NHẬN XÉT VÀ CÁC GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN KẾ TOÁN
NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN BAO BÌ VIỆT NAM
3.1. Đánh giá khái quát công tác kế toán nguyên vật liệu ở Công ty cổ
phần bao bì Việt Nam
3.1.1. Ưu điểm
* Về quản lý :
Công ty quản lý vật liệu từ khâu dự trữ và sử dụng tốt đảm bảo cung cấp kịp
thời cho sản xuất tăng cường hiệu quả kinh tế, vật liệu đủ cho sản xuất, tránh được
tình trạng thiếu nguyên vật liệu.
Công tác tiếp nhận vật liệu mua về được bộ phận kho tiếp nhận nhanh chóng
chính xác về số lượng, chủng loại, có đủ giấy tờ hợp lệ. Do đó tạo cơ sở để hạch
toán chính xác nguyên vật liệu trong kho.
* Về bộ máy kế toán :
Tổ chức bộ máy kế toán của Công ty được xây dựng trên mô hình đứng đầu
là kế toán trưởng, rồi đến kế toán tổng hợp, phù hợp với đặc điểm quy mô của
Công ty. Các phòng ban phân xưởng phối hợp thực hiện. Bộ máy kế toán làm việc
có nguyên tắc, cán bộ kế toán nhiệt tình yêu nghề, có tinh thần đoàn kết tương trợ,
giúp đỡ nhau trong công việc, việc tổ chức công tác kế toán kịp thời và thích ?ng
với điều kiện của Công ty.
* Về công tác kế toán nguyên vật liệu :
Theo dõi kịp thời tình hình luân chuyển vật liệu trong Công ty, đồng thời
tuân thủ các nguyên tắc chế độ kế toán Nhà nước đã ban hành. Chứng từ, các
nhiệm vụ kinh tế phát sinh được đóng riêng cho từng đối tượng sử dụng. Hệ thống
tài khoản mà đơn vị vận dụng các tài khoản cấp 2 của Công ty là hợp lý đúng quy
định.
3.1.2. Những mặt còn tồn tại
* Về kế toán :
Phân loại vật liệu để sản xuất ra các loại sản phẩm nông nghiệp, Công ty sử
dụng một khối lượng vật liệu bao gồm nhiều loại, mỗi loại có tính chất công dụng
khác nhau. Do vậy muốn quản lý tốt nguyên vật liệu hạch toán chính xác thì phải
phân loại một cách thích hợp khoa học, Công ty đã phân loại vật liệu chính, vật
liệu phụ ... Nhưng trong từng loại vật liệu chưa phân thành từng nhóm vì vậy có
khi cùng loại nhưng cũng khác nhau về tính năng.
* Về quản lý :
Ðể hoàn thành công tác kế toán vật liệu và đạt được những hiệu quả cao
hơn nữa, Công ty cần quan tâm đến hệ thống kho tàng, bảo quản nguyên vật liệu,
tránh thất thoát nguyên vật liệu. Ðặc biệt tránh vật tư mua ngoài kém phẩm chất
gây lãng phí. Từ đó làm tăng định mức tiêu hao nguyên vật liệu trên một đơn vị
sản phẩm.
3.2. Cơ sở đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện.
Cùng với sự đổi mới toàn diện nền kinh tế, hạch toán ngày nay việc cung
cấp các số liệu về kinh tế, tài chính làm nền tảng cho việc ra quyết định kinh doanh
mà có liên quan trực tiếp đến vận mệnh của Công ty.
Qua những năm thành lập Công ty đã không ngừng đổi mới và cố gắng nỗ
lực vườn lên phải kể đến sự lãnh đạo của Ban Giám đốc, của các cán bộ công nhân
viên trong toàn Công ty. Trong đó phòng kế hoạch vật tư của Công ty đã không
ngừng củng cố và hoàn thiện, thực sự trở thành công cụ đắc lực trong công tác
quản lý và kế toán tài chính của Công ty nói chung, quản lý kế toán nguyên vật liệu
nói riêng cũng không ngừng biến đổi về cơ cấu quản lý và phương pháp hạch toán.
Xuất phát từ yêu cầu trên việc hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu là
rất quan trọng, hoàn thiện việc hạch toán nguyên vật liệu sẽ giúp cho Công ty tiết
kiệm được chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm, nâng cao lợi nhuận. Ðiều này
có ý nghĩa quan trọng trong việc thực hiện nhiệm vụ mà Ðảng và Nhà nước đã đề
ra trong sự nghiệp phát triển kế toán xã hội.
3.3. Một số ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu ở
Công ty cổ phần bao bì Việt Nam.
Quá trình quản lý và kế toán tại Công ty cổ phần bao bì Việt Nam có chế độ
cung cấp thông tin cho yêu cầu quản lý một cách nhanh gọn. Tuy nhiên vẫn còn
một số tồn tại cần phải củng cố và sửa chữa.
Qua thời gian thực tập tại Công ty, trên cơ sở lý luận đã được học, kết hợp
với việc tìm hiểu nghiên cứu thực trạng công tác kế toán vật liệu ở Công ty, để
Công ty không ngừng hoàn thiện và phát huy vai trò công tác kế toán vật liệu em
xin mạnh dạn đưa ra một số ý kiến sau :
3.3.1. Ý kiến công tác quản lý nguyên vật liệu trong kho.
Mục đích hàng đầu đối với Công ty hiện nay là giảm chi phí sản xuất, hạ giá
thành nhằm nâng cao lợi nhuận. Để đảm bảo được điều này đòi hỏi các doanh
nghiệp phải tiết kiệm chi phí trong sản xuất, trong đó việc tiết kiệm chi phí nguyên
vật liệu có tầm quan trọng nhất và đây là mục tiêu mà Công ty cổ phần bao bì Việt
Nam đề ra.
Công tác bảo quản nguyên vật liệu cũng rất quan trọng. Vì Công ty là đơn vị
sản xuất vật liệu chính là bao bì và hoọp carton, đối với vật liệu này khâu bảo quản
là rất quan trọng. Do vậy để hạch toán thuận tiện hơn và đảm bảo được nguyên vật
liệu thì Công ty lên phân kho riêng.
3.3.2. Ý kiến công tác xây dựng định mức nguyên vật liệu.
Để từng bước giảm chi phí nguyên vật liệu trong giá thành sản phẩm, Công
ty tiến hành định mức thường xuyên mức tiêu hao cho các vật liệu. Công nhân
trong Công ty có ý thức tốt trong việc bảo quản tiết kiệm vật liệu thì Công ty nên
có trách nhiệm khen thưởng kịp thời đối với những người có sáng kiến sử dụng tiết
kiệm vật liệu. Có thể chú ý quan tâm đến khâu gia công vật liệu và tạo thành sản
phẩm đặc biệt là đội thu nhặt phế phẩm và phần thừa sau khi cắt trả lại máy in. Vì
vậy là khâu liên quan trực tiếp đến việc tiết kiệm nguyên vật liệu, Công ty cũng
nên có chế độ phạt đối với những người làm sai, hỏng, lãng phí vật liệu.
3.3.3. Ý kiến phân loại nguyên vật liệu.
Việc phân loại nguyên vật liệu của Công ty cần phải hoàn thiện hơn nữa
nhằm tạo điều kiện cho việc theo dõi hợp lý nguyên vật liệu. Công ty đã phân loại
nguyên vật liệu thành vật liệu chính và nguyên vật liệu, nhiên liệu, phụ tùng thay
thế mà chưa tiến hành phân nhóm lập sổ. Điều này gây ra không ít khó khăn cho
công tác kế toán. Xây dựng hệ thống danh điểm vật liệu tạo điều kiện cho việc ghi
chép tiết kiệm thời gian và giảm bớt công tác kế toán vật liệu. Sổ danh điểm có thể
mở rộng một số ký hiệu từng loại vật liệu, số nhóm vật liệu trong từng loại, dựa
vào số quy cách vật liệu trong mỗi thứ hạng trên cơ sở, vào được kết hợp hệ thống
kế toán.
KẾT LUẬN
Một lần nữa chúng ta có thể khẳng định được vật liệu góp phần quan trọng
trong quản lý kinh tế. Kế toán nguyên vật liệu, giúp cho các đơn vị sản xuất kinh
doanh theo dõi chặt chẽ cả về số lượng, chủng loại, giá trị nguyên vật liệu - công
cụ - dụng cụ, nhập - xuất - tồn kho. Từ đó đề ra những biện pháp hữu hiệu nhằm
giảm chi phí vật liệu trong giá thành sản phẩm, tăng lợi nhuận cho đơn vị muình.
Sau hai tháng thực tập và tìm hiểu thực tế tại Công ty cổ phần bao bì Việt Nam,
cùng với sự giúp đỡ tận tình của cô giáo Nguyễn Thị Phương Hoa và các cô, các
chú, anh chị trong phòng kế toán, em nhận thức được tầm quan trọng của kế toán
nguyên vật liệu đối với việc quản lý vật liệu, quản lý doanh nghiệp. Đó là điều hết
sức quan trọng không thể thiếu được bất cứ trong một quy trình hạch toán nào. Do
vậy em chọn đề tài là “Hoàn thiện kế toán nguyên vật liệu trong doanh nghiệp”.
Trong chừng mực nhất định phù hợp với khả năng và trình độ của bản thân
đề tài đã giải quyết được những nội dung yêu cầu cơ bản sau :
- Về mặt lý luận : Em đã trình bày một cách khái quát có hệ thống các lý
luận cơ bản về hạch toán vật liệu, công cụ - dụng cụ. Từ đó có thể tận dụng thích
hợp đối với từng doanh nghiệp cụ thể.
- Về mặt thực tế : Trên cơ sở khái quát thực trạng công tác hạch toán vật liệu
tại Công ty cổ phần bao bì Việt Nam, em đã đề xuất những định hướng cơ bản
cũng như các biện pháp cụ thể nhằm đổi mới và hoàn thiện công tác hạch toán kế
toán nói chung.
Trên đây là toàn bộ nội dung của bản chuyên đề tốt nghiệp với đề tài “Hoàn
thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần bao bì Việt Nam”.
Vì thời gian thực tập có hạn và khả năng nắm bắt thực tế chưa cao nên
chuyên đề của em không tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong được sự góp ý
của thầy cô giáo trong Khoa Kinh tế, Ban lãnh đạo Công ty, các cô chú, anh chị