Tải bản đầy đủ (.pdf) (121 trang)

Kiến thức, thực hành phòng chống bệnh dại của hộ gia đình nuôi chó mèo và một số yếu tố liên quan tại thị xã ba đồn, quảng bình năm 2019

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.11 MB, 121 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO VÀ TẠO Y TẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG

TRẦN THỊ THU THANH

KIẾN THỨC, THỰC HÀNH PHÕNG CHỐNG BỆNH DẠI CỦA
HỘ GIA ĐÌNH NI CHĨ/MÈO VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN
QUAN TẠI THỊ XÃ BA ĐỒN, TỈNH QUẢNG BÌNH NĂM 2019

LUẬN VĂN THẠC SĨ Y TẾ CÔNG CỘNG
MÃ SỐ CHUYÊN NGÀNH: 8720701

HÀ NỘI, 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO VÀ TẠO Y TẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG

TRẦN THỊ THU THANH

KIẾN THỨC, THỰC HÀNH PHÕNG CHỐNG BỆNH DẠI CỦA
HỘ GIA ĐÌNH NI CHĨ/MÈO VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN
QUAN TẠI THỊ XÃ BA ĐỒN, TỈNH QUẢNG BÌNH NĂM 2019

LUẬN VĂN THẠC SĨ Y TẾ CÔNG CỘNG
MÃ SỐ CHUYÊN NGÀNH: 8720701

HƢỚNG DẪN KHOA HỌC
TS LÊ THỊ KIM ÁNH
TS TRƢƠNG QUANG ĐẠT


HÀ NỘI, 2019


i

LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành luận văn này tơi xin chân thành bày tỏ lời cảm ơn tới:
Ban giám hiệu, phịng đào tạo sau đại học, các thầy, cơ giáo trƣờng Đại học y tế
công cộng đã trang bị kiến thức và tạo điều kiện cho tôi trong thời gian học tập tại
trƣờng.
Đặc biệt tôi xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Lê Thị
Kim Ánh là ngƣời cô đã hƣớng dẫn, chỉ bảo và truyền lại cho tôi những kiến thức
và kinh nghiệm quý báu trong suốt thời gian thực hiện luận văn.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban giám đốc và cán bộ nhân viên Trung tâm y
tế thị xã Ba Đồn nơi tôi đang công tác đã ủng hộ và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho
tơi trong suốt q trình học tập.
Tơi xin chân thành cảm ơn các hộ gia đình có ni chó/ mèo của các
Phƣờng Quảng Thọ; xã Quảng Tiên và xã Quảng Minh là đối tƣợng nghiên cứu đã
cung cấp những thơng tin để tơi có thể thực hiện luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn bạn bè, đồng nghiệp, các bạn học viên lớp
Ths. Ytcc K 21 đã chia sẽ và đóng góp nhiều ý kiến quý báu để tơi hồn thành tốt
luận văn này.
Tơi xin cảm ơn gia đình đã ln ở bên và hỗ trợ tơi trong suốt q trình
tơi học tập.
Một lần nữa tơi xin trân trọng cảm ơn./.
Hà Nội, tháng 02 năm 2020
Học viên
Trần Thị Thu Thanh



ii

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ....................................................................... iv
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU ...............................................................................v
TÓM TẮT NGHIÊN CỨU ....................................................................................... vi
ĐẶT VẤN ĐỀ.......................................................................................................... vii
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU........................................................................................2
CHƢƠNG I .................................................................................................................3
TỔNG QUAN TÀI LIỆU ...........................................................................................3
1.1. Khái niệm và thuật ngữ liên quan đến bệnh dại ...................................................3
1.2. Thực trạng bệnh dại trên thế giới và ở Việt Nam ................................................5
1.3. Các biện pháp phòng chống bệnh dại ..................................................................8
1.4 . Thực trạng phòng ngừa bệnh dại và các yếu tố liên quan đến bệnh dại ...........12
1.5. Giới thiệu về địa bàn nghiên cứu .......................................................................16
1.6. Khung lý thuyết ..................................................................................................17
Chƣơng 2 ...................................................................................................................18
ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..............................................18
2.1. Đối tƣợng nghiên cứu.......................................................................................18
2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ......................................................................18
2.3. Thiết kế nghiên cứu ............................................................................................18
2.4. Cỡ mẫu: Áp dụng cơng thức tính cỡ mẫu cho ƣớc lƣợng tỷ lệ ..........................18
2.5. Phƣơng pháp chọn mẫu ......................................................................................19
2.6. Phƣơng pháp thu thập số liệu ............................................................................20
2.7. Các biến số nghiên cứu ......................................................................................22
2.8. Các khái niệm, tiêu chuẩn đánh giá ..................................................................22
2.9. Phƣơng pháp phân tích số liệu ...........................................................................23
2.10. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu ....................................................................24
Chƣơng 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .....................................................................24

3.1. Thực trạng kiến thức và thực hành phòng chống dại .........................................24


iii

3.2. Một số yếu tố liên quan thực hành phòng chống bệnh dại của các đối tƣợng
nghiên cứu .................................................................................................................43
Chƣơng 4. BÀN LUẬN ............................................................................................49
4.1. Thực trạng phòng chống bệnh dại của hộ gia đình có ni chó/ mèo tại thị xã
Ba Đồn, tỉnh Quảng Bình ..........................................................................................49
4.2. Một số yếu tố liên quan đến thực hành phòng chống dại của các đối tƣợng
nghiên cứu .................................................................................................................58
4.3. Hạn chế của nghiên cứu .....................................................................................60
KẾT LUẬN ...............................................................................................................61
KHUYẾN NGHỊ .......................................................................................................62
TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................63
PHỤ LỤC ..................................................................................................................67
Phụ lục 1: Phiếu điều tra về kiến thức, thực hành phòng chống bệnh dại ................67
Phụ lục 2: Bộ câu hỏi ................................................................................................68
Phụ lục 3: Bảng biến số .............................................................................................86
Phụ lục 4: Bảng kiểm đánh giá kiến thức phòng chống bệnh dại ở ngƣời và phòng
bệnh dại ở ngƣời. .......................................................................................................96
Phụ lục 5 : Bảng kiểm đánh giá kiến thức phòng chống bệnh dại ở chó/mèo và
phịng bệnh dại ở chó/ mèo .......................................................................................97
Phụ lục 6: Bảng kiểm đánh giá thực hành phòng chống bệnh dại ở ngƣời sau khi bị
chó/ mèo cắn .............................................................................................................98
Phụ lục 7: Bảng kiểm đánh giá thực hành phòng chống bệnh dại ở chó/mèo: .........99


iv


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BYT

: Bộ Y tế

CBYT

: Cán bộ y tế

CBTY

: Cán bộ thú y

ĐT

: Đối tƣợng

ĐV

: Động vật

ĐTNC

: Đối tƣợng nghiên cứu

HGĐ

: Hộ gia đình


KSBT

: Kiểm sốt bệnh tật

NTGNC

: Ngƣời trợ giúp nghiên cứu

PCBD

: Phòng chống bệnh dại

THPT

: Trung học phổ thông

TTYT

: Trung tâm Y tế

TTY

: Trạm Thú y

TYT

: Trạm Y tế

TP


: Thành phố

UBND

: Ủy ban nhân dân

VX

: Vắc xin

WHO

: Tổ chức Y tế thế giới


v

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 3.1. Thông tin chung về đối tƣợng nghiên cứu (n= 329) ................................24
Bảng 3.2. Tỷ lệ nghe và biết đối tƣợng mắc bệnh dại ở ngƣời (n=329) ..................25
Bảng 3.3. Tỷ lệ biết nguồn lây truyền bệnh dại ở ngƣời ...........................................26
Bảng 3.4. Tỷ lệ biết bệnh dại khơng chữa đƣợc và biết cách phịng bệnh dại..........28
Bảng 3.5. Kiến thức của đối tƣợng nghiên cứu về cách xử lý vết thƣơng ở ngƣời khi
bị chó/mèo cắn (n=320) ............................................................................................28
Bảng 3.6. Thực hành xử lý vết thƣơng của ĐTNC sau khi bị cắn bởi chó/mèo
(n=36) ........................................................................................................................30
Bảng 3.7. Thực hành phịng chống bệnh dại của đối tƣợng nghiên cứu sau khi bị cắn
...................................................................................................................................31
Bảng 3.8. Kiến thức về nguyên nhân bệnh dại ở chó/ mèo của đối tƣợng nghiên cứu

...................................................................................................................................33
Bảng 3.9. Kiến thức về phịng bệnh dại ở chó/mèo của đối tƣợng nghiên cứu
(n=325) ......................................................................................................................35
Bảng 3.10. Kiến thức quản lý chó/mèo để phòng chống bệnh dại ...........................36
Bảng 3.11. Thực hành tiêm vắc xin phịng chống bệnh dại cho chó/mèo của đối
tƣợng nghiên cứu.......................................................................................................38
Bảng 3.12. Thực hành phịng chống bệnh dại ở chó/ mèo bằng cách quản lý
chó/mèo (n=329) .......................................................................................................39
Bảng 3.13. Nguồn thơng tin đối tƣợng nghiên cứu đƣợc tiếp cận (n=329) ..............41
Bảng 3.14. Thông tin nhận đƣợc từ cán bộ y tế, cán bộ thú y ..................................42
Bảng 3.15. Mối liên quan giữa các yếu tố nhân khẩu xã hội học với thực hành
phịng dại ở chó/ mèo của đối tƣợng nghiên cứu (n=329) ........................................43
Bảng 3.16. Mơ hình đa biến giữa các yếu tố với thực hành PCBD ở chó/ mèo .......44
Bảng 3.17. Mối liên quan giữa các yếu tố nhân khẩu xã hội học với thực hành
phòng dại ở ngƣời của các hộ gia đình trong nghiên cứu (n=36) .............................46


vi

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 3.1. Tỷ lệ biết sự nguy hiểm của bệnh dại ở ngƣời (n=329) ......................26
Biểu đồ 3.2. Tỷ lệ biết các biểu hiện bệnh dại ở ngƣời (n=329) ..............................28
Biểu đồ 3.3. Tỷ lệ có kiến thức đúng về phòng chống bệnh dại ở ngƣời (n=329) ...29
Biểu đồ 3.4. Đánh giá thực hành phòng chống bệnh dại ở ngƣời (n=36) .................32
Biểu đồ 3.5. Kiến thức về dấu hiệu mắc dại ở chó/ mèo của đối tƣợng nghiên cứu
(n=325) ......................................................................................................................34
Biểu đồ 3.6. Kiến thức của đối tƣợng nghiên cứu về phịng chống dại ở chó/ mèo
(n=329) ......................................................................................................................37
Biểu đồ 3.7. Đánh giá thực hành phịng dại cho chó/ mèo (n=329) .........................40

Biểu đồ 3.8. Phân bổ thực hành về phòng bệnh dại ở chó/ mèo theo kiến thức phịng
chống bệnh dại ở chó/mèo ........................................................................................45
Biểu đồ 3.9. Phân bổ thực hành về phòng chống bệnh dại ở ngƣời theo kiến thức
phòng chống bệnh dại ở ngƣời ..................................................................................48


vii

TĨM TẮT NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu kiến thức, thực hành phịng chống bệnh dại và một số yếu tố liên
quan của hộ gia đình có ni chó/mèo tại Thị xã Ba Đồn, tỉnh Quảng Bình năm
2019 đƣợc tiến hành từ tháng 02/2019 đến tháng 10/2019 tại Thị xã Ba Đồn, Quảng
Bình với 02 mục tiêu: (1) Mô tả kiến thức, thực hành phịng chống bệnh dại của hộ
gia đình có ni chó/mèo và (2) Xác định một số yếu tố liên quan đến kiến thức,
thực hành phòng chống bệnh dại của hộ gia đình có ni chó/mèo tại thị xã Ba Đồn,
tỉnh Quảng Bình năm 2019.
Thiết kế nghiên cứu cắt ngang phân tích, cỡ mẫu đƣợc xác định theo cơng thức
ƣớc lƣợng 1 tỷ lệ. Tỷ lệ ƣớc lƣợng là tỷ lệ hộ gia đình có tiêm vắc xin phịng dại
cho chó/mèo. Với p=0,45, sai số tối đa đƣợc chấp nhận là 5% và mức ý nghĩa 5%,
cỡ mẫu cần thiết tính đƣợc là 314 hộ gia đình. Thực tế nghiên cứu đã thu thập thơng
tin từ 329 hộ gia đình và thông tin đƣợc thu thập bằng phỏng vấn theo bộ câu hỏi
cấu trúc đƣợc xây dựng dựa trên các quy định, hƣớng dẫn phịng chống bệnh dại ở
vật ni và ngƣời của Bộ Y tế và Tổ chức y tế thế giới.
Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ hộ gia đình có kiến thức đạt về phịng
chống bệnh dại ở ngƣời là 71%; Tỷ lệ hộ gia đình có kiến thức đạt về phịng chống
bệnh dại ở chó/ mèo là 49%; Thực hành đạt về phòng chống bệnh dại ở ngƣời là:
16,7%; Tỷ lệ hộ gia đình có thực hành đạt về phịng chống bệnh dại ở chó/ mèo là:
68%. Nghiên cứu cũng cho thấy một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thực hành
phòng chống bệnh dại của hộ gia đình có ni chó/mèo nhƣ: ĐTNC là nữ giới có
thực hành đạt cao gấp 2,77 lần so với ĐTNC là nam giới; ĐTNC ở nhóm tuổi 41-65

có thực hành thấp hơn 0,52 lần so với nhóm tuổi từ 18-40; ĐTNC là dân tộc kinh có
thực hành cao gấp 0,33 lần so với ĐTNC là dân tộc khác; ĐTNC làm nghề tự do và
làm ruộng có thực hành thấp hơn 0,19 lần và 0,41 lần so với ĐTNC là cơng nhân
viên HGĐ của ĐTNC có điều kiện kinh tế nghèo, cận nghèo thì có thực hành thấp
hơn 0,07 lần so với HGĐ có điều kiện kinh tế không thuộc hộ nghèo/cận nghèo.
Khuyến nghị cần chú trọng tuyên truyền để ngƣời dân biết và thực hành đúng trong
việc xử trí vết thƣơng sau khi bị chó/ mèo cào, cắn đồng thời đến cơ sở y tế để tiêm


viii

vắc xin phòng dại và điều trị dự phòng bằng huyết thanh kháng dại ở nhóm đối
tƣợng nam giới, là ngƣời dân tộc, làm nghề tự do và làm ruộng, hộ gia đình có điều
kiện kinh tế nghèo, cận nghèo.


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Bệnh dại là bệnh viêm não tủy cấp tính do vi rút, lây truyền từ động vật sang
ngƣời chủ yếu qua vết cắn của động vật mắc bệnh. Bệnh thƣờng lƣu hành ở các nƣớc
thuộc khu vực châu Á và châu Phi [11].
Tại Việt Nam, bệnh dại lƣu hành ở nhiều địa phƣơng, chủ yếu là ở các tỉnh miền
núi với nguồn truyền bệnh chính là chó. Bệnh thƣờng tăng cao vào m a nắng nóng từ
tháng 5 đến tháng 8 hàng năm. Các biểu hiện lâm sàng của bệnh dại trên ngƣời là sợ
nƣớc, sợ gió, co giật, liệt và dẫn đến tử vong. Khi đã lên cơn dại, tỷ lệ tử vong gần nhƣ
100% (đối với cả ngƣời và động vật). Tuy vậy, bệnh dại trên ngƣời có thể phịng và
điều trị dự phịng bằng vắc xin và huyết thanh kháng dại. Tiêm vắc xin dại cho cả ngƣời
và động vật là biện pháp hiệu quả để phịng, chống bệnh dại [11].
Năm 2018, cả nƣớc có 103 ca tử vong do bệnh dại, thì miền Bắc ghi nhận 58 ca,

7 tháng đầu năm 2019 cả nƣớc ghi nhân 46 ca tử vong thì miền Bắc ghi nhận tới 30 ca.
Tính từ năm 2013-2019, cả nƣớc đã ghi nhận 563 ca tử vong do bệnh dại [7].
Ba Đồn là thị xã của tỉnh Quảng Bình. Theo báo cáo về bệnh truyền nhiễm của
Trung tâm y tế thị xã Ba Đồn, đến tháng 11/2018 có 1.446 ngƣời bị chó tấn cơng và một
ca tử vong do dại nhƣng chỉ có 426 ca tiêm vắc xin dại cho ngƣời ngay sau khi bị tai nạn
[2]. Bên cạnh đó, theo số liệu báo cáo đến tháng 11/2018 của cơ quan thú y thị xã Ba Đồn
liệt kê ra 26.745 hộ gia đình ni chó, nhƣng chỉ có 45% (12118 hộ) thực hiện tiêm vắc
xin dại cho chó/mèo ni trong nhà [1]. Các con số này cho thấy hạn chế về ý thức phòng
ngừa dại cũng nhƣ việc áp dụng các biện pháp phòng ngừa của ngƣời dân tại thị xã Ba
Đồn. Nghiên cứu“ Kiến thức, thực hành phòng chống bệnh dại và một số yếu tố liên
quan của hộ gia đình có ni chó/mèo tại thị xã Ba Đồn, tỉnh Quảng Bình năm 2019”
đƣợc tiến hành nhằm thu thập các dữ liệu làm cơ sở cho nguồn thông tin và đề xuất xây
dựng, lập kế hoạch phòng chống dại tại địa phƣơng.


2

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1. Mô tả kiến thức, thực hành phịng chống bệnh dại của hộ gia đình có ni
chó/mèo tại thị xã Ba Đồn, tỉnh Quảng Bình năm 2019.
2. Xác định một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thực hành phịng chống bệnh
dại của hộ gia đình có ni chó/mèo tại thị xã Ba Đồn, tỉnh Quảng Bình năm 2019.


3

Chƣơng I: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Khái niệm và thuật ngữ liên quan đến bệnh dại
1.1.1. Khái niệm
Bệnh dại là bệnh viêm não tủy cấp tính do vi rút, lây truyền từ động vật sang ngƣời

chủ yếu qua vết cắn của động vật mắc bệnh. Bệnh thƣờng lƣu hành ở các nƣớc thuộc
khu vực châu Á và châu Phi. Tại Việt Nam, bệnh dại lƣu hành ở nhiều địa phƣơng, chủ
yếu là ở các tỉnh miền núi với nguồn truyền bệnh chính là chó. Bệnh thƣờng tăng cao
vào m a nắng nóng từ tháng 5 đến tháng 8 hàng năm. Các biểu hiện lâm sàng của bệnh
dại trên ngƣời là sợ nƣớc, sợ gió, co giật, liệt và dẫn đến tử vong. Khi đã lên cơn dại, tỷ
lệ tử vong gần nhƣ 100% (đối với cả ngƣời và động vật) [11].
1.1.2. Tác nhân gây bệnh
Vi rút dại thuộc họ Rhabdoviridae, giống Lyssavirus, có vật liệu di truyền là ARN,
vỏ ngồi là lipid. Vi rút dại có sức đề kháng yếu, dễ bị bất hoạt bởi nhiệt độ; dễ bị phá
hủy bởi các chất hòa tan lipid (xà phòng, ether, chloroform, acetone); rất nhạy cảm với
tia cực tím và bị bất hoạt nhanh chóng trong dung dịch cồn, cồn i ốt [11].
Chẩn đoán bệnh dại trên ngƣời chủ yếu dựa vào các triệu chứng lâm sàng đặc
trƣng của bệnh và tiền sử phơi nhiễm với vi rút dại. Chẩn đoán xác định bệnh dại bằng
các kỹ thuật xét nghiệm: phát hiện kháng nguyên (FAT), phân lập vi rút, kỹ thuật sinh
học phân tử (RT - PCR), phát hiện kháng thể (ELISA, RFFIT, FAVN). Tuy nhiên, trên
thực tế do tính nguy hiểm của bệnh dại, nên khi bị động vật nghi dại cắn, ngƣời bệnh phải
đƣợc giám sát và điều trị dự phịng khẩn cấp mà khơng chờ chẩn đốn xác định bệnh dại
ở động vật bằng xét nghiệm [11].
1.1.3. Đặc điểm
1.1.3.1. Đặc điểm bệnh dại động vật
Bệnh dại lây cho súc vật qua đƣờng tiếp xúc nhƣ các vết cắn, xây xát, cào. Sau khi
động vật bị nhiễm vi rút quá trình ủ bệnh có thể lên tới từ 20-30 ngày. Trong số các lồi
vật ni, chó mèo, trâu bị, lợn, ngựa… thƣờng là những lồi bị dại. trong đó chó/ mèo
là lồi gây nhiều nguy hiểm hơn vì thƣờng hay cào, cắn ngƣời [15].


4

Các triệu chứng biểu hiện ở chó/mèo bị bệnh dại đƣợc phân loại làm hai thể là thể
điên cuồng và thể câm.

- Thể dại điên cuồng: Biểu hiện rất rõ nét nhƣ vồn vã hơn với chủ, dễ bị kích động,
chó/mèo tăng động, sủa, phản ứng nhạy cảm, với tiếng động, kích động khi chủ gọi.
Con vật thƣờng tự cắn, cào hoặc tự liếm đến khi chảy máu, rụng lông do bị ngứa nơi vết
thƣơng. Các biểu hiện khác thƣờng gặp nhƣ chán ăn, lên cơn sốt, mở to mắt, giãn đồng
tử, khát nƣớc nhƣng không uống nƣớc đƣợc [4], [15].
- Thể dại câm: các ca mắc dại thể này thƣờng khơng có nhiều triệu chứng, gần
nhƣ khác hẳn với thể dại điên cuồng. Một số biểu hiện có thể có nhƣ buồn rầu, mồm
ln mở và thè lƣỡi, trễ hàm, chảy nƣớc dãi và bại một phần cơ thể nhƣ hai chi sau. Con
vật chỉ gầm gừ mà không sủa hay cắn.
1.1.3.2. Đặc điểm về bệnh dại ở người
Theo ICD-10, bệnh dại ở ngƣời đƣợc ký hiệu là A82. Bệnh này có q trình ủ bệnh
thƣờng khoảng từ 2-8 tuần, thậm chí có thể dài trên 2 năm. Tình trạng vết thƣơng hay
khoảng cách từ não đến vết thƣơng ảnh hƣởng rất nhiều đến thời gian gian ủ bệnh. Vết
cắn ở các v ng ít dây thần kinh thì có q trình ủ bệnh dài; vết cắn ở các bộ phận tập
trung nhiều dây thần kinh thì có thời gian ủ bệnh ngắn hơn.
Trong giai đoạn khởi phát, ngƣời bệnh rất dễ dàng ở vào tình trạng kích thích, hồi
hộp, mất ngủ, căng thẳng. Một số ngƣời bệnh có thể gặp các triệu chứng khác (hiếm
hơn) nhƣ đau họng, run rẩy, ho, buồn nôn, đau quặn bụng…
Thời kỳ bệnh toàn phát tiến triển thành một trong hai thể: Hung dữ hoặc bại liệt. Ở
thể hung dữ, bệnh nhân sợ nƣớc, hốt hoảng, tăng kích thích khi thử cho uống nƣớc hoặc
nghe tiếng nƣớc chảy, thậm chí nghe ngƣời khác nhắc đến nƣớc cũng có thể lên cơn.
Các cơn co ở v ng cơ hô hấp và thanh quản diễn ra dữ dội, đột ngột. Bệnh nhân v ng
vẫy, ƣỡn cổ và lƣng ra sau, đứt hơi, thở dồn dập, cắn xé, có thể diễn biến thành co giật
tồn thân, hoặc ngừng thở, ngừng tim và có thể tử vong ngay trong cơn dại. Ngồi ra
tăng kích thích ngũ quan nhƣ m i lạ, ánh sáng hoặc gió cũng có thể khiến cho bệnh
nhân lên cơn co thắt ngay. Bệnh nhân có thể sốt cao và rối loạn thần kinh thực vật với
các triệu chứng giãn đồng tử, lệch đồng tử, tăng tiết dịch (nƣớc mắt, nƣớc bọt, mồ hôi),


5


hạ huyết áp thể đứng. Các cơn kích thích cƣờng độ cao có thể diễn ra ngắn trong vài
phút, thƣờng gây nên các hành vi kỳ quặc, không định hƣớng. Bệnh nhân vẫn tỉnh táo,
tự chủ giữa các cơn dại. Tình trạng bệnh tiến vào giai đoạn cấp tính đến hôn mê hoặc
ngừng thở, ngừng tim đột ngột, thƣờng tử vong trong 2-4 ngày sau cơn dại vì liệt cơ hơ
hấp. Đối với thể bại liệt, bệnh nhân có khả năng gặp phải hội chứng Landly, có cảm
giác hoặc đau tại cột sống hoặc vết cắn, sau đó liệt lan tỏa hƣớng từ dƣới lên trên. Bệnh
nhân mất phản xạ gân xƣơng và liệt mềm từ chi dƣới lan lên chi trên. Một số triệu
chứng đƣợc biểu hiện ra ngoài nhƣ bí đái, liệt cơ đầu - mặt - cổ, liệt cơ hô hấp. Giai
đoạn tử vong ở thể dại này thƣờng xảy ra chậm hơn thể dại hung dữ, nhanh nhất là sau 2
ngày hoặc muộn hơn 20 ngày sau khi các triệu chứng đầu tiên xuất hiện [4].
Hậu quả nghiêm trọng nhất gây ra bởi vết chó cắn là bệnh dại. Trong 99% trƣờng
hợp, chó nhà là tác nhân lây truyền bệnh dại sang ngƣời [44]. Tử vong do bệnh dại là
100% [20].
1.2. Thực trạng bệnh dại trên thế giới và ở Việt Nam
1.2.1. Thực trạng bệnh dại trên thế giới
Theo Tổ chức Y tế thế giới, ƣớc tính số ngƣời chết vì dại trên tồn cầu mỗi năm
là 59 nghìn ngƣời với phí tổn lên đến hàng tỷ đơ la. Năm 2010 ƣớc tính số ngƣời chết
do bệnh dại ở Châu Á là 58.300 ngƣời, đặc biệt các nƣớc nhƣ Trung Quốc và Ấn Độ là
37.045 ngƣời vào năm 2015 [26].
Bệnh dại đang lƣu hành hơn 100 nƣớc. Trên tồn thế giới có 3.3 tỷ ngƣời đang
có nguy cơ mắc bệnh dại. Căn bệnh này đang là một vấn đề nghiêm trọng tại các v ng
lãnh thổ ở Châu Phi và Châu Á. Các báo cáo và thống kê từ các nƣớc Châu Á và Châu
Phi cho thấy có khoảng 55 nghìn ngƣời chết với ngun nhân là bệnh dại. Trong đó các
trƣờng hợp chết do dại tại Châu Á chiếm 56% và tại Châu Phi chiếm 44% [23]. Các lồi
vật dại/nghi dại tấn cơng ngƣời ƣớc tính 100 triệu lƣợt mỗi năm trên tồn trên thế giới
[17].
Nếu chỉ xét riêng chỉ số tiêm phòng dại trên ngƣời ghi nhận tại các điểm tiêm mà
chƣa tính đến chỉ số phơi nhiễm tại cộng đồng thì Việt Nam đứng cao thứ 14 trên Thế
giới và thứ 4 trong khu vực Đông Nam Á [41].



6

Nghiên cứu cắt ngang tại Trung tâm điều trị bệnh dại của Đại học Y khoa Shiraz
bằng phƣơng pháp điều tra dân số năm 2011, ghi nhận chó là nguồn phơi nhiễm thƣờng
xuyên nhất 67,1% [43]. Nghiên cứu ở Lorestan ở phía tây Iran giai đoạn 2004-2014 có
82,5% trƣờng hợp bị chấn thƣơng do chó cắn [39]. Theo báo cáo từ nghiên cứu năm
2009 đến năm 2011 tại [36] Los Angeles, Trong 2.6169 vết cắn từ động vật, chó cắn
chiếm 88%. Tỷ lệ thƣơng tích do vết chó cắn đƣợc ghi nhận cao nhất theo kết quả dịch
tễ học về động vật cắn trong nghiên cứu ở v ng nông thơn ở miền nam Ethiopia năm
2015 với 93,4 [38].
Chó tấn cơng ngƣời có sự khác biệt giữa các khu vực địa lý khác nhau, trong hai
năm 2009-2010, một cuộc điều tra đƣợc thực hiện tại 3 bệnh viện ở Gelephu,
Phuentsholing và Thimphu Tại Bhutan, kết quả thu đƣợc cho thấy tỷ lệ chó cắn hàng
năm khác nhau giữa ba bệnh viện, lần lƣợt là 869,8; 293,8; và 284,8 trên 100.000 dân
[40]. Trong vòng 10 năm từ 2004 đến 2014 tại lorestan phía Tây Iran, số ca bị động vật
cắn ở tỉnh đƣợc chăm sóc điều trị dự phịng là 43,892. Tỷ lệ bị động vật cắn trong giai
đoạn này trung bình là 223,23 trên 100.000 dân. Có 78% các trƣờng hợp xảy ra ở nông
thôn và 22% ở thành thị. Giai đoạn từ nawm 2013-2015, nghiên cứu về chó cắn và bệnh
dại của Boakye và cộng sự ở khu vực phía đơng Ghana, ghi nhận 4.821 lƣợt bị chó cắn
đƣợc báo cáo, tƣơng đƣơng với tỷ lệ mắc hàng năm tại đây là 172 trƣờng hợp trên
100.000 dân. Quận Kwahu West ghi nhận tỷ lệ mắc cao nhất 625 trƣờng hợp trên
100.000 dân, tiếp đó là New Juaben (Tức là các khu vực xung quanh thủ đô) 380 trƣờng
hợp trên 100.000 dân. Tỷ lệ mắc thấp nhất tại huyện Bắc Kwahu 39 trƣờng hợp trên
100.000 dân [29].
Chó là thú ni quen thuộc ở phần lớn các hộ gia đình trên nhiều khu vực khác
nhau, thƣờng ít có sự đề phịng với chúng, đây cũng là một trong những nguyên nhân
dẫn đến những vụ tấn cơng ở chó. Ở thành phố Maputo và Matola, Mozambique(
Cristolde Salomao, 2014), trong các trƣờng hợp bị chó cắn có 58,3% chó có chủ sở hữu

hoặc đƣợc nạn nhân biết đến, 23,7%( OR=13,6; p<0,0001) do chó đi lạc và 17,1%
không xác định đƣợc thông tin của chó [31]. Tại trƣờng đại học Y Vienna, Áo ( Nghiên
cứu từ năm 1992 đến năm 2011) ghi nhận 56,6 trƣờng hợp động vật tấn công con ngƣời


7

là từ các con vật nạn nhân quen biết [35]. Theo Abraham và Czerwinsk (2011-2016) tại
Texas chó cảnh gây nên 42% thƣơng tích, đặc biệt là lồi pitbull là giống chó đƣợc xác
định là gây nên nhiều thƣơng tích nhất 36,2% [28]. Theo một nghiên cứu hồi cứu về dữ
liệu lâm sàng của bệnh nhân đƣợc quản lý các vết thƣơng liên quan đến vết cắn của chó
từ tháng 1 năm 2010 đến tháng 6 năm 2014 để xác định mơ hình chấn thƣơng do chó
cắn và các vấn đề sức khỏe liên quan ở trẻ em đƣợc nhìn thấy tại bệnh viện giảng dạy
Đại học bang Ekiti Tây Nam Nigeria có 7,1 % bị bệnh dại trong 84 ngƣời đƣợc tham
vấn tƣơng ứng với 0,89% số trƣờng hợp bị chó cắn đƣợc quản lý [33].
1.2.2. Thực trạng bệnh dại tại Việt Nam
Tại Việt Nam, tình trạng ni chó tại các hộ gia đình là rất phổ biến, đặc biệt là ở
v ng nơng thơn, vết thƣơng do chó cắn mang lại là vết cắn, xé, cào xƣớc của răng và
móng vuốt, những vết thƣơng do chó cắn dễ bị nhiễm các loại tạp khuẩn, virus bệnh dại
từ nƣớc bọt của chó và nhiễm uốn ván từ móng vuốt chó.
Bệnh dại có mức độ lƣu hành khác nhau ở các v ng địa lý khác nhau. Nhìn
chung, hầu hết các tỉnh thành trong cả nƣớc đều có sự lƣu hành và phát triển của bệnh
dại. Trong những năm đầu của thập niên 1990, bệnh dại có tỷ lệ tử vong cao nhất trong
số các bệnh truyền nhiễm với tỷ lệ 0,43 trên 100 nghìn dân [16].
Theo thống kê năm 2018, tồn quốc có trên 9 triệu con chó/mèo ni, tỷ lệ can
thiệp dự phòng dại cho các con vật này bằng cách tiêm vắc xin chỉ đạt khoảng 30% (gần
3,9 triệu con), xét riêng ở chó ni, tỷ lệ này mới đạt 40%. Theo Cục Thú y (Bộ NNPTNT), nguyên nhân chủ yếu khiến số ca chết vì dại gia tăng do ý thức quản lý chó/mèo
của ngƣời dân cịn chƣa phổ biến, chƣa rọ mõm chó và hay thả rơng dẫn đến chó cắn
ngƣời ngồi cộng đồng. Nạn nhân trong các trƣờng hợp này có thể cịn coi thƣờng hậu
quả của bệnh, khơng điều trị dự phịng khiến dại bộc phát và dẫn tới tử vong (hiện nay

chƣa có phƣơng pháp đặc trị nào có thể chữa cho bệnh dại nên nếu điều trị dự phòng
muộn, khi đã phát bệnh thì tỉ lệ tử vong là 100%) [14].
Tại Quảng Trị, hàng năm đều có số lƣợng khá lớn ngƣời bị chó cắn và theo báo
cáo của của các ngành chức năng trung bình có khoảng 1200-2500 ngƣời bị chó cắn
buộc phải đi điều trị dự phòng [27].


8

Tại Đắk Lawsk, hầu hết các gia đình nơng thơn đều ni chó, mèo thả rơng. Theo
số liệu của TTYT Dự phịng tỉnh (2013-2018) có 16.867 ngƣời phơi nhiễm với bệnh dại
đi tiêm phịng vacwxin, ngun nhân do chó cắn lên tới 92,1 %. Trong năm 2017-2018
có 11 trƣờng hợp tử vong do bệnh dại [10].
Nghiên cứu của Đoàn Thị Thắm (2017) ghi nhận vị trí các vết thƣơng chó cắn thì
có 59,26 % là ở chân; 31,15 % là ở tay; 5,5% ở thân ngƣời và 4,09 % ở vũng đầu, mặt,
cổ [19].
1.3. Các biện pháp phòng chống bệnh dại
100% ngƣời bị bệnh dại tử vong vì cho đến nay chƣa có phƣơng pháp đặc trị nào có
thể chữa khỏi dại. Ngƣời dân hồn tồn có thể phịng tránh đƣợc bệnh dại vì đã có vắc
xin phịng bệnh.
Tại Việt Nam, một số biện pháp đã đƣợc ban hành và áp dụng nhằm phòng chống
bệnh dại một cách hiệu quả hơn. Các can thiệp đƣợc tiếp cận và triển khai nhiều mặt, kể
cả về chính sách, truyền thơng hoặc chun mơn; nhƣng việc tiêm phịng cho chó/ mèo
chƣa đƣợc thực hiện triệt để, với tỷ lệ rất thấp ở nhiều địa phƣơng.
- Biện pháp chính sách: Năm 1996, chỉ thị 92/TTg đƣợc thủ tƣớng ban hành tạo cơ
sở cho các hoạt động phòng ngừa và ngăn chặn bệnh dại cho ngƣời và súc vật. Ngay
trong năm đó, Bộ Y tế chính thức thành lập một cơ quan chịu trách nhiệm chính với
trách nhiệm lập các chiến lƣợc, kế hoạch, xác định phƣơng hƣớng phòng chống dại
trong giai đoạn 10 năm từ 1996 đến năm 2005, cơ quan này đƣợc lấy tên là Ban chỉ đạo
phòng chống bệnh dại Quốc gia. 3 năm sau, năm 1999, quyết định 1822/QĐ-BYT đƣợc

công bố c ng với việc thành lập Ban chủ nhiệm dự án phòng chống bệnh dại trực thuộc
Bộ Y tế. Các hoạt động của Ban này nhằm hƣớng tới mục tiêu khống chế dại vào năm
2000 và loại trừ dại vào năm 2020. Các văn bản chính sách về phịng, chống bệnh dại
cho súc vật cũng đƣợc ban hành trong các năm tiếp theo nhƣ nghị định 05/NĐ-CP năm
2017 của Thủ tƣớng chính phủ, Thơng tƣ 48/2009/TT-BNNPTNT năm 2009 của Bộ
NN & PTNT nhằm tăng cƣờng hoạt động và ý thức, kiến thức phòng ngừa dại ở ngƣời
và động vật [13].


9

- Biện pháp truyền thông: Đƣợc triển khai nhằm nâng cao nhận biết và đẩy mạnh sự
tham gia của các tổ chức, cá nhân trong cộng đồng, đặc biệt là những nơi có kinh doanh,
giết mổ hoặc ni chó/ mèo. Các cam kết “5 không” trong địa bàn từng thôn xóm đƣợc
triển khai nhằm nâng cao ý thức của ngƣời dân. Cụ thể, cam kết này yêu cầu ngƣời dân
báo cáo tình trạng ni chó/mèo với chính quyền địa phƣơng, khuyến khích họ đƣa chó/
mèo đi tiêm phịng dại, hạn chế thả rơng vật ni, tích cực phịng ngừa, ngăn chặn vật
ni cơng kích con ngƣời và hạn chế ơ nhiễm môi trƣờng [13], [3].
Các biện pháp can thiệp truyền thông cung cấp cho ngƣời dân các nội dung về
nguồn lây truyền, tính nghiêm trọng của bệnh. Các thơng tin về triệu chứng và biểu hiện
bệnh đƣợc phổ biến cho cộng đồng. Ngƣời dân đƣợc hƣớng dẫn các các biện pháp
phịng chống bệnh dại, sớm phát hiện vật ni bị bệnh, vai trị của cơ sở y tế và cơng tác
khám chữa bệnh, tƣ vấn và điều trị dự phòng nhằm làm giảm hậu quả do bệnh dại mang
lại. Nâng cao ý thức dự phòng, chủ động tạo miễn dịch từ vắc xin cho những ngƣời dễ
bị tổn thƣơng và phơi nhiễm với vi rút dại nhƣ các cán bộ thú y, nhân viên labo làm việc
với các mẫu phẩm có vi rút dại, các nhân viên chế biến tiếp xúc với thực phẩm từ chó/
mèo...nhƣ WHO đã khuyến cáo [6].
- Biện pháp chuyên môn: Các biện pháp chuyên môn đƣợc áp dụng song song các cơng
tác phịng chống bệnh dại trên cả hai đối tƣợng là động vật và ở ngƣời.
+ Đối với phòng ngừa lây nhiễm trên động vật: Các biện pháp có thể áp dụng bao

gồm: khơng ni/hạn chế ni các loại vật ni nhƣ chó hoặc mèo; nếu có thì phải hạn
chế thả rơng bằng cách nhốt hoặc xích; khi cho vật ni ra ngồi phải rọ mõm; đƣa vật
ni đi tiêm phịng vắc xin đúng hƣớng dẫn và khuyến cáo; nếu gặp trƣờng hợp vật ni
có dấu hiệu mắc dại hoặc lên cơn dại thì cần tiến hành tiêu độc, khử tr ng, vệ sinh khu
vực xung quanh nơi phát dịch. Tại các v ng có dịch phải tiêm phịng, theo dõi, cách ly
chó/mèo, động vật, hạn chế di chuyển động vật ra vào khu vực này để tránh lây lan bệnh
dịch ra ngoài [5], [18].
+ Đối với phòng chống lây truyền ở ngƣời: Biện pháp hiệu quả và tiết kiệm nhất là
dự phòng, chủ động tiêm vắc xin phòng bệnh và chỉ tiêm một liều nhắc lại khi kết quả
test chuẩn độ kháng thể dại <0,5LI/ml cho những ngƣời dễ bị tổn thƣơng và phơi nhiễm


10

với vi rút dại nhƣ các cán bộ thú y, nhân viên labo làm việc với các mẫu phẩm có vi rút
dại, các nhân viên chế biến tiếp xúc với thực phẩm từ chó/ mèo...[5].
+ Điều trị dự phịng cho đối tƣợng bị phơi nhiễm: là các hoạt động điều trị càng sớm
càng tốt gồm cả sơ cấp cứu (tẩy sạch vết cắn), tiêm vắc xin dại và d ng huyết thanh có
kháng thể dại.
Sơ cứu vết cắn do động vật bằng cách d ng nhiều nƣớc và xà phòng với nồng độ
cao, sau đó t y theo điều kiện mà có thể sử dụng nƣớc muối hoặc chất diệt khuẩn để rửa
nhƣ Betadine, cồn hoăc cồn iod, nếu không có các loại dung dịch sát khuẩn này thì có
thể tận dụng ngay tại chỗ các loại thay thế nhƣ: rƣợu, dầu gội, sữa tắm để xử trí vết
thƣơng. Hạn chế các hành vi nhƣ bóp nặn vết thƣơng để tránh tăng thƣơng tổn và dập
nát các mô tổ chức. Với các trƣờng hợp nặng, vết thƣơng có dấu hiệu hoại tử cần tiến
hành cắt lọc vết cắn cần lƣu ý chỉ đƣợc khâu vết thƣơng khi đã quá 5 ngày chứ không
đƣợc khâu vết thƣơng ngay để ngăn ngừa vi rút lan truyền. Với các vết cắn có biểu hiện
tấy sƣng và các dấu hiệu nhiễm tr ng cần chống nhiễm khuẩn và tiêm vắc xin phòng
uốn ván [18].



11

Bảng 1. Bảng phân loại điều trị dự phòng cho ngƣời bị động vật cắn [12]
Phân
loại
mức
độ vết

Tình trạng động vật
Tình trạng
vết thƣơng

Tại thời điểm

Trong 10 ngày từ

cắn ngƣời

thời điểm cắn

Điều trị dự
phòng

thƣơng
Tiếp xúc, cho
Độ 1

ăn, động vật
liếm.


Chƣa cần điều
trị.
Tiêm vắc xin
Bình thƣờng

Vết xƣớc, vết

Bình thƣờng

cào, liếm trên
Độ 2

da bị tổn
thƣơng niêm
mạc.

ngay, sau10
ngày thì dừng
tiêm

Xuất hiện triệu chứng

Tiêm vắc xin

dại, mất tích.

ngay và đủ liều.

Có dấu hiệu

dại/khơng

Tiêm vắc xin ngay và

theo dõi đƣợc

đủ liều.

con vật.
Vết cắn/ cào
Độ 3

chảy máu ở
v ng xa thần
kinh trung
ƣơng.

Tiêm vắc xin
Bình thƣờng.

Bình thƣờng.

ngay, dừng tiêm
sau ngày thứ 10.


12

Có dấu hiệu
dại/khơng

theo dõi đƣợc

Ốm, có xuất hiện triệu

Tiêm vắc xin

chứng dại, không theo

dại ngay và đủ

dõi đƣợc con vật.

liều.

Tiêm huyết thanh và
vắc xin dại ngay.

Nhiều vết,
sâu.
Gần đầu, mặt,

Bình thƣờng.

cổ.

Có dấu hiệu

Tiêm huyết thanh và

Có vết thƣơng


dại/khơng

vắc xin dại ngay.

ở các v ng

theo dõi đƣợc

đầu chi, bộ
phận sinh dục
* Lưu :
- Các vết thƣơng do động vật hoang dã cắn cần xử lý và điều trị nhƣ đối với động
vật bị bệnh dại. Nếu các con vật này đƣợc bắt ngay và làm xét nghiệm có kết quả âm
tính với bệnh dại thì có thể dừng điều trị dự phịng.
- Các vết thƣơng do động vật gặm nhấm, gia súc cắn thì xem xét chỉ định tiêm vắc
xin dại mà không cần tiêm huyết thanh kháng dại.
- Sử dụng vắc xin phòng dại và huyết thanh kháng dại: đƣờng tiêm, lịch tiêm và
liều lƣợng cần tuân thủ theo hƣớng dẫn của nhà sản xuất đã đƣợc Bộ Y tế Việt Nam cấp
phép.
1.4 . Thực trạng thực hành phòng chống bệnh dại và các yếu tố liên quan đến thực
hành phòng chống bệnh dại
Thực hành phòng chống bệnh dại cũng đã đƣợc tìm thấy tại một số nghiên cứu
tại Việt Nam trên các đối tƣợng và lứa tuổi khác nhau: Một nghiên cứu về Kiến thức,
thái độ, thực hành về phòng chống bệnh dại của ngƣời dân ni chó tại Vĩnh Phúc
(2015) của B i Văn Ủy kết quả cho thấy thực hành đạt về phòng chống bệnh dại ở
ngƣời dân là 51,6%; có thực hành đạt về PCBD ở chó/ mèo là 54,6% [16].


13


Nghiên cứu mô tả cắt ngang tại một số quận huyện của Hà Nội (2015) của Vũ
Hoàng Anh và cộng sự cho thấy thực hành phòng chống bệnh dại của ngƣời làm nghề
giết mổ chó là rất thấp chỉ đạt 1%. Khơng có ai có thực hành bệnh dại ở mức tốt [10].
Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Thanh Hƣơng (2015) tại Phú Thọ cho thấy
trẻ em học đƣờng nhóm tuổi 6-15 tuổi trong đó 30,6% trẻ có hành vi xử lý đúng nếu bị
chó/ mèo tấn cơng là đứng im tại chỗ. 75,3% trẻ biết là không đƣợc trêu chọc chó/ mèo
khi chó đang ăn/ngủ, 39,5% cho rằng khơng đƣợc chạy khi gặp chó/ mèo, 53,2% biết
khơng đƣợc lại gần chó/ mèo mẹ khi đang cho con bú, 24,5% biết khơng đƣợc nhìn
thẳng vào mắt chó/ mèo. 63,8% trẻ biết rửa vết thƣơng sạch bằng xà phòng, 59,9% nghĩ
sẽ đi tiêm vắc vin dại, có 5,5% trẻ nghĩ d ng thuốc nam. 51,7% trẻ sẽ nói với bố mẹ
tiêm vắc xin phịng dại cho chó/ mèo [9].
Nghiên cứu cắt ngang nhằm mô tả thực trạng kiến thức, thái độ, thực hành về
phòng chống bệnh dại của ngƣời dân huyện Mai Sơn (2014). Kết quả nghiên cứu cho
thấy 87,1% đối tƣợng tham gia nghiên cứu đã nghe nói về bệnh dại. Tuy nhiên, tỷ lệ có
tiêm phịng dại chủ động cho chó/ mèo ni chỉ chiếm 58,2% [8].
Theo mơ hình khung sinh thái về phịng ngừa, ngăn chặn bệnh dại của WHO cho
thấy các yếu tố liên quan đến bệnh dại có mối quan hệ tƣơng tác và ảnh hƣởng lẫn nhau
[4]. Theo đó các yếu tố thuộc 4 nhóm gồm: (1) Cá nhân (Lịch sử cá nhân và các yếu tố
sinh học ảnh hƣởng đến hành vi phòng chống dại); (2) Mối quan hệ cá nhân (gia đình,
nơi sinh sống); (3) Các tiếp cận với nguồn thông tin và truyền thông về bệnh dại); (4)
Các điều kiện kinh tế, văn hóa… liên quan đến phịng chống dại. Khung lý thuyết về
các yếu tố có thể ảnh hƣởng đến thực hành phòng chống dại đƣợc xây dựng dựa trên sự
tham khảo các nội dung của khung sinh thái và khung lý thuyết từ nghiên cứu của B i
Văn Ủy (2014) và Nguyễn Thị Thanh Thủy về phòng chống bệnh dại. Các nhóm yếu tố
liên quan đến thực hành phịng chống bệnh dại đƣợc tham khảo và xây dựng từ các tài
liệu đã tổng hợp đƣợc.


14


1.4.1. Yếu tố cá nhân
Tuổi, giới, tôn giáo:
Tadele Kabeta đã tiến hành khảo sát về kiến thức, thái độ và thực hành cho thấy:
Nơi sinh sống (cụ thể là nông thơn) là có ảnh hƣởng rõ rệt đến thái độ phịng chống dại.
Các yếu tố nhƣ tuổi, giới và tơn giáo lại thể hiện mối quan hệ khá rõ rệt với các đánh giá
về thực hành. Nghiên cứu chỉ ra các lang y và phƣơng thuốc dân gian (thảo dƣợc) có sự
ảnh hƣởng có ý nghĩa thống kê với phịng chống dại [17].
Nghiên cứu kiến thức, thái độ, thực hành đối với bệnh dại đƣợc thực hiện tại
quận Dedo, khu Jimma, phía tây nam Ethiopianăm 2016 cũng cho thấy giới có liên quan
tới thực hành phịng chống bệnh dại. Đối tƣợng nghiên cứu là nam giới có KAP cao hơn
so với nữ giới (OR = 37,16, CI = 4,7- 92,1, p = 0,001) [21].
Trình độ học vấn:
Trình độ học vấn đã đƣợc cho là có liên quan tới thực hành phịng chống bệnh
dại. Nghiên cứu của Vũ Hồng Anh và cộng sự năm 2015 tại Hà Nội cho thấy những
ngƣời có trình độ học vấn từ phổ thơng trung học trở lên có kiến thức đạt về phịng
chống bệnh dại cao 2,46 lần (p<0,05; OR=2,46) so với ngƣời có trình độ học vấn dƣới
phổ thông trung học [10].
Kết quả nghiên cứu tại quận Dedo, khu Jimma, phía tây nam Ethiopia năm 2016
cũng chỉ ra rằng đối tƣợng nghiên cứu có trình độ học vấn từ THPT trở lên có thực hành
phòng chống bệnh dại cao hơn so với đối tƣợng nghiên cứu m chữ (OR= 7,7, CI = 1,05
- 56,64) [21].
1.4.2. Yếu tố gia đình
Tình trạng kinh tế:
Nghiên cứu của tác giả Đặng Văn Phách về điều tra dịch tễ học các trƣờng hợp
về bệnh dại trong 4 năm( 1992-1995) tại Hải Dƣơng. Nghiên cứu này chỉ ra một yếu tố
liên quan nổi bật là tình trạng kinh tế của hộ gia đình và phịng chống bệnh dại. Những
đối tƣợng có gia đình thuộc hộ nghèo/cận nghèo thì thực hành phòng chống bệnh dại
thấp hơn so với các đối tƣợng tình trạng kinh tế khác [28].
1.4.3. Yếu tố xã hội



15

Tiếp cận nguồn thông tin:
Nghiên cứu của B i Văn Ủy và cộng sự năm 2010 - 2015 tại 2 xã Sơn Đông và Tử
Du, huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc: Có 74,8% số ngƣời nhận thức đúng về bệnh Dại;
51,2% có thực hành đúng. Nghiên cứu chỉ ra ngƣời dân càng đƣợc tiếp cận với nhiều
nguồn thơng tin thì càng có kiến thức, thực hành tốt, với p<0,001. Mặt khác, các hoạt
động tƣ vấn cho ngƣời dân của cán bộ y tế cũng giúp tăng kiến thức, thực hành hơn so
với những ngƣời không đƣợc tƣ vấn, sự khác biệt này có ý nghĩa ở mức p < 0,05) [16].
Yếu tố quản lý chó
Số lƣợng chó ni trong gia đình tỷ lệ thuận với khả năng bị chó tấn cơng, ni một
con chó trong gia đình có khả năng bị cắn cao hơn so với khơng ni chó. Khi số lƣợng
chó trong nhà tăng lên, khả năng bị cắn cũng tăng, gia đình ni hai hoặc nhiều con chó
có khả năng bị cắn cao hơn gấp 5 lần so với những ngƣời sống khơng ni chó [30]
Tiêm phịng cho chó là chiến lƣợc hiệu quả nhất để phịng ngừa bệnh dại ở ngƣời và
làm giảm tử vong do bệnh dại. Tuy nhiên, việc tiêm phịng ở chó cịn chƣa đƣợc quan
tâm đúng mức. Trong số 467 con chó đã đƣợc biết hoặc sở hữu (nghiên cứu ở thành phố
Maputo và Matola, Mozambique, 2014) có 27,0% (126/467) đã đƣợc tiêm chủng,
23,0% (108/467) khơng đƣợc tiêm chủng và 50% cịn lại (233/467) tình trạng tiêm
chủng khơng đƣợc biết [31]. Tại Việt Nam, tồn tỉnh Sơn La, năm 2011 tỷ lệ tiêm
phịng trên tổng đàn chó đạt 11,1%, năm 2012 là 37,0%, năm 2013 là 40,1%. Nhƣ vậy
từ 2011 đến 2013 tỷ lệ tiêm vacxin dự phịng chủ động cho đàn chó có tăng hàng năm
nhƣng vẫn ở mức thấp. Nguồn kinh phí nhà nƣớc cấp chỉ chiếm tỷ lệ thấp (5,5- 8,7%)
và chủ yếu chi cho tập huấn chuyên môn thú y và tuyên truyền trƣớc các chiến dịch
tiêm phòng cho đàn chó hàng năm. Kinh phí ngƣời dân phải trực tiếp chi trả cho dịch vụ
tiêm dự phịng cho chó chiếm từ 91,3-94,5% [25].
Yếu tố kiến thức phòng chống bệnh dại
Theo nghiên cứu của Pai và cộng sự có 89,7% nhận thức đƣợc khả năng chó có

thể tấn cơng con ngƣời, 61,4% trong số họ có thể xác định đƣợc khi bị động vật tấn
công, 77,3% [37]. Tử vong do dại có thể đến từ việc dự phịng PEP muộn. Theo số liệu
tại trung tâm Y tế Gondar, Ethiopia 23,2% những ngƣời tiếp xúc với bệnh dại đã đến


×