Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

Pháp luật về thế chấp quyền sử dụng đất đảm bảo thực hiện hợp đồng vay vốn tại ngân hàng thương mại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (447.3 KB, 14 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>v </b>



<b>DANH MỤC BIỂU BẢNG </b>


<b> </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

<b>vi </b>



<b>DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT </b>


<b> </b>



BLDS: Bộ luật dân sự



BLTTDS: Bộ luật Tố tụng dân sự


NHTM: Ngân hàng thương mại


NN: Nhà nước



CTCTD: Các tổ chức tín dụng


QSDĐ: Quyền sử dụng đất



</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

<b>vii </b>


<b>MỤC LỤC </b>





LỜI MỞ ĐẦU ... 1


1. Tính cấp thiết của đề tài ... 1


2. Tình hình nghiên cứu ... 2



3. Mục đích nghiên cứu đề tài ... 2


4. Nhiệm vụ nghiên cứu đề tài ... 3


5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ... 3


6. Phương pháp nghiên cứu ... 4


CHƯƠNG 1NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ HOẠT ĐỘNG CHO
VAY VÀ THẾ CHẤP QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT TRONG HOẠT ĐỘNG CHO
VAY CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI... 5


1.1 Khái quát chung về ho ạt động cho vay của ngân hàng thương mại ... 5


1.1.1 Khái niệm về Ngân hàng thương mại ... 6


1.1.2 Khái niệm về ho ạt động cho vay ... 8


1.2 Khái quát thế chấp quyền sử dụng đất ...10


1.2.1 Khái quát thế chấp tài sản...11


1.2.2 Khái quát quyền sử dụng đ ất...20


1.2.3 Thế chấp quyền sử dụng đất...22


1.3 Pháp luật thế chấp quyền sử dụng đất đảm bảo thực hiện hợp đồng vay vốn tại
ngân hàng thương mại ...24


1.3.1 Pháp luật thế chấp quyền sử dụng đất là một trong những quyền cơ bản


của người sử dụng đất ...24


1.3.2 Đặc điểm của thế chấp quyền sử dụng đất để vay vốn tại các ngân hàng
thương mại ...25


CHƯƠNG 2QUY ĐỊNH PHÁP LÝ VỀ THẾ CHẤP QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT
TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI...27


2.1 Hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất ...27


2.1.1 Đối tượng của hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất...27


2.1.2 Chủ thể hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đ ất ...30


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

<b>viii </b>



2.1.4 Nội dung hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất ...34


2.1.5 Chấm dứt hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất ...35


2.2 Hiệu lực của hợp đồng thế chấp Quyền sử dụng đ ất ...36


2.2.1 Điều kiện có hiệu lực ...36


2.2.2 Thời điểm có hiệu lực ...38


2.3 Trình tự, thủ tục đăng ký và xóa đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất ...39


2.3.1 Đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất ...39



2.3.2 Xóa đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất ...41


2.4 Rủi ro của ngân hàng thương mại khi nhận tài sản bảo đảm là Quyền sử dụng
đất...43


2.4.1 Các nguyên nhân dẫn đến rủi ro của NHTM ...43


2.4.2 Biện pháp để hạn chế rủi ro từ việc xử lý các tài sản bảo đảm………… .46


CHƯƠNG 3THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT THẾ
CHẤP QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY CỦA NGÂN
HÀNG THƯƠNG MẠI ...48


3.1 Thực trạng pháp luật và bất cập hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất trong
hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại ...48


3.1.1 Thực trạng pháp luật thế chấp quyền sử dụng đất trong hoạt động cho vay
của ngân hàng thương mại ...48


3.1.2 Những bất cập hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất trong hoạt động cho
vay của ngân hàng thương mại ...51


3.2 Giải pháp hoàn thiện pháp luật về thế chấp quyền sử dụng đất trong hoạt động
cho vay của ngân hàng thương mại ...56


3.2.1 Hoàn thiện các quy định về điều kiện thế chấp quyền sử dụng đất ...57


3.2.2 Hoàn thiện các quy định về hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đ ất ...60


3.2.3 Hoàn thiện các quy định về đăng ký, xóa đăng ký thế chấp quyền sử dụng


đất ...62


3.2.4 Các giải pháp khác...64


KẾT LUẬN ...65


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

<b>Đề tài: Pháp luật về thế chấp quyền sử dụng đất đảm bảo thực hiện hợp đồng </b>
<b>vay vốn tại Ngân hàng thương mại </b>


<b>GVHD: Trần Thị Thanh Huyền 1</b> SVTH: Lâm Thị Hồng Triệu

<b>LỜI MỞ ĐẦU </b>



<b>1. Tính cấp thiết của đề tài </b>


Hiện nay các ngân hàng thương mại đang được coi là đòn bẩy chủ lực thúc
đẩy phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam, với tư cách trung gian tài chính là huy
động vốn để đầu tư cho phát triển nền kinh thế thơng qua hoạt động cho vay (Hình
thức cấp tín dụng) cho các tổ chức, cá nhân đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh.
Việc cấp tín dụng này đã đem lại cho các ngân hàng thương mại một nguồn lợi
nhuận khổng lồ nhưng cũng không kém phần rủi ro.


Với tư cách là trung gian tài chính là huy động vốn để đầu tư cho phát triển
nền kinh tế nên các tổ chức tín dụng nói chung và ngân hàng nói riêng phải có trách
nhiệm đối với người gửi tiền, phải làm sao hoạt động có hiệu quả, an toàn để cũng
cố niềm tin của người gửi tiền. Mặt khác trong hoạt động vay của các ngân hàng
chứa đựng rất nhiều rủi ro như rủi ro về phía khách hàng, rủi ro từ các chính sách
của nhà nước và để hạn chế các rủi ro của ngân hàng khi cho khách hàng vay, hầu
hết các ngân hàng thương mại ngoài việc đánh giá tình hình tài chính của doanh
nghiệp các nhân, đánh giá dự án phương án khả thi… thì một phần quan trọng trong
hoạt động cho vay của ngân hàng là yêu cầu khách hàng áp dụng các biện pháp bảo


đảm nghĩa vụ dân sự như cầm cố, thế chấp, bảo lãnh, ký quỹ… và đang được sử
dụng rất phổ biến. Để hạn chế rủi ro thì ngân hàng thương mại ưu tiên chọn tài sản
bảo đảm là tài sản có giá trị lớn ổn định tồn tại mãi mãi do vậy biện pháp thế chấp
quyền sử dụng đất đang là ưu tiên số một, khi ngân hàng quyết định các biện pháp
bảo đảm tiền vay . Hiện nay do tầm quan trọng của biện pháp thế chấp quyền sử
dụng đất để đảm bảo nghĩa vụ dân sự, trong đó nghĩa vụ phát sinh từ hoạt động cho
vay của ngân hàng nên việc thế chấp quyền sử dụng đất được rất nhiều các văn bản
pháp luật của Việt Nam điều chỉnh. Mặt khác xuất phát từ việc khẳng định đất đai
thuộc sở hữu toàn dân do nhà nước thống nhất quản lý ( Hiến pháp 2013) trên mọi
hoạt động liên quan đến đất đai cần phải quy định cụ thể chi tiết đảm bảo hài hòa
quyền và lợi ích của nhà nước và cách chủ thể trong quan hệ đất đai.


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

<b>Đề tài: Pháp luật về thế chấp quyền sử dụng đất đảm bảo thực hiện hợp đồng </b>
<b>vay vốn tại Ngân hàng thương mại </b>


<b>GVHD: Trần Thị Thanh Huyền 2</b> SVTH: Lâm Thị Hồng Triệu


kinh tế, xã hội. Tuy nhiên mỗi hệ thống pháp luật đều có hạn chế nhất định, nhiều
quy định còn chưa đồng nhất, chồng chéo mâu thuẫn.


Chính sách tiếp cận từ vấn đề lý luận và thực tiễn áp dụng, tôi thấy cần thiết
<b>phải nghiên cứu những quy định của “Pháp luật về thế chấp quyền sử dụng đất </b>


<b>đảm bảo thực hiện hợp đồng vay vốn tại ngân hàng thương mại” trên cơ sở đó </b>


tìm ra những điểm bất cập của pháp luật về thế chấp quyền sử dụng đất và định
hướng trong việc hoàn thiện pháp luật về thế chấp nói chung, thế chấp quyền sử
dụng đất nói riêng trong hoạt động cho vay vốn tại ngân hàng thương mại tại Việt
Nam.



<b>2. Tình hình nghiên cứu </b>


Đây khơng phải là một đề tài mới đối với các nhà nghiên cứu, đã có rất nhiều
cơng trình nghiên cứu liên quan đến thế chấp nói chung và thế chấp quyền sử dụng
đất nói riêng như đề tài “ thế chấp tài sản để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ theo pháp
luật Việt Nam” Luận văn thạc sĩ của Nơng Thị Bích Diệp, “ Pháp luật về thế chấp
quyền sử dụng đất trong các hoạt động cho vay của các tổ chức tín dụng ở Việt
Nam” Luận văn thạc sĩ của Trần Thị Thu Hường, “ Những giải pháp về bảo đảm
tiền vay” Luận văn thạc sĩ của Nguyễn Như Minh, “Bảo đảm tiền vay ngân hàng
thực trạng và giải pháp” Luận văn thạc sĩ của Lê Thu Hiền… Các cơng trình trên đã
nghiên cứu những vấn đề liên quan đến bất động sản, bảo đảm tiền vay, thế chấp
quyền sử dụng đất nhưng chưa đi sâu vào nghiên cứu một cách chi tiết cả về lý luận
và thực tiễn các quy định của pháp luật về thế chấp quyền sử dụng đất để vay vốn
tại các ngân hàng thương mại hiện nay. Cùng với đó, qua một thời gian áp dụng các
văn bản quy phạm pháp luật về vấn đề này cũng đã được thay đổi nhiều. Chính từ
<b>những lý do trên đã tạo cho tôi mong muốn nghiên cứu đề tài “Pháp luật về thế </b>


<b>chấp quyền sử dụng đất đảm bảo thực hiện hợp đồng vay vốn tại ngân hàng </b>
<b>thương mại”. </b>


<b>3. Mục đích nghiên cứu đề tài </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

<b>Đề tài: Pháp luật về thế chấp quyền sử dụng đất đảm bảo thực hiện hợp đồng </b>
<b>vay vốn tại Ngân hàng thương mại </b>


<b>GVHD: Trần Thị Thanh Huyền 3</b> SVTH: Lâm Thị Hồng Triệu


Đánh giá thực tiễn áp dụng pháp luật về thế chấp quyền sử dụng đất trong hoạt
động cho vay vốn tại NHTM.



Xem xét, phân tích, đưa ra giải pháp về những mâu thuẫn bất cập trong việc áp
dụng các quy định hiện hành về thế chấp quyền sử dụng đất đảm bảo thực hiện hợp
đồng vay vốn tại NHTM.


<b>4. Nhiệm vụ nghiên cứu đề tài </b>


Một là, làm rõ những vấn đề lý luận liên quan đến hoạt động cho vay của các
NHTM, thế chấp quyền sử dụng đất trong hoạt động vay vốn tại NHTM, nội dung
pháp luật về thế chấp quyền sử dụng đất để từ đó đi sâu phân tích cụ thể từng nội
dung.


Hai là, nghiên cứu thế chấp quyền sử dụng đất với vai trò là một trong những
biện pháp bảo đảm tiền vay được áp dụng phổ biến trong hoạt động cho vay của các
NHTM để thấy được sự cần thiết của thế chấp quyền sử dụng đất trong việc bảo
đảm an toàn trong hoạt động cho vay của các NHTM.


Ba là, đề xuất, kiến nghị để tháo gỡ vướng mắc trong q trình áp dụng, hướng
hồn thiện hệ thống pháp luật về thế chấp quyền sử dụng đất để đảm bảo việc áp
dụng các quy định của pháp luật thật sự hữu hiệu, bảo đảm quyền và lợi ích của các
chủ thể tham gia giao dịch nói chung và NHTM nói riêng.


<b>5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu </b>
<b>5.1 Đối tượng nghiên cứu </b>


Nghiên cứu một cách cơ bản và toàn diện để đi sâu vào quy định của pháp luật
về thế chấp quyền sử dụng đất, đặc biệt là nghiên cứu những quy định liên quan trực
tiếp đến việc thế chấp quyền sử dụng đất để vay vốn ở ngân hàng thương mại cụ thể
được quy định tại Bộ luật dân sự, Luật đất đai, Luật các tổ chức tín dụng, các nghị
định, thơng tư có liên quan đến thế chấp quyền sử dụng đất để vay vốn.



<b>5.2 Phạm vi nghiên cứu </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

<b>Đề tài: Pháp luật về thế chấp quyền sử dụng đất đảm bảo thực hiện hợp đồng </b>
<b>vay vốn tại Ngân hàng thương mại </b>


<b>GVHD: Trần Thị Thanh Huyền 4</b> SVTH: Lâm Thị Hồng Triệu


cá nhân và hộ gia đình trong nước, hợp đồng và đăng ký thế chấp QSDĐ đảm bảo
thực hiện hợp đồng vay vốn tại NHTM.


<b>6. Phương pháp nghiên cứu </b>


Khóa luận sử dụng phương pháp nghiên cứu của chủ nghĩa duy vật biện
chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử và các phương pháp phân tích các quy định của
pháp luật cũng như những hạn chế của pháp luật về thế chấp QSDĐ đảm bảo thực
hiện hợp đồng vay vốn tại NHTM. Ngồi ra người viết cịn sử dụng phương pháp so
sánh đối chiếu các quy định của pháp luật, tổng hợp, thống kê, nghiên cứu tài liệu
về thế chấp QSDĐ đảm bảo thực hiện hợp đồng vay vốn tại NHTM.


<b>7. Bố cục của khóa luận </b>


Kết cấu của khóa luận ngồi lời nói đầu, kết luận, mục lục, danh mục tài liệu
tham khảo thì bố cục của khóa luận được chia thành 3 phần chính sau:


<b>Chương 1: Những vấn đề lý luận cơ bản về hoạt động cho vay và thế chấp quyền sử </b>


dụng đất trong hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại.


Khái quát về hoạt động cho vay của NHTM và thế chấp QSDĐ, thế chấp QSDĐ
đảm bảo thực hiện hợp đồng vay vốn tại NHTM.



<b>Chương 2: Quy định pháp lý về thế chấp quyền sử dụng đất trong hoạt động cho </b>


vay của ngân hàng thương mại.


Tìm hiểu về hợp đồng thế chấp QSDĐ, hiệu lực của hợp đồng thế chấp QSDĐ, trinh
tự, thủ tục đăng ký ,xóa đăng kí thế chấp QSDĐ và rủi ro của NHTM khi nhận tài
sản đảm bảo là QSDĐ.


<b>Chương 3: Thực trạng và giải pháp hoàn thiện pháp luật thế chấp quyền sử dụng </b>


đất trong hoạt động cho vay của các ngân hàng thương mại.


</div>
<span class='text_page_counter'>(9)</span><div class='page_container' data-page=9>

<b>Đề tài: Pháp luật về thế chấp quyền sử dụng đất đảm bảo thực hiện hợp đồng </b>
<b>vay vốn tại Ngân hàng thương mại </b>


GVHD: Trần Thị Thanh <b>Huyền 5</b>

<b> SVTH: Lâm Thị Hồng Triệu </b>



<b>CHƯƠNG 1 </b>



<b>NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ HOẠT ĐỘNG </b>


<b>CHO VAY VÀ PHÁP LUẬT THẾ CHẤP QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT </b>


<b>TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI </b>


<b>1.1 Khái quát chung về hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại </b>


Cho vay là hoạt động kinh doanh chủ yếu của ngân hàng thương mại để tạo ra
lợi nhuận. Đây là hoạt động đem laị nguồn doanh thu lớn cho ngân hàng. Doanh thu
từ hoạt động cho vay mới bù đắp nổi chi phí tiền gửi, chi phí dự trữ, chi phí kinh
doanh và quản lý, chi phí vốn trơi nổi, chi phí thuế các loại và các chi phí rủi ro đầu tư.



Kinh tế càng phát triển, doanh số cho vay của các ngân hàng thương mại càng
tăng nhanh và loại hình cho vay càng trơ nên vô cùng đa dạng ở hầu hết các nước
phát triển hàng đầu thế giới, cho vay của các ngân hàng thương mại đã chuyển dần
từ cho vay ngắn hạn sang cho vay dài hạn. Khu vực cho vay ngắn hạn nhường chỗ
cho thị trương tài chính- tiền tệ cung ứng, ngược lại ở hầu hết các nước đang phát
triển, cho vay ngắn hạn vẫn chiếm bộ phận lớn hơn cho vay dài hạn, xuất phát từ
chỗ thiếu an toàn cho các khoản đầu tư dài hạn (trong đó có những tác nhân chủ yếu
như tình hình tăng trưởng, lạm phát…)


Ở một số nước phát triển cho tới nay, khi một ngân hàng được thành lập và đi
vào hoạt động, mối quan tâm chính và thường xuyên của nó là cho ai vay và đầu tư
vào đâu. Ở những nước này, đối tương cho vay là điều làm bận tâm nhiều hơn, nếu
khơng nói là vấn đề quan trọng nhất. Trong khi đó ở các nước phát triển tình hình
lại ngược lại. Vấn đề đặt ra cho các ngân hàng không phải vấn đề cho ai vay, mà lợi
tức có cao khơng và an tồn khơng. Thậm chí những lo ngại đại loại như vậy thực tế
đã khơng cịn vì hầu hết họ đã có những thị phần chắc chắn và vấn đề an tồn của
vốn đã có pháp luật bảo đảm. Điều họ quan tâm là làm sao huy động được ngày
càng nhiều tiền cho các khoản đầu tư có sẵn.


</div>
<span class='text_page_counter'>(10)</span><div class='page_container' data-page=10>

<b>Đề tài: Pháp luật về thế chấp quyền sử dụng đất đảm bảo thực hiện hợp đồng </b>
<b>vay vốn tại Ngân hàng thương mại </b>


GVHD: Trần Thị Thanh <b>Huyền 6</b>

<b> SVTH: Lâm Thị Hồng Triệu </b>



<b>1.1.1 Khái niệm về Ngân hàng thương mại </b>



Ngân hàng thương mại đã được hình thành tồn tại và phát triển gắn liền với sự
phát triển của kinh tế hàng hoá. Sự phát triển hệ thống ngân hàng thương mại đã có
tác động rất lớn và quan trọng đến quá trình phát triển của nền kinh tế hàng hoá. Cụ
thể là:



<b>Thứ nhất, NHTM là nơi cung cấp vốn cho nền kinh tế. Ngân hàng thương mại </b>
ra đời là tất yếu của nền sản xuất hàng hoá. Sản xuất hàng hoá phát triển, lưu thơng
hàng hố ngày càng mở rộng, trong xã hội xuất hiện người thì có vốn nhàn rỗi,
người thì cần vốn để tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh. Điều này giải
quyết bằng cách nào? NHTM ra đời là chìa khố giúp cho người cần vốn có được
vốn và người có vốn tạm thời nhàn rỗi có thể kiếm được lãi từ vốn. Các ngân hàng
cũng cân đối được vốn trong nền kinh tế giúp cho các thành phần kinh tế cùng nhau
phát triển. Các ngân hàng đứng ra huy động vốn tạm thời nhàn rỗi từ các doanh
nghiệp, các cá nhân sau đó sẽ cung ứng lại cho nơi cần vốn để tiến hành tái sản xuất
với trang thiết bị hiện đại hơn, tạo ra sản phẩm tốt hơn. Có lợi nhuận cao hơn. Xã
hội càng phát triển nhu cầu vốn cần cho nền kinh tế càng tăng, không một tổ chức
nào có thể đáp ứng được. Chỉ có ngân hàng, một tổ chức trung gian tài chính mới có
thể đứng ra điều hoà, phân phối vốn giúp cho tất cả các thành phần kinh tế cùng
nhau phát triển nhịp nhàng, cân đối.


<b>Thứ hai, NHTM là cầu nối giữa doanh nghiệp và thị trường. Thị trường yêu </b>
cầu các doanh nghiệp phải sản xuất ra các sản phẩm với chất lượng tốt hơn, mẫu mã
đẹp hơn, phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng. Để được như vậy các doanh
nghiệp phải được đầu tư bằng dây truyền cơng nghệ hiện đại, trình độ cán bộ, công
nhân lao động phải được nâng cao. Những hoạt động này đòi hỏi doanh nghiệp phải
có một lượng vốn đầu tư lớn và để đáp ứng được thì chỉ có các ngân hàng. Ngân
hàng sẽ giúp cho các doanh nghiệp thực hiện được các cải tiến của mình, có được
<b>các sản phẩm có chất lượng, giá thành rẻ, nâng cao năng lực cạnh tranh. </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(11)</span><div class='page_container' data-page=11>

<b>Đề tài: Pháp luật về thế chấp quyền sử dụng đất đảm bảo thực hiện hợp đồng </b>
<b>vay vốn tại Ngân hàng thương mại </b>


GVHD: Trần Thị Thanh <b>Huyền 7</b>

<b> SVTH: Lâm Thị Hồng Triệu </b>


hàng đều gây ảnh hưởng ít nhiều đến các thành phần kinh tế khác. Do vậy sự hoạt

động có hiệu quả của NHTM thơng qua các nghiệp vụ kinh doanh của nó thực sự là
<b>công cụ tốt để Nhà nứơc tiến hành điều tiết vĩ mô nền kinh tế. </b>


Thông qua hoạt động tín dụng và thanh toán giữa các Ngân hàng trong hệ
thống, NHTM đã trực tiếp góp phần mở rộng khối lượng tiền cung ứng trong lưu
thông. Mặt khác với việc cho các thành phần trong nền kinh tế vay vốn, NHTM đã
thực hiện việc dẫn dắt các luồng tiền, tập hợp và phân chia vốn của thị trường, điều
kiển chúng một cách có hiệu quả, bảo đảm cung cấp đầy đủ kịp thời nhu cầu vốn
cho quá trình tái sản xuất cũng như thực thi vai trị điều tiết gián tiếp vĩ mơ nền kinh
tế.


Thứ tư, NHTM là cầu nối nền tài chính quốc gia với nền tài chính quốc tế.
Ngày nay, trong su hướng toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới với việc hình thành
hàng loạt các tổ chức kinh tế, các khu vực mậu dịch tự do, làm cho các mối quan hệ
thương mại, lưu thơng hàng hố giữa các quốc gia trên thế giới ngày càng được mở
rộng và trở nên cần thiết, cấp bách. Nền tài chính của một quốc gia cần phải hồ
nhập với nền tài chính thế giới. Các ngân hàng thương mại là trung gian, cầu nối để
tiến hành hội nhập. Ngày nay, đầu tư ra nước ngoài là một hướng đầu tư quan trọng
và mang lại nhiều lợi nhuận. Đồng thời các nước cần xuất khẩu những mặt hàng mà
mình có lợi thế so sánh và nhập khẩu những mặt hàng mà mình thiếu. Các ngân
hàng thương mại với những nghiệp vụ kinh doanh như: nhận tiền gửi, cho vay, bảo
lãnh... và đặc biệt là các nghiệp vụ thanh toán quốc tế, đã góp phần tạo điều kiện,
thúc đẩy ngoại thương không ngừng được mở rộng và phát triển.


</div>
<span class='text_page_counter'>(12)</span><div class='page_container' data-page=12>

<b>Đề tài: Pháp luật về thế chấp quyền sử dụng đất đảm bảo thực hiện hợp đồng </b>
<b>vay vốn tại Ngân hàng thương mại</b>


GVHD: Trần Thị Thanh Huyền 66 SVTH: Lâm Thị Hồng Triệu

<b>DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO </b>




<b>CÁC VĂN BẢN PHÁP LUẬT </b>



1. Hiến pháp 2013
2. Bộ luật dân sự 2015


3. Luật Các tổ chức tín dụng 2010
4. Luật Đất đai 2013


5. Luật Công chứng 2014


6. Nghị định số 163/2006/NĐ-CP ngày 29 tháng 12 năm 2006 về giao dịch bảo
đảm.


7. Nghị định số 83/2010/NĐ-CP ngày 23 tháng 7 năm 2010 về đăng ký giao dịch
bảo đảm


8. Nghị định số 11/2012/NĐ-CP ngày 22 tháng 02 năm 2012 về sửa đổi, bổ sung
một số điều của Nghị định 163/2006/NĐ-CP ngày 29 tháng 12 năm 2006 của Chính
phủ về giao dịch bảo đảm


9. Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 về quy định chi tiết thi
<i>hành một số điều của Luật Đất đai. </i>


10. Nghị định số 99/2015/NĐ-CP ngày 20 tháng 10 năm 2015 quy định chi tiết và
hướng dẫn thi hành một số điều của luật nhà ở.


11. Nghị định số 01/2017/NĐ-CP ngày 06 tháng 01 năm 2017 về sửa đổi, bổ sung
một số nghị định quy định chi tiết thi hành luật đất đai.


12. Thông tư số 24/2014/TT-BTNMT ngày 19 tháng 5 năm 2014 quy định về hồ sơ


địa chính.


</div>
<span class='text_page_counter'>(13)</span><div class='page_container' data-page=13>

<b>Đề tài: Pháp luật về thế chấp quyền sử dụng đất đảm bảo thực hiện hợp đồng </b>
<b>vay vốn tại Ngân hàng thương mại</b>


GVHD: Trần Thị Thanh Huyền 67 SVTH: Lâm Thị Hồng Triệu


14. Thông tư liên tịch số 09/2016/TTLT- BTP-BTNMT ngày 23 tháng 6 năm 2016
về hướng dẫn việc đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất.


<b>CÁC VĂN BẢN PHÁP LUẬT HẾT HIỆU LỰC </b>


15. Bộ luật dân sự 1995
16. Bộ luật dân sự 2005
17. Luật đất đai 1993
18. Luật Đất đai 2003


19. Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29 tháng 10 năm 2004 về thi hành Luật
Đất đai.


20. Thông tư liên tịch số 20/2011/TTLT-BTP-BTNMT ngày 18 tháng 11 năm 2011
về Hướng dẫn việc đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất.


<b>CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO KHÁC </b>



20. Trường Đại học Luật Hà Nội (1999), Từ điển giải thích thuật ngữ Luật học, Nxb
Công an nhân dân, Hà Nội


21. Đào Duy Anh (2000), Từ điển Hán Việt, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội



22. Dương Thị Vân Anh (2012) “thế chấp quyền sử dụng đất qua thực tiễn tại tỉnh
<i>hà tĩnh”, Luận văn thạc sỹ, Trường Đai học quốc gia Hà Nội </i>


23. Phan Hồng Điệp (2012), “Pháp luật về Thế chấp quyền sử dụng đất trong các
<i>Tổ chức tín dụng– Thực tiễn áp dụng và kiến nghị hoàn thiện pháp luật”, Luận văn </i>
<i>thạc sỹ, Trường Đại học quốc gia Hà Nội </i>


24. Đinh Thị Liên (2008), “pháp luật về thế chấp quyền sử dụng đất để vay vốn tại
các ngân hàng thương mại và thực tiễn áp dụng tại ngân hàng đầu tư và phát triển
<i>Việt Nam, Luận văn thạc sỹ, Trường Đại học quốc gia Hà Nội </i>


<b>WEBSITE </b>



</div>
<span class='text_page_counter'>(14)</span><div class='page_container' data-page=14>

<b>Đề tài: Pháp luật về thế chấp quyền sử dụng đất đảm bảo thực hiện hợp đồng </b>
<b>vay vốn tại Ngân hàng thương mại</b>


GVHD: Trần Thị Thanh Huyền 68 SVTH: Lâm Thị Hồng Triệu


thành trong tương lai
(truy
cập ngày 28/3/2017)


</div>

<!--links-->

×