Tải bản đầy đủ (.docx) (59 trang)

HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI XUẤT NHẬP KHẨU MỸ BÌNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (682.13 KB, 59 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ
------------

BÀI TẬP NHÓM

Đề tài:

HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH
CỦA CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI - XUẤT
NHẬP KHẨU MỸ BÌNH

Giáo viên hướng dẫn
TS. Nguyễn Phạm Tuyết Anh


Sinh viên thực hiện
1. Đặng Minh Luận

7. Châu Khánh Vy

2. Nguyễn Đào Anh Tuấn

8. Nguyễn Thị Mỹ Tiên

3. Nguyễn Hoa Tươi

9. Huỳnh Anh

4. Trần Thy Thoại Như


10. Nguyễn Mỹ Ái

5. Diệp Nhã Đang

11. Nguyễn Thị Kim Lắm

6. Mai Thị Thảo

12. Mai Thảo Ngun

MƠN: QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC
Nhóm: KT34602
Cần Thơ, 2020


MỤC LỤC
1. GIỚI THIỆU SƠ NÉT VỀ CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI - XUẤT NHẬP
KHẨU MỸ BÌNH.........................................................................................................5
2. TẦM NHÌN, SỨ MỆNH VÀ MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY..............5
3. CÁC NHÂN TỐ CỦA MƠI TRƯỜNG BÊN NGỒI ẢNH HƯỞNG ĐẾN CƠNG
TY.................................................................................................................................. 6
3.1 Các nhân tố của mơi trường vĩ mơ ảnh hưởng đến công ty..................................6
3.1.1 Môi trường kinh tế........................................................................................6
3.1.2 Môi trường quốc tế........................................................................................8
3.1.3 Môi trường khoa học - công nghệ:................................................................9
3.1.4 Mơi trường chính trị - pháp luật:.................................................................10
3.1.5 Mơi trường văn hóa xã hội:.........................................................................11
3.1.6 Mơi trường tự nhiên:...................................................................................12
3.1.7 Mơi trường nhân khẩu học..........................................................................13
3.2 Môi trường ngành của công ty TNHH Thương mại – Xuất nhập khẩu Mỹ Bình

................................................................................................................................. 15
3.2.1 Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn..........................................................................15
3.2.2 Đối thủ cạnh tranh trong ngành:..................................................................16
3.2.3 Áp lực từ nhà cung cấp:..............................................................................18
3.2.4 Áp lực từ khách hàng:.................................................................................18
3.2.5 Áp lực từ những sản phẩm thay thế:...........................................................19
KẾT LUẬN.........................................................................................................20
4. MÔI TRƯỜNG NỘI BỘ CỦA CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI – XUẤT NHẬP
KHẨU MỸ BÌNH........................................................................................................21


4.1 Phân tích chuỗi giá trị của cơng ty.....................................................................21
4.1.1 Các hoạt động hỗ trợ...................................................................................21
4.1.2 Các hoạt động chính....................................................................................27
4.2 Đánh giá lợi thế cạnh tranh:...............................................................................33
5. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA CÁC YẾU TỐ BÊN NGỒI, BÊN TRONG TÁC
ĐỘNG ĐẾN CƠNG TY MỸ BÌNH............................................................................34
5.1 Đánh giá tác động của các yếu tố bên ngoài......................................................34
5.2 Đánh giá tác động của các yếu tố bên trong.......................................................35
6. HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA CÔNG TY..........................36
6.1 Ma trận SWOT...................................................................................................36
6.2 Ma trận mc kinsey – general electric.................................................................38
6.3 Ma trận chiến lược chính...................................................................................40
7. MA TRẬN QSPM...................................................................................................41
8. QUYẾT ĐỊNH CHIẾN LƯỢC CẤP CÔNG TY.....................................................50
9. QUYẾT ĐỊNH CHIẾN LƯỢC CẠNH TRANH.....................................................51
10. MỘT SỐ CHÍNH SÁCH THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN THỊ
TRƯỜNG CỦA CÔNG TY.........................................................................................52
10.1 Về khách hàng.................................................................................................52
10.2 Về phân phối....................................................................................................52

10.3 Tăng cường nghiên cứu thị trường và nghiên cứu sản phẩm............................52


DANH MỤC HÌNH
Hình 1: Năm áp lực cạnh tranh của Michael Porter.....................................................15
Hình 2: Chuỗi giá trị của cơng ty.................................................................................21
Hình 3: Quy trình sản xuất thủy sản đơng lạnh của cơng ty.........................................29

DANH MỤC BẢNG
Bảng 1: Ma trận hình ảnh cạnh tranh...........................................................................16
Bảng 2: Đánh giá lợi thế cạnh tranh của công ty.........................................................33
Bảng 3: Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài (EFE).................................................34
Bảng 4: Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong (IFE)..................................................35
Bảng 5: Ma trận SWOT...............................................................................................36
Bảng 6: Bảng đánh giá độ hấp dẫn của ngành chỉ tiêu ma trận GE..............................38
Bảng 7: Bảng đánh giá thế mạnh cạnh tranh của các SBU..........................................39
Bảng 8: Ma trận GE.....................................................................................................39
Bảng 9: Ma trận chiến lược chính................................................................................40
Bảng 10: Ma trận QSPM cho nhóm chiến lược S-O....................................................41
Bảng 11: Ma trận QSPM cho nhóm chiến lược S-T.....................................................44
Bảng 12: Ma trận QSPM cho nhóm chiến lược W-O...................................................46
Bảng 13: Ma trận QSPM cho nhóm chiến lược W-T...................................................48
Bảng 14: Ma trận chiến lược cạnh tranh......................................................................51


1. GIỚI THIỆU SƠ NÉT VỀ CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI - XUẤT NHẬP
KHẨU MỸ BÌNH
Tên doanh nghiệp: Cơng ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Thương Mại –Xuất Nhập Khẩu Mỹ
Bình
Tên giao dịch: Công ty thuốc Thú y Thủy sản Mỹ Bình

Tên viết tắt: MBC
Logo:
Tổng Giám đốc: Nguyễn Văn Bình
Giấy phép kinh doanh: GPKD số 1800915495 do Sở KH và ĐT TP Cần Thơ cấp ngày
17/4/2009
Trụ sở chính: 49/11B, Trần Hồng Na, Phường Hưng Lợi, Quận Ninh Kiều, Thành
Phố Cần Thơ
Nhà máy sản xuất: 28T, Nguyễn Văn Quy, P. Phú Thứ, Q. Cái Răng, TP. Cần Thơ
Số điện thoại: 02922.468.039 - số Fax: 02922. 468.035
Website:
2. TẦM NHÌN, SỨ MỆNH VÀ MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN CỦA CƠNG TY
Tầm nhìn: Xây dựng MBC trở thành doanh nghiệp mạnh và chuyên nghiệp trong lĩnh
vực Thương mại và Xuất nhập khẩu, khẳng định vị thế trên thị trường trong nước và
quốc tế.
Sứ mệnh: cung cấp cho khách hàng những sản phẩm tốt nhất và chất lượng phục vụ
cao nhất.
Mục tiêu: Nhận thấy nhu cầu ngày càng lớn của thị trường, MBC luôn phấn đấu để giữ
vững vị trí là một doanh nghiệp có năng lực hàng đầu trong lĩnh vực sản xuất thuốc và
hỗ trợ kỹ thuật tiên tiến cho ngành công nghiệp nuôi trồng thủy sản. MBC cũng đang
mở rộng mạng lưới phân phối đồng thời phát triển hệ thống kỹ thuật đồng bộ khơng
chỉ ở Việt Nam mà cịn vươn ra các quốc gia khác trong khu vực lân cận và thế giới.
Từ tình hình kinh doanh năm 2019 và yêu cầu phát triển trong giai đoạn tới, BGĐ đề
ra những nhiệm vụ chủ yếu sau :
Đội ngũ nhân lực có trình độ, kỹ năng quản lý, giao tiếp và tư vấn tốt. Nâng cao năng
lực cho các bộ phận phòng ban, văn phịng cũng như trình độ chun mơn đủ sức tạo
ra những thế mạnh và đặc thù riêng đủ sức cạnh tranh lâu dài trên thị trường.
Doanh thu phát triển tăng từ 15 - 20% mỗi năm.

6



Xây dựng thành thương hiệu mạnh và chiến tỷ trọng 25% trong lĩnh vực trên thị
trường.
3. CÁC NHÂN TỐ CỦA MƠI TRƯỜNG BÊN NGỒI ẢNH HƯỞNG ĐẾN
CƠNG TY
3.1 Các nhân tố của môi trường vĩ mô ảnh hưởng đến công ty
Mơi trường vĩ mơ có tác động mạnh mẽ đến nền kinh tế, phản ánh tốc độ tăng trưởng
của một nền kinh tế nói chung và doanh nghiệp nói riêng. Để đánh giá một quốc gia có
phát triển hay khơng người ta sẽ dựa trên các nhân tố của môi trường vĩ mơ, từ đó sẽ
đưa ra những mục tiêu và định hướng cho quốc gia đó.
Các nhân tố của môi trường vĩ mô bao gồm:
3.1.1 Môi trường kinh tế
3.1.1.1 Tỷ lệ tăng trưởng của nền kinh tế
 Theo báo cáo của Tổng Cục Thống Kê, tình hình kinh tế tháng 2 và 2 tháng đầu
năm 2020 xuất hiện nhiều dấu hiệu có ảnh hưởng tiêu cực đến tốc độ tăng trưởng
kinh tế, cũng như ổn định kinh tế vĩ mô; nhiều chỉ số giảm so với cùng kỳ năm
trước. Tuy nhiên, nền kinh tế vẫn còn nhiều điểm sáng rất đáng mừng trong thời
gian qua.
 Hai kịch bản tăng trưởng kinh tế Việt Nam 2020 được bộ Kế hoạch Đầu tư dự báo
tương ứng giả thiết dịch Covid-19 được khống chế trong quý I.2020 và quý
II.2020, thì mức tăng trưởng GDP đều thấp hơn mục tiêu 6,8% đã đề ra, lần lượt là
6,25% hoặc 5,96%.
 Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa 2 tháng đầu năm 2020 ước tính đạt 74
tỷ USD, tăng 2,4% so với cùng kỳ năm trước, trong đó kim ngạch xuất khẩu hàng
hóa đạt 36,9 tỷ USD, tăng 2,4%; nhập khẩu đạt 37,1 tỷ USD, tăng 2,4%. Cán cân
thương mại hàng hóa 2 tháng ước tính nhập siêu 176 triệu USD.
 Nơng nghiệp vẫn được duy trì ổn định, nhiều lĩnh vực tiếp tục tăng trưởng; dịch
bệnh dần được kiểm soát sản lượng thủy sản tăng 2,7%.
Nguồn: Tổng cục Thống kê
 Cơ hội: Kinh tế tăng trưởng khá.

 Rủi ro:
- Dịch bệnh COVID-19 có tác động rất mạnh, thậm chí là nghiêm trọng đến kinh tế
Việt Nam bởi tác động của nó là nhiều chiều lên tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế;
với 3 tác động chính vào tăng trưởng, đầu tư và thương mại; gián đoạn các chuỗi
giá trị sản xuất quan trọng; suy giảm tiêu dùng tác động lớn đến dịch vụ và du lịch.

7


-

Nhiều doanh nghiệp phải đứng trước nguy cơ thua lỗ thậm chí là phá sản do số
lượng khách hàng liên tục giảm trong giai đoạn dịch bệnh.
Xuất khẩu trì trệ do tình hình dịch bệnh ngày càng phức tạp, số lượng chuyến bay
giảm đáng kể do đó gây nhiều khó khăn cho các công ty xuất khẩu.

3.1.1.2 Lãi suất
Theo Quyết định 419/QĐ-NHNN 2020 về mức lãi suất tiền gửi tối đa tại Ngân hàng:
1. Mức lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi khơng kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 1 tháng
là 0,5%/năm.
2. Mức lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 6 tháng là
4,75%/năm; riêng Quỹ tín dụng nhân dân và Tổ chức tài chính vi mô áp dụng mức lãi
suất tối đa đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 6 tháng là 5,25%/năm.
TheoTheo Quyết định 420/QĐ-NHNN 2020 mức lãi suất cho vay ngắn hạn của Ngân
hàng:
1. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngồi (trừ Quỹ tín dụng nhân dân và
Tổ chức tài chính vi mơ) áp dụng mức lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng đồng Việt
Nam là 5,5%/năm.
2. Quỹ tín dụng nhân dân và Tổ chức tài chính vi mơ áp dụng mức lãi suất cho vay
ngắn hạn tối đa bằng đồng Việt Nam là 6,5%/năm.

 Cơ hội:
- Lãi suất hiện nay giảm giúp các doanh nghiệp bớt gánh nặng về tài chính, có thể
vay ngân hàng với mức lãi suất thấp để duy trì hoạt động vượt qua tình hình khó
khăn này.
- Đối với các doanh nghiệp đang nợ ngân hàng thì giảm được một khoản tiền lãi
ngân hàng đáng kể.
3.1.1.3 Tỷ giá hối đoái:
 Giá vàng trong nước tăng theo giá vàng thế giới do giới đầu tư lo ngại các nước sẽ
đối mặt với một triển vọng kinh tế tiêu cực dưới tác động của dịch Covid-19, dẫn
đến nhu cầu mua các loại tài sản an toàn như vàng tăng cao.
 Bình quân giá vàng thế giới đến ngày 24/2/2020 tăng 2,15% so với tháng 1/2020.
Trong nước, chỉ số giá vàng tháng 2/2020 tăng 2,74% so với tháng trước; tăng
7,23% so với tháng 12/2019 và tăng 20,06% so với cùng kỳ năm trước.
 Chỉ số giá đô la Mỹ tháng 2/2020 tăng 32,32% so với tháng trước; tăng 0,34% so
với tháng 12/2019 và tăng 0,06% so với cùng kỳ năm trước.
Nguồn: Tổng cục Thống kê
 Cơ hội:
-

Đối với các doanh nghiệp thuộc ngành xuất khẩu thủy sản là những ngành xuất
khẩu rịng, đồng thời khơng có hoặc có ít nợ vay bằng USD, doanh nghiệp thu về
8


tiền USD và thu mua hàng hóa trong nước để chế biến xuất khẩu lại bằng tiền
VND vì vậy tỷ giá tăng đem lợi một khoản lợi cho doanh nghiệp.
 Rủi ro:
-

Đối với các doanh nghiệp mà nhập khẩu nguyên liệu từ nước ngồi về để gia cơng,

do đó tỷ giá USD/VND tăng sẽ làm đội giá thành sản xuất.

3.1.1.4 Tỷ lệ lạm phát
 Chỉ số giá tiêu dùng tháng 2/2020 giảm 0,17% so với tháng trước, chủ yếu do nhu
cầu tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ của người dân sau Tết Nguyên đán giảm nên giá
nhiều mặt hàng dần trở về mặt bằng giá trước Tết; dịch Covid-19 làm cho giá dịch
vụ du lịch, khách sạn, dịch vụ vui chơi, giải trí giảm và giá xăng dầu được điều
chỉnh giảm trong tháng. Tuy nhiên, chỉ số giá tiêu dùng tháng 2 và bình quân 2
tháng đầu năm 2020 so với cùng kỳ năm trước (tăng 5,4% và 5,91%) đều ở mức
tăng cao nhất trong 7 năm gần đây.
 CPI bình quân 2 tháng đầu năm 2020 tăng 5,91% so với bình quân cùng kỳ năm
2019; CPI tháng 2/2020 tăng 1,06% so với tháng 12/2019 và tăng 5,4% so với cùng
kỳ năm trước.
 Lạm phát cơ bản tháng 2/2020 tăng 0,17% so với tháng trước và tăng 2,94% so với
cùng kỳ năm trước.
 Lạm phát cơ bản bình quân 2 tháng đầu năm nay tăng 3,1% so với bình quân cùng
kỳ năm 2019.
Nguồn: Tổng cục Thống kê
 Rủi ro:
-

Chi phí sản xuất hàng hóa tăng vọt, dẫn đến tăng giá sản phẩm đầu ra. Tất cả
những yếu tố này ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của doanh nghiệp.
Giá bán tăng làm giảm nhu cầu mua sắm, giảm nhu cầu về mặt hàng đang sản xuất
của doanh nghiệp, lượng hàng hóa tiêu thụ đều giảm một cách rõ rệt.

3.1.2 Mơi trường quốc tế
Theo báo cáo của Hội nghị Liên hợp quốc về Thương mại và Phát triển (UNCTAD),
sự bùng phát dịch COVID-19 cũng ảnh hưởng tiêu cực đến kinh tế tồn cầu, với ước
tính kinh tế thế giới có thể mất khoảng 2.000 tỷ USD trong năm 2020 do dịch

COVID-19.
Các yếu tố của mơi trường quốc tế có tác động mạnh mẽ đến tốc độ tăng trưởng của
nền kinh tế, bao gồm:
9


Theo các nghiên cứu, giá dầu trên thế giới biến động có thể chi phối cả nền kinh tế
Việt Nam, 1 USD/thùng thì có thể ảnh hưởng đến ngân sách khoảng 1.000 tỷ đồng và
ảnh hưởng đến nhiều ngành chủ đạo của quốc gia như: sản xuất, giao thông, vận tải,
hàng hải, logistics... Thực tế giá dầu thô biến động hàng ngày, hàng giờ. Trong khi đó,
kế hoạch ngân sách lại xây dựng theo giá dầu cố định của một năm sẽ rất khó cho
người thực hiện trong việc xây dựng chiến lược và kế hoạch sản xuất kinh doanh.
(Theo Chuyên gia Đoàn Tiến Quyết, Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Quản lý Dầu
khí, Viện Dầu khí Việt Nam). Vì vậy, giá dầu biến động khơng chỉ ảnh hưởng đến sự
phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế, mà cịn tác động đến sự tăng trưởng của cơng ty
TNHH thương mại, xuất-nhập khẩu Mỹ Bình.
Bên cạnh Singapore, Việt Nam là nước duy nhất ở Đông Nam Á tham gia vào tất cả
các Hiệp định thương mại tự do trong khu vực, qua đó việc thu hút đầu tư từ nước
ngoài sẽ dễ dàng hơn, bao gồm: Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC), Hiệp định đối tác
xuyên Thái bình dương (TPP) cũng như Hiệp định thương mại tự do châu Âu – Việt
Nam và liên minh kinh tế Á-Âu đứng đầu bởi Nga (EAWU). Cùng với việc phát triển
hết sức năng động của nền kinh tế Việt Nam, các Hiệp định thương mại tự do cũng
giúp Việt Nam trở thành một điạ điểm đầu tư hấp dẫn hơn.
 Các Quy định về việc giảm thuế nhập khẩu trong các Hiệp định này sẽ tạo điều kiện
thuận lợi cho các doanh nghiệp xuất khẩu tại Việt Nam.
 Cơ hội:
-

Tồn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng, đặc biệt là khi Việt
Nam gia nhập WTO mang lại nhiều cơ hội cho nhiều doanh nghiệp làm ăn hợp tác

với các đối tác nước ngoài.

-

Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam-Liên minh châu Âu (EVFTA) và Hiệp định
Bảo hộ đầu tư (EVIPA) là cơ hội lớn tăng thêm thị phần cho các sản phẩm và
doanh nghiệp Việt Nam vào thị trường châu Âu.

 Rủi ro:
-

Tham gia Hiệp định thương mại bắt buộc các doanh nghiệp trong nước phải chịu
sự cạnh tranh gay gắt bởi các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi.

3.1.3 Mơi trường khoa học - công nghệ:
 Trong những thập niên gần đây, Việt Nam chứng kiến sự phát triển như vũ bão của
khoa học kỹ thuật, nhất là trên các lĩnh vực công nghệ thông tin, công nghệ sinh
học, công nghệ vật liệu mới… đóng vai trị quan trọng trong việc nâng cao năng
suất lao động, góp phần gia tăng hiệu quả sản xuất.
10


 Việt Nam có hơn 24.000 tiến sĩ, mạng lưới các tổ chức KHCN với trên 1.100 tổ
chức nghiên cứu và phát triển thuộc mọi thành phần kinh tế, trong đó có gần 500 tổ
chức ngồi nhà nước, có gần 200 trường đại học và cao đẳng, trong đó có 30
trường ngồi cơng lập. Từ năm 2000 tỷ lệ chi ngân sách nhà nước cho KHCN đã
đạt 2%, đánh dấu mốc quan trọng trong q trình thực hiện chính sách đầu tư phát
triển KHCN của Đảng và Nhà nước. Ngoài ra, cịn có các nguồn đầu tư cho KHCN
từ DN, đầu tư nước ngoài và các quỹ về KHCN.
 Từ sự quan tâm của nhà nước về phát triển KHCN, Việt Nam đã đạt được những

thành tựu trên các lĩnh vực khoa học - xã hội – nhân văn, khoa học tự nhiên, xây
dựng, công nghệ thông tin, truyền thông, y học. Những thành công trong nghiên
cứu và ứng dụng KHCN đã góp phần làm cho chất lượng tăng trưởng kinh tế được
cải thiện theo hướng bền vững và ổn định. Tuy nhiên, thực tiễn đội ngũ cán bộ
KHCN chất lượng cao của Việt Nam hiện nay còn thiếu, trang thiết bị của các viện
nghiên cứu, các trường đại học nhìn chung cịn yếu, thiếu và chưa đồng bộ.
Nguồn: Tạp chí Tài chính Kỳ 1 - Tháng 10/2019
 Cơ hội:
-

Khoa học – kĩ thuật phát triển giúp các doanh nghiệp có những trang thiết bị, dây
chuyền sản xuất tự động giảm bớt nhân lực cho sản xuất đồng thời năng cao hiệu
quả sản xuất.

-

Tạo ra các sản phẩm có chất lượng cao một cách đồng loạt, giảm bớt chi phí sản
xuất.

 Rủi ro:
-

Yêu cầu các doanh nghiệp phải chạy theo thời đại tự trang bị cho mình những cơng
nghệ tiên tiến nếu khơng muốn bị bỏ lại phía sau.

3.1.4 Mơi trường chính trị - pháp luật:
 Tình hình chính trị - an ninh ổn định
 Hệ thống pháp luật ngày càng được sửa đổi phù hợp với nền kinh tế hiện nay
 Nền kinh tế mở sau khi nước ta gia nhập WTO, các chính sách kinh tế phù hợp hơn
khơng những với doanh nghiệp Việt Nam mà cịn với doanh nghiệp nước ngoài

muốn đầu tư vào nước ta
 Cơ chế điều hành của Nhà nước hiện nay: chủ trương đường lối theo Đảng Cộng
Sản Việt Nam
 Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước pháp quyền. Hệ thống
chính trị hiện nay ra đời từ khi thiết lập Nhà nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa,
11


gồm các cấu thành quyền lực chính trị sau: Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa, Nhân dân trong hệ thống chính trị, Hiến pháp. Đảng
Cộng sản Việt Nam: Là đội tiên phong của giai cấp cơng nhân, đại biểu trung thành
lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, vừa là lực
lượng hợp thành, vừa là lực lượng lãnh đạo hệ thống chính trị XHCN, bảo đảm cho
hệ thống chính trị giữ được bản chất giai cấp công nhân và bảo đảm mọi quyền lực
thuộc về nhân dân.
 Nguyên tắc quản lý giá của Nhà nước:
1. Nhà nước thực hiện quản lý giá theo cơ chế thị trường; tôn trọng quyền tự định giá,
cạnh tranh về giá của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh theo quy định của pháp
luật.
2. Nhà nước thực hiện điều tiết giá theo quy định của Luật này để bình ổn giá; bảo vệ
quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh, người tiêu dùng và
lợi ích của Nhà nước.
3. Nhà nước có chính sách về giá nhằm hỗ trợ khu vực có điều kiện kinh tế - xã hội
khó khăn, khu vực có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
4. Nhà nước quy định nguyên tắc, phương pháp xác định giá đối với hàng hóa, dịch vụ
do Nhà nước định giá phù hợp với nguyên tắc của nền kinh tế thị trường.
 Cơ hội:
-

Chính sách đổi mới, mở cửa cùng với sự ổn định về chính trị, mơi trường sống an

tồn, an ninh là cơ hội để các doanh nghiệp đầu tư và phát triển.

 Rủi ro:
-

Việc quản lí giá cả thị trường của cơ quan Nhà nước vẫn còn lỏng lẻo. Quá trình
thực thi luật cạnh tranh đối với các hành vi cạnh tranh không lành mạnh chưa thực
sự hiệu quả.

3.1.5 Mơi trường văn hóa xã hội:
 Dịch bệnh: Bộ Kế hoạch và Đầu tư, ngày 12/2, khi công bố báo cáo đánh giá ảnh
hưởng của dịch Covid-19 đối với kinh tế-xã hội Việt Nam, đã giảm mức dự báo
GDP xuống chỉ còn 5,96% nếu dịch bệnh kéo dài đến quý II, so với mục tiêu đặt ra
trước đó cho cả năm là 6.8%.
Các chuyên gia dự đoán rằng khả năng GDP của Việt Nam sẽ sụt giảm trong
khoảng từ 0,5% - 1% trong năm 2020 nếu dịch Covid 19 vẫn tiếp tuc.
Nguồn: BBC News Tiếng Việt

12


 Văn hóa Việt Nam khá ơn hịa. Chúng ta không quá khắt khe về tôn giáo như
người Trung Đông, khơng có kỷ luật để khép mình vào tập thể như người Nhật
Bản, khơng q lệ thuộc vào gia đình, dịng họ như người Italia, khơng tư hào về
chủng tộc như người Hoa... Tính chất này giúp con người Việt Nam có tính khoan
dung, mềm dẻo, dễ hịa đồng, nhưng cũng làm chúng ta dễ chao đảo, khơng có
điểm tựa vững chất về tinh thần. Bên cạnh đó người Việt Nam cịn có tính cần cù,
siêng năng, sáng tạo, thơng minh giúp người Việt Nam có nhiều phát minh, sáng
kiến hay.
 Đời sống dân cư trong tháng 2/2020 tiếp tục được cải thiện. Tình hình thiếu đói

trong nơng dân đã giảm nhiều so với cùng kỳ năm trước, thiếu đói chỉ phát sinh tại
Yên Bái với 873 hộ thiếu đói, tương ứng với 3,2 nghìn nhân khẩu thiếu đói. Tính
chung 2 tháng đầu năm, cả nước có 3,8 nghìn lượt hộ thiếu đói, giảm 85,8% so với
cùng kỳ năm trước, tương ứng với 13,3 nghìn lượt nhân khẩu thiếu đói, giảm
86,4%.
Nguồn: theo Tổng cục Thống kê
 Cơ hội:
-

Đem đến nguồn lao động với các đức tính cần cù, siêng năng, sáng tạo cho các
doanh nghiệp.

-

Đời sống dân cư ổn định được cải thiện tạo điều kiện thuận lợi cho công ty ổn định
doanh thu.

 Rủi ro:
-

Dịch bệnh làm giảm mức tiêu thụ hàng hóa đáng kể gây thiệt hại cho các doanh
nghiệp.

- Tâm lí tiêu dùng hàng ngoại, khơng tin tưởng hàng Việt vẫn cịn tồn tại.
3.1.6 Mơi trường tự nhiên:
Bờ biển dài, vùng đặc quyền kinh tế rộng lớn. Có 4 ngư trường trọng điểm: Hải
Phịng-Quảng Ninh, quần đảo Hồng Sa, quần đảo Trường Sa, Ninh Thuận-Bình
Thuận- Bà Rịa-Vũng Tàu, Cà Mau-Kiên Giang. Nguồn thủy sản rất phong phú. Tổng
trữ lượng hải sản khoảng 3,9 – 4,0 triệu tấn cho phép khai thác hằng năm 1,9 triệu tấn.
Biển nước ta có hơn 2000 lồi cá, 100 lồi tơm, rong biển hơn 600 lồi… Dọc bờ biển

có nhiều vũng – vịnh, đầm phá, các rừng ngập mặn có khả năng ni trồng hải sản.
Nước ta có nhiều sơng suối, kênh rạch,..

13


Thực trạng thiếu nước và xâm nhập mặn năm 2020 đang diễn ra gay gắt và phá vỡ mọi
kỷ lục đã xác lập trước đó, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc sản xuất, trồng trọt,
tưới tiêu ,nuôi trồng thủy sản..., gây thiệt hại lớn cho nền kinh tế của Việt Nam. Xâm
nhập mặn làm thiệt hại khoảng gần 39.000 ha diện tích sản xuất lúa; khoảng 95.600 hộ
dân đang gặp khó khăn về nguồn nước sinh hoạt, ảnh hưởng đến 10/13 tỉnh ở ĐBSCL,
trừ An Giang, Đồng Tháp và Cần Thơ.
Nguồn: Báo điện tử của Bộ Tài nguyên và môi trường
 Cơ hội:
-

Điều kiện tự nhiên thuận lợi để các doanh nghiệp tự mở thêm trang trại để nuôi
trồng thủy sản cho riêng mình.

-

Nguồn thủy sản đầu vào được đảm bảo.

 Rủi ro:
-

Xâm nhập mặn ảnh hướng đến các nông hộ cung cấp nguồn đầu vào cho các doanh
nghiệp từ đó gián tiếp ảnh hưởng đến các doanh nghiệp.

-


Chất lượng nguồn cung thủy sản cũng giảm mạnh.

3.1.7 Môi trường nhân khẩu học
Nhân khẩu là yếu tố đầu tiên quan trọng mà bất kì nhà quản trị nào cũng phải quan
tâm, vì nhân khẩu tạo ra khách hàng cho doanh nghiệp, tác động tới hoạt động
marketing của các doanh nghiệp chủ yếu trên các phương diện sau:
+ Dân số: theo Tổng Cục Thống Kê:
Tổng dân số: 96.208.984 người ( năm 2019)


Nữ giới là 48.327.923 người, chiếm 50,2%.



Tỷ lệ giới tính: 99,1 nam/ 100 nữ



Mật độ dân số là 290 người/km2



Tỷ lệ tăng dân số: tỷ lệ tăng dân số bình quân năm giai đoạn 2009 - 2019 là
1,14%/năm, giảm nhẹ so với giai đoạn 1999 - 2009 (1,18%/năm).

14





Số dân sống ở khu vực thành thị: 33.122.548 người, chiếm 34,4% tổng dân số
cả nước.

+ Cấu trúc tuổi: Số liệu dân số theo độ tuổi (ước lượng):
 Thanh thiếu niên dưới 15 tuổi: 23.942.527 (12.536.210 nam / 11.406.317 nữ)
 Người từ 15 đến 64 tuổi: 65.823.656 (32.850.534 nam / 32.974.072 nữ)
 Người trên 64 tuổi: 5.262.699 (2.016.513 nam / 3.245.236 nữ)
(Nguồn: />Theo báo cáo của Cục Điều tra dân số Mỹ cơng bố ngày 28/3, dân số tồn cầu đang già
đi với một tốc độ chưa từng có. Tới 8,5% người dân trên toàn thế giới, tương đương
600 triệu người, thuộc vào nhóm tuổi 65 hoặc trên 65. Nếu xu thế này tiếp tục, vào
năm 2050, nhóm này sẽ chiếm tới 17% dân số toàn cầu, tương đương 1,6 tỷ người.
+ Cộng đồng các dân tộc: dân số thuộc dân tộc Kinh là 82.085.826 người, chiếm
85,3%. Trong 53 dân tộc thiểu số, 6 dân tộc có dân số trên 1 triệu người là: Tày, Thái,
Mường, Mông, Khmer, Nùng (trong đó dân tộc Tày có dân số đơng nhất với 1,85 triệu
người); 11 dân tộc có dân số dưới 5 nghìn người, trong đó Ơ Đu là dân tộc có dân số
thấp nhất (428 người). Địa bàn sinh sống chủ yếu của người dân tộc thiểu số là vùng
Trung du và miền núi phía Bắc và Tây Nguyên. (theo Tổng Cục Thống Kê)
+ Phân phối thu nhập: Theo cách tính hiện nay, GDP đầu người Việt Nam chưa tới
2.600 USD/người/năm. Nhưng theo cách tính GDP mới thì thu nhập bình quân đầu
người sẽ vào khoảng 3.000 USD/năm. (Nguồn: /> Cơ hội:
-

Dân số đông, xu hướng tiêu dùng hàng nội địa tăng => thị trường tiêu thụ đầy tiềm
năng, phát triển.

-

Bên cạnh đó trình độ dân trí cũng được nâng cao => cung cấp lực lượng lao động
có trình độ chun môn cho doanh nghiệp.


-

Thu nhập tăng cũng làm cho sức mua của người tiêu dùng tăng.

 Rủi ro:

15


-

-

Thu nhập tăng thì u cầu về hàng hóa của người tiêu dùng cũng tăng lên đòi hỏi
các doanh nghiệp phải cải thiện, nâng cao chất lượng sản phẩm mới có thể đáp ứng
nhu cầu người tiêu dùng.
Dân số trên thế giới có xu hướng già đi.

3.2 Mơi trường ngành của công ty TNHH Thương mại – Xuất nhập khẩu Mỹ
Bình

Hình 1: Sơ đồ năm áp lực cạnh tranh của Michael Porter
3.2.1 Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn
Rào cản xâm nhập ngành:
 Chi phí gia nhập ngành: Cần sản lượng rất lớn để có thể cung cấp cho nhà sản xuất
chế biến hoặc xuất khẩu, địi hỏi chi phí rất cao để đầu tư. Từ đó, cho thấy chi phí
gia nhập ngành là một rào cản rất lớn để tham gia vào ngành thủy hải sản => áp lực
thấp
 Quy mô của ngành: ngành sản xuất thuốc sinh học hay ni trồng thủy hải sản là

một ngành có quy mơ lớn, mang tính xuất khẩu khá cao. Vì thế, u cầu về nguồn
cung là rất lớn, khơng thích hợp cho những doanh nghiệp, nhà cung ứng nhỏ => áp
lực thấp
 Sự bảo hộ của chính phủ: chính phủ Việt Nam ln có những chính sách bảo hộ và
định hướng phát triển ngành thủy và hải sản thành một trong những ngành công

16


nghiệp tọng điểm của nước ta. Vì thế, có rất nhiều cơ hội mở ra cho các đối thủ
cạnh tranh tiềm ẩn => áp lực ao cho ngành
 Ngoài ra, còn một số yếu tố khác cũng tạo ra những áp lực về đối thủ cạnh tranh
tiềm ẩn: lòng trung thành của khách hàng, chi phí chuyển đổi của khách hàng…

 Từ phân tích những rào cản gia nhập ngành của đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn, thì có
thể nói một các khái quát rằng: áp lực về đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn là tương đối
thấp.
3.2.2 Đối thủ cạnh tranh trong ngành:
a) Quy mô cạnh tranh, số lượng đối thủ
Các công ty xuất nhập khẩu thủy sản lớn nhất Việt Nam có thể kể đến: tập đồn thủy
sản Minh Phú, công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản An Giang-AGIFISH, công Ty
Cổ Phần Chế Biến Hàng Xuất Khẩu Cầu Tre, công ty cổ phần Nam Việt... và nhiều
công ty khác. Những công ty này đã tạo nên sự cạnh tranh quyết liệt trong thị trường
thủy sản trong nước. Ngồi các đối thủ cạnh tranh trong nước cịn phải chịu sự cạnh
tranh từ các doanh nghiệp đến từ các nước láng giềng như Trung Quốc, Thái Lan,
Indonesia, Ấn Độ có xu hướng hạ giá bán sản phẩm tơm. Bangladesh bắt đầu thúc đẩy
sản xuất tôm thẻ chân trắng... tạo áp lực lên mặt hàng tôm xuất khẩu của nước ta. Bên
cạnh đó, cũng phải đối mặt với sự cạnh tranh mạnh mẽ từ các nước phát triển khác như
Hoa Kỳ, Canada.
Bảng 1: Ma trận hình ảnh cạnh tranh


Các yếu tố thành cơng

Cơng ty Mỹ
Mức
Bình
độ
Điểm
quan Hạng
quan
trọng
trọng

Cơng ty Minh
Phú
Điểm
Hạng
quan
trọng

1. Thị phần
2. Chất lượng sản phẩm
3. Mạng lưới phân phối
4. Marketing
5. Khả năng cạnh tranh giá
6. Trình độ cơng nghệ
7. Năng lực tài chính
8. Dịch vụ hậu mãi
Tổng cộng


0,2
0,12
0,08
0,12
0,16
0,12
0,12
0,08
1

4
3
4
3
3
4
3
3

2
3
2
2
4
3
2
3

0,4
0,36

0,16
0,24
0,64
0,36
0,24
0,24
2,64

Nhận xét:

17

0,8
0,36
0,32
0,36
0,48
0,48
0,36
0,24
3,4

Cơng ty Nam Việt

Hạng
3
3
3
3
2

3
2
3

Điểm
quan
trọng
0,6
0,36
0,24
0,36
0,32
0,36
0,24
0,24
2,72


Đối với ngành thủy sản thì tập đồn Minh Phú đang chiếm thị phần và giữ vị thế
dẫn đầu trong ngành, tiếp đến là công ty Nam Việt. Trong những năm gần đây tốc
độ tăng trưởng của ngành thủy sản nước ta tương đối cao, nhưng bên cạnh đó chi
phí sản xuất cũng tăng cao do giá nguyên liệu đầu vào và tình hình kinh tế biến
động. Vì vậy, trong những năm tiếp theo u cầu cơng ty phải có những chiến lược
để giữ vững vị trí và phát triển mạnh thêm.
b) Tốc độ tăng trưởng của ngành:
 Sản xuất thủy sản quý I/2020 gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của dịch tả lợn
châu Phi; hạn hán, xâm nhập mặn tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long; dịch cúm
gia cầm có nguy cơ bùng phát và dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, tác động tiêu
cực tới hoạt động sản xuất, xuất nhập khẩu sản phẩm nông sản. Sản xuất thủy sản
quý I/2020 tăng 2,79%, thấp hơn mức tăng 4,96% và 5,42% của cùng kỳ các năm

2018 và 2019. (theo Tổng Cục Thống Kê)
 Trị giá xuất khẩu thủy sản trong tháng 2/2020 là 501 triệu USD, tăng nhẹ 1,9% so
với tháng trước, đưa trị giá xuất khẩu nhóm hàng này trong 2 tháng đầu năm nay
đạt 989 triệu USD, giảm 10,7% so với cùng thời gian năm 2019. Hàng thủy sản
trong 2 tháng tính từ đầu năm chủ yếu được xuất khẩu sang thị trường: Nhật Bản:
185 triệu USD, tăng 2,7%; Hoa Kỳ: 180 triệu USD, tăng nhẹ 0,8%; EU với 150
triệu USD, giảm 9,3%… so với một năm trước đó. (theo Cục Hải Quan Việt Nam)

c) Sự phân tán hay tập trung của đối thủ cạnh tranh trực tiếp:
 Tập trung các nước có bờ biển hoặc những vùng nước ngọt, lợ. Đối thủ tập trung
như Trung Quốc, phân tán như Ấn Độ, Edudor, Argentina… là những đối thủ lớn
cho các loại hình thủy hải sản của Việt Nam
 Ngành thủy sản Việt Nam là ngành phân tán do có nhiều cơng ty có quy mơ lớn
như Tập đồn Minh Phú, cơng ty thủy sản An Giang, cơng ty thủy sản Năm Căn,...
và nhiều công ty nhỏ như công ty UV, công ty thủy sản Minh Cường... nhưng các
cơng ty có thị phần lớn vẫn khơng có đủ sức chi phối ngành mà ngày càng chịu sự
cạnh tranh mạnh mẽ đến từ các doanh nghiệp nước ngoài.
d) Ngành tăng trưởng hay suy giảm
Ngành xuất khẩu đang là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của Việt Nam,
từ đó những ngành có liên quan như: sản xuất thuốc sinh học, nuôi trồng và chế

18


biến thuỷ hải sản.. cũng phát triển theo. Điều đó đồng nghĩa với việc sự cạnh tranh
trong ngành này càng lớn => áp lực cao
e) Rào cản rút lui
 Rào cản về cơng nghệ, vốn đầu tư: chi phí đầu tư ban đầu của ngành rất cao, do đó
khi một cơng ty muốn rút lui khỏi thị trường thì sẽ gặp khó khăn trong việc thu hồi
vốn đầu tư như thiết bị, máy móc...

 Ràng buộc với người lao động: các hợp đồng lao động dài hạn,..
 Ràng buộc với chính phủ, các tổ chức có liên quan.
 Ngồi 2 yếu tố trên, cịn có các u tố: sự khác biệt giữa sản phẩm của mình với
đối thủ, chi phí chuyển đổi,.. cũng tạo ra áp lực với các đối thủ cạnh tranh trực tiếp
 Từ những yếu tố trên, ta có thể thấy đối thủ cạnh tranh trực tiếp tạo áp lực rất lớn
đối với các ngành chế biến và khẩu thủy hải sản Việt Nam, và các sản phẩm thuốc
sinh học cho việc nuôi trồng thuỷ hải sản.
3.2.3 Áp lực từ nhà cung cấp:
VD: Mặc dù Việt Nam có rất nhiều thuận lợi trong việc ni và đánh bắt thủy hải sản
và có thể tự sản xuất thuốc sinh học nhưng vẫn phải nhập khẩu một lượng lớn nguyên
vật liệu sản xuất => áp lực lớn
Nhà cung cấp có thể trở thành một đối thủ canh tranh: vì họ có những thứ chúng ta cần
để sản xuất, nhưng đối với ngành thủy hải sản thì nguồn cung sản lượng thủy hải sản ở
số lượng lớn=> áp lực tương đối nhỏ
Sức mạnh mặc cả của nhà cung cấp thủy sản như tôm, cá... trong nước hạn chế. Xét về
quy mô ngành nuôi trồng thủy sản, đa số thủy sản được ni tại các hộ gia đình, chỉ có
số ít được nuôi tại các trang trại quy mô lớn. Điều này cho thấy người dân nuôi thủy
sản tự phát, dẫn đến việc không đảm bảo số lượng và chất lượng từ đó làm giảm khả
năng thương lượng của các nhà cung cấp. Việc thiếu kinh nghiệm quản lý, diện tích
ni trồng nhỏ, tỷ lệ rối loạn sinh sản và mắc bệnh của tơm, cá cịn ở mức cao…khiến
người nơng dân rất bất lợi. Do đó, các cơng ty xuất khẩu thủy sản trong nước nắm thế
chủ động trong việc thương lượng giá thu mua thủy sản => áp lực thấp
 Nhà cung ứng đa số là các hộ dân nhỏ lẽ nên sức ép mà họ gây ra cho các công ty
tương đối nhỏ. Nhà cung ứng nhỏ lẽ cũng gây hạn chế trong việc đảm bảo chất lượng
đầu vào và số lượng cho các công ty.

19


3.2.4 Áp lực từ khách hàng:

– Có 2 loại khách hàng chính:
+ Khách hàng cá nhân là những người trực tiếp trả tiền cho doanh nghiệp chúng ta và
thường là một người ra quyết định mua hàng.
+ Khách hàng tổ chức là tổ chức trả tiền cho doanh nghiệp của chúng ta bằng ngân
sách của họ với quyết định mua hàng thuộc về một nhóm người trong tổ chức.
 Khách hàng hội nhập: đối với ngành chế biến thủy hải sản thì khách hàng là những
người tiêu dùng. Đa số khách hàng là các quốc gia nhập khẩu, từ đó có thể thấy
ngành này khó có thể tạo ra sức ép về khách hàng có thể tự sản xuất sản phẩm như
mình cung cấp => áp lực nhỏ.
 Sản phẩm mình cung cấp cho khách hàng có gì đặc biệt: mặc dù sản phẩm cua Việt
Nam có chất lượng nhưng vẫn chưa có thương hiệu trên thế giới, vẫn bị nhiễm một
số loại hóa chất cấm nên khó tạo ra sự khác biệt cho sản phẩm thuỷ hải sản của
Việt Nam mặc dù giá sản phẩm Việt Nam khá rẻ trên sàn quốc tế. Thêm vào đó,
yêu cầu của các nước quốc tế về chất lượng cũng rất nghiêm ngặt => áp lực lớn
Ta có thể xét qua 2 loại khách hàng:
 Áp lực từ khách hàng lẻ:
Dân số phát triển nhanh khiến nhu cầu về thủy sản cũng tăng. Hiện nay thị trường
Nhật Bản, Hoa Kỳ, EU có doanh thu tiêu thụ thủy sản rất lớn. Riêng Việt Nam với dân
số hơn 97 triệu dân cũng là một thị trường đầy tiềm năng của ngành thủy sản. Tuy
nhiên trong điều kiện hiện nay thu nhập người dân tăng, mức sống được cải thiện, họ
quan tâm nhiều hơn đến vấn đề sức khỏe do đó khách hàng địi hỏi ngày càng cao về
chất lượng sản phẩm cũng như mẫu mã, chủng loại.
 Áp lực từ các nhà phân phối:
Muốn đưa sản phẩm đến ta người tiêu dùng thì phải qua các kênh phân phối nên các
công ty cũng chịu áp lực từ các nhà phân phối. Đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ
tại Việt Nam, việc đưa các sản phẩm vào hệ thống phân phối của các siêu thị ln gặp
phải khó khăn và trở ngại vì các áp lực về giá và chất lượng. Hầu hết các sản phẩm của
Việt Nam rất khó xâm nhập vào các thị trường lớn như Mỹ ,EU nếu không qua hệ
thống phân phối. Chính vì vậy chúng ta đã được lắng nghe những câu chuyện về việc
sản phẩm thủy sản sản xuất ở Việt Nam bán cho nhà phân phối với giá thấp còn người

dân Việt Nam khi mua hàng ở nước ngồi thì phải chịu những cái giá cắt cổ so với sản
phẩm cùng chủng loại ở trong nước => áp lực lớn.

20


 Khách hàng gây áp lực lớn đối với doanh nghiệp về giá cả, chất lượng sản phẩm,
dịch vụ đi kèm và chính họ là người điểu khiển cạnh tranh trong ngành thông qua
quyết định mua hàng.
3.2.5 Áp lực từ những sản phẩm thay thế:
 Thủy sản là thực phẩm bổ sung chất dinh dưỡng cho con người. Thủy hải sản còn
là nguồn dinh dưỡng lớn đối với sức khỏe người dân, giàu vitamin, chứa nhiều
khoáng chất tự nhiên…
 Thay vì sử dụng các thực phẩm thủy sản thì có thể dùng thịt gà, thịt vịt, thịt heo,
bò,... để thay thế tơm, cá. Tuy nhiên do hương vị mang tính chất đặc trưng, thành
phần dinh dưỡng khác biệt nên thủy sản vẫn là sự lựa chọn của nhiều khách hàng.
Vì thế, khách hàng có thể sử dụng những sản phẩm thay thế từ nhiều nhà cung ứng
khác nhau từ các các doanh nghiệp trong nước cũng như trên thế giới, nhưng cũng
phải tùy thuộc tỷ giá hối đoái giữa các đồng tiền có phù hợp với thu nhập bình qn,
cũng như nền kinh tế của khách hàng hay không.
 Do tính chất đặc trưng của sản phẩm nên áp lực từ sản phẩm thay thế tương đối
thấp. Các doanh nghiệp vẫn có khả năng cao trong việc cạnh tranh với các sản
phẩm thay thế.

KẾT LUẬN
1) Sức hấp dẫn của ngành
- Ngành xuất khẩu thủy sản hiện đang là ngành có tỷ suất sinh lợi và tốc độ tăng
trưởng cao. Tốc độ ngừng tăng trưởng, đạt mức bình quân là 10.5%/năm, giá trị tăng
20,1%/năm.
- Thói quen của hầu hết người dân Việt Nam là sử dụng các sản phẩm thủy sản tươi

sống. Tuy nhiên theo thời gian thì nhu cầu trong tiêu thụ các sản phẩm thủy sản đã qua
chế biến ngày càng tăng cao.
- Theo khảo sát của Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), giá
trị tiêu thụ sản phẩm thủy hải sản của người tiêu dùng trong nước lên đến 22.000 tỷ
đồng/năm (tương đương 1 tỷ USD) và mức tiêu thụ bình quân của người Việt Nam
ước khoảng 35kg thủy hải sản/năm. Dự báo mức tiêu thụ này sẽ tăng đến
44kg/người/năm từ năm 2020 trở đi.
21


Ngành nuôi trồng sản xuất và chế biến, xuất khẩu thủy hải sản rất hấp dẫn với thị
trường hiện nay, kéo theo những chế phẩm sinh học cũng là một ngành rất hấp dẫn vì
đó là điều kiện tiên quyết quyết định đến năng suất cũng như chất lượng sản phẩm.
Với tỷ suất sinh lợi cao, tốc độ tăng trưởng ổn định, thị trường ngành thủy sản đầy
tiềm năng được đánh giá là ngành hấp dẫn các doanh nghiệp trong lẫn ngoài nước.
Mặc dù là ngành đầy tiềm năng phát triển nhưng những rào cản gia nhập ngành cũng
rất lớn đối doanh nghiệp muốn gia nhập. Sự cạnh tranh trong ngành cũng rất khốc liệt
giữa các công ty trong và ngồi nước.
2) Bất kì yếu tố nào cũng tạo nên áp lực cho ngành, tuy nhiên thì cũng có yếu tố tố
gấy áp lực cao và ngược lại, có thể đánh giá một cách sơ bộ đối với ngành thủy hải
sản như sau:
 ÁP LỰC CAO:
+ Đối thủ cạnh tranh trong ngành
+ Áp lực từ khách hàng
 ÁP LỰC THẤP:
+ Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn
+ Áp lực từ sản phẩm thay thế
+ Áp lực từ nhà cung ứng
3) Thách thức:
+ Chưa hoạt động hết công suất, hiệu quả khai thác xa bờ chỉ đáp ứng 6070% đơn hàng

+ Chưa áp dụng tiến bộ khoa học vào nuôi trồng một cách hiệu quả
+ Chịu áp lực từ nhiều nguồn: nguyên vật liệu, yêu cầu khắc khe từ khách
hàng quốc tế, khí hậu nóng ẩm dễ gây bệnh...
+ Áp lực về thương hiệu tên thị trường quốc tế ảnh hưởng tới giá trị của sản
phẩm mang quốc tịch Việt Nam
 Ngành thủy hải sản và những ngành liên quan đến thủy hải sản Việt Nam cần nổ
lực nhiều hơn nữa trong thời gian sắp tới.

22


4. MÔI TRƯỜNG NỘI BỘ CỦA CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI – XUẤT
NHẬP KHẨU MỸ BÌNH
4.1 Phân tích chuỗi giá trị của cơng ty

Hình 2: Chuỗi giá trị của cơng ty
4.1.1 Các hoạt động hỗ trợ
4.1.1.1 Cơ sở hạ tầng của công ty
a) Cơ sở vật chất:
 Không ngừng mở rộng sản xuất, nhà máy đang đầu tư xây dựng một phịng thí
nghiệm hiện đại theo tiêu chuẩn ISO 17025 với mục đích kiểm tra các chỉ tiêu theo
yêu cầu để kiểm sốt chất lượng.
 Cơng nghệ hiện đại, dây chuyền thiết bị khép kín, tự động hóa cao của AVE –
ITALYA, thiết bị máy móc đồng bộ, hiện đại theo tiêu chuẩn quốc tế.
 Hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2000
 Bằng cách chuyển giao công nghệ, chúng tôi và hệ thống khách hàng đã và đang
cung cấp ngàn tấn tôm thành phẩm chất lượng cao mỗi năm, đảm bảo 100% nguồn
tôm sạch, đáp ứng yêu cầu khắt khe của thị trường trong và ngồi nước. Tơm ln
được áp dụng triệt để theo công nghệ nuôi tiên tiến bằng vi sinh, khơng sử dụng
kháng sinh, hóa chất độc hại,... trong suốt q trình ni. Tuy nhiên, có nhiều

doanh nghiệp nhỏ lẻ nuôi tôm theo phương pháp truyền thống nên khi phát hiện
tơm bệnh thì có khả năng giải quyết khơng triệt để làm tồn dư các loại hố chất và
kháng sinh trong tơm, từ đó làm giảm đáng kể chất lượng tôm. Với sản phẩm tôm
đông lạnh của MBC, con tơm cịn sống được cấp đơng ở nhiệt độ -40 độ C ngay
khi vừa đánh bắt Sau khi rã đông cơ thịt vẫn săn chắc, ngọt thơm, chất lượng đạt
98-99% so với tôm tươi.
� Với những công nghệ trên đã giúp MBC có bước tiến xa vì cơ sở vật chất hiện đại sẽ
quyết định đến chất lượng sản phẩm. Nếu cơng ty vẫn cịn sử dụng những công nghệ
cũ, lỗi thời, tôm không được đông lạnh đúng nhiệt độ thì ảnh hưởng lớn đến thịt tơm
như rã, bở và mất hương vị tơm vốn có. Mặc khác, với dây chuyền khép kín và tự
động hố sẽ giúp MBC linh hoạt hơn trong quá trình vận hành, đỡ tốn nhân cơng và
đảm bảo các q trình diễn ra liên tục, hiệu quả.
23


 Bên cạnh đó, cơng ty Mỹ Bình đã phát triển thêm hai vùng nuôi tôm sạch với quy
mô hơn 50 hecta và không ngừng mở rộng. Con tôm luôn được áp dụng triệt để
theo công nghệ nuôi tôm tiên tiến bằng vi sinh, khơng sử dụng kháng sinh, hóa chất
độc hại,... trong suốt q trình ni. Khác với các loại hoá chất độc hại, thuốc tăng
trưởng và kháng sinh trên thị trường đã làm chất lượng tôm giảm sút đáng kể và
mất uy tín của ngành xuất khẩu tơm Việt Nam. Và có một thời gian người ni tơm
đã sử dụng các loại kháng sinh diệt khuẩn bị cấm sử dụng như Chloroform,
Cloramphenicol, Aristolochia spp và các chế phẩm từ chúng... dẫn đến tôm tăng
trưởng chậm và kém chất lượng, thậm chí gây ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu
dùng vì hàm lượng kháng sinh cịn dư trong tơm.
� Vì vậy, đây là điểm mạnh nổi trội nhất giúp thương hiệu Mỹ Bình trở nên nổi tiếng
và có sức cạnh tranh cao trên thị trường với nhiều sản phẩm nổi bật mà khơng chứa
hố chất độc hại ảnh hưởng đến chất lượng tôm như:
 Sản phẩm PITOZYME - Men tiêu hóa cho tơm giúp tiêu hóa nhanh thức ăn, ức
chế các vi khuẩn gây bệnh đường ruột, cải thiện hệ thống tiêu hóa sau khi sử

dụng kháng sinh.
 Sản phẩm NEXLIN -. Đặc trị và phòng ngừa các bệnh về gan trên tôm, phân
trắng, teo gan tụy cấp (EMS). Không tồn lưu và gây độc cho gan tụy.
 Sản phẩm PROZYME - Giúp ruột to, phân dài, phòng phân trắng, giúp bổ sung
men tiêu hóa có lợi với hàm lượng cao vào đường ruột tơm, giúp tơm tiêu hóa
tốt, phịng ngừa các bệnh về đường ruột trên tơm hiệu quả.
b) Quy mô:
 Thành lập được 11 năm với sự nỗ lực không ngừng MBC đã đạt được nhiều thành
tựu to lớn, liên tục phát triển lớn mạnh, nhận được niềm tin, sự ủng hộ của đông
đảo khách hàng, nhà phân phối và đại lý trên khắp cả nước đặc biệt là các tỉnh
Đồng bằng sông Cửu Long. Tuy nhiên, thị phần của công ty trên thị trường vẫn
chưa cao và chưa có tầm ảnh hưởng như cơng ty Minh Phú, công ty thủy sản Cà
Mau hay công ty thủy sản An Giang... đây là 3 công ty chiếm phần lớn thị phần ở
đồng bằng Sơng Cửu Long. Vì thế trong bối cảnh dịch Covid19 ngày càng diễn
biến phức tạp thì cơng ty Mỹ Bình lại càng gặp nhiều khó khăn hơn.
 Thực tế cho thấy, với quy mô không lớn so với những công ty thủy sản khác, lại
trong tình thế tiến thối lưỡng nan do dịch Covid19, cơng ty hiện đang gặp nhiều
khó khăn trong việc luân chuyển nguồn vốn, tốn chi phí bảo quản khá lớn khi chưa
thể tìm đầu ra cho sản phẩm, gia tăng chi phí hỗ trợ hộ dân có hợp tác với cơng ty...

24


Vì thế, với quy mơ và thị phần của MBC trên thị trường sẽ gặp nhiều khó khăn hơn
so với các đối thủ khác.
c) Tài chính:
 Năm 2019, kết quả kinh doanh của MBC khá tốt với doanh thu đạt 4253 tỷ đồng
tăng 12%, lợi nhuận sau thuế đạt 152 tỷ tăng 8% so với năm 2018. Nhìn chung tốc
độ tăng trưởng của công ty qua các năm vẫn ổn định ở mức cao.
 Tuy nhiên, sức mạnh tài chính của công ty vẫn chưa mạnh bằng các đối thủ như

công ty cổ phần Minh Phú với doanh thu mỗi năm trên 10.000 tỷ đồng, lợi nhuận
sau thế mỗi năm trên 700 tỷ đồng, ngồi ra cịn có vốn chủ sở hữu rất lớn. Khoảng
nợ 100 tỷ để xoay vòng công ty cũng là một trong những mối lo của công ty.
 Cơ sở hạ tầng đã đem đến nhiều điểm mạnh, tuy nhiên cũng bộc lộ nhiều điểm yếu
của công ty.
� Điểm mạnh:
 Nhà máy của MBC luôn hoạt động với công suất ổn định đảm bảo nhu cầu
người tiêu dùng.
 MBC có tốc độ tăng trưởng cao qua các năm.
 Tự chủ được nguồn cung nhờ mở thêm 2 vùng ni tơm.
� Điểm yếu:
 Nợ xoay vịng 100 tỷ chưa thanh toán.
� Với kết quả kinh doanh ổn định như trên thì tốc độ tăng trưởng của cơng ty vẫn còn
thua xa so với đối thủ mà chủ yếu là CTCP Minh Phú, công ty thủy sản Cà Mau, cơng
ty thủy sản An Giang. Vì vậy, nếu doanh thu cứ tiếp tục ổn định thì khả năng gia tăng
thị phần của MBC rất thấp, lợi thế cạnh tranh càng rơi vào tay đối thủ, từ đó khiến
cơng ty khó thanh tốn được số nợ 100 tỷ, dẫn đến lợi nhuận thu được không nhiều.
4.1.1.2 Quản trị nguồn nhân lực
a) Văn hóa cơng ty
 Các giá trị nền tảng:
 Con người là tài sản , là nguồn lực cạnh tranh
 Tiên phong khai phá với khát vọng chiến thắng
 Hợp tác cùng phát triển , hài hịa lợi ích với các đối tác
 Tinh thần dân tộc
 Các phẩm chất của con người MBC:
25


×