Tải bản đầy đủ (.pdf) (124 trang)

Thực trạng nạn thương tích do chó cắn và một số yếu tố ảnh hưởng ở trẻ em dưới 16 tuổi đến tiêm phòng dại tại trung tâm kiểm soát bênh tật tại thành phố cao bằng giai đoạn 2016 2018

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.8 MB, 124 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO – BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG

HÀ THỊ NHƯ QUỲNH

THỰC TRẠNG TAI NẠN THƯƠNG TÍCH DO CHĨ CẮN VÀ
MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG Ở TRẺ DƯỚI 16 TUỔI TỚI TIÊM PHỊNG

DẠI TẠI TRUNG TÂM KIỂM SỐT BỆNH TẬT TẠI
THÀNH PHỐ CAO BẰNG GIAI ĐOẠN 2016-2018

LUẬN VĂN THẠC SĨ Y TẾ CÔNG CỘNG
MÃ SỐ CHUYÊN NGÀNH: 8720701…………………..

HÀ NỘI, 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO – BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG

HÀ THỊ NHƯ QUỲNH

THỰC TRẠNG TAI NẠN THƯƠNG TÍCH DO CHĨ CẮN VÀ
MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG Ở TRẺ DƯỚI 16 TUỔI ĐẾN TIÊM PHỊNG

DẠI TẠI TRUNG TÂM KIỂM SỐT BỆNH TẬT TẠI
THÀNH PHỐ CAO BẰNG GIAI ĐOẠN 2016-2018

LUẬN VĂN THẠC SĨ Y TẾ CÔNG CỘNG
MÃ SỐ CHUYÊN NGÀNH: 8720701


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
1. TS PHẠM THỊ NHÃ TRÚC

HÀ NỘI 2019


i

MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ................................................................................. v
DANH MỤC BẢNG ................................................................................................. vi
DANH MỤC BIỂU ĐỒ ........................................................................................... vii
ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................................ 1
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ...................................................................................... 3
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN ...................................................................................... 4
1.1. Các khái niệm, định nghĩa, hậu quả và cách xử trí ............................................. 4
1.1.1. Tai nạn thương tích ..................................................................................... 4
1.1.2. Bệnh dại ...................................................................................................... 4
1.2. Thực trạng tai nạn thương tích do chó cắn trên thế giới và tại Việt Nam. ..........10
1.2.1.

Thực trạng tai nạn thương tích do chó cắn ở trẻ dưới 16 tuổi trên thế giới
10

1.2.2.

Thực trạng tai nạn thương tích do chó cắn ở trẻ em dưới 16 tuổi trên Việt

Nam


……………………………………………………………………………………..13

1.3. Một số yếu tố ảnh hưởng đến tai nạn thương tích do chó cắn ở trẻ em dưới 16 tuổi.

15
1.3.1. Một số yếu tố về con người ảnh hưởng đến tai nạn thương tích do chó cắn ở
trẻ em dưới 16 tuổi khi bị chó cắn ........................................................................15
1.3.2. Một số yếu tố về môi trường ảnh hưởng đến tai nạn thương tích do chó cắn ở

trẻ em dưới 16 tuổi khi bị chó cắ ..........................................................................20
1.3.3. Một số yếu tố xã hội ảnh hưởng đến tai nạn thương tích do chó cắn ở trẻ em
dưới 16 tuổi..........................................................................................................21
1.4. Khung lý thuyết ................................................................................................23
1.5. Thông tin về địa bàn nghiên cứu .......................................................................25
CHƯƠNG II: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....................................................26
2.1. Đối tượng nghiên cứu .......................................................................................26


ii

2.1.1. Nghiên cứu định lượng ...............................................................................26
2.1.2. Nghiên cứu định tính ..................................................................................26
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu .....................................................................27
2.3. Thiết kế nghiên cứu ..........................................................................................27
2.4. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu ...................................................................27
2.4.1. Cỡ mẫu.......................................................................................................27
2.4.2. Phương pháp chọn mẫu ..............................................................................27
2.5. Phương pháp thu thập số liệu ............................................................................28
2.5.1. Nghiên cứu định lượng ...............................................................................28
2.5.2. Nghiên cứu định tính ..................................................................................29

2.6. Biến số nghiên cứu ...........................................................................................30
2.7. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu ............................................................31
2.7.1. Dữ liệu định lượng: ....................................................................................31
2.7.2. Dữ liệu định tính: .......................................................................................32
2.8. Đạo đức trong nghiên cứu: ...............................................................................32
CHƯƠNG III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ..............................................................33
3.1. Thực trạng tai nạn thương tích do chó cắn ở trẻ em dưới 16 tuổi tại tỉnh Cao Bằng

giai đoạn 2016-2018 ................................................................................................33
3.1.1. Thực trạng tai nạn thương tích do chó cắn ở trẻ em tại Tp Cao Bằng .........33
3.1.2. Thực trạng quản lý động vật tại thành phố Cao Bằng.................................38
3.2. Một số yếu tố ảnh hưởng đến mức độ thương tích do chó cắn ở trẻ em dưới 16
tuổi tại tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2016-2018 .............................................................40
3.2.1. Yếu tố con người ........................................................................................40
3.2.2. Yếu tố môi trường .......................................................................................44
3.2.3. Yếu tố xã hội...............................................................................................46
CHƯƠNG IV: BÀN LUẬN ......................................................................................50
4.1. Thực trạng tai nạn thương tích do chó cắn ở trẻ em dưới 16 tuổi tại tỉnh Cao Bằng

giai đoạn 2016-2018 ................................................................................................50


iii

4.1.1. Thực trạng tai nạn thương tích do chó cắn ở trẻ em dưới 16 tuổi ...............50
4.1.2. Thực trạng quản lý động vật .......................................................................53
4.2. Một số yếu tố ảnh hưởng đến tai nạn thương tích do chó cắn ở trẻ em dưới 16 tuổi

tại tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2016-2018 ....................................................................54
4.2.1. Yếu tố con người ........................................................................................54

4.2.2. Yếu tố môi trường .......................................................................................56
4.2.3. Yếu tố xã hội...............................................................................................57
4.3. Hạn chế của nghiên cứu ....................................................................................60
KẾT LUẬN ...............................................................................................................62
1. Đặc điểm tai nạn thương tích do chó cắn ở trẻ em dưới 16 tuổi ...........................62
2. Một số yếu tố ảnh hưởng đến tai nạn thương tích do chó cắn ở trẻ em dưới 16 tuổi
.................................................................................................................................... 62

KHUYẾN NGHỊ ........................................................................................................... 63
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................... 64
PHỤ LỤC ..................................................................................................................... . 69
Phụ lục 1: Phiếu đồng ý tham gia nghiên cứu ............................................................ 69
Phụ lục 2. Bảng kiểm dành cho đối tượng tham gia nghiên cứu ................................ 70
Phụ lục 3. Bảng kiểm quản lý động vật trên địa bàn tỉnh Cao Bằng giai đoạn 20162018 ........................................................................................................................ .... 71
Phụ lục 4: Hướng dẫn phỏng vấn sâu ......................................................................... 72
Phụ lục 4.1. Phỏng vấn sâu đối tượng: Đại diện hộ gia đình có trẻ em dưới 16 tuổi
chưa từng bị chó cắn ............................................................................................... 72
Phụ lục 4.2. Phỏng vấn sâu đối tượng: Đại diện hộ gia đình có trẻ em dưới 16 tuổi
đã từng bị chó cắn ................................................................................................... 73
Phụ lục 4.3. Phỏng vấn sâu đối tượng: Đại diện hộ gia đình có trẻ em dưới 16 tuổi
chưa bị chó cắn, đang ni chó .............................................................................. 74
Phụ lục 4.4. Phỏng vấn sâu đối tượng: CBYT phụ trách chương trình PCBD tại
CDC tỉnh .................................................................................................................. 75


iv

Phụ lục 4.5. Phỏng vấn sâu đối tượng: CBYT phụ trách chương trình PCBD tại TYT

xã/phường ............................................................................................................76

Phụ lục 4.6. Phỏng vấn sâu đối tượng: Hiệu trưởng trường THCS trên địa bàn
tỉnh/thành phố ......................................................................................................78
Phụ lục 4.7. Phỏng vấn sâu đối tượng: Nhân viên thú y, đại diện chi cục thú y thành

phố Cao Bằng ......................................................................................................80
Phụ lục 4.8. Phỏng vấn sâu đối tượng: Cán bộ UBND phụ trách ban lao động –
thương binh – xã hội ............................................................................................82
Phụ lục 4.9. Phỏng vấn sâu đối tượng: Đại diện thành viên đội trật tự tham gia đội
bắt chó thả rơng tại địa bàn .................................................................................84
Phụ lục 5: Biến số nghiên cứu .................................................................................86
Phụ lục 6: Bảng theo dõi người tiêm vắc xin phòng dại và huyết thanh kháng dại ...91
Phụ lục 7: Báo cáo thống kê tiêm vắc xin phòng dại và huyết thanh kháng dại ........92
Phụ Lục 8: Phiếu điều tra bệnh nhân nghi dại/tử vong do bệnh dại ..........................93
Phụ lục 9: Báo cáo trường hợp bệnh ........................................................................95


v

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

CBYT
CDC
CI
ELISA
FAT

Cán bộ y tế
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật
(Centers for Disease Control and prevention)
Khoảng tin cậy (Confidence Interval)

Phản ứng miễn dịch enzyme
(Enzyme-linked Immunosorbent Assay)
Kỹ thuật miễn dịch huỳnh quang
(Fluorescent Antibody Test)

HTKD

Xét nghiệm trung hòa virus kháng thể huỳnh quang
(Fluorescent Antibody Virus Neutralization)
Huyết thanh kháng dại

OR

Tỷ số chênh (Odds ratio)

PCBD

Phòng chống bệnh dại
Điều trị dự phòng sau phơi nhiễm
(Post Exposure Prophylaxis)
Thử nghiệm ức chế Foci huỳnh quang nhanh
(Rapid Fluorescent Foci Inhibition Test)

FAVN

PEP
RFFIT

THCS


Nguy cơ tương đối (Relative Risk)
Phản ứng phiên mã ngược-khuếch đại chuỗi
(Reverse Transcription Polymerase Chain Reaction)
Trung học cơ sở

TNTT
TTYT
TYT
UBND
VXPD

Tai nạn thương tích
Trung tâm y tế
Trạm y tế
Ủy ban nhân dân
Vắc xin phòng dại

RR
RT-PCR


vi

DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Bảng chỉ định điều trị dự phòng dại sau phơi nhiễm với những người chưa
tiêm phòng bệnh ....................................................................................................... 6
Bảng 2.1. Danh sách đối tượng phỏng vấn sâu ........................................................27
Bảng 2.1. Các biến số nghiên cứu ............................................................................30
Bảng 3.1. Thông tin chung về trẻ bị TNTT do động vật cắn ....................................33
Bảng 3.2: Thực trạng người bệnh sau khi bị cắn ......................................................37

Bảng 3.3: Phân bố tỷ lệ tình trạng động vật khi cắn và sau khi cắn trong các trường
hợp bị chó cắn .........................................................................................................39
Bảng 3.4. Các yếu tố nhân khẩu học ảnh hưởng tới mức độ thương tích do chó cắn ở
trẻ em ......................................................................................................................40
Bảng 3.5. Mối liên quan giữa số lượng và vị trí vết cắn tới mức độ thương tích do chó

cắn ở trẻ em.............................................................................................................42
Bảng 3.6. Mối liên quan giữa địa điểm và tình trạng động vật khi cắn tới mức độ
thương tích do chó cắn ở trẻ em...............................................................................45
Bảng 3.7. Một số yếu tố xử trí sau khi bị cắn ảnh hưởng tới mức độ thương tích do chó

cắn ở trẻ em.............................................................................................................48


vii

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 3.1. Phân bố tỷ lệ trẻ em dưới 16 tuổi bị chó cắn trong giai đoạn 2016-2018 (%)

(n=1214) .................................................................................................................34
Biểu đồ 3.2. Phân bố tỷ lệ địa điểm trẻ em dưới 16 tuổi bị chó cắn trong giai đoạn
2016-2018 (%) (n=1214) .........................................................................................34
Biểu đồ 3.3. Phân bố tỷ lệ mức độ TNTT do động vật cắn ở trẻ em dưới 16 trong giai
đoạn 2016-2018.......................................................................................................35
Biểu đồ 3.4. Phân bố tỷ lệ số lượng vết cắn do động vật gây ra ở trẻ em dưới 16 tuổi
trong giai đoạn 2016-2018 .......................................................................................36
Biểu đồ 3.5. Phân bố tỷ lệ vị trí vết thương khi bị cắn .............................................36
Biểu đồ 3.6. Thực trạng quản lý động vật trên địa bàn Tp Cao Bằng trong 3 năm 2016-2018


38
Biểu đồ 3.7. Phân bố tỷ lệ chó được tiêm phịng trên địa bàn TP Cao Bằng trong 3 năm

từ 2016-2018 ...........................................................................................................38
Biểu đồ 3.10: Tỷ lệ tiêm phịng dại ở những con chó gây tai nạn thương tích (n= 1214)

40


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Tai nạn thương tích (TNTT) do động vật tấn công là một vấn đề y tế công
cộng khá phổ biến ở các lứa tuổi khác nhau, từ người già cho đến trẻ nhỏ. Theo báo
cáo của Trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC) Hoa Kỳ năm 2008, TNTT do chó cắn
ảnh hưởng tới 1,5% dân số hàng năm, mỗi năm ở Mỹ có 4,7 triệu người bị chó cắn,
trong đó 800.000 vết cần được chăm sóc y tế và 370.000 vết cắn đủ nghiêm trọng để
được điều trị tại các khoa Cấp Cứu [49]. Năm 2015, tỷ lệ thương tích do chó cắn
cao nhất được nghi nhận thuộc vùng Nông thôn Ethiopia năm 2015 với 93,4% [67].
Trong phần lớn những TNTT do động vật tấn cơng, chó cắn là một trong những
nguyên nhân chính dẫn tới TNTT ở trẻ. Kết quả nghiên cứu tại trung tâm điều trị
bệnh dại của Đại học Y khoa Shiraz (2011) đã chỉ ra rằng chó là động vật gây ra vết
cắn nhiều nhất với 67,1% [57]. Mặc khác, các vết cắn thường xuất hiện trên các vị
trí khác nhau trên cơ thể, đặc biệt nguy hiểm ở trẻ nhỏ khi các vết cắn tập trung chủ
yếu vùng đầu và mặt. Một nghiên cứu tại Thâm Quyến (Trung Quốc) năm 2015 cho
kết quả rằng so với các thương tích khác, vết cắn do chó là phổ biến nhất với tỷ lệ
57,5% trẻ em tại Thâm Quyến có tỷ lệ thương tật (p<0,001)[51]..
Tại Việt Nam, Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương cho biết mỗi năm có khoảng
một trăm trường hợp mắc bệnh dại do chó cắn dẫn tới tử vong. Năm 2011 có 110
trường hợp, năm 2012 có 98 trường hợp, năm 2013 có 102 trường hợp. Riêng trong

5 tháng đầu năm nay, nước ta đã có 22 trường hợp mắc bệnh dại, tử vong. Tại Việt
Nam, có khoảng 30% số ca tử vong do bệnh dại ở người là trẻ em. Các báo cáo nhận

được cho thấy rằng trẻ em là đối tượng dễ bị mắc bệnh dại nhất bởi vì các em thích
chơi đùa với chó và hầu hết trẻ em khơng nghĩ rằng một con chó thân thiện với
mình lại có thể cắn mình [17]. Chi phí người dân trả tiền tiêm vắc xin và huyết
thanh điều trị dự phòng bệnh dại lên tới hơn 300 tỷ đồng mỗi năm. Các trường hợp
tử vong do bệnh dại xảy ra chủ yếu ở miền Bắc, chiếm khoảng 80% [11].
Tại Cao Bằng, theo thống kê của CDC tỉnh, có khoảng 4000 trường hợp đến tiêm
phịng dại mỗi năm trên địa bàn tồn tỉnh, trong 9 tháng đầu năm 2013 đã có trên 400
trường hợp bị súc vật nghi dại cắn đến tiêm vắc xin phòng dại tại CDC tỉnh và Trung


2

tâm Y tế các huyện, thành phố [35]. Năm 2010 đến tháng 2017 trên địa bàn tồn
tỉnh có 15 trường hợp tử vong do dại. Theo nghiên cứu của Đoàn Thị Thắm về “Đặc
điểm dịch tễ học bệnh dại trên địa bàn tỉnh Cao Bằng năm 2014 – 2017 và đề xuất
áp dụng một số năng lực cốt lõi của Một sức khỏe vào cơng tác phịng chống bệnh”,
năm 2014 tỉnh Cao Bằng không ghi nhận trường hợp tử vong, sau đó tăng lên là
0,4/100000 trong năm 2015 (2 ca tử vong), đến năm 2016 không ghi nhận trường
hợp tử vong do dại, trong 6 tháng đầu năm 2017 ghi nhận 01 trưởng hợp tử vong
tương ứng với tỷ lệ 0,2/100000 dân. Số người phải điều trị dự phòng sau phơi nhiễm
tại Cao Bằng có xu hướng tăng dần theo năm từ 2014 đến 2017. Trẻ em là nhóm dối
tượng có nguy cơ cao chiếm tỷ lệ lớn trong nhóm bị phơi nhiễm với bệnh dại nên
cần thiết được quan tâm và giảm thiểu nguy cơ. Theo Liên minh Toàn cầu phịng
chống bệnh Dại, truyền thơng giảm thiểu nguy cơ đối với trẻ em lứa tuổi đến trường
là một trong những biện pháp hiệu quả và bền vững trong việc làm giảm tỷ lệ trẻ em
bị chó cắn, từ dó góp phần làm giảm tỷ lệ phơi nhiễm chung của cộng đồng. Chính
vì vậy, nhằm cung cấp thêm thơng tin, nâng cao hiệu quả phịng chống TNTT do

chó cắn, giảm những cái chết thương tâm do bệnh dại ở trẻ em, tôi tiến hành nghiên
cứu đề tài: “Thực trạng tai nạn thương tích do chó cắn và một số yếu tố ảnh
hưởng ở trẻ em dưới 16 tuổi tới tiêm phịng tại Trung tâm Kiểm sốt bệnh tật
thành phố Cao Bằng giai đoạn 2016-2018”.


3

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Mục tiêu 1: Mô tả một số đặc điểm tai nạn thương tích do chó cắn ở trẻ em
dưới 16 tuổi đến tiêm phòng dại tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố
Cao Bằng giai đoạn 2016-2018.
Mục tiêu 2: Phân tích một số yếu tố ảnh hưởng đến tai nạn thương tích do
chó cắn ở trẻ em dưới 16 tuổi đến tiêm phòng dại tại Trung tâm Kiểm soát bệnh
tật tại thành phố Cao Bằng giai đoạn 2016-2018.


4

CHƯƠNG I
TỔNG QUAN
1.1. Các khái niệm, định nghĩa, hậu quả và cách xử trí
1.1.1. Tai nạn thương tích
Tai nạn thương tích là một sự kiện xảy ra bất ngờ ngồi ý muốn do một tác
nhân bên ngoài gây nên các tổn thương, thương tích cho cơ thể và thể chất hay tâm
hồn của nạn nhân. TNTT được chia thành hai nhóm lớn là TNTT khơng có chủ định
và TNTT có chủ định
Tai nạn thương tích khơng có chủ định thường xảy ra do sự vơ ý hay khơng
có sự chủ ý của những người bị TNTT hoặc của những người khác. Các trường hợp
thường gặp là TNTT do giao thông như tai nạn ô tô, xe đạp, xe máy, người đi bộ,

tàu hỏa, tàu thủy, máy bay; do bị ngã, lửa cháy, nghẹt thở, chết đuối, ngộ độc.
Tai nạn thương tích có chủ đích gây nên do sự chủ ý của người bị TNTT hay
của cá nhân những người khác. Các trường hợp thường gặp là tự tử, giết người, bạo
lực thành nhóm như chiến tranh, đánh nhau, hiếp dâm, hành hạ trẻ em, hành hạ
người già, bạo lực trong trường học.
TNTT do động vật cắn là những trường hợp gây nên chấn thương do các loại
động vật cắn, húc hoặc đâm phải vào người [12].
Chó cắn hay bị chó cắn là thuật ngữ chỉ về những cuộc tấn công của những
con chó gây ra cho con người. Những con chó này bao gồm chó nhà hay chó hoang,
chó thả rơng khơng ai quản lý. Nó cịn được coi là một loại tai nạn thường hay gặp
tại cộng đồng.

1.1.2. Bệnh dại
1.1.2.1. Các khái niệm và hậu quả bệnh dại
Bệnh dại là bệnh nhiễm vi rút cấp tính của hệ thống thần kinh Trung ương từ
động vật lây sang người bởi chất tiết, thông thường là nước bọt bị nhiễm vi rút dại.
Hầu hết các trường hợp phơi nhiễm với bệnh dại đều qua vết cắn, vết liếm của động


5

vật mắc bệnh dại, đơi khi có thể bị nhiễm qua đường tiếp xúc như hít phải khí dung
hoặc ghép tổ chức mới bị nhiễm vi rút dại. Khi đã mắc bệnh dại, kể cả động vật và
người đều dẫn đến tử vong [7].
Vi rút dại thuộc họ Rhabdoviridae, giống Lyssavirus, có vật liệu di truyền là
ARN, vỏ ngồi là lipid. Vi rút dại có sức đề kháng yếu, dễ bị bất hoạt bởi nhiệt độ;
dễ bị phá hủy bởi các chất hòa tan lipid (xà phòng, ether, chloroform, acetone); rất
nhạy cảm với tia cực tím và bị bất hoạt nhanh chóng trong dung dịch cồn, cồn i-ốt.
Chẩn đốn bệnh dại trên người chủ yếu dựa vào các triệu chứng lâm sàng đặc trưng
của bệnh và tiền sử phơi nhiễm với vi rút dại. Chẩn đoán xác định bệnh dại bằng các

kỹ thuật xét nghiệm: phát hiện kháng nguyên (FAT), phân lập vi rút, kỹ thuật sinh
học phân tử (RT - PCR), phát hiện kháng thể (ELISA, RFFIT, FAVN). Tuy nhiên,
trên thực tế do tính nguy hiểm của bệnh dại, nên khi bị động vật nghi dại cắn, người
bệnh phải được giám sát và điều trị dự phòng khẩn cấp mà khơng chờ chẩn đốn
xác định bệnh dại ở động vật bằng xét nghiệm.
Ca bệnh chuẩn đoán trên lâm sàng có các biểu hiện hội trứng viêm não tủy
cấp tính nổi trội bởi các triệu chứng kích động như: sợ nước, sợ gió, sợ ánh sáng
(thể dại điên cuồng) hoặc các triệu chứng liệt (thể dại liệt), tiến triển tới hôn mê và
thường tử vong sau 7-10 ngày [7].
Hậu quả nghiêm trọng nhất gây ra bởi vết chó cắn là bệnh dại. Trong 99%
trường hợp, chó nhà là tác nhân lây truyền bệnh dại sang người [72]. Tử vong do
bệnh dại là 100% [21].

1.1.2.2. Cơng tác dự phịng và điều trị bệnh dại
* Nguyên tắc điều trị dự phòng
Chỉ định dùng vắc xin và huyết thanh kháng dại trong điều trị dự phịng bệnh
dại tùy theo tình trạng động vật, hoàn cảnh bị cắn hoặc tiếp xúc với nguồn bệnh, vị
trí bị cắn, số lượng, tình trạng vết cắn và tình hình bệnh dại trong vùng.
Chỉ định điều trị dự phòng bệnh bệnh dại khi bị cắn đối với những người
chưa được tiêm phịng bệnh dại theo bảng tóm tắt dưới đây [9].


6

Bảng 1.1. Bảng chỉ định điều trị dự phòng dại sau phơi nhiễm với những người
chưa tiêm phòng bệnh
Phân
độ vết
thương
Độ I


Tình trạng vết
thương

Tình trạng*
Tại thời điểm Trong vịng 10
cắn người
ngày

Sờ, cho động vật ăn,
liếm trên da lành

Khơng điều trị
Bình thường
Bình thường

Độ II

Tiêm vắc xin dại ngay,
dừng tiêm sau ngày thứ 10

Ốm, có xuất

Vết xước, vết cào,

hiện
triệu Tiêm vắc xin dại ngay và
chứng dại, mất đủ liều

liếm trên da bị tổn


tích

thương, niêm mạc



triệu

chúng
dại,
hoặc
khơng
theo dõi được
con vật

Tiêm vắc xin dại ngay và
đủ liều

Bình thường
Bình thường
Vết cắn/cào chảy
máu ở vùng xa thần
Độ III

Điều trị dự phòng

kinh trung ương

Tiêm vắc xin dại ngay,

dừng tiêm sau ngày thứ 10

Ốm, có xuất
hiện
triệu Tiêm vắc xin dại ngay và
chứng dại, mất đủ liều
tích


triệu
chứngdại,
hoặc
khơng
theo dõi được
con vật

- Bình thường
- Vết cắn/cào sâu, - Có
triệu
nhiều vết
chứng dại

Tiêm huyết thanh kháng
dại và vắc xin dại ngay

Tiêm huyết thanh kháng
dại và vắc xin phòng dại
ngay.



7

- Vết cắn/cào gần - Không theo
thần kinh trung dõi được con
ương như đầu, mặt, vật
cổ
- Vết cắn/cào ở
vùng có nhiều dây
thần kinh như đầu
chi, bộ phận sinh
dục
*Ghi chú: (Kể cả động vật đã được tiêm phòng dại)
Nguồn: Bộ Y tế [7]
* Phác đồ điều trị dự phòng sau khi bị cắn cho người chưa tiêm phòng dại
Tiêm vắc xin phòng dại:
Nguyên tắc: Áp dụng 1 trong 2 phác đồ tiêm vắc xin phòng dại bằng phác đồ
tiêm bắp hoặc phác đồ tiêm trong da; mũi tiêm đầu tiêm càng sớm càng tốt ngay sau
khi bị cắn.
Tiêm huyết thanh kháng dại:
Nguyên tắc: Tiêm huyết thanh kháng dại càng sớm càng tốt ngay sau khi bị
cắn và chỉ dùng 1 lần trong điều trị.
Tiêm phong bế tại vùng vết thương bị động vật cắn để huyết thanh kháng dại
thấm sâu vào bên trong và xung quanh vết thương tới mức tối đa. Phần huyết thanh
còn lại tiêm bắp sâu ở vị trí xa vị trí tiêm vắc xin dại. Các vết thương ở vị trí giải
phẫu đặc biệt (như các đầu ngón tay) phải thấm đẫm một cách cẩn thận. Trong
trường hợp bị nhiều vết cắn mà số lượng huyết thanh cần tiêm khơng đủ nhiều để
tiêm cho tồn bộ các vết thương (do cân nặng của bệnh nhân ít) thì pha loãng huyết
thanh từ 2-3 lần với nước muối sinh lý để đảm bảo tất cả các vết thương đều được
tiêm huyết thanh kháng dại [7].
Trường hợp khơng có huyết thanh kháng dại tại điểm tiêm vắc xin có thể sử

dụng phác đồ tiêm bắp, nhưng tiêm 2 liều vắc xin phòng dại (ở 2 bên cánh tay) vào
ngày 0 (ngày đầu tiên bệnh nhân đến), và giới thiệu bệnh nhân đến điểm tiêm khác


8

để tiêm huyết thanh kháng dại. Ngoài ra đối với vết thương độ II ở những người bị
ức chế miễn dịch nên sử dụng huyết thanh kháng dại [7].
Thời gian chỉ định tiêm huyết thanh: Tiêm càng sớm càng tốt ngay sau khi
bệnh nhân bị động vật nghi dại cắn và chưa có dấu hiệu mắc bệnh dại. Khơng sử
dụng huyết thanh kháng dại sau 7 ngày kể từ mũi tiêm vắc xin đầu tiên .
Người bị phơi nhiễm và điều trị dự phòng bệnh dại ở Việt Nam được giám sát
và báo cáo bởi hệ thống giám sát và điều trị dự phòng bệnh Dại từ tuyến trung ương
đến tuyến huyện bao gồm các Viện Vệ sinh Dịch tễ/Viện Pasteur, TTYTDP tuyến
tỉnh/huyện. Tại các trung tâm này gồm 2 thành phần tham gia và giám sát gồm điểm
tiêm VX phịng Dại và khoa dịch tễ/kiểm sốt bệnh truyền nhiễm. Các điểm tiêm bao
phủ hầu hết các huyện/tỉnh trên toàn quốc với hơn 656 điểm tiêm/697 huyện thị

* Điều trị dự phòng sau bị cắn cho người đã tiêm phòng dại [7]
- Nguyên tắc:
+ Xử lý vết thương theo thường quy
+ Không cần tiêm huyết thanh kháng dại
+ Áp dụng 1 trong 2 phác đồ tiêm vắc xin phòng dại là phác đồ tiêm bắp
hoặcphác đồ tiêm trong da.
- Tiêm lại đầy đủ phác đồ điều trị dự phòng sau bị cắn đối với các trường hợp
sau:
+ Những người đã tiêm phòng dại trước hoặc sau bị cắn bằng vắc xin tế bào
nhưng chưa đủ 3 mũi.
+ Những người đã tiêm phòng dại sử dụng vắc xin dại sản xuất trên mô não.
+ Bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS, những người bị ức chế miễn dịch do cơ địa

hoặc do các nguyên nhân khác.
Người bị phơi nhiễm và điều trị dự phòng bệnh dại ở Việt Nam được giám sát
và báo cáo bởi hệ thống giám sát và điều trị dự phòng bệnh Dại từ tuyến trung ương
đến tuyến huyện bao gồm các Viện Vệ sinh Dịch tễ/Viện Pasteur, TTYTDP tuyến
tỉnh/huyện. Tại các trung tâm này gồm 2 thành phần tham gia và giám sát gồm điểm
tiêm VX phòng Dại và khoa dịch tễ/kiểm soát bệnh truyền nhiễm. Các điểm tiêm bao
phủ hầu hết các huyện/tỉnh trên toàn quốc với hơn 656 điểm tiêm/697 huyện thị [7].


9

Nếu chỉ xét riêng chỉ số tiêm phòng Dại trên người ghi nhận tại các điểm
tiêm mà chưa tính đến chỉ số phơi nhiễm tại cộng đồng thì ở Việt Nam cao đứng thứ
14 trên Thế giới và thứ 4 trong khu vực Đông Nam Á [70].
Năm 2015-2016, trong số 169 trường hợp mắc Dại được báo cáo ở Việt
Nam, có 2 trường hợp mắc bệnh Dại là bà mẹ nuôi con bằng sữa mẹ và 4 phụ nữ
mang thai, tất cả đều bị con chó cắn. Cả sáu bệnh nhân đều tử vong. Ba trong số bốn
phụ nữ mang thai đã sinh mổ. Một trong ba trẻ sơ sinh chết vì các biến chứng được
cho là khơng liên quan đến bệnh Dại; người phụ nữ mang thai thứ tư nhiễm bệnh
Dại quá sớm trong thai kỳ để thai nhi có thể sống được. Hai trong số các bệnh nhân
tìm chăm sóc y tế hoặc chữa thuốc 2008-2013: 445 ca tử vong 1 chấm = 1 ca 21
nam tuy nhiên khơng ai điều trị dự phịng sau khi bị cắn. Trong mỗi trường hợp, các
gia đình của bệnh nhân báo cáo sự sợ hãi ảnh hưởng của tiêm VX đối với thai nhi
hoặc trẻ bú mẹ. Đây là rào cản chính để sử dụng điều trị dự phịng. Những phát hiện
này làm nổi bật lên nhu cầu thông tin của sức khoẻ cộng đồng về sự an toàn và hiệu
quả của điều trị dự phòng trong việc phòng bệnh Dại ở tất cả những người phơi
nhiễm, bao gồm cả phụ nữ mang thai và cho con bú [60].

1.1.2.3. Thống kê ác báo cáo tai nạn thương tích do chó cắn Các loại sổ sách
tổng hợp thông tin báo cáo về tai nạn thương tích

Khi người bệnh tiếp cận các dịch vụ chăm sóc, điều trị tai nạn thương tích do
súc vật cắn của trung tâm KSBT thành phố Cao Bằng, họ được tiếp đón và thống kê,
lưu trữ các thơng tin theo hệ thống lưu trữ, sổ sách của trung tâm. Người bệnh được lưu
trữ các thông tin cá nhân, hồi cứu lại tình huống xảy ra tai nạn (thời gian, địa điểm, tình
trạng con vật…), các triệu chứng lâm sàng, thơng tin tiêm phịng… dựa trên sổ khám
chữa bệnh (người bệnh giữ) và phiếu điều tra bệnh nhân nghi dại/tử vong do bệnh dại
(do trung tâm lưu giữ - phụ lục 8). Các thông tin của từng người bệnh sẽ được tổng hợp
và lưu trữ trong sổ tổng hợp theo dõi người tiêm vắc xin phòng dại và huyết thanh
kháng dại (Phụ lục 6). Hàng tháng, các thông tin từ sổ tổng hợp theo dõi sẽ được tổng
hợp lại theo từng địa bàn (quận/ huyện) phục vụ cho công tác báo cáo định kỳ hàng
tháng nội bộ trung tâm và cấp trên (phụ lục 7). Khi có yêu cầu


10

báo cáo lên Cục, Sở Y tế, Bộ Y tế hoặc trao đổi thông tin của một trường hợp bệnh,
trung tâm sử dụng mẫu báo cáo trường hợp bệnh (phụ lục 9).

1.2. Thực trạng tai nạn thương tích do chó cắn trên thế giới và tại Việt Nam.
1.2.1. Thực trạng tai nạn thương tích do chó cắn ở trẻ dưới 16 tuổi trên thế giới
Trong phần lớn các trường hợp TNTT do động vật tấn cơng, chó được coi là
ngun nhân hàng đầu dẫn đến TNTT ở trẻ. Trẻ em có nhiều khả năng bị chó cắn hơn
người lớn, và khi trẻ bị thương, vết thương có thể nghiêm trọng hơn. Hơn một nửa số
vết thương do chó cắn xảy ra ở nhà, những con chó thực hiện hành vi cắn/tấn cơng đều
có mối quan hệ quen thuộc với trẻ [75]. Những thương tích gây ra bởi chó cưng thường
xuất hiện ở vùng đầu và cổ, trong khi những vết thương do chó đi lạc, chó lạ thường
xuất hiện tại tay và chân; điều này có lẽ là do mọi người có thái độ và hành

vi khác nhau giữa vật ni và những con chó đi lạc. Trẻ em thường xuyên bị cắn ở
vùng đầu và cổ vì những vùng giải phẫu này có cùng chiều cao với miệng của chó

[58].
Nghiên cứu so sánh về thương tích do chó và mèo gây ra và các yếu tố rủi ro
ở trẻ em thực hiện tại Sán Đầu, Thâm Quyến (Trung Quốc) năm 2015 trên đối tượng
trẻ em từ 6 đến 19 tuổi chỉ ra, so với các loại chấn thương khác, vết cắn phổ biến nhất
do chó gây ra 57,5% (p<0,001). Trẻ em Thâm Quyến có tỷ lệ thương tật liên quan

đến chó cao hơn trong suốt cuộc đời của chúng 18,1% so với 11,7% ( p<0,001) và
có tỷ lệ cao hơn trong năm 2014 ,4,2% so với 2,6% (p<0,001) so với Sán Đầu [51].
Nghiên cứu cắt ngang tại Trung tâm điều trị bệnh dại của Đại học Y khoa
Shiraz bằng phương pháp điều tra dân số năm 2011, ghi nhận chó là nguồn phơi
nhiễm thường xuyên nhất 67,1% [57]. Nghiên cứu ở Lorestan ở phía Tây Iran giai
đoạn 2004-2014có 82,5% trường hợp bị chấn thương do chó cắn [68]; Theo báo cáo
từ nghiên cứu năm 2009 đến năm 2011 tại Los Angeles, trong 26169 vết cắn từ
động vật, chó cắn chiếm 88% [64]. Tỷ lệ thương tích do vết chó cắn được ghi nhận
cao nhất theo kết quả dịch tễ học về động vật cắn trong nghiên cứu ở vùng nông
thôn ở miền Nam Ethiopia năm 2015 với 93.4% [67].


11

Khả năng bị chó tấn cơng có sự khác biệt tại các khu vực địa lý khác nhau, trong
hai năm 2009-2010, một cuộc điều tra được thực hiện tại ba bệnh viện ở Gelephu,
Phuentsholing và Thimphu tại Bhutan, kết quả thu được cho thấy tỷ lệ chó cắn hàng
năm khác nhau giữa ba bệnh viện, lần lượt là 869,8; 293,8 và 284,8 trên 100,000 dân
[69]. Trong vòng 10 năm từ 2004 đến 2014 tại Lorestan phía Tây Iran, số ca bị động
vật cắn ở tỉnh được chăm sóc điều trị dự phòng là 43,892. Tỷ lệ bị động vật cắn trong
giai đoạn này trung bình là 223,23 trên 100.000 dân. Có 78% các trường hợp xảy ra ở
nơng thơn và 22% ở thành thị. Giai đoạn từ năm 2013-2015, nghiên cứu về chó cắn và
bệnh dại của Boakye và cộng sự ở khu vực phía đơng Ghana, ghi nhận 4.821 lượt bị
chó cắn được báo cáo, tương đương với tỷ lệ mắc hàng năm tại đây là

172 trường hợp trên 100.000 dân. Quận Kwahu West ghi nhận tỷ lệ mắc cao nhất 625

trường hợp trên 100.000 dân, tiếp đó là New Juaben (tức là các khu vực xung quanh
thủ đô) 380 trường hợp trên 100.000 dân. Tỷ lệ mắc thấp nhất tại huyện Bắc Kwahu
39 trường hợp trên 100.000 dân [48].
Chó là thú ni quen thuộc ở phần lớn các hộ gia đình trên nhiều khu vực khác
nhau, thường ít có sự đề phịng với chúng, đây cũng là một trong những nguyên nhân
dẫn đến những vụ tấn công ở chó. Ở thành phố Maputo và Matola, Mozambique
(Cristolde Salomao, 2014), trong các trường hợp bị chó cắn có 58,3% chó có chủ sở
hữu hoặc được nạn nhân biết đến, 23,7% (OR = 13,6; p< 0,0001) do chó đi lạc và
17,1% khơng xác định được thơng tin của chó [53]. Tại trường đại học Y Vienna, Áo
(nghiên cứu từ năm 1992 đến năm 2011) ghi nhận 56,6% trường hợp động vật tấn công
con người là từ các con vật nạn nhân quen biết [61]. Theo Abraham và Czerwinsk
(2011-2016) tại Texas chó cảnh gây nên 42% thương tích, đặc biệt là lồi pitbull là
giống chó được xác định là gây nên nhiều thương tích nhất 36,2% [47].
Đánh giá về phân bổ vết thương do chó cắn tại miền Nam Ethiopia cho thấy loại
tiếp xúc chính là vết cắn có chảy máu (66,3%) sau đó là nhiễm bẩn màng nhầy với
nước bọt (19,7%) [67]. Vết thương hở phổ biến nhất và lớn hơn ở trẻ em từ 0 đến 14
tuổi chiếm 95,1% so với 85,5% ở nhóm trên 15 tuổi (p<0,0001). Có 49,7% thương tích
ở trẻ em từ 0 đến 14 tuổi xảy ra ở vùng đầu /mặt /cổ. Ở trẻ em, trẻ nhỏ (<1tuổi, 1-3 tuổi
và 4-5 tuổi) thường xuyên hơn bị thương ở vùng này hơn 2 – 3 lần so với các


12

nhóm 6-11 tuổi và 12-14 tuổi (p <0,0001) [52]. Kết quả tương tự với nhiều nghiên cứu
khác. Nghiên cứu của Abraham và Czerwinski ở Trung tâm Texas, 92,1% chấn thương
thường liên quan đến vùng đầu-cổ, trong đó 72,5% vết thương có mức độ nghiêm trọng
lớn [47]. Nghiên cứu của Cristolde Salomao tại thành phố Maputo và Matola,
Mozambique vị trí vết cắn ghi nhận thường thấy ở đầu (OR=11,6 ; p<0,0001), các vết

thương sâu (OR=6,1; p = 0,02) [53]. Nghiên cứu của Fein cùng cộng sự về Chó cắn ở
trẻ em, sử dụng dữ liệu từ năm 2007 đến 2014 trên 7912 trẻ từ 17 tuổi trở xuống, chỉ ra
54% các vết cắn xảy ra trên mặt, 16% các trường hợp các tổn thương liên quan đến
những vùng cơ thể không xác định, có sự khác biệt về mức độ tổn thương, 79,6% các
chấn thương được ghi nhận trong nghiên cứu này là ở mức độ nhẹ. Một số nghiên cứu
chỉ ra chi là vị trí tiếp xúc phổ biến nhất. Mơ hình và kết quả của vết thương do chó cắn
ở trẻ em tại Ado-Ekiti, Tây Nam Nigeria từ 2010 đến 2014 chỉ ra 43% bị chấn thương
chó cắn cấp III và 57,1% bị cắn ở chi dưới [55]. Báo cáo Dịch tễ học về động vật cắn
và phơi nhiễm bệnh dại tiềm tàng khác và sử dụng văc-xin chống dại ở một vùng nông
thôn ở miền Nam Ethiopia trong thời gian 43 tháng ghi nhân 66,8% vị trí vết thương tại
chân [67]. Kết quả của Ying Chen và cộng sự về thương tích do chó mèo gây ra tại Sán
Đầu, Thâm Quyến (Trung Quốc), có 57,5% thương tích là vết cắn, 34,9% xảy ra tại tay
34,9% và 27,8% tại chân. Nghiên cứu việc xử trí vết cắn ở trẻ em tại Trung tâm chấn
thương cấp I, Đại học Y Vienna, Áo sự phân chia tổn thương theo bề mặt cơ thể cụ thể:
32% ở mơi, 13,6% các vị trí cịn lại trên vùng mặt, 19,8% ở tay và ngón tay, 8,5% ở
lưỡi và 26,1% ở tất cả các khu vực khác bao gồm vai, cánh tay, xương đùi và xương
chày [61].
Bệnh dại là hậu quả nguy hiểm nhất gây ra bởi vết chó cắn. Khi xuất hiện triệu
chứng mắc bệnh dại, tỷ lệ tử vong cao 100% [21], [48], [54], [55]. Ước tính khoảng
59.000 ca tử vong do bệnh dại ở người xảy ra hàng năm trên toàn cầu, có 36,4% ở
Châu Phi và 59,6% Châu Á. Tỷ lệ tử vong trên đầu người ước tính cao nhất ở các nước
nghèo nhất tại châu Phi cận Sahara [63]. Theo một nghiên cứu hồi cứu về dữ liệu lâm
sàng của bệnh nhân được quản lý các vết thương liên quan đến vết cắn của chó từ tháng
1 năm 2010 đến tháng 6 năm 2014 để xác định mơ hình chấn thương do chó cắn và các
vấn đề sức khỏe liên quan ở trẻ em được nhìn thấy tại Bệnh viện giảng


13

dạy Đại học bang Ekiti Tây Nam Nigeria có 7,1 % bị bệnh dại trong 84 người được

tham vấn tương ứng với 0,89% số trường hợp bị chó cắn được quản lý [55]. Tại Trung
tâm Y tế Gondar, Ethiopia tỷ lệ mắc bệnh dại ở người trong ba năm 2011, 2012 và
2013 lần lượt là 4,6; 2,61 và 1,27 trên 100.000 dân số [73]. Các sự kiện được báo cáo
ở khu vực phía Đơng Ghana từ năm 2013 đến 2015 ghi nhận tại 7 trong số 26 thành
phố và huyện cơ sở khu vực, có 15 trường hợp bệnh dại được phát hiện, tương đương

với tỷ lệ cắn của chó là 3:1000 [48].

1.2.2. Thực trạng tai nạn thương tích do chó cắn ở trẻ em dưới 16 tuổi trên
Việt Nam
Tại Việt Nam, tình trạng ni chó tại các hộ gia đình là rất phổ biến, đặc biêt là
ở vùng nơng thơn, chính vì vậy tình trạng trẻ em bị chó cắn là khá phổ biến, ở nhóm
tuổi này trẻ đa số thích chơi đùa với cho nhưng chưa ý thức được sự nguy hiểm của chó
và chưa đủ sức đề tự bảo vệ khi bị chó tấn cơng. Vết thương do chó cắn mang lại là vết
cắn xé, rách cào xước của răng và móng vuốt, những vết thương do chó cắn đẽ bị
nhiễm các loại tạp khuẩn, virus bệnh dại từ nước bọt của chó và nhiêm uốn ván từ
móng vuốt chó. Chính vì thế vết thương do chó gây ra thường rất phức tạp, tốn kém, để
lại sẹo rất xấu và co kéo, trong tình trạng bị nhiễm khuẩn hay nhiễm virus dại hay uốn
ván mà không được tiêm phịng đầy đủ có thể dẫn tới tử vong.

Theo Điều tra Quốc gia về TNTT tại Việt Nam năm 2010, tỷ suất tử vong do
TNTT năm 2010 là 38,6 trên 100.000 dân, ước tính có gần 35.000 trường hợp tử
vong do các loại hình TNTT khác nhau. Trong đó, năm ngun nhân TNTT khơng
tử vong hàng đầu ở nhóm trẻ/vị thành niên từ 0-19 tuổi là tai nạn giao thông, ngã,
động vật tấn công, vật sắc nhọn và bỏng [2].
Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương cho biết mỗi năm có khoảng một trăm trường
hợp mắc bệnh dại do chó cắn dẫn tới tử vong. Năm 2011 có 110 trường hợp, năm 2012
có 98 trường hợp, năm 2013 có 102 trường hợp. Riêng trong 5 tháng đầu năm nay,
nước ta đã có 22 trường hợp mắc bệnh dại, tử vong. Chi phí người dân trả tiền tiêm vắc
xin và huyết thanh điều trị dự phòng bệnh dại lên tới hơn 300 tỷ đồng mỗi



14

năm. Các trường hợp tử vong do bệnh dại xảy ra chủ yếu ở miền Bắc, chiếm khoảng
80% [11].
Tại Việt Nam, năm 2011 có 110 trường hợp, năm 2012 có 98 trường hợp, năm
2013 có 102 trường hợp tử vong vì bệnh dại. Riêng trong 5 tháng đầu năm 2014, nước
ta đã có 22 trường hợp mắc bệnh dại, tử vong. Tỷ lệ mắc dại ở Việt Nam khá cao, đứng
thứ 14 trên thế giới. Chi phí người dân trả tiền tiêm vắc xin và huyết thanh điều trị dự
phòng bệnh dại lên tới hơn 300 tỷ đồng mỗi năm. Các trường hợp tử vong do bệnh dại
xảy ra chủ yếu ở miền Bắc, chiếm khoảng 80% [8]. Giai đoạn 2011-2015, trung bình
khoảng 95 ca tử vong/năm, với khoảng 380.000 người bị chó cắn phải đi điều trị dự
phịng mỗi năm. Báo cáo tình hình bệnh dại những năm gần đây cho thấy bệnh dại gây
tử vong trên người nhiều nhất ở các tỉnh miền núi phía Bắc và Bắc Trung bộ[4], trong
đó, cao nhất là Sơn La 47 trường hợp tử vong, đến Nghệ An 44 trường hợp tử vong,
Phú Thọ và Yến Bái 36 trường hợp tử vong, Cao Bằng 10 trường hợp tử vong, Gia Lai
9 trường hợp tử vong, Thanh Hóa và Lai Châu (8 trường hợp tử vong. Trong số người
đến tiêm vắc-xin dại có 89,2% là do chó nhà cắn; 1,6% là do tiếp xúc với chó [4].
Trong giai đoạn 2011-2015, khu vực Trung Du-miền núi phía Bắc, 2 tỉnh mắc bệnh dại
nhiều nhất là Phú Thọ và Sơn La [28], đây cũng là giai đoạn triển khai thực hiện
chương trình quốc gia khống chế và loại trừ bệnh Dại [4].

Tại Quảng Trị, hàng năm đều có số lượng khá lớn người bị chó cắn và theo
báo cáo của các ngành chức năng trung bình có khoảng 1200- 2500 người bị chó
cắn buộc phải đi điều trị dự phòng [38].
Tại Đắk Lắk, hầu hết các gia đình nơng thơn đều ni chó, mèo thả rơng.
Theo số liệu của TTYT Dự phịng tỉnh (2013 - 2018) có 16.867 người phơi nhiễm
với bệnh dại đi tiêm phịng vắc xin, ngun nhân do chó cắn lên tới 92,1%. Trong
năm 2017 - 2018 có 11 trường hợp tử vong do bệnh dại, trong đó có 2 trẻ dưới15

tuổi, ngun nhân là do bị chó cắn nhưng khơng tiêm phịng dại [20]
Nghiên cứu của Đồn Thị Thắm (2017) ghi nhận các vết thương phân theo
vùng cơ thể thì có tới 59,26% là ở chân; 31,15% là ở tay. Các phần còn lại trên cơ
thể người chiếm tỷ lệ thấp, bao gồm 5,5% vết cắn tại thân mình, 4,09% vùng đầu
mặt cổ [15].


15

.Nếu như năm 2016 cả nước có 91 ca tử vong do bệnh dại (tăng 17% so với năm
2015 và tăng 38% so với năm 2014) thì chỉ tính riêng trong 9 tháng đầu năm 2017
đã có 57 ca tử vong do bệnh dại. Đặc biệt trong các năm 2013-2014 và 2016 có 03
trường hợp tử vong do chó dại cắn [38]. Tại Kon Tum, trong 4 tháng đầu năm 2016,
đã có 120 người đi tiêm phịng dại tại CDC, giảm 40% so với cùng kì năm 2015
(167 người), khơng có trường hợp tử vong do bệnh dại [37]. Tại Đắk Lắk, 2017 đã
có 5 trường hợp tử vong do bệnh dại, đến thời điểm 1/9/2018, tồn tỉnh có 4 trường
hợp tử vong do bệnh dại [36].
Trong 8 tháng đầu năm 2018, cả nước có 50 ca người mắc bệnh, tỷ lệ tử
vong là 100% tại 22 tỉnh, thành phố, bao gồm: 6 trường hợp tại Lào Cai; 4 trường
hợp tại Kon Tum, Hịa Bình, Tun Quang và Sơn La; 3 trường hợp tại Cà Mau ,
Hà Nội và Điên Biên; 2 trường hợp tại Kiên Giang , Đắk Lắk , Gia Lai), Bến Tre và
Phú Thọ; 1 trường hợp tại Yên Bái , Vĩnh Phúc, Bắc Giang, Nghệ An, Quảng Ngãi,
Thái Ngun, Thanh Hóa, Bình Phước và Lạng Sơn; so với cùng kỳ 8 tháng đầu
năm 2017, số ca bệnh dại giảm 10 trường hợp [3].

1.3. Một số yếu tố ảnh hưởng đến tai nạn thương tích do chó cắn ở trẻ em
dưới 16 tuổi.
1.3.1. Một số yếu tố về con người ảnh hưởng đến tai nạn thương tích do
chó cắn ở trẻ em dưới 16 tuổi khi bị chó cắn
1.3.1.1. Yếu tố tuổi, giới

Nhiều nghiên cứu được tiến hành trên những đối tượng, thời gian, địa điểm khác
nhau cùng chỉ ra xu hướng tấn cơng của chó với đối tượng trẻ em. Trẻ dưới 15 tuổi có
nhiều khả năng tiếp xúc với chó hơn người lớn 94,9% so với 88,7 % (p=0,01). Trẻ em
cũng thường tiếp xúc với động vật 10,7% hơn người lớn 1,1% [67]. Khảo sát của Pai và
đồng sự cho thấy 72,5% đối tượng nghiên cứu từ 7-12 tuổi thích động vật và 54,8%
tương tác với chó phổ biến hơn so với các động vật được thuần hóa khác. 66,7% trẻ em
có chó là thú cưng, trẻ em tiếp xúc với chó bao gồm cả những con chó khác ngồi chó
ni trong gia đinh, trong đó có những con chó đi lạc. Trong số những con chó lạ được
tìm thấy xung quanh trẻ em, chó đi lạc là phổ biến nhất [66]. Phần


16

nào giải thích việc trẻ dưới 15 tuổi có tỷ lệ bị tấn cơng bởi chó cao hơn các đối
tượng khác.
Một khảo sát về mức độ phổ biến, nghiêm trọng, xử lý chấn thương và kỹ
năng cứu hộ trong trường hợp bị chó cắn đã ghi nhận 74,2% trẻ em là nạn nhân của
vụ tấn cơng chó được chăm sóc y tế tại các bệnh viện. Trẻ dưới 15 tuổi thường là
đối tượng chiếm tỷ lệ cao trong số các đối tượng bị thương tích do chó cắn (OR =
4,8, p = 0,05). Nghiên cứu ở thành phố Maputo, Matola và Mozambique lệ này là
37.9% [53]. Nghiên cứu hồi cứu trong vòng ba năm từ 2011-2013 của Trung tâm Y
tế Gondar, Ethiopia báo cáo 38,5% trường hợp trẻ em dưới 15 tuổi bị tấn cơng [73].
Độ tuổi trung bình dao động từ 5,8 đến 7,7 tuổi [47], [61]. Abraham và Czerwinski
cùng nghiên cứu “Chấn thương chó cắn ở Texas” giai đoạn 2011-2016, trong 120
bệnh nhân đáp ứng các tiêu chí thu thập, tuổi trung bình là 5,84 tuổi và 43,1% ở độ
tuổi mẫu giáo (2-5 tuổi) [47]. Theo nghiên cứu khác tại trung tâm chấn thương cấp
I, Khoa Phẫu thuật Chấn thương, Đại học Y Vienna, Áo, tuổi trung bình là 7,7 tuổi
[61]. Trẻ em từ 0- 14 tuổi có nguy cơ bị thương tích do chó cắn cao gấp đôi so với
đối tượng từ 15- 94 tuổi (RR=1,89, CI 95%=1,35-2,66, p<0,0001). Nghiên cứu tại
Ado-Ekiti, Tây Nam Nigeria năm 2010 cho ra kết quả tương tự 60,7 % trẻ từ 6-12

tuổi bị tấn công [55].
Tại Israel (2009-2016) chỉ ra tỷ lệ năm 2016 số trẻ bị tấn công trên 100.000
dân cao hơn đáng kể đối với trẻ em trai cao gấp hơn 2,85 lần (p<0,001) so với trẻ
em gái [52]. Nghiên cứu Chấn thương do chó cắn ở Mỹ từ 2010-2014, trình bày các
đặc điểm nhân khẩu của chó cắn, có sự phân tầng theo giới tính. Tỷ lệ thương tật do
chó cắn cao ở nhóm trẻ tuổi với nam <18 tuổi (OR = 2,96; 95%CI = 2,87-3,05) và ở
nữ < 18 tuổi (OR =2,41; 95%CI = 2,34-2,48). Con trai dưới 18 tuổi có khả năng cao
gấp 2 lần (OR = 1,98; 95%CI = 1,93-2,03) với nhóm nam từ 18-25 tuổi và gấp 3 lần
(OR = 2,96; 95%CI = 2,87- 3,05) so với người lớn trên 50 tuổi. Nữ dưới 18 tuổi có
khả năng bị tấn cơng cao gấp 1,09 lần (95%CI = 1,07-1,12) với nhóm nữ từ 18-25
tuổi và gấp 2,41 lần (CI95% = 2,34-2,48) so với người lớn trên 50 [59]. Các kết quả
này cho thấy rằng trẻ em dưới 16 tuổi là nhóm đối tượng có nguy cơ cao phải đối
mặt với các trường hợp TNTT do chó cắn.


×