Tải bản đầy đủ (.pdf) (95 trang)

Thực hành dinh dưỡng và một số yếu tố liên quan của người bệnh đái tháo đường type II tại huyện châu thành tỉnh bến tre năm 2018

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.98 MB, 95 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO – BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG

HUỲNH THỊ NGỌC HIỀN

THỰC HÀNH DINH DƯỠNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ
LIÊN QUAN CỦA NGƯỜI BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG
TYPE 2 TẠI XÃ HỮU ĐỊNH, HUYỆN CHÂU THÀNH,
TỈNH BẾN TRE NĂM 2018

LUẬN VĂN THẠC SĨ Y TẾ CÔNG CỘNG
MÃ CHUYÊN NGÀNH: 60.72.03.01

Hà Nội-2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO – BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG

HUỲNH THỊ NGỌC HIỀN

THỰC HÀNH DINH DƯỠNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN
CỦA NGƯỜI BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYPE 2 TẠI XÃ HỮU ĐỊNH,
HUYỆN CHÂU THÀNH, TỈNH BẾN TRE NĂM 2018

LUẬN VĂN THẠC SĨ Y TẾ CÔNG CỘNG
MÃ CHUYÊN NGÀNH: 60.72.03.01

GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN: TS.BS NGUYỄN VĂN DƯƠNG


Hà Nội-2019


LỜI CẢM ƠN
Trong hai năm học tập và hoàn thành luận văn thạc sĩ y tế công cộng, em xin
chân thành cảm ơn sự hướng dẫn quý báu của quý thầy cơ và sự giúp đỡ của gia
đình, bạn bè, đồng nghiệp cùng người bệnh tại xã Hữu Định, huyện Châu Thành,
tỉnh Bến Tre.
Trước hết em xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc đến giáo viên
hướng dẫn chính và giáo viên hỗ trợ là những người thầy đã dành thời gian công
sức tận tâm truyền đạt những kiến thức, kinh nghiệm nghiên cứu khoa học và hướng
dẫn em trong suốt quá trình làm luận văn.
Em chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, phòng đào tạo sau đại học, các thầy
cô tại Trường Đại học Y tế công cộng Hà Nội, Trường Cao đẳng Y tế Tiền Giang,
Sở Y tế Bến Tre đã tạo điều kiện cho em tham dự khóa học cũng như đã tận tình
giảng dạy, hỗ trợ em hồn thành chương trình học tập và thực hiện đề tài nghiên
cứu.
Em xin bày tỏ lòng biết ơn đến những người thân trong gia đình, bạn bè,
đồng nghiệp đã động viên giúp đỡ em trong những năm tháng học tập và hoàn thành
luận văn này.
Sau cùng, em xin chia sẻ kết quả nghiên cứu với quý đồng nghiệp và những
người quan tâm. Hy vọng nghiên cứu này sẽ cung cấp một số thơng tin hữu ích giúp
người bệnh có thể tự quản lý, chăm sóc bệnh, kiểm soát, ổn định đường huyết qua
liệu pháp dinh dưỡng.

Bến Tre, Tháng 01 năm 2019
Người viết
Huỳnh Thị Ngọc Hiền



i

MỤC LỤC

DANH MỤC BẢNG .................................................................................................iv
DANH MỤC BIỂU ĐỒ............................................................................................. v
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ...............................................................................vi
TÓM TẮT NGHIÊN CỨU .................................................................................... vii
ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................................ 1
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ..................................................................................... 3
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ...................................................................... 4
1.1. Các khái niệm về bệnh đái tháo đường ................................................................ 4
1.2. Chẩn đoán, phân loại và điều trị Đái tháo đường type 2 ..................................... 4
1.2.1. Chẩn đoán.......................................................................................................... 4
1.2.2. Phân loại ĐTĐ .................................................................................................. 5
1.2.3. Điều trị bệnh Đái tháo đường: .......................................................................... 5
1.2.4. Điều trị bằng chế độ dinh dưỡng....................................................................... 6
1.2.5. Nguyên tắc xây dựng thực đơn cho người bệnh ĐTĐ ...................................... 7
1.3. Thực hành dinh dưỡng trong điều trị và phòng biến chứng của bệnh ĐTĐ type
2 ................................................................................................................................... 9
1.4. Các yếu tố liên quan đến thực hành dinh dưỡng trong điều trị đái tháo đường
type 2: ........................................................................................................................ 10
1.5. Thông tin địa bàn nghiên cứu: ........................................................................... 14
1.6. Khung lý thuyết .................................................................................................. 14
KHUNG LÝ THUYẾT ........................................................................................... 15
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....................... 16
2.1. Ðối tuợng nghiên cứu ......................................................................................... 16
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu...................................................................... 16
2.2.1. Thời gian nghiên cứu: ..................................................................................... 16
2.2.2. Ðịa điểm nghiên cứu: ...................................................................................... 16

2.3. Thiết kế nghiên cứu ............................................................................................ 16


2.4. Cỡ mẫu ............................................................................................................... 16
2.5. Phương pháp chọn mẫu: ..................................................................................... 17
2.6. Công cụ thu thập số liệu ..................................................................................... 17
2.7. Các biến số nghiên cứu ...................................................................................... 18
2.8. Phương pháp phân tích số liệu: .......................................................................... 18
2.9. Các tiêu chí, thang điểm đánh giá kiến thức về bệnh ĐTĐ, kiến thức về thực
hành dinh dưỡng của nguời bệnh ÐTÐ type 2 .......................................................... 18
2.10. Vấn đề đạo đức................................................................................................. 19
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .................................................................. 20
3.1. Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu (ĐTNC) .......................................... 20
3.1.1. Đặc điểm nhân khẩu học và tiền sử bệnh tật của ĐTNC ................................ 20
3.1.2. Kiến thức của ĐTNC về bệnh và kiến thức dinh dưỡng điều trị .................... 22
3.1.3. Đặc điểm về dịch vụ y tế mà đối tượng nghiên cứu đã sử dụng .................... 23
3.1.4. Đặc điểm về gia đình và xã hội của ĐTNC .................................................... 25
3.2. Thực trạng thực hành về chế độ dinh dưỡng của người bệnh ĐTĐ .................. 26
3.2.1. Thực hành của ĐTNC với lựa chọn một số loại thực phẩm nên dùng và hạn
chế: ............................................................................................................................ 26
3.2.2. Thực hành đúng về số lượng một vài thực phẩm, số lượng bữa ăn và phương
pháp chế biến thực phẩm của ĐTNC ....................................................................... 29
3.3. Một số yếu tố liên quan đến tuân thủ thực hành dinh dưỡng của ĐTNC .......... 32
Chương 4: BÀN LUẬN ........................................................................................... 39
4.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu ....................................................... 39
4.2.1 Thực hành nguyên tắc lựa chọn các loại thực phẩm nên dùng, hạn chế, cần
tránh của người bệnh ................................................................................................. 42
4.3. Các mối liên quan đến thực hành dinh dưỡng của người bệnh ĐTĐ type 2 ..... 46
4.3.1. Mối liên quan giữa tuân thủ chế độ dinh dưỡng và các yếu tố cá nhân .......... 47
4.3.2. Mối liên quan tuân thủ chế độ dinh dưỡng với yếu tố gia đình và xã hội ...... 49

4.3.3. Mối liên quan tuân thủ chế độ dinh dưỡng và dịch y tế .................................. 50
4.4. Một số hạn chế trong nghiên cứu: ...................................................................... 50
Chương 5: KẾT LUẬN........................................................................................... 52


5.1. Thực trạng thực hành chế độ dinh dưỡng của người bệnh ĐTĐ ....................... 52
5.2. Một số yếu tố liên quan đến thực hành dinh dưỡng ........................................... 52
KHUYẾN NGHỊ ..................................................................................................... 53
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 54
Phụ Lục 1. Các biến số của nghiên cứu................................................................. 59
Phụ lục 2. Phiếu phỏng vấn .................................................................................... 63
Phụ lục 3. Phiếu đồng ý tham gia phỏng vấn…… ……………………………..71
Phụ lục 4. Thang điểm đánh giá kiến thức, thực hành của người bệnh ĐTĐT
type 2.......................................................................................................................723


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1. 1 Năng lượng khuyến cáo có người bệnh ĐTĐ theo loại lao động ...............8
Bảng 3. 1 Đặc điểm nhân khẩu học .......................................................................... 20
Bảng 3. 2 ...................................................................................................................22
Bảng 3. 3 Đặc điểm kiến thức phương pháp điều trị bệnh và kiến thức về dinh
dưỡng điều trị của ĐTNC ..........................................................................................22
Bảng 3. 4 Các yếu tố về cung cấp dịch vụ ...............................................................24
Bảng 3. 5 Thơng tin gia đình hỗ trợ của ĐTNC........................................................25
Bảng 3. 6 Thông tin về các hỗ trợ mà ĐTNC nhận được .........................................25
Bảng 3. 7 Đặc điểm lựa chọn và sử dụng thực phẩm giàu glucid.............................26
Bảng 3. 8 Đặc điểm sử dụng một số thực phẩm giàu protid và lipit của người bệnh
...................................................................................................................................27
Bảng 3. 9 Đặc điểm sử dụng một số thực phẩm giàu chất xơ...................................28
Bảng 3. 10 Đặc điểm các loại đồ uống hạn chế của người bệnh ..............................28

Bảng 3. 11 Đặc điểm chế biến thực phẩm của ĐTNC ..............................................30
Bảng 3. 12 Đặc điểm thực hành số bữa ăn và mức độ ăn của ĐTNC.......................30
Bảng 3. 13 Đặc điểm về thực hành số lượng một số loại thực phẩm .......................31
Bảng 3. 14 Tỷ lệ thực hành đạt về chế độ dinh dưỡng trong điều trị của ĐTNC ...32
Bảng 3. 15 Mối liên quan giữa thực hành dinh dưỡng với yếu tố nhân khẩu học ....33
Bảng 3. 16 Mối liên quan giữa thực hành dinh dưỡng với tiền sử bệnh:..................34
Bảng 3. 17 Mối liên hệ giữa kiến thức với thực hành dinh dưỡng ...........................35
Bảng 3. 18 Mối liên quan giữa thực hành dinh dưỡng với yếu tố dịch vụ y tế ........36
Bảng 3. 19 Mối liên quan giữa thực hành dinh dưỡng với yếu tố môi trường và xã
hội ..............................................................................................................................37
Bảng 3. 20 Mối liên quan giữa thực hành dinh dưỡng với yếu tố gia đình ..............37


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3. 1 Tỷ lệ ĐTNC có kiến thức chung ..........................................................23
Biểu đồ 3. 2 Tỷ lệ thực hành đúng các lựa chọn thực phẩm .....................................29
Biểu đồ 3. 3 Tỷ lệ thực hành đạt về số lượng một số thực phẩm .............................32


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
ADA

American Diabetes Assiciation
Hội đái tháo đường Hoa Kỳ

BMI

Body Mass Index (chỉ số cơ thể) kg/m2

CBYT


Cán bộ y tế

CDĐ

Chế độ dinh dưỡng

CĐĐT

Chế độ điều trị

ĐTĐ

Đái tháo đường

ĐTNC

Đối tượng nghiên cứu

ĐTV

Điều tra viên

GI

Glucose Index (chỉ số đường huyết)

HĐTL

Hoạt động thể lực


HbA1c

GlycohemoglobinA1c

IDF

International Diabetes Federation
(Liên đoàn đái tháo đường Quốc tế)

NCV

Nghiên cứu viên

NVYT

Nhân viên Y tế

PTTH

Phổ thông trung học

WHO

World Health Organization (Tổ chức y tế thế giới)


vii

TÓM TẮT NGHIÊN CỨU

Đái tháo đường (ĐTĐ) là bệnh rối loạn chuyển hóa đang có tốc độ phát triển
rất nhanh. Việt Nam là nước nằm trong trong khu vực có tỷ lệ ĐTĐ tăng nhanh nhất
thế giới (8-20%). Bình quân mỗi ngày có đến 80 người chết liên quan đến bệnh
ĐTĐ. Hiện nay, điều trị bệnh chủ yếu vào kiểm sốt đường huyết và ngăn ngừa
biến chứng. Vì thế, việc thực hành tốt các nguyên tắc về dinh dưỡng điều trị sẽ giúp
người bệnh kiểm soát và ổn định đường huyết tối ưu nhằm ngăn ngừa hay làm chậm
xuất hiện các biến chứng. Nghiên cứu được tiến hành nhằm mục đích mơ tả thực
trạng thực hành dinh dưỡng của người bệnh đái tháo đường type 2, xác định một số
yếu tố liên quan đến thực hành dinh dưỡng của người bệnh ĐTĐ. Thời gian nghiên
cứu từ tháng 4 năm 2017 đến tháng 8 năm 2017.
Kết quả nghiên cứu cho thấy, tỷ lệ người bệnh thực hành đúng nguyên tắc
lựa chọn thực phẩm nên dùng, hạn chế, cần tránh và thực hành dinh dưỡng chung
đều là 58,3%.
Các yếu tố liên quan đến thực hành dinh dưỡng của người bệnh ĐTĐ type 2
gồm: Người bệnh có trình độ học vấn ≥ THPT; người bệnh có thu nhập cao; người
bệnh có kiến thức về dinh dưỡng điều trị và kiến thức chung có khả năng có thực
hành đúng chế độ dinh dưỡng hơn những người bệnh có trình độ học vấn < THPT,
người bệnh thu nhập thấp, người bệnh khơng có kiến thức lần lượt là: 4,4 lần, 2,9
lần 7,6 lần, 11,3 lần. Những người bệnh có thời gian điều trị > 5, người bệnh có
kèm theo biến chứng có khả năng tuân thủ chế độ dinh dưỡng hơn người bệnh có
thời gian điều trị ≤ 5 năm và khơng có biến chứng kèm theo lần lượt: 2,2 lần và 2,1
lần. Nhóm người bênh được người thân nhắc nhở điều trị và được CBYT nhắc nhở
điều trị và hướng dẫn ăn uống điều trị có khả năng có thực hành chế độ dinh dưỡng
cao gấp 2,8 lần; 3,4 lần; 2,9 lần. Những người bệnh có tìm hiểu thêm về bệnh từ các
kênh truyền thơng có khả năng có thực hành đúng chế độ dinh dưỡng gấp 4,2 lần so
với người bệnh khơng tìm hiểu các thông tin về bệnh trên các thông tin truyền
thông.


viii


Từ kết quả nghiên cứu, chúng tôi đưa ra một số khuyến nghị sau: CBYT khi
hướng dẫn người bệnh về nguyên tắc điều trị bằng dinh dưỡng cần quan tâm đến
trình độ học vấn, tình trạng bệnh, điều kiện sống của từng cá nhân mà có những
hướng dẫn phù hợp. Đồng thời CBYT cần hướng dẫn thêm cho những người thân
trong gia đình người bệnh giúp họ có kiến thức trong chăm sóc, hỗ trợ người bệnh
trong q trình điều trị.


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Đái tháo đường (ĐTĐ) type 2 là bệnh rối loạn chuyển hóa đang có tốc độ
phát triển nhanh. Số bệnh nhân mắc bệnh ĐTĐ dự báo vào năm 2045 có khoảng
629 triệu người với chi phí y tế toàn cầu cho ĐTĐ lên tới 776 tỷ USD. Tại Việt
Nam dự báo vào năm 2045, số người bệnh ĐTĐ có đến 6,3 triệu người, chi phí y tế
ước tính 1085,3 USD và là nguyên nhân thứ 3 gây tử vong, điều trị bệnh ĐTĐ type
2 chủ yếu là điều trị ngoại trú, chủ yếu người bệnh phải tự quản lý bệnh

trong

những người bị bệnh ĐTĐ có đến 63.9% bệnh nhân khơng kiểm sốt tốt bệnh. Nếu
giảm 1% HbA1c trung bình sẽ giảm được 21% tỷ lệ tử vong liên quan đến bệnh
ĐTĐ, giảm 14% nhồi máu cơ tim, giảm 37% biến chứng mạch máu [9]. Đã có
nghiên cứu cho thấy kiểm sốt chế độ ăn kiêng có thể cải thiện kiểm sốt đường
huyết và có thể làm giảm hemoglobin glycosylate (HbA1c) từ 1,0 đến 2,0% [26].
Nghiên cứu chỉ ra rằng ăn ít carbohydrate có thể giúp cải thiện đường huyết và có
khả năng giảm thuốc hạ đường huyết cho những người mắc bệnh tiểu đường type 2
[24].
Bến Tre là một tỉnh có 09 huyện và 01 thành phố. Huyện Châu Thành là 01

huyện đầu ngỏ, kinh tế chủ yếu là nông nghiệp. Nhưng các bệnh nội tiết tại huyện
ngày càng gia tăng trong tồn huyện có đến 2.230 người bệnh ĐTĐ type 2, xã có tỷ
lệ người bệnh ĐTĐ nhiều nhất là xã Hữu Định hiện có 210 người ĐTĐ type 2,
chiếm 30,6% ca mắc trong toàn huyện [21]. Bệnh ĐTĐ type 2 là bệnh điều trị ngoại
trú, người bệnh phải tự chăm sóc và quản lý đường huyết tại nhà thông qua việc
tuân thủ chế độ dùng thuốc, dinh dưỡng điều trị… Để việc quản lý tốt đường huyết
tại nhà thì chế độ dinh dưỡng cho người bệnh là hết sức quan trọng, để tìm hiểu
người bệnh ĐTĐ type 2 tại xã hiện nay đang thực hiện chế độ dinh dưỡng điều trị
bệnh như thế nào? Yếu tố nào có liên quan đến việc thực hành chế độ dinh dưỡng
điều trị này? Từ đó chúng tơi tiến hành nghiên cứu “Thực hành dinh dưỡng và một
số yếu tố liên quan của người bệnh đái tháo đường type 2 tại xã Hữu Định, huyện
Châu Thành, Bến Tre năm 2018”.


2

Kết quả nghiên cứu sẽ là cơ sở khuyến cáo cho người bệnh có thể tự chăm
sóc, quản lý bệnh tại nhà tốt hơn từ việc khắc phục hạn chế mang lại hiệu quả cao
trong điều trị từ, nâng cao chất lượng cuộc sống. Đồng thời, làm cơ sở quản lý bệnh
tại địa phương và có thể nhân rộng cho các xã khác.


3

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1. Mô tả thực hành dinh dưỡng của người bệnh đái tháo đường type 2 tại xã
Hữu Định, huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre, năm 2018.
2. Xác định một số yếu tố liên quan đến thực hành dinh dưỡng của người bệnh
đái tháo đường type 2 tại xã Hữu Định, huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre năm 2018.



4

Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Các khái niệm về bệnh đái tháo đường
Theo WHO: ĐTĐ là một hội chứng có đặc tính biểu hiện bằng sự tăng glucose
máu do hậu quả của việc mất hoàn toàn insulin hoặc do liên quan đến sự suy yếu
trong bài tiết, hoạt động của insulin [41].
Theo Hội Đái tháo đường Hoa Kỳ (ADA) (2008): ĐTĐ là một nhóm bệnh lý
chuyển hóa đặc trưng bởi tăng glucose máu do khiếm khuyết insulin, khiếm khuyết
hoạt động insulin hoặc cả hai. Tăng glucose máu mạn tính trong ĐTĐ sẽ gây tổn
thương, rối loạn chức năng hay suy nhiều cơ quan, đặc biệt là mắt, thận, thần kinh,
tim và mạch máu [29].
Theo Bộ Y tế Việt Nam năm 2017: Bệnh đái tháo đường là bệnh rối loạn
chuyển hóa khơng đồng nhất, có đặc điểm tăng glucose huyết do khiếm khuyết về
tiết insulin, về tác động của insulin, hoặc cả hai [6].
1.2. Chẩn đoán, phân loại và điều trị Đái tháo đường type 2
1.2.1. Chẩn đoán
Tiêu chuẩn chẩn đoán ĐTĐ (theo Hiệp Hội ĐTĐ Mỹ -ADA) dựa vào 1 trong
4 tiêu chuẩn sau đây:
Glucose huyết tương lúc đói (fasting plasma glucose: FPG) ≥ 126mg/dL (hay
7 mmol/L). Bệnh nhân phải nhịn ăn (khơng uống nước ngọt, có thể uống nước lọc,
nước đun sơi để nguội) ít nhất 8 giờ (thường phải nhịn đói qua đêm từ 8-14 giờ),
hoặc:
Glucose huyết tương ở thời điểm sau 2 giờ làm nghiệm pháp dung nạp
glucose đường uống 75g (oral glucose tolerance test: OGTT) ≥ 200mg/dL (hay 11,1
mmmol/L).
Nghiệm pháp dung nạp glucose đường uống phải được thực hiện theo hướng
dẫn của Tổ chức Y tế thế giới: Bệnh nhân nhịn đói từ nữa đêm trước khi làm
nghiệm pháp, dùng một lượng glucose tương đương với 75g glucose, hòa tan trong

250-300 ml nước, uống trong 5 phút, trong 3 ngày trước đó bệnh nhân ăn khẩu phần
có khoảng 150-200 gam carbohydrat mỗi ngày.


5

HbA1c ≥ 6,5% (48 mmol/mol). Xét nghiệm này phải được thực hiện ở phịng
thí nghiệm được chuẩn hóa theo tiêu chuẩn quốc tế.
Ở bệnh nhân có triệu chứng kinh điển của tăng glucose huyết (bao gồm tiểu
nhiều, uống nhiều, ăn nhiều, sụt cân không rõ nguyên nhân), xét nghiệm chẩn đoán
cần được thực hiện lặp lại lần 2 các bước trên, trừ bước xét nghiệm HbA1c. Thời
gian thực hiện xét nghiệm lần 2 sau lần thứ nhất có thể từ 1 đến 7 ngày.
Trong điều kiện thực tế tại Việt Nam, nên dùng phương pháp đơn giản và
hiệu quả để chẩn đoán ĐTĐ là định lượng glucose huyết tương lúc đói 2 lần
≥126mg/dL(hay 7 mmol/L). Nếu HbA1c được đo tại phịng xét nghiệm được chuẩn
hóa, có thể đo HbA1c 2 lần để chẩn đoán ĐTĐ [6].
1.2.2. Phân loại ĐTĐ
ĐTĐ type 1: Do phá hủy tế bào beta tụy, dẫn đến thiếu insulin tuyệt đối).
ĐTĐ phụ thuộc insulin tuyệt đối. Thường xảy ra ở người trẻ, liên quan đến yếu tố di
truyền, chiếm 5-10% các trường hợp ĐTĐ
ĐTĐ type 2: ĐTĐ type 2 trước kia gọi là ĐTĐ của người lớn tuổi hay ĐTĐ
không phụ thuộc insulin, chiếm 90-95% các trường hợp ĐTĐ. Thể bệnh này không
phụ thuộc insulin đặc trưng bởi insulin, giảm tiết insulin, tăng sản xuất glucose từ
gan và bất thường chuyển hóa mỡ. Ở giai đoạn đầu, những bệnh nhân ĐTĐ type 2
không cần insulin cho điều trị nhưng sang nhiều năm mắc bệnh, nhìn chung insulin
máu giảm dần và bệnh nhân dần dần lệ thuộc vào insulin để cân bằng đường máu
ĐTĐ thai kỳ (là ĐTĐ được chẩn đoán trong 3 tháng giữa hoặc 3 tháng cuối
của thai kỳ và khơng có bằng chứng về ĐTĐ type 1, type 2 trước đó).
Thể bệnh chuyên biệt của ĐTĐ do các nguyên nhân khác, như ĐTĐ sơ sinh
hặc ĐTĐ do sử dụng thuốc và hóa chất như sử dung glucocorticoid, điều trị

HIV/AIDS hoặc sau ghép mô [6].
1.2.3. Điều trị bệnh Đái tháo đường:
Các nguyên tắc điều trị ĐTĐ type 2 bao gồm: Kiểm soát lượng gluose máu
đến mức gần giới hạn bình thường, ngăn ngừa biến chứng, góp phần cải thiện cuộc
sống.


6

Để kết quả điều trị đạt được các mục đích này cần phải thực hành tuân thủ 4
phương pháp điều trị như: Thực hành tốt về dinh dưỡng bằng chế độ ăn hợp lý.
Tăng cường hoạt động thể chất. Điều trị bằng thuốc khi cần thiết theo chỉ dẫn của
bác sĩ. Người bệnh tự theo dõi đường huyết và đi khám định kỳ.
Mục đích của điều trị này là điều chỉnh đường huyết, duy trì cân nặng trong
giới hạn bình thường BMI tốt nhất là 21 - 23 tạo cho người bệnh cuộc sống lạc quan
[6].
1.2.4. Điều trị bằng chế độ dinh dưỡng
Một chế độ dinh dưỡng điều trị phải đáp ứng được các yêu cầu: Đủ năng
lượng cho hoạt động bình thường và đáp ứng những hoạt động khác như hoạt động
thể lực (HĐTL) hoặc những thay đổi điều kiện sống, dinh dưỡng cần được áp dụng
mềm dẻo theo thói quen ăn uống của bệnh nhân, các thức ăn có sẵn tại từng vùng,
miền; Cân đối tỷ lệ giữa các thành phần đạm, mỡ, đường; đủ vi chất. Với những
tiến bộ trong y học ngày nay, người bệnh ĐTĐ không nhất thiết phải kiêng khem
quá mức. Tốt nhất nên có sự tư vấn của bác sĩ chuyên khoa dinh dưỡng. Chế độ ăn
phải được thiết lập cho từng bệnh nhân tùy tình trạng bệnh: biến chứng hoặc các
bệnh lý đi kèm, loại hình hoạt động [6] [10]. Các nguyên tắc chung về dinh dưỡng
được khuyến cáo:
Bệnh nhân béo phì, thừa cân càn giảm cân, ít nhất 3-7% so với cân nặng nền.
Thực phẩm cung cấp glucid: Nên dùng các carbohydrat hấp thu chậm, thực
phẩm tự nhiên còn giử dinh dưỡng và nhiều chất xơ, không chà xát kỹ như: gạo lứt,

ngũ cốc, bánh mì đen, nui cịn chứa nhiều chất xơ; Nên hạn chế các thực phẩm có
chỉ số đường huyết (GI) cao, hấp thu nhanh chỉ dùng trong các trường hợp đặc biệt
như khi hạ đường huyết máu; đường, mật, mứt, trái cây khô, kẹo, nước đường,…
Thực phẩm giàu đạm và chất béo: Nên chọn đạm có nguồn gốc thực vật để
cung cấp acide béo không no cần thiết như: đậu tương và các chế phẩm từ đậu
tương (sữa đậu nành)… và đạm có nguồn gốc động vật nhưng ít chất béo và/hoặc
nhiều acid béo chưa no như thịt nạc (thịt gia cầm nên bỏ da), cá (nên ăn cá ít nhất 3
lần trong tuần)…Hạn chế dùng thực phẩm có nhiều cholesterol như phủ tạng động
vật, gạch tơm, cua. Đạm khoảng 1-1,5 gam/kg cân nặng/ngày ở người không suy


7

chức năng thận. Người ăn chay trường có thể bổ sung nguồn đạm từ các loại đậu
(đậu phụ, đậu đen, đậu đỏ).
Nên chú trọng dùng các loại mỡ có chứa acid béo không no một nối đôi hoặc
nhiều nối đôi như dầu ô liu, dầu mè, dầu lạc, mỡ cá. Cần tránh các loại mỡ trung
chuyển (mỡ trasn), phát sinh khi ăn thức ăn rán, chiên ngập dầu mỡ.
Thực phẩm giàu chất xơ nên chọn: hầu hết các loại rau (mỗi ngày nên ăn từ
300-400gram). Nên chọn thực phẩm giàu Vitamin khống chất và chất chống oxi
hóa như các loại hoa quả có Glusose thấp: xồi sống, dâu, bịn bon, mận, bưởi,
cam…(mỗi ngày nên ăn từ 200-300 gram); hạn chế tránh trái cây (quả) có GI trung
bình - cao: Sầu riêng, măng cụt, mít, saboche, xồi chín, thơm (khóm, dứa).
Giảm muối trong bữa ăn, còn khoảng 2300mg Natri mỗi ngày.
Các yếu tố vi lượng: Nên chú ý bổ sung các yếu tố vi lượng nếu thiếu, thí dụ
sắt ở người ăn chay trường. Uống rượu đều độ: Một lon bia (330ml/ngày, rượu vang
đỏ 150-200ml/ngày, rượu mạnh không quá ≥ 50ml). Ngưng hút thuốc.
Các chất tạo vị ngọt: Như đường bắp, aspartame, saccharin có nhiều bằng
chứng trái ngược. Do đó, nếu sử dụng cũng hạn chế đến mức tối thiểu [6].
Chọn suất ăn nhỏ, hoặc trung bình đối với mỗi loại thức ăn, ăn đúng giờ

không bỏ bữa, ăn cùng một lượng thức ăn mỗi ngày; ăn cùng một lượng chất bột
đường mỗi ngày. Phân bố bữa ăn trong ngày chia theo giờ: Người bệnh ĐTĐ khả
năng điều hòa đường huyết kém do số lượng và chất lượng insulin suy giảm so với
người bình thường. Để tránh ăn các bữa lớn, người bệnh ĐTĐ có thể chia các bữa
ăn trong ngày thành nhiều bữa gồm: 3 bữa chính và từ 1 đến 3 bữa phụ. Khi người
bệnh ăn 5-6 bữa/ ngày thì tỷ lệ năng lượng khuyến cáo cho mỗi bữa ăn có thể thực
hiện như sau nên chia nhỏ các bữa trong ngày: bữa sáng 10%; bữa phụ sáng: 10%;
bữa trưa 30%; bữa phụ chiều 10%; bữa tối 30%; bữa phụ tối 10%. Đối với bệnh
nhân điều trị bằng isullin tác dụng chậm, dễ bị hạ đường huyết trong đêm, nên ăn
các bữa ăn phụ trước khi đi ngủ [3].
1.2.5. Nguyên tắc xây dựng thực đơn cho người bệnh ĐTĐ
Mỗi loại thực phẩm chứa một số chất dinh dưỡng khác nhau và khơng có loại
thực phẩm nào chứa đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho nhu cầu con người.


8

Do đó, khơng thể ăn một loại thực phẩm duy nhất được mà cần phải ăn phối hợp
nhiều loại thực phẩm khác nhau. Bữa ăn cần đủ các nhóm thực phẩm 4 nhóm chính:
Nhóm 1: Ngũ cốc, khoai củ và chất bột đường: 50-65%, lượng tinh bột cần
đều đặn và ổn định, các thực phẩm ăn kiêng chỉ dùng khi cần. Cách chế biến món
ăn: khơng xay nhuyễn, hầm nhừ; không nấu riêng hay ăn quá cầu kỳ nên ăn các
món luộc. Các thực phẩm nên hạn chế như khoai tây, miến dong, bánh mì (chỉ ăn
tối đa 1 lần/1 loại/ ngày).
Nhóm 3: Nhóm dầu, mỡ, các loại hạt: 20-25%, béo no <10%, đạm động vật
chứa nhiều chất baeo no, xấu. Béo khơng no 1 nối đơi >10%.
Nhóm 4: Nhóm rau, quả: Chất xơ: 20g/1000kcal
Muối ăn 1 muỗng cafê/ngày. Vitamin - khống chất: khơng cần bổ sung nếu
chế độ ăn cân đối. Nước uống: giảm ở người thừa cân béo phì.
Khẩu phần theo BMI: Năng lượng = (chiều cao)2 x 22 x năng lượng theo

công việc.
Bảng 1. 1 Năng lượng khuyến cáo có người bệnh ĐTĐ theo loại lao động
Loại lao động

Loại công việc

Nhu cầu (calo/kg cân
nặng lý tưởng)

Lao động nhẹ

Việc bàn giấy, nữ nội trợ

25-30 kcal/kg/ngày

Lao động trung bình

Đi đứng < 2g/ngày, nhân
viên bán hàng, nội trợ có 30-35 Kcal/kg/ngày
chăm con nhỏ

Lao động nặng

Lao động nặng 1-2g/ngày:
công nhân, nông dân, ngư
dân

35-40Kcal/ngày

Đối tượng đặc biệt muốn giảm cân: 20Kcal/kg/ngày hoặc giảm từ 500100Kcal/kg/ngày.

Phụ nữ mang thai, cho con bú thêm 300-500Kcal/ngày [5].


9

1.3. Thực hành dinh dưỡng trong điều trị và phòng biến chứng của bệnh ĐTĐ
type 2
Thực hành chế độ ăn uống phù hợp, cân bằng dinh dưỡng là một phần cơ bản
không thể tách rời của điều trị ĐTĐ type 2. Mục tiêu chung của chế độ ăn đưa mức
đường huyết càng gần mức bình thường càng tốt, bảo vệ tim mạch, kiểm soát đường
huyết và huyết áp chống lại các chất béo có hại cho tim mạch, giử cân nặng hợp lý,
ngăn ngừa làm chậm xuất hiện biến chứng của bệnh [9]. Thực hành chế độ ăn uống
là đề cặp đến sự lựa chọn của người bệnh trong việc tiêu thụ thực phẩm theo khuyến
cáo dinh dưỡng cho bệnh ĐTĐ, chú trọng vào lượng thức ăn có chất béo thấp, hàm
lượng chất xơ cao, hạn chế chất bột đường và muối [29] [5].
Người bệnh chọn và dùng thường xuyên (≥ 3lần/tuần) các loại thực phẩm
thuộc nhóm nên dùng bảng màu xanh: Gạo lứt, gạo (số lượng ít); lịng trắng trứng;
thịt nạc trắng, thịt chim nạc (không ăn thịt ngan, ngỗng); nên dùng các loại cá (cá
béo bỏ da), sữa chua tách béo. Người bệnh nên chọn (< 3 lần/tuần) các loại thực
phẩm hạn chế (bảng màu vàng): Bánh mì trắng (ngọt), các loại bánh ngọt và bánh
nhân hoa quả; bơ thực vật, dầu thực vật khoai tây, rau quả đóng hộp; cá nhiều mỡ,
thịt dê, thịt cừu, các loại quả ngọt; các loại nước khống có đường, cà phê, các loại
nước quả đậm đặc, coca cola. Thức ăn cần tránh (bảng màu đỏ): các loại bánh có
đường; các loại bánh ngọt, kẹo sơcơla, mứt, các loại nước quả có đường; các loại
quả ngọt dạng sấy khô, ngâm đường, nho khơ, lạc thịt nhiều mỡ, thịt ngan, ngỗng
thịt hun khói; xúc xích; nội tạng; lịng đỏ trứng, bơ, mỡ đơng lạnh, đồ uống ngọt;
rượu/bia [18].
Đã có nhiều bằng chứng khoa học chứng minh hiệu quả kiểm soát biến
chứng của việc kiểm soát đường huyết. Theo nghiên cứu lâm sàng cứ giảm 1%
HbA1c trong vòng 2-3 tháng sẽ giúp giảm biến chứng dài hạn như: giảm 14% nhồi

máu cơ tim, 37% biến chứng mạch máu nhỏ, giảm 21% tử vong liên quan đến [9].
Việc kiểm soát HbA1c là mục tiêu giảm thiểu nguy cơ phát triển các biến chứng vi
mạch máu và cũng có thể bảo vệ được tim mạch, đặc biệt ở những người bệnh được
chẩn đoán sớm, ăn uống carbohydrate có ảnh hưởng trực tiếp đến nồng độ glucose
sau ăn ở người bệnh ĐTĐ và dinh dưỡng đa lượng cũng là mối lo cho việc quản lý


10

đường huyết. Ngoài ra, sự lựa chọn các thực phẩm cân bằng về năng lượng của
người bệnh có ảnh hưởng trực tiếp đến trọng lượng cơ thể, huyết áp, lipit. Thơng
qua các nỗ lực chung, các chun gia chăm sóc sức khỏe có thể giúp người bệnh đạt
được các mục tiêu về sức khỏe bằng các tư vấn hướng dẫn chế độ dinh dưỡng phù
hợp cho từng cá nhân và hỗ trợ cho người bệnh thay đổi chế độ dinh dưỡng cho phù
hợp [28], [38], [31].
Một số nghiên cứu can thiệp chỉ ra rằng chế độ ăn ít carbohydrate và chế độ
ăn giàu chất béo không no (chất béo không bão hịa) giúp cải thiện sự nhạy của
insulin, trong đó can thiệp đầu tiên về chế độ ăn kiêng giảm glucose để kiểm soát
chứng rối loạn lipit máu ở bệnh nhân ĐTĐ [40]. Một chế độ ăn uống theo khuyến
cáo dinh dưỡng và thay đổi lối sống được xem là điều trị rối loạn lipit máu ban đầu
[35].
Một số nghiên cứu khác cho thấy khẩu phẩn ăn uống giàu dầu ô liu ở khu
vực Địa Trung Hải có tác dụng có lợi trong việc giảm tiến triển của bệnh võng mạc
của người bệnh ĐTĐ type 2. Thói quen ăn uống là những yếu tố thiết yếu của nguy
cơ tim mạch và trao đổi chất [32]. Quan sát chế độ ăn vì sức khỏe trong những tập
kỹ qua của Đại Trung Hải: Chế độ trái cây và rau quả phong phú và tác dụng của
dầu ơ liu đã cho thấy có mối liên quan đến sự chuyển hóa của glucose cải thiện và
giảm nguy cơ ĐTĐ, béo phì và bệnh tim mạch [30]. Nghiên cứu của Ahmed H.
Abdelhafiz và Ala J. Sinclair (năm 2015) hướng dẫn các chế độ ăn phù hợp cho
người bệnh ĐTĐ type 2, đặc biệt là người cao tuổi, khẩu phần ăn ngoài việc giảm

hàm lượng carbohydrate còn chú trọng tăng hàm lượng protein để bù đắp việc thối
hóa các cơ do sinh lý độ tuổi [25].
1.4. Các yếu tố liên quan đến thực hành dinh dưỡng trong điều trị đái tháo
đường type 2:
Can thiệp dinh dưỡng là một phần không thể tách rời của bệnh ĐTĐ type 2.
Quản lý chế độ ăn uống đòi hỏi thay đổi một loạt các hành vi ăn uống về lập kế
hoạch bữa ăn, lựa chọn thực phẩm, chuẩn bị thực phẩm, ăn bữa phụ, kiểm sốt
đường huyết. Sự hình thành một thói quen mới trong ăn uống điều trị khơng phải
người bệnh nào cũng thực hiện được. Người bệnh thường gặp một số yếu tố liên


11

quan nhất định đến tuân thủ chế độ ăn điều trị như yếu tố mơi trường gia đình, yếu
cá nhân, yếu tố về dịch vụ y tế sau đây là một vài nghiên cứu trước đã chỉ ra một số
yếu tố liên quan đến thực hành dinh dưỡng trong điều trị bệnh ĐTĐ.
Yếu tố cá nhân: tuổi, giới, nghề nghiệp, trình độ học vấn, tình trạng hơn
nhân, kinh tế/thu nhập, nơi sinh sống, thời gian mắc bệnh, bệnh mãn tính đi kèm/
biến ĐTĐ, lo ngại chi phí cho thực phẩm, kiến thức về chế độ ăn uống điều trị.
Trong nghiên cứu của Savoca và Miller tiến hành vào năm 2001, mơ hình lựa chọn
thực phẩm và cách ăn uống của người bệnh ĐTĐ type 2, ông cho rằng việc lựa chọn
thực phẩm và hành vi thực hành chế độ ăn uống của bệnh nhân liên quan đến kiến
thức sâu về dinh dưỡng điều trị và lượng nhu cầu calorid (r = 0,27, p<0,05) [36].
Tại nghiên cứu của Abdullah Alhariri, Faiz Đau & Sultan Ayesh Mohammed Saghir
(năm 2016) tại thành phố Hodeidah Yementrên đã đưa ra kết quả là tỷ lệ tuân thủ
chế độ ăn kiêng cho người ĐTĐ là 21,0%. Nhân viên và bà nội trợ tuân thủ gấp 3
lần người thất nghiệp. Bệnh nhân có thời gian mắc bệnh ĐTĐ trong 5 năm tuân thủ
chế độ ăn uống cao gấp 2 lần người mắc bệnh > 5 năm [27]. Một nghiên cứu của
Janaki Parajuli, Farzana Saleh, Narbada Thapa, và Liaquat Ali (năm 2014) về các
yếu tố liên quan đến sự không tuân thủ chế độ ăn uống và hoạt động thể chất của

bệnh nhân đái tháo đường type 2 tại Nepalese, cho thấy sự tuân thủ các khuyến cáo
thực hành dinh dưỡng của người bệnh có liên quan đến giới tính, độ tuổi và thu
nhập cụ thể là nam tuân thủ chế độ ăn theo khuyến cáo giới tốt hơn 3,55 lần so với
nữ giới, người lớn tuổi tuân thủ chế độ ăn kiêng giảm và những người có thu nhập
cao tuân thủ chế độ ăn kiêng gấp 2,65 lần so với người có thu nhập thấp [33].
Theo nghiên cứu của Amelmal Worku, Solomon Mekonnen Abebe and
Molla Mesele Wassie (năm 2014), tại Yekatit 12 Medical college, Addis Ababa,
Ethiopia, kết quả cho thấy như sau: Những người trẻ tuổi có tỷ lệ tuân thủ tốt chế độ
ăn kiêng cao gấp 1,68 lần so với người lớn tuổi, những người khó khăn trong lựa
chọn thực phẩm tuân thủ chế độ ăn kiêng kém 9,26 lần so với những người khơng
gặp khó khăn trong việc lựa chọn thực phẩm, người bệnh nghỉ về giá cả thực phẩm
lành cao sẽ tuân thủ chế độ ăn kiêng kém 2,35 lần so với người không có suy nghỉ
về giá cả thực phẩm [39].


12

Các nghiên cứu trong nước cũng chỉ ra các yếu tố cá nhân có mối liên quan
đến tỷ lệ tuân thủ ăn uống điều trị của người bệnh, theo nghiên cứu của Trịnh
Quang Chung (năm 2016) về thực trạng các yếu tố liên quan đến tuân thủ điều trị ở
bệnh nhân ĐTĐ type 2 đang theo dõi ngoại trú tại bệnh viện đa khoa Đồng Tháp.
Những bệnh nhân có kiến thức về bệnh đạt có khả năng tuân thủ chế độ dinh dưỡng
tốt hơn 14 lần bệnh nhân có kiến thức về bệnh không đạt. Những người mắc bệnh
dưới 5 năm tuân thủ chế độ dinh dưỡng tốt hơn 2,2 lần so với bệnh nhân có thời
gian mắc bệnh trên 5 năm, những người có thời gian điều trị > 5 năm sẽ tuân thủ
chế độ ăn gấp 2,16 lần so với những người có thời gian điều trị ≤ 5 năm [8].
Trong nghiên cứu của Vũ Thị Tuyết Mai, Jane Dimmitt Champion, Trần
Thiện Trung (năm 2014) về kiến thức và thái độ thực hành về chế độ ăn của người
bệnh đái tháo đường type 2 điều trị nội trú hoặc ngoại trú tại bệnh viện đa khoa
Kiên Giang cho thấy người bệnh có kiến thức đạt về chế độ ăn thì có khả năng thực

hành đúng về chế độ ăn cao gấp 2,28 lần (KTC 95%: 1,61 -3 ,32) so với bệnh nhân
có kiến thức chưa đạt [16].
Nghiên cứu của Bùi Thị Hương (năm 2017) về tuân thủ chế độ dinh dưỡng
và một số yếu tố liên quan đến tuân thủ của bệnh nhân ĐTĐ type 2 ngoại trú tại
khoa nội tiết bệnh viện nhân dân 115 Thành phố Hồ Chí Minh. Kết quả nghiên cứu
cho thấy các yếu tố tuổi, giới, nghề nghiệp, tình trạng biến chứng có liên quan đến
tuân thủ chế độ ăn uống khuyến cáo cho người bệnh. Tỷ lệ nam không tuân thủ các
thực phẩm nên dùng và không nên dùng cao gấp 1,96 lần so với nhóm nữ giới, tỷ lệ
người bệnh khơng mắc các biến chứng kèm theo không tuân thủ chế độ sử dụng
thực phẩm cao hơn 1,72 lần so với nhóm người bệnh có mắc ít nhất 1 biến chứng
kèm theo [14].
Yếu tố dịch vụ y tế: Các bác sỹ điều trị, nhân viên y tế tư vấn hướng dẫn
người bệnh điều trị bằng dinh dưỡng và kết hợp với điều trị dùng thuốc để đạt được
kết quả điều trị được hiệu quả nhất, việc tư vấn này cần thực hiện thường xuyên
nhằm giúp cho người bệnh nắm rõ các chế độ ăn uống thích hợp cho từng cá nhân
người bệnh, đồng thời tư vấn giúp người bệnh lập ra kế hoạch ăn uống hợp lý, ln
khích lệ động viên để người bệnh tái khám và theo dõi sức khỏe định kỳ.


13

Nghiên cứu của Lê Thị Hương Giang (năm 2013) về thực trạng và một số
yếu tố liên quan đến tuân thủ điều trị ĐTĐ type 2 của người bệnh ngoại trú tại bệnh
viện 198 cho kết quả như sau: Người bệnh ĐTĐ type 2 không được hướng dẫn tư
vấn của nhân viên y tế thường xuyên sẽ tuân thủ chế độ ăn kiêng kém 4,5 lần so với
người được hướng dẫn tư vấn thường xuyên của nhân viên y tế [12].
Nghiên cứu của Janaki Parajuli, Farzana Saleh, Narbada Thapa và Liaquat
Ali (năm 2014) về các yếu tố liên quan đến sự không tuân thủ chế độ ăn uống và
hoạt động thể chất của bệnh nhân đái tháo đường type 2 tại Nepalese. Những người
ở gần bệnh viện tuân thủ chế độ ăn kiêng cao hơn những người ở xa bệnh viện,

những người được bác sỹ tư vấn hướng dẫn tuân thủ chế độ ăn tốt hơn 5,02 lần so
với những người không được tư vấn [33].
Theo nghiên cứu của Amelmal Worku, Solomon Mekonnen Abebe and
Molla Mesele Wassie (năm 2014) tại Yekatit 12 Medical college, Addis Ababa,
Ethiopia bệnh ĐTĐ, kết quả cho thấy: Những người bệnh ĐTĐ không được nhân
viên y tế hướng dẫn tư vấn ăn kiêng sẽ tuân thủ chế độ ăn kiêng kém 4,47 lần so với
người được nhân viên y tế hướng dẫn hoặc tư vấn [39].
Yếu tố gia đình: Sự động viên, nhắc nhở, chăm sóc của gia đình, là động lực
quan trọng tác động đến việc thực hành dinh dưỡng của người bệnh. Theo nghiên
cứu của Najla Shamsi, MD1, Zainab Shehab, MD1 Zahra AlNahash, MD1, Shawq
AlMuhanadi, MD1 Faisal Al-Nasir, FRCGP, FFPH (năm 2013) về các yếu tố liên
quan đến thực hành ăn kiêng của người bệnh ĐTĐ type 2 ở Bahrain, những người
lập gia đình có tỷ lệ tuân thủ chế độ ăn kiêng dành cho người bệnh cao đạt 90%
(KTC 95%= 19,31- 20,35) và những người được gia đình hỗ trợ sẽ tuân thủ chế độ
ăn kiêng cao đạt 56,5% trong khi đó những người ít được hỗ trợ đạt là 40,8%,
những người khơng được hỗ trợ chỉ thực hành đạt 2,8% [37].
Nghiên cứu của Janaki Parajuli, Farzana Saleh, Narbada Thapa và Liaquat
Ali (năm 2014) về các yếu tố liên quan đến sự không tuân thủ chế độ ăn uống và
hoạt động thể chất của bệnh nhân đái tháo đường type 2 tại Nepalese. Cho kết quả,
những người bệnh có gia đình hạt nhân có khả năng tuân thủ chế độ dinh dưỡng cao
hơn 4,32 lần so với những người bệnh thuộc gia đình nhiều thế hệ [33].


14

Yếu tố môi trường/xã hội: Các kênh truyền thông cũng góp phần trong việc
nâng cao nhận thức và khả năng quản lý bệnh nghiên cứu của JM Pelikan F
Rothlin K Ganahl S Peer về Quan sát sự tác động của các kênh truyền thơng khác
nhau của chương trình giáo dục tự quản bệnh tiểu đường: Jurgen Pelikan Nghiên
cứu này là một trong những nghiên cứu để so sánh hiệu quả của bốn kênh khác

nhau của chương trình tự quản lý bệnh tiểu đường ở các quốc gia khác nhau với
cùng một cơng cụ. Nó cung cấp các kết quả mới về cách các kênh truyền thông về
giáo dục tiểu đường là yếu tố góp phần quan trọng vào hiệu quả tự quản lý bệnh và
khả năng hiểu biết về bệnh [34].
1.5. Thông tin địa bàn nghiên cứu:
Xã Hữu Định là xã thuộc huyện Châu thành tỉnh Bến Tre có diện tích
13,6 km², dân số 8497 người, mật độ dân số đạt 650 người/km². Tồn xã có 5 ấp với
gần 2.500 hộ. Hiện nay, xã cũng là một trong những địa phương có diện tích trồng
rau màu nhiều nhất của huyện Châu Thành với 185 ha và trung bình luân canh sản
xuất 3 - 4 vụ/năm. Đa số người dân là kinh tế nông nghiệp.
1.6. Khung lý thuyết
Khung lý thuyết này được xây dựng dựa trên rà soát y văn về các yếu tố liên
quan đến thực hành dinh dưỡng của người bệnh ĐTĐ type 2. Các yếu tố liên quan
đến thực hành dinh dưỡng của người bệnh ĐTĐ type 2 được chia làm 4 nhóm yếu
tố chính: u tố cá nhân, yếu tố dịch vụ y tế, yếu tố gia đình, yếu tố mơi trường và
xã hội [8], [13], [16], [22], [27], [39], [37], [33].


×