Tải bản đầy đủ (.pdf) (153 trang)

Quản lý rủi ro trong quá trình thi công tầng hầm ở các dự án nhà cao tầng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.73 MB, 153 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
----------------

NGUYỄN MINH TRỰC

QUẢN LÝ RỦI RO TRONG QUÁ TRÌNH THI CÔNG
TẦNG HẦM Ở CÁC DỰ ÁN NHÀ CAO TẦNG
Chuyên Ngành : CÔNG NGHỆ VÀ QUẢN LÝ XÂY DỰNG
Mã ngành

: 60.58.90

LUẬN VĂN THẠC SĨ

TP. HỒ CHÍ MINH, Tháng 12 Năm 2011


CƠNG TRÌNH ĐƯỢC HỒN THÀNH TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP HỒ CHÍ MINH

Cán bộ hướng dẫn khoa học : TS.PHẠM HỒNG LUÂN

Cán bộ chấm nhận xét 1 : PGS.TS NGUYỄN THỐNG

Cán bộ chấm nhận xét 2 : TS. LƯƠNG ĐỨC LONG

Luận văn thạc sĩ được bảo vệ tại HỘI ĐỒNG CHẤM BẢO VỆ LUẬN
VĂN THẠC SĨ.
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA, ngày 26 tháng 02 năm 2012.




TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
KHOA KỸ THUẬT XÂY DỰNG

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
ĐỘC LẬP – TỰ DO – HẠNH PHÚC

----------o0o------------

--------------***-------------

Tp. HCM, ngày..........tháng………..năm 2011

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ tên học viên

: NGUYỄN MINH TRỰC

Phái

Năm sinh

: 23-04-1985

Nơi sinh : Lâm Đồng

Chuyên ngành

: Công nghệ và Quản lý Xây dựng


MSHV : 10080304

: Nam

I. TÊN ĐỀ TÀI :
QUẢN LÝ RỦI RO TRONG Q TRÌNH THI CƠNG TẦNG HẦM Ở CÁC DỰ ÁN
NHÀ CAO TẦNG.
II. NHIỆM VỤ VÀ NỘI DUNG :
 Trình bày các vấn đề về quản lý rủi ro và thi cơng tầng hầm.
 Nhận dạng và phân tích các yếu tố rủi ro trong q trình thi cơng tầng hầm. Trình
bày các phương pháp đánh giá mức độ rủi ro, làm cơ sở để có các biện pháp ứng phó
với rủi ro.
 Xây dựng cấu trúc phân rã công việc và cấu trúc phân rã rủi ro. Từ đó, đề xuất mơ
hình quản lý rủi ro trong q trình thi cơng tầng hầm.
III. NGÀY GIAO NHIỆM VỤ:

29-08-2011

IV. NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ :

02-12-2011

V. HỌ VÀ TÊN CÁN BỘ HƯỚNG DẪN :

Tiến sĩ

PHẠM HỒNG LUÂN

Nội dung và đề cương luận văn thạc sĩ đã được Hội Đồng Chuyên Ngành thông qua.

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

TS. PHẠM HỒNG LUÂN

CHỦ NHIỆM BỘ MÔN
QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH

TS. LƯƠNG ĐỨC LONG

KHOA QL CHUYÊN NGÀNH

PGS.TS BÙI CÔNG THÀNH


LỜI CẢM ƠN
Trước tiên, tác giả xin gửi lời cám ơn sâu sắc đến Ts. Phạm Hồng Luân,
người đã quan tâm, tận tình giúp đỡ và hướng dẫn tơi trong suốt quá trình thực
hiện luận văn này. Xin chân thành cám ơn các Thầy Cô trong Khoa Kỹ Thuật
Xây Dựng, đặc biệt là các thầy cô giảng dạy thuộc chuyên ngành Công nghệ và
Quản lý xây dựng trường Đại học Bách khoa Tp. Hồ Chí Minh. Tất cả những
kiến thức, kinh nghiệm mà các thầy cô đã truyền đạt lại cho tơi trong suốt q
trình học tập cũng như những góp ý q báu của các thầy cơ về luận văn này sẽ
mãi là hành trang quý giá cho tôi trong suốt q trình học tập, nghiên cứu và
cơng tác sau này.
Xin chân thành cám ơn tất cả bạn bè cùng lớp, những người đã cùng tôi
trải qua những ngày học tập thật bổ ích và những thảo luận trong suốt thời
gian học đã giúp tơi tự hồn thiện mình và mở ra trong tôi nhiều sáng kiến mới.
Xin cám ơn những người đồng nghiệp đã hỗ trợ cho tôi rất nhiều trong
suốt q trình học tập và chính những kinh nghiệm thực tế trong q trình cơng
tác của họ đã đóng góp rất nhiều cho sự hồn thành luận văn này.

Cuối cùng, xin cám ơn những người thân trong gia đình tơi, những người
bạn thân của tơi đã ln bên cạnh tôi, quan tâm, động viên và giúp đỡ tơi vượt
qua những khó khăn, trở ngại để hồn thành luận văn này.
Tp HCM, ngày 02 tháng 12 năm 2011
Học viên thực hiện

Nguyễn Minh Trực


TĨM TẮT
Thi cơng tầng hầm là giai đoạn chứa đựng nhiều rủi ro do tính chất phức tạp
của các tầng địa chất, mà hậu quả thường rất lớn. Bên cạnh những nguyên nhân
khách quan do thiên tai, biến động đất nền thì những yếu tố chủ quan cũng là
nguyên nhân chính gây ra các sự cố. Vì vậy, kiểm sốt các nguy cơ có thể dẫn đến
rủi ro là cơng việc cần được tiến hành ngay từ giai đoạn chuẩn bị của dự án. Luận
văn trình bày các lí thuyết về thi công tầng hầm, các khái niệm, triết lý và quy trình
về quản lí rủi ro dự án; sử dụng công cụ WBS (Work Breakdown Structure) và
RBS (Risk Breakdown Structure) để quản lí các đầu việc và quản lí các rủi ro. Sử
dụng các công cụ thống kê (SPSS) để phân tích các yếu tố rủi ro và trình bày một
số phương pháp đánh giá mức độ rủi ro; từ đó làm cơ sở cho các đơn vị chủ đầu tư,
tư vấn QLDA có cái nhìn tổng quan và các biện pháp ứng phó với rủi ro trong cơng
tác thi công tầng hầm. Kết quả của nghiên cứu đề xuất một mơ hình quản lí rủi ro
trong giai đoạn thi công tầng hầm.


ABSTRACT
Excavation

period


contains

many

risks

because

of

geotechnical

complication, lead to unbelievable results. Besides objective reason (such as natural
calamity, fluctuation of foundation), subjective factors are also the main reasons for
arising problems. So, it is very necessary to put all hazards into control since the
preparation stage of project. The research presents the knowledge of excavation
construction, the conception and process of risk management; using WBS (Work
Breakdown Structor) and RBS (Risk Breakdown Structure) to manage work
packages and risks. Using statistic tools (SPSS) to analyse risk factors and
presenting some methods for evaluating them. Thereforce, clients and project
managers can base on that to take overview and bring out solution for each problem
during excavation period. So, after the research, a risk management matrix during
excavation work is proposed.


Quản lý rủi ro trong q trình thi cơng tầng hầm

CBHD:TS. PHẠM HỒNG LUÂN

MỤC LỤC

MỤC LỤC....................................................................................................................................... 1
CHƯƠNG I:
1)
2)
3)
4)
5)

ĐẶT VẤN ĐỀ ...................................................................................................... 7

Giới thiệu chung:.................................................................................................................. 7
Xác định vấn đề nghiên cứu:................................................................................................. 7
Phạm vi nghiên cứu: ............................................................................................................. 8
Đóng góp kì vọng của nghiên cứu: ....................................................................................... 8
Kết luận:............................................................................................................................... 8

CHƯƠNG II:

TỔNG QUAN....................................................................................................... 9

Các vấn đề về thi cơng tầng hầm và quản lí rủi ro:................................................................ 9
1.1. Các phương pháp thi công tầng hầm: ............................................................................ 9
1.1.1 Đặc điểm cấu tạo địa chất của Tp. Hồ Chí Minh ảnh hưởng đến việc thi cơng cơng
trình ngầm: ........................................................................................................................... 9
1.1.2 Các biện pháp thi công tầng hầm chủ yếu:............................................................... 10
1.2. Quản lí rủi ro dự án:.................................................................................................... 18
1.2.1. Các khái niệm về rủi ro và quản lí rủi ro.................................................................. 18
1.2.2. Quy trình quản lí rủi ro: .......................................................................................... 20
1.2.3. Cấu trúc phân rã công việc (WBS) . ........................................................................ 29
2) Các nghiên cứu trước đây ................................................................................................... 31

3) Kết luận:............................................................................................................................. 32
1)

CHƯƠNG III:

PHÂN TÍCH RỦI RO TRONG Q TRÌNH THI CƠNG TẦNG HẦM ....... 33

Phương pháp nghiên cứu .................................................................................................... 33
1.1. Quy trình thực hiện nghiên cứu................................................................................... 33
1.2. Thiết kế bảng câu hỏi và thu thập số liệu:.................................................................... 34
1.3. Xác định số lượng mẫu ............................................................................................... 35
1.4. Các công cụ nghiên cứu .............................................................................................. 36
2. Phân tích các yếu tố rủi ro .................................................................................................. 36
2.1. Giai đoạn chuẩn bị dự án: ........................................................................................... 36
2.2. Giai đoạn thực hiện dự án: .......................................................................................... 37
2.2.1. Các rủi ro liên quan đến vấn đề khảo sát địa chất và quan trắc................................. 37
2.2.2. Các rủi ro liên quan đến vấn đề thiết kế................................................................... 39
2.2.3. Các vấn đề về kĩ thuật thi công: .............................................................................. 40
2.2.4. Các vấn đề về năng lực nhà thầu: ............................................................................ 51
2.2.5. Các vấn đề về quản lí và con người: ........................................................................ 54
2.2.6. Các vấn đề liên quan đến công tác tư vấn giám sát và tư vấn QLDA: ...................... 55
2.2.7. Các vấn đề về tranh chấp và liên quan đến bên thứ 3............................................... 56
3. Phân tích số liệu ................................................................................................................. 58
3.1. Qui trình phân tích số liệu:.......................................................................................... 58
3.2. Thống kê mơ tả:.......................................................................................................... 59
3.3. Phân tích số liệu khảo sát............................................................................................ 63
3.3.1. Kiểm tra Cronbach’s Alpha:.................................................................................... 63
3.3.2. Kiểm tra sự tương quan về xác suất xảy ra của các yếu tố rủi ro .............................. 67
3.3.3. Kiểm tra sự tương quan về mức độ ảnh hưởng của các yếu tố rủi ro:....................... 72
3.3.4. Đánh giá các yếu tố rủi ro (cơ sở để ứng phó rủi ro). ............................................... 77

1.

HVTH: NGUYỄN MINH TRỰC

1


Quản lý rủi ro trong q trình thi cơng tầng hầm
4.

CBHD:TS. PHẠM HỒNG LUÂN

Kết luận:............................................................................................................................. 80

CHƯƠNG IV:

QUẢN LÍ RỦI RO TRONG Q TRÌNH THI CƠNG TẦNG HẦM............. 81

Các vấn đề chung ............................................................................................................... 82
1.1. Nguyên tắc chung cho việc Quản lí rủi ro: .................................................................. 82
1.2. Vai trò và trách nhiệm của chủ đầu tư ........................................................................ 82
1.3. Vai trò nhiệm vụ của người quản lí rủi ro.................................................................... 87
2. Giai đoạn chuẩn bị dự án: ................................................................................................... 88
2.1. Công tác điều tra và khảo sát ...................................................................................... 89
2.2. Công tác thiết kế:........................................................................................................ 95
2.3. Các vấn đề về hợp đồng :............................................................................................ 99
2.4. Vấn đề chọn Nhà thầu .............................................................................................. 100
3. Giai đoạn thực hiện dự án:................................................................................................ 101
3.1. Các hoạt động trước khi khởi công: .......................................................................... 101
3.2. Các hồ sơ thủ tục phục vụ cho việc quản lý rủi ro ..................................................... 102

3.3. Các vấn đề về quản lí chất lượng hố đào sâu: ............................................................ 102
3.4. Một số giải pháp kỹ thuật bảo vệ môi trường quanh hố đào ...................................... 105
3.5. Các vấn đề về hạ mực nước ngầm:............................................................................ 108
3.5.1. Các phương pháp hạ mực nước ngầm : ................................................................. 108
3.5.2. Các giải pháp kỹ thuật nâng cao hiệu quả của hệ thống giếng hạ mực nước ngầm .109
3.6. Các vấn đề về an toàn và sức khỏe trong xây dựng: .................................................. 117
3.7. Các vấn đề của nhà thầu trong q trình thi cơng. ..................................................... 117
4. Ma trận quản lí rủi ro........................................................................................................ 120
5. Kết luận:........................................................................................................................... 121
1.

CHƯƠNG V:
1)
2)

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................................... 122

Kết luận:........................................................................................................................... 122
Kiến nghị: ........................................................................................................................ 122

Danh mục tài liệu tham khảo........................................................................................................ 124
PHẦN PHỤ LỤC ........................................................................................................................ 127

HVTH: NGUYỄN MINH TRỰC

2


Quản lý rủi ro trong q trình thi cơng tầng hầm


CBHD:TS. PHẠM HỒNG LUÂN

Danh mục hình ảnh:
Hình 2.1.

Bản đồ địa mạo Tp.Hồ Chí Minh................................................................... 10

Hình 2.2.

Hệ dàn thép hình ........................................................................................... 11

Hình 2.3.

Đầu bơm vữa của bó cáp neo......................................................................... 12

Hình 2.4.

Vịng nhựa định vị cáp neo............................................................................ 12

Hình 2.5.

Tra mỡ cho cáp neo ....................................................................................... 12

Hình 2.6.

Máy làm neo ................................................................................................. 12

Hình 2.7.

Lắp ráp ống thép chờ vào khung cốt thép của tường cừ để thi cơng neo ........ 13


Hình 2.8.

Khoan và neo cáp cho tường trong đất........................................................... 13

Hình 2.9.

Tiếp lắp các đoạn ống chống thép cho lỗ khoan D150 mm trong khi khoan... 13

Hình 2.10.

Đục đẽo làm phẳng bản đệm neo trên tường vây ........................................... 13

Hình 2.11.

Luồn cáp neo vào lỗ khoan............................................................................ 13

Hình 2.12.

Kiểm tra việc căng neo .................................................................................. 13

Hình 2.13.

Quy trình thi cơng Top-down - giai đoạn 1.................................................... 14

Hình 2.14.

Quy trình thi cơng Top-down - giai đoạn 2 và 3 ............................................ 15

Hình 2.15.


Quy trinh thi công Top-down - Giai đoạn 4 ................................................... 16

Hình 2.16.

Thi cơng cọc xi măng đất .............................................................................. 17

Hình 2.17.

Cọc xi măng đất ............................................................................................ 17

Hình 2.18.

Tường chắn cọc xi măng đất.......................................................................... 17

Hình 2.19.

Các rủi ro điển hình....................................................................................... 18

Hình 2.20.

Sơ đồ quản lí rủi ro........................................................................................ 20

Hình 2.21.

Biểu đồ ví dụ về đánh giá mức độ rủi ro (1)................................................... 23

Hình 2.22.

Biểu đồ ví dụ về đánh giá mức độ rủi ro (2)................................................... 23


Hình 2.23.

Mơ hình ra quyết định ................................................................................... 28

Hình 2.24.

Các thành phần công việc .............................................................................. 29

HVTH: NGUYỄN MINH TRỰC

3


Quản lý rủi ro trong q trình thi cơng tầng hầm

CBHD:TS. PHẠM HỒNG LUÂN

Hình 3.1.

Sơ đồ quy trình nghiên cứu............................................................................ 33

Hình 3.2.

Sự cố sập tường vây trạm xử lý nước thải Bangkok, Thái Lan....................... 41

Hình 3.3.

Phác thảo mặt cắt cơng trình sau khi sập........................................................ 41


Hình 3.4.

Ảnh hưởng của việc rút cừ ............................................................................ 42

Hình 3.5.
Vết nứt và khe hở chỗ tiếp giáp giữa hai tấm tường vây của tầng ngầm cơng
trình Pacific 45
Hình 3.6.

Dịng chảy của nước ngầm vào hố đào .......................................................... 45

Hình 3.7.

Ảnh hưởng của việc xây dựng tầng hầm........................................................ 46

Hình 3.8.

Mất ổn định tổng thể ..................................................................................... 47

Hình 3.9.

Biến dạng của khối đất hố đào....................................................................... 48

Hình 3.10.

Nguy cơ rủi ro từ việc cải tạo, xây mới hệ thống cơng trình ngầm ................. 49

Hình 3.11.

Áp lực lên tường chắn do các loại tải trọng bên ngồi ................................... 50


Hình 3.12.

Sơi đáy và bùng đáy hố đào........................................................................... 50

Hình 3.13.

Qui trình phân tích số liệu ............................................................................. 58

Hình 3.14.

Tỉ lệ vị trí cơng tác của người được phỏng vấn .............................................. 59

Hình 3.15.

Tỉ lệ Đơn vị cơng tác của người được phỏng vấn........................................... 60

Hình 3.16.

Tỉ lệ về số năm công tác của người được phỏng vấn...................................... 61

Hình 3.17.

Tỉ lệ về cơng trình có số tầng hầm đã từng tham gia ...................................... 62

Hình 3.18.

Tỉ lệ về sự hiểu biết rủi ro của người được phỏng vấn ................................... 63

Hình 3.19.


Biểu đồ thể hiện kết quả RF .......................................................................... 79

Hình 4.1.

Ví dụ về mối quan hệ trong q trình xây dựng ............................................. 84

Hình 4.2.

Thiết bị đo độ lún .......................................................................................... 92

Hình 4.3.

Thiết bị theo dõi biến dạng nền đất................................................................ 93

HVTH: NGUYỄN MINH TRỰC

4


Quản lý rủi ro trong q trình thi cơng tầng hầm

CBHD:TS. PHẠM HỒNG LUÂN

Hình 4.4.

Thiết bị đo độ rỗng........................................................................................ 93

Hình 4.5.


Thiết bị đo áp lực .......................................................................................... 93

Hình 4.6.

Thiết bị cảm biến đo ứng suất bê tơng ........................................................... 94

Hình 4.7.

Cảm biến đo áp lực bề mặt tiếp xúc............................................................... 94

Hình 4.8.

Piezometer .................................................................................................... 95

Hình 4.9.

Thiết bị đo mực nước ngầm tự động.............................................................. 95

Hình 4.10.

Thiết bị đo bề rộng vết nứt ............................................................................ 95

Hình 4.11.

Cấu trúc để định hình cơng tác quan trắc ..................................................... 103

Hình 4.12.

Một số giải pháp bảo vệ cơng trình lân cận xung quanh hố đào. .................. 106


Hình 4.13.

Gia cố bằng cách bơm vữa .......................................................................... 107

Hình 4.14.

Gia cố bằng tường BTCT hoặc gia cố đất .................................................... 108

Hình 4.15.

Sử dụng giếng nhựa thay cho giếng kim ...................................................... 114

Hình 4.16.

Cấu tạo giếng nhựa thay giếng kim.............................................................. 115

Hình 5.1

Ví dụ về sơ đồ quản lí rủi ro............................................................................ 123

HVTH: NGUYỄN MINH TRỰC

5


Quản lý rủi ro trong q trình thi cơng tầng hầm

CBHD:TS. PHẠM HỒNG LUÂN

Danh mục bảng biểu:

Bảng 2.1.
Ví dụ về xác suất xảy ra rủi ro trong giai đoạn thi cơng ................................. 21
Bảng 2.2.
Tiêu chí ứng phó rủi ro.................................................................................. 21
Bảng 2.3.
Ví dụ về đánh giá mức độ rủi ro .................................................................... 24
Bảng 2.4.
Ví dụ về kết quả đánh giá mức độ rủi ro để quản lý....................................... 25
Bảng 4.1.
Vị trí cơng tác của người được phỏng vấn ..................................................... 59
Bảng 4.2.
Đơn vị công tác của người được phỏng vấn................................................... 60
Bảng 4.3.
Số năm kinh nghiệm của người được phỏng vấn ........................................... 61
Bảng 4.4.
Cơng trình có số tầng hầm người được phỏng vấn đã từng tham gia .............. 61
Bảng 4.5.
Sự hiểu biết về rủi ro của người được phỏng vấn........................................... 62
Bảng 4.6.
Cronbach Alpha về xác suất xảy ra................................................................ 63
Bảng 4.7.
Cronbach Alpha về mức độ tác động ............................................................. 64
Bảng 4.8.
Xếp hạng các yếu tố rủi ro............................................................................. 66
Bảng 4.9.
Đặt tên nhãn cho các biến.............................................................................. 68
Bảng 4.10. Giá trị trung bình và xếp hạng các yếu tố rủi ro phân theo nhóm ................... 69
Bảng 4.11. Phân tích Anova về xác suất xảy ra của yếu tố “Thiếu giám sát trong q trình
quan trắc” 71
Bảng 4.12. Phân tích sâu Anova về xác suất xảy ra của yếu tố “Thiếu giám sát trong quá

trình quan trắc” ................................................................................................................... 71
Bảng 4.13. Hệ số tương quan giữa các nhóm khảo sát (kết quả lấy từ phụ lục 3)............. 72
Bảng 4.14. Đặt tên nhãn cho các biến (mức độ ảnh hưởng) ............................................. 74
Bảng 4.15. Giá trị trung bình và xếp hạng các yếu tố rủi ro phân theo nhóm ................... 75
Bảng 4.16. Phân tích Anova về mức độ tác động của yếu tố “Hạn chế về kiến thức và kinh
nghiệm thi công của nhà thầu”............................................................................................ 76
Bảng 4.17. Phân tích Anova về mức độ tác động của yếu tố “Hạn chế về kiến thức và kinh
nghiệm thi công của nhà thầu”............................................................................................ 76
Bảng 4.18. Hệ số tương quan giữa các nhóm khảo sát (kết quả lấy từ phụ lục 6)............. 77
Bảng 4.19. Kết quả phân tích Risk Factor........................................................................ 79
Bảng 5.1.
Bảng 5.2.
Bảng 5.3.
Bảng 5.4.
Bảng 5.5.

Các tổ chức, cá nhân liên quan đến các giai đoạn dự án................................. 85
Luồng hoạt động quản lí rủi ro giữa chủ đầu tư và nhà thầu........................... 86
Trách nhiệm của các bên tham gia dự án tới công tác quản lý rủi ro .............. 88
Lựa chọn hạng mục quan trắc hố móng ......................................................... 91
Ma trận quản lí rủi ro................................................................................... 120

HVTH: NGUYỄN MINH TRỰC

6


Quản lý rủi ro trong q trình thi cơng tầng hầm

CBHD:TS. PHẠM HỒNG LUÂN


CHƯƠNG I:

ĐẶT VẤN ĐỀ

1) Giới thiệu chung:
TP. Hồ Chí Minh với tốc độ phát triển đơ thị nhanh, kinh tế phát triển và mật độ tập
trung dân cư khá cao, diện tích xây dựng ngày càng giảm thì việc xây dựng các cơng trình có
phần ngầm ngày càng phát triển. Theo GS.Nguyễn Thế Bá:” Với mật độ dân số ngày càng
cao, diện tích đơ thị ngày càng thu hẹp nên việc phát triển chỗ ở cho dân đô thị không thể
phát triển theo không gian chiều ngang, tức là xây dựng tự do, mà buộc phải phát triển
chung cư cao tầng và hơn nữa là các công trình ngầm”. Việc xây dựng tầng hầm trong nhà
cao tầng đã tỏ ra có hiệu quả tốt về mặt cơng năng sử dụng, tăng độ ổn định về mặt kết cấu
cho cơng trình và phù hợp với quy hoạch đơ thị.
Tuy nhiên, trong thời gian qua đã xảy ra hàng loạt sự cố cơng trình xây dựng gây nhiều
thiệt hại về con người và tiền của. Trong đó, các sự cố về tầng hầm chiếm đa phần. Theo Sở
Xây dựng thành phố Hồ Chí Minh, thời gian qua, tình trạng vi phạm xây dựng có giảm so
với trước đây nhưng vẫn ở mức độ cao. Cá biệt có trường hợp vi phạm đã phá vỡ quy hoạch
chung của toàn thành phố. Các sự cố về tầng hầm gần đây trên địa bàn thành phố Hồ Chí
Minh có thể kể đến: cao ốc Pacific, sụt nền chung cư 207 lô B Bùi Viện cạnh hố móng cơng
trình cao ốc văn phịng cho thuê số 102 Cống Quỳnh… Tiêu biểu phải kể đến sự cố cao ốc
Pacific làm sập cơng trình Viện khoa học xã hội , tai nạn xảy ra là kết quả của một loạt các
thiếu sót về kĩ thuật, an tồn lao động, pháp lý,… Trước tình hình sự cố xảy ra liên tục, đặc
biệt trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, Bộ xây dựng đã ban hành chỉ thị 07/2007/CTBXD về “Tăng cường công tác quản lý xây dựng đối với các cơng trình xây dựng nhà cao
tầng”, nghị định 39/2010/NĐ-CP về quản lý không gian xây dựng ngầm đô thị...Tuy nhiên,
vấn đề thi công tầng hầm vẫn là vấn đề nhức nhối và cần được quản lý chặt chẽ.
2) Xác định vấn đề nghiên cứu:
Đã có rất nhiều nghiên cứu về vấn đề tầng hầm, chủ yếu xoay quanh các vấn đề về sự
cố tầng hầm, các biện pháp thi công tầng hầm-hố đào sâu. Tuy nhiên, xây dựng một quy
trình quản lý rủi ro trong thi công tầng hầm vẫn là vấn đề cần thiết, giải quyết trên cơ sở

những sự cố cũng như nguy cơ tiềm ẩn đã nêu ra ở các nghiên cứu trước. Mục tiêu nghiên
cứu.
HVTH: NGUYỄN MINH TRỰC

7


Quản lý rủi ro trong q trình thi cơng tầng hầm

CBHD:TS. PHẠM HỒNG LUÂN

Xác định các yếu tố rủi ro trong q trình thi cơng tầng hầm.
Nhận định xác suất xảy ra và mức độ ảnh hưởng của các rủi ro.
Đề xuất mơ hình quản lí rủi ro cho q trình thi cơng tầng hầm.
3) Phạm vi nghiên cứu:
Thời gian: từ tháng 7/2011 đến 12/2011.
Địa điểm: nghiên cứu thực hiện trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.
Đối tượng nghiên cứu:
 Các dự án nhà cao tầng có tầng hầm.
 Các cơng trình đã xảy ra sự cố về tầng hầm.
Quan điểm phân tích: chủ đầu tư.
4) Đóng góp kì vọng của nghiên cứu:
Về mặt thực tiễn: Đề tài sẽ đưa ra những yếu tố rủi ro có nguy cơ và mức độ ảnh
hưởng từ cao đến thấp; là cơ sở để các đơn vị chủ đầu tư, đơn vị thi cơng… làm căn cứ để có
các biện pháp quản lý ngay từ giai đoạn đầu và trong từng giai đoạn của q trình thi cơng
tầng hầm (giai đoạn chuẩn bị dự án, giai đoạn thi công và giai đoạn kết thúc dự án).
Xây dựng quy trình quản lí rủi ro đối với các công tác liên quan đến tầng hầm, phân
định trách nhiệm cho các bên tham gia dự án.
Về mặt học thuật: sử dụng các công cụ thống kê, các phép kiểm định để đánh giá các
yếu tố rủi ro. Đề xuất mơ hình quản lí rủi ro dựa trên WBS và RBS, đưa ra các khái niệm,

triết lý về quản lí rủi ro nhằm hướng đến một lĩnh vực quản lý rủi ro chuyên nghiệp - điều
mà các nước trên thế giới đã xây dựng được một cách bài bản.
5) Kết luận:
Sau khi xác định vấn đề nghiên cứu, ở chương II, tác giả trình bày những khái niệm về
các biện pháp thi công tầng hầm, các khái niệm về WBS và RBS phục vụ cho công tác quản
lí rủi ro. Đồng thời, tác giả trình bày sơ lược nội dung một số nghiên cứu trước đây liên quan
đến vấn đề quản lí rủi ro và thi công tầng hầm.

HVTH: NGUYỄN MINH TRỰC

8


Quản lý rủi ro trong q trình thi cơng tầng hầm

CBHD:TS. PHẠM HỒNG LUÂN

CHƯƠNG II:

TỔNG QUAN

1) Các vấn đề về thi cơng tầng hầm và quản lí rủi ro:
1.1. Các phương pháp thi công tầng hầm:
1.1.1 Đặc điểm cấu tạo địa chất của Tp. Hồ Chí Minh ảnh hưởng đến việc thi
cơng cơng trình ngầm:
Theo bản đồ phân vùng địa chất do PGS.TS Đặng Hữu Diệp lập đã chỉ ra đặc điểm
địa chất khu vực TP. HCM gồm 3 khu vực A, B và C.
Vùng A: cấu tạo bằng đá gốc, tuy nhiên là địa hình đồi dốc với diện tích phân bố nhỏ
hẹp, nên khơng có ý nghĩa về mặt quy hoạch xây dựng.
Vùng B: “cấu tạo thường gặp đất sét, sét pha cát, cát pha sét và đất cát. Ở đây hiện

diện tầng nước ngầm khá phong phú, có nơi là nước có áp nhẹ, mực nước ngầm ở độ sâu
0,5m, 2m, 5m, 10m tùy theo độ cao địa hình. Trong vùng khá phổ biến hiện tượng rửa trơi
bề mặt tạo mương xói, hiện tượng lún ướt, hiện tượng xói ngầm và cát chảy. Điều kiện địa
chất vùng B được đánh giá là thuận lợi, tuy nhiên cũng cần phải có những biện pháp kĩ thuật
tương ứng để loại trừ ảnh hưởng của các hiện tượng vừa nêu” [20]. Cấu tạo mặt cắt địa chất:
 2.0-3.0m : đất sét bột có tính lún ướt
 5.5-11.0m: sét dẻo cứng
 >11m-50m: tầng chứa nước, nhiều nơi có áp cục bộ.
Với cấu tạo như trên thì khả năng xảy ra hiện tượng mất ổn định đáy hố móng là có thể,
cũng có khả năng bục đáy hố móng do việc bơm nước tháo khô làm cho độ dốc thủy lực lớn
hơn độ dốc thủy lực tới hạn gây ra hiện tượng xói ngầm.
Một nguy cơ tiềm ẩn nữa là nước ngầm có áp bên dưới đáy hố móng tràn vào hố móng
do tầng đất sét khơng đủ dày để chịu lực đẩy của nước có áp gây cản trở thi cơng. Khi đó,
việc bơm tháo khơ hố móng làm cho mực nước ngầm xung quanh hạ thấp gây lún sụt các
công trình lân cận.
Vùng C: cấu tạo gồm đất sét, sét pha cát, cát mịn và cát thô, phần lớn đều ở trạng thái
bão hòa nước. Đây là những loại đất yếu, độ rỗng lớn, xốp, có khả năng chịu tải rất thấp. Vì
vậy, nếu thi cơng đào hố móng thì có khả năng xảyra hiện tượng mất khả năng chịu tải âm ở
đáy hố móng, dẫn đến hiện tượng đất trồi trong đáy hố móng, mặt đất xung quanh sẽ chịu
ảnh hưởng tác động gây nghiêng lún. Trong vùng C, trên mặt cắt địa chất thường hiện diện
HVTH: NGUYỄN MINH TRỰC

9


Quản lý rủi ro trong q trình thi cơng tầng hầm

CBHD:TS. PHẠM HỒNG LUÂN

tầng đất bùn sét dày 15-30m. Đất bùn sét ln ở trạng thái bão hịa, chưa được cố kết tự

nhiên, độ rỗng lớn, cường độ kháng cắt rất thấp, đặc biệt có nơi loại đất này có tính hóa lỏng
khi bị chấn động.

Hình 2.1.

Bản đồ địa mạo Tp.Hồ Chí Minh

1.1.2 Các biện pháp thi cơng tầng hầm chủ yếu:
1.1.2.1 Tường vây Barret:
Là tường bêtông đổ tại chỗ, thường dày 600-800mm để chắn giữ ổn định hố móng
sâu trong q trình thi cơng. Tường có thể được làm từ các đoạn cọc barette, tiết diện chữ
HVTH: NGUYỄN MINH TRỰC

10


Quản lý rủi ro trong q trình thi cơng tầng hầm

CBHD:TS. PHẠM HỒNG LUÂN

nhật, chiều rộng thay đổi từ 2.6 m đến 5.0m. Các đoạn tường barrette được liên kết chống
thấm bằng gioăng cao su, thép và làm việc đồng thời thông qua dầm đỉnh tường và dầm bo
đặt áp sát tường phía bên trong tầng hầm.
Tường được giữ ổn định bằng các biện pháp sau:
a) Hệ dàn thép hình:

Hình 2.2.

Hệ dàn thép hình


Số lượng tầng thanh chống có thể là 1 tầng chống, 2 tầng chống hoặc nhiều hơn tuỳ
theo chiều sâu hố đào, dạng hình học của hố đào và điều kiện địa chất, thuỷ văn trong phạm
vi chiều sâu tường vây.
Ưu điểm: trọng lượng nhỏ, lắp dựng và tháo dỡ thuận tiện, có thể sử dụng nhiều lần.
Căn cứ vào tiến độ đào đất có thể vừa đào, vừa chống, có thể làm cho tăng chặt nếu có hệ
thống kích, tăng đơ rất có lợi cho việc hạn chế chuyển dịch ngang của tường.
Nhược điểm: độ cứng tổng thể nhỏ, mắt nối ghép nhiều. Nếu cấu tạo mắt nối không
hợp lý và thi công không thoả đáng và không phù hợp với yêu cầu của thiết kế, dễ gây ra
chuyển dịch ngang và mất ổn định của hố đào do mắt nối bị biến dạng.
b) Giữ ổn định bằng phương pháp neo trong đất:
Neo trong đất là hệ thống làm ổn định kết cấu chống lại sự chuyển vị quá mức của
các kết cấu xây dựng bằng việc ứng dụng lực ứng suất trước của cáp dự ứng lực (PC.Strand)
HVTH: NGUYỄN MINH TRỰC

11


Quản lý rủi ro trong q trình thi cơng tầng hầm

CBHD:TS. PHẠM HỒNG LUÂN

được cố định một đầu vào trong lòng đất và được căng kéo để tạo ra tải trọng của neo. Neo
trong đất đã được sử dụng phổ biến trong các cơng trình ngầm trong và ngồi nước, nó đã
được sử dụng cách đây 50 năm và chứng minh được chất lượng và tính kinh tế vượt trội khi
xây dựng.

Hình 2.3.

Đầu bơm vữa của bó cáp neo


Hình 2.5.

Hình 2.4.

Tra mỡ cho cáp neo

HVTH: NGUYỄN MINH TRỰC

Vòng nhựa định vị cáp neo

Hình 2.6.

12

Máy làm neo


Quản lý rủi ro trong q trình thi cơng tầng hầm

Hình 2.7.

Lắp ráp ống thép chờ vào

khung cốt thép của tường cừ để thi cơng neo

CBHD:TS. PHẠM HỒNG LN

Hình 2.8.
trong đất


Hình 2.9.
Tiếp lắp các đoạn ống chống
thép cho lỗ khoan D150 mm trong khi khoan

Hình 2.11.

Hình 2.10.

Luồn cáp neo vào lỗ khoan

HVTH: NGUYỄN MINH TRỰC

Khoan và neo cáp cho tường

Đục đẽo làm phẳng bản đệm
neo trên tường vây

Hình 2.12.

13

Kiểm tra việc căng neo


Quản lý rủi ro trong q trình thi cơng tầng hầm

CBHD:TS. PHẠM HỒNG LUÂN

Ưu điểm: Thi công hố đào gọn gàng, có thể áp dụng cho thi cơng những hố đào rất
sâu.

Nhược điểm: Khó áp dụng trong vùng đất yếu.
c) Giữ ổn định bằng phương pháp thi công Top-down
Giai đoạn 1: Thi cơng phần cột chống tạm bằng thép hình. Do phương án chống tạm
theo phương đứng là dùng các cột chống tạm bằng thép hình cắm trước vào các cọc khoan
nhồi ở đúng vị trí các cột suốt chiều cao từ mặt đất đến cọc nhồi . Các cột này được thi công
ngay trong giai đoạn thi công cọc khoan nhồi.

Hình 2.13.

Quy trình thi cơng Top-down - giai đoạn 1

[nguồn: />Giai đoạn 2: Thi công phần kết cấu ngay trên mặt đất ( tầng 1 cốt 0.00m )
Giai đoạn này bao gồm các công đoạn sau :
 Đào một phần đất để tạo chiều cao cho thi công dầm sàn tầng 1
 Ghép ván khuôn thi công tầng 1
 Đặt cốt thép thi công bê tông dầm - sàn tầng 1
 Chờ 10 ngày cho bê tơng có phụ gia đủ 90% cường độ yêu cầu.
HVTH: NGUYỄN MINH TRỰC

14


Quản lý rủi ro trong q trình thi cơng tầng hầm

CBHD:TS. PHẠM HỒNG LUÂN

Giai đoạn 3: Thi công tầng hầm thứ nhất, gồm các công đoạn sau :
 Tháo ván khn dầm - sàn tầng 1
 Bóc đất đến cốt tầng ngầm thứ nhất
 Ghép ván khuôn thi công tầng ngầm thứ nhất

 Đặt cốt thép và đổ bê tông dầm - sàn tầng ngầm thứ nhất
 Ghép ván khuôn thi công cột – tương từ tầng hầm thứ nhất đến tầng 1
 Chờ 10 ngày cho bê tơng có phụ gia đủ 90% cường độ yêu cầu

Hình 2.14.

Quy trình thi công Top-down - giai đoạn 2 và 3

[nguồn: />Giai đoạn 4: Thi công tầng hầm thứ hai, gồm các công đoạn sau :
 Tháo ván khuôn chịu lực tầng ngầm thứ nhất.
 Đào đất đến cốt mặt dưới của đài cọc
 Chống thấm cho phần móng
 Thi cơng đài cọc
 Thi công chống thấm sàn tầng hầm
 Thi công cốt thép bê tông sàn tầng hầm thứ hai
 Thi công cột và lỏi từ tầng hầm thứ hai lên tầng hầm thứ nhất

HVTH: NGUYỄN MINH TRỰC

15


Quản lý rủi ro trong q trình thi cơng tầng hầm

Hình 2.15.

CBHD:TS. PHẠM HỒNG LN

Quy trinh thi cơng Top-down - Giai đoạn 4


[nguồn: />Ưu điểm:
 Chống vách đất với độ ổn định và an toàn cao nhất.
 Tiến độ thi công nhanh.
Nhược điểm:
 Kết cấu cột tầng hầm phức tạp
 Liên kết giữa dầm sàn và cột tường khó thi công
 Công tác thi công đất trong không gian tầng hầm có chiều cao nhỏ khó thực hiện cơ giới.
 Chiếu sáng và thơng gió hạn chế.

1.1.2.2 Tường bao bê tông dày 300-400mm.
a) Giữ ổn định bằng tường cừ thép:
Cừ được ép bằng phương pháp búa rung gồm một cần trục bánh xích và cơ cấu rung
ép hoặc máy ép êm thuỷ lực dùng chính ván cừ đã ép làm đối trọng. Phương pháp này rất
thích hợp khi thi cơng trong thành phố và trong đất dính.
Ưu điểm:
 Sử dụng các thiết bị thi cơng có sẵn như máy ép thủy lực, máy ép rung.
 Ít gây tiếng động và rung động.
 Có thể tái sử dụng cừ thép
HVTH: NGUYỄN MINH TRỰC

16


Quản lý rủi ro trong q trình thi cơng tầng hầm

CBHD:TS. PHẠM HỒNG LUÂN

Nhược điểm:
 Chỉ áp dụng hiệu quả đối với hố đào sâu <7m.
 Nước dễ chảy vào hố đào qua khe tiếp giáp giữa 2 tấm cừ.

 Dễ bị biến dạng võng.

b) Giữ ổn định bằng cọc xi măng đất:
Bản chất của công nghệ cọc xi măng đất là dùng một loại thiết bị xới tơi khối đất và
trộn xi măng với khối đất này để cải tạo tính chất cơ học và tính chất vật lý của đất. Có 2
phương pháp: trộn khơ và trộn ướt. Phương pháp trộn khô là sự trộn bột xi măng khơ với
đất, có hoặc khơng có phụ gia. Phương pháp trộn ướt là sự trộn vữa xi măng gồm nước và xi
măng có hoặc khơng có phụ gia với đất.

Hình 2.16.

Thi cơng cọc xi măng đất

Hình 2.18.
HVTH: NGUYỄN MINH TRỰC

Hình 2.17.

Tường chắn cọc xi măng đất
17

Cọc xi măng đất


Quản lý rủi ro trong q trình thi cơng tầng hầm

CBHD:TS. PHẠM HỒNG LUÂN

1.2. Quản lí rủi ro dự án:
1.2.1. Các khái niệm về rủi ro và quản lí rủi ro

Rủi ro là sự kiện hoặc tình huống bất ngờ có thể hoặc đưa lại các cơ hội mới trong
quá trình đầu tư, kinh doanh hoặc dẫn đến các mất mát, thiệt bị, tổn thất; và các yếu tố này
có thể xác định.
Thiếu hiểu biết

Sự khơng hiểu biết

Sai sót khi thực hiện

Sai sót khi đánh giá giá
trị

Sự cẩu thả
NGUYÊN NHÂN
RỦI RO
Sự thay đổi thủ tục

Sai sót trong đánh giá

Sai sót khi lập kế hoạch

Thiếu sót về điều tra/phân
tích

Hình 2.19.

Điều kiện thay đổi

Các rủi ro điển hình


[nguồn: GS.TS NGUYỄN VIẾT TRUNG, TS. ĐINH CƠNG TÂM 2011 "Phân tích và quản lí
rủi ro kĩ thuật trong xây dựng cầu"]
Quản lí rủi ro dự án là việc nhận dạng, đo lường mức độ rủi ro, trên cơ sở đó lựa chọn,
triển khai và quản lý các hoạt động nhằm khắc phục rủi ro trong suốt vòng đời dự án và đề ra
những giải pháp, chương trình để quản lý rủi ro. Một dự án thường bị đe dọa bởi các lý do
không được nhận dạng rủi ro một cách rõ ràng và đúng đắn. Do đó, nhà quản lý cần phải chủ
động cảnh giác và đặt ra các tình huống đe dọa tiềm tàng đến dự án để có những phản ứng
kịp thời, hiệu quả. Nhà quản lý cần trang bị cho mình những kĩ thuật quản lý, phương pháp
tổ chức và giải quyết sự việc. Bất kì một sự cố cơng trình hay một tai nạn nghề nghiệp nào
trong xây dựng, trước hết bản thân nó phải được coi là một phần hay một mắt xích của hoạt
động xây dựng. Điều này khơng có nghĩa chúng ta coi trọng sự cố hoặc những sai phạm kĩ

HVTH: NGUYỄN MINH TRỰC

18


Quản lý rủi ro trong q trình thi cơng tầng hầm

CBHD:TS. PHẠM HỒNG LUÂN

thuật là đương nhiên, mà chúng ta cần thừa nhận thực tế đó để chủ động phịng ngừa các rủi
ro kĩ thuật [26].
Theo khoản 29 Điều 3 của Luật xây dựng số 16/2003/QH11 thì: “Sự cố cơng trình là
những hư hỏng vượt q giới hạn an tồn cho phép, làm cho cơng trình xây dựng có nguy cơ
sụp đổ, đã sập đổ một phần hoặc toàn bộ cơng trình hoặc cơng trình khơng sử dụng được
theo thiết kế”.
Có thể chia ngun nhân của sự cố cơng trình thành 3 nhóm cơ bản.
 Nhóm thứ nhất, gồm những lỗi vi phạm nặng các tiêu chuẩn, định mức trong thiết
kế và thi công. Khi mắc phải những lỗi này thì sự phá hoại một phần hay tồn bộ cơng trình,

về ngun tắc sẽ xảy ra khi cịn trong giai đoạn thi cơng.
 Nhóm thứ hai, có thể gồm một loạt nguyên nhân mà sự kết hợp của chúng có thể
dẫn tới sự cố. Đó là những thiếu sót và những lỗi lầm khác nhau trong thiết kế và thi công đã
làm giảm mức dự trữ độ bền của các chi tiết kết cấu riêng lẻ; dù những cơng trình bị những
lỗi lầm này cũng chưa đủ gây nên sự cố.
 Nhóm thứ ba, là những tác động nguy hiểm từ môi trường địa kỹ thuật và môi
trường thiên nhiên mà các kết cấu của cơng trình khơng được thiết kế để sẵn sàng tiếp nhận
và có xu hướng vượt quá những gì mà Tiêu chuẩn kĩ thuật quy định hoặc khơng quy định.
Những tác động nhóm thứ ba này hiện đang là nguy cơ lớn nhưng không dễ loại trừ.
Quản lí rủi ro phải được xem xét đầy đủ trong cả q trình thực hiện dự án. Quản lí rủi
ro là tăng sự nhận thức liên quan đến cả ảnh hưởng tích cực và tiêu cực của rủi ro. Trong
lĩnh vực an toàn, rủi ro thường được nhận ra kết quả là tiêu cực, vì vậy quản lí về rủi ro an
toàn là dựa trên việc ngăn ngừa và giảm nhẹ hậu quả. Để có thể phịng tránh rủi ro hay giảm
thiểu tác hại của rủi ro thì phải hiểu rõ về nó. Do vậy, trước hết cần phân tích các nguyên
nhân gây ra rủi ro và phải đặc biệt lưu ý những nguyên nhân do bản thân con người, những
ngun nhân mà con người hồn tồn có thể chế ngự nó. Và cũng cần phân tích khả năng
xảy ra rủi ro và mức độ ảnh hưởng của nó, để có thể dành sự quan tâm, và huy động các
nguồn lực hiệu quả để phòng và ngừa rủi ro trước khi xảy ra.

HVTH: NGUYỄN MINH TRỰC

19


×