Tải bản đầy đủ (.pdf) (114 trang)

Khảo sát, đánh giá nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước tiếp nhận của khu công nghiệp trảng bàng và đề xuất giải pháp khắc phục

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.76 MB, 114 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
--------------------

NGUYỄN ĐINH BÁ

KHẢO SÁT, ĐÁNH GIÁ NGUYÊN NHÂN GÂY Ô
NHIỄM NGUỒN NƯỚC TIẾP NHẬN CỦA KHU CÔNG
NGHIỆP TRẢNG BÀNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP
KHẮC PHỤC

Chuyên ngành: Quản lý môi trường
Mã số ngành: 60.85.10

LUẬN VĂN THẠC SĨ

TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 2 năm 2012


CƠNG TRÌNH ĐƯỢC HỒN THÀNH TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA –ĐHQG -HCM

Cán bộ hướng dẫn khoa học : TS. Bùi Xuân Thành

Cán bộ chấm nhận xét 1 : PGS. TS. Trương Thanh Cảnh

Cán bộ chấm nhận xét 2 : TS. Võ Lê Phú

Luận văn thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Bách Khoa, ĐHQG Tp.
HCM ngày 29 tháng 02 năm 2012
Thành phần Hội đồng đánh giá luận văn thạc sĩ gồm:


1. ............................................................
2. ............................................................
3. ............................................................
4. ............................................................
5. ............................................................

CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG

TRƯỞNG KHOA MÔI TRƯỜNG


Khảo sát, đánh giá nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước tiếp nhận của Khu công
nghiệp Trảng Bàng và đề xuất giải pháp khắc phục
ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

____________________

_____________________

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ và tên học viên

NGUYỄN ĐINH BÁ

MSHV


: 10260554

Ngày, tháng, năm sinh :

27/11/1987

Nơi sinh

: Sóc Trăng

Chun ngành

Quản lý mơi trường

Mã số

:608510

:

:

I. TÊN ĐỀ TÀI:
Khảo sát đánh giá nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước tiếp nhận Khu
công nghiệp Trảng Bàng và đề xuất giải pháp khắc phục.
II. NHIỆM VỤ LUẬN VĂN:
-

Khảo sát, đánh giá nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước tiếp nhận của
Khu công nghiệp Trảng Bàng;


-

Đề xuất các giải pháp thích hợp để khắc phục việc ơ nhiễm nguồn nước
tiếp nhận của Khu công nghiệp Trảng Bàng;

III. NGÀY GIAO NHIỆM VỤ

:

04/07/2011

IV. NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ

: 26/12/2012

V. HỌ VÀ TÊN CÁN BỘ HƯỚNG DẪN : TS. BÙI XUÂN THÀNH
Tp. HCM, ngày …..tháng…..năm 2012
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

CHỦ NHIỆM BỘ MÔN ĐÀO TẠO

TRƯỞNG KHOA MÔI TRƯỜNG

HVTH: NGUYỄN ĐINH BÁ
MSHV: 10260554

Page 1



Khảo sát, đánh giá nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước tiếp nhận của Khu công
nghiệp Trảng Bàng và đề xuất giải pháp khắc phục

LỜI CẢM ƠN

Luận Văn này là kết quả cố gắng của em dưới sự chỉ dạy và truyền đạt
kiến thức của Quý thầy cô trong suốt thời gian em được đào tạo tại trường.
Để thực hiện hồn tất luận văn này trước tiên em xin kính gởi lòng biết ơn
sâu sắc đến T.S Bùi Xuân Thành, là GVHD chính của em, đã nhiệt tình giúp em
hồn thiện ý tưởng, truyền đạt những kiến thức, những kinh nghiệm, những lời
chỉ dạy vô cùng quý báu cho Luận Văn Tốt Nghiệp của em.
Xin chân thành cảm ơn các bạn xin viên khoa Mơi Trường đã giúp đỡ
mình trong các công tác khảo sát, thu thập số liệu để hoàn thành luận văn này.
Em xin chân thành cảm ơn Quý thầy cô khoa Môi Trường, trường Đại
Học Bách Khoa đã tận tình truyền đạt kiến thức và những kinh nghiệm q báu,
khuyến khích em hồn thành Luận Văn Tốt Nghiệp này.
Sau cùng, con xin chân thành cảm ơn Ba Mẹ đã ln tạo điều kiện cho con
có thể tập trung học tập, luôn động viên hỗ trợ để con hoàn thành việc học ở
trường Đại Học và hoàn thành Luận Văn Tốt Nghiệp này.
TP.Hồ Chí Minh, ngày 01 tháng 02 năm 2012

Nguyễn Đinh Bá

HVTH: NGUYỄN ĐINH BÁ
MSHV: 10260554

Page 2


Khảo sát, đánh giá nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước tiếp nhận của Khu công

nghiệp Trảng Bàng và đề xuất giải pháp khắc phục

TÓM TẮT LUẬN VĂN
Nghiên cứu này dựa trên việc khảo sát thực địa và phân tích mẫu nước tại
các Doanh nghiệp (DN) và cả đối với Trạm xử lý nước thải tập trung
(TXLNTTT) của Khu công nghiệp Trảng Bàng. Việc khảo sát và lấy mẫu được
áp dụng cho 15 DN trên tổng số 68 DN thuộc Khu cơng nghiệp (KCN), mạng
lưới thốt nước của 15 DN được chọn và của KCN, TXLNTTT của KCN.
Các kết quả nghiên cứu cho thấy lưu lượng nước thực tế mà các DN sử dụng
vượt hơn nhiều do với nguồn nước do KCN cung cấp, điều này làm ảnh hưởng
hiệu quả xử lý của TXLNTTT, vẫn có các DN có quy trình xử lý chất thải khơng
đúng kỹ thuật. Về kết quả khảo sát và phân tích nước ở mạng lưới thốt nước của
DN và KCN, phát hiện có các đấu nối sai phạm: Hố ga nước mưa (HGNM) đấu
vào Hố ga nước thải (HGNT) và ngược lại, nước thải sinh hoạt dẫn vào HGNM.
Kết quả khảo sát TXLNTTT của KCN tìm hiểu được 1 số nguyên nhân gây ảnh
hưởng đến khả năng xử lý nước của Hệ thống: quá tải lượng nước đầu vào, sử
dụng hóa chất vượt mức cần thiết làm sinh bùn nhiều và ảnh hưởng đến khả năng
lắng về sau của hệ thống.

ABSTRACT
This study is based on field surveys and analysis of water samples in enterprise
and wastewater treatment stations focus of Trang Bang Industrial Park. The
survey and sampling is applied to 15 of total 68 enterprises of Industrial Park and
Wastewater Treatment Stations Focus of Industry Park.
The research results show that the actual wastewater flow of enterprises larger
than total water that the Industrial Park providing, this affect treatment
efficiency process is not strictly technical. According survey results and analysis
of the drainage network of Enterprises and Industrial Park, some the connection
violations detected: rainwater network connected to wastewater network and vice
versa, activities wastewater leading to stormwater network.

Survey results of wastewater treatment plants focus of concentrated industrial
zones to find out some of the causes affecting the ability of water treatment :
water input overload, excess use of chemicals needed to for more sludge and
sedimentation affect the ability of the system.

HVTH: NGUYỄN ĐINH BÁ
MSHV: 10260554

Page 3


Khảo sát, đánh giá nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước tiếp nhận của Khu công
nghiệp Trảng Bàng và đề xuất giải pháp khắc phục

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn là kết quả nghiên cứu của riêng tôi,
không sao chép của ai. Nội dung luận văn có tham khảo và sử dụng các
tài liệu, thông tin được đăng tải trên các tác phẩm, tạp chí và các trang
web theo danh mục tài liệu của luận văn.
Tác giả luận văn

Nguyễn Đinh Bá

HVTH: NGUYỄN ĐINH BÁ
MSHV: 10260554

Page 4


Khảo sát, đánh giá nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước tiếp nhận của Khu công

nghiệp Trảng Bàng và đề xuất giải pháp khắc phục

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN
TÓM TẮT LUẬN VĂN
ABSTRACT
MỤC LỤC.................................................................................................................... i
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ...................................................................................... iv
DANH MỤC HÌNH ..................................................................................................... vi
DANH MỤC BẢNG .................................................................................................... vii
CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU ............................................................................................................... 1
1.1. Đặt vấn đề ............................................................................................................. 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................. 1
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................ 2
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu của đề tài .............................................................................. 2
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu của đề tài ........................................................................... 2
1.4. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài ................................................ 2
1.4.1. Ý nghĩa khoa học ........................................................................................................ 2
1.4.2. Ý nghĩa thực tiễn................................................................................................. 2
CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN VỀ HIỆN TRẠNG KHU CƠNG NGHIỆP TRẢNG
BÀNG ........................................................................................................................... 3
2.1. Tổng quan về loại hình quản lý và kiểm sốt nước thải cơng
nghiệp....................................................................................................................... 3
HVTH: NGUYỄN ĐINH BÁ
MSHV: 10260554

Page 5



Khảo sát, đánh giá nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước tiếp nhận của Khu công
nghiệp Trảng Bàng và đề xuất giải pháp khắc phục

2.1.1. Mơ hình kiểm sốt nước thải các KCN của tỉnh Bình Dương ........................... 3
2.1.2. Mơ hình kiểm sốt nước thải các KCN của tỉnh Bến Tre .................................. 3
2.2. Tổng quan về hiện trạng KCN Trảng Bàng ........................................................ 4
2.2.1. Vị trí địa lý – cơ sở hạ tầng ................................................................................. 4
2.2.2. Nguồn phát sinh nước thải ................................................................................. 5
2.2.3. Hiện trạng sử dụng nước của các Doanh nghiệp thuộc Khu cơng
nghiệp ........................................................................................................................... 6
2.2.4. Hệ thống cống thốt nước mưa và thu gom nước thải ...................................... 11
2.2.4.1. Hệ thống cống thoát nước mưa ............................................................................................. 12
2.2.4.2. Hệ thống cống thu gom nước thải ..................................................................... 12
2.2.5. Trạm xử lý nước thải tập trung .......................................................................... 12
CHƯƠNG 3
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .............................................................................. 16
3.1. Nội dung nghiên cứu ............................................................................................. 16
3.2. Phương pháp khảo sát thực địa thu thập dữ liệu ................................................ 16
3.2.1. Trạm xử lý nước thải tập trung........................................................................................17
3.2.2. Doanh nghiệp ..................................................................................................... 17
3.2.3. Mạng lưới thốt nước mưa, thu nước thải của Khu cơng nghiệp ...................... 18
3.3. Phương pháp phân tích chất lượng nước ............................................................ 21
3.3.1. Trạm xử lý nước thải tập trung........................................................................................22
3.3.2. Doanh nghiệp ..................................................................................................... 23
3.3.3. Mạng lưới thoát nước mưa, thu nước thải của Khu công nghiệp ...................... 23
3.3.4. Tiêu chuẩn để đánh giá chất lượng nước thải ................................................... 23
3.4. Kế hoạch khảo sát ................................................................................................. 24
CHƯƠNG 4

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .................................................................................... 25
4.1. Đánh giá kết quả nghiên cứu
4.1.1. Đánh giá kết quả khảo sát Doanh nghiệp .......................................................... 25
4.1.1.1. Hiện trạng sử dụng nước ở các Doanh nghiệp khảo sát .................................... 25
4.1.1.2. Hiện trạng Hệ thống xử lý nước thải của các Doanh nghiệp khảo sát ............... 26
HVTH: NGUYỄN ĐINH BÁ
MSHV: 10260554

Page 6


Khảo sát, đánh giá nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước tiếp nhận của Khu công
nghiệp Trảng Bàng và đề xuất giải pháp khắc phục

4.1.1.3. Hiện trạng Hệ thống thoát nước của các Doanh nghiệp khảo sát...................... 28
4.1.1.4. Đánh giá kết quả phân tích mẫu nước thải của các Doanh nghiệp khảo
sát ................................................................................................................................. 30
4.1.2. Kết quả khảo sát Mạng lưới thốt nước mưa và thu gom nước thải của
Khu cơng nghiệp .......................................................................................................... 36
4.1.2.1. Hiện trạng khảo sát Mạng lưới thoát nước mưa và thu gom nước thải
của Khu công nghiệp ..................................................................................................... 36
4.1.2.2. Đánh giá kết quả phân tích nước tại các cống thoát nước mưa và thu
gom nước thải của Khu công nghiệp .............................................................................. 37
4.1.3. Đánh giá kêt quả khảo sát Trạm xử lý nước thải tập trung của Khu công
nghiệp Trảng Bàng ....................................................................................................... 38
4.1.3.1. Hiện trạng khảo sát Trạm xử lý nước thải tập trung.......................................... 38
4.1.3.2. Các sự cố của Hệ thống xử lý nước thải tập trung thuộc Khu công nghiệp
Trảng Bàng ................................................................................................................... 41
a. Hiện trạng quá tải về lưu lượng nước thải ................................................................. 41
b.Sự cố về vận hành và quản lý nguồn nước đầu vào ..................................................... 42

4.1.3.3. Đánh giá hiệu quả xử lý của Trạm xử lý nước thải tập trung ............................ 43
4.2. Đề xuất giải pháp
4.2.1. Giải pháp cải thiện Hệ thống xử lý nước thải tập trung và Hệ thống
thoát nước của Doanh nghiệp ...................................................................................... 48
4.2.1.1. Giải pháp cải thiện Hệ thống xử lý nước thải tập trung của Doanh
nghiệp ........................................................................................................................... 48
4.2.1.2. Giải pháp cải thiện Hệ thống cống của DN ....................................................... 49
4.2.2. Giải pháp cải thiện Trạm xử lý nước thải tập trung của Khu công nghiệp........ 50
4.2.2.1. Các giải pháp kỹ thuật và quản lý cải thiện Trạm xử lý nước thải tập
trung.............................................................................................................................. 50
4.2.2.2. Các phương án nâng cấp Trạm xử lý nước thải tập trung ................................. 51
4.2.3. Giải pháp cải thiện mạng lưới thoát nước mưa và thu gom nước thải của
Khu công nghiệp .......................................................................................................... 52
4.2.4. Giải pháp quản lý lưu lượng nước sử dụng và xả thải của Doanh nghiệp ........ 54
4.3. Kế hoạch cải thiện môi trường nước cho Khu công nghiệp Trảng Bàng ........... 55
4.4. Các giải pháp quản lý
4.4.1. Qui định về kiểm soát nước thải của Doanh nghiệp .......................................... 56
4.4.1.1. Mạng lưới thoát nước mưa và nước thải ........................................................... 56
4.4.1.2. Kiểm soát Hệ thống xử lý nước thải của Doanh nghiệp ..................................... 58
HVTH: NGUYỄN ĐINH BÁ
MSHV: 10260554

Page 7


Khảo sát, đánh giá nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước tiếp nhận của Khu công
nghiệp Trảng Bàng và đề xuất giải pháp khắc phục

4.4.2. Giải pháp thu phí nước thải................................................................................ 60
4.4.2.1. Phân tích phí nước thải hiện tại của Khu công ngiệp Trảng Bàng .................... 60

4.4.2.2. Giải pháp thu phí đề nghị.................................................................................. 61
4.4.2.3. Phương pháp thu phí nước thải ......................................................................... 63
a. Khu cơng nghiệp trả phí nước thải ............................................................................ 63
b. Thu phí nước thải của Doanh nghiệp ......................................................................... 64
CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ............................................................... 66
5.1. Kết luận ................................................................................................................. 66
5.2. Kiến nghị ............................................................................................................... 67
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................... 68
PHỤ LỤC I – BẢNG CÂU HỎI KHẢO SÁT DOANH NGHIỆP
PHỤ LỤC II – DANH SÁCH CÁC DOANH NGHIỆP THUỘC KHU
CÔNG NGHIỆP TRẢNG BÀNG
PHỤ LỤC III – DANH SÁCH CÁC DOANH NGHIỆP ĐƯỢC CHỌN ĐỂ
KHẢO SÁT
PHỤ LỤC IV - TẦN SUẤT VỆ SINH HỆ THỐNG CỐNG VÀ GIÁM SÁT
CÁC CHỈ TIÊU NƯỚC CỦA DOANH NGHIỆP
PHỤ LỤC V – KẾT QUẢ KHẢO SÁT HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI
CỦA DOANH NGHIỆP
PHỤ LỤC VI – KẾT QUẢ PHÂN TÍCH MẪU NƯỚC THẢI CỦA CÁC
DOANH NGHIỆP KHẢO SÁT ĐỢT I
PHỤ LỤC VII – HIỆN TRẠNG KHẢO SÁT MẠNG LƯỚI THOÁT NƯỚC
MƯA VÀ THU GOM NƯỚC THẢI CỦA KHU CÔNG NGHIỆP
PHỤ LỤC VIII – KẾT QUẢ PHÂN TÍCH MẪU NƯỚC TẠI CÁC HỐ GA
NƯỚC MƯA VÀ HỐ GA NƯỚC THẢI
PHỤ LỤC IX – KẾ HOẠCH CẢI TẠO MÔI TRƯỜNG NƯỚC THẢI KHU
CÔNG NGHIỆP TRẢNG BÀNG
PHỤ LỤC X – DANH SÁCH CÁN BỘ - SINH VIÊN THAM GIA HỖ TRỢ
THỰC HIỆN NGHIÊN CỨU

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
HVTH: NGUYỄN ĐINH BÁ

MSHV: 10260554

Page 8


Khảo sát, đánh giá nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước tiếp nhận của Khu công
nghiệp Trảng Bàng và đề xuất giải pháp khắc phục

BQL KCN :

Ban quản lý Khu cơng nghiệp

BOD

:

Nhu cầu oxy sinh hố

COD

:

Nhu cầu oxy hố học

DN

:

Doanh nghiệp


HG

:

Hố ga

HGNM

:

Hố ga nước mưa

HGNT

:

Hố ga nước thải

HT

:

Hệ thống

KCN

:

Khu công nghiệp


NM

:

Nước mưa

NT

:

Nước thải

TXLNT

:

Trạm xử lý nước thải

TXLNTTT :

Trạm xử lý nước thải tập trung

TN

:

Tổng Nitơ

TP


:

Tổng Photpho

SX

:

Sản xuất

SS

:

Chất rắn lơ lững

MỤC LỤC HÌNH ẢNH

Hình 2.1. Vị trí Khu cơng nghiệp Trảng Bàng ............................................................. 3
HVTH: NGUYỄN ĐINH BÁ
MSHV: 10260554

Page 9


Khảo sát, đánh giá nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước tiếp nhận của Khu công
nghiệp Trảng Bàng và đề xuất giải pháp khắc phục

Hình 2.2. Biểu đồ lưu lượng nước cấp và nước thải phát sinh của Khu công
nghiệp Trảng Bàng trong tháng .................................................................................. 6

Hình 2.3. Tỷ lệ sử dụng nước của một số nhóm ngành sản xuất kinh doanh trong
Khu cơng nghiệp.......................................................................................................... 8
Hình 2.4. Nguồn tiếp nhận nước thải của Khu cơng nghiệp Trảng Bàng ................... 10
Hình 2.5. Sơ đồ công nghệ trạm xử lý nước thải tập trung Khu cơng nghiệp
Trảng Bàng ............................................................................................................... 12
Hình 3.1. Nội dung nghiên cứu .................................................................................. 16
Hình 3.2. Vị trí khảo sát các Hố ga nước mưa và nước thải trên Hệ thống thốt
nước của Khu cơng nghiệp ........................................................................................ 19
Hình 3.2. Vị trí lấy mẫu nước thải các cơng trình thuộc Trạm xử lý nước thải ........... 18
Hình 3.2. Vị trí lấy mẫu nước thải các cơng trình thuộc Trạm xử lý nước thải ........... 18
Hình 4.1. Lượng bung thải phát sinh của các Doanh nghiệp khảo sát lần I ............... 26
Hình 4.2. Công ty TNHH Dệt may Lan Trần phơi bùn không đúng qui định .............. 26
Hình 4.3. Hệ thống gạt dầu bằng dây kéo Của Cty cao su Đầu tư - Thời Ích ............ 27
Hình 4.4. Tỷ lệ các Doanh nghiệp khảo sát có nạo vét cống ...................................... 28
Hình 4.5. Tần suất giám sát chất lượng nước thải của các Doanh nghiệp khảo sát.... 28
Hình 4.6. Giá trị pH trong nước thải của các Doanh nghiệp kháo sát đợt I ............... 29
Hình 4.7.TDS trong nước thải của các Doanh nghiệp khảo sát đợt I ......................... 30
Hình 4.8. Độ màu trong nước thải của các Doanh nghiệp khảo sát đợt I ................... 31
Hình 4.9. COD trong nước thải của các Doanh nghiệp khảo sát đợt I ....................... 32
Hình 4.10. SS trong nước thải của các Doanh nghiệp khảo sát đợt I ......................... 33
Hình 4.11. TKN trong nước thải của các Doanh nghiệp khảo sát đợt I ...................... 34
Hình 4.12. TDS trong nước thải của các Doanh nghiệp qua 2 lần khảo sát ............... 36
Hình 4.13. Nước thải chưa xử lý tràn ra đường chảy vào hố nước ga nước mưa
phía trước Trạm xử lý nước thải tập trung ................................................................. 40
Hình 4.14. Quy trình thu phí nước thải ...................................................................... 64

MỤC LỤC BẢNG

Bảng 2.1. Các ngành nghề trong Khu công nghiệp Trảng Bàng ............................. 4
Bảng 2.2. Lượng nước tiêu thụ của các nhóm ngành có nhu cầu sử dụng

nước cao trong Khu cơng nghiệp .............................................................................. 7

HVTH: NGUYỄN ĐINH BÁ
MSHV: 10260554

Page 10


Khảo sát, đánh giá nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước tiếp nhận của Khu công
nghiệp Trảng Bàng và đề xuất giải pháp khắc phục

Bảng 2.3. Danh sách 15 Doanh nghiệp có mức tiêu thụ nước cao nhất Khu
cơng nghiệp Trảng Bàng ........................................................................................... 8
Bảng 2.4. Hệ thống cống thu gom nước thải của Khu công nghiệp....................... 11
Bảng 2.5. Chất lượng nước thải Trạm xử lý nước thải tập trung ......................... 13
Bảng 3.1. Phương pháp – thiết bị phân tích nước .................................................. 20
Bảng 4.1. Danh sách Doanh nghiệp có mức tiêu thụ nước chênh lệch so với
ước lượng thực tế ..................................................................................................... 24
Bảng 4.2. Doanh nghiệp có Hố ga hay cao độ cơng trình Hệ thống xử lý nước
thải ảnh hưởng đến hiệu suất xử lý nước thải ........................................................ 27
Bảng 4.3. Doanh nghiệp có chỉ số TDS đầu vào và đâu ra chênh lệch nhau
hơn 30% ................................................................................................................... 31
Bảng 4.4. Kim loại trong nước thải của các Doanh nghiệp khảo sát.................... 34
Bảng 4.5. Danh sách các Doanh nghiệp có hố ga nghi ngờ có đâu nối sai
phạm......................................................................................................................... 35
Bảng 4.6. Danh sách các Doanh nghiệp có TDS ở nước thải đầu ra chênh
lệch hơn 30% ........................................................................................................... 36
Bảng 4.7. Danh sách các Doanh nghiệp có COD ở nước thải đầu ra chênh
lệch qua 2 lần khảo sát ............................................................................................ 37
Bảng 4.8. Danh sách các Doanh nghiệp có COD cao ở hố ga nước mưa qua 2

lần khảo sát .............................................................................................................. 37
Bảng 4.9. Giá trị các thông số vận hành của Trạm xử lý nước thải tập trung .... 38
Bảng 4.10. Thiết bị và kế hoạch bảo dưỡng............................................................ 39
Bảng4.11. Số liệu thống kê lưu lượng chảy tràn .................................................... 40
Bảng 4.12. Giới hạn dòng vào và mức độ xử lý yêu cầu của Trạm xử lý nước
thải tập trung Khu công nghiệp Trảng Bàng ......................................................... 42
Bảng 4.13. Chất lượng nước thải đầu vào – đầu ra Trạm xử lý nước thải tập
trung (lấy mẫu lần 1, 08/03/2011) ........................................................................... 44
Bảng 4.14. Chất lượng nước của các cơng trình đơn vị tại Khu công nghiệp
Trảng Bàng (lấy mẫu lần 1, 08/03/2011) ................................................................. 44
Bảng 4.15. Hiệu suất xử lý của các công trình đơn vị tại Khu cơng nghiệp
Trảng Bàng (lấy mẫu lần 1, 08/03/2011) ................................................................. 45
Bảng 4,16. Giải pháp cải thiện hệ thống cống thoát nước mưa và thu gom
nước thải của Doanh nghiệp ................................................................................... 49
Bảng 4.17. Các giải pháp đề nghị cải thiện Trạm xử lý nước thải tập trung ....... 50
Bảng 4.18. Các công nghệ đề nghị nâng cấp công suất cho Trạm xử lý nước
thải tập trung Khu công nghiệp Trảng Bàng ........................................................ 51
HVTH: NGUYỄN ĐINH BÁ
MSHV: 10260554

Page 11


Khảo sát, đánh giá nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước tiếp nhận của Khu công
nghiệp Trảng Bàng và đề xuất giải pháp khắc phục

Bảng 4.18. Các giải pháp cải thiện hệ thống cống thoát nước mưa và cống
thu gom nước thải của Khu công nghiệp ................................................................ 52
Bảng 4.19. Các giải pháp quản lý lưu lượng nước sử dụng và xả thải .................. 54
Bảng 4.20. Hệ số điều chỉnh chi phí theo hàm lượng chất ơ nhiễm ....................... 60


CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU

1.1. Đặt vấn đề
Việt Nam, một nước đang phát triển trong thời kỳ cơng nghiệp hóa, hiện đại
hóa nên việc quy hoạch các cơ sở sản xuất, các nhà máy thành những Khu công
nghiệp (KCN), khu chế xuất, khu công nghệ cao là vấn đề tất yếu. Bên cạnh lợi
ích từ việc qui hoạch kinh tế như trên thì vấn đề xử lý một lượng lớn chất thải
rắn, nước thải từ các Khu công nghiệp là vấn đề cấp bách cần được quan tâm.
Nếu không xử lý triệt để nước thải trước khi xả ra nguồn tiếp nhận thì tài nguyên
nước là một trong những tài nguyên bị ảnh hưởng nhiều nhất và mạnh nhất. Có
thể làm ơ nhiễm cả một hệ thống kênh rạch lân cận ở khu vực quanh Khu công
nghiệp, làm ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân khu vực nói riêng và của hệ
sinh thái nói chung.
HVTH: NGUYỄN ĐINH BÁ
MSHV: 10260554

Page 12


Khảo sát, đánh giá nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước tiếp nhận của Khu công
nghiệp Trảng Bàng và đề xuất giải pháp khắc phục

Khu công nghiệp Trảng Bàng là KCN điển hình ở tỉnh Tây Ninh cho việc
tập trung các Doanh nghiệp (DN) sản xuất lại với nhau để tạo điều kiện thuận lợi
trong việc phát triển kinh tế cũng như quản lý. Tuy nhiên việc tập trung nhiều
Doanh nghiệp sản xuất lại tạo ra một lượng nước thải tập trung khá lớn, do nhu
cầu dùng nước ở các Doanh nghiệp (đặt biệt là các Doanh nghiệp dệt nhuộm) là
rất cao. Tuy đã thiết kế Trạm xử lý nước thải 5000 m3/ngày.đêm nhưng hiện nay

Khu công nghiệp vẫn đang gặp tình trạng quá tải về lượng nước thải cần xử lý,
dẫn đến việc phải xã thải trực tiếp vào nguồn tiếp nhận (Rạch Trảng Chừa). Điều
này làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng nước mặt ở các khu vực lân
cận, tác động xấu đến đời sống dân cư xung quanh. Từ đó cho thấy đề tài: “Khảo
sát, đánh giá nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước tiếp nhận của KCN Trảng
Bàng và đề xuất giải pháp khắc phục” là đề tài mang tính cấp thiết.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
Đề tài gồm hai mục tiêu sau:
- Khảo sát, đánh giá nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường nước nguồn tiếp
nhận của KCN Trảng Bàng.
- Đề xuất các giải pháp kỹ thuật và quản lý dựa trên các nguyên nhân để cải
thiện môi trường nước nguồn tiếp nhận của KCN Trảng Bàng.
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu của đề tài
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là KCN Trảng Bàng, áp dụng cho các đối
tượng thuộc Khu công nghiệp, gồm:
- Trạm xử lý nước thải tập trung của KCN.
- Các Doanh nghiệp trong Khu cơng nghiệp: chọn 15 DN có khả năng gây ơ
nhiễm nặng (các DN dệt nhuộm hoặc xi mạ) với lưu lượng cao để tiến hành khảo
sát.
- Mạng lưới thoát nước mưa và thu nước thải của Khu công nghiệp. Trong
mạng lưới thoát nước của KCN sẽ chọn 10 HGNM và 10 HGNT để khảo sát.
- Hệ thống thoát nước mưa và nước thải của 15 Doanh nghiệp được chọn.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu của đề tài
Đề tài nghiên cứu này chủ yếu dựa trên phương pháp khảo sát thực tế để tìm
hiểu ngun nhân gây ơ nhiễm nguồn nước, từ đó đề xuất các giải pháp thích hợp
đối với KCN. Phạm vi nghiên cứu của đề tài giới hạn ở các vấn đề sau:
- Khảo sát HTXLNT của DN và HTXLNTTT của KCN: công suất thiết kế,
công suất thực tế, phân tích mẫu nước ở đầu và cuối HTXLNT.
- Khảo sát hiện trạng mạng lưới thoát nước của DN và KCN: kiểm tra các

đấu nối, chất lượng dòng nước xả thải
HVTH: NGUYỄN ĐINH BÁ
MSHV: 10260554

Page 13


Khảo sát, đánh giá nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước tiếp nhận của Khu công
nghiệp Trảng Bàng và đề xuất giải pháp khắc phục

- Đề xuất các phương án hổ trợ về mặt kỹ thuật và quản lý cho các DN và
KCN về mặt xử lý nước thải và quản lý kiểm soát chất lượng nước.
- Đề xuất phương án để xử lý các sai phạm trong quy hoạch đường ống xả
thải vào Mạng lưới thoát nước chung của KCN
1.4. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài
1.4.1. Ý nghĩa khoa học
Vấn đề ô nhiễm nguồn nước đang là vấn đề cấp thiết hiện nay. Việc quản
lý không tốt công tác XLNT ở các KCN sẽ làm môi trường nước ở các nguồn
tiếp nhận càng trở nên ơ nhiễm. Đó cũng là cơ sở để thực hiện đề tài.
1.4.2. Ý nghĩa thực thực tiễn
Các kết quả rút ra từ đề tài sẽ góp phần cải thiện môi trường nước nguồn
tiếp nhận của KCN Trảng Bàng nói riêng và có thể mở rộng để áp dụng đối với
các KCN khác nói chung.

HVTH: NGUYỄN ĐINH BÁ
MSHV: 10260554

Page 14



Khảo sát, đánh giá nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước tiếp nhận của Khu công nghiệp
Trảng Bàng và đề xuất giải pháp khắc phục

CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN VỀ HIỆN TRẠNG KCN TRẢNG BÀNG

2.1 Tổng quan về loại hình quản lý và kiểm sốt nước thải cơng nghiệp
2.1.1 Mơ hình kiểm sốt nước thải của Tỉnh Bình Dương
Kiểm tra, giám sát, các nguồn thải có lưu lượng từ 1.000 m3/ngày trở lên (thay
vì 2.000 m3/ngày như đã áp dụng phổ biến ở các KCN, KCN Bình Dương) phải lắp
đặt thiết bị quan trắc nước thải tự động.
Loại hình kiểm sốt nước thải này đã được áp dụng cụ thể ở các KCN Bình
Dương. Kết quả đối tượng lắp đặt đã tăng lên 54 doanh nghiệp, chiếm 60% lượng
nước thải xả thải được giám sát trên địa bàn tỉnh.
Loại hình này giúp cải thiện hiệu quả kiểm soát nước thải ở các KCN. Do mặc
dù chủ đầu tư hạ tầng một số khu công nghiệp mặc dù đã xây dựng nhà máy xử lý
nước thải tập trung nhưng chưa kiểm soát được chất lượng nước thải đầu vào các
nhà máy nên nhiều thời điểm nước thải chưa đạt quy chuẩn cho phép thải ra mơi
trường.
2.1.2. Mơ hình kiểm sốt nước thải của tỉnh Bến Tre
Xây dựng các TXLNTTT ở các KCN trước khi thải vào các nhánh sơng. Đối với
thốt và xử lý nước thải, tại KCN cũ, sẽ từng bước tách hai hệ thống (thốt nước

mưa và nước thải) thơng qua cải tạo đường ống hoặc xây dựng giếng tách tràn. Tại
các KCN mới, tách hai hệ thống ngay từ ban đầu hoặc chừa quỹ đất tách hệ thống
sau này.
Đối với các khu cơng nghiệp đang hoạt động hiện nay có thể thực hiện nhiều
biện pháp và chiến lược quản lý môi trường như xây dựng khung quản lý môi
trường, cung cấp tốt các dịch vụ môi trường (dịch vụ cấp nước, thu gom và xử lý
chất thải…). Các biện pháp kiểm sốt và quản lý mơi trường đối với các khu công

nghiệp này bao gồm: xác định giải pháp theo loại ơ nhiễm và mức độ ơ nhiễm, kiểm
sốt chặt chẽ việc xả nước thải ra các nguồn nước sông rạch; áp dụng quy trình sản
xuất sạch hơn; áp dụng phương thức xử lý cuối đường ống đối với nước thải chưa
đạt tiêu chuẩn; tận dụng các nguồn nước giải nhiệt; nước được quy ước sạch.
Xây dựng quy chế quản lý vấn đề xử lý ô nhiễm môi trường tại các làng nghề,
xử phạt đối tượng gây ô nhiễm môi trường, đồng thời quản lý việc tuân thủ các qui
định của pháp luật về bảo vệ môi trường. Biện pháp xử lý nước thải đối với các làng
nghề chủ yếu là xử lý nước thải chế biến thủy sản, các chế phẩm từ dừa. Và, một
nội dung quan trọng khác là nâng cao ý thức bảo vệ môi trường của chủ cơ sở ở các
làng nghề. Biện pháp này đòi hỏi có sự hỗ trợ của các cấp, các ban ngành, đồn thể.
Ngồi ra, quan trắc mơi trường là khâu khơng thể thiếu trong kiểm sốt ơ nhiễm tại

HVTH: NGUYỄN ĐINH BÁ
MSHV: 10260554

Page 15


Khảo sát, đánh giá nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước tiếp nhận của Khu công nghiệp
Trảng Bàng và đề xuất giải pháp khắc phục

các khu công nghiệp, tiểu thủ cơng nghiệp. Thơng qua việc quan trắc, đặc tính nước
thải sẽ đánh giá được tình hình tuân thủ các quy định việc xả thải của các cơ sở sản
xuất.
2.2. Tổng quan về hiện trạng KCN Trảng Bàng
2.2.1 Vị trí địa lý và cơ sở hạ tầng
Khu công nghiệp Trảng Bàng nằm ở phía Nam Tỉnh Tây Ninh, thuộc vùng
kinh tế trọng điểm phía Nam Việt Nam. Giáp ranh với Huyện Củ Chi, Thành phố
Hồ Chí Minh, Khu cơng nghiệp Trảng Bàng thuộc Xã An Tịnh, Huyện Trảng Bàng,
Tỉnh Tây Ninh. Nằm ven xa lộ Xuyên Á, hệ thống giao thông thuận tiện:



Cách trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh 43,5 km



Cách Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất 37 km



Cách cảng container TP. Hồ Chí Minh 45 km



Cách cửa khẩu quốc tế Mộc Bài 28 km



Cách Thị xã Tây Ninh 50 km .

Khu cơng nghiệp có diện tích 190,76 ha. Tỷ lệ đất đã cho thuê chiếm 64,2%
(tính đến cuối năm 2010). Hệ thống cơ sở hạ tầng hoàn chỉnh. Về mạng lưới giao
thơng, đã có đường nội bộ thảm bê tơng nhựa. Về mạng lưới điện, có trạm điện 110
KV công suất 40 MVA dùng riêng cho KCN, giá điện theo qui định của Thủ tướng
Chính Phủ. KCN cũng đã hồn thành nhà máy cấp nước có thể cung cấp 6400-6600
m 3/ngày đêm (số liệu KCN cấp vào đầu năm 2011), cung cấp nước sạch đạt tiêu
chuẩn 1329/BYT, có hệ thống thốt nước mưa và nước thải riêng biệt.

Hình 2.1. Vị trí KCN Trảng Bàng


Các loại hình hoạt động sản xuất kinh doanh trong KCN rất đa dạng trong đó
có nhiều ngành có mức độ ơ nhiễm cao, gồm các nhóm ngành sau đây:
Bảng 2.1. Các ngành nghề trong KCN Trảng Bàng
1. Vỏ ruột xe

HVTH: NGUYỄN ĐINH BÁ
MSHV: 10260554

11. Đinh ốc, lò xo, dây thép

Page 16


Khảo sát, đánh giá nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước tiếp nhận của Khu công nghiệp
Trảng Bàng và đề xuất giải pháp khắc phục

2. May mặc

12. Giặt quần áo

3. Phôi vàng, bạc, đồng

13. Nữ trang

4. Sx banh thể thao

14. Sx ván lướt sóng

5. Túi sách, vali


15. Hàng gia dụng từ sắt, nhơm, kính

6. Linh kiện điện gia dụng

16. Dây thép

7. Sx đồ gỗ gia dụng

17. Linh kiện điện tử

8. Dây đai, dây kéo

18. Dụng cụ bếp ăn

9. Mì gói, bánh kẹo, dầu ăn, thực phẩm

19. Dệt nhuộm, hồ vải

10. Hóa chất cơng nghiệp

20. Các ngành khác

(Nguồn: Danh sách các DN đang hoạt động trong KCN Trảng Bàng)

Hiện tại, KCN có 68 doanh nghiệp đang hoạt động, trong đó có 20 cơng ty
may mặc, 06 cơng ty có sản phẩm liên quan đến nhựa, cao su, 06 công ty dệt
nhuộm, 08 cơng ty có sản phẩm liên quan đến kim loại, v.v…
2.2.2 Nguồn phát sinh nước thải
Với mục tiêu tiếp nhận những doanh nghiệp sản xuất công nghiệp xen kẽ KCN
Trảng Bàng đã thu hút nhiều nhà đầu tư trong và ngồi nước trong đó có rất nhiều

các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp ô nhiễm, các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
KCN Trảng Bàng tập trung các ngành nghề ô nhiễm cao như dệt nhuộm, xi mạ, hóa
chất, chế biến mủ cao su, xử lý mơi trường,v.v… Do đó thành phần tính chất nước
thải của KCN rất đa dạng và phức tạp. Hơn nữa, do có sự đa dạng về ngành nghề và
quy mô doanh nghiệp khác nhau nên công tác quản lý mơi trường, kiểm sốt các
nguồn thải (đặc biệt là nước thải) cũng gặp nhiều khó khăn.
Hiện tại KCN Trảng Bàng có 3 nguồn phát sinh nước thải chủ yếu:
- Nước thải sinh hoạt phát sinh từ các hoạt động văn phòng của các doanh
nghiệp, từ khu dân cư trên đường số 5 thuộc KCN và từ ban quản lý KCN
- Nước thải phát sinh từ hoạt động sản xuất của các công ty đang hoạt động
trong KCN
- Nước mưa chảy tràn trong các khu vực sản xuất (nước mang theo các chất
bẩn rơi vãi trong quá trình sản xuất).
2.2.3. Hiện trạng sử dụng nước của các DN thuộc KCN
Hiện nay các doanh nghiệp trong KCN chưa có đồng hồ đo lưu lượng nước
thải đầu ra. Vì vậy lượng nước thải phát sinh từ các doanh nghiệp chủ yếu dự đoán
từ nhu cầu dùng nước của doanh nghiệp thông qua lượng nước cấp tiêu thụ hàng
tháng xác định từ đồng hồ nước. Nguồn cấp nước hiện nay của KCN từ: (i) Trạm
HVTH: NGUYỄN ĐINH BÁ
MSHV: 10260554

Page 17


Khảo sát, đánh giá nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước tiếp nhận của Khu công nghiệp
Trảng Bàng và đề xuất giải pháp khắc phục

cấp nước tập trung của KCN từ trạm xử lý nước ngầm, (ii) ngoài ra, một số doanh
nghiệp tự tiến hành khoan giếng, khai thác nước ngầm trái phép.
Hiện nay tất cả các DN trong KCN đều có sử dụng nước do KCN cung cấp.

Tuy nhiên theo đánh giá có một số DN có thể sử dụng thêm nguồn nước ngầm tự
khai thác. Một số DN dệt nhuộm có lượng nước sử dụng (được cấp từ KCN) thấp so
với nhu cầu dùng nước thực tế.
Dựa vào lưu lượng nước thải vào trạm XLNTTT và lượng nước cấp tiêu thụ,
dự đoán lượng nước ngầm do các doanh nghiệp tự khai thác có thể vào khoảng
5000 m3/ngày (xem phần 4.3.2).

HVTH: NGUYỄN ĐINH BÁ
MSHV: 10260554

Page 18


Khảo sát, đánh giá nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước tiếp nhận của Khu công nghiệp Trảng Bàng và đề xuất giải pháp khắc phục

8000

m3
Nước cấp
Nước thải

7000

6000

5000

4000

3000


2000

1000

0
1

2

3

4

5

6

7

8

9

10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30

Hình 2.2. Biểu đồ lưu lượng nước cấp và nước thải của KCN Trảng Bàng trong tháng 03/2011
(Nguồn: Số liệu nước cấp và nước thải của KCN Trảng Bàng trong tháng 03/2011)

HVTH: NGUYỄN ĐINH BÁ

MSHV: 10260554

Page 19

Ngày


Khảo sát, đánh giá nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước tiếp nhận của Khu công nghiệp
Trảng Bàng và đề xuất giải pháp khắc phục

Lượng nước cấp so với lượng nước thải mà Trạm XLNTTT xử lý trong
tháng 3 là biến động và chênh lệch nhiều qua bảng số liệu trên. Có những ngày
lượng nước thải thấp hơn lượng nước cấp. Cũng có những ngày lượng nước thải về
Trạm XLNTTT lại cao hơn lượng nước do KCN cấp cho các DN, cụ thể là 5, 6, 12,
19, 24, 26…., chứng tỏ có 1 số DN có sử dụng nguồn nước khác ngồi nguồn nước
cấp của KCN. Có thể có một số DN có khai thác nước ngầm để phục vụ cho sản
xuất, đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến quá tải về lưu lượng cho
TXLNTTT.
Xét về tải lượng ô nhiễm, có hai nhóm doanh nghiệp mà nhu cầu sử dụng
nước được quan tâm (i) nhóm doanh nghiệp có mức tiêu thụ nước cao đồng thời
cũng tạo ra một lượng nước thải lớn, (ii) nhóm các doanh nghiệp có nhu cầu sử
dụng nước không lớn nhưng thành phần nước thải có tính chất ơ nhiễm cao, độc hại
đối với mơi trường.
Nhóm thứ nhất, gồm các doanh nghiệp hoạt động ở các lĩnh vực sản xuất
như: dệt nhuộm, giặt tẩy, in vải, chế biến thực phẩm,v.v…. Sự gia tăng nhu cầu
dùng nước cũng như tổng lượng nước thải của KCN chủ yếu là do các nhóm ngành
sản xuất này gây ra.
Bảng 2.2. Lượng nước tiêu thụ của các nhóm ngành có nhu cầu sử dụng nước cao
trong KCN
STT

Nhóm ngành SXKD
Lượng nước Lượng nước
Tỷ lệ
tiêu thụ năm
tiêu thụ
(%)
2011
năm 2011
(m3/tháng)
(m3/ngày)
1
Dệt, tẩy, nhuộm, in vải, may mặc,
1.395.593
46.520
76.2
wash
2
Sản phẩm nhựa, sơn, chất dẻo, cao su,
194.353
6.478
10.6
đế giày
3
Cơ khí
96.269
3.209
5.2
4
Chế biến thực phẩm
16.602

553,4
1
5
Các lĩnh vực khác
128.853
4.295
7
Tổng cộng
1.831.670
61.055,4
100

HVTH: NGUYỄN ĐINH BÁ
MSHV: 10260554

Page 20


Khảo sát, đánh giá nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước tiếp nhận của Khu công nghiệp
Trảng Bàng và đề xuất giải pháp khắc phục

Hình 2.3. Tỷ lệ sử dụng nước của một số nhóm ngành sản xuất kinh doanh trong KCN

Từ biểu đồ trên có thể thấy tỷ lệ tiêu thụ nước từ các DN dệt nhuộm là khá
lớn (76,2%). Đây là nguyên nhân chính dẫn tới độ màu cao ở nước thải đầu vào
TXLNTTT.
Bảng 2.3. Danh sách 15 DN có mức tiêu thụ nước cao nhất KCN Trảng Bàng
ST
Tên Cty
Ngành nghề

Năm 2010
Tháng
Năm
T
(m3/năm)
12/2010
2010
3
(m /tháng) (m3/ngày)
1 Doo Sol Vina Giặt quần áo
337,894
31,715
926
2

Hoa Sen

May mặc, giặt

219,558

28,846

602

3

Lang Ham

may mặc-nhuộm


201,860

18,865

553

4

Thời Ích

Sx vỏ ruột xe

81,963

6,902

225

5

Hưng Thái

Dệt, nhuộm, may quần áo

78,008

3,527

214


6

Park Corp

54,267

4,151

149

7

Jung Kwang

Túi xách, Vali
May mặc

74,537

7,766

204

8

Samho

54,472


3,922

149

80,453

7,310

220

Bao cao su y tế

58,403

3,359

160

Găng tay bóng chày, bóng
đá Mỹ
may mặc

10

Kovina
Fashion
POLYMERS

11


Tấn Quang

Dệt, nhuộm, hồ vải

23,732

1,166

65

12

Phước Thịnh

52,970

4,962

145

13

KEUMHO

Dệt, nhuộm, may quần áo
Dệt nhuộm Màn cửa,
hàng may mặc

27,978


2,362

77

9

HVTH: NGUYỄN ĐINH BÁ
MSHV: 10260554

Page 21


Khảo sát, đánh giá nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước tiếp nhận của Khu công nghiệp
Trảng Bàng và đề xuất giải pháp khắc phục

Dây đai, dây kéo, khóa
37,985
3,709
104
kéo
Oriental
Đai ốc, bù lon, đinh vít
15
11,610
1,078
32
Multiple
các loại
(Nguồn: Bảng thống kê số liệu nước cấp sử dụng của các DN thuộc KCN Trảng Bàng)
14


JINWON

Bảng trên là danh sách các DN có lưu lượng nước thải cao trong trong KCN,
nhìn chung vẫn đa phần là các DN dệt nhuộm. Do yêu cầu sản xuất cần nước cấp
nhiều, các DN dệt may này ảnh hưởng trực tiếp đến lưu lượng và nồng độ nước thải
đăc biệt là chỉ tiêu về độ màu. Cần có biện pháp quản lý và giám sát lưu lượng và
nồng độ nước thải của các DN này.
Nhóm thứ hai gồm các doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực sản xuất
hoá chất, dịch vụ xử lý môi trường. Đặc trưng của nhóm ngành sản xuất này là sử
dụng nước khơng nhiều nhưng nước thải có thành phần ơ nhiễm cao, độc hại, rất
khó xử lý đạt chuẩn xả thải vào mơi trường tiếp nhận. Bên cạnh đó một số ngành
sản xuất cũng có nhu cầu khá lớn về nguồn nước như xi mạ, chế biến cao su và
thành phần nước thải của các ngành này có mức độ ơ nhiễm cao và có thể tác động
xấu đến mơi trường. Tuy nhiên, hiện tại KCN chỉ có 01 Cty sản xuất hóa chất công
nghiệp (Cty TNH Phú Cường) và 01 Cty xử lý chất thải sinh hoạt – công nghiệp
(Cty CP Môi trường xanh VN) với tổng lượng nước tiêu thụ chưa đến 6000 m 3/năm
(trung bình khoảng 17 m3/ngày).

HVTH: NGUYỄN ĐINH BÁ
MSHV: 10260554

Page 22


Khảo sát, đánh giá nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước tiếp nhận của Khu công nghiệp Trảng Bàng và đề xuất giải pháp khắc phục

2.2.4. Hệ thống cống thoát nước mưa và thu gom nước thải
Hiện tại KCN có mạng lưới thốt nước hồn chỉnh với hệ thống thốt nước mưa và hệ thống thu gom nước thải riêng
biệt. Nước mưa được thu gom từ các nhà máy, xí nghiệp vào hệ thống thoát nước mưa chung của KCN và dẫn về hồ hồn

thiện (ở phía trước Trạm XLNTTT). Nước thải sinh hoạt và nước thải sản xuất của các doanh nghiệp sau khi được xử lý cục
bộ sẽ được thu gom chung vào mạng lưới thoát nước thải của KCN và dẫn về trạm xử lý nước thải tập trung (TXLNTTT), xử
lý đạt quy chuẩn QCVN 24:2009/BTNMT cột A rồi xả ra hồ hoàn thiện (nằm cạnh tỉnh lộ 64 – Hương lộ 2) trước khi thoát ra
bên ngoài theo hệ thống mương hở rồi chảy vào rạch Trảng Chừa.

Nguồn tiếp
nước thải của

Hình 2.4.
nhận
KCN Trảng Bàng

HVTH: NGUYỄN ĐINH BÁ
MSHV: 10260554

Page 23
Page 23


×