Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

Kết quả thực hiện mô hình tư vấn, chăm sóc sức khỏe người cao tuổi dựa vào cộng đồng tại thành phố hải phòng, năm 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (268.8 KB, 17 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC HẢI PHÒNG

NGUYỄN THỊ MƠ
BÁO CÁO THỰC TẬP TAI CHI CỤC DÂN SỐ
Thời gian: từ 25/4-1/5/2016

TÊN ĐỀ TÀI: “Kết quả thực hiện mô hình
tư vấn, chăm sóc sức khỏe người cao tuổi dựa vào cộng đồng
tại thành phố Hải Phòng, năm 2015”.

HẢI PHÒNG - 2016
1


I.

ĐẶT VẤN ĐỀ

Với sự tiến bộ của khoa học kĩ thuật, sự phát triển của kinh tế xã hội, đời
sống con người càng được nâng cao, tuổi thọ con người người ngày càng tăng, dân số
Việc Nam đang có xu hướng già hóa nhanh cả về tỷ lệ và số lượng tuyệt đối. Theo
Tổng điều tra biến động dân số và kế hoạch hóa gia đình (01/4/2012), tỷ trọng người
cao tuổi trong dân số tăng nhanh từ 7,2% vào năm 1989 lên 8,2% vào năm 1999,
9,9% vào năm 2011 và 10,2% vào năm 2012. Dự báo tỷ lệ này có thể sẽ tăng đột biến
và đạt 16,8% vào năm 2029 và 22% vào năm 2050.
Tại Việt Nam, 21% người cao tuổi được hưởng trợ cấp hưu trí hoặc mất sức
và 70% còn lai sống chủ yếu bằng nỗ lực của chính mình. Khi tuổi cao, sức chống đỡ


và sực chịu đựng của con người trước các yếu tố và tác nhân bên ngoài cũng như bên
trong kém đi rất nhiều, đó chính là điều kiện thuận lợi để bệnh tật phát sinh, phát triển.
Ngoài ra ở người cao tuổi bệnh thường phát triển chậm chạp, âm thầm khó phát hiện và
khi mắc bệnh thường mắc nhiều bệnh cùng một lúc, gây suy sụp sức khỏe nhanh
chóng. Vì thế đối với người già nhu cầu được chăm sóc sức khỏe toàn diện là rất cần
thiết.
Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm đến công tác chăm sóc sức khỏe cho người
cao tuổi, đó là đạo lý thể hiện truyền thống ‘‘trọng lão” của dân tộc ta. Đã có rất nhiều
mô hình quản lý và chăm sóc sức khỏe người cao tuổi được triển khai, nhưng các mô
hình vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu chăm của nhiều đối tượng người cao tuổi, nhất là
người cao tuổi ở nông thôn, người không có lương hưu, bảo trợ xã hội. Vì thế việc tìm
kiếm một mô hình phù hợp để đáp ứng nhu cầu của người cao tuổi là vô cùng cần
thiết.trong các mô hình đã được triển khai thì ‘‘Mô hình tư vấn và chăm sóc người cao
tuổi dựa vào cồng đồng” đã đáp ứng được nhu cầu của người cao tuổi nói chung và
người cao tuổi ở khu vực nông thôn nói riêng về thông tin, kỹ năng rèn luyện, giữ gìn
sức khỏe theo hướng dự phòng tại cộng đồng, rẻ tiền, phù hợp với điều kiện và trình độ

1


của người cao tuổi ở khu vực nông thôn; đáp ứng được phương châm xã hội hóa trong
công tác chăm sóc sức khỏe người cao tuổi.
Hải phòng là thành phố cũng đã thực hiện đề án ‘‘Mô hình tư vấn và chăm sóc
người cao tuổi dựa vào cồng đồng”. Vì thành phố có tỷ lệ người cao tuổi tương đối
cao chiếm 10,59%, có 56,1% người cao tuổi sống ở nông thôn, việc thực hiện đề án đã
góp phần giải quyết các yêu cầu và thách thức của xã hội ngày càng có nhiều người cao
tuổi tại Hải Phòng. Đề án đã được triển khai trong giao đoạn 2011-2015.
Để góp phần vào việc nhận định khách quan về kết quả việc thực hiện đề
án‘‘Mô hình tư vấn và chăm sóc người cao tuổi dựa vào cồng đồng”, chúng tôi tiến
hành nghiên cứu đề tài: ‘‘Kết quả việc thực hiện mô hình tư vấn, chăm sóc sức khỏe

người cao tuổi dựa vào cộng đồng tại thành phố Hải Phòng, năm 2015”. Với mục
tiêu:
Đánh giá kết quả việc thực hiện mô hình tư vấn, chăm sóc sức khỏe người
cao tuổi dựa vào cộng đồng tại thành phố Hải Phòng, năm 2015.

II.
2.1.

TỔNG QUAN TÀI LIỆU

Khái niệm người cao tuổi
Người cao tuổi là một khái niệm lịch sử, gây nhiều tranh cãi trên bình diện tiếp

cận của các khoa học, trình độ phát triển của xã hội và các nền văn hóa.
Trong cuốn Bách khoa quốc tế về xã hội học (International encyclopedia of
sociology) phần Người cao tuổi và sự quan tâm của các tổ chức xã hội khi đưa ra
2


khái niệm về người cao tuổi các tác giả phân chia theo độ tuổi như sau:
+ 65 - 74: người cao tuổi trẻ; 75 - 84: trung cao tuổi; > 84: nhóm già.
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) lại phân chia các lứa tuổi của người già:
+ 60 - 74: người cao tuổi; 75 - 90: người già; > 90: người già sống lâu.
Về mặt Pháp luật chung, theo Điều 2 trong Luật Người cao tuổi (11/2009) qui
định người cao tuổi là “Công dân Việt Nam từ đủ 60 tuổi trở lên”. Gần đây ở Việt
Nam, khái niệm người cao tuổi được sử dụng phổ biến, tuy nhiên, về khoa học thì
người già hay người cao tuổi đều được dùng với ý nghĩa như nhau.
2.2.

Người cao tuổi trên thế giới và ở Việt Nam


2.2.1. Người cao tuổi trên thế giới
Theo qui ước của Liên Hợp Quốc, một quốc gia có tỷ lệ người cao tuổi từ 10%
trở lên thì quốc gia đó được coi là dân số già. Pháp đạt tỷ lệ này từ năm 1935, Thụy
Điển năm 1950. Thời gian để một nước tăng tỷ lệ người cao tuổi từ 7% lên 10% đạt
ngưỡng dân số già rất khác nhau: Pháp 70 năm, Mỹ 35 năm, Nhật Bản 15 năm. Như
vậy, tốc độ già hóa dân số song song với tốc độ phát triển kinh tế, xã hội, tốc độ phát
triển của mỗi quốc gia càng nhanh thì tốc độ già hóa dân số càng mạnh.
Giữa các khu vực cũng có sự chênh lệch rõ rệt về số lượng và tỷ lệ NCT. Tỷ lệ
NCT cao nhất ở các nước đã phát triển, chẳng hạn Thụy Điển khoảng 22% gấp hơn 3
lần Ân Độ (7,2%) nhưng số lượng NCT nhiều nhất lại tập trung ở các nước đang phát
triển. Trong số 1.120 triệu NCT có tới 805 triệu NCT sống ở các nước nghèo (chiếm
tới 80% NCT của thế giới).
Tỷ lệ người cao tuổi ở khu vực nông thôn và thành thị cũng có sự khác nhau.
Năm 1975, tỷ lệ NCT ở nông thôn chỉ là 7,7% thấp hơn so với thành thị là 10,1%. Với
xu hướng đô thị hóa ngày càng tăng trên toàn cầu, đặc biệt là ở các nước đang phát
triển, dự báo trong 20 năm tới số lượng NCT ở thành thị sẽ lên tới 318 triệu người,
vượt xa so với nông thôn (khu vực này chỉ còn 257 triệu NCT). Đáng chú ý hơn cả là
số người trong nhóm tuổi già nhất (trên 80 tuổi) sẽ tăng nhanh nhất từ 86 triệu năm

3


2005 lên 394 triệu năm 2050. Tốc độ già hóa nhanh chóng ở các nước đang phát triển
dẫn tới những thay đổi về cấu trúc và vai trò của gia đình. Hiện tượng lớp trẻ dồn về
thành phố tìm việc để lại người già ở nông thôn, từ đó làm cho phụ nữ trở thành lao
động chính và dẫn tới tình trạng ngày càng có ít người chăm sóc người cao tuổi khi già
yếu tại gia đình.
2.2.2. Người cao tuổi tại Việt Nam
Cùng với xu hướng chung của thế giới, quá trình già hoá dân số ở Việt Nam cũng

đang diễn ra với tốc độ ngày càng nhanh, qui mô ngày càng lớn. Quá trình già hóa dân
số ở Việt Nam là sẽ “già ở nhóm già nhất”, nghĩa là tốc độ tăng và số lượng người cao
tuổi ở độ tuổi cao nhất (từ 80 tuổi trở lên) sẽ ngày càng lớn. Số liệu từ bốn cuộc Tổng
điều tra Dân số và Nhà ở giai đoạn 1979 - 2009 cho thấy, tỷ lệ NCT ở nhóm tuổi thấp
nhất (từ 60-69) tăng chậm, trong khi tỷ lệ NCT ở nhóm cao tuổi trung bình (70-79) và
già nhất (80+) có xu hướng tăng nhanh hơn. Dự báo của GSO (2010) cho giai đoạn
2009 - 2049, khi Việt Nam bước vào giai đoạn dân số “già” cũng là lúc nhóm dân số
cao tuổi nhất tăng với tốc độ cao nhất.
So với các quốc gia khác trên thế giới, thậm chí với nhiều nước phát triển hoặc có
mức thu nhập bình quân đầu người cao hơn, tốc độ già hóa dân số Việt Nam khá cao.
Cụ thể, số năm để tỷ lệ dân số từ 65 tuổi trở lên của Việt Nam tăng từ 7% lên 14% tổng
dân số (hay thời gian để dân số quá độ từ giai đoạn “già hóa” sang “già") là ngắn hơn
nhiều nước: Pháp mất 115 năm, Thụy Điển mất 85 năm, Mỹ mất 69 năm, Nhật Bản và
Trung Quốc mất 26 năm, trong khi Việt Nam chỉ mất 20 năm. Với điều kiện kinh tế, xã
hội phát triển như hiện nay thì đây thực sự là thách thức lớn cho Việt Nam trong việc
thích ứng với một dân số “già hóa" nhanh.
Cơ cấu người cao tuổi hiện nay cho thấy, ở Việt Nam đa phần NCT sống ở nông
thôn, là nông dân và làm nông nghiệp dù rằng quá trình đô thị hóa đang diễn ra nhanh
chóng ở Việt Nam. Tổng điều tra Dân số năm 2009 cho thấy có 72,9% NCT sống ở
nông thôn. Trong số NCT, chỉ có khoảng 16 - 17% được hưởng lương hưu hoặc mất

4


sức, hơn 10% hưởng trợ cấp người có công với nước. Như vậy, còn trên 70% NCT
hiện nay sống bằng lao động của mình, bằng nguồn hỗ trợ của con cháu và gia đình.
Trong khi đó, ở nông thôn ruộng đất ít, năng suất, thu nhập thấp, ít có tiết kiệm ph ng
khi bất trắc tuổi già. Thực tế này đòi hỏi chính sách đối với NCT cần hướng đến nông
thôn, cần xây dựng và triển khai chính sách bảo hiểm xã hội cho nông dân, đẩy mạnh
nghiên cứu các hình thức hoạt động phù hợp cho NCT ở nông thôn, đặc biệt NCT cô

đơn, không nơi nương tựa, người cao tuổi có hoàn cảnh khó khăn...
2.2.3. Người cao tuổi tại Hải Phòng
Theo số liệu của Cục thống kê thành phố cung cấp, tính đến ngày 25/3/2011, số
NCT trên địa bàn thành phố Hải Phòng là 196.920 người, chiếm 10,59% dân số thành
phố, trong đó có 83.067 cụ ông và 113.853 cụ bà, 56,1% người cao tuổi sống ở nông
thôn và còn 16.000 người cao tuổi không có lương hưu hoặc trợ cấp bảo hiểm xã hội
tập trung ở nông thôn và thuộc diện hộ nghèo.
2.3.

Các bệnh thường gặp ở người cao tuổi
Thách thức lớn nhất đối với việc chăm sóc sức khỏe người cao tuổi hiện nay là

mô hình và nguyên nhân bệnh tật của NCT đang thay đổi nhanh chóng khiến cho gánh
nặng “bệnh tật kép” ngày càng rõ. Một mặt, NCT đang phải chịu nhiều bệnh do lão
hóa gây ra; mặt khác, NCT cũng phải chịu các bệnh phát sinh do thay đổi lối sống dưới
tác động của quá trình tăng trưởng và phát triển kinh tế. Những bệnh thường gặp ở
người cao tuổi là các bệnh mạn tính như: bệnh mạch vành, tăng huyết áp (THA), đột
quỵ, đái tháo đường, ung thư, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, thoái hóa khớp, loãng
xương, sa sút trí tuệ, trầm cảm, mù lòa và giảm thị lực; các bệnh này là nguyên nhân
chính gây giảm sút sức khoẻ ở người cao tuổi
Mô hình bệnh tật của người cao tuổi Việt Nam là mô hình chuyển từ bệnh lây
nhiễm sang bệnh mạn tính, không lây nhiễm. Đây đang là một thách thức lớn vì các
bệnh không lây nhiễm thường có thời gian tiềm tàng kéo dài với các tình trạng tiền

5


bệnh như thừa cân, béo phì, tăng huyết áp, rối loạn glucose máu và một số rối loạn
chuyển hóa khác.
Bệnh không lây nhiễm có chung các yếu tố nguy cơ, các yếu tố này được chia

làm 3 nhóm: các yếu tố về hành vi, lối sống (thói quen hút thuốc, lạm dụng rượu bia,
chế độ dinh dưỡng không hợp lý (ăn ít rau, nhiều thịt...), thói quen ít vận động; các yếu
tố về môi trường (môi trường tự nhiên, môi trường chính trị, xã hội, kinh tế); các yếu tố
nguy cơ không thay đổi được (tuổi, giới tính, chủng tộc...). Điều đáng nói là nguy cơ
mắc các bệnh không lây nhiễm tăng dần theo tuổi do sự phơi nhiễm trong một thời gian
dài các bộ phận chức năng của cơ thể và giảm khả năng hệ thống miễn dịch. Năm
1996, bệnh lây nhiễm chiếm tỷ lệ mắc là 37%, trong đó chết là 33,0%; bệnh không lây
nhiễm theo thứ tự là 50,0% và 43,0%; đến năm 2005, bệnh lây nhiễm giảm còn 25,0%
và 16,0%; còn các bệnh không lây nhiễm lại tăng cao 62,0%, trong đó tỷ lệ chết là
61,0%. Vì vậy, đối với người cao tuổi Việt Nam, bệnh không lây nhiễm lại càng trở
nên nghiêm trọng hơn và việc điều trị là rất tốn kém do bệnh thường chỉ được phát hiện
ở giai đoạn muộn.
Người cao tuổi tại Hải Phòng cũng nằm trong tình trạng chung của người cao tuổi
trong cả nước phải đối mặt với nhiều tiềm ẩn của bệnh tật và nghèo đói, cũng phải đối
mặt với gánh nặng bệnh tật kép. Người cao tuổi phải đối mặt với nguy cơ tàn phế do cơ
chế hao mòn của quá trình lão hóa và tác động của các căn bệnh mạn tính. Tàn phế đe
dọa mạnh mẽ đến khả năng sống độc lập của người cao tuổi.
2.4.

Các mô hình chăm sóc sức khỏe người cao tuổi
Từ khi đất nước đổi mới đến nay, Đảng và Nhà nước ta cũng đã quan tâm, tạo

điều kiện, mở ra nhiều mô hình quản lý và CSSK cho NCT hiệu quả, phù hợp với đối
tượng và từng vùng miền. Để phát huy lâu dài, bền vững và hiệu quả các mô hình
chăm sóc người cao tuổi, cần phải có sự quan tâm tham gia của tất cả các ban, ngành,
đoàn thể và toàn thể cộng đồng.
2.4.1. Mô hình chăm sóc người cao tuổi tại gia đình

6



Khác với mô hình con cháu, người thân trong gia đình chăm sóc NCT trong xã
hội truyền thống, ngày nay với sự phát triển của kinh tế thị trường chăm sóc tại gia
đình được hiểu là các mô hình chăm sóc lưu động mang chất lượng của các gói dịch vụ
nhỏ đến với NCT ngay tại gia đình họ. Loại hình chăm sóc này ngày càng được áp
dụng nhiều trong cuộc sống hàng ngày bởi tính thiết thực của nó và ngày càng hoàn
thiện hơn, thu hút được sự cổ vũ, ủng hộ tích cực từ phía dư luận xã hội.
Ở Việt Nam, thuật ngữ “bác sĩ gia đình ” đã trở nên phổ biến trong các gia đình
hiện đại. Khi NCT có vấn đề về sức khỏe có thể gọi điện đến các phòng khám và được
các bác sĩ chuyên khoa theo yêu cầu đến khám, cung cấp thuốc và điều trị tại chỗ. Nếu
NCT có nhu cầu theo dõi bệnh hàng ngày hoặc điều trị bệnh thường xuyên như truyền,
tiêm thuốc, châm cứu, hướng dẫn tập luyện... các bác sỹ sẽ lập sổ sách theo dõi, lên
phác đồ điều trị và thăm khám bệnh định kỳ. Đây là mô hình CSSK tin cậy nhất không
chỉ phù hợp với NCT mà còn thích hợp với cả trẻ em, phụ nữ mang thai và đối tượng
khác, hạn chế được quá trình tiến triển hoặc biến chứng của bệnh khi người bệnh di
chuyển hoặc do bệnh tật và thời tiết mang lại. Tính ưu việt của mô hình này còn thích
hợp với NCT khi tránh hoặc rút ngắn thời gian nằm viện của họ.
Đây còn là mô hình KCB và tư vấn hiệu quả cho NCT trong gia đình qua điện
thoại hoặc trực tiếp. Song, mô hình này cũng có những hạn chế nhất định như giá của
dịch vụ dao động khá nhiều, phụ thuộc vào nhu cầu và đòi hỏi cung cấp dịch vụ từ phía
gia đình, chỉ sử dụng và tiếp cận được đối với những gia đình có kinh tế khá giả. Cách
tiếp cận này không phù hợp với NCT ở vùng sâu, vùng xa, nơi biên giới, hải đảo, đối
tượng người nghèo.
2.4.2. Mô hình y tế viễn thông trong chăm sóc sức khỏe người cao tuổi
Y tế viễn thông là khả năng ứng dụng những tiến bộ về công nghệ thông tin trong
y học. Sử dụng phương tiện đó để truyền tải các thông tin y học từ khoảng cách xa đến
với các đối tượng, từng vùng miền khác nhau nhưng cho hiệu quả thông tin giống
nhau.

7



Mô hình y tế viễn thông trong tư vấn, CSSK NCT là một mô hình hiện đại, qua
đó góp phần giảm bớt số lượng trang thiết bị, nhân lực và các tổ chức y tế, đặc biệt là ở
những vùng khó khăn, vùng xa trung tâm. Ở Việt Nam hiện nay có rất nhiều phương
tiện thông tin đại chúng dành những trang viết, khoảng thời gian quý báu trên truyền
hình để đưa thông tin về y học như Truyền hình Hà Nội có mục Y học bốn phương,
Sức khoẻ trong cuộc sống hôm nay, O2 TV..., các trang web thảo luận trực tuyến về
các kiến thức y học... đã cung cấp một lượng lớn kiến thức nhằm nâng cao sức khỏe
cho người dân. Mô hình sử dụng sự chỉ dẫn các chuyên gia trong nước cũng như nước
ngoài từ xa để mổ những ca khó được truyền hình trực tiếp thông qua mạng điện tử.
Tuy nhiên, việc triển khai xây dựng mô hình này còn gặp nhiều khó khăn do vướng
mắc về kỹ thuật cũng như sự nhận thức và khai thác công nghệ thông tin của cộng
đồng.
2.4.3. Mô hình chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi tại bệnh viện
Đối với loại mô hình này ở Việt Nam đã hình thành và đi vào hoạt động. Đó
chính là Viện Lão khoa với mô hình chăm sóc sức khoẻ miễn phí dành cho NCT. Đồng
thời, thông qua thẻ BHYT dành cho NCT diện nghèo, cô đơn và những NCT từ 80 tuổi
trở lên được miễn phí khi KCB tại các bệnh viện. Hàng năm, NCT còn được các bác sĩ
tại các bệnh viện trên địa bàn về tận khu vực cư trú của từng Hội NCT để khám bệnh,
điều trị bệnh và phát thuốc định kỳ. Điều đó góp phần làm tăng thêm niềm tin cho
NCT yên tâm điều trị bệnh tật và sống có ích cho xã hội. Tuy nhiên, với tấm thẻ bảo
hiểm đi khám họ sẽ phải đối đầu với sự phức tạp và khó khăn trong thủ tục hành chính.
Mặt khác, một số cơ sở y tế còn thiếu giường bệnh, bắt buộc NCT phải nằm ghép, chờ
đợi... Để khắc phục vấn đề này, nhiều bệnh viện tư nhân, các mô hình bệnh viện liên
kết, có vốn đầu tư nước ngoài đã được thành lập. Các loại hình ở các bệnh viện trên ra
đời nhằm đáp ứng nhu cầu chăm sóc NCT như dịch vụ điều dưỡng, chăm sóc NCT
theo yêu cầu của Bệnh viện điều dưỡng-phục hồi chức năng, điều trị bệnh nghề nghiệp
TP. HCM và Bệnh viện khách sạn Hồng Ngọc ở Hà N ô i . . Dù với hình thức chăm sóc


8


nào của Nhà nước và xã hội thì NCT luôn được chăm sóc tận tình khi đến cơ sở khám
chữa bệnh. Ở môi trường đó NCT được phục vụ ăn uống, dinh dưỡng hợp lý, tập luyện
đều đặn để đạt được mục đích cuối cùng là người cao tuổi được sống khoẻ, sống vui vẻ
và sống có ích. Thế nhưng mức giá khám chữa bệnh và các dịch vụ tại bệnh viện này
còn khá cao so với hầu bao của người cao tuổi, nên rất khó để tiếp cận.
Nhìn chung, ở nước ta các bệnh viện đa khoa vẫn chưa thể đáp ứng được nhu cầu
CSSK của NCT, đặc biệt vẫn còn thiếu các bệnh viện chuyên khoa dành cho NCT. Các
mô hình CSSK tại các bệnh viện hiện nay chỉ tập trung vào khám và điều trị bệnh cho
NCT, một số khác có mở thêm dịch vụ tư vấn về sức khỏe, bệnh tật, sự quan tâm, chăm
sóc, hỗ trợ NCT về mặt tinh thần còn rất hạn chế. Mặt khác, các bệnh viện đều không
có đủ đội ngũ nhân viên y tế, nên chưa thể đáp ứng hết được nhu cầu CSSK của NCT.
2.4.4. Mô hình tư vấn, chăm sóc sức khỏe dựa vào cộng đồng
Mô hình chăm sóc sức khỏe NCT dựa vào cộng đồng bao gồm khá nhiều hoạt
động phong phú, nổi bật là hai hoạt động Nhà dưỡng lão do cộng đồng hoặc tổ chức xã
hội thành lập và hoạt động của các nhóm, câu lạc bộ.
Nhà dưỡng lão mang tính “Cộng đồng” có nhiều điểm chung so với các trung
tâm, nhà dưỡng lão do các ban ngành, đoàn thể, hội Trung ương quản lý, các nhà
dưỡng lão tại cơ sở được thành lập dựa trên nguyên tắc qui mô nhỏ, huy động tinh thần
tham gia tình nguyện trong công tác chăm sóc, giúp đỡ người cao tuổi. Mái ấm tình
thương ở Đà Nẵng và Nhà dưỡng lão Bình An ở thành phố Hồ Chí Minh và rất nhiều
ngôi chùa ở Huế là những ví dụ điển hình cho các hoạt động này.
Hoạt động của các nhóm, câu lạc bộ bao gồm các hoạt động: sinh hoạt thông tin
thời sự; sinh hoạt văn hóa văn nghệ; hoạt động thể dục thể thao - chăm sóc sức khỏe...
Với quan điểm của Đảng và Nhà nước chăm sóc sức khoẻ là nhiệm vụ của toàn xã hội,
nên đây là mô hình mang tính chất rộng và thiết thực, phù hợp với tất cả các đối tượng
từ thành thị đến nông thôn, miền xuôi và miền ngược đều có thể áp dụng được.
Các hoạt động của mô hình rất đa dạng đó là: tuyên truyền trên các thông tin đại


9


chúng, tổ chức các cuộc hội thảo về gương NCT trong tuyên truyền, vận động thực
hiên chính sách DS-KHHGĐ; phát triển kinh tế, xây dựng gia đình hạnh phúc, tập huấn
cho cán bộ y tế các cấp về chăm sóc sức khỏe, phục hồi chức năng cho NCT, thành lập
các câu lạc bộ ‘‘Người cao tuổi giúp người cao tuổi”....
Có thể nói, mô hình CSSK NCT ở cộng đồng đã đáp ứng được nhu cầu của NCT
nói chung và NCT ở khu vực nông thôn nói riêng về thông tin, kỹ năng rèn luyện, giữ
gìn sức khỏe theo hướng dự phòng tại cộng đồng, rẻ tiền, phù hợp với điều kiện và
trình độ của NCT ở khu vực nông thôn; đáp ứng được phương châm xã hội hóa trong
công tác CSSK NCT (huy động NCT, gia đình họ hàng, chính quyền, chuyên môn và
các ban, ngành đoàn thể cùng tham gia).
Tại Hải Phòng mô hình này thực hiện và đưa lại rất nhiều thành công, và lợi ích
cho cộng đồng góp phần ổn định đời sống, an sinh xã hội, và góp phần giúp phát triển
kinh tế của thành phố.

III. KẾT QUẢ THỰC HIỆN ĐỀ ÁN “TƯ VẤN VÀ CHĂM SÓC NGƯỜI CAO
TUỔI DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG TẠI HẢI PHÒNG, NĂM 2015”
Bảng 3.1: Các hoạt động đã triển khai để thực hiện đề án năm 2015
Các hoạt động
Các chỉ tiêu
Tuyên truyền trên các phương tiện Số tin/ bài phát sóng trên truyền hình
Số tin/bài phát sóng trên đài phát thanh
10


Số tin/bài đăng trên báo tỉnh
thông tin đại chúng

In ấn nhân bản tờ rơi với nội dung:
Biên tập nhân bản các ấn phẩm
chăm sóc sức khỏe người cao tuổi trách
truyền thông
nhiệm của gia đình và toàn xã hội
Thành lập và duy trì hoạt động CLB Số câu lac bộ được thành lập
Số thành viên tham gia
“NCT giúp NCT”
Tổng số buổi sinh hoạt
Số cuộc
Các hoạt động kiểm tra, giám sát
Số địa bàn được kiểm tra, giám sát
Hoạt động tuyên truyền về các chủ
trương chính sách của Đảng và Nhà Số cuộc tuyên truyền
nước về NCT, vai trò của NCT trong
vận động con cháu thực hiện chính

Số người nghe tuyên truyền

sách DSKHHGĐ
Nhận xét: Qua bảng trên ta thấy, chi cục Dân số- KHHGĐ thành phố Hải Phòng
đã thực hiện đề án với rất nhiều hoạt động, và đã đưa ra các chỉ tiêu cụ thể rõ ràng đề
đạt được những mục tiêu mà Sở y tế và Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng đã đề
ra: phát huy vai trò của NCT trong tuyên truyền vận động thực hiện chính sách của
Đảng và nhà nước về DS-KHHGĐ, cải thiện chất lượng tư vấn, chăm sóc sức khỏe thể
chất và tinh thần cho NCT, phát hiện sử lý sớm các bệnh thường gặp ở NCT, hỗ trợ
chăm sóc sức khỏe cho NCT thông qua mạng lưới tình nguyện viên tại cộng đồng.
Bảng 3.2. so sánh kết quả các hoạt động đã triển khai giữa các năm
Nội dung hoạt động
Địa bàn triển khai


Năm 2011

Năm 2015

4

6

12

16

Số huyện
Số xã

11


Tuyên truyền trên các phương
tiện thông tin đại chúng
Các tin/ bài phát sóng trên TTĐC

36

35

17000

5300


Số CLB thành lập

36

48

Tổng số buổi sinh hoat

430

420

45

14

Biên tập ấn bản các ấn phẩm
truyền thông
Thành lập và duy trì hoạt động
CLB

Số cuộc tuyên truyền các chủ
trương chính sách của Đảng, Nhà
nước về NCT, vai trò của NCT
trong vận động con cháu thực
hiện chính sách DS-KHHGĐ
Nhận xét: Các hoạt động diễn ra giữa năm 2011 và 2015 có sự khác nhau, nhìn
chung các hoạt động diễn ra trong năm 2011 nhiều hơn so với năm 2015, cũng có thể
do năm 2011 là năm đầu thực hiện đề án, nên được các cấp quan tâm, chỉ đạo và cung

cấp kinh phí vì thế các hoạt động diễn ra nhiều hơn, còn trong năm 2015 là năm cuối
của đề án nên các cấp, các ban ngành, các đơn vị thực hiện đã làm quen với hoạt động
của đề án, và nhờ các hoạt động diễn ra trong những năm trước đó, đã nâng cao kiến
thức của người dân của mô hình, người dân đã tự giác tham gia các hoạt động, và các
hoạt động truyền thông đã có chất lượng hơn trước. Vì vậy các hoạt động của năm
2015 tuy ít nhưng vẫn đạt được hiệu quả đề ra.

12


IV.

KẾT LUẬN

Mô hình triển khai đã mang lại rất nhiều hiệu quả thiết thực:
-

Đã hình thành được mạng lưới chăm sóc người cao tuổi tại cộng đồng có

-

kiến thức và kỹ năng cơ bản đáp ứng yêu cầu.
Sức khỏe thể chất và tinh thần của người cao tuổi được cải thiện thông qua
các hoạt động dựu phòng, tự chăm sóc và chăm sóc của gia đình, cộng đồng,

-

và toàn hệ thống chăm sóc người cao tuổi.
Tăng khả năng tiếp cận dịch vụ tư vấn và chăm sóc cho người cao tuổi.
Góp phần giảm chi phí xã hội cho việc điều trị các bệnh tật phát sinh ở người


-

cao tuổi.
Góp phần đẩy mạnh xã hội hóa công tác chăm sóc người cao tuổi. Năng lực
quản lý của hệ thống công tác dân số- kế hoạch hóa gia đình được nâng cao.

Tuy nhiên đề án vẫn chưa hoàn thành đầy đủ các mục tiêu đã đề ra mới chỉ tập
trung vào công tác tuyên truyền, chưa tập trung vào công tác khám, tư vấn sức khỏe
định kỳ cho người cao tuổi, chưa có hoạt động theo dõi sức khỏe cho người lao động,
và chưa có hoạt động hỗ trợ một số thiết bị chăm sóc sức khỏe, phục hồi chức năng
chuyên cho người cao tuổi.
V.

KHUYẾN NGHỊ

Qua triển khai mô hình tư vấn, chăm sóc người cao tuổi dựa vào cộng đồng được
triển khai tại một số huyện trong thành phố Hải Phòng, chúng tôi đề xuất một số kiến
nghị sau:

1.

Tiếp tục hoàn thiện và mở rộng mô hình quản lý, tư vấn, chăm sóc sức

khỏe người cao tuổi dựa vào cộng đồng tại các xã, huyện khác trên toàn thành phố Hải
Phòng. Trong đó chú trọng đến các hoạt động nâng cao năng lực quản lý, kiến thức, kỹ
năng trong chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi của trạm y tế xã. Tăng cường tập
huấn kiến thức và kỹ năng chăm sóc người cao tuổi cho cộng đồng và những người
13



thân trong gia đình. Tuyên truyền nâng cao nhận thức của các nhà lãnh đạo cộng đồng
đối với công tác chăm sóc sức khỏe người cao tuổi; động viên, khuyến khích gia đình,
cộng đồng trong việc chăm sóc và phát huy vai trò người cao tuổi; tăng cường nguồn
lực trong công tác chăm sóc sức khỏe người cao tuổi.

2.

Tăng cường các hoạt động văn hóa, thể dục thể thao, vui chơi giải trí phù

hợp với người cao tuổi; hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi cho việc hình thành các câu
lạc bộ văn hóa, thể thao của người cao tuổi ở địa phương.

14



×