TỔNG QUAN CHUNG VỀ TỔNG CÔNG TY THƯƠNG MẠI HÀ NỘI.
1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Tổng công ty Thương mại Hà
Nội
Tổng công ty Thương mại Hà Nội là doanh nghiệp nhà nước được thành lập
theo quyết định số 125/2004/QĐ-UB ngày 11/08/2004 của UBND thành phố Hà
Nội thí điểm hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con.
Tên giao dịch tiếng Việt :TỔNG CÔNG TY THƯƠNG MẠI HÀ NỘI
Tên giao dịch quốc tế :HANOI TRADE CORPORATION
Tên viết tắt :HAPRO
Trụ sở giao dịch :38-40 Lê Thái Tổ, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội
Điện thoại :38267984 Fax :844-4-8267983
Email :
Website : www.haprogroup.vn
Tiền thân của Tổng Công ty Thương mại Hà Nội là Công ty SX-XNK Nam
Hà Nội (Haprosimex Saigon) được thành lập vào đầu năm 1999. Từ đó đến nay,
công ty đã trải qua ba lần sáp nhập doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước và nhiều lần
nhận giao vốn Nhà nước tại các công ty cổ phần.
Lần thứ nhất sáp nhập doanh nghiệp: Ngày 02/01/1999, UBND Thành phố
Hà Nội ra quyết định số 07/QĐ-UB sáp nhập chi nhánh Công ty SX-XNK Tổng
hợp Hà Nội tại Thành phố Hồ Chí Minh và Xí nghiệp phụ tùng xe đạp xe máy Lê
Ngọc Hân, đổi tên thành Công ty SX-XNK Nam Hà Nội (Haprosimex Saigon).
Lần thứ hai sáp nhập doanh nghiệp: Ngày 12/12/2000, UBND Thành phố Hà
Nội ra quyết định số 6908/QĐ-UB sáp nhập Công ty ăn uống dịch vụ Bốn mùa vào
Công ty SX-XNK Nam Hà Nội và đổi tên thành Công ty SX-DV & XNK Nam Hà
Nội trực thuộc Sở Thương mại Hà Nội, vẫn lấy tên là Haprosimex Saigon.
Lần thứ ba sáp nhập doanh nghiệp: Ngày 20/03/2002 UBND Thành phố Hà
Nội ra quyết định số 1757/QĐ-UB sáp nhập Xí nghiệp Giống cây trồng Toàn
Thắng thuộc Công ty giống cây trồng Hà Nội – Sở Nông nghiệp và phát triển nông
thôn vào Công ty SX-DV & XNK Nam Hà Nội để thực hiện dự án xây dựng khu
sản xuất, chế biến thực phẩm liên hợp.
Ngoài ba lần sáp nhập doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước, Tổng công ty còn
nhiều lần nhận giao vốn Nhà nước tại các công ty cổ phần như:
- Ngày 10/12/2002 UBND thành phố Hà Nội ra quyết định số 8513/QĐ-UB giao
phần vốn 7,8 tỷ đồng (61,2%) tại công ty cổ phần Simex.
- Ngày 22/07/2003 UBND Thành phố Hà Nội ra quyết định 4201/QĐ-UB giao 1,22
tỷ đồng (64,5%) tại công ty cổ phần Sứ Bát Tràng.
- Ngày 23/10/2003 UBND Thành phố Hà Nội ra quyết định số 6359/QĐ-UB giao
phần vốn 7,2 tỷ đồng (40%) tại công ty cổ phần Thăng Long.
Sau ba lần sáp nhập công ty và nhiều lần nhận giao vốn Haprosimex Saigon
đã trở thành một doanh nghiệp có quy mô lớn và lĩnh vực hoạt động phong phú
đang dạng. Tổng Công ty Thương mại Hà Nội ra đời và chính thức đi vào hoạt
động từ ngày 29/9/2004 theo quyết định phê duyệt Đề án thành lập Tổng Công ty
Thương mại Hà Nội số 129/2004/QĐ-TTg ngày 14/7/2004 của Thủ tướng Chính
phủ và quyết định số 125/2004/QĐ-UB của UBND Thành phố Hà Nội.
Tổng Công ty Thương mại Hà Nội từ chỗ doanh thu bán hàng thuần chỉ ở
mức 1872,8 tỷ đồng vào năm 2004, đến năm 2008 đã tăng lên 2242,788 tỷ đồng;
Kim ngạch xuất khẩu của Tổng Công ty năm 2004 chỉ có 9,077 triệu USD đến năm
2008 đã tăng lên 81,2 triệu USD. Hiện nay, Tổng Công ty đã giao dịch với hơn 70
quốc gia, đã và đang xuất khẩu sang 60 quốc gia trong khu vực và trên toàn thế
giới. Bên cạnh đó, Tổng Công ty luôn đảm bảo việc làm ổn định cho lao động, đời
sống của cán bộ công nhân viên không ngừng được cải thiện.
Dưới đây là một số chỉ tiêu tài chính thể hiện tình hình sản xuất kinh doanh
của Tổng Công ty Thương mại Hà Nội trong hai năm gần đây:
Biểu số 1.1: Một số chỉ tiêu kinh tế tài chính chủ yếu của Tổng Công ty
Thương mại Hà Nội (Đơn vị: Triệu đồng)
Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008
So sánh
+/- %
1.Tổng Tài sản 759959 987947 + 227988 30
2.Nguồn vốn CSH 244159 301780 + 57621 23,59
3.DT bán hàng thuần 1968266 2242788 + 274522 13,9
4.LN thuần từ HĐSXKD 10327 9765 - 562 5,44
5.Tổng LN trước thuế 11440 10430 - 1010 8,83
6.Thuế TNDN phải nộp 3203,2 2920,4 - 282,8 8,83
7.LN sau thuế 8236,8 7509,6 - 727,2 8,83
8.Thu nhập BQ 1LĐ/tháng 2,534 2,792 + 0,258 10,18
9.Tỷ suất LNST/Tổng TS 1,083 0,760 - 0,323 29,82
10.Tỷ suất LNST/Vốn CSH 3,37 2,48 - 0,89 26,4
11.Tỷ suất LNST/DT 0,418 0,334 - 0,084 20
(Nguồn: Báo cáo tài chính Tổng công ty Thương mại Hà Nội năm 2007, 2008 )
Qua các chỉ tiêu tài chính hai năm 2007 và 2008 thể hiện ở Biểu số 1.1 ta có
thể thấy tình hình sản xuất kinh doanh của Tổng Công ty đang phát triển theo chiều
hướng tích cực. Tổng Tài sản Tổng công ty năm 2008 tăng 30% so với năm 2007
là do Tổng công ty đã đầu tư thêm vào TSCĐ để mở rộng sản xuất. Điều này
chứng tỏ tình hình tài chính năm 2008 của Tổng công ty rất ổn định. Bên cạnh đó,
các chỉ tiêu khác bao gồm: Vốn CSH, Thu nhập bình quân đầu người năm 2008
cũng tăng so với năm 2007, đời sống người lao động không ngừng được nâng cao.
Tuy nhiên, các chỉ tiêu LNTT và LNST năm 2008 đều giảm so với năm
2007 mặc dù năm 2008 doanh thu bán hàng thuần tăng 13,9% so với năm 2007. Sở
dĩ như vậy là vì năm 2008, tình hình kinh tế trong nước và quốc tế biến động lớn,
ảnh hưởng nghiêm trọng đền tình hình sản xuất kinh doanh của Tổng công ty. Thời
tiết những tháng đầu năm rét đậm kéo dài, cuối năm lại hứng chịu đợt mưa lớn
những ngày đầu tháng 11 khiến thị trường chao đảo. Việc thu mua nguồn nông sản,
thực phẩm tươi sống gặp rất nhiều khó khăn, giá thu mua đắt do nguồn hàng khan
hiếm. Điều này làm cho Giá vốn hàng bán tăng cao so với năm 2007. Bên cạnh đó
các chi phí bán hàng cũng tăng do việc vận chuyển hàng hóa không thuận lợi, hàng
hóa bị hư hỏng nhiều sau trận mưa kỷ lục. Tất cả những nhân tố khách quan trên
khiến cho LNTT năm 2008 giảm so với năm 2007 cho dù Doanh thu bán hàng
thuần tăng. Đây cũng là tình hình chung của tất cả các doanh nghiệp trong năm
2008.
1.2. Đặc điểm tổ chức quản lý và kinh doanh tại Tổng công ty Thương mại
Hà Nội.
1.2.1 Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của Tổng công ty
Sơ đồ 1.1. Bộ máy quản lý Tổng công ty Thương mại Hà Nội
Tổng Công ty Thương mại Hà Nội là một doanh nghiệp Nhà nước hoạt động
theo mô hình công ty mẹ - công ty con, đứng đầu là Hội đồng quản trị. Do vậy, bộ
máy quản lý của Tổng công ty được tổ chức theo mô hình trực tuyến chức năng
(Sơ đồ 1.1).
Trong đó:
Các công ty
thành viên TCT
Các công ty liên
doanh liên kết
Các đơn vị trực
thuộc TCT
Các phòng ban
quản lý
CÁC PHÓ TGĐ
KẾ TOÁN TRƯỞNG
TỔNG GIÁM ĐỐC
BAN KIỂM SOÁT
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
Hội đồng quản trị: là cơ quan đại diện trực tiếp của chủ sở hữu Nhà nước
tại Tổng Công ty, có quyền nhân danh Tổng Công ty để quyết định mọi vấn đề liên
quan đến mục tiêu nhiệm vụ, quyền lợi của Tổng Công ty trừ những vấn đề thuộc
thẩm quyền, trách nhiệm của đại diện chủ sở hữu Tổng Công ty (UBND TP Hà
Nội). HĐQT có nhiệm vụ kiểm tra giám sát Tổng giám đốc, Giám đốc các công ty
con; Kiến nghị Thủ tướng Chính phủ và UBND TP Hà Nội một số quyết định các
dự án đầu tư ra nước ngoài và chịu trách nhiệm trước đại diện chủ sở hữu và pháp
luật về mọi hoạt động của Tổng Công ty.
Ban kiểm soát: Ban kiểm soát do HĐQT lập ra để kiểm tra giám sát tính
hợp pháp, chính xác và trung thực trong quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh,
ghi chép sổ kế toán, báo cáo tài chính và việc chấp hành điều lệ Tổng Công ty,
Nghị quyết, Quyết định của HĐQT, quyết định của chủ tịch HĐQT. Ban kiểm soát
thực hiện nhiệm vụ do HĐQT giao, báo cáo và chịu trách nhiệm trước HĐQT.
Tổng Giám đốc: Tổng Giám đốc do UBND Thành phố Hà Nội bổ nhiệm,
là người đại diện theo pháp luật, điều hành hoạt động của Tổng Công ty theo
những mục tiêu, kế hoạch, nghị quyết, quyết định của HĐQT phù hợp với điều lệ
của công ty; Chịu trách nhiệm trước HĐQT và pháp luật về việc thực hiện các
quyền và nhiệm vụ được giao.
Các phó Tổng Giám đốc: Các Phó Tổng Giám đốc do UBND Thành phố
Hà Nội bổ nhiệm theo đề nghị của HĐQT Tổng Công ty, là người giúp việc cho
Tổng Giám đốc, thay mặt Tổng Giám đốc điều hành Tổng Công ty theo phân công
và ủy quyền được giao; Chịu trách nhiệm trước UBND, HĐQT, TGĐ và trước
pháp luật về việc thực hiện các nhiệm vụ được phân công hoặc ủy quyền.
Kế toán trưởng: Kế toán trưởng do UBND Thành phố Hà Nội bổ nhiệm
theo đề nghị của HĐQT Tổng công ty. Kế toán trưởng có nhiệm vụ tổ chức thực
hiện công tác kế toán của Tổng Công ty; giúp Tổng Giám đốc kiểm tra, giám sát