn vị “phát thải
được cho phép” giữa các quốc gia.
phát thải quốc tế

Bên cạnh đó, Nghị định thư Kyoto đã chấp nhận một hệ thống cho phép thương mại
hóa lượng khí thải cắt giảm nhằm giúp các nước phát triển tham gia Nghị định thư
này một cách linh hoạt hơn khi tiến hành các biện pháp cắt giảm khí gây hiệu ứng
nhà kính. Để thương mại hóa, lượng khí nhà kính giảm phát thải ra mơi trường sẽ
được tính tốn quy về lượng CO2 tương đương, 1 tấn CO2 giảm phát thải được gọi là
1CERs.
Để được chứng nhận CERs, dự án CDM phải đăng ký, thực hiện đúng quy trình và
được kiểm sốt bởi Điều hành CDM của UNFCCC đảm bảo yêu cầu nhất định theo
hướng dẫn chung cho từng lĩnh vực.
Việt Nam đã phê chuẩn Cơng ước khí hậu và Nghị định thư Kyoto nên được hưởng
những quyền lợi dành cho các nước đang phát triển trong việc tiếp nhận hỗ trợ tài
chính và chuyển giao công nghệ mới từ các nước phát triển thông qua các dự án
CDM.
b) Điều kiện để được cấp CERs
b1. Điều kiện đối với Các bên tham gia dự án CDM
Hai bên thực hiện dự án CDM phải tự nguyện tham gia và tuân thủ đúng quy
trình phê duyệt dự án của chính phủ hai nước.
Bên thuộc phụ lục 1 khi được cấp kinh phí cho dự án CDM không được làm
sai lệch mục tiêu viện trợ của tổ chức hỗ trợ phát triển (vốn ODA).


12


Bên thuộc phụ lục 1 không được sử dụng các đơn vị CERs tạo ra từ các cơ sở
hạt nhân để đáp ứng các cam kết của họ.
b2. Yêu cầu của dự án CDM
CDM được giám sát bởi Ban Điều hành CDM (Executive Board – viết tắt là EB) và
chịu sự chỉ đạo của Hội nghị Các bên thuộc UNFCCC. Ở cấp độ quốc gia, mỗi nước
tham gia CDM đều có Cơ quan Thẩm quyền Quốc gia (Designated National
Authority – viết tắt là DNA) chịu trách nhiệm phê duyệt các dự án ở cấp địa
phương sau khi những dự án này đã đáp ứng được những tiêu chí về phát triển bền
vững ở cấp độ quốc gia. Ở Việt Nam, Bộ Tài nguyên và Môi trường là Cơ quan
Thẩm quyền quốc gia về CDM .
Những yêu cầu quan trọng nhất đối với một dự án CDM là:
Giảm được lượng phát thải mà lẽ ra đã có thêm nếu như khơng có hoạt động
dự án được chứng nhận này.
Mang lại những lợi ích có thực, có thể định lượng và lâu dài nhờ giảm thiểu
được tác động của biến đổi khí hậu.
Theo Quyết định 130/2007/QĐ-TTg ngày 02 tháng 08 năm 2007, những yêu cầu cụ
thể đối với một dự án CDM tại Việt Nam là:
Dự án được xây dựng theo quy định của pháp luật hiện hành về đầu tư, phù
hợp với chiến lược, kế hoạch phát triển của Bộ, ngành, địa phương và góp
phần bảo đảm phát triển bền vững của Việt Nam;
Nhà đầu tư xây dựng và thực hiện dự án trên cơ sở tự nguyện, tuân thủ pháp
luật Việt Nam và các điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia;
Bảo đảm tính khả thi với cơng nghệ tiên tiến và nguồn tài chính phù hợp;
khơng sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) hoặc vốn đầu
tư từ ngân sách nhà nước để thu được CERs chuyển cho nhà đầu tư dự án
CDM từ nước ngồi;
Giảm phát thải khí nhà kính với lượng giảm là có thực, mang tính bổ sung,
được tính tốn và kiểm tra, giám sát theo kế hoạch cụ thể;
Có báo cáo đánh giá tác động môi trường;

Thực hiện đăng ký với Ban chấp hành quốc tế về CDM và được Ban chấp
hành quốc tế về CDM chấp thuận;
Quá trình thực hiện dự án không làm phát sinh bất kỳ trách nhiệm mới nào
cho Chính phủ Việt Nam so với nội dung đã được quy định trong Nghị định
thư Kyoto;
Xây dựng theo đúng trình tự, thủ tục quy định đối với dự án CDM, được Bộ
Tài nguyên và Môi trường cấp Thư xác nhận, hoặc Thư phê duyệt.


13

Để được chứng nhận là một dự án CDM, thì dự án đầu tư đó phải có được sự cơng
nhận rằng, nó sẽ đóng góp vào sự phát triển bền vững của quốc gia đang phát triển
chủ trì dự án (thơng qua DNA). Sau đó, bằng việc sử dụng các phương pháp đã
được Ban điều hành CDM thông qua, bên đăng ký dự án phải chứng minh được
rằng dự án này lẽ ra đã khơng diễn ra (xác định tính bổ sung) và phải đưa ra được cơ
sở để ước tính lượng phát thải tương lai nếu như dự án không được đăng ký thực
hiện. Trường hợp này được chứng thực bởi một cơ quan thuộc bên thứ ba là Đơn vị
Vận hành Chuyên trách (Designated Operational Entity – viết tắt là DOE) để bảo
đảm rằng kết quả dự án sẽ là giảm phát thải một cách có thực, có thể định lượng và
có tính lâu dài. Sau đó, Ban điều hành CDM sẽ quyết định có đăng ký dự án hay
không.
Khi dự án được đăng ký và thực hiện thì Ban điều hành CDM sẽ trao chứng nhận,
được gọi là Chứng nhận Giảm Phát thải (CERs) cho các bên tham gia dự án căn cứ
vào mức chênh lệch quan sát được giữa số liệu cơ sở và số liệu phát thải thực mà
Đơn vị Vận hành Chuyên trách xác nhận. Chu kỳ của toàn bộ dự án thường giao
động từ 6 đến 20 tháng tuỳ thuộc vào thông tin sẵn có và thời gian dự án.
b3. Chu trình dự án CDM
Chu trình của một dự án CDM gồm tám bước: Lập kế hoạch dự án, Chuẩn bị văn
kiện dự án, Phê duyệt, Đánh giá độc lập, Đăng ký, Theo dõi/Giám sát, Kiểm chứng

và chứng nhận, Cấp chứng chỉ CERs.
Bước 1: Lập kế hoạch dự án
Các bên tham gia dự án cần chuẩn bị kế hoạch dự án, xem xét các điều kiện đăng ký
dự án CDM của UNFCCC.
Bước 2: Thiết kế văn kiện dự án
Văn kiện dự án được xây dựng theo mẫu quy định bao gồm những nội dung: đề
cương dự án, xây dựng đường cơ sở và ước tính lượng khí giảm phát thải theo các
phương pháp và hướng dẫn đã được Ban điều hành CDM thông qua.
Văn kiện này sẽ được trình đến Cơ quan Thẩm quyền Quốc gia chịu trách nhiệm
phê duyệt các dự án ở cấp địa phương sau khi những dự án này đã đáp ứng được
những tiêu chí về phát triển bền vững ở cấp độ quốc gia xem xét và phê duyệt.
Bước 3: Phê duyệt
Dự án tham gia CDM phải có thư chấp nhận của DNA của các bên tham gia dự án.
Đó phải là quốc gia đã phê duyệt Cơng ước khung về biến đổi khí hậu và nghị định
thư Kyoto, đồng thời phải tự nguyện tham gia dự án. Bên phía chủ nhà dự án phải


×