Tải bản đầy đủ (.pdf) (94 trang)

Thực trạng hoạt động quản lý chăm sóc sức khỏe người cao tuổi tại các trạm y tế của huyện tiểu cần, tỉnh trà vinh năm 2017

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.9 MB, 94 trang )

BỘ Y TẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG

NGUYỄN THANH ĐIỀN

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ CHĂM SÓC SỨC
KHỎE NGƢỜI CAO TUỔI TẠI CÁC TRẠM Y TẾ CỦA
HUYỆN TIỂU CẦN TỈNH TRÀ VINH NĂM 2017

LUẬN VĂN CHUYÊN KHOA II TỔ CHỨC QUẢN LÝ Y TẾ
MÃ SỐ CHUYÊN NGÀNH: 62.72.76.05

HÀ NỘI - 2017


2
BỘ Y TẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG

NGUYỄN THANH ĐIỀN

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ CHĂM SÓC SỨC
KHỎE NGƢỜI CAO TUỔI TẠI CÁC TRẠM Y TẾ CỦA
HUYỆN TIỂU CẦN TỈNH TRÀ VINH NĂM 2017

LUẬN VĂN CHUYÊN KHOA II TỔ CHỨC QUẢN LÝ Y TẾ
MÃ SỐ CHUYÊN NGÀNH: 62.72.76.05

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS.BS.NGUYỄN VĨNH HƢNG

HÀ NỘI - 2017




i
LỜI CẢM ƠN

Luận văn Chuyên khoa II Tổ chức quản lý Y tế với đề tài “Thực trạng
hoạt động quản lý chăm sóc sức khỏe người cao tuổi tại các trạm y tế của huyện
Tiểu Cần tỉnh Trà Vinh năm 2017” là kết quả của q trình cố gắng khơng

ngừng của bản thân và được sự giúp đỡ, động viên khích lệ của các Thầy, bạn
bè đồng nghiệp và người thân. Qua trang viết này tôi xin gửi lời cảm ơn tới
những người đã giúp đỡ tôi trong thời gian học tập - nghiên cứu khoa học
vừa qua.
Tôi xin tỏ lịng kính trọng và biết ơn sâu sắc đối với thầy TS.BS.
Nguyễn Vĩnh Hưng và ThS. Trần Quỳnh Anh đã trực tiếp tận tình hướng dẫn
cũng như cung cấp tài liệu thông tin khoa học cần thiết cho luận văn này.
Xin chân thành cảm ơn Lãnh đạo trường Đại học Y tế Cơng Cộng đã
tạo điều kiện cho tơi hồn thành tốt cơng việc học tập cũng như trong q
trình thực hiện nghiên cứu khoa học của mình.
Xin chân thành cảm ơn Trường Đại học Trà Vinh đã tạo mọi điều kiện
cho tơi và lớp Chun khoa II hồn thành chương trình học
Cuối cùng tơi xin chân thành cảm ơn đồng nghiệp, đơn vị công tác đã giúp
đỡ tôi trong quá trình học tập và thực hiện Luận văn.
Xin chân thành cảm ơn
Trà Vinh, ngày 25 tháng 11 năm 2017
Học viên

Nguyễn Thanh Điền



ii

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................. i
MỤC LỤC .................................................................................................................. ii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ....................................................................... iv
DANH MỤC CÁC BẢNG..........................................................................................v
TÓM TẮT NGHIÊN CỨU ....................................................................................... vi
ĐẶT VẤN ĐỀ.............................................................................................................1
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU........................................................................................3
Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU .........................................................................4
1.1. Một số khái niệm ..................................................................................................4
1.1.1. Ngƣời cao tuổi ...................................................................................................4
1.1.2. Già hóa dân số ...................................................................................................4
1.1.3. Các bệnh thƣờng gặp ở ngƣời cao tuổi .............................................................4
1.2. Tình hình ngƣời cao tuổi trên thế giới và ở Việt Nam .........................................5
1.2.1. Tình hình ngƣời cao tuổi trên thế giới ..............................................................5
1.2.2 .Tình hình ngƣời cao tuổi ở Việt Nam ...............................................................7
1.2.3. Tình hình ngƣời cao tuổi ở huyện Tiểu Cần: ....................................................7
1.2.5. Đặc điểm sức khỏe của ngƣời cao tuổi .............................................................8
1.2.6. Nhu cầu chăm sóc sức khỏe ngƣời cao tuổi ......................................................8
1.3. Thực trạng chăm sóc sức khỏe ngƣời cao tuổi.....................................................9
1.3.2. Các nguồn lực cho chƣơng trình chăm sóc sức khỏe ngƣời cao tuổi .............11
1.3.3. Các yếu tố ảnh hƣởng đến hoạt động quản lý, chăm sóc sức khỏe ngƣời cao
tuổi .............................................................................................................................13
1.4. Một số đề tài nghiên cứu về ngƣời cao tuổi trên thế giới và ở Việt Nam. .........15
1.5. Giới thiệu địa bàn nghiên cứu ............................................................................19
1.5.1. Giới thiệu khái quát về huyện Tiểu Cần .........................................................19
1.5.2. Những hoạt động chăm sóc sức khỏe ngƣời cao tuổi ở huyện Tiểu Cần .......20
1.6 Khung lý thuyết ...................................................................................................22

Chƣơng 2: ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................23
2.1. Đối tƣợng nghiên cứu.........................................................................................23


iii
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu ......................................................................23
2.3. Thiết kế nghiên cứu ............................................................................................23
2.4. Cỡ mẫu và phƣơng pháp chọn mẫu....................................................................23
2.5. Biến số trong nghiên cứu ...................................................................................25
2.6. Kỹ thuật, công cụ và quy trình thu thập thơng tin..............................................26
2.7. Xử lý và phân tích số liệu .................................................................................27
2.8. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu ......................................................................27
CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .................................................................29
3.1.Thông tin chung ngƣời cao tuổi đang đƣợc quản lý tại huyện Tiểu Cần năm
2017 ...........................................................................................................................29
3.2. Thực trạng hoạt động quản lý sức khỏe ngƣời cao tuổi tại huyện Tiểu Cần .....30
3.3. Một số yếu tố ảnh hƣởng đến hoạt động quản lý sức khỏe ngƣời cao tuổi tại
huyện Tiểu Cần .........................................................................................................38
CHƢƠNG 4: BÀN LUẬN ........................................................................................42
KẾT LUẬN ...............................................................................................................51
KHUYẾN NGHỊ .......................................................................................................53
TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................54
PHỤ LỤC 1: GIẤY ĐỒNG Ý THAM GIA NGHIÊN CỨU ...................................58
PHỤ LỤC 2: BẢNG KIỂM ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ SỨC KHỎE
NGƢỜI CAO TUỔI ..................................................................................................59
PHỤ LỤC 3:HƢỚNG DẪN PHỎNG VẤN SÂU TRƢỞNG BAN ĐẠI DIỆN HỘI
NGƢỜI CAO TUỔI HUYỆN TIỂU CẦN ...............................................................60
PHỤ LỤC 4: HƢỚNG DẪN PHỎNG VẤN SÂU LÃNH ĐẠO TTYT HUYỆN ..62
PHỤ LỤC 5: HƢỚNG DẪN PHỎNG VẤN SÂU TRƢỞNG TRẠM Y TẾ ..........64
PHỤ LỤC 6: HƢỚNG DẪN THẢO LUẬN NHÓM CÁN BỘ Y TẾ VÀ HỘI

NGƢỜI CAO TUỔI XÃ ...........................................................................................66
PHỤ LỤC 7: HƢỚNG DẪN THẢO LUẬN NHÓM NGƢỜI CAO TUỔI.............68
PHỤ LỤC 8: PHIẾU THU THẬP SỐ LIỆU THỨ CẤP ..........................................69
PHỤ LỤC 9: PHIẾU PHỎNG VẤN NGƢỜI CAO TUỔI ......................................72
PHỤ LỤC 10. BẢNG BIẾN SỐ NGHIÊN CỨU .....................................................74


iv

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

WHO

Tổ chức Y tế thế giới

TTYT

Trung tâm y tế

NCT

Ngƣời cao tuổi

GHDS

Già hóa dân số

CSSK

Chăm sóc sức khỏe


DVYT

Dịch vụ y tế

BHYT

Bảo hiểm y tế

NVYT

Nhân viên y tế

THA

Tăng huyết áp

CSYT

Cơ sở y tế

UBND

Ủy ban nhân dân

TYT

Trạm y tế



v

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1: Thông tin chung về NCT ..........................................................................29
Bảng 3.2: Thông tin chung về cán bộ y tế ................................................................30
Bảng 3.3: Tỷ lệ Cơ sở vật chất, trang thiết bị và thuốc .............................................31
Bảng 3.4: Tỷ lệ sử dụng thuốc thiết yếu cho NCT tại các xã ...................................31
Bảng 3.5: Thực trạng về thông tin truyền thông .......................................................32
Bảng 3.6: Thực trạng về quản lý điều hành ..............................................................33
Bảng 3.7: Thực trạng nguồn kinh phí hoạt động ......................................................34
Bảng 3.8. Đánh giá của NCT về hoạt động tuyên truyền phổ biến kiến thức về rèn
luyện thân thể, tăng cƣờng sức khỏe và phòng các bệnh thƣờng gặp ở ngƣời cao
tuổi (n=210) ...............................................................................................................34
Bảng 3.9: Hài lòng của NCT về hoạt động hƣớng dẫn kỹ năng phịng bệnh, chữa
bệnh,tự chăm sóc và hồi phục sức khỏe (n=210) ......................................................35
Bảng 3.10: Hài lòng về hoạt động tổ chức khám CSSK và lập hồ sơ theo dõi cho
NCT (n=210) .............................................................................................................36
Bảng 3.11: Tỷ lệ NCT tiếp cận đƣợc các hoạt động quản lý các bệnh mạn tính
(n=210) ......................................................................................................................37


vi
TĨM TẮT NGHIÊN CỨU
Ngƣời cao tuổi ln đƣợc Đảng và Nhà nƣớc quan tâm ngay từ khi nhà nƣớc
Việt Nam Dân chủ Cộng hịa ra đời. Việc chăm sóc ngƣời cao tuổi đƣợc đặc biệt
quan tâm và đi vào hệ thống từ khi Hội ngƣời cao tuổi Việt Nam đƣợc thành lập vào
năm 1995. Tìm hiểu về lĩnh vực chăm sóc sức khỏe ngƣời cao tuổi là một hoạt động
cấp thiết khi mà tỉ lệ ngƣời cao tuổi đang ngày một tăng. Hơn thế nữa, sau nhiều
năm hoạt động chƣa có một cơng trình nghiên cứu hay một nghiên cứu đánh giá nào
về hoạt động quản lý sức khỏe ngƣời cao tuổi tại huyện Tiểu Cần, tỉnh Trà Vinh. Vì

vậy, chúng tôi chọn địa điểm nghiên cứu tại huyện Tiểu Cần với mong muốn những
kết quả nghiên cứu sẽ giúp cho hoạt động quản lý sức khỏe ngƣời cao tuổi, đặc biệt
là ngƣời vùng sâu vùng xa đƣợc tốt nhất. Với những lý do nêu trên, chúng tôi thực
hiện nghiên cứu: “Thực trạng hoạt động quản lý chăm sóc sức khỏe người cao
tuổi tại các trạm y tế của huyện Tiểu Cần tỉnh Trà Vinh năm 2017”.
Mục tiêu nghiên cứu: (1) Mơ tả hoạt động quản lý chăm sóc sức khỏe ngƣời
cao tuổi tại các Trạm Y tế, huyện Tiểu Cần năm 2017. (2) Phân tích một số yếu tố
ảnh hƣởng đến hoạt động chăm sóc sức khỏe ngƣời cao tuổi tại các Trạm Y tế
huyện Tiểu Cần năm 2017.
Phƣơng pháp nghiên cứu: mô tả cắt ngang, kết hợp định tính và định lƣợng.
Phỏng vấn bằng bộ câu hỏi có cấu trúc với 210 ngƣời cao tuổi tại huyện Tiểu Cần
từ tháng 1/2017 đến tháng 9/2017.
Kết quả hoạt động quản lý sức khỏe ngƣời cao tuổi: Tuyên truyền phổ biến
kiến thức về rèn luyện thân thể, tăng cƣờng sức khỏe và phòng các bệnh thƣờng gặp
ở ngƣời cao tuổi: cách chăm sóc sức khỏe tại nhà chiếm 87,7% ngƣời cao tuổi hài
lòng. Về tờ rơi 65,2% ngƣời ngƣời cao tuổi hài lịng, áp phích chỉ chiếm 43,8%.
Hƣớng dẫn kỹ năng phịng bệnh, chữa bệnh, tự chăm sóc và hồi phục sức khỏe:
Hƣớng dẫn kỹ năng phòng bệnh chiếm 91,9%, hƣớng dẫn chữa bệnh 95,2%, hƣớng
dẫn các cách tự chăm sóc sức khỏe của bản thân 95,2% và hƣớng dẫn các cách phục
hồi chức năng tại phòng khám bệnh của Trạm Y tế 89,5%. Tổ chức khám chăm sóc
sức khỏe và lập hồ sơ theo dõi cho ngƣời cao tuổi: Tổ chức khám sức khỏe cho


vii
ngƣời cao tuổi neo đơn tại nhà 61,6% .Tổ chức khám sức khỏe định kỳ 85,2%.
Quản lý các bệnh mạn tính cho ngƣời cao tuổi: Tỷ lệ hài lịng với cơng tác quản lý
các bệnh mạn tính ở bệnh Tăng huyết áp 87,7%, đái tháo đƣờng và đục thủy tinh thể
ở độ trung bình lần lƣợt là 48,9% và 45,7%.
Yếu tố ảnh hƣởng về nhân lực thiếu bác sỹ đa khoa và chƣa có bác sỹ chuyên
khoa. Cơ sở vật chất, trang thiết bị, thuốc: thiếu các trang thiết bị, cơ số thuốc

không đủ, thiếu sự đa dạng về thuốc gây khó khăn trong q trình cung cấp dịch vụ
y tế cho ngƣời cao tuổi. Quản lý và điều hành: Tại các xã điều có Ban điều hành và
chuyển khai đầy đủ các văn bản quy định đến từng ban ngành của xã về chăm sóc
sức khỏe ngƣời cao tuổi. Nhƣng sự phối hợp chƣa có sự đồng bộ. Trụ cột vẫn là
ngành y tế xã, còn Hội ngƣời cao tuổi và Ủy ban nhân dân xã chƣa có sự hỗ trợ
nhiều. Kinh phí: Thiếu kinh phí cho hoạt động của chƣơng trình.
Cần tăng cƣờng tuyển bác sỹ, tăng cƣờng tuyển dụng hoặc đào tạo bác sỹ
chuyên ngành lão khoa cho huyện Tiểu Cần và hỗ trợ tối đa cho các trạm Y tế trong
công tác quản lý sức khỏe cho ngƣời cao tuổi.


1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Ngƣời cao tuổi luôn đƣợc Đảng và Nhà nƣớc quan tâm. Việc chăm sóc
ngƣời cao tuổi đƣợc đặc biệt quan tâm và đi vào hệ thống từ khi Hội ngƣời cao tuổi
Việt Nam đƣợc thành lập vào tháng 5 năm 1995. Việc chăm sóc ngƣời cao tuổi đã
đƣợc luật hóa trong nhiều bộ luật nhƣ Hiến pháp (ngay từ Hiến pháp đầu tiên năm
1946), Luật Bảo vệ và chăm sóc sức khỏe nhân dân, Luật Lao động,thơng tƣ số
35/2011/TT-BYT ngày 15/10/2011 về việc hƣớng dẫn thực hiện chăm sóc sức khỏe
ngƣời cao tuổi, Thơng tƣ 21/2011/TT – BTC về quy định về việc quản lý kinh phí
chăm sóc sức khỏe ngƣời cao tuổi,… Ủy ban thƣờng vụ Quốc hội đã ban hành Luật
ngƣời cao tuổi từ năm 2009, trong đó quy định quyền của ngƣời cao tuổi là đƣợc
chăm sóc sức khỏe ban đầu tại nơi cƣ trú. Trong ngành y tế, Bộ Y tế có trách nhiệm
hƣớng dẫn các cơ sở khám, chữa bệnh ở tuyến trƣớc về chun mơn, kỹ thuật chăm
sóc sức khỏe cho ngƣời cao tuổi; tăng cƣờng nghiên cứu trong lĩnh vực chăm sóc và
bảo vệ sức khỏe của ngƣời cao tuổi; bồi dƣỡng và nâng cao trình độ cho cán bộ y tế
trong việc khám, chữa bệnh cho ngƣời cao tuổi; triển khai các hình thức giáo dục,
phổ biến kiến thức phổ thông về tập luyện để giúp ngƣời cao tuổi nâng cao kỹ năng
phịng bệnh, chữa bệnh và tự chăm sóc sức khỏe [25]. Trạm y tế cấp xã có trách
nhiệm theo dõi, quản lý và trực tiếp chăm sóc sức khỏe, tổ chức khám sức khỏe

định kỳ cho ngƣời cao tuổi phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phƣơng; kinh phí
do ngân sách địa phƣơng hỗ trợ [26].
Quản lý chăm sóc sức khỏe ngƣời cao tuổi là một hoạt động rất là cấp thiết
khi mà tỉ lệ ngƣời cao tuổi đang ngày một tăng trong cơ cấu dân số của nƣớc ta. Đã
có nhiều nghiên cứu đánh giá về sử dụng dịch vụ khám chữa bệnh của ngƣời cao
tuổi. Các nghiên cứu nhằm tìm hiểu việc sử dụng dịch vụ khám chữa bệnh từ góc độ
ngƣời sử dụng dịch vụ y tế. Những nghiên cứu đánh giá về hoạt động quản lý chăm
sóc sức khỏe ngƣời cao tuổi hoặc tìm hiểu những vấn đề từ phía ngƣời cung cấp
dịch vụ hoặc cán bộ y tế chƣa có nhiều. Hơn thế nữa, chƣa có một cơng trình nào
nghiên cứu đánh giá về hoạt động quản lý sức khỏe ngƣời cao tuổi tại huyện Tiểu
Cần mặc dù chƣơng trình đã triển khai đƣợc rất nhiều năm. Vì vậy, chúng tơi mong
muốn thực hiện nghiên cứu này tại các trạm y tế của huyện Tiểu Cần, tỉnh Trà Vinh


2
với mong muốn những kết quả nghiên cứu sẽ giúp cho hoạt động quản lý sức khỏe
ngƣời cao tuổi, đặc biệt là ngƣời vùng sâu vùng xa đƣợc tốt nhất . Việc chọn các
trạm y tế xã là do đây là những hạt nhân chính trong mạng lƣới y tế cơ sở của huyện
Tiểu Cần triển khai các hoạt động quản lý, chăm sóc sức khỏe ngƣời cao tuổi.
Với những lý do nêu trên, chúng tôi thực hiện nghiên cứu “Thực trạng hoạt
động quản lý chăm sóc sức khỏe người cao tuổi tại các trạm y tế của huyện Tiểu
Cần tỉnh Trà Vinh năm 2017 ”


3
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1. Mô tả hoạt động quản lý CSSK ngƣời cao tuổi tại các Trạm Y tế huyện Tiểu Cần
năm 2017.
2. Phân tích một số yếu tố ảnh hƣởng đến hoạt động chăm sóc sức khỏe ngƣời cao
tuổi tại các Trạm Y tế huyện Tiểu Cần năm 2017.



4
Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Một số khái niệm
1.1.1. Ngƣời cao tuổi
Ngƣời cao tuổi là một khái niệm chỉ một ngƣời ở độ tuổi xác định gọi là
ngƣời già, sức khỏe yếu do đó ít có khả năng lao động. Trên thế giới chƣa có sự
thống nhất về độ tuổi đƣợc coi là ngƣời già. Khái niệm này đƣợc khuyến cáo sử
dụng thay cho thuật ngữ ngƣời già vì tránh kỳ thị bởi trong thực tế có những ngƣời
già về tuổi tác nhƣng vẫn khỏe mạnh về thể chất và cả tinh thần. Sự thống nhất giữa
tuổi già và sự già yếu chỉ mang tính chất tƣơng đốivì để xác định nhóm ngƣời đƣợc
coi là già chỉ dựa trên yếu tố tuổi tác. Điều này có nghĩa là NCT là dựa trên yếu tố
đồng nhất về một độ tuổi nhất định nhƣng họ có nhiều khác biệt xã hội nhƣ khác
biệt về giới, sức khỏe, tình trạng hơn nhân, nghề nghiệp, trình độ học vấn [20].
Theo quy định của hiến pháp Việt Nam ban hành năm 2009 thì ngƣời cao
tuổi (NCT) đƣợc định nghĩa nhƣ sau: “Là công dân Việt Nam từ đủ 60 tuổi trở lên
”[26].
Theo định nghĩa của tổ chức y tế thế giới (WHO) thì ngƣời cao tuổi đƣợc
định nghĩa: Những ngƣời từ 65 tuổi trở lên đƣợc gọi là ngƣời cao tuổi [29].
Theo định nghĩa của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ và Liên Hợp Quốc (LHQ) xác
định thì ngƣời cao tuổi là ngƣời từ 60 tuổi trở lên [40].
1.1.2. Già hóa dân số
Là khi dân số trên 65 tuổi trở lên chiếm 7% tổng dân số; hoặc tỷ lệ ngƣời từ
60 tuổi trở lên chiếm 10% dân số [11].
Già hóa dân số đang diễn ra trên những khu vực và các quốc gia trên thế
giới với tốc độ khác nhau. Trong đó tốc độ nhanh nhất là các nƣớc đang phát triển.
Hiện nay có 7 trong số 15 nƣớc có hơn 10 triệu ngƣời già ở các nƣớc đang phát
triển [33].
1.1.3. Các bệnh thƣờng gặp ở ngƣời cao tuổi

Theo một nguyên cứu của Nguyễn Huy Dung các bệnh thƣờng gặp ở ngƣời
cao tuổi nhƣ: tim mạch thƣờng gặp cơn đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim, tai biến


5
mạch máu não, tăng huyết áp, xơ vữa động mạch. Ngồi ra cịn gặp bệnh tâm phế
mạn, rối loạn nhịp tim và rối loạn dẫn truyền, suy tim tắt nghẽn động mạch [18].
- Bệnh hô hấp: Viêm phế quản mạn, giản phế nang, ung thƣ phổi
- Bệnh tiêu hóa: Ung thƣ gan, sơ gan, viêm túi mật, viêm loét dạ dày-tá tràng,
viêm đại tràng mạn, táo bón.
- Bệnh thận và tiết niệu: Viêm thận mạn, viêm bể thận mạn, sỏi tiết niệu, u xơ
và ung thƣ tuyến tiền liệt.
- Bệnh nội tiết chuyển hóa: Đái tháo đƣờng, suy tuyến giáp, suy sinh dục, tăng
cholesterol máu, tăng axit uric máu.
- Bệnh xƣơng và khớp: Lỗng xƣơng, thối hóa khớp, bệnh gút, gãy xƣơng
các loại do loãng xƣơng, hội chứng vai tay.
- Bệnh máu và cơ quan tạo máu: Thiếu máu do thiếu sắt, hội chứng tăng đông
máu, thiếu máu do thiếu axit folic hoặc vitamin B12, bệnh bạch cầu
(cấp, mạn)..
- Bệnh mắt: Phổ biến là đục thủy tinh thể, thối hóa võng mạc.
- Bệnh Tai - Mũi - Họng: Giảm thính lực, rối loạn tiền đình, ung thƣ vùng
mũi, xoang..
- Bệnh Răng - Hàm - Mặt: Viêm lƣỡi mất gai, U lành (ác tính) khoang miệng,
viêm khớp thái dƣơng hàm…
- Bệnh ngoài da: U hắc tố, ngứa tuổi già, vẩy sừng
- Bệnh tâm thần, bệnh thần kinh…[23].
1.2. Tình hình ngƣời cao tuổi trên thế giới và ở Việt Nam
1.2.1. Tình hình ngƣời cao tuổi trên thế giới
Năm 2011, LHQ đã chính thức công nhận thế giới đã bƣớc vào giai đoạn già
hóa dân số (NCT trên 60 tuổi chiếm 10% trở lên) với một số nƣớc đã ở trong tình

trạng dân số già (21% trở lên) với tốc độ nhanh. Tình trạng này đã tác động không
nhỏ tới phát triển kinh tế và xã hội, ảnh hƣởng tới cuộc sống của con ngƣời. Già hóa
dân số là một quy luật biến động dân số, do vậy rất khó để ngăn chặn q trình này.
Chúng ta chỉ có thể hiểu và đề ra các biện pháp để đối phó và quản lý GHDS theo
cách phù hợp và bền vững. Nguyên nhân chính của GHDS là do mức sống và tiến


6
bộ trong y học tăng khiến tuổi thọ tăng cao, đồng thời xu hƣớng hạn chế sinh đẻ
cũng là một nguyên nhân. Nhƣ vậy, GHDS chính là thành tựu phát triển của loài
ngƣời. Tuy nhiên, nếu trong xã hội mà quá nhiều NCT thì sẽ tạo ra những thách
thức về xã hội, kinh tế và văn hóa [16].
Ngƣời cao tuổi chiếm tỷ lệ tƣơng đối lớn trong toàn bộ dân số. Tỷ suất sinh
giảm và tuổi thọ tăng là hai yếu tố dẫn đến già hóa dân số. Tuổi thọ trung bình đã
gia tăng đáng kể trên tồn thế giới. Giai đoạn năm 2010- 2015, tuổi thọ trung bình
của các nƣớc phát triển là 78, và của các nƣớc đang phát triển là 68 tuổi [37].
Dự tính đến những năm 2045 – 2050, dự kiến tuổi thọ trung bình sẽ tăng lên
đến 83 tuổi ở các nƣớc phát triển và 74 tuổi ở các nƣớc đang phát triển. Năm 1950,
toàn thế giới có 205 triệu ngƣời từ 60 tuổi trở lên. Đến năm 2012, số ngƣời cao tuổi
tăng lên đến gần 810 triệu ngƣời [37].
Dự tính con số này sẽ đạt 1 tỷ ngƣời trong vòng gần 10 năm nữa và đến năm
2050 sẽ tăng gấp đôi là 2 tỷ ngƣời. Tỷ lệ NCT có sự khác biệt lớn giữa các vùng. Ví
dụ năm 2012, Châu Phi có 6 % dân số tuổi từ 60 trở lên, trong khi con số này ở
Châu Mỹ La Tinh 5%số ngƣời từ 60 tuổi trở lên. Toàn thế giới, các nƣớc phát triển,
các nƣớc đang phát triển, Caribe là 10%, ở Châu Á là 11%, Châu Đại dƣơng là
15%, Nam Mỹ là 19% và Châu Âu là 22%. Đến năm 2050, dự báo tỷ trọng ngƣời
cao tuổi từ 60 tuổi trở lên ở Châu Phi sẽ tăng lên chiếm 10% tổng dân số, so với
24% ở Châu Á, 24% ở Châu Đại dƣơng, 25% ở Châu Mỹ La Tinh và vùng biển
Caribe, 27% ở Nam Mỹ và 34% ở Châu Âu [37].
Trên toàn cầu, phụ nữ chiếm đa số trong dân số cao tuổi. Hiện nay trên thế

giới, cứ 100 phụ nữ từ 60 tuổi trở lên thì chỉ có 84 nam giới. Cứ 100 phụ nữ từ 80
tuổi trở lên thì chỉ có 61 nam giới. Nam giới và phụ nữ trải qua giai đoạn tuổi già
một cách khác nhau. Mối quan hệ về giới tác động tới tồn bộ q trình sống, ảnh
hƣởng đến khả năng tiếp cận các nguồn lực và cơ hội một cách liên tục cũng nhƣ
tích lũy.
Trong rất nhiều trƣờng hợp, phụ nữ cao tuổi thƣờng hay bị phân biệt đối xử
hơn, nhƣ hạn chế trong tiếp cận cơng ăn việc làm và dịch vụ chăm sóc sức khỏe bị
hạn chế, dễ bị lạm dụng, bị từ chối quyền cá nhân và quyền thừa kế tài sản, thiếu


7
thu nhập tối thiểu cơ bản và an sinh xã hội. Nam giới cao tuổi, đặc biệt sau khi về
hƣu cũng gặp nhiều khó khăn do khả năng tiếp cận các mạng lƣới hỗ trợ xã hội còn
hạn chế, và cũng có thể có nguy cơ bị lạm dụng, đặc biệt là lạm dụng về tài chính.
Những điểm khác biệt cho thấy những lƣu ý quan trọng trong việc hoạch định
chƣơng trình và chính sách cơng. Khơng thể áp dụng một chính sách chung đồng
nhất cho nhóm ngƣời cao tuổi. Điều quan trọng là khơng nên coi nhóm ngƣời cao
tuổi là một nhóm đối tƣợng duy nhất mà phải nhìn nhận ngƣời cao tuổi một cách đa
dạng nhƣ bất kỳ nhóm tuổi nào khác về các khía cạnh tuổi, giới tính, dân tộc, giáo
dục, thu nhập và sức khỏe. Mỗi nhóm ngƣời cao tuổi, nhƣ các nhóm ngƣời cao tuổi
nghèo, phụ nữ, nam giới, nhóm già nhất, nhóm ngƣời dân tộc, nhóm khơng biết đọc
biết viết, nhóm nơng thơn hay thành thị, đều có nhu cầu và mối quan tâm cụ thể cần
đƣợc giải quyết thơng qua các chƣơng trình và mơ hình can thiệp dành riêng cho họ
[37].
1.2.2 .Tình hình ngƣời cao tuổi ở Việt Nam
Việt Nam đang bƣớc vào thời kỳ già hóa dân số với số ngƣời từ 60 tuổi trở
lên là 9.016.604 ngƣời, chiếm tỷ lệ 10,2% (năm 2012) và đang gia tăng nhanh
chóng. Cùng với sự phát triển về kinh tế, xã hội của đất nƣớc, phần lớn ngƣời cao
tuổi (NCT) có cuộc sống ổn định về vật chất, tinh thần. Tuy nhiên, vẫn còn một bộ
phận ngƣời cao tuổi đang phải lao động kiếm sống, sống cô đơn và đối mặt với

nhiều nguy cơ bất lợi cho sức khỏe [30].
Theo kết quả điều tra của Tổng cục Thống kê, tỷ lệ dân số từ 60 tuổi trở lên
năm 2010 là 9,3%, năm 2011 là 9,8% và dự báo tỷ lệ này là20,7% vào năm 2040
đến 24,8% vào năm 2049. Ngƣợc lại, tỷ lệ dân số là trẻ em dƣới 15 tuổi có xu
hƣớng giảm dần, từ 24,1% năm 2010 còn 23,8% năm 2011 và dự báo là 17,9% năm
2040 và 17,6% năm 2049 [38].
1.2.3. Tình hình ngƣời cao tuổi ở huyện Tiểu Cần:
Theo báo cáo của Hội ngƣời cao tuổi, huyện Tiểu Cần đến cuối năm 2015 hiện
có 9.502 cụ từ 60 tuổi trở lên .Trong những năm tới, do tình hình phát triển kinh tế
và xã hội, chăm sóc sức khỏe đƣợc ngƣời dân quan tâm, số ngƣời cao tuổi sẽ gia


8
tăng nhanh chóng. Vì vậy, việc chăm sóc sức khỏe Ngƣời cao tuổi đang rất cần sự
chung tay chăm sóc của gia đình, là trách nhiệm của ngành y tế và của toàn xã hội.
1.2.5. Đặc điểm sức khỏe của ngƣời cao tuổi
Theo định nghĩa của WHO thì sức khỏe là một trạng thái thoải mái về thể
chất và tinh thần chứ khơng phải là tình trạng khơng bệnh tật. Cuộc sống khỏe
mạnh đƣợc thể hiện bằng một cơ thể cƣờng tráng, khơng bệnh tật một tâm hồn
khỏe,trí tuệ minh mẫn. Đối với NCT, sức khỏe khơng chỉ tính bằng tình trạng
khơng bệnh tật mà cịn dựa vào nhiều yếu tố tác động nhƣ về tâm lý, mối quan hệ
gia đình, cộng đồng thƣờng xuyên tác động lên cuộc sống vốn dễ xúc động, dễ tổn
thƣơng ảnh hƣởng đến sức khỏe ngƣời cao tuổi [6].
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng già không phải là bệnh mà là nơi bệnh phát
sinh và phát triển, để giảm sức đề kháng và khả năng miễn dịch. Nguyên nhân là
giảm khả năng tự điều chỉnh giảm khả năng thích nghi của cơ thể, khả năng hấp thụ
và cơ quan dự trữ chất dinh dƣỡng [4]. Chính vì nhƣ vậy ngƣời cao tuổi ngày càng
yếu và có nhiều nguy cơ phụ thuộc vào ngƣời khác trong sinh hoạt hằng ngày. Càng
nhiều tuổi thì khả năng đi lại thực hiện các sinh hoạt hằng ngày càng hạn
chế.[21]Ngƣời cao tuổi phải đối mặt với những thách thức về sức khỏe nhƣ mất đi

khả năng sống một cách độc lập vì họ bị hạn chế về vận động, yếu về thể chất hoặc
các vấn đề về sức khỏe thể chất và tinh thần khác mà đòi hỏi có sự chăm sóc lâu dài
[34].
Sức khỏe NCT càng giảm súc thì nhu cầu CSSK ngày càng tăng lên. NCT
nên đƣợc quan tâm, chăm sóc nhiều hơn khơng chỉ đơn thần về y tế mà cần quan
tâm về mặt tâm lý, tình cảm và xã hội.[20]
1.2.6. Nhu cầu chăm sóc sức khỏe ngƣời cao tuổi
Nhu cầu chăm sóc sức khỏe là ngƣời bệnh thực sự mắc bệnh hoặc cần kiểm
tra sức khỏe, cần đƣợc sử dụng các DVYT thích hợp để giải quyết vấn đề sức khỏe
đó. Nhu cầu hàng đầu đối với CSSK là phòng bệnh, phát hiện sớm bệnh, chữa bệnh
kịp thời để tránh hoặc kéo dài thời gian chuyển sang mạn tính, di chứng. Thực hiện
cơng tác phục hồi chức năng, điều dƣỡng, chăm sóc cả tinh thần và thể chất nhằm
giúp ngƣời bệnh hòa nhập trở lại với sinh hoạt bình thƣờng của cộng đồng xã hội .


9
Chăm sóc sức khỏe cho NCT là phịng, chống sự già hóa q sớm, đề phịng
và chữa trị các bệnh do tuổi già sinh ra bằng nhiều biện pháp khác nhau qua đó
nhằm cải thiện tình trạng sức khỏe (về cả thể xác lẫn tinh thần), giảm thiểu các bệnh
mạn tính, tàn phế và tử vong khi bƣớc vào tuổi già. Các nhu cầu chăm sóc của NCT
gồm nhu cầu CSSK ởNCT khác với những nhóm tuổi khác. CSSK tâm thần, tâm lý,
phục hồi về thính lực và thị lực, chăm sóc vệ sinh răng miệng, dinh dƣỡng đầy đủ,
hợp lý và an toàn, phục hồi chức năng, nhà ở, mơi trƣờng sống và phịng chống
giảm các yếu tố nguy cơ.
Nhu cầu CSSK là những yêu cầu cấp thiết của NCT không chỉ phụ thuộc vào
ý muốn chủ quan mà còn phụ thuộc khá nhiều vào chất lƣợng, giá thành, mức độ
bệnh, khoảng cách và khả năng tiếp cận với các cơ sở CSSK của từng ngƣời.
Ở nhiều nƣớc trên thế giới, việc chăm sóc NCT chủ yếu là do cá nhân NCT
hoặc những ngƣời chăm sóc khơng chính thức gồm ngƣời thân, bạn bè và làng xóm
(chủ yếu là phụ nữ). Ngay cả khi đã có các dịch vụ chăm sóc chính thức phù hợp thì

chăm sóc khơng chính thức vẫn đóng vai trị chủ đạo. Tại các nƣớc đang phát triển,
NCT nghèo, cô đơn, không nơi nƣơng tựa, NCT sống ở nơng thơn, vùng xa trung
tâm rất ít có cơ hội hoặc khơng thể tiếp cận đƣợc với các dịch vụ CSSK cần thiết.
Ở Việt Nam, nhu cầu CSSK của ngƣời cao tuổi là rất lớn (chiếm 84,4%)
trong khi điều kiện tự thân của ngƣời cao tuổi còn rất hạn chế.
1.3. Thực trạng chăm sóc sức khỏe ngƣời cao tuổi
1.3.1. Chính sách chăm sóc sức khỏe cho ngƣời cao tuổi ở Việt Nam
Hiện nay xu hƣớng già hóa dân số đang là một thách thức không nhỏ đối với
tồn nhân loại trong thế kỷ 21, đó là vấn CSSK cho NCT trong cộng đồng. Nhận
thức rõ đƣợc ý nghĩa và tầm quan trọng của công tác CSSK cho NCT, phát quy
truyền thống tốt đẹp của nhân dân ta, Đảng và Nhà nƣớc ta coi đây là việc cần rất
quan tâm, chăm sóc đời sống, tinh thần cho NCT trong đó việc CSKK cho NCT là
trách nhiệm của tồn Đảng, Nhà nƣớc, toàn nhân dân và ở các cấp chính quyền.
Điều này đƣợc thể hiện ở việc ban hành nhiều văn bản chính sách liên quan đến
CSSK cho NCT [12],[36]. Bắt từ những năm 1989, Quốc Hội đã thông qua luật
“Chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho nhân dân” Trong đó tại chƣơng VII đề cập đến


10
vấn đề CSSK cho NCT, tại Điều 41 đã ghi rõ: “NCT được ưu tiên trong khám bệnh,
chữa bệnh, được tạo điều kiện thuận lợi để đóng góp cho xã hội phù hợp với sức
khỏe của mình” [13], [24].
Bảng 1.1: Một số quy định về quản lý chăm sóc sức khỏe NCT
STT

1

Quy định

Nội dung


Quyết định 7618/QĐ-

Về việc phê duyệt đề án chăm sóc sức khỏe ngƣời

BYT ban hành ngày

cao tuổi giai đoạn 2017-2025 [3].

30 tháng 12 năm 2016
Hƣớng dẫn thực hiện chăm sóc sức khỏe ngƣời cao
tuổi. Trong đó tại Chƣơng 2, điều 3 quy định:
Điều 3. Nội dung chăm sóc sức khỏe ngƣời cao tuổi
tại cộng đồng
1. Tuyên truyền phổ biến kiến thức về rèn luyện
thân thể, tăng cƣờng sức khỏe và phòng bệnh, đặc
biệt là các bệnh thƣờng gặp ở ngƣời cao tuổi để
ngƣời cao tuổi tự phòng bệnh. Tùy theo điều kiện
Thông tƣ
2

35/2011/TT-BYT
Ban hành 15 thg 10,
2011

của từng địa phƣơng để lựa chọn hình thức tuyên
truyền phù hợp nhƣ tài liệu, sách, tờ rơi, áp phích,
băng rơn, khẩu hiệu, hội thảo, nói chuyện và các
phƣơng tiện truyền thông tin đại chúng.
2. Hƣớng dẫn ngƣời cao tuổi các kỹ năng phịng

bệnh, chữa bệnh và tự chăm sóc sức khỏe.
3. Tổ chức khám sức khỏe để lập hồ sơ theo dõi sức
khỏe cho ngƣời cao tuổi. Khuyến khích tổ chức
mạng lƣới bác sĩ gia đình và dịch vụ chăm sóc sức
khỏe tại nhà cho ngƣời cao tuổi.
4. Khám sức khỏe định kỳ ngƣời cao tuổi đƣợc
thực hiện ít nhất một lần một năm (01 lần/năm).
5. Khám bệnh, chữa bệnh cho ngƣời cao tuổi tại


11
trạm y tế xã, phƣờng, thị trấn và tại nơi cƣ trú của
ngƣời cao tuổi.
6. Phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng ngƣời
cao tuổi bị tàn tật để phòng ngừa và phục hồi các di
chứng do chấn thƣơng, tai nạn hoặc do các bệnh tai
biến mạch máu não, bệnh mạn tính, bệnh nghề
nghiệp và các bệnh khác [2].
Luật số

chƣơng VII đề cập đến vấn đề CSSK cho NCT, tại

21/LCT/HDDNN8 về Điều 41 đã ghi rõ: “NCT được ưu tiên trong khám
3

Luật bảo vệ sức khỏe

bệnh, chữa bệnh, được tạo điều kiện thuận lợi để

nhân dân


đóng góp cho xã hội phù hợp với sức khỏe của
mình” [24].

1.3.2. Các nguồn lực cho chƣơng trình chăm sóc sức khỏe ngƣời cao tuổi
- Dịch vụ chăm sóc sức khỏe NCT:
Với tốc độ già hóa dân số của nƣớc ta đang diễn ra rất nhanh, kéo theo đó là số
lƣợng NCT ở nƣớc ta càng cao. Chính vì vậy việc chăm sóc sức khỏe cho đối tƣợng
NCT cần phải đƣợc chú trọng hơn để nâng cao sức khỏe cho NCT và giảm các gánh
nặng cho Y tế. Theo thống kê của Ủy ban quốc gia về NCT hiện nay Việt Nam có
gần 10 triệu NCT chiếm 10,5% dân số. Nhƣng theo thống kê chỉ có 2 triệu NCT
đƣợc khám sức khỏe định kỳ; 1,7 triệu đƣợc lập sổ theo dõi chăm sóc sức khỏe ban
đầu,…Theo các chun gia thì việc chăm sóc sức khỏe cho NCT đã đƣợc xã hội
hóa, nhƣng dịch vụ này vẫn chƣa nhiều và chƣa thực sự phát triển. Tại các bệnh
viện và các cơ sở Y tế khác đặc biệt là ở các TYT thì việc chăm sóc sức khỏe cho
NCT còn nhiều thiếu thốn. Hiện nay, trên cả nƣớc chỉ có một Bệnh viện Lão Khoa
Trung ƣơng có nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe và phục hồi chức năng cho NCT. Cịn
tại tuyến tỉnh chỉ có 40% bệnh viện có lão khoa, cịn lại thì NCT đƣợc chăm sóc
chung tại các khoa khác. Tính đến 01/04/2014 thì trên cả nƣớc có 49/63 tỉnh thành
có thành lập lão khoa ở bệnh viện cấp tỉnh.


12
Do đó, để tăng cƣờng hoạt động CSSK NCT Bộ Y tế đƣa ra mơ hình CSSK
NCT tại cộng đồng vào đề án Y tế cơ sở [28].
- Nhân lực cho chương trình CSSK NCT
Nhân lực, cán bộ có chun mơn, đƣợc đào tạo chăm sóc lão khoa cịn mỏng.
Cơ sở đào tạo lão khoa ngoài Đại học Y Hà Nội và Đại học Y – Dƣợc TP Hồ Chí
Minh, chỉ có các lớp đào tạo chuyên ngành Lão Khoa do bệnh viện Lão khoa Trung
ƣơng đào tạo tại một số tỉnh, thành [1].

Việc đào tạo đủ nguồn nhân lực là rất cần thiết trong chăm sóc sức khỏe cho
NCT hiện nay rất hạn chế. Trong thời gian qua, Bệnh viện Lão Khoa Trung ƣơng đã
mở các lớp đào tạo chuyên ngành Lão Khoa tại các bệnh viện tuyến dƣới cho 36/63
tỉnh thành trên cả nƣớc. Nguồn đạo tạo cho chun ngành cịn rất ít, thậm chí cịn
suy giảm, đặc biệt là ở tuyến cơ sở [28].
Theo nghiên cứu gần đây, Của Bệnh viện lão khoa trung ƣơng và Bộ mơn Y
học gia đình Đại học Y Hà Nội năm 2016. Cứ trên 610 NCT trên Sóc Sơn, Hà Nội,
trung bình một ngƣời mắc 6,9% bệnh, trong khi đó khả năng cung cấp dịch vụ Y tế
cho NCT hiện nay cịn rất hạn chế. Đó là thiếu bác sỹ và điều dƣỡng lão khoa, thiếu
kiến thức về lão khoa và thiếu ngƣời chăm sóc [31].
- Tài chính cho chương trình CSSK NCT.
Vốn ngân sách trung ƣơng, ngân sách địa phƣơng, nguồn vốn ODA và các
nguồn vốn hợp pháp khác, trong đó: Ngân sách trung ƣơng từ nguồn kinh phí sự
nghiệp y tế đóng vai trị chủ đạo, đảm bảo tiến độ triển khai Đề án. Ngân sách địa
phƣơng đƣợc lấy từ nguồn sự nghiệp y tế của địa phƣơng, là nguồn trực tiếp thực
hiện các nhiệm vụ và hoạt động của đề án của địa phƣơng; nguồn vốn thực hiện các
nhiệm vụ, chính sách chế độ theo đặc thù của địa phƣơng trong thực hiện đề án.
Nguồn vốn (ODA, NGO, IDA) là để thực hiện các mục tiêu ƣu tiên của các nhà tài
trợ. Các nguồn vốn huy động hợp pháp khác là nguồn lực chủ yếu để các tổ chức
kinh tế, xã hội và cá nhân tham gia thực hiện đề án [3].
Giai đoạn 2021-2025: Đến năm 2020, trên cơ sở đánh giá kết quả thực hiện
giai đoạn 2017-2020, cơ quan Chủ trì thực hiện đề án sẽ xây dựng kế hoạch và ngân
sách phù hợp với tình hình thực tế và kế hoạch đầu tƣ công trung hạn [3].


13
1.3.3. Các yếu tố ảnh hƣởng đến hoạt động quản lý, chăm sóc sức khỏe ngƣời
cao tuổi
1.3.3.1. Kinh phí
Báo cáo kết quả Điều tra Quốc gia về NCT Việt Nam năm 2011 cho thấy

một trong những rào cản khiến NCT khơng đƣợc tiếp cận DVYT là khơng có
tiền và khơng có ngƣời trợ giúp đƣa tới CSYT. Rào cản về tài chính ảnh hƣởng
mạnh mẽ đến nhóm NCT có thu nhập thấp và nhóm có tình trạng bệnh lý mãn
tính [15].
Kinh phí thực hiện từ ngân sách nhà nƣớc (đƣợc cấp cho Sở Lao độngThƣơng binh và Xã hội theo Quyết định 1407/QĐ-UBND ngày 17/12/2015 của Ủy
ban nhân dân tỉnh Trà Vinh về việc giao chỉ tiêu kế hoạch phát triển – xã hội và dự
toán ngân sách nhà nƣớc năm 2016) và các nguồn huy động hợp pháp khác [35].
Nguồn kinh phí hạn hẹp, nguồn kinh phí từ ngân sách nhà nƣớc cấp cho hoạt
động tại tuyến cơ sở không đảm bảo hoạt động thƣờng xuyên tại TYT. Điều này
gây ảnh hƣởng đến hoạt động của TYT và chƣơng trình mục tiêu quốc gia đặc biệt
là chƣơng trình CSSK NCT [5].
Ngƣời có thu nhập thấp nhƣ ngƣời nghèo, ngƣời già, khi bị ốm thƣờng có xu
hƣớng sử dụng những dịch vụ đơn giản, thuận tiện, ít tốn kém. Họ lựa chọn những
hình thức dịch vụ này do họ khơng có đủ tiền để sử dụng những dịch vụ cao cấp
hơn hoặc do những nơi này họ có thể nợ đƣợc. Chi phí KCB là những chi phí đột
xuất, khơng dự báo trƣớc trong khi với những NCT sống ở các vùng nơng thơn
nghèo khó thì khoản tiền dự trữ này hầu nhƣ khơng có hoặc rất ít. Theo kết quả
nghiên cứu tại 28 xã nông thôn trong năm 2000 – 2001 cho thấy y tế thơn đƣợc
nhóm nghèo nhất sử dụng nhiều hơn nhóm giàu nhất tới 4 lần [10].
Nhóm tác giả Trƣơng Việt Dũng, Nguyễn Văn Tập và Đào Văn Dũng trong
nghiên cứu Nhu cầu, khả năng tiếp cận sử dụng DVYT của NCT tại 28 xã nông thôn
Việt Nam đã khẳng định lý do NCT không đi KCB là do điều kiện kinh tế đƣợc
nhắc đến đầu tiên (26,5%) tiếp sau đó là do đi lại (15,5%) và y tế địa phƣơng không
đáp ứng (16,4%) [22].


14
Nhu cầu chăm sóc y tế và xã hội của NCT Việt Nam là rất lớn trong khi tình
trạng kinh tế và thu nhập của NCT còn rất thấp, NCT hầu nhƣ khơng có nguồn tiết
kiệm tích lũy từ lúc cịn trẻ khỏe hơn. Tình hình đặc biệt khó khăn ở các vùng nông

thôn và miền núi. Theo con số điều tra của Viện Lão khoa Quốc gia năm 2009,
trong nhiều lý do khiến NCT không đƣợc KCB, lý do chính là khơng đủ khả năng
kinh tế (45,3%), điều kiện đi lại khó khăn 17,3%, điều kiện y tế địa phƣơng khơng
đáp ứng đƣợc 16,5%, cịn lại là các lý do khác 20,9% [39].
Theo ƣớc tính, chi phí chăm sóc NCT cao gấp 7-8 lần so với chăm sóc trẻ em
[19]. Do đó, vấn đề cung cấp tài chính cho dịch vụ chăm sóc sức khoẻ sẽ càng trở
nên quan trọng nhất là với những quốc gia đang trong quá trình chuyển đổi cơ cấu
bệnh tật sang các bệnh mãn tính (ví dụ nhƣ tiểu đƣờng, các bệnh về tim, ung thƣ)
nhƣ ở Việt Nam [27]. Với tình trạng mức sống chung của NCT Việt Nam còn thấp,
vai trò của Chính phủ và các tổ chức trong việc hỗ trợ chính sách, nguồn lực, tài
chính cho NCT để họ có điều kiện đƣợc CSSK càng trở nên cần thiết.
1.3.3.2. Thông tin, truyền thông
Hoạt động tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức về các vấn đề liên
quan đến NCT.
Tuyên truyền trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng; phát hành các loại ấn
phẩm( tờ rơi, áp phích,..), tổ chức truyền thông trực tiếp, qua hệ thống văn bản,
cuộc họp, hội nghị,…về đƣờng lối, chủ trƣơng, chính sách của Đảng, pháp luật của
nhà nƣớc, văn bản chỉ đạo của tỉnh về hoạt động chăm sóc và phát huy vai trị của
NCT.
Phổ biến, truyền đạt những thông tin, kiến thức khoa học nhằm giúp NCT
chủ động phòng tránh đƣợc các nguy cơ về bệnh tật; tăng cƣờng an toàn trong sử
dụng thuốc, chống lạm dụng thuốc chữa bệnh đối với NCT [35].
1.3.3.3. Nhân lực
Nguồn nhân lực hiện tại trình độ cịn hạn chế, đa phần cán bộ y tế tuyến cơ
sở là đa khoa, chƣa có chuyên khoa đặc biệt chuyên khoa lão khoa càng hiếm, một
số TYT chƣa có bác sĩ. Điều này cho thấy kiến thức về trình độ chuyên mơn của
CBYT có thể ảnh hƣởng việc CSSK NCT [5].


15

1.3.3.4. Cơ sở vật chất, trang thiết bị, thuốc điều trị
Do là tuyến cơ sở nên về CSVC, TTB và thuốc cũng có sự hạn chế, đa phần
các TYT khơng có đủ thuốc theo danh mục của BYT quy định. Theo kết quả nghiên
cứu chiến lƣợc và chính sách y tế năm 2011 cho thấy các TYT chỉ cung cấp khoảng
30 chỉ tiêu thuốc cho các chƣơng trình CSSK. Việc đầu tƣ lệch trọng tâm trong khi
mạng lƣới tuyến cơ sở vẫn đang thiếu các TTB, thuốc và các điều kiện cơ bản cho
các hoạt động phòng bệnh nâng cao sức khỏe, CSSK chủ động tại nhà và cộng đồng
thì vẫn có xu hƣớng tăng cƣờng đầu tƣ các TTB hiện đại và đắt tiền nhƣ máy siêu
âm, điện tim,…mặc dù thiếu cán bộ y tế có đủ điều kiện để có thể sử dụng một cách
có hiệu quả các TTB đó [5].
1.3.3.5. Quản lý điều hành
Sở Y tế chỉ đạo các cơ sở y tế triển khai hoạt động chăm sóc sức khỏe NCT
tho kế hoạch; thực hiện quản lý nhà nƣớc về chăm sóc sức khỏe cho NCT.
Sở Lao động – thƣơng binh và xã hội – thƣờng trực Ban cơng tác NCT tỉnh
chủ trì việc tổ chức, triển khai kế hoạch; chủ động phối hợp với các ngành liên
quan, UBND các huyện, thành phố tổ chức điều tra, thống kê nắm chắc số lƣợng
NCT trên địa bàn. Chỉ đạo thực hiện tốt các chính sách trợ giúp và phát huy vai trò
của NCT theo quy định của pháp luật. Định kỳ tổng hợp, báo cáo kết quả thực hiện
về UBND tỉnh, Bộ Lao động - Thƣơng binh và Xã hội, Ủy ban Quốc gia về NCT
Việt Nam theo quy định.
1.4. Một số đề tài nghiên cứu về ngƣời cao tuổi trên thế giới và ở Việt Nam.
1.4.1. Một số đề tài nghiên cứu về ngƣời cao tuổi trên thế giới.
Kinh tế xã hội ngày càng phát triển, tuổi thọ con ngƣời ngày càng đƣợc nâng
cao, ngƣời già ngày càng nhiều, việc chăm sóc sức khỏe (các bệnh hay găp ở ngƣời
già: Tăng huyết áp, tim mạch, tiểu đƣờng, viêm khớp…) và các mặt khác cho cuộc
sống ở NCT đã trở thành vấn đề ngày càng quan tâm của nhiều quốc gia trên thế
giới [8].
Hiện nay, nhiều mô hình CSSK NCT trên Thế giới đã đƣợc triển khai nhằm
tăng cƣờng sự tiếp cận và sử dụng DVYT của ngƣời dân nhƣ: Mơ hình chăm sóc và
khám chữa bệnh tại Anh, Pháp, Mỹ, Nga, mơ hình bác sỹ gia đình,…Hệ thống



16
mạng lƣới dịch vụ sơ cấp cứu tại nhà, tại nơi xảy ra tai nạn khá hoàn chỉnh và hiện
đại với đầy đủ các phƣơng tiện vận chuyển, truyền thông, điện thoại liên lạc đƣợc
trang thiết bị rộng khắp giao thơng thuận lợi, Nhờ đó NCT đƣợc tiếp cận nhanh
DVYT, ngƣời bệnh đƣợc cấp cứu kịp thời [12].
Nghiên cứu của các Trung tâm sức khỏe cộng đồng cho các gia đình có NCT
trong khu đơ thị BamBui của Brasil năm 2014 với mục đích hiểu đƣợc ý nghĩa của
việc CSSK của nhân viên y tế cộng đồng với các gia đình có ngƣời già yếu. Các
cuộc phỏng vấn đƣợc tiến hành tại cộng đồng trong khu đô thị của Bambui.Trong
cách họ suy nghĩ và hành động, nhận thức đƣợc tuổi già, liên quan đến khuyết tật,
tiếp cận với các DVYT. Tiêu chí làm việc với gia đình có NCT liên quan trực tiếp
đến việc thiết lập tiêu chí cơng bằng, tinh thần đoàn kết nhiều hơn bằng cách truy
cập vào nhóm nguy cơ ( Ngƣời già, ngƣời nghèo, ngƣời bệnh). Các cuộc hỏi đáp
ứng nhu cầu trƣớc mắt của các nhóm này và trọng tâm hƣớng dẫn cách phịng
chống bệnh tật và việc tiếp cận, sử dụng DVYT. Tác giả mong muốn cần có mơ
hình chăm sóc, việc thực hiện các chính sách y tế quốc gia về NCT và những hành
động cụ thể để chăm sóc cho gia đình có yếu ngƣời già khơng đƣợc ghi nhận [41].
Tại các nƣớc Đơng Nam Á, gia đình vẫn nơi CSSK cho NCT chủ yếu, ngƣời
sống với con của mình. Sự quan tâm trong các chính sách và chƣơng trình để làm
giảm nhẹ áp lực của số lƣợng NCT đối với quá trình biến đổi kinh tế xã hội, giảm
nhẹ trách nhiệm của các cơ sở dƣỡng lão và giúp chính phủ giải quyết các vấn đề
tiềm năng. Tại Singapore, ngay từ những năm 1980 Chính phủ đã quan tâm đến vấn
đề già hóa. Năm 1988, Hội đồng tƣ vấn quốc gia về già hóa. Nhiều đề xuất khác đề
ra nhƣ nâng tuổi hƣu từ 55 – 60, mở rộng các chƣơng trình giáo dục cơng cộng cho
NCT, nghiên cứu khả thi của việc cung cấp dịch vụ y tế và CSSK cho những NCT,
nghiên cứu tính khả thi của việc cung cấp các dịch vụ Y tế và CSSK cho những
NCT ốm tại nhà và giảm thuế cho những ngƣời chăm sóc NCT tại nhà [42].
1.4.2. Một số đề tài nghiên cứu về ngƣời cao tuổi ở Việt Nam

Nghiên cứu về sức khỏe và bệnh tật của NCT ở Việt Nam đƣợc bắt đầu từ
những năm 1950 và các nghiên cứu về NCT ngày càng đƣợc quan tâm, nhất là từ
những năm của thập kỷ 90 trở lại đây.


×