Tải bản đầy đủ (.pdf) (402 trang)

Tìm hiểu về lịch sử của vùng đất Huế: Phần 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (9.17 MB, 402 trang )




BIỂU GHI BIÊN MỤC TRƯỚC XUẤT BẢN ĐƯỢC THỰC HIỆN BỞI THƯ VIỆN KHTH TP.HCM

Nguyễn Đắc Xuân
700 năm Thuận Hóa - Phú Xuân - Huế / Nguyễn Đắc Xuân. - T.P. Hồ Chí Minh :
Trẻ, 2009.
959tr. : minh họa ; 24cm.
1. Thuận Hóa (Việt Nam) -- Lịch sử. 2. Huế (Việt Nam) -- Lịch sử. 3. Phú Xuân (Huế,
Việt Nam) -- Lịch sử.
959.74 -- dc 22
N573-X18


N

XU

N


HOAN NGHÊNH BẠN ĐỌC GĨP Ý PHÊ BÌNH
NHÀ XUẤT BẢN TRẺ
161b Lý Chính Thắng - Quận 3 - TP. Hồ Chí Minh
Điện thoại: 39316211 - 38465595 - 38465596 - 39316289
Fax: 84.8.38437450
E-mail:
Website: http://www. nxbtre.com.vn

4




L i nói
H

N

H
N

T

u

N

N

H

T
H

T

P

T

H


H

H

N

H

-

N
N

H

UN
N

7

G

T

P

H

N


N

H
T
-

H
M

A H

H

H
P

H

00
Huế bí ẩn

M

H
H

-

U

P

H

H
5


Đề cập đến thơng tin về lịch sử văn hóa Huế, người ta thường nhắc
đến các bộ sử của triều Nguyễn như Đại Nam thực lục, Đại Nam liệt
truyện, Đại Nam nhất thống chí, Đại Nam hội điển sự lệ, bộ Tập
san Đô thành hiếu cổ (Bulletin des Amis du Vieux Hué). Nhưng
trải qua các cuộc chiến tranh diễn ra trên đất Huế (1947, 1968), các
cuộc di tản khỏi Huế (1972, 1975), lũ lụt (1953)... tất cả những sách
sử quan trọng nêu trên, sau năm 1975 hầu như khơng cịn được giữ
ở Huế. Ngay cả những sách báo nghiên cứu của các học giả Thái Văn
Kiểm, Bửu Kế, Phan Văn Dật, Nguyễn Thế Anh... cũng rất khó kiếm.
Muốn làm người cầm bút xứ Huế, tác giả phải đi hỏi chuyện từ các bậc
thầy của mình đến những người lớn tuổi biết chuyện cũ ghi chép lại.
Có dịp vào Nam, ra Bắc, tác giả đã sục vào các tiệm sách cũ, tìm mua
những sách báo có liên quan đến Huế. Từ sau ngày đất nước mở cửa,
ơng có dịp sang Pháp, sang Mỹ “tìm Huế xưa”. Đến nay, như ơng nói,
đã có được những tư liệu cần thiết để hình thành ngành Huế học ở Huế.
Để phục vụ những người yêu Huế và cũng để đền đáp công ơn
những người buổi đầu đã giúp ông nghiên cứu Huế, ông đã giải đáp
nhiều thắc mắc của bạn đọc gần xa, những sinh viên làm luận văn
lịch sử văn hóa Huế. Một số những giải đáp đó đã in thành 6 tập Hỏi
đáp về triều Nguyễn và Huế xưa do Nxb Trẻ ấn hành. Nay theo
yêu cầu của độc giả, nội dung 6 tập đã xuất bản được biên tập lại, bổ
sung thêm nhiều hình ảnh, giải đáp mới nữa (tương đương một tập) và

tái bản với tựa đễ 700 năm Thuận Hóa - Phú Xuân - Huế. Tập sách
được chia làm 5 chương: 1. Địa danh; 2. Lịch sử; 3.Triều Nguyễn;
4.Văn hóa văn nghệ; 5. Danh nhân. Thứ tự các bài được sắp xếp
theo diễn tiến thời gian lịch sử.
Và, để được như ý, như trước đây chúng tơi đã trình bày, tác giả và
Nhà xuất bản Trẻ rất mong nhận được ý kiến đóng góp xây dựng bộ
sách của độc giả. Rất mong được ủng hộ!
NHÀ XUẤT BẢN TRẺ

6


Đ A L - Đ A DANH


8


Vị trí địa l t nh Thừa Thiên

700 NĂM THUẬN HÓA - PHÚ XUÂN - HUẾ

Huế trong ản đồ Việt Nam

9


Thành phố Huế có từ bao giờ?
Thành phố Huế nằm trên đôi bờ sông Hương, giữa miền Trung nước
Việt, lưng dựa vào dãy Trường Sơn hùng vĩ, mặt hướng ra biển Đông

cách xa chừng 12km. Huế nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa với hai
mùa mưa nắng rõ rệt.
Đầu triều Nguyễn, thành phố Huế ngày nay là đất kinh sư của
triều đình. Đến đời Pháp thuộc, vào ngày 20-10-1898, vua Thành
Thái ra dụ thành lập thị xã Huế và đến ngày 12-12-1929, Tồn
quyền Đơng Dương ra nghị định chuyển thị xã Huế lên thành
phố Huế.
Hiện nay Huế là thành phố loại 1 trực thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế,
với dân số 323.808 người (theo niêm giám thống kê của Tp Huế năm
2006), phân bố khơng đều trên diện tích 67,77km2 gồm 24 phường nội
thành (Phú Thuận, Phú Bình, Tây Lộc, Thuận Lộc, Phú Hiệp, Phú
Hậu, Thuận Hòa, Thuận Thành, Phú Hòa, Phú Cát, Kim Long, Vĩ Dạ,
Phường Đúc, Vĩnh Ninh, Phú Hội, Phú Nhuận, Xuân Phú, Trường An,
Phước Vĩnh, An Cựu, An Đơng, An Tây, Hương Sơ, An Hịa) và 3 xã
ngoại thành (Thủy Biểu, Hương Xuân, Thủy Xuân). Thành phố Huế
nằm cách Hà Nội 675km về phía bắc và cách Thành phố Hồ Chí Minh
1.060km về phía Nam.
Phần thành phố bên bờ bắc sơng Hương có Kinh thành Huế của
nhà Nguyễn (1802-1945) xây dựng từ năm 1805, đến năm 1993 được
UNESCO cơng nhận là Di sản văn hóa của nhân loại. Đối diện với
Kinh thành về phía bờ nam, cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, được
xem là một khu Tây (quartier européen) với các cơ quan hành chính,
khu bn bán, trường học của chính quyền Bảo hộ mà tiêu biểu là
tòa Khâm sứ Huế (đặt cơ sở từ năm 1876), hãng buôn và khách sạn
Morin (1901), trường Quốc Học (1896) và trường nữ sinh Trung học
Đồng Khánh (1917).
Trong Kinh thành, nửa trước gồm hai phường Thuận Thành và
Thuận Hòa, nửa sau là phường Thuận Lộc và phường Tây Lộc. Bên
10


NGUYỄN ĐẮC XUÂN


ngồi Kinh thành, mặt trước thuộc phường Phú Hịa, mặt phía tây
vịng qua phía bắc và phía đơng bắc thuộc phường Phú Thuận và Phú
Bình. Phía đơng bắc Kinh thành là vùng Gia Hội - Bãi Dâu gồm các
phường Phú Cát, Phú Hiệp và Phú Hậu. Phía tây Kinh thành là vùng
Kim Long có phường Kim Long và xã Hương Long (có chùa Thiên Mụ
và Văn Thánh), phía cực bắc có xã Hương Sơ (có di tích Cống chém
An Hịa). Trên bờ nam sông Hương, khu vực hành chánh, trường học,
khách sạn quốc tế nằm trên ba phường Vĩnh Ninh, Phú Hội, Phú
Nhuận. Về phía thượng lưu có Phường Đúc (có Hổ quyền) và xã Thủy
Biểu, phía hạ lưu có phường Vỹ Dạ. Vùng đồi chập chùng ở phía tây
nam có các phường Trường An (có chùa Từ Đàm, lăng mộ nhà yêu nước
Phan Bội Châu) và phường Phước Vĩnh (có nhà thờ Phú Cam) và xã
Thủy Xuân (có lăng Tự Đức). Tiếp giáp với huyện Hương Thủy ở phía
Nam có phường An Cựu và xã Thủy An (có núi Ngự Bình).
Huế là một trong những trung tâm văn hóa du lịch quan trọng của
Việt Nam, ngồi các di tích của nhà Nguyễn, các chùa chiền, các danh
lam thắng cảnh, Huế cịn là nơi hình thành tư tưởng u nước của
Chủ tịch Hồ Chí Minh, của các vị lãnh đạo cách mạng nổi tiếng thế
kỷ XX như Thủ tướng Phạm Văn Đồng, Đại tướng Võ Nguyên Giáp,
Đại tướng Nguyễn Chí Thanh, nhà thơ Tố Hữu...
Năm 2000, Huế được chọn làm thành phố Festival của quốc gia và
quốc tế.

Thừa Thiên Huế có thành phố Huế là trung tâm văn
hóa du lịch quốc gia, cho biết những “cái đặc biệt
nhất” trong lịch sử, con người và thiên nhiên ở đây.
Khơng phải vì Huế từng là Kinh đô của thịnh thời nước Việt Nam

quân chủ nên Huế đã có những cái mà các thành phố Việt Nam khác
khơng thể có mà sự thật Huế - Thừa Thiên cịn có những q tặng của
tạo hóa thuộc loại kỷ lục quốc gia rất đặc biệt.

700 NĂM THUẬN HÓA - PHÚ XUÂN - HUẾ

11


I. Những k lục do Huế t ng là Kinh đơ của nư c Việt Nam
thời qn chủ:
1. Huế có Kinh thành Huế xây dựng từ đầu triều Nguyễn (1804), lớn
nhất: chu vi vòng của Kinh thành trên 10,5km, diện tích khoảng
6,76km2 (theo Kinh thành Huế của Phan Thuận An);

Bản đồ hành chính thành phố Huế
NGUYỄN ĐẮC XUÂN


2. Có nhiều cung điện, lăng tẩm hùng tráng, uy nghi, thơ mộng,
lộng lẫy nhất: Điện Thái Hòa, điện Cần Chánh (đã bị đốt), điện
Long An... Có bảy lăng vua (Gia Long, Minh Mạng, Thiệu Trị,
Tự Đức (bao gồm cả Kiến Phước), Dục Đức (bao gồm cả lăng
Thành Thái và Duy Tân), Đồng Khánh, Khải Định và hàng trăm
lăng mộ chín đời chúa, lăng các bà hồng hậu (như lăng bà Từ
Dũ), các hoàng tử (như Định Viễn vương, Tùng Thiện vương,
Tuy Lý vương...), vua Hiệp Hòa (mới được hậu duệ cải táng và
xây dựng mới).
3. Có Kỳ đài cao nhất: 50,065m (theo Phan Thuận An);
4. Có lầu Tàng thơ để lưu giữ công văn giấy tờ sách vở xưa nhất;

xây dựng từ năm 1825;
5. Có Bảo tàng cổ vật lưu giữ được nhiều cổ vật triều Nguyễn nhất;
6. Có hồ Tịnh Tâm đẹp nhất;
7. Có Trấn Bình đài (thành Mang Cá) - một pháo đài quân sự cổ
hoàn chỉnh nhất và kiên cố nhất (nay là doanh trại của tỉnh đội
Thừa Thiên - Huế);

K đài Ảnh: Hoài Hương
700 NĂM THUẬN HÓA - PHÚ XUÂN - HUẾ


Hồ Tịnh Tâm Ảnh: Hồi Hương

8. Có nhà hát Duyệt Thị cổ nhất, ra đời từ năm 1826;
9. Có nhà thờ Lão Tử độc nhất - Linh Hựu quán, nay là nơi tọa lạc
của nhà thờ Tây Linh (1829);
10. Có nhiều phủ phịng của các ơng hồng, bà chúa nhất;
11. Chung quanh Kinh thành và Hồng thành có nhiều hồ có tên
tuổi được ghi vào bản đồ địa chính nhất: Theo L.Cadiere (BAVH
1913), riêng trong Kinh thành có đến 32 hồ, những hồ nổi tiếng
nhất là hồ Tịnh Tâm, hồ Học Hải, hồ Xã Tắc, hồ Khám Đường;
12. Kinh thành và vùng chung quanh có nhiều sơng nhất: sơng Ngự
Hà, sông Hương, sông Đông Ba, sông Bạch Yến (sông An Hịa),
sơng Cái Vạn, sơng Thọ Lộc, sơng Lợi Nơng (cịn có tên sơng Phủ
Cam, sơng An Cựu), sơng Phổ Lợi, tổng cộng 7 con sông;
13. Do nhiều hồ, nhiều sông nên Huế cũng có nhiều cầu cổ nổi tiếng
nhất: trong Hồng thành có 2 cầu, 6 cầu đi vào Hồng thành
(trước 3 cầu, sau 1 cầu, bên phải và bên trái 2 cầu), khu vực hồ
Tịnh Tâm trong Kinh thành có 5 cầu có mái che (Cầu Bồng Do14


NGUYỄN ĐẮC XUÂN


anh, cầu Hồng Cừ, cầu Bích Tảo, cầu Lục Liễu, cầu Bạch Tần),
Ngự Hà xuyên qua Kinh thành, nối sông Cái Vạn với sơng Đơng
Ba có 10 cầu (cầu xe lửa, cầu Hoằng Tế, cầu Tây Thành Thủy
Quan, cầu Vĩnh Lợi, cầu Bình Kiều, cầu Khánh Ninh, cầu Ngự
Hà, cầu Đông Thành Thủy Quan, cầu Thanh Long, cầu Bác Tế),
10 cầu đi vào Kinh thành (10 cửa vào Kinh thành có 10 cầu), 3
cầu bắc qua sơng Hương (cầu Trường Tiền, cầu Phú Xuân, cầu
Dã Viễn); 6 cầu bắc qua sông Lợi Nông (cầu Ga, cầu Nam Giao,
cầu Bến Ngự, cầu Kho Rèn, cầu An Cựu), 3 cầu bắc qua sông
Thọ Lộc (Đập Đá, cầu Vỹ Dạ, cầu Vân Dương), 3 cầu bắc qua
sông Đông Ba (cầu Gia Hội, cầu Đông Ba, cầu Bãi Dâu), 2 cầu
bắc qua sông Cái Vạn (cầu Bạch Hổ, cầu Cái Vạn), 1 cầu bắc qua
sơng Kim Long (sơng đã cạn nhưng vẫn có cầu Kim Long), 7 cầu
bắc qua sông Bạch Yến (cầu Xước Dũ, cầu Huyền Khơng, cầu An
Ninh Hạ, cầu An Hịa, cầu Huyền Yến, cầu Cửa Hậu, cầu Bao
Vinh)... mới thống kê sơ bộ đã có đến trên 58 cầu, chưa kể cầu
Chợ Dinh bắc qua sông Hương.

Cửa Thư ng Tứ Ảnh: Hồi Hương

700 NĂM THUẬN HĨA - PHÚ XN - HUẾ

15


II. Do ảnh hưởng của Kinh đô Huế:
1. Huế là nơi có nhiều chùa nhất: Theo lịch sử Phật giáo xứ Huế,

tại Thừa Thiên Huế có 124 ngơi chùa chính, chưa kể 318 khn
hội (Niệm Phật đường);
2. Huế có Thiền sư Liễu Quán có ảnh hưởng lớn nhất (đặc biệt đối
với Phật giáo xứ Đàng Trong);
3. Có chng chùa Thiên Mụ lớn nhất: 3.285 cân (2.021 kg), cao
2,6m, rộng 1,2m;
4. Có chiếc trống cổ chùa Đơng Thuyền lớn nhất: Đường kính
khoảng 2m, chiều dài có đến 3m. Bên trong lịng trống có những
móc thép kéo chéo với nhau. Do đó ở Huế có câu: “Trống Đơng
Thuyền, chiêng (chng) Thiên Mụ”
5. Có nhiều nhà vườn nổi tiếng nhất: nhà vườn An Hiên, vườn nhà
bà Công chúa Ngọc Sơn, nhà vườn Lạc Tịnh viên;

Cầu Tràng Tiền Ảnh: Hoài Hương

16

NGUYỄN ĐẮC XUÂN


Trường Quốc học Huế Ảnh: Hồi Hương

6. Có Sở Nhà thương (nay là bệnh viện Trung ương Huế) để chữa
trị bệnh cho dân theo Tây y, do triều đình Huế thành lập sớm
nhất (1894);
7. Có trường Quốc Học do triều đình Huế mở để dạy cho người Việt
Nam học văn minh văn hóa phương Tây sớm nhất (1896);
8. Quốc Học cũng là ngôi trường xuất thân của nhiều lãnh tụ cách
mạng nhất: Chủ tịch Hồ Chí Minh, Tổng bí thư Trần Phú, Thủ
tướng Phạm Văn Đồng, Đại tướng Võ Nguyên Giáp, nhà thơ Tố

Hữu, Bí thư Sài Gịn Gia Định Nguyễn Chí Diểu, nhà lý luận
Mác-xít Hải Triều v.v... và v.v... (chưa kể những lĩnh vực khác);
9. Có trường nữ Trung học Đồng Khánh (nay là Hai Bà Trưng) được
ca ngợi nhiều nhất;
10. Có cầu Trường Tiền bắc qua sơng Hương đẹp nhất và được thơ
văn ca ngợi nhiều nhất;
11. Có sân vận động Bảo Long (nay là sân vận động Huế) có lịng
chảo để đua xe đạp sớm nhất (1936).
700 NĂM THUẬN HÓA - PHÚ XUÂN - HUẾ

17


Hải Vân uan

III. Do thiên nhiên ban tặng cho Th a Thiên Huế:
1. Đèo Hải Vân hiểm trở và cao nhất: 490m (Đệ nhất hùng quan);
2. Vùng núi Bạch Mã cao 1.450m, có khí hậu ơn đới ở gần biển nhất
(từ chân núi Bạch Mã ra bờ phá Cầu Hai chỉ 3km);
3. Có sơng Hương đẹp nhất;
4. Có lượng mưa hàng năm lớn nhất và các trận mưa kéo dài nhất.
Nguyễn Bính đã từng than:
Trời mưa ở Huế sao buồn thế,
Cứ kéo dài ra mãi mấy ngày

Đến Tố Hữu cũng phải kêu lên:
Nỗi niềm chi rứa Huế ơi,
Mà mưa xối xả trắng trời Thừa Thiên.

18


NGUYỄN ĐẮC XUÂN


IV. Do người dân Huế tạo nên:
1. Có nhiều món ăn nấu theo lối Huế nhất (theo nhà địa lý Trần
Đình Gián, Việt Nam có 3.000 món ăn thì Huế đã có gần 1.700
món, chiếm trên phân nửa món ăn Việt Nam).
2. Có quần hai ống và chiếc áo dài ra đời sớm nhất (đầu thế kỷ
XVIII, thời chúa Nguyễn Phúc Khoát);
3. Kho tàng ca nhạc truyền thống và dân ca có nhiều làn điệu nhất
(35 làn điệu chính), trong đó ca Huế (23 làn điệu chính): Thuộc
cung Bắc (hơi Khách): Lưu thủy, Kim tiền, Long ngâm, Cổ bản,
Lộng điệp, Phú lục. Chín bản Tàu: Phẩm tuyết, Nguyên tiêu,
Hồ quảng, Bình bán, Tây mai, Liên hườn, Xuân phong, Long
hổ, Tẩu mã; Thuộc cung Nam (hơi Ai): Nam ai, Nam bình, Quả
phụ, Tương tư khúc; Thuộc cung Nam hơi Dựng: Hành Vân, Nam
Xuân, Cổ bản dựng, Tứ đại cảnh. Dân ca: Hị (5 điệu chính): Hị

Bún ị Huế
700 NĂM THUẬN HĨA - PHÚ XUÂN - HUẾ

19


Mái nhì, hị Mái đẩy, hị Giã gạo, hị Hụi (hị Nện), hị Ơ. Lý (7 làn
điệu chính): lý Giao dun (cũng gọi là H tình), lý Hồi xn,
lý Con sáo, lý Qua đèo, lý Tử vi, Lý Mười thương, lý Tình tang...
Trên đây là những kỷ lục dễ thấy. Cịn biết bao lĩnh vực khác chưa
có điều kiện để điều tra thống kê, so sánh nên chưa dám đề cập đến

như: Phá Tam Giang - vùng phá nước lợ rộng nhất vùng Đông Nam
Á (trên 56km2), phụ nữ Huế viết văn bạo nhất, Huế có nhiều người
làm cơng tác ngoại giao nhất, những người đi xa có máu đồng hương
đậm đà nhất v.v...
Dù chưa thống kê và so sánh hết nhưng với những kỷ lục nêu
trên thì đã thấy không một thành phố trực thuộc tỉnh – và vùng
chung quanh nào lại có những kỷ lục quốc gia như Huế.

Làm sao phân biệt Thuận Hóa, Huế, Phú Xuân?
Ba địa danh này đều nằm trên một vùng đất có tên gọi là Huế. Tùy
theo thời gian mà từng tên gọi có ý nghĩa rộng hẹp khác nhau.
Trước khi cơng chúa nhà Trần - Trần Huyền Trân - về làm dâu
nước Chăm-pa, mảnh đất Thuận Hóa thuộc hai châu Ơ và châu Ry
(Lý). Năm 1306, vua Chế Mân lấy đất hai châu Ơ, Ry làm sính lễ để
cưới cơng chúa Huyền Trân. Năm 1307, nhà Trần đổi tên hai châu
này thành châu Thuận (bằng lịng) và châu Hóa (thay đổi) và sáp
nhập vào lãnh thổ Đại Việt (tên nước ta lúc đó). Sang đầu triều Lê,
sáp nhập hai châu Thuận và Hóa lại thành lộ rồi trấn, rồi xứ Thuận
Hóa. Xứ Thuận Hóa lúc ấy rất rộng, gồm cả lãnh thổ tỉnh Quảng Trị,
tỉnh Thừa Thiên, phần phía bắc thành phố Đà Nẵng và một phần đất
tỉnh Savanakhét (Lào) ngày nay. Năm 1558, Nguyễn Hoàng xin vua
Lê, chúa Trịnh cho vào trấn đất Thuận Hóa và ơng đã dựng nghiệp
“vạn đại dung thân” cho con cháu nhà Nguyễn sau này.
Từ Thuận Hóa đọc gọn lại và trại ra thành từ Huế. Đầu thế kỷ
XVII, A. De Rhodes đến Thuận Hóa và ghi tên địa danh này trong
sách của ông là Kẻ Huế (trong lúc đó ơng ghi vùng Thăng Long - Hà
Nội là Kẻ Chợ).
NGUYỄN ĐẮC XUÂN



Chùa Thiên Mụ tranh thêu

Phú Xuân là một ngôi làng cổ thuộc huyện Hương Trà nằm trên bờ
bắc sông Hương, được chúa Ngãi vương Nguyễn Phúc Thái (1687-1691)
chọn làm nơi đặt thủ phủ của xứ Đàng Trong; từ năm 1687, chúa Võ
vương Nguyễn Phúc Hoạt (Khốt) (1738-1765) chọn làm Đơ thành Phú
Xuân và vua Quang Trung (1788-1792) chọn làm Kinh đô của nước
Việt dưới thời Tây Sơn (1788-1801). Đầu thế kỷ XIX, vua Gia Long
xây dựng Kinh đô mở rộng trên đất của 8 làng nhưng vẫn lấy tên là
Phú Xuân kinh. Sau này Phú Xuân kinh chỉ là khu vực phía bắc của
thành phố Huế.
700 NĂM THUẬN HĨA - PHÚ XUÂN - HUẾ


Ngày nay, người ta hiểu Thuận Hóa là đất cũ của hai châu Ơ và Ry
xưa, Thuận Hóa đọc gọn lại và trại ra thành Huế. Nói đến Huế là ám
chỉ vùng văn hóa trong phạm vi hai tỉnh Trị Thiên và một phần phía
bắc Đà Nẵng, khác với thành phố Huế chỉ là một đơn vị (tỉnh lỵ) thuộc
tỉnh Thừa Thiên Huế ngày nay. Còn Phú Xuân là nơi đặt Kinh đô của
vua Quang Trung và nhà Nguyễn nằm trong thành phố Huế bây giờ.
Trong lịch sử cận đại, khi nhà Nguyễn đã suy sụp, người Pháp thắng
thế không gọi triều đình nước Đại Nam mà gọi là triều đình Huế. Chữ
Huế được dùng ở đây có nghĩa rộng đến cả Trung kỳ.

Tên sơng Hương có tự bao giờ? Vì sao đặt tên là sơng
Hương?
Khơng rõ hồi cịn nằm trong vương quốc Chăm-pa, con sông Hương
hiện nay mang tên gì. Theo Ơ châu cận lục - ra đời năm 1553(1) - và
Phủ biên tạp lục, viết năm 1776 đều gọi là sông Linh Giang. Nhiều tài
liệu khác cho biết sông Hương đã từng mang tên sông Lô Dung, sông

Dinh, n Lục, sơng Huế v.v...
Chưa tìm được tài liệu để biết đích xác năm khai sinh cái tên sơng
Hương. Thơ văn đề cập đến sơng Hương sớm nhất có lẽ là của Nguyễn
Du - nhà thơ, làm quan đầu triều Nguyễn. Trong một bài thơ chữ Hán,

Sơng Hương nhìn từ đồi Vọng Cảnh
1 Ô châu cận lục - Dương Văn An nhuận sắc, Bùi Lượng phiên dịch, Văn hóa Á Châu, SG 1961 tr. 17
NGUYỄN ĐẮC XUÂN


Hồng hơn trên dịng Hương

iang Ảnh: Hồi Hương

Nguyễn Du viết:
“Hương Giang nhất phiến nguyệt, kim cổ hứa đa sầu”

Tạm dịch: Sông Hương là một mảnh trăng, xưa nay đã gợi lên bao
mối sầu.
Đến Huế sau Nguyễn Du mấy chục năm, Đào Tấn - nhà soạn
tuồng vĩ đại thời Tự Đức - cũng trong một bài thơ chữ Hán đã viết
về sông Hương.
“Cộng ẩm Hương Giang thủy
Vô nhân thức thủy hương”

Tạm dịch:
Cùng uống nước sơng Hương
Khơng có (mấy) người cảm được cái mùi thơm của nước.

Mùi thơm của nước sông Hương không phải là mùi hương tưởng

tượng của các nhà thơ. Mùi hương của nước sơng Hương là có thật.
700 NĂM THUẬN HÓA - PHÚ XUÂN - HUẾ


×