Tải bản đầy đủ (.pdf) (129 trang)

Thực trạng cấp cứu ngoại viện của trung tâm 115, bệnh viện đa khoa trung tâm tiền giang năm 2018

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.39 MB, 129 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG

LÊ THANH DŨNG

THỰC TRẠNG CẤP CỨU NGOẠI VIỆN
CỦA TRUNG TÂM 115, BỆNH VIỆN ĐA KHOA
TRUNG TÂM TIỀN GIANG NĂM 2018

LUẬN VĂN THẠC SĨ Y TẾ CÔNG CỘNG
MÃ SỐ CHUYÊN NGÀNH: 60.72.03.01

Hà Nội, 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG

LÊ THANH DŨNG

THỰC TRẠNG CẤP CỨU NGOẠI VIỆN
CỦA TRUNG TÂM 115, BỆNH VIỆN ĐA KHOA
TRUNG TÂM TIỀN GIANG NĂM 2018

LUẬN VĂN THẠC SĨ Y TẾ CÔNG CỘNG
MÃ SỐ CHUYÊN NGÀNH: 60.72.03.01
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS.BS TẠ VĂN TRẦM

Hà Nội, 2019



i

MỤC LỤC
TÓM TĂT NGHIÊN CỨU ........................................................................................vi
ĐẶT VẤN ĐỀ.............................................................................................................1
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU........................................................................................3
CHƯƠNG 1:TỔNG QUAN TÀI LIỆU ..........................................................................4
1.1. Một số khái niệm ..................................................................................................4
1.2. Các thành tố của hoạt động cấp cứu.....................................................................5
1.2.1. Chăm sóc cấp cứu tại cộng đồng ......................................................................5
1.2.3. Vận chuyển cấp cứu ........................................................................................10
1.4. Thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng đến triển khai cấp cứu ngoại viện............18
1.5. Thông tin chung về địa bàn nghiên cứu .............................................................24
1.6. KHUNG LÝ THUYẾT ......................................................................................26
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...............................27
2.1. Đối tượng nghiên cứu.........................................................................................27
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu ......................................................................27
2.3. Thiết kế nghiên cứu ............................................................................................27
2.4.Cỡ mẫu và Phương pháp chọn mẫu ....................................................................27
2.5. Công cụ và phương pháp thu thập số liệu ..........................................................28
2.6. Xác định chỉ số, biến số nghiên cứu ..................................................................29
2.7. Phân tích và xử lý số liệu ...................................................................................30
2.8. Vấn đề về đạo đức trong nghiên cứu .................................................................30
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .................................................................32
3.1. Thực trạng cấp cứu ngoại viện tại Bệnh viện Đa khoa Trung tâm Tiền Giang .32
3.1.1. Thực trạng về cấp cứu ngoại viện ...................................................................32
3.1.2. Thực trạng về nhân lực: ................................................................................ 333

3.1.2.1. Đặc điểm nhân lực cấp cứu 115.........................................................33

3.1.2.2. Kíp trực cấp cứu 115..........................................................................33
3.1.2.3. Cơng tác đào tạo chuyên ngành cấp cứu............................................34
3.1.3. Về cơ sở vật chất trang thiết bị .......................................................................34


ii

3.1.3.1. Thuốc cấp cứu, trang thiết bị, dụng cụ cho kíp cấp cứu ngoại viện trên
xe cứu thương theo Quyết định 3385/QĐ-BYT ngày 18/9/2012....................34
3.1.3.2. Về phương tiện...................................................................................47
3.2. Kết quả hoạt động 03 tháng đầu năm 2018................................................50

3.2.1. Thông tin về nhân khẩu học bệnh nhân cấp cứu 115............................50
3.2.2. Đặc điểm nghề nghiệp của bệnh nhân......................................................51
3.2.3. Đặc điểm thời gian vào viện của bệnh nhân ...................................................51
3.2.4. Đặc điểm lý do vào viện của bệnh nhân ......................................................... 52
3.2.5. Đặc điểm quá trình bệnh lý của bệnh nhân ..................................................... 52
3.2.6. Đặc điểm tiền sử bệnh của bệnh nhân ............................................................. 53
3.2.7. Đặc điểm khám toàn thân bệnh nhân khi vào viện ......................................... 53
3.2.8. Đặc điểm chẩn đoán bệnh tật của bệnh nhân .................................................. 54
3.2.9. Đặc điểm xử trí khi vào viện của bệnh nhân................................................... 55
3.3. Phân tích một số thuận lợi, khó khăn và giải pháp khắc phục trong công tác cấp
cứu tại tỉnh Tiền Giang..............................................................................................53
3.3.1. Nhân lực ..........................................................................................................53
3.2.2. Giải pháp khắc phục ....................................... Error! Bookmark not defined.
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN ........................................................................................61
4.1. Thực trạng công tác cấp cứu ngoại viện tại Bệnh viện Đa khoa Trung tâm tỉnh
Tiền Giang: ................................................................................................................61
4.2. Thực trạng hoạt động của hệ thống cấp cứu ngoại viện Bệnh viện Đa khoa
Trung tâm Tiền Giang năm 2018 ..............................................................................61

4.3. Một số thuận lợi, khó khăn và giải pháp khắc phục trong cơng tác cấp cứu tại
tỉnh Tiền Giang .........................................................................................................67
KẾT LUẬN ...............................................................................................................72
KHUYẾN NGHỊ .......................................................................................................73
TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................74
Phụ lục 1 ....................................................................................................................77
Phụ lục 2 ....................................................................................................................81


iii

Phụ lục 3 ....................................................................................................................83
Phụ lục 4 ....................................................................................................................85
Phụ lục 5 ....................................................................................................................87
Phụ lục 6 ....................................................................................................................88
Phụ lục 7 ..................................................................................................................105


iv

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CBYT

Cán bộ y tế

CSSKBĐ

Chăm sóc sức khỏe ban đầu

ĐTNC


Đối tượng nghiên cứu

ĐTV

Điều tra viên

HSCC

Hồi sức cấp cứu

HSTC

Hồi sức tích cực

SCC

Sơ cấp cứu

TNGT

Tai nạn giao thơng

TNTT

Tai nạn thương tích

TP.HCM

Thành phố Hồ Chí Minh


TTYT

Trung tâm Y tế

TYT

Trạm Y tế

BV

Bệnh viện

TTB

Trang thiết bị

BS

Bác sĩ


v

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 3.1. Nhân lực cấp cứu ......................................................................................33

Bảng 3.2. Kíp trực cấp cứu..............................................................................33
Bảng 3.3. Cơng tác đào tạo..............................................................................34

Bảng 3.4. Trang thiết bị dùng cho cấp cứu...............................................................34
Bảng 3.5. Phương tiện vận chuyển ...........................................................................47
Bảng 3.6. Đặc điểm nhân khẩu học .........................................................................48
Bảng 3.7. Đạc điểm thời gian vào viện................................................................................39

Bảng 3.8. Đặc điểm lý do vào viện của bệnh nhân ...................................................49
Bảng 3.9. Đặc điểm quá trình bệnh lý của bệnh nhân.................................................40
Bảng 3.10. Đặc điểm khám toàn thân bệnh nhân................................................511
Bảng 3.11. Đặc điểm chẩn đoán bệnh tật của bệnh nhân....................................512


vi

TĨM TĂT NGHIÊN CỨU
Cấp cứu ngồi viện hay cịn gọi là cấp cứu 115 thực hiện nhiệm vụ sơ cứu,
cấp cứu tại chỗ và vận chuyển người bệnh, nạn nhân tại cộng đồng, hộ gia đình đến
cơ sở y tế. Thực tế cho thấy, cấp cứu ngoài viện ngày càng đóng vai trị quan trọng
trong cơng tác chăm sóc, bảo vệ sức khỏe nhân dân góp phần hạn chế hậu quả, di
chứng lâu dài, giảm tỉ lệ tử vong, chi phí cho gia đình và xã hội. Qua nghiên cứu
thực trạng hoạt động của hệ thống cấp cứu ngoại viện Trung tâm 115 tại Bệnh viện
Đa khoa Trung tâm Tiền Giang năm 2018 với 2 mục tiêu: 1. Mô tả thực trạng hoạt
động cấp cứu ngoại viện của Trung tâm 115. 2. Phân tích một số thuận lợi, khó
khăn trong hoạt động cấp cứu ngoại viện của Trung tâm 115, chúng tơi có những
kết luận như sau:
Thực trạng hoạt động của hệ thống cấp cứu ngoại viện tại Bệnh viện: Hệ
thống cấp cứu ngoại viện, nhìn chung đã khắc phục khó khăn, đáp ứng kịp thời nhu
cầu cấp cứu người bệnh. Bệnh nhân chủ yếu trên 60 tuổi, mất sức chiếm 52,7%,
tuổi trung bình 60,21 ± 22,97. Nam chiếm 53,8%, nữ chiếm 46,2%. Có 95,6% bệnh
nhân được sơ cấp cứu trước viện. Đa số vào viện cấp cứu sau tai nạn thương tích và
bệnh cấp cứu ≤ 1 giờ chiếm tỷ lệ 63,6%. Về nhân lực khoa Cấp cứu: Bác sĩ 15,4%,

điều dưỡng 84,6%. 100% nhân viên tại khoa Cấp cứu đều được đào tạo và đáp ứng
với nhu cầu cơng việc.
Một số thuận lợi, khó khăn: Có sự quan tâm của lãnh đạo bệnh viện và
được ưu tiên về nhân lực, trang thiết bị,...; Nhân viên tại khoa Cấp cứu được đào
tạo, đào tạo lại tại các bệnh viện tuyến Trung ương, có chứng chỉ về cấp cứu. Sở Y
tế cũng thường xuyên mở các lớp tập huấn về chuyên ngành cấp cứu cho nhân viên
khoa Cấp cứu của các bệnh viện trong tỉnh. Tuy nhiên, tại khoa Cấp cứu, cơ sở vật
chất đã xuống cấp, trang thiết bị và nhân lực cấp cứu còn thiếu so với nhu cầu cấp
cứu.
Qua nghiên cứu này, chúng tơi có những khuyến nghị phù hợp để Ủy ban
nhân dân tỉnh, Sở Y tế, Bệnh viện Đa khoa tỉnh và các bệnh viện huyện trong tỉnh


vii

Tiền Giang có những cơ chế, chính sách và các bước cải tiến tích cực nhằm đáp ứng
tốt nhu cầu cấp cứu ngoại viện của người dân trên địa bàn tỉnh.


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Cấp cứu ngồi viện hay cịn gọi là cấp cứu 115 thực hiện nhiệm vụ sơ cứu,
cấp cứu tại chỗ và vận chuyển người bệnh, nạn nhân tại cộng đồng, hộ gia đình đến
cơ sở y tế. Thực tế cho thấy, cấp cứu ngồi viện ngày càng đóng vai trị quan trọng
trong cơng tác chăm sóc, bảo vệ sức khỏe nhân dân, góp phần hạn chế hậu quả, di
chứng lâu dài, giảm tỉ lệ tử vong, chi phí cho gia đình và xã hội [4]. Hiện nay, ở các
nước đang phát triển như nước ta, cùng với đà phát triển kinh tế xã hội, phát triển
mạng lưới và các phương tiện giao thông làm gia tăng các chấn thương do tai nạn
giao thông, sự phát triển kinh tế và khoa học kỹ thuật đã làm tuổi thọ con người

được nâng lên, đồng thời cũng tăng thêm các bệnh tim mạch, hơ hấp, tiểu đường...
Do đó, địi hỏi dịch vụ chăm sóc sức khỏe cấp cứu y tế cao hơn [5]. Chính vì những
nhu cầu trên, hiện nay ở các nước đang phát triển đã hình thành các hệ thống cấp
cứu ngoại viện. Thời gian trong cấp cứu có vai trò quyết định đến chất lượng cấp
cứu, nếu để quá giới hạn sẽ gây ra các biến chứng phức tạp, đơi khi quyết định đến
cả tính mạng và khả năng phục hồi chức năng sau điều trị, gọi là thời gian vàng.
Chính vì vậy, cần có một tổ chức cấp cứu hoạt động hiệu quả phục vụ cho người
dân nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống [14]. Nhiều nghiên cứu ở nước ta cho thấy
công tác cấp cứu ngoại viện 115 chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố, bao gồm các yếu
tố về cơ sở vật chất trang thiết bị phục vụ cấp cứu, yếu tố về nhân lực, phương tiện
vận chuyển, thời gian, hệ thống thông tin, kinh phí...[3],[4], [12],[16]. Theo quyết
định số 01/2008/QĐ - BYT ngày 21/01/2008 về việc ban hành “Quy chế cấp cứu,
hồi sức tích cực và chống độc” Áp dụng đối với các đơn vị cấp cứu 115 và cơ sở
khám chữa bệnh Nhà nước và tư nhân, Bệnh viện hạng I, II phải thành lập khoa Cấp
cứu, khoa Hồi sức tích cực - chống độc. Ngồi ra, tại một số khoa có buồng cấp cứu
theo nhu cầu cụ thể của bệnh viện.
Bệnh viện Đa khoa Trung tâm Tiền Giang là bệnh viện hạng 1 nằm tại trung
tâm thành phố Mỹ Tho thực hiện chức năng khám chữa bệnh cho nhân dân tỉnh nhà
và các tỉnh lân cận trong khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long. Khoa Cấp cứu của
bệnh viện là khoa tiếp đón, cấp cứu và phân loại bệnh nhân (BN). Để đảm bảo công


2

tác chăm sóc sức khỏe nhân dân ngày càng tốt hơn, vào năm 2010, Bệnh viện Đa
khoa Trung tâm Tiền Giang đã thành lập Trung tâm cấp cứu 115 lồng ghép trong
khoa Cấp cứu. Từ đó đến nay, nhu cầu cấp cứu 115 ngày càng gia tăng. Năm 2016,
Bệnh viện Đa khoa Trung tâm Tiền Giang đã thực hiện cấp cứu 115 là 1.155 trường
hợp; năm 2017 là 1.368 trường hợp, tăng 15,5% so với năm 2016. Hiện tại, 6 tháng
đầu năm 2018 số ca cấp cứu 115 là 725 trường hợp. Khoa Cấp cứu của Bệnh viện

Đa khoa tỉnh ln trong tình trạng q tải, thiếu nhân lực, thiếu xe cấp cứu, tình
trạng thơng tin cấp cứu giả xảy ra trên địa bàn… làm ảnh hưởng đến hoạt động điều
trị tại khoa [5]. Từ những khó khăn hạn chế đó câu hỏi nghiên cứu được đặt ra là:
cơng tác cấp cứu ngoại viện đang được triển khai và đạt kết quả như thế nào?
Những khó khăn, thuận lợi nào tác động đến hoạt động cấp cứu ngoại viện?
Nhằm giúp cho ngành Y tế tỉnh nhà thực hiện tốt công tác chăm sóc sức khỏe
nhân dân nói chung và tỉnh nhà nói riêng ngày càng tốt hơn, chúng tơi thực hiện đề
tài: “Thực trạng cấp cứu ngoại viện của Trung tâm 115, Bệnh viện Đa khoa
Trung tâm Tiền Giang năm 2018”. Kết quả nghiên cứu được sẽ giúp cho ngành Y
tế và Lãnh đạo Bệnh viện triển khai các biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động
cấp cứu 115 tại Bệnh viện trong thời gian tới.


3

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1. Mô tả thực trạng hoạt động cấp cứu ngoại viện của Trung tâm 115, Bệnh
viện Đa khoa Trung tâm Tiền Giang năm 2018.
2. Phân tích một số thuận lợi, khó khăn trong hoạt động cấp cứu ngoại viện
của Trung tâm 115, Bệnh viện Đa khoa Trung tâm Tiền Giang năm 2018.


4

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Một số khái niệm
Cấp cứu trong y tế
Cấp cứu trong Y tế được hiểu là một hoạt động nhằm can thiệp nhanh, kịp thời
để cứu sống bệnh nhân bệnh nhân, hồi phục chức năng sống hoặc làm cho bệnh
nhân giảm bớt đau đớn quá mức. Mục đích chính của cấp cứu là làm ổn định tình

trạng bệnh, thốt khỏi tình trạng bệnh đe dọa đến tính mạng hay thương tích có
nguy cơ để lại di chứng lâu dài [11].
Khác với Y học dự phòng hay chăm sóc sức khỏe ban đầu (CSSKBĐ), chăm
sóc cấp cứu tập trung vào nhiệm vụ can thiệp tức khắc hay cấp cứu gồm hai vấn đề
chính: Đánh giá chẩn đốn nhanh và can thiệp sớm, làm thốt khỏi tình trạng bệnh
nguy kịch, tránh tử vong và di chứng.
Khác với hồi sức cấp cứu hay điều trị tích cực, mục đích của cấp cứu là duy trì
chức năng sống sau khi cấp cứu, làm lui các tình trạng bệnh nặng, cứu sống người
bệnh, hạn chế di chứng lâu dài [11].
Nhiệm vụ của khoa cấp cứu là làm ổn định các tình trạng bệnh cấp cứu đủ mọi
chuyên khoa trước khi tiến hành các cấp cứu chuyên khoa. Khoa cấp cứu không
phải chỉ là nơi tiếp nhận bệnh nhân, mà trước hết là phân loại và cấp cứu ban đầu,
làm cho tình trạng bệnh lý cấp cứu được hồn tồn ổn định [11].
Cấp cứu ban đầu
Cấp cứu ban đầu là sự hỗ trợ và can thiệp ban đầu của người cấp cứu với người
bị nạn, bị thương tích, bị bệnh cấp tính, mục đích là để cứu sống nạn nhân hoặc làm
hạn chế những nguy hiểm đe dọa người bệnh, hoặc ngăn khơng cho tình trạng xấu
đi, thúc đẩy q trình hồi phục [7].
Thời gian vàng trong cấp cứu
Phần lớn các cấp cứu có thể cải thiện tiên lượng tử vong/bệnh tật/biến chứng
nếu được tiếp cận và can thiệp sớm trong một giới hạn thời gian nhất định - “thời
gian vàng”[14].
Một số ví dụ:


5

Ngừng tuần hoàn và sốc điện: sốc điện cấp cứu phá rung thất sẽ có hiệu quả
nhất nếu được thực hiện trong vòng 05 phút đầu sau ngừng tim. Hồi sinh tim phổi
kết hợp với sốc điện sớm trong vòng 03 đến 05 phút đầu tiên sau khi ngừng tuần

hoàn có thể đạt tỷ lệ cứu sống lên đến 50% - 70%.
Hội chứng động mạch vành cấp: cửa sổ thời gian cho dùng thuốc tiêu sợi
huyết là 12 giờ đối với nhồi màu cơ tim có ST chênh lên (STEMI).
Tắc mạch não: cửa sổ thời gian cho dùng thuốc tiêu sợi huyết là 03 giờ...
1.2. Các thành tố của hoạt động cấp cứu
Hoạt động cấp cứu gồm ba thành tố:
1- Chăm sóc cấp cứu ở cộng đồng (Chăm sóc cấp cứu trước viện).
2- Chăm sóc cấp cứu trong q trình vận chuyển.
3- Chăm sóc cấp cứu ở các cơ sở Y tế tiếp nhận.
Trong ba thành tố này thì hai thành tố chăm sóc cấp cứu ở cộng đồng và chăm
sóc cấp cứu trong q trình vận chuyển là cấp cứu ngoại viện (cấp cứu 115).
1.2.1. Chăm sóc cấp cứu tại cộng đồng
Chăm sóc cấp cứu ở cộng đồng là thành tố thứ nhất của hoạt động cấp cứu,
có ý nghĩa quan trọng, vì hiệu quả cấp cứu phụ thuộc rất nhiều vào việc nhận biết
sớm những biểu hiện bệnh nặng để xử trí kịp thời và đúng đắn. Chăm sóc cấp cứu ở
cộng đồng được coi là nguồn lực cấp cứu trước bệnh viện. Hầu hết các tình trạng
bệnh cấp cứu đều bắt đầu tại nhà, tại nơi xảy ra tai nạn, tại cộng đồng, do đó bất cứ
cơng tác cấp cứu nào cũng đều quan tâm đến chăm sóc cấp cứu tại cộng đồng, cấp
cứu ban đầu, hướng dẫn cho nhân dân, tình nguyện viên, cán bộ y tế cơ sở biết cách
nhận biết, phát hiện sớm các biểu hiện bệnh nặng cần cấp cứu kịp thời, góp phần
quan trọng để cấp cứu thành công, giảm tỷ lệ tử vong [11].
Nhiều nghiên cứu cho thấy: Nếu đào tạo cho các tình nguyện viên ở cộng
đồng một số động tác can thiệp đơn giản, như làm thơng thống đường thở, cách cố
định gãy xương, cách kiểm sốt tình trạng chảy máu ngoài bằng phương tiện và
nguồn lực cấp cứu sẵn có ở cộng đồng, đã góp phần mang lại nhiều hiệu quả cấp
cứu trước bệnh viện [11].


6


Quyết định số 01/2008/QĐ - BYT ngày 21/01/2008 về việc ban hành “Quy
chế cấp cứu, hồi sức tích cực và chống độc” Áp dụng đối với các đơn vị cấp cứu
115 và cơ sở khám chữa bệnh Nhà nước và tư nhân [7] .
Quyết định số 3385/QĐ - BYT ngày 18/9/2012 ban hành danh mục vali thuốc
cấp cứu, dụng cụ cấp cứu, thuốc thiết yếu và trang thiết bị thết yếu trang bị cho 01
kíp cấp cứu ngoại viện trên xe cứu thương. Tại Việt nam cấp cứu ngoại viện hay
cịn gọi là Trung tâm cấp cứu 115 có các nhiệm vụ sau:
Quy định công tác tổ chức cấp cứu ngoài bệnh viện (Cấp cứu 115)
Tại tuyến tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thành lập Trung tâm cấp
cứu ngoại bệnh viện (sau đây gọi là Trung tâm Cấp cứu 115). Trung tâm này là đơn
vị sự nghiệp có thu, trực thuộc Sở Y tế. Đối với các địa phương chưa có điều kiện
thành lập trung tâm Cấp cứu 115, trước mắt thành lập tổ Cấp cứu 115 thuộc bệnh
viện đa khoa tỉnh.
Bệnh viện tuyến quận, huyện, thị xã, phải thành lập tổ Cấp cứu ngoại bệnh
viện (tổ cấp cứu 115).
Tại Việt nam trong những năm qua hệ thống cấp cứu từ Trung ương đến các
địa phương đã từng bước được xây dựng và phát triển, đóng góp quan trọng cho sự
nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân [8]
Cấp cứu người bệnh tại cộng đồng và vận chuyển người bệnh cấp cứu đến
bệnh viện để tiếp tục điều trị.
Thực hiện nghiêm chỉnh quy chế chuyên môn theo quy định của Bộ Y tế và
các quy định khác của pháp luật.
Tổ chức đào tạo và tham gia đào tạo, nghiên cứu khoa học và tập huấn
chuyên môn kỹ thuật về cấp cứu ngoài bệnh viện cho cán bộ y tế.
Trung tâm cấp cứu 115 tham mưu cho Bộ Y tế, Sở Y tế các tỉnh, thành phố
trực thuộc Trung ương xây dựng và phát triển hệ thống cấp cứu ngoài bệnh viện đáp
ứng nhu cầu của nhân dân.
1.2.2. Yêu cầu về cơ sở vật chất, trang thiết bị, nhân lực
Trung tâm Cấp cứu 115 phải có đầy đủ các điều kiện sau:



7

Cơ sở vật chất, trang thiết bị: Có đủ trang thiết bị, thuốc, phương tiện thông
tin liên lạc, phương tiện vận chuyển cấp cứu phục vụ công tác cấp cứu.
Nhân lực: Có đội ngũ bác sĩ, điều dưỡng được đào tạo về nghiệp vụ chun
mơn cấp cứu ngồi bệnh viện.
Sổ, sách chun mơn.
Có sổ chun mơn, hồ sơ bệnh án để ghi chép diễn biến của người bệnh
trong quá trình cấp cứu và vận chuyển.
Có tài liệu hướng dẫn chẩn đốn và xử trí cấp cứu.
Có bản đồ hành chính khu vực, bản đồ giao thông khu vực.
Tổ chức hoạt động cấp cứu 115

NGƯỜI BỆNH

GIA ĐÌNH – THÂN NHÂN

BVĐKTTTG – 115(HSCC)

CẤP CỨU TẠI CHỔ

BỆNH VIỆN CHUYÊN KHOA

KHOA HSCC

CÁC KHOA KHÁC

Hình 1: Sơ đồ cấp cứu 115



8

Bộ phận điều hành cấp cứu có nhiệm vụ:
Tiếp nhận yêu cầu cấp cứu người bệnh qua số điện thoại cấp cứu 115.
Người nhận thông tin phải ghi vào sổ đầy đủ các thông tin: Thời gian, địa
điểm yêu cầu cấp cứu, số lượng, tình trạng người bệnh, số điện thoại của người gọi
cấp cứu.
Điều động kíp cấp cứu đi làm nhiệm vụ, phối hợp chặt chẽ với tổ cấp cứu
ngoài bệnh viện của các bệnh viện khác trong khu vực khi cần thiết.
Hướng dẫn, tư vấn cho gia đình người bệnh cách sơ cứu, chăm sóc cho người
bệnh trong thời gian chờ xe cấp cứu đến [6].
Kíp cấp cứu
Mỗi kíp gồm 01 bác sĩ (hoặc 01 y sĩ), 01 - 02 điều dưỡng, 01 người điều
khiển phương tiện vận chuyển cấp cứu.
Nhiệm vụ của các cá nhân tham gia cấp cứu
Bác sĩ:
Tổ chức đưa người bệnh ra khỏi khu vực đang bị đe dọa đến tính mạng.
Tổ chức cấp cứu người bệnh tại cộng đồng.
Tiến hành đánh giá, phân loại tình trạng người bệnh, triển khai việc cấp cứu
và ổn định người bệnh.
Làm bệnh án cho người bệnh theo quy định.
Đối với người bệnh sau khi được cấp cứu, tùy theo tình trạng sẽ giải quyết:
Tình trạng bệnh nhẹ, ổn định: kê đơn, hướng dẫn điều trị và chăm sóc tại nhà.
Trường hợp người bệnh tử vong:
Người bệnh tử vong trước khi kíp cấp cứu 115 đến hoặc trong khi cấp cứu tại
cộng đồng:
Người bệnh có thân nhân: bác sĩ giải thích tình trạng cho thân nhân người
bệnh phối hợp lập biên bản tử vong. Trường hợp người bệnh đột tử hoặc nghi ngờ là
án mạng liên quan tới pháp luật thì giữ nguyên hiện trường, phối hợp với thân nhân

người bệnh mời công an đến giải quyết.


9

Người bệnh không thân nhân: Bác sĩ phối hợp với công an sở tại lập biên bản
tử vong và giao cho chính quyền địa phương giải quyết, chỉ chuyển thi hài người
bệnh đến bệnh viện khi có yêu cầu của cơ quan công an.
Người bệnh tử vong trên đường vận chuyển:
Người bệnh có thân nhân: Bác sĩ giải thích tình trạng bệnh cho thân nhân
người bệnh tiếp tục chuyển người bệnh đến bệnh viện, bác sĩ của kíp cấp cứu 115
phối hợp với bác sĩ khoa cấp cứu bệnh viện và thân nhân người bệnh lập biên bản tử
vong, hoàn thiện hồ sơ bệnh án.
Người bệnh khơng có thân nhân: tiếp tục chuyển người bệnh đến khoa cấp
cứu của bệnh viện, bác sĩ của kíp cấp cứu 115 phối hợp với bác sĩ khoa cấp cứu
bệnh viện lập biên bản tử vong, hoàn thiện hồ sơ bệnh án, gửi thi hài người bệnh
vào nhà tang lễ của bệnh viện để bảo quản và báo cho cơ quan công an đến giải
quyết theo pháp luật.
Trường hợp cấp cứu hàng loạt hoặc quá khả năng giải quyết của kíp cấp cứu
phải khẩn trương báo cáo trực lãnh đạo và yêu cầu hỗ trợ của các cơ sở y tế trong
khu vực. Trong khi chờ hỗ trợ phải tổ chức cấp cứu bằng khả năng tối đa, tập trung
vào phân loại và cấp cứu người bệnh theo mức độ ưu tiên [5].
Điều dưỡng:
Chuẩn bị đầy đủ thuốc, trang thiết bị, dụng cụ cấp cứu, sẵn sàng đi làm
nhiệm vụ khi có yêu cầu.
Khẩn trương thực hiện y lệnh của bác sĩ, thực hiện các y lệnh cấp cứu theo
đúng quy trình kỹ thuật.
Lấy mạch, huyết áp, nhiệt độ, nhịp thở, đánh giá tình trạng người bệnh và
báo cáo kịp thời cho bác sĩ.
Phối hợp với bác sĩ làm thủ thuật.

Theo dõi và chăm sóc người bệnh. khi phát hiện thấy những dấu hiệu bất
thường của người bệnh phải báo ngay cho bác sĩ để kịp thời xử trí.
Sau khi sử dụng thuốc và các vật tư tiêu hao, phải bổ sung đầy đủ theo số
lượng quy định. bảo quản thuốc và dụng cụ cấp cứu, nhận và bàn giao đầy đủ giữa
các kíp trực.


10

Thực hiện quy chế chống nhiễm khuẩn cho các trang thiết bị, phương tiện
vận chuyển cấp cứu[6].
Người điều khiển các phương tiện vận chuyển cấp cứu
Luôn sẵn sàng, đảm bảo các phương tiện vận chuyển cấp cứu xuất phát trong
thời gian nhanh nhất kể từ khi nhận được lệnh điều động đi cấp cứu.
Điều khiển phương tiện vận chuyển cấp cứu an toàn.
Phối hợp với bác sĩ, điều dưỡng cấp cứu người bệnh.
Quản lý các thiết bị y tế trên phương tiện vận chuyển cấp cứu.
Thường xuyên vệ sinh phương tiện vận chuyển cấp cứu[6].
Vận chuyển người bệnh tới bệnh viện
Kíp cấp cứu 115 có trách nhiệm:
Lựa chọn cơ sở y tế gần nhất phù hợp với tình trạng người bệnh để vận
chuyển tới và liên hệ trước với cơ sở y tế đó để chuẩn bị tiếp nhận cấp cứu.
Tiếp tục các biện pháp cấp cứu và điều trị người bệnh trong suốt quá trình
vận chuyển[6].
Bàn giao người bệnh tại bệnh viện
Việc bàn giao người bệnh được thực hiện giữa các bác sĩ bên giao và bên
nhận.
Nội dung bàn giao:
Tình trạng người bệnh trước, sau khi được cấp cứu ban đầu và hiện trạng
bệnh lúc bàn giao.

Các thuốc đã dùng (tên thuốc, hàm lượng, số lượng, cách dùng) và các biện
pháp khác để cấp cứu người bệnh.
Các cơ sở khám chữa bệnh tuyệt đối không được từ chối, đùn đẩy người bệnh
khi cấp cứu 115 chuyển đến, phải khẩn trương tiếp nhận người bệnh [6].
1.2.3. Vận chuyển cấp cứu
Vận chuyển cấp cứu là một khâu quan trọng trong công tác cấp cứu. Yêu cầu
của vận chuyển cấp cứu không chỉ địi hỏi phải khẩn trương, nhanh chóng mà điều
quan trọng là phải đảm bảo an toàn cho người bệnh, khơng được để cho tình trạng
bệnh nặng thêm, bệnh nhân phải được theo dõi, cấp cứu liên tục.


11

Có thể phân vận chuyển cấp cứu thành hai loại: Vận chuyển ban đầu là vận
chuyển bệnh nhân từ nơi xảy ra tai nạn tới cơ sở y tế gần nhất và vận chuyển tiếp
theo là vận chuyển bệnh nhân từ cơ sở y tế này đến cơ sở y tế khác. Do đó phương
thức vận chuyển rất khác nhau, phải chọn phương thức vận chuyển thích hợp, tùy
tình trạng bệnh và phương tiện sẵn có.
Bệnh nhân cấp cứu cần vận chuyển có thể phân loại thành một trong một số
nhóm sau đây:
Bệnh nhân cịn ổn định, tình trạng bệnh khơng địi hỏi phải cấp cứu ngay,
cịn trì hỗn được.
Tình trạng bệnh vừa nhưng có thể tiến triển nhanh chưa tiên lượng trước
được.
Tình trạng bệnh phải xử lý cấp cứu mà cơ sở ban đầu khơng có điều kiện hay
cần xử trí tiếp tục sau xử trí ban đầu.
Cần can thiệp gấp để cứu sống.
*Tùy tình trạng bệnh cấp cứu có thể sử dụng các phương thức vận chuyển
như:
Vận chuyển bằng phương tiện tư nhân, phương tiện sẵn có.

Sử dụng dịch vụ vận chuyển cấp cứu của hệ thống cấp cứu khu vực.
Sử dụng phương tiện vận chuyển cấp cứu có kíp hỗ trợ như bác sĩ, y tá làm
cấp cứu ở bệnh viện chuyển đến.
Sử dụng phương tiện cấp cứu chuyên nghiệp cao hơn như kíp vận chuyển
cấp cứu chấn thương... [11]
*Vận chuyển bệnh nhân[10]:
Để vận chuyển bệnh nhân từ nơi này sang nơi khác, nhân viên cứu hộ cần có
một kế hoạch rõ ràng chiến lược thu nhận và vận chuyển bệnh nhân. Thu nhận là
xác định vị trí, che chở và bảo vệ an tồn cho bệnh nhân. Trong kế hoạch nhân viên
cứu hộ cần phải biết những hạn chế của mình cũng như những nguồn có thể huy
động khác và cách tiếp cận được những nguồn đó. Sử dụng các trang thiết bị sẵn có
bất cứ khi nào có thể.


12

Vận chuyển bệnh nhân nặng ln có nguy cơ nhất định do vận chuyển cho
bệnh nhân và nhân viên vận chuyển
Mục tiêu của vận chuyển cấp cứu:
+ Cố gắng hạn chế các nguy cơ xấu do vận chuyển cho bệnh nhân
+ Tránh chấn thương, nguy hiểm cho nhân viên
* Phân loại[10]:
Di dời bệnh nhân khỏi hiện trường
Vận chuyển từ hiện trường về bệnh viện
Vận chuyển trong bệnh viện
Vận chuyển giữa các bệnh viện
* Nâng và di dời bệnh nhân cấp cứu tại hiện trường[10]:
Khó khăn nếu bệnh nhân bị kẹt tại những chỗ khó tiếp cận, nguy hiểm
Cần tránh tổn thương cho nhân viên y tế (nhân viên y tế bị thương hoặc tử
vong sẽ khơng cịn cứu được bệnh nhân!)

Trước khi chuyển đi bệnh nhân phải được:
+ Có tư thế thích hợp
+ Phủ kín, phủ ấm..
+ Đảm bảo an tồn
1.3. Quy trình cấp cứu

1.3.1. Năm bước xử trí trong quy trình cấp cứu
Cấp cứu ban đầu là sự hỗ trợ và can thiệp ban đầu của người cấp cứu với
người bị nạn, bị thương tích, bị bệnh cấp tính, mục đích là để cứu sống nạn nhân,
hoặc làm hạn chế những nguy hiểm đe dọa người bệnh, hoặc ngăn khơng cho tình
trạng xấu đi, thúc đẩy q trình hồi phục.
Các biện pháp xử trí cơ bản ban đầu với các nguyên tắc: A B C D E.
Xử trí cấp cứu ban đầu phải được thực hiện ngay sau khi phát hiện thương
tổn, nhắc lại đánh giá và xử trí cấp cứu bổ sung bất cứ lúc nào khi bệnh nhân khơng
ổn định. Các bước xử trí ban đầu gồm:
*Airway (A): Đường thở


13

Trong xử trí đường thở, trước hết cần nhận biết nếu bệnh nhân tỉnh, cịn tiếp
xúc được hay khơng? Nếu có tắc nghẽn cần thực hiện ngay lập tức các động tác sau:
Nghiêng người ghé sát miệng nạn nhân để xem cịn thở hay khơng?.
Mở miệng nạn nhân kiểm tra xem có đờm dãi, dị vật hay khơng?.
Móc lấy sạch dị vật đờm dãi. Nếu nạn nhân cịn khó thở, cần phải kiểm tra
xem có phải do tụt lưỡi để tiến hành kéo lưỡi.
Nâng cằm, đẩy hàm giữ cho đường thở được thẳng trục.
Tiến hành thổi ngạt đường miệng hoặc đường mũi nếu bệnh nhân ngừng
thở.
*Breathing (B): Hô hấp

Đánh giá rối loạn hô hấp dựa vào tần số thở, gắng sức hơ hấp, xem trên ngực
có vết thương khơng, đặc biệt các trường hợp có thể xử trí được ngay tại chỗ trong
khi chờ đợi nhân viên y tế đến, nhất là khi:
Nạn nhân có ngừng thở, tím tái. Trường hợp có ngừng thở hay đe dọa ngừng
thở phải tiến hành ngay hô hấp nhân tạo miệng - miệng hoặc miệng - mũi.
Tổn thương ngực hở, đặt ngay miếng gạc hoặc lấy quần áo sạch đặt lên vết
thương và băng kín, mục đích cầm máu và hạn chế khí tràn vào khoang ngực làm
nạn nhân khó thở. Tuyệt đối khơng lấy bỏ dị vật đang cắm trên ngực, nguy cơ sẽ
gây chảy máu ồ ạt làm nạn nhân có thể tử vong nhanh chóng.
*Circulation (C): Tuần hồn
Trong khi đánh giá và xử trí tuần hồn, ln kiểm tra tiếp tục đường thở và
hơ hấp. Đối với tuần hồn, cần kiểm sốt chảy máu.
Đánh giá tuần hồn dựa vào:
Mạch ngoại vi ở cổ tay, vùng cổ hay bẹn: mạch nhanh, nhỏ, khó bắt hoặc
khơng bắt được là biểu hiện của suy tuần hồn, tụt huyết áp.
Bệnh nhân có dấu hiệu lơ mơ, da xanh tái, nhợt nhạt, vã mồ hơi, đó là dấu
hiệu mất máu. Chỉ có thể kiểm sốt chảy máu bên ngồi, cịn chảy máu bên trong
nhất thiết phải có can thiệp phẫu thuật mới kiểm sốt được.
Các biện pháp cầm máu đơn giản như băng ép hoặc ép chặt vào chỗ đang
chảy máu bằng quần áo hoặc băng gạc sạch vô khuẩn càng tốt, giữ nguyên cho đến


14

khi nhân viên y tế đến, tuyệt đối không bỏ tay đang giữ ép ra hoặc bỏ gạc đang giữ
để thay gạc mới sẽ làm cho máu chảy mạnh hơn và khó cầm.
Nâng cao chi chảy máu so với mức tim và giữ ngun, ngồi ra khi nâng cao
chi có tác dụng làm cho máu dồn về tim, não tốt hơn.
Chỉ đặt garo nếu chi đã cắt cụt và còn đang tiếp tục chảy máu.
Trường hợp nạn nhân có ngừng tim cần tiến hành biện pháp hồi sinh tim

phổi bằng ép tim ngồi lồng ngực. Nếu có 2 người tiến hành là tốt nhất, vừa hơ hấp
vừa ép tim ngồi lồng ngực.
*Disability (D): Thần kinh
Cần đánh giá nhanh tổn thương hệ thần kinh qua cách đánh giá nhanh theo 4
mức độ như sau :
1- Nạn nhân tỉnh và giao tiếp được bình thường khơng?
2- Nạn nhân có đáp ứng với lời nói thế nào khi hỏi.
3- Nạn nhân đáp ứng với kích thích đau như thế nào? (chỉ áp dụng khi hỏi
không thấy trả lời).
4- Nếu không đáp ứng với hỏi hoặc kích thích đau, khi đó nạn nhân đã hôn
mê, tiên lượng rất xấu, nên vận chuyển sớm đến cơ sở y tế để được chăm sóc và
điều trị.
Các trường hợp tai nạn thương tích gây tử vong, thì có tới 50% nạn nhân
chết tại chỗ do tổn thương quá nặng, khoảng 30% chết trong vài giờ sau đó do các
biến chứng khơng được xử trí đúng cách và kịp thời, cịn lại 20% chết sau vài ngày
vì nhiễm khuẩn, biến chứng,… Các trường hợp tổn thương quá nặng là các tổn
thương ngay cả nhân viên y tế có các phương tiện cấp cứu cũng không thể cứu sống
được.
Trường hợp chấn thương sọ não kín, nếu nạn nhân khơng tỉnh hoặc theo các
mức độ đánh giá trên, mức độ 4 là có biểu hiện tổn thương. Ngồi ra khi bệnh nhân
đang tỉnh sau đó rơi vào hơn mê, hoặc có thay đổi mức độ như trên thường có tiếp
tục chảy máu hoặc thương tổn trong não nặng lên.
Trường hợp nạn nhân có tổn thương ở đầu hay rách da, vỡ xương, thậm chí
chảy dịch não tủy hoặc hở tổ chức não,… chỉ nên dùng gạc sạch hoặc quần áo sạch


15

băng lên trên, tuyệt đối không bôi hoặc rắc bất cứ thuốc gì lên vết thương, khơng rút
các dị vật cịn cắm tại đó ra.

*Exposure (E): Bộc lộ tồn thân
Một nguyên tắc trong khám và đánh giá sơ bộ tổn thương trong cấp cứu ban
đầu là phải cởi bỏ quần áo nạn nhân đánh giá các tổn thương để xử trí, tránh bỏ xót
tổn thương. Nếu nạn nhân nghi ngờ có tổn thương cột sống cổ hoặc thắt lưng nên
lưu ý bất động cột sống trong quá trình kiểm tra.
Khi bộc lộ cần chú ý vì có thể làm hạ thân nhiệt của nạn nhân nhất là mùa
đông nên phải làm nhanh sau đó che phủ ngay cho nạn nhân.
Cần lưu ý kiểm tra xem có chảy máu từ lỗ tiểu ngồi khơng. Phụ nữ cần lưu
ý xem có thai hay khơng. Ngồi ra xem nạn nhân có nơn ra máu, đi ngoài ra máu,…
Phải bất động nạn nhân trên ván cứng hoặc nền cứng, tránh di lệch xoay trở nạn
nhân gây biến chứng nếu có tổn thương cột sống.
1.3.2. Các biện pháp xử trí một số tình huống cấp cứu thường gặp
1.3.2.1. Đối với bệnh nhân hôn mê hoặc lơ mơ
Đánh giá ban đầu (ABCDE). Đặt bệnh nhân tư thế nghiêng an tồn. Làm
thơng thống đường thở. Nới rộng khăn, quần áo vùng cổ, ngực, thắt lưng.
Dùng chăn hoặc khăn phủ nạn nhân. Không cho bệnh nhân ăn bất cứ đồ ăn
hoặc đồ uống nào.
Gọi cấp cứu ngay.
1.3.2.2. Cấp cứu ban đầu nạn nhân gãy xương
Sau tai nạn phát hiện nạn nhân gãy xương nên gọi ngay cấp cứu. Các tình
huống sau cũng phải gọi cấp cứu ngay:
Nếu nạn nhân không đáp ứng, không thở hoặc không cử động được. Thực
hiện các biện pháp hô hấp nhân tạo ngay nếu khơng thấy nạn nhân thở hoặc khơng
có nhịp tim.
Băng bó vết thương, nẹp cố định đoạn chi:
Vết thương chảy máu nhiều.
Ấn nhẹ hoặc cử động cũng gây đau.


16


Biến dạng chi hoặc khớp.
Xương chọc ra ngoài vết thương.
Sơ cứu ngay trong khi chờ đợi đội cấp cứu tới:
Cầm máu.
Bất động vùng gãy xương bằng nẹp.
Chườm lạnh vùng gãy xương kín để giảm đau.
Xử trí tình trạng tụt huyết áp: Cho nạn nhân nằm đầu thấp hơn thân mình và
nếu có thể được nên kê chân cao.
1.3.2.3. Sơ cứu chấn thương đầu
Nếu gặp nạn nhân bị chấn thương đầu, cần biết sơ cứu ban đầu cho bệnh
nhân, cần gọi đội cấp cứu chuyên nghiệp khi nạn nhân có các dấu hiệu sau:
Chảy máu vùng đầu, mặt nhiều.
Thay đổi khả năng nhận thức.
Có quầng đen ở quanh mắt và sau tai.
Ngưng thở, hôn mê hoặc mất cân bằng không thể đứng được.
Yếu hoặc không cử động được tay hoặc chân.
Đồng tử hai bên khơng đều.
Nơn nhiều lần.
Nói khó.
Sau khi đã gọi cấp cứu, có thể sơ cứu nạn nhân bằng cách:
Đặt bệnh nhân nằm yên trong tư thế phù hợp, đầu và vai hơi kê cao. Không
di chuyển bệnh nhân khi không cần thiết, tránh cử động cổ bệnh nhân, đảm bảo trục
thẳng: đầu - cổ - thân mình.
Cầm máu bằng cách dùng băng gạc vô trùng hoặc quần áo sạch đè vào vết
thương. Chú ý không đè trực tiếp vào vết thương nếu nghi ngờ vỡ sọ, khi đó có thể
dùng băng gạc hay quần áo sạch quấn quanh vết thương thay vì đè ép trực tiếp.
Theo dõi nhịp thở và báo động ngay nếu nạn nhân ngưng thở và bắt đầu làm
hô hấp nhân tạo trong khi chờ đợi đội cấp cứu tới.



×