Tải bản đầy đủ (.pdf) (92 trang)

Thực trạng stress, lo âu, trầm cảm của nhân viên y tế trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh sơn la năm 2019

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.71 MB, 92 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG

QUÀNG MẠNH CƯỜNG

THỰC TRẠNG STRESS, LO ÂU, TRẦM CẢM
CỦA NHÂN VIÊN Y TẾ TRUNG TÂM KIỂM SOÁT BỆNH TẬT TỈNH
SƠN LA NĂM 2019

LUẬN VĂN THẠC SĨ Y TẾ CÔNG CỘNG
MÃ SỐ CHUYÊN NGÀNH: 8720701

HÀ NỘI, 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG

QUÀNG MẠNH CƯỜNG

THỰC TRẠNG STRESS, LO ÂU, TRẦM CẢM
CỦA NHÂN VIÊN Y TẾ TRUNG TÂM KIỂM SOÁT BỆNH TẬT TỈNH
SƠN LA NĂM 2019

LUẬN VĂN THẠC SĨ Y TẾ CÔNG CỘNG
MÃ SỐ CHUYÊN NGÀNH: 8720701

HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS. TS: NGUYỄN TUẤN HƯNG

HÀ NỘI, 2019




i

MỤC LỤC
DANH MỤC CHỨ VIẾT TẮT..................................................................................iv
DANH MỤC BẢNG ...................................................................................................v
DANH MỤC BIỂU ĐỐ .............................................................................................. v
TÓMTẮT……………………………………………………………...……………vi
ĐẶT VẤN ĐỀ.............................................................................................................1
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU........................................................................................3
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU .........................................................................4
1.1. Giới thiệu về stress, lo âu, trầm cảm: ............................................................... 4
1.1.1 Các khái niệm:............................................................................................ 4
1.1.2. Các dấu hiệu, triệu chứng của stress, lo âu, trầm cảm .............................. 6
1.1.3. Hậu quả của stress, lo âu, trầm cảm .......................................................... 7
1.1.4. Giới thiệu về Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Sơn La ....................7
1. 2. Giới thiệu một số công cụ thang đo stress, lo âu, trầm cảm và công cụ thang
đo yếu tố môi trường nghề nghiệp ..........................................................................8
1.2.1. Các công cụ đo lường stress, lo âu, trầm cảm:..........................................8
1.2.2. Công cụ đo tác động các yếu tố môi trường làm việc ............................. 11
1.3. Thực trạng stress, lo âu, trầm cảm của nhân viên y tế trên thế giới, tại Việt
Nam và các yếu tố liên quan: ................................................................................12
1.3.1. Thực trạng stress, lo âu, trầm cảm của nhân viên y tế trên thế giới......12
1.3.2 Thực trạng stress, lo âu, trầm cảm của nhân viên y tế tại Việt Nam: ......12
1.3.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến stress, lo âu, trầm cảm: .................................14
1.4. Khung lý thuyết .............................................................................................. 17
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................ 18
2.1. Đối tượng nghiên cứu....................................................................................18
2.2. Thời gian, địa điểm ........................................................................................ 18

2.3. Thiết kế nghiên cứu ........................................................................................ 18
2.4. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu................................................................ 18
2.4.1. Cỡ mẫu: ...................................................................................................18
2.4.2. Phương pháp chọn mẫu: ..........................................................................19
2.5. Phương pháp thu thập thông tin .....................................................................20
2.6. Biến số và công cụ ........................................................................................ 20
2.6.1 Biến số ......................................................................................................20


ii

2.6.2. công cụ: ...................................................................................................21
2.6.3. Tiêu chuẩn đánh giá ................................................................................22
2.7. Xử lý và phân tích số liệu ..............................................................................23
2.8. Đạo đức trong nghiên cứu ..............................................................................23
2.9. Sai số, hạn chế trong nghiên cứu ...................................................................23
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .....................................................................25
3.1. Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu .....................................................25
3.2 Các yếu tố nghề nghiệp ...................................................................................26
3.2.1. Nội dung công việc .................................................................................26
3.2.2. Môi trường làm việc ................................................................................28
3.2.3 Quan hệ trong công việc ..........................................................................29
3.2.4 Động viên khuyến khích và phát triển nghề nghiệp ................................ 30
3.3 Tình trạng stress, lo âu, trầm cảm của nhân viên y tế trung tâm: ...................31
3.4 Một số yếu tố ảnh hưởng liên quan đến tình trạng stress, lo âu, trầm cảm của
NVYT. ...................................................................................................................35
3.4.1 Phân tích đơn biến mối liên quan đến stress của NVYT ......................... 35
3.4.2 Phân tích đơn biến mối liên quan đến trầm cảm của NVYT ...................37
3.4.3 Phân tích đơn biến mối liên quan đến lo âu của NVYT .......................... 38
Chương 4: BÀN LUẬN ............................................................................................ 41

4.1. Thực trạng stress, lo âu, trầm cảm của nhân viên y tế tại trung tâm kiểm soát
bệnh tật tỉnh Sơn La .............................................................................................. 41
4.2 Mô tả yếu tố công việc ảnh hưởng đến thực trạng stress, lo âu, trầm cảm của
nhân viên y tế tại trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Sơn la năm 2019 .................43
4.2.1. Mô tả liên quan giữa yếu tố cá nhân và tình trạng stress, lo âu, trầm cảm:
........................................................................................................................... 43
4.2.2. Mô tả liên quan giữa yếu tố nghề nghiệp và tình trạng stress, lo âu, trầm
cảm ....................................................................................................................45
4.3. Ưu điểm và hạn chế của nghiên cứu .............................................................. 48
4.3.1. Ưu điểm ...................................................................................................48
4.3.2. Hạn chế của nghiên cứu ..........................................................................48
Chương 5: KẾT LUẬN ............................................................................................. 50
Chương 6 KHUYẾN NGHỊ .....................................................................................52
TÀI LIỆU KHAM KHẢO ........................................................................................ 53
PHỤ LỤC ………………………………………………………………………..55
Phụ lục 01: BỘ CÂU HỎI ....................................................................................55


iii

Phụ lục 02: Hướng dẫn thảo luận nhóm ..................................................................1
Phụ lục 03: Hướng dẫn phỏng vấn sâu cán bộ quản lý ...........................................3
Phụ lục 04: BIẾN SỐ .............................................................................................. 5


iv

DANH MỤC CHỨ VIẾT TẮT
BDI


Thang tự đánh giá trầm cảm Beck

CBYT

Cán bộ y tế

CDC

Trung tâm kiểm soát bệnh tật

DASS21

Thang đo trạng thái mức đi stress, lo âu, trầm cảm DASS 21

DASS42

Thang đo đánh giá lo âu của Zung

MADRS

Thang Đánh giá trầm cảm Montgomery-Asberg

NGJSQ

Bộ công cụ đo các yếu tố môi trường nghề nghiệp làm việc

NIOSH

Viện Sức khỏe và an toàn nghề nghiệp quốc gia Hoa Kỳ


NVYT

Nhân viên y tế

Phòng KHNV

Phòng Kế hoạch nghiệp vụ

Phòng TCCB

Phòng tổ chức cán bộ

SAS

Thang đo trạng thái mức độ stress, lo âu, trầm cảm

TCMR

Tiêm chủng mở rộng

WHO

Tổ chức y tế thế giới


v

DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1 Thông tin đối tượng nghiên cứu........................................................25
Bảng 3.2 Yếu tố về nội dung công việc............................................................26

Bảng 3.3 Các yếu tố môi trường làm việc.........................................................28
Bảng 3.4. Yếu tố quan hệ trong công việc........................................................29
Bảng 3.5 Các yếu tố Động viên khuyến khích và phát triển nghề nghiệp........30
Bảng 3.6 Tỷ lệ stress, lo âu, trầm cảm theo khoa phòng ..................................34
Bảng 3.7 Mối liên quan đến stress của NVYT.................................................35
Bảng 3.8 Yếu tố liên quan đến trầm cảm của NVYT : ....................................37
Bảng 3.9 Yếu tố liên quan đến lo âu của NVYT..............................................38
Bảng 3.10 Các yếu tố liên quan đến stress, trầm cảm, lo âu..............................39

DANH MỤC BIỂU ĐỐ
Biểu đồ 3.1 Tỷ lệ stress, lo âu, trầm cảm của NVYT trung tâm................. ......32
Biểu đồ 3.2 Tỷ lệ trạng thái stress, lo âu, trầm cảm của NVYT trung tâm....... 32
Biểu đồ 3.3 Đông thời mắc stress, lo âu, trầm cảm của NVYT trung tâm..... ...33


vi

TĨM TẮT
Nghiên cứu tại Trung tâm kiểm sốt bệnh tật tỉnh Sơn La với mục đích xác
định tỷ lệ stress, lo âu, trầm cảm của các nhân viên y tế và các yếu tố ảnh hưởng của
môi trường nghề nghiệp đến stress, lo âu, trầm cảm. Sử dụng Phương pháp nghiên
cứu cắt ngang mô tả, đối tượng là các nhân viên y tế làm việc tại Trung tâm Kiểm
soát bệnh tật tỉnh Sơn La trong năm 2019. Thời gian thực hiện nghiên cứu từ tháng
9-11/2019. Nghiên cứu sử dụng 2 bộ công cụ: bộ công cụ thang đo DASS 21 đánh
giá mức độ stress, lo âu, trầm cảm của nhân viên y tế, đây là bộ công cụ đã được
nhiều tác giả sử dụng trên nhiều đối tượng, trong đó có nhân viên y tế và được đánh
giá có độ tin cậy cao, bộ công cụ đã được Viện sức khỏe tâm thần Trung ương
chuẩn hóa và sử dụng như một phương pháp sàng lọc bệnh nhân rối loạn tâm thần.
Thang đo NGJSO đánh giá các yếu tố tác động liên quan của môi trường làm việc;
Sau khi bộ công cụ có kết quả điều tra định lượng, tiến hành phỏng vấn sâu và thảo

luận nhóm để làm rõ hơn về các nguyên nhân, các yếu tố của môi trường nghề
nghiệp y tế dự phòng ảnh hưởng đến stress, lo âu, trầm cảm của nhân viên y tế.
Kết quả nghiên cứu: Tỷ lệ NVYT tham gia nghiên cứu (n=136) có biểu hiện
stress 41,9%, lo âu 57,4%, trầm cảm 41,2%, bị mắc đồng thời cả stress-lo âu-trầm
cảm là 18,4%, bị mắc ít nhất một biểu hiện stress hoặc lo âu hoặc trầm cảm 75%,
NVYT khơng có biểu hiện stress, lo âu, trầm cảm 25%. Dấu hiệu stress của NVYT
có mối liên quan với nghề nghiệp: Tham gia công tác quản lý (OR=4,3), phải làm
việc với nhịp độ cao thường xuyên (OR=2,5), thường xun làm ngồi giờ
(OR=2,4), cơng việc có tiếp xúc với tác nhân độc hại (OR=2,7), cơng việc có nguy
cơ mắc bệnh truyền nhiễm (OR=3). Dấu hiệu trầm cảm của NVYT có mối liên quan
với nghề nghiệp: Tham gia cơng tác quản lý (OR= 6,7); công việc quá nhiều thường
xuyên, thỉnh thoảng (OR=2,4); cơng việc có nguy cơ gây bệnh truyền nhiễm
(OR=2,4). Dấu hiệu lo âu của NVYT có mối liên quan với nghề nghiệp: NVYT từ
30 tuổi trở lên (OR=2,3); công việc là quản lý (OR=2,7)
Từ những kết quả trên ta thấy rằng cần có các biện pháp can thiệt hiệu quả để
giảm bớt áp lực trong công việc của NVYT. Xây dựng kỹ năng ứng phó với các tình


vii

huống khó khăn, áp lực trong cơng đạo trung tâm cần có kế hoạch phù hợp trong
luân chuyển nguồn nhân lực hỗ trợ các khoa phòng vào các thời điểm trong năm.


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Stress được Hans Selye định nghĩa theo thuật ngữ chung là một hội chứng
bao gồm những đáp ứng khơng đặc hiệu của cơ thể với kích thích từ môi trường.
Stress nghề nghiệp được định nghĩa là sự mất cân bằng giữa yêu cầu và khả năng

lao động [5] Theo Hiệp hội Lao động Hoa Kỳ những nghề dễ gây stress nhất thường
có yếu tố mạo hiểm có ảnh hưởng tới tính mạng con người. Đứng đầu danh sách là
nghề lái máy bay thử nghiệm, nghề cảnh sát hình sự, nghề nhà báo chiến trường và
nghề y dược [17]. Lo âu sẽ là một vấn đề sức khỏe tâm thần (Rối loạn lo âu) khi nó
xảy ra mơ hồ, vô lý, không liên quan đến bất kỳ mối đe dọa nào hay là mức độ lo âu
không tương xứng với các mối đe dọa và diễn ra trong thời gian dài. Trầm cảm là
một rối loạn khí sắc thường gặp trong các rối loạn tâm thần, dùng để mô tả một hội
chứng bệnh tâm lý được đặt trong khí sắc trầm hay còn gọi là cảm xúc buồn bã
cùng với một số triệu trứng khác duy trì trong khoảng thời gian dài trên 2 tuần [5]
Tại Việt Nam Ngành y tế nói chung và hệ thống y tế dự phịng nói riêng
đóng vai trị quan trọng trong chăm sóc bảo vệ sức khỏe nhân dân. Nhiều nghiên
cứu đã chỉ ra các nhân viên y tế có nguy cơ bị stress cao hơn nhiều lần so với các
ngành nghề khác. Nghiên cứu của Nguyễn Thu Hà (2006) trên 811 nhân viên y tế
đã cho thấy NVYT có biểu hiện stress 48,6%[5]. Nghiên cứu của BS. Nguyễn Thị
Bích Liên (2016) NVYT tại trung tâm phịng chống HIV/AIDS có tỷ lệ stress ở
mức cao là 22,2%; mức trung bình là 66,7% và mức thấp là 11,1% [8]. Nhìn chung
các nghiên cứu nhóm nghiên cứu tham khảo được giữa các đối tượng nghiên cứu
giữa NVYT hệ điều trị và NVYT hệ dự phòng có mức độ stress, lo âu, trầm cảm
khác nhau. Tỷ lệ NVYT chung ở Việt Nam có tỷ lệ stress trung bình khoảng 3040% bao gồm cả hệ dự phịng và điều trị và đa số các nghiên cứu sử dụng bộ công
cụ DASS 21 để đánh giá.
Trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh Sơn La thực hiện theo Thông tư số
26/2017/TT-BYT ngày 26/06/2017 của Bộ Y tế. Tháng 10/2018 Trung tâm đã sát
nhập từ 5 trung tâm (Trung tâm y tế dự phòng, trung tâm sức khỏe sinh sản, trung
tâm truyền thông giáo dục sức khỏe, trung tâm HIV/AIDS, trung tâm Kĩ sinh trùngcôn trùng). Trung tâm hoạt động bao gồm Ban Giám đốc và 17 khoa/phòng. Về số


2

lượng nguồn nhân lực so với dân số của tỉnh cịn chưa đáp ứng được với khối lượng
cơng việc và quy mơ dân số tồn tỉnh (theo quy định trong thông tư 08/2007/TTLTBYT-BNV ngày 05/06/2007). Về chất lượng nguồn nhân lực cịn yếu, tỷ lệ cơng

chức, viên chức có trình độ chuyên môn là Bác sĩ, Bác sĩ chuyên khoa chiếm
19,9%, Cử nhân Y tế công cộng chiếm 5,0%, Dược sĩ đại học chiếm 2,1%, tỷ lệ
viên chức có trình độ Y sĩ còn chiếm tỷ lệ cao 31,9% [7]. Tất cả những khó khăn
thách thức trên NVYT Trung tâm CDC Sơn la luôn phải đối mặt nhiều áp lực, nguy
cơ trong công việc hàng ngày. Do vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu “Thực trạng
stress, lo âu, trầm cảm của nhân viên y tế Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Sơn
La năm 2019” để tìm hiểu một cách rõ ràng hơn về các yếu tố môi trường làm việc
ảnh hưởng đến stress, lo âu, trầm cảm của cán bộ nhân viên y tế là điều cần thiết
nhằm giúp cho lãnh đạo Trung tâm tìm ra những giải pháp giảm thiểu stress, lo âu,
căng thẳng cho cán bộ nhân viên, mang lại sức khỏe tinh thần tốt nhất, để cán bộ
nhân viên phục vụ cơng tác chăm sóc sức khỏe cho cộng đồng được tốt hơn.


3

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1. Xác định tỷ lệ stress, lo âu, trầm cảm của nhân viên y tế Trung tâm kiểm sốt
bệnh tật tỉnh Sơn La năm 2019.
2. Mơ tả các yếu tố ảnh hưởng liên quan của môi trường nghề nghiệp đến tỷ lệ
stress, lo âu, trầm cảm của nhân viên y tế Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Sơn La
năm 2019


4

Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Giới thiệu về stress, lo âu, trầm cảm:
1.1.1 Các khái niệm:
1.1.1.1. Khái niệm Stress
Theo trung tâm kiểm sốt và phịng ngừa dịch bệnh (CDC) của Hoa Kỳ

stress là một trạng thái mà thường được đặc trưng bởi các triệu chứng về thể chất
hoặc tinh thần. Đó là một phản ứng đối với một tình huống mà một con người cảm
thấy bị đe dọa hay lo âu. Căng thẳng có thể là tích cực hay tiêu cực [11], [25] Theo
H.Selye “stress là một phản ứng sinh học khơng đặc hiệu của cơ thể trước những
tình huống căng thẳng” [1, 19]
Như vậy có thể xem stress là phản ứng của cơ thể trước bất cứ một yêu cầu,
áp lực hay một yếu tố tác động nào đe dọa đến sự tồn tại lành mạnh của con người
cả về thể chất lẫn tinh thần, stress như sự đáp ứng của con người trước một nhu
cầu hoặc là sự tương tác trong mối quan hệ giữa con người với mơi trường xung
quanh. Trong điều kiện bình thường stress là một đáp ứng thích nghi về mặt tâm lý,
sinh học và tập tính. Stress đặt con người vào quá trình sắp xếp thích ứng với mơi
trường xung quanh, tạo cho cơ thể một cân bằng mới sau khi chịu đựng những tác
động của mơi trường. Nói theo cách khác stress bình thường góp phần làm cho cơ
thể thích nghi. Nếu đáp ứng của cá nhân với stress không đầy đủ, khơng thích hợp
và cơ thể khơng tạo ra được một cân bằng mới thì những chức năng của cơ thể ít
nhiều bị rối loạn, dẫn đến những thay đổi về sinh lý, tâm lý, hành vi tạo ra những
stress bệnh lý cấp tính hoặc kéo dài
1.1.1.2. Khái niệm Lo âu:
Lo âu được mưu tả như một cảm giác khó chịu của nỗi sợ hãi mơ hồ hay còn
là lo sợ đi kèm với những tình trạng vật lý đặc trưng. Đây là phản ứng bình thường
đối với những mối đe dọa nhận thức được của một người với tâm sinh lý bình
thường, là trạng thái lo âu cảnh báo để bản thân có những giải thích, đối phó với
những tình huống căng thẳng. Trạng thái của lo âu tạo lên 2 triệu trứng cơ bản về


5

tình thần (lo lắng, sợ hãi, khó tập chung….) về thể chất (tăng nhịp tim, thở gấp, tun
rảy…)[4, 14]
1.1.1.3. Khái niệm trầm cảm

Trầm cảm là một rối loạn khí sắc thường gặp trong các rối loạn tâm thần.
Trầm cảm dùng để mô tả một hội chứng tâm lý được đặc trưng bởi khí sắc trầm hay
cịn gọi là cảm xúc buồn bã cùng một số triệu trứng khác duy trì trong một khoảng
thời gian kéo dài trên 2 tuần, từ đó ảnh hưởng đến các hoạt động trong cuộc sống
như cơng việc/học tập, gia đình và xã hội[3, 4]
1.1.1.4. Nhân viên y tế (NVYT)
Theo WHO (2006), nhân viên y tế là tất cả những người tham gia vào những
hoạt động mà mục đích là nhằm nâng cao sức khỏe của người dân. Nói chính xác,
theo nghĩa này thì người mẹ chăm sóc con ốm và những người tình nguyện trong
lĩnh vực y tế cũng bao gồm trong nguồn nhân lực y tế.[2]
Theo định nghĩa của Bộ Y tế “Nhân viên y tế là tồn bộ số lao động hiện
đang cơng tác trong các cơ sở y tế (kể cả công và tư, kể cả biên chế và hợp đồng)”.
Việc phân loại các nhân viên y tế tại Việt Nam dựa trên các tiêu chí về 4 giáo dục
và đào tạo nghề, quy định về chuyên môn y tế và các hoạt động, nhiệm vụ liên quan
trong công việc.
1.1.1.5. Stress nghề nghiệp:
Khái niệm Stress nghề nghiệp: Theo viện Nghiên cứu hoa kỳ về sức khỏe và
an toàn nghề nghiệp (NIOSH) được định nghĩa là những phản ứng về thể chất và
cảm xúc tiêu cực xẩy ra khi có những địi hỏi của công việc nhưng chưa tương xứng
với năng lực hoặc nhu cầu của người làm việc”. stress liên quan nghề nghiệp là sự
tương tác giữa các điều kiện lao động với đặc trương người lao động khiến cho các
chức năng bình thường về tâm lý hay sinh lý hoặc cả 2 bị thay đổi. Nói cách khác
stress nghề nghiệp là những đòi hỏi lao động vượt quá năng lực ứng phó của người
lao động [13], [26]
Stress nghề ng hiệp được xem như thách thức mang tính tồn cầu đối với sức
khỏe của người lao động theo định nghĩa về sức khỏe của WHO, những người bị
stress cũng được xem như khơng khỏe mạnh, khơng có động cơ, làm việc khơng


6


hiệu quả và có nguy cơ bị tai nạn cao. Nhiều nghiên cứu cho thấy tỷ lệ stress nghề
nghiệp ở NVYT cao hơn so với các ngành nghề khác. Stress của NVYT cịn góp
phần đưa đến các hậu quả như kiệt sức, vắng mặt, nhân viên có ý định chuyển cơng
tác, giảm sự hài lịng của người bệnh, mắc nhiều lỗi trong q trình chuẩn đốn,
điều trị và chăm sóc [10], [22], [11]
Stress của NVYT liên quan đến đặc thù ngành trong đó gồm: Mức biên chế
chưa đầy đủ, Khối lượng công việc quá nhiều. Thời gian làm việc kéo dài. Mức độ
ổn định của công việc. Mức độ rõ ràng của công việc. Tiếp xúc với các chất lây
nhiễm và độc hại. Nội dung công việc: khối lượng, nhịp độ, quá tải công việc, sự
không phù hợp công việc với chun mơn, tính chất ổn định của cơng việc… Tổng
hợp những nghiên cứu từ tài liệu tham khảo cho thấy các yếu tố ảnh hưởng của môi
trường làm việc chủ yếu tập chung vào 4 yếu tố chính: Nội dung công việc, môi
trường làm việc, các mối quan hệ trong công việc và động viên khen thưởng.
1.1.2. Các dấu hiệu, triệu chứng của stress, lo âu, trầm cảm
Stress tiêu cực có thể phá vỡ cân bằng trong cuộc sống của con người làm
nảy sinh nhiều vấn đề về sức khỏe như suy kiệt, lo âu, trầm cảm ảnh hưởng đến chất
lượng cuộc sống của bản thân và xã hội. Nhưng nếu n hìn nhận ở khía cạnh tích cực,
thì stress là phản ứng không thể thiếu ở con người, là biểu hiện đáp ứng của cá
nhân đối với nhữn g yếu tố tác nhân, hay tình huống trong cuộc sống con người
phải đối mặt. Stress tích cực giúp chúng ta thích nghi, hịa hợp để cùng sống chung
với stress, biến nó thành động lực giúp con n g ười phát triển.[22]
Các dấu hiệu của stress bao gồm những bất thường về thể chất, cảm xúc,
nhận thức và hành vi. Có thể là sự kiệt sức, tự dưng thèm ăn hoặc bỏ ăn, đau đầu
rối loạn giấc ngủ cùng những biểu hiện khó chịu khác. Stress cịn đi kèm với cảm
giác bất an, giận dữ hoặc sợ hãi. Người b ị stress thường có các biểu hiện thực thể
(như tăng nhịp tim, tăng huyết áp, nhức đầu, mệt mỏi, thở ngắn hơi, ra mồ hôi...).
Biểu hiện về cảm xúc (như cảm thấy khó chịu, dễ cấu gắt, buồn bã, chán nản, thờ ơ,
khơng thân thiện, sa sút tinh thần…). Có những hành vi như lạm dụng chất kích
thích (rượu, bia, thuốc lá…) dễ gây hấn, bất cần đời, xáo trộn các sinh hoạt hàng

ngày (ăn uống, giấc ngủ), mất tập trung, hay quên, xa lánh mọi người, có vấn đề về


7

tình dục… Nếu stress kéo dài sẽ tổn hại đến hệ miễn dịch và các chức năng sinh lý
khác, làm suy yếu khả năng chống lại bệnh tật của cơ thể cũng như sự xâm nhập
của vi khuẩn và làm tăng nguy cơ tử vong [10]
1.1.3. Hậu quả của stress, lo âu, trầm cảm
Tổng hợp từ nhiều nghiên cứu cho thấy stress, lo âu, trầm cảm không những
tác động xấu cho cá nhân mà còn cho xã hội. Stress, lo âu, trầm cảm được xem là
một trong n hững nguyên nhân phổ biến nhất của nhiều căn bệnh như: [10, 17, 20,
22]
- Bệnh tâm thần kinh: mất ngủ, đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, buồn phiền,
cáu gắt, loạn trí nhớ, trầm cảm...
- Bệnh tim mạch: tăng huyết áp, nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não,
loạn nhịp tim, hồi hộp đánh trống ngực...
- Bệnh tiêu hóa: viêm loét dạ dày - tá tràng, chảy máu tiêu hóa, thủng dạ dày,
tiêu chảy, khô miệng, chán ăn, ăn không tiêu, hơi thở hơi, rối loạn chức năng đại
tràng...
- Bệnh tình dục: giảm ham muốn, di tinh, mộng tinh, giao hợp đau.
- Bệnh phụ khoa: rối loạn kinh nguyệt, rối loạn nội tiết...
- Bệnh cơ khớp: co cứng cơ, đau lưng, đau khớp, cảm giác kiến bị ở ngón
tay, máy mắt, chuột rút, run rẩy...
- Toàn thân: suy sụp, mệt mỏi, dễ mắc các bệnh dị ứng hay bệnh truyền
nhiễm...
- Về mặt tinh thần. Các biểu hiện của nó là: Hay quên, mất trí nhớ, căng
thẳng, lo sợ. Mất ngủ, run rẩy…
1.1.4. Giới thiệu về Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Sơn La
Thực hiện theo Thông tư số 26/2017/TT-BYT ngày 26/06/2017 của Bộ

trưởng Bộ Y tế hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, thành phố Trực thuộc Trung ương. Quyết định
1882/QĐ-UBND ngày 02/08/2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh Sơn về việc thành lập
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Sơn La. Trung tâm Kiểm soát bệnh tật hoạt động
bao gồm Ban Giám đốc và 17 khoa/phòng với 140 công chức, viên chức và người


8

lao động. Về số lượng nguồn nhân lực so với số lượng dân số của tình cịn chưa đáp
ứng được theo quy định trong thông tư 08/2007/TTLT-BYT-BNV ngày 05/06/2007.
Về chất lượng nguồn nhân lực cịn yếu tỷ lệ cơng chức, viên chức có trình độ
chun mơn, Bác sĩ chun khoa chiếm 19,9%, Cử nhân Y tế công cộng chiếm
5,0%, Dược sĩ đại học chiếm 2,1%, tỷ lệ viên chức có trình độ Y sĩ cịn chiếm tỷ lệ
cao 31,9%. [7]
Hiện nay, với những khó khăn, thách thức của y tế dự phịng nói chung và
Trung tâm kiểm sốt bệnh Sơn La nói riêng: Trung tâm phải triển khai nhiều hoạt
động chun mơn, các chương trình dự án và các hoạt động dịch vụ dự phòng…
việc thiếu hụt nguồn nhân lực đặc biệt là cán bộ có trình độ chun mơn cao khiến
áp lực công việc của nhân viên y tế ln gặp nhiều khó khăn, thách thức. Cán bộ y
tế phải kiểm nhiệm, làm thêm giờ, làm nhiều hoạt động chun mơn khác nhau đã
khơng cịn là hiếm gặp nhất là những hoạt động chun mơn như phịng chống dịch,
truyền thông, TCMR mở rộng, hoạt động Dinh dưỡng, HIV/AIDS, Sức khỏe sinh
sản, sức khỏe môi trường,… Cán bộ y tế hệ dự phịng cũng có nhiều nguy cơ mắc
bệnh do thường xuyên phải tiếp xúc vùng dịch bệnh, vận chuyển mẫu bệnh dịch,
trong hoạt động phòng chống HIV/AIDS… Với những khó khăn thách thức trên
dấn đến áp lực của nhân viên y tế dự phòng là rất lớn và nguy cơ dễ bị stress. Do
vậy để tìm hiểu một cách rõ ràng hơn về thực trạng stress và những yếu tố liên quan
gây ra stress trong môi trường công việc nhân viên y tế dự phòng là điều cần thiết
nhằm giúp cho lãnh đạo Trung tâm tìm ra những giải pháp giảm thiểu stress cho

NVYT mang lại sức khỏe tinh thần tốt nhất, để NVYT có thể phục vụ cơng tác
chăm sóc sức khỏe cho cộng đồng được tốt hơn.
1. 2. Giới thiệu một số công cụ thang đo stress, lo âu, trầm cảm và công cụ
thang đo yếu tố môi trường nghề nghiệp
1.2.1. Các công cụ đo lường stress, lo âu, trầm cảm:
Trên thế giới hiện nay có nhiều thang đo đánh giá stress, lo âu, trầm cảm.
một số công cụ được dùng nhiều trong các nghiên cứu:
- Thang tự đánh giá trầm cảm Beck: Thang đánh giá trầm cảm beck (BDI) là
một chuỗi những câu hỏi được xây dựng để đánh giá cường độ, mức độ và sự nhận


9

thức về trầm cảm ở những người bệnh có rối loạn tâm thần, thang BDI được xây
dựng năm 1961, được chuẩn hóa năm 1969 và đăng ký bản quyền năm 1979. Nó
gồm 2 phiên bản, bản 21 câu (bao gồm 95 mục nhỏ) được thiết kế để đánh giá các
triệu chứng thường gặp ở những người mắc bệnh trầm cảm và bản rút gọn gồm 13
câu được thiết kế dành cho các nhân viên y tế chăm sóc sức khỏe ban đầu. Các câu
lựa chọn của BDI đánh giá tâm trạng, sự bi quan, cảm giác thất bại, không hài lòng
với bản thân, mặc cảm tội lỗi, cảm giác bị trừng phạt, ghét bản thân, tự buộc tội bản
thân, ý tưởng tự sát, than khóc, dễ kích động, thu mình… BDI có thể phân biết giữa
các loại rối loạn trầm cảm như trầm cảm chủ yếu và chứng loạn khí sắc. Thang đo
Beck là công cụ đánh giá chủ quan rối loạn trầm cảm được sử dụng nhiều trong
nghiên cứu lâm sàng tâm thần học, trong thực hành đa khoa cà dịch tế học, mang lại
những dữ liệu về tình trạng trầm cảm. [10, 13, 16]
- Thang Đánh giá trầm cảm Montgomery-Asberg (MADRS): Thang MADRS
có độ nhạy đặc biệt với việc đo lường thay đổi trong các triệu chứng qua thời gian
điều trị (Montgomery SA, Asberg M., 1979). Thang MADRS là thang đánh giá qua
quan sát dựa trên phỏng vấn lâm sang từ các câu hỏi chung đến các câu chi tiết hơn.
Thang MADRS có 10 câu hỏi, mối câu có 6 mức độ đánh giá các triệu chứng cốt

yếu của trầm cảm như buồn chán, rối loạn giấc ngủ, những thay đổi về sự ngon
miệng và tập chung chú ý, ý tưởng tự sát và bi quan. Thang này không đánh giá các
triệu chứng cơ thể vốn rất quan trọng trong nhóm quần thể người già. Mặc dù thang
đo MASDRS có độ ứng nghiệm tốt so với các thang đánh giá khác ở các nhóm quần
thể trẻ tuổi hơn, nhưng nó khơng có đủ độ ứng nghiệm đối với nhóm quần thể người
già.[10, 16, 22]
- Thang đánh giá lo âu của Zung (SAS): SAS là trắc nghiệm đánh giá mức độ
lo âu đo cả người tiến hành trắc nghiệm và người được trắc nghiệm thực hiện. Bệnh
nhân phải đọc thơng viết thạo, được giải thích rõ ràng cách thực hiện trắc nghiệm
ngồi trong phịng thống mát n tĩnh. Bệnh nhân đọc kỹ từng đề mục (20 đề mục)
đối chiếu với trạng thái của bản thân trong vòng 1 tuần trở lại đây và đánh số phù
hợp nhất vào cột bên phải: 1 – khơng có, 2 – đơi khi, 3 – có trong phần lớn thời
gian, 4 – có trong hầu hết hoặc tất cả thời gian. Tổng điểm sẽ đi từ 20-80. Thường


10

được tính ra điểm tương ứng từ 25% đến 100%. Từ 40 điểm trở lên là có rối loạn lo
âu.[10, 13, 16]
- Thang đo stress, lo âu, trầm cảm bằng bộ công cụ DASS21 của Lovibond
S.H và Lovibond P.H: Thang đo được giới thiệu năm 1997 là phiên bản rút gọn của
DASS 42. Thang đo DASS 42 được Lovibond S.H và Lovibond P.H thiết kế năm
1995. Là bộ công cụ tự điền gồm 21 mục nhằm đo lường 3 trạng thái cảm xúc tiêu
cực của con người: Lo âu, trầm cảm, stress. Nhiều nghiên cứu đã khẳng định tính
nhất quán giữa tháng đo DASS 42 và DASS 21. Thang đo DASS 21 và DASS 42 đã
được xác nhận về tính giá trị và độ tin cậy: Nhiều nghiên cứu đã sử dụng thang đo
đánh giá mức độ trầm cảm, lo âu, stress của người bệnh có rối loạn tâm thần. Viện
sức khỏe tâm thần quốc gia đã dịch, việt hóa và đã được xác nhận như một công cụ
sàng lọc lo âu, trầm cảm, stress ở Việt Nam. Thang đo DASS 21 đã được nhiều tác
giả sử dụng trong nghiên cứu trên nhiều đối tượng khác nhau trong đó có NVYT tại

Việt Nam khá cao. Hệ số cronbach’s Alpha cho từng vấn đề stress, lo âu, trầm cảm
trong nghiên cứu của Trần Thị Thủy (2011) lần lượt là 0,8; 0,75; 0,82 hay trong
nghiên cứu của Đậu Thị Tuyết (2013) là 0,72; 0,70; 0,75. Là thang đo có độ tin cậu
cao và đã được Viện sức khỏe tâm thần trung ương xác nhận. Thang đo DASS 21
gồm 21 câu hỏi, với các mức độ từ 0-3. Chia làm 3 nhóm, mối nhóm gồm 7 tiểu
mục. Điểm được tính bằng cách cộng điểm của 7 đề mục thành phần dùi nhân hệ số
2. Sau đó sẽ phân loại mức độ như sau:[13, 16]
Mức độ

Trầm cảm

Lo âu

Căng thẳng

0-9

0-7

0-14

Nhẹ

10-13

8-9

15-18

Vừa


14-20

10-14

19-25

Nặng

21-27

15-19

26-33

Rất nặng

>=28

>=20

>=34

Bình thường


11

Nhóm nghiên cứu quyết định sử dụng thang đo DASS 21 do thang đo có độ
tin cậy cao và đã được Viện sức khỏe tâm thần Trung ương việt hóa và đã được

nhiều nghiên cứu tại Việt Nam sử dụng đo trạng thái stress, lo âu, trầm cảm của
NVYT và phù hợp với đối tượng nhóm nghiên cứu.
1.2.2. Cơng cụ đo tác động các yếu tố môi trường làm việc
- Thang đo ASSET: do Cartwright và cooper phát triển năm 2002 là bộ công
cụ đầu tiên được sử dụng để đánh giá nguy cơ stress nghề nghiệp. thang đo này đo
lường nguy cơ gây stress của những yếu tố tại nơi làm việc và cũng cung cấp những
thông tin quan trọng về sức khỏe thể chất, tinh thần. Thang đo được chia làm 3 phần
chính 1- quan điểm về cơng việc (37 mục chia làm 8 khía cạnh) 2- Thái độ với cơ
quan/tổ chức (9 điều mục chia làm 2 khía cạnh). 3- sức khỏe (19 tiểu mục chia
thành 2 khía cạnh). Phần 1 và 2 đo lường bằng Likent scale 6 mức độ, phần 3 đo
lường bằng Likent scale 4 mức độ[16]
- Bộ công cụ NGJSQ: Do Viện Sức khỏe và an toàn nghề nghiệp quốc gia
Hoa Kỳ (NIOSH) phát triển để đánh giá các yếu tố liên quan với môi trường làm
việc và sức khỏe của nhân viên bưu điện, điều dưỡng và một số ngành nghề khác.
Đây là bộ công cụ được đánh giá khá tốt với các thang đo các yếu tố môi trường
làm việc cụ thể có các tiểu mục quan hệ chặt ché với nhau với các chỉ số
Cronbach’s Alpha tính được đều trên 8 điểm cho các thang đo. Thang đo NGJSQ
được thiết kế với 16 yếu tố liên quan đến công việc và môi trường làm việc, 3 yếu
tố liên quan đến sức khỏe và 1 yếu tố đến thơng tin chung.[16]
Nhóm nghiên cứu chọn sử dụng bộ công cụ NGJSQ để đo các yếu tố môi
trường làm việc liên quan của NVYT do thang đo được sử dụng miễn phí và phù
hợp với nhóm đối tượng nghiên cứu này. Nhóm nghiên cứu tham khảo các yếu tố
đo trong bộ công cụ và được điều chỉnh phù hợp với bối cảnh nghiên cứu tại Trung
tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Sơn La.


12

1.3. Thực trạng stress, lo âu, trầm cảm của nhân viên y tế trên thế giới, tại Việt
Nam và các yếu tố liên quan:

1.3.1. Thực trạng stress, lo âu, trầm cảm của nhân viên y tế trên thế giới
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng NVYT làm trong lĩnh vực chăm sóc sức
khỏe cho bệnh nhân có nguy cơ bị stress cao hơn nhiều lần so với các ngành nghề
khác. Có đến 25-30% số NVYT bị kiệt sức là hậu quả của các công việc mà họ làm
trong ngành y tế.
Nghiên cứu của Khalid S.Al-Genlban (2006) sử dụng thang đo DASS 42
đánh giá thực trạng stress, lo âu, trầm cảm trên 304 bác sỹ ở vùng Aseer Sandi
Arabia kết quả cho thấy bị trầm cảm 7,6%, lo âu 8,6% và stress 7,2%; Nghiên cứu
của Luigi Grassi và Katia Magnani (2000) trên 328 bác sỹ có 27,5% các triệu chứng
stress; Nghiên cứu của Refai Yassen Al-Hussein và Ahmed Moshirf Al-Mteiwty
(2007) sử dụng thang đo DASS21 đánh giá tỷ lệ NVYT tại 7 bệnh viện kết quả
23,6% bị trầm cảm, 28,4% rối loạn lo âu, 16% bị stress [11], [9, 20, 26]
Nghiên cứu của Aiken và cộng sự (2001) tìm thấy bất mãn trong công việc
của y tá là cao nhất tại Hoa Kỳ (41%) tiếp theo là Scotland (38%) Anh (36%)
Canada (33%) Đức (17%). Về mơi trường làm việc chỉ có khoảng 1/3 các y tá ở
canada và Scotlaad cảm thấy rằng họ hài lịng phát triển cơng việc. Các y tá ở Đức
(61%) báo cáo họ hài lòng hơn với cơ hội thăng tiến trong khi các y tá ở Hoa Kỳ
(57%) và Canada (69%) cảm thấy hài lòng với mức lương của họ [25]
Như vậy, trong các nghiên cứu trên thế giới đều cho thấy tỷ lệ stress, lo âu,
trầm cảm của NVYT luôn cao hơn các ngành nghề khác, bên cạnh đó cơng cụ
DASS 42-21 thường được sử dụng để đo stress, lo âu, trầm cảm
1.3.2 Thực trạng stress, lo âu, trầm cảm của nhân viên y tế tại Việt Nam:
Stress, lo âu, trầm cảm của NVYT làm trong hệ điều trị: Nghiên cứu của
Nguyễn Thu Hà (2006) trên 811 nhân viên y tế đã cho thấy 10,7% nhân viên y tế có
điểm stress ở mức cao; 37,9% nhân viên y tế có điểm stress ở mức trung bình và
51,4% nhân viên y tế có điểm stress ở mức thấp. Trong số nhân viên y tế có biểu
hiện stress (48,6%), nhóm bác sĩ có biểu hiện stress ở mức độ cao nhất (12,9%), cao
hơn so với nhóm y tá và hộ lý [5], [15, 20] Nghiên cứu của Nguyễn Thị Thúy



13

(2011) Đánh giá stress trên 120 NVYT tại bệnh viện Ung biếu Hà Nội, sử dụng
thang đo DASS21, kết quả 36,9% NVYT có biểu hiện stress, 41,5% biểu hiện lo âu,
15,3% trầm cảm[9]
Stress, lo âu, trầm cảm của NVYT làm trong hệ Dự phòng: Nghiên cứu của
PGS.TS Nguyễn Thị Hồng Tú (2016) Cán bộ y tế cả hệ điều trị và hệ dự phịng có
căng thẳng chức năng hệ tim mạnh ở mức quá căng thẳng (mức 3/4), 54,4% CBYT
hệ điều trị và 16,1% CBYT hệ dự phịng có biểu hiện stress nghề nghiệp [21].
Nghiên cứu của Nguyễn Thị Bích Liên (2016) Nhân viên Y tế làm việc tại trung
tâm phịng chống HIV/AIDS có tỷ lệ stress ở mức cao là 22,2%; mức trung bình là
66,7% và mức thấp là 11,1% [8].
Các yếu tố liên quan đến stress, lo âu, trầm cảm của NVYT tại Việt Nam:
Nghiên cứu của Đỗ Nguyễn Hồng Hoa (2008) 27% nhân viên y tế có stress ở mức
thường xuyên có mối liên quan giữa stress và các yếu tố khác bao gồm: trình độ học
vấn, tính chất cơng việc, mức độ hài lịng, hoạt động thể lực, thời gian nghỉ ngơi
không hợp lý, quản lý kém, áp lực hạn cuối phải hồn thành cơng việc, ít nhận được
quan tâm từ cấp trên, bị quấy rối và phân biệt đối sử, thiếu trang thiết bị[17].
Nhìn chung các nghiên cứu trong nước và nhóm nghiên cứu tham khảo được
giữa các đối tượng nghiên cứu có mức độ stress, lo âu, trầm cảm khác nhau. NVYT
có tỷ lệ stress trung bình khoảng 30-40% và đa số các nghiên cứu sử dụng bộ công
cụ DASS 21 để đánh giá
Hiện nay các nghiên cứu về stress, lo âu, trầm cảm của NVYT chủ yếu đều
được nghiên cứu trên đối tượng NVYT làm trong hệ điều trị tại các bệnh viện. Rất ít
các nghiên cứu làm về NVYT trong hệ dự phịng, có thì cũng chỉ một số nhóm có
nguy cơ cao như NVYT tại các trung tâm HIV/AIDS, nhóm NVYT làm trong dịch
vụ tư vấn, Nhóm nghiên cứu chưa thấy nghiên cứu nào làm chung trên đối tượng
NVYT hệ dự phịng. Do đặc thù cơng việc mà NVYT hệ dự phịng như: khối lượng
cơng việc lớn, phải kiêm nghiệm nhiều việc, đi công tác thường xuyên, lương
thấp…. cũng là đối tượng NVYT có nhiều nguy cơ cao bị stress lo âu, trầm cảm.



14

1.3.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến stress, lo âu, trầm cảm:
1.3.3.1. Các yếu tố ảnh hưởng stress, lo âu, trầm cảm chung:
Cũng giống như các chứng bệnh tâm t hần khác, cho đến nay khoa học vẫn
chưa tìm ra được ng uyên nhân chính xác gây ra stress. Các nhà khoa học cho rằng
stress có tính chất tích tụ diễn tiến trong thời gian dài, hoặc xảy ra một cách đột
ngột quá sức chịu đựn g của cá nhân. Ngun nhân có thể xuất phát từ mơi trường
bên ngồi, cũng có thể xuất phát từ chính bên trong con người. Cùng một sự kiện
tác động nhưng mối n gười sẽ có những nhận định riêng về sự kiện đó mang tính
đe dọa, có hại hay thách thức và sẽ có các biểu hiện mức độ stress khác nhau. Sự
khác biệt đó là do ở mối người có q trình nhận thức diễn ra không như nhau. Như
vậy nguyên nhân xuất phát từ chính bản thân mối người là nguyên nhân quan
trọng và có ảnh hưởng rất lớn đến mức độ stress của mối cá nhân [22], [10]
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra các yếu tố liên quan gây ra stress như các yếu tố
thảm hoạ thiên nhiên (động đất, sóng thần, bão, lũ lụt…), các yếu tố xã hội
nói chung (chiến tranh, khủng hoảng kinh tế, tắc đường…) Các yếu tố cá
nhân như (tuổi, giới tính, trình độ học vấn, vị trí cơng tác…) Các yếu tố về cơn g
việc như (nội dung công việc, môi trường làm việc, mối q uan hệ với đồng nghiệp,
sự động viên khuyến khích và phát triển trong nghề nghiệp…) Các yếu tố gia
đình như (mất người thân, xung đột với các thành viên tron g gia đình, ly thân/ly
hơn…)[10], [22]
Như vậy các nguyên nhân gây ra stress, lo âu, trầm cảm có thể được chia
theo các cấp độ khác nhau như: các nhân, gia đình, tổ chức đơn vị, và mơi trường (tự
nhiên và xã hội). Việc phân chia các yếu tố nguyên nhân gây ra stress chỉ mang tính
tương đối. Trên thực tế, một cá nhân bị stress có thể do nhiều yếu tố nguyên nhân
khác nhau cùng tích hợp lại. Do đó, việc xác định chính xác ng un nhân gây nên
tình trạng stress của cá nhân khơng phải là việc đơn giản

1.3.3.2. Các yếu tố ảnh hưởng stress, lo âu, trầm cảm nhân viên y tế và các
yếu tố liên quan đến môi trường làm việc:
Từ những cơ sở lý luận trên cho ta thấy có rất nhiều yếu tố, nguyên nhân gây
stress, lo âu, trầm cảm nói chung. trong phạm vi của đề tài này chúng tôi chỉ tập


15

chung nghiên cứu các yếu tố nguyên nhân đặc trưng gây stress, lo âu, trầm cảm cho
nhân viên y tế bao gồm:
Yếu tố cá nhân: Bao gồm: tuổi, giới, trình độ, trách nhiệm gia đình, số
con… tất cả những yếu tố trên đều có thể ảnh hưởng đến cá nhân và ảnh hưởng
giám tiếp, trực tiếp đến công việc của NVYT
Nghiên cứu của Khali S. Al-gelban (2006) Sử dụng thang đo DASS 42 đánh
giá tình trạng tràm cảm, lo âu, stress của 304 bác sĩ cho thấy có mối liên quan giữa
stress và giới tính trong đó nữ giới bị stress nhiều hơn nam giới. Nghiên cứu của
Asad Zandi và các đồng nghiệp đã chỉ ra mối liên hệ giữa trầm cảm, lo âu, stress
với tuổi, trình độ học vấn của điều dưỡng. Nghiên cứu của Teris Cheung thì nữ giới
đã ly di/góa bụa, ít vận động thể chất, khó ngủ có tỷ lệ trầm cảm cao hơn các đối
tượng khác. Tình trạng hơn nhân, sức khỏe, ít giải trí tương quan đáng kẻ với sự lo
lắng. Có mối tương quan giữa stress và NVYT trẻ tuổi, ít vận động, khơng có thời
gian nghỉ ngơi và uống rượu.
Tại Việt Nam: Nghiên cứu của Đỗ Nguyễn Nhụt Trần (2008) kết quả có mối
liên quan giữa stress và các yếu tố trình độ học vấn, hoạt động thể lực, thời gian
nghỉ ngơi khơng hợp lý. Nghiên cứu của Mai Hịa Nhung (2011) giới tính nghề
nghiệp có liên quan tình trạng stress của NVYT khối lâm sàn, phải chăm sóc con
nhỏ dưới 5 tuổi cũng là yếu tố gây nên căng thẳng trong nhân viên y tế
Qua các nghiên cứu cho thấy các yếu tố cá nhân, gia đình đều có thể ảnh
hưởng đến stress của NVYT. Tùy từng đối tượng, đơn vị, thời điểm khác nhau mà
các yếu tố ảnh hưởng khác nhau.

Yếu tố môi trường làm việc:
Các yếu tố như máy móc, trang thiết bị, cơ sở vật chất, tác nhân gây bệnh,
nguy cơ lây nhiễm bệnh… cũng gây lên tình trạng stress cho NVYT nói chung và
NVYT hệ điều trị và dự phịng nói riêng. Nghiên cứu của Trần Thị Thúy cho thấy
Nhóm thường xuyên tiếp xúc với hóa chất độc hại có nguy cơ bị stress cao gấp 3,9
lần nhóm cịn lại. Nghiên cứu Trần Thị Thanh Huyền thì khơng khí, độ ẩm, người
đơng, chất lượng mơi trường làm việc có liên quan đến tình trạng stress của NVYT.


16

NVYT làm trong hệ điều trị: Các yếu tố ảnh hưởng của môi trường làm việc
chủ yếu do áp lực công việc, khối lượng công việc, trực đêm, môi trường làm việc
có nhiều nguy cơ lây bệnh, tiếp xúc với hóa chất độc hại...
NVYT làm trong hệ dự phịng: Các yếu tố ảnh hưởng chủ yếu do Khối lượng
công việc lớn, công việc kiêm nhiệm nhiều, công việc không thuộc chuyên môn,
thường xuyên đi công tác, lương thấp, thiếu nguồn nhân lực....
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra yếu tố môi trường làm việc gồm rất nhiều yếu tố
nhưng được gộp lại theo nhóm 4 yếu tố chủ yếu như sau: [12, 20, 22]
- Yếu tố nội dung công việc: Do sự đặc thù công việc của NVYT chịu nhiều
áp lực cơng việc, cơng việc có độ nguy hiểm cao, khối lượng cơng việc nhiều, phải
làm ngồi giờ nhiều, trực đêm nhiều, áp lực hồn thành cơng việc…
- Yếu tố mơi trường: Nguy cơ lây nhiễm bệnh truyền nhiễm, tiếp xúc các
chất độc hại, mơi trường ồn ào, nhiệt độ phịng làm việc, thiếu trang thiết bị, thiếu
ánh sáng….
- Yếu tố các mối quan hệ trong công việc: Bao gồm: Quan hệ với đồng
nghiệp không tốt, bất đồng quan điểm, thiếu sự hỗ trợ, gặp khó khăn khi làm việc
chung, thiếu hỗ trợ từ đồng nghiệp, Quan hệ với cấp trên, cấp trên đòi hỏi quá cao,
thiếu sự động viên từ cấp trên… Các quan hệ như cấp trên, đồng nghiệp, mối quan
hệ với bệnh nhân. đề có thể ảnh hưởng đến tình trạng stress của NVYT. Theo nhiều

nghiên cứu đã chỉ ra các mối quan hệ đồng nghiệp, bệnh nhân cũng ảnh hưởng tới
tình trạng stress [11] [9] [15]
- Yếu tố Sự động viên khuyến khích và cơ hội phát triển nghề nghiệp: Các
yếu tố như tiền thưởng, thu nhập tăng thêm, cơ hội đi học nâng cao, khen thưởng
của lãnh đạo, chế độ lương, chính sách đái ngộ, cơ hội học tập, thăng tiến nghề
nghiệp. khơng chỉ có NVYT mà tất cả người lao động đều có mong muốn được học
tạt nâng cao trình đọ, cơ hội thăng tiến, những đái ngộ xứng đáng hay được sự ghi
nhận công lao của lãnh đạo. nhưng khi mong muốn không được đáp ứng đề dẽ dấn
đến tâm chí chán nản và có thể ảnh hưởng đến hiệu xuất, chất lượng cơng việc. Các
nghiên cứu đã chỉ ra cơ hội thăng tiến, thu nhập đều có liên quan đến tình trạng
stress của NVYT [11] [9] [15]


×