Tải bản đầy đủ (.pdf) (119 trang)

Ảnh hưởng của trách nhiệm xã hội doanh nghiệp lên sự gắn bó của nhân viên đối với tổ chức ngành dịch vụ khách sạn du du lịch biển

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (954.43 KB, 119 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

CAO THÙY HƯƠNG

ẢNH HƯỞNG CỦA TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI
DOANH NGHIỆP LÊN SỰ GẮN BÓ CỦA NHÂN VIÊN
VỚI TỔ CHỨC - NGÀNH DỊCH VỤ KHÁCH SẠN
KHU DU LỊCH BIỂN
Chuyên ngành: QUẢN TRỊ KINH DOANH

LUẬN VĂN THẠC SĨ

TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 05 năm 2012


CƠNG TRÌNH ĐƯỢC HỒN THÀNH TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP HỒ CHÍ MINH
Cán bộ hướng dẫn khoa học: PHẠM NGỌC THÚY, TS.
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
Cán bộ chấm nhận xét 1:....................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
Cán bộ chấm nhận xét 2:....................................................................................
............................................................................................................................


............................................................................................................................
............................................................................................................................
Luận văn thạc sĩ được bảo vệ tại HỘI ĐỒNG CHẤM BẢO VỆ LUẬN VĂN
THẠC SĨ TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA, ngày 30 tháng 06 năm 2012.
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN


ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HCM

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHIÃ VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

Độc Lập - Tự Do - Hạnh Phúc

Tp. HCM, ngày 21 tháng 05 năm 2012

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ và tên học viên:

CAO THÙY HƯƠNG

Giới tính: Nữ

Ngày, tháng, năm sinh:

1986


Nơi sinh: Cần Thơ

Chuyên ngành:

Quản Trị Kinh Doanh

MSHV: 10170960

Khoá (Năm trúng tuyển): 2010
1- TÊN ĐỀ TÀI
Ảnh hưởng của trách nhiệm xã hội doanh nghiệp lên sự gắn bó của nhân viên với tổ
chức – ngành dịch vụ khách sạn khu du lịch biển.
2- NHIỆM VỤ LUẬN VĂN
Nhận dạng và đo lường mức độ ảnh hưởng của các yếu tố Trách nhiệm xã hội
doanh nghiệp (Corporate Social Responsibility – CSR) lên sự gắn bó của nhân viên
đối với doanh nghiệp.
3- NGÀY GIAO NHIỆM VỤ: 05/12/2011
4- NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ: 21/05/2012
5- HỌ VÀ TÊN CÁN BỘ HƯỚNG DẪN: PHẠM NGỌC THÚY, Giảng viên,
Tiến sĩ
Nội dung và đề cương Luận văn thạc sĩ đã được Hội Đồng Chuyên Ngành thông
qua.
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
(Họ tên và chữ ký)

KHOA QL CHUYÊN NGÀNH
(Họ tên và chữ ký)


LỜI CÁM ƠN

Đề tài là kết quả của quá trình học tập, tích lũy kiến thức cũng như kinh nghiệm
được các Thầy, Cơ hết lịng chỉ dẫn và truyền đạt lại và là nổ lực không ngừng nghỉ
của cả thầy và trò trong suốt thời gian thực hiện luận văn.
Để có được kết quả như ngày hơm nay, lời cảm ơn chân thành đầu tiên xin được
trân trọng gởi đến Cơ, TS. Phạm Ngọc Thúy, người đã ln tận tình hướng dẫn,
động viên và khuyên bảo chúng em nên “làm đúng ngay từ đầu”.
Xin chân thành cám ơn quý Thầy, Cô khoa Quản Lý Công Nghiệp - Trường Đại
học Bách Khoa thành phố Hồ Chí Minh đã truyền đạt những kiến thức hữu ích, làm
nền tảng vững chắc cho kinh nghiệm thực tiễn sau này.
Xin chân thành cảm ơn Cha, Mẹ, gia đình, bạn bè đã ln bên cạnh động viên, hỗ
trợ và tạo mọi điều kiện tốt nhất trong quá trình thực hiện luận văn.
Lời kết, xin chân thành gửi lời cám ơn đến các nhà quản lý khách sạn đã có những
đóng góp ý kiến, kinh nghiệm quý báu và hỗ trợ cung cấp thông tin khảo sát, là một
phần không thể thiếu của đề tài.
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 21 tháng 5 năm 2012
Người thực hiện

Cao Thùy Hương


TÓM TẮT
Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp là một đề tài không mới nhưng vẫn luôn là sự
quan tâm của các doanh nghiệp trong bối cảnh kinh doanh hiện nay và sự phát triển
bền vững cho tương lai. Có rất nhiều các nghiên cứu về trách nhiệm xã hội doanh
nghiệp trên thế giới như là tiền đề của sự phát triển bền vững, danh tiếng, lợi nhuận
của doanh nghiệp và sự gắn bó của nhân viên… Đó chính là nguồn ý tưởng hình
thành nên đề tài nghiên cứu về ảnh hưởng của trách nhiệm xã hội doanh nghiệp lên
sự gắn bó của nhân viên với tổ chức, khảo sát trong ngành dịch vụ khách sạn khu du
lịch biển tại Việt Nam. Nghiên cứu được thực hiện nhằm giúp các nhà quản lý
khách sạn có cái nhìn cụ thể hơn về trách nhiệm xã hội trong lĩnh vực kinh doanh

của ngành cũng như ảnh hưởng của nó lên sự gắn bó của nhân viên với doanh
nghiệp, từ đó giúp các nhà quản lý đưa ra các chiến lược phát triển phù hợp và duy
trì đội ngũ nhân viên hết lịng gắn bó với doanh nghiệp.
Mục tiêu của nghiên cứu là nhận dạng và đo lường mức độ ảnh hưởng của các yếu
tố Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp (Corporate Social Responsibility – CSR) lên sự
gắn bó của nhân viên đối với doanh nghiệp.
Nghiên cứu được chia thành 2 giai đoạn: Nghiên cứu sơ bộ nhằm khám phá, bổ
sung và hoàn thiện thang đo các khái niệm nghiên cứu trong bối cảnh nghiên cứu
thông qua phỏng vấn sâu với 6 nhà quản lý của các khách sạn lớn trong thành phố
Hồ Chí Minh và Mũi Né. Nghiên cứu chính thức được thực hiện bằng bảng khảo sát
142 nhân viên đang làm việc tại các resort, khách sạn từ 3 sao trở lên ở các khu du
lịch biển Cần Giờ, Vũng Tàu, Mũi Né và Nha Trang.
Kết quả của nghiên cứu chỉ ra các yếu tố nào của Trách nhiệm xã hội có ảnh hưởng
lên các yếu tố của sự gắn bó, với thang đo có độ tin cậy cao và mơ hình nghiên cứu
phù hợp với dự liệu khảo sát. Có 4 trong số 12 giả thuyết được ủng hộ. Đáng chú ý
là yếu tố Trách nhiệm xã hội về công bằng nhân viên có ảnh hưởng mạnh nhất lên 2
trong số 3 yếu tố của sự gắn bó của nhân viên với doanh nghiệp là (1) sự gắn bó vì


tình cảm (β = 0.376) và (2) sự gắn bó vì ân tình (β = 0.480). Kết quả cũng cho thấy
khơng có mối liên hệ nào giữa các yếu tố của trách nhiệm xã hội doanh nghiệp với
yếu tố sự gắn bó vì rào cản chuyển đổi của nhân viên với doanh nghiệp.
Tuy nhiên, nghiên cứu cũng còn một số hạn chế nhất định. Thứ nhất, với cỡ mẫu
nhỏ và phương pháp lấy mẫu thuận tiện, phi xác suất nên tính đại diện của mẫu
khơng cao. Thứ hai, do cỡ mẫu hạn chế nên ảnh hưởng đến kết quả kiểm định. Và
ba, với mơ hình nghiên cứu hiện có, việc sự dụng mơ hình SEM sẽ cho kết quả tốt
hơn.


ABSTRACT

Corporate Social Responsibility (CSR) is not a new issue but still attracts great
attention of many enterprises in this business circumstance and for sustainable
development in the future. There are many studies about corporate social
responsibility on the world as the antecedent of sustainable development,
reputation, profitability and employee’s commitment… These are the sources of
innovations forming this study about the effects of corporate social responsibility on
organizational commitment in hospitality industry, marine tourism in Vietnam.
From conducting the research, it gives a particular view of social responsibilities as
well as the effects on employee’s commitment. On that basis, it helps managers to
develop suitable strategies and maintain committed staff.
This study aims to define and measure the level of the effects of CSR on
organizational commitment.
The study has two steps: initial research to expore, perfect and adjust scales of
concepts in this study’s context by in-depth interviews with 6 managers in deluxe
hotels in Ho Chi Minh City and Mui Ne. Quantitative research was conducted by
questionnaires completed by142 employees working for resorts and hotels more
than 3 stars in Can Gio, Vung Tau, Mui Ne and Nha Trang.
The results of the study show that which components of CSR have effects on
organizational commitment with high reliability of the scales and the suitability
between the research model and data. There are 4 in 12 hypotheses supported. One
of them, the notable component is CSR about fair treatment of employees, has a
deep impact on 2 of the 3 components of employee’s commitment: (1) affective
commitment (β = 0.376) and (2) gratitude commitment (β = 0.480). The results also
show that there is no relationship between the four component of CSR and barriers
commitment


However, the study has some particular limits. Firstly, with the small sample size
and the method of sampling (non-probability sampling, convenience), the
generalization of the sample is limited. Secondly, because of the limited sample

size, affect the result of the evaluation. Lastly, SEM model will show the better
result with this research model.


MỤC LỤC
CHƯƠNG 1. TỒNG QUAN............................................................................1
1.1 LÝ DO HÌNH THÀNH ĐỀ TÀI..................................................................1
1.2 BỐI CẢNH NGHIÊN CỨU ........................................................................3
1.3 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ........................................................................6
1.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU...........................................................................6
1.5 Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI .............................................................................7
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT................................................................9
2.1 CÁC KHÁI NIỆM NGHIÊN CỨU .............................................................9
2.1.1 Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (Corporate Social Responsibility CSR) .............................................................................................................9
2.1.1.1 Trách nhiệm xã hội bên ngoài doanh nghiệp............................12
2.1.1.2 Trách nhiệm xã hội bên trong doanh nghiệp ............................13
2.1.2 Sự gắn bó của nhân viên với doanh nghiệp (Organizational Commitment)
....................................................................................................................17
2.1.3 Mối quan hệ giữa Trách nhiệm xã hội và Sự gắn bó của nhân viên .18
2.2 CÁC KHÁI NIỆM TRONG KHUNG NGHIÊN CỨU.............................21
2.3 KHUNG NGHIÊN CỨU ĐỀ NGHỊ..........................................................22
2.4 GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU..................................................................23
2.5 CÁC THANG ĐO GỐC ............................................................................23
2.5.1 Thang đo Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp .....................................23
2.5.2 Thang đo Sự gắn bó của nhân viên với tổ chức ................................25
CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .........................................27
3.1 QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU....................................................................27
3.2 NGHIÊN CỨU SƠ BỘ ..............................................................................27
3.3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU SƠ BỘ _THANG ĐO SƠ BỘ .......................29
3.4 THIẾT KẾ BẢNG CÂU HỎI....................................................................40

3.5 NGHIÊN CỨU CHÍNH THỨC.................................................................40
3.5.1 Phương pháp lấy mẫu ........................................................................41


3.5.2 Cỡ mẫu...............................................................................................41
3.5.3 Xử lý dữ liệu......................................................................................41
3.5.4 Phân tích nhân tố khám phá – EFA ...................................................42
3.5.5 Đánh giá thang đo..............................................................................43
3.5.6 Kiểm định mơ hình ............................................................................44
CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.....................................................45
4.1 MƠ TẢ MẪU NGHIÊN CỨU...................................................................45
4.2 PHÂN TÍCH NHÂN TỐ KHÁM PHÁ – EFA..........................................45
4.2.1 Thang đo Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp .....................................45
4.2.2 Thang đo Sự gắn bó của nhân viên với doanh nghiệp.......................48
4.2.3 Mơ hình nghiên cứu hiệu chỉnh và các giả thuyết nghiên cứu..........50
4.3 KIỂM ĐỊNH MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CÁC GIẢ THUYẾT.........52
4.3.1 Phân tích tương quan .........................................................................52
4.3.2 Phân tích hồi quy đa biến ..................................................................53
4.3.2.1 Mơ hình hồi quy 1.....................................................................54
4.3.2.2 Mơ hình hồi quy 2.....................................................................58
4.3.2.3 Mơ hình hồi quy 3.....................................................................61
4.4 TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU......................................................64
CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ................................................69
5.1 KẾT QUẢ CHÍNH TỪ NGHIÊN CỨU ....................................................69
5.2 HÀM Ý QUẢN TRỊ ..................................................................................69
5.3 HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI VÀ HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO.....71
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................72
Phụ lục A: Bảng trình bày nội dung thang đo gốc ..........................................75
Phụ lục B: Bảng tóm tắt thang đo các khái niệm sau hiệu chỉnh.....................83
Phụ lục C: Dàn bài thảo luận tay đôi ...............................................................85

Phụ lục D: Bảng câu hỏi nghiên cứu................................................................86
Phụ lục E: Kết quả phân tích nhân tố cho thang đo Trách nhiệm xã hội doanh
nghiệp (lần 1) ...................................................................................................88


Phụ lục F: Kết quả phân tích nhân tố cho thang đo Trách nhiệm xã hội doanh
nghiệp (lần 2) ...................................................................................................90
Phụ lục G: Kiểm định độ tin cậy của thang đo các yếu tố của Trách nhiệm xã hội
doanh nghiệp ....................................................................................................92
Phụ lục H: Kết quả phân tích nhân tố cho thang đo sự gắn bó của nhân viên với
doanh nghiệp (lần 1).........................................................................................93
Phụ lục I: Kết quả phân tích nhân tố cho thang đo sự gắn bó của nhân viên với
doanh nghiệp (lần 2).........................................................................................95
Phụ lục J: Kết quả phân tích nhân tố cho thang đo sự gắn bó của nhân viên với
doanh nghiệp (lần 3).........................................................................................97
Phụ lục K: Kiểm định độ tin cậy của thang đo các yếu tố của Sự gắn bó của nhân
viên với doanh nghiệp ......................................................................................99
Phụ lục L: Đồ thị phân tán phần dư chuẩn hóa và giá trị dự đốn chuẩn hóa trong
mơ hình hồi quy 1 ..........................................................................................100
Phụ lục M: Biểu đồ tần suất của phần dư chuẩn hóa trong mơ hình hồi quy 1 ...
........................................................................................................................101
Phụ lục N: Đồ thị phân tán phần dư chuẩn hóa theo thứ tự quan sát trong mơ hình
hồi quy 1.........................................................................................................102
Phụ lục O: Đồ thị phân tán phần dư chuẩn hóa và giá trị dự đốn chuẩn hóa trong
mơ hình hồi quy 3 ..........................................................................................103
Phụ lục P: Biểu đồ tần suất của phần dư chuẩn hóa trong mơ hình hồi quy 3.....
........................................................................................................................104
Phụ lục Q: Đồ thị phân tán phần dư chuẩn hóa theo thứ tự quan sát trong mơ hình
hồi quy 3.........................................................................................................105
LÝ LỊCH TRÍCH NGANG............................................................................106



DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Các thành phần trách nhiệm xã hội bên trong theo các nghiên cứu
..........................................................................................................................14
Bảng 2.2: Bảng tóm tắt nội dung của thang đo gốc Trách nhiệm xã hội doanh
nghiệp (Turker, 2009) ......................................................................................24
Bảng 2.3: Bảng tóm tắt nội dung của thang đo gốc Sự gắn bó của nhân viên (Meyer,
Allen & Smith, 1993).......................................................................................26
Bảng 3.1: Bảng so sánh giữa thang đo gốc và thang đo sơ bộ.........................30
Bảng 4.1: Đặt điểm nhân khẩu học của mẫu....................................................45
Bảng 4.2: Ma trận tương quan giữa các biến trong mơ hình hồi quy ..............52
Bảng 4.3: Các hệ số của mơ hình hồi quy 1.....................................................54
Bảng 4.4: Các hệ số của mơ hình hồi quy 2.....................................................58
Bảng 4.5: Các hệ số của mơ hình hồi quy 3.....................................................61
Bảng 4.6: Tóm tắt kết quả kiểm định các giả thuyết .......................................67


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1 Mơ hình minh họa mối liên hệ giữa cá nhân và mơi trường sinh quyển
............................................................................................................................2
Hình 2.1 Tháp “Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp” .................................10
Hình 2.2 Khung nghiên cứu đề nghị ................................................................23
Hình 3.1 Quy trình nghiên cứu ........................................................................27
Hình 3.2 Quy trình nghiên cứu sơ bộ định tính ...............................................28
Hình 4.1 Mơ hình nghiên cứu hiệu chỉnh ........................................................50


CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN
1.1 LÝ DO HÌNH THÀNH ĐỀ TÀI

Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp là một thuật ngữ không mới trên Thế giới nhưng
lại là đề tài được đề cập nhiều trên các phương tiện truyền thông Việt Nam khoảng
một thập kỷ trở lại đây. Đặc biệt trong những năm gần đây, nổi cộm lên các vấn đề
về việc các doanh nghiệp kinh doanh gây tác động xấu đến môi trường và cộng
đồng như Vedan, Sonadezi xả nước thải chưa qua xử lý ra sông Đồng Nai làm ô
nhiễm nguồn nước mặt và ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân; người tiêu dùng
lo sợ về chất lượng thực phẩm trên thị trường như cốm nhuộm Malachite green, một
chất gây ung thư; việc “cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây
hậu quả nghiêm trọng” của Tập đồn cơng nghiệp tàu thủy Việt Nam - Vinashin,
các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ khách sạn, resort ven biển không tuân thủ bảo
vệ môi trường, tự ý xây rào chiếm dụng bãi biển…Một điển hình cho hậu quả của
việc kinh doanh thiếu trách nhiệm xã hội của công ty bột ngọt Vedan là vụ kiện đòi
bồi thường thiệt hại cho người dân bị ảnh hưởng từ sự ô nhiễm của sông Thị Vải
(Đồng Nai), người tiêu dùng đồng loạt tẩy chay sản phẩm tại các siêu thị, một trong
các kênh phân phối lẻ lớn nhất hiện nay và chi phí cho việc xử lý ơ nhiễm môi
trường lớn hơn gấp nhiều lần lợi nhuận mà nó mang lại.
Theo Hội đồng doanh nghiệp thế giới vì Sự phát triển bền vững (World Business
Council for Sustainable Development_WBCSD) thì trách nhiệm xã hội doanh
nghiệp (Corporate Social Responsibility_CSR) được định nghĩa là cam kết của
doanh nghiệp đối với đạo đức kinh doanh và đóng góp vào sự phát triển kinh tế bền
vững, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người lao động và gia đình họ, cộng đồng
địa phương và xã hội nói chung. Theo đó, mỗi doanh nghiệp được xem như một “tế
bào” của nền kinh tế và con người chính là thành phần cơ bản cấu tạo nên “tế bào”
đó. Các mối quan hệ giữa cá nhân, doanh nghiệp, xã hội và môi trường được minh
họa trong Hình 1.1. Trong đó cá nhân hay con người là trung tâm. Các cá nhân


không thể tồn tại độc lập mà được liên kết với nhau thông qua tổ chức. Các tổ chức
tương tác với nhau trong môi trường xã hội, đồng thời cũng tương tác với môi
trường tự nhiên thông qua các hoạt động sản xuất kinh doanh. Xuất phát từ việc xác

định mối quan hệ giữa doanh nghiệp với môi trường chung quanh, quan niệm về
trách nhiệm xã hội doanh nghiệp được mở rộng, từ trách nhiệm mang lại lợi nhuận
cho cổ đông, những người sở hữu doanh nghiệp, đến trách nhiệm đối với các bên có
liên quan như khách hàng, cộng đồng dân cư, mơi trường…

Sinh quyển

Xã hội
Tổ chức

Cá nhân

Hình 1.1: Mơ hình minh họa mối liên hệ giữa cá nhân và môi trường sinh quyển.
Nguồn: Neil Pegram, Simon Goldsmith, Anastasia Dewangga

Để tồn tại, phát triển và đứng vững trên thị trường, ngồi các nguồn lực về tài
chính, kinh nghiệm, kỹ năng sản xuất và quản lý, doanh nghiệp cần có nguồn nhân
lực có chất lượng cao, chính sách tốt thu hút nhân viên và giữ chân nhân tài nhằm
tạo ra một lợi thế cạnh tranh khó bị bắt chước và thay thế. Do đó, ngồi việc đầu tư
cơ sở vật chất hồn thiện, có các chế độ phúc lợi xã hội và đãi ngộ nhân viên như là
những tiêu chuẩn bắt buộc, doanh nghiệp cần phải tạo ra môi trường làm việc tốt, có
các cơ hội thăng tiến, đảm bảo tính dân chủ và cơng bằng cho tất cả mọi người, giúp
họ phát huy tính sáng tạo và thể hiện giá trị của bản thân. Một tổ chức phát triển bền
vững khi nó quy tụ được các cá nhân hết lịng gắn bó và trung thành với tổ chức. Sự
gắn kết đó được thể hiện ở mức độ chấp nhận mục tiêu của tổ chức, mong muốn


được cống hiến và ở lại cùng tổ chức. Nhiều doanh nghiệp ngày nay đã nhận thức
được tầm quan trọng của Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp (CSR) và xem đó như là
một phần trong chiến lược cạnh tranh lâu dài. Các lợi ích mà CSR mang lại cho

doanh nghiệp như làm tăng danh tiếng và hình ảnh của cơng ty trong mắt người
khách hàng, tăng lợi thế cạnh tranh và hiệu quả sử dụng các nguồn lực, giảm lãng
phí, tăng lợi nhuận và phát triển thị phần, tác động tích cực đến động lực của nhân
viên, tuyển dụng và giữ chân nhân viên (Weber, 2008, trích từ Lee và cộng sự,
2010). Ngồi ra, CSR cịn làm tăng sự ủng hộ sản phẩm từ người tiêu dùng, giảm sự
tẩy chay và các ảnh hưởng tiêu cực của thị trường (Smith, 1994; Epstein & Roy,
2001; Heal, 2005, trích từ Lee và cộng sự, 2010). Rất nhiều các công ty nổi tiếng
trên thế giới hiện nay dành ra rất nhiều tiền cho các hoạt động liên quan đến trách
nhiệm xã hội vì họ nhận thấy rằng thực hiện CSR là chiến thuật tốt nhất giúp tối đa
hóa lợi nhuận cho cơng ty trong dài hạn. Do đó, việc thực hiện CSR được xem như
là một sự đầu tư cho tương lai của cơng ty, nó phải được lên kế hoạch cụ thể, giám
sát cẩn thận và đánh giá thường xuyên (Baron, 2003; Falck và cộng sự, 2007; trích
Lee và cộng sự, 2010).
1.2 BỐI CẢNH NGHIÊN CỨU
Nhìn lại các giai đoạn phát triển của đất nước kể từ sau Đại hội Đảng lần thứ VI
(1986), kinh tế Việt Nam bước sang một trang mới, chấm dứt chế độ bao cấp, giảm
dần sự bảo hộ của nhà nước. Nền kinh tế phát triển tự do theo định hướng thị trường
làm tăng mức độ cạnh tranh, và bắt đầu có sự dịch chuyển cơ cấu kinh tế từ Nông
lâm – Thủy sản sang Công nghiệp và Dịch vụ theo hướng cơng nghiệp hóa hiện đại
hóa đất nước. Đó cũng chính là động lực giúp các doanh nghiệp tự nâng cao năng
lực cạnh tranh với các đối thủ trong nước. Cuộc cạnh tranh càng trở nên khốc liệt
hơn khi Việt Nam chính thức gia nhập WTO vào năm 2007 với cam kết mở cửa thị
trường về thương mại hàng hoá, dịch vụ và đầu tư, từ đó tiếp nhận nguồn vốn, cơng
nghệ sản xuất, trình độ quản lý…của các quốc gia trên thế giới. Điều đó vừa mở ra


nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận thị trường quốc tế nhưng
đồng thời cũng mang lại nhiều thách thức.
Một thực tế nữa là các doanh nghiệp Việt Nam chỉ mới bắt đầu chú ý đến Trách
nhiệm xã hội doanh nghiệp (Corporate Social Responsibility – CSR) trong những

năm trở lại đây khi có giải thưởng CSR Award năm 2005. Theo ơng Nguyễn Quang
Vinh, Phó Giám đốc Văn phòng Phát triển Bền vững thuộc VCCI “CSR nên được
lồng ghép vào chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp và trở thành điều kiện để
doanh nghiệp phát triển, nâng cao và duy trì lợi thế cạnh tranh”. Tuy nhiên, nhiều
doanh nghiệp Việt Nam chỉ xem nó như một cơng cụ đánh bóng tên tuổi, quảng bá
cho doanh nghiệp và việc thực hiện CSR chưa thực sự được chú trọng đúng mức
đến sự phát triển bền vững của doanh nghiệp. Cạnh tranh ngày càng khốc liệt, đòi
hỏi và yêu cầu từ khách hàng ngày càng cao, xã hội có cái nhìn ngày càng khắc khe
hơn đối với doanh nghiệp, để có thể phát triển bền vững thì các doanh nghiệp phải
ln tuân thủ những chuẩn mực về bảo vệ môi trường, an toàn lao động, đào tạo và
phát triển nhân viên, góp phần phát triển cộng đồng,…Một trong các yếu tố bên
trong góp phần khơng nhỏ vào sự phát triển bền vững của doanh nghiệp là sở hữu
được nguồn nhân lực hết lịng gắn bó và trung thành với tổ chức. Sự gắn bó này có
được một phần là do doanh nghiệp nhận thức rõ tầm quan trọng của việc thực hiện
tốt trách nhiệm xã hội của mình với các bên hữu quan và xem đó như một chiến
lược phát triển lâu dài của doanh nghiệp.
Cùng với tốc độ tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng về lượng khách du lịch nội địa và
nước ngoài làm cho ngành dịch vụ khách sạn phát triển mạnh trong khoảng vài thập
niên trở lại đây. Do vị trí địa lý của Việt Nam có đường bờ biển dài 3.260 km (theo
Wikipedia) với hơn 125 bãi tắm, là một trong các lợi thế cạnh tranh về tiềm năng
phát triển du lịch và cảng biển. Theo số liệu khảo sát của Grant Thornton (tháng 6
năm 2011), ngành dịch vụ khách sạn Việt Nam có một năm tăng trưởng mạnh về
doanh thu và đạt lợi nhuận cao trong năm 2010. Điều này được giải thích một phần
do sự phục hồi của nền kinh tế toàn cầu với lượng khách quốc tế tăng hơn 30% so


với cùng kỳ 2009. Trong số các khách sạn được khảo sát, có hơn 40% cho biết có ý
định mở rộng và cải thiện chất lượng dịch vụ trong vòng 2 năm tới, với nhu cầu lao
động tăng thêm khoảng 10% mỗi năm. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của ngành
du lịch và sự gia tăng số lượng các khách sạn, resort ven biển đã làm phát sinh vấn

đề mà hiện nay xã hội rất quan tâm đó là sự ô nhiễm môi trường biển. Nhiều cơ sở
lưu trú và dịch vụ du lịch xây dựng không theo quy hoạch làm tăng nguy cơ xói
mịn đường bờ biển và làm ảnh hưởng đến hệ sinh thái biển, các nhà hàng và resort
ven biển thải nước chưa qua xử lý vào môi trường… Hậu quả là các bãi biển du lịch
nổi tiếng của Việt Nam như Vũng Tàu, Nha Trang, Phan Thiết…đang đối mặt với
nguy cơ ô nhiễm môi trường biển nghiêm trọng do sự khai thác du lịch quá mức
không đi đôi với bảo tồn thiên nhiên. Một số doanh nghiệp kinh doanh resort đã vi
phạm cam kết bảo vệ môi trường như công ty TNHH Du lịch Năm Châu, cơng ty
TNHH Hải Âu, và cơng ty TNHH Hồng Hải (Mũi Né, Phan Thiết) (trích Cổng
thơng tin điện tử Bình Thuận). Nhiều doanh nghiệp cịn tự ý xây dựng hàng rào,
chiếm dụng các bãi biển công cộng.
Một đặc trưng của Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp trong ngành dịch vụ khách sạn
khu du lịch biển là việc bảo vệ mơi trường. Các doanh nghiệp nên có sự quan tâm
đúng mức và xem đó như là một chiến lược cạnh tranh lâu dài với các hình thức
như:
- Tăng cường truyền thông, nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường cho du khách,
trang bị cho đội ngũ cán bộ, nhân viên kiến thức về môi trường và ý thức bảo vệ
môi trường.
- Sử dụng tiết kiệm tài nguyên năng lượng và nước, giảm thiểu các tác động tiêu
cực đến môi trường.
- Sử dụng nguồn năng lượng tái sinh, xây dựng hệ thống xử lý nước thải, rác thải
phù hợp.


Từ các lý do trên, đề tài nghiên cứu “Ảnh hưởng của trách nhiệm xã hội doanh
nghiệp lên sự gắn bó của nhân viên với tổ chức - ngành dịch vụ khách sạn khu du
lịch biển” tại Việt Nam nhằm hiểu rõ những cảm nhận, đánh giá của nhân viên đối
với doanh nghiệp về Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp và tác động từ cảm nhận,
đánh giá này đến sự gắn bó của họ đối với doanh nghiệp.
1.3 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

Đề tài được thực hiện nhằm:
Nhận dạng và đo lường mức độ ảnh hưởng của các yếu tố Trách nhiệm xã hội
doanh nghiệp (Corporate Social Responsibility – CSR) lên sự gắn bó của nhân viên
đối với doanh nghiệp.
Các yếu tố của Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp gồm 4 yếu tố: Trách nhiệm xã hội
doanh nghiệp về kinh tế, Trách nhiệm xã hội về pháp luật, Trách nhiệm xã hội về
đạo đức và Trách nhiệm xã hội nhân văn.
Sự gắn bó của nhân viên được xem xét theo 3 thành phần là Gắn bó vì tình cảm,
Gắn bó vì rào cản và Gắn bó vì trách nhiệm.
1.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu tập trung khảo sát trên đối tượng là các nhân viên và quản lý của các
khách sạn, resort từ 3 sao trở lên ở các khu du lịch biển như Phan Thiết, Nha Trang,
Vũng Tàu…Vì ba lý do sau:
- Thứ nhất, như đã đề cập trong phần Bối cảnh nghiên cứu, vấn đề phát triển bền
vững du lịch biển và sự ô nhiễm môi trường biển ở các resort, khách sạn ven biển
đang được xã hội quan tâm.
- Thứ hai, nghiên cứu khảo sát ảnh hưởng của Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp
dựa trên nhận thức của nhân viên nên các đối tượng được khảo sát cần phải có
một trình độ nhận thức nhất định. Và theo Tiêu chuẩn xếp hạng khách sạn do


Tổng cục du lịch Việt Nam ban hành thì một trong các quy định về nhân viên của
các khách sạn từ 3 sao trở lên là tỷ lệ được đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ (trừ
những lao động đơn giãn) là 100%.
- Thứ ba, theo số liệu thống kê về cơ sở lưu trú của Tổng cục Du lịch tính đến tháng
9/2011 cả nước có khoảng 12.500 khách sạn (cập nhật ngày 3/11/2011), trong đó
có đến 1.400 khách sạn ven biển, phần lớn là từ 3 sao trở lên (Trung tâm thơng tin
xúc tiến du lịch Nam Định, trích nguồn tạp chí Văn hóa, Thể thao và Du lịch).
Thời gian bắt đầu khảo sát trong khoảng từ giữa tháng 3/2012 đến giữa tháng
4/2012.

1.5 Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI
Ý nghĩa của đề tài gắn liền với mục đích căn bản của kinh doanh là tạo ra lợi nhuận.
Việc thực hiện Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp với các đối tượng hữu quan sẽ làm
giảm lợi nhuận kinh doanh trong ngắn hạn nhưng mang lại lợi ích lâu dài. Hoạt
động sản xuất kinh doanh khơng thể tách rời khỏi các bên có liên quan, do đó, sức
ép từ các phía này là động lực thúc đẩy doanh nghiệp thực hiện trách nhiệm xã hội
và xem đó như một chiến lược phát triển bền vững trong dài hạn như: tạo ra lợi
nhuận cho cổ đông; lương thưởng và các chế độ phúc lợi cho nhân viên; giữ uy tín
với nhà cung cấp; mang đến sản phẩm hoặc dịch vụ có chất lượng tốt, giá cả hợp lý
cho khách hàng; chính quyền địa phương giám sát việc chấp hành các quy định theo
pháp luật; cạnh tranh với đối thủ bằng chất lượng, giá cả và sự khác biệt hóa; bảo vệ
mơi trường... Một đặc điểm của ngành dịch vụ nói chung và dịch vụ khách sạn nói
riêng là tính tương tác giữa nhân viên với khách hàng cao, do đó, sở hữu một đội
ngũ nhân viên có kỹ năng, hết lịng cống hiến và gắn bó với doanh nghiệp là một
trong những lợi thế cạnh tranh lâu dài và khó bị bắt chước. Đề tài được thực hiện
với mục đích giúp các doanh nghiệp kinh doanh trong ngành dịch vụ khách sạn tại
Việt Nam có một cái nhìn bao qt và tồn diện hơn về Trách nhiệm xã hội doanh
nghiệp, ảnh hưởng của nó lên các hoạt động bên trong của công ty mà cụ thể là sự


gắn bó của đội ngũ nhân lực cũng như có một chiến lược cho sự phát triển lâu dài
và bền vững của doanh nghiệp nói riêng và ngành du lịch Việt Nam nói chung.


CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.1 CÁC KHÁI NIỆM NGHIÊN CỨU
Xuất phát từ tầm quan trọng của việc thực hiện Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp
trong môi trường kinh doanh ngày nay, đề tài được thực hiện dựa trên các nền tảng
lý thuyết chính sau:
2.1.1 Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp (Corporate Social Responsibility-CSR)

Thuật ngữ Trách nhiệm xã hội có lịch sử phát triển từ rất lâu, nhưng nó chỉ được
nghiên cứu và ghi nhận một cách chính thức lần đầu tiên trong định nghĩa của
Bowen (1953) - cha đẻ của CSR: “Nó (Trách nhiệm xã hội) liên quan đến nghĩa vụ
của những người đàn ông làm kinh doanh để theo đuổi các chính sách, quyết định,
hay các hành động được mong đợi theo như mục tiêu và giá trị của xã hội” (Bowen,
1953, p.6, trích trong Carroll, 1999). Steiner (1972) đã mở rộng khái niệm CSR là
một hợp đồng mang tính xã hội giữa doanh nghiệp và xã hội, liên quan đến các tác
động của doanh nghiệp lên phúc lợi xã hội (trích Lee và cộng sự, 2010). Đến năm
1979, trong nghiên cứu tổng kết lý thuyết về các định nghĩa đã có của CSR qua
từng thời kỳ, Carroll đã đưa ra một định nghĩa về CSR và được cho là có tính khái
qt cao và bao trùm lên các định nghĩa trước đó. Trong đó “Trách nhiệm xã hội
doanh nghiệp bao gồm các kỳ vọng của xã hội với doanh nghiệp về các khía cạnh
kinh tế, pháp luật, đạo đức và nhân văn ở một thời điểm xác định” (Carroll 1979, p.
500). Trên cơ sở đó, Windsor (2001) làm rõ thêm định nghĩa của Carroll: Trách
nhiệm về kinh tế và pháp luật là cái mà xã hội yêu cầu doanh nghiệp phải có, trách
nhiệm đạo đức là điều mà xã hội kỳ vọng ở doanh nghiệp trong khi trách nhiệm
nhân văn là những gì mà xã hội khao khát doanh nghiệp có thể thực hiện (trích Lee
và cộng sự, 2010).
Trong nghiên cứu của Steven và cộng sự (2005) xem xét mối quan hệ giữa Trách
nhiệm xã hội doanh nghiệp dựa trên 3 khía cạnh, đó là (1) trách nhiệm xã hội bên
ngồi, (2) cơng bằng với nhân viên và (3) đào tạo nhân viên với yếu tố sự gắn bó vì


Trách nhiệm nhân
văn
Là một doanh nghiệpcông dân tốt

Trách nhiệm đạo đức
Kinh doanh có đạo đức


Trách nhiệm luật pháp
Làm đúng luật

Trách nhiệm kinh tế
Tạo lợi nhuận

Hình 2.1: Tháp “Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp”
Nguồn: Carroll 1979.

tình cảm của nhân viên với doanh nghiệp. Trong đó, trách nhiệm xã hội bên ngồi
liên quan đến các hoạt động nhân văn, đóng góp cho cộng đồng của doanh nghiệp
và các tương tác với môi trường tự nhiên. Với cách phân loại của Carroll (1979),
công bằng với nhân viên có thể được xếp vào đạo đức doanh nghiệp (ethical
citizenship) (Maignan and Ferrell, 2001, trích Steven và cộng sự, 2005). Đào tạo
nhân viên vừa mang lại lợi ích cho cá nhân và cho tổ chức, do đó, nó được xem như
là hoạt động đầu tư và trách nhiệm xã hội, khi mà các lợi nhuận kinh doanh một
phần “chảy” vào nhân viên (Steven và cộng sự, 2005).
Đối tượng mà Trách nhiệm xã hội hướng đến là những chủ thể có ảnh hưởng hoặc
bị ảnh hưởng bởi doanh nghiệp gọi chung là các đối tượng hữu quan. Xuất phát từ
định nghĩa nổi tiếng của Freeman (1984), các đối tượng hữu quan là các nhóm hoặc
các cá nhân có thể gây ảnh hưởng hoặc bị ảnh hưởng bởi các thành quả đạt được từ
các mục tiêu của doanh nghiệp hoặc là những người gắn liền với các lợi ích trực
tiếp hoặc gián tiếp trong công ty (Verdeyen và cộng sự, 2004, trích Turker, 2009).
Theo lý thuyết quản trị các đối tượng hữu quan (Stakeholder management) các đối
tượng chính có liên quan đến các doanh nghiệp bao gồm: cổ đông, nhân viên, nhà
cung cấp, khách hàng, cộng đồng và mơi trường (Clarkson, 1995, Starik, 1995, trích
Hillman và cộng sự, 2001). Việc quản lý hiệu quả các đối tượng hữu quan sẽ tạo


nên một nguồn lực vơ hình và mang tính xã hội phức tạp, điều này có thể giúp cho

cơng ty hoạt động tốt hơn đối thủ và tạo ra các giá trị về lâu dài. Các giá trị được tạo
ra bởi các tương tác qua lại giữa doanh nghiệp và các đối tượng hữu quan chính
mang tính chất các mối quan hệ hơn là các giao dịch thương mại (Hillman và cộng
sự, 2001). Các mối quan hệ đó là nền tảng của các hoạt động kinh doanh, tạo nên
lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp và khiến đối thủ khó bắt chước.
Các đối tượng này có thể được chia thành 2 nhóm theo cách phân loại của Mostafa
(2010) bao gồm Đối tượng hữu quan bên ngoài (khách hàng, nhà cung cấp, đối thủ
cạnh tranh, xã hội, chính quyền, mơi trường và các tổ chức phi chính phủ_NGOs)
và đối tượng hữu quan bên trong (nhân viên và các cổ đông) (Mostafa và cộng sự,
2010) hay thành 4 nhóm theo cách phân loại của Wheeler & Sillanpaa (1997) dựa
vào mức độ và hình thức ảnh hưởng đến / bởi doanh nghiệp: (1) Đối tượng hữu
quan xã hội sơ cấp: có / bị tác động trực tiếp trong các mối quan hệ giữa người và
người (nhân viên và khách hàng). (2) Đối tượng hữu quan xã hội thứ cấp: có / bị tác
động gián tiếp (cộng đồng và chính quyền địa phương). (3) Đối tượng hữu quan phi
xã hội sơ cấp: có / bị tác động trực tiếp và không liên quan đến các mối quan hệ
giữa người – người (môi trường và các thế hệ tương lai). (4) Đối tượng hữu quan
phi xã hội thứ cấp: có / bị tác động gián tiếp và không liên quan đến các mối quan
hệ con người (các tổ chức phi chính phủ - NGOs) (trích Turker, 2009). Tùy vào
từng đối tượng hữu quan mà trách nhiệm xã hội đó có thể thuộc về 1 trong 4 nhóm
yếu tố theo định nghĩa của Carroll: kinh tế (mang lại lợi nhuận cho cổ đông), pháp
luật (thực hiện nghĩa vụ thuế, làm đúng theo quy định của pháp luật, cung cấp thông
tin đầy đủ cho khách hàng…), đạo đức (cạnh tranh lành mạnh với đối thủ, chiến
lược kinh doanh “đơi bên cùng có lợi” với đối tác, cung cấp sản phẩm chất lượng
tốt đến với khách hàng, bảo vệ môi trường…) và nhân văn (giúp đỡ nhân viên có
hồn cảnh khó khăn, đóng góp từ thiện cho các tổ chức phi chính phủ, cải thiện mơi
trường…). Đứng trên phương diện doanh nghiệp thì cách phân loại đối tượng hữu
quan theo Mostafa và cộng sự (2010) mang tính đơn giãn và khá đầy đủ, từ đó dẫn
đến hình thành khái niệm Trách nhiệm xã hội bên ngoài và bên trong doanh nghiệp.



2.1.1.1 Trách nhiệm xã hội bên ngoài doanh nghiệp
Trách nhiệm xã hội bên ngoài doanh nghiệp gắn liền với các đóng góp nhân văn
cho cộng đồng, các cách mà doanh nghiệp tương tác với môi trường tự nhiên và các
chuẩn mực đạo đức với khách hàng và các đối tượng hữu quan bên ngoài khác như
đối tác, nhà cung cấp, chính quyền, và các Tổ chức phi chính phủ (Non-government
organizations - NGOs)… (Carroll, 1979, trích Steven và cộng sự, 2005).
Tại Việt Nam, các hoạt động mang tính cộng đồng mà doanh nghiệp thường thực
hiện nhằm thể hiện trách nhiệm xã hội dưới nhiều hình thức như: Tài trợ cho các
chương trình nghệ thuật và thể thao (Thép Pomina tài trợ chương trình Ngơi nhà mơ
ước, Kotex tài trợ cho Chương trình Vì nữ sinh tài năng Việt Nam, Vinamilk với
chương trình Quỹ sữa vươn cao Việt Nam…), hoạt động mơi trường (thực hành sản
xuất thân thiện với môi trường, tái chế, kiểm soát và xử lý chất thải nguy hại…),
cung cấp các sản phẩm an toàn cho người sử dụng (rau sạch) và các sản phẩm
không gây ô nhiễm môi trường…
Trong hoạt động kinh doanh du lịch, đặc biệt là du lịch biển, vấn đề bảo vệ môi
trường, xử lý nước thải, chất thải có ý nghĩa rất quan trọng cho sự tồn tại và phát
triển vững bền của ngành du lịch biển nói chung và doanh nghiệp kinh doanh khách
sạn, resort nói riêng . Du khách địi hỏi ngày càng cao về chất lượng sản phẩm, dịch
vụ và hướng đến các sản phẩm du lịch xanh, sạch, đẹp. Vì vậy, bảo vệ mơi trường
du lịch cũng chính là bảo đảm lợi ích lâu dài của doanh nghiệp.
Tất cả các hoạt động trên đều hướng đến một mục đích chung là Sự phát triển bền
vững của doanh nghiệp mà theo Porter và Kramer gọi đó là “chiến lược hoạt động
nhân văn đơi bên cùng có lợi” (Porter & Kramer, 2002, trích Lee và cộng sự, 2010).
Theo định nghĩa của Ủy ban Môi trường và Phát triển Thế giới (WCED) (1987) thì
“Phát triển bền vững là sự phát triển đáp ứng nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không
phương hại đến khả năng thỏa mãn nhu cầu của các thế hệ tương lai”.


×