Tải bản đầy đủ (.pdf) (105 trang)

Nhận thức về đạo mẫu của giới trẻ hà nội hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.1 MB, 105 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC VIỆT NHẬT

NGUYỄN HOÀNG PHƢƠNG

NHẬN THỨC VỀ ĐẠO MẪU
CỦA GIỚI TRẺ HÀ NỘI HIỆN NAY

LUẬN VĂN THẠC SĨ


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC VIỆT NHẬT

NGUYỄN HOÀNG PHƢƠNG

NHẬN THỨC VỀ ĐẠO MẪU
CỦA GIỚI TRẺ HÀ NỘI HIỆN NAY

CHUYÊN NGÀNH: KHU VỰC HỌC
MÃ SỐ: 8310604.01QTD

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. CHU XUÂN GIAO
TS. ITO MARIKO

Hà Nội, 2020


MỤC LỤC
Trang



PHẦN MỞ ĐẦU ................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ........................................................................................ 1
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu từ Đổi Mới đến nay ........................................ 2
3. Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu ........................................................ 7
4. Đối tƣợng và nội dung nghiên cứu........................................................................ 8
5. Phƣơng pháp nghiên cứu..................................................................................... 10

CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐẠO MẪU .................................................. 14
1.1. Khái niệm Đạo Mẫu và các vận động của giới học thuật .............................. 14
1.2. Nhận thức chung của xã hội Việt Nam đƣơng đại về Đạo Mẫu ................... 20
1.3. Đạo Mẫu trong mối quan hệ giữa học giới và giới bình dân, và thiếu vắng
sự quan tâm tới giới trẻ ........................................................................................... 24
Tiểu kết ...................................................................................................................... 26

CHƢƠNG 2: NHẬN THỨC VỀ ĐẠO MẪU CỦA GIỚI TRẺ HÀ NỘI
Những nghiên cứu trƣờng hợp ......................................................................... 27
2.1. Trƣờng hợp về các em học sinh Trung học Phổ thơng thiết kế bợ phong bao
lì xì chủ đề Tứ bất tử (từ cuối năm 2018 đến đầu năm 2019).................................. 27
2.1.1. Thơng tin chung ........................................................................................... 28
2.1.2. Q trình lên ý tưởng, chọn chủ đề .............................................................. 30
2.1.3. Quá trình thiết kế.......................................................................................... 31
2.1.4. Quá trình phê duyệt ...................................................................................... 34


2.2. Một số nghệ sĩ trẻ sử dụng chất liệu của Đạo Mẫu vào tác phẩm với mục
đích đƣa Đạo Mẫu lại gần cộng đồng hơn ............................................................. 36
2.2.1. Trường hợp ca sĩ Hoàng Thùy Linh vận dụng chất liệu của Đạo Mẫu vào ca
khúc “Tứ Phủ” (công bố và liền gây tiếng vang vào tháng 8 năm 2019) .............. 36
a, Thơng tin chung.............................................................................................. 38

b, Q trình tái thiết sự nghiệp ca hát của Hồng Thùy Linh: ........................... 38
c, Thành cơng vang dội của ca khúc “Tứ Phủ” .................................................. 40
d, Bàn luận ......................................................................................................... 43
2.2.2. Trường hợp họa sĩ kiêm thanh đồng Nguyễn Trà My trình bày hiểu biết về
Đạo Mẫu thơng qua bộ lịch “Việt Tứ Phủ” ........................................................... 47
a, Thông tin chung.............................................................................................. 48
b, Quá trình lên kế hoạch, tạo tác sản phẩm ...................................................... 51
c, Đăng kí bản quyền cho bộ lịch Việt Tứ Phủ .................................................. 57
d, Bàn luận ......................................................................................................... 57
2.3. Trƣờng hợp nghiên cứu về mợt cặp thầy trị cùng phụng sự Đạo Mẫu ở đền
Phúc Khánh (số 62, tổ 14, ngõ 230, phố Lạc Trung, phường Thanh Lương, quận
Hai Bà Trưng, Hà Nội) ............................................................................................... 59
2.3.1. Thông tin chung ........................................................................................... 59
a, Thơng tin về thầy Hồng Đức Trí .................................................................. 59
b, Thơng tin về đệ tử Trương Xuân Hiếu (anh Mèo) ......................................... 63
c, Thông tin về ngôi đền tư mang tên “Phúc Khánh linh từ” ............................. 64
2.3.2. Cơ duyên đến với Đạo Mẫu và con đường hầu Thánh ................................ 66
a, Cơ duyên đến với Đạo Mẫu và con đường hầu Thánh của thầy Trí .............. 66


b, Cơ duyên đến với Đạo Mẫu và con đường hầu Thánh của đệ tử Hiếu .......... 70
2.3.3. Quan điểm, nhận thức về Đạo Mẫu của thầy Trí và đệ tử ........................... 72
a, Quan điểm của thầy Trí .................................................................................. 72
b, Quan điểm của anh Hiếu ................................................................................ 74
2.2.4. Bàn luận ....................................................................................................... 76
Tiểu kết ...................................................................................................................... 77

CHƢƠNG 3: THẢO LUẬN TỔNG HỢP
Suy nghĩ về vai trò của giới trẻ đối với tƣơng lai của Đạo Mẫu .................. 79
3.1. Tổng quan về mối quan hệ hiện tại giữa giới trẻ và Đạo Mẫu .................... 79

3.2. Các xu hƣớng chính trong nhận thức về Đạo Mẫu của giới trẻ ................... 81
3.2.1. Trải nghiệm Đạo Mẫu bằng chính cuộc sống thành thực trong hiện tại của
bản thân .................................................................................................................. 81
3.2.2. Chủ động đưa Đạo Mẫu vào sáng tạo nghệ thuật hướng đến giới trẻ ......... 83
3.2.3. Từng bước mạnh dạn đưa Đạo Mẫu đến với không gian trường học .......... 84
3.3. Một số gợi ý về bảo tồn và phát huy Đạo Mẫu gắn với giới trẻ .................... 84
Tiểu kết ...................................................................................................................... 86

KẾT LUẬN ......................................................................................................... 88
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................. 91


DANH MỤC CÁC HÌNH
Ảnh 2.1: Bộ phong bao lì xì "Tứ Bất Tử" gồm 4 chiếc do học sinh Trung học Phổ
thông thuộc HTGDCLC-NBK-CG thiết kế (mặt trước). .............................................. 28
Ảnh 2.2: Mặt sau của ba phong bao lì xì kèm theo thuyết minh về ba vị thánh lần lượt
là Chử Đồng Tử, Thánh Gióng, Sơn Tinh. .................................................................... 31
Ảnh 2.3: Các bản vẽ phác thảo trong quá trình chế tác sản phẩm của các em học sinh 32
Ảnh 2.4: Cận cảnh mặt trước và sau của phong bao lì xì có hình Thánh Mẫu Liễu
Hạnh, ở mặt sau có thuyết minh về nhân vật này .......................................................... 33
Ảnh 2.5: Chân dung Chủ tịch Hội đồng Quản Trị - Nhà sáng lập của trường là Tiến sĩ
NVH. .............................................................................................................................. 34
Ảnh 2.6: Ảnh nền của ca khúc Tứ Phủ. ......................................................................... 37
Ảnh 2.7: Ảnh nền của ca khúc Để Mị nói cho mà nghe. ............................................... 39
Ảnh 2.8: Ảnh trích từ ca khúc Tứ Phủ. ......................................................................... 41
Ảnh 2.9: Hồng Thùy Linh hóa thân thành Cơ Ba Thoải. ............................................ 42
Ảnh 2.10: Tạo hình phục trang của Hồng Thùy Linh trong Tứ Phủ. .......................... 44
Ảnh 2.11: Ảnh nền ca khúc Cô Đôi Thượng Ngàn của ca sĩ Tân Nhàn. ....................... 46
Ảnh 2.12: Ảnh bìa bộ lịch Việt Tứ Phủ của họa sĩ Nguyễn Trà My. ............................ 47
Ảnh 2.13: Chân dung Cô My. ........................................................................................ 49

Ảnh 2.14: Những bức tranh vẽ của Cô My. .................................................................. 50
Ảnh 2.15: Các ấn phẩm đã được xuất bản của Cô My. ................................................. 51
Ảnh 2.16: Các bức tranh trong bộ lịch Việt Tứ Phủ. .................................................... 53
Ảnh 2.17: Bộ lịch để bàn phong cách Chibi và bộ lì xì Việt Tứ Phủ. ........................... 56
Ảnh 2.18: Bức tranh Chầu Lục do Cô My ở dạng tranh vẽ và phong bao lì xì. ............ 56
Ảnh 2.19: Giấy chứng nhận đăng ký bản quyền tác giả và dòng khẳng định quyền tác
giả của Cô My. ............................................................................................................... 57
Ảnh 2.20: Chân dung thanh đồng Hồng Đức Trí (một trong những bức chân dung mà
thầy Trí tâm đắc nhất). ................................................................................................... 60


Ảnh 2.21: Ba trong số rất nhiều pho thượng đất cổ bản mà thầy Trí vẫn cịn giữ. ....... 65
Ảnh 2.22: Bằng công nhận danh hiệu Nghệ nhân Dân gian của thầy Trí. .................... 70


PHẦN MỞ ĐẦU
Trong phần này, chúng tôi sẽ lần lượt trình bày năm điểm sau: tính cấp thiết của
đề tài nghiên cứu, tổng quan tình hình nghiên cứu từ Đổi Mới đến nay, mục tiêu nghiên
cứu và câu hỏi nghiên cứu, đối tượng và nội dung nghiên cứu, phương pháp nghiên
cứu.
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đạo Mẫu, với các tên gọi khác như Đạo Mẫu Tam Phủ Tứ Phủ (Đạo Mẫu Tam
Phủ, Đạo Mẫu Tứ Phủ, Đạo Mẫu Tam Tứ Phủ), tín ngưỡng Tam Phủ Tứ Phủ (tín
ngưỡng Tam Phủ, tín ngưỡng Tứ Phủ, tín ngưỡng Tam Tứ Phủ), đang là một chủ đề
mang tính thời sự trong học thuật nói riêng và dư luận xã hội Việt Nam nói chung.
Cho tới thời điểm hiện tại, có rất nhiều học giả nghiên cứu về Đạo Mẫu, nhưng
hầu như còn thiếu vắng sự quan tâm tới mối quan hệ qua lại giữa Đạo Mẫu và giới trẻ.
Các nhà nghiên cứu tựa như chỉ tập trung giải thích nguồn gốc, lịch sử hình thành, các
phong tục tập quán cổ xưa gắn nhiều với lớp người có tuổi từ góc nhìn học thuật, mà
chưa thực sự quan tâm đến nhận thức cũng như sự tham gia của giới trẻ hiện nay vào

thực hành Đạo Mẫu. Đồng thời, bản thân Đạo Mẫu với tư cách là một thực thể văn hóa
xã hội lại cũng tựa ở cách xa với giới trẻ, có một khoảng cách nào đó và khơng thu hút
được sự quan tâm của họ.
Theo chúng tôi, trong bối cảnh hiện nay, nguồn nhân lực phù hợp nhất đối với
việc lưu truyền và gìn giữ các tín ngưỡng dân gian nói riêng và văn hóa dân tộc nói
chung, lại chính là giới trẻ. Họ có những bồng bột nhất định, nhưng lại có sự linh hoạt
trong nhận thức và đặc biệt là khả năng thích ứng nhanh trong mơi trường đa văn hóa.
Thêm nữa, ở khu vực thành phố Hà Nội, đang có một xu hướng đáng quan tâm là việc
vận dụng chất liệu tín ngưỡng dân gian, đặc biệt là hình tượng từ Đạo Mẫu, vào các

1


loại hình nghệ thuật. Thậm chí, trong một hai năm nay, chất liệu từ Đạo Mẫu còn trở
thành chủ đề mang tính giáo dục ở một số trường học trên địa bàn Hà Nội.
Với nhận thức vấn đề như trên, chúng tôi chọn đề tài Nhận thức về Đạo Mẫu
của giới trẻ Hà Nội hiện nay để thực hiện luận văn thạc sĩ. Chúng tôi chủ yếu dựa vào
tư liệu điền dã dân tộc học có được từ những nghiên cứu trường hợp, để từ đó, có một
cái nhìn cụ thể về thực trạng nhận thức về Đạo Mẫu của giới trẻ ở địa bàn Hà Nội.
Luận văn cũng sẽ đưa ra một số gợi ý mang tính học thuật nhằm góp phần bảo tồn và
phát huy Đạo Mẫu trong tương lai.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu từ Đổi Mới đến nay
Từ năm 1986, nhờ chính sách Đổi Mới, các cơng trình viết về tín ngưỡng dân
gian Việt Nam lần lượt được xuất bản mới hoặc tái bản, đặc biệt là tín ngưỡng thờ Mẫu
Tam Tứ Phủ trở thành tâm điểm của giới học thuật và báo chí. Có thể kể đến các tác
giả tiêu biểu sau đây.
Ngô Đức Thịnh trở thành học giả nổi tiếng nhất, và có thể xem ơng chính là cha
đẻ của khái niệm Đạo Mẫu. Các tác phẩm tiêu biểu của ông về Đạo Mẫu, có thể kể đến
bộ Đạo Mẫu ở Việt Nam (gồm 2 tập) xuất bản lần đầu năm 1996 [Ngô Đức Thịnh chủ
biên 1996] và đã tái bản rất nhiều lần, mà bản tổng hợp mới nhất được xuất bản năm

2019 [Ngô Đức Thịnh 2019]. Các tác phẩm này đưa ra quan điểm về hệ thống thờ Mẫu
với ba cấp độ: Nữ thần, Mẫu, Mẫu Tam Tứ Phủ. Ông khái quát ba dạng thức thờ Mẫu
tiêu biểu cho ba miền Bắc - Trung - Nam và các đặc trưng địa phương của chúng. Đặc
biệt, cho mỗi vùng như vậy, ông tập trung nghiên cứu các vị Thánh Mẫu đại diện cho
mỗi dạng thức thờ Mẫu của khu vực đó: Thánh Mẫu Liễu Hạnh ở Bắc Bộ; Thiên Y
Ana - Pô Inư Nưgar ở Nam Trung Bộ; Bà Chúa Xứ, Bà Đen, Thiên Hậu ở Nam Bộ.
Ngô Đức Thịnh nghiên cứu tín ngưỡng thờ Mẫu Tam Tứ Phủ từ cộng đồng tới cá nhân.
Ơng nghiên cứu các chiều kích khác nhau của mơi trường xã hội, lịch sử văn hóa trong
Đạo Mẫu [Ngô Đức Thịnh 1996, 2019].

2


Tác giả Đặng Văn Lung, với tác phẩm Tam tòa Thánh Mẫu xuất bản năm 1991,
thì lại nhìn Đạo Mẫu theo khuynh hướng văn học. Ông chứng minh rằng “Đạo Mẫu là
một cách trình bày thơng tuệ nhất, một bản sử thi của người Việt có tên là Tam Tịa
Thánh Mẫu và Tam Tòa Thánh Mẫu là một hệ thống các anh hùng văn hóa Việt Nam
mà Mẫu Liễu là thần chủ hoặc là hiện thân của Tam Tòa Thánh Mẫu” [Đặng Văn Lung
1991 : 11-13].
Chủ đề tín ngưỡng dân gian Việt Nam nói chung và tín ngưỡng thờ Mẫu Tam
Tứ Phủ nói riêng, cũng đã thu hút được nhiều sự quan tâm từ các học giả nước ngoài.
Hai trong số đó là tác giả Philip Taylor và Endres [Philip Taylor 2004, 2007; Kirsten
W. Endres 2011]. Các tác phẩm này, về tổng thể thì chỉ tập trung mơ tả về hệ thống các
tín ngưỡng dân gian, tơn giáo sơ khai xuất hiện ở trên lãnh thổ Việt Nam, và có đề cập
tới tín ngưỡng thờ Mẫu Tam Tứ Phủ. Tác giả Endres còn thử xem Đạo Mẫu đã xuất
hiện như thế nào dưới lăng kính của báo chí và học thuật qua một bài viết chung trên
Tạp chí Dân tộc học [Kirsten W. Endres - Nguyễn Thị Thanh Bình 2006]. Bài viết tập
trung vào phân tích các khía cạnh của nghi lễ hầu bóng (lên đồng) để chỉ ra những mặt
cịn mang tính chất “tiêu cực” của nó. Tuy khơng thực sự tập trung vào giới trẻ nhưng
tác giả đã có phỏng vấn các thầy đồng trẻ tuổi để tìm ra lý do họ quyết định trình đồng

mở phủ, tìm tới Đạo Mẫu. Đó chính là để giải tỏa những căng thẳng về mặt tâm lý và
thể hiện niềm tin của họ vào khả năng trị liệu, chữa bệnh của nghi lễ hầu bóng. Tác giả
viết:
“Việc thực hiện nghi lễ thường kỳ giúp cho người theo Đạo Mẫu
hóa giải “căn cao số nặng” của họ, thể hiện qua những nỗi buồn
phiền về mặt thể xác và tinh thần, nhờ đó mà họ có thể định hướng
lại cuộc sống của mình” [Kirsten W. Endres - Nguyễn Thị Thanh
Bình 2006 : 29].

3


Đạo Mẫu còn trở thành chủ đề nghiên cứu, bàn luận trên phương diện nghệ
thuật. Tiêu biểu là tác giả Chu Quang Trứ với tác phẩm Di sản văn hóa dân tộc trong
tín ngưỡng và tơn giáo ở Việt Nam đã xuất bản năm 1996. Ông cho rằng:
“Phần lớn các kiệt tác nghệ thuật đã được gợi hứng và bảo dưỡng
bởi tơn giáo”; (...) “tín ngưỡng tơn giáo làm thăng hoa văn hóa dân
tộc và là một biểu hiện sâu đậm của văn hóa dân tộc” [Chu Quang
Trứ 1996: 5-6].
Trên đây là tác giả trong nước và ngoài nước tiêu biểu nhất của giai đoạn những
thập niên cuối thế kỉ XX. Bước sang đầu thế kỉ XXI thì tình hình nghiên cứu thêm sôi
động, với sự tham gia của nhiều nhà nghiên cứu lớp kế cận. Có thể kể đến các học giả
như Nguyễn Thị Hiền, Phạm Quỳnh Phương, Chu Xuân Giao, Nguyễn Thị Yên,
Nguyễn Ngọc Mai, Bùi Trọng Hiền, Vũ Thị Tú Anh, Giang Nguyệt Ánh, Mai Thị
Hạnh, Nguyễn Hữu Thụ,…
Gần đây, tác giả Nguyễn Hữu Thụ tiếp cận Đạo Mẫu theo phương diện triết học.
Ông xem Đạo Mẫu như một hình thái ý thức xã hội, bởi vì dưới góc độ triết học, sự
hình thành, tồn tại và biến đổi của Đạo Mẫu phản ánh chính xã hội mà nó đang tồn tại
trên đó [Nguyễn Hữu Thụ 2012, 2013].
Trong tác phẩm Nghi lễ lên đồng – Lịch sử và giá trị xuất bản năm 2013, tác giả

Nguyễn Ngọc Mai cũng đã đưa ra nhận định riêng của mình về Đạo Mẫu. Bà cho rằng:
“Tín ngưỡng thờ Thánh Mẫu ở Việt Nam hồn tồn có để được coi
là một tôn giáo bản địa hoặc là một dạng của tiền tơn giáo. Điều này
thể hiện rất rõ ở tính biến động của nó cả về nội dung cũng như hình
thức thể hiện”; (...) “việc sử dụng một khái niệm bản địa (Đạo Mẫu)
để gọi cho tơn giáo của mình cũng hồn tồn khơng có gì vơ lý.
Nhất là khái niệm Đạo này lại mang những nội hàm rất Việt Nam

4


và chỉ có ở Việt Nam mới có khái niệm Đạo đó, nó vừa mang tính
tơn giáo, vừa đồng đẳng với nhiều Đạo khác của con người”; (...)
“sử dụng khái niệm thờ Mẫu hay Đạo Mẫu đều hàm nghĩa là một
tơn giáo mang tính bản địa chứ khơng có sự phân biệt gì” [Nguyễn
Ngọc Mai 2013 : 42-43].
Một chuỗi sự kiện quan trọng liên quan đến Đạo Mẫu đã diễn ra vào thập niên
thứ hai của thế kỉ XXI. Đó là, sau mấy chục năm chuẩn bị của học giới và của Nhà
nước, cuối năm 2012, Nghi lễ Chầu văn của người Việt đã được Bộ Văn hóa, Thể thao
và Du lịch đưa vào Danh sách Di sản Văn hóa Phi vật thể Quốc gia đợt 1, loại hình
Tập quán xã hội và tín ngưỡng (theo Quyết định 5079/QĐ-BVHTTDL1). Đặc biệt, vào
ngày 1 tháng 12 năm 2016, tại Phiên họp Ủy ban Liên Chính phủ về Bảo vệ Di sản
Văn hóa Phi vật thể lần thứ 11 của UNESCO2, di sản Thực hành Tín ngưỡng Thờ Mẫu
Tam phủ của người Việt (với tiêu đề tiếng Anh là Practices related to the Việt beliefs in
the Mother Goddesses of Three Realms) đã chính thức được UNESCO ghi danh vào
Danh sách Di sản Văn hóa Phi vật thể đại diện của nhân loại (nguyên tiếng Anh là
Representative List of the Intangible Cultural Heritage of Humanity) [Tài liệu mạng Cục Di sản văn hóa 2016; UNESCO-ICH 2016a, 2016b].
Sau khi Thực hành Tín ngưỡng Thờ Mẫu Tam Phủ của người Việt được
UNESCO vinh danh vào cuối năm 2016, các hoạt động liên quan đến Đạo Mẫu đã trở


1

Nghi lễ Chầu văn của người Việt (hát chầu văn, hát văn) hiện đang là di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia
thuộc về lĩnh vực Tập quán xã hội và tín ngưỡng. Bên cạnh việc có sự ra đời và phát triển gắn liền với Đạo Mẫu,
nghi lễ này cịn đóng vai trị là một hình thức biểu đạt văn hóa, tín ngưỡng phức hợp. Trong sinh hoạt tâm linh
của Đạo Mẫu, nghi lễ Chầu văn được kết hợp với nghi lễ hầu đồng và được thể hiện bởi cung văn, thủ nhang, hầu
dâng và chính những thanh đồng, tại các địa điểm gắn với Đạo Mẫu (đền, điện, phủ, miếu, chùa,…). Hát chầu
văn có nhiều hình thức khác nhau như: hát thờ, hát cửa đền, hát hầu, hát thi…
2

Phiên họp này diễn ra tại thành phố Addis Ababa thuộc nước Cộng hòa Dân chủ Liên bang Ethiopia. Đồn đại
biểu của phía Việt Nam có sự tham gia của hai thanh đồng đến từ Nam Định – nơi phát tích của truyền thuyết
Cơng chúa Liễu Hạnh. Đó là bà Trần Thị Huệ (thủ nhang Phủ Tiên Hương thuộc quần thể Phủ Giày), bà Trần Thị
Hồng Vân (thủ nhang Phủ Quảng Cung – tương truyền là nơi giáng sinh đầu tiên của Công chúa Liễu Hạnh).

5


nên sơi động hơn trước. Đã có một số nhà nghiên cứu bắt đầu để mắt tới giới trẻ, cũng
như mối quan hệ giữa Đạo Mẫu và giới trẻ.
Học giả Chu Xuân Giao, qua trang blog cá nhân Giao Blog (hoạt động từ 2013
trên nền tảng blogspot và từ 2008 trên nền tảng Yahoo), có lẽ là người điểm tin và bình
luận sớm nhất về các hiện tượng giới trẻ tích cực sử dụng chất liệu của Đạo Mẫu vào
mơi trường giáo dục phổ thông, vào nghệ thuật đại chúng. Ông đã đưa tin về sự kiện
nhóm học sinh năng khiếu trường Nguyễn Bỉnh Khiêm (Cầu Giấy, Hà Nội) thiết kế bộ
tranh Tứ bất tử (trong đó có hình tượng Cơng chúa Liễu Hạnh) vào đầu năm 2019. Ơng
cũng đã nhiệt tình ủng hộ sự thể hiện tươi mới và đầy sáng tạo của ca sĩ Hoàng Thùy
Linh trong MV mang tên Tứ Phủ vào tháng 8 năm 2019, hay sự trình diễn xuất sắc của
ca sĩ Tân Nhàn trong ca khúc Cô Đôi Thượng Ngàn vào tháng 9 năm 2019 [Tài liệu
mạng - Chu Xuân Giao 2019a, 2019b, 2019c]. Đây là học giả đang tiếp bước công việc

của các bậc thầy Vũ Ngọc Khánh - Ngơ Đức Thịnh, có nhiều công bố quan trọng gần
đây về hệ thống Tam Phủ - Tứ Phủ và Thánh Mẫu Liễu Hạnh [Chu Xuân Giao - Phan
Lan Hương 2008; Chu Xuân Giao 2017a, 2017b, 2018, 2019], mà việc có những thử
nghiệm mới trên đây của giới trẻ, theo như diễn giải của chính ơng, thì đều có thể lí
giải một cách sâu sắc từ cách tiếp cận văn hóa sử (nhân loại học lịch sử) về Đạo Mẫu.
Theo ông, những thử nghiệm mới không phải ngẫu nhiên sinh ra, mà là kết quả của
một q trình vận động văn hóa xã hội lâu dài, chúng phản ánh sự chuyển động của
tâm thế xã hội qua chiều diễn tiến lịch sử3.
Vào cuối năm 2019, trong bài viết “Sân khấu hóa nghi lễ hầu đồng và những
vấn đề đặt ra” trên Tạp chí Nghiên cứu Văn hóa Việt Nam, tác giả Nguyễn Thị Yên
cũng đề cập tới nhóm vấn đề mà chúng tơi bàn luận trong luận văn này, đó là phương
thức bảo tồn Đạo Mẫu thông qua sự khai thác chất liệu của của các nghi lễ thuộc về

3

Những luận điểm này, chúng tôi tiếp thu qua các bài viết và các bài giảng của học giả Chu Xuân Giao tại
Chương trình Khu vực học của Trường Đại học Việt Nhật, đặc biệt là qua trao đổi trực tiếp trong những lần cùng
đi điểu tra điền dã thuộc phạm vi luận văn này.

6


tín ngưỡng này để phục vụ cho việc sáng tác các tác phẩm nghệ thuật. Theo tác giả,
phương thức này “là một hình thức khai thác các chất liệu văn hóa nghệ thuật đặc thù
để làm cơ sở sáng tác các tác phẩm nghệ thuật mới mang âm hưởng của nghi lễ hầu
đồng (một nghi lễ thuộc về Đạo Mẫu)”. Tác giả cũng đã bàn luận đôi chút về giới trẻ,
tiêu biểu là ca sĩ Hoàng Thùy Linh với ca khúc Tứ Phủ, ca sĩ nhí Nguyễn Thiện Nhân
với tiết mục chầu văn Cơ Đơi Thượng Ngàn trong chương trình Giọng hát Việt nhí năm
2014, tiết mục ảo thuật Bà Chúa Thượng Ngàn của thí sinh Đinh Phương Liên trong
chương trình Ảo thuật siêu phàm năm 2018. Tác giả nhận định rằng việc khai thác chất

liệu của tín ngưỡng thờ Mẫu Tam Tứ Phủ hay Đạo Mẫu
“Là một việc làm cần khuyến khích, qua đó góp phần kích thích sự
đổi mới, sáng tạo và cách tân trong các phong cách nghệ thuật, tạo
nên sự phong phú, đa dạng và đặc sắc cho nền nghệ thuật nước
nhà”; (...) “đòi hỏi người nghệ sĩ phải thực sự hiểu biết về đối tượng
khai thác, tránh việc hiểu chưa thấu đã “sáng tạo” dẫn đến những
khen chê trái chiều” [Nguyễn Thị Yên 2019 : 17].
Các ý kiến của học giới, như của Chu Xuân Giao và Nguyễn Thị Yên trên đây,
mới chỉ xuất hiện rất gần đây và cũng mới chỉ thoáng qua hay mang tính gợi ý mà thơi.
Bởi vậy, có thể nói rằng, cho tới nay, Đạo Mẫu đã và đang được nghiên cứu từ nhiều
góc nhìn khác nhau (văn hóa dân gian, tôn giáo học, triết học, văn học, mĩ thuật
học,...), nhưng đang còn thiếu vắng những nghiên cứu cơ bản về giới trẻ với Đạo Mẫu,
nhận thức của giới trẻ về Đạo Mẫu, vai trò của giới trẻ với tương lai của Đạo Mẫu.
3. Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu
Với ý nghĩa là một nghiên cứu trực tiếp đầu tiên về mối quan hệ giữa giới trẻ và
Đạo Mẫu, luận văn này có ba mục tiêu chính sau đây.
1. Qua tổng quan tư liệu văn bản, luận văn sẽ thử đưa ra một bức tranh tổng
thuật về nhận thức chung của xã hội Việt Nam đương đại về Đạo Mẫu. Từ đó, sẽ chỉ ra

7


rằng, giới học thuật và giới phổ thơng vẫn cịn thiếu vắng sự quan tâm đúng mức đến
nhận thức của giới trẻ đối với Đạo Mẫu.
2. Qua điều tra điền dã với các trường hợp nghiên cứu, kết hợp với phân tích tư
liệu văn bản, luận văn sẽ chỉ ra thực trạng về sự nhận thức của giới trẻ đối với Đạo
Mẫu. Các nghiên cứu trường hợp sẽ trình bày về sự nhận thức của giới trẻ trên các
phương diện giáo dục, sáng tạo nghệ thuật và đời sống cá nhân. Đây là nội dung chính
yếu của luận văn, nhằm trả lời câu hỏi nghiên cứu trọng tâm là“Thực trạng về sự nhận
thức của giới trẻ trong địa bàn thành phố Hà Nội hiện như thế nào?”.

3. Cuối cùng, luận văn sẽ đưa ra một số gợi ý mang tính học thuật nhằm góp
phần bảo tồn và phát huy giá trị của Đạo Mẫu thông qua giới trẻ. Nội dung này trả lời
cho câu hỏi mang tính ứng dụng là “Làm thế nào để khuyến khích giới trẻ tìm hiểu về
tín ngưỡng dân gian nói chung và Đạo Mẫu nói riêng? Hướng bảo tồn, gìn giữ nào là
phù hợp nhất?”.
4. Đối tƣợng và nội dung nghiên cứu
Thuật ngữ giới trẻ mà chúng tôi sử dụng trong khuôn khổ luận văn là để chỉ
thanh thiếu niên ở độ tuổi khoảng từ 16 - 30 tuổi. Chúng tôi vận dụng linh hoạt qui
định về tuổi của Luật thanh niên năm 2005. Cụ thể là, Điều 1 thuộc Chương 1 của luật
này có hướng dẫn : “Thanh niên quy định trong Luật này là công dân Việt Nam từ đủ
mười sáu tuổi đến ba mươi tuổi” [Tài liệu mạng - Quốc hội 2005]. Do có trường hợp
các em học sinh Trường Trung học Phổ thông Nguyễn Bỉnh Khiêm chưa đủ 16 tuổi, và
trường hợp ca sĩ Hồng Thùy Linh thì hơn 30 tuổi một chút, nên chúng tôi vận dụng
linh hoạt như trên, tức là, thanh thiếu niên ở độ tuổi khoảng từ 16 đến 30 tuổi. Hạn
dưới có thể là gần 16 tuổi, hạn trên có thể là hơn 30 tuổi một chút.
Với các mục tiêu như đã trình bày ở trên, luân vặn này có ba nội dung với từng
đối tượng nghiên cứu cụ thể, được kết cấu thành ba chương như dưới đây.

8


Chƣơng 1: TỔNG QUAN VỀ ĐẠO MẪU – Những vấn đề chung về Đạo Mẫu và
nhận thức chung của xã hội đương đại về Đạo Mẫu. Chương này giới thuyết khái
niệm Đạo Mẫu qua tư liệu văn bản. Đồng thời, qua phân tích tư liệu xuất bản trên
giấy và tư liệu xuất bản trên mạng, sẽ dựng lên một bức tranh về nhận thức chung của
xã hội Việt Nam đương đại về Đạo Mẫu.
Chƣơng 2: NHẬN THỨC VỀ ĐẠO MẪU CỦA GIỚI TRẺ HÀ NỘI - Những nghiên
cứu trường hợp. Chương này trình bày và phân tích tư liệu điền dã thu thập được từ
các nghiên cứu trường hợp để chỉ ra thực trạng nhận thức của giới trẻ Hà Nội về Đạo
Mẫu ở thời điểm hiện tại. Các nghiên cứu trường hợp, với các đối tượng nghiên cứu

cụ thể, được trình bày lần lượt như sau.
2.1. Trường hợp về các em học sinh Trung học Phổ thông thiết kế bộ phong bao
lì xì chủ đề Tứ bất tử (từ cuối năm 2018 đến đầu năm 2019). Một phong bao trong bộ
đó có thể hiện hình tượng Cơng chúa Liễu Hạnh kèm theo lời thuyết minh về ngài.
Đây không chỉ là một trường hợp mang tính chất tiên phong trong việc ứng dụng Đạo
Mẫu vào hoạt động ngoại khóa của trường Nguyễn Bỉnh Khiêm (Hệ thống Giáo dục
Chất lượng cao Nguyễn Bỉnh Khiêm - Cầu Giấy, từ đây sẽ viết tắt là HTGDCLCNBK-CG) mà còn chỉ ra rằng Đạo Mẫu ln có sức hấp dẫn to lớn với giới trẻ, có
điều trước nay chưa được quan tâm đúng mức mà thôi.
2.2. Một số nghệ sĩ trẻ sử dụng chất liệu của Đạo Mẫu vào tác phẩm với mục
đích đưa Đạo Mẫu lại gần cộng đồng hơn.
2.2.1. Trường hợp ca sĩ Hoàng Thùy Linh vận dụng chất liệu của Đạo Mẫu
vào ca khúc Tứ Phủ (công bố và liền gây tiếng vang vào tháng 8 năm 2019).
2.2.2. Trường hợp họa sĩ kiêm thanh đồng Nguyễn Trà My trình bày hiểu
biết về Đạo Mẫu thông qua bộ lịch Việt Tứ Phủ (các năm 2018-2019).

9


2.3. Trường hợp nghiên cứu về một cặp thầy trò cùng phụng sự Đạo Mẫu ở đền
Phúc Khánh (số 62, tổ 14, ngõ 230, phố Lạc Trung, phường Thanh Lương, quận Hai
Bà Trưng, Hà Nội). Người thầy là thanh đồng Hồng Đức Trí đã hầu thánh khoảng 50
năm, là thủ nhang ngôi đền. Người đệ tử là thanh niên Trương Xuân Hiếu đã hầu
thánh khoảng 10 năm nay dưới sự giáo dưỡng trực tiếp của thầy Trí. Nghiên cứu sẽ
chỉ ra sự giống và khác nhau giữa sự nhận thức về Đạo Mẫu của hai thầy trị, qua đó
sẽ làm nổi bật nhận thức của giới trẻ ngày nay đối với Đạo Mẫu.
Chƣơng 3: THẢO LUẬN TỔNG HỢP – Suy nghĩ về vai trò của giới trẻ đối với
tương lai của Đạo Mẫu. Chương này sẽ thảo luận tổng hợp các vấn đề đã trình bày ở
hai chương trước. Từ đó, chỉ ra các xu hướng nhận thức của giới trẻ Hà Nội về Đạo
Mẫu ở thời điểm hiện tại. Đồng thời, cũng đưa một số đề xuất, kiến nghị về việc bảo
tồn và phát huy Đạo Mẫu trong mối quan hệ với giới trẻ.

5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Luận văn này sử dụng hai phương pháp nghiên cứu chính yếu, là điền dã dân
tộc học (quan sát tham dự, phỏng vấn sâu) và nghiên cứu văn bản.
 Phƣơng pháp điều tra điền dã dân tộc học (một phương pháp của khu vực
học): quan sát tham dự, phỏng vấn sâu
Đây là phương pháp được chúng tôi sử dụng trong các nghiên cứu trường hợp.
Ở tất cả các trường hợp nghiên cứu, giáo viên hướng dẫn đều có mặt và chỉ dẫn cách
làm việc tại buổi phỏng vấn sâu đầu tiên. Các buổi làm việc bổ sung sau đó thì do học
viên chủ động thực hiện một mình. Cụ thể như sau.
(1). Trường hợp các em học sinh Trường Trung học Phổ thông thuộc Hệ thống
Giáo dục Chất lượng cao Nguyễn Bỉnh Khiêm (Cầu Giấy, Hà Nội)
Chúng tôi biết đến Trường Nguyễn Bỉnh Khiêm và sự kiện học sinh chế tác
thành công bộ phong bao Tứ bất tử vào đầu năm 2019 là do có người nhà là học sinh

10


đang theo học tại trường trong các năm 2014-2019, đồng thời có mối quan hệ cá nhân
lâu dài với ban giám hiệu nhà trường. Buổi làm việc đầu tiên của chúng tơi với nhóm
học sinh đã chế tác bộ phong bao Tứ bất tử là vào ngày 6 tháng 9 năm 2019 tại khn
viên ngơi trường. Chúng tơi đã trị chuyện với các em và thầy giáo phụ trách trong
thời gian khoảng 3 tiếng đồng hồ. Sau đó, do các em học sinh đã bận rộn khi vào năm
học mới, nên chúng tôi giữ liên lạc qua Email và tin nhắn Facebook.
(2). Trường hợp họa sĩ kiêm thanh đồng Nguyễn Trà My
Chúng tôi biết họa sĩ Nguyễn Trà My qua không gian mạng, bởi cô là đồng
sáng lập và quản trị trang facebook Hội họa Tứ Phủ đang được giới trẻ đặc biệt yêu
thích. Cuộc phỏng vấn sâu đầu tiên đối với họa sĩ là vào buổi chiều ngày 7 tháng 3
năm 2020, tại nhà riêng của cô (đồng thời là phòng trưng bày Hội họa Tứ Phủ tọa lạc
tại số 51 phố Lê Văn Lương, quận Cầu Giấy. Sau buổi làm việc trực tiếp này, chúng
tơi tiếp tục trị chuyện với họa sĩ qua điện thoại và các ứng dụng mạng (Email, Zalo,

Facebook).
(3). Trường hợp cặp thầy trò thanh đồng và đệ tử ở đền Phúc Khánh (Hoàng
Mai, Hà Nội)
Bản thân người viết luận văn đã có sẵn quan hệ nhiều năm với thầy đồng
Hồng Đức Trí và người đệ tử Trương Xuân Hiếu. Trong khuôn khổ luận văn này,
buổi phỏng vẩn chính thức đầu tiên diễn ra vào chiều ngày 26 tháng 4 năm 2020
(một tuần sau khi Hà Nội dừng giãn cách xã hội để chống dịch Covid -19), tại đền
Phúc Khánh. Đây vừa là nơi trú qn vừa là văn phịng làm việc của thầy Trí và đệ tử
Hiếu. Sau buổi làm việc đó, chúng tơi giữ liên lạc với hai thầy trị thơng qua điện
thoại và cũng trực tiếp đến đền Phúc Khánh vài lần nữa.
(4). Trường hợp ca sĩ Hoàng Thùy Linh

11


Đây là nghiên cứu trường hợp duy nhất chúng tôi khơng có cơ hội phỏng vấn
trực tiếp với chủ thể, mà tạm thời phải sử dụng các tư liệu chọn lọc từ báo chí trực
tuyến và mạng xã hội (trang chính thức của ca sĩ, các trang fan hâm mộ, Facebook và
YouTube).
Về tiêu chí lựa chọn các nghiên cứu trường hợp, chúng tôi chủ động lựa chọn
bốn trường hợp tiêu biểu như trên, với mục đích là để có thể xây dựng một bức tranh
về nhận thức về Đạo Mẫu của giới trẻ nói chung ở thời điểm hiện tại. Các chủ thể
nghiên cứu bao gồm đối tượng là các em học sinh (với vai trò là giới trẻ phổ thơng),
tiếp sau đó là các nghệ sĩ trẻ (với vai trò là những người thực hành Đạo Mẫu) và cuối
cùng là anh Hiếu (với vai trò là một thanh đồng “chun nghiệp”). Như vậy, thơng
qua việc lựa chọn có tính khách quan này, sự nhận thức với những mức độ am hiểu
khác nhau của các chủ thể nghiên cứu sẽ được phân tích. Và từ đó, luận vẵn sẽ rút ra
những điểm chung nhất để xây dựng một bức tranh toàn cảnh về sự nhận thức đối với
Đạo Mẫu của giới trẻ Hà Nội hiện nay.
 Phƣơng pháp nghiên cứu văn bản

Chúng tôi phân mảng tài liệu văn bản thành hai dạng thức chính: tài liệu in ấn
(là các tác phẩm đã xuất bản trên giấy của các học giả đi trước), tài liêu mạng (là các
xuất bản trên không gian mạng). Kết quả công việc được phản ánh trong thư mục Tài
liệu tham khảo ở cuối luận văn.
Với phương pháp này, chúng tơi có thể hiểu được các nhà nghiên cứu đi trước
đã tiếp cận theo những hướng nào, đã đưa ra những nhận định gì, đã bàn luận về vấn
đề nào của Đạo Mẫu. Đồng thời, qua đó cũng nắm bắt được thực trạng nhận thức
chung của toàn xã hội đối với Đạo Mẫu.

12


13


CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐẠO MẪU
Những vấn đề chung về Đạo Mẫu
và nhận thức chung của xã hội đƣơng đại về Đạo Mẫu
Ở chương này, chúng tôi thực hiện hai phần việc chính sau đây. Trước hết, sẽ
tập trung làm rõ khái niệm Đạo Mẫu bằng cách dẫn lại một số cách hiểu chính yếu
đang được sử dụng rộng rãi trong học thuật hiện nay, rồi từ đó chọn ra một cách hiểu
phù hợp với đề tài nghiên cứu của chúng tơi. Tiếp theo, trình bày về nhận thức chung
của xã hội Việt Nam đương đại về Đạo Mẫu. Có thể tạm phân thành nhận thức của giới
học thuật (phản ánh chủ yếu trong các cơng trình học thuật) và nhận thức của giới bình
dân (phản ánh chủ yếu trong báo chí truyền thống, báo chí trực tuyến và mạng xã hội).
1.1. Khái niệm Đạo Mẫu và các vận động của giới học thuật
Theo một tổng quan gần đây của Chu Xuân Giao [Chu Xuân Giao chủ biên
2019 : 7] thì, từ sau Đổi Mới, thuật ngữ đạo Mẫu/Đạo Mẫu (đạo Mẫu Việt Nam, đạo
Mẫu ở Việt Nam) được sử dụng phổ biến cả trong giới học thuật và giới báo chí. Thuật
ngữ này xuất phát từ kết quả điều tra điền dã và nghiên cứu tư liệu văn bản ở đầu thập

niên 1990 của các nhà nghiên cứu thuộc Viện Nghiên cứu Văn hóa Dân gian (nay là
Viện Nghiên cứu Văn hóa, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam), sau đó được
chấp nhận và trở nên quen thuộc trong học giới cũng như báo giới. Cụ thể hơn, thuật
ngữ Đạo Mẫu lần đầu tiên xuất hiện trong cuốn Đạo Mẫu ở Việt Nam - Tập 1 được
xuất bản năm 1996 do Ngô Đức Thịnh là chủ biên. Theo như chính cha đẻ của thuật
ngữ này thì:
“Nó được dùng để gọi hiện tượng tín ngưỡng dân gian mang nguồn
gốc bản địa và vì thuật ngữ này phản ánh đúng bản chất của hiện
tượng cho nên được cả những người nghiên cứu và đông đảo quần
chúng thừa nhận” [Ngô Đức Thịnh 2019 : 17].

14


Ở bình diện phổ thơng, để có thể hiểu nhanh về thuật ngữ Đạo Mẫu, học theo
cách làm của Ngô Đức Thịnh, chúng tôi sẽ chia thuật ngữ này thành hai danh từ riêng
biệt, là Đạo và Mẫu, đưa ra phân tích sơ lược như sau.
Mẫu là một từ Hán Việt có ý nghĩa chỉ người mẹ, người phụ nữ đã có cơng sinh
thành, ni dưỡng những đứa con của mình. Bên cạnh đó, Mẫu cịn được sử dụng với
mục đích thể hiện sự tơn vinh một hình tượng nữ nhân cụ thể nào đó. Có thể là nhân
vật có thật, cũng có thể là nhân vật xuất hiện trong huyền tích, chẳng hạn như Mẫu Âu
Cơ, Quốc mẫu, Mẫu nghi thiên hạ, Mẫu Liễu Hạnh,… Trong thế giới quan của người
Việt, từ xưa tới nay, Mẫu cũng gắn liền với sự sống, sự sinh sôi, nảy nở của vạn vật,
của mn lồi. Tổ tiên người Việt đã “khốc cho tự nhiên, vũ trụ thuộc tính nữ, mang
tính sản sinh, tồn trữ và che chở” [Ngô Đức Thịnh 2019 : 22].
Đạo theo Từ điển tiếng Việt thì “là đường lối, ngun tắc mà con người có bổn
phận giữ gìn và tuân theo trong cuộc sống xã hội (thường là theo quan niệm cũ) hay là
một nội dung học thuật của một học thuyết được tôn sùng ngày xưa hoặc là dùng để chỉ
một tổ chức tơn giáo” [Hồng Phê chủ biên 2003 : 289-290]. Và theo Nguyễn Ngọc
Mai, khái niệm Đạo gắn với rất nhiều từ để làm thành các ngữ nghĩa khác nhau (đạo lộ,

đạo nhân, đạo sĩ, đạo thuật), do vậy khi sử dụng các từ ngữ khác nhau theo những ngữ
cảnh cụ thể mà từ Đạo mang những nghĩa cụ thể [Nguyễn Ngọc Mai, 2013 : 36]. Vẫn
theo Nguyễn Ngọc Mai, Đạo trong Đạo Mẫu lại mang những nội hàm rất Việt Nam và
chỉ có ở Việt Nam mới có khái niệm Đạo mà vừa mang tính tơn giáo, vừa đồng đẳng
với nhiều hình thức “Đạo” khác của con người (Đạo ông bà, Đạo làm người, Đạo làm
con,…”1 [Nguyễn Ngọc Mai 2013 : 42-43].
Còn ở phương diện học thuật chuyên sâu, chúng tôi xin dẫn lại một số quan
điểm của các nhà khoa học đi trước về Đạo Mẫu như sau.

1

Nhận thức này cũng rất phổ biến trong giới thanh đồng.

15


Theo Ngô Đức Thịnh, trước hết, Đạo Mẫu là một tín ngưỡng nguyên thủy,
mang tính chất bản địa, xuất phát từ tín ngưỡng thờ các vị thần linh tự nhiên, mà ở đây
thì người Việt xưa quan niệm là các nữ thần. Trên cơ sở đó, tín ngưỡng này tiếp nhận
những ảnh hưởng của Đạo Giáo Trung Quốc và đã trở thành đạo Mẫu Tam phủ, Tứ
phủ (Tam Tòa Thánh Mẫu), một thứ đạo giáo đặc thù của Việt Nam, có thể nói một
cách ngắn gọn hơn và thực chất hơn là Đạo Mẫu [Ngô Đức Thịnh 2019 : 29]. Vẫn theo
Ngô Đức Thịnh, qua một thời gian dài tiếp biến và phát triển, Đạo Mẫu trở thành một
tín ngưỡng mà trong đó đã có một hệ thống thần linh tương đối hoàn chỉnh, được phân
chia vào các phủ với các hàng bậc từ trên xuống dưới, mà vị thần chủ là Thánh Mẫu
Liễu Hạnh. Đây là một loại hình tín ngưỡng mà qua q trình phát triển đã hình thành
một cộng đồng đơng đảo các tín đồ với sự đa dạng về tầng lớp, thứ bậc xã hội, đồng
thời, cũng đã thiết lập một quy chuẩn chặt chẽ về hệ thống các nghi lễ, nơi thờ cúng,
nghi thức cúng lễ mà tiêu biểu nhất trong đó là nghi lễ lên đồng (hầu bóng).
Ơng đưa một tổng quan như sau về Đạo Mẫu:

“Đạo Mẫu còn thể hiện một ý thức xã hội hướng về cội nguồn mà
trong đó lấy hình tượng người Mẹ làm biểu tượng, một ý thức yêu
nước, gắn bó với dân tộc, ý thức về một đời sống thực thường nhật
với các nhu cầu về sức khỏe, tài lộc...”2 [Ngô Đức Thịnh 2014 : 54].
Qua đây, chúng ta có thể hiểu được rằng Ngơ Đức Thịnh coi Đạo Mẫu là tiệm
cận tơn giáo (như nói Đạo Phật, Đạo Nho, Đạo Giáo,…), nhưng vẫn là lĩnh vực của tín
ngưỡng. Hoặc nói cách khác thì nó chỉ là một loại hình tín ngưỡng, và là một tín
ngưỡng độc đáo của người Việt.
Tiếp thu quan điểm trên của Ngô Đức Thịnh, qua nghiên cứu điền dã nhiều
năm, Nguyễn Ngọc Mai chia sẻ quan điểm của mình về Đạo Mẫu như sau:
2

Khơng chỉ Ngơ Đức Thịnh mà cịn có rất nhiều học giả khác nhận định Đạo Mẫu là loại hình tơn giáo tín
ngưỡng đáp ứng nhu cầu của “người sống” vì nó chủ yếu xoay quanh các mong muốn thực tại của con người.

16


“Tín ngưỡng thờ Thánh Mẫu ở Việt Nam có để được coi là một tôn
giáo bản địa hoặc làm một dạng thức tiền tơn giáo và hồn tồn
đồng đẳng với các tơn giáo khác trong đó có Đạo Giáo Trung Quốc.
Điều này thể hiện rất rõ ở tính biến động của nó cả về nội dung
cũng như hình thức thể hiện. Chính vì đó việc sử dụng một khái
niệm bản địa như là Đạo Mẫu để gọi cho tôn giáo của mình cũng
hồn tồn khơng có gì vơ lý” [Nguyễn Ngọc Mai 2013 : 42-43].
Chúng ta có thể hiểu rằng, Nguyễn Ngọc Mai coi Đạo Mẫu là tôn giáo bản địa,
mà khơng chỉ là tín ngưỡng.
Nguyễn Hữu Thụ thì xem Đạo Mẫu như một hình thái ý thức xã hội, bởi vì dưới
góc độ triết học, sự hình thành, tồn tại và biến đổi của Đạo Mẫu phản ánh chính xã hội
mà nó đang tồn tại trên đó. Ơng đưa ra định nghĩa về Đạo Mẫu như sau:

“Tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt ở vùng đồng bằng Bắc bộ là
một loại hình tín ngưỡng dân gian được tích hợp bởi các lớp tín
ngưỡng thờ Nữ thần, thờ Mẫu thần và thờ Tam phủ - Tứ phủ với
niềm tin thiêng liêng vào quyền năng của Mẫu - đấng sáng tạo, bảo
trợ cho sự tồn tại và sinh thành của tự nhiên, xã hội và con người”.
[Nguyễn Hữu Thụ 2013 : 31].
Bên cạnh đó, nếu như các nhà khoa học như Ngô Đức Thịnh hay Nguyễn Ngọc
Mai đều cho rằng Đạo Mẫu ít nhiều chịu ảnh hưởng của Đạo Giáo Trung Quốc và nhờ
kế thừa những giá trị của Đạo Giáo một cách biện chứng mà có thể trở thành một loại
hình tín ngưỡng tương đối hồn chỉnh như hiện nay, thì Nguyễn Hữu Thụ lại có suy
nghĩ khá khác biệt. Ông cho rằng, bản chất của văn hóa người Việt là khả năng kế thừa
một cách có chọn lọc các nội dung, đặc tính tốt từ các loại hình văn hóa và tơn giáo
khác nhau. Vì vậy người Việt xưa đã tiếp nhận và sửa đổi một số nội dung của Đạo
Giáo sao cho phù hợp với văn hóa và tín ngưỡng, tơn giáo của mình. Đạo Mẫu có thể

17


chứa đựng nhiều yếu tố liên quan tới Đạo Giáo nhưng về nội dung căn bản vẫn là đề
cao vai trị của hình tượng người phụ nữ, cụ thể là các Mẫu. Chính vì lý do này,
Nguyễn Hữu Thụ đưa ra nhận định rằng:
“Không thể đồng nhất giữa Đạo giáo (một tơn giáo ra đời tại Trung
Quốc) với tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt” [Nguyễn Hữu Thụ
2013 : 67].
Tổng hợp các quan niệm của các học giả trên đây, chúng tơi rút ra mấy điểm sau
về nội dung chính trong khái niệm Đạo Mẫu.


Thứ nhất, Đạo Mẫu xuất phát từ truyền thống thờ các nữ thần tự nhiên của


người Việt nói riêng và châu Á nói chung. Đạo Mẫu lấy trung tâm là hình tượng người
mẹ và thể hiện một ý thức xã hội hướng về dân tộc, về cội nguồn.


Thứ hai, Đạo Mẫu là một dạng tôn giáo bản địa, mang bản sắc đặc thù của

người Việt. Qua q trình phát triển, Đạo Mẫu đã thích nghi và chủ động tích hợp các
yếu tố văn hóa, tâm linh của các tơn giáo ngoại lai khác để tự hồn thiện.


Thứ ba, trải qua một quá trình phát triển lâu dài, Đạo Mẫu đã có một hệ thống

thần linh hồn chỉnh, cùng với đó là hệ thống hội lễ, nghi lễ mang đậm bản sắc dân tộc.
Qua nghiên cứu điền dã dân tộc học với các nghiên cứu trường hợp thuộc luận
văn này, chúng tôi cũng xin bổ sung thêm ý sau. Đó là, giống với các tơn giáo khác,
Đạo Mẫu cũng có những giáo lý, giáo luật của riêng mình dù là chưa thành văn. Những
luật lệ này được trao truyền giữa các thanh đồng trong quá trình học đạo và truyền đạo
bằng phương thức truyền miệng. Đạo Mẫu cũng có các trung tâm thực hành, sinh hoạt
tâm linh tương tự như các tôn giáo khác.
Trở lên là về nội dung của khái niệm Đạo Mẫu. Còn vận động của học giới
xung quanh khái niệm này từ sau Đổi Mới, thì có thể tóm tắt như sau.

18


×