Tải bản đầy đủ (.pdf) (105 trang)

Thực trạng quản lý chất thải rắn y tế tại bệnh viện đa khoa tỉnh trà vinh năm 2017

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.17 MB, 105 trang )

BỘ Y TẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG

TRẦN MINH TRÍ

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN
Y TẾ TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH TRÀ VINH
NĂM 2017

LUẬN VĂN CHUYÊN KHOA II TỔ CHỨC QUẢN LÝ Y TẾ
MÃ SỐ CHUYÊN NGÀNH: 62.72.76.05

HÀ NỘI - 2017


ii

BỘ Y TẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG
HÀ NỘI - 2017

TRẦN MINH TRÍ

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN
Y TẾ TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH TRÀ VINH
NĂM 2017

LUẬN VĂN CHUYÊN KHOA II TỔ CHỨC QUẢN LÝ Y TẾ
MÃ SỐ CHUYÊN NGÀNH: 62.72.76.05

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. LÊ THỊ THANH HƢƠNG



HÀ NỘI - 2017


i

LỜI CẢM ƠN
Sau hơn 2 năm học tập, giờ đây khi cuốn luận văn tốt nghiệp chuyên khoa II
Tổ chức quản lý y tế đang được hồn thành, tơi xin bày tỏ lịng cảm ơn sâu sắc tới
các thầy, cơ giáo trường Đại học Y tế Công cộng đã tận tình giảng dạy, hướng dẫn,
giúp đỡ tơi hồn thành chương trình học tập và nhiệt tình hỗ trợ tơi trong q trình
thực hiện đề tài nghiên cứu.
Tơi xin bày tỏ lịng cảm ơn tới cơ hướng dẫn: TS. Lê Thị Thanh Hương người đã giúp đỡ tôi từ khi xác định vấn đề nghiên cứu, viết đề cương, chia sẻ thơng
tin và hồn thành luận văn này.
Tơi xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới Ban giám đốc bệnh viện đa khoa Tỉnh
Trà Vinh - nơi tôi tiến hành nghiên cứu, đã tạo điều kiện giúp đỡ, cung cấp số liệu,
góp ý, hướng dẫn và tham gia vào nghiên cứu này.
in chân thành cảm ơn các thầy cô trong hội đ ng chấm luận văn đã cho tôi
nh ng đóng góp q báu đ hồn chỉnh luận văn.
in cảm ơn tất cả các bạn đ ng môn trong lớp chuyên khoa II Tổ chức quản
lý y tế tại Trà Vinh đã cùng nhau chia sẻ kinh nghiệm và giúp đỡ tôi trong hơn 2
năm học qua.
Cuối cùng, với nh ng kết quả trong nghiên cứu này, tôi xin chia sẻ với tất cả
các bạn đ ng nghiệp nhất là nh ng ai quan tâm đến lĩnh vực này.
Một lần n a tơi xin trân trọng cảm ơn!
Trần Minh Trí


ii


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................. i
MỤC LỤC .................................................................................................................. ii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT .........................................................................v
DANH MỤC BẢNG ................................................................................................. vi
DANH MỤC HÌNH, BIỂU ĐỒ ............................................................................... vii
TĨM TẮT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ....................................................................... viii
ĐẶT VẤN ĐỀ.............................................................................................................1
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU........................................................................................3
Chƣơng 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU .........................................................................4
1.1. Các quy định về công tác quản lý chất thải rắn y tế.............................................4
1.1.1. Các khái niệm liên quan ....................................................................................4
1.1.2. Giải thích từ ngữ: ..............................................................................................4
1.1.3. Các giai đoạn trong xử lý chất thải rắn y tế ......................................................5
1.2. Môi trƣờng chính sách về quản lý chất thải rắn y tế ............................................5
1.3. Quản lý chất thải rắn y tế theo thông tƣ 58/2015/TT-BYT-BTNMT ..................6
1.3.1. Phân loại chất thải rắn .......................................................................................6
1.3.2. Thu gom chất thải y tế .......................................................................................8
1.3.3. Lƣu giữ chất thải y tế ........................................................................................9
1.3.4. Giảm thiểu chất thải y tế .................................................................................10
1.3.5. Quản lý chất thải y tế thông thƣờng phục vụ mục đích tái chế .......................10
1.3.6. Vận chuyển chất thải y tế để xử lý theo mơ hình tập trung ............................11
1.3.7. Xử lý chất thải y tế nguy hại ...........................................................................11
1.3.8. Quản lý và vận hành thiết bị xử lý chất thải y tế ............................................12
1.4. Những điểm mới của Thông tƣ 58/2015/TTLT-BYT-BTNMT so với Quyết
định 43/2007/QĐ-BYT trong quản lý chất thải rắn y tế............................................12
1.4.1. Thu gom chất thải y tế .....................................................................................12
1.4.2. Lƣu giữ chất thải y tế ......................................................................................12
1.4.3. Giảm thiểu chất thải y tế .................................................................................13
1.4.4. Quản lý chất thải y tế thơng thƣờng phục vụ mục đích tái chế .......................13



iii

1.4.5. Xử lý chất thải y tế nguy hại ...........................................................................13
1.4.6. Quản lý và vận hành thiết bị xử lý chất thải y tế ............................................14
1.5. Tình hình quản lý chất thải rắn y tế trên thế giới ...............................................14
1.6. Tình hình quản lý chất thải rắn y tế tại Việt Nam ..............................................17
1.6.1. Thực trạng công tác quản lý chất thải rắn y tế tại các cơ sở y tế ....................17
1.6.2. Các nghiên cứu về quản lý chất thải rắn y tế tại Việt Nam .............................19
1.7. Hoạt động quản lý chất thải rắn y tế tại bệnh viện đa khoa Trà Vinh năm 2016
và 4 tháng đầu năm 2017 ..........................................................................................22
1.7.1. Tình hình chung về quản lý chất thải y tế tại Bệnh viện Đa khoa Trà Vinh
năm 2016 ...................................................................................................................24
1.7.2. Thống kê chất thải y tế phát sinh và đƣợc xử lý trong năm 2016 ...................24
1.7.3. Thống kê xử lý CTYT trong năm theo mơ hình cụm CSYT ..........................25
1.8. Khung lý thuyết hoạt động quản lý chất thải rắn y tế ........................................26
CHƢƠNG 2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................27
2.1. Đối tƣợng nghiên cứu.........................................................................................27
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu ......................................................................27
2.3. Thiết kế nghiên cứu ............................................................................................27
2.4. Cỡ mẫu và phƣơng pháp chọn mẫu....................................................................28
2.5. Phƣơng pháp thu thập số liệu .............................................................................29
2.6. Biến số nghiên cứu .............................................................................................31
2.7. Phƣơng pháp đánh giá ........................................................................................32
2.8. Phƣơng pháp phân tích số liệu ...........................................................................33
2.9. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu ......................................................................34
CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .................................................................35
3.1. Thực trạng quản lý chất thải rắn y tế tại Bệnh viện Đa khoa Trà Vinh .............35
3.2. Một số thuận lợi và kh khăn trong hoạt động quản lý chất thải rắn y tế ............45

CHƢƠNG 4. BÀN LUẬN ........................................................................................49
KẾT LUẬN ...............................................................................................................59
KHUYẾN NGH .......................................................................................................60
TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................61


iv

PHỤ LỤC ..................................................................................................................65
Phụ lục 1. Các Biến số nghiên cứu ...........................................................................65
Phụ lục 2. Bảng kiểm quan sát Trang thiết bị, cơ sở vật chất phục vụ hoạt động quản
lý CTRYT ..................................................................................................................73
Phụ lục 3. Bảng kiểm quan sát việc phân loại CTRYT tại các khoa của BVĐK Trà
Vinh ...........................................................................................................................75
Phụ lục 4. Bảng kiểm quan sát hoạt động xử lý CTRYT ..........................................76
Phụ lục 5. Bảng kiểm quan sát công tác tổ chức quản lý CTRYT tại BVĐK ..........77
Trà Vinh ....................................................................................................................77
Phụ lục 6. Hƣớng dẫn phỏng vấn sâu lãnh đạo BVĐK Trà Vinh .............................78
Phụ lục 7. Hƣớng dẫn phỏng vấn sâu lãnh đạo Phòng KHTH và Khoa KSNK –
BVĐK Trà Vinh ........................................................................................................80
Phụ lục 8. Hƣớng dẫn phỏng vấn sâu Điều dƣỡng Trƣởng khoa thực hiện đạt và
chƣa đạt hoạt động QLCTRYT .................................................................................81
Phụ lục 9. Hƣớng dẫn phỏng vấn sâu Điều dƣỡng khoa thực hiện đạt và chƣa đạt
hoạt động QLCTRYT ..............................................................................................82
Phụ lục 10. Hƣớng dẫn phỏng vấn sâu Hộ lý của khoa thực hiện đạt và chƣa đạt về
hoạt động QLCTRYT ( thu gom CTRYT về nơi tập trung tại khoa) .......................83
Phụ lục 11. Hƣớng dẫn PVS nhân viên vệ sinh công nghiệp thực hiện hoạt động thu
gom và vận chuyển CTRYT .....................................................................................84
Phụ lục 12. Hƣớng dẫn PVS nhân viên vệ sinh công nghiệp thực hiện hoạt động lƣu
giữ CTRYT ...............................................................................................................85

Phụ lục 13. Hƣớng dẫn PVS nhân viên y tế thực hiện hoạt động xử lý CTRYT
(nhân viên y tế của BV) ............................................................................................86
Phụ lục 14. Hƣớng dẫn phỏng vấn sâu lãnh đạo Công ty thực hiện vệ sinh công
nghiệp tại Bệnh viện..................................................................................................87


v

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BV

Bệnh viện

BVĐK

Bệnh viện đa khoa

CSYT

Cơ sở y tế

CTNH

Chất thải nguy hại

CTRYT

Chất thải rắn y tế


CTYT

Chất thải y tế

CTYTNH

Chất thải y tế nguy hại

CTRYTNH

Chất thải rắn y tế nguy hại

NVYT

Nhân viên y tế

PVS

Phỏng vấn sâu

QLCTRYT

Quản lý chất thải rắn y tế

QLCTNH

Quản lý chất thải nguy hại


vi


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Báo cáo về chất thải y tế xử lý CTYT trong năm theo mơ hình cụm CSYT
(chỉ thực hiện đối với CSYT xử lý chất thải y tế cho cụm CSYT) ...........................25
Bảng 2.1. Chọn mẫu nghiên cứu định lƣợng ............................................................28
Bảng 3.1. Trang thiết bị, cơ sở vật chất phục vụ hoạt động quản lý CTRYT...........35
Bảng 3.2. Phân loại CTRYT tại các khoa của BVĐK Trà Vinh ..............................40
Bảng 3.3. Hoạt động xử lý CTRYT tại BVĐK Trà Vinh ............................................41
Bảng 3.4. Thực trạng công tác tổ chức quản lý CTRYT tại BVĐK Trà Vinh ............43


vii

DANH MỤC HÌNH, BIỂU ĐỒ
Hình 1.1 Các khâu trong xử lý chất thải rắn y tế ........................................................5
Biểu đồ 1.1. Tình hình phát thải năm 2016 của BVĐK Trà Vinh ............................24
(đơn vị tính kg). .........................................................................................................24
Biểu đồ 1.2. Báo cáo về CTYT phát sinh và đƣợc xử lý trong năm 2016 ................24
(đơn vị tính kg). .........................................................................................................24


viii

TÓM TẮT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu thực hiện tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Trà Vinh năm 2017 nhằm: (1)
Mô tả hoạt động quản lý chất thải rắn y tế (2) Phân tích một số thuận lợi, kh khăn
dựa vào kết quả, đề xuất một số khuyến nghị giúp hoạt động quản lý chất thải rắn y
tế tốt hơn.
Phƣơng pháp nghiên cứu: nghiên cứu cắt ngang, kết hợp định lƣợng và định
tính với các đối tƣợng nghiên cứu là nhân viên y tế trực tiếp tham gia vào hoạt động

quản lý chất thải rắn y tế; Lãnh đạo bệnh viện; Lãnh đạo Phòng Kế hoạch tổng hợp
và Khoa Kiểm sốt nhiễm khuẩn; Lãnh đạo cơng ty vệ sinh cơng nghiệp; Cơ sở vật
chất, trang thiết bị; Hệ thống tổ chức, các văn bản quy định.
Kết quả nghiên cứu cho thấy: Trang thiết bị phân loại chất thải rắn y tế đầy đủ
100%; Trang thiết bị vận chuyển đầy đủ 100%, trang thiết bị lƣu giữ đầy đủ 100%,
c nhà lƣu giữ chất thải, chƣa c đƣờng vận chuyển riêng; chƣa c thiết bị bảo quản
lạnh, thùng đựng chất thải lây nhiễm sắc nhọn trên các xe tiêm là màu trắng và
thùng đựng chất thải rắn y tế nguy hại thiếu biểu tƣợng hình tam giác (khơng đúng
quy định); hoạt động phân loại đạt 100% và xử lý chất thải rắn y tế đạt 100%; Bệnh
viện đã hợp đồng với công ty vệ sinh công nghiệp thực hiện việc thu gom, vận
chuyển và lƣu giữ chất thải rắn y tế; hợp đồng với công ty trách nhiệm hữu hạn xử
lý chất thải rắn y tế thông thƣờng, chất thải rắn y tế nguy hại, chất thải rắn y tế tái
chế; Bệnh viện c lƣu giữ các văn bản các cấp; c giấy ph p hoạt động Bệnh viện
phát sinh chất thải rắn y tế.
Hàng năm Bệnh viện c tổ chức tập huấn quản lý chất thải rắn y tế cho 100%
nhân viên; Hoạt động kiểm tra, giám sát thực hiện thƣờng xuyên; Bệnh viện thực
hiện nhiệm vụ báo cáo đầy đủ, đúng quy định.
Khuyến nghị Bệnh viện Đa khoa Trà Vinh cần: (i) thùng đựng chất thải lây
nhiễm vật sắc nhọn trên các xe tiêm cần sơn thêm màu vàng, thùng đựng chất thải
nguy hại cần c biểu tƣợng hình tam giác đúng quy định; (ii) cần thiết lâp đƣờng
vận chuyển chất thải rắn y tế phù hợp, khu lƣu giữ cần c thiết bị bảo quản lạnh;
(iii) chú ý kiểm tra, nhắc nhỡ các nhân viên vệ sinh công nghiệp làm công tác thu
gom,vận chuyển và lƣu giữ chất thải rắn y tế thật tốt.


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Chất thải Y tế là chất thải từ các hoạt động khám chữa bệnh, chăm s c, x t
nghiệm, nghiên cứu… Chất thải y tế c các thành phần nhƣ: máu, dịch cơ thể, chất

bài tiết, các bộ phận, cơ quan, bơm, kim tiêm, vật sắc nhọn, dƣợc phẩm, hoá chất,
chất ph ng xạ… ở dạng rắn, lỏng, khí.
Do tính chất nguy hại, tất cả các chất thải y tế nguy hại đều phải đƣợc xử lý
triệt để và nghiêm ngặt, đảm bảo không gây ô nhiễm môi trƣờng và ảnh hƣởng tới
sức khỏe cộng đồng. Đồng thời, thu gom và xử lý chất thải y tế đúng và triệt để
cũng là g p phần phòng chống lây lan dịch bệnh, nâng cao chất lƣợng cuộc sống,
phòng ngừa ô nhiễm môi trƣờng, g p phần tích cực và trực tiếp vào việc đảm bảo
môi trƣờng, an sinh, xã hội. Chất thải y tế trong đ c chất thải rắn y tế là vấn đề
cần đƣợc nghiên cứu.
Theo Quyết định của Thủ tƣớng Chính phủ thì đến năm 2015, mục tiêu cần đạt
là 100% các cơ sở y tế tuyến Trung ƣơng và tuyến tỉnh thực hiện xử lý chất thải rắn
bảo đảm tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trƣờng [26].
Bệnh viện Đa khoa Trà Vinh đƣợc Bộ Y tế xếp loại II tuyến tỉnh, số giƣờng kế
hoạch 500, thực kê 739 giƣờng; ngoài việc phục vụ bệnh nhân trong tỉnh, Bệnh viện
còn tiếp nhận khám chữa bệnh cho bệnh nhân từ các tỉnh lân cận nhƣ các huyện:
Mỏ Cày, Thạnh Phú (tỉnh Bến Tre); huyện Vũng Liêm (tỉnh Vĩnh Long); huyện
Long Phú, Cù Lao Dung (tỉnh S c Trăng) [4]. Tƣơng tự nhƣ ở các bệnh viện lớn
khác trong tỉnh và cả nƣớc tình hình quản lý chất thải rắn y tế là vấn đề cần đƣợc
nghiên cứu. Đồng thời Bệnh viện Đa khoa Trà Vinh là bệnh viện lớn nhất tỉnh Trà
Vinh nên vấn đề quản lý chất thải rắn y tế cần nghiên cứu, bên cạnh đ hiện tại
Bệnh viện Đa khoa Trà Vinh đƣợc Sở Y tế Trà Vinh đầu tƣ về xử lý chất thải y tế
[5] nếu hoạt quản lý chất thải rắn y tế thực hiện tốt ở Bệnh viện Đa khoa Trà Vinh
sẽ là tiền đề cho việc triển khai đến các bệnh viện khác trong toàn tỉnh Trà Vinh.
Nhƣ chúng ta đã biết trong quản lý chất thải rắn y tế việc cập nhật những thông
tin cụ thể về tình hình quản lý và xử lý chất thải rắn y tế tại các bệnh viện trong cả
nƣớc chung và từng bệnh viện n i riêng là rất cần thiết, từ đ c thể tìm và đƣa ra


2


giải pháp thích hợp để giảm tình trạng quản lý và xử lý chất thải rắn y tế không
đúng quy định. Từ thực tế trên, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Thực trạng
quản lý chất thải rắn y tế tại Bệnh viện Đa khoa Trà Vinh năm 2017”.


3

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1. Mô tả hoạt động quản lý chất thải rắn y tế tại Bệnh viện Đa khoa Trà Vinh
năm 2017.
2. Phân tích một số thuận lợi, kh khăn trong hoạt động quản lý chất thải rắn y
tế tại Bệnh viện Đa khoa Trà Vinh.


4

Chƣơng 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Các quy định về công tác quản lý chất thải rắn y tế
1.1.1. Các khái niệm liên quan
Chất thải là những vật chất đƣợc thải bỏ sinh ra trong quá trình hoạt động sản
xuất, ăn uống, sinh hoạt của con ngƣời [18].
Tổ chức Y tế thế giới định nghĩa chất thải y tế (CTYT) bao gồm tất cả các loại
chất thải phát sinh do các cơ sở chăm s c sức khỏe, cơ sở nghiên cứu và các phịng
thí nghiệm, bao gồm cả chất thải c nguồn gốc “nhỏ lẻ” hoặc “phân tán” nhƣ các
chất thải sản sinh trong quá trình chăm s c sức khỏe đƣợc thực hiện tại nhà (lọc
máu, tiêm insulin…) [36].
1.1.2. Giải thích từ ngữ:
CTYT là chất thải phát sinh trong quá trình hoạt động của các cơ sở y tế
(CSYT), bao gồm chất thải y tế nguy hại (CTYTNH), CTYT thông thƣờng và nƣớc
thải y tế [11].

CTYTNH là CTYT chứa yếu tố lây nhiễm hoặc c đặc tính nguy hại khác
vƣợt ngƣỡng CTNH, bao gồm chất thải lây nhiễm và Chất thải nguy hại (CTNH)
không lây nhiễm [11].
Quản lý chất thải y tế (QLCTYT) là quá trình giảm thiểu, phân định, phân
loại, thu gom, lƣu giữ, vận chuyển, tái chế, xử lý CTYT và giám sát quá trình thực
hiện [11].
Giảm thiểu CTYT là các hoạt động làm hạn chế tối đa sự phát thải CTYT
[11].
Thu gom CTYT là quá trình tập hợp CTYT từ nơi phát sinh và vận chuyển về
khu vực lƣu giữ, xử lý CTYT trong khuôn viên CSYT [11].
Vận chuyển CTYT là quá trình chuyên chở CTYT từ nơi lƣu giữ chất thải
trong CSYT đến nơi lƣu giữ, xử lý chất thải của cơ sở xử lý CTYT cho cụm CSYT,
cơ sở xử lý CTYTNH tập trung hoặc cơ sở xử lý CTNH tập trung c hạng mục xử
lý CTYT [11].


5

1.1.3. Các giai đoạn trong xử lý chất thải rắn y tế
Nguồn phát sinh
Tồn trữ và phân lọai
tại nguồn

Thu gom
Trung chuyển và vận
chuyển

Phân loại và xử lý

Thải bỏ

Hình 1.1 Các khâu trong xử lý chất thải rắn y tế [10].
1.2. Mơi trƣờng chính sách về quản lý chất thải rắn y tế
Các văn bản quy phạm pháp luật hiện nay quy định để làm căn cứ đánh giá
công tác, hoạt động quản lý chất thải rắn y tế ở Việt Nam:
Luật bảo vệ môi trƣờng số 52/2005/QH11 ngày 23/6/2014;
Luật Khám chữa bệnh 40/2009/QH12 ngày 23/11/2009;
Nghị định 59/2007/NĐ-CP ngày 9/4/2007 của Chính phủ về quản lý chất thải
rắn;
Thơng tƣ số 18/2009/TT-BYT ngày 14/10/2009 hƣớng dẫn thực hiện cơng
tác kiểm sốt nhiễm khuẩn trong cơ sở khám chữa bệnh;
Thông tƣ 12/2011/TT-BTNMT ngày 14/10/2011 về quy chế quản lý chất thải
nguy hại; Thông tƣ số 36/2015/TT-BTNMT ngày 30/6/2015 về quản lý chất thải
nguy hại;
Thông tƣ liên tịch số 58/2015/TTLT-BYT-BTNMT ngày 31/12/2015 quy
định về quản lý chất thải y tế;
Quyết định 1873/QĐ-BYT ngày 28/5/2009 của Bộ trƣởng Bộ Y tế về cơ sở
xây dựng kế hoạch bảo vệ môi trƣờng ngành y tế;


6

Quyết định số 2038 ngày 15/11/2011 của Thủ tƣớng Chính phủ về việc
Quyết định Phê duyệt Đề án tổng thể xử lý chất thải y tế giai đoạn 2011 – 2015 và
định hƣớng đến năm 2020;
Quy chuẩn kỹ thuật và tiêu chuẩn Quốc gia về quản lý chất thải y tế, QCVN
02: 2008/BTNMT.
1.3. Quản lý chất thải rắn y tế theo thông tƣ 58/2015/TT-BYT-BTNMT
1.3.1. Phân loại chất thải rắn
1.3.1.1. Chất thải lây nhiễm bao gồm:
Chất thải lây nhiễm sắc nhọn là chất thải lây nhiễm c thể gây ra các vết cắt

hoặc xuyên thủng bao gồm: kim tiêm; bơm liền kim tiêm; đầu sắc nhọn của dây
truyền; kim chọc dò; kim châm cứu; lƣỡi dao mổ; đinh, cƣa dùng trong phẫu thuật
và các vật sắc nhọn khác;
Chất thải lây nhiễm khơng sắc nhọn bao gồm: Chất thải thấm, dính, chứa máu
hoặc dịch sinh học của cơ thể; các chất thải phát sinh từ buồng bệnh cách ly;
Chất thải c nguy cơ lây nhiễm cao bao gồm: Mẫu bệnh phẩm, dụng cụ đựng,
dính mẫu bệnh phẩm, chất thải dính mẫu bệnh phẩm phát sinh từ các phịng x t
nghiệm an tồn sinh học cấp III trở lên theo quy định tại Nghị định số 92/2010/NĐCP ngày 30 tháng 8 năm 2010 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Phịng,
chống bệnh truyền nhiễm về bảo đảm an tồn sinh học tại phòng x t nghiệm;
Chất thải giải phẫu bao gồm: Mô, bộ phận cơ thể ngƣời thải bỏ và xác động
vật thí nghiệm.
1.3.1.2. CTNH khơng lây nhiễm bao gồm:
H a chất thải bỏ bao gồm hoặc c các thành phần nguy hại;
Dƣợc phẩm thải bỏ thuộc nh m gây độc tế bào hoặc c cảnh báo nguy hại từ
nhà sản xuất;
Thiết bị y tế bị vỡ, hỏng, đã qua sử dụng thải bỏ c chứa thủy ngân và các kim
loại nặng;
Chất hàn răng amalgam thải bỏ;


7

CTNH khác theo quy định tại Thông tƣ số 36/2015/TT- BTNMT ngày 30
tháng 6 năm 2015 của Bộ trƣởng Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng về QLCTNH (sau
đây gọi tắt là Thông tƣ số 36/2015/TT-BTNMT).
Nguyên tắc phân loại CTYT:
CTYTNH và CTYT thông thƣờng phải phân loại để quản lý ngay tại nơi phát
sinh và tại thời điểm phát sinh;
Từng loại CTYT phải phân loại riêng vào trong bao bì, dụng cụ, thiết bị lƣu
chứa chất thải theo quy định. Trƣờng hợp các CTYTNH không c khả năng phản

ứng, tƣơng tác với nhau và áp dụng cùng một phƣơng pháp xử lý c thể đƣợc phân
loại chung vào cùng một bao bì, dụng cụ, thiết bị lƣu chứa;
Khi chất thải lây nhiễm để lẫn với chất thải khác hoặc ngƣợc lại thì hỗn hợp
chất thải đ phải thu gom, lƣu giữ và xử lý nhƣ chất thải lây nhiễm.
Vị trí đặt bao bì, dụng cụ phân loại chất thải:
Mỗi khoa, phịng, bộ phận phải bố trí vị trí để đặt các bao bì, dụng cụ phân
loại CTYT;
Vị trí đặt bao bì, dụng cụ phân loại CTYT phải c hƣớng dẫn cách phân loại
và thu gom chất thải.
Phân loại CTYT đựng trong bao bì:
Chất thải lây nhiễm sắc nhọn: Đựng trong thùng hoặc hộp c màu vàng;
Chất thải lây nhiễm không sắc nhọn: Đựng trong túi hoặc trong thùng c l t
túi và c màu vàng;
Chất thải c nguy cơ lây nhiễm cao: Đựng trong túi hoặc trong thùng c l t túi
và c màu vàng;
Chất thải giải phẫu: Đựng trong 2 lần túi hoặc trong thùng c l t túi và c màu
vàng;
Chất thải nguy hại không lây nhiễm dạng rắn: Đựng trong túi hoặc trong thùng
c l t túi và c màu đen;
Chất thải nguy hại không lây nhiễm dạng lỏng: Đựng trong các dụng cụ c
nắp đậy kín;


8

CTYT thơng thƣờng khơng phục vụ mục đích tái chế: Đựng trong túi hoặc
trong thùng c l t túi và c màu xanh;
CTYT thơng thƣờng phục vụ mục đích tái chế: Đựng trong túi hoặc trong
thùng c l t túi và c màu trắng. [11]
1.3.2. Thu gom chất thải y tế

1.3.2.1. Thu gom chất thải lây nhiễm:
Chất thải lây nhiễm phải thu gom riêng từ nơi phát sinh về khu vực lƣu giữ
chất thải trong khn viên CSYT;
Trong q trình thu gom, túi đựng chất thải phải buộc kín, thùng đựng chất
thải phải c nắp đậy kín, bảo đảm khơng bị rơi, rị rỉ chất thải trong q trình thu
gom;
CSYT quy định tuyến đƣờng và thời điểm thu gom chất thải lây nhiễm phù
hợp để hạn chế ảnh hƣởng đến khu vực chăm s c ngƣời bệnh và khu vực khác trong
CSYT;
Chất thải c nguy cơ lây nhiễm cao phải xử lý sơ bộ trƣớc khi thu gom về khu
lƣu giữ, xử lý chất thải trong khuôn viên CSYT;
Tần suất thu gom chất thải lây nhiễm từ nơi phát sinh về khu lƣu giữ chất thải
trong khn viên CSYT ít nhất 01 (một) lần/ngày;
Đối với các CSYT c lƣợng chất thải lây nhiễm phát sinh dƣới 05 kg/ngày, tần
suất thu gom chất thải lây nhiễm sắc nhọn từ nơi phát sinh về khu lƣu giữ tạm thời
trong khuôn viên CSYT hoặc đƣa đi xử lý, tiêu hủy tối thiểu là 01 (một) lần/tháng.
1.3.2.2. Thu gom chất thải nguy hại không lây nhiễm:
Chất thải nguy hại không lây nhiễm đƣợc thu gom, lƣu giữ riêng tại khu lƣu
giữ chất thải trong khuôn viên CSYT;
Thu gom chất hàn răng amalgam thải và thiết bị y tế bị vỡ, hỏng, đã qua sử
dụng c chứa thủy ngân: Chất thải c chứa thủy ngân đƣợc thu gom và lƣu giữ
riêng trong các hộp bằng nhựa hoặc các vật liệu phù hợp và bảo đảm khơng bị rị rỉ
hay phát tán hơi thủy ngân ra môi trƣờng.


9

1.3.2.3. Thu gom CTYT thông thƣờng: CTYT thông thƣờng phục vụ mục đích tái
chế và CTYT thơng thƣờng khơng phục vụ mục đích tái chế đƣợc thu gom riêng.
[11]

1.3.3. Lƣu giữ chất thải y tế
1.3.3.1. Cơ sở y tế bố trí khu vực lƣu giữ chất thải y tế trong khuôn viên cơ sở y tế
đáp ứng các yêu cầu sau:
CSYT thực hiện xử lý CTYT nguy hại cho cụm CSYT và bệnh viện phải c
khu vực lƣu giữ CTYTNH đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật theo quy định tại Phụ lục
số 03 (A) ban hành kèm theo Thông tƣ này;
CSYT không thuộc đối tƣợng quy định tại Điểm a Khoản này phải c khu vực
lƣu giữ CTYTNH đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật theo quy định tại Phụ lục số 03 (B)
ban hành kèm theo Thông tƣ này.
1.3.3.2. Dụng cụ, thiết bị lƣu chứa CTYTNH tại khu lƣu giữ chất thải trong CSYT
thực hiện thống nhất theo quy định của Thông tƣ này và phải đáp ứng các yêu cầu
sau đây:
C thành cứng, không bị bục vỡ, rị rỉ dịch thải trong q trình lƣu giữ chất
thải;
C biểu tƣợng loại chất thải lƣu giữ theo quy định tại Phụ lục số 02 ban hành
kèm theo Thông tƣ này;
Dụng cụ, thiết bị lƣu chứa chất thải lây nhiễm phải c nắp đậy kín và chống
đƣợc sự xâm nhập của các loài động vật;
Dụng cụ, thiết bị lƣu chứa h a chất thải phải đƣợc làm bằng vật liệu không c
phản ứng với chất thải lƣu chứa và c khả năng chống đƣợc sự ăn mòn nếu lƣu chứa
chất thải c tính ăn mịn. Trƣờng hợp lƣu chứa h a chất thải ở dạng lỏng phải c
nắp đậy kín để chống bay hơi và tràn đổ chất thải.
1.3.3.3. CTYTNH và CTYT thông thƣờng phải lƣu giữ riêng tại khu vực lƣu giữ
chất thải trong khuôn viên CSYT.
1.3.3.4. Chất thải lây nhiễm và CTNH không lây nhiễm phải lƣu giữ riêng trừ
trƣờng hợp các loại chất thải này áp dụng cùng một phƣơng pháp xử lý.


10


1.3.3.5. CTYT thơng thƣờng phục vụ mục đích tái chế và CTYT thơng thƣờng
khơng phục vụ mục đích tái chế đƣợc lƣu giữ riêng.
1.3.3.6. Thời gian lƣu giữ chất thải lây nhiễm:
Đối với chất thải lây nhiễm phát sinh tại CSYT, thời gian lƣu giữ chất thải lây
nhiễm tại CSYT khơng q 02 ngày trong điều kiện bình thƣờng. Trƣờng hợp lƣu
giữ chất thải lây nhiễm trong thiết bị bảo quản lạnh dƣới 8°C, thời gian lƣu giữ tối
đa là 07 ngày. Đối với CSYT c lƣợng chất thải lây nhiễm phát sinh dƣới 05
kg/ngày, thời gian lƣu giữ không quá 03 ngày trong điều kiện bình thƣờng và phải
đƣợc lƣu giữ trong các bao bì đƣợc buộc kín hoặc thiết bị lƣu chứa đƣợc đậy nắp
kín;
Đối với chất thải lây nhiễm đƣợc vận chuyển từ CSYT khác về để xử lý theo
mơ hình cụm hoặc mơ hình tập trung, phải ƣu tiên xử lý trong ngày. Trƣờng hợp
chƣa xử lý ngay trong ngày, phải lƣu giữ ở nhiệt độ dƣới 20°C và thời gian lƣu giữ
tối đa không quá 02 ngày.
1.3.3.7. CSYT thực hiện các quy định c liên quan đến lƣu giữ, khu vực lƣu giữ
CTYTNH theo quy định tại Thông tƣ này và không phải thực hiện các quy định tại
Khoản 2 Điều 7 Thông tƣ số 36/2015/TT-BTNMT. [11]
1.3.4. Giảm thiểu chất thải y tế
CSYT phải thực hiện các biện pháp giảm thiểu phát sinh CTYT theo thứ tự ƣu
tiên sau:
1.3.4.1. Lắp đặt, sử dụng các thiết bị, dụng cụ, thuốc, h a chất và các nguyên vật
liệu phù hợp, bảo đảm hạn chế phát sinh CTYT.
1.3.4.2. Đổi mới thiết bị, quy trình trong hoạt động y tế nhằm giảm thiểu phát sinh
CTYT.
1.3.4.3. Quản lý và sử dụng vật tƣ hợp lý và hiệu quả. [11]
1.3.5. Quản lý chất thải y tế thông thƣờng phục vụ mục đích tái chế
1.3.5.1. Chỉ đƣợc ph p tái chế CTYT thông thƣờng và chất thải quy định tại mục
1.3.5.3.
1.3.5.2. Không đƣợc sử dụng vật liệu tái chế từ CTYT để sản xuất các đồ dùng, bao
g i sử dụng trong lĩnh vực thực phẩm.



11

1.3.5.3. Chất thải lây nhiễm sau khi xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi
trƣờng đƣợc quản lý nhƣ CTYT thơng thƣờng.
1.3.5.4. Ngồi các quy định tại mục 1.6.6.1, 1.6.6.2, khi chuyển giao chất thải quy
định tại mục 1.6.6.3 để phục vụ mục đích tái chế, CSYT phải thực hiện các quy
định sau:
- Bao bì lƣu chứa chất thải phải đƣợc buộc kín và c biểu tƣợng chất thải tái
chế theo quy định tại Phụ lục số 02 ban hành kèm theo Thông tƣ 58;
- Ghi đầy đủ thông tin vào Sổ bàn giao chất thải phục vụ mục đích tái chế theo
mẫu quy định tại Phụ lục số 04 ban hành kèm theo Thông tƣ 58. [11]
1.3.6. Vận chuyển chất thải y tế để xử lý theo mơ hình tập trung
1.3.6.1. Vận chuyển CTNH khơng lây nhiễm: thực hiện theo quy định tại Điều 8
Thông tƣ số 36/2015/TT-BTNMT.
1.3.6. 2. Vận chuyển chất thải lây nhiễm: thực hiện theo quy định tại Khoản 1 Điều
này và phải đáp ứng các yêu cầu sau:
Chất thải lây nhiễm trƣớc khi vận chuyển phải đƣợc đ ng g i trong các bao bì,
dụng cụ kín, bảo đảm khơng bục, vỡ hoặc phát tán chất thải trên đƣờng vận chuyển;
Thùng của phƣơng tiện chuyên dụng để vận chuyển chất thải lây nhiễm là loại
thùng kín hoặc thùng đƣợc bảo ơn;
Đối với các khu vực không sử dụng đƣợc phƣơng tiện vận chuyển chuyên
dụng để vận chuyển CTYTNH, đƣợc sử dụng các loại phƣơng tiện vận chuyển khác
nhƣng phải đáp ứng các quy định tại Khoản 3, Khoản 4 Điều 11 Thông tƣ này và
đƣợc ghi trong giấy ph p xử lý CTNH do cơ quan c thẩm quyền cấp theo quy định
tại Thông tƣ số 36/2015/TT-BTNMT.
1.3.6.3. Vận chuyển CTYT thông thƣờng thực hiện theo quy định pháp luật về
QLCT thông thƣờng. [11]
1.3.7. Xử lý chất thải y tế nguy hại

1.3.7.1. CTYTNH phải đƣợc xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trƣờng.
1.3.7.2. Ƣu tiên lựa chọn các công nghệ không đốt, thân thiện với môi trƣờng và
bảo đảm xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trƣờng do Bộ trƣởng Bộ Tài
nguyên và Môi trƣờng ban hành.


12

1.3.7.3. Hình thức xử lý CTYTNH theo thứ tự ƣu tiên sau:
- Xử lý tại cơ sở xử lý CTYTNH tập trung hoặc tại cơ sở xử lý CTNH tập
trung c hạng mục xử lý CTYT;
- Xử lý CTYTNH theo mơ hình cụm CSYT (CTYT của một cụm CSYT đƣợc
thu gom và xử lý chung tại hệ thống, thiết bị xử lý của một cơ sở trong cụm);
- Tự xử lý tại cơng trình xử lý CTYTNH trong khn viên CSYT.
1.3.7.4. Hình thức xử lý CTYTNH theo mơ hình cụm CSYT phải đƣợc Ủy ban nhân
dân cấp tỉnh phê duyệt trong kế hoạch thu gom, vận chuyển, xử lý CTYTNH trên
địa bàn tỉnh bảo đảm phù hợp với điều kiện thực tế của địa phƣơng và quy định của
pháp luật về bảo vệ môi trƣờng. [11]
1.3.8. Quản lý và vận hành thiết bị xử lý chất thải y tế
1.3.8.1. Thiết bị xử lý CTYT phải đƣợc vận hành thƣờng xuyên.
1.3.8.2. Thiết bị xử lý CTYT phải đƣợc bảo trì, bảo dƣỡng định kỳ theo hƣớng dẫn
của nhà sản xuất và ghi đầy đủ thông tin vào Sổ nhật ký vận hành thiết bị, hệ thống
xử lý CTYT theo quy định tại Phụ lục số 05 ban hành kèm theo Thông tƣ 58 [11]
1.4. Những điểm mới của Thông tƣ 58/2015/TTLT-BYT-BTNMT so với Quyết
định 43/2007/QĐ-BYT trong quản lý chất thải rắn y tế
1.4.1. Thu gom chất thải y tế
Đối với các CSYT c lƣợng chất thải lây nhiễm phát sinh dƣới 05 kg/ngày, tần
suất thu gom chất thải lây nhiễm sắc nhọn từ nơi phát sinh về khu lƣu giữ tạm thời
trong khuôn viên CSYT hoặc đƣa đi xử lý, tiêu hủy tối thiểu là 01 (một) lần/tháng.
Thu gom chất thải nguy hại không lây nhiễm: Thu gom chất hàn răng

amalgam thải và thiết bị y tế bị vỡ, hỏng, đã qua sử dụng c chứa thủy ngân: Chất
thải c chứa thủy ngân đƣợc thu gom và lƣu giữ riêng trong các hộp bằng nhựa
hoặc các vật liệu phù hợp và bảo đảm khơng bị rị rỉ hay phát tán hơi thủy ngân ra
môi trƣờng.
Thu gom CTYT thông thƣờng: CTYT thông thƣờng phục vụ mục đích tái chế
và CTYT thơng thƣờng khơng phục vụ mục đích tái chế đƣợc thu gom riêng. [11]
1.4.2. Lƣu giữ chất thải y tế
Thời gian lƣu giữ chất thải lây nhiễm:


13

Đối với chất thải lây nhiễm phát sinh tại CSYT, thời gian lƣu giữ chất thải lây
nhiễm tại CSYT không quá 02 ngày trong điều kiện bình thƣờng. Trƣờng hợp lƣu
giữ chất thải lây nhiễm trong thiết bị bảo quản lạnh dƣới 8°C, thời gian lƣu giữ tối
đa là 07 ngày.
Trƣờng hợp chƣa xử lý ngay trong ngày, phải lƣu giữ ở nhiệt độ dƣới 20°C và
thời gian lƣu giữ tối đa không quá 02 ngày. [11]
1.4.3. Giảm thiểu chất thải y tế
CSYT phải thực hiện các biện pháp giảm thiểu phát sinh CTYT theo thứ tự ƣu
tiên sau:
Lắp đặt, sử dụng các thiết bị, dụng cụ, thuốc, h a chất và các nguyên vật liệu
phù hợp, bảo đảm hạn chế phát sinh CTYT.
Đổi mới thiết bị, quy trình trong hoạt động y tế nhằm giảm thiểu phát sinh
CTYT.
Quản lý và sử dụng vật tƣ hợp lý và hiệu quả. [11]
1.4.4. Quản lý chất thải y tế thông thƣờng phục vụ mục đích tái chế
1.4.4. 1. Chỉ đƣợc ph p tái chế CTYT thông thƣờng và chất thải quy định tại mục
1.4.4.3.
1.4.4. 2. Không đƣợc sử dụng vật liệu tái chế từ CTYT để sản xuất các đồ dùng, bao

g i sử dụng trong lĩnh vực thực phẩm.
1.4.4. 3. Chất thải lây nhiễm sau khi xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi
trƣờng đƣợc quản lý nhƣ CTYT thơng thƣờng.
1.4.4. 4. Ngồi các quy định tại mục 1.7.4. 1, 1.7.4. 2, khi chuyển giao chất thải quy
định tại mục 1.7.4. 3 để phục vụ mục đích tái chế, CSYT phải thực hiện các quy
định sau:
- Bao bì lƣu chứa chất thải phải đƣợc buộc kín và c biểu tƣợng chất thải tái
chế theo quy định tại Phụ lục số 02 ban hành kèm theo Thông tƣ 58.
- Ghi đầy đủ thông tin vào Sổ bàn giao chất thải phục vụ mục đích tái chế theo
mẫu quy định tại Phụ lục số 04 ban hành kèm theo Thông tƣ 58. [11]
1.4.5. Xử lý chất thải y tế nguy hại
1.4.5.1. Hình thức xử lý CTYTNH theo thứ tự ƣu tiên sau:


14

- Xử lý tại cơ sở xử lý CTYTNH tập trung hoặc tại cơ sở xử lý CTNH tập
trung c hạng mục xử lý CTYT;
- Xử lý CTYTNH theo mô hình cụm CSYT (CTYT của một cụm CSYT đƣợc
thu gom và xử lý chung tại hệ thống, thiết bị xử lý của một cơ sở trong cụm);
- Tự xử lý tại cơng trình xử lý CTYTNH trong khn viên CSYT.
1.4.5.2. Hình thức xử lý CTYTNH theo mơ hình cụm CSYT phải đƣợc Ủy ban nhân
dân cấp tỉnh phê duyệt trong kế hoạch thu gom, vận chuyển, xử lý CTYTNH trên
địa bàn tỉnh bảo đảm phù hợp với điều kiện thực tế của địa phƣơng và quy định của
pháp luật về bảo vệ môi trƣờng. [11]
1.4.6. Quản lý và vận hành thiết bị xử lý chất thải y tế
1.4.6.1. Thiết bị xử lý CTYT phải đƣợc vận hành thƣờng xuyên.
1.4.6.2. Thiết bị xử lý CTYT phải đƣợc bảo trì, bảo dƣỡng định kỳ theo hƣớng dẫn
của nhà sản xuất và ghi đầy đủ thông tin vào Sổ nhật ký vận hành thiết bị, hệ thống
xử lý CTYT theo quy định tại Phụ lục số 05 ban hành kèm theo Thông tƣ 58 [11]

1.5. Tình hình quản lý chất thải rắn y tế trên thế giới
Theo WHO, để đạt đƣợc những mục tiêu trong quản lý chất thải nguy hại, các cơ sở
y tế cần phải c những hoạt động cần thiết cơ bản nhƣ:
- Đánh giá thực trạng phát sinh chất thải tại bệnh viện (khối lƣợng, thành phần).
- Đánh giá khả năng kiểm soát và các biện pháp xử lý chất thải.
- Thực hiện phân loại chất thải theo các nh m.
- Xây dựng các quy trình, quy định để quản lý chất thải (nơi lƣu giữ, màu sắc, đặc
điểm các túi, thùng thu gom, nhãn quy định…)
- Nhân viên phải đƣợc tập huấn c kiến thức về quản lý chất thải và các phƣơng tiện
bảo hộ đảm bảo an toàn khi làm việc.
- Các cơ sở y tế phải chịu trách nhiệm về các hoạt động quản lý chất thải.
- Lựa chọn các biện pháp xử lý thích hợp. [36]
Tại Mỹ, các nƣớc thuộc Liên minh châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc đã tham gia
Công ƣớc Basel về CTNH, Công ƣớc Stockholm về chất thải hữu cơ kh phân hủy
(POPs), Công ƣớc Minamata về thủy ngân và đã đạt đƣợc những kết quả đáng kể
trong giảm thiểu POPs và thủy ngân [42]


15

Trên thế giới, việc thiêu đốt CTRYT từng là biện pháp xử lý phổ biến nhất. Tại
Đức từng c trên 550 lò đốt CTRYT vào năm 1984. Tại Mỹ, vào năm 1988, Cục
Bảo vệ môi trƣờng Hoa Kỳ (EPA) ƣớc tính c khoảng 80% chất thải bệnh viện
đƣợc thiêu đốt. Để hạn chế phát thải POPs nhƣ dioxin và furan, các nƣớc phát triển
kiểm sốt chặt chẽ các lị đốt bằng những tiêu chuẩn khí thải nghiêm ngặt và loại bỏ
những lị đốt quy mơ nhỏ trong các CSYT. Ở Mỹ, số lƣợng lò đốt CTRYT đã giảm
mạnh từ 2.373 vào năm 1995 xuống còn 54 lò trong năm 2010 và còn 33 lò trong
năm 2013. Đến năm 2002, Đức đã cho đ ng tất cả các lò đốt quy mơ nhỏ trong các
bệnh viện, mặc dù hiện vẫn cịn vận hành một số lị đốt quy mơ lớn. Ailen và Bồ
Đào Nha đã loại bỏ hoàn toàn tất cả các lò đốt CTRYT [40].

Để hạn chế việc thiêu đốt, các nƣớc phát triển đã áp dụng công nghệ không đốt
nhƣ khử khuẩn bằng hơi nƣớc (lò hấp), khử khuẩn bằng vi s ng, khử khuẩn bằng
h a chất, công nghệ tan chảy hay plasma… Lò hấp đƣợc các bệnh viện trên thế giới
sử dụng để khử khuẩn vật liệu nuôi cấy vi sinh vật (xử lý sơ bộ chất thải lây nhiễm
cao) trong khoa x t nghiệm từ những năm 1970. Trong năm 1997, một khảo sát của
Hiệp hội Công nghiệp Môi trƣờng Mỹ thống kê hơn 1.500 công nghệ không đốt
đƣợc lắp đặt để xử lý CTRYT trên nƣớc Mỹ. Khử khuẩn bằng hơi nƣớc kết hợp với
nghiền cắt đã trở nên phổ biến ở Hàn Quốc, đạt tỷ lệ 46,4% trong số các phƣơng
pháp để xử lý CTRYT vào năm 2002 [37]. Ở Nhật Bản, đến năm 2006, 6% công ty
xử lý CTRYT sử dụng công nghệ tan chảy [40].
Mặt khác, các nƣớc đã loại bỏ mô hình xử lý tại chỗ và chuyển sang mơ hình
xử lý tập trung. Ở Nhật Bản và Hàn Quốc, hầu hết CTRYT hiện đang đƣợc xử lý
bởi các nhà máy xử lý tập trung. Năm 2006, Nhật Bản c khoảng 296 công ty xử lý
chất thải lây nhiễm, ký hợp đồng cung ứng dịch vụ với 98% bệnh viện, trong khi
đ , c ít hơn 0,8% số bệnh viện tự xử lý [31]. Ở Hàn Quốc, 90% lƣợng CTRYT
đƣợc xử lý tập trung [37].
Năm 2000, Nhật Bản ban hành Luật Mua sắm xanh, trong đ hạn chế sản xuất
và mua sắm thiết bị, chế phẩm y tế chứa thủy ngân. Nhiệt kế và huyết áp kế điện tử
đã cơ bản thay thế cho thiết bị chứa thủy ngân nên các thiết bị y tế chứa thủy ngân
đã giảm mạnh. Nhu cầu thủy ngân cho chất hàn răng almagam khoảng 5.200 kg vào


×