Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

MỘT SỐ Ý KIẾN ĐÓNG GÓP NHẰM HOÀN THIỆN KẾ TOÁN BÁN HÀNG TẠI TRUNG TÂM THƯƠNG MẠI VÀ XUẤT NHẬP KHẨU THIẾT BỊ THUỶ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (119.79 KB, 13 trang )

MỘT SỐ Ý KIẾN ĐÓNG GÓP NHẰM HOÀN THIỆN KẾ TOÁN BÁN
HÀNG TẠI TRUNG TÂM THƯƠNG MẠI VÀ XUẤT NHẬP KHẨU THIẾT
BỊ THUỶ
3.1 Nhận xét về công tác kế toán bán hàng tại Trung tâm
3.1.1 Ưu điểm
Với nền kinh tế thị trường ngày càng phát triển các mặt hàng kinh doanh
ngày càng đa dạng đòi hỏi mỗi đơn vị, doanh nghiệp phải có định hướng đúng đắn.
Để nhận định và quán triệt vấn đề đó, Ban lãnh đạo Trung tâm đã đưa ra nhiều biện
pháp kinh tế có hiệu quả nhằm khắc phục mọi khó khăn và có được vị trí vững
chắc trên thị trường.
Bộ máy kế toán của Trung tâm được tổ chức phù hợp với yêu cầu của công
việc và phù hợp với chuyên môn của mỗi người. Bên cạnh cán bộ chủ chốt có trình
độ đại học, các cán bộ khác cũng đã qua các lớp bồi dưỡng tương đương với trình
độ đại học. Để công tác kế toán thuận lợi hơn trong việc hạch toán, lưu trữ và xử lý
các số liệu, ban lãnh đạo Trung tâm đã trang bị máy vi tính cùng với phần mềm kế
toán VASJ ACCOUNTING để giảm bớt một phần công việc cho nhân viên. Hiện
nay 100% người trong phòng kế toán sử dụng thành thạo phần mềm kế toán VASJ
ACCOUNTING.
3.1.2 Nhược điểm
Thứ nhất, Trung tâm hiện nay chưa áp dụng phương pháp dự phòng phải thu
khó đòi, một phương pháp thể hiện nguyên tắc thận trọng của kế toán. Trong khi
đó Trung tâm thường bán chịu cho khách hàng với các loại hàng hóa có giá trị lớn
vì vậy rủi ro các khoản phải thu của Trung tâm là rất lớn. Tuy đa số khách hàng là
những người khách quen, nhưng phương thức bán hàng này có ảnh hưởng đến hiệu
quả sử dụng vốn lưu động của Trung tâm.
Thứ 2, trong điều kiện hiện nay, việc bán hàng là một vấn đề quan trọng đối
với các doanh nghiệp. Để bán được hàng các doanh nghiệp không chỉ nghĩ đến
việc mua cái gì và chất lượng như thế nào mà còn phải quan tâm đến quá trình tổ
chức tiêu thụ hàng hóa trong đó có các phương thức bán hàng. Thực tế tại Trung
tâm hầu hết chỉ bán hàng theo phương thức bán trực tiếp và bán tại kho của Trung
tâm và các cửa hàng cũng được mở ra nhưng việc tiêu thụ hàng hóa cũng chưa áp


dụng các phương pháp khác như: gửi hàng đi bán,.. một cách linh hoạt.
Thứ 3, về hệ thống sổ, nhìn chung hệ thống sổ chi tiết về tổng hợp của Trung
tâm khá hoàn thiện, đáp ứng được những yêu cầu đặt ra. Tuy nhiên, đối với sổ chi
tiết bán hàng mà Trung tâm đang sử dụng chỉ phản ánh doanh thu bán hàng tổng
hợp của tất cả các loại hàng hóa mà không theo dõi doanh thu riêng của từng loại,
số lượng, đơn giá từng loại hàng mà Trung tâm tham gia kinh doanh do đó kế toán
đã không có số liệu đầy đủ để hạch toán lỗ lãi cho từng loại hàng hóa.
Thứ tư, các khoản chi phí phát sinh trong quá trình thu mua như chi phí vận
chuyển, bốc dỡ, phí mở L/C.. Trung tâm đã không hạch toán riêng vào TK 1 562
“Chi phí thu mua hàng hóa” mà Trung tâm lại hạch toán vào TK 6417 “Chi phí
dịch vụ mua ngoài”. Hạch toán như vậy là không đúng với chuẩn mực kế toán
chung, không phản ánh đúng trị giá vốn của hàng nhập khẩu cũng như không phản
ánh đúng bản chất của chi phí mua hàng. Nó ảnh hưởng đến tính chính xác cho nhà
quản trị doanh nghiệp để từ đó có biện pháp làm giảm chi phí và tăng lợi nhuận.
3.2 Yêu cầu hoàn thiện công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả hoạt
động kinh doanh tại Trung tâm TM & XNK thiết bị thủy.
Trong quá trình thực tập tại Trung tâm TM & XNK thiết bị thủy, với những
ưu điểm và nhược điểm đã chỉ ra ở trên, em nhận thấy công tác kế toán của Trung
tâm tương đối khoa học cả về tổ chức bộ máy kế toán lẫn công tác hạch toán, tuy
nhiên, trước những yêu cầu đa dạng của thực tế, không có gì là tuyệt đối hoàn hảo,
do vậy, việc không ngừng tăng cường hoàn thiện công tác kế toán nói chung và
công tác kế toán bán hàng và xác đinh kết quả kinh doanh là hết sức cần thiết, các
giải pháp hoàn thiện phải dựa trên cơ sở tôn trọng cơ chế Tài chính, tôn trọng chế
độ kế toán của nhà nước nhưng cũng phải phù hợp với đặc điểm của doanh nghiệp
với hiệu quả cao nhất.
Từ những kiến thức đã được học tập và nghiên cứu, trên cơ sở những yêu
cầu đặt ra cộng với kết quả tìm tòi, học hỏi tại đơn vị thực tập, em xin mạnh dạn đề
xuất một số ý kiến nhằm hoàn thiện hơn nữa công tác kế toán bán hàng và xác định
kết quả kinh doanh tại Trung tâm thương mại và xuất nhập khẩu thiết bị thuỷ
3.2.1 Hoàn thiện về phân công bộ máy kế toán

Phòng kế toán của Trung Tâm gồm 6 người, với trình độ cao kinh nghiệm
lâu năm thực sự là một lợi thế của Trung tâm việc bố trí công việc của các thành
viên trong phòng khá hợp lý. Tuy nhiên để nâng cao trình độ nghiệp vụ của cán bộ
kế toán thì có thể vài năm một lần kế toán viên nên đổi phần việc của mình cho
người khác. Qua đó, mỗi người sẽ có một tầm nhìn khái quát hơn về kế toán, hiểu
sâu sắc hơn từng phần hành công việc, đồng thời khi quay trở lại công việc cũ họ
sẽ làm tốt hơn nữa việc làm đó sẽ tạo điều kiện cho sự phối hợp nhịp nhàng trong
công việc, tránh trường hợp thực hiện trùng lặp giữa các phần hành riêng.
3.2.2 Hoàn thiện về giá vốn hàng bán
Hiện nay, Trung tâm đang tính trị giá vốn của hàng hoá xuất kho theo
phương pháp thực tế bình quân gia quyền. áp dụng theo phương pháp này thì việc
phản ánh số tiền tồn kho hàng hoá sẽ không được liên tục mà phải đến cuối tháng
kế toán mới phản ánh được vì vậy trung tâm nên áp dụng phương pháp nhập trước
xuất trước, theo phương pháp này kế toán trừ sổ chi tiết hàng hoá cũng có thể rút
được số lượng hàng tồn kho và số tiền tồn của hàng hoá, phản ánh kịp thời chính
xác tình hình luân chuyển hàng hoá của doanh nghiệp.
3.2.3 Hoàn thiện về kế toán bán hàng
Công ty có chính sách khuyến khích khách hàng để tăng doanh thu bán hàng
nhằm tăng lợi nhuận, cụ thể như giảm giá cho các khách hàng mua với số lượng
lớn, hay thực hiện việc chiết khấu bán hàng. Để hạch toán các nghiệp vụ này,
Trung tâm phải sử dụng các tài khoản sau:
TK 521: Chiết khấu bán hàng
Nợ 532 : Giảm giá bán hàng
Khi phát sinh chiết khấu, giảm giá hàng bán, kế toán ghi định khoản như
sau:
Nợ TK 521
Nợ TK 532
Có TK 131
Hoặc Có TK 111, 112
Đồng thời kế toán điều chỉnh doanh thu

Nợ TK 511
Hoặc Nợ TK 512
Có TK 531
Có TK 532
Khi nộp tiền bán hàng cho ngân hàng, hiện nay kế toán không ghi qua tài
khoản 113 mà chỉ khi nhận được giấy báo có của ngân hàng, kế toán ghi thẳng
sang tài khoản 112, chỉ đến cuối tháng nếu ngân hàng chưa báo có, kế toán mới ghi
qua tài khoản 113, như vậy, trong những thời điểm nhất định trong tháng, kế toán
chưa phản ánh đầy đủ tiền vốn trong Trung tâm. Theo em, khi nộp tiền vào ngân
hàng, căn cứ vào giấy nộp tiền đã được ngân hàng ký nhận, kế toán ghi định khoản
như sau:
Nợ TK 113
Có TK 111
Khi nhận được giấy báo có của ngân hàng kê toán ghi
Nợ TK 112
Có TK 113

×