Tải bản đầy đủ (.pdf) (128 trang)

Nâng cao năng lực lãnh đạo của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở ở quận gò vấp, thành phố hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.71 MB, 128 trang )

BỘ
BỘGIÁO
GIÁODỤC
DỤCVÀ
VÀĐÀO
ĐÀOTẠO
TẠO
TRƯỜNG
TRƯỜNGĐẠI
ĐẠIHỌC
HỌCVINH
VINH
..…
..…
…..
…..

ĐỖ
ĐỖAN
ANNHÀN
NHÀN

NÂNG
NÂNGCAO
CAONĂNG
NĂNGLỰC
LỰCLÃNH
LÃNHĐẠO
ĐẠOCỦA
CỦA
ĐỘI


ĐỘINGŨ
NGŨCÁN
CÁNBỘ
BỘCHỦ
CHỦCHỐT
CHỐTCẤP
CẤPCƠ
CƠSỞ
SỞ
ỞỞQUẬN
QUẬNGỊ
GỊVẤP,
VẤP,THÀNH
THÀNHPHỐ
PHỐHỒ
HỒCHÍ
CHÍMINH
MINH

LUẬN
LUẬNVĂN
VĂNTHẠC
THẠCSĨSĨKHOA
KHOAHỌC
HỌCCHÍNH
CHÍNHTRỊ
TRỊ

Nghệ An, 2017
Nghệ An, 2017



BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
..…  …..

ĐỖ AN NHÀN

NÂNG CAO NĂNG LỰC LÃNH ĐẠO CỦA
ĐỘI NGŨ CÁN BỘ CHỦ CHỐT CẤP CƠ SỞ
Ở QUẬN GÒ VẤP, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Chun ngành: Chính trị học
Mã số: 60.31.02.01

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC CHÍNH TRỊ

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Lương Bằng

Nghệ An, 2017


LỜI CẢM ƠN
Qua quá trình học tập và nghiên cứu trong chương trình đào tạo trình độ
Thạc sĩ - chuyên ngành Chính trị học khóa 23 (2015 - 2017) của Trường Đại học
Vinh, bản thân tôi đã nhận được từ Q Thầy Cơ của Trường Đại học Vinh sự
tận tình trong giảng dạy, nhiệt tình trong truyền đạt những kiến thức khoa học,
phương pháp nghiên cứu khoa học làm nền tảng cho việc nghiên cứu lý luận
chính trị và những bài học kinh nghiệm quý báu để ứng dụng vào thực tiễn cơng
tác về sau. Với tất cả sự kính trọng và lịng biết ơn sâu sắc, tơi xin chân thành

bày tỏ lịng tri ân đến tồn thể Q Thầy Cô của Trường Đại học Vinh. Đồng
thời, tôi bày tỏ lòng biết ơn đối với Quý lãnh đạo của Ban Thường vụ Quận ủy,
Ủy ban nhân dân quận, Ban Tổ chức Quận ủy, cán bộ, cơng chức của Phịng Nội
vụ quận Gò Vấp đã tạo điều kiện thuận lợi trong cơng tác, giúp tơi tham gia và
hồn thành khóa học này đúng chương trình đào tạo của Trường Đại học Vinh.
Đặc biệt, tơi xin trân trọng bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc đối với nhà giáo
PGS.TS.GVCC. Nguyễn Lương Bằng - Thầy đã trực tiếp hướng dẫn và tận tình
chỉ bảo tơi trong suốt q trình tìm tịi, nghiên cứu, triển khai Đề tài “Nâng cao
năng lực lãnh đạo của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở ở quận Gị Vấp, Thành
phố Hồ Chí Minh”, Thầy đã định hướng và giúp đỡ tơi hồn thành Đề tài này.
Mặc dù bản thân đã rất cố gắng trong quá trình học tập, nghiên cứu khoa
học, nhưng cũng không tránh khỏi cịn các hạn chế, thiếu sót nhất định khi thực
hiện Luận văn này, tôi thật sự cầu thị và mong muốn nhận được sự quan tâm,
chiếu cố của Quý Thầy Cô trong Hội đồng Khoa học của Trường Đại học Vinh.
Sự góp ý, tận tình chỉ bảo của Q Thầy Cô sẽ tạo điều kiện thuận lợi, giúp tôi
tiếp tục bổ sung, hoàn thiện và phát triển Đề tài này đi vào thực tiễn cuộc sống.
Vinh, tháng 6 năm 2017
Tác giả luận văn
Đỗ An Nhàn


MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU ............................................................................................................. 1
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc nâng cao năng lực lãnh đạo
của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở ......................................................... ... 9
1.1. Lý luận chung về cán bộ và đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở .................. 9
1.2. Quan niệm về năng lực lãnh đạo và các yếu tố cấu thành năng lực lãnh đạo
của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở ............................................................... 20
1.3. Các tiêu chí xây dựng và nâng cao năng lực lãnh đạo của đội ngũ cán bộ

chủ chốt cấp cơ sở trong giai đoạn hiện nay ...................................................... 26
Kết luận chương 1 ............................................................................................. 39
Chương 2: Thực trạng năng lực lãnh đạo của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp
cơ sở ở quận Gị Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh .......................................... 40
2.1. Khái qt đặc điểm, tình hình của quận Gị Vấp ........................................ 40
2.2. Thực trạng hoạt động của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở ở quận Gò
Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh thời gian qua .................................................... 45
2.3. Cơng tác xây dựng và nâng cao năng lực lãnh đạo của đội ngũ cán bộ chủ
chốt cấp cơ sở ở quận Gị Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh thời gian qua .......... 57
Kết luận chương 2 ............................................................................................. 73
Chương 3: Quan điểm và những giải pháp nâng cao lãnh đạo của đội ngũ
cán bộ chủ chốt cấp cơ sở ở quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh ........ 74
3.1. Quan điểm nâng cao năng lực lãnh đạo của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ
sở ở quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn hiện nay ..................... 74
3.2. Những nhóm giải pháp chủ yếu nâng cao năng lực lãnh đạo của đội ngũ cán
bộ chủ chốt cấp cơ sở ở quận Gò Vấp trong giai đoạn hiện nay ...................... 79
Kết luận chương 3 ........................................................................................... 110
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 111
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................... 113
PHỤ LỤC ........................................................................................................ 117


KÝ HIỆU CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN
1

CBCC

Cán bộ chủ chốt

2


CNH, HĐH

Cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa

3

CNTT

Cơng nghệ thơng tin

4

CT - XH

Chính trị - xã hội

5

ĐCSVN

Đảng Cộng sản Việt Nam

6

ĐT - MT

Đơ thị - Mơi trường

7


ĐTNCSHCM

Đồn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh

8

HCCBVN

Hội Cựu Chiến binh Việt Nam

9

HLHPNVN

Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam

10 HNDVN

Hội Nông dân Việt Nam

11 HĐND

Hội đồng nhân dân

12 HTCT

Hệ thống chính trị

13 KT - HC


Kinh tế - Hành chính

14 KT - XH

Kinh tế - xã hội

15 UBND

Ủy ban nhân dân

16 UBMTTQVN

Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

17 TTĐT

Thông tin điện tử

18 VH - XH

Văn hóa - Xã hội

19 XHCN

Xã hội chủ nghĩa


DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ, PHỤ LỤC TRONG LUẬN VĂN
1 Bảng 2.1: Đơn vị hành chính 16 phường thuộc quận Gò Vấp

2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15

Bảng 2.2: Cơ cấu các chức danh cán bộ chủ chốt cấp cơ sở ở 16
phường thuộc quận Gị Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay
Bảng 2.3: Độ tuổi và thời gian tham gia công tác của đội ngũ cán bộ
chủ chốt cấp cơ sở ở 16 phường thuộc quận Gị Vấp, Thành phố Hồ
Chí Minh
Bảng 2.4: Tuổi đời trung bình của từng chức danh cán bộ chủ chốt cấp
cơ sở ở 16 phường thuộc quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh
Bảng 2.5: Về trình độ văn hóa và chun mơn nghiệp vụ của đội ngũ
cán bộ chủ chốt cấp cơ sở ở 16 phường thuộc quận Gị Vấp
Bảng 2.6: Trình độ lý luận chính trị của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ
sở ở 16 phường thuộc quận Gị Vấp
Bảng 2.7: Trình độ quản lý nhà nước của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp
cơ sở ở 16 phường thuộc quận Gò Vấp
Bảng 2.8: Trình độ ngoại ngữ của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở ở
16 phường thuộc quận Gò Vấp

Bảng 2.9: Trình độ tin học của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở ở 16
phường thuộc quận Gò Vấp
Bảng 2.10: Phân tích SWOT về đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở ở 16
phường thuộc quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay
Bảng 2.11: Phân loại, đánh giá “năng lực tư duy” và “năng lực chuyên
môn” của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở ở 16 phường thuộc quận
Gò Vấp hiện nay
Bảng 2.12: Phân loại, đánh giá “năng lực thực tiễn” của đội ngũ cán bộ
chủ chốt cấp cơ sở ở 16 phường thuộc quận Gò Vấp hiện nay
Bảng 2.13: Tổng hợp ý kiến đánh giá các “năng lực tổ chức thực tiễn”
của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở ở 16 phường thuộc quận Gò Vấp
hiện nay
Phụ lục 1: Danh sách đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở ở 16 phường
thuộc quận Gò Vấp hiện nay
Phụ lục 2: Phiếu điều tra xã hội học các nhóm năng lực lãnh đạo của
đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở ở 16 phường thuộc quận Gò Vấp
hiện nay

Trang
46
50
51
51
52
53
53
54
55
56
67

68
69
16;
118
121


1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong lịch sử dựng nước và giữ nước, ông cha ta đã ý thức được rằng,
việc dùng người là quốc sách. Việc đó tuy không phải là nguyên nhân duy nhất,
nhưng là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến sự tồn vong của quốc gia, sự phát triển
của đất nước và sự trường tồn của dân tộc; vì “Hiền tài là ngun khí quốc gia”.
Phát huy truyền thống và những phương sách dùng người của cha ơng để lại,
suốt 87 năm hình thành và phát triển, Đảng Cộng sản Việt Nam đặc biệt quan tâm
đến công tác cán bộ, luôn coi cán bộ là nhân tố quyết định sự thành bại của cách
mạng, gắn liền với vận mệnh của Đảng, của đất nước và chế độ. Chủ tịch Hồ Chí
Minh và Đảng ta đã dày công đào tạo, huấn luyện và xây dựng đội ngũ cán bộ tận
tụy, kiên cường, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ qua các thời kỳ đấu tranh cách
mạng. Hồ Chí Minh khẳng định: “Cán bộ là cái gốc của mọi công việc, huấn
luyện đào tạo cán bộ là công việc gốc của Đảng” [10, tr 296] và nhấn mạnh:
“Công việc thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt hay kém” [10, tr 73].
Điều 110 Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa (XHCN) Việt Nam
năm 2013 quy định cơ sở xã, phường, thị trấn (gọi chung là cấp cơ sở) là đơn vị
hành chính cấp cuối cùng trong hệ thống hành chính 4 cấp ở nước ta. Chủ tịch
Hồ Chí Minh từng dạy: “Cấp xã là gần gũi nhân dân nhất, là nền tảng của hành
chính. Cấp xã làm được việc thì mọi việc đều xong xuôi” [10, tr 371]. Cho nên,
năng lực lãnh đạo của đội ngũ cán bộ chủ chốt (CBCC) cấp cơ sở có vai trị rất

quan trọng trong việc vận động Nhân dân thực hiện đường lối, chính sách của
Đảng, pháp luật của Nhà nước, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân, huy động
mọi khả năng phát triển kinh tế - xã hội, tổ chức cuộc sống cộng đồng dân cư.
Nghị quyết số 17-NQ/TW ngày 18-3-2002 của Hội nghị Trung ương 5
khóa IX về “Đổi mới và nâng cao chất lượng của hệ thống chính trị ở cơ sở xã,
phường, thị trấn”, Đảng ta khẳng định: Xây dựng đội ngũ cán bộ ở cơ sở xã,
phường, thị trấn là một trong ba vấn đề cơ bản và bức xúc cần tập trung giải


2

quyết. Vì vậy, chưa lúc nào bằng lúc này, việc nâng cao năng lực lãnh đạo của
đội ngũ CBCC cấp cơ sở lại được đặt ra một cách cấp thiết và cực kỳ quan trọng
đối với vận mệnh và sự phát triển của quốc gia, dân tộc; bởi lẽ, năng lực lãnh
đạo của đội ngũ CBCC cấp cơ sở vững mạnh thì chính quyền cơ sở vững mạnh,
đồng thời an ninh, chính trị, kinh tế, xã hội đất nước sẽ ổn định và phát triển.
Gò Vấp là một quận nội thành nằm ở phía Bắc Thành phố Hồ Chí Minh.
Là một quận có 16 phường, với tốc độ đơ thị hóa nhanh, với nhiều cơng trình,
dự án trọng điểm cấp Thành phố; vừa là địa bàn có rất nhiều cơ sở tơn giáo, vừa
là một trong số quận có tốc độ tăng dân số cơ học cao và nhanh nhất Thành
phố... đặt ra hàng loạt nhiệm vụ chính trị nặng nề, phức tạp, nhất là trong lĩnh
vực quản lý xây dựng, quy hoạch đô thị, quản lý đô thị, quy hoạch sử dụng đất
và quản lý đất đai, giải phóng mặt bằng, xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ
tầng xã hội, phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội, phòng chống tội phạm và tệ nạn
xã hội, quản lý dân cư, đảm bảo an ninh chính trị - trật tự an toàn xã hội...
Thực tế nhiều năm qua, đội ngũ CBCC cấp cơ sở ở quận Gò Vấp đã được
các cấp ủy Đảng quan tâm xây dựng và có bước trưởng thành rõ nét, cơ bản đã
khắc phục được các hạn chế, yếu kém, đáp ứng được nhiệm vụ chính trị, góp
phần củng cố lịng tin của Nhân dân. Tuy nhiên, năng lực lãnh đạo của đội ngũ
CBCC cấp cơ sở ở quận Gò Vấp vẫn chưa theo kịp u cầu phát triển vượt bậc,

có tính đột phá của Thành phố Hồ Chí Minh nói chung; vẫn cịn nhiều vấn đề
bất cập trong cơng tác cán bộ, nhiều nội dung mang tính bức thiết cần tiếp tục
nghiên cứu, làm sáng tỏ nhằm xây dựng và nâng cao năng lực lãnh đạo đội ngũ
CBCC cấp cơ sở ở quận Gò Vấp đáp ứng các yêu cầu, nhiệm vụ chính trị trong
giai đoạn phát triển mới. Thời gian qua, có khá nhiều cơng trình nghiên cứu
được cơng bố trong các sách, báo, tạp chí khoa học... đề cập đến cơng tác cán bộ
nói chung, xây dựng và nâng cao năng lực lãnh đạo của đội ngũ CBCC nói riêng
ở các không gian và thời điểm lịch sử khác nhau; nhiều cơng trình đã có những
đóng góp, luận giải mang tính khoa học rất sâu sắc, thiết thực. Tiêu biểu như:


3

- Nhóm các đề tài, cơng trình nghiên cứu, lý luận chung về đội ngũ cán bộ
trong thời kỳ mới, điển hình như: “Luận cứ khoa học cho việc nâng cao chất
lượng đội ngũ cán bộ trong thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước” do Nguyễn Phú Trọng, Trần Xuân Sầm đồng chủ biên, Nxb Chính trị
Quốc gia, Hà Nội, 2003; “Xác định cơ cấu và tiêu chuẩn cán bộ lãnh đạo chủ
chốt trong hệ thống chính trị đổi mới” của PGS.TS. Trần Xuân Sầm, Nxb Chính
trị quốc gia, Hà Nội, 1998; “Tiếp tục đổi mới đồng bộ công tác cán bộ thời kỳ
đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá” của PGS.TS. Nguyễn Minh Tuấn,
Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2012; “Phát triển nguồn nhân lực Việt Nam
giai đoạn 2015 - 2020 đáp ứng u cầu đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa
và hội nhập quốc tế” của TS. Đặng Xuân Hoan đăng trên Tạp chí Cộng sản, số
4/2015; “Yêu cầu và giải pháp xây dựng đội ngũ cán bộ thời kỳ hội nhập quốc
tế” của Nguyễn Thị Mai Anh đăng trên Tạp chí Cộng sản, số 4/2015...
- Nhóm đề tài xây dựng và nâng cao năng lực lãnh đạo của đội ngũ CBCC
cấp cơ sở có rất nhiều cơng trình nghiên cứu, bài viết chuyên sâu, như: Chuyên
khảo “Xác định cơ cấu và tiêu chuẩn cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp cơ sở - xã,
phường, thị trấn” do PTS. Phan Văn Tích chủ biên, nhánh đề tài cấp nhà nước

(mã số KX.05-11-06), Hà Nội, 1993; “Kiện tồn, chuẩn hóa các chức danh cán
bộ chủ chốt cấp xã đáp ứng yêu cầu thời kỳ mới” của PGS.TS. Nguyễn Thanh
Tuấn và ThS. Phạm Ngọc Hà đăng trên Tạp chí Lý luận Chính trị, số 7/2015;
“Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn” của TS.
Dương Trung Ý đăng trên Trang thơng tin điện tử Nxb Chính trị Quốc gia - Sự
thật ngày 17-7-2013; “Cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp xã ở nông thôn Việt Nam
hiện nay” của TS. Mai Đức Ngọc đăng trên Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam,
số 3/2016; “Nâng cao năng lực lãnh đạo, quản lý của cán bộ chủ chốt cấp xã
trong xây dựng nông thôn mới ở Tây Bắc” của TS. Trần Nhật Duật đăng trên Tạp
chí Lý luận Chính trị, số 12/2016; “Nâng cao năng lực lãnh đạo của đội ngũ cán
bộ chủ chốt trong hệ thống chính trị cơ sở ở huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh


4

trong giai đoạn hiện nay” - Luận văn Thạc sĩ Khoa học Chính trị của tác giả Hà
Văn Bình (2014); “Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã, thị
trấn ở huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh trong giai đoạn hiện nay” - Luận văn
Thạc sĩ Khoa học Chính trị của tác giả Nguyễn Việt Dũng (2015); “Nâng cao
chất lượng đội ngũ cán bộ chủ chốt trong hệ thống chính trị cấp cơ sở ở Nghệ
An hiện nay” - Luận văn Thạc sĩ Khoa học Chính trị của tác giả Trương Thiết
Hùng (2016); “Xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt của hệ thống chính trị cấp cơ
sở trên địa bàn thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An” - Luận văn Thạc sĩ Khoa học
Chính trị của tác giả Nguyễn Thị Thúy Hiền (2016)… đã cung cấp những cơ sở
lý luận vững chắc về tầm quan trọng của việc tiếp tục xây dựng, nâng cao chất
lượng và năng lực lãnh đạo của đội ngũ CBCC cấp cơ sở giai đoạn hiện nay.
- Nhóm các đề tài, cơng trình nghiên cứu về nâng cao chất lượng đội ngũ
cán bộ lãnh đạo các cấp (trên cơ sở), điển hình như: “Về những yêu cầu của đội
ngũ cán bộ chủ chốt cấp huyện ngoại thành Hà Nội trong giai đoạn hiện nay” Đề tài cấp Bộ, do PTS. Nguyễn Văn Sáu chủ nhiệm (1997 - 1998); “Những yêu
cầu cơ bản đối với cán bộ chủ chốt cấp huyện” của PGS.TS. Cao Duy Hạ đăng

trên Tạp chí Tổ chức nhà nước, số 1/2010; “Chất lượng đội ngũ cán bộ thuộc
diện Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội quản lý trong giai đoạn hiện nay” - Luận
án Tiến sĩ Khoa học Chính trị của tác giả Cao Khoa Bảng (2012); “Nâng cao
chất lượng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp huyện ở các tỉnh Tây Nguyên trong giai
đoạn hiện nay” - Luận án Tiến sĩ Khoa học Chính trị của tác giả Nguyễn Thành
Dũng (2012)… cung cấp thêm giải pháp xây dựng đội ngũ CBCC trên cơ sở.
Bên cạnh đó, cũng có khá nhiều bài viết chia sẻ các kinh nghiệm thực tiễn
trong công tác xây dựng, nâng cao chất lượng và năng lực lãnh đạo của đội ngũ
CBCC cấp cơ sở, như: “Chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã từ sau
Hội nghị Trung ương 5 khóa IX và một số kiến nghị” của ThS. Trần Thị Hạnh
đăng trên Báo điện tử Tạp chí Cộng sản, số 7/2015; “Chuẩn hóa đội ngũ cán bộ
chủ chốt của hệ thống chính trị ở cơ sở xã, phường, thị trấn trong giai đoạn hiện


5

nay” của ThS. Nguyễn Thế Vinh đăng trên Tạp chí Phát triển nhân lực, số
1/2016; “Năng lực lãnh đạo, quản lý của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã ở
ngoại thành Thành phố Hà Nội” của TS. Trần Nhật Duật đăng trên Tạp chí Tâm
lý học, số 3/2009; “Xây dựng phong cách Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã ở đồng
bằng Sông Cửu Long giai đoạn hiện nay” - Luận án Tiến sĩ Khoa học Chính trị
của tác giả Hồ Ngọc Trường (2012); “Chuẩn hóa cán bộ chủ chốt cấp xã: Xây
nền móng vững từ cơ sở” của tác giả Quốc Trường đăng trên Báo Bắc Giang
điện tử, ngày 30-12-2015; “Xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã ở Gia Lai
hiện nay” của PGS.TS. Nguyễn Thế Tư đăng trên Tạp chí Dân tộc, số 4/2016;
“Một số giải pháp xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở tại thành phố Đà
Nẵng” của PGS.TS. Nguyễn Thị Tâm đăng trên Tạp chí Tổ chức nhà nước, số
5/2016; “Nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp
xã” của TS. Nguyễn Thị Tuyết Mai đăng trên Tạp chí điện tử Tổ chức nhà nước,
số 12/2016.... đã góp thêm kinh nghiệm thực tiễn quý báu để vận dụng, xây

dựng và nâng cao năng lực lãnh đạo của đội ngũ CBCC cấp cơ sở ở địa phương.
Nhìn chung, các cơng trình khoa học nêu trên đã nghiên cứu, phân tích
làm rõ cơ sở lý luận về mục đích, yêu cầu xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo,
quản lý trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước; đã khái quát hóa, tiêu
chuẩn hóa những vấn đề chung nhất, từ nội dung, phương pháp, tiêu chuẩn và
cách thức xây dựng và nâng chất đội ngũ cán bộ nói chung. Đặc biệt là nhóm
các cơng trình, đề tài, bài viết nghiên cứu chuyên sâu và chia sẻ kinh nghiệm
thực tiễn trong công tác xây dựng và nâng cao chất lượng, năng lực lãnh đạo của
đội ngũ CBCC cấp cơ sở, mang tính đặc sắc của từng vùng, miền; đã củng cố
thêm các luận giải khoa học và chắc chắn nhất, các giải pháp thực tiễn có giá trị
nhất trong việc nâng cao năng lực lãnh đạo của đội ngũ CBCC cấp cơ sở.
Tuy nhiên, đến nay chưa có luận văn, đề tài, nghiên cứu chuyên khảo nào
phân tích cụ thể về vị trí, vai trị, tầm quan trọng và các giải pháp nâng cao năng


6

lực lãnh đạo của đội ngũ CBCC cấp cơ sở ở quận Gị Vấp, Thành phố Hồ Chí
Minh một cách sâu sắc, tồn diện, có tính hệ thống dưới góc độ Chính trị học.
Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ quận Gò Vấp lần thứ XI (nhiệm kỳ
2015 - 2020) đã xác định mục tiêu: “Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu
của tổ chức cơ sở đảng và chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên... Phấn đấu xây
dựng quận Gò Vấp văn minh, giàu đẹp, nghĩa tình”; với giải pháp “phát triển
nguồn nhân lực của hệ thống chính trị” và thơng qua một trong hai Chương trình
trọng điểm của nhiệm kỳ 2015 - 2020 là “Chương trình Cơng tác cán bơ ̣”; Ban
Chấp hành Đảng bộ quận Gị Vấp (khóa XI) xác định rõ đây là một trong những
nhiệm vụ trọng tâm, quan trọng nhất của cả HTCT từ quận cho đến cơ sở, cần
tập trung thực hiện có hiệu quả, tạo bước đột phá trong nhiệm kỳ 2015 - 2020.
Với ý nghĩa và tầm quan trọng đó, chúng tơi chọn nghiên cứu Đề tài:
“Nâng cao năng lực lãnh đạo của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở ở quận Gò

Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh” làm Luận văn Thạc sĩ Khoa học Chính trị (khóa
23) của Trường Đại học Vinh.
2. Mục đích nghiên cứu
Thứ nhất, xuất phát từ yêu cầu thực tiễn, luận văn đánh giá, làm rõ được
thực trạng năng lực lãnh đạo và phân tích các tiêu chí nâng cao năng lực lãnh
đạo của đội ngũ CBCC cấp cơ sở ở quận Gò Vấp trong giai đoạn hiện nay.
Thứ hai, đề xuất được những nhóm giải pháp khả thi nhằm nâng cao năng
lực lãnh đạo của đội ngũ CBCC cấp cơ sở ở 16 phường thuộc quận Gò Vấp; đặc
biệt, tác giả luận văn đã tìm tịi, nghiên cứu và đề xuất được Khung năng lực
lãnh đạo của đội ngũ CBCC cấp cơ sở phù hợp xu thế, tình hình phát triển mới.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
Thứ nhất, luận văn tập trung nghiên cứu cơ sở lý luận chung về vị trí, vai
trị, cơ cấu và tiêu chuẩn các chức danh thuộc đội ngũ CBCC cấp cơ sở; phân
tích về tầm quan trọng của việc nâng cao năng lực lãnh đạo của đội ngũ CBCC
cấp cơ sở ở quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn hiện nay.


7

Thứ hai, luận văn khảo sát, đánh giá thực trạng của đội ngũ CBCC cấp cơ
sở ở 16 phường và q trình triển khai cơng tác xây dựng đội ngũ CBCC cấp cơ
sở ở quận Gị Vấp; qua đó, chỉ rõ các tồn tại, hạn chế, bất cập để kịp thời rút
ra được những bài học kinh nghiệm quý báu để tiếp tục định hướng nâng cao
năng lực lãnh đạo của đội ngũ CBCC cấp cơ sở ở quận Gò Vấp thời gian tới.
Thứ ba, luận văn nêu ra một số quan điểm lãnh đạo, chỉ đạo và đề xuất
những nhóm giải pháp cần thiết và khả thi nhằm nâng cao năng lực lãnh đạo
của đội ngũ CBCC cấp cơ sở ở quận Gò Vấp đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ
chính trị và định hướng phát triển Thành phố Hồ Chí Minh trong tình hình mới.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận văn này chủ yếu là các chức danh thuộc
đội ngũ CBCC cấp cơ sở đương nhiệm tại 16 phường thuộc quận Gị Vấp và
cơng tác xây dựng, nâng cao năng lực lãnh đạo của đội ngũ CBCC cấp cơ sở tại
16 phường thuộc quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn hiện nay.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian: Luận văn tập trung nghiên cứu các quan điểm chỉ đạo
của Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN), các quy định của Chính phủ, các văn
bản hướng dẫn của Ban Tổ chức Trung ương, Bộ Nội vụ về cơng tác cán bộ nói
chung và quản lý đội ngũ CBCC cấp cơ sở nói riêng; nhất là các văn bản chỉ
đạo, quy định hiện hành của Thành ủy - Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí
Minh, của Quận ủy - Ủy ban nhân dân quận Gò Vấp trong việc triển khai thực
hiện công tác xây dựng và nâng cao năng lực lãnh đạo của đội ngũ CBCC cấp
cơ sở đương nhiệm tại 16 phường thuộc quận Gị Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh.
- Về thời gian: Nghiên cứu, đối chiếu với kết quả triển khai các chương
trình, kế hoạch về cơng tác cán bộ theo các quy định, văn bản chỉ đạo, hướng
dẫn của Thành ủy - Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, các nghị quyết,
chương trình, kế hoạch cơng tác cán bộ của Quận ủy - Ủy ban nhân dân quận Gò


8

Vấp trong giai đoạn 2010 - 2015 và đề xuất các giải pháp thực hiện thắng lợi
mục tiêu “Chương trình trọng điểm về công tác cán bô ̣” giai đoạn 2015 - 2020.
5. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu trên cơ sở lý luận khoa học
của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, các quan điểm của ĐCSVN,
các quy định của Trung ương; nhất là các quy định, văn bản chỉ đạo, hướng dẫn
của Thành ủy - Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, của Quận ủy - Ủy
ban nhân dân quận Gị Vấp về cơng tác cán bộ và đội ngũ CBCC cấp cơ sở.
Đồng thời, luận văn sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng và

duy vật lịch sử; kết hợp với các phương pháp phân tích, tổng hợp, phương
pháp lịch sử - lôgic; phối hợp thực hiện phương pháp điều tra, khảo sát xã hội
học; đặc biệt, luận văn coi trọng phương pháp tổng kết kinh nghiệm thực tiễn.
6. Những đóng góp mới của đề tài
- Luận văn nghiên cứu sâu, làm rõ vị trí, vai trò và cơ cấu của đội ngũ
CBCC cấp cơ sở ở 16 phường thuộc quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh
hiện nay. Đưa ra được các quan điểm cụ thể về tiêu chí xây dựng năng lực và
khung năng lực lãnh đạo của đội ngũ CBCC cấp cơ sở tại quận Gị Vấp. Đề xuất
được các nhóm giải pháp vừa mang tính đặc thù, vừa cụ thể và khả thi; góp phần
tích cực xây dựng và nâng cao năng lực lãnh đạo của đội ngũ CBCC cấp cơ sở ở
16 phường thuộc quận Gị Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn hiện nay.
- Kết quả nghiên cứu có ý nghĩa ứng dụng vào thực tiễn công xây dựng và
nâng cao năng lực lãnh đạo của đội ngũ CBCC cấp cơ sở tại địa phương. Từ nền
tảng luận văn, tác giả mong muốn tiếp tục nghiên cứu, hoàn chỉnh để triển khai
tốt các chương trình, đề án thực tế; có thể sẽ nghiên cứu sâu hơn, ở cấp cao hơn.
7. Kết cấu của luận văn
Luận văn bao gồm: Phần mở đầu; Phần nội dung (gồm: 3 chương, 8 tiết);
Phần kết luận; danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục.


9

CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC NÂNG CAO NĂNG LỰC
LÃNH ĐẠO CỦA ĐỘI NGŨ CÁN BỘ CHỦ CHỐT CẤP CƠ SỞ
1.1. Lý luận chung về cán bộ và đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở
1.1.1. Khái niệm Cán bộ
“Cán bộ” là một danh xưng đẹp đẽ, vinh dự và tự hào trong lòng Nhân dân
ta từ khi ĐCSVN ra đời và lãnh đạo cuộc cách mạng giải phóng dân tộc; chỉ một
lớp người mới, là những chiến sĩ tham gia hoạt động cách mạng, sẵn sàng chịu

đựng gian khổ, hy sinh, gắn bó với Nhân dân, phục vụ cho sự nghiệp cao cả giành
độc lập dân tộc và mang lại tự do, hạnh phúc cho Nhân dân. Ở các nước XHCN,
khái niệm “cán bộ” thường được dùng để chỉ những người làm việc trong cơ
quan Đảng, Nhà nước và đồn thể chính trị - xã hội. Nhiều nhà nghiên cứu khoa
học đã thống nhất rằng cụm từ “cán bộ” thường dùng có nguồn gốc ban đầu từ
tiếng Pháp, tiếng Anh, sau đó vào Nhật Bản, đến Trung Quốc và vào Việt Nam.
Tiếng Anh từ này là “Cadre”, có nhiều nghĩa: “nhóm cố định, những
cơng nhân lành nghề, những binh lính đã được huấn luyện...; lực lượng nòng
cốt; cái khung...” [49, tr 215]; với cách quan niệm này, thuật ngữ “cán bộ” gần
đồng nghĩa với cơng chức trong cơ quan hành chính ở các nước phương Tây từ
trước đến nay. Mặt khác, theo tác giả Nguyễn Lân trong Từ điển Hán - Việt, khái
niệm “cán bộ” có 2 nghĩa: “1. Cái khung, cái khn; 2. Người nòng cốt, những
người chỉ huy” [17, tr 15]. Và theo tác giả Nguyễn Như Ý trong Đại Từ điển
tiếng Việt, thuật ngữ “cán bộ” cũng có 2 định nghĩa tương ứng là: “1. Người làm
việc trong cơ quan nhà nước; 2. Người giữ chức vụ, phân biệt với người bình
thường khơng giữ chức vụ trong các cơ quan tổ chức nhà nước” [51, tr 249].
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đưa ra định nghĩa về “cán bộ” hết sức khái quát, giản
dị và dễ hiểu: “Cán bộ là người đem chính sách của Đảng, Chính phủ giải thích
cho dân chúng hiểu rõ và thi hành. Đồng thời đem tình hình dân chúng báo cáo
cho Đảng, Chính phủ hiểu rõ để đặt chính sách cho đúng” [10, tr 269].


10

Vì vậy, có thể nói, ban đầu nguồn gốc của từ “cán bộ” thường được
dùng trong chiến tranh cách mạng, chủ yếu để chỉ: Những người đi hoạt động
cách mạng, những người bắt gặp lý tưởng cách mạng, ghét áp bức, ghét nô lệ,
căm thù bọn giặc cướp nước và bè lũ tay sai, dám chịu gian khổ, không tiếc
xương máu của mình, sẵn sàng hy sinh bản thân vì lý tưởng cách mạng, để
giải phóng đất nước, giành độc lập dân tộc và xây dựng chủ nghĩa xã hội. Sau

đó, từ “cán bộ” được dùng phổ biến trong quân đội, để chỉ những “cán bộ” (từ
tiểu đội phó - a phó trở lên), nhằm phân biệt với các chiến sĩ khác. Dần dần,
từ “cán bộ” được mở rộng, biến đổi theo từng giai đoạn phát triển của lịch sử.
Ngày 13-11-2008, tại kỳ họp thứ 4 Quốc hội khoá XII, đã thông qua Luật
Cán bộ, công chức. Đây là một văn bản có giá trị pháp lý cao nhất từ trước đến
nay (Luật) và cắt nghĩa được rõ ràng về các khái niệm “cán bộ”. Theo Khoản 1
và Khoản 3 Điều 4 quy định: “Cán bộ là công dân Việt Nam, được bầu cử, phê
chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng
Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, ở tỉnh,
thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh), ở huyện, quận,
thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện), trong biên chế và
hưởng lương từ ngân sách nhà nước. Cán bộ xã, phường, thị trấn (sau đây gọi
chung là cấp xã) là công dân Việt Nam, được bầu cử giữ chức vụ theo nhiệm kỳ
trong Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Bí thư, Phó Bí thư
Đảng ủy, người đứng đầu tổ chức chính trị - xã hội” [39, tr 8 - 9]. Qua khái niệm
nêu trên, có thể thấy thuật ngữ “cán bộ” đã được xác định cụ thể: Thứ nhất, là
những người được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh theo
nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính
trị - xã hội cấp tỉnh, huyện và cấp xã, trong biên chế và hưởng lương từ ngân
sách nhà nước. Thứ hai, là những người giữ vai trò và cương vị làm nòng cốt
trong cơ quan, tổ chức, đơn vị (gọi chung là những người có chức vụ lãnh đạo,
quản lý, chỉ huy - để phân biệt với những người không có chức vụ), có tác động,


11

ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động và sự phát triển của cơ quan, tổ chức, đơn vị.
Vì vậy, trên cơ sở xuất xứ, quá trình hình thành, biến đổi và phát triển của từ
“cán bộ”, có rất nhiều cách hiểu khác nhau. Qua những cách hiểu này, có thể
khái quát thành những đặc điểm căn bản nhất về thuật ngữ “cán bộ”, như sau:

- “Cán bộ” là những người đóng vai trị làm lực lượng nịng cốt - bộ
khung của hệ thống chính trị - xã hội. Đó là những người được bầu vào các
chức vụ lãnh đạo, chỉ huy ở tổ chức Đảng và đoàn thể; những người là công
chức, viên chức hoạt động trong các cơ quan của Quốc hội, Hội đồng nhân
dân các cấp; trong các cơ quan hành chính nhà nước từ Trung ương đến cơ
sở; trong hệ thống các cơ quan Tòa án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân;
những người chỉ huy từ cấp tiểu đội phó (a phó) trở lên trong đơn vị Quân đội
nhân dân; những hạ sĩ quan và sĩ quan trong các đơn vị Công an nhân dân.
- Những người này có nhiệm vụ chỉ huy, lãnh đạo và điều khiển hoạt
động của cơ quan, tổ chức, đơn vị và thực thi những nhiệm vụ chính trị của
Đảng và Nhà nước giao để truyền đạt tới Nhân dân và tồn thể xã hội.
Như vậy, có thể khái qt một cách chung nhất về khái niệm “cán bộ”,
như sau: “Cán bộ là những người làm lực lượng nòng cốt của hệ thống chính
trị, có vai trị lãnh đạo, chỉ huy, điều khiển, trực tiếp triển khai thực hiện các
chức năng, nhiệm vụ của hệ thống chính trị đối với toàn xã hội”.
1.1.2. Cơ sở lý luận và thực tiễn xác định cơ cấu, tiêu chuẩn, chức danh
của đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp cơ sở
Trước tiên, cần khẳng định rằng, mục tiêu lãnh đạo của Đảng chính là căn
cứ quan trọng nhất để xác định cơ cấu đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt các cấp;
trong đó có đội ngũ CBCC cấp cơ sở. Đảng lãnh đạo giai cấp công nhân, Nhân
dân lao động làm cách mạng nhằm mục tiêu duy nhất là giải phóng dân tộc,
mang đến ấm no, hạnh phúc cho Nhân dân. Hiến pháp năm 2013 khẳng định:
Đảng Cộng sản Việt Nam là “đại biểu trung thành của giai cấp công nhân, nhân
dân lao động và của cả dân tộc Việt Nam” [40, tr 9]. Đảng xác định mục tiêu:


12

“Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, hiệu lực, hiệu quả
quản lý của Nhà nước... thực hiện thắng lợi mục tiêu cao cả “dân giàu, nước

mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”, vững bước đi lên chủ nghĩa xã hội” [7,
tr 219 - 220]. Để thực hiện được mục tiêu đó, trong điều kiện phát triển nền kinh
tế thị trường với những biến động của thế giới, đòi hỏi đội ngũ CBCC phải gồm
những người có năng lực, vận dụng sáng tạo tri thức nhân loại để tiến tới mục
tiêu nhanh nhất; đồng thời, phải có đạo đức cách mạng trong sáng và đủ năng
lực để lãnh đạo Nhân dân phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ vững chắc Tổ quốc
và xây dựng thành cơng CNXH. Chủ tịch Hồ Chí Minh từng dạy: “Cán bộ là cái
gốc của mọi công việc” [10, tr 296] và “Cấp xã là gần gũi nhân dân nhất, là nền
tảng của hành chính. Cấp xã làm được việc thì mọi việc đều xong xi” [10, tr
371]. Vì vậy, đội ngũ CBCC cấp cơ sở giữ vai trò rất quan trọng, góp phần thực
hiện thắng lợi mục tiêu “xây dựng đất nước phồn vinh, hạnh phúc” [7, tr 54].
Về thuật ngữ “Chủ chốt”, trong Từ điển tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học
đã định nghĩa cụ thể là: “quan trọng nhất, có tác dụng làm nịng cốt” [50, tr 174].
Đồng thời, theo GS. Bùi Quang Tịnh trong Từ điển tiếng Việt, thuật ngữ “Chủ
chốt” được hiểu là: “chính yếu, cốt yếu: lực lượng chủ chốt” [46, tr 256].
Theo quan điểm chung nhất, “CBCC cấp cơ sở” thường được hiểu là
những người đứng đầu trong một tổ chức, là những người giữ chức vụ lãnh đạo,
quản lý cao nhất và chịu trách nhiệm cao nhất trong một cơ quan, tổ chức, đơn
vị nhất định. Theo PGS.TS. Trần Xuân Sầm xác định: “Trong các tổ chức thuộc
hệ thống chính trị của nước ta hiện nay được phân thành nhiều cấp và nhiều bộ
phận khác nhau. Nếu như ở mỗi cấp, mỗi bộ phận trong các hệ thống tổ chức
đều có một tập thể lãnh đạo quản lý, thì những người đứng đầu quan trọng nhất,
có chức vụ cao nhất trong các tập thể ấy được gọi là cán bộ lãnh đạo chủ chốt”
[40, tr 35]. Do đó, khi nói đến CBCC, người ta không những chỉ coi họ là người
thực hiện các chức năng, quyền hạn lãnh đạo đơn thuần, mà cịn nhìn nhận họ là
những người có trách nhiệm cả về phương diện quản lý tổ chức. Trong mỗi tổ


13


chức có những người lãnh đạo, trong nhiều tổ chức có cơ chế tập thể lãnh đạo;
trong đó, CBCC là những người lãnh đạo quan trọng nhất, có vai trị ảnh hưởng,
chi phối toàn bộ hoạt động của tổ chức đó. Theo đó, có thể hiểu “CBCC” là
những người có chức vụ lãnh đạo, quản lý, được giao đảm đương các nhiệm vụ
quan trọng để chỉ đạo, điều hành, tổ chức thực hiện nhiệm vụ; chịu trách nhiệm
trước tập thể và cấp trên về nhiệm vụ được phân công. Là người giữ vị trí quan
trọng trong việc cụ thể hóa đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp
luật của Nhà nước vào điều kiện thực tiễn ở cơ sở. Là người chủ trì, hoạch định
chiến lược phát triển, xác định mục tiêu, phương hướng tổ chức thực hiện tất cả
các nhiệm vụ đề ra và nhiệm vụ cấp trên giao; kiểm tra, giám sát, kịp thời sửa
chữa những hiện tượng lệch lạc, bổ sung, điều chỉnh những chủ trương, giải
pháp nếu thấy cần thiết; tổng kết, đúc rút kinh nghiệm để thực hiện có hiệu quả
nhiệm vụ đề ra. Vì thế, có thể hiểu: CBCC là những người có chức danh lãnh
đạo, điều hành, nắm giữ các vị trí quan trọng, có ảnh hưởng lớn đến hoạt động
của tổ chức bộ máy, làm nòng cốt trong các tổ chức thuộc hệ thống quản lý ở
một cấp nhất định; người được giao đảm đương nhiệm vụ quan trọng để chỉ
đạo, điều hành bộ máy, có vai trị định hướng, điều khiển hoạt động của bộ máy
nhằm thực hiện tốt các chức năng, nhiệm vụ được giao; chịu trách nhiệm trước
cấp trên và cấp mình về lĩnh vực cơng tác được phân cơng trực tiếp phụ trách.
Hiện nay, Việt Nam có 11.162 đơn vị hành chính cấp xã, bao gồm: 1.567
phường, 597 thị trấn và 9.064 xã. Thành phố Hồ Chí Minh là đơ thị loại đặc biệt,
hiện có 332 phường, xã, thị trấn; trong đó có 259 phường (là Thành phố có số
lượng chính quyền địa phương ở đơ thị cấp cơ sở nhiều nhất Việt Nam), 58 xã
và 05 thị trấn. Theo Nghị định số 159/2005/NĐ-CP ngày 27-12-2005 của Chính
phủ về phân loại đơn vị hành chính xã, phường, thị trấn và Quyết định số
47/2012/QĐ-UBND ngày 08-10-2012 của UBND Thành phố về phân loại đơn
vị hành chính phường, xã, thị trấn thuộc Thành phố Hồ Chí Minh; 16 phường
thuộc quận Gị Vấp đều là đơ thị loại I, với đặc thù là mật độ dân số đông, tốc độ



14

tăng dân số cơ học cao, đơ thị hóa nhanh, tính chất quản lý nhà nước về đơ thị
phức tạp, khó khăn, nhưng đạt tỷ lệ thu - chi và cân đối ngân sách hàng năm cao.
Theo Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22-10-2009 của Chính phủ về
chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức cấp
xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã;
quy định 2 dạng: “cán bộ cấp xã” và “cán bộ không chuyên trách cấp xã”. Khi
nghiên cứu về “CBCC cấp cơ sở”, cần lưu ý và phân biệt rõ, giữa khái niệm “đội
ngũ cán bộ cấp xã” nói chung với từng chức danh “CBCC cấp cơ sở” nói riêng.
Về mặt lý luận chung, “CBCC cấp cơ sở” không đồng nhất với “đội ngũ cán bộ
cấp xã”; bởi vì giữa hai khái niệm này có nội hàm và ngoại diên khác nhau,
phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng cũng khác nhau, tùy thuộc vào quan
điểm nhìn nhận và mục đích nghiên cứu khác nhau. Trong Nghị quyết số 17NQ/TW ngày 18-3-2002 của Hội nghị Trung ương 5 khóa IX, lần đầu tiên Đảng
ta đưa ra quan điểm cụ thể về đội ngũ cán bộ cấp cơ sở; trong đó, phân định:
Cán bộ giữ chức vụ qua bầu cử của cấp ủy Đảng, HĐND và UBND gọi là “cán
bộ chủ chốt” (“CBCC”); còn các chức danh cán bộ giữ chức vụ qua bầu cử của
MTTQ và các đồn thể chính trị - xã hội gọi chung là “những người đứng đầu”
của MTTQ, các đồn thể (khơng gọi là “CBCC”) theo tinh thần Nghị quyết này.
Mặt khác, đến nay có một số quan điểm cho rằng các chức danh: Chủ tịch
UBMTTQVN, Bí thư ĐTNCSHCM, Chủ tịch HLHPNVN, Chủ tịch HNDVN,
Chủ tịch HCCBVN cấp xã cũng là “CBCC cấp cơ sở”; gần như đồng nhất với
quy định về “cán bộ cấp xã”. Nếu như vậy sẽ làm giảm nhẹ vai trò của các chức
danh “CBCC cấp cơ sở” nhất định, vơ hình chung sẽ cào bằng vai trò của họ với
“cán bộ chuyên trách cấp xã”. Thực tế, Nghị định số 92/2009/NĐ-CP đã quy
định rõ chế độ tiền lương và phụ cấp chức vụ lãnh đạo “CBCC” khối Đảng,
Chính quyền cao hơn so với “những người đứng đầu” của MTTQ và các đoàn
thể khác; phản ánh tầm quan trọng của họ trong thực tiễn lãnh đạo, quản lý. Vì
vậy, vấn đề này cần được các nhà nghiên cứu khoa học phân tích sâu kỹ hơn.



15

Theo nghiên cứu khoa học của PTS. Phan Văn Tích trong Chuyên khảo
“Xác định cơ cấu và tiêu chuẩn cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp cơ sở (xã, phường,
thị trấn)” (nhánh đề tài cấp Nhà nước đã được nghiệm thu năm 1993), xác định:
“Nói chủ chốt chỉ là tương đối. Ở mỗi cấp đều có nhiều tổ chức chính trị, như
Đảng, chính quyền, đồn thể và các tổ chức kinh tế - xã hội. Mỗi tổ chức đều có
một số cán bộ chủ chốt của nó, trong đó có những cán bộ chủ chốt nhất. Song
trong mối tương quan khác thì dù là người chủ chốt nhất đó lại khơng cịn là chủ
chốt nữa” [44, tr 14]. Và theo PGS.TS. Trần Xuân Sầm cũng thống nhất quan
điểm này, khi cho rằng việc xác định “CBCC” không những phải gắn với một hệ
thống tổ chức nhất định, mà còn căn cứ vào chức danh cụ thể của từng người;
bởi trong thực tế, một người cán bộ “ở cương vị này, trong tổ chức này là chủ
chốt, nhưng trong mối quan hệ khác, vị trí khác, thì lại khơng phải là chủ chốt”
[41, tr 35]. Qua khảo sát thực tiễn, PTS. Phan Văn Tích nêu chính kiến: “Chẳng
hạn khi nói về một cấp lãnh đạo xã hội ở địa phương thì những cán bộ lãnh đạo
chủ chốt của nó khơng thể gồm cả những người lãnh đạo các đoàn thể quần
chúng và các tổ chức kinh tế - xã hội, mặc dù tổ chức của họ có vai trị rất quan
trọng, trong những phạm vi tác động của họ chỉ giới hạn trong một bộ phận của
tổng thể lãnh đạo hoặc họ đại diện cho một tổ chức vốn khơng có vai trò quyết
định về mặt pháp lý đối với xã hội” [44, tr 14 - 15]; đồng thời kết luận: “Cán bộ
lãnh đạo chủ chốt cấp cơ sở (xã, phường, thị trấn) chỉ bao gồm những cán bộ
chủ chốt nhất trong số cán bộ chủ chốt các tổ chức Đảng, chính quyền và Hội
đồng nhân dân” [44, tr 15] (khơng bao gồm khối MTTQ và các đoàn thể).
Đặc biệt, trong Quyết định số 2231-QĐ/TU ngày 19-6-2013 của Ban
Thường vụ Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh, quy định một nguyên tắc chung
là: “Cán bộ lãnh đạo, quản lý nói chung phải kinh qua các chức vụ lãnh đạo,
quản lý (chủ chốt) ở cấp dưới”. Ví dụ đối với tiêu chuẩn chức danh Chủ tịch
UBND quận, huyện có yêu cầu chung là “Đã kinh qua chức vụ Bí thư Đảng ủy

hoặc Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường, xã, thị trấn” [43, tr 38]; hoặc đối với


16

tiêu chuẩn chức danh Phó Chủ tịch UBND quận, huyện có yêu cầu chung là “Đã
kinh qua chức vụ Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường, xã, thị
trấn” [43, tr 42]. Tại các Quyế t đinh
̣ số 86-QĐ/QU ngày 23-3-2011 và Quyế t
đinh
̣ số 343-QĐ/QU ngày 30-7-2012 của Ban Thường vụ Quận ủy Gị Vấp, có
quy định một nguyên tắc chung: “Đã kinh qua chức vụ chủ chốt ở cấp phường”
[29, tr 5] và “Ưu tiên cán bộ đã giữ các chức vụ Bí thư, Phó Bí thư Thường trực
Đảng ủy; Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường” [32, tr 2]; không
quy định các chức danh cán bộ khối MTTQ và các đoàn thể khác thuộc phạm vi
“CBCC”. Vì vậy, việc xác định cơ cấu, tiêu chuẩn, chức danh đội ngũ CBCC
cấp cơ sở tại 16 phường thuộc quận Gị Vấp có những đặc điểm, đặc thù riêng;
phù hợp với việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị của Thành phố Hồ Chí Minh.
Với nhận thức đó, theo chính kiến của tác giả, luận văn này chỉ đề cập đến
“đội ngũ CBCC cấp cơ sở” theo quan điểm chỉ đạo cụ thể của Thành ủy Thành
phố Hồ Chí Minh và Quận ủy quận Gò Vấp về tiêu chuẩn các chức danh CBCC,
để xác định rõ giới hạn các chức danh cán bộ thuộc phạm vi “CBCC cấp cơ sở”.
Từ quan điểm này, tác giả luận văn tiếp cận quan niệm về đội ngũ CBCC cấp cơ
sở tại 16 phường (đô thị loại I) thuộc quận Gị Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh
hiện nay là đề cập đến những người cán bộ đang giữ các cương vị lãnh đạo chủ
chốt nhất, gồm: Bí thư, Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy; Chủ tịch, Phó Chủ
tịch HĐND; Chủ tịch và các Phó Chủ tịch UBND ở 16 phường (Phụ lục 1).
Tóm lại, đội ngũ CBCC cấp cơ sở thuộc quận Gò Vấp là những cán bộ
đang giữ các cương vị lãnh đạo chủ chốt nhất ở cấp cơ sở hiện nay, gồm: Bí
thư, Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy; Chủ tịch, Phó Chủ tịch HĐND; Chủ tịch,

Phó Chủ tịch UBND 16 phường; với số lượng, chất lượng và cơ cấu phù hợp
thực tiễn địa phương; có chức năng lãnh đạo, quản lý và tổ chức thực hiện
thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ chính trị tại địa bàn 16 phường thuộc quận
Gị Vấp; góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu: “Phấn đấu xây dựng quận Gị
Vấp có chất lượng sống tốt, văn minh, giàu đẹp, nghĩa tình” [27, tr 214].


17

1.1.3. Vị trí, vai trị, đặc điểm của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở
Luận bàn về vị trí, vai trị của đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý đối với
sự nghiệp cách mạng, C. Mác và Ph. Ăngghen là những người đầu tiên nêu ra
quan điểm khoa học về vị trí, vai trị của người cán bộ. Hai ơng khẳng định:
“Muốn thực hiện tư tưởng thì cần có những con người sử dụng lực lượng thực
tiễn” [21, tr 181]. Theo đó, cán bộ là những người tiêu biểu cho phong trào cách
mạng; có tri thức và trình độ nhận thức cao, biết kết hợp, vận dụng lý luận cách
mạng với thực tiễn để tổ chức phong trào cách mạng của quần chúng, lãnh đạo
quần chúng thực hiện các cuộc cải cách có ý nghĩa cách mạng; họ phải là người
tuyệt đối trung thành với lợi ích của giai cấp cơng nhân, Nhân dân lao động, có
trách nhiệm rất cao và được quần chúng tín nhiệm, tin tưởng và noi gương.
Kế thừa và phát triển sáng tạo tư tưởng của C. Mác và Ph. Ăngghen về
Đảng của giai cấp công nhân, V.I. Lênin đã đề ra những quan điểm quan
trọng về vị trí, vai trị của người cán bộ cách mạng trong quá trình xây dựng
Đảng kiểu mới của giai cấp cơng nhân. Theo ơng, vai trị quan trọng của đội
ngũ cán bộ trước hết là bảo đảm tổ chức thực hiện thắng lợi đường lối chính
trị của Đảng; bởi họ vừa là người xây dựng đường lối, vừa tiến hành lựa chọn
phương pháp chỉ đạo, tổ chức thực hiện và kiểm tra quá trình vận động cách
mạng, hướng tới mục tiêu đã đề ra. V.I. Lênin nhấn mạnh: “Mấu chốt là vấn
đề người, vấn đề lựa chọn người” [18, tr 132] và khẳng định: “Trong lịch sử,
chưa hề có một giai cấp nào giành được quyền thống trị, nếu nó khơng tạo ra

được, trong hàng ngũ của mình, những lãnh tụ chính trị, những đại biểu tiên
phong có khả năng tổ chức và lãnh đạo phong trào” [18, tr 473]. Đặc biệt, khi
lãnh đạo cuộc Cách mạng tháng Mười Nga thắng lợi, giành được chính quyền,
Đảng kiểu mới của V.I. Lênin trở thành Đảng cầm quyền; lúc này, vấn đề cán
bộ, nhất là xây dựng một đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý tốt càng trở nên
quan trọng và cấp bách hơn. V.I. Lênin đã yêu cầu đội ngũ cán bộ phải nỗ lực
cao hơn thời nội chiến để hoàn thành sứ mệnh lịch sử mới của Đảng Cộng sản


18

và giai cấp công nhân là quản lý nhà nước và xã hội, phát triển kinh tế nhằm
xây dựng thành công xã hội mới - xã hội XHCN. V.I. Lênin kết luận: “Nghiên
cứu con người, tìm ra cán bộ có bản lĩnh; hiện nay đó là then chốt, nếu khơng thì
tất cả mọi mệnh lệnh và quyết định sẽ chỉ là mới giấy lộn” [20, tr 449].
Chủ tịch Hồ Chí Minh, lãnh tụ thiên tài của cách mạng Việt Nam, trong
suốt q trình lãnh đạo cuộc cách mạng giải phóng dân tộc, Người luôn coi
trọng công tác cán bộ nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ “vừa hồng, vừa chuyên”,
đủ sức đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất
Tổ quốc, đưa cả nước ta tiến lên CNXH. Người khẳng định: “Vì vậy, cán bộ là
cái gốc của mọi công việc” [10, tr 269]. Về vai trò của người cán bộ, theo Chủ
tịch Hồ Chí Minh, được thể hiện trong 4 mối quan hệ chủ yếu: Cán bộ với
đường lối, chính sách; cán bộ với tổ chức bộ máy; cán bộ với công việc và cán
bộ với quần chúng. Trong quan niệm của Người, cán bộ không chỉ là người vạch
ra đường lối, mà cịn có vai trị quyết định trong việc tổ chức thực hiện đường
lối. Người chỉ dạy: “Cán bộ là người đem chính sách của Chính phủ, của đồn
thể thi hành trong nhân dân, nếu cán bộ dở thì chính sách hay cũng không thể
thực hiện được” và “Cán bộ là dây chuyền của bộ máy. Nếu dây chuyền không
tốt, không chạy thì động cơ dù tốt, dù chạy, tồn bộ máy cũng tê liệt” [10, tr 54].
Hồ Chí Minh cịn yêu cầu cán bộ phải sâu sát quần chúng, nắm bắt kịp thời và

phản ánh tình hình đời sống, tâm tư, nguyện vọng của Nhân dân với Đảng và
Nhà nước để quyết định đường lối, chủ trương, chính sách hợp lòng dân. Đối
với cơ sở, điều này càng đặc biệt quan trọng, Hồ Chủ tịch đã chỉ rõ: “Sự lãnh
đạo trong mọi công tác thiết thực của Đảng, ắt phải từ trong quần chúng mà ra
và trở lại nơi quần chúng” [10, tr 290] và kết luận: “Muôn việc thành công hoặc
thất bại đều do cán bộ tốt hoặc kém” [10, tr 240]. Trong Di chúc của Chủ tịch
Hồ Chí Minh, Người đã căn dặn tồn Đảng ta phải ln ghi nhớ rằng: “Mỗi
đảng viên và cán bộ phải thật sự thấm nhuần đạo đức cách mạng, thật sự cần,


19

kiệm, liêm, chính, chí cơng vơ tư. Phải giữ gìn Đảng ta trong sạch, phải xứng
đáng là người lãnh đạo, là người đầy tớ trung thành của nhân dân” [13, tr 510].
Thấm nhuần chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, trong suốt 87
năm lãnh đạo cách mạng Việt Nam, ĐCSVN luôn chú trọng và đặc biệt quan
tâm xây dựng đội ngũ cán bộ ngang tầm với yêu cầu phát triển đất nước qua
từng thời kỳ. Đảng ta khẳng định: “Cán bộ là nhân tố quyết định sự thành bại
của cách mạng, gắn liền với vận mệnh của Đảng, của đất nước và chế độ, là
khâu then chốt trong công tác xây dựng Đảng” [5, tr 66] và xác định nhiệm vụ
trọng tâm phải xây dựng một đội ngũ cán bộ có đủ phẩm chất, năng lực, đồng bộ
với yêu cầu, nhiệm vụ chính trị cách mạng; chú trọng đội ngũ CBCC cấp cơ sở.
Do vậy, xuất phát từ quan điểm chung cho đến quan niệm cụ thể về vị trí,
vai trị của đội ngũ CBCC cấp cơ sở; có thể khái quát “đội ngũ CBCC cấp cơ
sở” ở quận Gị Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay có các đặc điểm sau:
- Thứ nhất, CBCC cấp cơ sở ở 16 phường thuộc quận Gò Vấp, Thành phố
Hồ Chí Minh là một bộ phận cán bộ của Đảng và Nhà nước; làm việc, công tác,
giữ các chức danh chủ chốt tại các cơ quan: Đảng ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy
ban nhân dân 16 phường thuộc quận Gị Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh.
- Thứ hai, CBCC cấp cơ sở ở 16 phường thuộc quận Gò Vấp, Thành phố

Hồ Chí Minh có vị trí quan trọng, giữ vai trò quyết định trong việc quán triệt các
đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; trực tiếp lãnh đạo,
điều hành và tổ chức thực hiện các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, xã hội, quốc
phịng, an ninh tại địa bàn chính quyền đơ thị được giao phụ trách theo phân cấp
quản lý tại 16 phường thuộc quận Gị Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh.
- Thứ ba, CBCC cấp cơ sở ở 16 phường thuộc quận Gò Vấp, Thành phố
Hồ Chí Minh có nhiệm vụ rất quan trọng trong việc lãnh đạo, chỉ đạo, xây dựng
HTCT cơ sở, xây dựng các tổ chức và đội ngũ cán bộ, công chức và những
người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, nhằm xây dựng chính quyền địa
phương ở đô thị ngày càng trong sạch, vững mạnh, phát triển nhanh, bền vững.


×